TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Wednesday, August 19, 2009

Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 5)

2009-08-16

Trong bốn bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo Quân đội Việt Nam: Những dấu hiệu của một đại họa”, Trân Văn đã tóm tắt và tường trình về hàng loạt vấn đề được các công thần, tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội, Công an Việt Nam xác định là “sai phạm nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng cục 2 như: lũng đoạn cơ quan tình báo quân đội, bòn rút công quỹ, theo dõi – thu thập thông tin rồi bịa đặt, vu cáo nhiều viên chức lãnh đạo Đảng và chính quyền, gây nghi kỵ, chia rẽ trong nội bộ,...

AFP PHOTO

Những nhân vật lãnh đạo của đảng CSVN

Đáng chú ý là sau hàng chục năm, những “sai phạm nghiêm trọng” đó vẫn không được xem xét, xử lý thấu đáo nên tiếp tục làm nội bộ Đảng, nội bộ chính quyền, nội bộ quân đội Việt Nam bị phân hóa trầm trọng. Cũng vì vậy, đã có khá nhiều người tự hỏi, có những ai đã và đang đứng phía sau vụ này (?).

Trân Văn tiếp tục tổng hợp và tường trình bài thứ năm của loạt bài này...

Ai đứng phía sau?

Tuy không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, ai đã và đang đứng phía sau các “sai phạm nghiêm trọng” xảy ra ở Tổng cục 2 nhưng Trung tá Vũ Minh Trí, người viết lá thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đã cung cấp một số chi tiết, giúp người đọc tự tìm câu trả lời. Đó là: Thời gian qua, Tổng cục 2 bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như:Đức Anh, Lê n Dũng, Phùng Khắc Đăng, Nguyễn Huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi Văn Huấn, Nông Đức Mạnh, Phạm Hồng Lợi, Cao Tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Trà, Đỗ Quang Trung... vào đào tạo ở Học viện Khoa học Quân sự, làm việc trong Tổng cục 2 (việc mà thời trước hầu như không có).

Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp...

Thư tố cáo ngày 3 tháng 2 năm 2005

Cũng theo Trung tá Vũ Minh Trí: Không phải ngẫu nhiên mà trong Tổng cục 2 có nhiều ý kiến cho rằng, những năm qua, Nguyễn Chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước, thậm chí bỏ túi” được các vị Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Huy Hiệu, Phạm Văn Long,...

Vai trò Lê Đức Anh

Nếu lật lại các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2, có thể thấy trong hầu hết đơn, thư tố cáo, yêu cầu giải quyết vụ Tổng cục 2, hầu hết công thần cũng như tướng lĩnh cao cấp của chế độ đều cùng đề cập đến một người, giữ vai trò như cha đẻ Tổng cục 2, đồng thời là tổng đạo diễn các vụ việc được gọi là “siêu nghiêm trọng”. Đó là ông Lê Đức Anh.

Ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh kể: Trước Đại hội 7 (NV: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7 có nhiệm kỳ từ 1991 đến 1996), tâm trạng cán bộ, cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Đảng, nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khóa 6. Nhiều ý kiến muốn thay đổi một số Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập trung không đồng tình đồng chí Lê Đức Anh... và trong thực tế, vụ Năm Châu - Sáu Sứ bùng lên ở thời điểm nhạy cảm đó, đã giúp ông Lê Đức Anh tiếp tục đảm nhiệm cương vị Ủy viên Bộ Chính trị.

Tướng Nguyễn Nam Khánh kể tiếp: Trong khóa 7, đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả an ninh, quốc phòng và đối ngoại... Được sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, Pháp lệnh tình báo và Nghị định 96/CP đã được soạn thảo và chuyển qua Quốc hội và Chính phủ... Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã có sự lộng quyền nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và phá hoại đoàn kết ni bộ, gây chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Đảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là “tình báo để tiêu tiền, thậm chí tạo ra cơ sở đặc tình không có thật để tiêu tiền.

Man trá lý lịch

Tiểu sử cá nhân của ông Lê Đức Anh do Đảng và chính quyền Việt Nam công bố, cho biết, ông Lê Đức Anh là Ủy viên Bộ Chính trị trong bốn khóa liên tục, từ khóa 5 đến khóa 8, kéo dài từ 1982 đến 2001. Ông Lê Đức Anh từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng, Chủ tịch Nhà nước. Năm 2008, ông được tặng huy hiêu “70 năm tuổi Đảng”.

Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua,... đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh.

Thư tố cáo ngày 3 tháng 2 năm 2005

Tuy nhiên theo một thư tố cáo ghi ngày 3 tháng 2 năm 2005 của các ông Phạm Văn Xô (Hai Xô - một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Đồng Văn Cống (Bảy Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội), ông Nguyễn Văn Thi (Năm Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền) – những người từng là cấp trên của ông Lê Đức Anh thì ông Lê Đức Anh đã man khai cả lý lịch cá nhân, lẫn man khai tư cách Đảng viên: Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp... Cũng theo các ông này, ông Lê Đức Anh chưa bao giờ được kết nạp vào Đảng CSVN và họ cũng như một số cán bộ cách mạng lão thành khác ở miền Nam, đã lên tiếng tố cáo sự man trá này từ năm 1982.

Trong thư đã dẫn, các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi nhận định: Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua, từ Vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng cục 2 với quyền hạn siêu Đảng, siêu Nhà nước, được hợp pháp hóa bằng Pháp lệnh tình báo của Quốc hội và Nghị định 96/CP, vụ T4 (1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước đại hội 9... đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh.

Tại một tài liệu khác là thư của ông Nguyễn Đức Tâm - cựu Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, ghi ngày 3 tháng 1 năm 2001 – với tư cách là một trong những người đã từng nhận các đơn thư tố cáo - ông Tâm phân trần: Về thư đồng chí Năm Thi tố cáo đồng chí Lê Ðức Anh tôi đã trao đổi với anh Lê Ðức Thọ, anh Thọ có ý kiến đại thể như sau: Ðây chỉ là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, sau này sẽ tiếp tục điều tra (lúc này cũng đang rối lên về nhân sự chủ chốt của Ðại hội 6). Sau Ðại hội 6, tôi cũng đặt ra vấn đề với anh Nguyễn Văn Linh nhưng anh Linh không giao trách nhiệm để tổ chức điều tra (lý do có thể rất phức tạp, tôi không dám viết ra đây, chỉ xin trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị hoặc Ủy Ban Kiểm tra Trung ương.

Tên ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong các thư, đơn tố cáo đòi xử lý triệt để vụ Tổng cục 2. Việc đối chiếu những tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên nhưng không thể xử lý. Mời quý vị đón nghe bài cuối.

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty