TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 14, 2009

Quảng Nam ra tay 'xóa sổ' 9 dự án thủy điện

Cập nhật lúc 17:19, Thứ Bảy, 14/11/2009 (GMT+7)

- Ngoài 5 dự án thuỷ điện ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh bị 'xoá sổ", Quảng Nam còn thu hồi 4 dự án thuỷ điện khác do hiệu kém hiệu quả…

 

Sau hơn 6 năm triển khai ồ ạt các dự án thuỷ điện trên địa bàn rừng núi, Quảng Nam đã xem xét lại và chính thức "xoá sổ" 9 dự án: 5 dự án thủy điện nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh và 4 dự án khác được cho là kém hiệu quả đầu tư.

Một trong những dự án thuỷ điện  lớn đang được xây dựng đầu nguồn sông Thu Bồn, Quảng Nam 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu giải thích: 5 dự án nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cần phải "xoá sổ" để bảo đảm môi trường, tránh việc xâm hại đến khu vực phải bảo vệ nghiêm ngặt.

 

4 dự án thủy điện gồm: thủy điện A Vương 2, thủy điện A Re thuộc huyện Tây Giang và thủy điện Trà Leng 1, Trà Leng 2 thuộc huyện Nam Trà My đã bị Quảng Nam ra văn bản chấm dứt nghiên cứu đầu tư vì kém hiệu quả và không khả thi.

 

Ông Đinh Văn Thu còn cho biết thêm, sắp tới sẽ có một số dự án thuỷ điện khác cũng sẽ bị thu hồi được tiếp tục thu hồi: dự án nào thấy không cần thiết và kém hiệu quả thì sẽ kiên quyết không triển khai…"

 

Song song với việc xóa sổ những dự án thủy điện kém hiệu quả, Quảng Nam đã có công văn gửi Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên - môi trường đề nghị điều chỉnh quy trình vận hành hồ A Vương và ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn để tránh thảm hoạ do các dự án nhà máy thuỷ điện đầu nguồn sông Vu Gia-Thu Bồn.

 

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên đầu nguồn của hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn hiện có 110 dự án thuỷ điện lớn và nhỏ đã và đang được triển khai.Tuy Trong đó có 8 nhà máy thuỷ điện bậc thang thuộc loại lớn nhất trong khu vực trên hệ sông lớn này.

 

Hiện đã có 6 nhà máy đang đi vào hoạt động. Nhưng đã "làm thịt" hơn 2.000 ha rừng nguyên sinh.

Vũ Trung

Kinh hoàng công nghệ chế biến bì lợn thối tại TP.HCM

Cập nhật lúc 16:47, Thứ Sáu, 13/11/2009 (GMT+7)

- Bì lợn không nguồn gốc xuất xứ, không kiểm dịch và được tẩy trắng bằng oxy già, nhôm sunfat rồi đưa ra quán ăn.

Đến chiều tối 13/11 theo xác minh của Phòng cảnh sát môi trường (PC 36) – Công an TP.HCM, có gần 3 tấn bì lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được phát hiện tại 2 cơ sở chế biến tại Q.8 và quận Bình Tân (TP.HCM) cần phải đưa đi tiêu huỷ.

Bì lợn thối, mốc xanh

"Kinh hoàng!". Đó là cảm giác chung của nhiều người khi cùng đoàn kiểm tra của Sở Y tế và PC 36 đột kích vào 2 cơ sở chế biến bì lợn qui mô lớn tại Q.8 và quận Bình Tân

Hàng đống bì lợn khô và không rõ nguồn gốc. Ảnh: PC 36

Khu vực nhà xưởng chế biến bì lợn nền nhà loang lổ, ẩm mốc và bám đầy dầu mỡ. Đó là những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt đoàn kiểm tra khi vào cơ sở chế biến bì lợn tại một căn nhà không số ở khu phố 5, phường 16, Q.8.

Bì lợn mốc xanh: Ảnh: PC  36

Tại đây có khoảng 26 thùng phuy đang ngâm bì lợn. Toàn bộ đều không có nắp đậy và không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra còn phát hiện có khoảng 200kg bì lợn khô, mốc meo đang chất đống trên gác. Đoàn kiểm tra càng "tá hoả" khi phát hiện, chất tẩy trắng bì lợn là oxy già, nhôm sunfat và hoá chất không rõ nguồn gốc. 

Tại cơ sở chế biến ở đường Chiến Lược, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân đoàn kiểm tra phát hiện nhiều tấm bì lợn hư thối và chủ cơ sở cũng sử dụng oxy già, nhôm sunfat và hoá chất cấm sử dụng để tẩy trắng.

Không nguồn gốc, không kiểm dịch

Trước những bằng chứng trên, đoàn kiểm tra đã lập biên bản xác định: cơ sở sản xuất chế biến không đảm bảo vệ sinh và sử dụng hoá chất chất tẩy trắng cấm sử dụng.

Theo biên bản kiểm tra, cả 2 cơ sở trên đều không có giấy phép kinh doanh và không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bì lợn chế biến không đảm bảo vệ sinh. Ảnh: PC 36

Tại thời điểm kiểm tra, toàn bộ lượng bì lợn tại cơ sở ở quận Bình Tân là 870 kg và cơ sở tại Q.8 là 1.996 kg.

Theo phản ánh của người dân địa phương, cơ sở chế biến bì lợn ở Q.8 đã hoạt động hơn 1 năm nay. Còn cơ sở chế biến bì lợn ở quận Bình Tân hoạt động khoảng vài tháng nay.
Khu vực ngâm và chế biến bì lợn nhìn là ...ớn.  Ảnh: Lê Mai

Theo các chủ cơ sở thì họ dùng oxy già và hóa chất để tẩy trắng bì lợn và đây là phương thức phổ biến của tất cả các cơ sở sản xuất bì lợn. Bì lợn sau khi chế biến sẽ được đưa ra chợ, các quán cơm tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Với những vi phạm của 2 cơ sở trên, đoàn kiểm tra đã buộc đình chỉ hoạt động sản xuất đồng thời thu giữ toàn bộ lượng bì lợn không đảm bảo vệ sinh để đưa đi tiêu huỷ.
Trung Thanh- Lê Mai

Cận cảnh hút tài mà của giới trẻ Hà Thành

Cập nhật lúc 12:04, Thứ Bảy, 14/11/2009 (GMT+7)
,

 - Thời gian gần đây một bộ phận thanh niên Hà Nội tụ tập hút tài mà diễn ra khá phổ biến, từ việc rủ nhau hút trong phòng kín tới ngang nhiên hút trên đường phố.

Thực hiện: VietNamNet

Bản án ’lợi dụng chức vụ’ tuyên trên đầu một lão nông

Cập nhật lúc 12:03, Thứ Bảy, 14/11/2009 (GMT+7)
,

 – Người nông dân này 74 tuổi, cách đây 3 năm ông bị Toà án thị xã Phúc Yên tuyên phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ. Điều khiến người dân ở đây cảm thấy lạ là vì lão nông này bị kết tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Trong lúc đó ông này chỉ học hết lớp 2.

 

Chuyện khó tin về một bản án có thật

 

Trong quá trình đi tìm hiểu về phản ánh của một số hộ dân ở thi xã Phúc Yên, tố cáo nhiều sai phạm trong quản lý đất đai ở phường Trưng Nhị tình cờ chúng tôi được nghe câu chuyện khó tin. Đó là người nông dân nghèo Nguyễn Thế Thăng, năm nay đã 74 tuổi. Ông từng bị TAND thị xã Phúc Yên tuyên phạt "12 tháng cải tạo không giam giữ" vì tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". 

 

Không những thế, trong quyết định thi hành án và trích lục bản án hình sự, TAND thị xã Phúc Yên còn ghi nhầm tên vợ ông thành mẹ của ông Thăng. Những thông tin đó không khiến cho những người dân ở đây cảm thấy chua xót.

 

 

Mô tả ảnh.

Quyết định thi hành hình phạt và bản trích lục bản án hình sự đối với "bị án" Nguyễn Thế Thăng "tuyên phạt bị án 12 tháng cải tạo không giam giữ " vì tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ". Trong phần nói về thân thế của ông, 2 văn bản của Toà án TX. Phúc Yên do ông Nguyễn Mạnh Đường, Chánh án ký lại ghi ông Thăng là "con bà Nguyễn Thị Chúc". Trong lúc đó bà Chúc là vợ ông. Ảnh: Duy Tuấn 

 

 

Ông Nguyễn Hà Lâu, một người dân sống ở Tháp Miếu, phường Trưng Nhị cho biết: "Thật đau khổ cho ông ấy, ông ấy có biết chữ đâu. Ngày trước chỉ học hết lớp 2, một đời cần cù lao động nuôi vợ con, không bao giờ có xích mích với ai. Thế mà năm 2006, ông bị vướng vào một vụ việc liên quan đến cấp đất ở cho ông. Cuối cùng ông phải bán mất 2 con trâu để trả nợ, lại còn bị phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ".

 

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, năm 2003, thị trấn Phúc Yên (thuộc huyện Mê Linh cũ) có chủ trương cấp đất giãn dân cho người dân ở khu vực Ao Hợp Tiến (nay thuộc phường Trưng Nhị), tổng số có 154 suất. Tuy nhiên quá trình cấp đất, cán bộ thị trấn Phúc Yên đã tự ý cấp đất theo tiêu chuẩn "tự đặt ra" nên đã xẩy ra nhiều sai phạm.

 

Thời kỳ đấy, khu 5 nơi ông Thăng sinh sống được phân 5 lô đất để cấp cho những người có đủ tiêu chuẩn. Những cán bộ tổ dân phố này thấy ông Thăng là người có đầy đủ các tiêu chuẩn nên đã đề nghị cấp cho ông. Sau đấy, UBND huyện Mê Linh cũ có ra quyết định số 2987 ngày 31/12/2003 cấp cho ông Thăng lô đất tại thửa đất số 2, ao Ruộng mặt, phường Trưng Nhị.

 

Tuy vậy, sau khi có quyết định cấp đất, do quá nghèo nên ông Thăng không thể có tìên để nộp, 6 cán bộ trong chi bộ tổ dân phố đã bán suất đất đó với giá thị trường, lấy tiền chia nhau. Ông Thăng được những người này đưa cho 7 triệu.

 

Mô tả ảnh.

Lão nông dân Nguyễn Thế Thăng được biết đến là một người hiền lành, cả đời chỉ cắm mặt lo làm để nuôi vợ, con. Thế nhưng đến cuối đời ông lại chịu bản án chỉ dành cho cán bộ có chức, có quyền (?) Ảnh: Duy Tuấn

Vụ việc vỡ lở, cơ quan công an vào cuộc điều tra. Đầu năm 2006, vụ án được TAND thị xã Phúc Yên đưa ra xét xử. 6 vị cán bộ tổ dân phố đều bị phạt với hình thức tù treo và cải tạo không giam giữ vì tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

 

Điều đáng nói là ông Nguyễn Thế Thăng, một người nông dân thuần tuý, được cho là nạn nhân của sự sắp đặt của những cán bộ này cũng bị toà tuyên án. Tại tờ trích lục bản án hình sự số 37 ngày 27/3/2006 của TAND thị xã Phúc Yên ghi rõ: Áp dụng khoản 1, điều 281 - Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo Nguyễn Thế Thăng 12 tháng cải tạo không giam giữ.

 

Về tội danh của ông Thăng, tại Quyết định số 37 về "Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ đối với bị án Nguyễn Thế Thăng" có ghi rõ ông tội danh của ông là "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo bản án hình sự sơ thẩm số 10/2006/HSST ngày 24/2/2006 của Toà án nhân dân thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc".

 

Có một "nhầm lẫn" là những văn bản của TAND thị xã Phúc Yên đều ghi ông Thăng là con bà Nguyễn Thị Chúc, trong lúc đó tên mẹ ông (đã mất) là Nguyễn Thị Bé, bà Chúc chỉ là vợ ông Thăng.

 

Bật khóc khi phải bán trâu để nộp lại tiền

 

Câu chuyện "cười ra nước mắt" trên khiến chúng tôi không khỏi tò mò muốn gặp người nông dân này. Ông Nguyễn Hà Lâu dẫn chúng tôi đến nhà ông tại tổ 5, phường Trưng Nhị. Mặc dù trời đã tối nhưng ông Thăng vẫn đi chăn bò chưa về. Bà Chúc, vợ ông cho biết ông giờ đã già yếu rồi nên không làm được việc nặng, chăn bò là công việc quen thuộc của ông từ lâu nay.

 

Ngồi đợi một lúc thì ông Thăng "đi làm" về. Xuất hiện trước mắt chúng tôi là một ông lão đã 74 tuổi có khuôn mặt gầy rộc trông khắc khổ, dáng người thì nhỏ thó. Ông Thăng có tất cả 7 người con, 1 trai và 6 gái. Đã chừng này tuổi nhưng chưa có cháu đích tôn nên vợ chồng con trai ông vẫn tiếp tục "tìm đinh" cho dù đã có tới 6 đứa con giá. Đời ông thất học, cái nghèo túng đeo đẳng nên con cái ông cũng không tiếp xúc được với tri thức.

 

Khoản 1, Điều 281 Bộ luật Hình sự quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

Đối với tội phạm này, người phạm tội chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn, tức là có những quyền hạn nhất định và họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để làm trái với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Việc thực hiện hành vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn phải liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà người phạm tội được cơ quan, tổ chức giao (theo HNM)

Nhắc lại chuyện mình bị xử phạt 12 tháng cải tạo không giam giữ vì tội danh chỉ dành cho những người có chức vụ, ông lại rươm rướm nước mắt. Ông kể lại: "Tôi oan, tôi chả được cái gì, họ lấy tên tôi để đứng tên đất. Lúc đấy tôi có biết cái gì đâu, công an gọi ra thì tôi ra chứ có biết gì. Oan nhưng tôi có biết chữ đâu, đến tên tôi còn đánh vần từng chữ thì đơn từ gì".

 

Theo tiêu chuẩn thì ông Thăng đủ để được cấp đất vì nhà đông người và chưa được cấp lần nào. Buổi nói chuyện khiến chúng tôi biết thêm, suất đất đấy phải nộp lại cho nhà nước 46 triệu, ông Thăng chỉ biết có 2 người cán bộ tổ dân phố đưa cho 7 triệu, cả đời chưa được tiếp xúc với số tiền lớn như thế nên ông đã mua gạch để tu sửa ngôi nhà.

 

Đến một ngày ông bị công an gọi lên để điều tra sư việc, ông cũng không biết mình phạm tội gì. Ngoài mức án trên thì toà còn buộc ông phải nộp lại số tiền 7 triệu mà những người kia đã đưa cho ông. Không có tiền để nộp lại, ông đành bán đi 2 con trâu, công cụ lao động, tài sản lớn nhất của ông để nộp lại tiền.

 

 "Ngày đấy, khi phải bán trâu để trả tiền lại tôi đã khóc bởi tôi quen đi với nó rồi", ông khóc khi nhắc tới chuyện cũ.

 

Chia sẻ nỗi niềm với ông Thăng, ông Lâu cũng nói thêm: "Câu chữ trong bản án khiến người ta cười ra nước mắt. Một người nông dân 72 tuổi, đến tên của mình còn không viết được thế mà lại bị kết tội dành cho những cán bộ phạm tội. Có chăng chức của ông là chức nông dân còn vụ là vụ đi cày chứ làm gì có chức vụ ở đây".

 

Quyết định cấp đất mang tên ông Thăng sau đó cũng đã bị UBND thị xã Phúc Yên ra quyết định thu hồi và huỷ bỏ theo kiến nghị của toà.

 

Phiên toà đã xét xử cách đây 3 năm, bản án đã hết hiệu lực. 6 đảng viên bị khai trừ và bị tuyên phạt án treo vì tội "lợi dụng chức vụ…" thì không ai nói gì nhưng chuyện ông nông dân Nguyễn Thế Thăng bị tuyên án như vậy khiến ông người dân nơi đây không khỏi suy nghĩ... !

  

 

·          Duy Tuấn – Thu Hương

,

Vo gạo, rửa mặt, rửa rau bằng nửa chậu nước

Thanh Hóa:
(Dân trí) - "Nhiều khi có nửa chậu nước mà dùng vào bao nhiêu việc: vo gạo, rửa mặt rồi mới rửa rau" - bao năm nay, mấy trăm hộ dân vùng biển xã Hoà Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vẫn phải sống trong cảnh dè sẻn nước sạch như thế.
Hoà Lộc là một xã ven biển của huyện Hậu Lộc, bao quanh là nước biển và con sông Lạch Trường. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua hơn 600 hộ dân của các thôn: Hoà Ngư, Hoà Hải và Hoà Phú phải sống trong tình cảnh thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt.

Người dân nơi đây hằng ngày đang mong chờ nước sạch

Bao năm qua, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân nơi đây là mua từ nơi khác và một phần là nước sông Lạch Trường. Ngoài ra người dân tận dụng mọi vật dụng để hứng nước mưa, gia đình nào có điều kiện thì xây bể chứa nước mưa nhưng cũng chỉ trụ được trong mùa mưa, đến mùa khô lại lâm cảnh thiếu nước triền miên. 

Để tự khắc phục, nhiều gia đình đầu tư khoan giếng song có những giếng khoan sâu hơn 100m mà nguồn nước vẫn bị nhiễm mặn. Nước từ giếng khoan bơm lên còn có màu gạch cua, mùi khó chịu, dùng giặt giũ cũng không ổn chứ chưa nói để ăn uống.

Anh Nguyễn Tài Phú ở thôn Hoà Ngư, xã Hoà Lộc dẫn chúng tôi ra khu chứa nước sinh hoạt của gia đình anh, la liệt những bình lọ chứa nước, chiếc giếng khoan đầu tư hơn 2 triệu đồng đành bỏ không vì nước không dùng được, chưa có tiền xây bể chứa nước mưa. Anh Phú cho biết: "Mỗi ngày gia đình tôi dùng hết khoảng 100 lít nước với giá 5.000đ/can 20 lít. Hàng ngày còn phải có một người chuyên lo chuyện nước nôi, nước hiếm phải dùng tiết kiệm rất khổ sở". 

Nước giếng khoan màu gạch cua và có đủ loại "sinh vật lạ" bơi lội.

Trước đây người dân thường ra sông Lạch Trường gánh nước về dùng, nhưng giờ đây nước sông đã bị ô nhiễm nên không ai dám dùng. Thiếu nước sạch, người dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm nên thường mắc nhiều bệnh ngoài da và đường tiêu hoá.

Chị Trịnh Thị Tuất chia sẻ: "Nhiều khi có nửa chậu nước mà dùng vào bao nhiêu thứ như: vo gạo, rửa mặt rồi mới đến rửa rau. Không biết đến bao giờ dân chúng tôi mới có được nguồn nước sạch sinh hoạt". 

Ông Mai Danh Mạc, Chủ tịch UBND xã Hoà Lộc, cho biết: "Thiếu nguồn nước sạch trong sinh hoạt của người dân nên cũng hạn chế đến sự phát triển kinh tế của địa phương, người dân thiếu nước từ bao đời nay nhưng chính quyền địa phương cũng bất lực vì nguồn kinh phí để đầu tư hệ thống nước sạch rất lớn, ngân sách xã không thể lo nổi. Đã nhiều lần chúng tôi cũng đề xuất lên huyện nhưng chưa được. Cũng đã có công trình nước sạch về địa phương nhưng do công suất nhỏ nên mới chỉ phục vụ cho cảng cá Hoà Lộc".  

Duy Tuyên

“Hà Nội sạch là sạch cái gì?”

(Dân trí) - Đại biểu Nguyễn Đình Xuân cho rằng, việc bình chọn Hà Nội là 1 trong 10 đô thị sạch cũng chỉ hơn việc bình chọn Vedan vừa qua… “một tẹo”. Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Lân Dũng nhìn nhận, Hà Nội đang rất bẩn lại được tuyên dương, dễ dẫn tới sự chủ quan…

Cảnh tượng dễ dàng bắt gặp nhiều nơi trên đường phố Hà Nội
 
Thưa đại biểu Nguyễn Đình Xuân, những ngày qua, dư luận đã bàn rất nhiều xung quanh việc Hà Nội được bầu chọn là 1 trong 10 đô thị sạch của Việt Nam?
Tôi không biết, họ tính sạch từ khi nào, tôi chỉ biết là Hà Nội là một trong những nơi có nhiều bệnh nhân bị dịch tả nhất trong cả nước và cũng đứng trong tốp đầu về sốt xuất huyết. Chưa kể, những con sông đen nhất cũng thuộc về Hà Nội, ví dụ như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu chẳng hạn. Hà Nội cũng chưa có các nhà máy xử lí nước, xử lí thải đúng chuẩn.
Ăn không sạch, thở không sạch, xử lí thải cũng không sạch. Thế thì sạch ở đây là sạch cái gì?
Ở đây, các nhà tổ chức đã đặt ra 12 tiêu chí bình chọn, trong đó có những tiêu chí như toàn dân không vứt rác và đổ rác ra đường; có nhiều sáng kiến làm sạch đô thị; tỉ lệ hè phố ở nội thành, nội thị được lát gạch hoặc bê tông hoá đạt từ 70% diện tích trở lên; có ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn tổ chức lễ phát động thi đua năm đô thị sạch…?
Những tiêu chí đó không sai, nhưng để nói là sạch thì không phải chỉ ngần đó tiêu chí. Thứ hai, khi có tiêu chí rồi phải xem bầu chọn như thế nào? Nếu bầu chọn chỉ vài chục người thì chỉ có giá trị trong giới hạn đó thôi. Nếu bạn muốn có một bầu chọn tốt hơn, bạn phải có nhiều người hơn, nhiều công chúng hơn.
 
Đại biểu Nguyễn Đình Xuân, Uỷ viên UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của Quốc hội (Ảnh: E.M)
Một tiêu chí không tốt, một bình chọn không tốt sẽ không động viên các đô thị phấn đấu trở thành một đô thị đẹp hơn. Chưa kể, nếu chạy theo một số tiêu chí, ví như lát vỉa hè chẳng hạn thì tôi cho rằng, đó không hẳn là một tiêu chí tốt. Bởi lẽ, nếu không bê tông hóa mà vẫn sạch có khi tốt hơn.
Trong khi đó, thoát nước là tiêu chí vào loại quan trọng nhất về môi trường lại không được đề cập. Hà Nội mỗi năm vài trận lụt cống dềnh lên cả đường, tôi không nghĩ đó là sạch được.
Và còn những tiêu chí quan trọng khác như mức độ ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí lại không được đặt ra để bình chọn?
Các bạn phải hỏi lại, những người đề ra tiêu chí bình chọn vừa qua họ có ý định gì, họ đặt trọng tâm như thế nào và họ muốn hướng đến cái gì? Ví dụ, nếu hướng tới một tỉ lệ đầu tư cao cho hạ tầng, hướng tới một phong trào có bề nổi, một phong trào mang tính rầm rộ, nhưng không đi vào thực chất thì thật đáng buồn.
Tôi nói thế này, nếu bảo người dân Hà Nội không vứt rác ra đường, ai cũng biết là không đúng. Chưa nói, tôi còn thấy một số đoạn đường bị biến thành... nhà vệ sinh, nhiều gốc cây có ai dám đến gần đâu...
Theo tôi nên xem xét lại từ tiêu chí đến cách bình chọn.
Nhưng những người tổ chức cho rằng, họ bình chọn Hà Nội để động viên và tạo phong trào thi đua?
Ngày xưa, trong lớp tôi có chuyện, những đứa nào nghịch nhất thì cho làm lớp phó trật tự để phấn đấu, còn có phấn đấu hay không thì phải chờ xem…
Giải thưởng vừa được trao cũng khiến không ít người nghĩ đến vấn đề "loạn" giải thưởng, thưa ông?
Không muốn nói nặng nề lắm, nhưng thật ra việc bình chọn này cũng chỉ hơn việc bình chọn Vedan vừa qua… một tẹo.
Rất ít đô thị trong cả nước đạt được đúng tiêu chí chuẩn. Cố gắng lắm ta chỉ chọn được đô thị ít bẩn nhất, chứ không phải đô thị sạch nhất, bởi sạch phải có những tiêu chí của nó và anh đạt thì mới được nhận.
Vì thế, nếu có một cuộc thi chọn thành phố ít ô nhiễm nhất, tôi hi vọng chúng ta dễ chọn hơn, nhưng dĩ nhiên, đơn vị đạt giải không phải Hà Nội rồi.
Xin cảm ơn ông!
 
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng: Thiếu tiêu chí liên quan đến tính mệnh con người

Tôi đã đi khoảng 30 thủ đô và tôi thấy xấu hổ khi Hà Nội không làm được công tác vệ sinh. Chúng ta còn xả rác như hiện nay, ăn uống như hiện nay, rõ ràng không thể nào xứng đáng thành phố sạch được. 
 

Vấn đề ở đây là ai bầu chọn, bầu chọn theo tiêu chí nào? Nói toàn dân không vứt rác ra đường, nhưng ai cũng thấy là rác vứt nhiều nơi.

Nói tổ chức lễ phát động thi đua đô thị sạch, nhưng phát động không hiệu quả thì phải nói là khuyết điểm, không phải ưu điểm. Thí dụ phát động phong trào phân loại rác, người ta đã mất công chọn 3 túi màu khác nhau, nhưng đem ra đường có một thùng rác nên phải vứt cả 3 vào chung 1 thùng, thành ra vô nghĩa.

Hè phố lát, người đi bộ không được dùng mà lại để xe máy, bày quán ăn và đủ các thứ tạp nham, nhất là buổi tối. Hai bên đường ô tô đỗ, người đi bộ không còn cách nào, đành đi ra cả giữa đường, chứ không phải đi cạnh đường.

Tiêu chí phải là tiêu chí chung của thế giới, chứ không phải tự nhiên đặt ra. Tiêu chí ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước liên quan đến tính mệnh con người lẽ ra phải là tiêu chí quan trọng…  
 
Tôi nghĩ việc bình chọn này phản tác dụng. Hiện Hà Nội đang rất bẩn lại khen như thế sẽ làm họ chủ quan, không nỗ lực để tốt hơn.
 
Cấn Cường
(Thực hiện)

Friday, November 13, 2009

'Đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả thực hiện lời hứa'

Cập nhật lúc 15:17, Thứ Sáu, 13/11/2009 (GMT+7)

 - Cùng với những nội dung mới như thuỷ điện miền Trung xả lũ, bảo vệ biển đảo, gói kích cầu... các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Thủ tướng và các thành viên Chính phủ về kết quả thực hiện "lời hứa".

Tính đến cuối giờ chiều ngày 11/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người nhận được nhiều câu hỏi nhất, 35 câu. Các bộ trưởng Công thương, Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lần lượt nhận xấp xỉ hơn 20 câu hỏi.

Mô tả ảnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với đại biểu bên hành lang kỳ họp Quốc hội tháng 5/2009. Ảnh: Lê Nhung

Chính phủ làm gì để bảo vệ ngư dân?

ĐBQH Lê Thành Tâm (TP.HCM) chất vấn Thủ tướng: "Gần đây, tình hình Biển Đông, nhất là khu vực Hoàng Sa, Trường Sa khi ngư dân đánh bắt cá trong phạm vi ngư trường thuộc lãnh hải Việt Nam bị phía Trung Quốc ngăn chặn, cấm đoán, thậm chí tịch thu thuyền bè, ngư cụ... Đề nghị Chính phủ cho biết thái độ và biện pháp mạnh để bảo vệ bà con? Việc Trung Quốc ngang ngược vẽ một đường lưỡi bò tự quy định lãnh hải trong đó phần nhiều nằm ở hải phận Việt Nam, liệu có bất lợi cho Việt Nam không?".

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cũng nhận được một câu hỏi với cùng nội dung, từ ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết: "Thời gian qua, ngư dân của ta liên tục bị tàu có vũ trang của Trung Quốc tấn công nhưng phản ứng của Bộ Ngoại giao thường chậm. Indonesia mới ban hành luật cho phép tàu tuần tra của nước họ bắn chìm tàu cá xâm phạm lãnh hải nhưng cũng chưa thấy phía ta có phản ứng gì. Đề nghị Phó Thủ tướng giải thích thái độ nói trên và cho biết sẽ có biện pháp gì bảo vệ ngư dân?'.

"Vì sao khi xả lũ không báo địa phương?"

Việc sau bão số 9 và số 11, các nhà máy thủy điện miền Trung (đặc biệt thuỷ điện A Vương) thi nhau xả lũ khiến tình hình lũ lụt thêm căng thẳng được tranh luận trong nhiều ngày qua nhưng chưa ngã ngũ.

Theo phản ánh của người dân địa phương thì khi hạ lưu ở dưới báo động cấp 3, các hồ thuỷ điện không chịu xả lũ, đến khi lên trên báo động 3 thì xả ào ạt.

Trả lời báo chí vừa qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, lũ lụt miền Trung vừa rồi không liên quan đến thuỷ điện xả lũ.

Tuy nhiên, nhiều ĐBQH miền Trung đã gửi chất vấn lên Bộ trưởng Công Thương đề nghị phải có chính kiến về vấn đề này, đồng thời "truy" trách nhiệm điều hành.

Đại diện cho cử tri Phú Yên, nơi vừa trải qua trận đại hồng thuỷ, ông Võ Tiến Trung gửi câu hỏi tới Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: "Từ trước đến nay, các nhà máy thuỷ điện vừa cung cấp điện năng cho đất nước, vừa góp phần điều tiết nước, hạn chế lũ lụt. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình sau khi đi vào hoạt động thì các tỉnh đồng bằng sông Hồng giảm hẳn lũ lụt. Trong khi đó, các nhà máy thuỷ điện khác như A Vương (Quảng Nam), Sê San (Gia Lai) thì ngược lại, xả lũ ồ ạt khiến bà con bị ngập lụt, thiệt hại lớn về người, tài sản".

Ông Trung chất vấn: "Địa phương cho rằng, thuỷ điện Hoà Bình là do Nhà nước chỉ đạo điều hành trực tiếp nên kết hợp được hai nhiệm vụ là sản xuất điện và chống lũ lụt, còn các nhà máy khác do Bộ Công Thương điều hành nên Bộ chỉ nghĩ đến một lợi ích là sản xuất. Đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến về nhận xét trên và cho biết có giải pháp gì để các nhà máy thuỷ điện thực hiện được cả hai chức năng sản xuất và giảm lũ lụt?".

ĐB Hồ Quốc Dũng (Bình Định) cũng đề nghị Bộ trưởng làm rõ trên cơ sở nào Bộ quy hoạch 350 nhà máy thuỷ điện ở miền Trung - Tây Nguyên. Công tác hậu kiểm về thiết kế và các báo cáo đánh giá tác động môi trường với các dự án thuỷ điện đã vận hành có được thực hiện không? Cơ chế vận hành, nhất là tích nước, xả lũ được thực hiện thế nào?

Ông Dũng băn khoăn: "Vì sao khi xả lũ, các cơ quan chức năng, nhà máy không thông báo cho chính quyền địa phương để kịp sơ tán dân? Trách nhiệm Bộ công Thương thế nào?".

"Vì sao biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp?"

ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết:

"Theo phản ánh của cử tri, sau thời gian dài Hãng hàng không cổ phần Pacific làm ăn thua lỗ, ngày 16/11/2006, Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu Tổng Công ty hàng không Việt Nam xoá số nợ hơn 200 tỷ đồng cho Pacific. Sau khi liên kết và đổi tên thành Jetstar Pacific, hãng tiếp tục thua lỗ tới 50 triệu USD, trong khi chi lương cho nhân viên nước ngoài và quan chức Việt Nam quá cao, chi phí cho các hoạt động khác quá tốn kém.

Đề nghị Bộ trưởng Tài chính cho biết sự thật như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng lãng phí, thiếu hiệu quả vốn Nhà nước?".

Cũng như tại các kỳ họp trước, ĐBQH tiếp tục gửi chất vấn tới Thủ tướng về hiệu quả làm ăn của các tập đoàn kinh tế.

Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố lần đầu tiên kết quả giám sát các tập đoàn, tổng công ty, nhưng không ít vấn đề còn chưa được làm rõ.

ĐB Thanh Hóa, ông Vũ Duy Hòa chất vấn Thủ tướng: "Một số tổng công ty, tập đoàn kinh tế vừa qua không thực hiện được nhiệm vụ bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu. Không có một cơ quan đầu mối nào của Nhà nước chịu trách nhiệm chính về quản lý vốn, tài sản và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu tiêu Nhà nước giao. Vì sao có tình trạng biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp? Trách nhiệm và giải pháp của Chính phủ?".

Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Đặng Như Lợi thì đề nghị Bộ trưởng Tài chính làm rõ tổng số tiền các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chi cho các hoạt động thi đấu thể thao, hoa hậu, lễ hội...

"Số tiền lấy từ đâu? Hạch toán thế nào? Ai là người hưởng lợi? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì ở đây?", ông Lợi hỏi.

Nhiều vấn đề cử tri quan tâm cũng được chất vấn như tình trạng thành lập ồ ạt trường đại học, việc xử lý những sai phạm trong lợi dụng gói kích cầu...

Không ít ĐBQH tiếp tục "truy" các thành viên Chính phủ về việc thực hiện lời hứa sau phiên chất vấn từ kỳ họp trước.

Chẳng hạn, Thủ tướng, Bộ KH&ĐT đã rà soát và cắt giảm được bao nhiêu sân golf? Đến bao giờ mới xong quy hoạch?

Bộ trưởng Công Thương có trách nhiệm đến đâu trong việc bà con nông dân tiếp tục bị thiệt thòi vì cơ chế điều hành xuất khẩu gạo?

Có ĐB yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường làm rõ nguyên nhân vì sao Thủ tướng đã chỉ đạo nhưng đến nay Vedan vẫn chưa chịu bồi thường cho nông dân.

Phiên chất vấn sẽ kéo dài 2 ngày rưỡi (ngày 17, 18, sáng 19/11) và như thường lệ, sẽ được truyền hình trực tiếp.

 

ĐBQH Nguyễn Hữu Nhơn (Đồng Tháp): "Đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả thực hiện lời hứa?"

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII, tại phiên chất vấn, Thủ tướng đã hứa chỉ đạo xây hệ thống kho để mua lúa dự trữ trong mùa thu hoạch cao điểm, đảm bảo cho nông dân bán lúa được giá và có lãi. Kế hoạch triển khai đến đâu và lộ trình thế nào, khi nào xong? Kính đề nghị Thủ tướng cho biết kết quả và giải pháp thực hiện theo  lời hứa của Thủ tướng?

 

  • Lê Nhung

Thursday, November 12, 2009

LẬT LẠi HỒ SƠ VỤ ÁN THANH NGA -

http://oanuongthanhnga.blogspot.com/

Bình Luận: Phỏng vấn Tiến sĩ Phùng Liên Ðoàn về Hiểm Họa Trung Quốc Đối Với Việt Nam

[28/08/2009 - Tác giả: admin1 - Vietnam Review]

hực hiện: Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
27-08-2009
Hình: TS Phùng Liên Đoàn.

Ông Phùng Liên Ðoàn học trung học tại Hà Nội và Saigon; đi Mỹ năm 1958 và học tại Florida State University và Massachusetts Institute of Technology. Ông về nước làm việc tại Trung Tâm Nguyên Tử Ðà Lạt giữa những năm 1964-1967; sau đó làm việc tại Mỹ từ 1967 tới nay, chuyên về các ngành nguyên tử và môi trường. Ông đã dùng tiền để dành và tiền hưu lập ra Vietnamese American Scholarship Fund (VASF) năm 1989 và Fund for the Encouragement of Self-Reliance (FESR) năm 1997. Ông đã làm việc với hơn 15 hội từ thiện trong 40 năm qua xây nhiều trường học, phát nhiều ngàn học bổng, mổ xẻ tay chân cho nhiều ngàn người tàn tật, và giúp hơn 12 ngàn phụ nữ có phương tiện sản xuất buôn bán tự lập. Năm 2008 Liên Hiệp Quốc trao tặng cho FESR giải UN-HABITAT Civil Society Innovation.

-ÐQAThái: Việt Nam đang phải đối diện trước chính sách bành trướng của Trung Quốc, theo tiến sĩ, tình hình nghiêm trọng tới mức độ nào?


-Tiến Sĩ Phùng Liên Ðoàn: Theo tôi, tình hình rất nghiêm trọng. Vào các thập niên trước, các nước Cộng Sản còn có chung một niềm tin đại đồng theo chủ nghĩa Marx Lenin, nhưng ngày nay họ biết chủ nghĩa đó là không thể thực hiện, cái "thế giới đại đồng" là không tưởng và rốt cuộc họ cũng chỉ vì cái lợi của quốc gia họ. Việc Nga tấn công tàn phá Georgia và Chechnya trước kia là "anh em ruột thịt" của họ là một điển hình gần nhất. Trung Hoa ngày nay không còn là Trung Hoa của thế kỷ 19, 20 nữa. Việc bành trướng quyền lực với các quốc gia láng giềng mà họ luôn luôn gọi là "man" là "di" sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thế kỷ này, nhất là tại những vùng có nhiều quyền lợi về tài nguyên hoặc quốc phòng. Với sức mạnh của họ về Hải Lục và Không Quân, họ có thể đánh phá Việt Nam tan tành trong vòng một tuần lễ, sau đó rút đi để mặc ta khâm liệm người chết và sống trong hoàn cảnh đồng đá. Khi quốc tế biết đến thì là "chuyện đã rồi!"

Ngay cả việc "sống chung hòa bình" ta cũng khó thoát khỏi ý đồ "tầm ăn lá" của Trung Hoa, để rồi trong vài ba thập niên nữa Việt Nam sẽ phải dùng hầu hết sản phẩm Trung Quốc, nhiều triệu phụ nữ Việt Nam sẽ có chồng Tầu, và khắp Việt Nam sẽ có rất nhiều "Chợ Lớn" là nơi nói tiếng Tầu, theo phong tục Tầu, và trung thành với nước Tầu. Chiến tranh biên giới 1979 đã có chứng cớ "người hàng xóm minh hương tốt" trở thành hướng đạo cho quân đội Tầu từ biên giới đánh sang.

-ÐQAThái: Có cách nào lý giải được thái độ nín nhịn của giới lãnh đạo Hà Nội trước tình hình này?

-Tiến Sĩ Phùng Liên Ðoàn: Sự nín nhịn của lãnh đạo Hà Nội là có lý do. Bởi vì họ không thể chống đối để làm Bắc Kinh nổi giận. Nhưng họ không nên khinh thường không cho người dân biết. Trung Hoa có nhu cầu Ðại Hán để khích động người dân trong nước Tầu và quên đi những khó khăn trước mắt. Hiểm họa chiến tranh sẽ dễ xẩy ra hơn nếu ta cứng rắn, và phần tàn phá, chết chóc chắc chắn sẽ về phíaViệt Nam hứng chịu. Bất cứ ai ở địa vị của lãnh đạo Hà Nội cũng phải nhẫn nhục, một mặt hòa hiếu với Bắc Kinh, một mặt sửa soạn quốc phòng, và một mặt thứ ba là tìm thêm đồng minh để cân bằng thế lực. Còn một mặt thứ tư thì tôi chắc họ cũng thừa biết, đó là tuyên bố bằng nhiều cách cho anh khổng lồ biết rằng "tôi là ớt hạt tiêu, nhỏ nhưng rất cay." Ðó là phương pháp của Israel, có mưu ném bom đập Aswan của Ai Cập vào những năm 1950s nếu Israel bị biển người Hồi Giáo dồn vào thế bị hủy diệt. Ðó cũng là phương án "force de frappe" của De Gaulle vì sau Thế Chiến Thứ Hai và thua trận tại Việt Nam, Pháp quá yếu so với Nga, Anh và Mỹ.

-ÐQAThái: Hơn 30 năm qua, người Việt hải ngoại lúc nào cũng trăn trở và ưu tư về mọi diễn biến tại quê nhà và cũng luôn nỗ lực góp tay cho đồng bào tại Việt Nam trong nhiều lãnh vực; riêng lần này, trước nguy cơ to lớn từ Trung Quốc, chúng ta làm gì để đạt hiệu quả?

-Tiến Sĩ Phùng Liên Ðoàn: Người Việt ta, trong nước cũng như ngoài nước, sự thực rất yếu. Ta ít chủ động được việc gì có sức mạnh lớn bởi vì ta bị phân hóa bởi chiến tranh khiến ai cũng có những ưu tư, uất hận riêng và không có lòng tin với bạn bè, láng giềng, chính phủ. Người Việt hải ngoại tuy có lòng đối với đất nước trước hiểm họa Trung Quốc nhưng họ là công dân nước khác rồi. Họ chỉ có những tổ chức lẻ tẻ ít có sự ủng hộ của các quyền lực to lớn cả trong nước Việt Nam và trên thế giới. Thậm chí, họ còn bị chính phủ Việt Nam nghi ngờ và coi là thù địch. Theo tôi, đây là lần đầu từ 1975 người Việt hải ngoại có thể bắt tay với người trong nước để làm việc cho tương lai của nước Việt Nam mà không cần phải nhắc lại những sai trái và tang thương trong quá khứ. Nhưng ta phải đi từ từ, không quá khích, tìm cách gây ảnh hưởng với các lãnh đạo ở xứ tự do để họ quan tâm đến các lo nghĩ của ta. Ta cũng làm việc giúp các người trong nước những việc ta có thể làm mà không gây thêm khó khăn, mâu thuẫn, chia rẽ. Ta cần làm việc giúp Việt Nam có tiếng nói lớn hơn và được quốc tế thông cảm hơn. Chỉ có phương pháp ngoại giao với ảnh hưởng quốc tế mới giải quyết được mâu thuẫn với Trung Quốc. Và chỉ có đoàn kết thì ta mới có sức mạnh, nhất là sức mạnh tâm huyết và trí tuệ là việc cần thiết ngày nay.

-ÐQAThái: Ðồng bào, nhất là giới trí thức trong và ngoài nước có kết hợp với nhau được không, để có một tiếng nói chung về vấn đề này; nếu được thì bằng cách nào?

-Tiến Sĩ Phùng Liên Ðoàn: Theo tôi, trí thức trong và ngoài nước có thể kết hợp với nhau làm việc cho tương lai của đất nước và để đối diện với nạn bá quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự kết hợp này có nhiều khó khăn ta cần biết trước để tránh làm hỏng mục đích chung. Mục đích chung là hòa bình và tự do hạnh phúc cho người Việt Nam. Các khó khăn gồm sự ngăn cản của chính phủ, sự lũng đoạn của các phần tử có ý đồ riêng tư, và sự khác biệt về tư tưởng và cách làm việc. Vì thế, theo tôi, ta nên hết sức thận trọng, kính trọng ý kiến của mọi người, và làm việc có phương pháp và kỷ luật minh bạch.

-ÐQAThái: Cám ơn tiến sĩ đã trả lời phỏng vấn của Người Việt.


http://www.vietnamreview.com/modules.php?name=News&file=categories&op=newindex&catid=17


 Bản để in  Bản để in

Điện hạt nhân sẽ đắt gấp ba?

Muốn kinh tế tăng trưởng, việc sản xuất điện là rất cần thiết. Tuy nhiên, Quốc Hội cần nhiều thời gian bàn thảo cho kỹ lưỡng hậu quả kinh tế và quốc phòng của việc mua nhà máy ĐHN.

LTS: Cũng như các quốc gia khác, năng lượng là vấn đề có tính chiến lược sống còn với sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này, vẫn còn tồn tại rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Người thì cho rằng các nhà máy nhiệt điện là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường và đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn than trong tương lai gần. Người khác lại nói thủy điện, dễ làm, giá thành rẻ nhưng hủy hoại môi trường sinh thái, gây lũ lụt... Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, được kì vọng sẽ giải một phần bài toán khó về điện năng cũng vẫn gây tranh cãi. Rõ ràng, năng lượng đang là bài toán đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách.

Tôn trọng tính đa chiều của thông tin, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của TS Phùng Liên Đoàn. Mời bạn đọc cùng tranh luận.

Từng đánh giá hơn 50 nhà máy điện hạt nhân ĐHN ở Mỹ (xem ghi chú số 2, 3, 4, 5 ở cuối bài), xem các đánh giá mới nhất của Vựa tư tưởng năng lượng tại Viện kỹ thuật Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology-MIT) [6] có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách ĐHN ở Mỹ, TS Phùng Liên Đoàn, một chuyên gia lâu năm về điện hạt nhân ở Mỹ "cắt nghĩa" các yếu tố quan trọng của giá thành ĐHN.

Giá "mì ăn liền" và giá "xây lâu đài"

Nếu ta mua một nhà máy ĐHN như ta mua một xe hơi, "sáng ngủ dậy thì có xe ngay để lái" thì giá tiền ta trả gọi là giá "mì ăn liền" (tiếng Mỹ gọi là "overnight cost"). Nhà máy ĐHN 2 x 1350 MW công ty điện NRG ở Texas dự định mua của Toshiba và General Electric năm 2007 thuộc loại này, với giá là 2600 USD/kW (nhưng nhà máy không thể giao như xe hơi!).

Nhà máy ĐHN muốn xây thêm ở Turkey Point của công ty Florida Power and Light (nơi tôi có bạn làm việc), 2 x 1100 MW, dự định mua của Mitsubishi và Westinghouse thì giá 5500 tới 8200 USD/kW thuộc loại giá xây cất lâu đài - cứ xây đâu thì đi vay tiền trả đấy, rồi tới khi xây xong hoàn toàn và bắt đầu vào ở thì kết toán tổng cộng tất cả tiền chi phí kể cả tiền trả lãi ngân hàng. Tiếng Mỹ gọi giá này là giá đầu tư (investment cost).

Dĩ nhiên, "giá đầu tư" là quan trọng nhất, bởi vì nó là giá "mì ăn liền" ở thời điểm khi nhà máy bắt đầu hoạt động một cách trơn tru, đủ sức cho ông chủ thu tiền điện để trả nợ ngân hàng, mua nhiên liệu mỗi 18 tháng một lần, trả tiền lương cho hơn 500 công nhân chuyên nghiệp, đóng tiền bảo hiểm cho việc xử lý các nhiên liệu phóng xạ cao, đóng tiền bảo hiểm tẩy uế phóng xạ khi nhà máy hết hoạt động, và lấy lời chút ít.

Trong các lời chào bán của các công ty quốc tế, họ chỉ tính giá "mì ăn liền" ở thời điểm thương lượng, còn "làm sao có tiền, xây dựng cách nào, ở đâu, đã có hạ tầng cơ sở chưa, đã có ai cho vay tiền chưa" thì ta phải lo.

Nếu ta là công tử Bạc Liêu không biết nhiều về các chi tiết rất chuyên nghiệp thì họ cũng lo giùm cho ta một phần, nhưng giống như mọi dịch vụ kinh tế, ta phải "trả thêm," và số tiền trả thêm này sẽ diễn ra chóng mặt. Khi ta đã nhúng tay vào thì ta khó có thể rút ra mà sạch tay được.

Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của VN sẽ được xây dựng tại Ninh Phước - Bình Thuận. (Chấm màu vàng)
Thực ra, đến lúc đó, hầu hết chúng ta đã già hoặc qua đời, việc trả tiền này con cháu ta phải lo. Với sức học và kinh tế của 70%-80% của con cháu ta còn thô sơ, và với nghề nghiệp như may mặc, đánh bắt tôm cá, trồng lúa và cà phê, xuất khẩu nguyên liệu thô, và đi làm thuê ở nước ngoài... chúng có đủ sức lo không?

Tài liệu năm 2009 về giá "mì ăn liền" của nhà máy ĐHN

Báo cáo MIT [6] do 6 vị giáo sư, kỹ sư và chuyên gia nổi tiếng, trong đó hai người đã từng làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ (DOE) và Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương của Mỹ CIA, cho ta biết những con số sau:

Giá "mì ăn liền" vào năm 2007 của 11 nhà máy ĐHN tại Nhật và Hàn Quốc, tổng cộng 13,582 MW, là 3496 USD/kW (đồng đô la năm 2007). MIT đổi ra giá "mì ăn liền" năm 2009 là 4000 USD/kW. Giá này được tính toán cẩn thận với các yếu tố như: thời điểm khánh thành, giá nhà máy, giá hạ tầng cơ sở, hối suất giữa tiền Nhật, tiền Hàn và tiền Mỹ theo từng thời điểm.

Giá "mì ăn liền" năm 2007 của 6 nhà máy ĐHN, tổng cộng 13,757 MW là 3805 USD/kW (đồng đô la năm 2007). MIT đổi ra giá "mì ăn liền" năm 2009 là 4000 USD/kW. Đây là khảo giá và tính toán của 6 công ty điện lớn tại Mỹ, mỗi công ty đều ngang cỡ hoặc lớn hơn Điện lực Việt Nam, đang dự định xây trong phong trào "tái sinh-renaissance" của ĐHN, bắt đầu khoảng 2014-2018 (giống Việt Nam). Và họ mới chiêng trống rùm beng nhưng chưa làm gì bởi vì còn sợ "mắc kẹt" nếu không có chính phủ Mỹ bảo trợ về giá cả.

Giữa năm 2003 và 2009, khi báo cáo MIT có ảnh hưởng lớn tới chính sách Hợp tác điện hạt nhân toàn cầu (GNEP- Global Nuclear Energy Partnership) của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE), thì giá "mì ăn liền" của nhà máy ĐHN tăng 15% mỗi năm, cho tới nay là 4000 USD/kW (tiền đô la năm 2009). Hiện tượng này là do các công ty nguyên tử "va chạm với thực tế" khi phải thực sự ký giao kèo với các hãng điện tại những nơi "có nhu cầu thật sự" và có tiền như Trung Quốc, Phần Lan, Nhật và Hàn Quốc, chứ không phải chỉ "có ý định" và tiền thì còn phải tính đi vay hoặc xin viện trợ.

Vì phải đụng tới túi tiền theo kinh tế thị trường và không thể duy ý chí, họ phải tính thật kỹ trước khí ký giao kèo để không bị kiện tụng hoặc cháy túi khi thực tế diễn ra. Vậy mà họ vẫn lo rủi ro lỗ vốn, bởi vì nhà máy ĐHN có cả ngàn chi tiết, nhiều gấp bội các phi thuyền không gian mà tôi biết được qua khảo cứu sự an toàn của nhà máy ĐHN trong công trình WASH-1400 năm 1975 [2].

Cách tính nhanh chóng giá đầu tư từ giá "mì ăn liền"

Công thức sau đây là cách giản dị tôi đã dùng để tóm tắt các phép tính rất phức tạp cho việc tính giá các công trình xây dựng to lớn trong những năm 1980s khi tôi khảo sát tại sao giá thành của hơn 50 nhà máy ĐHN của Mỹ lại đắt gấp 2-5 lần giá loan báo khi bắt đầu ký hợp đồng giao kèo [5].

- Gọi C1 là giá "mì ăn liền" Nhật, Mỹ hay Pháp chào bán với ta, tính theo USD ở thời điểm 0 (hôm nay.) Đây có thể là giá 11 tỉ USD cho 4 nhà máy 1000 MW, hay 2750 USD/kW mà chính phủ báo cáo vì nó cũng tương tự với giá Toshiba và General Electric chào bán cho hãng NRG tại Texas năm 2007.

- Gọi C2 là giá ta phải chi để chọn địa điểm, thực hiện hạ tầng cơ sở, xây đường xá bến cảng, xây đường giây truyền điện vào hệ thống 500 KV Bắc Nam. Theo báo cáo MIT [6], thì C2 là khoảng 20% C1 ở Mỹ và Nhật. Theo tôi, giá này phải trên 30% C1 ở Việt Nam vì nhiều lý do dễ hiểu.

- Gọi T là thời gian từ khi bắt đầu xây cho tới khi xây xong. Chỉ có Nhật và Hàn Quốc mới có kỷ lục xây trong 5 năm. Các nước khác như Pháp, Mỹ và Anh đều chưa có kinh nghiệm này. Hai nhà máy EPR do Pháp đang xây ở Phần Lan và ở Pháp chắc chắn sẽ mất tới 7 năm.

- Gọi I là chỉ số vật giá xây dựng leo thang. Chỉ số này cao hơn chỉ số vật giá leo thang hàng ngày mà người dân biết rất rõ. I ở Mỹ và các nước tiên tiến là khoảng 5%/năm trong vài năm qua, nhưng ai cũng biết là I sẽ tăng lên hơn nhiều trong vài năm tới bởi vì nước nào cũng in tiền lạm phát để chống nạn khủng hoảng kinh tế ghê gớm nhất kể từ 80 năm trước (năm 1929). I ở Việt Nam là trên 10%/năm cho các công trình lớn như xây đập Hòa Bình, nhà máy lọc dầu Dung Quất.

- Gọi L là lãi suất ta phải trả khi đi vay tiền, bao gồm cả sự kiện vật giá leo thang. Với lãi suất đi vay khoảng 8%/năm và lãi suất "có thể kiếm ra" - opportunity cost of money ngày nay, khoảng 10%-15%/năm, thì L tại Mỹ có thể tính ra là 11%-13%/năm. I ở Việt Nam có thể lớn hơn 5%/năm nhưng L có thể nhỏ hơn 11%/năm vì ta nghèo, luôn luôn được quốc tế cho vay với phân lãi nhẹ.

- Gọi BĐX là thời điểm ta có đủ điều kiện để bắt đầu xây, ví dụ 2015. Các điều kiện là: có tiền sẵn sàng tại ngân hàng và chính phủ quốc tế bảo lãnh để có thể chi trả ngay như giao kèo; có đủ đội ngũ thầy và thợ chuyên môn để công ty ngoại quốc không phải mang tới cả ngàn kỹ sư và công nhân (mỗi người sẽ lĩnh lương nhiều gấp 10-100 lần công nhân Việt Nam); có đủ các vật liệu cần thiết và công nghệ phụ để không phải nhập cảng với giá cao hơn là thiết kế... Ta có thể dùng con số thực tế như BĐX là 2015 để có nhà máy năm 2022.

Gọi GĐT là giá đầu tư ở thời điểm nhà máy ĐHN bắt đầu sản xuất điện năm 2022.

Công thức phỏng định để tính giá đầu tư ở thời điểm BĐX + T là như sau:

GĐT = [(1+ I) ^ (BĐX-2010)] [C1 +C2] [(1 + L)^ T]

(I và L viết theo số; 5% = 0.05)

Dùng các tài liệu 2009 của MIT [6], và các giả thiết khiêm nhường nhưng thực tế với C2 = 30 C1, BĐX = 2015, T =7, I = 5%/năm và L = 12%/năm, công thức trên cho ta vài con số "kinh khủng" sau:

  • Giá nhà máy ĐHN đầu tiên tại Ninh Thuận sẽ là 9775 USD/kW vào năm 2022 so với giá "mì ăn liền" là 2750 USD/kW năm 2010, hay gấp 3.6 lần. Giá các nhà máy kế tiếp sẽ đắt hơn bởi vì trễ hơn, trừ phi ta có thể rút ngắn thời gian xây (mà Mỹ, Anh và Pháp cũng chưa làm được).

  • Giá của nhà máy ĐHN đầu tiên tại Ninh Thuận sẽ là 11,800 USD/kW vào năm 2022, nếu ta dùng giá C1= 3330 USD/kW của MIT như báo cáo của MIT [6]. So với giá "mì ăn liền" của BCĐT thi cao gấp 4.3 lần. Các giá này cũng không xa giá thành của các công ty điện của Mỹ tính cho những năm 2020-2025.

Giá ĐHN sẽ gấp ba lần giá ngày nay

Giá điện bán ra từ nhà máy ĐHN, hay than, hay khí đốt, hay đập nước, gồm sáu thành phần: trả vốn và lãi tiền đầu tư, tiền nhiên liệu, tiền xử lý nhiên liệu có phóng xạ cao, tiền điều hành, phí tổn phá rỡ tẩy uế phóng sạ sau 40-60 năm hoạt động, và tiền lời. Nếu không phải là nhà máy ĐHN thì các phí tổn liên quan tới phóng xạ là không có.

  • Với giá đầu tư khoảng 10,000 USD/kW vào năm 2022 mà ta phải gánh vác trả "vốn và lời" hàng năm cho ngân hàng khoảng 14% mỗi năm (gọi là carrying charge - gánh vác trả vốn và lời) thì mỗi năm tốn là 1400 USD. Nếu nhà máy có năng suất 90% (một việc mà sau 20 năm hoạt động Mỹ mới thực hiện được) thì số điện sản xuất là 7884 kWh/kW, hay giá đầu tư tốn 1400/7884 là 0.178 USD/kWh.

  • Giá nhiên liệu hạt nhân rất nhỏ, chỉ khoảng 0.02 USD/kWh (năm 2022). Tôi sẽ không nói nhiều hơn ở đây vì có nhiều chi tiết nguyên tử và thương mại rắc rối khi tính giá nhiên liệu hạt nhân.

  • Ngoài giá mua các thanh nhiên liệu ban đầu và mỗi 18 tháng, ta còn phải thu tiền để sử lý các thanh nhiên liệu sau khi đã dùng. Việc xử lý này ở Mỹ chính phủ bảo đảm là 0.001 USD/kWh từ 20 năm nay, nhưng sẽ tăng vì vật giá chuyên môn leo thang (chỉ số I). Việt Nam sẽ còn phải trả tiền chuyên chở rất diệu vợi (vì có nhiều luật pháp an toàn cũng như chống ăn cắp làm bom). Tôi phỏng tính là 0.002 USD/kWh hay 10% giá nhiên liệu.

  • Một nhà máy ĐHN 1000 MW sẽ cần khoảng 500-700 nhân viên làm việc rất chuyên môn và kỷ luật. Họ gồm Ban quản đốc, Ban điều khiển lò ĐHN, Ban điều khiển các hệ thống làm điện, Ban xử lý phóng xạ, Ban bảo trì nhiều ngàn chi tiết theo định kỳ hàng ngày, Ban chuyên chở và Ban bảo vệ. Lương bổng của những người này cùng là vật liệu họ dùng trong công tác cũng tốn khoảng 0.02 USD/kWh, xấp xỉ giá nhiên liệu hạt nhân.

    Nhà máy điện hạt nhân của Iran.
  • Tiền nhà máy ĐHN phải thu và để dành vào một quỹ DDR (decommissioning, decontamination and removal - ngừng hoàn toàn, tẩy uế phóng xạ và phá rỡ để môi trường trở lại hình thái thiên nhiên). Sau 40-60 năm hoạt động, tiền này dùng để tẩy uế phóng xạ và phá rỡ mọi xây cất để Ninh Thuận trở về trạng thái thiên nhiên giống như ngày nay (một việc chắc chắn rất khó làm được kể cả khi có tiền.) Kinh nghiệm phá rỡ các nhà máy ĐHN đã hoạt động trên 30 năm như Yankee Rowe, Shippingport, Big Rock và Fort St Vrain ở Mỹ cho biết là phí tổn này tương đương với khoảng 10% giá đầu tư, tính theo thời điểm BĐX.

Nếu nhà máy ĐHN chỉ lấy lời một phần nghìn đôla 0.001 USD cho mỗi kWh điện sản xuất, thì giá điện năm 2022 sẽ là:

  • 0.239 USD/kWh. [0.178 (tiền trả vốn và lãi) + 0.02 (giá nhiên liệu) + 0.002 (giá xử lý nhiên liệu đã dùng) + 0.02 (giá điều hành) + 0.018 (tiền phá rỡ) + 0.001 (tiền lời)]

  • 4183 VND/kWh [dùng hối suất là 1 USD = 17,500 VND]

  • Như vậy, giá điện năm 2022 sẽ gấp khoảng ba lần giá điện hiện nay (2009). Ta có thể hi vọng 90-95 triệu người dân vào năm 2022 sẽ có thu nhập cao gấp ba thu nhập ngày nay hay không?

Thảo luận kĩ

Muốn kinh tế tăng trưởng, việc sản xuất điện là rất cần thiết. Tuy nhiên, theo thông tin tôi có, Quốc Hội cần nhiều thời gian bàn cãi cho kỹ lưỡng hậu quả kinh tế và quốc phòng của việc mua nhà máy ĐHN. Hậu quả này không phải ở rủi ro "an toàn phóng xạ", bởi vì nhà máy ĐHN sẽ không khiến nhiều người thiệt mạng như tai nạn giao thông, bệnh tật do môi trường ô nhiễm... hoặc hậu quả của nước và khí thải từ các nhà máy Vedan và nhà máy hóa chất. Rủi ro lớn nhất của nhà máy ĐHN là rủi ro "an toàn kinh tế, tài chính và quốc phòng".

Bởi lẽ nhà máy ĐHN đắt tiền so với các cách làm điện khác, xây rất lâu, điều hành rất khó, phụ thuộc ngoại quốc 100%, dễ là tiêu điểm phá hoại khi có nội loạn hoặc chiến tranh.

Nhu cầu ĐHN của ta không thể đi trước các nhu cầu cấp bách nhãn tiền như giáo dục trẻ thơ; giáo dục thanh thiếu niên; giáo dục và bảo vệ người đi làm thuê ở nước ngoài; chữa bệnh tật cho người dân; giúp sửa sang nơi ăn chốn ở cho nhiều triệu người; chăm sóc vệ sinh răng miệng cho 90% người dân (80 triệu người); và chăm sóc người già, người tật và những người còn mang di hại của chiến tranh.

Dĩ nhiên ta cần sản suất điện, nhưng tôi hi vọng Quốc Hội hãy bàn là tại sao ta xuất khẩu than qua Trung Quốc? Tại sao ta nói đến bể than sông Hồng? Tại sao ta không tìm nguồn khí đốt tích cực hơn? Tại sao ta chưa sửa sang lại mạng lưới truyền điện chằng chịt ở thành phố mà sự mất điện vì hiệu ứng Ohm đáng giá vài tỉ USD? Tại sao ta không xem bao nhiêu văn phòng dùng máy làm lạnh không khí nhưng có rất nhiều lỗ hở và cửa kính thì quá mỏng? Tại sao ta không bắt chước Úc dùng bóng đèn fluorescent thay vì bóng đèn hiện tại tốn điện gấp ba bốn lần?

Đáp giải được những câu hỏi này và nhiều câu hỏi khác sẽ đưa đến kết luận là ta chưa làm hết những việc dễ mà đã muốn nhảy vào làm việc khó hơn

Với kinh nghiệm tạo lập các dự án lớn ở nước ta, các nhà máy ĐHN có thể sẽ nằm chết nhiều tháng, nhiều năm, hoặc vì thiếu thiết bị, hoặc vì sự cố. Bởi kinh tế của ta không tăng trưởng 15%/năm như điện lực muốn phát triển, người dân với thu nhập khoảng 40,000 VND/ngày liệu có thể trả tiền điện giá 4000 VND/kWh để nấu một nồi cơm?

Và chính phủ tương lai có thể rơi vào tình trạng tài chính mà người ta gọi là "default - cháy túi không trả nợ được,"giống như nhiều nhà máy điện ở Mỹ đã gặp phải khi các nhà máy xây vào những năm 1960-1980 bị kéo dài và giá đầu tư tăng lên gấp 2, 3 có khi 5 lần giá dự toán [5].

Hơn nữa, sau khi nhà máy xây xong, chúng cứ trục trặc hoài không sản xuất nhiều điện như thiết kế vì người điều hành chưa có văn hóa ĐHN, thành ra tiền thu vào không đủ sức trả vốn và lời cho tiền đầu tư. Đấy là Mỹ có kỷ luật lao động rất cao và không bị tàn phá bởi chiến tranh như Việt Nam.

Quốc Hội là đại diện cho người dân làm chủ đất nước. Quốc Hội cần thảo luận thật kỹ về viễn kiến cho dân tộc trước khi quyết định về nhà máy ĐHN.

Giá điện hạt nhân trong tương quan với các ngành khác

Giá điện nhà máy đốt than rẻ hơn vì giá đầu tư thấp hơn

Giá đầu tư của nhà máy than kể cả các phụ kiện lọc chất SOx ra khỏi khói thì rẻ hơn nhà máy ĐHN tới 35%. Nhưng giá nhiên liệu đắt hơn nhiều, vì mỗi năm một nhà máy than 1000 MW sẽ phải đốt khoảng 4 triệu tấn than giá khoảng 52 USD/tấn hay 0.026 USD/kWh năm 2009; và với I = 5%/năm thì giá 94 USD/ tấn hay 0.047 USD/kWh vào năm 2022. Than của ta chắc phải rẻ hơn như vậy.

Nếu nhà máy than phải thu khí carbonic đem đi chôn (carbon sequestration) như các nước tân tiên đang muốn làm để giảm thiểu hiện tượng hâm nóng khí quyển, thì giá nhiên liệu than sẽ tăng lên thành 0.084 USD/kWh năm 2022, tương dương với 169 USD/tấn (năm 2022).

Hiện nay, Mỹ và Trung Quốc mỗi nước đốt hơn 1 tỉ tấn than mỗi năm, và cùng với dầu khí, hai nước này thải ra 45 - 50% khí carbonic của toàn thế giới. Việt Nam thải ra khí quyển không bằng vài phần nghìn Mỹ và Trung Quốc, vì thế ta không nên "mê" ĐHN mà lấy lý do là giúp nhân loại "tránh hiện tượng hâm nóng khí quyển."

Vấn đề dân sinh của ta quan trọng hơn, và dân sinh chỉ tốt nếu ta không mắc nợ đầm đìa và có thể tự lập mà không phải đi xin viện trợ. Nhà máy điện dùng than ở Việt Nam, nếu điều hành tốt như ta tự tin "thừa sức điều hành nhà máy ĐHN", thì sẽ đem lại điện rẻ hơn điện của nhà máy ĐHN ít nhất 25%.

Giá thủy điện rẻ nhất

Đập nước nếu xây thật tốt thì có giá đầu tư khá cao. Nhiên liệu là nước, không mất tiền nhưng tùy mùa và không phải lúc nào cũng có (ví dụ hạn hán). Phí tổn điều hành một đập thủy điện cũng rất thấp. Giá điện ở những nơi có nhiều đập nước chỉ khoảng 0.03-0.04 USD/KWh vào năm 2009 - như ở Tây Bắc nước Mỹ và Canada, Newfoundland ở miền Đông Canada, Vân Nam và Tam Điệp ở Tây Nam Trung Quốc.

Giá điện từ các đập nước tại Việt Nam cũng vậy. Nhiều người bắt chước các nước văn minh muốn hạn chế việc ta dùng thủy điện với lý do "bảo vệ môi trường". Theo tôi, đó là ý kiến "không Việt Nam," bởi vì ta có nhiều rừng núi mà ta lại nghèo, nên ta cần tận dụng nguồn điện này, lớn như Hòa Bình, Sơn La, nhỏ như một dòng sông, miễn là ta triệt để học hỏi các kiến thức đã có sẵn về cách bảo vệ sinh vật, thực vật, lịch sử, nhân văn và kinh tế và dùng phương pháp chống lũ lụt hữu hiệu để làm đời sống của người dân trong vùng đỡ lam lũ hơn.

Việc học hỏi này cũng dễ thực hiện nếu ta quyết tâm. Vào những năm 1980s tôi có giúp chương trình xây đập Hòa Bình bằng những văn kiện chống lũ lụt và giúp người dân sinh sống tốt đẹp hơn của chương trình Tennessee Valley Authority từ1930 cho tới 1980. Những kiến thức này cần một tinh thần tự lập, cầu tiến, minh bạch, và liêm khiết cao mà văn hóa "chờ lệnh ở trên" không huy động được. Các sự cố rất xấu đều có thể xảy ra nếu ta không vun trồng những đức tính đó.

Các kinh nghiệm ở Quảng Nam và Tuy Hòa trong cơn bão số 9 và số 11 năm 2009 chứng tỏ người có trách nhiệm điều khiển đập tại địa phương chưa thực sự có trách nhiệm chuyên nghiệp và tinh thần gắn bó với nghề nghiệp của mình. Sự chuyên nghiệp và gắn bó tại nhà máy ĐHN thì còn khó hơn nhiều, giống như phi công phải chuyên nghiệp và gắn bó với máy bay đắt tiền (trên 100 triệu USD) và sinh mạng của 200 hành khách.

Giá điện từ nhà máy khí đốt rẻ nhưng còn tùy thuộc ở nguồn khí

Nhà máy đốt khí từ các mỏ dầu có giá đầu tư rất thấp (chỉ khoảng 25% ĐHN) mà lại có sức sản xuất điện rất cao - cao hơn 20% ĐHN và nhà máy đốt than. Chi tiết kỹ thuật này tiếng Mỹ gọi là "heat rate" -số calori nhiên liệu phải dùng để tạo một kWh.

Từ trước đến nay, giá hơi khí rất cao vì khí đốt tốt hơn dầu và than nhiều. Nhưng vì khó lưu trữ và khó chuyên chở, giá hơi khí thấp hơn dầu thô, khoảng 7 USD/mmBtu vào những năm qua, tương đương với giá 40 USD/thùng dầu thô. (Hiện nay giá dầu thô là 70-75 USD/thùng). Nhưng bây giờ giá xuống tới 5 USD/mmBtu, tương đương với 30 USD/thùng dầu thô.

Sở dĩ hơi khí xuống giá như vậy vì người ta dùng kỹ thuật mới tìm ra là dưới đất có rất nhiều hơi khí. Kỹ thuật mới này là phương pháp khoan ngang (khoan một giếng thẳng tới sâu nhiều trăm mét, rồi khoan nhiều đường ngang trổ ra bốn phương ở nhiều độ thấp khác nhau). Nhờ đó mà trong vài năm qua Mỹ đã có nhiều hơi khí đến nỗi đang thúc đẩy một chương trình dùng hơi khí tạo điện, chạy xe hơi, sưởi ấm 50 triệu căn nhà trong nhiều chục năm tới.

Việt Nam cũng có hơi khí dùng làm điện và có thể có hơi khí khắp nơi. Tôi hi vọng ta sẽ tìm đủ mọi cách khám phá thêm trữ lượng khí đốt ở mọi nơi - bằng phương pháp khoan ngang, như khoan ở "bể than sông Hồng," vịnh Bắc Bộ, bờ biển đồng bằng sông Cửu Long, và trên Tây Nguyên.

----

Ghi chú

[1] Ông Phùng Liên Đoàn, 70 tuổi, là Tổng Giám Đốc công ty tư vấn Professional Analysis, Inc. (PAI) tại Mỹ, chuyên môn về các dịch vụ nguyên tử và môi trường. Ông Đoàn đã từng là cố vấn cho Bộ Năng Lượng (Department of Energy-DOE) và Cơ Quan Giám Định Luật Lệ Hạt Nhân (Nuclear Regulatory Commission- NRC) của Mỹ. Ông đã tham gia thiết kế 4 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) và viết hơn 100 khảo cứu và phúc trình về sự an toàn và giá thành của ĐHN so với các nguồn tạo điện khác. Ông cũng đã tham gia tẩy uế phóng xạ tại 10 trung tâm nguyên tử khắp nước Mỹ, cùng là khảo cứu hiện tượng hâm nóng khí quyển do việc sử dụng năng lượng toàn cầu. Ông là đồng tác giả tài liệu WASH-1400 về sự an toàn của 100 nhà máy ĐHN của Mỹ mà cả thế giới đã noi gương; và sách The Second Nuclear Era: A New Start for Nuclear Power, Praeger Publishers, New York, tiên đoán sẽ có sự phục sinh của ĐHN. Ông Đoàn tốt nghiệp cử nhân toán và vật lý tại đại học Florida State University, thạc sĩ vật lý và nguyên tử tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) và tiến sĩ nguyên tử tại MIT. Ông Đoàn đã từng làm việc tại Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt, 1964-1967. Ông Đoàn và gia đình đã bỏ hầu hết tiền để dành và tiền hưu để làm việc từ thiện ở Việt Nam.

[2] U.S. Nuclear Regulatory Commission. 1975. WASH-1400 (NUREG-75/014): Reactor Safety Study: An Assessment of Accident Risk in U.S. Commercial Nuclear Power Plants. Washington D.C. (ông Đoàn là đồng tác giả)

[3] Doan L. Phung. 1985. "Light Water Reactor Safety Before and After the Three Mile Island Accident," Nuclear Science and Engineering, Volume 90, No.4, American Nuclear Society.

[4] Weinberg, Spiewak, Barkenbus, Livingston and Phung, 1985. The Second Nuclear Era: A New Start for Nuclear Power. Praeger Publishers.

[5] Doan L. Phung. 1983. ORAU/IEA-83-1 (M). "Economics of Nuclear Power: Past Record, Present Trends, and Future Prospects." Institute for Energy Analysis, Oak Ridge Associated Universities, Oak Ridge, Tennessee, USA.

[6] John Deutch et al., MIT Energy Initiative, 2009. Update of the MIT 2003 Report "Future of Nuclear Power", http://web.mit.edu/nuclear power/ Ông Đoàn quen với các tác giả. Ba trong 6 vị là bạn học của ông Đoàn. Hai trong 6 vị đã từng làm bộ trưởng DOE của Mỹ.

Một giám đốc treo cổ tại văn phòng

Sáng 12/11, nhân viên một công ty thương mại xây dựng trên phố Trần Nguyên Hãn (Hải Phòng) hoảng hốt khi phát hiện vị giám đốc đã chết trong tư thế treo cổ.

Theo công an quận Lê Chân (Hải Phòng), thi thể ông Nguyễn Huy Đức, 56 tuổi, giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Hải Phòng được phát hiện lúc 9h20 sáng.

Tại hiện trường là dây vải dùng thắt cổ, trên bàn làm việc có mảnh giấy ghi dòng chữ "Tôi chết do công ty phá sản".

Cơ quan điều tra nhận định, đây là vụ tự tử do doanh nghiệp của ông Đức đang nợ nần các đối tác và không có khả năng thanh toán.

Nguyên nhân vụ việc đang được tiếp tục điều tra.

Xuân Hoa

Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi giấu vàng lậu

Cập nhật lúc 17:43, Thứ Năm, 12/11/2009 (GMT+7)

 - Nhà chức trách Hàn Quốc vừa tạm giữ 3 tiếp viên của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) do bị phát hiện đã giấu một lượng lớn kim loại quý nghi là lậu định mang về nước.

Mô tả ảnh.
Tiếp viên Vietnam Airlines trên một chuyến bay. (Ảnh minh họa: Phạm Hải)

Ba tiếp viên trên bị giữ lại sân bay khi chuẩn bị lên chuyến VN937, khởi hành từ rạng sáng 12/11 từ Seoul về Hà Nội.

Khi tiến hành kiểm tra an ninh, Hải quan sân bay Incheon - Seoul đã phát hiện có khoảng 20 lượng kim loại quý, được cho là vàng, để trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên này.

Nếu tính theo giá hiện tại ở Việt Nam, số lượng vàng trên trị giá khoảng trên 500 triệu đồng.

Các nhà chức trách phía Hàn Quốc đã giữ lại 3 tiếp viên cùng với số hàng trên để tiếp tục điều tra làm rõ nguồn gốc và áp dụng các mức phạt theo quy định của Hàn Quốc.

Một cán bộ Vietnam Airlines cho biết, chuyến bay VN937 vẫn cất cánh về Nội Bài theo đúng giờ đã định. Hãng xác nhận có chuyện trên, đồng thời tuyên bố không dung túng, bao che bất kể hành vi sai phạm nào của nhân viên.

Tuy nhiên, việc xử lý 3 tiếp viên trên như thế nào còn phải chờ kết luận từ phía nhà chức trách Hàn Quốc.

  • Ngọc Hà

,

Tuổi Trẻ Việt Nam Từ Nơi Không Có Cộng Sản

Đại tá Lương Xuân Việt:

 Đại Úy Phi Công Elizabeth Phạm- Phần 1

 Đại Úy Phi Công Elizabeth Phạm- Phần2



Đại Úy Phi Công Elizabeth Phạm- Phần3



Võ Sĩ Lê Cung

 

Wednesday, November 11, 2009

9 cái chết - 1 đám tang

(Dân trí) - Chiều 9/11, chúng tôi về thôn Minh Lâm, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, nơi có 9 người tử nạn trong vụ sạt lở núi ở khu vực sông Nước Vin (huyện Bắc Trà Mi, Quảng Nam), thấy vùng quê nghèo trắng màu khăn tang, thấm đẫm nước mắt.

Những đứa trẻ chưa cảm nhận hết nỗi mất mát lớn trong cuộc đời.
 
Thôn Minh Lâm chiều 9/11, đâu đâu cũng nghi ngút khói hương, tiếng gào thét, tiếng khóc, tiếng nức nở, những khuôn mặt đờ đẫn, những ánh mắt vô hồn... Cả vùng quê nghèo như vỡ òa với 9 đám tang cho 9 người tử nạn trong vụ tai nạn sạt lở núi ngày 5/11.

 

Đã mấy ngày nay thôn Minh Lâm dường như không ngủ, ngóng đợi tin người thân. Cứ mỗi khi có chuyến xe chở xác người xấu số về, cả thôn lại như bị bóp nghẹt.
 

 

Ngay sau khi các nạn nhân được đưa về quê, UBND huyện Tĩnh Gia và chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ mỗi gia đình 4 triệu đồng để mai táng và ổn định cuộc sống. Một đám tang chung sẽ được tổ chức cho 9 nạn nhân xấu số.

Trong số 9 nạn nhân của thôn Minh Lâm, có 3 người là anh chị em trong một gia đình. Sau 4 ngày ngóng đợi, bà Vũ Thị Điểm như điên loạn khi chiếc xe chở xác những đứa con của bà về làng. Từ ngày chồng mất, một mình bà vất vả nuôi 6 con khôn lớn. Nhà nghèo không có tiền đi học, những đứa con bà lớn lên chỉ biết đi làm thuê kiếm tiền. Nghe người ta rủ vào Nam đi đào vàng, 3 người con bà là Đỗ Thị Lới (29 tuổi), Đỗ Thế Tuyền (27 tuổi) và Đỗ Thế Hậu (23 tuổi) rủ nhau đi. Để rồi hôm nay bà cạn nước mắt đón 3 con lạnh ngắt trở về. Đau đớn hơn khi chị Lới ra đi bỏ lại 2 đứa con nhỏ, đứa lớn 6 tuổi, đứa nhỏ 5 tuổi.

 

Em Đỗ Thế Tú (17 tuổi) và em Đỗ Thế Hòa (16 tuổi) đang học dở lớp 9 thì theo mọi người vào Nam đào vàng. Ngày ra đi, 2 em hy vọng kiếm ít tiền về cho mẹ trả nợ và sửa lại mái nhà dột nát. Ước mơ chưa thành thì 2 em đã ra đi mãi mãi.

 

Em Nguyễn Hữu Hai ngơ ngác không tin nổi 2 người anh trai của mình là anh Nguyễn Hữu Hợp và Nguyễn Hữu Toán đã không còn nữa. Hai nghẹn ngào nói: "Bố mất sớm, hai anh Hợp và Toàn vì muốn kiếm tiền trả nợ cho em trai nên đã rủ nhau đi đào vàng, giờ thì nợ chưa trả được nhưng hai anh đã chết rồi", nói đoạn Hai nấc lên từng tiếng.
 
Một đám tang chung cho 9 nạn nhân xấu số.

 

Cả 9 nạn nhân nằm xuống hôm nay đều có chung hoàn cảnh rất đáng thương, hầu hết đều sớm mồ côi cha, vất vả kiếm sống từ nhỏ, ra đi với biết bao kỳ vọng và trở về khi mơ ước chưa kịp thành hình.

 

Duy Tuyên

Hoa`nh tra'ng UBND xã 5 năm không có nhà vệ sinh !!!!!

Quảng Nam:
(Dân trí) - Trụ sở UBND xã Sông Kôn (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) được xây và đưa vào sử dụng đã 5 năm nay nhưng vẫn chưa có… nhà vệ sinh.

Trụ sở UBND xã Sông Kôn nhìn ở ngoài khá hoành tráng nhưng lại không có nhà vệ sinh.
 
Một cán bộ của UBND xã Sông Kôn ngán ngẩm cho biết: Năm 2004, từ nguồn ngân sách của huyện, cơ quan làm việc mới của UBND xã được xây dựng với tổng kinh phí đến hàng trăm triệu đồng. Nhưng không hiểu sao công trình này lại không có nhà vệ sinh. UBND xã đã nhiều lần viết đơn kiến nghị lên huyện xin được cấp vốn xây nốt công trình phụ nhưng chưa được.

 

Ngoài những cán bộ làm trong UBND xã, hằng ngày còn có hàng trăm lượt người đến làm việc tại đây. Tất cả những người này khi có nhu cầu đi vệ sinh đành… nhịn hoặc chạy đi nhờ nơi khác. Nhiều cán bộ nói đùa, ngày nào trước khi đi làm cũng phải "giải quyết" hết rồi mới dám đến cơ quan; đang làm nửa chừng mà có nhu cầu thì lại chạy về nhà.

 

Một cán bộ đưa chúng tôi đi "mục sở thị" khu nhà vệ sinh trước đây được chương trình dự án REDU bỏ dở. Từ đây mùi xú uế bốc lên đến ngạt thở. Vậy mà nhiều cán bộ xã lúc bí quá cũng phải vào đây "liều mình".

 

Thiết nghĩ để xây dựng một nhà vệ sinh không phải là chuyện nằm ngoài khả năng về tài chính của huyện Đông Giang, không hiểu sao vẫn bị lãng quên.

 

Alăng Ngước

Tuesday, November 10, 2009

Dân biểu Joseph Cao: Người làm rung chuyển Hạ Viện Hoa Kỳ

Dân biểu Joseph Cao: Người làm rung chuyển Hạ Viện Hoa Kỳ
Monday, November 09, 2009 Bookmark and Share
medium_cao.jpg

Dân biểu Ánh "Joseph" Cao. (Hình: AP)




WASHINGTON (TIME) - Mỗi năm, Dân Biểu Ánh “Joseph” Cao lại làm chính trường ở Washington phải rung chuyển một lần.

Vào Tháng Mười Hai năm 2008, nhân vật tranh đấu trong cộng đồng người Việt nhưng không được biết đến nhiều trên nước Mỹ dành được ghế dân biểu cho đảng Cộng Hòa trong khu vực đông đảo người da đen sinh sống ở New Orleans, ngay lập tức trở thành một nhân vật tiếng tăm, dù chỉ một thời gian ngắn ngủi, trong đảng Cộng Hòa.

Vào đêm ngày Thứ Bảy tuần qua, ông cho phía đảng Dân Chủ lá phiếu Cộng Hòa duy nhất trong cuộc bỏ phiếu dự luật cải tổ y tế, vốn hứa hẹn sẽ cho thêm hàng chục triệu người dân Mỹ và hàng ngàn cử tri trong khu vực ông Cao đại diện được bảo hiểm sức khỏe. Nay ông trở thành một người hùng của phía tả - một hình ảnh của sự can đảm - và các đài truyền hình hôm Chủ Nhật hối hả tìm kiếm số điện thoại của những người phụ tá ông hầu có thể dàn xếp phỏng vấn.

Những người ở cả hai phía Cộng Hòa và Dân Chủ từng làm việc sát với ông Cao ở Louisiana và Washington cho hay họ không ngạc nhiên chút nào - dù rằng cả thế giới chính trị giật nẩy mình - khi ông Cao bận đèn xanh trong cuộc bỏ phiếu ở Hạ Viện.

“Tôi nghĩ rằng ông ta làm việc rất chăm chỉ. Tôi nghĩ ông ta nghiên cứu kỹ lưỡng mọi vấn đề, và tôi nghĩ ông muốn làm điều phải,” theo lời một viên chức chính phủ Obama từng làm việc với ông Cao.

Ông Cao và chính phủ Obama có một mối quan tâm chung trong việc tái thiết khu vực New Orleans, và điều này khiến ông thường xuyên phải liên lạc với các Bộ Gia Cư và Phát Triển Ðô Thị, Bộ Nội An và Bộ Giáo Dục.

Về vấn đề y tế, ông Cao gặp nhân vật tiền phương của Tòa Bạch Ốc là Nancy-Ann DeParle ở tại văn phòng của ông và nói chuyện nhiều lần bằng điện thoại với bà ta trong vài tháng qua, theo lời một phụ tá. Tổng Thống Barack Obama gọi cho ông hôm Thứ Bảy, cho ông Cao cơ hội để yêu cầu tổng thống giúp việc xây dựng bệnh viện và miễn trả nợ tái thiết sau thiên tai ở New Orleans.

Theo lời nữ phát ngôn viên Princella Smith, ông Cao luôn kiếm lý do chính đáng để có thể ủng hộ đạo luật y tế. Nhưng có một trở ngại có vẻ như không thể nào vượt qua là vị cựu chủng sinh Dòng Tên này nhất định bỏ phiếu chống nếu dự luật này cho phép dùng tiền chính phủ để hỗ trợ phá thai.

Ông gặp các thành viên Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ (U.S. Conference of Catholic Bishops) và kêu gọi phía Dân Chủ hãy bỏ phiếu thông qua đạo luật Stupak-Pitts theo đó ngăn chặn tối đa việc sử dụng tiền chính phủ để hỗ trợ phá thai, theo lời bà Smith.

“Khi tu chính Stupak được thông qua, đó là lúc ông có quyết định sẽ bỏ phiếu thuận,” bà Smith cho hay.

Ðến đêm Thứ Bảy, ông Cao, vì muốn giữ thể diện cho phía đảng Cộng Hòa, đợi cho đến lúc phía Dân Chủ có đủ 218 phiếu thuận cần thiết để thông qua mới bỏ phiếu thuận của mình.

Cũng có người cho rằng vì là một người trong đảng Cộng Hòa, không nhiều tiền, với khu vực cử tri đa số toàn người da đen có truyền thống ủng hộ đảng Dân Chủ, ông Cao thấy không có gì mất mát để làm theo ý muốn của mình.

Paul Rainwater, giám đốc Sở Phục Hồi Louisiana của Thống Ðốc Bobby Jindal, người thuộc đảng Cộng Hòa, nói rằng “ông ta sẽ nói với bạn rằng, 'tôi không biết tôi sẽ còn ở chức vụ này trong hai năm tới hay không, nên tôi sẽ làm tất cả những gì làm được cho địa hạt của tôi,' và đó là điều tôi đã thấy ông làm từ khi đắc cử đến nay.”

Trả lời cuộc phỏng vấn của đài CNN hôm Chủ Nhật, ông Cao nói, “Tôi luôn chú tâm vào việc có quyết định đúng cho người dân trong địa hạt của tôi, dù rằng điều đó có ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tôi hay không.” (V.Giang)

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty