TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 22, 2009

Hai con đập lớn bị vỡ toác chỉ sau một con nước

Cập nhật lúc 12:33, Thứ Sáu, 21/08/2009 (GMT+7)

- Chỉ sau một con nước đầu tiên, phần ta-luy bên trái hai con đập thuộc xã Tráng Việt và Văn Khê (huyện Mê Linh, Hà Nội) bỗng sụt lún, vỡ toang hoác từng mảng. Điều đáng nói là cả hai con đập trị giá ngót nghét 10 tỷ đồng này mới chỉ đưa vào sử dụng được hơn tháng.

Thân đập vỡ “khoét hàm ếch”

Cách đây hơn 2 tháng, người dân xã Tráng Việt và xã Văn Khê (thuộc huyện Mê Linh - Hà Nội) khấp khởi mừng khi nhìn thấy hai con đập bằng bê-tông uốn lượn đẹp như tranh dẫn từ trong thôn ra bãi mầu ngoài sông Hồng, thay thế cho con đường đất nhỏ trước kia.

Mô tả ảnh.
Con đập thuộc xã Tráng Việt vỡ tan nát như bị đập bỏ. (Ảnh:P.Thái)

Hai con đập được đầu tư ngót nghét cả chục tỷ đồng nằm cách nhau chừng hơn 1km, cùng vắt ngang qua con lạch phụ của sông Hồng, vừa là để phục vụ nhu cầu dân sinh qua lại, vừa làm thủy lợi, lấy nước cung cấp cho bãi mầu. Người làng, người xã từ nay có thể chạy xe máy (thậm chí cả ô tô) qua đập như đi trên đường nhựa. Bãi màu cũng sẽ cho năng suất canh tác cao hơn, khi nguồn nước được cấp ổn định.

Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, hai con đập vừa đưa vào sử dụng được hơn tháng, gặp con nước lớn đầu tiên tràn qua bỗng giống như “bìa các-tông ngâm nước”, phần ta-luy bên trái thân đập bị sụt lún, vỡ lả tả từng mảng lớn.

Có mặt ở con đập thuộc xã Tráng Việt, cánh phóng viên không khỏi bàng hoàng khi nhìn cảnh thân đập bị tàn phá. Từng mảng lớn ta-luy bằng bê tông hoặc vỡ rời nhau ra, hoặc gẫy đôi ngổn ngang, trông giống như một công trình xây dựng đang bị đập bỏ.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Bố con anh Thạch bắt cua, ốc ngay chân con đập lở loét. (Ảnh:P.Thái)

Dưới thân đập, một đám trẻ con đang nghịch vũng nước nằm trong “hàm ếch” thân đập mà không hề biết phần trần “hàm ếch” có thể sập xuống bất kỳ lúc nào. Dùng tay không, chúng tôi có thể bóc được cả vốc đá rơi lả tả dưới mặt đập, hầu như không thấy có chút xi măng nào kết dính những viên đá lại.

Một người dân - anh Tuấn chạy xe từ trong bãi màu về thôn, thấy chúng tôi chụp ảnh đập vỡ thì dừng lại: “Cái đập này giờ dân chúng tôi chạy xe máy qua cứ phải đi vào chính giữa, đi sang hai mé chỉ sợ nó sụp cả người cả xe xuống thì khốn”.

Mô tả ảnh.
Anh Bá: "Nhìn đập hỏng, xót lắm". (Ảnh:P.Thái)
Phía dưới con đập xã Tráng Việt là con đập thuộc xã Văn Khê, dù phần ta-luy bị vỡ nhẹ hơn song cũng toang hoác một đoạn.

Mấy bố con nhà anh Thạch đang mò mẫm bắt cua ốc dưới lạch, được hỏi anh lắc đầu ngán ngẩm: “ Nhà tôi ngay kia (chỉ tay cách thân đập hơn trăm mét) nên biết rõ cái đập này. Mới một con nước lên đã vỡ toác thế này, chắc thêm vài ba con nước thì có mà trôi sạch cả đập, lại phải dùng đến đò ra bãi thôi…”.

Vào nhà một người dân khác ở ngay đầu con đập xã Văn Khê - anh Lê Bá, được anh cho hay: “Công nhân thi công nhiều người ở nhà tôi, phần lớn họ là lao động tại địa phương. Tôi còn trông coi vật liệu xây dựng cho họ, khi mới làm thì mừng, giờ thấy đập hỏng thế này xót lắm”.

Hỏi anh Bá có biết đơn vị nào xây đập không thì anh nói, chỉ biết ông chủ tên là Bảo.

Đơn vị nào “tàn nhẫn” rút ruột hai con đập?

Rõ ràng hai con đập đã bị đơn vị thi công rút ruột một cách tàn nhẫn, dẫn đến hậu quả hư hỏng nặng nề khi mới đưa vào sử dụng.

Qua điều tra của phóng viên thì đập Văn Khê có quyết định xây dựng từ ngày 31/10/2007.Quyết định báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật với tổng mức đầu từ đợt 1 là 4 tỷ 991 triệu 580 ngàn đồng. Đến ngày 15/7/2008 thì có Quyết định số 6188 bổ sung kinh phí với tổng mức đầu tư lên đến 6 tỷ 363 triệu 103 ngàn đồng.

Mô tả ảnh.
Những đứa trẻ chơi lang thang dưới "hàm ếch" của đập mà không lường hết sự nguy hiểm - mặt đập có thể sập xuống bất cứ lúc nào. (Ảnh:P.Thái)

Trong đó chi phí xây lắp là 4 tỷ 881 triệu 446 ngàn đồng, chi phí khác là 663 triệu 193 ngàn đồng và chi phí dự phòng là 578 triệu 464 ngàn đồng. Hợp đồng xây lắp số 11/2008/HĐKT được ký ngày 18/12/2008 với thời gian thi công tuyến ngầm giai đoạn 1 là 150 ngày và giai đoạn 2 là các hạng mục còn lại với quỹ thời gian 120 ngày.

Với con đập của xã Tráng Việt, theo Quyết định báo cáo kỹ thuật thì tổng mức đầu tư là 4 tỷ 806 triệu 149 ngàn đồng, sau đó cũng có quyết bổ sung mức đầu tư lên đến 5 tỷ 638 triệu 888 ngàn đồng với thời gian thi công là 270 ngày.

Chủ đầu tư hai công trình này là UNND hai xã Văn Khê và Tráng Việt. Đơn vị “trúng thầu”, tiến hành khảo sát, thi công là Công ty TNHH Hòa Thành do ông Nguyễn Văn Bảo làm giám đốc.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Công trình này đã bị rút ruột đến mức nào, khiến chỉ sau một con nước, đập đã tan hoang? (Ảnh: P.Thái)

Làm rõ trách nhiệm và sai phạm của các bên là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Những câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao chủ đầu tư lại để đơn vị thiết kế thi công qua mặt, dẫn đến công trình kém chất lượng? Vai trò của giám sát thi công đến đâu và trách nhiệm của giám thế nào khi để công trình bị rút ruột? Năng lực thi công dự án của đơn vị thi công thế nào? Thủ đoạn rút ruột công trình ra sao? Chất lượng vật liệu đến đâu? Quy trình kỹ thuật thế nào mà để xảy ra sự cố như vậy?...

  • Cao Minh

No comments:

Post a Comment

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty