TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, December 2, 2009

Nhà máy 2.000 tỉ đồng sắp thành phế vật


SGTT - Ngày 5.8.2009, sau hơn ba năm xây dựng ì ạch, nhà máy bột giấy Phương Nam (huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An) trị giá 2.000 tỉ đồng được bàn giao cho tổng công ty Giấy Việt Nam. Tại buổi lễ, tổng công ty Giấy Việt Nam hứa một tháng sau ngày bàn giao sẽ tiếp tục khởi động dự án này. Nhưng hiện nay toàn bộ nhà máy đang trong cảnh hoang tàn.
Vật tư thiết bị của nhà máy Phương Nam sau hơn ba năm phơi mưa phơi nắng
Trung tuần tháng 11.2009, sau gần bốn tháng nhà máy bột giấy Phương Nam chuyển đổi chủ sở hữu, nhà máy bột giấy toạ lạc trên diện tích hàng chục hecta đất sát bờ sông Vàm Cỏ Tây vẫn trong cảnh hoang vắng. Những đống thiết bị, vật tư bị phơi mưa, phơi nắng lâu ngày nên hầu như toàn bộ bao bì bảo vệ đã rách nát, te tua. Ở nhiều hạng mục công trình, những cốt thép không chịu đựng nổi mưa gió sau nhiều năm bị bỏ hoang, nay đã xiêu vẹo.
Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam là dự án công nghiệp lớn nhất từ trước đến nay ở Long An, vốn đầu tư lên đến 2.000 tỉ đồng, liên quan đến hơn 20.000 hecta đất quy hoạch trồng cây đay nguyên liệu, hơn 30.000 lao động và nổi tiếng với tiến độ xây dựng cực chậm. Từ tháng 10.2003, UBND tỉnh Long An đã phê duyệt dự án nhà máy bột giấy Phương Nam do công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi, thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 – bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư. Dù dự án mới phê duyệt, chưa triển khai nhưng ngày 25.1.2005 Tracodi đã ký hợp đồng cung cấp toàn bộ thiết bị và dịch vụ kỹ thuật với công ty Androtz của Cộng hoà Áo. Do có trục trặc trong thủ tục đầu tư của Tracodi (trái ngành nghề) nên ngày 1.6.2005 UBND tỉnh Long An đã tổ chức buổi lễ hoành tráng tiếp nhận Tracodi từ tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 về trực thuộc tỉnh, để dễ dàng xin phê duyệt dự án. Tháng 3.2006 nhà máy bột giấy Phương Nam được khởi công xây dựng tưng bừng tại ấp Bà Luông, xã Thuận Nghĩa Hoà, thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Nhà máy được quảng cáo có công nghệ tiên tiến nhất nước, mỗi năm tiêu thụ 600.000 tấn nguyên liệu để cho ra 100.000 tấn bột làm giấy trắng tương đương tiêu chuẩn EU. Nhà máy được coi là bước khởi đầu quá trình công nghiệp hoá vùng Đồng Tháp Mười, đưa 20.000 hecta đất trồng lúa sang trồng đay, hiệu quả cao; 30.000 lao động gắn bó với nhà máy sẽ có cuộc sống ổn định. Một ban chỉ đạo thực hiện Dự án trồng đay – xây dựng nhà máy bột giấy được thành lập do ông Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh đứng đầu. Theo kế hoạch, nhà máy Phương Nam sẽ hoàn thành xây dựng và bắt đầu sản xuất vào tháng 8.2007...
Mặc dù UBND tỉnh Long An đã nhiều lần gia hạn thời gian hoàn thành xây dựng nhà máy Phương Nam cho Tracodi, nhưng đến giữa năm 2009 công ty này vẫn không thể xây xong nhà xưởng, lắp đặt máy móc để hoạt động. Ngày 3.6.2009, phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng ký quyết định yêu cầu tỉnh Long An bàn giao dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam sang tổng công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Thanh Nguyên, phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, nói: “Thú thật là hiện nay UBND tỉnh Long An cũng không có thông tin gì về các hướng tiếp theo của nhà máy Phương Nam, bởi tổng công ty Giấy Việt Nam không hề có văn bản hoặc điện đàm thông báo cho UBND tỉnh biết kế hoạch về dự án này”.
bài và ảnh Hùng Anh
An Giang: hai trung tâm thương mại không người
Trung tâm thương mại (TTTM) Núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc xây dựng năm 2005 trên diện tích 20 hecta, kinh phí gần 100 tỉ đồng, bao gồm chợ trung tâm 328 quầy sạp, chợ thực phẩm 181 lô sạp, 140 gian hàng liên kế và hàng trăm nền nhà cao tầng. Năm 2006 TTTM Núi Sam được đưa vào sử dụng, nhưng không thể trở thành đầu mối giao thương, du lịch của toàn vùng, bởi không có nhà đầu tư chuyên nghiệp về lĩnh vực siêu thị, TTTM. UBND thị xã Châu Đốc quyết định di dời 300 tiểu thương của chợ Đầu Bờ phía sau miếu Bà Chúa Xứ vào mua bán, nhưng chỉ trong thời gian ngắn tiểu thương phải dọn về nơi cũ vì hàng bán không ai mua.
Cách đó không xa, TTTM Nam Châu Đốc xây dựng xong từ năm 2006 cũng rơi vào cảnh bỏ hoang. Trên diện tích hơn 225.000m2 ở ấp Mỹ Chánh, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, TTTM có 916 nền nhà và 316 quầy sạp, kiốt, chợ bách hoá, chợ thực phẩm tươi sống, bến xe, công viên, sân thể thao… do công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang là chủ đầu tư. Một cán bộ ban Quản lý dự án TTTM cho biết, theo kế hoạch thì cuối năm 2007 TTTM này hoạt động, nhưng do không có người đăng ký mua lô nền, thuê quầy sạp kinh doanh, nên chịu cảnh cửa đóng, then cài.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty