TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, August 26, 2009

Bài học công nghệ cao

TP - Ngay khi Sở NN&PTNT Hà Nội triển khai khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên tại huyện Từ Liêm, đã có nhiều ý kiến của các nhà khoa học nông nghiệp dự báo về kết cục thảm bại của nó. Với mức đầu tư quá lớn, nhất là dây chuyền thiết bị nhập khẩu đắt đỏ, thì khả năng thu hồi vốn là rất khó.

Ai cũng biết, Israel là nước đi đầu thế giới về nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tưới tiết kiệm nước. Tuy nhiên, bất cứ công nghệ nào cũng phải có quá trình thích nghi. Không thể bê nguyên xi một khu nhà kính hàng nghìn mét vuông từ một nước Trung Đông sa mạc nóng bức về đặt tại Hà Nội, và cho rằng đó là nông nghiệp công nghệ cao.

PGS. TS Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH, CN & MT của Quốc hội, bày tỏ, tại sao cứ phải nhà kính nhập ngoại toàn bộ mới là nông nghiệp công nghệ cao. Đồng ý là những thiết bị như máy cảm biến, hệ thống tưới tự động… chúng ta phải nhập. Nhưng với những thiết bị như khung sắt, lưới thì chúng ta thiếu gì, hệ thống dây cáp điện thì Việt Nam đang xuất khẩu đi nhiều nước.

“Tôi đảm bảo nếu rà lại toàn bộ dự án này, số lượng thiết bị có thể nội địa hóa chắc chắn không dưới 30 phần trăm”- Ông Vang nói.

Bài học của Trung Quốc cho thấy, công nghệ cao không phải cứ là công nghệ nhập. Theo ông Vang, từ một khu nhà kính 5.000m2 nhập khẩu ban đầu, trong ba năm một tỉnh của Trung Quốc đã nội địa hóa công nghệ và nhân rộng ra được 200 ha với sự tham gia trực tiếp của nông dân.

Còn ở ta, dự án nông nghiệp công nghệ cao đang đầu tư theo kiểu mô hình trình diễn. Hết dự án, tiêu hết tiền ngân sách thì mô hình công nghệ cao cũng chết.

HADICO là doanh nghiệp nhà nước do UBND TP Hà Nội quản lý. Dù doanh nghiệp này tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, suy cho cùng, tiền họ bỏ ra mua công nghệ cũng có nguồn gốc từ ngân sách. Dự án này kết thúc và đã được quyết toán đầy đủ. Cái còn lại duy nhất là bài học quá đắt từ một mô hình.

Tổng Giám đốc HADICO Phan Minh Nguyệt cũng thừa nhận, sản phẩm của nông nghiệp công nghệ cao chưa có thương hiệu, chi phí đầu tư lớn, lại làm trên diện tích quá nhỏ thì đừng tính đến hiệu quả kinh tế!

Ông Nguyệt cho rằng, tại các nước, nông nghiệp phải là nhà nước đầu tư theo ba giai đoạn: Nhà nước đầu tư, nhà nước quản lý; tiếp đến là nhà nước đầu tư, doanh nghiệp quản lý; cuối cùng mới là doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp quản lý.

Đây là quá trình tuần tự để rút kinh nghiệm. Còn ở ta, bước ngay vào khâu nhà nước đầu tư, doanh nghiệp quản lý thì thất bại là khó tránh. “Cái được ở đây là chúng ta biết đích thực nông nghiệp công nghệ cao là gì. 500 - 700 đoàn tham quan từ các vùng miền đã được về Hà Nội để mắt thấy, tai nghe, tay sờ về nông nghiệp công nghệ cao chứ không phải tốn tiền ra nước ngoài học tập kinh nghiệm. Hiệu quả xã hội của dự án lớn lắm chứ”- Ông Nguyệt nói.

Như vậy là, ngay chủ đầu tư cũng dự báo, dự án này khó thành công về mặt hiệu quả kinh tế. Song, nó vẫn được phê duyệt, quyết định đầu tư.

Nếu bài học từ thất bại này không được nhận rõ, để tìm cách thích nghi công nghệ mà tiếp tục chạy theo công nghệ nước ngoài thì sự lãng phí lớn tiền của nhà nước sẽ tiếp tục xảy ra, mà chẳng ai chịu trách nhiệm.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty