TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 22, 2009

Chủ tịch nước: 'Thủ tục hành chính - Tôi cũng bị hành'

Cập nhật lúc 14:22, Thứ Sáu, 23/11/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng tổ đại biểu Quốc hội đã tiếp xúc với cử tri quận 1, quận 2 TP.HCM, vào sáng 23/11.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (trái) gặp gỡ cử tri quận 1. (ảnh: PC)

Một số cử tri thẳng thắn phản ánh tình trạng những quy định rườm rà, cách xử lý máy móc hành dân, như: xây nhà phải có ý kiến đồng ý của hai hộ kề bên; một bà cụ đã 72 tuổi, chồng vừa mất, có giấy báo tử, nhưng khi đi lo thủ tục nhà đất, cán bộ cứ nhất định yêu cầu phải có giấy chứng nhận độc thân.

Chủ tịch nước thừa nhận, các thủ tục trên đều vô lý, và còn nhiều quy định vô lý, máy móc, hành dân vô cớ. "Bản thân tôi cũng bị hành" - Ông nói.

Cử tri quận 1 cũng bức xúc trước tình trạng qui hoạch "treo" dẫn đến "treo" cả cuộc sống người dân. "Khi nào có người yêu thì hãy tính đến chuyện cưới vợ", cử tri ví von như vậy để đề nghị chính quyền khi nào có tiền, khi nào tìm được đối tác xây dựng thì hãy qui hoạch giải tỏa, chứ đừng khoanh vùng để đó rất khó cho dân. "Qui hoạch treo hiện nay giống như bắt người ta nhốt vào thùng phuy, lâu lâu đi ngang gõ mấy cái" - cử tri so sánh.

Các cử tri tỏ ý quan tâm đến tình trạng tham nhũng, xuống cấp về đạo đức, giáo dục truyền thống chưa được coi trọng.

Chủ tịch nước khẳng định: "Đất nước không vượt qua tham nhũng thì không thể phát triển. Phải đẩy mạnh giám sát, kiểm tra ở mọi đơn vị, địa phương, bởi vì tham nhũng, tiêu cực có thể có ở bất kỳ đâu. Ngay mỗi con người cũng cần đấu tranh với chính mình, vì trong mỗi người đều có mặt tốt, mặt xấu, không thể chủ quan".

Chủ tịch nước chia sẻ với cử tri những vấn để nổi cộm trong xã hội hiện nay: lương tăng giá cũng đuổi sát theo; y tế quá tải, giường bệnh thiếu... Ông cho rằng điều cần quan tâm hàng đầu hiện nay là công trình xã hội, phúc lợi xã hội, an ninh xã hội.

Trước những bức xúc của một số cử tri về nhà đất, ông đề nghị đại diện quận 1 đứng lên giải trình, yêu cầu giải quyết đúng pháp luật.

Sẽ đề nghị Thủ tướng lập đoàn thanh tra toàn diện dự án Thủ Thiêm

"Tôi sẽ trực tiếp phản ảnh và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho lập đoàn thanh tra tổng hợp đủ mạnh vào thanh tra toàn diện dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm từ qui hoạch, quản lý, sử dụng đất... đến 160ha đất tái định cư mà cử tri quận 2 đang thắc mắc", Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hứa trong cuộc tiếp xúc với cử tri quận 2.

Trước đó, một lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng cho biết sẽ đề nghị Thủ tướng cho thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận 2, trong đó có dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. "Việc nào đúng cần phải được kết luận, ủng hộ TP tiếp tục làm, chỗ nào sai cũng cần phải khẳng định để chấn chỉnh, khắc phục" - vị lãnh đạo này nói.

Trong lúc chờ sự giải quyết của các cơ quan chức năng, Chủ tịch nước đề nghị người dân bị ảnh hưởng của dự án Thủ Thiêm cần hết sức bình tĩnh. Sự ủng hộ của Chủ tịch nước được cử tri quận 2 nhiệt liệt đồng tình. Tuy nhiên, theo cử tri, đoàn thanh tra nếu vào, cần thiết phải tiếp xúc với người dân để nắm thông tin được đầy đủ hơn. Trước đó, khi nêu ý kiến, cử tri không đồng tình với cách giải thích của UBND TP tại văn bản 7393 ngày 31-10-2007 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo việc thực hiện qui hoạch đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cử tri cho rằng còn nhiều điều khuất tất phía sau dự án này cần phải được làm rõ. Cử tri cũng không bằng lòng với chỉ đạo mới đây của bí thư Thành ủy TP.HCM rằng "khẩn trương chuẩn bị đầy đủ quĩ đất tái định cư trong phạm vi năm phường để xây dựng 12.555 căn hộ chung cư đáp ứng yêu cầu tái định cư cho người dân trong dự án", vì theo cử tri, không thể dồn quá nhiều người vào chung cư.

  • P.Cường

Công bộc của dân hay cha mẹ dân?

24/05/2008 07:43 (GMT + 7)
Một cụ già từ nông thôn ra Hà Nội bán mấy con gà ở một khu chợ tạm lấy chút tiền tiêu, bị trật tự phường hạch sách, tịch thu cả gà lẫn cân... Một anh thanh niên đến phường làm giấy khai sinh cho con bị cán bộ phường trả lời bằng giọng trịnh thượng, lạnh lùng... Người dân cảm nhận thế nào về những cán bộ cấp xã, phường, đại diện cho cơ quan công quyền gần họ nhất?


>> "Dự Luật Công vụ còn quá nhiều mỹ từ"
>> Chủ tịch nước: "Thủ tục hành chính - tôi cũng bị hành"
>> Bổ nhiệm cán bộ: "Con voi vẫn chui lọt lỗ kim"
>> Đưa một công chức yếu kém khỏi hệ thống không đơn giản
>> Lương tâm công chức bị bỏ quên

Gặp gỡ Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng nhân dịp ông đi tiếp xúc cử tri hai quận Cầu Giấy và Ba Đình cuối năm 2007, ông Trần Trọng Trung, một cử tri cao tuổi phường Liễu Giai kể một chuyện mà ông nói là "đau lòng": Ở khu chợ tạm gần nhà ông, có những cụ già từ nông thôn ra Hà Nội bán hàng, kiếm chút lãi lời để lo cuộc sống. Hàng hóa chỉ là mớ rau, con gà của nhà nuôi, trồng được. Thế nhưng, anh trật tự viên của phường nay hạch sách, mai tịch thu, với lý do những người nông dân chân lấm tay bùn ấy làm mất trật tự, vệ sinh.

"Còn nhiều hành xử của cán bộ cơ sở khiến người dân bất bình". Ảnh minh hoạ


"Anh thanh niên trẻ trịch thượng, bác nông dân nghèo quỵ luỵ van xin: Các anh lấy gà thì lấy, cho tôi xin lại cái cân thôi ", ông Trung kể.

Ông Trung đặt vấn đề: “Thành phố tổng kết, báo cáo giữ vững ổn định an ninh trật tự, nhưng lòng dân như thế nào liệu có tổng kết được không? Nếu đại diện chính quyền đối xử với dân như thế thì khó được lòng dân lắmLòng dân cần được hiểu theo nghĩa sâu của nó”.

"Là Đại biểu Quốc hội mà khi đến phường, quận làm thủ tục hành chính tôi cũng bị hành. Thử hỏi dân thường thì không biết còn bị cư xử thế nào?" - ĐBQH Phạm Thị Loan nói với Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại phiên thảo luận ở tổ về mở rộng Hà Nội ngày 14/5/2008.

Nằm cách không xa hồ Hoàn Kiếm, UBND một phường dường như lúc nào cũng quá tải với số dân lên đến hơn 2 vạn người. Phải chăng vì thế cô cán bộ tư pháp duy nhất của phường thường xuyên bị căng thẳng. Và nạn nhân của sự căng thẳng đó, không ai khác lại chính là những người dân - khách hàng - chẳng may có việc đến "nhờ cậy" cô.

"Tôi có sinh con thứ 3 đâu mà biết viết thế nào! Anh về mà xem pháp lệnh của Nhà nước, tôi không giải thích cho anh được". Tay quẳng hồ sơ, cô trả lời thật cao giọng một ông bố đi làm giấy khai sinh cho thứ 3 khi anh này rụt rè hỏi cô cách viết đơn.

Cho dù sinh con thứ 3 là vi phạm pháp lệnh dân số, nhưng sao cô không bỏ chút thời gian hướng dẫn cho công dân phải viết gì trong đơn?

Cũng tại phường này, ngoài hành lang, hàng chục cụ già chen chúc xếp hàng dưới nắng chờ lấy lương hưu, trong khi phòng hội trường ngay bên cạnh, mát rượi, bỏ trống để chuẩn bị cho một cuộc họp.

Một cụ bảo: "Chúng tôi ngồi đây nhỡ có người ngất ra đấy thì sao? Hơn nữa, cán bộ chỉ vài người, sao không dùng phòng bé để họp?”

Một cụ khác tiếp lời: “Mà cán bộ cũng nên họp ít thôi. Cán bộ để phục vụ dân kia mà".

Hai câu chuyện nhỏ ở ngay thủ đô cho thấy, còn rất nhiều cách hành xử của cán bộ cơ sở khiến người dân bất bình. Ai cũng có thể thuộc lòng câu "Cán bộ là công bộc của dân", nhưng liệu số cán bộ, công chức phường, xã áp dụng nó khi làm việc hàng ngày có chiếm đa số?

Và khi được tuyển vào cơ quan công quyền, họ có được sát hạch qua vòng thi vấn đáp để bộc lộ thái độ ứng xử thích hợp cho công tác chính quyền?

Ngay trong đề án thi tuyển công chức xã, phường, thị trấn mà Hà Nội xây dựng, cũng mới chỉ thấy những môn thi thông thường: chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Hình thức thi cũng hết sức truyền thống là viết trên giấy. Vấn đáp vẫn là chuyện trong tương lai, trong khi thực tế, chỉ cần qua hai, ba câu hỏi - đáp, người ta đã có thể biết ngay đây có phải là một cán bộ tôn trọng dân hay không, có lễ phép, có bình tĩnh, nhã nhặn... Chỉ bằng một tình huống giả định, giám khảo có thể đánh giá gần như lập tức và chính xác thí sinh dự tuyển, liệu đó có phải là một cán bộ tận tụy với dân không.

Trên thực tế, nếu nơi nào được lãnh đạo cấp trên quan tâm, coi trọng công tác cán bộ thì ở nơi ấy, thái độ tiếp dân của cán bộ lập tức được cải thiện rõ rệt và người được hưởng lợi chính là người dân.

"Bộ phận tiếp dân là "xương sống", là bộ mặt của mỗi phường. Chúng tôi lựa chọn kỹ cán bộ tiếp dân, ngoài trình độ chuyên môn, phải là người tận tâm, nhẹ nhàng, nền nã, kiên nhẫn, có năng khiếu giao tiếp. Làm theo đúng quy trình, tôi nghĩ là không khó, nhưng nhiều khi phải linh hoạt", ông Bùi Quang Vinh, Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tiết lộ với một đoàn kiểm tra công vụ của thành phố "bí quyết" khiến cho nhiều người dân đến phường hài lòng.

"Chúng ta nói xây dựng xã hội của dân, do dân và vì dân, nhưng thực tế, cán bộ còn đứng trên dân, tự coi mình là cha mẹ của dân", Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận từng thừa nhận. Có lẽ, trong quá trình tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở, cũng nên loại dần khỏi đội ngũ những vị "cha mẹ dân" ấy.

  • Vân Anh

Giá lúa vẫn thấp dù được ‘can thiệp’

Cấy lúa

Chính phủ muốn nông dân có lời khi trồng lúa nhưng thực tế cuộc sống lại khác.

Việt Nam đang có kế hoạch mua lúa của nông dân với giá tối thiểu, để bảo đảm thu nhập của người trồng lúa.

Chính phủ muốn công ty lương thực tại các tỉnh giữ giá 3.800 đồng một ký lúa để bù đắp chi phí sản xuất cho nông dân.

Đề nghị này nhằm giúp giá lúa không bị suy giảm quá mức trong thời kỳ thu hoạch.

Kế hoạch này dự tính sẽ thực hiện trong tháng Tám, với 21 doanh nghiệp tham gia. Với giá thu mua khoảng 3.800 đồng một cân lúa, Hiệp hội cho rằng nông dân đã có lãi khoảng 30 phần trăm.

Tại tỉnh Sóc Trăng, dù công ty lương thực tỉnh đang lên kế hoạch mua tới 20.000 tấn lúa, giá thóc ở ngoài thị trường chỉ ở mức trung bình.

Tuy không rẻ rúng, nhưng người trồng lúa không lời được bao nhiêu. Nông dân Phùng Văn Châu từ huyện Tịnh Trị, Sóc Trăng, cho rằng đến lúc thu hoạch đại trà có thể giá lúa còn giảm xuống nữa.

Giá lúa năm nay khoảng 2.800 đồng một ký. Như hiện nay cũng có lời, nhưng lời ít lắm

Phùng Văn Châu - Nông dân

“Giá lúa năm nay khoảng 2.800 đồng một ký. Như hiện nay cũng có lời, nhưng lời ít lắm. Một hécta, nếu trúng vụ, thu lời khoảng 2.5 triệu đồng. Nếu mà thu hoạch rộ giá lúa sẽ bị giảm liền. Vô vụ là giá lúa bắt đầu sụt.”

Chưa đạt hiệu ứng

Một nông dân khác cho rằng chương trình can thiệp của chính phủ chỉ mang tính chất bình ổn giá lúa, chứ chưa kích giá lên.

Theo Hiệp hội Lương thực, chính sách mua lúa để bình ổn giá sẽ được thông báo rộng rãi, công khai tại các điểm mua và trên phương tiện truyền thông để các hộ nông dân sản xuất lúa biết, qua đó họ thể kiểm soát lại hoạt động thu mua của doanh nghiệp.

Tuy nhiên báo trong nước tỏ ra hoài nghi về cách thu mua này. Bản tin của đài truyền hình Việt Nam nói đến sự thiệt thòi của nông dân khi bán lúa, với giá thấp hơn nhiều so với cam kết 3.800 đồng một ký lô của chính phủ.

Phần lớn nông dân bán lúa cho thương lái, tin của VTV cho hay. Thương lái bán cho nhà máy xay xát. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo mua nguyên liệu từ các nhà máy này.

Các khâu trung gian này ăn hết lợi nhuận của nguời trồng lúa, và thực tế ít hộ đạt được giá bán như Hiệp hội Lương thực đề nghị.

Thời gian tới, sẽ có thêm thu hoạch vụ hè thu, và nhiều gia đình cần bán lúa. Chuyên gia dự đoán giá lúa sẽ còn giảm. Ứớc mơ đạt được 30 phần trăm lợi nhuận trên mỗi ký lúa của nhà nông rất khó thực hiện.

Xuất khẩu gạo

Giá gạo thế giới giảm, ảnh hưởng đến giá lúa trong nước.

Đã vậy tiền đầu tư cho mỗi ha lúa không hề giảm. Vẫn các chi phí về giống, phân, thuốc, nông dân phải bỏ ra như mọi năm. Nông gia Châu Văn Tuấn muốn thấy nhà nước can thiệp mạnh hơn để đẩy giá lúa lên.

“Sử dụng nông nghiệp năm nay đầu tư vô nặng, phân thuốc lên cao mà cái giá này quá thấp thì nông dân không chắc ổn định cuộc sống. Thấy năm nay yêu cầu nhà nước tạo điều kiện làm sao cho giá lúa nó tăng bổng lên thì nông dân mới phấn khởi được.”

Có thể chính phủ tìm sẽ cách giúp nông dân, nhưng cuối cùng giá lúa của ông Châu Văn Tuấn lại phụ thuộc thị trường xuất khẩu.

Hiện nay giá gạo thế giới đang giảm, lượng gạo tồn kho nhiều, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo kinh doanh chậm lại. Họ chưa hào hứng mua thêm lúa dự trữ. Do vậy giá lúa chỉ ở mức vừa phải, hoặc ‘lời rất ít,’ như một nông dân thừa nhận.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam kêu gọi các công ty xuất khẩu gạo tìm thêm thị trường xuất khẩu, tạo đầu ra cho lúa gạo trong nước. Hiệp hội cũng cảnh báo tình trạng tranh mua, tranh bán làm giảm giá một cách không cần thiết.

Tiếng Hà Nội

Phở Hà Nội

Không dễ tìm trả lời văn hóa Hà Nội là gì

Sự kiện Một ngàn năm Thăng Long – Hà Nội rất xứng đáng được ngân sách nhà nước đầu tư khỏan tiền lớn để có những công trình đánh dấu một mốc son thời gian, một bề dày lịch sử vẻ vang của một Thủ đô văn hiến.

Nhưng đầu tư hàng ngàn tỉ đồng làm những công trình hiện đại, hòanh tráng như đường hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt để rồi chỉ một trận mưa ngay sau ngày khánh thành đã biến hầm giao thông hiện đại tầm cỡ thế giới trở thành bể ngầm chứa nước mưa thì liệu có đáng?

Đầu tư cả trăm tỉ đồng làm bộ phim về những nhân vật, những sự kiện lịch sử của Thăng Long – Hà Nội.

Bộ phim đang được thực hiện ồn ào, ráo riết nhưng liệu có thóat được số phận của những bộ phim “cúng cụ”, bộ phim chỉ như một thứ lễ vật, bình hoa, đĩa trái cây, dâng lên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày tết.

Phim làm xong, sau vài buổi chiếu chiêu đãi cho khách mời trong lễ kỉ niệm rồi lại xếp im lìm mãi mãi trong kho vì phim đưa ra rạp chiếu không có người xem!

Tất cả những bộ phim làm bằng chục tỉ, trăm tỉ từ ngân sách nhà nước để kỉ niệm những ngày lễ lớn từ trước đến nay đều như vậy cả, đều chìm nghỉm, không một tiếng vang, không một dấu ấn! Có chăng chỉ để lại dấu ấn về sự hao hụt đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân!

Trong khi đó, nét hào hoa, thanh lịch của người kinh kì đã bị mai một, vơi cạn hầu như mất sạch, không còn dấu tích.

Con người văn hóa, cốt nền văn hóa của cư dân Thủ đô ngàn tuổi đã xuống cấp tới mức thê thảm thì không được nhìn nhận để đầu tư nâng cấp!

Một trong những nỗi đau lòng, nỗi tủi hổ về sự mất mát vẻ thanh lịch kinh kì, về sự xuống cấp cốt nền văn hóa người Hà Nội là tiếng nói Hà Nội lịch lãm, du dương và là chuẩn mực của tiếng Việt không còn nữa!

Sống ở Hà Nội hôm nay phải nghe quá nhiều tiếng nói thô lỗ, tục tĩu và ngọng nghịu!

'Nối sống trụy nạc'

Khát vọng lớn nhất của kẻ sĩ, những hiền tài đất nước là khát vọng cống hiến, giúp ích cho đời, làm lợi cho dân cho nước.

Người Hà Nội nói ngọng không còn là cá biệt, không chỉ có ở một vài người, không chỉ có ở tầng lớp bình dân.

Nói ngọng đã trở thành ngôn ngữ bình thường, quen tai của Hà Nội rồi! Học sinh, sinh viên nói ngọng!

Quan chức lên truyền hình cũng nói ngọng! Nói ngọng dẫn đến viết ngọng cả trong văn bản chính qui nhà nước.

Nói ngọng lúc đầu chỉ lẻ tẻ, thưa thớt, họa hằn đã được bỏ qua nên đến nay ngọng nghịu đã tràn lan, đã trở thành sự thách thức.

Cách đây hơn hai mươi năm, tôi đến Thư viện Quân đội ở số tám mươi ba phố Lý Nam Đế, Hà Nội dự phiên tòa của tòa án quân sự xét xử một sĩ quan là họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh đã chụp những tấm ảnh phụ nữ khỏa thân.

Mặc dù tôi rất muốn ngồi dự phiên tòa để chia sẻ với người bạn nghệ sĩ của tôi gặp nạn nhưng nghe ông thiếu tá chủ trì phiên tòa nói ngọng ''phải lói rằng chụp ảnh khỏa thân nà nối sống trụy nạc'' chối tai quá, thất vọng quá, mất lòng tin vào người cầm cân công lí quá, tôi phải bỏ về.

Anh bạn tôi, họa sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh, đại úy quân đội chỉ vì chụp ảnh khỏa thân đã bị ông quan tòa nói ngọng tuyên mức án bốn năm tù giam.

Ông thiếu tá nói ngọng cứ tuần tự thăng tiến tới đại tá và ngôn ngữ ngọng nghịu cũng tuần tự phát triển lan rộng như cỏ mùa xuân!

Ngôn ngữ ngọng nghịu lan nhanh từ người lao động lam lũ mình trần ngòai bến cảng đến công chức áo sơ mi trắng, giày da trong phòng máy lạnh, lan từ chợ búa, hè phố đến giảng trường, công sở!

Ngôn ngữ hình thành không phải chỉ ở cơ cấu vật chất của cuống họng, không phải chỉ ở cơ chế vận động của cái lưỡi, của răng, môi.

Ngôn ngữ còn do nền tảng văn hóa, do con người văn hóa, do cấp độ lịch lãm, tinh tế của tâm hồn, do truyền thống thanh lịch của vùng đất tạo thành.

Người dân đất kinh kì Tràng An, từ xa xưa vẫn có tiếng thanh lịch: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An, ca dao.

Có một thời, dân gian vẫn gọi đất kinh kì Thăng Long, Đông Đô là Tràng An. Người Tràng An thanh lịch từ lời ăn tiếng nói đến cung cách quan hệ, giao tiếp, ứng xử xã hội.

Thanh lịch từ việc làm ra những sản phẩm tinh xảo, sang trọng, có độ tin cậy cao đến sự tinh tế trong thưởng lãm nghệ thuật, thưởng lãm ẩm thực.

Kinh kì là nơi hội tụ tinh hoa cả nước, nơi những hiền tài, những nguyên khí quốc gia được phát hiện từ mọi miền đất nước đưa về kinh kì làm việc trong bộ máy nhà nước, lo cho dân cho nước, làm rạng rỡ nòi giống Việt Nam.

Quan chức nhà nước, những người cai trị đất nước bao giờ cũng là hình mẫu của xã hội. Quan chức lịch lãm thì xã hội lịch lãm.

Quan chức thô lỗ, dung tục thì xã hội thô lỗ, dung tục. Tinh hoa của đất nước dồn tụ về kinh đô tạo nên thanh lịch kinh kì. Vì thế thanh lịch là phẩm chất không thể thiếu của người kinh kì ngàn năm văn hiến.

'Chuẩn nghèo văn hóa'

Xe đạp ở Hà Nội

Ông Phạm Đình Trọng nói Hà Nội nay đổi khác nhiều so với trước

Người Hà Nội nói ngọng tràn lan là một sự thông báo về cốt nền văn hóa, con người văn hóa, về cấp độ lịch lãm, tinh tế của người Hà Nội hôm nay.

Đó còn là biểu hiện mức độ hội tụ hiền tài đất nước. Bộ máy nhà nước lành mạnh phải là nơi thu hút, hội tụ hiền tài đất nước và bộ máy nhà nước trung ương ở thủ đô chính là nơi hội tụ hiền tài lớn nhất.

Nhưng một ông thứ trưởng họp báo lớn tiếng xỉ vả trí thức đã dám lên tiếng phản biện về dự án bô xít thì ông thứ trưởng đó dứt khóat không phải là hiền tài đất nước.

Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nhà nước đã định ra một chuẩn nghèo làm căn cứ bình xét người thuộc diện nghèo để được hưởng trợ cấp xóa nghèo.

Trí thức là thành phần ưu tú của nhân dân, những người có tầm trí tuệ cao và nhân cách văn hóa lớn. Họ chỉ nói theo mệnh lệnh của lẽ phải, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Họ không thể nói những điều ngược với lợi ích nhân dân dù đó là mệnh lệnh của quyền lực. Xỉ vả trí thức, ông thứ trưởng ấy hòan tòan đủ Chuẩn nghèo văn hóa!

Khát vọng lớn nhất của kẻ sĩ, những hiền tài đất nước là khát vọng cống hiến, giúp ích cho đời, làm lợi cho dân cho nước, khát vọng cho chứ không phải khát vọng bổng lộc, hưởng thụ, khát vọng nhận.

Sự tham nhũng, vơ vét lộng hành, trắng trợn trong đội ngũ quan chức ở mọi cấp, mọi nơi thì đội ngũ quan chức ấy dứt khóat không phải là hiền tài đất nước!

Một chế độ bầu cử dân chủ hình thức, người dân chỉ là chiếc máy bỏ phiếu dưới sự bấm nút và đôn đốc giám sát của cơ quan quyền lực, người dân hòan tòan bị gạt ra rìa trong việc đề cử, bầu chọn người tài.

Một cơ chế đề bạt, cất nhắc quan chức hòan tòan khép kín, trong tổ chức, theo ý muốn người có quyền dẫn đến việc chạy chức chạy quyền diễn ra như ngang nhiên ở khắp nơi thì bộ máy nhà nước ấy dứt khóat không thể thu hút được hiền tài thực sự.

Đó là nguyên cớ sâu xa dẫn đến sự dung tục, xuống cấp của con người công chức nhà nước và dẫn đến sự thảm hại của con người văn hóa Hà Nội hôm nay.

Đó là mảnh đất màu mỡ của cánh rừng ngôn ngữ Hà Nội dung tục và ngọng nghịu hôm nay.

'Lâu đài trên cát'

Chỉ quan tâm xây dựng văn hóa vật chất mà không chăm lo bồi đắp giá trị văn hóa phi vật chất là chúng ta đang xây dựng những lâu đài trên cát.

Các nhà khoa học từ nhiều nơi đến Hà Nội dự hội thảo khoa học vừa đến sân bay Nội Bài đã phải nghe một nhân viên sân bay xẵng giọng: Tôi không hỏi, ông đừng có lói, cứ theo tờ khai mà nàm!

Điều đó không còn là chuyện nhỏ nữa! Nói ngọng đã trở thành đặc trưng ngôn ngữ người dân sống trên mảnh đất kinh kì ngàn năm văn hiến!

Điều đó không còn là chuyện nhỏ nữa!

Cũng đừng nghĩ rằng giữa đường ngầm giao thông hiện đại trở thành bể ngầm chứa nước mưa không có sự liên hệ với những người Hà Nội nói ngọng.

Mối liên hệ ở đây là cốt nền văn hóa, là con người văn hóa. Những người dân bình thường có cốt nền văn hóa kinh kì, có sự tinh tế lịch lãm kinh kì thì không thể nói ngọng.

Những trí thức thiết kế, thi công, chỉ huy thực hiện công trình đường hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt có nhân cách văn hóa, có khát vọng cống hiến, khát vọng cho thì không thể làm ăn giả dối, tắc trách, rút ruột công trình, chỉ cốt sao kiếm lợi cho cá nhân, bỏ mặc chất lượng công trình!

Giữa những công trình hiện đại hòanh tráng và những con người thiếu hụt giá trị văn hóa nhân văn đã hiển hiện rất rõ thảm cảnh: Sự chênh lệch, khập khiễng quá lớn giữa giá trị văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất.

Chỉ quan tâm xây dựng văn hóa vật chất mà không chăm lo bồi đắp giá trị văn hóa phi vật chất là chúng ta đang xây dựng những lâu đài trên cát mà không có cọc móng!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Sài Gòn.

Bấm Bấm vào đây để xem ý kiến độc giả.

Vu. nay` moi' a`

Bàn về phân công quyền lực nhà nước
21/08/2009 06:26 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Quyền lực nhà nước được phân công cho các cơ quan nhà nước nhằm để phòng ngừa sự lạm dụng quyền lực, chuyển từ Vương quốc của một Ông Vua sang Vương quốc của Nhân Dân, từ xã hội Thần Dân sang xã hội Công Dân.


>> Kinh nghiệm Đảng giới thiệu, Quốc hội bầu
>> “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”

Thực hành chức năng theo quy định của pháp luật phải là một nguyên tắc tối thiết trong lãnh đạo và quản lý nhà nước hàng ngày, cũng như trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết tiếp theo của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An về thực hành chức năng theo quy định của pháp luật.

Thần linh pháp quyền

Ảnh: Tuoitre

Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn (sau đây gọi tắt là chức năng) của các cấp, các ngành quản lý nhà nước; quy định chức năng lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chức năng quản lý nhà nước của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, ...

Chỉ khi nào chức năng của từng cơ quan được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh thì hoạt động của hệ thống bộ máy mới có hiệu lực và hiệu quả cao. Hiện nay, trong cuộc sống thường nhật còn diễn ra không ít những sai phạm về chức năng, làm ảnh hưởng không tốt tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là của hệ thống quản lý nhà nước.

Các cơ quan đảng và nhà nước, các đảng viên và công chức nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh chức năng của cơ quan mình và tôn trọng chức năng của các cơ quan khác. Các cơ quan và công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.

Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đòi hỏi mọi người phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, phải thực hành đúng chức năng, mà trước hết là trách nhiệm nêu gương mẫu mực của các cơ quan đảng và nhà nước, các đảng viên và công chức nhà nước.

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Theo Hiến pháp quy định thì Quốc hội được quyền phân công quyền lực nhà nước cho Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao,... và cho chính Quốc hội khi thực hiện chức năng lập hiến. Quốc hội được quyền quyết định nhân sự cấp cao của Nhà nước và giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước... Đó là những quyền cực kỳ quan trọng và cao nhất, Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao không có được các quyền đó.

Tuy vậy, sau khi Hiến pháp đã được ban hành, Quốc hội cũng vẫn phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh chức năng hiến định đã được phân công, không được can thiệp hoặc làm thay chức năng riêng có cao nhất của Chính phủ và của Tòa án nhân dân tối cao.

Tương tự như vậy, Quốc hội và Chính phủ cũng phải tôn trọng chức năng xét xử của Tòa án, tôn trọng phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; Quốc hội và Tòa án cũng phải tôn trọng chức năng quản lý hành chính nhà nước cao nhất của Chính phủ, mọi người tham gia giao thông cũng phải tuân theo cái gậy chỉ đường của chiến sĩ cảnh sát giao thông.

Tóm lại, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất cũng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh chức năng đã được phân công, tôn trọng chức năng của các cơ quan khác, không can thiệp hoặc làm thay chức năng của các cơ quan khác.

Đảng làm thay hậu quả sẽ khôn lường

Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội, song Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước. Đảng không đứng trên cùng một mặt bằng quyền lực nhà nước với các cơ quan nhà nước, mà đứng ở tầm cao của Đảng lãnh đạo, và lãnh đạo cả Nhà nước và xã hội.

Đảng lãnh đạo chứ không chỉ đạo trực tiếp làm thay chức năng quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng phải được luật hoá, thể hiện ở trong hệ thống pháp luật, thông qua đội ngũ cán bộ đảng viên và thiết chế bộ máy của hệ thống chính trị.

Đảng đề xuất về đường lối, tiến cử về cán bộ, cả đảng viên và không đảng viên, nhân dân và các cơ quan nhà nước lựa chọn và quyết định theo quy định của pháp luật. Trí tuệ lãnh đạo, soi đường chỉ lối của Đảng cùng với trí tuệ lựa chọn quyết định trực tiếp của nhân dân và các cơ quan nhà nước là một cơ chế cần thiết và tối ưu trong điều kiện một đảng duy nhất lãnh đạo để bảo đảm lòng Dân ý Đảng là một, trong đó lòng Dân là gốc.

Nếu cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ đạo trực tiếp làm thay các cơ quan nhà nước thì điều gì sẽ xẩy ra? Đây là một câu hỏi mang tính chất của một giả thiết, để thử phân tích hậu quả khi chức năng quản lý nhà nước bị vi phạm.

Trong trường hợp chủ trương lãnh đạo của Đảng chưa được luật hóa, và Đảng trực tiếp chỉ đạo làm thay các cơ quan nhà nước, thì Đảng đã tự cho mình trở thành cơ quan quyền lực nhà nước song song và đứng trên cơ quan quyền lực nhà nước.

Trước tiên, việc làm như giả thiết nêu trên là trái với Hiến pháp, vì tại Điều 4 Hiến pháp đã ghi rằng ... Đảng ...là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, chứ không ghi Đảng chỉ đạo trực tiếp làm thay các cơ quan nhà nước. Chúng ta đều biết rằng, lãnh đạo là chức năng của Đảng, còn chỉ đạo và quản lý là chức năng của nhà nước, cho nên không thể lẫn lộn hai chức năng đó được.

Thứ nữa, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước lúc đó sẽ không còn tương thích: Đảng là người có quyền quyết định song lại không chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn người đứng đầu cơ quan nhà nước không có quyền quyết định lại phải chịu trách nhiệm trước nhân dân theo pháp luật. Quyền hạn và trách nhiệm tách rời nhau là điều không thể chấp nhận trong thiết chế tổ chức và nhân sự, trong lãnh đạo và quản lý nhà nước.

Ảnh: ttxvn

Cuối cùng, cơ quan nhà nước lúc đó sẽ trở thành hình thức, trách nhiệm cá nhân sẽ không được đề cao, hiệu lực và hiệu quả hoạt động sẽ giảm sút, và toàn bộ thiết chế bộ máy nhà nước sẽ rối loạn ở mức độ tương ứng với mức độ chỉ đạo trực tiếp làm thay của các cơ quan đảng.

Sự thiếu tôn trọng, chỉ đạo trực tiếp làm thay hoặc can thiệp của cán bộ trong cấp ủy và ủy ban nhân dân ở một số địa phương vào hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và xét xử của ngành Tòa án trong thời gian vừa qua đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm phản diện sâu sắc. Nếu sai phạm để sẩy ra ở cấp trung ương thì kỷ cương phép nước sẽ bị rối loạn, hậu quả sẽ là khôn lường.

Tóm lại, sau khi có đường lối đúng, Đảng tiến cử những cán bộ, cả đảng viên và không đảng viên, có đức tài, có chuyên môn nghiệp vụ cao nhất để nhân dân trực tiếp lựa chọn bầu hoặc cơ quan nhà nước xem xét bổ nhiệm vào những chức danh thuộc lĩnh vực phù hợp theo quy định của pháp luật, và họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

Nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ thì phải bị xử lý, cả về đảng, cả về nhà nước, và khi thật cần thiết thì phải thay thế họ, chứ không thể cứ để họ ở đó rồi cơ quan đảng lại chỉ đạo trực tiếp làm thay họ.

Như trên đã phân tích, nếu sự lãnh đạo của Đảng không bảo đảm nguyên tắc pháp luật là tối thượng và cơ quan đảng chỉ đạo trực tiếp làm thay các cơ quan nhà nước thì hậu quả sẽ là khôn lường.

Cũng giống như cơ chế của một thiết bị cơ học nào đó, ví dụ như bộ máy của chiếc đồng hồ chẳng hạn. Mỗi một bánh răng cưa, mỗi một loại kim chỉ giây, phút, giờ...phải làm việc theo một chức năng nhất định, không thể làm thay nhau được, nếu ta đem thay thế vị trí của chúng thì đồng hồ sẽ chỉ lung tung, thậm chí nó sẽ chết ngay lập tức.

Hoặc như cơ chế của một dàn nhạc cũng thế, chỉ có một nhạc trưởng duy nhất chỉ huy, mỗi một nhạc cụ chỉ có một nhạc công duy nhất được phân công, nếu có trục trặc gì thì phải xử lý ngay ở những khâu có vấn đề trong nội bộ dàn nhạc, kể cả việc thay nhạc trưởng, nhạc công và nhạc cụ, không thể cứ để dàn nhạc trục trặc như cũ mà lại chữa trị bằng cách bổ xung chỉ huy hay nhạc công đứng từ bên ngoài dàn nhạc được.

Khi phân tích tình hình thực hành chức năng và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta phải đứng vững trên quan điểm lịch sử cụ thể. Chúng ta đang ở trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Chúng ta cần phân tích sâu sắc những nhận thức cũ không còn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn Việt Nam, song không phủ định sạch trơn, không phải cái gì cũng đổi mới.

Chỉ đổi mới cái gì không còn phù hợp với Việt nam, cái gì cản trở sự phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng. Có những cái phù hợp với thời chiến, phù hợp với thời kỳ non trẻ của chính quyền, thì đến nay lại cần phải được đổi mới cho phù hợp với thời bình, phù hợp với thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, phù hợp với thời kỳ hợp tác và hội nhập kinh tế. Nhưng đổi mới cũng phải là một quá trình, vì đổi mới nhận thức, đổi mới thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở cũng phải có quá trình, không thể chủ quan nóng vội.

Đổi mới đúng, có nguyên tắc, có bước đi phù hợp sẽ tạo ra động lực và phát huy nguồn lực tiềm tàng vô cùng to lớn, ngược lại nó cũng có sức tàn phá ghê gớm, gây bất ổn, đổ vỡ, thậm chí chệch mục tiêu lý tưởng cách mạng. Đổi mới không phải là mục đích tự thân. Mục đích đổi mới của chúng ta là ổn định và phát triển bền vững theo đường lối của Đảng, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Song có một câu hỏi thường được đặt ra là, nếu một cơ quan nào đó của Nhà nước có sai phạm thì sao, lúc đó có giao cho cơ quan lãnh đạo của Đảng hay một cơ quan khác của Nhà nước được quyền làm thay chức năng của cơ quan đó để sửa chữa sai phạm đã xảy ra hay chúng ta cam chịu đứng nhìn?

Về nguyên tắc, cơ quan lãnh đạo của Đảng và các cơ quan của Nhà nước cũng đều là những cơ thể sống, mặc dù chúng ta mong muốn và đòi hỏi các cơ quan đó không được phạm sai lầm, vì hậu quả của nó là khôn lường, song chắc cũng khó có thể khẳng định rằng các cơ quan đó sẽ tuyệt đối không bao giờ phạm sai lầm.

Thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rất rõ điều đó. Ông cha ta thường nói, chỉ có bào thai trong bụng mẹ và người đã qua đời nằm trong áo quan mới không phạm khuyết điểm.

Cho nên không thể giao cho cơ quan lãnh đạo của Đảng hay một cơ quan khác của Nhà nước làm thay chức năng của cơ quan có sai phạm để sửa chữa sai phạm của cơ quan đó, mà phải thực hiện đúng chức năng đã được pháp luật quy định và phải xử lý nghiêm minh, kịp thời cơ quan và cá nhân có sai phạm theo pháp luật.

Chính vì nhận thức được thực tiễn đó nên khi xây dựng bộ máy các cơ quan nhà nước, ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế giới, đã đặc biệt quan tâm đến cơ chế tự xử lý và phòng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra.

Những cơ chế đó đã được pháp luật quy định khá cụ thể và chúng ta có thể sửa đổi, bổ sung để không ngừng hoàn thiện từ bên trong của mỗi cơ quan, chứ không thể bổ khuyết bằng sự chỉ đạo làm thay từ bên ngoài của một cơ quan khác.

Cũng giống như việc sửa chữa đồng hồ, phải sửa chữa bộ phận hư hỏng ở bên trong, chứ không thể cứ để nguyên hư hỏng ở bên trong mà chỉ lo can thiệp từ bên ngoài, vì làm như vậy thì đồng hồ vẫn hư hỏng và không thể chạy được. Đối với dàn nhạc cũng vậy, cũng phải xử lý và hoàn thiện từ bên trong.

Phân công rành mạch

Ảnh: na.gov.vn

Hãy xem xét cơ chế pháp luật của một cơ quan nào đó, ví dụ như ngành Toà án chẳng hạn. Pháp luật quy định Toà án xét xử theo hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm.

Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực pháp luật; nếu bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Đối với những bản án có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm do pháp luật tố tụng quy định. Cơ chế xét sử đó đã được pháp luật quy định khá chặt chẽ. Quốc hội giám sát hoạt động của Toà án nhân dân tối cao, bầu và bãi nhiệm Chánh án toà án nhân dân tối cao.

Khi thấy có dấu hiệu sai phạm trong hoạt động của Tòa án, cơ quan chức năng của Quốc hội và Quốc hội nêu kiến nghị, yêu cầu để Tòa án tự xem xét và giải quyết theo chức năng được phân công, trưòng hợp thật cần thiết thì Quốc hội phải điều chỉnh lại cơ chế pháp luật, quy trách nhiệm cá nhân và xử lý nhân sự theo quy định của pháp luật, chứ Quốc hội cũng không chỉ đạo can thiệp vào công việc thuộc chức năng xét xử cao nhất của TANDTC.

Vụ án vi phạm luật đất đai ở Đồ Sơn vừa qua là một ví dụ cho thấy cơ chế xét xử của ngành Toà án đã được pháp luật lường trước những tình huống có thể xẩy ra: Sau khi xét xử ở cấp sơ thẩm, do có sai phạm nên dư luận nhân dân và báo chí đã phê phán gay gắt, đã có kháng cáo, kháng nghị, và vụ án đã được xét xử ở cấp phúc thẩm. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

Nếu sau này phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì vẫn còn hai van an toàn dự phòng nữa là giám đốc thẩm và tái thẩm như pháp luật đã quy định. Cơ chế pháp luật xét xử của ngành Tòa án cùng với sự giám sát của quần chúng nhân dân và các cơ quan chức năng như vậy là đã tính đến tình huống phải tự xử lý và phòng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra trong việc thực hành chức năng xét xử của ngành Toà án.

Sự phân công rành mạch giữa các cơ quan nhà nước cùng với cơ chế tự điều chỉnh của mỗi cơ quan như vậy sẽ góp phần ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực nhà nước, bảo đảm cho việc tự xử lý và phòng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra trong nội bộ từng cơ quan.

Và nếu có sai phạm xảy ra thì chúng ta phải xử lý từ bên trong, phải hoàn thiện cơ chế pháp luật, và khi cần thì phải chỉnh đốn lại đội ngũ cán bộ, kể cả người đứng đầu các cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, chứ không thể bổ khuyết bằng sự chỉ đạo can thiệp làm thay từ bên ngoài của một cơ quan khác.

Quyền lực nhà nước được phân công cho các cơ quan nhà nước nhằm để phòng ngừa sự lạm dụng quyền lực, chuyển từ Vương quốc của một Ông Vua sang Vương quốc của Nhân Dân, từ xã hội Thần Dân sang xã hội Công Dân. Đó là tính ưu việt cực kỳ to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong việc phân công quyền lực nhà nước, là một thành tựu vĩ đại của văn minh nhân loại. Đối với nước ta, đây là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta đã giành được trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

Tóm lại, mỗi cơ quan đảng và nhà nước phải thực hành đúng, đầy đủ và thực chất chức năng đã được pháp luật quy định, phối hợp chặt chẽ với nhau và tôn trọng chức năng của nhau. Tuân thủ chức năng chính là tuân thủ pháp luật, và cũng chính là tuân thủ nguyên tắc đảng.

Thực hành chức năng theo quy định của pháp luật phải là một nguyên tắc tối thiết trong lãnh đạo và quản lý nhà nước hàng ngày, cũng như trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.

  • Nguyễn Văn An

Cảnh sát Trung Quốc bị bắt

Cảnh sát Trung Quốc (ảnh tư liệu)

Được biết hơn 30 cảnh sát đã bị bắt giữ cho đến nay

Ít nhất sáu lãnh đạo cảnh sát cấp quận tại thành phố Trùng Khánh đã bị bắt trong chiến dịch đàn áp các băng đảng tội phạm hình sự.

Truyền thông nhà nước cho hay những người này bị điều tra vì bị nghi đã “bảo kê” cho các băng đảng.

Báo chí địa phương nói các băng đảng đã tống tiền, cho vay với giá cắt cổ và tổ chức các sòng bạc bất hợp pháp.

Cuộc điều tra hai tháng trước đó còn bắt cựu phó lãnh đạo lực lượng cảnh sát Trùng Khánh.

Ông Wen Qiang, người từng có thời giữ chức giám đốc Sở Tư pháp Trùng Khánh, bị bắt vào đầu tháng này cùng với lãnh đạo hiện nay của sở tư pháp.

Wang Lijun, một quan chức cảnh sát được biết rất rắn tay với các băng đảng, đã được đưa về Trùng Khánh để giám sát chiến dịch thanh lọc này.

Tờ China Daily cho biết cho tới nay, 1544 nghi phạm đã bị điều tra, trong đó có một số doanh nhân hàng đầu.

Vào đầu tháng này, một người phát ngôn của chính phủ nói hơn 100 nghi phạm thuộc các băng đảng đã bị bắt tại riêng Trùng Khánh, và 14 băng đảng đã bị phá vỡ.

Không khí lo sợ

Tờ China Daily trích lời một sĩ quan cảnh sát cao cấp nói cho đến nay khoảng 30 đến 40 cảnh sát đã bị bắt trong thành phố vì liên quan đến các vụ tội phạm hoặc đứng ra “bảo kê” cho các băng đảng hoạt động.

Ba trong số sáu lãnh đạo cảnh sát quận bị bắt chỉ vài phút ngay trước cuộc họp tuần trước, vốn tập trung vào hoạt động chống băng đảng.

Chính quyền địa phương đã cam kết sẽ “diệt tận gốc các ô che cho băng đảng” - là cụm từ nhằm ám chỉ các cảnh sát hoặc quan chức tư pháp tham nhũng.

Tờ South China Morning Post của Hong Kong nói hiện đang có bầu không khí lo sợ trong lực lượng cảnh sát của Trùng Khánh. Nhiều nhân viên phải làm việc gấp đôi thời gian khi các đồng nghiệp của họ lần lượt bị vào tù.

Tờ China Daily cho biết vợ của phó giám đốc phòng cảnh sát quận Du Bắc đã tự tử sau khi chồng bà ta bị bắt vì bị cáo buộc liên quan đến một băng đảng địa phương đã lũng đoạn thị trường thịt lợn tại đây.

Tờ báo này còn trích lời một nữ cảnh sát không nêu danh nói rằng bà ta chưa bao giờ nghĩ chiến dịch này sẽ mạnh tay đến vậy.

Khối 8406 nhận định về việc thú tội của 4 nhà dân chủ

2009-08-21

Sự việc nhà nước Việt Nam vừa cho công bố cuốn phim có nội dung “nhận tội và xin khoan hồng” của của bốn nhà đấu tranh cho dân chủ gồm có thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Công Định và một thành viên trong ban điều hành của khối 8406 là cựu Trung Tá Trần Anh Kim, đã lại một lần nữa gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Photo courtesy nguyen-tien-trung.blogspot

Bạn bè và giáo sư trường INSA đã thành lập "Uỷ Ban Yểm Trợ vận động trả tự cho anh Nguyễn Tiến Trung" kêu gọi thế giới can thiệp với chính phủ VN về trường hợp của anh Nguyễn Tiến Trung

Cuốn phim“nhận tội và xin khoan hồng”

Người ta cho rằng, so với đọan phim chiếu cảnh LS Lê Công Định đọc lời thú tội và xin khoan hồng cách đây 2 tháng, thì cuốn phim dài gần 10 phút có cùng một nội dung, nhưng với sự có mặt của ba diễn viên mới là thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, và cựu Trung Tá Trần Anh Kim, được trình chiếu trên các đài VTV1 và VTV2 vào tối hôm 19/8 đã hơi bớt phần hấp dẫn.

Đọan phim chiếu cảnh LS Lê Công Định đọc lời thú tội và xin khoan hồng cách đây 2 tháng, thì cuốn phim dài gần 10 phút có cùng một nội dung, nhưng với sự có mặt của ba diễn viên mới là thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, và cựu Trung Tá Trần Anh Kim, được trình chiếu trên các đài VTV1 và VTV2 vào tối hôm 19/8 đã hơi bớt phần hấp dẫn.

Tuy thế dư luận lại một lần nữa được trở nên sôi động với những tranh cãi giữa kẻ bênh người chống về một động thái “nhận tội và xin khoan hồng” quen thuộc, xem ra đang dần dà trở thành một phong trào của những nhà đấu tranh dân chủ mới bị bắt sau này.
Một thành viên của diễn đàn X-càfé có nick là “Nguoiviet83 than thở:
Híc, chán quá! Cuộc sống này buồn thật, ra đường thì bụi và tắc, vào quán bia uống còn phải lườm cái chai xem nó thật hay giả?... mà cũng đâu có biết thế nào là giả… Ngày mai không biết ăn nói thế nào với lũ bạn cùng công ty đây, lỡ nói với chúng nó về Nguyễn Tiến Trung giống như một người anh hùng rồi…! híc”
Không tán đồng việc ông cho là không được can trường của các nhà đấu tranh dân chủ, nhà văn Nguyễn Khắc Toàn, một thành viên của khối 8406, lên tiếng phản đối mạnh mẽ:
“Một số nhân vật tranh đấu dân chủ ở trong nước nhận định tình hình công cuộc đấu tranh và tiến trình dân chủ hóa ở VN, quá đơn giản, ấu trí và thậm chí sơ sài nữa. Cho nên đã có những bước đi không đúng làm tổn thất lực lượng, bị bắt bớ thì không chịu được những thử thách trong lao tù và nhanh chóng đầu hàng trước áp lực của bộ máy công an trong nước.

Điều đáng tiếc là họ cũng chưa học được những tấm gương đấu tranh rất can đảm, rất kiên cường như của LTCN của luật sư NVD, và đặc biệt là của những công dân rất bình dị, như của chị Lê Thị Bích Khương.”
Nhưng cũng có một số người không đặt trọng tâm vào việc phê phán sự can trường của các nhà dân chủ, mà đưa ra những câu hỏi rất rạch ròi, như người có nick GiotNang ở X-càfé:
“Tại sao không đưa ra xét xử công khai dân chủ đoàng hoàng, lại cứ đưa ra video nhận tội này nọ? Lúc đầu ls Lê Công Định còn hơi bất ngờ. Chứ bây giờ nhà dân chủ nào bị bắt chắc cũng sẽ có video nhận tội kèm theo vậy cho đủ chứng cứ để có cớ để trả lời dư luận. Tại sao không để toà án kết án mà lại để cho mấy Bác công an làm ba cái video kết án kia chứ ?

Không chịu được những thử thách trong lao tù và nhanh chóng đầu hàng trước áp lực của bộ máy công an trong nước. điều đáng tiếc là họ cũng chưa học được những tấm gương đấu tranh rất can đảm, rất kiên cường như của LTCN của luật sư NVD, và đặc biệt là của những công dân rất bình dị, như của chị Lê Thị Bích Khương.

Nhà văn Nguyễn Khắc Toàn

Cái video này tạo một loa phố phường trên các báo lề phải .Từ đó thấy rằng việc nhận tội kết tội ở Việt Nam rất đơn giản.”
Thú tội trong phòng khai thác của công an không có giá trị

Từ Huế, thành viên ban điều hành của khối 8406, LM Phan Văn Lợi đưa ra nhận định:

“Bị can chỉ có thể nói mình có tội hay vô tội trong một phiên toà mà thôi, mà phiên toà đó phải là một phiên toà công minh, một phiên toà dân chủ, công khai, sau một tiến trình đúng với lạ pháp luật. Tức là người đó khi bắt đầu bị thẩm vấn, họ phải được cố vấn về pháp lụât, họ phải được quyền thuê mướn những luật sư vừa ý, và khi ra toà thì luật sư đó phải có quyền nói một cách tự do và bên quan toà phải cân nhắc giữa công tố và luật sư. Cái việc thú tội trước công an trong khám nó là điều hoàn toàn vô nghĩa.”
Kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải, thành viên ban điều hành của khối 8406, tại SàiGòn phát biểu:

“Đây chính là một thủ đọan đê hèn của nhà cầm quyền CSVN. Họ đã dùng bộ máy công an để mà ép buộc những người này trong một điều kiện khó khăn như vậy, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy ở trong tù để mà buộc họ phải nhận tội.

Bị can chỉ có thể nói mình có tội hay vô tội trong một phiên toà mà thôi, mà phiên toà đó phải là một phiên toà công minh, một phiên toà dân chủ, công khai, sau một tiến trình đúng với lạ pháp luật. Tức là người đó khi bắt đầu bị thẩm vấn, họ phải được cố vấn về pháp lụât, họ phải được quyền thuê mướn những luật sư vừa ý, và khi ra toà thì luật sư đó phải có quyền nói một cách tự do

LM Phan Văn Lợi

Đây không phải là lỗi của những người đọc những lời thú tội đó, mà đây là tội lỗi của nhà cầm quyền CSVN, khi họ mà đã bắt những người này trái phép mà bây giờ lại phải nhận tội như vậy.”

Và ông Nguyễn Chính Kết, thành viên ban điều hành của khối tại hải ngọai đặt vấn đề:

“Nếu mà họ coi cái việc nhận tội này là những tội thực sự, thì điều đó chứng tỏ là CSVN không chấp nhận cho người dân VN được phép đấu tranh.

CSVN khác hẳn với các nước dân chủ khác, tức là không chấp nhận cho người dân đấu tranh bất bạo động để mà thay đổi chế độ, bất kỳ thay đổi chế độ bằng hình thức nào thì đều bị coi là vi phạm pháp luật thì điều đó là sai trái không thể chấp nhận được.”
Đối với những phê phán về sự thiếu can đảm của các nhà dân chủ, LM Phan Văn Lợi kêu gọi:
“Chúng ta không thể vì những lời thú tội của họ mà lên án họ là hèn nhát, là đầu hàng quá sớm, như thế là chúng ta quên mất đi những tiêu chuẩn đúng đắn của một nền pháp chế văn mình.

Chúng ta phải biết rằng công an cũng như báo chí của cộng sản giờ đây đang đánh tới tấp vào các nhà dân chủ này, đang tạo dư luận bất lợi cho họ, đang đóng vai trò công tố viên. Đó là hoàn toàn bất hợp pháp!.”
Giới phân tích cho rằng LM Phan Văn Lợi đã đặt đúng vấn đề khi ngài cho rằng mọi người quá chú tâm vào việc phê phán các nhà dân chủ và đánh giá xem việc nhận tội là can đảm hay hèn nhát, mà quên mất trọng tâm của vấn đề.

Đó là hành xử phi pháp của nhà cầm quyền Hà Nội, khi dùng công an để uy hiếp tinh thần, và bắt các nhà đấu tranh dân chủ phải nhận tội, rồi dùng phương tiện truyền thông của nhà nước để kết tội những người này trước khi họ được mang ra xét xử một cách công minh.

Những tín hiệu mới trong quan hệ Việt – Trung

2009-08-21

Sau một thời gian khá dài im hơi, lặng tiếng về thái độ và cách hành xử của Trung Quốc, đặc biệt là trên biển Đông, trong vòng mười ngày qua, một số tờ báo ở Việt Nam bắt đầu chỉ trích các tham vọng, thái độ cũng như hành động của Trung Quốc.

AFP photo

Phải khởi động được ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc làm chỗ dựa vững chắc cho những giải pháp ngoại giao với Trung Quốc

Công an đi tiên phong trong việc chỉ trích

Phát súng đầu tiên, phá vỡ giai đoạn im hơi, lặng tiếng, hết sức khó hiểu của báo giới Việt Nam, trước hàng loạt các hành động vừa ngang ngược, vừa có tính cách khiêu khích của Trung Quốc, xuất phát từ tờ An ninh Thế giới, phụ trương của báo Công an nhân dân.

Phát súng đầu tiên, phá vỡ giai đoạn im hơi, lặng tiếng, hết sức khó hiểu của báo giới Việt Nam, trước hàng loạt các hành động vừa ngang ngược, vừa có tính cách khiêu khích của Trung Quốc, xuất phát từ tờ An ninh Thế giới, phụ trương của báo Công an nhân dân.

Chính vì báo giới Việt Nam đã im lặng quá lâu và vì nơi bắn phát súng chấm dứt giai đoạn “im lặng khó hiểu”, vốn rất dài này, lại là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam, nên nội dung bài “Lại thêm một hành động không hữu hảo trên biển Đông”, đăng trên tờ An ninh Thế giới số ra ngày 12 tháng 8, thu hút sự quan tâm cũng như ý kiến bình phẩm của nhiều người.

Vì sao các ý kiến như: Đây là những hành động nằm trong một mưu đồ chính trị thâm hiểm muốn biến biển Đông thành "ao nhà" của Trung Quốc”, hoặc: “Cách hành xử không hữu hảo của phía Trung Quốc trên biển Đông, dẫu là ‘tiểu cục’ như họ thường nói, không chỉ làm tổn hại mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, mà còn làm "ám khói" hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Trung Hoa trong mắt nhiều người Việt Nam – vốn không có gì mới, bởi thường được đề cập trong các cuộc trò chuyện của nhiều người Việt và rất thường gặp tại các diễn đàn điện tử, lại được xem là khác thường khi xuất hiện trong bài viết vừa kể?

Đây là những hành động nằm trong một mưu đồ chính trị thâm hiểm muốn biến biển Đông thành "ao nhà" của Trung Quốc

Vì sao bình thường thành khác thường?

Kể từ đầu thập niên 1990, sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao, mỗi lần Trung Quốc có những hành động như: thăm dò – khai thác tài nguyên trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, hăm dọa – cản trở các tập đòan dầu khí nước ngòai khi họ liên kết với Việt Nam để khai thác tài nguyên ở biển Đông, rồi tập trận, cấm ngư dân đánh bắt thủy sản, đuổi - bắt – buộc nộp phạt - thậm chí bắn vào ngư dân Việt Nam, tuyên bố lập đơn vị hành chính mới có cả các quần đảo của Việt Nam trong đó,... nhằm xác nhận chủ quyền của họ ở biển Đông, Việt Nam thường chỉ để người phát ngôn của Bộ Ngọai giao lập đi, lập lại tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đã được khẳng định nhiều lần. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình... rồi… thôi!

Tương tự, trong gần hai thập niên vừa qua, bất kể Trung Quốc nhiều lần tỏ thái độ hay liên tục có hành vi xúc phạm quốc thể, xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, tàn sát, ngược đãi đồng bào của mình, hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam thường chỉ thông tin chứ không bình luận hay chỉ trích.

Thậm chí, mỗi khi đề cập đến những vụ việc nhạy cảm, có liên quan đến vai trò hay trách nhiệm của Trung Quốc, hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam cũng không gọi thẳng tên quốc gia láng giếng ở phía Bắc xứ sở của mình. Trên hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam, hai chữ Trung Quốc thường được thay thế bằng những cụm từ trung tính như “bên kia biên giới phía Bắc”, đôi khi vô nghĩa như là từ... “lạ”!

Trung Quốc nhiều lần tỏ thái độ hay liên tục có hành vi xúc phạm quốc thể, xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam, tàn sát, ngược đãi đồng bào của mình, hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam thường chỉ thông tin chứ không bình luận hay chỉ trích.

Chưa kể, mỗi khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của mình thì gần như liền sau đó, hoặc lãnh đạo Đảng, hoặc lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo chính phủ lại sang thăm Trung Quốc, hay lại lên tiếng khẳng định sẽ tôn trọng “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị hợp tác tòan diện ổn định lâu dài hướng tới tương lai), do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân gợi ý vào năm 1999, rồi cam kết sẽ thực thi “tinh thần bốn tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt).

Tất cả sẽ cùng lên tiếng?

Trở lại với những thay đổi về nội dung trong hệ thống truyền thông chính thống ở Việt Nam khi đề cập đến Trung Quốc, sau sự xuất hiện của bài viết “Lại thêm một hành động không hữu hảo trên biển Đông”, vì những lý do đã kể, đã có lúc, những người quan tâm đến tình hình Việt Nam, tưởng rằng bài viết vừa đề cập là một sơ xuất của Toà soạn, của Ban biên tập báo Công an nhân dân, bởi chỉ ít giờ sau khi được đưa lên Internet, nó bị lột ra khỏi website của báo Công an nhân dân.

Lịch sử thế giới luôn chứng minh sức mạnh của dân tộc là chính yếu cho mọi cuộc chiến
Lịch sử thế giới luôn chứng minh sức mạnh của dân tộc là chính yếu cho mọi cuộc chiến
Song nếu đối chiếu với các diễn biến thời sự ngay vào thời điểm bài viết bị lột bỏ, có thể đoán được nguyên do: Thời điểm bài viết bị lột bỏ trùng với thời điểm khai mạc “Cuộc đàm phán cấp cao Việt - Trung về biên giới”, diễn ra tại Hà Nội trong ba ngày, từ 12 tháng 8 đến 15 tháng 8.

Chỉ vài ngày sau khi “Cuộc đàm phán cấp cao Việt - Trung về biên giới” kết thúc, nhiều tờ báo khác ở Việt Nam bắt đầu đưa hàng loạt những thông tin, ý kiến khác hẳn trước đây về Trung Quốc.

Yêu sách đòi chủ quyền 80% diện tích biển Đông, mà Trung Quốc chính thức công bố, hồi đầu tháng 5, để ngăn cản Việt Nam đăng ký “ranh giới ngoài của thềm lục địa” là “đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế”.

Trong cùng ngày 18 tháng 8, hai tờ báo có khá đông độc giả là Tuổi Trẻ và Thanh Niên cùng đăng bài “Bản đồ ‘đường lưỡi bò’ trên biển Đông: Đường yêu sách phi lý của Trung Quốc” của một tác giả, phân tích – chứng minh đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông là vô lý. Đồng thời nhấn mạnh ý kiến, yêu sách đòi chủ quyền 80% diện tích biển Đông, mà Trung Quốc chính thức công bố, hồi đầu tháng 5, để ngăn cản Việt Nam đăng ký “ranh giới ngoài của thềm lục địa” là “đi ngược lại xu thế và nỗ lực của các nước trong khu vực cũng như cộng đồng quốc tế”.

Ngày 17 tháng 8, ông Enrique Manalo, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines đến Việt Nam, báo chí Việt Nam cho biết, ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng đã tiếp ông Manalo và viết nguyên văn như sau: “Ngoài các vấn đề song phương, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm”.

Một ngày sau, ông James Webb, Chủ tịch tiểu ban Đông Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đến Việt Nam.

Điều tất yếu

Trong cuộc họp báo diễn ra ở Hà Nội hôm 19 tháng 8, ông Webb khẳng định, vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực biển Đông là cân bằng lực lượng với Trung Quốc và giải quyết công bằng vấn đề chủ quyền quốc gia ở khu vực này.

Chỉ có khởi động được ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc làm chỗ dựa vững chắc cho những giải pháp ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế về chính nghĩa của Việt Nam mới có thể tìm ra giải pháp cho những ‘lưỡi bò’, ‘lưỡi rắn’ hiện nay

Gíao sư Tương Lai

Hôm sau, ngày 20 tháng 8, trên báo điện tử VietNamNet, người ta thấy cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam, đăng bài viết “Rắn là một loại bò...”. Giáo sư Tương Lai, tác giả bài viết này, cho rằng: “Gọi biển Đông là ‘biển Đông Nam Á’ thì chính xác hơn, vì với Việt Nam thì biển này ở phía Đông nhưng với Philippines thì biển ở phía Tây, còn với Malaysia và Indonesia thì biển này ở phía Bắc”.

Sau khi nhắc đến tinh thần của một Trần Bình Trọng “thà làm qủy nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, một “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo: Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm”, một Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, kể lại câu chuyện “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất dung tha, ai bảo thần nhân chịu được”,

Tôi nghĩ rằng muốn giải quyết vấn đề này phải trông vào sức mạnh dân tộc. Sức mạnh dân tộc ở đây là cả trong và ngoài nước, chứ không phải chỉ có trong nước đâu. Ngoài nước cũng là sức mạnh rất đáng kể.

Ông Dương Danh Dy

Gíao sư Tương Lai nhận định: “Chỉ có khởi động được ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc làm chỗ dựa vững chắc cho những giải pháp ngoại giao và tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế về chính nghĩa của Việt Nam mới có thể tìm ra giải pháp cho những ‘lưỡi bò’, ‘lưỡi rắn’ hiện nay!”.

Đây cũng là điều mà cách nay vài tháng, trả lời Đài chúng tôi, ông Dương Danh Dy - cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc – từng đề cập, khi chúng tôi hỏi ông về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trong quan hệ với Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng muốn giải quyết vấn đề này phải trông vào sức mạnh dân tộc. Sức mạnh dân tộc ở đây là cả trong và ngoài nước, chứ không phải chỉ có trong nước đâu. Ngoài nước cũng là sức mạnh rất đáng kể. Trước đây tôi đã rất chú ý vấn đề này. Gần đây trong nước mới chú ý. Sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại. Sức mạnh của thời đại đây là công khai hoá, quốc tế hoá, đa phương hoá để tranh thủ rộng rãi những người đồng tình với chúng ta.

Chỉ trong vòng mươi ngày, qua hệ thống truyền thông chính thống của Việt Nam, người ta thấy đang có một số tín hiệu mới dẫn tới cảm nhận rằng, quan hệ Việt Trung có thể sẽ khác trước.

Tại sao? Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một người nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam tại biển Đông suốt bốn thập niên, thử lý giải: Tôi thấy rằng thay đổi đó là điều tất yếu thôi. Khi một bên lấn quá thì một bên phải có những đáp ứng phù hợp. Tôi nghĩ đấy là hợp quy luật. Bây giờ mọi người đều thấy rằng là càng nhún thì Trung Quốc càng lấn. Vì vậy cho nên tôi nghĩ điều đó là bình thường. Tôi nghĩ Việt Nam của mình không bao giờ bỏ truyền thống ngoại giao khôn ngoan đối với một nước lớn như là Trung Quốc.

Tuy nhiên để có thể xác định câu trả lời, có lẽ phải tiếp tục chờ các diễn biến mới.

Dự án 'chiếm' hồ Suối Hai, dân lo mất chỗ mưu sinh

Cập nhật lúc 08:01, Thứ Sáu, 21/08/2009 (GMT+7)

- Gần đây, người dân các xã Thụy An, Ba Trại, Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) như ngồi trên đống lửa. Qua truyền hình và radio, người dân ở đây hiểu rằng, rất có khả năng họ sẽ mất đất cho dự án. Mặc dù dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên đã được trình từ cuối tháng 12/2007, nhưng đến nay người dân các xã này mới biết qua các phương tiện truyền thông.

Hoang mang…

Ông Đào Quốc Tiên, 52 tuổi, thôn Cẩm Phương, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì thở dài kể rằng mấy hôm trước thấy cán bộ địa chính về xã ông đo đất. “Nhà tôi có 4 khẩu mà chỉ có hơn 3 sào ruộng cả hoa màu lẫn lúa, thêm hai con bò là thu nhập chính. Không biết dự án có chạy đến tận đây không, chứ thấy cán bộ địa chính đến đo đo đếm đếm là chúng tôi sốt ruột lắm!”, ông Tiên nói.

Ông Tiên tiếp tục: “Chúng tôi già rồi bây giờ cho cả cục tiền chỉ biết cắn ra mà sống chứ cũng chẳng biết kinh doanh, buôn bán gì. Con cái thì thất học, trình độ chưa hết cấp 2 thì ai nhận”.

d
Người dân trong vùng ngồi "buôn" chuyện về khu dự án sẽ mọc trên đất của họ.
Giống như hoàn cảnh của ông Tiên, đến 80% người dân các xã Thụy An, Ba Trại, Tản Lĩnh sống nhờ vào những mảnh ruộng ít ỏi. Thế nên, khi câu chuyện về Dự án khu du lịch quốc tế Tản Viên rộng 1.204,8ha sẽ lấy toàn bộ hồ Suối Hai và những khu đất xung quanh loang ra thì người dân tối ngày bàn tán, lo lắng.

Hầu hết dân trong vùng đều là những người ở các huyện vùng dưới của tỉnh Hà Tây (cũ) lên khai hoang như Phúc Thọ, Chương Mỹ, Hoài Đức, nên từng tấc đất họ thửa ra đối với họ là một kho báu.

Dự án này có hai giai đoạn: Giai đoạn 1: diện tích khoảng 158,3ha gồm hầu hết các đảo trong lòng hồ Suối Hai hiện do Công ty Khai thác thủy lợi Ba Vì quản lý, mục tiêu đầu tư một sân golf 18 lỗ và nhà nghỉ dưỡng, câu lạc bộ, biệt thự cao cấp; giai đoạn 2 khoảng 1.046ha gồm 291ha đất trại gà, 68ha đất Trại tinh bò giống Mondaca (tổng cộng 359ha đất trại gà, bò giống) và mặt nước hồ Suối Hai, cũng dự tính xây một sân golf 18 lỗ cùng khách sạn, biệt thự, khu vui chơi giải trí.

Vì địa hình của huyện Ba Vì và cụ thể là ba xã nói trên có diện tích đất đồi chiếm đa phần nên rất phù hợp cho bà con nông dân canh tác và trồng các loại cây lâu năm, đầu tư dài hạn. Nhiều người nghe thông tin trên lại phân vân không biết có nên tiếp tục đầu tư sản xuất hay không.

Bà Định Thị Lụa, xóm 6, thôn cầu Rồng, xã Ba Trại than thở: “Tôi có mấy sào đất với ít đất rừng đang muốn đầu tư cho cây nhưng không biết ông dự án đến lấy khi nào. Nhỡ mình đầu tư rồi họ mới lấy thì tiếc công sức lắm”.

Ông Nguyễn Duy Đức, xóm 6, thôn Cầu Rồng xã Ba Trại, chia sẻ: “Nhà tôi thì đất nhiều nhưng vì có hai vợ chồng già nên cho con cái làm hết. Cả nhà từ trước đến nay làm chè, và thu mua chè. Bây giờ mà chuyển đi cũng mệt. Làm sao mà vực lại được, nhất là những chỗ đất trồng cây lâu năm”.

Những người dân đang tập trung chăn bò ven lòng hồ Suối Hai cũng rối tung trước thông tin xã có ‘khu du lịch”. Ông Trần Văn Tạo than: “Đàn bò là nguồn thu nhập lớn của gia đình tôi và là tiền cho các cháu ăn học dưới Hà Nội. Mất chỗ chăn thả, chúng tôi biết lấy gì để các con ăn học đây?”. Nhà ông Tạo có hai người con đang theo học Đại học và đó là niềm tự hào, niềm hi vọng đổi đời duy nhất của vợ chồng ông.

k
Ông Tạo chỉ về phía bãi bồi của lòng hồ Suối Hai, nơi trồng hoa màu của gia đình ông
Ông Tạo ứa nước mắt nói: “Bán 1 con bò thời điểm đắt cũng có 5- 7 triệu rồi. Như thế là đã có một khoản cho các cháu đến trường vì trông vào mấy sào ruộng không thể đủ được. Gạo thì đủ ăn thôi chứ đâu có bán”.

"Mất" hồ Suối Hai, Ba Vì còn gì?

Ông Nguyễn Công Đức, cán bộ Phòng TN-MT huyện Ba Vì đã trình bày khá tỉ mỉ với PV VietNamNet về nguồn lợi từ hồ Suối Hai mang lại cho toàn huyện Ba Vì.

Ông Đức tâm sự: “Tôi đã làm việc ở huyện Ba Vì hơn hai chục năm. Từ ngày chưa có đập nước sông Đà, nông nghiệp của huyện chỉ biết phụ thuộc nguồn nước từ lòng hồ Suối Hai. Đến năm 1990 thì hồ Suối Hai chỉ gánh 30% nguồn cung cấp nước, nhưng khi đập nước Sông Đà có sự cố thì người dân vẫn phải trông chờ vào chính lòng hồ này”.

d
Đánh cá trên lòng hồ Suối Hai
Theo lời ông Đức, việc đầu tư sân golf 18 lỗ ở giai đoạn 1 như quyết định của UBND thành phố Hà Nội cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình môi sinh của hồ. Ông Đức nhận định: “Việc ô nhiễm môi trường từ sân golf là điều không thể tránh khỏi. Ô nhiễm nguồn nước sẽ làm cho sinh thái của cả vùng thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con”.

Trên thực tế, lâu nay, người dân ở những vùng ven hồ phải thường xuyên sống nhờ vào nguồn lợi từ hồ đem lại. Họ phải mua vé để vào đánh bắt thủy sản trong hồ. Mỗi người phải nộp vé 600 nghìn/ tháng.

Anh Trịnh Bá Cường, một người dân tại xã Ba Trại cho biết: “Cá ở đây vừa béo vừa ngon, lại nhiều. Mỗi ngày đi đánh cá, tôi thu được 200 nghìn đồng. Rất nhiều người ở xã tôi làm nghề này. Chắc sắp tới không còn nghề, anh em phải đi đội gạch, trộn hồ ngoài Hà Nội kiếm sống”.

Bên cạnh đó, khoảng từ tháng 6 đến tháng 3 hàng năm, khi nước hồ Suối Hai rút đi thì người dân ven hồ lại canh tác hoa màu ở lòng hồ. Với diện tích 950ha, người dân nơi đây xem lòng hồ là nguồn thu chính của gia đình mình ngoài việc trồng lúa và chăn nuôi.

“Ở đâu âu đấy”

“Ở đâu thì âu đấy”, ông Tập bồi hồi nhớ lại chuyện những ngày mới lên Tản Lĩnh khai hoang. Ông kể: “Ngày đó tôi còn ít tuổi, còn trai tráng nên phát cỏ phát hoang khỏe nhưng cũng mệt lắm. Vì vậy có được mảnh đất là mình yêu mình quý nó lắm. Công sức bao nhiêu năm của mình mà...”.

f
Mất chỗ chăn thả bò là nỗi lo của nhiều hộ.
Ông Trần Văn Tạo giọng trầm buồn nói: “Quê tôi ở mãi Phúc Thọ. Nhà nghèo lại đông anh em nên tản mác mỗi người mỗi ngả kiếm ăn vì ở quê đất cũng ít. Rồi lên đến đây, mảnh đất nó giữ mình lại. Bây giờ mà chuyển đi thì...”. Nói đoạn, ông Tạo vơ cái roi thất thểu ra đuổi bò không vào ăn “vụng” cỏ của Trại giống tinh bò đực Moncada.

Ông Nguyễn Công Đức cũng xác nhận: “Người dân gắn bó lâu rồi bây giờ mà bảo dân chuyển đi thì e chưa hợp với lòng dân. Sao không làm trường Đại học, phát triển giáo dục cho con cái họ được nhờ mà lại làm du lịch. Làm du lịch cũng phải phù hợp với vùng với miền, dân ở đây còn nghèo, dân trí thấp làm du lịch rất khó”.

Đưa chúng tôi ra gần bờ Suối Hai chỉ bãi sông mà ông cùng vợ và các con ra trồng rau khi mùa nước cạn, ông Tạo thở dài đánh thượt: “Rồi nếu mà rời đi thì cũng nhớ cãi bãi này lắm. Hi vọng, nhà nước không cho làm sân golf”.

  • Thu Hà - Văn Chung

,

"Chính nghĩa sáng ngời " của Chí Phèo 2009 - Click on picture to enlarge

Hai con đập lớn bị vỡ toác chỉ sau một con nước

Cập nhật lúc 12:33, Thứ Sáu, 21/08/2009 (GMT+7)

- Chỉ sau một con nước đầu tiên, phần ta-luy bên trái hai con đập thuộc xã Tráng Việt và Văn Khê (huyện Mê Linh, Hà Nội) bỗng sụt lún, vỡ toang hoác từng mảng. Điều đáng nói là cả hai con đập trị giá ngót nghét 10 tỷ đồng này mới chỉ đưa vào sử dụng được hơn tháng.

Thân đập vỡ “khoét hàm ếch”

Cách đây hơn 2 tháng, người dân xã Tráng Việt và xã Văn Khê (thuộc huyện Mê Linh - Hà Nội) khấp khởi mừng khi nhìn thấy hai con đập bằng bê-tông uốn lượn đẹp như tranh dẫn từ trong thôn ra bãi mầu ngoài sông Hồng, thay thế cho con đường đất nhỏ trước kia.

Mô tả ảnh.
Con đập thuộc xã Tráng Việt vỡ tan nát như bị đập bỏ. (Ảnh:P.Thái)

Hai con đập được đầu tư ngót nghét cả chục tỷ đồng nằm cách nhau chừng hơn 1km, cùng vắt ngang qua con lạch phụ của sông Hồng, vừa là để phục vụ nhu cầu dân sinh qua lại, vừa làm thủy lợi, lấy nước cung cấp cho bãi mầu. Người làng, người xã từ nay có thể chạy xe máy (thậm chí cả ô tô) qua đập như đi trên đường nhựa. Bãi màu cũng sẽ cho năng suất canh tác cao hơn, khi nguồn nước được cấp ổn định.

Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, hai con đập vừa đưa vào sử dụng được hơn tháng, gặp con nước lớn đầu tiên tràn qua bỗng giống như “bìa các-tông ngâm nước”, phần ta-luy bên trái thân đập bị sụt lún, vỡ lả tả từng mảng lớn.

Có mặt ở con đập thuộc xã Tráng Việt, cánh phóng viên không khỏi bàng hoàng khi nhìn cảnh thân đập bị tàn phá. Từng mảng lớn ta-luy bằng bê tông hoặc vỡ rời nhau ra, hoặc gẫy đôi ngổn ngang, trông giống như một công trình xây dựng đang bị đập bỏ.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Bố con anh Thạch bắt cua, ốc ngay chân con đập lở loét. (Ảnh:P.Thái)

Dưới thân đập, một đám trẻ con đang nghịch vũng nước nằm trong “hàm ếch” thân đập mà không hề biết phần trần “hàm ếch” có thể sập xuống bất kỳ lúc nào. Dùng tay không, chúng tôi có thể bóc được cả vốc đá rơi lả tả dưới mặt đập, hầu như không thấy có chút xi măng nào kết dính những viên đá lại.

Một người dân - anh Tuấn chạy xe từ trong bãi màu về thôn, thấy chúng tôi chụp ảnh đập vỡ thì dừng lại: “Cái đập này giờ dân chúng tôi chạy xe máy qua cứ phải đi vào chính giữa, đi sang hai mé chỉ sợ nó sụp cả người cả xe xuống thì khốn”.

Mô tả ảnh.
Anh Bá: "Nhìn đập hỏng, xót lắm". (Ảnh:P.Thái)
Phía dưới con đập xã Tráng Việt là con đập thuộc xã Văn Khê, dù phần ta-luy bị vỡ nhẹ hơn song cũng toang hoác một đoạn.

Mấy bố con nhà anh Thạch đang mò mẫm bắt cua ốc dưới lạch, được hỏi anh lắc đầu ngán ngẩm: “ Nhà tôi ngay kia (chỉ tay cách thân đập hơn trăm mét) nên biết rõ cái đập này. Mới một con nước lên đã vỡ toác thế này, chắc thêm vài ba con nước thì có mà trôi sạch cả đập, lại phải dùng đến đò ra bãi thôi…”.

Vào nhà một người dân khác ở ngay đầu con đập xã Văn Khê - anh Lê Bá, được anh cho hay: “Công nhân thi công nhiều người ở nhà tôi, phần lớn họ là lao động tại địa phương. Tôi còn trông coi vật liệu xây dựng cho họ, khi mới làm thì mừng, giờ thấy đập hỏng thế này xót lắm”.

Hỏi anh Bá có biết đơn vị nào xây đập không thì anh nói, chỉ biết ông chủ tên là Bảo.

Đơn vị nào “tàn nhẫn” rút ruột hai con đập?

Rõ ràng hai con đập đã bị đơn vị thi công rút ruột một cách tàn nhẫn, dẫn đến hậu quả hư hỏng nặng nề khi mới đưa vào sử dụng.

Qua điều tra của phóng viên thì đập Văn Khê có quyết định xây dựng từ ngày 31/10/2007.Quyết định báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật với tổng mức đầu từ đợt 1 là 4 tỷ 991 triệu 580 ngàn đồng. Đến ngày 15/7/2008 thì có Quyết định số 6188 bổ sung kinh phí với tổng mức đầu tư lên đến 6 tỷ 363 triệu 103 ngàn đồng.

Mô tả ảnh.
Những đứa trẻ chơi lang thang dưới "hàm ếch" của đập mà không lường hết sự nguy hiểm - mặt đập có thể sập xuống bất cứ lúc nào. (Ảnh:P.Thái)

Trong đó chi phí xây lắp là 4 tỷ 881 triệu 446 ngàn đồng, chi phí khác là 663 triệu 193 ngàn đồng và chi phí dự phòng là 578 triệu 464 ngàn đồng. Hợp đồng xây lắp số 11/2008/HĐKT được ký ngày 18/12/2008 với thời gian thi công tuyến ngầm giai đoạn 1 là 150 ngày và giai đoạn 2 là các hạng mục còn lại với quỹ thời gian 120 ngày.

Với con đập của xã Tráng Việt, theo Quyết định báo cáo kỹ thuật thì tổng mức đầu tư là 4 tỷ 806 triệu 149 ngàn đồng, sau đó cũng có quyết bổ sung mức đầu tư lên đến 5 tỷ 638 triệu 888 ngàn đồng với thời gian thi công là 270 ngày.

Chủ đầu tư hai công trình này là UNND hai xã Văn Khê và Tráng Việt. Đơn vị “trúng thầu”, tiến hành khảo sát, thi công là Công ty TNHH Hòa Thành do ông Nguyễn Văn Bảo làm giám đốc.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Công trình này đã bị rút ruột đến mức nào, khiến chỉ sau một con nước, đập đã tan hoang? (Ảnh: P.Thái)

Làm rõ trách nhiệm và sai phạm của các bên là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. Những câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao chủ đầu tư lại để đơn vị thiết kế thi công qua mặt, dẫn đến công trình kém chất lượng? Vai trò của giám sát thi công đến đâu và trách nhiệm của giám thế nào khi để công trình bị rút ruột? Năng lực thi công dự án của đơn vị thi công thế nào? Thủ đoạn rút ruột công trình ra sao? Chất lượng vật liệu đến đâu? Quy trình kỹ thuật thế nào mà để xảy ra sự cố như vậy?...

  • Cao Minh

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty