TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, August 27, 2009

Du lịch khốn vì… vệ sinh! - Đến Quảng Bình không biết... "đi đâu"?

26/08/2009 23:32
Hàng trăm người lên núi Thần Đinh chỉ biết "xả" vào bụi cây - Ảnh: T.Q.Nam
Quảng Bình ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng bởi có nhiều danh lam thắng cảnh. Thế nhưng việc xây dựng và dọn dẹp khu vệ sinh cho khách chưa được quan tâm khiến du khách hết sức quan ngại...

Muốn... cũng phải chờ!

Theo thông tin từ Trung tâm Du lịch văn hóa - sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng thì 6 tháng đầu năm 2009 đã có 60.328 lượt khách du lịch đến tham quan tuyến du lịch động Phong Nha - Tiên Sơn, trong đó có 60.012 lượt khách trong nước, 316 lượt khách quốc tế. Doanh thu từ việc bán vé trên 6,2 tỉ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ. Đặc biệt, tuyến du lịch sinh thái Nước Moọc mới đưa vào khai thác đã thu hút được 1.768 lượt khách. Từ dịp cuối tháng 4 đến nửa đầu tháng 8 là lúc khách đến Phong Nha nhiều nhất, có ngày lên đến 3.500 - 4.000 người, sân để xe của trung tâm du lịch luôn chật kín. Vì mùa hè nên nhu cầu đi vệ sinh, rửa ráy của khách rất lớn. Theo ghi nhận của chúng tôi, hệ thống nhà vệ sinh của 2 bến thuyền trên đường vào động Phong Nha - Tiên Sơn hiện khá tốt do trước đây có quá nhiều phàn nàn về việc này. Nhà vệ sinh nam nữ tách biệt, hệ thống xả nước tự động và luôn có nhân viên chuyên trách dọn dẹp, lau chùi.


Việc phản ánh là đúng, có cơ sở. Hiện vấn đề vệ sinh cho du khách tại các điểm du lịch còn thiếu và yếu kém.

Một lãnh đạo trong ngành quản lý du lịch của tỉnh Quảng Bình thừa nhận

Thế nhưng bên cạnh đó có một điều nan giải mà Trung tâm Du lịch văn hóa - sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng chưa giải quyết được là khi du khách vào trong động. Hiện trong hệ thống động Phong Nha và Tiên Sơn đều không có nhà vệ sinh. Vấn đề đặt ra là: nếu khi đã vào trong động mà muốn "chuyện ấy" thì làm sao? Tiếp xúc nhiều trường hợp chúng tôi được biết chỉ có cách "nín thở" cho đến khi không chịu được nữa thì "đi" tại chỗ luôn. Tính từ lúc du khách bắt đầu vào cửa động Phong Nha đến lúc trở ra, thời gian không phải ngắn. Thực tế đã có không ít tình huống oái oăm xảy ra.

Đơn cử như trên một chiếc thuyền vào động sáng 25.8 có đến 3 trẻ nhỏ đến từ tỉnh Nghệ An, khi vào sâu trong động thì một bé gái cứ bấu áo mẹ đòi đi "tè". Dù bà mẹ dỗ dành thế nào em bé cũng không chịu nên đành tìm góc khuất "giải quyết" cho con. Trẻ con là thế chứ người lớn thì… Có người phải bỏ tham quan cuốc bộ ra trước bến thuyền ở khu vực trước cửa động để "giải quyết".


Có một nơi ở Quảng Bình thu hút rất đông du khách cũng như người dân địa phương, đó là bãi biển Nhật Lệ với bờ cát trắng mịn, nước trong xanh. Du khách đến Quảng Bình nhất định phải đến bãi biển Nhật Lệ. Thế nhưng cũng giống như các điểm du lịch khác, cả bãi tắm dài mà chỉ có 3 cái nhà tắm (không phải là nhà vệ sinh) thì lại nằm sát rạt nhau và dường như đã mất chức năng. Ngày 26.8, cả 3 cái đều cửa đóng then cài, ổ khóa đóng chặt cho thấy lâu ngày không có ai đếm xỉa. Và vô tình những cái nhà tắm cũ nát này lại trở thành bức chắn cho dân nhậu trên bờ kè xuống xả, lâu ngày đọng lại không ai dọn dẹp nên tỏa mùi khai nồng nặc, ai đi dạo qua cũng phải né tránh.

Khi "chuyện đã rồi" trong động, cán bộ của trung tâm du lịch phải ra tay múc nước dội rửa. "Cứ vài ba ngày chúng tôi phải dội rửa một lần. Mặc dù trước khi lên thuyền vào động chúng tôi và lái thuyền đều thông báo, hướng dẫn du khách đi vệ sinh trước" - một cán bộ nói. Hỏi, trong thời gian này nếu có người đau bụng thì sao? Chúng tôi nhận được một cái lắc đầu.

Và một điều nữa là du khách phải đi thuyền dọc trên sông Son từ trung tâm đón khách đến cửa động mất khoảng hơn 30 phút, nếu trong thời gian này mà ai đó "muốn" thì phải làm sao? Khi đặt vấn đề này thì cán bộ trung tâm du lịch cũng chỉ lắc đầu!

Lên núi thiêng mất thiêng

Không chỉ gặp "khó" ở động mà du khách đi nhiều điểm khác tại Quảng Bình như suối nước nóng Bang (H.Lệ Thủy), bãi tắm Đá Nhảy (H.Bố Trạch), núi Thần Đinh (H.Quảng Ninh) hay các điểm tham quan di tích lịch sử cũng vấp phải tình cảnh tương tự.

Trong thời gian gần đây, lượng khách đến núi Thần Đinh ngày càng nhiều. Sau khi leo hết 1.260 bậc đá cao sừng sững ngỡ như du khách đã "chạm tới trời" ở chốn bồng lai tiên cảnh. Trên núi vẫn còn dấu tích chùa Kim Phong với những lưu truyền linh thiêng; gần nền chùa cũ là giếng Tiên nước mát lạnh, chảy mãi không cạn từ một mạch rất nhỏ. Ngành văn hóa, du lịch và chính quyền địa phương đã có đầu tư xây dựng như làm đường lên núi…, thế nhưng người ta lại quên mất việc làm khu vệ sinh, vừa để thuận tiện cho du khách vừa đảm bảo vệ sinh ở nơi sạch sẽ, trong lành này. Cho nên, khi đã leo lên đỉnh núi mà "muốn" thì chỉ có cách "đi" vào bụi cây vì không thể nín nhịn mà cũng không thể chờ xuống núi bởi núi quá cao.

Những ngày lễ, rằm khách đến đông, ai đi cũng mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh để ăn uống giải khát và dâng hương. Vì không hề có thùng đựng rác, nhà vệ sinh nên tất cả đều thải ra tự nhiên. Như thế lại tác dụng ngược, làm ô uế chốn linh thiêng.

"Khủng bố tinh thần" du khách

Trong những nhu cầu thiết yếu của con người có việc "ăn uống - ngủ nghỉ - yêu đương - vệ sinh". Người ta có thể nhịn ăn uống cả tuần, nhịn ngủ cả tháng, nhịn yêu đương cả năm chứ không thể nhịn vệ sinh dù chỉ 1 ngày. Nếu có nhu cầu lập tức phải “giải tỏa” chứ không thể nín nhịn một thời gian như ăn uống, ngủ nghỉ, yêu đương.

Nhà tắm "cửa đóng then cài" và bị chiếm dụng ở bãi tắm Nhật Lệ - Ảnh: T.Q.Nam



Người châu Âu và các nước phát triển xem nhà vệ sinh là quan trọng nhất. Nếu vệ sinh không thoải mái thì ăn không ngon, ngủ không yên, còn tâm trí đâu mà làm chuyện khác? Ở Việt Nam thì ngược lại. To đẹp nhất là phòng khách, đến phòng ngủ, tàm tạm phòng ăn và xuề xòa vệ sinh. Nhiều nhà còn không có vì đã có bãi biển, bờ sông, ruộng vườn bát ngát... Thói quen đó đang thu hẹp dần nhưng chưa dễ gì xóa bỏ. Tình trạng phổ biến là mọi người chỉ tập trung chăm chút nhà vệ sinh trong các khách sạn. Nhà hàng thì tàm tạm, hầu hết là quá ít so với lượng khách và nam nữ đều dùng chung. Tệ nhất là các khu du lịch, các điểm dừng chân và mua đặc sản. Các nhà vệ sinh ở đây thường thiếu nước, không có giấy vệ sinh và hình như cả tuần mới dọn dẹp.

Từ trường học đến các trạm dừng, các nhà hàng, các điểm du lịch; nhà vệ sinh đang là vấn nạn. Các em không thể tập trung học tập còn du khách thì nản lòng. Nhà vệ sinh dơ bẩn là một loại "khủng bố" tinh thần nguy hiểm. Đã có khách phải hủy tour, rút ngắn hành trình, không mua và sử dụng đặc sản địa phương vì nghĩ "nhà vệ sinh quá kém, chắc chắn các sản phẩm cũng không hơn gì?". Nhiều du khách đã một đi không trở lại bởi "ấn tượng nhà vệ sinh quá tệ, về nước cả tuần vẫn bị ám ảnh". Tuyến Bà Rịa - Vũng Tàu, trại bò sữa Long Thành bề thế, có ngày cả mấy chục ngàn khách ghé, doanh thu hằng mấy trăm triệu mà nhà vệ sinh vào lúc cao điểm thật khủng khiếp. Tuyến Tây Nguyên, ra khỏi thành phố chẳng biết ăn đâu? Phở Hồng (Bình Dương) ngon thiệt mà nhà vệ sinh quá xập xệ. Chỉ có Đồng Nai (dọc quốc lộ 1), Trung Lương (Tiền Giang) là tạm ổn và Bảo Lộc (Lâm Đồng) là khá hơn cả. Các tuyến miền Trung, miền Bắc lại càng tệ.

Các điểm dừng dọc đường đã vậy, các điểm du lịch đa phần cũng chẳng hơn gì. Mẫu số chung là vừa hôi hám vừa ít phòng. Từ Nam Cát Tiên (Đồng Nai) đến Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), từ Thác Bạc (Sa Pa) đến Điện Biện Phủ, Khe Sanh (Quảng Trị)... Thậm chí mấy danh thắng như ghềnh Đá Dĩa (Phú Yên), bãi đá cổ Sa Pa, vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận)... còn không có nhà vệ sinh!

Về thực trạng nhà vệ sinh của ngành du lịch, có lẽ không phải kể lể dông dài. Từ du khách cho đến hướng dẫn viên ai cũng có thể viết thành sách. Vấn đề là các giải pháp để khắc phục. Du lịch Việt Nam không thể cất cánh nếu hệ thống nhà vệ sinh cứ tiếp tục "khủng bố" tinh thần du khách mọi nơi mọi lúc như hiện nay.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty