TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Monday, August 24, 2009

"Tiếp sức huyện nghèo" hay Chuẩn Bị Buôn Người

23/08/2009 23:40
Các doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ hơn 1.000 tỉ đồng cho các huyện nghèo Tây Bắc (trong ảnh: Một phụ nữ Mông dắt ngựa ra bán ở chợ Bắc Hà, Lào Cai) - Ảnh: Lưu Quang Phổ
* Các doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ 1.300 tỉ đồng cho các huyện nghèo trong cả nước
* Xúc tiến đưa 10.000 lao động thuộc 62 huyện nghèo đi xuất khẩu lao động

Cuối tuần qua, Ban chỉ đạo Tây Bắc, Bộ LĐ-TB-XH, Đảng ủy khối doanh nghiệp (DN) Trung ương và UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị DN hỗ trợ các huyện nghèo.

Hội nghị này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 30a/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo được Chính phủ ban hành vào cuối năm 2008.

Tại hội nghị, ông Võ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối DN Trung ương, cho biết chỉ trong một thời gian ngắn các DN đã cam kết hỗ trợ 1.300 tỉ đồng cho các huyện nghèo, trong đó hỗ trợ các huyện nghèo Tây Bắc là 1.073,5 tỉ đồng. Số tiền này được tập trung vào việc xây dựng nhà ở, trường học, đào tạo nghề, đầu tư các cơ sở y tế, hạ tầng xã hội... Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tổng công ty Công nghiệp xi măng VN, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Tập đoàn Điện lực VN, Tổng công ty giấy... là những DN đang đi đầu trong chương trình này.


Xóa đói giảm nghèo là cái gốc, là một trong nhiều giải pháp để ổn định xã hội. Địa phương nào có tỷ lệ hộ đói nghèo cao thì lòng dân không yên.

Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng

Chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh: “Xóa đói giảm nghèo là cái gốc, là một trong nhiều giải pháp để ổn định xã hội. Địa phương nào có tỷ lệ hộ đói nghèo cao thì lòng dân không yên”. Phó thủ tướng cho rằng: “Các DN là sợi dây kết nối, rút ngắn khoảng cách giữa miền xuôi và miền ngược”, và ông đề nghị “các DN đi sâu nghiên cứu để hỗ trợ dân”.

Hưởng ứng đề nghị của Phó thủ tướng, ông Dương Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải VN cho biết DN này đã hỗ trợ 4 huyện nghèo nhưng “nếu còn huyện nào chưa có DN hỗ trợ thì tổng công ty xin nhận tiếp”.

Chính phủ đang thúc đẩy nhanh chương trình hỗ trợ các huyện nghèo (Trong ảnh: Người Mông mua bán lưỡi cày ở chợ Bắc Hà, Lào Cai) - Ảnh: L.Q.P

Tinh thần hưởng ứng của DN được nhiều đại biểu biểu dương, nhưng theo ông Đào Ngọc Dung, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Bắc, vẫn có 15 DN đã đăng ký hỗ trợ các huyện nghèo và đi khảo sát nhưng vẫn chưa có việc làm cụ thể. Ông Dung lưu ý: “DN đã hứa là phải làm, tránh tình trạng hứa suông”.


Chính phủ đã có chủ trương tính tiền mà DN hỗ trợ xóa đói giảm nghèo vào chi phí DN nhưng cần nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Võ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối DN Trung ương

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trương Văn Đoan lo lắng: “Trước đây chúng ta cũng đã có những chương trình xóa đói giảm nghèo nhưng có chương trình không có hiệu quả. Để tránh xảy ra tình trạng này thì phải khảo sát rất kỹ trước khi thực hiện, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng hết tiền thì đói nghèo lại quay lại”. Hiện tại, Chính phủ tập trung nhiều nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo, trong đó có vốn của DN, ODA, trái phiếu Chính phủ, vì vậy ông Đoan đề nghị: “Số tiền mà các DN hỗ trợ nên tập trung vào làm một việc, chẳng hạn như xây trường học, trạm xá, vì nếu không sẽ trùng lắp với các nguồn vốn khác”.

Cùng quan điểm với ông Đoan, ông Võ Đức Huy cho rằng, các DN tham gia xóa đói giảm nghèo là tự nguyện nên Nhà nước cần phải có chính sách ưu tiên cho họ. Chính phủ đã có chủ trương tính tiền mà DN hỗ trợ xóa đói giảm nghèo vào chi phí DN nhưng cần nhanh chóng ban hành hướng dẫn cụ thể để thực hiện.

Đưa 10.000 lao động xuất ngoại

Bên cạnh việc đề nghị DN trực tiếp hỗ trợ vật chất, đề án hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại các huyện nghèo giai đoạn 2009-2020 cũng đang được triển khai mạnh mẽ.

Đề án đặt mục tiêu đưa 10.000 lao động các huyện nghèo đi XKLĐ trong các năm 2009 -2010. Đến nay, sau 3 tháng triển khai có 100 lao động đi xuất khẩu. Bà Hoàng Kim Ngọc, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH, cho biết 62 huyện nghèo có nguồn lao động rất lớn, khoảng 2,4 triệu người, có 9% trong số này là học sinh tốt nghiệp PTTH và đây chính là nguồn lao động mà đề án muốn hướng tới. “Với các con số đã đạt được trong 3 tháng triển khai, tôi cho là khả quan vì đây mới chỉ là bước đầu. Tuy vậy, chúng tôi cũng xác định đưa được 10.000 lao động đi xuất khẩu trong 2 năm là rất khó vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố”, bà Ngọc nhìn nhận.

Theo bà Ngọc, khó khăn lớn nhất ở đây là nhận thức của người dân. “Đề án đưa người nghèo đi XKLĐ nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo, đồng thời giúp họ có cơ hội nâng cao tay nghề. Nhưng khi chúng tôi về các huyện nghèo, có địa phương còn chưa biết đi XKLĐ là gì, tại một số địa phương khác người dân dù còn nghèo nhưng họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại, không muốn đi XKLĐ vì ngại phải xa gia đình. Thậm chí, khi đã được đưa đi học nghề, ngoại ngữ, có trường hợp còn trốn về vì nhớ vợ, con. Cũng có một số nơi như huyện Mù Căng Chải, Trạm Tấu (Yên Bái), trước đây đã có người đi XKLĐ nhưng phải về nước trước hạn, khiến nhiều người sợ đi XKLĐ, họ nghi ngại, không biết đi thì có gặp rủi ro nữa hay không”, bà Ngọc phân tích.

Ngoài ra, theo bà Ngọc còn nhiều khó khăn khác như trình độ tay nghề, trình độ văn hóa còn thấp, trong khi đó yêu cầu lao động xuất khẩu là phải có trình độ cao... “Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, đề án có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyên truyền và sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng, của chính quyền các cấp”, bà Ngọc nói.

Từ tình hình thực tế, bà Ngọc cho biết cơ quan chức năng phải định hướng, lựa chọn cho người lao động những thị trường phù hợp, không chỉ về trình độ mà còn về văn hóa, phong tục tập quán. Một số thị trường được cho là phù hợp với người lao động thuộc diện này là Malaysia, Libya, UAE... với những công việc thông dụng như mộc, xây dựng, sắt thép...

“Trong quá trình thực hiện đề án, chúng tôi xác định phải dành cả thị trường có thu nhập cao, tuy nhiên để đáp ứng được các thị trường này, người lao động phải được hỗ trợ tốt hơn. Hiện nay, chúng tôi đang mở lớp ngoại ngữ cho 148 lao động từ các huyện nghèo thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Ngãi để chuẩn bị dự tuyển đi Hàn Quốc theo chương trình hợp tác giữa hai nước, các em này đều đã tốt nghiệp PTTH và được đưa về Hà Nội để đào tạo. Theo tôi đánh giá, thì các em hoàn toàn đủ khả năng, trình độ để đi xuất khẩu. Ngoài ra, mới đây Bộ LĐ-TB-XH cũng đã làm việc với phía đối tác Nhật Bản và thống nhất sẽ có chỉ tiêu cho lao động theo đề án này”, bà Ngọc thông tin.

Thái Sơn

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty