TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, August 27, 2009

Bi hài điện thoại trợ giá


26/08/2009 23:00
Người dân ở Hà Nam thoải mái dùng điện thoại - Ảnh: N.Minh
Không chỉ cạnh tranh khốc liệt ở đô thị, các nhà cung cấp còn tranh nhau “phủ sóng” đến cả khách hàng ở những huyện nghèo nhất được liệt vào diện phải trợ cấp. Cũng từ đó phát sinh lắm chuyện bi hài...

Một nhà... 3 cái

Tại Ninh Thuận, khi chúng tôi đến, bà Katơ Thị Cách (65 tuổi) ở xã Phước Thành, huyện miền núi Bác Ái vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhắc đến số tiền cước điện thoại (ĐT) lên đến 4.353.000 đồng, mà bà phải gánh chịu. Bà Cách đưa chiếc điện thoại G-Phone ra và nói: “ĐT này họ cấp cho tui trước Tết. Hằng ngày tui lên nương rẫy, để ĐT ở nhà mấy đứa nhỏ vào phá. Tui phải dành dụm 4 tháng tiền trợ cấp mất sức mới thanh toán hết số nợ trên”.


Các doanh nghiệp không có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hiểu, nên có sự chồng chéo, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Ông Hồ Văn Hùng, Bí thư Huyện ủy Bác Ái (Ninh Thuận)

Ngôi nhà ông Patâu Xá Danh, ở thôn Ma Hoa, xã Phước Chính, huyện Bác Ái, chỉ rộng 24m2, nhưng có đến 3 máy ĐT cố định không dây của G-Phone, HomePhone và E-Com nằm lăn lóc. Ông Danh cho biết: “Ba chiếc ĐT này, người ta đưa đến tận nhà tặng cho tui. Họ (nhân viên tiếp thị - PV) nói: Nhà nước cấp cho dân, không lấy tiền nên vợ chồng tui nhận”. Sau thời gian sử dụng, ông Danh hiện còn nợ tiền cước ĐT hơn 300.000 đồng, cả ba ĐT đều bị khóa. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là khi hỏi các số máy thuê bao này thì ông Danh, bà Cách hoàn toàn không biết.

Một cựu chiến binh ở xã Phước Thành cho biết: “Tình trạng một hộ gia đình có 2 ĐT cố định không dây khá phổ biến ở địa phương. Người ta đưa ĐT đến tận nhà, đôi khi ngồi trước cổng UBND xã để cấp cho bà con. Ai thích thì nhận, miễn là có CMND. Có ĐT trong nhà, tụi nhỏ lấy ra chơi game, tải nhạc... rất tốn kém. Nhiều người tìm cách trả lại máy nhưng không biết liên lạc ở đâu, họ vứt bỏ lung tung”.


Theo Quyết định 40/2008/QĐ-BTTTT, ngày 2.7.2008 của Bộ Thông tin - Truyền thông, thuê bao các cá nhân, hộ gia đình tại vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích sẽ được Nhà nước hỗ trợ thông qua DN cung cấp dịch vụ 200.000 đồng/thuê bao phát triển mới; hỗ trợ DN viễn thông duy trì mạng ĐT cố định (hữu tuyến và vô tuyến) từ 42.000 - 70.000 đồng/thuê bao/tháng và hỗ trợ duy trì thuê bao ĐT cố định (hữu tuyến và vô tuyến) 20.000 đồng/thuê bao/tháng. Phải chăng đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc DN viễn thông ồ ạt "rải" ĐT cố định không dây ồ ạt cho dân?

Ông Hồ Văn Hùng, Bí thư Huyện ủy Bác Ái, cho biết: “Bác Ái là một trong 61 huyện nghèo trong cả nước. Toàn huyện có 9 xã, với hơn 95% dân số là người dân tộc Raglai. Các doanh nghiệp (DN) được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên địa bàn huyện là Viettel, EVN Telecom và VNPT. Tuy nhiên, hoạt động các DN này độc lập, không có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hiểu, nên có sự chồng chéo, gây lãng phí ngân sách Nhà nước”.

“Vứt” bên bờ ruộng

Về các làng quê tỉnh Hà Nam hiện nay rất dễ gặp nhiều nông dân ra đồng mang theo những chiếc ĐT cố định không dây để trong giỏ xe đạp hoặc “vứt” bên bờ ruộng.

Trẻ con ở Hà Nam cũng vô tư gọi điện thoại

Ông Phạm Ngọc Tú, Bí thư Đảng ủy xã Văn Lý, huyện Lý Nhân kể: “Xã thuần nông, thuộc vùng xa, mươi năm trước ĐT còn là của hiếm nhưng giờ đây trong 1.600 hộ thì có tới gần 2.000 cái ĐT các loại, trong đó hơn 500 máy cố định. Từ khi loại ĐT cố định không dây được lắp gần như miễn phí thì lượng máy ngày càng tăng nhanh”.

Nông dân ở Hà Nam ra đồng không quên mang theo điện thoại

“Dùng ĐT cố định không dây rẻ hơn dùng ĐT di động nên mỗi khi ra đồng, tôi cứ mang theo cái G-Phone để giỏ xe, có khi đạp xe ra tận Phủ Lý vẫn kết nối mọi cuộc gọi vô tư...”, ông Lê Văn Tề, 60 tuổi ở thôn Tả Hà kể.

Ở làng còn có bác nông dân vác ĐT cố định không dây đạp xe khắp làng trên xóm dưới, thi thoảng dừng lại làm một cú phôn hỏi tìm... con trâu lạc. Những hình ảnh và câu chuyện ngộ nghĩnh tương tự cũng bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều theo tốc độ “phủ máy” G-Phone rầm rộ tại các địa bàn từ xung quanh ngoại thành Hà Nội tới các tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu...

Ông Cao Đức Đồng, Giám đốc Viễn thông tỉnh Hà Nam thì cho biết, cuộc cạnh tranh giữa G-Phone và loại tương tự của Viettel (HomePhone) đã đến hồi quyết liệt. “Gần như ở địa bàn nào chúng tôi tới triển khai lắp đặt G-Phone thì cũng thường gặp máy của Viettel có mặt với các dịch vụ tương tự. Tuy nhiên, để tránh tình trạng người dân được lắp đặt G-Phone xong, hết thời gian khuyến mãi là lại bỏ máy, chúng tôi áp dụng biện pháp khoán quản lý doanh thu tới đội ngũ nhân viên triển khai trên địa bàn chứ không đánh giá theo số lượng máy lắp đặt được. Qua theo dõi, nếu thấy các hộ được lắp đặt G-phone mà không phát sinh cước trong tháng thì sẽ dần thu hồi lại máy”, ông Đồng nói.

Ông Đồng cũng cho biết thêm: dù Hà Nam là một tỉnh thuần nông nghèo nhưng trong số 850.000 dân thì hiện đã có tới hơn 100.000 thuê bao cố định. Việc phát triển các thuê bao cố định cũng rất nhanh là nhờ vào ĐT cố định không dây, chỉ mới triển khai mà đã có hàng chục nghìn hộ dân được lắp ĐT G-phone chưa kể các hãng khác.

Ai mất tiền?

Chỉ cần xuất trình CMND, ký tên vào hợp đồng do nhân viên "nhà mạng" đưa đến là được tặng ngay một máy ĐT cố định không dây mới toanh. Cũng vì thủ tục cấp phát quá dễ dàng này mà rất nhiều hộ gia đình được hưởng tới 2-3 máy ĐT công ích (máy ĐT được trợ cấp của Chính phủ - PV). Ngoài việc gây ra lãng phí do trợ cấp trùng, việc cấp phát vô tội vạ ĐT công ích còn tạo ra các lãng phí cực lớn cho chính các nhà cung cấp.

Do quản lý quá lỏng lẻo, rất nhiều trường hợp người dân được phát ĐT cố định không dây, đem về nhà gọi thoải mái vài tháng mà không thấy ai đến thu tiền. Cho đến khi nhà cung cấp đến thu tiền thì số tiền gọi thả giàn đã quá lớn (nhiều hộ lên tới vài triệu đồng) và phần đông là hộ nghèo thì lấy đâu tiền mà trả cho nhà cung cấp?

Đây là chưa kể đến không ít trường hợp, vài người trong gia đình cứ đem CMND đi nhận vài cái ĐT cố định không dây rồi mang về gọi, nhắn tin... xả láng rồi vứt bỏ ĐT được tặng.

Tại các vùng cao, vùng sâu, rất nhiều trường hợp ĐT cố định không dây của Viettel được phát miễn phí cho dân nhưng họ bỏ xó. Một đại diện của Viettel thừa nhận: "Mặc dù miễn phí hết rồi nhưng bà con vẫn bỏ. Nhiều khi bà con chẳng biết gọi cho ai".

Vào thời điểm hiện tại, các nhà cung cấp vẫn chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại. Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào đội quân đi phát ĐT cố định không dây tràn lan tại nhiều tỉnh thành thì có thể dự đoán thiệt hại lên đến mức nào.

Nhìn bên ngoài, số thiệt hại này sẽ do các DN như Viettel, VNPT, EVN Telecom cũng như ngân sách nhà nước phải gánh chịu (phần trợ cấp cho viễn thông công ích bị lãng phí). Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn, tất cả số tiền này đều do người tiêu dùng Việt Nam - những người đang sử dụng dịch vụ viễn thông có tính phí bình thường phải trả.

Hoàng Ly

Thiện Nhân - Quang Minh

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty