TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, June 5, 2010

Giúp dân đòi quyền lợi từ Vedan VN: Những động thái khó hiểu của UBND tỉnh Đồng Nai

Lao Động số 126 Ngày 04/06/2010 Cập nhật: 7:55 AM, 04/06/2010


(LĐ) - Mới đây, trong bối cảnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TPHCM đang quyết liệt đòi Vedan VN hỗ trợ bồi thường mỗi tỉnh hàng chục tỉ đồng thì nhiều ý kiến từ Đồng Nai lại chỉ muốn nhận hỗ trợ... 15 tỉ đồng.

Hội Nông dân liên tục kiến nghị bởi thời hiệu khởi kiện Vedan VN sắp hết, nhưng UBND tỉnh này vẫn có những động thái khiến dư luận ngạc nhiên. (Xem tiếp trang 7)

Tỉnh BRVT quyết liệt đòi Vedan VN phải bồi thường hơn 53 tỉ đồng cho nông dân chứ chưa chịu nhận hỗ trợ. TPHCM mới đây cũng yêu cầu Vedan VN phải bồi thường hơn 45,7 tỉ đồng.

Trong bối cảnh "nước sôi lửa bỏng" đó, tìm hiểu của PV, vừa qua, Hội Nông dân (HND) Đồng Nai lại có cuộc họp với đại diện HND 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch cùng 4 xã (Phước Thái, Long Phước, Long Thọ, Phước An). Các ý kiến đều cho rằng, nông dân Đồng Nai khó mà đủ điều kiện để kiện Vedan VN; nên thống nhất thương thảo để yêu cầu Vedan VN hỗ trợ.

Nhiều người cho rằng, có thể chấp nhận số tiền cả bồi thường lẫn hỗ trợ của Vedan VN là 15 tỉ đồng, theo chính đề xuất của đại diện Cty này ngày 19.3.2010. Sau đó, HND Đồng Nai xin ý kiến Tỉnh Uỷ. Theo giải đáp của một lãnh đạo HND, Tỉnh ủy chỉ đạo phải họp để hỏi ý kiến nông dân nhận hay không. Mà muốn họp cả ngàn dân không phải đơn giản. Sắp tới, HND sẽ có văn bản kiến nghị Tỉnh ủy chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp họp dân.

Điều oái oăm, sự nỗ lực  của HND lại chưa "ăn nhịp" với Sở TNMT. Bởi con số 15 tỉ đồng mới xuất hiện trên là căn cứ theo xác định cũ của Sở TNMT về việc có hơn 5.000 hộ dân Đồng Nai bị thiệt hại và đòi Vedan VN hỗ trợ bồi thường hơn 1.000 tỉ đồng (báo cáo số 461 ngày 19.10.2009).
 
Còn theo cơ sở mới, phải dựa vào văn bản 26 ngày 14.4.2010 của Viện Môi trường và Tài nguyên về xác định phạm vi, mức độ và bản đồ phân vùng ô nhiễm một cách khoa học để yêu cầu các địa phương làm căn cứ yêu cầu Vedan VN bồi thường hại cho dân.

Theo ông Hoàng Văn Thống (Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở TNMT), ngày 8.6 tới đây, Sở mới giao bản đồ vùng ô nhiễm để các địa phương xác định thiệt hại, mới có con số chính thức làm cơ sở để yêu cầu Vedan VN hỗ trợ, bồi thường. Tại sao các ban, ngành Đồng Nai  lại "trật phách"?

Theo lời than của một đại diện HND Đồng Nai thì hội đã tham gia ngay từ đầu vụ đòi Vedan VN bồi thường thiệt hại cho dân nhưng sau đó thì như bị "bỏ rơi". Tháng 9.2009, hội có văn bản đề nghị Tỉnh ủy chỉ đạo UBND tỉnh lập ban chỉ đạo để việc xử lý thu về một mối, thống nhất. Nhưng đến giờ này, vẫn chưa thấy cơ quan là đầu mối. 

Tháng 3.2010, khi thấy Vedan VN chỉ muốn hỗ trợ 15 tỉ đồng, HND đã xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy. Ít ngày sau, ông Lê Hồng Phương (Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy) ký văn bản 6335, yêu cầu UBND tỉnh có ý kiến.

Nhưng tháng 5.2010, phản hồi với HND vẫn "bặt vô âm tín" nên hội lại tiếp tục làm văn bản số 54  báo cáo Tỉnh ủy, nội dung chỉ còn ít tháng nữa, thời hiệu nông dân khởi kiện Vedan VN sẽ hết, mong sớm có chỉ đạo. Ngày 27.5, Tỉnh ủy  lại phải có văn bản ra hạn, trước ngày hôm nay (4.6) UBND tỉnh phải có ý kiến trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Ngô Nguyên

Friday, June 4, 2010

Mỹ hỗ trợ quân đội Việt Nam phòng, chống HIV/AIDS

Thời sự
07:51 | 04/06/2010

TP - Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 3-6 cho biết, một chương trình phòng, chống HIV/AIDS mới đã được khai trương hôm 2 -6-2010, tại Bệnh viện 87, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tiếp tục mở rộng thêm sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ đối với hệ thống quân y của Việt Nam.

Chương trình này được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Bộ Quốc phòng Mỹ thông qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng, chống HIV/AIDS (gọi tắt là PEPFAR), cung cấp các sản phẩm máu an toàn và dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho cả đối tượng quân nhân và dân sự của Khánh Hòa và các tỉnh lân cận.

Chuẩn Đô đốc Michael H. Robinson, Chủ nhiệm Quân y Hải quân, Bộ Tư lệnh châu Á Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ và Trung tướng Chu Tiến Cường, Cục trưởng Cục Quân y, Bộ Quốc phòng Việt Nam cùng cắt băng khai trương Trung tâm An toàn truyền máu.

"PEPFAR hiện hỗ trợ năm trung tâm an toàn truyền máu trong hệ thống quân y của Việt Nam, và các trung tâm này mỗi năm thu nhận và sẵn sàng cung ứng hàng chục nghìn đơn vị máu an toàn, phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc, điều trị và xét nghiệm", Trung tướng Chu Tiến Cường phát biểu trong lễ khai trương.

Chuẩn Đô đốc Michael H. Robinson nói: "Hiến máu là món quà của cuộc sống, và không gì đáng trân trọng hơn việc dành tặng một phần của cơ thể mình để bảo vệ sức khỏe của người khác."

Chuẩn Đô đốc đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Cục Quân y Việt Nam trong khuôn khổ PEPFAR, và nhận xét: "Chúng ta có thể cảm thấy tự hào vì đã đưa chương trình phòng, chống HIV/AIDS của quân y Việt Nam thành một mô hình thành công để các chương trình khác trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương có thể học tập".

Từ năm 2004, Mỹ thông qua PEPFAR cung cấp hơn 400 triệu USD cho các chương trình toàn diện về dự phòng HIV, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người sống chung hoặc chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Việt Nam.

Đ.P

Thursday, June 3, 2010

Bán mỏ vì lợi ích nhiệm kỳ

 - Thảo luận ở tổ chiều 2/6 về Luật Khoáng sản, đại diện một trong những tỉnh cấp phép khai khoáng nhiều nhất, ông Đào Xuân Nay (Bình Thuận) cho hay, các giấy phép khai thác titan tại tỉnh ông đa số đều từ Hà Nội, do Trung ương giới thiệu về. Khai thác "lời" 100 tỷ đồng thì DN sẵn sàng chi 10 tỷ để được cấp phép.

>> Mỗi năm, VN mất 1 hòn đảo vì xuất bừa tài nguyên
>> Khoáng sản: Lợi ích nghiêng về người được quyền khai thác mỏ
>> Nghị trường và dấu ấn đại biểu 

"Loạn" khai khoáng, cấp phép tràn lan, chỉ doanh nghiệp hưởng lợi, người dân gánh hậu quả còn địa phương không kỷ luật được ai... là những vấn đề mà đại biểu QH các tỉnh có nhiều khoáng sản như Bình Thuận, Cao Bằng, Nghệ An, vùng Tây Nguyên chỉ ra.

"Không làm gì được họ" 

Bức xúc hơn cả là tình trạng "chạy dự án" và quan chức địa phương "bán mỏ" do lợi ích nhiệm kỳ.

Mô tả ảnh.
ĐB Nguyễn Đức Hiền (trái): "Doanh nghiệp chỉ chạy tìm dự án".

Nói như ĐB Nguyễn Đức Hiền (Quảng Ngãi), nên đánh giá hiệu quả hoạt động của DN khai khoáng vì có không ít DN lập ra chỉ để lấy danh nghĩa "chạy hết lên huyện lên tỉnh đi dự án", chuyển nhượng dự án.

"Một số cá nhân giàu lên nhanh chóng... Tiền chảy vào túi cá nhân mà nhà nước không thu được gì, không làm gì được họ", Phó trưởng đoàn ĐBQH Nghệ An Nguyễn Hữu Nhị phàn nàn.

Theo ông, các mỏ khoáng sản đang được bán đi bán lại cho các cá nhân trục lợi để hưởng chênh lệch.

"Công ty khai thác đá Quỳ Hợp doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng nhưng nộp ngân sách chỉ 1 tỷ, chưa tính khoản hoàn thuế", ông Nhị phản ánh.

Như tính toán của ĐB Đinh Xuân Thảo (Kiên Giang), chỉ cần 1 giấy phép chuyển đi là DN có 4 - 5 tỷ đút túi.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung cũng lo ngại: "Đằng sau 80% doanh nghiệp khai khoáng là nước ngoài. Vậy giữ tài nguyên đất nước thế nào?".

Đa số ĐB tán thành việc tập trung đầu mối cấp phép về cho Bộ TN&MT để tránh bài học về bùng nổ sân golf cũng như cho nước ngoài thuê đất rừng vừa qua.

Đấu giá thăm dò khai thác khoáng sản được nhiều ĐB cho là giải pháp hữu ích để giải quyết vướng mắc, hạn chế xin - cho. Tuy nhiên, quy định phải cụ thể hơn, nhất là thẩm quyền định giá.

"Bộ TN&MT định giá nhưng Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm thẩm định lại giá để tránh thất thoát. Cũng nên nói rõ trúng thầu bao lâu mới được chuyển nhượng", ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đề xuất.

"Hoang tàn như mặt trăng"

Những hiện tượng "chảy máu khoáng sản",  "than tặc", "vàng tặc"... không chỉ làm thất thoát tài nguyên đất nước mà còn xáo trộn đời sống người dân. Nói như ĐB Nhị, người dân sống ở những vùng có tài nguyên lại là những người nghèo nhất, khổ nhất.

Mô tả ảnh.
ĐB Nguyễn Hữu Nhị (Nghệ An): 'Công nghệ khai thác mỏ thiếc Quỳ Hợp lạc hậu, cả vùng tan hoang".

Như "nghịch lý" mà ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) nhắc đến, đó là người dân ở các khu vực có mỏ khai khoáng không mặn mà với việc mở một mỏ mới, vì ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm nguồn nước, đường sá.

"Hậu quả nặng nề, mà lợi nhuận không được là bao", ông Tường kết luận. Thậm chí, tỉnh còn phải xuất tiền giải quyết các tệ nạn xã hội kèm theo.

ĐB Trần Đình Nhã (Bà Rịa - Vũng Tàu) nhẩm tính, ở tỉnh này có đến 35% người dân cuộc sống khó khăn hơn khi chuyển đến nơi tái định cư. "Ở Nghệ An, ảnh chụp từ trên xuống nhìn hoang tàn như nhìn xuống mặt trăng", ông Nhã nói. Hay như phản ánh của ĐB Danh Út (Kiên Giang), người dân Hòn Đất không còn nước sinh hoạt sau khi DN vào khai thác mỏ đá.

Điều mà các ĐB quan tâm là làm rõ các quy định ràng buộc DN với cam kết bảo vệ môi trường, hoàn thổ.

Theo ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội), "Luật cứ nói xen kẽ chính sách xã hội là khó khả thi, mà phải đưa ra nguyên tắc. Môi trường sống đang yên lành, anh vào khai thác thì phải có phương án bảo vệ, di dân, duy tu hạ tầng. Thiết chế phải rõ ràng".

Mặc dù luật sửa đổi quy định khuyến khích tổ chức, cá nhân duy tu, bảo vệ cơ sở hạ tầng, nhưng theo ĐB Nguyễn Đức Hiền, phải bỏ chữ "khuyến khích" vì đây là một ràng buộc trách nhiệm.

Cách chức được ai?

Dự thảo Luật khoáng sản được sửa đổi lần thứ hai, tuy nhiên, nói như ĐB H'Luộc N'tơr, "tham gia 3 khóa Quốc hội, không khóa nào chúng ta không bàn về chuyện loạn khai thác khoáng sản... Đến bây giờ Chính phủ đã kỷ luật, cách chức được ai chưa?".

Mô tả ảnh.
ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên): Các mỏ khai thác đều làm "gọi là".

Nguyên Giám đốc Sở TN&MT Đắk Lắk Trương Thị Xê chia sẻ, nạn khai thác cát ở Tây Nguyên khiến đất đai sạt lở nặng nề "nhưng khi còn làm giám đốc Sở, tôi không kỷ luật được ai".

Còn theo phản ánh của ông Dương Ngọc Ngưu (Thanh Hóa), ở những vùng có khoáng sản, xe chở khoáng sản xuất lậu ồ ạt nhưng "hỏi lãnh đạo một số tỉnh thì họ nói không biết, chỉ có một số biết".

Như vậy, những vấn nạn trong quản lý, khai thác khoáng sản hiện nay không chỉ xuất phát từ nguyên nhân nhà nước chưa có quy hoạch, địa phương không có kế hoạch mà còn do tình trạng "cha chung không ai khóc", trách nhiệm thiếu rõ ràng.

"Lấy tài nguyên đem bán kiếm lời, phần nhiều do Sở TN&MT làm, xã không biết gì. Xong thủ tục thì mời xã đến giao đất cho chủ đầu tư. Nhưng khi ô nhiễm, xã mời doanh nghiệp đến giải quyết thì doanh nghiệp không đến', ông Danh Út than.

Trăn trở với hàng loạt hiện tượng "bất công" đang diễn ra trên tỉnh mình, ông Nguyễn Hữu Nhị kết luận: "Khoáng sản là sở hữu chung của dân, của quốc gia, nhà nước thay mặt đứng ra quản lý. Không thể có chuyện xin - cho ở đây. Người dân vùng có khoáng sản phải chịu đựng rất nhiều chứ không phải ai cũng được hưởng lợi".

Luật Khoáng sản sửa đổi sẽ tiếp tục được xem xét trước khi thông qua vào kỳ họp tới.

  • Lê Nhung - Cao Nhật - Xuân Linh
    Ảnh: Lê Anh Dũng

83% công nhân may bị bệnh xương chưa được coi là bệnh nghề nghiệp

SGTT - Một nghiên cứu mới đây của BS Trịnh Hồng Lân, trưởng khoa sức khoẻ lao động và bệnh nghề nghiệp, viện Vệ sinh y tế công cộng TP. HCM: 83% trong số 1.000 công nhân may được khảo sát có biểu hiện đau mỏi cơ xương khớp ở các vị trí khác nhau. Trong đó, chứng đau thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất gần 55%, tiếp đến là vùng cổ với 42% và hai bả vai 33%…

Ngồi suốt ngày, công nhân dễ mắc các bệnh về xương khớp. Ảnh: Lê Hồng Thái

Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 33 tuổi, quê ở Quảng Bình, làm công nhân may đã mười năm kể, ngồi cả ngày 10 – 11 giờ tháng này qua tháng khác. Cách đây hai tháng, sáng ngủ dậy, người chị đau ê ẩm, hai cánh tay nhức mỏi đến nỗi không mặc nổi cái áo. Cái khớp gối ở chân bên phải do đạp máy cả ngày nên tê nhức, đi phải lết từng bước nặng nề. Cầm cuốn sổ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, bác sĩ cho thuốc uống không khỏi, chị tiếp tục đi trung tâm Hoà Hảo để chụp phim, bác sĩ cho biết chị bị thoái hoá cột sống.

Theo BS Trịnh Hồng Lân, bản thân bệnh rối loạn cơ xương chưa được coi là bệnh nghề nghiệp bởi đây không phải là bệnh lạ, bất kỳ ai ngồi lâu cũng bị, kể cả những người làm việc trong văn phòng. Tuy nhiên, những công nhân may thường ngồi một chỗ từ sáng cho đến 8 giờ 30 tối, không được nghỉ giải lao giữa các ca. Vấn đề ở đây là họ làm việc quá sức đối với cơ xương. Rối loạn cơ xương có thể dẫn đến thể nặng: thoái hoá đĩa đệm, thoái hoá cột sống.

Theo PGS.TS.BS Lê Anh Thư, chủ tịch hội Loãng xương TP.HCM, nếu cường độ lao động giảm bớt đi, người lao động ngồi đúng tư thế, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, 1 – 2 tiếng nghỉ 5 – 10 phút kết hợp với tập thể dục thì sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn cơ xương. Ảnh hưởng của rối loạn cơ xương hiếm khi gây ra tình trạng tai nạn lao động nặng hoặc tử vong, nhưng nó làm cho người lao động chịu sự đau mỏi nhiều, đặc biệt là vùng lưng, cổ, vai, cột sống, cổ tay, bàn tay. Bên cạnh đó, chi phí điều trị rối loạn cơ xương là rất lớn và cần thời gian điều trị lâu dài.

Theo TS Thư, bệnh rối loạn cơ xương ở công nhân nên đưa vào bệnh nghề nghiệp, hiện nay thế giới coi các bệnh xương khớp được xét vào bệnh mãn tính, đặc biệt nhóm ngành công nhân may chiếm tỷ lệ cao và được chi trả bảo hiểm y tế đến hết đời. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa coi đó là bệnh nghề nghiệp, vì còn liên quan đến chế độ tài chính. Chi phí cho bệnh xương khớp hơn cả chi cho bệnh tim mạch. Ở Mỹ mỗi năm chi ra 879 tỉ USD cho bệnh cơ xương khớp.

Hoàng Nhung

Tuesday, June 1, 2010

Lá thư đầy “uất nghẹn” của một công nhân

Lá thư đầy "uất nghẹn" của một công nhân
Lao Động số 123 Ngày 01/06/2010 Cập nhật: 7:44 AM, 01/06/2010
Công nhân có quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng. Ảnh: T.K.
(LĐ) - Mới đây, chị Nguyễn Thị Thắm - một công nhân (CN) làm việc tại Cty TNHH Hansoll (KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã gửi một lá thư nói về những bức xúc, nỗi khổ, nỗi uất nghẹn mà nhiều CN như chị phải chịu đựng tại Cty Han soll, tới người lãnh đạo cao nhất của tổ chức CĐVN - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng.

Nhận được thư chị Thắm, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng đã đọc đi, đọc lại nhiều lần với tình cảm trân trọng, xúc động và ngay lập tức đã viết thư trả lời chị. Lao Động xin trân trọng đăng hai bức thư nói trên.

Kính gửi: Ông Chủ tịch Tổng LĐLĐVN

Tôi tên: Nguyễn Thị Thắm - Công nhân (CN) kiểm hàng (QC) của Cty TNHH Hansoll Đồng Nai - Khu công nghiệp (KCN) Bàu Xéo - Trảng Bom - Đồng Nai.

CN chúng tôi ở đây có rất nhiều bức xúc mà không biết đi đâu để tìm ra lẽ công bằng. Tôi cũng đã tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức xã hội nhưng chưa thấy hồi âm. Sau thời gian tìm địa chỉ, tôi cũng đã suy xét kỹ càng và quyết định viết lá thư này gửi đến ông. Không! Tôi không "kiện" Cty, tôi viết ra tiếng nói của tôi - NLĐ, mong ông bớt chút thời gian để lắng nghe và thấu hiểu tiếng "than ôi" trong lòng chúng tôi. Mong ông đặt mình vào vị trí của tôi - NLĐ để cảm thông cho số phận CN, cương vị Chủ tịch Tổng LĐLĐVN nhận xét xem công dân của nước Việt đang làm việc trong cảnh thế nào.

Trước khi viết ra những bức xúc, tôi có lời xin lỗi trước. Nói một cách chua chát thì Cty lấy "tiền" dán "miệng thiên hạ" để che đậy cho cái gọi là "áp bức, bóc lột sức lao động". Sự thiếu tri thức và hiểu biết Luật Lao động đã xiềng xích quyền lợi hợp pháp của NLĐ. Chúng tôi đã phải vất vả lao động, trái lại đồng lương thì ít ỏi mà "luật" thì quá nhiều. Cty yêu cầu CN đi sớm để họp "trước giờ", nhưng về trễ thì chẳng có thêm đồng nào, làm hành chính nghỉ trưa 1h mà cũng bị "chém đầu, chém đuôi" 20 phút.

Vào giờ là làm đến có chuông mới được rời vị trí đi ăn cơm, trong giờ đi tiểu hoặc uống nước còn bị dòm ngó, chửi bới. Chính tôi đây kiểm hàng một mình một làn, vội đi vệ sinh để trống bàn, chuyên gia người Hàn Quốc (tôi cũng chưa biết tên) la lối ầm lên, chưa được 5 phút tôi đã quay ra và được giội xối xả những câu chửi tiếng Hàn, bực quá tôi cũng nạt lại "đi vệ sinh mà cũng cấm sao" mặc bà ấy muốn nói thêm gì thì nói...

Tàn nhẫn hơn là họ chỉ ký nghỉ việc, đi trễ, về sớm... trước 10h, sau thì không giải quyết, đã có lần CN may khóc lóc xin về vì con họ sốt, nhưng quá giờ họ khó dễ và sau thế nào tôi cũng không rõ chỉ nghe: Bất quá thì bỏ việc, không cho tôi cũng về. Hôm thứ 7 ngày 15.5.2010, cạnh chỗ tôi, QC - Line 1 tên là Tâm bị sốt nổi ban vì hôm trước nghỉ chưa xin phép nên nghỉ thêm mấy hôm. Giải quyết cũng không, mà cũng không ký giấy cho về sớm, vừa sốt, vừa mệt mỏi vẫn phải đứng kiểm hàng, chúng tôi cũng khuyên lên y tế nằm, nhưng Tâm nói "phức tạp lắm!", vì họ cho uống thuốc "tủi nhục" nên chẳng thể nằm lâu được.
 
Có quy định cấm CN mang đồ dùng cá nhân, chai lọ, dù, nón, áo khoác vào xưởng, vào xưởng phải tắt nguồn điện thoại di động. Cty treo tấm bảng trước phòng Bảo trì trong cách cư xử có câu: "Không phân biệt đối xử", nhưng thực chất thì khỏi bàn cãi. Văn phòng thì được mang đồ dùng cá nhân vào, được uống nước bằng ly/chai, được dùng điện thoại di động dù cho việc "công" hay việc "tư", nhà ăn xa thì được mang dù, nón để che, ăn cơm thì được "phục vụ tận tình".

CN thì cấm mang đồ dùng cá nhân vào xưởng, lúc bấm thẻ bị bảo vệ soi mói xem có gì trong túi không, CN may có người bị bắt vì mang giấy vệ sinh và "phụ kiện" của chị em phụ nữ trong túi, uống nước thì phải ghé miệng vào cái vòi chẳng biết họ xem CN là "con gì", ăn cơm thì đội đầu trần, nếu mang dù, nón thì phải lén lút như kẻ ăn cắp, ăn cơm thì chen chúc, tranh giành, lúc chưa phân hai xưởng thì CN ăn giành nhau như trong "trại tị nạn"...

Có người rơi nước mắt vì miếng cơm, lấy khay cơm mà như thể xin ăn. Phần ăn thì chẳng khác phần cho "mèo" ăn, không hiểu Cty có xem CN chúng tôi là "con người" hay không.

Thưa ông, ông cảm thấy thế nào khi các chuyên gia người Hàn chửi mắng CN chẳng tiếc lời và còn ném cả áo vào mặt CN? Chính bản thân các chuyên gia, quản lý họ chưa làm ra được sản phẩm tốt, họ ép CN may đạt 100%, không làm được thì họ chửi mắng chẳng cần biết đúng sai, có tình có lý. Quản lý bị chửi thì chửi lại các tổ trưởng, tổ trưởng lại trút cơn giận lên CN còn CN tức tưởi "nuốt" nỗi tủi nhục ấy.
 
Chị Phương tổ trưởng may chuyền 2 kể tôi nghe "Ông Kim gọi lại họp, giả sử đây là mặt em" rồi chị vo cái áo chọi thẳng vào vật giả dụ là mặt mình và nhắc lại lời ông Kim (GĐ xưởng) "Sáng giờ chỉ lên được 5 cái áo?". "Nhục như con chó chị ạ". Cái "tủi nhục" ấy chẳng riêng người "lãnh" được cái áo, mà cả tôi và những người cùng nghe cũng thấy nhục, cái tủi nhục của NLĐ.

Sau ông Kim nghỉ thì có một chuyên gia khác tạm quản xưởng 1 là người mắng tôi khi tôi đi vệ sinh ra, QC in line bắt hàng bà ấy cầm áo quăng vào mặt QC. Minh Thư, QC cùng Line nói lại với tổ trưởng, nhưng chị ấy chỉ yên lặng, lắc đầu CN chúng tôi không bị "câm", chúng tôi cũng biết lên tiếng, nhưng phía quản lý xưởng yêu cầu nói ý kiến của mình với tổ trưởng rồi tổ trưởng ý kiến lên. Nhưng vì chén cơm chẳng ai lên tiếng cho CN, cả CĐCS cũng chẳng thấy ai. Vậy đấy, CN chỉ là cái "giẻ rách" trong mắt người sử dụng lao động, ngay cả người Việt với nhau cũng chẳng biết "đùm bọc" lẫn nhau lại chà đạp lên nhau để thăng tiến...

Cũng chẳng biết là đồng lương và bảo hiểm họ có tính đúng không nhưng chỉ biết sau mỗi đợt lĩnh lương là CN lại bỏ ngang rất nhiều, CN làm thì than lương tính không đúng, Cty công bố một bảng tính lương mà tôi cũng "mới thấy lần đầu", nhưng họ không thể cãi vì họ có biết luật quy định bảng tính lương của Nhà nước ra sao đâu, chị họ tôi thắc mắc thì nhận được câu xanh rờn: "Luật Cty là vậy đấy chị ạ". Luật gì?
 
Bất công quá, CN bỏ việc nhưng họ cũng chẳng giải quyết với bất cứ lý do gì, CN đành bỏ ngang và chấp nhận mất mấy ngày lương và sổ bảo hiểm (nếu có). Còn và còn rất nhiều những bất công mà chúng tôi phải chịu đựng. Tôi nghĩ với cương vị Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, ông cũng từng nghĩ đến cảnh tình này của CN, nhưng ông có cảm nhận được cái uất nghẹn đang trào lên trong ruột gan chúng tôi, đã đấu tranh, có đình công nhưng chẳng thay đổi được gì.

Chính tôi đây không cam tâm, tôi tìm đến toà soạn báo Đồng Nai, báo Người Lao Động, báo Lao Động nhờ giúp đỡ về mặt pháp lý, nhưng chưa thấy hồi âm. Tôi nghĩ với bề dày kinh nghiệm ông sẽ hiểu những thứ đang "lung lay" trong lòng NLĐ, mong rằng nó sẽ không phải tiếng "oán trách".

Tôi cũng như toàn thể CN ở đây mong ông hiểu được cái quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng, quyền nhân sinh đang bị người sử dụng lao động chà đạp, chúng tôi không biết phải làm sao, đấu tranh hay không, nếu đấu tranh thì như thế nào là đúng đắn, dựa vào ai, tin vào ai? Tôi luôn chờ nghe lời hồi âm, ít ra tôi cũng tự hào rằng mình là người VN, thừa hưởng tinh thần kiên cường của cha ông mình.

Cuối thư xin cảm ơn vì ông đã lắng nghe!

Nguyễn Thị Thắm

Không thể chấp nhận tình trạng thiếu tôn trọng người lao động

Đó là khẳng định của Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng trong bức thư gửi chị Nguyễn Thị Thắm

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2010
Kính gửi: Chị Nguyễn Thị Thắm - Công nhân Cty TNHH Hansoll Đồng Nai (KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, Đồng Nai)

Trước hết, tôi xin rất cảm ơn chị đã viết thư thông báo cho tôi biết những gì đang diễn ra tại Cty nơi chị đang công tác.


Tôi đã đọc thư chị nhiều lần, càng đọc tôi càng xúc động và trân trọng chị nhiều hơn… vì đấy cũng chính là hình ảnh, là tình cảnh, là trăn trở suy nghĩ và tâm trạng của tôi 37 năm về trước khi tôi đang làm công nhân (CN) cho một đơn vị xây dựng của chính quyền miền Nam. Chính những trăn trở và suy nghĩ ấy là động lực để tôi trở thành một cán bộ CĐCS kể từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Thưa chị Thắm, ngày nay đất nước đã thống nhất, độc lập, tự do, chúng ta đã trở thành công dân của một đất nước tự do, một CN của một giai cấp tiên phong hiện đang đi đầu trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" thì nhất định chúng ta không thể nào chấp nhận sự "áp bức bóc lột sức lao động", quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng, quyền nhân sinh của NLĐ, đang bị người sử dụng lao động không tôn trọng như vậy.

Tôi đã chỉ đạo cho LĐLĐ tỉnh Đồng Nai, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về lao động của tỉnh kiểm tra xử lý thật nghiêm minh những vi phạm của Cty. Và phải xây dựng CĐCS Cty thật sự vững mạnh để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của NLĐ, phải thương thảo cùng người sử dụng lao động ký kết thoả ước lao động tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà ổn định và bền vững tại Cty.

Tôi đề nghị chị góp phần xây dựng tổ chức CĐ Cty, xung phong làm cán bộ CĐ bán chuyên trách hoặc chuyên trách và ứng cử vào ban chấp hành CĐ Cty, ra sức xây dựng CĐCS vững mạnh, xây dựng tập thể NLĐ của Cty đoàn kết, thống nhất xung quanh ban chấp hành CĐCS để đấu tranh bảo vệ có hiệu quả hơn quyền lợi của NLĐ. Tôi tin tưởng rằng quan hệ lao động tại Cty sẽ tốt hơn sau khi các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra.

Cuối cùng tôi xin chúc chị và gia đình khoẻ mạnh, qua chị xin chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khoẻ của tôi đến toàn thể anh chị em CN của Cty.

Tôi sẽ đến thăm anh chị em CN của Cty và hy vọng sẽ được gặp chị và nghe được trực tiếp những vấn đề còn đang bức xúc trong anh chị em CN chúng ta.
Trân trọng!

Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN

Monday, May 31, 2010

Xí nghiệp công trình thủy lợi xả nước gây chết người tại Bình Thuận: Đổ lỗi do thiên tai để phớt lờ trách nhiệm

Thứ ba, 25/05/2010 06:43  
 

(CATP) Đã chín tháng trôi qua kể từ ngày nhận xác con gái, bà Nguyễn Thị Nhiều (SN 1955, ngụ đội 2, thôn Bình Nghĩa, xã Bình Tân, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) vẫn không thôi đau đớn và bức xúc bởi cơ quan gây ra cái chết thương tâm đã thờ ơ với sự mất mát của gia đình bà...

Mới đây, trong đơn khiếu nại gởi Báo CATP, bà Nhiều đã trình bày nỗi oan ức của gia đình. Khoảng 8 giờ ngày 27-8-2009, Trần Thị Thu Nhơn (ảnh, SN 1991, con gái của bà) cùng em trai Trần Văn Đạo (12 tuổi) dắt bò qua suối tại khu vực Đá Bàng nằm trong thôn. Mực nước vào thời điểm này chỉ tới đầu gối. Khi đi qua giữa suối, đột ngột một nguồn nước quá mạnh ập tới, cuốn trôi cả hai chị em. Đạo may mắn bám được bụi cây ven bờ nên thoát chết. Không thấy chị, Đạo hoảng hốt la thất thanh nhờ người cứu giúp. Nhiều người dân chạy đến, ra sức lặn tìm nhiều giờ liền trong dòng nước xiết nhưng không có kết quả.

Được người dân báo tin UBND xã Bình Tân cử ngay lực lượng tìm kiếm cứu nạn đến hiện trường, đồng thời điện báo cho Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Bắc Bình đề nghị đóng hết các nguồn nước lại. Nước bắt đầu rút nhanh. Khoảng 11 giờ 30 cùng ngày, xác của Nhơn đã được tìm thấy.

Để khắc phục tai nạn thương tâm, UBND cùng mặt trận, đoàn thể xã Bình Tân đã đến thăm hỏi và hứa sẽ kiến nghị lên cấp trên để giải quyết gấp nhưng cho đến nay, gia đình bà Nhiều chỉ nhận được sự thất vọng.

Gạt nước mắt bà Nhiều đau đớn thốt lên: "Nhơn là đứa con ngoan hiền, hiếu học. Dù gia cảnh rất khó khăn, nhưng Nhơn đã cố gắng học với hi vọng sau này sẽ có việc làm phụ giúp cha mẹ. Ngày nhận được tin Nhơn đậu đại học, cả nhà vô cùng mừng rỡ. Nhưng chưa kịp thực hiện ước mơ được học ở giảng đường, Nhơn đã bị mất mạng một cách oan uổng, do sự tắc trách, cẩu thả của công trình thủy lợi Bắc Bình".

Quá bức xúc trước cái chết của con gái, bà Nhiều đã gởi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng.

Bà cũng đã nhiều lần đến Xí nghiệp công trình thủy lợi Bắc Bình để xin được giải quyết nhưng lãnh đạo xí nghiệp một mực đổ lỗi cái chết của Nhơn là do thiên tai.
Tuy nhiên, sau đó cái chết của Nhơn đã được Cơ quan CSĐT CA huyện Bắc Bình xác định: Lỗi do bộ phận quản lý tuyến kênh 812 Châu Tá xả lũ qua cống xả K17+105 xuống suối Đá Bàng nhưng không thông báo cho dân biết. Được biết, tuyến kênh 812 Châu Tá trực thuộc sự quản lý của Cty khai thác công trình thủy lợi tỉnh chứ không phải do Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Bắc Bình quản lý. Gia đình bà Nhiều tiếp tục gởi đơn, gặp trực tiếp lãnh đạo Cty khai thác công trình thủy lợi tỉnh nhưng chỉ nhận được sự im lặng...

Nguyên nhân cái chết đã rõ, nhưng điều mà bà Nhiều nhận được chỉ là sự thờ ơ, vô trách nhiệm của các cơ quan đã gây ra cái chết cho con gái bà.

 
  PHÚC TÂM

Điểm mặt côn đồ Bình Dương

TT - Một nhân viên chi cục thuế cầm đầu một băng côn đồ nhiều lần dùng mã tấu, dao phay để thanh toán nhóm giang hồ khác. Vụ việc trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ quan điều tra vào cuộc, phát hiện những hé mở của một thế giới ngầm chỉ nói chuyện bằng "máu người".

Thu giữ xe của các đối tượng côn đồ bỏ chạy khi công an đến ngăn chặn vụ thanh toán giữa băng Tùng "gà" và băng Củ Mì - Ảnh: do CTV cung cấp

>> Bắt 29 đối tượng côn đồ

Đến ngày 30-5, Công an thị xã (TX) Thủ Dầu Một (Bình Dương) vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ chân rết của hai nhóm côn đồ khét tiếng này. Nhiều thông tin ban đầu cho thấy đây là hai băng nhóm có tổ chức quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn Bình Dương và cả TP.HCM.

Trùm Củ Mì và tay chân

34 đối tượng bị tạm giữ

Từ chiều 25 đến rạng sáng 26-5, hai băng côn đồ của Tùng "gà" và Củ Mì tổ chức thanh toán nhau bằng bom xăng, búa, mã tấu. Công an Bình Dương huy động lực lượng can thiệp và tạm giữ 29 đối tượng. Tiếp đó, cơ quan điều tra tạm giam thêm bốn đối tượng, trong đó có Nguyễn Thanh Tùng (Tùng "gà", 35 tuổi). Ngày 29-5, cơ quan điều tra tạm giam Củ Mì, nâng tổng số đối tượng bị tạm giữ lên 34 người.

Chi cục Thuế TX Thủ Dầu Một đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Tùng "gà". Tùng về công tác tại đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế từ năm 2007. Trước đó, Tùng tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế tài chính tại TP.HCM rồi công tác tại Chi cục Thuế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương).

Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, sau khi hai băng côn đồ quyết đọ sức bằng bom xăng, mã tấu ngay giữa trung tâm TX Thủ Dầu Một thì chân tướng hai trùm giang hồ đất Thủ bắt đầu lộ diện.

Trùm Tùng "gà" (tức Nguyễn Thanh Tùng, 35 tuổi, nhân viên đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế thuộc Chi cục Thuế TX Thủ Dầu Một) rồi đại ca Củ Mì (tức Nguyễn Giang Thanh, 30 tuổi, ngụ P.Phú Hòa, TX Thủ Dầu Một) lần lượt bị tạm giữ nhưng đàn em của hai băng nhóm này vẫn còn khá nhiều.

Điều tra ban đầu cho biết Củ Mì có trong tay ít nhất 100 đàn em chuyên bảo kê, cho vay nặng lãi. "Số má" của băng Củ Mì nổi như cồn với các phi vụ cướp sòng bạc trên địa bàn huyện Củ Chi (TP.HCM) và Bình Dương, trong đó có vụ cướp sòng bạc của bà Tư "dao bấm" tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi.

Củ Mì có không ít đàn em "máu lạnh" được xem như cánh tay phải trong các phi vụ hoạt động kiểu xã hội đen như bảo kê sòng bài, nhà hàng, quán bar, khách sạn, ổ cờ bạc, đòi nợ thuê, karaoke trá hình... Lãnh địa chính của Củ Mì là Thuận An, TX Thủ Dầu Một và huyện Củ Chi. Đàn em của Củ Mì được phân định rõ ranh giới và lĩnh vực quản lý. Đại Mát, một đàn em thân cận của Củ Mì, chuyên đảm trách bảo kê các tiệm cắt tóc gội đầu, cho vay nặng lãi.

Ba Dẹo là tay giúp việc cho Củ Mì về bảo kê gái gọi, gái đứng đường. Nói đến Ba Dẹo, nhiều em "chân dài" hoạt động mại dâm ở Bình Dương không dám hé răng kể nửa câu. Trong các cuộc bảo kê "gái bao", đàn em của Củ Mì ăn rất dày. Nếu ai bắt được mối đi với khách với giá 500.000 phải chung chi ít nhất 200.000 đồng cho công bảo kê.

Theo lời khai và các bằng chứng thu thập được cho thấy băng của Củ Mì đã bảo kê cho hàng loạt nhà hàng, quán bar trên địa bàn Bình Dương. Những nhà hàng, quán ăn, tiệm gội đầu... mọc lên mà không chung chi thì đàn em của băng nhóm này đều đến "dằn mặt" bằng dao búa, gậy gộc.

Tại các điểm làm ăn lớn, số tiền chung chi mỗi lần lên đến hàng chục triệu đồng. Đàn em Củ Mì cũng từng dằn mặt nặng tay một nhà hàng - karaoke ở P.Phú Hòa (TX Thủ Dầu Một) vì không cần bảo kê. Thường thì sau khi cho đàn em "xử" các điểm nhà hàng, quán karaoke, băng nhóm này lại cho đàn em khác đến dàn xếp rồi gợi ý bảo kê. Cứ như thế bọn chúng vươn vòi bạch tuộc đến nhiều địa bàn.

Nhân viên thuế cầm đầu băng côn đồ

Không kém gì Củ Mì, Tùng "gà" cũng nổi như cồn và thuộc loại đàn anh khét tiếng trong giới côn đồ. Tùng "gà" chủ yếu bảo kê các hoạt động cờ bạc, kinh doanh quán ăn trong phạm vi nội ô TX Thủ Dầu Một. Biệt danh Tùng "gà" cũng xuất phát từ hoạt động đá gà, tổ chức các trường gà có liên quan đến Tùng.

Chiều 25-5, khi băng nhóm Tùng "gà" và băng nhóm Củ Mì hẹn thanh toán nhau thì công an được huy động để trấn áp các đối tượng. Thấy tình hình bất ổn, Củ Mì lệnh cho đàn em di tản. Ngay sau đó, Công an Bình Dương ập vào kiểm tra khẩn cấp dãy nhà trọ ở P.Chánh Nghĩa (TX Thủ Dầu Một), nơi đàn em Tùng "gà" tá túc. Tuy nhiên nhiều đối tượng đã vượt rào bỏ chạy, có đối tượng còn dùng hung khí chống cự, buộc công an phải nổ súng cảnh cáo. Khu nhà trọ mà băng côn đồ của Tùng "gà" tá túc được xây khoảng 30 phòng, do một người thân của Tùng "gà" đứng tên kinh doanh.

Thông tin từ Công an TX Thủ Dầu Một cho thấy cả băng Tùng "gà" lẫn băng Củ Mì thường thực hiện các "phi vụ" đâm thuê chém mướn, cơ quan chức năng đang nghi vấn hai băng này thực hiện các vụ chém người gần đây tại bờ sông Bạch Đằng, khu dân cư Chánh Nghĩa và đường Lê Hồng Phong. Anh N.V.H., một người dân ngụ tại P.Phú Hòa, cho biết đã nhiều lần gần khu vực vũ trường ĐMH xảy ra các vụ thanh toán bằng dao phay, đây là lãnh địa do băng Củ Mì bảo kê.

Đàn em của hai băng Tùng "gà" và Củ Mì từng gây ra nhiều vụ đụng độ để tranh giành địa bàn bảo kê. Một người dân P.Chánh Nghĩa lắc đầu: "Càng ngày thấy càng nhiều thanh niên lạ mặt đi thành từng nhóm vào khu nhà trọ trong phường, có lúc chở cả hung khí phía sau và đánh võng, lạng lách như phô trương. Đã không ít lần các nhóm thanh niên này đuổi chém nhau đến toác đầu".

HÀ TRANG

Sunday, May 30, 2010

Xem chân dung người chồng tưới xăng biến vợ thành ngọn đuốc va` nghĩ về "anh hùng Lê Văn Tám"

TP.HCM:
Chân dung người chồng tưới xăng biến vợ thành ngọn đuốc
,

– Sống với người vợ đã qua 4 đời chồng và bản tính cuồng ghen đã biến Trãi thành… sát thủ.

TIN LIÊN QUAN

 

Thành vợ chồng vì ân nghĩa

 

Liên quan đến việc bắt khẩn cấp người chồng mưu sát vợ bằng 40 lít xăng như VietNamNet đã thông tin, ngày 29/5, nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an Q. Tân Bình (TP.HCM) cho hay, chị Huỳnh Thị Lan A (SN 1973, ngụ tỉnh Bạc Liêu) - nạn nhân của vụ án - đã tử vong tại bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM do nhiều vết bỏng nghiêm trọng khắp cơ thể.

 

 

ghen 1
Chân dung hung thủ Nguyễn Ngọc Trãi sau khi bị bắt giữ. Ảnh: Đàm Đệ

Sau khi bị bắt giữ cho đến nay, hung thủ Nguyễn Ngọc Trãi  (SN 1962, ngụ Q. Phú Nhuận) đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Đồng thời, người đàn ông này thừa nhận tấn bi kịch xuất phát từ sự cuồng ghen của bản thân, tuy nhiên một phần cũng do người vợ.

 

Trãi khai nhận, từ năm 2002, chị A đang sinh sống với người chồng thứ 3, không có hôn thú tại Q. Tân Bình. Trong thời gian này, A làm ăn bị đổ bể, với số tiền nợ hàng trăm triệu đồng. Lúc này Trãi làm tại một hãng đóng tàu có tiếng tại TP.HCM và thường xuyên ve vãn chị A.

 

Sau khi giữa hai người có quan hệ tình cảm với nhau, Trãi đã bán căn nhà của mình trang trải nợ nần cho A. Vì cảm kích Trãi, nên chị A sau đó đã "đứt đoạn" với người chồng thứ 3 kết hôn với Trãi, cả hai thuê nhà sống chung trên đường Bạch Đằng, P.2, Q. Tân Bình.

ghen 2 ghen 3
Nguyễn Ngọc  Trãi cũng bị bỏng nặng sau khi tẩm xăng biến vợ thằng ngọn đuốc. Ảnh: Đàm Đệ

 

Theo ông Lâm Văn Bảy (ông dượng của chị A), chị A từng nhiều lần tâm sự với ông chỉ sống với Trãi vì ơn nghĩa đã cứu giúp mình trong lúc hoạn nạn và đăng ký kết hôn nhằm giúp Trãi có được 1 suất mua căn hộ chung cư giá rẻ của công ty. A cũng thường bày tỏ với nhiều người xung quanh rằng, cố gắng làm lụng, dành dụm tiền để trả nợ cho Trãi.

 

Cuồng ghen biến vợ thành…. ngọn đuốc

 

Cũng theo ông Bảy, Trãi có bản tính hay ghen với bất kỳ người đàn ông nào tiếp xúc với chị A, kể cả những người đàn ông có họ hàng với chị A. Điển hình như trường hợp ông Lâm Văn Bảy như nói trên, người mà chị A gọi bằng ông dượng, cũng bị Trãi hay ghen tức.

 

Nhiều người thân khác của chị A xác nhận, thời gian khoảng 1 tháng trở lại đây, người chồng thứ 3 của A sau nhiều năm biệt tích đã xuất hiện và thường ghé thăm đứa con chung 7 tuổi của 2 người.

ghen 4
Người dân kể lại hiện trường chị Huỳnh Thị Lan A bị chồng biến thành ngọn đuốc. Ảnh: Đàm Đệ

 

Thậm chí, có lúc người chồng này còn vào phụ luôn tại quán cơm để gần A. Do nghi ngờ vợ mình quay lại với mối tình già nhân ngãi non vợ chồng trước đây, Trãi tìm mọi cách khuyên răn nhưng không được nên đành chấp nhận rời xa, tìm về tận huyện Hóc Môn, TP.HCM để thuê phòng trọ sinh sống.

 

Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn là vào chiều ngày 25/5. Lúc này Trãi đi xe đến quán cơm – nơi chị A đang làm việc, hỏi về đứa con riêng của A và người chồng thứ 3. Nhưng chị A cho biết đã gửi con về phía bên ngoại.

 

Cơn cuồng ghen trong người Trãi trỗi dậy. Người đàn ông này luôn miệng chửi rủa A trước đám đông, vì cho rằng A gửi con là có ý đồ để "rảnh tay"... đi lại với người chồng thứ 3. Sau khi mọi người tại quán cơm can ngăn, Trãi đành bỏ về trong hậm hực. Và ngay trong đêm 25, rạng sáng ngày 26/5 Trãi nảy sinh ý định giết vợ.

ghen 5
Tang vật cơ quan công an thu giữ. Ảnh: Đàm Đệ

 

Khoảng 21h ngày 26/5 khi chị A đang đứng bán cơm cho khách thì từ xa Trãi đi bộ cầm theo một thùng nhựa chứa xăng đã chuẫn bị trước đó. Đến gần, Trãi hất toàn bộ xăng chứa trong thùng lên người chị A. Chị A đang đứng bên lò than cháy đỏ nên ngọn lửa bén vào xăng, biến người đàn bà này thành ngọn đuốc.

 

Giãy giụa và tháo chạy khoảng 20m thì chị A gục xuống đường. Nhiều người dân cởi áo, dùng vải mền để dập lửa, và đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng sau nhiền ngày nạn nhân đã tử vong. Được biết, sau khi bắt giữ hung thủ, lực lượng cơ quan công an cũng đưa Trãi đến bệnh viện điều trị những vết bỏng khắp cơ thể vì bị xăng, lửa bén vào người trong lúc gây án.

 

  • Đàm Đệ

Nhân lễ Chiến Sĩ Trận Vong Mỹ, nhớ Nghĩa Trang Biên Hòa

Vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5, người Mỹ kỷ niệm lễ Chiến Sĩ Trận Vong, tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hy sinh trên khắp các mặt trận kể từ sau cuộc nội chiến Nam Bắc 1860. Ngày này cũng là dịp để người Việt nhớ đến những người đã nằm xuống trong cuộc chiến vừa qua. Ông Vũ Văn Lộc, Giám đốc tổ chức IRCC ở San Jose, California trao đổi với VOA về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nơi vẫn còn 16.000 mộ phần quân nhân miền Nam vào tháng 4 năm 1975.

Tượng
Hình: IRCC

Tượng "Thương Tiếc" trước cổng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị giật sập sau 1975

Chia sẻ

Tin liên hệ

VOA: Xin ông cho biết sự liên hệ giữa tổ chức IRCC của ông và Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa?

Ông Vũ Văn Lộc: IRCC là cơ quan định cư của người di dân. Bên cạnh đó, tôi có thực hiện một viện bảo tàng thuyền nhân Việt Nam Cộng Hòa tại San Jose. Trong viện bảo tàng, tôi có nhu cầu thực hiện lịch sử và mô hình của nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thành ra cơ quan này là cái duyên của tôi.

Trước năm 75 tôi là một trong những người có liên hệ đến việc xây dựng nghĩa trang này, chúng tôi có theo dõi để biết các diễn tiến của nghĩa trang cho đến bây giờ.

VOA: Cách đây mấy năm, Thủ tướng Việt Nam đã ký quyết định dân sự hóa nghĩa trang này, quyết định này có ý nghĩa gì và kết quả cụ thể cho tới giờ này ra sao?

Ông Vũ Văn Lộc:
Tôi nghĩ các ông ấy đã đến lúc phải làm nhưng tôi nghĩ biến thành nghĩa trang nhân dân thì chẳng đi đến đâu cả, bởi vì cái ý nghĩa quan trọng nhất là những người chiến binh miền Nam, khi người ta nằm xuống trong nghĩa trang đó, người ta không thể biến thành nhân dân được. Các ông ấy làm như vậy là lẩm cẩm, cho nên từ lúc đó chúng tôi đã yêu cầu nó phải là một di tích lịch sử của chiến tranh, vẫn luôn luôn là những ngôi mộ và nghĩa trang của phía quân lực Việt Nam Cộng Hòa, như vậy mới đúng.

Thực ra thì có vẻ như họ đã nhìn nhận có sự kiện đó, nhưng họ muốn bẻ ngoặt sang phía khác. Trên thực tế có một điểm như thế này: họ chưa có hành động tàn nhẫn là bốc đi chỗ khác hay là di tản.

Nếu đó là một nghĩa trang nhân dân thì sẽ giống như các nghĩa trang nhân dân khác trên đất nước. Có thể một ngày nào đó, nếu có nhu cầu muốn giải tỏa thì vẫn giải tỏa được. Nhưng nếu là một di tích lịch sử của chiến tranh để lại thì việc giải tỏa có thể không thể thực hiện được.

Thêm nữa, đã là nghĩa trang nhân dân thì sẽ theo quy chế của nghĩa trang thường, tức là ai muốn bốc mộ đem đi chỗ khác cũng được, muốn chôn thêm người vào đó cũng được. Như vậy chỉ độ vài chục năm sẽ có dân thường chôn ở đó; thế thì ý nghĩa của một nghĩa trang quân đội trong một thời kỳ chiến tranh hoàn toàn mất hết.

VOA: Cũng cách đây mấy năm, cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam xét lại vấn đề Nghĩa Trang Biên Hòa khi ông ấy về Việt Nam, ông có ghi nhận kết quả nào về lời kêu gọi này hay không?

Một góc của  Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trước năm 1975
IRCC
Một góc của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa trước năm 1975

Ông Vũ Văn Lộc: Tôi có theo dõi nhiều nhưng không thấy kết quả gì cụ thể cả, mà ông Kỳ không có một suy tính tham mưu khoa học đầu đuôi. Ông chỉ nói theo ngẫu hứng, theo nhu cầu chính trị và cá nhân. Ông ấy cũng chẳng biết trong đó còn lại bao nhiêu ngôi mộ, chia lô như thế nào, hoàn cảnh thực tế như thế nào.

Do nhu cầu nghiên cứu nên chúng tôi biết khi chúng ta bỏ nước ra đi năm 75 thì ở đó có 16.000 ngôi mộ, và do diễn tiến từng ngày một xảy ra thì bây giờ cũng còn vào quãng 11.000. Như vậy đang còn một số đất trống có thể chôn cất thêm được quãng bốn năm ngàn người nữa. Còn nhà máy nước Bình An thì bên cộng sản họ cho đóng vào ngay chính giữa khu nghĩa trang, làm cho con đường đi từ cổng nghĩa trang đi qua Đền Tử Sĩ tới Nghĩa Dũng Đài bị cắt ra. Xong họ mở một cửa hông nhỏ để cho mọi người vào thăm. Tính chất họ làm chẳng có gì gọi là đàng hoàng cả.

Vì thế tôi nghĩ ông Kỳ cũng chưa tạo được một ảnh hưởng gì và cũng không biết mình đòi hỏi cái gì cho đúng đắn và làm cái gì cho nó rõ ràng cả. Ông chỉ nói có tính cách chính trị mà thôi.

VOA: Ông vừa nói nghĩa trang bây giờ đã mở cửa cho mọi người vào thăm. Hiện nay việc thăm viếng này đã dễ dàng hay vẫn còn khó khăn như trước?

Ông Vũ Văn Lộc: Nói một cách công bình thì không khó khăn nhưng cũng rất lẩm cẩm. Chẳng hạn như không giống một nghĩa trang dân sự thực sự, nó vẫn tạo ra sự nghi ngờ và thân nhân vào thăm viếng không thoải mái, phải ghi tên, phải trả lời xem thăm ngôi mộ nào, ở đâu. Những cái đó không giống một di tích lịch sử mà cũng không giống một nghĩa trang thường.

Còn một điểm quan trọng nhất là bởi vì không có sự gìn giữ đàng hoàng nên có cây mọc giữa ngôi mộ, đường xá có cỏ mọc, thành ra tôi có một ước mong là chẳng cần xây cất bằng một ngân khoản lớn lao gì, chỉ cần giữ cho cây cỏ đừng tàn phá nghĩa trang; rồi nhiên hậu, lịch sử đến một giai đoạn nào người ở hải ngoại hay trong nước còn mồ mả thân nhân có thể có cơ hội chấn chỉnh cho đàng hoàng.

VOA: Mới đây, nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đề nghị Quốc hội Việt Nam công nhận Nghĩa Trang Biên Hòa là chứng tích lịch sử quốc gia, ông nghĩ sao về đề nghị này?

Bia mộ hư hỏng của Hạ sỉ Lê Văn Cảnh
IRCC
Bia mộ hư hỏng của Hạ sỉ Lê Văn Cảnh

Ông Vũ Văn Lộc: Cái đó phải là một di tích của quốc gia. Đệ nhất, đệ nhị thế chiến, chiến tranh Nam Bắc của Mỹ, hay bất cứ một cuộc chiến tranh nào, khi có một nơi tập trung chôn cất những tử sĩ như vậy thì đương nhiên nó phải là một di sản lịch sử của quốc gia.

Nhưng thực tình mà nói, cái này nó nằm trong Chính Trị Bộ, chứ còn Quốc hội thì tôi chả có hy vọng gì. Cái này phải do đảng cộng sản phải nhìn ra vấn đề rồi đến chính phủ phải làm.

Ở hải ngoại này mình phải vận dụng các chính phủ thông qua Quốc hội các nước thì mới có thể được, thành ra tôi cũng có biên thơ cho nhiều ông Dân biểu và Thượng nghị sĩ Mỹ, nói với họ bây giờ chúng tôi là công dân Mỹ, và đó là những mồ mả của thân nhân chúng tôi thì các ông phải lưu ý chứ. Nhưng lẽ dĩ nhiên vấn đề này chưa phải là ưu tiên của họ. Tôi ước mong toàn thể khối hải ngoại và cả người trong nước cùng nhau vận động, bởi vì kể cả các chiến binh đối phương của chúng tôi họ cũng phải nhìn nhận như thế.

Cuộc chiến tranh Nam Bắc của Hoa Kỳ là một bài học về tính chất văn minh của một nước là luôn luôn phải tôn trọng những người chết, cho nên ba mươi mấy bốn chục năm sau thì tất cả những tử sĩ của miền Nam rải rác đều được đưa vào trong nghĩa trang quốc gia Arlington của liên bang chôn cất. Họ làm cũng đàng hoàng lắm. Việt Nam muốn học đòi văn minh thế giới thì cũng phải làm như vậy.

VOA: Theo ông, giải pháp lý tưởng đối với Nghĩa Trang Biên Hòa nên theo hướng giải quyết như thế nào?

Ông Vũ Văn Lộc: Bây giờ tôi nghĩ người cộng sản họ có những khó khăn nội tại, nhưng họ vẫn có thể tiến từng bước một. Thứ nhất là tuyên bố đó là di sản lịch sử quốc gia.

Thứ hai, các ông ấy phải di tản ngay nhà máy nước đá Bình An đang nằm chình ình ngay giữa nghĩa trang, làm sao một di sản quốc gia mà có một nhà máy chặn đường vào nghĩa trang được.

Thứ ba, không cần phải xây cất lại cho nó hoành tráng, chỉ cần giữ cho nó có căn bản để nhiên hậu những bước kế tiếp, có thể con cháu của các liệt sĩ đã chết từ từ sẽ làm lại.

Khi chúng tôi đi khỏi Sài gòn thì ở đó còn 16.000 ngôi mộ, bây giờ đã cải táng được ít nhất 5.000; và cũng còn một số đất trống nữa. Nếu theo đúng kiểu trên thế giới người ta làm, thì những liệt sĩ được chôn rải rác ở khắp nơi, khi tìm được thì họ đem vào cải táng ở đó.

Bây giờ những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chết trong lúc bị tù cải tạo ở các nơi, nếu bây giờ muốn cải táng từ những miền xa xôi thì cũng phải được chôn ở đó. Lẽ dĩ nhiên, gia đình hay bạn bè có thể làm, không cần chính phủ cộng sản phải làm. Như vậy nó mới trở thành một di sản quốc gia một cách rõ ràng, thể hiện được tình người Việt Nam nói chung cho các thế hệ tương lai.

Cũng có thể ngay cả những người như chúng tôi có thể cải táng đem về chôn ở đó. Tôi cũng sẵn sàng rất mong khi tôi chết trở về nằm ở đó, giống như nhạc sĩ Nam Lộc đã đặt trong một bài hát "xin cho tôi một mộ phần, bên ngàn chiến hữu của tôi."

Tập Hợp Thanh niên Dân Chủ vận động trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ trong nước


Thưa quý vị, tuần này một số thành viên của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ (THTNDC) từ nhiều bang trên nước Mỹ đã đến Washington để vận động trả tự do cho một số nhà hoạt động dân chủ đang bị bắt bớ và cầm tù tại Việt Nam. Hôm 25 tháng Năm, Hoàng Lan và Võ tấn Huân, 2 thành viên của Tập Hợp đã ghé thăm đài VOA và dành cho Ban Việt ngữ một cuộc phỏng vấn về đường hướng vận động của Tập Hợp Thanh niên Dân chủ, đồng thời chia sẻ một số suy nghĩ và trăn trở của các bạn về vận mệnh của đất nước. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn do Hoài Hương thực hiện sau đây.


Hoài Hương | Washington, DC Thứ Sáu, 28 tháng 5 2010
Võ Tấn Huân, Hoàng Lan và Sophie Richardson (thuộc Tổ chức bênh vực nhân quyền)
Thanh niên Việt Nam nên có một thái độ chính trị rõ ràng, và chuẩn bị về những kiến thức của mình, cái bản lĩnh của mình để một ngày nào đó, khi có cơ hội, họ có thể tham gia để đóng góp cho đất nước.

Thưa quý thính giả và độc giả, Hoàng Lan và Huân cùng một số bạn trẻ khác đã đại diện Tập Hợp Thanh niên Dân chủ (THTNDC) đến Washington để gặp gỡ một số tổ chức quốc tế và chính giới Hoa Kỳ nhằm vận động trả tự do cho một số người đang bị bắt giữ ở Việt Nam, đặc biệt là những đảng viên và cộng tác viên của Đảng Dân chủ và THTNDC. Được biết nhóm người trẻ tuổi này đã tiếp xúc với một số tổ chức phi chính phủ như Tổ chức bênh vực nhân quyền Human Rights Watch và Hội Ân xá Quốc Tế, và đề nghị các tổ chức ấy trực tiếp gửi người đến thăm những người tù và những người đang bị tạm giam ở Việt Nam. Hoàng Lan cho biết thêm về cuộc vận động này như sau:

Hoàng Lan: Đây chỉ là một bước khởi đầu trong một quá trình vận động dài. Lan nghĩ là để có một sự liên hệ để tạo sự hiểu biết lẫn nhau, hiểu rõ hơn những con đường mà Tập Hợp và Đảng Dân chủ theo đuổi, và để cho biết là có những người hiện đang bị bắt giam hoặc sách nhiễu ở Việt Nam. Họ có những hoạt động rất ôn hòa, họ chỉ thực hiện những quyền mà chính hiến pháp Việt Nam cũng như công pháp quốc tế công nhận cho họ. Nhóm có một số kế hoạch để làm việc trong thời gian sắp tới, Lan mong là trong mùa hè này, sẽ có nhiều thông tin về công cuộc vận động đó hơn.

VOA: Trong số những người đang bị cầm tù ở Việt Nam, phải nhắc đến Nguyễn Tiến Trung. Vừa rồi Trung bị tòa sơ thẩm tuyên án 7 năm tù và là người duy nhất không xin kháng án, xin Hoàng Lan cho biết vì lý do gì Trung không kháng án?

Hoàng Lan: Dạ thưa chị, vấn đề Trung không kháng án theo Lan thấy nó cũng là một vấn đề rất là bí ẩn. Theo phỏng đoán cá nhân của Lan thì có thể là vì áp lực đối với gia đình của Trung rất là lớn. Tại vì Lan là người gần trong gia đình, Lan biết những cái gì mà xảy đến với gia đình của Trung, nhưng nói chung đấy cũng vẫn là một cái uẩn khúc mà có lẽ phải đợi khi nào Trung ra ngoài thì mới biết được. Trong thời gian qua cũng có một số người đặt câu hỏi tại sao có những anh nhận là mình vi phạm pháp luật, Lan nghĩ mình cần phải nhìn vào vấn đề, tình trạng bắt bớ và sách nhiễu những người hoạt động dân chủ, đó là một vấn đề vi phạm và chà đạp lên công lý, khi mà đảng viên của một đảng đang lãnh đạo làm thẩm phán trong một phiên tòa xử đảng viên của một đảng phái khác, thì đó là một cái sự cạnh tranh không công bằng về chính trị. Cái thứ hai là khi mà Việt Nam đã có những cam kết với quốc tế để cải cách tư pháp, để có một nền tư pháp độc lập mà bên chính trị, bên hành pháp vẫn can thiệp vào trong công việc của bên tư pháp như vậy, thì rõ ràng đó là những vi phạm cam kết đối với quốc tế khi mà Việt Nam đã đặt bút ký những công ước quốc tế về nhân quyền.

VOA: Được biết mới đây có một số người có liên hệ với THTNDC đã bị chính quyền sách nhiễu. Xin Huân cho biết thêm chi tiết về những vụ này?

Huân: Dạ thưa trong thời gian vừa qua một số thành viên của THTNDC cũng như một số cộng tác viên của Tạp chí Thanh niên Phía Trước đã bị an ninh kêu lên và làm phiền trong nhiều ngày, Huân cho đây là một vi phạm rất nghiêm trọng các công ước quốc tế. Huân cho rằng nhà nước Việt Nam, cơ quan an ninh của Việt Nam đã xem thường dư luận và không tôn trọng nguyện vọng của nhân dân. Các thành viên trong THTNDC không nghĩ rằng những biện pháp đó có thể ngăn cản họ bước đến để mà tìm hiểu môi trường dân chủ, cũng như để làm sao tiếp xúc được với nền thông tin đa chiều.

VOA: Như chúng ta đều biết, ngày 11 tháng 5 vừa qua, một phiên tòa phúc thẩm đã giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm, xét xử luật sư Lê công Định, và các ông Lê thăng Long, Trần Huynh Duy Thức về tội gọi là hoạt động lật đổ chính quyền, dựa trên điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Vậy xin Hoàng Lan cho biết lập trường của THTNDC về vấn đề này?

Hoàng Lan: Nói về kết quả của phiên tòa phúc thẩm thì Lan cho đó là một sự coi thường dư luận vì sau phiên xử sơ thẩm, dư luận quốc tế đã lên tiếng rất gay gắt về các bản án đó. Dư luận trong nước rất nhiều người quan tâm về vấn đề đó. Còn đặt vấn đề luật pháp, thì chính điều 79 Hiến pháp, đối với Lan, nó là một cái điều luật vi phạm Hiến pháp. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam có thể nói là Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo, nhưng không có nghĩa là những đảng phái khác không được quyền tồn tại, đúng không ạ? Đó là chưa kể những bằng chứng mà họ đưa ra để kết tội nó hoàn toàn mơ hồ, và những lý lẽ đưa ra để tranh tụng ở phiên tòa hoàn toàn bị thẩm phán coi nhẹ, Lan coi đó là một thái độ coi thường dư luận trong nước và quốc tế, nêu lên những sai phạm về quá trình tố tụng của Việt Nam. Lan nghĩ là đối với một phiên tòa mà quốc tế quan tâm như vậy, nó tạo ra một cái hình ảnh rất xấu cho Việt Nam, nhất là khi chính nhà nước Việt Nam đang nói là cam kết xây dựng một nhà nước pháp quyền.

Huân: Thêm vào ý của Lan, thì Huân và các bạn trẻ trong Tập Hợp cho rằng đây là một sự kiện lạm quyền rất là công khai của nhà nước Việt Nam cũng như của Đảng CSVN. Nhóm thanh niên trong Tập Hợp muốn có một nhà nước Việt Nam công minh, một nhà nước pháp trị và thật sự công bằng xã hội.

VOA: Vậy muốn đạt được mục tiêu đó, một nước Việt Nam công minh, pháp trị, công bằng, cụ thể trước mắt các bạn sẽ làm gì?

Huân: Trong cái mùa hè năm nay, Tập Hợp hy vọng sẽ vận động được quần chúng cũng như các bạn trẻ và các tổ chức phi chính phủ để mà gửi những lá thư đến với các tù nhân cũng như các nhà hoạt động dân chủ trong nước, để cho biết là các anh, các chị ấy không bị thế giới quên lãng, và những thanh niên ở nước ngoài và cả trong nước luôn ủng hộ những việc họ làm, và những việc họ làm không có gì là vi phạm pháp luật cả.

Hoàng Lan: Lan tin rằng về lâu về dài, khi mà các anh em trong nước bị bắt bớ, bị tù đày một cách rất là phi lý như vậy, vi phạm ngay chính cái luật pháp của Việt Nam và quốc tế như vậy, thì nó chỉ càng làm cho những bạn trẻ, những người quan tâm đến vấn đề, người ta càng thấy những cái bất công đối với những người chỉ nói lên tiếng nói yêu nước của người ta mà lại bị xử như những người phản động chống phá nhà nước.

Khi nào mà tiếng nói dân chủ mạnh mẽ hơn để mọi người cảm thấy là mình có những cái lực lượng đủ để xây dựng một nhà nước Việt Nam dân chủ, có thể thuyết phục người dân về nhu cầu dân chủ hóa đất nước để cho đất nước mình phát triển tốt hơn.

Huân: Một số bạn trẻ khác đã chia sẻ trong Tập Hợp rằng khi một ngọn cờ ngã xuống, thì chúng ta là những người trẻ, những người thanh niên nhiệt huyết, sẽ cầm cái ngọn cờ đó, giương cao ngọn cờ đó và sẽ tiếp tục tiến tới phía trước vì tương lai là của chúng ta, và đất nước Việt Nam là của chúng ta. Về những hành động cụ thể thì các bạn có thể chia sẻ quan điểm, những suy nghĩ, cũng như những trăn trở của mình về tình hình Việt Nam hiện nay. Các bạn hãy viết, hãy nói lên sự thật, và hãy tôn trọng sự thật. Huân tin rằng đó là một trong những điều mà các bạn thanh niên hiện tại bây giờ có thể làm.

VOA: Điều đó có thể dễ dàng hơn đối với các bạn ở ngoài nước. Còn đối với thanh niên ở trong nước thì các bạn nghĩ sao?

Hoàng Lan: Lan nghĩ là rất là khó khăn. Lan đã về nước, Lan biết là cái tình trạng ở trong nước khi có những người nói lên những tiếng nói công khai, cởi mở về vấn đề dân chủ thì người ta gặp những khó khăn như thế nào, họ bị theo dõi, bị công an gọi lên, bị đe dọa về vấn đề việc làm, về gia đình... Lan hiểu những khó khăn của các bạn khi mà tham gia vào vấn đề chính trị, nhưng Lan nghĩ là thanh niên Việt Nam nên có một thái độ chính trị rõ ràng, và chuẩn bị về những kiến thức của mình, cái bản lĩnh của mình để một ngày nào đó, khi có cơ hội, họ có thể tham gia để đóng góp cho đất nước.

VOA: Các bạn nghĩ sao khi mà báo chí ở trong nước cho là các bạn trong THTNDC đã bị “các thế lực xấu bên ngoài đầu độc, phá hoại tư tưởng, lôi kéo các bạn tuyên truyền chống phá nhà nước”? Các bạn trả lời như thế nào?

Hoàng Lan: Thực sự khi mà Lan ra nước ngoài du học, thì Lan được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin khác nhau, Lan có cơ hội để so sánh, nhất là về mặt tư tưởng, giữa những cái luồng với những lý thuyết khác nhau về tổ chức chính trị xã hội chẳng hạn, và Lan trực tiếp quan sát đời sống và những sinh hoạt chính trị của người dân ở những nước như Pháp, Mỹ, là những nơi mà Lan đã từng sống. Lan nghĩ mình có cơ hội được đi học ở đây, mình có tư duy độc lập của mình ở trong những vấn đề đó. Khi báo chí Việt Nam nói là Trung với Lan bị đầu độc này kia, Lan nghĩ không biết họ nghĩ như thế nào khi nói câu đó, tại vì trong nước họ có hàng trăm tờ báo, đài truyền hình chỉ để tuyên truyền thôi, vậy tại sao họ lại không thể thuyết phục được rất nhiều người trong nước. Các bạn thanh niên trong nước họ cũng có ý kiến rất là rõ ràng và dân chủ chứ không phải là không, thì họ phải đặt lại câu hỏi là tại sao, với một cái hệ thống truyền thông mạnh mẽ, một hệ thống tuyên truyền mạnh mẽ như vậy, thế mà họ vẫn không thể ru ngủ được những người dân ngay ở chính trong nước?

---o0o---
Nguồn: VOA

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty