TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, August 26, 2009

Người xin thôi làm liệt sỹ

TP - Không hy sinh nhưng được ghi danh ở nghĩa trang liệt sĩ. Hơn một năm nay, người lính đặc công năm xưa xin được thôi làm liệt sỹ nhưng cũng chẳng dễ dàng.
Ông Đoàn Trình Toại đang sống tại một trang trại sinh thái - du lịch của ông ở Hải Phòng - Ảnh: N.AMộ người sống
Một ngày đầu năm 2008, ông Đoàn Trình Toại, giám đốc một Cty về xuất nhập khẩu thương mại và du lịch, hiện cư trú tại An Đồng, An Hải, TP Hải Phòng, nhận được điện thoại của đồng đội cũ - ông Nguyễn Quang Nghì: “Toại ơi, chúng tao đang thắp hương cho mày đây”. Ông Toại sửng sốt: “Sao mày đùa ác thế”. Hóa ra ông Nghì không đùa, mà đó là sự thật.
Khi đó, ông Nghì cùng ông Hoàng Quang Khang và ông Hoàng Tuấn Anh...trong hành trình tìm về đơn vị cũ để thắp nén hương cho đồng đội và tìm mộ liệt sĩ. Cả ba vào thăm nghĩa trang liệt sĩ xã Hoài Tân - Hoài Nhơn - Bình Định, nơi nhiều đồng đội của họ đang yên nghỉ.
Trớ trêu thay, trong khi nhiều đồng đội hy sinh còn chưa tìm được hài cốt, Đoàn Trình Toại đang sống sờ sờ, đang làm chủ một doanh nghiệp hẳn hoi thì lại có mộ ở nghĩa trang này.
Bia mộ liệt sĩ Đàm (Đoàn) Trình Toại tại nghĩa trang xã Hóa Tân, Hoài Nhơn, Bình Định - Ảnh: Việt HươngCó người trùng tên ông Toại? Vả lại bia mộ ghi tên Đàm Trình Toại, còn người đang sống là Đoàn Trình Toại. Ông Khang, ông Nghì kiểm tra phiên hiệu đơn vị ghi trên bia mộ thấy đúng tên đơn vị và cả quê quán của Đoàn Trình Toại (Đại Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang).
Để chắc chắn, họ lục lại hồ sơ của hơn 600 người thuộc đơn vị cũ thì không có người thứ hai tên Toại. Như vậy, chắc chắn Toại trên bia mộ là Toại đang sống rồi. Người sống được ghi danh liệt sĩ.
Ông Đoàn Trình Toại sinh năm 1950, quê gốc Thái Bình. Năm 1965, thực hiện chủ trương di dân đến vùng kinh tế mới, gia đình ông chọn mảnh đất Đại Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang mưu sinh.
Tháng 9/1968, ông Toại nhập ngũ vào Trung đoàn 406 Đặc công, Quân khu 5. Ngày 19/9/1969, đơn vị ông được lệnh đi B, địa điểm đóng quân là xã Hoài Tân, Hoài Nhơn, Bình Định.
Ông Toại kể, thời điểm đó, mỗi lính đặc công ra trận đều có số lính (viết trên giấy, sau đó bọc nylon) được đeo ở cổ tay, phòng khi hy sinh còn biết tên tuổi, đơn vị.
Đêm, rạng sáng 15/4/1972, đơn vị nhận được lệnh đánh Trung đoàn 40 của địch đóng trên đồi sỏi của quận Bồng Sơn. Phương án tác chiến đặc công đi trước, phía sau là bộ binh. Nhưng khi đặc công vào vị trí chiến đấu, đi tới đâu cũng thấy cỏ cây cháy trụi. Đặc công dù đã hóa trang bằng tro, than đầy người nhưng vẫn bị phát hiện.
Hóa ra, trước đó, đề phòng bị tấn công, địch cho phun xăng, đốt toàn bộ cỏ, cây xung quanh. “Đêm đó địch bắn pháo sáng liên tục, nên không có mũi tiến công nào lên được. Chúng tôi cố trườn lên thì bị pháo, đạn rốc két bắn liên tục... Sau đó, tôi trúng đạn, bất tỉnh khi trên người chỉ mặc mỗi chiếc quần xịp”, ông Toại kể.
Sau khi bị địch bắt, ông Toại bị chúng tra tấn. Không khai thác được gì, chúng chuyển ông vào nhà tù ở Cần Thơ. Một tháng sau, địch chuyển giam ông ở nhà tù Phú Quốc.
Cho đến ngày 14/3/1973, sau khi ký Hiệp định Paris, ông Toại được trao trả tù binh tại cầu Thạch Hãn (Quảng Trị). Khi đó, Đoàn Trình Toại mới 23 tuổi, được chuyển về Đoàn 11, quân khu Tả Ngạn đóng quân tại Quảng Yên (Quảng Ninh). Đơn vị chuyên làm kinh tế cho đến năm 1975, ông Toại xin chuyển ngành về Xí nghiệp gạch ngói Hà Khẩu (tiền thân của Viglacera ngày nay).
Sau đó ông lập gia đình, sinh sống tại Hải Phòng. Năm 1988, ông xin nghỉ mất sức, khai hoang làm trang trại, làm chủ doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu thương mại và du lịch.
Lý giải cho việc nhầm lẫn tên ông trên bia mộ liệt sĩ, ông Toại đưa ra giả thiết: “Trận đó, phía ta hy sinh khá nhiều. Có thể nhiều ngày sau ta mới có điều kiện gom thi thể của những người hy sinh. Và khi đó, người ta nhặt được cả mã số lính mà tôi bỏ lại. Từ đó, họ báo về quân khu là tôi hy sinh”.
Đơn xin thôi làm liệt sĩ
Cách đây một năm, dịp 27/7/2008, ông Toại mới gác được công việc vào nghĩa trang xã Hoài Tân, vừa là để thắp nén hương cho đồng đội, vừa xem thực hư về ngôi mộ ghi tên ông thế nào. Ngôi mộ và bia ghi tên ông vẫn còn đó. Trên mộ, còn những chân hương mới mà ai đó vừa thắp.
Tháng 7/2009, khi phóng viên đến nghĩa trang liệt sĩ xã Hoài Tân (Hoài Nhơn, Bình Định), ngôi mộ liệt sĩ mang tên ông Toại vẫn còn đó.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Văn Thi, Giám đốc Sở LĐTB&XH Bình Định, cho biết: “Tôi chưa nhận được đơn nào của ông Đoàn Trình Toại. Những trường hợp như trùng tên, hoặc khác một chút về tên tuổi liệt sĩ là rất nhiều. Nếu có trường hợp như ông Đoàn Trình Toại phản ánh thật thì cá nhân ông phải xác nhận tại địa phương và nơi hy sinh thì Sở mới có cơ sở để xem xét, giải quyết”.
Việt HươngThắp nén nhang, ông Toại khấn: “Tôi là Đoàn Trình Toại, người được ghi tên trên nấm mộ này. Tôi thắp nén nhang, khấn đồng đội sống khôn chết thiêng, hãy mách bảo để người thân tìm đến, để tôi xin được trả lại tên anh mà bao năm bị nhầm lẫn”.
Khấn đồng đội xong, ông tất tả cầm lá đơn “Xin thôi làm liệt sĩ” gõ cửa Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh Bình Định, rồi qua Sở LĐTB&XH Bình Định trình bày, mong được xóa tên trên bia mộ.
“Cán bộ Sở nhận đơn, hứa sẽ kiểm tra, trả lời tôi. Hơn năm nay, tên tôi vẫn còn nguyên trên bia mộ. Cũng chẳng thấy hồi âm của Sở LĐTB&XH Bình Định”, ông Toại cho biết.
Trước đó, từ đầu năm 2008, khi phát hiện sự nhầm lẫn này, chính ông Khang, ông Nghì và ông Huỳnh đến Phòng LĐTB&XH huyện Hoài Nhơn báo cáo sự việc nhưng sau đó cũng chẳng thay đổi được gì.
Tức cảnh sinh tình, ông Hoàng Quang Khang (ông Khang hiện ở Nha Trang- Khánh Hòa) làm bài thơ Viếng bạn, tặng Đoàn Trình Toại:
Ngậm ngùi trước mộ bạn tôi/ Vui buồn trộn với đắng cay sự đời/ Hỡi người “Liệt sĩ bia” ơi/ Vẫn đang khỏe mạnh sao ngồi ở đây/ Còn ai ngủ dưới mồ sâu? / Mang tên người sống, nỗi đau nào bằng/ Quê hương đồng chí xa, gần?/ Họ tên...cha mẹ hiện giờ ở đâu/ Thắp hương tôi chắp tay cầu/ Linh thiêng chỉ rõ nơi đâu để tìm/ Đưa đồng đội về quê hương/ Cho người thân vợi nỗi buồn bấy lâu/ Tôi về viếng mộ bạn tôi/ Nửa vui thì khóc, nửa cười thì đau.
Mỗi lần ngâm ngợi lại bài thơ bạn tặng, mắt ông Toại lại ngấn nước. Ông bảo: “Trong chiến tranh không tránh khỏi sự nhầm lẫn nhưng, khi đã biết, lẽ ra phải sửa ngay. Tôi chỉ buồn sao cán bộ bây giờ vô cảm với người đã hi sinh xương máu cho đất nước đến vậy.
Việc xóa tên tôi không quan trọng, mà quan trọng hơn là khi nào tên tôi còn được gắn trên bia mộ, khi đó người nằm dưới mộ còn phải mang danh người khác”.
Bá Kiên

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty