TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, August 5, 2010

Fans của Mr.Đàm là bà già và con ni't !!!!

Hình fans đón Mr.Đàm tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 4.8.2010

Hình fans đón Mr.Đàm tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 4.8.2010
Cập nhật bởi: Nha Trang Nguyễn

Sáng hôm nay, ngày 4.8.2010, Mr.Đàm trở về trong vòng tay yêu thương của fans và khán giả hâm mộ tại Việt Nam. Anh bước ra trong tiếng reo hò nô nức của fans. Được nhìn thấy anh bình an mạnh khỏe trở về là niềm mong đợi của tất cả mọi người.

Mời mọi người xem hình nhé!

 

 

Mr.Đàm xuất hiện rồi 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


“Ra rìa”, đói việc khi Trung Quốc trúng thầu


Cập nhật lúc: 8/4/2010 12:31:39 PM (GMT+7)

Phạm Huyền (thực hiện)

(VNR500) - Nếu như các nước G7 làm tổng thầu, người Việt Nam còn có 30% khối lượng công việc để làm, còn khi Trung Quốc làm tổng thầu, doanh nghiệp Việt Nam ra rìa hết, ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khí Việt Nam trăn trở, trao đổi với PV Diễn đàn VNR500- VietNamNet.

Tin liên quan:

LTS: Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nguyên là Phó Tổng giám đốc Tổng công ty lắp máy Việt Nam- Lilama và là nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty cơ khí xây dựng - Coma.

Từ năm 2008, Hiệp hội này đã "xới" lên vấn đề cần xem xét lại cơ chế đấu thầu hiện nay trước tình trạng để nhà thầu Trung Quốc ồ ạt chiếm lĩnh thị trường thầu các công trình đầu tư công nghiệp và năng lượng ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều văn bản và trình bày ý kiến trước Chính phủ, câu chuyện này vẫn chưa được cơ quan chức năng quan tâm xem xét thấu đáo.

"Bí kíp "trúng thầu của Trung Quốc

PV: Thưa ông, giá rẻ có phải là lý giải duy nhất cho việc, chủ đầu tư Việt Nam thường chọn nhà thầu Trung Quốc?

- Giá của họ quá rẻ. Khi ở vị trí là chủ đầu tư, xem xét hồ sơ dự thầu, thấy rằng, giữa một cái là của nước G7, giá 1.700USD/kW với một cái là giá Trung Quốc 1000USD/kW, không lẽ gì lại không lựa chọn hồ sơ kỹ thuật ấy. Nhất là khi trong hồ sơ, người ta cũng nói là người ta có đủ kinh nghiệm, đã làm nhà máy này, nhà máy kia, không có lẽ gì mà chủ đầu tư bỏ qua.

 

 

Đặc biệt, chủ đầu tư Việt Nam lại cũng thường khó khăn về vốn, mà gặp một đơn thầu giá thấp hơn thì tại sao lại không lựa chọn? Chưa kể, nếu anh cho trúng thầu gói giá cao hơn, thì chưa biết, rồi người ta sẽ đặt nghi vấn rằng, chủ đầu tư có gì lợi lộc gì chăng?

Nhất là khi, đấy là sở hữu Nhà nước, bản thân chủ đầu tư cũng ngần ngại, biết rằng, đi chọn những cái gói thầu của Trung Quốc đó, có thể là chưa tốt nhưng họ thấy qui định đấu thầu của ta, phải chọn giá thấp thì đương nhiên, chủ đầu tư cũng bị chính rào cản từ chính sách đấu thầu của nước mình, nên không thể ký với nhà thấu G7 được. Bản thân, nhiều anh chủ đầu tư đã nói với tôi như thế.

PV: Thưa ông, và cũng vì yếu tố giá mà chính các nhà thầu Việt Nam cũng không chen chân nổi trong các gói tổng thầu do Trung Quốc làm?

Đó là kiểu cách của Trung Quốc. Họ biết ta có thể làm kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn nên hạ giá rất rẻ, còn thiết bị ta chưa làm được thì ăn lợi nhuận ở đó, thiết kế và tư vấn.

Nhà thầu Trung Quốc rất mưu mẹo để đối phó với doanh nghiệp Việt Nam. Họ biết ta làm được thùng, lò nung, bình bể, thì họ cho giá cực thấp, 18.000-19.000 đồng/kg, bản thân mua thép đã 15.000-16.000 đồng/kg rồi thì còn đâu có thời giá đó. Rõ ràng, chủ thầu Trung Quốc không muốn sử dụng thầu phụ Việt Nam. Những cái gì mà ta làm được thì hạ giá hết cỡ, khiến ta không cạnh tranh nổi. Đây là một loại phá giá mà chúng ta biết rõ, nhưng không có cơ chế nào, một đối sách nào cả.

Doanh nghiệp Việt Nam ra rìa

PV: Thưa ông, sau WTO, tổng thầu Trung Quốc mới bùng nổ. Ông có cảm nhận thế nào về sự khác biệt của các gói thầu Trung Quốc và các nước G7, Nhật Bản trước đó?

- Trước khi ta vào WTO thì phần lớn các dự án điện, xi măng đều là sản phẩm của các nước G7, ví dụ như xi măng Hoàng Thạch, Sông Gianh, Nghi Sơn, Sao Mai, các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả lại 1, Phả Lại 2 nhưng chúng ta có việc làm.

Tôi khẳng định rằng, các nhà thầu châu Âu, Nhật Bản, họ có thể khai thác triệt để việc giao cho các nhà thầu phụ Việt Nam chế tạo số lượng lớn kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn. Với các đối tác này, chí ít ra, chúng ta có công ăn việc làm, chiếm được khoảng 30% khối lượng triển khai gói thầu EPC.

Sau WTO, nhà thầu Trung Quốc ồ ạt vào vào thì lập tức, chúng ta đứng ngoài rìa hết và mất việc. Họ không hề làm như G7. Khi Trung Quốc thắng thầu thì lao động họ đem sang, sản vật họ chuyển sang, bu lông ốc ít cũng là của họ. Còn Việt Nam thì đứng ngoài nhìn, mặc dù đó là thị trường của mình.

10 nhà máy nhiệt điện than 300MW đều do Trung Quốc làm, doanh nghiệp chúng ta chỉ đứng ngoài và thiếu việc. Người Trung Quốc từ đầu đâu chuyển về làm, dành phần việc của lao động trong nước, trong khi, chúng ta phải đi xuất khẩu lao động. Tôi thấy rất lạ lùng.

PV: Như vậy, việc các tổng thầu Trung Quốc không sử dụng lực lượng trong nước của ta là không đúng qui định?

- Chúng ta quản lý nhà thầu nước ngoài có những cái không rõ ràng. Theo QĐ 87 ngày 19/5/2004 của Thủ tướng, tổng thầu nước ngoài phải thực hiện qui định: việc tuyển lao động nước ngoài thì chỉ đăng ký đưa vào Việt Nam những chuyên gia quản lý kinh tế kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam. không đủ khả năng đáp ứng.

Điểm quan trọng thứ hai là tổng thầu nước ngoài phải thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam, hoặc thực hiện các cam kết sử dụng nhà thầu Việt Nam đã được qui định khi dự thầu, chào thầu.

Tôi cứ thắc mắc một điểm là, tại sao trong các dự án mà Trung Quốc thắng thầu, không thấy áp dụng điểm của QĐ87 trên?

Tôi không hiểu tại sao, qui chế đó, chúng ta lại không đề cập đến với các nhà thầu trong các hợp đồng tổng thầu mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu Trung Quốc, hay là vì áp lực giá rẻ  rồi thì chúng ta chấp nhận? Và tổng thầu lấy cớ rằng, năng lực lao động chúng ta không đáp ứng? Những rõ ràng, các nhà máy điện mà Trung Quốc làm cũng chậm tiến độ, đến nay 2-3 năm như nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh?

Cái đó, chúng ta chưa vạch ra được một cách  công khai, sòng phẳng với các nhà thầu Trung Quốc. Đây là điều mà tôi thấy rất thắc mắc.

 

Chất lượng thua xa G7

PV: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ của Trung Quốc thua xa nước G7 và chất lượng thi công công trình kém, ông có đánh giá thế nào?

- Nếu nói ngay thì hồ đồ, không thể nói sớm vì nhà máy điện của họ chưa vận hành.

Nhưng rõ ràng, cùng 1 công suất nhiệt điện 300MW, những thiết bị chính như lò hơi…thì của G7 phải hơn Trung Quốc. Còn các kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, mà các nước G7 đã giao lại cho thầu phụ Việt Nam làm thì chắc chắn, tốt hơn so với các thiết bị mà Trung Quốc hiện đang đem vào làm.

Còn bây giờ, phải xem nhà máy đi vào hoạt động, qua một thời gian, mới có thể xác định chất lượng của các tổng thầu. Chỉ thấy rằng, những gì đang thể hiện ở các dự án mà Trung Quốc thắng thầu là: nhiều công trình do Trung Quốc làm, đều do chậm tiến độ, khi vận hành đều không ổn định, có sự cố, nổ, cháy....

Tôi cũng không hiểu sản phẩm này sau bao nhiêu năm nữa, chất lượng tiêu hao và cái phẩm chất của các thiết bị chính của họ có đảm bảo như G7 hay không? Đó là bài toán hết sức đau đầu.

PV: Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh này, phải chăng, do năng lực của nhà thầu Việt Nam kém?

- Tôi khẳng định là chúng ta làm được. Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam đều đã tham gia sâu trong các gói thầu mà G7 làm, ví dụ như nhiệt điện Phả Lại 2 do Sumitomo đứng đầu tổ hợp nhà thầu, đều thuê nhà thầu Việt Nam như Coma, Lilama… sản xuất các sản phẩm cơ khí và phi tiêu chuản lò hơi.

Hoặc nhiệt điện Phú Mỹ, nhà thầu Mitsubishi thuê toàn bộ phần chế tạo thiết bị cơ khí, kết cấu thép, các bồn bể lớn đều do Coma, còn lắp đặt do Lilama, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.

Rõ ràng, chúng tôi đã có trực tiếp ký được các đơn thầu như thế và khi làm việc với G7, chúng ta học hỏi được kinh nghiệm quản lý của họ.

Còn như bây giờ, Trung Quốc làm thầu là ta chịu chết!

PV: Thưa ông, nói vậy, sự xuất hiện tổng thầu Trung Quốc đang gây khó cho ngành cơ khí Việt Nam?

- Vừa rồi, chúng ta có NQ 18 nói về nội địa hóa, tôi trăn trở lắm, nhưng nếu không làm thì cơ khí thì chết đói.

Năm ngoái, xây lắp, cơ khí Việt Nam còn sống được nhờ dự án gối đầu của năm 2008 nhưng năm nay thì không có việc. Nhiều công ty xoay sở không có việc để làm. Trong khi một năm, chúng ta đầu tư vài chục tỷ để mua sắm thiết bị làm nhà máy, nhưng chúng ta không tách ra được. Và những cái mà chúng ta cứ giao tổng thầu Trung Quốc một gói là chúng ta mất trắng.

PV: Theo ông, Chính phủ cần có quan điểm thế nào?

- Chính phủ Việt Nam phải nghĩ đến, những cơ chế làm thế nào để các tổng thầu này phải sử dụng lực lượng lao động trong nước cũng như lực lượng chế tạo cơ khí trong nước.

Nhà nước phải quan tâm nội địa hóa trong các công trình lớn, mà tổng thầu là nước ngòai, có ưu đãi, tín dụng cho lực lượng tham gia. Ví dụ như giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu chế tạo, hay thuế VAT. Các yếu tố đó, với nỗ lực của doanh nghiệp, mới có thể hạ giá thành và đi vào thị trường thầu. Còn nếu ta buông…

Chính ông đại sứ Trung Quốc gần đây đã phát biểu rằng, Chính phủ Trung Quốc có những hỗ trợ về tài chính tiền tệ, hoàn thuế để giúp cho các nhà thầu họ đã được giá rẻ, cạnh tranh với thị trường nước ngoài.

Mà nhờ đó, các tổng thầu của họ chiếm lĩnh thị trường tổng thầu EPC ở Việt Nam và trên thế giới. Việt Nam trở thành nước mà Trung Quốc làm tổng thầu nhiều nhất trong ASEAN, và đứng thứ 3 ở châu Á.

Nếu như, lời của người Trung Quốc đã nói như vậy mà chúng ta thì lại ở tình huống phải chấp nhận giá thấp của họ, Chính phủ mình cũng cần phải suy nghĩ về điều này.

Tại sao, đất nước họ có ưu đãi cho nhà thầu đi xuất ngoại trong khi, ta lại không hề có cơ chế ưu đãi bảo vệ cho chính doanh nghiệp trong nước trên mảnh đất nước, ở các công trình mà trong nước mình đang đầu tư?

Độc giả có suy nghĩ thế nào về những trăn trở trên đây của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam? Mọi ý kiến xin gửi về email: vnr500@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn!

Wednesday, August 4, 2010

'Ớn lạnh' cảnh khói nhang quanh các khu đô thị VIP

- Ở trong những ngôi nhà cao tầng, những khu đô thị cao cấp, nhưng nhiều người không khỏi có những phút giây ớn lạnh khi mở cửa là thấy khói hương nghi ngút bốc lên từ những ngôi mộ trước mặt.

Tin liên quan:

>Nghĩa trang Văn Điển sẽ mở cửa thêm 15 ngày
>Hà Nội: Đóng cửa nghĩa trang Văn Điển từ 1/7

Nghĩa trang "bủa vây" khu đô thị mới 

Sống trên tầng 7 khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội), nhà có hai ban công, nhưng chả mấy khi chị Hoài Phương dám mở cửa hóng gió vào ban đêm, bởi ban công nhìn thẳng ra... nghĩa trang Quán Dền - Nhân Chính cách đó một con đường.

"Cửa mở, tôi lại có cảm giác cả trăm ngôi mộ như chực "chạy" vào nhà, nhất là hôm đầu tháng hay ngày rằm, khói hương nghi ngút", chị Phương kể.

Tuy nhiên, cảm giác "hơi sợ" của chị Phương khi phải sống gần nghĩa trang không "dợn dợn" bằng gia đình ông Việt (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy), bởi dẫu sao nghĩa trang Quán Dền – Nhân Chính đã được che kín bởi một bức tường cao gần 2m, xung quanh đã được những tán cây cao che bớt phần nào. 

Mô tả ảnh.
Hương khói từ những nghĩa trang như thế này khiến cư dân nhiều khu đô thị mới không khỏi ớn lạnh

Còn đối với nhà ông Việt, ngoài nghĩa trang Chùa Hà đã được xây bao trước mặt, còn có thêm hàng trăm ngôi mộ lộn xộn, không hàng lối, mà thực chất là một bãi tha ma, thậm chí, "gần đây mà tôi vẫn gặp những ngôi mộ tập thể, có 2, 3 tiểu sành", ông Việt kể kèm theo cái rùng mình khe khẽ.

Hàng xóm của ông Việt, bà Phạm Thị Thuận còn kinh hãi hơn. Bà Thuận nhớ lại, có hôm làm vườn, xợt cỏ dưới gốc đu đủ, bà gặp ngôi mộ được lấp vội chỉ 20-30cm. "Sợ quá, gọi chồng thắp nén nhang khấn bái rồi đắp cho những linh hồn cô quạnh ấy một nắm đất nhô lên cho người đời biết đó là mồ. Lắm hôm bà đồng nát khơi khơi cũng làm phát lộ mấy hủ sành, tuổi, quá là tội, người chết cũng không được yên".  

Theo bà Thuận, những ngôi mộ kiểu tập thể đó là "sản phẩm" của những ngôi nhà mới xây, khi đào móng hoặc đắp nền, người ta phát hiện rồi thuê cửu vạn tập kết vội vàng, lén lút mang về đây giữa đêm, vì từ lâu, chính quyền đã cấm. 

Mô tả ảnh.
Và để hạn chế ảnh hưởng mỹ quan, khu đô thị Ciputra đã xây bức tường cao 5-6m thế này

Tương tự, không ít người dân sống trong khu đô thị cao cấp bậc nhất Hà Nội (Ciputra) cũng ít nhiều "ngán" cảnh này, bởi hàng chục căn nhà của khu đô thị này nhìn thẳng ra nghĩa trang Xuân Đỉnh với hàng ngàn ngôi mộ.
 
Mặc dù, để tránh cho người dân nhìn trực tiếp ra nghĩa trang, từ nhiều năm trước, ban quản lý khu đô thị này đã dựng lên một bức tường cao trên 5m, ngấp nghé tầng 2 của những căn biệt thự. Thế nhưng, những hôm rằm hay đầu tháng, mùi nhang khói từ nghĩa trang cũng khiến không ít cư dân trong đó ớn lạnh.
 

Và khó cả lo chỗ cho người chết

Việc chờ thành phố sắp xếp, di dời xong các nghĩa trang nhỏ ở trong các quận nội thành, các khu đô thị mới nói trên trong 4-5 năm tới là điều khó thành hiện thực.

Nghĩa là, cảnh người dân, dù sống trong những khu đô thị cao cấp cũng phải chịu cảnh mồ mả "bủa vây". Bởi một thực tế nữa, quỹ đất lo chỗ an táng cho người chết hiện rất khó khăn, nói chi đến việc di chuyển, tập kết số nghĩa trang này ra khỏi nội đô.

Trưởng Ban phục vụ tang lễ thành phố (Sở Lao động – Thương binh & Xã hội), ông Hoàng Thành Thái thừa nhận, hiện chỗ an táng cho người chết là một bài toán khó đối với thành phố, thực tế các nghĩa trang hiện có đã trở nên quá tải.

Đặc biệt, từ 22/7 vừa qua, khi nghĩa trang Văn Điển chính thức dừng việc hung táng (chuyển về nghĩ trang Công viên Vĩnh Hằng ở huyện Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 70km) khiến những gia đình có người sắp "gần đất xa trời" không khỏi lo lắng. Mặc dù, từ lâu, trước khi có quyết định đóng cửa nghĩa trang Văn Điển, UBND thành phố Hà Nội đã có những quyết định chỉ đạo nhanh chóng xây dựng thêm những nghĩa trang – công viên mới, như dự án mở rộng thêm hơn 16ha tại công viên Vĩnh Hằng, Nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì). 

Mô tả ảnh.
Nghĩa trang Văn Điển đã chính thức thôi nhận hung táng từ 22/7, khiến chỗ yên nghỉ cho người chết thêm phần khó khăn

Tuy nhiên, khoảng cách 70km từ các quận nội thành lên Ba Vì thực sự khiến người dân lo lắng, ái ngại. "Từ sau khi nghĩa trang Văn Điển ngừng tiếp nhận hung táng, người dân còn rất dè dặt lên đăng ký tại các nghĩa trang ở Ba Vì. Mỗi ngày chỉ 3-5 trường hợp, phải có thời gian để người dân làm quen", ông Thái nói. 

Hoặc một "đại dự án" khác rất được người dân chờ đợi vì nằm ngay huyện Sóc Sơn, cách trung tâm khoảng 35km, dù đã được thành phố thúc ép từ lâu: Dự án Công viên nghĩa trang Thiên Đường với quy mô 100ha, kinh phí đầu tư trên 300 tỷ đồng, dự kiến hết quý III/2011, giai đoạn 1 của Công viên nghĩa trang Thiên Đường Sóc Sơn sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Thế nhưng, qua một năm chuẩn bị, vẫn chưa thể đặt viên gạch đầu tiên vì chưa được giao mặt bằng, ngay cả khi đích thân Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị đã không ít lần đích thân chỉ đạo chủ đầu tư và chính quyền sở tại khẩn trương xây dựng. 

"Như vậy người dân thành phố sẽ thiếu chỗ an táng người chết vì các nghĩa trang hiện có đã ở trong trạng thái quá tải, các nghĩa trang mới chưa triển khai hoặc chưa thể hoàn thành. Đây quả là bài toán khó không dễ có lời giải. Trong khi chờ các dự án công viên khác được thực hiện, chỉ còn mong các tuyến đường như QL32, Láng Hòa Lạc hoàn thành, thì người dân mới mặn mà hơn khi cho người thân lên yên nghĩ ở Ba Vì", ông Thái bày tỏ. 

  • Hà Lê

Con trai đầu của Nông Đức Mạnh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Ông Nông Quốc Tuấn được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang

Chiều 3/8, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã họp đột xuất, bầu ông Nông Quốc Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy, làm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Ông Nông Quốc Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang. Ảnh: na.gov.vn.

Theo TTXVN, tại hội nghị đột xuất của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang, ông Trần Lưu Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban tổ chức trung ương đã thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc giới thiệu ông Nông Quốc Tuấn để Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2005-2010.

Ông Nông Quốc Tuấn sẽ thay ông Đào Xuân Cần, Ủy viên trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nhiệm kỳ 2005-2010, đã chuyển công tác khác.

Sinh ngày 12/7/1963, ông Nông Quốc Tuấn là người dân tộc Tày, quê ở xã Xã Cường Lợi (Na Rì, Bắc Kạn). Trước khi đảm trách chức Phó bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, ông Tuấn là Bí thư trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp thanh viên Việt Nam.

Ông Tuấn là đại biểu Quốc hội khóa 12.

Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Phùng Hữu Phú vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Viết Thảo (nguyên tổng biên tập tạp chí Lý luận chính trị thuộc Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm tổng biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 1/8, thay ông Đào Duy Quát.

Xuân Hoa

Đàm Vĩnh Hưng tiếp tục chuyến lưu diễn tại Úc Châu ???

Hình hot nhé :)

Hình hot nhé :)
Cập nhật bởi: Nha Trang Nguyễn

Thời gian gần đây, trên các trang diễn đàn lá cải rầm rộ những tin đồn thất thiệt như: Mr.Đàm kết hôn giả, Mr.Đàm đi hát bằng visa du lịch, Mr.Đàm trốn thuế....Fans của anh rất bức xúc trước những tin đồn kiểu này, nghe rất buồn cười, vừa ấu trĩ vừa không có kiến thức. Chỉ vì ganh ghét mà bày ra nhiều trò để hạ thấp uy tín của Mr.Đàm như vậy thì thật là hèn hạ.

Fans của anh hết sức phẫn nộ, mọi người đã liên lạc với anh, muốn anh đưa ra bằng chứng để vỗ vào mặt những kẻ ăn không ngồi rồi chuyên đi dựng chuyện. Nhưng Mr.Đàm đã từ chối, theo anh: Cây ngay không sợ chết đứng. Vàng thật không sợ lửa.

Nhưng fans thì quá bực bội khi hàng ngày phải đối diện những tin đồn ác ý đó, BĐH PF đã liên lạc với chị Giám Đốc cty Tiếng Hát Việt để tìm hiểu về việc này, chị Giám Đốc cũng đồng ý phải đưa ra bằng chứng để fans yên tâm, đồng thời cho mọi người thấy rõ Cty Tiếng Hát Việt là một Công ty lớn, làm ăn có uy tín, không có chuyện đưa ca sĩ đi hát bằng visa du lịch, càng không có chuyện trốn thuế...Chị đã đưa cho mọi người xem tận mắt Passport của Mr.Đàm. Và đây là visa của anh

 

 

 

Cũng xin nói thêm để fans của anh sau khi đọc xong bài này sẽ có thêm những tràng cười sảng khoái. Vài ngày gần đây, họ - những người vô công rỗi nghề - lại tung thêm tin rằng Mr.Đàm bị hành hung tại Philadelphia, Mr.Đàm bị giữ lại ở Mỹ để điều tra và Mr.Đàm hiện đang giữ chức Hội trưởng hội Nghệ sĩ nhân dân tại VN.....

BĐH PF xin mạn phép Mr.Đàm để đính chính những thông tin trên, vào thời điểm QUÝ VỊ VÔ CÔNG RỖI NGHỀ  đưa tin là Mr.Đàm bị hành hung tại Philadelphia thì anh đang ở tại Orlando-Florida, và bên cạnh anh lúc nào cũng có đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp, không một bà con dòng họ nào của lý tống có thể đến gần anh được. Còn đối với tin anh đang bị phía Mỹ giữ lại thì xin thưa cùng quý vị: Mr.Đàm nhà mình đang trên đường trở về để tiếp tục chuyến lưu diễn tại Úc Châu. ( Fans ở Úc lưu ý nhé, ngày 5/8 Mr.Đàm sẽ có mặt tại Úc, ngày 6/8 anh sẽ biểu diễn tại Sydney, ngày 8/8 tại Melbourne )

Và cũng xin trân trọng thông báo cho quý vị ưa đặt điều dựng chuyện biết rằng ở VN hiện không có cái chức Hội trưởng hội nghệ sĩ nhân dân, khi kể lại cho Mr.Đàm nghe chuyện này anh đã cười ngất và phát biểu rằng " anh xin được nhận chức Hội trưởng hội shopping!"

BĐH PF.

Tuesday, August 3, 2010

“Lương tâm thời đại” một thời đã qua

Ông Nhật Tuấn nói nhà văn không còn đóng vai trò 'phản biện xã hội'

Đại hội toàn thể toàn quốc của Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra trong tuần này, từ 4 đến 6-8.

Điểm đặc biệt của lần họp này là cả 922 hội viên cả nước đều được tham dự, khác với những lần trước chỉ là đại hội đại biểu.

Trong loạt bài của BBC về sự kiện này, có những nhà văn như Bấm Nguyễn Phan Hách cho biết ông mong đợi sự kiện này và hy vọng nhân sự lãnh đạo mới là "nhà văn có uy tín" và đồng thời, phải có những "người trẻ, đội ngũ trẻ, những nhân tố trẻ".

Nhưng cũng có những nhà văn không tham dự, như Nguyên Ngọc, Nhật Tuấn...

Trả lời phỏng vấn của BBC qua điện thoại hôm 3/8, nhà văn Nhật Tuấn, tác giả của Đi về nơi hoang dã (1988) và hiện sống ở Sài Gòn, cho biết lý do không dự đại hội Hội nhà văn lần thứ Tám.

Nhật Tuấn: Tuần trước, tôi có gặp nhà văn Nguyên Ngọc. Nhìn thấy ông như nhìn thấy cả một thời đã qua. Tôi ghé tai ông nói nhỏ: Anh ơi, một thời đã qua rồi." Nguyên Ngọc nhìn tôi cười cười: "Nhưng mà thời mới chưa tới…"

Vâng, một thời đã qua rồi, cái thời nhà văn còn là "lương tâm thời đại", "thư ký thời đại", là bộ phận "nhạy cảm nhất của dân tộc", cái thời ấy đã qua rồi.

Vào thời đó, nhà văn còn đau đáu những nỗi buồn dân tộc, còn rung cảm với những nỗi đau thời đại và họ "lập ngôn" bằng văn chương chứ ít ai đăng đàn phát biểu hoặc viết bài nghị luận.

Vào thời đó nhà văn đồng thời cũng là tác giả, nhắc tới tên nhà văn thường kèm theo tên tác phẩm. Như Hà Minh Tuân với "Vào đời", Vũ Bão với "Sắp cưới", Văn Linh với "Mùa hoa dẻ"…

Nếu văn chương thường được mùa vào thời điểm xã hội được xả xú páp thì ở Việt Nam đã có hai lần như vậy.

Lần thứ nhất, sau năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền, ở Việt Nam không khí cởi mở đến độ chỉ trong vòng 10 năm văn học VN đã có Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân … và cả một nền nghệ thuật ta vẫn gọi là "tiền chiến". Tiếc thay, sau năm 1945, cái xú páp đã đóng lại rồi. Nhưng cũng còn may, giả thử Đảng CS Đông Dương cướp được chính quyền từ năm 1930, liệu chúng ta có được "Số đỏ", "Chí Phèo", " Thiên Thai ", "Đêm Đông", "Giọt mưa thu"…?

Đợt xả xú páp thứ 2 cho văn học chính là năm 1989 khi ông Tổng Bí thơ Nguyễn văn Linh lên tiếng cởi trói cho văn nghệ sĩ và lập tức một dòng văn học "phản kháng", "phản tỉnh" đã ra đời với nhiều tác phẩm của nhiều tác giả mà cho đến nay vẫn là bộ phận sáng giá nhất trong kho lưu trữ văn học.

Rất tiếc cánh cửa mở hé năm 1989 chỉ hai năm sau đã đóng sập lại cho tới ngày nay.

Có thể biết trước cái đại hội nhà văn lần thứ 8 này chẳng có tác dụng gì trong việc thúc đẩy cái xú páp ấy mở ra nên tôi không tham gia.

Nhật Tuấn

Cái thời đó qua rồi và "cái thời mới" như nhà văn Nguyên Ngọc nói chắc phải chờ tới lần xả xú páp thứ ba thì văn học may ra có cơ hội được mùa.

Có thể biết trước cái đại hội nhà văn lần thứ 8 này chẳng có tác dụng gì trong việc thúc đẩy cái xú páp ấy mở ra nên tôi không tham gia.

BBC: Theo quan điểm của ông, Đại hội Hội nhà văn có tác động, ảnh hưởng gì đến dư luận xã hội hiện nay hay không?

Ai cũng biết Hội nhà văn là hội quần chúng của Đảng, là cơ quan để quản lý tư tưởng, sáng tác của nhà văn. Vào cái thời đã qua như tôi vừa nói, các nhà văn còn có "ý thức công dân", có trách nhiệm với "lương tâm thời đại", có đôi chút dũng cảm để "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Vào cái thời đó, Đảng đổ tiền bạc, công sức ra để làm công tác "quản lý nhà văn" là đúng rồi.

Thời nay vai trò "phản biện xã hội" dường như các nhà văn đã nhường cho các luật sư. Chính các luật sư mới là đối tượng Đảng cần phải lưu tâm, lo lắng tới chứ không phải các nhà văn. Ta cứ thử coi Cù Huy Hà Vũ, Lê thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Trần Đình Triển…Chính những luật sư đó mới là những người "phản biện" một cách sâu sắc, quyết liệt nhất.

Chính vì lẽ đó, tôi đề nghị Ban tuyên giáo tổ chức lại Hội nhà văn sao cho gọn nhẹ, thiết thực, rút bớt đến mức tối thiểu tiền tài trợ cho Hội. Ban chấp hành cần thiết phải am hiểu văn học Việt Nam để có thể tổ chức những cuộc hội thảo, định đúng giá trị những tác phẩm hiện nay còn nằm trong vùng "nhạy cảm" như "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn, "Miền hoang tưởng" và "Trư cuồng" của Nguyễn Xuân Khánh, "Đi về nơi hoang dã" của Nhật Tuấn, "Đêm thánh nhân" của Nguyễn Đình Chính, "Người dẫn đường thọt chân" của Bùi Việt Sỹ, "Ngửa mặt kêu trời" của Tô Hoàng, vân vân…Mặt khác, cần kịp thời phát hiện những tài năng mới để quảng bá cho bạn đọc.

BBC: Xin hỏi ông nghĩ gì về thế hệ nhà văn trẻ gần đây?

Sau đại chiến lần thứ Hai, thế giới phục hưng, văn học nghệ thuật nở rộ những trào lưu "hiện đại" như chủ nghĩa hiện sinh, siêu thực, biểu hiện, cấu trúc…Tiếc thay khi đó văn nghệ sĩ miền Bắc lại kéo nhau lên rừng để học "đề cương văn hoá Diên An", còn người đọc thì được giáo dục một thứ thẩm mỹ "văn hoá công nông" hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài.

Do mất cái gốc đó, nên sang thời kinh tế thị trường những thể nghiệm "hậu hiện đại" vừa khó được công chúng tiếp nhận vừa giống như trò nhăn mặt bắt chước Tây Thi đau bụng thời xưa. Tài năng lớn để có thể cho ra đời kỳ hoa dị thảo thì chưa thấy nhưng đã xuất hiện những tài năng trẻ thực sự như Nguyễn Ngọc Tư, Lynh Bacardi, Bùi Chát, Lý Đợi, Đinh thị Như Thuý…

Hy vọng họ sẽ vượt qua được cơn hồng thuỷ của sự dối trá đang diễn ra làm đảo lộn các giá trị để cho ra đời những kỳ hoa, dị thảo.

Bán bệnh án giả cho người muốn hưởng chế độ da cam


Đối tượng bị truy nã Nguyễn Thị Nhẫn.



14:05:00 01/08/2010
Nhẫn đã làm 250 bộ hồ sơ bệnh án, giấy ra viện đóng dấu Bệnh viện Bạch Mai giả chuyển cho Bính, Côi, Kiên, Thái đem bán cho những người có nhu cầu xin làm thủ tục bị ảnh hưởng chất độc da cam.

Ngày 30/7, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã ra quyết định truy nã đối với Nguyễn Thị Nhẫn, 56 tuổi, trú tại xã Vũ Lạc, TP Thái Bình (Thái Bình) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Trước đó, cơ quan Công an đã khởi tố bị can đối với 4 đối tượng: Nguyễn Văn Bính; Hoàng Văn Côi, cùng 61 tuổi; Lương Ngọc Kiên, 64 tuổi, cùng trú tại huyện Quỳnh Phụ và Nguyễn Trọng Thái, 56 tuổi, trú tại huyện Đông Hưng cũng về tội danh trên. Trong đó Bính và Côi là cán bộ phụ trách Hội TNXP xã.

Theo tài liệu của cơ quan Công an, cầm đầu đường dây này là Nguyễn Thị Nhẫn. Nhẫn từng là cán bộ của một trường tiểu học trên địa bàn TP Thái Bình, sau bị kỷ luật nghỉ việc. Từ đó, chị ta quay sang làm môi giới chạy việc.

Đầu năm 2010, Nhẫn phát hiện nhu cầu của nhiều người đi bộ đội về nhưng không đủ tiêu chuẩn (không đi chiến đấu tại các chiến trường miền Nam có chất độc da cam, không bị ảnh hưởng của chất độc da cam…) nhưng muốn hưởng tiền chế độ hàng tháng và các ưu đãi.

Trong hồ sơ xin làm thủ tục bị ảnh hưởng chất độc da cam, những người này không có giấy ra viện, bệnh án của các bệnh viện. Vì thế, chị ta đã trực tiếp làm giả các giấy ra viện, bệnh án này bằng cách viết tên, tuổi của người cần làm chế độ, bịa ra bệnh án, rồi làm giả dấu của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Thái Bình, chữ ký của những người có trách nhiệm tại 2 bệnh viện trên.

Tổng cộng, Nhẫn đã làm và chuyển 250 bộ hồ sơ bệnh án, giấy ra viện giả kiểu như vậy cho Bính, Côi, Kiên, Thái đem bán cho những người có nhu cầu. Giá của những bộ bệnh án giả này qua các "cầu" cũng được nâng cao. Nhẫn bán ra 500 ngàn đồng/bộ, 4 đối tượng bị khởi tố nói trên bán tiếp với giá 1 đến 1,5 triệu đồng/bộ, bên dưới vẫn có những "chân rết" bán tiếp với giá cao hơn.

Khám nhà các đối tượng, cơ quan Công an đã thu giữ được nhiều sổ sách, giấy tờ có liên quan. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan Công an đã tìm ra được những người mua, trong đó có người đã chuyển hồ sơ (trong đó có bệnh án rởm) sang Sở Lao động - Thương binh tỉnh để làm thủ tục. Hiện vụ án đang tiếp tục điều tra


T.H

Nhà thầu Trung Quốc “Trùm mền” hàng loạt cầu tại ĐBSCL

Thứ ba, 03/08/2010, 01:36 (GMT+7)

Tuyến đường từ Cần Thơ về Cà Mau chỉ dài 180km nhưng từ đầu mùa mưa đến nay tài xế xe tải, xe khách phải chạy mất gần 5 giờ, vì vướng vô số "ổ voi" và kẹt xe liên tục tại hàng loạt cầu thuộc dự án khôi phục 16 cầu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư.

Ám ảnh kẹt xe

Chỉ trong một tuần nay, cầu Xả Bảo đi qua địa bàn huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) bị kẹt xe đến 4 lần đều vào buổi sáng. Rạng sáng 31-7, hàng trăm xe tải, xe khách rồng rắn nối đuôi nhau chờ qua cầu kéo dài đến địa phận tỉnh Sóc Trăng.

Ông Nguyễn Văn Toàn, tài xế xe khách chạy tuyến Cần Thơ – Cà Mau buộc phải quay về vì chờ hơn một giờ vẫn chưa qua được cầu. Hai ngày trước, tại đây cũng bị kẹt xe làm hàng trăm ô tô phải nhích từng tí một.

Ông Trần Minh Trung, tài xế xe tải chở tôm đông lạnh ở Cà Mau, cho biết không chỉ cầu Xả Bảo, thời gian gần đây các cầu Cái Dầy, Xóm Lung, Láng Tròn cũng kẹt xe liên tục. Tuần trước ông Trung mất đến 6 tiếng mới "bò" qua được đoạn đường 80km từ Giá Rai (Bạc Liêu) lên Sóc Trăng. Ông Trung cho biết, không chỉ ám ảnh vì kẹt xe gây mất thời gian mà còn đau lòng chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông do cầu tạm trơn trượt, thủng sàn và đường vào một số cầu xuất hiện nhiều ổ voi như những cái bẫy.

Đội trưởng một đội thi công của nhà thầu Cienco 4, ông Nguyễn Minh Hà, cho biết, nguyên nhân xảy ra kẹt xe thường xuyên ở một số cầu tạm là do trời mưa gây chập điện làm mất tín hiệu giao thông. Bên cạnh đó, không ít tài xế thường xuyên cho xe vượt đèn đỏ gây kẹt cầu kéo dài.

Cầu tạm Phú Lộc bị thủng sàn rất nguy hiểm. Ảnh: HỒNG DÂN

Khởi động thi công

Dù khởi công xây dựng 9 cầu sớm hơn 7 cầu của nhà thầu Cienco 4 nhưng nhà thầu CSCEC chỉ xây được 3 cầu: Đầu Sấu, Cái Răng và Nàng Mau. 6 cầu còn lại của CSCEC nằm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng chỉ được thi công một thời gian ngắn rồi… "trùm mền".

Để nhanh chóng hoàn thành dự án, Ban Quản lý dự án 2 thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tháo gỡ khó khăn bằng cách cho CSCEC thanh lý hợp đồng trước hạn để Tổng cục Đường bộ Việt Nam xin ý kiến Chính phủ đấu thầu lại 6 gói thầu xây cầu Kinh Xáng, Nhu Gia, Phú Lộc, Nọc Nạng, Giá Rai và Hộ Phòng.

Hiện chủ đầu tư đã tìm được nhà thầu mới là Công ty CP Đạt Phương và Công ty CP Bê tông 620 Châu Thới nên 6 cầu này vừa được "tái khởi công" trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, cán bộ phụ trách dự án 16 cầu cho biết, 7 cầu của nhà thầu Cienco 4 dự kiến thông xe vào tháng 8-2010. Đối với 6 cầu vừa được tái khởi công theo kế hoạch hoàn thành sau một năm nhưng các nhà thầu đưa ra chỉ tiêu phấn đấu thông xe vào tháng 2-2011.

Dự án khôi phục 16 cầu được triển khai vào tháng 3-2007 khi quốc lộ 1A đã được nâng cấp. 3 năm qua, tuyến Cần Thơ – Cà Mau đường thông nhưng cầu chưa thoáng.

Những ngày đầu triển khai dự án, Tổng Công ty Xây dựng quốc gia Trung Quốc (CSCEC) – đơn vị trúng thầu rầm rộ khởi công 9 cầu: Đầu Sấu, Cái Răng (Cần Thơ); Nàng Mau (Hậu Giang), Kinh Xáng, Nhu Gia, Phú Lộc (Sóc Trăng); Nọc Nạng, Giá Rai, Hộ Phòng (Bạc Liêu). Đúng một năm sau, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) khởi công 7 cầu còn lại là Phụng Hiệp (Hậu Giang), Khánh Hưng (Sóc Trăng) Xả Bảo, Cái Dầy, Dần Xây, Xóm Lung, Láng Tròn (Bạc Liêu).

Theo kế hoạch, cả 16 cầu này hoàn thành vào tháng 3-2010 nhưng đến nay cầu lẫn đường vẫn chưa thông.

HỒNG DÂN

PMU 18 Bùi Tiến Dũng: “Việc cho mượn xe không có gì sai”

SGTT.VN - Ngày 28.7, theo TTXVN, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước và lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại PMU 18.

Bùi Tiến Dũng (giữa) ra tòa năm 2007 về tội danh đánh bạc và đưa hối lộ. Ảnh: T.T

Nguyên tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng ra hầu tòa cùng 4 đồng phạm là: Vũ Mạnh Tiên (phó Chánh văn phòng PMU 18), Lê Thị Thanh Hòa (phó phòng PID 6), Nguyễn Thanh Sơn (phó phòng PID 6), Bùi Thu Hạnh (phòng tài chính kế toán, em gái bị cáo Dũng). Bùi Tiến Dũng là bị cáo duy nhất bị tạm giam và bị truy tố về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" (Điều 165-BLHS). 4 bị cáo còn lại đều được tại ngoại và cùng bị xét xử về tội danh "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (Điều 281-BLHS).

Tại phiên tòa, nhiều nhân chứng, đơn vị và người có nghĩa vụ quyền lợi liên quan bị triệu tập cũng như một số cơ quan được Tòa mời đến tham dự đã không có mặt. Các luật sư bào chữa cho 5 bị cáo đã đề nghị tòa hoãn phiên xử do "vắng mặt quá nhiều nhân chứng có thể nói lên hành vi của các bị cáo có sai phạm hay không". Sau khi hội ý, HĐXX tuyên bố tiếp tục xét xử bình thường và "trong 3 ngày xét hỏi, tòa sẽ triệu tập hoặc cần thiết sẽ công bố lời khai".

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, trong thời gian đương nhiệm (1998-2005), Bùi Tiến Dũng đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao đã cho mượn sử dụng sai mục đích 7 ôtô. Bản thân ông Dũng sử dụng không đúng quy định tiêu chuẩn định mức 2 ôtô. Theo kết luận giám định, việc cho mượn xe của ông Dũng đã gây thiệt hại gần 2,7 tỷ đồng.

Các bị cáo Tiên, Hòa, Sơn, Hạnh bị VKS cáo buộc trong quá trình thực hiện dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đã yêu cầu Ban điều hành các gói thầu ký khống hợp đồng thuê nhà, thuê trụ sở, thuê ôtô, lập bảng lương khống chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng... Cụ thể, bị cáo Tiên chiếm hưởng cá nhân gần 300 triệu đồng. Bị cáo Hòa cùng chồng Phạm Tiến Dũng (trưởng phòng kinh tế kế hoạch PMU 18, đã chết trong quá trình tạm giam) thu lợi tổng cộng hơn 500 triệu đồng. Bị cáo Sơn "tư túi" trên 220 triệu đồng và bị cáo Hạnh cầm 53 triệu đồng.

Trong phiên xử buổi chiều, HĐXX tập trung thẩm vấn làm rõ hành vi sai phạm của các bị cáo trong việc cho mượn xe ô tô sai nguyên tắc. Bị cáo Bùi Tiến Dũng là người đầu tiên bị xét hỏi trong số 5 bị cáo để làm rõ hành vi cho mượn 7 ô tô trái quy định. Các đơn vị sử dụng xe gồm: Công an quận Đống Đa, Công an quận Thanh Xuân, Công an quận Cầu Giấy, Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn và công đoàn ngành giao thông vận tải.

Về nội dung này, bị cáo Dũng khai, do thời điểm đó, các xe của dự án do PMU 18 rất nhiều, trong khi các kho bãi để lưu giữ chưa được bố trí. Việc thanh lý, giải quyết đều chậm trễ, ông đã quyết định cho một số đơn vị mượn. Ông Dũng cho rằng, việc ông cho mượn xe không có gì sai, bởi việc này không vì mục đích riêng tư mà còn có lợi chung cho nhà nước. Đến khi bị Tòa hỏi: "Có văn bản nào của Nhà nước quy định Tổng Giám đốc có thể điều động, cho mượn được tài sản?". Ông Dũng mới lúng túng chống chế: "Đây không phải là điều động hẳn cho một cơ quan nào mà chỉ cho mượn. Thực tế thì không có văn bản nào quy định Tổng giám đốc được cho mượn cả".

Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày.

Long An: 87 cán bộ xã sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả

SGTT.VN - Qua rà soát số cán bộ dự kiến nhân sự cấp ủy đảng cơ sở đã tốt nghiệp Trung học phổ thông (hệ bổ túc) tại trường Cao đẳng nghề số 8 - bộ Quốc phòng (đặt Đồng Nai), Công an tỉnh Long An phát hiện 87 trường hợp sử dụng văn bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp phổ thông giả.

Hầu hết đối tượng sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả đều là cán bộ chủ chốt như phó Bí thư, phó Chủ tịch HĐND, người đứng đầu các ban, ngành, đoàn thể,... của các xã thuộc các huyện Mộc Hóa, Đức Hòa, Châu Thành, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Trụ.

Theo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Long An, đối với một số cán bộ vi phạm sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả đã trúng cử đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ cấp trên, đề nghị rút khỏi danh sách đoàn đại biểu. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể, tỉnh sẽ yêu cầu các huyện ủy xử lý với hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.

TH

Thanh Toàn phỏng vấn Đỗ Dũng, ký giả báo Người Việt

Sunday, August 1, 2010

Thư Đàm Vĩnh Hưng gửi fan và khán giả

Chủ nhật, 01/08/2010 00:00

(2Sao) - Trong thời điểm nhạy cảm này, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đang dính vào rất nhiều những tin đồn không hay như trốn thuế, kết hôn giả, biểu diễn bằng visa du lịch...

>> Mr Đàm từng kết hôn giả tại Mỹ?

Sự việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị thành phần phản động Lý Tống xịt hơi cay vào mặt khi đang biểu diễn chưa ngã ngũ thì còn xuất hiện thông tin FBI đang bắt tay điều tra việc trốn thuế của anh trong nhiều năm biểu diễn tại Mỹ.



Thêm nữa, một tờ giấy được cho là giấy kết hôn giữa một người tên Huỳnh Minh Hưng và bầu show Liên Phạm đang được phát tán trên Internet với vận tốc chóng mặt. Những thông tin bao quanh Đàm Vĩnh Hưng ngày một trở nên "rối rắm" mà chưa có bất cứ thông tin chính thức, đáng tin cậy nào được công bố. Theo nguồn tin của 2Sao, Đàm Vĩnh Hưng sẽ trở về nước vào đầu tháng 8.

Trước tình hình rối ren, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã chính thức lên tiếng. 2Sao xin gửi đến độc giả bức thư nguyên văn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng gửi đến fan hâm mộ và khán giả trên trang web chính thức của anh:


Trước tiên là Hưng xin được gửi lời cám ơn và chúc sức khỏe đến tất cả những fans những trang facebook cá nhân đã từng yêu mến và lên tiếng bênh vực, che chở Hưng bằng những tấm chân tình đẹp nhất mà các bạn đã dành riêng tặng Hưng.

Mặc dù Hưng không muốn sử dụng facebook vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến trang web của mình, dẫu biết rằng hiện nay đang có rất rất rất nhiều người mượn danh của Đàm Vĩnh Hưng để tạo ra bao nhiêu là trang facebook giả nhưng chuyện này cũng không quan trọng lắm.

Hưng sẽ nhớ mãi tình cảm của mọi người, I love you all, my fans. Vài ngày gần đây có những thông tin cũ rích và xưa hơn cả trái đất đã xuất hiện trên các phương tiện thông tin trang mạng, nào là Đàm Vĩnh Hưng bị FBI sờ gáy, Lý Tống kiện Đàm Vĩnh Hưng vì xài visa du lịch hoặc đi hát trốn thuế, kết hôn giả.....

TOÀN LÀ NHỮNG TIN BỊA ĐẶT, RẺ TIỀN NHẰM BÔI NHỌ DANH DỰ VÀ UY TÍN CỦA NGƯỜI KHÁC....

Hưng viết thư này để các fans của Hưng yên tâm khỏi lo lắng và bồn chồn suốt mấy ngày qua. Thật xấu hổ và nực cười cho một vài "cộng tác viên" của một hai trang tin tại Việt Nam lại đưa thông tin một cách bù nhìn, xuẩn ngốc như một con vẹt mà không hề có sự tôn trọng người trong cuộc bằng cách liên lạc qua email, hay bằng số điện thọai của Hưng để kiểm tra mức độ chính xác của thông tin mà mình muốn đăng tải?!

Không hề có thái độ bình luận đúng sai như một người hiểu biết rộng, để rồi chỉ biết copy những bài viết với những thông tin xưa cũ và không hề "sáng tạo" như thế?

Năm nay là năm bao nhiêu rồi mà còn tin và đưa tin chuyện đi hát bằng Visa du lịch với một tên tuổi như Đàm Vĩnh Hưng? Đấy chỉ là suy nghĩ của những người chỉ ở nhà không đi được đến đâu hoặc là chỉ số IQ thấp quá nên mới tin vào những thông tin bịa đặt như chuyện trốn thuế. Họ nghĩ chính phủ Mỹ là ai vậy? Thấp như họ chăng? Đó là Hưng chưa muốn nói đến chuyện đã đánh giá Đàm Vĩnh Hưng quá thấp trong chuyện này rồi đó nhé!

Còn chuyện Đàm Vĩnh Hưng kết hôn hay không, giả hay thật thì cứ để phát luật trả lời, còn lâu nữa mới đến lượt quý vị phát ngôn. Thật ra, Đàm Vĩnh Hưng thích lấy ai thì cứ lấy, đâu đến lượt quý vị mở miệng. Biết đâu được khi tờ giấy kết hôn thật của tôi đưa ra lại là tên của một vị chính khách cao cấp nào đó trên thế giới này thì sao? Hãy đợi xem. Làm ơn, hãy trưởng thành đi các vị ơi, đang chống đối việc Đàm Vĩnh Hưng đi tuyên truyền văn hóa Cộng sản, mặc dù Đàm Vĩnh Hưng không hề có khả năng cũng như tư cách để làm. Bỗng nhiên quay qua kiện Đàm Vĩnh Hưng đi hát bằng visa du lịch, hát trốn thuế, kết hôn giả…vv

Buồn cười quá đi thôi! Còn ai ngày hôm nay chưa cười thì vào đây mà đọc thư này của Đàm Vĩnh Hưng  rồi sẽ tìm thấy tìm thấy nụ cười, và bỗng nhiên thấy mình đang ở một nơi rất cao.

Đàm Vĩnh Hưng

Hiện tại, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mới chính thức viết thư "ngỏ" và cũng chưa có thêm bất cứ một nguồn thông tin chính thức hay đáng tin nào khác, để tìm hiểu rõ hơn về sự việc, chúng tôi sẽ cố gắng liên lạc với Mr Đàm ngay khi anh trở về Việt Nam.

Tuấn Anh

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty