TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, December 3, 2009

Xã “giữ lại” hơn 11 tỷ tiền bồi thường của dân?

Cập nhật lúc 17:23, Thứ Tư, 02/12/2009 (GMT+7)

 - Nhiều người dân ở xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), đã bị UBND xã này "giữ lại" một nửa số tiền mà họ được nhận từ tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án Xây dựng Khu liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa.

 

Muốn nhận được tiền phải để lại 50% cho xã!

 

Khi dự án Formosa được triển khai ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nhiều người dân ở xã Kỳ Long phải bàn giao lại đất nông nghiệp cho phía dự án. Đổi lại, họ được UBND tỉnh bồi thường, hỗ trợ kinh phí theo luật định để kiếm nghề mới sinh sống.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Trong giấy thông báo nhận tiền bồi thường và hỗ trợ của ông Đức ghi là 93 triệu đồng nhưng khi đến thì ông chỉ được nhận 46,5 triệu đồng (ảnh trái). Bất cứ người dân nào khi đến nhận tiền bồi thường đất nông nghiệp đều bị xã Kỳ Long thu lại một nửa, khoản này gọi là tiền đóng góp tự nguyện trong nguồn đất khai hoang, phục hóa vùng quy hoạch và tiền thu phí cải tạo đất khai hoang, phục hóa của UBND xã quản lý (ảnh phải). Ảnh: Hà Vy

 

Để dự án được triển khai đúng tiến độ, người dân ở xã Kỳ Long đã khẩn trương bàn giao số đất nông nghiệp mà mình đã gắn bó từ bao đời cho Ban Giải phóng mặt bằng.

 

Sau khi bàn giao lại đất nông nghiệp cho dự án, người dân xã Kỳ Long đã nhận được số tiền bồi thường, hỗ trợ là 22,7 tỉ đồng.

 

Khi giấy nhận tiền gửi về, người dân phấn khởi đến UBND xã để nhận tiền với bao dự định mới.

Tuy nhiên, khi đến nơi, họ mới té ngửa ra khi thấy cán bộ xã tuyên bố: "Muốn nhận được tiền thì phải trích lại 50% cho xã".

'Anh

Anh Trần Đình Phố: "Nếu tôi không nhận thì họ cứ để vậy, trong khi đó toàn bộ đất nông nghiệp của gia đình đã bàn giao cho dự án nên tôi không biết lấy gì để nuôi con ăn học" Ảnh: Cường Lam.

Khi người dân hỏi: Đây là khoản tiền gì thì được cán bộ xã trả lời: "Khoản này gọi là tiền đóng góp tự nguyện trong nguồn đất khai hoang, phục hóa vùng quy hoạch và tiền thu phí cải tạo đất khai hoang, phục hóa của UBND xã quản lý".

 

Ông Nguyễn Sỹ Đức (ở xóm Minh Liên) cho biết: "Trong giấy báo nhận tiền mà xã gửi về thì gia đình tôi được 93 triệu đồng tiền bồi thường sau khi đã giao đất đầy đủ, nhưng khi tôi đến thì chỉ được phát 46,5 triệu. Thế nhưng, đến phần ký nhận thì họ lại bắt phải ký vào cả hai chỗ. Tờ giấy ký thu 46,5 triệu thì xã giữ lại còn tờ giấy ký nhận 93 triệu thì được trả lại cho chúng tôi đưa về".

 

Thấy việc xã thu khoản tiền này là không đúng nên nhiều người đã phản đối. Tuy nhiên, mọi ý kiến của người dân đưa ra đều không được phía UBND xã Kỳ Long chấp nhận.

 

Anh Trần Đình Phố (xóm Liên Giang) bức xúc kể: "Mặc dù UBND xã có giấy nhận tiền gửi tôi từ tháng 11/2008, nhưng thấy xã bắt trích lại 50% nên tôi không nhận".

 

Sau một năm chịu túng thiếu vì không nhận tiền để phản đối lại cách làm của xã nhưng cuối cùng thì đến 26/11/2009, anh Phố cũng đành miễn cưỡng ký vào giấy nhận tiền khi đã trích lại 40 triệu đồng cho xã.

 

"Nếu không nhận thì họ cứ để im như vậy trong khi đó đất sản xuất của gia đình đã bị thu hết nên tôi không có cách nào để nuôi con ăn học và duy trì cuộc sống", anh Phố ngao ngán.

 

"Biết sai nhưng chúng tôi vẫn làm" (?!)

 

Ông Lê Quang Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Long giải thích: "Sở dĩ UBND xã có trích lại một số tiền của các hộ khi phát tiền bồi thường đất nông nghiệp là có nguyên nhân của nó. Số là, những diện tích đất nông nghiệp của các hộ được nhận bồi thường nguyên gốc là đất hoang hóa, nên nếu tiến hành đền bù theo quy định thì họ chỉ nhận được 30% giá trị".

 

"Thấy như vậy là không công bằng nên chúng tôi đã quyết định chuyển toàn bộ số đất này sang thành đất tranh chấp để họ nhận được 100% giá trị đền bù. Nhưng bù lại các hộ này khi nhận tiền phải trích lại một phần cho xã để chúng tôi chia cho các hộ không có ruộng" - ông Hà nói tiếp.

 

Mô tả ảnh.

Trên thực tế thì diện tích đất được nhận bồi thường của người dân xã Kỳ Long là đất hoang hóa nhưng với cách làm mang tính chất "nội bộ" của xã, số đất này đã trở thành đất tranh chấp để hưởng 100% giá đền bù của Nhà nước. Ảnh: Hà Vy

 

Theo ông Hà, đến thời điểm hiện tại, xã đã thu được 11 tỉ đồng từ các hộ này và đã tiến hành chia cho các hộ không có ruộng với số tiền là 6 tỉ đồng. "Hiện ở ngân sách xã vẫn còn 5 tỉ đồng nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục chia và phát cho các hộ còn lại" - ông Hà nói.

 

Ông Trần Đình Hưởng - Phó Chủ tịch HĐND xã Kỳ Long cho biết: "Đây là việc làm có tính chất nội bộ của xã nhằm vận dụng làm sao mang lại lợi ích cho nhân dân. Và để đưa ra quyết định này chúng tôi đã tiến hành họp và được Thường vụ Đảng ủy cũng như Thường trực UBND đồng ý".

 

Còn ông Lê Công Trung - kế toán xã thì cho hay, theo nguyên tắc, việc làm này của UBND xã là sai, nhưng khi tập thể đã thống nhất nên buộc chúng tôi phải làm theo.

 

Được biết, sau khi nhận phản ánh của người dân xã Kỳ Long về vấn đề này, UBND huyện Kỳ Anh đã tiến hành thành lập đoàn thanh tra làm rõ các nội dung mà người dân phản ánh.

 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Khả - Chánh thanh tra UBND huyện Kỳ Anh cho biết: "Ngày 25/5, chúng tôi đã thành lập đoàn tiến hành kiểm tra và đến ngày 25/8 thì hoàn tất công việc. Báo cáo về kết quả thanh tra đã được gửi lên lãnh đạo UBND huyện ngay sau đó. Qua kiểm tra. đoàn đã phát hiện ra một số sai phạm của UBND xã Kỳ Long nhưng những nội dung này chưa thể cung cấp cho báo chí được, vì báo cáo này vẫn chưa được thông qua".

 

Trước việc làm này của UBND huyện Kỳ Anh, nhiều người dân ở xã Kỳ Long đang rất băn khoăn, lo lắng và tỏ ra nghi ngờ. Vì họ cho rằng, việc thanh tra đã được hoàn tất cách đây hơn 3 tháng nhưng kết quả thanh tra vẫn chưa được thông báo?

 

Hà Vy - Cường Lam

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty