TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, March 13, 2010

Tàu lạ đâm chìm thuyền cá, 17 ngư dân thoát chết

Thuyền cá của ông Dương Thành Phú ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) với 17 ngư dân đang neo đậu ở phía đông nam quần đảo Hoàng Sa đã bị một tàu lạ đâm chìm tại chỗ rồi bỏ chạy.
Sau nửa tiếng vật lộn với sóng nước trong đêm 9/3, các ngư dân bị nạn may mắn được một tàu Quảng Ngãi đang đánh bắt hải sản gần đó phát hiện, cứu vớt an toàn và đưa về đất liền. Chiều 11/3, các ngư dân bị nạn đã về đến đảo Lý Sơn.
Ông Phú kể lại, chiếc tàu lạ lớn gấp 3 lần thuyền đánh cá của ông, có đèn pha siêu áp cỡ lớn, dài khoảng 40 m. Tuy nhiên do đêm tối nên không nhận biết được số hiệu cũng như cờ trên tàu.
Toàn bộ ngư lưới cụ và hải sản đánh bắt được đã bị chìm cùng với chiếc tàu. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng.
Vụ việc đã được ông Phú báo cáo với chính quyền địa phương.
Khánh Bình

Hacker đưa thông tin cá nhân sai lạc về thành viên X-Café

2010-03-12
Dư luận chưa kịp nguôi ngoai với việc diễn đàn X-Cafe thông báo tạm ngưng hoạt động 15 ngày, thì việc thông tin chi tiết của 4 thành viên trong diễn đàn bị đăng tải công khai trên một trang web của hacker đã làm cộng đồng dân mạng rúng động.

Hình chụp từ trang web của hacker x-cafevn-db.info
Trang web của hacker quảng cáo chuyên mục "Mỗi ngày một nhân vật", công khai thông tin các thành viên diễn đàn X-Cafe

Bịa đặt thông tin

Một website của Hacker mới ra đời http://www.x-cafevn-db.info/  tuyên bố sẽ công khai từng ngày toàn bộ thông tin nội bộ của trang web nổi tiếng http://www.x-cafevn.org, với danh sách và địa chỉ email của 100 thành viên, đã bắt đầu công bố chi tiết cụ thể của 4 thành viên của diễn đàn X-Café là Mạc Điền, Phạm Thắng, Hoàng Ngọc Diêu và lã Quốc Việt.

Sa thải gần 1.000 công nhân vì đình công

TT - Ngày 11-3, ông Lee Ta Hun, giám đốc Công ty TNHH Bando Vina (đóng tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, Tây Ninh), cho biết sẽ sa thải gần 1.000 công nhân (toàn bộ số công nhân ở công ty hiện nay) vì đã đình công trái luật.
Cuộc đình công bắt đầu từ ngày 3-3 và kéo dài đến nay. Mặc dù ban giám đốc Công ty Bando Vina đã nhiều lần kêu gọi nhưng công nhân vẫn không quay lại làm việc. Sáng sớm mỗi ngày, họ tụ tập trước cổng công ty khoảng một giờ rồi ra về. Ngày 10-3, Công ty Bando Vina ra “tối hậu thư”: đến 12g ngày 11-3, nếu công nhân còn đình công sẽ bị sa thải.
Trước đó, ngày 5-3, công ty đã thông báo nâng lương cơ bản (khoảng 10%) và một số khoản phụ cấp cho công nhân. Tuy nhiên, công ty cương quyết không đồng ý trả lương cho công nhân trong những ngày họ đình công. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cuộc đình công kéo dài. Ngoài ra, công nhân còn yêu cầu công ty phải tăng thêm mức lương cơ bản và các khoản phụ cấp, giảm giờ tăng ca. Ông Lee Ta Hun cho biết từ ngày 12-3 cho công nhân làm các thủ tục nghỉ việc. Công ty Bando Vina (100% vốn Hàn Quốc) được thành lập năm 2007, chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu.
QUỐC HƯNG

Dân tạm giữ 3 cán bộ đo đạc đất đai

Thứ Bảy, 13/03/2010, 03:07 (GMT+7)
TT - Ngày 11-3, tại thôn Bình Tịnh (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), hàng trăm người dân đã tạm giữ ba cán bộ đo đạc của Trung tâm Kỹ thuật thông tin tài nguyên và môi trường Quảng Nam (Sở Tài nguyên - môi trường Quảng Nam) gồm Lưu Văn Tiến, Nguyễn Thành Vũ, Phan Văn Thể.
Việc này xảy ra khi ba cán bộ nói trên đang đo đạc đất đai, xác định ranh giới cho một dự án trồng rừng tại đây. Ngay sau khi sự việc xảy ra, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam và Công an huyện Thăng Bình đã ra sức thuyết phục, tổ chức đối thoại tại chỗ với người dân địa phương nhưng tình hình không được vãn hồi, thậm chí nhiều người còn có biểu hiện quá khích...
Mãi đến 16g cùng ngày, khi lực lượng cảnh sát cơ động của tỉnh được tăng cường đến thì ba cán bộ nói trên mới được giải thoát khỏi đám đông. Liên quan đến vụ này, Công an tỉnh Quảng Nam đã tạm giữ bốn phụ nữ được cho là có hành động quá khích.
Theo ông Trương Công Hùng - chủ tịch xã Bình Minh, trước đây người dân địa phương yêu cầu giao toàn bộ diện tích đất rừng ở khu vực này cho họ sở hữu, quản lý. Ông Hùng cho rằng: “Đây là diện tích đất rừng ven biển chuẩn bị bàn giao cho dự án trồng rừng, đã được quản lý từ trước đó, yêu cầu của người dân không đúng”.
Trước đó, tại xã giáp ranh với Bình Minh là xã Bình Đào, đã xảy ra một vụ tranh chấp đất rừng ven biển của nhiều hộ dân với chính quyền địa phương và một số cá nhân có chủ quyền đất rừng ở đây.
DOÃN HOÀNG

From PaltalkBlog: Paltalk Attacked

DDOS ATTACK

As many of you know, Paltalk has been the subject of a massive denial of service attack over the past several days.  As a result, some of you may have had trouble accessing or using your Paltalk accounts.  We apologize for any and all service interruptions that you have experienced and we assure you that we are working around the clock and sparing no expense to address the issue and to restore normal service.

 While we work to restore full service, please be aware that your account may also be accessed via our web based client at http://express.paltalk.com

 We thank you again for your continued patience, loyalty and support, and we are confident that we will have the issue resolved shortly.  

Thanks,

Team Paltalk

Friday, March 12, 2010

Video: Việt Nam - Đấu Tranh Bất Bạo Động

Việt Nam - Đấu Tranh Bất Bạo Động from Dan Len Tieng on Vimeo.



Những Nỗ Lực Đấu Tranh Bất Bạo Động Quyết Liệt, Đa Dạng Của Người Dân Việt Nam Cho Công Lý, Sự Thật Và Độc Lập Dân Tộc, Trước Một Chế Độ Độc Tài Gian Manh Và Tàn Bạo.

Việt Nam - Đấu Tranh Bất Bạo Động from Dan Len Tieng on Vimeo.

---o0o---

Tài Liệu: Đấu Tranh Bất Bạo Động - 50 Điểm Trọng Yếu

PDF - 1.6 Mb
ĐTBBĐ - 50 Điểm Trọng Yếu (Phần 1)

PDF - 1.4 Mb
ĐTBBĐ - 50 Điểm Trọng Yếu (Phần 2)

PDF - 1.9 Mb
ĐTBBĐ - 50 Điểm Trọng Yếu (Phần 3)

PDF - 838.4 kb
ĐTBBĐ - 50 Điểm Trọng Yếu (Phần 4)

PDF - 932.9 kb
ĐTBBĐ - 50 Điểm Trọng Yếu (Phần 5)


về đầu trang

Không Dám Phản Đối Tàu - Nhưng Dám Phản Đối Báo Mỹ

Hội Địa lý quốc gia Mỹ phát hành bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa 

 
11/03/2010 23:52 
 
Trên website về bản đồ thế giới của mình, tổ chức tiếng tăm của Mỹ ghi chú sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc.
National Geographic Society (Hội Địa lý quốc gia) có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ lâu nay được coi là một trong những tổ chức khoa học và giáo dục phi lợi nhuận lớn nhất thế giới. Hội này có nhiều tổ chức trực thuộc như kênh truyền hình National Geographic Channel rất nổi tiếng hoặc National Geographic Maps chuyên về bản đồ.
 
 Một trong những bản đồ xuyên tạc của National Geographic Society - Ảnh: Chụp lại từ Natgeomaps.com
Dù là một tổ chức lớn và uy tín như thế, nhưng mới đây, National Geographic Society - cụ thể là tổ chức National Geographic Maps trực thuộc - đã có hành động khinh suất, coi thường lịch sử và công pháp quốc tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền của VN.


Thông tin về việc National Geographic Society phát hành bản đồ xuyên tạc sự thật được các bạn đọc Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long gửi tới Thanh Niên vào ngày 11.3.2010. Nhóm cũng đã viết thư phản đối gửi lên Ban biên tập của National Geographic Society.

Trong bộ Bản đồ thế giới được phát hành trên website của tổ chức này tại địa chỉ http://www.natgeomaps.com/worldmaps.html, ở một số bản đồ, National Geographic Society ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích “China” (Trung Quốc) ngay phía dưới. Ở một số bản đồ khác cũng nằm trong bộ trên, National Geographic Society ghi Paracel Is. tại vị trí quần đảo Hoàng Sa với chú thích bên dưới là “China”.
Quần đảo Hoàng Sa, được biết đến với tên tiếng Anh là Paracel Islands, nằm ở biển Đông là một phần không thể tách rời của VN. VN có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm quần đảo vào năm 1974 là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN và bất chấp luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc kiểm soát quần đảo này sau khi chiếm được là một hành động cần bị lên án.
Các học giả và tổ chức quốc tế uy tín hầu hết đều biết những sự thật lịch sử nói trên, nên khi đề cập tới Hoàng Sa họ luôn giữ một thái độ khách quan khoa học. Tiếc rằng National Geographic Society, cũng là một tổ chức rất lớn, lại không tôn trọng tính khách quan khoa học trong bộ bản đồ nói trên. Bằng việc ghi chú quần đảo Hoàng Sa (hay Paracel Islands trong tiếng Anh) là Xisha Qundao và chú thích “Trung Quốc” bên dưới, tổ chức Mỹ này đã dành sự thiên vị của mình cho Trung Quốc, bất chấp các chứng cứ lịch sử, pháp lý. National Geographic Society vô hình trung đã ủng hộ việc một nước sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ của nước khác một cách bất hợp pháp.
Hiện National Geographic Society đang bán bộ bản đồ sai sự thật trên qua mạng với nhiều hình thức và ngôn ngữ khác nhau. Họ cũng phát hành trong ấn phẩm hằng tháng của mình. Điều này có nghĩa sự xuyên tạc của National Geographic Society đối với quần đảo Hoàng Sa của VN sẽ đến với nhiều người đọc khắp thế giới. Những người không am hiểu lịch sử của quần đảo này cũng như bị cái bóng dáng đồ sộ của National Geographic Society đánh lừa sẽ dễ dàng tin rằng Paracel Islands (quần đảo Hoàng Sa) là của Trung Quốc, một điều hoàn toàn sai sự thật.
Một lần nữa, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc National Geographic Society phát hành bộ bản đồ nói trên là hành vi xuyên tạc lịch sử, bất chấp công lý, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ VN. Lẽ ra, với uy tín của mình, với tư cách là một tổ chức khoa học - giáo dục lớn, họ cần phải cẩn trọng và khách quan khi cho phát hành những bộ bản đồ như thế.
Vào hôm qua, Thanh Niên đã liên hệ với Ban biên tập của National Geographic Maps để phản ánh vấn đề trên cũng như đề nghị một sự giải thích rõ ràng cho hành động khinh suất của họ. Chúng tôi chờ sự trả lời của National Geographic maps và sẽ thông tin đến bạn đọc.
Đỗ Hùng
Và đây là tấm hình chụp được từ http://www.natgeomaps.com/asia_exec

Ngày thế giới chống kiểm soát internet

2010-03-11
Thứ sáu 12-3-2010 này được Reporters Sans Frontieres, tức Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF, trụ sở tại Paris, Pháp chọn là “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet”.

RFA PHOTO
Danh sách những người bị tù tội tại Việt Nam vì bày tỏ chính kiến qua internet, được đăng tải trên trang web của RSF.
Theo RSF, internet là phương tiện thông tin tự do, nhanh chóng và hữu ích, một kho tàng trí thức quý báu của nhân loại, nhưng lại bị các chế độ độc tài hạn chế, ngăn cấm và kiểm soát bằng mọi cách, vì xét thấy bất lợi cho chính sách cầm quyền độc đoán của họ.
Nhân dịp Tổ chức Phóng viên Không biên Giới phát động “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet”, Đỗếu hỏi chuyện bà Lucie Morillon, Trưởng Văn phòng Internet của RSF. Hi

Hãy cùng nhau lên tiếng

Đỗ Hiếu:  Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là “Ngày Thế Giới Chống Kiểm Soát Internet” mang ý nghĩa và mục đích gì, thưa bà?
Hãy bày tỏ thái độ rõ rệt, hãy sát cánh với nhau hầu tìm cách hoá giải, phá vỡ sự gia tăng kiểm soát trên mạng.
Bà Lucie Morillon, RSF

Đêm qua, Cụ Lý Thái Tổ đã rời Hà Nội(?)

Vào khoảng canh ba, tôi thấy Cụ Lý Thái Tổ lặng lẽ rời khỏi tượng đài ở vườn hoa cạnh Hồ Gươm ra đi. Tôi đến trước Cụ và dập đầu hỏi Cụ đi đâu trong đêm khuya khoắt như thế này khi mà cả thành phố đang náo nức chuẩn bị đủ thứ cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Nhưng Cụ không nói gì. Cụ im lặng, cúi xuống nhìn tôi đang phủ phục trước mặt và thở dài. Tuy tôi chẳng có trách nhiệm gì với Đại lễ 1000 năm Thăng Long, nhưng tôi vẫn kinh hãi lo rằng nếu những ngày Đại lễ tưng bừng ấy mà không có Cụ. Bởi thế, tôi cứ dập đầu lia lịa và cầu xin Cụ có thể nói cho kẻ thảo dân này biết vì sao Cụ lại ra đi và xin Cụ tha tội mà ở lại với muôn dân trong những ngày này.

Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn

"Một quốc gia muốn đi lên nhanh có 3 yếu tố về lãnh đạo: mạnh, sạch và có tầm nhìn... Nếu thiếu một trong ba yếu tố đó, thì hoặc dân tộc đó phát triển túc tắc hoặc bất hạnh" - Ts Mai Liêm Trực nói trong cuộc bàn tròn trực tuyến ngày 9.3
"Truyền lửa" từ xã hội để Đại hội Đảng tạo bứt phá
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa các bạn, chỉ còn ít ngày nữa Hội nghị TƯ họp bàn chuẩn bị cho công tác đại hội lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam- một đại hội rất trọng đại của dân tộc. Trong bối cảnh Đảng ta vừa kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng với một tinh thần lạc quan phấn khởi và đầy tự hào.
Những ngày qua bạn đọc trong và ngoài nước đã quan tâm đến đại hội Đảng qua hai bài trò chuyện với TS. Mai Liêm Trực- nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính, viễn thông nguyên chủ tịch liên đoàn bóng đá VN, cũng như GS. Dương Phú Hiệp- nguyên tổng thư kí Hội đồng lí luận Trung ương.
Hai cuộc trò chuyện đó đã tạo được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Và mới đây, bài viết của ông Nguyễn Trung với tựa đề: "Việc Đảng là việc của quốc gia" cũng đang được bạn đọc quan tâm bàn luận.
Để đáp ứng yêu cầu bạn đọc, chúng tôi đã mời hai vị khách quí đang được bạn đọc quan tâm là TS. Mai Liêm Trực và GS. Dương Phú Hiệp đến trực tuyến với VietNamNet.
Các vị khách mời tại buổi trực tuyến. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trước hết xin hỏi TS. Mai Liêm Trực: Ông cảm nhận về không khí đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI sắp tới như thế nào?
Người dân chờ đợi Đảng khởi xướng Đổi Mới 2
TS. Mai Liêm Trực: Lúc này, tôi có cảm giác người dân đang chờ đợi và mong muốn làm sao cho đại hội XI sẽ tạo bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước sau giai đoạn Đổi Mới lần thứ nhất hơn 20 năm vừa qua- giai đoạn cởi trói, giai đoạn phát triển ban đầu. Và, bây giờ ta cần có cuộc Đổi Mới lần thứ 2. Tức là phát triển mạnh theo chiều sâu bền vững.

Thursday, March 11, 2010

Thông Báo Khẩn

Hệ Thống của Paltalk hiện đang bị lổi, nếu Quý Cô Chú Bác và các Anh Chị không vào được hệ thống PaltalkScene thì phải đi qua cổng Beta Express. Tạm thời Ai muốn vào paltalk thì phải xử dụng link Paltalkexpress mới vào Paltalk được. Kính

www.paltalkexpress.net

RFA: Làm gì để cứu vãn nền kinh tế Việt Nam

2010-03-10
Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gì trong lĩnh vực kinh tế để bảo đảm phát triển bền vững về lâu dài cho đất nước? Đây là vấn đề mà biên tập viên Gia Minh của Đài chúng tôi nêu ra với tiến sĩ Vũ Quang Việt, một cựu chuyên viên thuộc Cục Thống kê Liên hiệp quốc, và là người luôn theo dõi sát tình hình Việt Nam.

Courtesy Wikipedia
Ngân hàng Nhà nước

Chỉ thấy lượng mà không thấy chất

Phỏng vấn LS Trịnh Hội về vụ kiện VN lên LHQ

RFI: Mực nước sông Hồng tại Miền Bắc Việt Nam xuống thấp đến mức đáng ngại

  Anh Vũ
Bài đăng ngày 10/03/2010 Cập nhật lần cuối ngày  10/03/2010 18:33 TU
Cảnh đất khô nứt nẻ bờ sông Hồng. Ảnh chụp tháng 12/2009(Ảnh : 
Reutetrs)
Cảnh đất khô nứt nẻ bờ sông Hồng. Ảnh chụp tháng 12/2009
(Ảnh : Reutetrs)
Hạn hán trầm trọng ở Việt Nam khiến mực nước sông Hồng xuông thấp đáng kể. Trả lời RFI, ông Nguyễn Đức Ngữ, chuyên gia khí tượng thuỷ văn tại Hà Nội, giải thích nguyên nhân đầu tiên gây hạn hán là hiện tượng gọi là El Niño, phát triển từ cuối năm ngoái, và đạt đỉnh vào những tháng đầu năm nay. Với hiện tượng này thì lượng mưa thường rất ít. Nhưng nguyên khiến mực nước sông Hồng xuống thấp như hiện nay còn là ảnh hưởng từ việc nước bị giữ trên hồ của đập thuỷ điện Hòa Bình ở thượng nguồn.

Phỏng vấn chuyên gia khí tượng Nguyễn Đức Ngữ tại Hà Nội


10/03/2010 Anh Vũ

Wednesday, March 10, 2010

Luật sư Công Nhân: 'Đã hy sinh phải hy sinh đến cùng'

Nghe: Luật sư Công Nhân: 'Đã hy sinh phải hy sinh đến cùng' (5.76 MB)
MP3

Nữ luật sư trẻ Lê Thị Công Nhân, một nhà bất đồng chính kiến và cũng là một người tranh đấu đòi hỏi dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam, vừa mãn hạn tù sau bản án 3 năm về tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Luật sư Lê Thị Công Nhân
Hình: AP Photo
Hồi tháng 5 năm 2007, luật sư Lê Thị Công Nhân đã bị tòa án ở Hà Nội kết án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế vì ‘tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa’ và vi phạm điều 88 Bộ Luật hình sự

Tin liên hệ

Một luật sư Công Nhân trước và sau 3 năm tù giam có gì thay đổi? Sau những gì trải nghiệm, ý chí, niềm tin, và sự khao khát về một nền dân chủ của cô gái 31 tuổi được nhiều người biết đến và ca ngợi như một “thiên thần trong bóng tối” giờ đây như thế nào? Đó là một số câu hỏi được đặt ra trong cuộc trao đổi hôm nay với người bạn trẻ từ Hà thành, Lê Thị Công Nhân.

Sự tranh chấp mặn ngọt giữa lúa và tôm

Thứ Hai, 08/03/2010 08:23 (GMT+7)
Về tinh hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, theo cơ quan chuyên môn vào cuối tháng 3 này độ mặn đạt đến mức trên dưới 10 ca mỗi lít nước, đồng thời xâm nhập vào nội đồng sâu đến 50 km với khoảng 1 triệu hecta mùa màng bị đe dọa.
Lúc này, bài toán nan giải nhất đối với các tỉnh ven biển về việc tranh chấp giữa 2 vùng sinh thái mặn và ngọt, giữa những người nuôi tôm và trồng lúa, giữa các địa phương chưa có hệ thống thủy lợi hoàn thiện thì những mâu thuẫn về nguồn nước xảy ra càng gây gắt.
Mời các bạn theo dõi phóng sự về sự kiện nêu trên.

Nguồn VTV1

Sự tranh chấp mặn ngọt giữa lúa và tôm

Thứ Hai, 08/03/2010 08:23 (GMT+7)
Về tinh hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, theo cơ quan chuyên môn vào cuối tháng 3 này độ mặn đạt đến mức trên dưới 10 ca mỗi lít nước, đồng thời xâm nhập vào nội đồng sâu đến 50 km với khoảng 1 triệu hecta mùa màng bị đe dọa.
Lúc này, bài toán nan giải nhất đối với các tỉnh ven biển về việc tranh chấp giữa 2 vùng sinh thái mặn và ngọt, giữa những người nuôi tôm và trồng lúa, giữa các địa phương chưa có hệ thống thủy lợi hoàn thiện thì những mâu thuẫn về nguồn nước xảy ra càng gây gắt.
Mời các bạn theo dõi phóng sự về sự kiện nêu trên.

Nguồn VTV1

BBC: Đại sứ Anh: 'Thanh danh người Việt đang bị thương tổn'


Đại sứ Anh tỏ ra quan ngại về thực trạng tội phạm và nhập cư bất hợp pháp làm tổn hại tới uy tín của cộng đồng người Việt tại Anh.
Tại London vào ngày 05 tháng Ba, trong cuộc trao đổi và bàn bạc với một số người Việt đã ở Anh lâu năm, Đại sứ Mark Kent nói ông không muốn người ta nhắc đến Việt Nam là liên tưởng tới trồng cần sa và nhập cư bất hợp pháp.
Ông Mark Kent nói “chúng ta phải có trách nhiệm làm việc cùng nhau để khắc phục tình tình trạng này cũng như chống lại những người đứng sau các hoạt động này”.
“Chúng tôi muốn trao đổi và bàn bạc với quí vị để tìm hiểu khả năng chúng ta có thể làm được gì để cộng đồng người Việt tại Anh được biết đến như tấm gương về một cộng đồng hòa nhập, cộng đồng làm việc siêng năng và cùng hợp tác để đạt được những điều tốt đẹp hơn cho cả hai nước”, ông nói.

Luật Sư Lê Thị Công Nhân Thuật Lại Việc Bị Bắt Ngày 9 tháng 03 2010

Tuesday, March 9, 2010

Lê Thị Công Nhân bị tạm giữ

Lê Thị Công Nhân tại tòa

Lê Thị Công Nhân còn đối diện 3 năm quản chế

Luật sư bất đồng chính kiến vừa được thả tù, Lê Thị Công Nhân, bị công an tạm giữ ba tiếng đồng hồ vì "vi phạm lệnh quản chế".

Công Nhân đã về lại với gia đình khoảng 17h chiều thứ Ba 09/03 (giờ Việt Nam) sau khi bị công an tạm giữ chỉ 72 tiếng sau khi cô ra tù.

Luật sư này nói với BBC cô cho rằng lý do thực sự của việc tạm giữ là vì cô có hẹn trả lời phỏng vấn cùng ngày với một nhà báo nước ngoài tại Hà Nội.

Nói chuyện với BBC sau khi được thả, Lê Thị Công Nhân cho biết cô và một người chị ra ngoài để mua đồ dùng thì bị chặn lại, vào lúc 13h30.

"Tôi mua quần áo ở cửa hàng cách nhà khoảng một cây số. Khi bước trở ra, có bốn người công an ập vào. Họ nói: 'Chị vi phạm lệnh quản chế, mời chị về công an phường.'"

Theo luật sư Công Nhân, cô bị giữ cho đến 17h15 thì được thả về.

"Trong khi bị giữ, họ buộc tôi viết tường trình, lập biên bản. Lúc thuyết phục, lúc dọa dẫm, nhưng không quát tháo, đánh đập."

Theo quy định quản chế sau khi ra tù, luật sư Lê Thị Công Nhân không được phép rời khỏi địa phận phường nơi gia đình cô sống.

Nhưng cô cho biết trong 72 tiếng từ khi được trả tự do, cô cũng đã đi một số nơi nằm ngoài phạm vi phường mà không gặp sự kiểm tra.

Theo Công Nhân, lý do thực của việc tạm giữ hôm nay là vì cô có nhận lời gặp và trả lời phỏng vấn hãng tin AFP vào khoảng 3h chiều cùng ngày.

"Họ chỉ ngăn chặn khi họ cảm thấy bất lợi cho họ".

Luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân đã được trả tự do hôm 06/03, sau ba năm ngồi tù.

Năm 2007, cô bị Tòa án TP Hà Nội xử 4 năm tù giam và 3 năm quản chế vì vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên sau đó án phạt này đã được giảm 1 năm, còn 3 tù giam và 3 năm quản chế tại phiên phúc thẩm 27/11/2007.

Cô Công Nhân nói vào hôm được trả tự do, cô được đưa về phường và được cho xem biên bản quy định về việc bắt đầu thời gian quản chế.

"Tôi ký vào đó, viết ý kiến của tôi là: Tôi không chấp nhận bản án, trong đó có hình phạt phụ là quản chế."

"Tôi sẽ sinh hoạt như bình thường. Tất nhiên khi họ dùng sức mạnh trấn áp, thì sẽ không được như thế, nhưng tinh thần của tôi là như vậy."

Luật sư Lê Thị Công Nhân và cộng sự, luật sư Nguyễn Văn Đài - trưởng văn phòng luật Thiên Ân, đã bị bắt từ 06/03/2007 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.

Sau đó họ cũng bị xóa tên khỏi Đoàn luật sư TP Hà Nội, điều có nghĩa hai người sẽ không được phép hành nghề ở trong nước.

Họ bị buộc tội đã 'lợi dụng giấy phép hành nghề để hoạt động chống lại lợi ích quốc gia và vi phạm nghiêm trọng luật Việt Nam'.

Luật sư Đài bị án nặng hơn, sau khi phúc thẩm là 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Clip: Nhìn rõ bác sĩ nhận tiền tại viện Phụ sản

Cập nhật lúc 11:54, Thứ Ba, 23/02/2010 (GMT+7)
 -Chuyện y, bác sĩ nhận phong bì trong bệnh viện lâu nay đã là một vấn nạn. Với những hành động này, một vài y, bác sĩ đã làm hoen ố y đức hiện đại. Vietnamnet cận cảnh được chuyện này tại bệnh viện phụ sản  Hà Nội...
Thực hiện: Truyền hình

BBC: Việt Nam tham nhũng thứ ba châu Á?

Tiền đôla (ảnh chỉ có tính minh họa)
Tổ chức Tư vấn Rủi ro Chính trị-Kinh tế (PERC), trụ sở tại Hong Kong, đặt Việt Nam vào vị trí thứ ba trong danh sách các nước tham nhũng nhất châu Á-Thái Bình Dương trong một phúc trình kinh tế mới ra.
Ở vị trí quốc gia tham nhũng nhất là Indonesia, một trong những nền kinh tế đang phát triển mạnh ở châu lục này.
Đứng thứ hai, trước Việt Nam, là Campuchia. Sau Việt Nam là Philippines.
PERC đã xem xét 16 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trên góc độ của nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức này đã tham khảo ý kiến của 2.174 doanh nhân hạng trung và cao cấp làm ăn trong khu vực.
Tổ chức này nhận xét rằng tại Indonesia, tham nhũng lan tràn trên mọi cấp độ và nỗ lực đấu tranh chống tham nhũng của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đang bị cản trở khi các thế lực cảm thấy bị đe dọa tìm cách chính trị hóa chủ đề này.

Trung Quốc đang tàn phá nông nghiệp của các quốc gia ở hạ lưu sông Mekong

Đập Tiểu Loan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - Ảnh: Gzhgj

VIT - Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 21/5/2009, việc Trung Quốc xây dựng một loạt đập thủy điện trên sông Mekong sẽ là mối đe dọa lớn cho tương lai của con sông này, đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tưới tiêu cho các vùng đồng bằng của các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong.
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Cao Nguyên Tây Tạng, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam. Tính theo độ dài nó đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông).

Thủ tướng phản hồi về các dự án trồng rừng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn huy hiệu cho Trung tướng 
Đồng Sĩ Nguyên
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên vừa nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng
Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cho BBC hay ông đã nhận được "phản hồi miệng" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi gửi thư kiến nghị về các dự án giao đất cho nước ngoài trồng rừng.

Nỗi nhục cho quốc thể

Quốc Tấn
Các bài liên hệ:

* Bán rừng cho Bắc Kinh
* Vấn đề cho thuê rừng tại các tỉnh biên giới Việt Nam
* Nước mội, rừng xanh, và sự sống

Giải quyết chưa xong những vấn nạn cho dân tộc và đất nước do hành động lấn áp trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Cộng trên biển Đông Hải, và do việc cho Trung Cộng đưa người vào khai thác bô-xít, nay lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam lại tiếp tục dấn bước trong sự nghiệp bán nước, ngụy trang bằng việc cho thuê đất rừng đầu nguồn suốt NỬA THẾ KỶ trước mặt. Đối với một nhà cầm quyền thiển cận, ngoan cố đến mức trơ trẽn hiện tại ở Việt Nam, dù đã có nhiều lời cảnh tỉnh, ta thán trên nhiều diễn đàn trong thời gian vừa qua, thiết tưởng có phải lập lại những hệ quả tai hại của vụ việc này cũng vẫn không là việc làm vô ích; nhất là khi những diễn đàn trong nước đang bầm dập vì sự bắt bớ trù dập và làn sóng phá hoại bằng tin tặc của nhà cầm quyền này. Tuy nhiên trong phạm vi bài này ta hãy cùng nhìn lại hành động cho thuê rừng đầu nguồn trên khía cạnh ảnh hưởng của nó thế nào đến thể diện của quốc gia và dân tộc Việt Nam, và sự khác biệt trong phản ứng của nhà cầm quyền CSVN và của những quốc gia khác ra sao đối với cái nhục quốc thể.

Việc một nhà nước cho một nước khác thuê đất không phải là một điều gì mới, nhưng thường chỉ là một hình thức lịch sự bề ngoài, cho đỡ xấu mặt nước bị mất đất, hơn là một cuộc lấn đất dành dân trắng trợn như đã từng xảy ra trong thời thực dân đô hộ của những thế kỷ trước. Thực chất của việc cho thuê đất đai trong nhiều trường hợp vẫn chỉ là mạnh thắng yếu, vẫn có kẻ được người thua. Vì lẽ đơn giản khi một nước có chủ quyền và có đủ sức để quản lý bờ cõi của mình, không có lý do nào lại giao một phần đất nước cho ngoại bang toàn quyền sử dụng trong một thời gian, dù ngắn dù dài. Khi sự bàn giao quyền sử dụng này xảy ra, lý lẽ dễ hiểu nhất là nhà nước cho thuê không đủ sức đảm đang một mình mảnh đất cho thuê, hoặc không chịu nổi áp lực bằng cách này cách khác của ngoại bang.

Điển hình là quần đảo Ryuku, thuộc tỉnh bang Okinawa của Nhật. Trong những năm sau cuộc đầu hàng của Nhật ở giai đoạn cuối Đệ Nhị Thế Chiến, Okinawa đã bị đặt dưới sự kiểm soát hành chính của Mỹ trong suốt 27 năm, và chỉ được trao trả trên bề mặt cho Nhật năm 1972. Tuy rằng trong thực tế vẫn còn hơn 25.000 quân nhân Mỹ sinh sống trong những căn cứ rải rác khắp cả quần đảo đó dưới danh nghĩa Hiệp ước Hỗ Tương về Hợp Tác và An Ninh giữa hai nước, nghĩa là một hình thức cho thuê.

Tương tự như Okinawa là trường hợp của Vịnh Subic trên đảo Luzon của Phi Luật Tân tuy thời gian và diễn biến có khác. Do nằm ở một vị trí hiểm yếu về mặt quân sự trong cả khu vực phía Đông Nam Á, vịnh Subic đã từng bị chiếm đóng bởi hải quân Tây ban nha từ những năm cuối thế kỷ 19, để rồi mất vào tay hải quân Mỹ vào năm 1899, không lâu sau khi người Anh giành lấy chủ quyền ở Hương cảng từ tay Trung quốc. Ngoài một vài sự chống chỏi không đáng kể của người Tây ban nha, người Đức, và của ngay cả dân Phi bản xứ, chủ quyền trong Vịnh hoàn toàn thuộc về Mỹ suốt gần trăm năm. Cũng như Okinawa, Vịnh Subic đã có thời được cho thuê, hợp thức hóa bằng việc thay đổi vào năm 1979 các Thỏa thuận Căn cứ Quân sự đã có từ 1947, và chỉ thật sự trở lại dưới chủ quyền của Phi năm 1992, khi hải quân Mỹ dỡ bỏ tất cả các căn cứ trong Vịnh.

Những sự kiện lịch sử kể trên cho thấy dù dưới hình thức nào, và dù có thể có một vài lợi nhuận trước mắt cho một số người, thực chất của việc cho thuê đất đai hay tài nguyên quốc gia vẫn là một sự nhượng bộ, một thua thiệt có thể kéo dài đến hàng trăm năm cho nước mất chủ quyền. Không cần phải có kiến thức sâu rộng, hay phải ở địa vị lãnh đạo xã hội, người dân bình thường nhất của nước mất chủ quyền vẫn cảm nhận được sự thua thiệt đó là một cái nhục, đó là cái nhục quốc thể. Từ Hương Cảng, Okinawa, tới Vịnh Subic, các dân tộc liên hệ đã bằng nhiều cách nói lên nhận thức đó, và đã liên tục tranh đấu để dành lại chủ quyền trên mọi miền của đất nước mình.

Hơn ai hết, người Trung quốc và lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay biết việc phải nhượng một phần lãnh thổ cho nước khác “thuê” dài hạn là một sự sỉ nhục quốc gia. Họ đưa vào sách vở giáo khoa, không ngừng nhắc lại trên mọi kênh tuyên truyền về trọng tội của nhà Thanh đã để cho Anh Quốc “thuê” phần đất Hồng Kông (Hương Cảng) 99 năm, và cho Bồ Đào Nha (Portugal) “thuê” phần đất Ma Cao 1 thế kỷ. Do đó, dù các lãnh đạo Hà Nội có ý thức được hay không, thì việc “thuê” đất Việt Nam một nửa thế kỷ là hành động sỉ nhục có chủ ý của Bắc Kinh, vừa để khích động lòng ái quốc cực đoan của dân Tàu vừa để buộc chính lãnh đạo Hà Nội phải đạp dẹp hẳn lòng yêu nước và tự trọng của dân tộc Việt Nam. Mức độ hiểm độc này thật khó có ai bì kịp!

Trong những thua thiệt gần đây của Việt Nam đối với Trung Cộng, trên cái nhục quốc thể chung cho cả dân tộc, và cái nhục hèn nhược riêng của tập đoàn lãnh đạo Hà nội, Việt Nam còn chịu những rủi ro đe dọa môi sinh, không những cho những vùng phía Bắc mà còn cho cả đồng bằng hạ lưu phía Nam; cũng như sự nguy hại tiềm tàng trong lãnh vực an ninh quốc gia về lâu dài. Ngoài những yếu tố địa dư và quốc phòng, thì trên lãnh vực văn hóa, sự nguy hại này còn có liên hệ tới bản sắc thứ hai của người Hoa là khái niệm quan hệ, đồng nghĩa với chữ “guanxi” trong tiếng Quan Thoại của họ. Trong hai thập niên gần đây, song song với phát triển vượt bực trong lãnh vực kinh tế, Trung Cộng đã ráo riết gia tăng các quan hệ đa phương để bằng cách này cách khác, chủ yếu là qua đầu tư, các công ty quốc doanh Trung quốc đã lần lượt xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Phi châu và Trung Đông là những vùng đến mãi gần đây vẫn ngoài tầm với của họ. Do yếu tố điạ dư và hậu cần, những quan hệ nới rộng này có nhiều cơ may sẽ giới hạn phần lớn trong lãnh vực thương mại, hoặc có đi xa hơn nữa cũng chỉ tăng thêm ảnh hưởng chính trị của Trung Cộng trên địa bàn quốc tế. Nhưng đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là đối với Việt Nam gần như đang hoàn toàn trong vòng kiểm soát, chắc chắn cái nhìn của Trung Cộng trong mọi quan hệ song phương chỉ là cái nhìn mạnh được yếu thua, cái nhìn của chủ và tớ, hoặc cái nhìn “mẫu quốc” đối với “thuộc quốc” từ mấy ngàn năm lịch sử. Do vậy một khi đã lọt vào tay họ, mỗi mảnh đất cho thuê dù để khai thác bô-xít như ở Tây Nguyên, hay dưới danh nghĩa để khai thác lâm sản hay vì một lý do nào khác, khả năng họ sẽ hoàn trả lại trong trăm năm tới chỉ gần bằng một con số không.

Việt Nam sẽ phản ứng ra sao trước cái nhục thua thiệt rành rành trước mắt đang có cơ nguy cho cả dân tộc phải gánh chịu đến hàng trăm năm, như đã xảy ra trong trường hợp của những Vịnh Subic, những Okinawa và Hương Cảng trong lịch sử? Hiện tại chỉ thấy người dân Việt không tiền, không quyền đứng lên phản đối; còn nhà nước CSVN thì ngoài việc trấn áp nhữg tiếng nói yêu nước bằng bạo lực, họ đang bận lo xiển dương quan hệ “tốt đẹp” với quan thầy đầy tham vọng phương Bắc. Ngày nào lãnh đạo Hà nội chưa cảm nhận được đâu là cái nhục quốc thể, ngày đó vẫn còn cơ nguy họ sẽ còn nhượng bộ thêm, sẽ còn bán rẻ thêm cho Trung Cộng nhiều mảnh da thịt của đất nước Việt Nam.

Monday, March 8, 2010

Kêu gọi CSVN thả hết tù chính trị

QUẬN CAM 6-3 (NV) - Hai mươi hai tổ chức và đảng phái chính trị hay hoạt động vận động dân chủ hóa Việt Nam vừa ra một bản tuyên bố chung kêu gọi chế độ Hà Nội trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị đang bị giam giữ.

Bản tuyên bố chung được đưa nhân ngày nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân mãn hạn 3 năm tù về nhà và tiếp tục bị quản chế thêm 3 năm nữa.

“Hôm nay, ngày 6 tháng 3 năm 2010, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, được trả tự do từ nhà giam ở Thanh Hóa sau ba năm bị cầm tù vì bị cáo buộc vu khống là tuyên truyền chống chính phủ. Sau khi ra tù, cô vẫn còn phải chịu ba năm quản chế và trong thời gian này, cô còn bị mất quyền công dân. Chúng tôi chia sẻ với gia đình cô tin vui này, nhất là đối với mẹ và chị của cô, song chúng tôi thấy cần phải nêu ra những trường hợp vi phạm nhân quyền trắng trợn trong vụ án của LS Lê Thị Công Nhân.”

Bản tuyên bố chung của 22 tổ chức người Việt trong và ngoài nước viết như vậy và nói rằng “Ngay từ nguyên thủy, trường hợp của LS Lê Thị Công Nhân cho thấy rõ sự giới hạn trong chính sách cởi mở của nhà cầm quyền CSVN trong khi Việt Nam phải hội nhập thế giới văn minh của nhân loại.”

Bản tuyên bố chung cho rằng cái “tội” của LS. Lê Thị Công Nhân “chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do rao giảng những điều mà lương tâm (Tin Lành) cô tin là phải, cũng như quyền tự do đi lại (ra nước ngoài) của cô -tất cả là những quyền được long trọng công nhân trong Hiến Pháp 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Ðiều 69) cũng như đã được qui định trong Ðiều 19 của Quy Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà Cộng Hòa Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa đã ký tham gia từ tháng 9 năm 1982.”

Hiểu như vậy “Lê Thị Công Nhân hoàn toàn làm những điều mà cô có quyền, việc bắt giữ cô, rồi tạm giam, thẩm vấn cũng như phiên tòa xử cô sau đó, đã được báo chí truyền thông thế giới đưa tin rộng rãi, bị phản đối mãnh liệt bởi các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới như Hội Ân Xá Quốc Tế hay Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền. Ủy Ban Văn Nghệ Sĩ bị cầm tù của Văn Bút Quốc Tế cũng đòi phải thả cô ra mỗi khi Văn Bút Quốc Tế họp. Hà Nội cũng liên tiếp bị lên án trong tòa án dự luận thế giới (từ Âu Châu, Úc Châu đến Quốc Hội Hoa Kỳ) vì không chịu thả cô, cũng như các tù nhân lương tâm khác, như LM Nguyễn Văn Lý, LS Nguyễn Văn Ðài, v.v.”

Bản tuyên bố chung nói rằng “Dù nhà cầm quyền CSVN đã trả tự do cho Luật Sư Lê Thị Công Nhân sau ba năm bị cấm cố nhưng chúng tôi vẫn coi việc cầm tù đó là bất công, oan uổng. Cũng vì lý do đó mà chúng tôi, một số cộng đồng, hội đoàn và đoàn thể hải ngoại, nhân đây cũng đòi hỏi là án quản chế ba năm của cô phải được hủy bỏ và các quyền công dân của cô phải được phục hồi. Ngoài ra, cô cũng cần phải được lấy lại quyền hành nghề luật sư của cô.”

Ðồng thời 22 tổ chức người Việt “kêu gọi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hãy trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện còn đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam. Chúng tôi nguyện tiếp tục tranh đấu cho đến khi nào nhà cầm quyền Cộng Sản tại Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền, không chỉ đối với hàng trăm tù nhân lương tâm hiện còn trong tù mà cả đối với các giáo hội, tôn giáo cũng như những người bất đồng chính kiến và dân oan ở ngoài các nhà tù nữa.”

Các tổ chức, đảng phái ký tên trên bản tuyên bố chung gồm có:

1. Ðại Việt Cách Mạng Ðảng (Nguyễn Văn Lung, phó chủ tịch)

2. Ðảng Dân Chủ Nhân Dân (Ðỗ Công Thành, phát ngôn nhân)

3. Ðoàn Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam (VN - Phát Tâm, trưởng đoàn)

4. Khối 8406 (LM Phan Văn Lợi, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, đại diện).

5. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (Nguyễn Quốc Nam, phó chủ tịch BCHTƯ)

6. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy (Lý Hiền Tài, chủ tịch)

7. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Nguyễn Bá Tùng, trưởng ban phối hợp)

8. Nhóm Linh Mục Nguyễn Kim Ðiền (VN - LM Chân Tín, đại diện)

9. Nhóm Thanh Hương (VN - Thanh Hương, đại diện)

10. Nghị Hội Người Việt tại Hoa Kỳ (Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch)

11. Phong Trào Giáo Dân (Ðỗ Như Ðiện, điều hợp viên)

12. Phong Trào Lao Ðộng Việt (Vương Minh Hoàng, đại diện)

13. Phong Trào Saigon (LM Nguyễn Hữu Lễ, đại diện)

14. Tập Hợp Vì Công Lý (Trương Sinh, đại diện)

15. Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam (Nguyễn Thanh Trang, chủ tịch)

16. Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam Nam (Trần Quốc Bảo, chủ tịch)

17. Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản (Nguyễn Quốc Quân, chủ tịch)

18. Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền (Trần Thanh Hiệp, chủ tịch)

19. Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng (Trần Ngọc Thành, chủ tịch)

20. Viện Quốc Tế Vì Việt Nam (Ðoàn Viết Hoạt, chủ tịch)

21. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng (Ðỗ Hoàng Ðiềm, chủ tịch)

22. Việt Nam Quốc Dân Ðảng (Trần Tử Thanh, chủ tịch Hội Ðồng Ðiều Hợp Các Cơ Sở VNQDÐ tại hải ngoại)

Đại lộ Đông Tây: Con đường đầy bất hợp lý

Ngày 08.03.2010 Giờ 10:00

Đại lộ Đông Tây rộng thênh thang và xe cộ thì lưu thông tuỳ tiện. Ảnh: Đào Lê
SGTT - Hiện nay, trong khi các tuyến đường từ trung tâm TP.HCM hướng về miền Tây luôn ken cứng người và xe cộ thì đại lộ Đông Tây lại rộng thênh thang. Ông Khánh, một tài xế xe tải chạy tuyến Tiền Giang – TP.HCM, cho biết tình hình phân luồng giao thông ở đại lộ Đông Tây thay đổi từng ngày. Hôm nay đi như vậy là đúng nhưng ngày mai thì sai bét nhè, rất dễ gây tai nạn. Ngoài ra, theo các tài xế khác, cách phân luồng giao thông trên đại lộ Đông Tây chưa hợp lý. Từ đường này muốn vào trung tâm quận 1 thông qua các đường kết nối như Trần Bình Trọng, Nguyễn Cảnh Chân... là cả một vấn đề vì từ chiều đường bên phải ở phía giáp với kênh Tàu Hũ – Bến Nghé, phải băng qua đường, cắt mặt hai làn xe hai chiều, rất dễ gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Đó là những lý do khiến nhiều tài xế không chọn đại lộ Đông Tây.
Đại lộ Đông Tây có sáu làn xe và hai đường dân sinh. Từ làn đường dân sinh, muốn vào trục đường chính, xe cộ

Giang hồ ngoại nhập

Kỳ 1: Đồng hương xử nhau
TT - Thời gian gần đây, các băng nhóm tội phạm người nước ngoài, đặc biệt tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu xã hội đen, liên tục gây án tại VN. Các đối tượng này không chỉ lừa đảo, đâm thuê chém mướn mà còn thâu tóm hoạt động cờ bạc ở TP.HCM.

Hồ sơ của công an ghi lại nhiều vụ phạm tội do các đối tượng tội phạm nước ngoài gây ra, trong đó có không ít vụ liên quan đến ma túy, tranh giành “thị phần” làm ăn, thanh toán đối thủ, kinh doanh cờ bạc…
Những cuộc thanh toán
Trốn lệnh truy nã,
sang VN gây án
Theo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, gần đây đã phát hiện một số đối tượng bị truy nã ở Hàn Quốc sang Việt Nam mở nhà hàng, quán bar để làm vỏ bọc cho các hoạt động tổ chức đánh bạc, môi giới hôn nhân, lừa đảo.
Cơ quan điều tra đang xác minh, làm rõ một số vụ các băng nhóm Hàn Quốc lôi kéo các chủ doanh nghiệp là đồng hương dính vào con đường cờ bạc, cho vay nặng lãi sau đó xiết nợ hoặc buộc chuyển giao công ty cho chúng.
Ngày 23-7-2009, tại TP.HCM, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C17B) triệt phá đường dây ma túy do một nhóm đối tượng người Nigeria cầm đầu, thu giữ hơn 2kg heroin. Trong số bảy đối tượng bị bắt có hai người Nigeria lưu trú tại cao ốc Conic (đại lộ Nguyễn Văn Linh, H.Bình Chánh, TP.HCM).

SBTN NEWS 3-6-2010 : Le Thi Cong Nhan

Sunday, March 7, 2010

Làng mang họ Bác Hồ: Lời ru buồn sau những đêm tình 'đi sim'


Cập nhật lúc 07:50, Chủ Nhật, 07/03/2010 (GMT+7)
 - Trong thanh âm của cơn mưa chiều nơi đại ngàn làm con đường mòn dẫn vào xã Tà Rụt (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) thêm heo hút. Từ phía bên kia vách núi, trong căn nhà sàn bạc màu thời gian, tiếng người mẹ trẻ ru con nghe não nề gan ruột. Sau cuộc chung đụng của những đêm tình “đi sim” là sự khổ đau của người mẹ, người vợ và những đứa con vô thừa nhận…

Nỗi buồn từ chiếc lá A năng

Tục “đi sim” là một truyền thống đẹp của tộc người Vân Kiều, Pa Cô sinh sống trải theo chiều dài của dãy Trường Sơn. Xưa kia, trai gái thường “đi sim” trong những đêm lễ hội như lễ Ruh Boh được tổ chức vào mùa rẫy (thường diễn ra tại nương rẫy của bản) hay lễ mừng lúa mới.

Ban đầu vào lễ Ruh Boh, già bản đọc lời kính cáo với thần sứ Kniéq vì sự ồn ào, khuấy động của dân bản trong suốt thời gian canh rẫy. Sau khi già bản kính cáo với thần sứ Kniéq, việc giữ rẫy được giao lại cho những thiếu nữ của bản ở căn chòi dựng tạm trên rẫy.

Từ đây, biết có gái đẹp ở lại giữ rẫy, con trai các bản lân la tìm đến chòi giữ rẫy để cùng con gái trong bản vào “đêm sim”. Có hàng vạn những đêm tình “đi sim” diễn ra như thế và nó đã trở thành một nét văn hoá của tộc người Vân Kiều, Pa Cô.
Mô tả ảnh.
Chị Hồ Thị A Rá cùng bé Hồ Thị Xuân trong căn nhà sàn của mình. (Ảnh: Tá Linh)


Truyền thống “đi sim” nay đã “biến tướng” đi nhiều, song theo già làng Hồ Nam (thôn Ka Hẹp, xã Tà Rụt) thì do người Vân Kiều, Pa Cô biết sử dụng một thứ lá thuốc bí truyền có tên là A năng có thể giúp trai gái “kế hoạch hoá” sau những cuộc chung đụng trong đêm tình “đi sim”.

'Không hối tiếc về công việc của mình'

Lê Thị Công Nhân tại tòa ( tháng 05/2007)
Lê Thị Công Nhân còn phải chịu 3 năm quản chế
Luật sư bất đồng chính kiến Lê Thị Công Nhân vừa được về nhà từ trại giam số 5, Thanh Hóa, hôm thứ Bảy 06/03 sau ba năm thi hành án tù vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN.
Tuy vậy, theo bản án phúc thẩm hồi tháng 11/2007, chị còn phải chịu thêm 3 năm quản chế tại gia.
Một ngày sau khi được trả tự do, Lê Thị Công Nhân nói chuyện với BBC, trong đó chị khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình.
BBC: Đầu tiên xin chị cho biết cảm tưởng của mình khi rời trại giam hôm thứ Bảy?
Lê Thị Công Nhân: Cảm tưởng đầu tiên của tôi có lẽ là hơi ghen tị một chút với những người tù bình thường, vì niềm vui của tôi không được trọn vẹn. Mặc dù đã xác định cho bản thân là cái tự do mà mình sắp được hưởng sẽ có giới hạn, nhưng tôi bất ngờ vì thực sự không cảm thấy tự do một chút nào hết.
Công an họ giữ tôi tới tận 11:15 mới cho ra khỏi khu giam và họ áp giải từ đó tới khi về nhà.
Tới nay thì họ vẫn cho nhiều người canh giữ bên ngoài nhà, có gương mặt nhân viên an ninh cũ từ trước tôi nhận ra, và có cả người mới.
Nhưng khi tới nhà, thì tôi rất xúc động, và cả bối rối nữa. Cảm giác nó như là một cơn ác mộng, một cơn ác mộng kéo dài ba năm nay mà chỉ những ai đã từng đi tù về chắc mới có thể chia sẻ được với tôi.
BBC: Một cơn ác mộng kéo dài ba năm như chị định nghĩa thì chắc để lại nhiều dư ấn về cả tâm lý và thể chất?
Lê Thị Công Nhân: Vâng, chắc chắn rồi. Ít có ai qua được những thử thách trong tù và suốt ba năm liền tôi bị mắc chứng đau đầu nặng.
Lúc nào tôi cũng nghe mạch đập ở trên đầu, đó là ảnh hưởng của tâm lý lên sức khỏe.
Tôi còn mắc thêm nhiều chứng bệnh mới, bệnh cũ thì nặng hơn, nhất là mắt đã cận lên tới 6 độ sau ba năm, may mà chưa tăng nhãn áp.
BBC: Bây giờ nghĩ lại, liệu chị có hối tiếc về những gì mình đã làm khiến phải ngồi tù lâu như vậy không?
Lê Thị Công Nhân: Hối tiếc là từ ít khi xuất hiện trong đầu tôi, mặc dù tôi không phải người tốt đẹp hơn người gì. Nhất là khi nói tới những gì tôi đã làm để phải đi tù, thì lại càng không hối tiếc.
Có tiếc chăng, thì là tiếc rằng mình đã không làm được nhiều hơn mà thôi.
BBC: Ba năm là khoảng thời gian khá dài và một ngày đêm thì chắc chắn không đủ để đưa ra một nhận định gì khái quát. Nhưng liệu Công Nhân có nhận thấy thay đổi nào trong cuộc sống xã hội ngày nay hay không?
Lê Thị Công Nhân: Vâng, đây cũng là điều gây cho tôi nhiều suy nghĩ trên con đường từ trại giam trở về nhà. Tôi thấy có một sự phát triển nhất định về mặt kinh tế mà ai cũng có thể nhận ra, đường xá, xây dựng vv...
Nếu như các phương tiện truyền thông của Nhà nước đồng ý truyền đạt các ý tưởng và tiếng nói của chúng tôi thì tôi rất hoan nghênh, nhưng chắc chắn điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Lê Thị Công Nhân
Nhưng tôi cũng thấy một điều là chất lượng môi trường sống xuống cấp rõ rệt. Đoạn đường đi trên xe với sáu công an áp tải quả thực rất ngột ngạt, chính ra ở trong tù không khí còn trong lành hơn vì trại giam nằm ở giữa một cánh đồng.
Môi trường và giao thông ở Hà Nội thật là kinh khủng, thật là hỗn loạn, nhiều chỗ nhếch nhác và nghèo nàn một cách không đáng có.
BBC: Một câu không thể không hỏi, là dự định đầu tiên của chị khi về đến nhà là làm gì?
Lê Thị Công Nhân: Dự định đầu tiên hoàn toàn là những chuyện rất riêng tư và cá nhân thôi, như đi khám sức khỏe và nghỉ ngơi.
Thực sự tôi rất mệt mỏi.
Về công việc, thì thực sự mà nói, sau 24 tiếng đồng hồ tôi cũng chưa có đủ thời gian để cập nhật thông tin, gặp gỡ các anh chị, cô bác và những người bạn trong phong trào dân chủ để có định hướng một cách cụ thể. Thế nhưng, chắc chắn tôi không bao giờ từ bỏ lý tưởng của mình.
Về mặt phương thức hay kỹ thuật thì tới thời điểm này chắc cũng chưa có nhiều thay đổi so với ba năm trước, nghĩa là chúng tôi vẫn tiếp tục đấu tranh qua ngòi bút và tiếng nói.
Nếu như các phương tiện truyền thông của Nhà nước đồng ý truyền đạt các ý tưởng và tiếng nói của chúng tôi thì tôi rất hoan nghênh, nhưng chắc chắn điều đó sẽ không bao giờ xảy ra.

Rã Ngũ: Mối Lo Tâm Phúc Của Hà Nội

Trần Phong Vũ

http://www.thegioinguoiviet.net/PageHtm/TaiLieu/HuyenThoaiHCM/ImagesHCM/HCMToiDoSo1.jpg

• Sau khi lộ rõ chân tướng bán nước cho Trung Cộng (TC), guồng máy thống trị Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang bị đẩy vào thế tứ bề thọ địch, đối mặt với vực thẳm tiêu vong!

• Giữa lúc đã hoàn toàn mất thế nhân dân, mối âu lo lớn nhất của 15 nhân vật cầm đầu Đảng CSVN là sự rã ngũ toàn diện trong cơ cấu đảng và nhà nước.

• Trước cao trào bỏ đảng vì đảng bán nước cho TC, người ta chờ đợi một cuộc bạo loạn sẽ bùng nổ trong nội bộ đảng và guồng máy cầm quyền CSVN.

• Để đối phó với tình huống tuyệt vọng ấy, đoàn lũ xung kích của Hà Nội đã và đang mưu toan những gì trong các cộng đồng Việt tị nạn ở hải ngoại?


Ông Dương Danh Dy

I. CSVN: Thủ phạm bán nước

Cho đến hôm nay, chuyện cộng sản Việt Nam bán đất, dâng biển cho Bắc Kinh, rước kẻ thù truyền kiếp vào cướp nước, hà hiếp dân ta đã trở thành chuyện hiển nhiên, giữa ban ngày.

• Những tay đầu sỏ ở Bắc Bộ Phủ cam tâm cúi đầu để cho Trung Cộng công khai tuyên bố sáp nhập quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vốn của Việt Nam vào quận Tam Sa của chúng. Từ lâu Bắc Kinh đưa ra họa đồ hình lưỡi bò, liếm sát bờ biển Việt Nam, bất chấp mọi qui luật quốc tế về thềm lục địa. Cho mãi tới vài năm vừa qua, người ta mới biết là ngay từ năm 1958, tính theo thời gian là 51 năm về trước, Phạm Văn Đồng với tư cách thủ tường CSVN đã theo lệnh Hồ Chí Minh viết công hàm nhìn nhận chủ quyền quần đảo này là của Bắc Kinh! Câu hỏi khẩn cấp được đặt ra: liệu còn có những cam kết mật nào khác mà Hà Nội đã ký với kẻ thù khiến họ phải cúi đầu, cam tâm làm tôi mọi như hiện nay?

• Hà Nội nín thinh không phản ứng khi Bắc Kinh ngang nhiên hạ lệnh cấm ngư phủ Việt Nam đánh cá trong suốt mùa cá năm 2009. Một số ngư thuyền Việt Nam bị tàu Trung Cộng húc vỡ khiến ngư dân kẻ tử thương, người bị bắt, người may mắn thoát nạn nhờ các bạn chài cứu vớt. Cho đến nay vẫn còn một số ngư dân bị Bắc Kinh giam giữ. Hệ quả là hàng ngàn đồng bào chuyên sống bằng nghề đánh cá cùng với cả chục ngàn thân nhân gia đình họ lâm cảnh cùng quẫn, túng đói vì không thể ra khơi thả lưới.

• Vừa âm thầm vừa công khai, từ nhiều năm qua, từng bước một, CSVN đã ký kết những hợp đồng rước người Tàu vào cạo sạch hàng trăm, hàng ngàn mẫu rừng ở Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) để khai thác mỏ Bôxít, bất chấp những nguy cơ trầm trọng tới sinh thái, môi trường, văn hóa, kinh tế, nhất là mối họa tâm phúc liên quan tới vấn đề an ninh quốc gia.

• Sau khi muối mặt mặc nhiên để cho Trung Cộng phân định biên giới khiến cho nhiều ngàn cây số vuông lãnh thổ bị mất vào tay người Tàu, trong đó Ải Nam Quan bị đẩy lùi sâu vào đất thù nhiều cây số, thác Bản Giốc bị mất một phần quan trọng, cho đến hôm nay Hà Nội vẫn chưa dám công bố cho người dân thấy bản đồ vừa được cắm mốc phân ranh biên giới Hoa-Việt ra sao, khiến cho dư luận càng thêm công phẫn, hoài nghi.

Và mối hoài nghi này đã trở thành sự thật khi Dương Danh Dy, một nhà ngoại giao kỳ cựu từng giữ chức vụ đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh, lên tiếng trong cuộc phỏng vấn của Mặc Lâm phái viên đài Á Châu Tự Do hôm 02 tháng 7 vừa qua.

Khi Mặc Lâm nêu câu hỏi là phải chăng vì Trung Quốc đã chi viện quá nhiều cho Việt Nam trong cuộc chiến tương tàn trước đây nên Hà Nội đã tỏ ra mềm yếu khi đàm phán về vấn đề biên giới giữa hai nước, Dương Danh Dy đã lên tiếng đỡ đòn là “Bây giờ cũng không thể kết tội ai được bởi vì nó là chuyện lịch sử rồi”. Ngay sau đó, họ Dương lại công khai thú nhận:

“Chúng ta có một số điều hứa. Tôi biết rất rõ những điều hứa này của ta. Ta có những điều hứa trong vấn đề Biển Đông. Cái hứa của chúng ta lúc đó thì có những nguyên nhân là do chúng ta bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.

“Tôi xin nói thật, tôi đã từng đi điều tra biên giới trên bộ nhiều lần và tôi thấy có những cái đúng là sự ngây ngô khờ dại, có những cái do lúc bấy giờ người ta giúp mình với mục đích là đưa hàng hoá sang nhanh chẳng hạn.

“Như tôi nói làm một con đường đi qua lãnh thổ của Trung Quốc thì là phải qua đèo cao, thế thì đi vòng chân đồi mở rộng sang chỗ đường bằng phẳng đi vòng trên đất nước Việt Nam thì đường ô-tô dễ đi. Lúc không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đấy. Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên. Làm thế nào được! Đấy, lúc đó là trong hoàn cảnh thời chiến. Người ta giúp mình, mình chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện đó, có thể là không nghĩ ra, có thể là dốt, vân vân. Bây giờ muốn trách cứ thế nào thì cũng phải chịu thôi.”

Trước hết cần phải chính danh: từ “chúng ta” mà họ Dương dùng ở đây chỉ giới hạn vào thiểu số những tay gộc trong bộ máy đảng và nhà nước CSVN của đương sự mà thôi.

Người nghe và người đọc bài phỏng vấn Dương Danh Dy của Mặc Lâm không khỏi bật cười cay đắng khi họ Dương khơi khơi cho rằng chuyện nhường đất cho Trung Cộng không thể kết tội ai được vì nó đã là chuyện lịch sử rồi!

Chuyện lịch sừ, theo Dương Danh Dy bao gồm “những điều hứa” với quan thày TC của những tay cầm đầu ở Hà Nội mà ông ta biết (biết nhưng không dám hay không tiện nói ra là hứa những gì). Vẫn theo viên cựu đại sứ CSVN bên cạnh nhà cầm quyền Bắc Kinh này thì nguyên nhân dẫn tới những lời húa ấy là vì “chúng ta (CSVN) bênh Trung Quốc, có những nguyên nhân do chúng ta dốt, chúng ta không hiểu gì cả.”

Dù Dương Danh Dy cố gắng biện hộ cách nào thì chúng ta (những người Việt Nam yêu nước, yêu tự do) cũng cám ơn ông. Nhờ ông, mối hoài nghi lâu nay của người dân ở trong cũng như ngoài nước đã được giải tỏa ít nhiều.

Như thế, một phần căn nguyên đưa tới chuyện Trung Cộng lấn đất ở biên giới đã được bạch hóa: vì nhu cầu chuyển vận cơ giới, vũ khí, đạn dược và nhu yếu phẩm do Bắc Kinh viện trợ cho CSVN trong cuộc chiến xâm lăng VNCH trước tháng tư năm 75 nên Hà Nội đã để cho họ mở đường lưu thông sâu trong nội địa Việt Nam (sâu bao nhiêu cây số và kéo dài bao nhiêu cây số dọc biên giới cho đến nay chưa ai biết). Và kết cuộc như lời thú nhận của Dương Danh Dy:

“Lúc không có chuyện thì không sao, nhưng bây giờ anh nói đường của tôi ở đâu thì đất của tôi ở đấy. Thế là mình mất toi mấy chục hecta trở lên!” (chú thích của người viết: “anh” ở đây là Ông Anh Quan Thày Vĩ Đại Bắc Kinh và “của tôi” là của các Chú Ba).

Nhiều sông ở Cà Mau ngập rác

Thứ Năm, 04/03/2010, 08:11 (GMT+7)
TT - Trái ngược với những tấm panô “dòng sông không rác” được dựng nhiều nơi ở Cà Mau, nhiều dòng sông của tỉnh này đầy rác thải và ô nhiễm nghiêm trọng.

Sông Cà Mau được giới thiệu là “dòng sông không rác” nhưng đầy rác thải và ô nhiễm nặng - Ảnh: Duy Khang
Hằng ngày, tại chợ nông sản Cà Mau nơi thuyền ghe tấp nập lên hàng, rất nhiều người mua bán các loại nông sản, hàng hóa cứ vô tư tống thẳng đủ loại phế phẩm, rác rưởi xuống sông. Dọc hai bên bờ sông hiện có gần 500 hộ dân sinh sống, rất nhiều gia đình thường xuyên xả rác sinh hoạt, nước thải xuống sông.
Đứng trên cầu quay giữa trung tâm TP Cà Mau nhìn xuống dòng sông thơ mộng nằm vắt ngang đô thị mới vùng cuối đất, mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Anh Trần Kỳ Công (ở P.7, TP Cà Mau) bức xúc: “Chưa bao giờ sông rạch vùng này tràn ngập rác như hiện nay. Cứ 1-2 tuần là máy đuôi tôm của tôi bị gãy chân vịt vì chém phải vỏ dừa hoặc quấn đầy bọc nilông”. Nhiều ghe tàu khác cũng bị chết máy vì rác như trường hợp vừa nêu.
Tuyến kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu xuôi về hướng Tân Thành (P.6, TP Cà Mau) cũng đầy rác. Rất nhiều tàu qua lại đã rẽ nước đẩy đủ loại rác (bọc nilông, thùng xốp, phế phẩm nông sản...) tấp vào dày đặc mé kênh hai bên.
Phía sau dãy nhà sầm uất ở chợ Tắc Vân (TP Cà Mau), rác cũng dày đặc dưới các trụ nhà sàn. Kênh xáng Cà Mau - Bạc Liêu đã trở thành túi rác hứng đủ mọi phế phẩm từ hệ thống nhà vệ sinh và rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân đổ xuống. Còn ở thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình), mỗi ngày có hàng tấn rác thải của người dân ở dọc ngã ba Tắc Thủ đến thị trấn Trần Văn Thời xả xuống sông Ông Đốc.
Hiện tỉnh Cà Mau đang nỗ lực tuyên truyền, quảng bá những hình ảnh đẹp, thân thiện với môi trường nhằm chuẩn bị lễ công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới. Thế nhưng ở chợ Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới và cách vườn quốc gia Mũi Cà Mau không xa cũng đang ngập đầy rác. Nhiều du khách, trong đó có không ít khách nước ngoài, khi thấy cảnh dân địa phương vô tư vứt rác xuống sông đã lắc đầu cười buồn...
Theo ông Trương Văn Sệ - phó chủ tịch UBND xã Đất Mũi, do tập quán của người dân vùng sông nước nên khó cản người dân vứt rác xuống sông rạch. Còn bãi rác đã được quy hoạch xây dựng cách chợ khoảng 2km nhưng đường vào chưa làm xong nên không thể thu gom rác đưa về bãi tập trung được.
Giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh Cà Mau Tống Lê Thắng cho biết rác trên sông ở TP Cà Mau đã có Công ty Công trình đô thị Cà Mau đưa ghe ra vớt thường xuyên, nhưng vẫn không xuể vì ý thức của người dân chưa cao trong việc bảo vệ môi trường đô thị. Riêng TP Cà Mau hiện đang thực hiện dự án di dời trên 1.000 hộ ven sông Cà Mau để xây kè, chỉnh trang đô thị. Đây chính là biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng vứt rác bừa bãi xuống sông, gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan.
DUY KHANG

Cuộc sống xa hoa của giai cấp lãnh đạo Bắc Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il (phải)
Hình: AP
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il (phải)

Chia sẻ

LS Lê Thị Công Nhân trả lời phỏng vấn RFA ngay sau khi ra tù

2010-03-06
Nữ luật sư bất đồng chính kiến tại Việt Nam, Lê thị Công Nhân, hôm nay mãn hạn ba năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

RFA file photo
Nữ LS Lê Thị Công Nhân (áo đỏ) tại phiên tòa phúc thẩm ở hà Nội hôm 27/11/2007.
Sau khi về đến nhà, luật sư Lê Thị Công Nhân dành cho quí thính giả Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự do cuộc nói chuyện sau đây.

Nghe cuộc phỏng vấn này

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty