Thuỷ điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư khoảng 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3.2006 gồm hai tổ máy với tổng cộng 190MW. Cuối năm 2010 cả hai tổ máy này đều chính thức phát điện. Dung tích hồ chứa nước của thuỷ điện Sông Tranh 2 thuộc hạng mục lớn nhất miền Trung, với khoảng 730 triệu m3 nước, được thiết kế cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100m. |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Saturday, March 24, 2012
Cận cảnh sự cố Thủy điện Sông Tranh 2
Ðoàn Thanh Nien CS quá tài giỏi: Làm sóng Trường Sa vỗ trên cao nguyên
Sóng Trường Sa vỗ trên cao nguyên
TT - Cuối tuần này (24-3), vòng lưu diễn "Góp đá xây Trường Sa" do báo Tuổi Trẻ tổ chức sẽ đến với SV Tây nguyên, hứa hẹn tiếp nối không khí sôi động mà chương trình đã tạo ra từ đêm giao lưu ở Cần Thơ.
Sau màn biểu diễn sôi động tại Cần Thơ, ca sĩ Thanh Thảo sẽ tiếp tục "tạo sóng" khi hát chung với SV tại Tây nguyên đêm 24-3 - Ảnh: T.Thắng |
"Không khí ở Ðắk Lắk đang nóng lên và SV ở đây rất trông chờ đêm giao lưu văn nghệ "Góp đá xây Trường Sa" do báo Tuổi Trẻ tổ chức" - Lương Huỳnh Việt Thắng, chủ tịch hội SV kiêm phó bí thư Ðoàn Trường ÐH Tây nguyên, cho biết.
Từ năm ngoái, các đoàn viên thanh niên, SV ở Ðắk Lắk đã hưởng ứng, nhắn tin đóng góp chương trình "Góp đá xây Trường Sa" do Trung ương Ðoàn và báo Tuổi Trẻ phát động. "Thế nhưng kể từ khi biết vòng lưu diễn "Góp đá xây Trường Sa" sẽ đến với SV Tây nguyên, thông tin về chương trình được các bạn SV quan tâm và không khí đóng góp hào hứng lắm" - Việt Thắng nói.
Cụ thể, Ðoàn Trường ÐH Tây nguyên đã phát động một hình thức "góp đá" sáng tạo qua việc gửi tặng hơn 120 chi đoàn trực thuộc mỗi chi đoàn một chú heo đất. Những chú heo được các SV sơn vẽ, trang trí bên ngoài rồi chuyền tay nhau để đóng góp. Tất cả số heo đất này sẽ được khui và trao tặng toàn bộ cho chương trình "Góp đá xây Trường Sa" trong đêm giao lưu văn nghệ 24-3.
Ðêm giao lưu ở Tây nguyên sẽ có sự tham dự không chỉ của SV ÐH Tây nguyên mà còn thu hút sự quan tâm từ SV các trường Cao đẳng Sư phạm Ðắk Lắk, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, Cao đẳng Nghề Ðắk Lắk và Ðoàn khối doanh nghiệp tỉnh...
Cảm nhận sức hút của chương trình đang lan tỏa và được trông đợi rất lớn nơi cao nguyên, ban tổ chức chương trình phối hợp với các chiến sĩ hải quân lữ đoàn 146 (Vùng 4 hải quân) để "mang tiếng sóng từ biển đảo xa lên vùng cao". Các lãnh đạo, chiến sĩ hải quân thuộc lữ đoàn 146 sẽ có mặt trực tiếp trong đêm giao lưu chia sẻ với SV về những kỷ niệm của họ trong quá trình làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Bên cạnh đó, chính các chiến sĩ hải quân cũng xuất hiện trên sân khấu một cách đầy thú vị với vai trò ca sĩ. Họ sẽ hát những bài ca chất chứa những tâm tình người lính đảo xa như Lính đảo về phố (Hoàng Hòa), Nơi đảo xa (Thế Song), Khúc quân ca Trường Sa (Ðoàn Bổng)... Cùng với nhiều ca khúc mang chủ đề biển đảo quê hương khác do các ca sĩ nổi tiếng trình bày, đêm giao lưu văn nghệ "Góp đá xây Trường Sa" tại sân Trường ÐH Tây nguyên hứa hẹn ngập tràn tiếng sóng biển từ sân khấu đến biển người dự khán bên dưới.
HOÀI MY
Monday, March 19, 2012
Hai tuyển thủ rowing Việt Nam bỏ trốn lại ở Australia
Hai tuyển thủ rowing bỏ trốn ở Australia
Đi tập huấn tại Australia để chuẩn bị cho vòng loại Olympic, hai tuyển thủ của đội tuyển rowing Việt Nam là Nguyễn Phương Đông (Hải Phòng) và Lương Đức Toàn (Hà Nội) đã bỏ trốn khỏi đội.
> Người bạn tình nguyện của rowing Việt Nam
Tay chèo người Hải Phòng Nguyễn Phương Đông là một trong hai VĐV bỏ đội ở lại Australia. |
Đội tuyển rowing Việt Nam vừa kết thúc chuyến tập huấn kéo dài một tháng để chuẩn bị cho vòng loại Olympic 2012 diễn ra vào tháng 4 tại Hàn Quốc và vướng phải sự cố bất ngờ.
Trong tối khuya ngày 10/3, đêm cuối cùng ở đất Australia trước khi cả đội đáp chuyến bay sớm về Việt Nam vào sáng hôm sau, hai tuyển thủ nam Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn đã trốn khỏi khách sạn, để lại cả đồ đạc lẫn hộ chiếu (do HLV nắm giữ).
Sáng sớm hôm sau không thấy hai VĐV này, chuyên gia người Australia Zoedonne cùng HLV Đỗ Mạnh Tùng đã gọi điện về Việt Nam báo cáo tình hình. Cả đoàn chờ đến phút chót và phải trở về Việt Nam mà thiếu vắng hai người.
Ông Nguyễn Hải Đường, Trưởng bộ môn Đua thuyền (Tổng cục TDTT) thừa nhận sự việc này đã ảnh hưởng lớn đến chương trình chuẩn bị cho Olympic của rowing Việt Nam. Nội dung thuyền đôi nam giờ đây mất trắng lực lượng, trong đó Nguyễn Phương Đông là trụ cột chính.
Là hai VĐV trẻ triển vọng, Nguyễn Phương Đông và Lương Đức Toàn vừa giành HC đồng thuyền đôi nam tại SEA Games 26 và đang được đầu tư để chuẩn bị cho vòng loại Olympic 2012.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ môn đua thuyền đã tìm đến gia đình của hai VĐV bỏ trốn và được biết cả hai đều có người nhà đang sinh sống tại Australia. Việc hai VĐV bỏ trốn khỏi đội có thể là vì muốn ở lại với người thân và tìm việc tại đây.
Mặc dù đã vi phạm nội quy tập huấn nước ngoài của đội tuyển quốc gia, nhưng cả hai vẫn chưa bị liệt vào dạng ở lại nước ngoài bất hợp pháp vì visa của họ có thời hạn đến ngày 4/5/2012.
Trong khi Tổng cục TDTT đang tiến hành các thủ tục quy định để báo cáo sự việc lên các cấp, Bộ môn đua thuyền đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của chuyên gia Zoedonne. Ông nhận lời tìm đến người nhà của hai VĐV ở Australia để gặp và vận động hai VĐV trẻ trở về.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng các tuyển thủ quốc gia lợi dụng các chuyến tập huấn nước ngoài để trốn lại lao động. Năm 2008, hai thành viên đội tuyển vật đã trốn ở lại Hàn Quốc để làm lao động tự do. Trước đó, một số môn khác cũng gặp phải sự cố này.
Sự cố mới nhất ở đội tuyển rowing khiến các lãnh đội, HLV và cán bộ quản lý ở các môn thể thao khác lo lắng. Tập huấn nước ngoài là một phần không thể thiếu trong đào tạo VĐV đỉnh cao. Nếu ý thức VĐV và biện pháp quản lý không được thắt chặt thì họ cũng không biết phải tránh né hiện tượng này triệt để như thế nào.
Một cán bộ môn cử tạ than thở rằng quyết định xốc nổi của các VĐV bỏ trốn làm khổ những người ở lại. Không chỉ làm khó các đội tuyển sẽ đi tập huấn nước ngoài sau đó, mà còn biến các đội thành đối tượng bị cảnh sát các nước sở tại theo dõi chặt chẽ. Đội tuyển cử tạ từng phải chịu đựng cảnh này trong chuyến tập huấn tại Hàn Quốc sau khi hai VĐV vật bỏ trốn năm 2008.
Minh Hà
Nứt toác, lún sâu, thấm qua đập 30 lít/giây = đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng ???
EVN trần tình về vết nứt thủy điện sông Tranh
Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 khẳng định, dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng thấm qua là khoảng 30 lít một giây nên không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định của công trình.
> Thủy điện sông Tranh 2 xuất hiện nhiều vết nứt
Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) vừa có thông báo khẩn giải thích về hiện tượng có dòng nước chảy ra phía hạ lưu đập dâng, tràn ở Công trình Thủy điện sông Tranh 2. Ban quan lý khẳng định dòng thấm chảy ra phí hạ lưu đập và toàn bộ lưu lượng thấm qua đập được xác định là khoảng 30 lít một giây, không ảnh hưởng đến an toàn, ổn định đập.
Tổng lượng thấm của đập đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Hội đồng nghiệm thu cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nghiệm thu cơ cở, cơ quan thiết kế đánh giá là đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.
Ban quản lý cho rằng, hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí hạ lưu đập là các vị trí khe nhiệt chứ không phải khe nứt. 30 khe nhiệt được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập. Mục đích bố trí các khe nhiệt này là nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bê tông trong quá trình thi công và vận hành công trình. Các khe nhiệt này xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu.
Đơn vị thi công là Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4- CTCP và Ban Quản lý Dự án Thủy điện 3 đã và đang tiếp tục xử lý thấm của đập để làm giảm tổng lượng thấm nêu trên để chất lượng công trình tốt hơn. Ban quản lý dự án khẳng định vấn đề kỹ thuật này hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến an toàn ổn định của dự án.
Nhiều ngày qua, hàng nghìn người dân vùng hạ lưu công trình thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) lo lắng vì phát hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước ở thân đập chính của công trình này. Ngoài vết nứt toác lún sâu bên trái gần đập chính, chính quyền địa phương cùng người dân ở huyện Bắc Trà My phát hiện nhiều vết nứt, rò rỉ nước từ lòng hồ xuyên qua thân đập chính công trình thủy điện sông Tranh 2.
Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỷ đồng, xây dựng từ tháng 3/2006 gồm hai tổ máy (tổng cộng 190MW). Cuối năm 2010 cả hai tổ máy này đều chính thức phát điện. Bờ đập chính của hồ chứa nước xây dựng nằm sát tỉnh lộ 616. Hiện dung tích hồ chứa nước của thủy điện Sông Tranh 2 thuộc hàng lớn nhất miền Trung, với khoảng 730 triệu m3 nước, được thiết kế cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m.
Hoàng Lan
Tốt nghiệp lớp đệ tứ (lớp 12) làm thầy của sáu vị tướng. He`n chi!!!
Người thầy của sáu vị tướng
Đại tá Doãn Mậu Hòe, nguyên Hiệu trưởng trường Văn hóa Quân khu V, Hiệu phó trường Quân sự Quân khu V, từng dạy 6 học trò đặc biệt. Trong đó có đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Hoàng Văn Thái…
Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Văn Thoại, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, đại tá Doãn Mậu Hòe ngồi cặm cụi lau chùi kỷ vật của một thời hoa lửa. Đó là những quyển giáo án, bút kim sinh, chiếc mũ rơm, bi đông đựng nước…, những thứ đã gắn liền với ông qua hai cuộc chiến. Dù đã bước qua tuổi 80, nhưng ông giáo già vẫn minh mẫn, nhanh nhẹn theo đúng phong cách nhà binh.
Đại tá Hòe kể, năm 1949 tốt nghiệp lớp đệ tứ (lớp 12), ông thi đậu vào trường sơ cấp sư phạm ở Quế Sơn. Nhưng đúng ngày khai giảng thì ông nhận được lệnh lên đường gia nhập quân đội. Sau thời gian rèn luyện ở phân hiệu Trường võ bị Trần Quốc Tuấn - Liên khu V, ông về chiến đấu tại Đại đội 216, Tiểu đoàn 50, Trung đoàn 108, tham gia nhiều chiến dịch đánh Pháp ở mặt trận miền Trung, Tây Nguyên.
Sau năm 1954, ông theo Trung đoàn 108 tập kết ra Bắc và giữ chức vụ chính trị viên tiểu đoàn. Ở đơn vị, ông thường mở lớp dạy kèm các môn như văn, toán, tiếng Pháp… cho các chiến sĩ. Thấy ông có trình độ văn hóa, năm 1957, Tổng cục Chính trị cử ông đi học lớp bồi dưỡng giáo viên trợ lý văn hóa. Kết thúc khóa học với tấm bằng giỏi, ông được phân công về dạy bổ túc văn hóa cho các cán bộ ở Tổng cục Chính trị, Hậu cần, Tham mưu…
Tổng cục thông báo tuyển chọn hai người ưu tú trong số gần 40 giáo viên đứng lớp để dạy văn hóa cho sáu vị tướng là đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Hoàng Văn Thái, thượng tướng Song Hào, trung tướng Lê Quang Đạo, trung tướng Phạm Ngọc Mậu và thiếu tướng Phạm Kiệt. Lúc này có rất nhiều ứng cử viên "đắt giá" mang học hàm, học vị cao vừa du học ở nước ngoài về tham gia tuyển chọn.
Cuối cùng, Tổng cục Chính trị quyết định chọn ông dạy hai môn lý, hóa và một người nữa dạy toán cho sáu vị tướng tại nhà riêng. "Khi biết mình được chọn, tôi vừa mừng vừa run. Lúc đó tôi chỉ là anh lính 25 tuổi, mang quân hàm thượng úy, còn họ đã là những tướng lĩnh nổi tiếng, chỉ huy hàng nghìn người. Trước mặt thủ trưởng, liệu tôi có đủ can đảm đứng lớp…?", ông Hòe tâm sự.
Sau một đêm trằn trọc, hôm sau ông mang giáo án đến lớp… nhận học trò. Buổi lên lớp đầu tiên của ông diễn ra tại nhà riêng thiếu tướng Phạm Kiệt (116 Lý Nam Đế, Hà Nội) với đầy đủ sáu "ông học trò" mang quân hàm cấp tướng. Lần đầu đứng trình bày trước các vị tướng, anh giáo trẻ loay hoay không biết xưng hô thế nào cho phải phép.
Đại tá Doãn Mậu Hòa. Ảnh: PL TP HCM. |
Nhớ lại giây phút đó, ông Hòe cười: "Mở đầu, tôi nói mời sáu thủ trưởng mở sách vở chép bài, chúng ta bắt đầu buổi học". Giọng tôi run run khiến các vị tướng tủm tỉm cười. Thấy tôi xưng hô lúng túng, đại tướng Nguyễn Chí Thanh đề xuất: 'Theo tôi, khi vào lớp học, giáo viên gọi chúng tôi là anh. Còn chúng tôi gọi giáo viên là thầy. Khi ra thao trường thì trở lại là thủ trưởng và đồng chí'. Từ đó tôi mới mạnh dạn xưng hô và công việc đứng lớp diễn ra suôn sẻ".
Đại tá Doãn Mậu Hòe kể mỗi vị tướng - học trò có một đức tính riêng nhưng ai cũng kiên trì học hỏi. Dù bận việc quân, việc nước nhưng họ đều dành thời gian làm bài tập về nhà, đọc sách, tìm kiếm tài liệu đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên. "Chỉ vì hoàn cảnh chiến tranh, đạn lửa mà các ông ấy phải dở dang đường học vấn, mình càng thương, càng quý họ hơn", ông Hòe nói.
Nhớ về thiếu tướng Phạm Kiệt, ông kể: "Thủ trưởng Kiệt tham gia cách mạng từ những buổi đầu kháng Pháp, bị tù đày, đánh đập nên trí nhớ bị ảnh hưởng. Tôi dạy chương trình lớp 3 và lớp 4 nhưng học trước, quên sau. Mỗi lần anh suy nghĩ căng thẳng thường xoa đầu, bóp trán và bảo đầu đau như búa bổ. Những lúc ấy tôi chỉ biết đến bên động viên, gợi nhắc bài học từng chút một. Trong một lần kiểm tra bài cũ, anh Kiệt chỉ nhớ được mang máng nên tôi phải nhắc khéo, gợi mở. Khi trả lời hoàn chỉnh câu hỏi bài tập, anh ấy đã bật khóc òa, chạy đến ôm chầm lấy tôi và nói: 'Thầy thông cảm, tôi mừng quá, vì lâu nay cứ sợ cái đầu không còn học được nữa…".
Trong số sáu học trò thì đại tướng Nguyễn Chí Thanh được thầy giáo Hòe đánh giá là thông minh và có lối làm việc khoa học nhất. Ông Hòe kể tướng Thanh giỏi đều các môn khoa học xã hội và nói tiếng Pháp rất sõi. Ngoài giờ học, thầy - trò lại đàm đạo chuyện văn chương, văn nghệ trong nước và quốc tế. "Những lần đi công tác xa, công việc ngập đầu nhưng anh Thanh vẫn dẫn tôi theo để tranh thủ học, không bỏ lỡ giữa chừng. Các bài tập tôi ra về nhà làm, anh đều hoàn thành một cách xuất sắc. Có lần đi kiểm tra một đơn vị quân đội về muộn, hai thầy trò bày bàn học ngay giữa thao trường, học đến gần nửa đêm mới quay về trại. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã hoàn thành các chương trình hóa, lý cấp 3", ông Hòe nhớ lại.
Với mỗi học trò, thầy Hòe có cách truyền đạt riêng, dễ hiểu và gần gũi. Có hôm dạy môn hóa học cho thượng tướng Song Hào và trung tướng Lê Quang Đạo, ông đã bê nguyên một thau nước xà phòng vào lớp để thực hành tại chỗ. "Hồi ấy, các anh ấy thích vừa học vừa thực hành mới dễ hiểu, nhớ lâu, nhưng dụng cụ thí nghiệm rất khó kiếm. Tôi phải mày mò tự chế hoặc lên thư viện mượn về dùng tạm. Riêng anh Đạo có một biệt tài là có thể chế tạo nhiều mô hình mạch điện để học. Tôi thường lấy mạch điện do anh Đạo lắp ráp, sáng chế để truyền dạy cho học sinh khác", ông Hòe kể.
Năm 1965, khóa học kết thúc, chia tay những học trò đặc biệt, ông được điều động về dạy tại Trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, ông được phân công chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy cho con trai của học trò cũ, đó là Hoàng Quốc Hùng, Hoàng Quốc Trinh, hai người con trai của tướng Hoàng Văn Thái.
Dù chỉ gắn bó không nhiều thời gian nhưng tình cảm thầy trò giữa ông và các vị tướng thắm thiết. Ông giáo già kể, cứ vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam hằng năm, sáu học trò lại tổ chức một bữa cơm thân mật mời thầy giáo trẻ đến dự. Giữa bữa tiệc luôn đặt sẵn một lẵng hoa tươi, kèm theo những món quà nhỏ như hộp xà bông, kem đánh răng, chiếc khăn mặt… "Các anh ấy thay nhau chúc rượu khiến tôi say túy lúy. Lúc về, anh Đạo và anh Song Hào còn đi hai bên cặp tay, dẫn tôi ra tận cổng".
Khi ông chuyển công tác về Trường Thiếu sinh quân, các học trò cũ thỉnh thoảng vẫn ghé thăm thầy. Ông kể có lần tướng Hoàng Văn Thái xuống trường thăm hai con trai Hùng và Trinh nên yêu cầu ban giám hiệu cho được gặp thầy Hòe. Lúc này ông đang đóng quân xa trường hơn một km nhưng cũng đến hội ngộ với thủ trưởng - học trò cũ. Đêm ấy, bốn người ngồi trò chuyện đến khuya. Trước mặt hai con, tướng Thái dặn dò: "Các con ở lại cố gắng học tập thầy Hòe, ông vừa là thầy của cha cũng là thầy các con. Hai đứa phải biết tôn trọng, trọn đạo làm trò". Quá nửa đêm, ba cha con đi bộ tiễn ông về tận đại đội…
Chiến tranh đi qua, ông tạm biệt những học trò cũ, chuyển về công tác tại Trường Quân sự Quân khu V. Trong hơn 40 năm khoác áo lính, đứng trên bục giảng, ông đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh trở thành sĩ quan cao cấp, giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong quân đội. Nhưng ký ức về sáu người học trò mang quân hàm cấp tướng vẫn luôn in đậm trong tâm trí của ông giáo già.
(Theo Pháp luật TP HCM)
Tập đoàn Sông Đà khó trả nợ ngân hàng nước ngoài
Tập đoàn Sông Đà khó trả nợ ngân hàng nước ngoài
SGTT.VN - Theo nguồn tin riêng của Sài Gòn Tiếp Thị, tập đoàn Sông Đà hiện đang gặp khó khăn trong việc cân đối vốn trả nợ các ngân hàng nước ngoài do một khoản nợ lớn từ công ty thành viên – công ty cổ phần ximăng Hạ Long.
Trước đây, bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao đứng ra bảo lãnh cho công ty cổ phần ximăng Hạ Long vay vốn nước ngoài, nhưng thực tế bộ Tài chính đã bảo lãnh cho tổng công ty Sông Đà (nay đã sáp nhập, làm nòng cốt trong tập đoàn Sông Đà) vay, sau đó, tổng công ty này ký hợp đồng cho công ty cổ phần ximăng Hạ Long vay lại trên 3.335 tỉ đồng, bằng lãi suất vay của các ngân hàng nước ngoài. Do đó, việc trả nợ của tổng công ty Sông Đà hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của công ty cổ phần ximăng Hạ Long. Tuy nhiên, dự án nhà máy ximăng Hạ Long sau đó lại bị chậm tiến độ một năm và bị thua lỗ (năm 2009 lỗ 78 tỉ đồng, năm 2010 lỗ 500 tỉ đồng) và đến nay đã đến kỳ trả nợ gốc cho ngân hàng nước ngoài (khoảng 400 tỉ đồng/năm). Nhưng do công ty cổ phần ximăng Hạ Long khó có khả năng trả nợ đúng hạn, nên tập đoàn Sông Đà phải trả nợ từ tổng công ty Sông Đà chuyển qua.
M.Q
Ngân hàng thây ma biết đi zombie và “tài sản độc hại”
SGTT.VN - "… Chỉ có một lý do duy nhất mà các ngân hàng đó đã chưa sụp đổ là vì Chính phủ đang hành động như một chỗ chận lại… có nghĩa là đảm bảo những nghĩa vụ tài chính của ngân hàng. Nhưng những ngân hàng đó là những ngân hàng thây ma biết đi, không có khả năng cung cấp tín dụng cho nhu cầu của nền kinh tế… Nên nhớ rằng, chừng nào chúng ta kéo dài cuộc sống của chúng, thì việc thoát khỏi khủng hoảng kinh tế sẽ càng khó hơn… Duy trì là ngăn chặn việc phục hồi kinh tế…"
Những ngân hàng thây ma biết đi – Zombie Banks
Vấn đề đáng lo sợ nguồn tiền những ngân hàng zombie này ăn chính là từ nguồn tiền của người đóng thuế và đấy mới là mối nguy hại cho xã hội... Ảnh minh hoạ. Ảnh: Hồng Thái |
Giáo sư kinh tế người Mỹ, Paul Krugman – nhận giải thưởng Nobel năm 2008, đã nêu những nhận định trên trong một bài viết của ông vào ngày 23.2.2009 trên báo New York Times. Bài báo này ông tranh luận nhưng vẫn đồng ý với ông Alan Greenspan, cựu thống đốc ngân hàng Trung ương Mỹ, về việc tạm thời quốc hữu hoá một số ngân hàng để tạo thuận lợi cho việc tái cấu trúc được nhanh chóng và trật tự hơn. Khái niệm mà giáo sư Krugman nêu ra để cho rằng một số ngân hàng cần phải được quốc hữu hoá là "Zombie Banks" (tạm dịch những ngân hàng xác chết biết đi – ngân hàng thây ma biết đi...), điều mà trong môi trường hoạt động ngân hàng tại Việt Nam chúng ta ít khi nghe hoặc nếu có thì cũng chưa được chấp nhận rộng rãi.
Thế nào là ngân hàng thây ma – xác chết? Ngắn gọn: (i) Ngân hàng zombie A nào đó có giá trị ròng nhỏ hơn zero, (ii) hoặc ngân hàng zombie B nào đó mà tổng tài sản nợ lớn hơn tổng tài sản, (iii) hoặc ngân hàng zombie C nào đó mà tất cả vốn góp – vốn đăng ký không còn nữa nhưng vẫn được (chính phủ hỗ trợ) cho phép hoạt động.
Những ngân hàng zombie trên bề ngoài của nó không khác gì những ngân hàng bình thường khác nhưng với những thanh tra uy tín của các cơ quan chế tài hoặc chuyên gia phân tích độc lập lão luyện thì không quá khó để biết những tính chất và nội dung zombie được che giấu. Có hai nhóm ngân hàng zombie: (i) ngân hàng zombie chưa bị lộ – tài sản nợ xấu – nợ bẩn và những khoản thua lỗ được che giấu bằng sổ sách giả cùng những thủ thuật kế toán – kiểm toán và tiếp tục hoạt động kinh doanh với nhiều hình thức gian lận và một trong các hình thức thông dụng nhất là Ponzi; và (ii) ngân hàng zombie đã bị lộ – khi tình thế vượt qua mức không còn che đậy được hoặc một vài khách hàng tự khám phá và ngưng giao dịch rồi chính phủ phải can thiệp nhưng vẫn cho phép hoạt động với những giới hạn. Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers là một ngân hàng zombie hàng đầu của những ngân hàng zombie khác tại Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới.
Bước đúng kế tiếp là chấp nhận "đau một lần" và phải trả giá bằng tiền thuế của người dân cần cù và các doanh nghiệp lương thiện nhằm giải quyết những khối u ác tính đã được xác định và còn nhỏ. |
Ngân hàng zombie có về Việt Nam không?
Cho đến nay, sau khi đề án 254 đã được phê duyệt hai tuần, danh tính các ngân hàng được xếp nhóm 3 – hoạt động dưới mức trung bình và nhóm 4 – hoạt động yếu kém chưa được công bố chính thức rộng rãi. Nhưng, với những người quan tâm hoặc am hiểu trong ngành, chỉ với tính loại suy đơn giản qua công bố của các ngân hàng nhóm 1 và 2, cũng biết được ngân hàng nào thuộc hai nhóm đưới mức trung bình và yếu kém này.
Động thái phân nhóm của ngân hàng Nhà nước vừa qua là một cách rất tinh tế để chỉ điểm những ngân hàng zombie và có nguy cơ biến thành ngân hàng zombie trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Động thái này là một thay đổi lớn và tích cực của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước, mặc dù đã trễ.
Tài sản độc hại – tài sản rắc rối
Để (được) trở thành ngân hàng zombie, việc trước tiên là những nghiệp chủ, một nhóm hay ban điều hành của ngân hàng đó không có hoặc đánh mất vai trò chuyên nghiệp đặc biệt và nhất là cái tâm thế tử tế, đàng hoàng tối thiểu. Kế tiếp, họ cấu kết để đưa – rước những tài sản độc hại hoặc rắc rối (toxit assets – trouble assets) vào trong hệ thống các bản báo cáo tài chính của ngân hàng. Đưa nhóm tài sản độc hại vào ngân hàng là cấy mầm cho sự biến dạng tế bào thành những khối u ác tính và lan tràn tàn phá những nhóm tài sản lành mạnh khác.
Nay đã quá rõ ràng. Tài sản độc hại – rắc rối của nhóm ngân hàng zombie tại Mỹ và những nền kinh tế khác tại Âu châu đều có nguồn gốc trực tiếp và gián tiếp đến bất động sản.
Bất động sản – lãnh vực nhà ở – nguồn vốn và tín dụng nhà ở tự nó không có tính chất gì độc hại – rắc rối. Nó chỉ biến tướng và trở thành độc hại – rắc rối khi những nhóm lợi ích gian lận bên ngoài được cấu kết – dàn dựng với những nhóm lợi ích bên trong ngân hàng để chiếm đoạt và thoả mãn lòng tham kiêu ngạo lẫn lòng tham vô độ.
Việt Nam thì sao?
Nhóm và loại tài sản độc hại – rắc rối này có trong hệ thống ngân hàng Việt Nam không? Hẳn nhiên là có nhưng tự nó chưa lớn đến mức tạo ra một cuộc khủng hoảng làm tê liệt nền kinh tế. Rất khó thống kê chính xác, vì cách tính và chuẩn kế toán rất riêng của Việt Nam, với số tài sản độc hại – rắc rối nằm rải rác trong hệ thống ngân hàng và nhất là trong các ngân hàng nhóm 3 và 4 hiện nay. Tuy nhiên, dễ đồng thuận rằng chúng góp phần không nhỏ vào tình hình lạm phát hiện nay.
Bên cạnh các công ty tư nhân và một bộ phận người đầu cơ trong xã hội lao sâu vào những cơn sóng bất động sản từ năm 2005 – 2009 thì hầu hết các tập đoàn, các tổng công ty, công ty nhà nước cũng lao vào, và thậm chí làm vai trò dẫn dắt những dự án hút những lượng vốn lớn trong hệ thống ngân hàng nhưng không thích ứng với nhu cầu thật và lớn của xã hội.
Lối thoát nào?
Những ngân hàng zombie sẽ tạo và sinh ra hàng trăm hàng ngàn công ty zombie và nhóm công ty zombie này đang ôm một lượng lớn các dự án zombie – những khu đô thị, những khu biệt thự, những cao ốc nhà ở văn phòng bỏ hoang và không có thị trường người mua – mua thật ở thật. Đó là mối nguy hại rất thật vì nó đã làm méo mó thị trường vốn, thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán… và nếu vẫn còn kéo dài thêm năm 2012 thì hệ quả kinh tế sẽ rất lớn và khó lường được.
Như nhà báo tài chính Yalman Onaran đã viết trong cuốn sách Zombie Banks xuất bản tháng 11.2011: "Những ngân hàng zombie này không ăn thịt người, nó chỉ ăn tiền… Vấn đề đáng lo sợ nguồn tiền những ngân hàng zombie này ăn chính là từ nguồn tiền của người đóng thuế và đấy mới là mối nguy hại cho xã hội…"
Đề án 254 và động thái khoanh vùng các ngân hàng zombie của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước hiện nay là bước đi đầu tiên và đúng hướng. Bước đúng kế tiếp là "đau một lần" và phải trả giá bằng tiền thuế của người dân cần cù và các doanh nghiệp lương thiện nhằm giải quyết những khối u ác tính đã được xác định và còn nhỏ. Một chu kỳ thay đổi chiều sâu của hệ thống ngân hàng và sự sống còn, lớn mạnh của từng ngân hàng đang trải ra phía trước.
Đừng trễ nữa vì hệ quả kinh tế và bất ổn xã hội sẽ là cấp số nhân chứ không còn ở cấp số cộng.
Lê Trọng Nhi – Phùng Anh Tuấn
“Người đàn bà thờ cá” tranh đấu trên đất Mỹ bây giờ ra sao?
>> Bản lĩnh của "Người đàn bà thờ... cá"
Giữa lúc kinh tế thế giới lao đao trong cơn suy thoái, nhiều doanh nghiệp (DN) tiếng tăm gặp khó khăn... thì có một nữ doanh nhân vùng sông nước Tây Nam Bộ của Việt Nam sang tận Hoa Kỳ tìm mua nhà để làm trụ sở công ty. Việc tiếp theo của nữ doanh nhân "suy nghĩ mau hành động nhanh" này là mở một chuỗi cửa hàng tại nhiều bang của Hoa Kỳ để giới thiệu với thị trường khó tính nhất thế giới những sản phẩm được DN của bà chế biến từ cá tra, cá ba sa - một sản vật trời ban cho hàng triệu nông dân vùng hạ lưu Mê Kông.
Nữ doanh nhân đó chính là "Người đàn bàn thờ cá" - bà Phạm Thị Diệu Hiền - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (tên giao dịch là Bianfishco, trụ sở đặt tại KCN Trà Nóc II, Cần Thơ).
Vừa trở về Việt Nam sau chuyến công tác kéo dài 80 ngày - dài nhất so với tất cả những chuyến công tác ra nước ngoài trước đó của bà, nữ doanh nhân Diệu Hiền đã bắt tay vào hàng loạt công việc khác để chuẩn bị cho dòng sản phẩm đầu tiên "made in Bianfishco - Vietnam" dự kiến sẽ có mặt tại thị trường Hoa Kỳ vào tháng 9 tới đây.
Từ trước chuyến công tác dài ngày của "thuyền trưởng" Diệu Hiền, đặc biệt từ sau khi Bianfishco vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng III do Đảng, Nhà nước trao tặng; và Bianfishco đón nhận thêm tin vui là DN được Hoa Kỳ cho hưởng mức thuế suất bằng 0% đến hết năm 2012 khí thế lao động trong tập thể toàn công ty khác đi thấy rõ. Trên bàn làm việc của các cộng sự của bà Diệu Hiền ngoài chồng hợp đồng thu mua cá nguyên liệu, hợp đồng xuất cá sang thị trường châu Âu, Hoa Kỳ,.. nhằm đạt mục tiêu kim ngạch của năm 2009 là trên 100 triệu USD, tôi còn thấy gần chục hợp đồng nhập máy móc, thiết bị từ Đức, Mỹ.
"Người đàn bà thờ cá" ký kết hợp đồng với Công ty Global FoodTechnology - Mỹ để mua hệ thống máy diệt khuẩn Ipura. |
Bà Diệu Hiền kể thêm rằng, đó là những dây chuyền, thiết bị nhồi xúc xích, máy cắt quết, máy đóng khay, buồng xông khói xúc xích, hệ thống tẩm bột, định hình sản phẩm,... và thêm một băng chuyền IQF mới với tổng trị giá trên 8 triệu USD; tất cả đang sắp cặp cảng. Tất cả đã sẵn sàng cho một nhà máy sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng ra đời.
Trong chuyến sang Mỹ lần thứ 8 vừa rồi, người đứng đầu Bianfishco cùng với cộng đồng DN chế biến thủy sản xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam tham gia Hội chợ Thủy sản quốc tế Boston được tổ chức thường niên (kéo dài 3 ngày từ 15 đến 17/3/2009) tại địa chỉ 415 Summer Streeet, Boston, MA 02210). Bianfishco đã đăng ký 2 gian hàng (có 1 gian hàng hai mặt tiền) để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm cá tra philê đông lạnh chất lượng cao - sản phẩm chủ lực, phổ biến và mang nặng dấu ấn của Bianfishco.
"Đến với Hội chợ Boston là tìm hiểu về nhu cầu của thị trường, khai thác và thiết lập mối quan hệ với các khách hàng. Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn và tiềm năng, do đó, Bianfishco tranh thủ nắm bắt mọi thời cơ để nhập khẩu sản phẩm vào đây với mục tiêu trong thời gian ngắn nhất sẽ chiếm lĩnh thị trường" - bà Hiền cho biết.
Na ná như tại Hội chợ Thủy sản quốc tế thủy sản châu Âu thường niên (vừa diễn ra tại Brussels - Bỉ), dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng Bianfishco lại nằm trong tốp đầu DN trong hội chợ được đông đảo khách tham quan ghé qua; đặc biệt là ký hoặc ghi nhớ, hứa hẹn ký nhiều hợp đồng mua hàng. Đến giờ, bà Diệu Hiền vẫn không thể quên những ngón tay cái của khách hàng kèm theo lời khen: "Bianfishco number one" mỗi khi bước vào tham quan, nghe giới thiệu về quy trình nuôi, chế biến khép kín từ A tới Z rất hiệu quả của Bianfishco.
Bà Diệu Hiền kể rằng, khi tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hằng ngày ở Mỹ, nghiên cứu trong từng bữa ăn người dân Mỹ ra sao, bà mới phát hiện rằng sản phẩm phi lê cá tra, cá basa của Việt Nam được người dân Mỹ đón nhận. Với nhịp sống công nghiệp hiện đại, bà Diệu Hiền cũng nhận ra rằng nhu cầu tiêu dùng thức ăn nhanh của người Mỹ rất lớn và ngày càng tăng. Rất nhiều "thượng đế" Mỹ cho biết họ cũng sẽ "ủng hộ hai tay, hai chân" những sản phẩm được chế biến từ loại cá ngon có một không hai trên thế giới này. Sau những trận dịch lở mồm long móng trên lợn, dịch bò điên, đặc biệt là virus cúm A/H1N1 đang khiến cả thế giới phải lo lắng,... nhiều người dân Mỹ ngán ngại ăn thịt gia súc nói chung và đang có xu hướng chuyển sang ăn sản phẩm du nhập, trong đó có cá tra.
"Nhiều khách hàng sau khi ghé qua gian hàng của chúng tôi tại Hội chợ triển lãm, thậm chí viết thư, kể cho chúng tôi về sở thích của họ đối với những sản phẩm mà Bianfishco sắp cho ra đời như burger cá, cá viên chả cá, phi lê tẩm seasoning/marinade, fish finger định hình tẩm bột, xúc xích cá... Họ càng thích thú hơn khi nghe về thành phần dinh dưỡng đặc biệt của cá tra. Là người sản xuất, bán sản phẩm, thượng đế thích thì mình chiều. Quan niệm của tôi là chỉ làm phong phú thêm những gì thị trường cần chứ không "mặn" làm những gì thị trường đang có và người khác làm được" - bà Diệu Hiền cho biết.
Trở lại với chuyện DN mình được hưởng mức thuế suất bằng 0% kéo dài tới năm 2012, bà Diệu Hiền kể, sau quá trình khảo sát Nhà máy Bianfishco, Phòng Thương mại thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Cục Pháp chế thương mại Hoa Kỳ cho hưởng mức thuế suất ưu đãi này theo Billing code: 3510-DS-P với tư cách là "New Shipper". Lần đầu tiên Bianfishco được xem xét mức thuế thấp nhất và cũng là DN XK thủy sản duy nhất của Việt Nam từ trước tới nay được hưởng mức thuế suất này vào Mỹ trong thời gian dài như thế.
Phía Mỹ cho biết, Bianfishco là trường hợp ngoại lệ, bởi theo thông lệ, hằng năm họ sẽ xem xét và quyết định mức thuế suất đối với DN các nước XK vào thị trường của mình. Bà phấn khởi nói: "Quyết định này của phía Mỹ là một khởi đầu rất tốt cho Bianfishco trong kế hoạch XK vào thị trường này. Mỹ là thị trường có tiềm năng rất lớn, giá trị cao, ít rủi ro nên Bianfishco sẽ tập trung khai thác mạnh".
Giờ thư giãn (ngâm chân cho "cá bác sĩ mátxa") của công nhân Bianfishco. |
Thật ra, ngay từ khi mới manh nha thành lập nhà máy chế biến thủy sản hiện đại bậc nhất Đông Nam Á công suất 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, 54.000 tấn phi lê thành phẩm/năm, gắn với vùng nuôi cá sạch hàng trăm ha nằm ngay bên bờ sông Hậu hiền hòa, giải quyết việc làm cho hơn 5.000 công nhân,... "người đàn bà thờ cá" Diệu Hiền đã "nhắm" tới Hoa Kỳ được xem là thị trường lớn thứ ba đối với sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam. Cho tới khi đưa nhà máy vào hoạt động, bà Diệu Hiền tiếp tục đeo đuổi thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu toàn cầu bằng chất lượng sản phẩm, bằng những bước đi táo bạo nhưng hết sức vững chắc, đúng đắn trong chiến lược phát triển bằng cách khép kín quy trình từ sản xuất nghiên cứu đến nuôi cá thương phẩm và chế biến XK.
Bà Diệu Hiền từng kể với chúng tôi rằng, chiến lược kinh doanh của Bianfishco nằm gọn trong 6 mục tiêu chất lượng, gồm: chất lượng cho cuộc sống, chất lượng cho nhà máy, chất lượng vùng nuôi, chất lượng cho sản phẩm, chất lượng cho dịch vụ và chất lượng cho bạn. (Bianfishco đang sắp đưa vào hoạt động Viện Nghiên cứu Pangasius Bianfishco - Việt Nam, Viện nghiên cứu thủy sản đầu tiên do một DN thành lập. Riêng với Công trình thủy cung Massage cá miễn phí cho công nhân, nông dân, Bianfishco đã đưa vào phục vụ từ nhiều tháng qua - PV). Việc thực hiện được 6 mục tiêu đó chính là con đường đến thành công của Bianfishco hôm nay, trong đó có việc thâm nhập được thị trường khó tính như Mỹ.
Cho tôi xem những tấm ảnh về trụ sở làm việc của Công ty BIanfishco US tại 300N. Alpine Drive, Beverly Hills, California 90210 vừa được cộng sự chuyển về từ Mỹ, bà Hiền cho biết, đó là một căn nhà có kiến trúc hiện đại nằm trên một con đường đẹp. Để mua được căn nhà tại vị trí kể trên, bà đã mất trên 8 triệu USD. Bà cũng vừa tìm được một địa chỉ khác (tại 10948 Santa Monica Blvd, Los Angeles, California 90025) để làm showroom. Đây là địa chỉ đầu tiên của một chuỗi showroom tương tự tại nhiều bang của Mỹ mà bà đang tiến hành xác lập.
Một góc trụ sở làm việc của Công ty Bianfishco USA tại Mỹ. |
Bà Hiền rất tâm đắc với cách thức trình bày, trang trí phía trước mỗi địa chỉ như thế là luôn có bức tượng "ông cá, bà cá" quẫy đuôi, ngẩng cao đầu (giống như tượng đang có trong khuôn viên của Bianfishco tại Việt Nam - PV) với chiều cao trên 3 mét. Mỗi khách hàng khi mua sản phẩm từ cá, sẽ được tặng những chiếc áo thun, mũ,... có hình ảnh con cá tra - sản vật tự hào, mang về tiền tỉ USD mỗi năm cho kinh tế Việt Nam.
Để xúc tiến công ty vừa được thành lập tại Mỹ đi vào hoạt động, bà Hiền đã và đang tiến hành tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Lớp tập huấn kéo dài 3 tháng để những nhân viên của công ty này (chủ yếu là người Mỹ - PV) hiểu sâu về con cá tra, cá basa và những sản phẩm đặc biệt được chế biến từ nó. Hiện bà cũng đang triển khai chương trình quảng bá mạnh tại Mỹ để người dân nơi đây biết và tiêu thụ sản phẩm của Bianfishco.
"Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể với hy vọng sau thời điểm 3 năm được hưởng thuế suất 0%, với những gì mà chúng tôi đã đạt được, Mỹ sẽ tiếp tục xem xét lại chính sách đặc biệt này cho những năm tiếp theo" - bà Hiền bộc bạch
Đại gia thủy sản khó bán 80% cổ phần Bianfishco
12/03/2012 | 09:23
Gia đình bà Diệu Hiền chỉ nắm trong tay 52% cổ phần của công ty này.
Đại gia thủy sản nợ bảo hiểm xã hội 3 tỷ đồng
Ngày 7/3, ông Trần Văn Trí – chồng bà Diệu Hiền được ủy quyền Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) cho biết có một đối tác mua 80% cổ phần của Bianfishco với giá 80 triệu USD. Tuy nhiên, theo báo Người Lao Động, gia đình bà Diệu Hiền chỉ nắm giữ 52% cổ phần của Bianfishco. Như vậy, việc bán cho đối tác 80% cổ phần của Bianfishco là khó khả thi.
Báo Pháp luật TP HCM cũng cho biết, theo báo cáo thường niên năm 2010 của Bianfishco thì vốn điều lệ của công ty là 500 tỷ đồng và tổng số vốn điều lệ này được chia thành 50 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng. Trong đó, bà Phạm Thị Diệu Hiền nắm 25 triệu cổ phần (tương đương 50%), con trai bà Hiền đồng thời là phó tổng giám đốc của Bình An có trong tay 1 triệu cổ phần (tương đương 2%), Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) nắm 5 triệu cổ phần (tương đương 10%) và các cổ đông khác chiếm cổ phần tương đương 36%. Như vậy trong tay gia đình bà Diệu Hiền chỉ nắm 52% cổ phần của Bianfishco.
Tại một buổi họp báo ngày 10/3, ông Trí cũng cho biết về các khoản nợ của công ty. Tuy nhiên, thông tin đưa ra chỉ mang tính tổng thể, như khoản nợ ngân hàng hơn 1.000 tỉ đồng, nợ nông dân hơn 200 tỉ đồng. Trong buổi làm việc, phía công ty cũng thông tin có nhiều đối tác quan tâm đến việc bán nhà máy của Bình An, trong đó có một đối tác Đan Mạch. Qua đó, ông Trí đề nghị chính quyền làm cầu nối cho công ty và những nông dân bán cá mà công ty còn nợ tiền gặp gỡ, trao đổi về các khoản nợ.
(Theo Người lao động và PL TP HCM)