TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Tuesday, August 25, 2009

Không ánh đèn dưới chân nhà máy điện

Lao Động số 190 Ngày 25/08/2009 Cập nhật: 8:11 AM, 25/08/2009
Khu tái định cư thủy điện A Vương chênh vênh bên miệng vực.
(LĐ) - Hàng trăm hộ dân đã hy sinh quyền lợi cá nhân vì dự án, giờ lại bị sống "mù", không ánh điện bên chân Nhà máy thuỷ điện A Vương, Quảng Nam vừa phát điện. 100% số hộ dân đang trong tình trạng phải cứu đói thường xuyên ở đây, giờ càng hẩm hiu...
Đã gần 3 tháng nay, cả cơ quan, công sở từ UBND xã đến trường học, trạm xá... và hàng trăm hộ dân ở xã Dang, huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam đã rơi vào cảnh leo lắt đèn dầu khi bị cắt điện vô thời hạn. Lời hứa... gió bay Chủ tịch UBND huyện Tây Giang - ông Briu Liếc, phải đích thân kêu cứu nhà báo khi Chi nhánh (CN) điện lực Quảng Nam tại Đông Giang đột ngột cắt toàn bộ điện tại một số thôn, xã của huyện này. Theo ông Liếc, ngành điện không chỉ ngừng cấp điện cho hàng trăm hộ dân, mà còn cắt luôn điện cơ quan nhà nước, trạm y tế, trường học, làm tê liệt hoạt động của địa phương". Ngày 24.8, khi chúng tôi có mặt tại xã Dang, cũng là lúc Trường Phổ thông cơ sở xã Dang bắt đầu những giờ học đầu tiên của năm học mới 2009-2010, nhưng cả thầy lẫn trò đều "mò" trong những phòng học không điện, tù mù nơi hóc núi. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Lê cho biết: "Chúng tôi đều từ miền xuôi lên, khó khăn nhiều, nhưng nay thêm cảnh không điện vô thời hạn, nên cả trường đón năm học mới trong nỗi chán chường. Giàn máy vi tính mới trang bị phải "đắp mền", nhưng ngại nhất là lớp học không đủ ánh sáng, hơn 200 học sinh nội trú không điện sinh hoạt, đốt củi học bài, giáo viên thắp đèn...".Cả trạm xá xã phải thắp đèn cấp cứu, điều trị cho người dân. UBND xã Dang cũng chung tình trạng bị cắt điện tức tưởi đó. Phó Bí thư Đảng uỷ xã - ông Vũ Như Trạng bức xúc: "Mọi công văn, giấy tờ chúng tôi đều phải viết tay hoặc vượt 40km đường rừng về huyện để nhờ đánh máy, photocopy. Đặc biệt, mùa mưa lũ đến, lũ quét đầu nguồn đã xuất hiện, mạng lưới thông tin truyền thanh đến dân bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của chính quyền, an toàn của người dân.
Trường học, khu nội trú tù mù vì không điện.Theo Chủ tịch UBND xã Dang - ông Bríu Le, cả 2 thôn Alua và Kla đều là dân tái định cư từ lòng hồ thuỷ điện A Vương, năm 2004 di dời về đây, năm 2005 có điện. Lúc ấy, cán bộ thủ quỹ của BQL Dự án thuỷ điện A Vương - ông Trần Văn Ca, trong lúc trả tiền đền bù, đã hứa với dân là Nhà nước sẽ cho sử dụng điện miễn phí 3 năm kể từ ngày Nhà máy phát điện. Tuy nhiên, ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự án Thuỷ điện 3 cho biết, trong suốt quá trình thi công dự án không hề có chủ trương với dân như vậy mà chỉ thực hiện bán điện theo giá điện nông thôn của nhà nước quy định. Anh Ca chỉ là cán bộ phòng đền bù, việc anh Ca có hứa hay không là việc cá nhân của anh ta - chứ không phải là chủ trương của Ban quản lý dự án. Cũng thời gian từ 2004 đến 2007, ngành điện cũng không hề ký kết hợp đồng bán điện, không thu tiền điện hằng tháng, nên cả chính quyền và nhân dân đều tin lời hứa trên. Nhưng đến đầu năm 2009, CN điện Đông Giang lại đột ngột mang hoá đơn đến với số nợ ngất ngưởng từ vài triệu đến vài chục triệu đồng mỗi đơn vị, hộ sử dụng. Không chỉ nhân dân, mà cơ quan nhà nước chúng tôi đều không đồng ý. Vì vậy, đến ngày 20.6.2009 họ đã cắt điện hoàn toàn".Phải di dời dân... tái định cưNhà máy thuỷ điện A Vương vừa vận hành đầu năm 2009, BQL dự án hết nhiệm vụ khi bàn giao cho đơn vị kinh doanh, thì lời hứa "sẽ miễn phí 3 năm dùng điện cho người dân lòng hồ" cũng... "giải tán". Phó Trưởng CN điện Đông Giang - ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết, từ 24.3.2009, CN điện Đông Giang mới thành lập, tiếp nhận việc cấp và kinh doanh điện 2 huyện Đông Giang và Tây Giang, chúng tôi nhận khoản nợ bàn giao 250 triệu đồng. Trong đó, xã Dang nợ 65 triệu. Theo quy trình, nếu khách hàng nợ quá 3 tháng, chúng tôi cắt điện. Thời hạn bao lâu do người sử dụng quyết định khi họ trả đủ nợ".
100% nhà tài định cư đã xuống cấp nặng.Ông Dũng không hề quan tâm nguyên nhân nợ tiền điện. Tuy vậy, theo Chủ tịch xã Dang Bríu Le, 100% số hộ dân của ông hiện thuộc điện đói nghèo, nhận trợ cấp thường xuyên. Món nợ tiền điện 1-3 triệu đồng/hộ hiện nay sẽ không bao giờ họ trả được. Nguy cơ mất điện vĩnh viễn là chắc chắn.Ngoài nỗi khổ "sống mù" vì mất điện, cơ quan nhà nước tê liệt hoạt động, hiện làng tái định cư Alua, Kla đang đối mặt với vấn nạn thiếu đất sản xuất trầm trọng. Ông Bríu Le nói: "Khi di dời, tái định cư, BQL dự án thuỷ điện chỉ tay lên núi để giao đất cho dân. Thực chất, không có đất nào sản xuất được. Nhà tái định cư nay đã xuống cấp, 100% cầu thang hư hỏng, sạt lở hỏng toàn bộ giao thông nội bộ. Đã có 6 nhà dân, 1 nhà nội trú trường học đã bị đổ nhào xuống vực. Không có đất sản xuất, chăn nuôi, trâu bò, heo... tấn công vô trường học, nhà dân, trụ sở UBND. Cuộc sống của dân sau tái định cư xuống cấp hơn nhiều so với trước". Vấn đề này, ông Phan Thanh Việt - Trưởng phòng Công Thương huyện Tây Giang - cho biết, UBND huyện hiện đã có kế hoạch di dời các hộ dân ở làng tái định cư này đến nơi ở mới, nhưng do thiếu ngân sách nên sẽ hỗ trợ một phần và di dời dần trong nhiều năm. Những người đã hy sinh quyền lợi vì dòng điện, vì dự án lớn của Nhà nước, nay rất cần được sự can thiệp ngay của chính quyền tỉnh Quảng Nam.
Thanh Hải

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty