TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, April 30, 2011

Blogger Thiên Sầu được trả tự do


Anh Ngô Thanh Tú, tức blogger Thiên Sầu (DR)
Anh Ngô Thanh Tú, tức blogger Thiên Sầu (DR)
Thanh Phương

Sáng nay, theo nguồn tin từ gia đình, anh Ngô Thanh Tú, tức blogger Thiên Sầu, vừa được trả tự do sau 6 ngày bị tạm giam ở Sài Gòn. Anh đã bị bắt giữ tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 25/4 khi chuẩn bị lấy máy bay đi Thái Lan du lịch.

Hiện nay chưa ai biết rõ lý do vì sao công an đã tạm giữ blogger Thiên Sầu suốt mấy ngày như vậy. Theo lời em trai của blogger Thiên Sầu, anh Ngô Thanh Hận Trường, sau mấy ngày bị tạm giam, blogger này đã gầy đi rất nhiều, mặt mày hốc hác. Trong thời gian bị tạm giam, công an chủ yếu đã tra hỏi blogger Thiên Sầu về mối liên hệ với nhà thơ Bùi Chát, người vừa được trao giải thưởng tự do xuất bản của Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế vào đầu tuần này tại Buenos Aires.

Có tin nói rằng blogger Thiên Sầu là thành viên của Câu lạc bộ nhà báo tự do ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ nhiều tháng qua, anh đã không còn viết blog, bởi vì như anh đã viết trên trang blog Thiên Sầu vào cuối năm ngoái : « Dạo này, ngoài việc đi chơi và chụp hình, mình chỉ còn cái thú là đọc sách, báo. Chẳng muốn viết gì cho dù chỉ là viết trên facebook, trên blog cho bạn bè đọc và bình luận. Việc viết lách ở Việt Nam dường như là một việc nguy hiểm. Với mình, độ nguy hiểm có khi được xếp ngang bằng với các công nhân mỏ. » Anh nêu lên trường hợp của nhiều blogger đang bị giam hoặc đã bị câu lưu như Điếu Cày, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió, Anhbasg, Cô Gái Đồ Long. Tuy nhiên, blogger Thiên Sầuvẫn khẳng định : « Một xã hội muốn phát triển, trở nên văn minh thì xã hội đó đòi hỏi phải cho công dân được tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. »

Trước đây, khi còn là sinh viên, blogger Thiên Sầu cũng đã từng tham gia các cuộc biểu tình chống chính sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Trộm chó kiểu mới XHCN

TT - Nạn trộm chó đang hoành hành ở An Giang, bọn trộm "hành nghề" vào lúc đêm tối, nhất là tầm 4g-5g sáng.

Bọn trộm thường đi hai người, chở nhau trên xe gắn máy. Người ngồi sau mang "dụng cụ hành nghề" là một cây chĩa có dây điện nối với bình ăcquy. Cây chĩa được gắn trên cái "nỏ", khi gặp chó, người này sẽ bắn cây chĩa vào con mồi rồi bật điện khiến chó bị điện giật, xong chúng bỏ vào bao và tẩu thoát.

Sự việc xảy ra rất nhanh, chó không kịp kêu la, chủ nhà chạy ra thì trộm đã biến mất dạng. Có khi một xóm nhỏ trong một đêm bị mất 5-6 con chó một cách lặng lẽ.

Ngày 28-4, tại xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, An Giang, có một con chó bị bắn trúng mặt. Nhờ chủ kịp thời giải cứu nên bọn trộm vội vàng cắt dây điện tẩu thoát, bỏ lại mũi chĩa dính trên mặt chó, đâm từ sống mũi thấu xuống lưỡi (ảnh). Nhờ bác sĩ thú y can thiệp kịp thời lấy mũi chĩa ra, con chó được cứu sống.

P.T.

Ngạc nhiên với Vietnam Airlines

TT  - Ngày 14-4, tôi có dịp đi máy bay từ Vinh (Nghệ An) đến TP.HCM. Trên thẻ lên máy bay (Boarding pass) của tôi có ghi dòng chữ tiếng Anh (in hoa) như thế này: Please present at the boarding gate at lest 30 minites before departure time, ngay phía dưới dòng chữ tiếng Việt: Xin vui lòng có mặt trước giờ khởi hành 30 phút tại cửa ra máy bay.

Dòng chữ đóng khung trên thẻ lên máy bay có đến hai lỗi -  Ảnh: Gia Tiến

Những hành khách, bạn đọc có trình độ tiếng Anh cơ bản nhất cũng dễ dàng nhận ra dòng chữ tiếng Anh ghi trên thẻ có đến hai lỗi chính tả: "At lest" thay vì "At least" (ít nhất) và "Minites" thay vì "Minutes" (phút).

Tôi thật ngạc nhiên vì không nghĩ hãng hàng không uy tín như Vietnam Airlines có thể thiếu cẩn thận như vậy? Hay đó là một cách viết tiếng Anh hiện đại? Du khách quốc tế sẽ nghĩ gì? Qua báo Tuổi Trẻ, tôi rất mong có được câu trả lời.

VÂN ANH

Thu nhập dưới 9 triệu đồng có thể được giảm thuế


Thứ sáu, 29/4/2011, 17:37 GMT+7

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định sửa thuế thu nhập cá nhân là việc phải làm trong bối cảnh giá cả tăng cao, song chỉ những ai có thu nhập chịu thuế thuộc bậc 1 hiện nay mới được xem xét.
>Thu nhập dưới 5 triệu đồng có thể được miễn thuế
>Nỗi lo giá cả ám ảnh người đóng thuế thu nhập cá nhân

Ông Ninh trao đổi với VnExpress tại buổi họp báo Chính phủ chiều 29/4, một tuần sau khi Bộ Tài chính đề xuất 3 đối tượng được miễn thuế. Ông cũng chia sẻ một số công việc Chính phủ chuẩn bị triển khai trong thời gian tới nhằm điều tiết thị trường giá cả, chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, ông cũng không quên gửi thông điệp: Chính phủ sẽ tiếp tục cân nhắc tăng mức hỗ trợ cho một số đối tượng chính sách như công nhân lao động thuộc các khu chế xuất, doanh nghiệp FDI, lực lượng vũ trang nhân dân và giới học sinh sinh viên.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh trong cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/4. Ảnh: Nhật Minh.

- Trong bối cảnh giá cả hầu hết các mặt hàng đang tăng cao như hiện nay, việc sửa thuế thu nhập cá nhân được coi là việc không đừng. Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc miễn giảm thuế được thực hiện khi nào và mức giảm ra sao?

- Thuế thu nhập cá nhân có rất nhiều vấn đề phải bàn. Trên quan điểm của cá nhân tôi và Bộ Tài chính, tôi có thể khẳng định rằng cần thiết phải sửa đổi thuế theo hướng miễn giảm cho một số đối tượng phù hợp.

Hiện nay, một người độc thân có thu nhập trên 4 triệu đồng mới bắt đầu phải nộp thuế. Trong đó, anh ta được trừ 4 triệu đồng cho bản thân, 1 triệu đồng tiếp theo mới phải nộp thuế 5%, tương đương với 50.000 đồng. Tương tự, những cá nhân có người phụ thuộc được chiết trừ 6,6 triệu đồng hay 7,2 triệu đồng, tùy vào số lượng người phụ thuộc. Nhưng đồng thu nhập dôi dư ra mới bắt đầu tính thuế. Như vậy, những người có mức lương trung bình mới bắt đầu phải nộp thuế. Những người có thu nhập thấp hầu như không thuộc diện điều chỉnh bởi Luật Thuế Thu nhập cá nhân.

Hiện nay, có 650.000 người nằm trong diện thường xuyên nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong đó có 20% người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nộp thuế cho ngân sách tới 80%. 80% số người còn lại chỉ nộp khoảng 20% trên tổng số thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách. Nói như vậy để thấy, đối tượng nào đang chịu đóng thuế và khi miễn giảm thuế cần phải nhắm vào đâu, vào những cá nhân nào. Quan điểm của chúng tôi là cần xem xét đối tượng miễn giảm để giảm cho đúng và cho trúng.

Bữa cơm người lao động cũng nhuốm màu lạm phát. Ảnh: Hoàng Hà.

- Khi nào phương án miễn giảm thuế sẽ được trình Quốc hội, thưa ông?

Tại phiên họp tháng ba, chúng tôi đã trình Chính phủ phương án miễn giảm thuế cho một số đối tượng. Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng miễn cái gì, giảm cái gì mà thuộc thẩm quyền của Thủ tướng thì nên xúc tiến làm trước. Cái gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì nên nghiên cứu kỹ để trình vào cuộc họp sau. Lúc đó, chúng tôi đã lựa chọn giãn thuế một năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm trước. Còn thuế thu nhập cá nhân tiếp tục xây dựng, lấy ý kiến để trình trong phiên họp tới. Phương án cuối cùng sẽ do Quốc hội quyết vào kỳ họp tới.

Như tôi cho rằng đã là thuế cần điều tiết cho công bằng, những người thu nhập khá thoải mái có thể "vô tư" đi du lịch thì không nên xem xét giảm thuế.

- Vậy, Bộ Tài chính sẽ đề xuất đối tượng có thu nhập bao nhiêu một tháng sẽ nằm trong diện được miễn thuế hoặc giảm thuế, thưa Bộ trưởng?

- Quan điểm của tôi là, sẽ cân nhắc giảm thuế với đối tượng có thu nhập nằm trong bậc 1 - thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng đang chịu thuế suất 5%. Chẳng hạn những người độc thân có thu nhập không quá 9 triệu đồng một tháng, sau khi đã trừ 4 triệu đồng cho bản, thân 5 triệu đồng còn lại đang đóng thuế suất 5% sẽ được cân nhắc miễn giảm.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đang tính đến việc miễn giảm thuế đối với thu nhập từ mua bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn.

- Sau xăng dầu, đến lượt điện được thực hiện theo cơ chế thị trường. Nhiều ý kiến lo ngại việc nếu giá xăng dầu, điện tiếp tục tăng trong thời gian tới sẽ dẫn đến những cú sốc cho nền kinh tế, ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

- Đúng là chúng ta đang điều hành giá trong bối cảnh rất khó khăn. Giá thế giới tác động và sức ép trong nước khiến chúng ta không thể áp dụng phương thức điều hành như cũ nữa. Trong các phiên họp trước, Chính phủ thống nhất rằng vẫn kiên trì cơ chế thị trường, tức là giá cả sẽ do thị trường điều tiết. Thế nhưng, khi theo thị trường rồi nếu điều hành không cẩn thận sẽ gây có sốc lớn.

Ngay như giá điện, nếu chúng ta tính đúng tính đủ thì việc tăng giá chắc chắn sẽ làm đảo lộn cả nền kinh tế. Vì vậy, bước đầu, chúng ta thực hiện việc điều chỉnh giá bán theo lộ trình để đảm bảo cho sản xuất trong nước. Tức là lẽ ra điện có thể tăng tới 50% mới là tính đúng, tính đủ nhưng chúng ta chỉ điều chỉnh 15,28%. Như vậy, chúng ta tăng nhưng có lộ trình từng bước một. Các mặt hàng khác như xăng dầu, than... cũng trên nguyên tắc như vậy.

- Thưa Bộ trưởng, Chính phủ có chủ trương sử dụng khoản tiền cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên như thế nào?

- Việc cắt giảm 10% chi tiêu công, Chính phủ đang theo dõi và khi thấy đủ điều kiện sẽ có quyết định cụ thể.

Trong phiên họp thường trực Chính phủ hôm qua, Thủ tướng cũng hỏi các bộ ngành có biện pháp khác, ngoài Nghị quyết 11 không? Sau khi thảo luận, chúng tôi thấy rằng nghị quyết này phù hợp với thực tiễn và chỉ cần thực hiện quyết liệt hơn nữa đã có thể đạt được những tín hiệu khả quan. Tuy nhiên, có thể Chính phủ sẽ bổ sung thêm đối tượng được ưu đãi đang chịu tác động bởi lạm phát như người có thu nhập thấp, lao động làm việc trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, lực lượng dân phòng và học sinh, sinh viên. Đối với việc sử dụng khoản cắt giảm 10% chi tiêu thường xuyên, đến nay chúng tôi chưa quyết định cụ thể.

Biểu thuế suất đối với các khoản thu nhập chịu thuế của cá nhân:

Hồng Anh

Ùn ùn đi chơi lễ, cửa ngõ Sài Gòn kẹt cứng


Thứ sáu, 29/4/2011, 20:32 GMT+7

Chiều 29/4, hàng vạn người, phương tiện giao thông đổ ra đường đi nghỉ lễ khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ TP HCM quá tải. Số khách đi xe ở bến tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường.

Dù chưa đến giờ tan tầm nhưng chiều 29/4, giao thông tại khu vực vòng xoay Hàng Xanh, quận Bình Thạnh đã trở nên nóng hơn ngày thường.

Xe buýt, xe tải, xe gắn máy... chen nhau luồn lách khiến giao thông trở nên hỗn loạn.

Do dòng xe đổ ra từ trung tâm thành phố tăng đột biến khiến giao thông hai đầu cầu Sài Gòn trở nên ùn ứ nghiêm trọng.
Ôtô xếp hàng dài hơn 1 km dưới chân cầu Sài Gòn hướng về Đồng Nai...

Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - tuyến đường chính dẫn đến Bến xe Miền Đông kẹt cứng, xe gắn máy chạy loạn xạ. Ông Thượng Thanh Hải - Phó giám đốc Bến xe Miền Đông cho biết, chỉ trong ngày 29/4 bến xe đã huy động 1.891 lượt xe (tăng gần gấp đôi so với ngày thường.

Chiều 29/4, một cơn mưa nhỏ nhưng cũng khiến nhiều chỗ trũng quanh khu vực Bến xe Miền Đông bị ngập nước làm tình trạng ách tắc giao thông thêm nghiêm trọng.
Xe máy thi nhau luồn lách...
Nước bao phủ nửa phần đường trên quốc lộ 13 cộng với lượng xe vận chuyển khách từ Bến xe Miền Đông đổ ra khiến giao thông nơi đây càng căng thẳng, Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh (quận Bình Thạnh) phải rất vất vả điều tiết giao thông.

Vĩnh Phú


Công an Bình Dương gạ tình vợ nạn nhân?


2011-04-29

Cái chết oan khuất của anh Nguyễn Công Nhựt càng thêm sôi động trong dư luận sau khi cuộn băng ghi lời gạ tình đổi tự do cho anh Nhựt của viên công an tên Phú đối với vợ nạn nhân.

Photo courtesy of baomoi.com

Chị Tuyền khi nhìn thấy thi thể chồng

Cùng với bức thư tuyệt mệnh của nạn nhân hợp lại đã gây nên một làn sóng điều tra mạnh mẽ của báo chí. 

Vào sáng ngày 26 tháng 4 sau cuộc phỏng vấn với chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền nói về cái chết oan khuất của chồng chị là anh Nguyễn Công Nhựt, những chi tiết đầu tiên cho thấy đây có thể là một vụ giết người rồi dàn cảnh nạn nhân treo cổ tự tử với bức thư tuyệt mạng gửi lại cho vợ là chị Tuyền.

Trở lại diễn tiến câu chuyện, vào lúc 12 giờ ngày 21/04/2011 anh Nhựt bị công ty vỏ xe Kumho của Hàn Quốc mời lên văn phòng để hợp tác điều tra rồi sau dó người của công ty này đưa anh tới đồn công an huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. Theo lời chị Tuyền kể lại thì cho tới 14h ngày 25/04/2011 người nhà mới gặp được tử thi của anh Nhựt đã chết.

Có dấu hiệu bị tra tấn đến chết

Theo lời chị Tuyền thì mãi tới lúc đó phó giám đốc công an tỉnh Bình Dương và viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương mới thông báo là anh Nhựt đã chết và có để lại bức thư tuyệt mệnh. 

Qua những chi tiết mà chị Tuyền và gia đình cho chúng tôi biết thì có nhiều điều đáng chú ý trong vụ án này. Thứ nhất là các vết thương trên khắp người anh Nhựt cho thấy anh bị tra tấn nặng nề đến chết, đặc biệt là hai bên háng của anh như lời chị Tuyền kể lại:

"Hồi nãy em vô em coi khám tử thi em thấy trên mình chồng em nó có nhiều vết bầm và có chích điện thì nó mới bầm nó tái cỡ đó. Em nghĩ là nó chích điện chết xong rồi nó tạo hiện trường giả hay sao thì em không biết. Em có chụp lại hình có bốn dây điện thòng ở chỗ chồng em chết. Em biết chồng em chết do chích điện.

Họ tra tấn đến nỗi cái háng của chồng em chảy máu nữa! có nghĩa là họ đang đánh chồng em, tra tấn chồng em một việc gì đó chứ không phải là đơn giản. Bây giờ tóm lại em không dám khẳng định điều chi nhưng em biết chắc chắn chồng em chết vì bị tra điện!"

Cũng theo chị Tuyền thì trên cơ thể anh Nhựt có nhiều vết đánh đập, máu chảy rất nhiều, cả chân và tay nạn nhân đều có vết chích điện. Đặc biệt, trên cổ nạn nhân bị thắt chặt bởi một đoạn dây rất cứng, phía CA cho biết đó là dây điện thoại.

Người ta càng nghi ngờ thêm về cái chết của anh Nhựt khi CA giao lại hai bức thư, một viết cho vợ là chị Tuyền hai là cho những viên công an đã lấy khẩu cung của anh Nhựt. Về bức thư tuyệt mạng mà công an Bến Cát giao cho chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền thì câu hỏi đựơc chị đặt ra: Nét chữ không phải của chồng chị. Chị Tuyền đã đưa ra một quyển sổ có nét bút của chồng chị để đối chiếu. Theo chị, chữ của anh Nhựt to, khoảng cách giữa các chữ rộng chứ không nhỏ và khít như lá thư mà công an giao lại nói là thư tuyệt mạng. 

Hai là tính chất lố bịch trong bức thư tuyệt mạng thứ 2 là mang cả chuyện tư tưởng Hồ Chí Minh vào. Theo lời chị Tuyền kể thì: "Nội dung trong thư toàn nói chuyện tư tưởng Hồ Chí Minh, đi theo Hồ Chí Minh. Chồng chị chưa bao giờ mà nói tư tưởng Hồ Chí Minh cả".  Chị Tuyền còn cho chúng tôi biết sự nghi ngờ của chị về tình trạng gia đình của  hai người mà bức thư viết sai lệch như sau:

Hồi nãy em vô em coi khám tử thi em thấy trên mình chồng em nó có nhiều vết bầm và có chích điện thì nó mới bầm nó tái cỡ đó.

Chị Thanh Tuyền vợ anh Nhựt

"Ba má em một đàn con nhưng thực sự đứa nào cũng công ăn việc làm ổn định hết má em không lo gì về tiền bạc hết mà tại sao chồng em nhắn nhủ lo cho ba má em là điều vô lý hết sức nên em nói lá thư này có nhiều vấn đề. Rồi lá thư gửi cơ quan cảm ơn mấy anh điều tra đólại càng vô lý vì có hai nét chữ, em ngồi suy nghĩ có thể chồng em ký vô khoảng trống rồi nó ghi chèn vô."

Nội dung mấy lời cảm ơn những người công an hỏi cung mình gồm có anh Phu, anh Phú, chị Phương và anh Nguyên có đoạn "Trong mấy ngày này, cơ quan điều tra họ cũng đến trò chuyện, quan tâm giúp đỡ những gì trong khả năng của họ, chị Phượng, anh Phu, anh Phú và anh Nguyên là những người điều tra tuyệt vời nhất, ban đầu gặp họ thì lạnh lùng và quát nạt nhưng sau vài ngày tiếp xúc họ cũng có thể hiểu được 70%-80% mình chưa phải là tội phạm".

Ai gạ gẫm vợ nạn nhân?

Người ta chú ý ngay đến tên Phú, viên công an mà chị Tuyền xác nhận là gọi điện thoại tống tình chị. Nội dung bức thư tuyệt mạng đã góp phần tố cáo với dư luận rằng chính viên CA tên Phú này là người đã tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra đồng thời cũng là kẻ có liên quan đến cái chết thương tâm của anh Nguyễn Công Nhựt.

Về lời thu âm gạ tình của viên công an tên Phú mà chị Tuyền và đồng nghiệp của chị thu được trên hai cuộc điện thoại mà tên Phú gọi cho chị. Xác nhận với chúng tôi về cuộc điện đàm này chị Tuyền kể lại chi tiết như sau:

"Em hỏi anh hỏi giùm sức khỏe của chồng em. Ổng hỏi là trả ơn cái gì? Em mới nói dạ, thì anh muốn cái gì? Ổng hỏi giờ em đang ở đâu vậy? Em đang ở nhà. Ở nhà với ai? Trả ơn anh cái gì vậy nếu anh đòi tầm bậy thì sao? Em nói thôi cái đó không có được. Bây giờ chỉ có em mới cứu được chồng thôi à. Em mới nói sao vậy anh? Ổng nói anh thích cái gì không được thì anh đòi cái đó.

Khi người ta cung cấp chứng cứ thì chưa thể kết luận là giọng nói của ai cả khi chưa có kết luận giám định của một cơ quan khoa học.

Luật sư Trần Đình Triển

Em muốn mời anh uống cà phê để em hỏi thăm chồng em một chút thôi mà. Ổng nói uống cà phê không được vì anh đang làm nhiệm vụ điều tra thì không gặp được thân nhân, anh chỉ gặp chỗ ít người thôi! Em hỏi gặp ở đâu? Ổng nói gặp ở khách sạn. Ổng nói Tuyền ơi chồng em phạm tội!"

Sáng ngày 27 tháng 4 chị Tuyền đã trao phần thu âm cho Viện Kiểm sát huyện Bến Cát để mở cuộc điều tra qua sự chứng kiến của nhiều người, và hơn nữa chị cho chúng tôi biết chị còn giữ lại bản sao được cất ở nhiều người bạn.

Có một điều đáng chú ý là Ông Lê Văn Thảo - Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Bến Cát, sau khi nghe đoạn ghi âm vào sáng 28.4, nói rằng ở Công an Bến Cát có người tên Phú, hiện là đội trưởng đội cảnh sát kinh tế. Tuy nhiên, giọng nói của người đàn ông trong đoạn băng ghi âm không giống tiếng của Phú ở Công an huyện Bến Cát.

Luật sư Trần Đình Triển đưa ra nhận xét trước lời tuyên bố của ông Lê Văn Thảo trong tư cách viện phó một viện Kiểm sát như sau:

"Đây là kết luận hết sức vội vàng. Khi người ta cung cấp chứng cứ thì chưa thể kết luận là giọng nói của ai cả khi chưa có kết luận giám định của một cơ quan khoa học."

Có sự cấu kết giữa Kumho và CA?

Dư luận công nhân hãng vỏ xe Kumho nghi ngờ có sự móc nối giữa công ty và công an huyện Bến Cát trên hồ sơ vụ mất 6.500 chiếc vỏ xe do công ty này báo cáo là bị trộm có kế hoạch.

damcuoi-anhut.baomoi.com-200.jpg
Ảnh cưới chị Tuyền và anh Nhựt. Photo courtesy of baomoi.com
Tại sao công ty Kumho lại cho nhân viên áp giải anh Nhựt lên công an Bến Cát trong khi công ty này hoàn toàn không được phép làm điều đó. Công ty Kumho cũng đang bị công nhân đặt câu hỏi về số vỏ xe bị báo cáo là mất trong khi toàn công ty không ai nghe về chuyện mất mát này. 

Công ty Kumho cũng bị công nhân phản ảnh là không thành lập công đoàn để dễ dàng dàn áp và trù dập công nhân. Một công nhân làm việc tại đây không muốn nêu tên cho biết:

"Liên quan đến bảo vệ quyền lợi của anh em công nhân thì chủ tịch công đoàn phải đứng ra giải quyết những vấn đề này nhưng hiện tại công ty đã trả lời là không có công đoàn Lao động trong công ty. Trên nguyên tắc ở bất cứ công ty nào cũng đều phải có bộ phận công đoàn lao động để bênh vực quyền lợi công nhân"

Tiếp xúc với vợ nạn nhân vào lần mới đây nhất, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho biết:

"Hôm nay em làm một tờ đơn em trình cho viện kiểm sát là cái việc xác nhận tử thi của chồng em vẫn chưa có kết quả, rồi cái tờ thư tuyệt mệnh của chồng em, em muốn coi cái bản chính."

Chị Nguyễn Thanh Tuyền là một phụ nữ học thức, đang làm việc trong công ty Kumho với vị trí Phó phòng bộ phận quản lý sản phẩm đầu ra. Những nhận xét của chị về vụ án này dưới cái nhìn từ phía nạn nhân cũng như từ bên ngoài cộng với quyết tâm tranh đấu cho nỗi oan khiên của chồng sẽ khiến vụ án có cơ may được mang ra làm rõ trước dư luận.

Theo Báo Người Lao Động On line, chúng tôi xin trích nguyên văn: "từ lâu nay người dân Bình Dương đã tỏ ra e dè khi nói đến cách hành xử côn đồ của lực lượng CA nơi đây. Nhiều lao động các tỉnh khi về làm việc tại Bình Dương đều căn dặn nhau rằng, nếu xui xẻo bị bắt lên CA, thì hãy xem như mình có tội, nếu không nhận tội thì sẽ bị đánh đập, tra tấn cho đến khi nhận tội thì thôi. Khi nạn nhân đã chịu nhận tội, thì chính những viên CA này có thể kiếm chác thông qua những đường dây "chạy án". Đã có nhiều trường hợp, người lao động không may mắn, không có thân nhân thì đành mang thân tàn, ma dại trở về quê sau những trận đòn thừa sống thiếu chết trong đồn CA".

Có lẽ những điều tra mà báo Người Lao Động đưa ra đã phần nào vén được bức màn đen tối của công an Bình Dương cho dư luận thấy những gì đang xảy ra tại tỉnh này mà gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cũng chỉ là nạn nhân mới nhất mà thôi.

Theo dòng thời sự:

Công an Bình Dương gạ tình vợ nạn nhân?

2011-04-29

Cái chết oan khuất của anh Nguyễn Công Nhựt càng thêm sôi động trong dư luận sau khi cuộn băng ghi lời gạ tình đổi tự do cho anh Nhựt của viên công an tên Phú đối với vợ nạn nhân.

Photo courtesy of baomoi.com

Chị Tuyền khi nhìn thấy thi thể chồng

Cùng với bức thư tuyệt mệnh của nạn nhân hợp lại đã gây nên một làn sóng điều tra mạnh mẽ của báo chí.

Vào sáng ngày 26 tháng 4 sau cuộc phỏng vấn với chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền nói về cái chết oan khuất của chồng chị là anh Nguyễn Công Nhựt, những chi tiết đầu tiên cho thấy đây có thể là một vụ giết người rồi dàn cảnh nạn nhân treo cổ tự tử với bức thư tuyệt mạng gửi lại cho vợ là chị Tuyền.

Trở lại diễn tiến câu chuyện, vào lúc 12 giờ ngày 21/04/2011 anh Nhựt bị công ty vỏ xe Kumho của Hàn Quốc mời lên văn phòng để hợp tác điều tra rồi sau dó người của công ty này đưa anh tới đồn công an huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. Theo lời chị Tuyền kể lại thì cho tới 14h ngày 25/04/2011 người nhà mới gặp được tử thi của anh Nhựt đã chết.

Có dấu hiệu bị tra tấn đến chết

Theo lời chị Tuyền thì mãi tới lúc đó phó giám đốc công an tỉnh Bình Dương và viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương mới thông báo là anh Nhựt đã chết và có để lại bức thư tuyệt mệnh.

Qua những chi tiết mà chị Tuyền và gia đình cho chúng tôi biết thì có nhiều điều đáng chú ý trong vụ án này. Thứ nhất là các vết thương trên khắp người anh Nhựt cho thấy anh bị tra tấn nặng nề đến chết, đặc biệt là hai bên háng của anh như lời chị Tuyền kể lại:

"Hồi nãy em vô em coi khám tử thi em thấy trên mình chồng em nó có nhiều vết bầm và có chích điện thì nó mới bầm nó tái cỡ đó. Em nghĩ là nó chích điện chết xong rồi nó tạo hiện trường giả hay sao thì em không biết. Em có chụp lại hình có bốn dây điện thòng ở chỗ chồng em chết. Em biết chồng em chết do chích điện.

Họ tra tấn đến nỗi cái háng của chồng em chảy máu nữa! có nghĩa là họ đang đánh chồng em, tra tấn chồng em một việc gì đó chứ không phải là đơn giản. Bây giờ tóm lại em không dám khẳng định điều chi nhưng em biết chắc chắn chồng em chết vì bị tra điện!"

Cũng theo chị Tuyền thì trên cơ thể anh Nhựt có nhiều vết đánh đập, máu chảy rất nhiều, cả chân và tay nạn nhân đều có vết chích điện. Đặc biệt, trên cổ nạn nhân bị thắt chặt bởi một đoạn dây rất cứng, phía CA cho biết đó là dây điện thoại.

Người ta càng nghi ngờ thêm về cái chết của anh Nhựt khi CA giao lại hai bức thư, một viết cho vợ là chị Tuyền hai là cho những viên công an đã lấy khẩu cung của anh Nhựt. Về bức thư tuyệt mạng mà công an Bến Cát giao cho chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền thì câu hỏi đựơc chị đặt ra: Nét chữ không phải của chồng chị. Chị Tuyền đã đưa ra một quyển sổ có nét bút của chồng chị để đối chiếu. Theo chị, chữ của anh Nhựt to, khoảng cách giữa các chữ rộng chứ không nhỏ và khít như lá thư mà công an giao lại nói là thư tuyệt mạng.

Hai là tính chất lố bịch trong bức thư tuyệt mạng thứ 2 là mang cả chuyện tư tưởng Hồ Chí Minh vào. Theo lời chị Tuyền kể thì: "Nội dung trong thư toàn nói chuyện tư tưởng Hồ Chí Minh, đi theo Hồ Chí Minh. Chồng chị chưa bao giờ mà nói tư tưởng Hồ Chí Minh cả".  Chị Tuyền còn cho chúng tôi biết sự nghi ngờ của chị về tình trạng gia đình của  hai người mà bức thư viết sai lệch như sau:

Hồi nãy em vô em coi khám tử thi em thấy trên mình chồng em nó có nhiều vết bầm và có chích điện thì nó mới bầm nó tái cỡ đó.

Chị Thanh Tuyền vợ anh Nhựt

"Ba má em một đàn con nhưng thực sự đứa nào cũng công ăn việc làm ổn định hết má em không lo gì về tiền bạc hết mà tại sao chồng em nhắn nhủ lo cho ba má em là điều vô lý hết sức nên em nói lá thư này có nhiều vấn đề. Rồi lá thư gửi cơ quan cảm ơn mấy anh điều tra đólại càng vô lý vì có hai nét chữ, em ngồi suy nghĩ có thể chồng em ký vô khoảng trống rồi nó ghi chèn vô."

Nội dung mấy lời cảm ơn những người công an hỏi cung mình gồm có anh Phu, anh Phú, chị Phương và anh Nguyên có đoạn "Trong mấy ngày này, cơ quan điều tra họ cũng đến trò chuyện, quan tâm giúp đỡ những gì trong khả năng của họ, chị Phượng, anh Phu, anh Phú và anh Nguyên là những người điều tra tuyệt vời nhất, ban đầu gặp họ thì lạnh lùng và quát nạt nhưng sau vài ngày tiếp xúc họ cũng có thể hiểu được 70%-80% mình chưa phải là tội phạm".

Ai gạ gẫm vợ nạn nhân?

Người ta chú ý ngay đến tên Phú, viên công an mà chị Tuyền xác nhận là gọi điện thoại tống tình chị. Nội dung bức thư tuyệt mạng đã góp phần tố cáo với dư luận rằng chính viên CA tên Phú này là người đã tham gia trực tiếp vào quá trình điều tra đồng thời cũng là kẻ có liên quan đến cái chết thương tâm của anh Nguyễn Công Nhựt.

Về lời thu âm gạ tình của viên công an tên Phú mà chị Tuyền và đồng nghiệp của chị thu được trên hai cuộc điện thoại mà tên Phú gọi cho chị. Xác nhận với chúng tôi về cuộc điện đàm này chị Tuyền kể lại chi tiết như sau:

"Em hỏi anh hỏi giùm sức khỏe của chồng em. Ổng hỏi là trả ơn cái gì? Em mới nói dạ, thì anh muốn cái gì? Ổng hỏi giờ em đang ở đâu vậy? Em đang ở nhà. Ở nhà với ai? Trả ơn anh cái gì vậy nếu anh đòi tầm bậy thì sao? Em nói thôi cái đó không có được. Bây giờ chỉ có em mới cứu được chồng thôi à. Em mới nói sao vậy anh? Ổng nói anh thích cái gì không được thì anh đòi cái đó.

Khi người ta cung cấp chứng cứ thì chưa thể kết luận là giọng nói của ai cả khi chưa có kết luận giám định của một cơ quan khoa học.

Luật sư Trần Đình Triển

Em muốn mời anh uống cà phê để em hỏi thăm chồng em một chút thôi mà. Ổng nói uống cà phê không được vì anh đang làm nhiệm vụ điều tra thì không gặp được thân nhân, anh chỉ gặp chỗ ít người thôi! Em hỏi gặp ở đâu? Ổng nói gặp ở khách sạn. Ổng nói Tuyền ơi chồng em phạm tội!"

Sáng ngày 27 tháng 4 chị Tuyền đã trao phần thu âm cho Viện Kiểm sát huyện Bến Cát để mở cuộc điều tra qua sự chứng kiến của nhiều người, và hơn nữa chị cho chúng tôi biết chị còn giữ lại bản sao được cất ở nhiều người bạn.

Có một điều đáng chú ý là Ông Lê Văn Thảo - Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Bến Cát, sau khi nghe đoạn ghi âm vào sáng 28.4, nói rằng ở Công an Bến Cát có người tên Phú, hiện là đội trưởng đội cảnh sát kinh tế. Tuy nhiên, giọng nói của người đàn ông trong đoạn băng ghi âm không giống tiếng của Phú ở Công an huyện Bến Cát.

Luật sư Trần Đình Triển đưa ra nhận xét trước lời tuyên bố của ông Lê Văn Thảo trong tư cách viện phó một viện Kiểm sát như sau:

"Đây là kết luận hết sức vội vàng. Khi người ta cung cấp chứng cứ thì chưa thể kết luận là giọng nói của ai cả khi chưa có kết luận giám định của một cơ quan khoa học."

Có sự cấu kết giữa Kumho và CA?

Dư luận công nhân hãng vỏ xe Kumho nghi ngờ có sự móc nối giữa công ty và công an huyện Bến Cát trên hồ sơ vụ mất 6.500 chiếc vỏ xe do công ty này báo cáo là bị trộm có kế hoạch.

damcuoi-anhut.baomoi.com-200.jpg
Ảnh cưới chị Tuyền và anh Nhựt. Photo courtesy of baomoi.com
Tại sao công ty Kumho lại cho nhân viên áp giải anh Nhựt lên công an Bến Cát trong khi công ty này hoàn toàn không được phép làm điều đó. Công ty Kumho cũng đang bị công nhân đặt câu hỏi về số vỏ xe bị báo cáo là mất trong khi toàn công ty không ai nghe về chuyện mất mát này.

Công ty Kumho cũng bị công nhân phản ảnh là không thành lập công đoàn để dễ dàng dàn áp và trù dập công nhân. Một công nhân làm việc tại đây không muốn nêu tên cho biết:

"Liên quan đến bảo vệ quyền lợi của anh em công nhân thì chủ tịch công đoàn phải đứng ra giải quyết những vấn đề này nhưng hiện tại công ty đã trả lời là không có công đoàn Lao động trong công ty. Trên nguyên tắc ở bất cứ công ty nào cũng đều phải có bộ phận công đoàn lao động để bênh vực quyền lợi công nhân"

Tiếp xúc với vợ nạn nhân vào lần mới đây nhất, chúng tôi được chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho biết:

"Hôm nay em làm một tờ đơn em trình cho viện kiểm sát là cái việc xác nhận tử thi của chồng em vẫn chưa có kết quả, rồi cái tờ thư tuyệt mệnh của chồng em, em muốn coi cái bản chính."

Chị Nguyễn Thanh Tuyền là một phụ nữ học thức, đang làm việc trong công ty Kumho với vị trí Phó phòng bộ phận quản lý sản phẩm đầu ra. Những nhận xét của chị về vụ án này dưới cái nhìn từ phía nạn nhân cũng như từ bên ngoài cộng với quyết tâm tranh đấu cho nỗi oan khiên của chồng sẽ khiến vụ án có cơ may được mang ra làm rõ trước dư luận.

Theo Báo Người Lao Động On line, chúng tôi xin trích nguyên văn: "từ lâu nay người dân Bình Dương đã tỏ ra e dè khi nói đến cách hành xử côn đồ của lực lượng CA nơi đây. Nhiều lao động các tỉnh khi về làm việc tại Bình Dương đều căn dặn nhau rằng, nếu xui xẻo bị bắt lên CA, thì hãy xem như mình có tội, nếu không nhận tội thì sẽ bị đánh đập, tra tấn cho đến khi nhận tội thì thôi. Khi nạn nhân đã chịu nhận tội, thì chính những viên CA này có thể kiếm chác thông qua những đường dây "chạy án". Đã có nhiều trường hợp, người lao động không may mắn, không có thân nhân thì đành mang thân tàn, ma dại trở về quê sau những trận đòn thừa sống thiếu chết trong đồn CA".

Có lẽ những điều tra mà báo Người Lao Động đưa ra đã phần nào vén được bức màn đen tối của công an Bình Dương cho dư luận thấy những gì đang xảy ra tại tỉnh này mà gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền cũng chỉ là nạn nhân mới nhất mà thôi.

SBTN: Thâm Thủng Mậu Dịch 5 Tỷ Đô La Trong 1 Tháng, Vốn Đầu Tư Fdi Tại Việt Nam Giảm 50% Trong 4 Tháng Đầu Năm


Thứ Tư, Ngày 27 tháng 4-2011
Tin Hà Nội - Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong tháng tư lên đến gần 5 tỷ đô-la. Tổng Cục thống kê Việt Nam hôm nay cho biết xuất khẩu của Việt Nam ước tính đạt 26 tỷ đô-la trong 4 tháng đầu năm, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Quần áo và dệt may vẫn là những mặt hàng chiếm tỷ lệ hàng đầu trong kim ngạch xuất khẩu, với mức thu gần 4 tỷ đô-la. Tiếp đó là dầu thô với mức 2.5 tỷ đô-la.

Trong khi đó, Việt Nam sử dụng 32 tỷ đô-la cho nhập khẩu, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy mức thâm hụt thương mại lên 4.9 tỷ đô-la, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng nhập khẩu tăng chủ yếu là máy móc, xăng dầu và vải vóc. Cũng liên quan đến kinh tế, Cục đầu tư ngoại quốc hôm nay cho biết, nguồn vốn đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm, còn 4 tỷ đô-la vốn đăng ký, giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo đó, chỉ có 262 dự án đầu tư mới với số vốn 3.2 tỷ đô-la được cấp phép trong 4 tháng qua. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi sóng thần và động đất ở Nhật Bản, nhưng vẫn có 55 dự án đầu tư mới từ các công ty Nhật đầu tư vào Việt Nam. Lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhiều nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo. Saigon vẫn là thành phố đứng đầu thu hút các dự án FDI, kế đó là thủ đô Hà Nội. Mặc dù đầu tư FDI giảm mạnh trong 4 tháng qua, Cục đầu tư ngoại quốc vẫn ước tính đầu tư FDI vào Việt Nam trong năm nay sẽ đạt mức 20 tỷ đô-la.

Trần Vinh Dự: Về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Hình: REUTERS

Tin liên hệ

Ðường dẫn liên hệ

Báo cáo của Advancia – Negocia xuất bản cuối năm 2010 nhan đề "Vietnam Country Risk Analysis" đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở mức "high" (cao). Advancia – Negocia cho rằng việc cho vay ồ ạt sẽ đẩy tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam lên rất cao. Báo cáo này cũng nhận định hệ thống ngân hàng của Việt Nam đang gánh chịu tình trạng lòng tin của công chúng thấp, sự yếu kém về quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp, không đáp ứng được các tiêu chuẩn Base Capital, và không có kiểm toán quốc tế. Riêng về tình trạng nợ xấu, Advancia – Negocia trích dẫn nguồn của Fitch Ratings cho rằng tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2008 của hệ thống ngân hàng Việt Nam lên tới 13%.

Cũng cần nói thêm là theo các báo cáo chính thức từ phía các ngân hàng thương mại Việt Nam thì các khoản nợ xấu này rất thấp. Theo thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết hồi cuối năm 2010 thì tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng VN chỉ khoảng 2.5% (tính cả nợ Vinashin).

Tại sao lại có sự khác biệt ghê gớm này? Lý do là nợ xấu (non-performing loans, hay NPL) theo cách tính của quốc tế là các khoản nợ không có khả năng trả hoặc gần như không có khả năng trả. Trong khi đó, cách của Việt Nam chỉ tính khoản nợ đến hạn. Lấy một thí dụ đơn giản: khách hàng A vay ngân hàng B một khoản vay là $100 trong thời hạn 1 năm, lãi suất 25%, thời hạn vay là 1 năm, trả làm 4 lần, mỗi lần $20 gốc và $5 lãi. Vào cuối quý đầu tiên, khách hàng A bắt đầu phải trả một phần của khoản nợ này, cả gốc và lãi là $25. Trong trường hợp khách hàng này không trả được khoản nợ đến hạn $25 thì theo tiêu chuẩn tính NPL của nhiều nước, toàn bộ số nợ cộng lãi vay là $125 là nợ xấu. Tuy nhiên theo chuẩn Việt Nam thì chỉ có $25 đến hạn được coi là nợ xấu.

Chính vì lý do đó mà có sự khác biệt rất lớn giữa con số của Việt Nam đưa ra và con số của Fitch Ratings ước tính.

Báo cáo Tháng Ba, 2011 của Country Risk Service của Economic Intelligence Unit (EIU) về Việt Nam xếp rủi ro của hệ thống ngân hàng VN hạng CCC và đánh giá hệ thống này là "ổn định". Mặc dù vậy, điểm số rủi ro đang có khuynh hướng tăng dần, từ 66 điểm hồi tháng 9 (2010) lên 67 vào tháng 10 và 11 (2010), 68 vào tháng 12 (2010) và tháng 1 (2011), và 69 vào tháng 2 và tháng 3 (2011), tức là ngang bằng mức hồi đầu năm 2009.

Với việc các khoản vay thương mại ở Việt Nam chủ yếu được thế chấp bằng bất động sản (BĐS) và thị trường BĐS hiện đang có nhiều dấu hiệu đi xuống, kèm theo đó là tình trạng khó khăn trong kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp tư nhân làm cho nguy cơ về nợ khó đòi có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới. Tình trạng thiếu minh bạch trong báo cáo về NPL, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh khiến cho vấn đề này càng trở nên khó lường.
(Nguồn:
Advancia – Negocia)

Friday, April 29, 2011

Lật tẩy “màn kịch” thương tâm

TT - Nhiều bạn đọc thông tin: với chiêu thức dàn cảnh để người đi đường va quẹt, làm đổ gánh tàu hủ (hoặc tự đổ) rồi khóc lóc kêu gọi lòng thương của người khác, chỉ sau một giờ một người đàn bà đã thu lợi hơn 700.000 đồng.
Màn dàn cảnh đổ tàu hủ trên cầu Sài Gòn để người đi đường rủ lòng thương cho tiền - Ảnh: Hoàng Lộc

Xem video clip - Nguồn: TVO
Trưa 24-4, Công an P.22, Q. Bình Thạnh (TP.HCM) đã vạch trần màn kịch của người đàn bà với gánh tàu hủ diễn ra ngay trên cầu Sài Gòn. Tại Công an P.22, bà ta khai tên Đặng Thị Ký, 57 tuổi, quê ở Tư Nghĩa, Quảng Ngãi.
Chiêu thức cũ
Ngày 27-3, khoảng 10g30, chúng tôi bắt gặp người đàn bà này ngồi bên hành lang bộ hành trên cầu Sài Gòn. Xung quanh là chén, muỗng và tàu hủ đổ vương vãi xuống nền đường. Người đàn bà lúc thì ngồi úp mặt xuống gối, lúc lại ngẩng mặt lên trời khóc rất thê thảm, liên tục đưa tay phải quệt nước mắt, tay trái lấy muỗng xúc tàu hủ vương vãi vào nồi. Chỉ hơn một giờ đã có hàng chục lượt người dừng xe cho tiền với mệnh giá 20.000, 50.000 đến 100.000 đồng, không một ai có chút nghi ngờ.
11g50, bà ta nhanh chóng gói ghém bộ đồ nghề, quảy gánh về phía Q.Bình Thạnh, chui xuống một gốc cây dưới gầm cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh bắt đầu châm thuốc hút phì phèo và đếm tiền. Tất cả có bốn xấp tiền loại 100.000 và 50.000 đồng. Sau đó bà ta leo lên xe ôm và mất hút khi đến một con hẻm trên đường Bùi Đình Túy (Q.Bình Thạnh).
Theo dõi nhiều ngày, chúng tôi nhận ra: để tránh sự nghi ngờ, cứ cách một tuần người đàn bà này lại xuất hiện và thực hiện màn kịch một lần. Địa điểm hoạt động thay đổi liên tục, khi ở cầu Thị Nghè 2, lúc ở giữa cầu Sài Gòn. Thời gian hoạt động thường cố định vào tầm từ 10g30 đến gần 12g và chỉ kéo dài trong hơn một giờ (vì từ 10g30 đến gần 12g, lượng người lưu thông qua cầu rất đông).
Dù hành vi lừa đảo diễn ra liên tục, trên cùng một vài địa điểm cố định nhưng vẫn có lắm người bị lợi dụng lòng tốt. Trưa 24-4, chúng tôi chứng kiến cảnh cặp vợ chồng người nước ngoài dù đã chạy xe qua gần cả trăm mét nhưng nhìn thấy cảnh tượng thương tâm nên không kìm được, quay lại hỏi thăm, cho tiền. Cá biệt, trưa 27-3, giữa nắng chang chang, cầu Sài Gòn đông nghẹt, một bà mẹ chở con nhỏ khoảng 6 tuổi chạy ngang qua nhưng sau đó vẫn gắng dừng lại để đứa bé nhảy xuống xe cho người đàn bà này 20.000 đồng.
Anh Trần Minh Hoàng, công tác tại Công ty TNHH Cầu phà TP.HCM, bức xúc: “Lần đầu tôi thấy bà ta khóc lóc bên gánh tàu hủ đổ vãi, rất tội nghiệp nên móc bóp cho 50.000 đồng. Lần một, lần hai, lần ba rồi đến nay là lần thứ tư vẫn gặp bà ta cứ gào khóc bên đống tàu hủ, tôi biết ngay là chiêu thức lừa đảo. Đến lần thứ năm, tôi quyết định đuổi cổ bà ta đến hai lần, bà ta mới chịu dời đi”.
Một giờ thu 700.000 đồng
Tại cơ quan công an, bà Ký cho rằng do “gánh lên cầu mỏi vai, đổi vai nên người ta đụng vào đổ và người ta tự đền tiền”. Tuy nhiên, khi được hỏi người ta đền tiền rồi sao không đi mà ngồi khóc lóc thảm thương gần một giờ trên cầu thì bà Ký ậm ự không trả lời. Khi xem những đoạn video clip, hình ảnh cảnh bà hành nghề và ngồi đếm tiền với số lượng lớn thì bà mới thú nhận: “Trong một lần đi bán, do chân tui yếu nên ngã làm đổ tàu hủ ra đường. Thấy nhiều người cho tiền nên...”.
Bà Ký cho biết mỗi lần dàn cảnh chỉ trong một giờ như vào trưa 24-4, bà thu được 700.000 đồng. Tuy nhiên, khi yêu cầu công khai số tiền thu được thì cơ quan chức năng phát hiện đến hơn 700.000 đồng. Bộ đồ nghề của bà Ký rất sơ sài, hai đầu đòn gánh là một cái nồi lớn đựng tàu hủ (đã đổ), trong đó có ba chiếc muỗng lớn đủ loại cũ rích, bị gãy cán và bảy chiếc muỗng nhỏ, bảy cái chén lớn. Đầu bên kia là một cái thau lớn đựng mấy hòn than củi vây quanh đống tro tắt ngúm từ lâu (không hoạt động) và một bịch nước đường thắng màu vàng cam.
Bà Ký dàn cảnh đổ tàu hủ để ăn vạ, xin tiền - Ảnh: Trần Hưng - Hoàng Lộc
Ông Võ Văn Trai (trưởng Công an P.22, Q.Bình Thạnh):
Phạt hành chính 2-5 triệu đồng
Bà Ký đã thừa nhận hành vi dàn cảnh để lừa đảo nhưng theo nghị định 73/CP ngày 12-7-2010, điều 18, khoản 2, bà ta chỉ bị phạt hành chính 2-5 triệu đồng rồi thả. Bởi vì chưa có người bị hại đến trình báo và chưa biết mức độ thiệt hại là bao nhiêu nên trước mắt là phạt hành chính trong khung quy định, rồi theo dõi. Nếu tái phạm sẽ có hình thức xử lý mạnh hơn.
Thời gian qua, chúng tôi cũng ghi nhận nhiều trường hợp lợi dụng lòng thương để lừa đảo. Chiêu thức không mới nhưng nhiều người vẫn bị lừa vì cả tin, vì thế chính người dân phải cảnh giác. Nếu phát hiện báo ngay về chính quyền gần nhất để kịp thời xử lý.
HOÀNG LỘC - TRẦN HƯNG

Nhổ răng chưa xong, bác sĩ XHCN vẫn đi nghỉ vì hết giờ


TT - Chuyện này xảy ra tại khoa răng - hàm - mặt Bệnh viện Đa khoa Long An, theo phản ảnh của bạn đọc Nguyễn Văn Cường ở xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành (Long An).

Theo anh Cường, sáng 26-4 anh đến Bệnh viện Đa khoa Long An khám răng và được bác sĩ chỉ định nhổ một răng cùng.

Khoảng 11g30, bác sĩ chỉ mới nhổ được phần trên của răng, còn chân răng bị gãy chưa lấy được, nhưng bất ngờ bác sĩ bảo hết giờ làm việc và yêu cầu anh lên lầu 5 nằm chờ đầu giờ chiều nhổ tiếp.

Vì bận việc nhà, anh Cường xin bác sĩ về và hẹn hôm sau đến nhổ tiếp. Sáng 28-4, anh Cường trở lại khoa răng - hàm - mặt thì được bác sĩ hẹn hôm khác vì hiện không có nam bác sĩ làm được việc này.

"Hai ngày qua tôi bị đau, hàm bị sưng và chảy máu không ngủ được. Tôi định lên TP.HCM nhổ cho xong chứ chờ như thế này không chịu nổi" - anh Cường nói.

Bác sĩ Võ Công Luận, giám đốc Bệnh viện Đa khoa Long An, cho biết ông đang yêu cầu khoa răng - hàm - mặt tường trình vụ này nhưng trước mắt bệnh viện sẽ liên hệ mời bệnh nhân Cường trở lại để khám và xử lý cho xong ca bệnh.

"Theo khoa răng - hàm - mặt thì không phải còn sót chân răng mà bệnh nhân bị viêm ổ chân răng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm việc này" - ông Luận nói.

V.T

Một blogger bị tạm giữ để điều tra?

Blogger Thiên Sầu

Có tin Ngô Thanh Tú, tức blogger Thiên Sầu, đang bị tạm giữ để điều tra ở TP Hồ Chí Minh sau khi không được phép xuất cảnh.

BBC đã tìm cách liên lạc với blogger này trong hai ngày hôm nay, nhưng không được.

Hôm thứ Năm, một bạn hữu của Thiên Sầu cho hay anh đang bị công an "tạm giữ". Tuy nhiên thứ Sáu 29/04, em trai của blogger, Ngô Thanh Hận Trường, nói với BBC rằng hiện vẫn "chưa có tin tức gì của anh Tú".

Anh Trường cho biết khi anh lên cơ quan an ninh điều tra tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, để hỏi tin tức anh trai thì được trả lời là họ "không biết gì về trường hợp của Ngô Thanh Tú".

"Chúng tôi rất lo lắng, không hiểu tình hình anh Tú ra sao và nhất là không biết cách nào để có thông tin về anh ấy."

Trong khi đó, một người bạn của Ngô Thanh Tú cho hay anh đã được tiếp xúc với blogger này vào chiều hôm trước đó.

Chiều thứ Năm 28/04, người bạn này đã được gọi đến Trụ sở Công an phường 2, quận Bình Thạnh, để làm thủ tục bảo lãnh cho blogger Thiên Sầu.

Tuy nhiên, anh cho biết sau một tiếng rưỡi đồng hồ làm việc, "một số cán bộ mặc thường phục nói với tôi rằng tôi không đủ điều kiện để bảo lãnh cho Thiên Sầu".

"Có được nhìn thấy Thiên Sầu ở bên ngoài, trông gầy rạc và hốc hác."

Cũng theo người bạn, blogger này theo kế hoạch đáng ra đã lên đường đi Thái Lan du lịch hôm 25/04 nhưng bị chặn lại ở sân bay và bị giữ từ đó tới nay.

Nhà báo Tự do

Hiện tại bạn bè và người thân cho hay chỉ có thể liên lạc với blogger Thiên Sầu qua điện thoại di động, nhưng điện thoại chỉ đổ chuông mà không ai nhấc máy.

Blogger Thiên Sầu, tên thật Ngô Thanh Tú, sinh năm 1982.

Anh là một trong các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do từ khi câu lạc bộ này được thành lập, với nhiều bài viết đăng trên internet về tình hình xã hội Việt Nam.

Blogger Thiên Sầu cũng từng tham gia biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh.

Em trai blogger Thiên Sầu nói mẹ anh bị bệnh tim do vậy "chưa cho cha mẹ biết chuyện" anh trai mình "mất tích".

Xin mời xem Trần Trường đòi chém việt cộng:


Ngân hàng vẫn 'đi đêm' lãi suất với khách quen

Là khách quen hay "người nhà" của ngân hàng, người gửi tiết kiệm VND không khó để nhận lãi suất vượt mức trần 14%.
>Lãi tiết kiệm tiếp tục biến động, lên trên 17% một năm
>Lãi suất tiết kiệm về mốc 14%

Hơn 10h trưa 28/4, chị Lan Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) gọi điện đến điểm giao dịch của một ngân hàng thương mại lớn tại phố Nguyễn Chí Thanh để gửi 300 triệu đồng tiết kiệm. Với kỳ hạn 2 tháng, nhân viên giao dịch cho hay, lãi suất cuối kỳ tối đa là 13,9% một năm.

Tuy nhiên, khi nhận là người nhà của phó tổng giám đốc ngân hàng này, chị được yêu cầu giữ máy. Ngay sau đó, cô nhân viên thông báo nâng lãi suất lên 15% một năm. Bạo dạn hỏi thêm, với số tiền nhiều hơn, khoảng 900 triệu đồng thì tính lãi như thế nào, chị được nhân viên nói có thể tăng lên 16% một năm. Với số tiền lớn hơn nữa, nhân viên này yêu cầu chị đến tận nơi mới thông báo cụ thể.

Cùng ngày, chị Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đến phòng giao dịch của một ngân hàng tại phố Huỳnh Thúc Kháng để gửi tiết kiệm. Gửi 600 triệu đồng trong 2 tháng, chị được nhân viên thông báo mức lãi suất tối đa chỉ là 14%. Tuy nhiên, khi nhận là người nhà của một thành viên hội đồng quản trị của nhà băng này, chị Hồng được báo lãi suất là 16% một năm.

Với kỳ hạn một tháng thì mức lãi có thể hưởng lên tới 17% một năm, nhân viên nói. Tuy nhiên, theo lời cô nhân viên này, việc nâng lãi suất cao hơn mức trần 14% hiện nay là vi phạm, nên được áp dụng tùy khách hàng, tùy hoàn cảnh và điều kiện. "Thường chúng em chỉ chấp nhận lãi suất cao với khách có quen biết", cô nói.

Vẫn có không ít nhà băng dễ dàng thỏa thuận lãi suất
Lãi suất tiết kiệm VND công khai vẫn chỉ 14% một năm. Ảnh: Tuệ Minh

Điều kiện để được hưởng lãi suất "đi đêm", theo rỉ tai của một nhân viên, phải là khách thường xuyên gửi tiền hoặc người quen của các sếp. Chị Hồng (người gửi tiền nói trên) kể, trước khi mang tiền đi gửi, chị cũng gọi điện hỏi trước thì được giao dịch viên chi nhánh nhà băng hỏi có phải là khách quen không. Nếu không là khách quen và khách đặc biệt thì chỉ được hưởng 14%, nhưng khi nhận là "người nhà" thì con số này tăng thêm 2-3%.

Dù vậy, không phải phòng giao dịch nhà băng nào cũng sẵn sàng áp dụng lãi suất "đi đêm" vượt trần 14%. Trong trường hợp khách đòi hỏi lãi cao hơn quy định, phản ứng phổ biến của một số giao dịch viên này vẫn là sự dè dặt.

Sáng 28/4, giao dịch viên một nhà băng ở phố Liễu Giai tỏ ra thờ ơ khi có khách đến gửi tiết kiệm và nhận là người quen của chủ tịch hội đồng quản trị. Khăng khăng mức lãi suất được nhận chỉ là 14% một năm, chị này nói thẳng, người quen thì người quen, vẫn phải làm theo quy định. Tuy nhiên, khi vị khách tức giận chuẩn bị bỏ đi, thì chị này dịu giọng khuyên khách hàng này chờ, nếu có chỉ đạo từ trên xuống đúng là "người nhà" thì sẽ xem xét.

Ông Nguyễn Thanh Toại- Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu bày tỏ quan điểm, việc phòng giao dịch một số nhà băng tự động nâng lãi suất tiết kiệm là một kiểu thu hút vốn tiền gửi. Tuy nhiên, đây là hành vi đi trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo ông Toại, tình trạng này nếu có, thường xảy ra tại các ngân hàng cỡ nhỏ. Nguyên nhân là những nhà băng nhỏ thường lấy ngắn hạn để cho vay dài hạn. Do đó bằng cách áp dụng lãi suất cao đối với khách hàng cá nhân, có thể thu hút tiền gửi nhiều hơn và giữ chân khách. Riêng chuyện lãi suất cao chỉ áp dụng với khách hàng quen hoặc nhận là người quen của nhà băng, ông Toại không bình luận.

Một đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội cho biết, việc xử lý những ngân hàng "lách luật" này không đơn giản. Nguyên nhân là không phải lúc nào cũng bắt được tận tay sự thỏa thuận lãi suất chui của ngân hàng với người gửi tiền. Mà những người có tiền gửi cũng chẳng có ai dại đến mức đi tố cáo nhà băng cho mình hưởng lãi suất cao, ông nói.

Quan chức này thông tin, thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội vẫn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện lãi suất tại các ngân hàng. "Nếu phát hiện trường hợp nào áp dụng lãi suất vượt mức quy định, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc", đại diện này khẳng định.

Tuệ Minh

Vợ nghi can chết tại trụ sở công an tố bị gạ 'đi khách sạn'

Thứ năm, 28/4/2011, 23:24 GMT+7

3 ngày sau khi nam quản lý kho Công ty TNHH Kumho Việt Nam chết tại trụ sở công an, vợ anh này đã cung cấp 2 đoạn băng ghi âm lời của một người đàn ông tự xưng là cán bộ điều tra gạ gẫm chị này "đi khách sạn".
Nam quản lý kho chết tại trụ sở công an

Theo chị Tuyền (vợ anh Nguyễn Công Nhựt, quản lý kho Công ty TNHH Kumho Việt Nam) 2 đoạn băng được ghi lại khi chồng chị còn bị tạm giữ ở Công an huyện Bến Cát (Bình Dương). Nội dung là những cuộc nói chuyện giữa chị Tuyền với một người tự xưng là cán bộ công an đang trực tiếp điều tra về anh Nhật.

Trong đó, khi thấy chị Tuyền quá lo lắng cho tình hình của chồng mình, ông này an ủi và gợi ý "muốn đến nhà chơi" giúp chị "đỡ buồn" nhưng bị khước từ. Tiếp đó, chị Tuyền ngỏ ý mời người này đi uống cà phê để hỏi han về việc của chồng thì được đáp lại: "đang điều tra mà lại đi gặp người thân của bị can thì đâu có được. Cho nên anh muốn kiếm chỗ nào kín kín... như khách sạn".

Ông Trường tiếp nhận 2 đoạn ghi âm. Ảnh: Nguyệt Triều.
Quyền chánh văn phòng Công an tỉnh Bình Dương tiếp nhận 2 đoạn ghi âm do phóng viên cung cấp. Ảnh: Nguyệt Triều.

Trong câu chuyện, người đàn ông liên tục dùng những lời lẽ cợt nhả như: "Đi gặp mặt mất công anh đòi tầm bậy", "Cái gì em không cho được là anh đòi cái đó"... hay "chỉ có em mới cứu được chồng em thôi".

Ngoài ra, người đàn ông này còn khẳng định anh Nhựt có phạm tội và đã "nhờ vả" anh ta. "Chồng em biết mình phạm tội, kêu lo giùm… bán miếng đất mà vợ chồng mua để đền ơn đáp nghĩa mà anh còn không đồng ý", người đàn ông nói qua điện thoại.

Trao đổi với VnExpress chị Tuyền cho biết, cả hai vợ chồng chị đã dành dụm và mua được một miếng đất ở Mỹ Phước III, huyện Bến Cát và rất bất ngờ khi người đàn ông này biết.

Cũng theo chị Tuyền thì 2 ngày sau khi anh Nhựt bị giữ lại trụ sở công an huyện Bến Cát, có số điện thoại gọi cho chị Tuyền. Sau đó, chị đã lấy máy bàn của công ty gọi lại thì được anh này giới thiệu là người trực tiếp thụ lý điều tra vụ án của anh Nhựt. Nghi ngờ người đàn ông chưa thấy mặt, nên chị Tuyền cùng với một số người làm chung công ty dùng điện thoại để ghi âm.

"Đêm trước khi anh Nhựt mất (tức 24/5), người đàn ông trên nhiều lần gọi điện và dùng những lời lẽ khiếm nhã để gạ gẫm, nhưng tôi nhất quyết từ chối. Đến sáng hôm sau thì hay tin chồng mình đã chết", chị Tuyền đau đớn nói.

Liên quan đến lá thư tuyệt mệnh mà phía Công an huyện Bến Cát cung cấp cho gia đình, chị Tuyền và nhiều người thân của anh Nhựt cho rằng, bút tích trong lá thư có nhiều điểm đáng nghi ngờ. Gia đình muốn cơ quan chức năng làm sáng tỏ.

Bản phô tô lá thư tuyệt mệnh do công an đưa cho chị Tuyền và cuốn sổ cá nhân của anh Nhựt. Ảnh: Nguyệt Triều.
Bản photo lá thư tuyệt mệnh do công an đưa cho chị Tuyền và cuốn sổ cá nhân của anh Nhựt. Ảnh:Nguyệt Triều.

Ngày 28/4, thượng tá Phạm Xuân Trường - quyền Chánh văn phòng Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận 2 đoạn băng ghi âm do chị Tuyền cung cấp cho phóng viên để xác minh.

Về trách nhiệm để nghi phạm chết trong nhà tạm giữ, Thượng tá Trường cho biết, hiện vẫn chưa có kết luận chung nên chưa thể nói được gì. "Vụ việc đang được công an tỉnh phối hợp cùng cơ quan chức năng tiếp tục khẩn trương, điều tra làm rõ", ông Trường cho hay.

Theo một nguồn tin của VnExpress.net, cũng trong ngày, Công an Bình Dương đã triệu tập một cán bộ công an thuộc Công an huyện Bến Cát để tường trình để làm rõ việc liên quan đến 2 đoạn băng ghi âm.

Tuy nhiên, ông Trường cho biết là chưa được thông báo về việc trên. "Tôi đang xin ý kiến ban Giám đốc công an tỉnh khẩn trương làm rõ mọi việc và sẽ thông báo cụ thể sau", vị này trả lời ngắn gọn.

Trước đó, vào trưa 21/4, khi đang làm việc tại công ty, anh Nhựt được mời về trụ sở Công an huyện Bến Cát để "hợp tác" làm rõ việc công ty báo mất hơn 6.000 lốp xe ôtô trị giá nhiều tỷ đồng. Đến sáng 25/4, anh Nhựt được phát hiện chết trong tư thế treo cổ ngay tại trụ sở công an huyện Bến Cát.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Hội đồng giám định y khoa của tỉnh Bình Dương đã tiến hành khám nghiệm tử thi và gia đình đã mang thi hài anh Nhựt về quê mai táng. Tuy nhiên kết quả cụ thể việc khám nghiệm tử thi vẫn chưa được công bố.

Bà Ngô Thị Ngọc Thanh, Viện trưởng VKSND huyện Bến Cát cho hay, mọi việc Viện chỉ biết khi nghe thông tin trên báo chí. Trước đó, Viện không hề phê chuẩn bất cứ quyết định bắt tạm giam nào đối với anh Nguyễn Công Nhựt để phục vụ công tác điều tra.

Nguyệt Triều - Quốc Thắng

Ngân hàng vẫn 'đi đêm' lãi suất với khách quen



Là khách quen hay "người nhà" của ngân hàng, người gửi tiết kiệm VND không khó để nhận lãi suất vượt mức trần 14%. 
>Lãi tiết kiệm tiếp tục biến động, lên trên 17% một năm 
>Lãi suất tiết kiệm về mốc 14%

Hơn 10h trưa 28/4, chị Lan Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) gọi điện đến điểm giao dịch của một ngân hàng thương mại lớn tại phố Nguyễn Chí Thanh để gửi 300 triệu đồng tiết kiệm. Với kỳ hạn 2 tháng, nhân viên giao dịch cho hay, lãi suất cuối kỳ tối đa là 13,9% một năm.

Tuy nhiên, khi nhận là người nhà của phó tổng giám đốc ngân hàng này, chị được yêu cầu giữ máy. Ngay sau đó, cô nhân viên thông báo nâng lãi suất lên 15% một năm. Bạo dạn hỏi thêm, với số tiền nhiều hơn, khoảng 900 triệu đồng thì tính lãi như thế nào, chị được nhân viên nói có thể tăng lên 16% một năm. Với số tiền lớn hơn nữa, nhân viên này yêu cầu chị đến tận nơi mới thông báo cụ thể.

Cùng ngày, chị Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng đến phòng giao dịch của một ngân hàng tại phố Huỳnh Thúc Kháng để gửi tiết kiệm. Gửi 600 triệu đồng trong 2 tháng, chị được nhân viên thông báo mức lãi suất tối đa chỉ là 14%. Tuy nhiên, khi nhận là người nhà của một thành viên hội đồng quản trị của nhà băng này, chị Hồng được báo lãi suất là 16% một năm.

Với kỳ hạn một tháng thì mức lãi có thể hưởng lên tới 17% một năm, nhân viên nói. Tuy nhiên, theo lời cô nhân viên này, việc nâng lãi suất cao hơn mức trần 14% hiện nay là vi phạm, nên được áp dụng tùy khách hàng, tùy hoàn cảnh và điều kiện. "Thường chúng em chỉ chấp nhận lãi suất cao với khách có quen biết", cô nói.

Vẫn có không ít nhà băng dễ dàng  thỏa thuận lãi suất
Lãi suất tiết kiệm VND công khai vẫn chỉ 14% một năm. Ảnh: Tuệ Minh

Điều kiện để được hưởng lãi suất "đi đêm", theo rỉ tai của một nhân viên, phải là khách thường xuyên gửi tiền hoặc người quen của các sếp. Chị Hồng (người gửi tiền nói trên) kể, trước khi mang tiền đi gửi, chị cũng gọi điện hỏi trước thì được giao dịch viên chi nhánh nhà băng hỏi có phải là khách quen không. Nếu không là khách quen và khách đặc biệt thì chỉ được hưởng 14%, nhưng khi nhận là "người nhà" thì con số này tăng thêm 2-3%.

Dù vậy, không phải phòng giao dịch nhà băng nào cũng sẵn sàng áp dụng lãi suất "đi đêm" vượt trần 14%. Trong trường hợp khách đòi hỏi lãi cao hơn quy định, phản ứng phổ biến của một số giao dịch viên này vẫn là sự dè dặt.

Sáng 28/4, giao dịch viên một nhà băng ở phố Liễu Giai tỏ ra thờ ơ khi có khách đến gửi tiết kiệm và nhận là người quen của chủ tịch hội đồng quản trị. Khăng khăng mức lãi suất được nhận chỉ là 14% một năm, chị này nói thẳng, người quen thì người quen, vẫn phải làm theo quy định. Tuy nhiên, khi vị khách tức giận chuẩn bị bỏ đi, thì chị này dịu giọng khuyên khách hàng này chờ, nếu có chỉ đạo từ trên xuống đúng là "người nhà" thì sẽ xem xét.

Ông Nguyễn Thanh Toại- Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu bày tỏ quan điểm, việc phòng giao dịch một số nhà băng tự động nâng lãi suất tiết kiệm là một kiểu thu hút vốn tiền gửi. Tuy nhiên, đây là hành vi đi trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Theo ông Toại, tình trạng này nếu có, thường xảy ra tại các ngân hàng cỡ nhỏ. Nguyên nhân là những nhà băng nhỏ thường lấy ngắn hạn để cho vay dài hạn. Do đó bằng cách áp dụng lãi suất cao đối với khách hàng cá nhân, có thể thu hút tiền gửi nhiều hơn và giữ chân khách. Riêng chuyện lãi suất cao chỉ áp dụng với khách hàng quen hoặc nhận là người quen của nhà băng, ông Toại không bình luận.

Một đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội cho biết, việc xử lý những ngân hàng "lách luật" này không đơn giản. Nguyên nhân là không phải lúc nào cũng bắt được tận tay sự thỏa thuận lãi suất chui của ngân hàng với người gửi tiền. Mà những người có tiền gửi cũng chẳng có ai dại đến mức đi tố cáo nhà băng cho mình hưởng lãi suất cao, ông nói.

Quan chức này thông tin, thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội vẫn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện lãi suất tại các ngân hàng. "Nếu phát hiện trường hợp nào áp dụng lãi suất vượt mức quy định, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc", đại diện này khẳng định.

Tuệ Minh

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty