TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, January 2, 2010

Tin tặc mạo danh ông Phùng Liên Đoàn nói xấu ban biên tập trang Bauxite Việt Nam

Đức Tâm
Bài đăng ngày 30/12/2009 Cập nhật lần cuối ngày  30/12/2009 19:35 TU
Ông Phùng Liên Đoàn
Ông Phùng Liên Đoàn

Từ hôm qua, trên internet, có lưu hành thư ghi tên ông Phùng Liên Đoàn, một trí thức Việt Kiều tại Mỹ, nói xấu giáo sư Huệ Chi và ban biên tập trang bauxite Việt Nam. Ngay lập tức, ông Phùng Liên Đoàn đã lên tiếng bác bỏ thư giả mạo này và tỏ thái độ công phẫn. Ông khẳng định tất cả những thư có nội dung nghi kỵ, nói xấu nhau đều là thư giả.
Tháng tám vừa qua, ông Phùng Liên Đoàn, chủ tịch Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập, còn có tên là Quỹ Khuyến Khích Tự Lập, đại diện của một trong hai nhóm trí thức Việt Kiều đã viết thư kêu gọi trí thức người Việt khắp năm châu ủng hộ giới trí thức trong nước. Bức thư đã được đăng trên mạng bauxite Việt Nam.
Mời quý vị nghe phần phỏng vấn ông Phùng Liên Đoàn về chuyện tin tặc giả mạo tên ông để nói xấu mọi người, gây chia rẽ.

Ông Phùng Liên Đoàn, Hoa Kỳ




30/12/2009

Ném đá nhưng không giấu được tay

Trân Văn, phóng viên RFA
2010-01-01
Qua loạt bài “Bịt miệng trên không gian ảo”, chúng tôi đã tường trình về sự kiện tin tặc liên tục tấn công một số website Việt ngữ trên Internet.
Chưa ngừng ở đó, mới đây, tin tặc tiếp tục mạo danh, ngụy tạo thông tin nhằm bôi nhọ, ly gián những người sáng lập trang web Bauxite Việt Nam.
Điểm đáng chú ý nhất là những thủ đoạn ấy không qua mắt được cộng đồng mạng, chính các blogger đã vạch trần thủ đoạn mà họ gọi là “bỉ ổi”, “đê tiện” đó. Sau bịt miệng là mạo danh
Trong vài tuần qua, tin tặc liên tục tấn công một số trang web vốn thu hút rất đông người Việt ở trong và ngoài nước cùng truy cập như: Bauxite Việt Nam, Talawas, Đối Thoại...


Trang mạng Bauxite Việt Nam hiện đang bị bọn lưu manh tin học phá hoại. Ô. Phạm Toàn.
Dù có những khác biệt về mục tiêu (chẳng hạn, trong khi Đối Thoại cổ súy việc thay đổi thể chế chính trị, Talawas chủ trương hỗ trợ xây dựng “công luận độc lập” thì Bauxite Việt Nam khẳng định ý hướng phi chính trị, chỉ “nói thẳng, nói thật”...), song cả ba website đều có một điểm chung là đã xuất hiện và tồn tại như các kênh thông tin không phụ thuộc vào chính quyền Việt Nam và chính quyền Việt Nam không thể chi phối nội dung của các kênh thông tin này.  
Giống như nhiều đợt tấn công nhắm vào một số website Việt ngữ đã từng xảy ra trong quá khứ, đợt tấn công nhắm vào Bauxite Việt Nam, Talawas, Đối Thoại... cũng nhằm vô hiệu hoá hoạt động, xoá dữ liệu của website. Điều đó tạo cho nhiều người cảm giác, hình như đang có một cuộc đối đầu để giành và giữ quyền tự do ngôn luận trên Internet.
Đến nay, tuy những người điều hành Bauxite Việt Nam, Talawas, Đối Thoại... cố giành lại quyền quản trị, song ba trang web vừa kể vẫn đang bị tin tặc khống chế.  
Mới đây lại có thêm một vài diễn biến cho thấy, sau khi vô hiệu hoá ba kênh thông tin đã kể, tin tặc đang khai thác các thông tin mà họ trộm cắp được để bôi nhọ, ly gián những người sáng lập, điều hành các website. Rõ nhất là đối với Bauxite Việt Nam. 
Nhiều blogger đang là chủ những blog có đông bạn bè, độc giả, cùng tiết lộ rằng, trong ngày 27 tháng 12, họ đã nhận được một email đính kèm hai tập tin. Tập tin thứ nhất có hai lá thư của nhà giáo Phạm Toàn – một trong ba người sáng lập trang web Bauxite Việt Nam – xin rút tên khỏi nhóm điều hành Bauxite Việt Nam, bởi: không đủ sức khoẻ, nhiều việc và đặc biệt là – xin dẫn nguyên văn: “Tôi giống ông Pavlov, chỉ làm việc được với chó không làm việc được với người!” Tập tin thứ hai, tập hợp một số thư điện tử trao đổi công việc giữa Giáo sư Nguyễn Huệ Chi với cộng tác viên. Những email này tạo nơi người đọc cảm giác, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi là một “người hai mặt”.      
Tuy trang web Bauxite Việt Nam đang thu hút sự chú ý cao độ của công chúng, song điểm đáng chú ý hơn cả là dù email đính kèm hai tập tin, tiết lộ một vài bí mật về những người sáng lập, điều hành trang web Bauxite Việt Nam được phát tán rộng rãi nhưng không có blogger nào công bố các thông tin đó.
Một vài blogger cho biết, sau khi xem qua hai tập tin đính kèm, họ đã vứt email có nội dung như đã kể vào thùng rác. Một vài blogger khác thì tìm cách liên lạc trực tiếp với những người sáng lập trang web Bauxite Việt Nam để xác định thực hư. Trong số này có blogger Nguyễn Quang Lập – một nhà văn, đồng thời là chủ nhân blog mang tên “Quê choa”.
Blogger Nguyễn Quang Lập kể trên blog của ông, sau khi đọc email, ông đã gọi điện thoại cho Giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi tỏ ra rất ngạc nhiên và bảo rằng, trừ chuyện nhà giáo Phạm Toàn xin rút tên khỏi nhóm quản trị Bauxite Việt Nam vì sức khoẻ kém do mới mổ tim hồi năm ngoái và vì nhà giáo Phạm Toàn còn nhiều việc riêng phải làm, những email khác đều là bịa đặt. Blogger Nguyễn Quang Lập nhấn mạnh: “Nguyễn Huệ Chi còn nói thêm, anh tin anh Phạm Toàn không bao giờ có những lời lẽ như thế đối với anh cũng như nhóm biên tập.”
Blogger Nguyễn Quang Lập cho biết ông cũng đã gặp nhà giáo Phạm Toàn trong một đám cưới diễn ra ngay sau đó. Ông kể: “Nghe chuyện hai email, nhà văn Phạm Toàn hết sức sửng sốt, anh bỏ cả đám cưới chạy về nhà ngay. Một giờ sau anh gọi điện cho tôi nhiều lần, nói bọn chúng đã giả mạo email của anh, chỉ đổi chữ “i” thành chữ “j” trên địa chỉ email. Đến 22h30, tôi nhận đựơc thư của Phạm Toàn nhờ công bố cho mọi người.”

Bài viết “Nguyễn Huệ Chi – con người hai mặt” ký  tên Phạm Toàn và một số tư liệu đính kèm được gửi tới mọi người là hoàn toàn giả mạo. Ô. Phạm Toàn.
Chưa thấy tay nhưng biết ai ném?
Thư nhà giáo Phạm Toàn gửi bạn bè trên Internet đã được công bố gần như lập tức, khác hẳn thái độ đối với email đính kèm hai tập tin, cung cấp một số “bí mật” về những người sáng lập, điều hành trang web Bauxite Việt Nam mà ai đó đã chuyển tận tay nhiều blogger hoặc người điều hành các website có đông người truy cập.
Trong thư, nhà giáo Phạm Toàn viết: Trang mạng Bauxite Việt Nam hiện đang bị bọn lưu manh tin học phá hoại bằng hai hình thức: Hình thức thứ nhất là dùng kỹ thuật để đánh sập trang thông tin dân sự này và hình thức thứ hai là mạo danh một người của trang này (cụ thể là mạo danh ông Phạm Toàn) để chia rẽ nội bộ (cụ thể là viết bài ký tên Phạm Toàn có nội dung bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ giáo sư Nguyễn Huệ Chi). 
Về vụ việc này, tôi Phạm Toàn, xin trân trọng kính báo cùng bạn đọc trong và ngoài nước như sau: Bài viết “Nguyễn Huệ Chi – con người hai mặt” ký  tên Phạm Toàn và một số tư liệu đính kèm được gửi tới mọi người là hoàn toàn giả mạo. Cách thức kẻ  xấu tạo địa chỉ điện tử viết sai một chữ i thành chữ j là một âm mưu vô cùng nham hiểm: Những thư từ của bạn đọc gửi cho ông Phạm Toàn để hỏi thực hư hoặc để phản đối đã không tới được người nhận, dẫn đến những giận dữ và hiểu lầm chết người…
 Ông cảnh báo: Tài liệu giả  mạo cho thấy kẻ xấu  đã chiếm dụng một số  thư từ trao đổi nội bộ và cắt xén  để tạo ra tác dụng xấu, có  khả năng tạo ra những hệ  quả khó lường. Trang mạng dân sự  Bauxite Việt Nam ra đời từ giữa tháng 4 năm 2009 nhưng được rất đông đảo bạn đọc quan tâm. Những kẻ nào thấy sợ hãi trước ảnh hưởng của trang mạng phải tìm mọi cách để triệt phá nó, đó là lẽ thường tình...
Chúng tôi đã gọi điện thoại để đề nghị nhà giáo Phạm Toàn, cho thính giả Đài Á Châu Tự Do nghe thêm ý kiến của ông:
Nhà văn Phạm Toàn: Tôi xin lỗi, hiện nay tôi rất mệt mỏi...
Trân Văn: Dạ
Nhà văn Phạm Toàn: Tôi là người hoà bình, không chịu được căng thẳng... (ho)
Trân Văn: Dạ
Nhà văn Phạm Toàn: Anh cho phép tôi khất... được không...?
Trân Văn: Dạ
Nhà văn Phạm Toàn: Có phiền anh không?...
Trân Văn: Dạ không...
Nhà văn Phạm Toàn: Anh thông cảm nhá...
Việc mạo danh một nhà giáo 78 tuổi, trộm cắp thông tin, ngụy tạo thư tín, vừa nhằm bôi nhọ thân hữu của ông, vừa ly gián ông với họ, kéo ông vào một vụ thị phi đã gây sự phẫn nộ trong cộng đồng mạng. Nhiều blogger khẳng định, không cần nói ra thì ai cũng biết đó là ai! Có blogger gọi đây là “sự bỉ ổi có phương pháp”, có blogger gọi đây là “sự đê tiện ở mức thấp nhất”.

Friday, January 1, 2010

KẾT QUẢ BÌNH CHỌN AUDIO VUI NHỘN NHẤT NĂM 2009

1.  NGUYỄN MINH TRIẾT -- VIETNAM CUBA


2. NGUYỄN MINH TRIẾT --- PHÂN HÓA NỘI BỘ HOA KỲ

3.  NGUYỄN MINH TRIẾT --- RAP ... TRỜI ĐẤT .. . TRỜI ĐẤT.. . TRỜI ĐẤT

4.  NGUYỄN TẤN DŨNG -- 3 NĂM KHÔNG KỶ LUẬT AI (THAM NHŨNG)


KẾT QUẢ BÌNH CHỌN:


Thursday, December 31, 2009

Việt Nam Hãy Trả Tự Do Cho Face Book

By Giang Nguyen, CNN
December 30, 2009 -- Updated 2339 GMT (0739 HKT)

Blogger Nguyen Thanh Phong satirizes what he believes are government attempts to block Facebook.
Blogger Nguyen Thanh Phong satirizes what he believes are government attempts to block Facebook.
STORY HIGHLIGHTS
  • Facebook users accuse Vietnamese government of blocking the site
  • Blogger named Diesebemol: The government can't control it so they oppose it
  • Vietnam denies it is blocking the site but admits to concerns about Facebook
  • Facebook says it has not made changes that would affect services
(CNN) -- An American friend studying in Vietnam was the first to tell me about her problems accessing Facebook, back in November.
Soon,voices from Vietnam multiplied online, reporting the same issue. Now,Facebook users there are blaming the government for allegedly blockingaccess to the social networking site.
My family still maintainsties to Vietnam after we emigrated almost three decades ago. With theInternet and Facebook, it has been easier than ever.
Armed with a few online connections and a bit of Vietnamese, I set out to talk to the parties involved.
Amongmy first leads - a blogger from Vietnam, who calls himself Diesebemol.At 50 years old, he makes a living as a private driver for foreignbusinessmen. He did not want to give his real name for fear of reprisal.
He says he used Facebook to share perspectives, discuss social issues and politics.
"It'sa matter of information flow. Everybody can express themselves (onFacebook)," he says. "The government can't control it, so they opposeit."
Vietnamese government officials deny the accusation.
Mr.Dang Anh Tuan, with the government's Ministry of Information andCommunications, told CNN: "We don't have a policy to block Facebook,"although he acknowledged that Facebook activities are a concern to theagency and that its use by Vietnam's netizens were monitored.
VietnameseInternet Service Providers, or ISPs, in turn cite a series of reasonsfor the ongoing access errors, from technical malfunctioning to aproblem with Facebook itself.
Debbie Frost, a spokeswoman for Palo Alto, California-based Facebook, told CNN there are no issues on Facebook's end.
"We have not changed our service; we haven't made it more difficult or made any changes that would affect service."
A partial block is all that's needed to kill off the widespread use of Facebook.
--Huy Zing, U.S. ex-pat in Vietnam

RELATED TOPICS
  • Vietnam
  • Facebook Inc.
  • Internet
Facebook would not comment on who or whatis to blame for the access problems many of Vietnam's Facebook userssay they're experiencing.
Although there appear to be no publicrecords to validate claims of a government-ordered ban, some usersstill believe the government is to blame.
The U.S. State Department raised the issue with its counterparts at the Vietnamese embassy in Washington and in Hanoi.
A State Department official told CNN: "The department views censorship of Facebook in Vietnam as a threat to Internet freedom."
"Weare especially disappointed to see Facebook being persistently blockedin Vietnam so soon after that dialogue," the official wrote in ane-mail, referring to the Vietnam Human Rights Dialogue the agency heldwith Vietnam's Foreign Ministry in November.
Spotty access to the popular site was first reported around the same time.
Serviceproviders take turns blocking access, claims blogger Diesebemol, andit's gradually spreading to more providers. On the day I talked to him,Diesebemol says he could not access Facebook through his ISP.
"Iuse Netn@m and they just completely blocked the Facebook page," hesaid. I reached a technical worker at Netn@m who confirmed the companywas having problems providing Facebook at that time.
Pham PhuongLien, a 22-year-old business management student in Hanoi, also receiveda dreaded "Access Denied" message when she tried to log in.
She and other anxious Facebook friends traded workarounds -- alternative ways to get access.
"Weexchange Internet addresses via e-mail or chat messenger. In class, ourteachers send them to us! Sometimes it works, sometimes it doesn't."
The block, if there is one, can be overcome by savvy web surfers with a bit of know-how.
OnTwitter, blogs and even Facebook's Vietnamese competitor, Zing Me,users shared their outrage, but also helpful instructions on how toovercome the firewall.
Huy Zing, a U.S. ex-pat and softwaredeveloper in Ho Chi Minh City, posted on his blog: "A partial block isall that's needed to kill off the widespread use of Facebook."
"Weknow it's a half-assed job. The technical block is not a high-qualityblock." he explains further. "You don't have to have a full block tostifle opinion."
Still, the obstacles put in place are irking many, Facebook addicts and casual users, especially among the ex-pat community.
Their first reaction was: "This sucks! I'm not gonna stay in this country!" Zing said.
So why should the government be worried about Facebook?
Governmentspokeswoman Nguyen Phuong Nga said at a December 3 news conference:"[A] number of social Web sites have been misused to convey informationwith contents that oppose the Democratic Socialist Republic ofVietnam," she said. "...threatening information security and causing abad influence on Internet users."
But for some Vietnamese it's not a matter of government protection but censorship.
Nguyen Thanh Phong,a graphic designer in Hanoi, said: "Maybe the government is afraid ofthe expansive nature of Facebook and the speed with which informationis spread? If it spreads too far, they can't control it."
Justas Vietnam's Internet community is still wary of using the Internet toits fullest potential, the government also finds itself in a tug of warbetween business interests and information control, as newspaper editorVu Hao Nhien sees it.
The Vietnamese Government created theAdministration Agency for Radio, TV and Electronics Information in 2008that acts as a watchdog over Internet activity.
In September2009, eight bloggers were tried on charges of "anti-governmentpropaganda." They were convicted and sentenced to jail sentencesranging from two to six years, the press advocacy organizationReporters Without Borders reported. The blogger community suspects theywere targeted because they began to organize offline.
Moresophisticated than blogs, Facebook offers the latest in the line-up ofonline organizational tools, from groups and fan pages to applications.
"Facebook,even though it's not a political site, it is a convenient and friendlytool for people to use to organize and get together," says Vu, managingeditor of Nguoi Viet, the largest Vietnamese language newspaperpublished outside Vietnam.
Vu, who also publishes the blogbolsavik.com, created the Facebook page "Free Nguyen Tien Trung"calling for the release of the democracy activist.
But pages with a stated mission opposing government policies are the exception on Facebook.
Vusays Hanoi's motives are much simpler than that. "They're afraid ofdialogue and Facebook is about dialogue. They're paranoid, what can Isay."
Blogger Diesebemol is all too familiar with that reality."Vietnamese people like me, that's how I live. I talk when they let metalk. I don't have any right to express myself."
Not entirely resigned, he adds: "Sometimes though, I'll find a way to get online and talk behind their back."

Source : http://edition.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/12/25/vietnam.facebook/

Facebookers blame Vietnam for blocking site

By Giang Nguyen, CNN
December 30, 2009 -- Updated 2339 GMT (0739 HKT)

Blogger Nguyen Thanh Phong satirizes what he believes are government attempts to block Facebook.
Blogger Nguyen Thanh Phong satirizes what he believes are government attempts to block Facebook.
STORY HIGHLIGHTS
  • Facebook users accuse Vietnamese government of blocking the site
  • Blogger named Diesebemol: The government can't control it so they oppose it
  • Vietnam denies it is blocking the site but admits to concerns about Facebook
  • Facebook says it has not made changes that would affect services
(CNN) -- An American friend studying in Vietnam was the first to tell me about her problems accessing Facebook, back in November.
Soon, voices from Vietnam multiplied online, reporting the same issue. Now, Facebook users there are blaming the government for allegedly blocking access to the social networking site.
My family still maintains ties to Vietnam after we emigrated almost three decades ago. With the Internet and Facebook, it has been easier than ever.
Armed with a few online connections and a bit of Vietnamese, I set out to talk to the parties involved.
Among my first leads - a blogger from Vietnam, who calls himself Diesebemol. At 50 years old, he makes a living as a private driver for foreign businessmen. He did not want to give his real name for fear of reprisal.
He says he used Facebook to share perspectives, discuss social issues and politics.
"It's a matter of information flow. Everybody can express themselves (on Facebook)," he says. "The government can't control it, so they oppose it."
Vietnamese government officials deny the accusation.
Mr. Dang Anh Tuan, with the government's Ministry of Information and Communications, told CNN: "We don't have a policy to block Facebook," although he acknowledged that Facebook activities are a concern to the agency and that its use by Vietnam's netizens were monitored.
Vietnamese Internet Service Providers, or ISPs, in turn cite a series of reasons for the ongoing access errors, from technical malfunctioning to a problem with Facebook itself.
Debbie Frost, a spokeswoman for Palo Alto, California-based Facebook, told CNN there are no issues on Facebook's end.
"We have not changed our service; we haven't made it more difficult or made any changes that would affect service."
A partial block is all that's needed to kill off the widespread use of Facebook.
--Huy Zing, U.S. ex-pat in Vietnam

RELATED TOPICS
  • Vietnam
  • Facebook Inc.
  • Internet
Facebook would not comment on who or what is to blame for the access problems many of Vietnam's Facebook users say they're experiencing.
Although there appear to be no public records to validate claims of a government-ordered ban, some users still believe the government is to blame.
The U.S. State Department raised the issue with its counterparts at the Vietnamese embassy in Washington and in Hanoi.
A State Department official told CNN: "The department views censorship of Facebook in Vietnam as a threat to Internet freedom."
"We are especially disappointed to see Facebook being persistently blocked in Vietnam so soon after that dialogue," the official wrote in an e-mail, referring to the Vietnam Human Rights Dialogue the agency held with Vietnam's Foreign Ministry in November.
Spotty access to the popular site was first reported around the same time.
Service providers take turns blocking access, claims blogger Diesebemol, and it's gradually spreading to more providers. On the day I talked to him, Diesebemol says he could not access Facebook through his ISP.
"I use Netn@m and they just completely blocked the Facebook page," he said. I reached a technical worker at Netn@m who confirmed the company was having problems providing Facebook at that time.
Pham Phuong Lien, a 22-year-old business management student in Hanoi, also received a dreaded "Access Denied" message when she tried to log in.
She and other anxious Facebook friends traded workarounds -- alternative ways to get access.
"We exchange Internet addresses via e-mail or chat messenger. In class, our teachers send them to us! Sometimes it works, sometimes it doesn't."
The block, if there is one, can be overcome by savvy web surfers with a bit of know-how.
On Twitter, blogs and even Facebook's Vietnamese competitor, Zing Me, users shared their outrage, but also helpful instructions on how to overcome the firewall.
Huy Zing, a U.S. ex-pat and software developer in Ho Chi Minh City, posted on his blog: "A partial block is all that's needed to kill off the widespread use of Facebook."
"We know it's a half-assed job. The technical block is not a high-quality block." he explains further. "You don't have to have a full block to stifle opinion."
Still, the obstacles put in place are irking many, Facebook addicts and casual users, especially among the ex-pat community.
Their first reaction was: "This sucks! I'm not gonna stay in this country!" Zing said.
So why should the government be worried about Facebook?
Government spokeswoman Nguyen Phuong Nga said at a December 3 news conference: "[A] number of social Web sites have been misused to convey information with contents that oppose the Democratic Socialist Republic of Vietnam," she said. "...threatening information security and causing a bad influence on Internet users."
But for some Vietnamese it's not a matter of government protection but censorship.
Nguyen Thanh Phong, a graphic designer in Hanoi, said: "Maybe the government is afraid of the expansive nature of Facebook and the speed with which information is spread? If it spreads too far, they can't control it."
Just as Vietnam's Internet community is still wary of using the Internet to its fullest potential, the government also finds itself in a tug of war between business interests and information control, as newspaper editor Vu Hao Nhien sees it.
The Vietnamese Government created the Administration Agency for Radio, TV and Electronics Information in 2008 that acts as a watchdog over Internet activity.
In September 2009, eight bloggers were tried on charges of "anti-government propaganda." They were convicted and sentenced to jail sentences ranging from two to six years, the press advocacy organization Reporters Without Borders reported. The blogger community suspects they were targeted because they began to organize offline.
More sophisticated than blogs, Facebook offers the latest in the line-up of online organizational tools, from groups and fan pages to applications.
"Facebook, even though it's not a political site, it is a convenient and friendly tool for people to use to organize and get together," says Vu, managing editor of Nguoi Viet, the largest Vietnamese language newspaper published outside Vietnam.
Vu, who also publishes the blog bolsavik.com, created the Facebook page "Free Nguyen Tien Trung" calling for the release of the democracy activist.
But pages with a stated mission opposing government policies are the exception on Facebook.
Vu says Hanoi's motives are much simpler than that. "They're afraid of dialogue and Facebook is about dialogue. They're paranoid, what can I say."
Blogger Diesebemol is all too familiar with that reality. "Vietnamese people like me, that's how I live. I talk when they let me talk. I don't have any right to express myself."
Not entirely resigned, he adds: "Sometimes though, I'll find a way to get online and talk behind their back."

Source : http://edition.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/12/25/vietnam.facebook/

BBC: Bạo lực bùng phát tại Romania sau cuộc đàn áp biểu tình 1989 .


Vài giờ sau khi có bạo lực ở Timisoara, xe lửa đi về hướng Romania bị dừng lại. Biên giới nước này với Hungary, Bulgaria, Nam Tư và phương Tây bị phong tỏa.
Vì thế, không thể có được ước đoán, dù là thô sơ nhất, về số người chết.
Trong khi thế giới bên ngoài cố gắng tìm hiểu những gì xảy ra ở chế độ độc tài hà khắc nhất còn lại ở châu Âu, điều biết rõ duy nhất là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất từ hai năm qua ở Romania đã diễn ra ở Timisoara tối thứ Bảy và một lực lượng đáng kể đã được dùng để đàn áp.
Trong khi sự đàn áp Marx-Lenin đang sụp đổ ở Đông Âu, ông Ceausescu cố gắng cứu nó tại Romania.
Ông đã nắm quyền từ 24 năm và bí quyết là thay đổi vị trí lãnh đạo trong đảng để họ không kịp ở lâu trong mắt quần chúng để được thừa nhận, và ông cũng để họ hàng của mình nắm các chức vụ lớn, tin rằng ông có thể dựa vào sự trung thành của họ.
Cuộc sống vất vả hàng ngày ở các thị trấn và thành phố đóng vai trò lớn trong cuộc nổi dậy mới nhất.
Phóng sự này được thực hiện ngay khi sự kiện xảy ra vào năm 1989.

VIdeo: Chính quyền Tiệp Khắc đàn áp người biểu tình ở Prague năm 1989.


BBC: Ngay trước hồi 3h, hàng ngàn người tụ họp ở đại lộ chính của Prague, Quảng trường Wenceslas, và vào lúc 3.10, cảnh sát chống bạo động khét tiếng cũng có mặt.
Reo hò khẩu hiệu tự do, đám đông không chịu rời đi cho đến khi chính những cảnh sát từng phá vỡ các biểu tình tương tự hồi tháng Giêng và tháng Tám, đã dùng súng nước và dùi cui đẩy đám đông ra khỏi quảng trường.
Cố gắng đọc tuyên bố kêu gọi có Perestroika tại Tiệp Khắc trước tòa thị chính đã phải hủy bỏ vì sự có mặt của cảnh sát.
Nó cho thấy sự kiểm soát của công an vẫn hiệu quả, bằng sự đe dọa thay vì dùng đến bạo lực lan rộng.
Dường như những người vận động dân chủ tại đây sẽ phải thuyết phục thêm nhiều đồng bào xuống đường như đã từng làm ở Đông Đức.
Phóng sự này được thực hiện ngay khi sự kiện xảy ra vào năm 1989.

Phải chăng sách trong nước đã giải đáp tồn nghi lịch sử: cộng Hồ bán nhà ái quốc Phan Bội Châu cho Pháp?

Monday, 28 December 20090 y kien

Chí sĩ PHAN BỘI CHÂU

Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển (Nxb Văn Học):

Lý Thụy đã bán Phan Bội Châu cho thực dân Pháp?



Chúng tôi vừa nhận được vài thông tin của một bạn đọc giấu tên, liên quan đến cuốn Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển của tác giả Trịnh Vân Thanh (Trịnh Chuyết). Sách được Nhà Xuất bản Văn học xuất bản năm 2008. Các bạn có thể xem chi tiết giới thiệu về cuốn sách ở trang Sachhay.com.

Vị độc giả đã chỉ ra rằng ở trang 742, trong mục nói về Phan Bội Châu, các nhà soạn sách đã viết việc Phan Bội Châu bị bắt như sau:

Năm 1925, nghe theo lời của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ, Phan Bội Châu gia nhập vào tổ chức “Toàn thế giới bị áp bức nhược tiểu dân tộc”, nhưng sau đó Lý Thuỵ và các đồng chí lập mưu bắt Phan Bội Châu nộp cho thực dân Pháp để:
1 - Tổ chức lấy được một số tiền thưởng (vào khoảng 15 vạn bạc) hầu có đủ phương tiện hoạt động.
2 - Gây một ảnh hưởng sâu rộng trong việc tuyên truyền tinh thần ái quốc trong quốc dân.



Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh trong giai đoạn ấy có bí danh là Lý Thụy. Và như thế, căn cứ vào cuốn tự điển này, chính Hồ Chí Minh đã bán Phan Bội Châu cho thực dân Pháp với những lý do đã nêu trên. Đến nay, vẫn có nhiều tranh cãi trong giới quan tâm về sử Việt về tính xác thực chung quanh sự kiện này.



Vì không có phiên bản của cuốn tự điển để kiểm chứng, chúng tôi không bảo đảm hoàn toàn sự xác thực của thông tin. Xin thận trọng đăng ở đây để các bạn phân tích và làm vấn đề được sáng tỏ hơn.


Xin gửi kèm những bức ảnh chụp để tham khảo:














Nguồn bài: X-Cafevn - 29.12.2009


——————


Quyển này lâu lắm rồi mới thấy xuất hiện trở lại. Cám ơn NXB Văn học đã tái bản giúp đọc giả có được quyển sách có giá trị. Quyển này rất cần cho tất cả mọi người, những ai thích đọc. Trong ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều từ Hán Việt, mà qua thời gian có một số từ thông dụng hoặc thành ngữ thông dụng đã hòa tan vào dòng chảy ngôn ngữ của chúng ta, đôi khi ta không để ý. Tuy nhiên, còn một số thành ngữ, điển tích mà đôi khi ta đọc báo hoặc bắt gặp đâu đó nhưng không hiểu hoặc hiểu sai hoặc cho qua không để ý trong lúc đọc. Điều này thật đáng tiếc.

Ngoài ra, cuốn sách này ghi chép tất cả những danh nhân nước nhà, sắp xếp theo mẫu tự A, B, C… để khi cần tra cứu tiểu sử, công nghiệp, văn nghiệp của các vị anh hùng dân tộc, của các nhà cách mạng, của các văn hào, thi sĩ, bạn đọc sẽ tìm thấy ngay, đỡ mất thì giờ.
Do đó các bạn nên tìm quyển này và để dành đọc từ từ. Nó không khô khan như quyển tự điển thông thường. Có thể liệt nó vào thể loại sách “sưu khảo” cũng được. Tôi không quảng cáo giùm nhà xuất bản, nhưng quyển này cần lắm.

Những trích dẫn đặc sắc / Những lời nhận xét đặc biệt về sách
Quyển “THÀNH NGỮ - ĐIỂN TÍCH - DANH NHÂN TỪ ĐIỂN” sở dĩ có là để góp mặt với các bậc đàn anh trong việc tài bồi nền văn học nước nhà. Dù những thành ngữ điển tích rút ra từ những chữ, những điển cố vay mượn trong các sách Tàu viết bằng Hán văn, nhưng nếu đã biên soạn bằng Việt văn và những lời dẫn giải cũng được chú thích bằng Tiếng Việt, thì không thể xem đó là một quyển “Thành ngữ Điển Tích” của người Tàu được.

“THÀNH NGỮ - ĐIỂN TÍCH - DANH NHÂN TỪ ĐIỂN” của GS.Trịnh Vân Thanh in quyển I năm 1966, quyển II năm 1967 tính đến thời điểm này là 40 năm. Chặng đường dài đó cho thấy giá trị đóng góp của quyển sách là không nhỏ trong việc tiếp cận với nền văn hoá Việt Nam đa dạng, giàu bản sắc. Có thể nói bộ sách là một công trình khoa học biên khảo hoặc là một bộ sách văn hoá ứng dụng. Để biên soạn được khối lượng trang sách hơn 1000 trang, tác giả đã phải tích luỹ, sưu tập, đối chiếu so sánh hàng trăm ngàn các tư liệu khác nhau để vận dụng mục từ của mình. Các mục từ được giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ, thận trọng và chi tiết. Có thể nói rằng, khó có một cuốn sách tra cứu nào lại giải thích đầy đủ như vậy, đặc biệt là các từ Hán Việt.

Những nội dung khác
Làm một quyển từ điển - mới nghe qua thật là vĩ đại. Thật ra, đây chỉ là một công việc góp nhặt, ghi chép, tra cứu, phiên dịch những gì đã có trong những sách khác. Soạn giả chỉ cần chịu khó bỏ ra một thời gian nào đó - 10 hay 15 năm chẳng hạn, để sắp xếp những tài liệu sưu khảo trong các sách thành hệ thống.
Công việc làm từ điển của người trước khó khăn bao nhiêu, thì những người đi sau lại dễ dàng bấy nhiêu.

Ngoại trừ những tài liệu viết bằng chữ quốc ngữ, phần nhiều văn thơ của ta dùng rất nhiều điển cố, lấy những truyện xưa tích cũ trong các kinh điển để giãi bày tâm sự thầm kín, cốt cho lời văn thêm phần trang trọng, chữ dùng ít mà ý nghĩa cao xa. Do đó, đọc cổ văn mà không am tường điển cố, ta không biết tác giả muốn ngụ ý gì.

Có nhiều thành ngữ như “má hồng phận bạc”, “hồng nhan đa truân”, “nghiêng nước nghiêng thành”… rất thông dụng, cho nên khi đọc đến không cần tra cứu ta cũng có thể hiểu được.
Nhưng trường hợp trong thập thủ liên hoàn của thi hào Nguyễn Đình Chiểu khóc Phan Thanh Tòng, con trai của cụ Phan Thanh Giản tử trận tại Giòng Gạch, Ba Tri, có câu:

                                        “Tinh thần hai chữ phau sương tuyết,
                                          Khí phách ngàn thu rỡ núi non.
                                          Gẫm chuyện ngựa Hồ chim Việt cũ,
                                          Lòng đây tưởng đó mất như còn”.

Mấy tiếng “ngựa Hồ chim Việt” do câu “Hồ mã tê bắc phong, Việt điểu sào nam chi” (Ngựa Hồ cất tiếng hí khi gió bấc thổi, chim Việt chỉ làm tổ trên cành day về hướng Nam), dùng để chỉ lòng tưởng nhớ quê hương thắm thiết. Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp khiến người đọc phải mệt trí, phải mất thì giờ tra cứu. Đó là chưa kể người đọc phải tìm xem điển cố nằm trong sách nào. Có sách tra cứu mà con phải bực mình như vậy, huống hồ nhà thiếu sách càng khổ tâm biết mấy.
Còn nhớ trong tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều vỏn vẹn có 356 câu thơ song thất lục bát, mà trên 200 câu dùng điển cố. Nào những “gấm nàng Ban”, “đàn anh họ Lý”, “bậc chị chàng vương”, “bệnh Tề Tuyên”. Không những học sinh phải điên đầu vì những câu văn súc tích rút ở những điển xưa, mà giáo sư giảng những bài cổ văn này cũng khó nuốt trôi, trừ những người thông thạo Hán văn.
Quyển “Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển” sở dĩ có là để góp mặt với các bậc đàn anh trong việc tài bồi nền văn học nước nhà. Chúng tôi mạn phép nghĩ rằng: Dù những thành ngữ điển tích rút ra từ những chữ, những điển cố vay mượn trong các sách Tàu viết bằng Hán văn, nhưng nếu đã biên soạn bằng Việt văn và những lời dẫn giải cũng được chú thích bằng tiếng Việt, thì không thể xem đó là một quyển “Thành ngữ điển tích” của người tàu được.
Giáo sư Hổ Hữu Tường trong phần định nghĩa về “Việt Nam văn học sử”: “khi nói rằng Việt Nam văn học sử thì ta phải định nghĩa cho hẳn hoi. Ở đây ta viết sử của văn học, của văn chương viết bằng tiếng Việt chăng? Đó là quan niệm thông thường trong thế giới. Không phân biệt nòi giống, màu da, hễ sáng tác bằng thứ tiếng nào, thì tác giả được liệt vào văn học sử của nước ấy. Chính cái quan điểm này đã được các nhà viết văn học sử công nhận: Theo quan niệm này, Việt Nam văn học sử là lịch sử văn học viết bằng tiếng Việt, dẫu cho người viết là nước nào…”.
Vì những lẽ trên đây, cuốn sách chỉ ghi âm những câu Hán văn bằng chữ Việt, kèm theo những lời chú thích cũng bằng tiếng Việt, dù biết như vậy sẽ khiến cho người đọc muốn tra chứ nguyên tác gặp nhiều trở ngại. Nhưng, như đã trình bày ở trên, cuốn sách này mong muốn tất cả những điển xưa tích cũ dùng trong văn thơ viết bằng chữ quốc ngữ phải được liệt vào văn học sử Việt, nếu được xếp vào loại sử của văn học hay của văn chương Việt Nam.
Thêm vào phần “Thành ngữ điển tích”, cuốn sách ghi chép tất cả những danh nhân nước nhà, sắp xếp theo mẫu tự A, B, C… để khi cần tra cứu tiểu sử, công nghiệp, văn nghiệp của các vị anh hùng dân tộc, của các nhà cách mạng, của các văn hào, thi sĩ, bạn đọc sẽ tìm thấy ngay, đỡ mất thì giờ.
Quyển “Thành ngữ - Điển tích - Danh nhân Từ điển” hoàn thành sau một thời gian hơn 10 năm biên soạn, phiên dịch. Thời gian này, so với những công trình khảo cứu vĩ đại hàng 3, 4 chục năm trở lên, chỉ là một ngọn nến yếu ớt bên cạnh một cây đuốc sáng rực.

Tuy nhiên, quyển sách ra đời giữa lúc “củi quế gạo châu” mà phương tiện tài chính lại có giới hạn đã nói lên sự cố gắng không ngừng của nhóm siêng học. /.


Source: http://rfvn.com/?p=10311

Facebook Back Music Video (Sexyback Parody)

Wednesday, December 30, 2009

Y Khoa Viet Nam kho^ng xa`i Medicine nu*~a ba` con o*i

Đại Học Y Hà Nội: Tụng Kinh Giúp Tăng Lực Chống Hiv Việt Báo Thứ Hai, 12/28/2009, 12:00:00 AM
Đại học Y Hà Nội: Tụng Kinh Giúp Tăng lực Chống HIV

HANOI -- Đại học Y Khoa Hà Nội đang nghiên cứu ảnh hưởng của việc tụng Kinh Phật để hỗ trợ việc chữa trị bệnh AIDS, theo một bản tin trên mạng Phật Tử Việt Nam đăng theo thông tấn bee.net.vn.
Bản tin nhan đề “Tụng kinh hỗ trợ điều trị HIV/AIDS!” ghi nhận về cuộc nghiên cứu thực hiện trên 28 bệnh nhân, cho thấy đã giúp ngăn cản được việc chuyển biến từ HIV sang AIDS. Bản tin viết:
“Kết quả nghiên cứu dùng Kinh Phật tụng niệm hỗ trợ điều trị HIV/AIDS của GS.TS Phan Thị Phi Phi (Trường ĐH Y Hà Nội) và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người trên 28 bệnh nhân cho thấy, các chỉ số tế bào miễn dịch chống HIV đều tăng trong 6 tháng, bệnh nhân không bị chuyển sang giai đoạn AIDS.
Kết quả này đã được báo cáo tại Hội nghị "Năng lượng sinh học và sức khoẻ" do Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người tổ chức tại Hà Nội ngày 19/12.
Theo GS Phi, xét về Tây y, nguyên nhân gây bệnh là do các khiếm khuyết di truyền (gen) và các yếu tố môi trường. Kinh Phật nói rằng, bệnh tật, số phận con người là do Nghiệp gây ra, nếu tu dưỡng tốt, trì tụng kinh phật có thể thay đổi Nghiệp, có thể nhiều bệnh sẽ khỏi.
Vì vậy, tụng kinh trị bệnh đã được áp dụng tại nhiều nước, nhưng chưa tác giả nào nghiên cứu vấn đề áp dụng Phật Pháp trong hỗ trợ điều trị HIV/AIDS.
Do đó, GS và các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 28 bệnh nhân, trong đó có 20 trường hợp giai đoạn sớm và trung gian, 3 trường hợp giai đoạn muộn và 5 trường hợp muộn mới xét nghiệm trước khi tụng.
23 bệnh nhân đầu tiên đều đã được xét nghiệm 2 lần (trước khi tụng Phật Pháp và sau khi tụng) các chỉ số miễn dịch tế bào liên quan đến bệnh như TCD3, TCD4, TCD8, tỷ lệ TCD4/TCD8 tại Trung tâm phòng chống AIDS, Viện Vệ sinh phòng dịch quân đội...
Bệnh nhân hiểu, trình bày được luật nhân quả 3 đời và trì tụng hằng ngày hay hằng tuần tại nhà, một tháng một lần tại chùa 12 câu thần chú...”
Bản tin nhà nước không nêu rõ pháp môn áp dụng cho 28 bệnh nhân, nhưng qua chi tiết về 12 câu thần chú, chúng ta có thể đoán là Giáo sư Phan Thị Phi Phi đã thử nghiệm bằng nghi thức Cầu An trong Kinh Nhật Tụng.
Tại Hoa Kỳ, các cuộc nghiên cứu thường sử dụng các pháp như Thiền Tông (Zen), hay Thiền Chánh Niệm (Mindfulness Meditation) để giảm đau và tăng lực kháng bệnh. Tuy nhiên, ngăn cản được AIDS thì chưa ai khẳng định được, như trường hợp nói trên ở Hà Nội.

Hà Nội:: 55.400m2 đất được thu hồi bằng quyết định... sai chính tả

Cập nhật lúc 08:58, Thứ Ba, 29/12/2009 (GMT+7)

 - Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, cho hay: để xảy ra tình trạng cùng một mảnh đất xây dựng Trung tâm thương mại (TTTM) có 2 chủ sở hữu, lỗi phần lớn thuộc về UBND quận Long Biên.

 

"Quận Long Biên làm chưa đúng luật"

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa cho hay: hiện tại, phần đất xây dựng TTTM (phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) có hai chủ sở hữu: một là Công ty cổ phần hóa nhựa, hai là hộ ông Trần Đình Hoàn (chủ thửa đất số 901, tờ bản đồ số 4 tại xứ đồng Mả Tre).

 

"Nếu nói về quy định của luật, chủ sở hữa của mảnh đất đó hiện tại là Công ty cổ phần hóa nhựa. Lý do là trước đó, ngày 16/9/2005, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định 6456/QĐ-UB, cho phép Công ty cổ phần hóa nhựa làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 3076m2 đất tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội và chuyển mục đích sử dụng để xây dựng TTTM và văn phòng.

 

Đáng lẽ sau khi có quyết định thu hồi đất từ phía TP Hà Nội, chính quyền địa phương phải mời hộ ông Hoàn đến để thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiến hành chỉnh lý. Phía quận Long Biên đã thiếu sâu sát trong vấn đề này" - ông Nghĩa cho hay.

 

Quay trở lại vấn đề thu hồi đất tại xứ đồng Mả Tre nói chung và TTTM nói riêng, sau khi có quyết định tạm giao 55.400m2 đất tại phường Gia Thụy cho ban quản lý dự án quận Long Biên, ngày 16/9/2005, UBND TP. Hà Nội lại ra Quyết định 6456/QĐ-UB. Theo như quyết định này, phía Công ty cổ phần hóa nhựa được làm thủ tục nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 3076m2 đất tại phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội và chuyển mục đích sử dụng để xây dựng TTTM và văn phòng.

 

Mô tả ảnh.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Nội cho hay: để xảy ra tình trạng cùng một mảnh đất xây dựng Trung tâm thương mại (TTTM) có 2 chủ sở hữu, lỗi phần lớn thuộc về UBND quận Long Biên. Ảnh: Hoàng Sang.

Tiếp đến, ngày 6/10/2005, Công ty cổ phần hóa nhựa đã ký hợp đồng thuê đất số 155-2005/TNMTN\Đ-HĐTĐTN với Sở TN-MT Hà Nội.

 

Tuy nhiên, điều đáng nói là mãi đến tháng 7/2007, UBND quận Long Biên mới ban hành Quyết định 1353/QĐ-UBND để thu hồi số diện tích của các hộ dân.

 

Như vậy, rõ ràng về thời gian, trình tự thu hồi đất đã có độ "vênh" nhất định. Lẽ ra phải có quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình từ năm 2005, sau đó các cơ quan chức năng mới được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần hóa nhựa.

 

Đằng này, phía Sở TN-MT cũng như TP. Hà Nội đã giao đất cho Công ty cổ phần hóa nhựa từ những năm 2005, trong khi đó, đến 2007 thì các hộ gia đình nơi đây mới nhận được quyết định thu hồi đất từ chính quyền quận Long Biên.

 

Theo ông Nghĩa, để thu hồi đất, phải có quyết định thu hồi đất chung và quyết định thu hồi cụ thể đến từng hộ. Việc ra quyết định đến từng hộ gia đình là thẩm quyền của quận Long Biên.

 

Mô tả ảnh.

Những đơn thư tố cáo này bắt nguồn từ cách làm việc khó hiểu của các cơ quan chức năng. Ảnh: Hoàng Sang.

"Nếu đúng là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty hóa nhựa từ 2005 mà mãi đến 2007 mới có quyết định thu hồi cụ thể thì rõ ràng là phía quận làm chưa đúng luật. Phía quận đã không chỉnh lý kịp thời những biến động khi tiến hành thu hồi đất. Phía Sở thì căn cứ vào các quyết định của Thành phố, thấy đủ thì cấp thôi, chứ cũng không biết là phía dưới quận chưa tiến hành thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

Thực ra, việc ông Hoàn giữ trong tay là đúng thôi, bởi vì sổ ấy nó có nhiều thửa, trong đó có 1 phần diện tích hiện đang thuộc Công ty hóa nhựa quản lý. Việc quận chưa chỉnh lý, chưa thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sai, quận chưa hoàn thành đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình" - ông Nghĩa khẳng định.

 

Cũng theo ông Nghĩa thì không thể để xảy ra tình trạng cùng một mảnh đất lại có 2 chủ sở hữu, có 2 người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sắp tới, phía Sở TN-MT Hà Nội sẽ kiểm tra ngay để chỉ đạo phía quận làm đúng pháp luật. Về phía cơ quan chuyên môn, Sở TN-MT Hà Nội sẽ có ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn.

 

55.400m2 đất được thu hồi bằng quyết định... sai chính tả

 

Nói về Quyết định 6378/QĐ-UB về việc tạm giao 55.400m2 đất tại phường Gia Thụy, ông Nguyễn Hữu Nghĩa vẫn khẳng định đây là quyết định thu hồi đất. Ông Nghĩa cho hay, đối với dự án này, đúng ra là phải thu hồi để giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất để tiến hành GPMB, sau đó mới giao cho chủ đầu tư. Thế nhưng, do không có Trung tâm phát triển quỹ đất nên thành phố mới ra quyết định này để giao cho ban quản lý dự án quận Long Biên.

 

"Thực ra, câu từ trong văn bản này chưa được chặt chẽ, phải có thu thì mới có giao chứ. Câu chữ nó thiếu từ, đáng lẽ ra phải thu và tạm giao mới đúng. Luật có thể cho phép vừa thu vừa giao" - ông Nghĩa nói về Quyết định 6378 đang gây tranh cãi.

 

Mô tả ảnh.

Quyết định 6378 chỉ là quyết định tạm giao, thế nhưng trong nhiều văn bản, phía UBND quận Long Biên lại hô "biến" thành quyết định thu hồi đất.  PGĐ Sở TN-MT Hà Nội thì cho rằng quyết định này thiếu đi một chữ  "thu"(?!) Ảnh: Hoàng Sang.

Ông Nghĩa khẳng định quyết định này có sơ suất, và đây chỉ là lỗi chính tả. Tuy nhiên, bản chất thì đó vẫn là quyết định thu hồi đất.

 

Từ một quyết định "tạm giao" 55.400m2 đất, các cơ quan chức năng từ UBND quận Long Biên cũng như Sở TN-MT Hà Nội lại "mặc định" cho đây chính là quyết định thu hồi đất. Để lý giải cho những quyết định muốn hiểu thế nào thì hiểu, phía BQL dự án quận Long Biên cũng như Sở TN-MT cho rằng: do quyết định mắc lỗi chính tả, thiếu đi một từ, nhưng đó vẫn là quyết định thu hồi đất.

 

Người dân nơi đây thì cho rằng, hiện tại, mảnh đất 55.400m2 đất tại phường Gia Thụy, quận Long Biên bị thu hồi nhưng vẫn chưa có quyết định thu hồi đất. Và người dân lại tiếp tục khiếu kiện lên Tòa án TP. Hà Nội về những quyết định liên quan đến dự án tại xứ đồng Mả Tre.

 

  • Hoàng Sang

Hà Nội: Vợ liệt sỹ bị 'ăn đòn' vì dám tố cáo tham nhũng?

Cập nhật lúc 10:36, Thứ Tư, 30/12/2009 (GMT+7)
 - Chỉ vì dám đứng lên vạch mặt cán bộ thôn “xà xẻo” đất mà chị Nguyễn Thị Bi (thôn Ba Dư, xã Hồng Dương, Thanh Oai, Hà Nội) đã bị người nhà các “quan” tấn công bằng những trận đòn nhừ tử. Cực chẳng đã, chị buộc phải làm đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng.

Người phụ nữ với khuôn mặt hốc hác có tên Nguyễn Thị Bi (thôn Ba Dư, xã Hồng Dương, Thanh Oai, Hà Nội). Chị là vợ liệt sỹ và đã không quá 5 lần chị tới toà soạn Báo VietNamNet để gửi đơn tố cáo chính quyền thôn bán đất, sau đó họ cho người đánh chị phải nhập viện. Dù 3 lần chị Bi được Công an (CA) huyện Thanh Oai triệu tập để làm việc, nhưng sự việc vẫn chưa có hồi kết…

Vượt qua cái nắng bụi từ trung tâm Hà Nội dễ đến 30km, chúng tôi tìm đến thôn Ba Dư, nơi có câu chuyện về người vợ liệt sỹ  đứng lên tố cáo cán bộ địa phương tìm cách lấy đất của dân để cùng nhau chia chác.

Sau khi làm đơn tố cáo một số "quan" thôn, chị Bi bị Nguyễn Thị Thúy (là con gái của bí thư chi bộ thôn Nguyễn Đăng Chân) và Nguyễn Thị Ánh (con ông Nguyễn Quang Phái, trưởng ban công tác mặt trận thôn) tấn công bằng trận đòn nhừ tử. Đau xót hơn cả là sự việc được cấp chính quyền xã Hồng Dương và huyện Thanh Oai dù biết và giải quyết nhưng chị Bi vẫn không tìm được một lối thoát an toàn.

Mặc cho nước mắt chảy ngược, người vợ đơn phương này ngày ngày gói ghém hồ sơ đi gõ cửa cấp cao hơn mong tìm được ánh sáng.

“Trận đòn” từ việc tố cáo tham nhũng

Thắp nén nhang cho người chồng quá cố là liệt sỹ Nguyễn Thanh San, chị Bi kể: Năm 18 tuổi, chị lấy anh, là người cùng làng. Hai năm sau, đứa con gái ra đời gắn thêm tình yêu của họ, rồi khi đứa con gái được 7 tháng tuổi thì anh nhận nhiệm vụ lên đường nhập ngũ (năm 1977). Cũng kể từ lần ra đi đó, anh San đã hy sinh ở chiến trường miền Nam vào năm 1979.

Lúc ấy, chị Bi mới chỉ 21 tuổi, nước mắt của người vợ trẻ đã gạt sang một bên để thờ chồng nuôi con. Đứa con gái của chị đã lập gia đình. Chị lại sống tiếp cái cảnh đơn côi bên tấm di ảnh của người chồng mỗi khi nhớ về anh.

Ở thôn Ba Dư, người dân vốn làm nông nghiệp và có thêm nghề phụ là “hương nhang”. Do bận bịu nên người dân ít có thời gian quan tâm cho đồng ruộng. Thấy không phải vướng víu công việc phụ, lại năng động nên chị Bi được bầu làm đội trưởng đội sản xuất số 12 của thôn năm 2007. Cũng từ đây chị Bi phát hiện ra hàng chục ngàn m2 đất ruộng và ao của dân đã bị một số cán bộ thôn “biến tướng”, để chia chác làm giàu.

Bất bình trước việc làm sai trái của các cán bộ thôn, chị Bi cùng một số bà con làm đơn kiến nghị xã Hồng Dương yêu cầu xử lý. Nhưng hướng giải quyết của xã không được chị Bi cũng như các hộ dân chấp thuận.

Cho rằng số đất ruộng đó thực chất vẫn để ngoài sổ sách, sai phạm của các cán bộ thôn đều không bị xử lý, chị Bi gửi tiếp đơn lên UBND huyện Thanh Oai đề nghị giải quyết. Và đây là nguyên nhân khiến chị Bi đã bị con em họ ra tay.
 


Mô tả ảnh.
Trong giấy ra viện, chị Bi được chẩn đoán đa chấn thương phần mềm do bị đánh. Ảnh: Thu Hương.
Trở lại câu chuyện dang dở nước mắt, chị Bi nhớ lại trận đánh xảy ra lúc 2 giờ chiều ngày 3/4/2009 ngay trước cổng nhà văn hóa, nơi đang diễn ra hội nghị thôn. Khi đó, chị được ông Phúc (chủ nhiệm HTX) yêu cầu về lấy tài liệu liên quan đến số đất thừa của con gái ông Chân (người bị chị tố cáo) để đối chiếu thực tế. Khi vừa bước chân ra về được 10m, bất ngờ Nguyễn Thị Thúy (là con gái ông Chân) và Nguyễn Thị Ánh (con ông Phái) lao tới tấn công.
Tối tăm mặt mũi, tiếng kêu của chị không làm thức dậy lương tâm, tình người trong số cán bộ thôn, xã đang có mặt. Không có ai chạy tới cứu đỡ, cho đến khi tiếng kêu thảm thiết vọng vào tai chị Viềng (con gái chị Bi). Khi chị Viềng chạy tới thì người mẹ của mình ngã quỵ xuống, mặt mũi sưng tím…

Sau ngày đó, toàn thân thể chị bị tím sưng, đau nhức. Chị được gia đình đưa vào điều trị tại Bệnh viện Thanh Oai. Bác sĩ chẩn đoán chị bị “Đa chấn thương phần mềm”. Đây cũng là lần thứ 2 chị bị đánh.

Trước đó, ngày 17/1/2009, chị Bi đã bị con em ông Phái “tấn công” cũng ngay tại nhà văn hóa thôn giữa lúc họp thôn. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chị Bi đã nhiều lần có đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng. Các văn bản của các cấp, ngành đều đề nghị Công an (CA) huyện Thanh Oai giải quyết nhưng mọi việc cho tới nay vẫn chưa có hồi kết.

Đến cả ao làng cũng bị đào lấp để chia chác

Trong đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị Bi gửi VietNamNet, thì những cán bộ thôn Ba Dư không chỉ lấy đất ruộng của dân để tự ý chia chác, chuyển đổi mục đích mà họ còn ngang nhiên san lấp từng chiếc ao làng của dân để chia cho người thân.

Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Chân, tuy là bí thư chi bộ thôn nhưng đã tự ý đào hơn 300m2 đất canh tác làm ao của gia đình, lấy 231m2 ở xứ đồng chia cho con gái là Nguyễn Thị Thuý, và  chia 601m2 đất cho cháu là Nguyễn Xuân Thắng, chiếm trên 300m2 đất ao để làm nhà ở.

Ông Nguyễn Quang Phái, cán bộ mặt trận thôn đã lấy 362m2 đất 5% để chia cho anh em trai. Ông Nguyễn Đình Chiến (phó công an xã) đã nhận 2404m2 ruộng tạm giao của bà Mão được chia từ năm 1992 chuyển sang đất quỹ I để không phải đóng theo giá thầu, hoặc ông Nguyễn Bá Văn đã nhận 2 khẩu ruộng bằng 1202m2 đất tạm giao (đứng tên em trai là Nguyễn Văn Phóng) chuyển sang quỹ đất I để khỏi đóng thuế theo giá thầu. Hộ bà Huyền (đội trưởng sản xuất số 13) cũng thu diện tích 435m2 đất quỹ II trong vòng  4 năm để tư lợi cá nhân…
 


Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Những phần ao mà theo chị Bi đã bị cán bộ địa phương "biến tướng". Ảnh: Vũ Thành.

Trong số những người mà chị Bi tố cáo phải kể đến ông Nguyễn Viết Khánh (cán bộ kế hoạch thôn). Năm 1993, khi là trưởng thôn, ông Khánh tự ý cho một số hộ mượn đất ao để tự lấp làm nhà như khu vực ao trước làng, ao vườn đông, thùng lò gạch, với tổng diện tích 5878m2. Trong số đó, gia đình ông Khánh được mượn 864m2 dùng để xây nhà.
Sai phạm không chỉ ở cán bộ thôn mà còn phải kể đến cán bộ xã như ông Nguyễn Văn Thanh (thường trực đảng uỷ xã). Ông Thanh cùng với ông Phái thực hiện cắt khẩu của hộ bà Chuông, tăng khẩu hộ bà Chí vào phương án 193…
Sự việc càng rối ren hơn bởi sai phạm của những cán bộ thôn xảy ra kéo dài hàng chục năm nay khiến người dân bất bình. Chính quyền xã vẫn chưa có cách xử lý dứt điểm, chị Bi và các hộ dân vẫn tiếp tục làm đơn cầu cứu các cấp. Chị Bi cho biết chị vẫn bị đe dọa khiến chị bất an.

Nhận được đơn tố cáo của chị Bi và các hộ dân thôn Ba Dư, UBND huyện Thanh Oai đã vào cuộc và thành lập đoàn thanh tra kiểm tra, xác minh. Công an huyện Thanh Oai do ông Đặng Ái Xen (phó trưởng CA huyện) cũng đã 3 lần triệu tập chị Bi đến để giải quyết.

Lần thứ nhất vào ngày 28/8/2009 có mặt để “giải quyết đơn thư”, lần thứ 2 (2/10/2009) để “làm việc liên quan đến đánh nhau” và lần thứ 3 (ngày 19/10/2009) có mặt để “giải quyết vụ đánh nhau“.

Nhưng đến giờ, mọi việc dường như vẫn “bặt vô âm tín”.

  • Thu Hương – Vũ Thành
     (còn nữa)

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty