TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Friday, April 13, 2012

Bún cháo "chửi" : "Văn hóa"của Hà Nội XHCN?

Người Hà Nội bây giờ "dễ tính" và "cam chịu" quá nên mới đến mức đi ăn phải chịu nhục vì chửi, sáng ra đi chợ bị chửi, vào cơ quan không được việc bị chửi, đến cơ quan y tế, công quyền cũng bị chửi, đi trên đường bị chửi té tát thậm chí có thể gây chiến tại chỗ…


Muôn kiểu chửi

Anh Nguyễn Văn An (lập trình viên máy tính của công ty phần mềm CNC, Hà Nội) có kể lại việc làm gây bất bình của chủ quán họ "vô học". Anh bức xúc "chúng hành xử với thượng đế như là bọn du côn, bất cần đời ấy". Sự việc bắt đầu từ cô gái người Sài Gòn ra Hà Nội công tác khi rẽ vào một quán bún chả ven hồ Trúc Bạch ăn khi tính tiền thì cô này bị "lấy đắt gấp đôi" vì trót để lộ mình là người Sài Gòn.

 Khi cô gái thắc mắc về giá cả đắt thì được chủ hàng phán "ngồi ăn chỉ biết ăn đứng lên là phải tính tiền có gì phải thắc mắc nhiều". Bất bình quá, anh An lao ra vạch mặt việc bắt chẹt khách Sài Gòn thì bị chủ quán quát đến hãi "thằng nhãi này, mày muốn gì hả định làm anh hùng rơm chắc", "còn không mau cuốn xéo đi".

Vì cũng nóng tính nên máu liều của anh nổi lên, hai bên đôi co dữ dội với nhau. Đến khi hỗn loạn, ông chủ quán này đã cầm dao ra dọa "mày còn muốn sống không?". Bó tay với kiểu làm ăn này, anh An "sợ chừa đến già" với kiểu chủ quán bún chửi du côn này.

Quán bún "chửi"

Anh Đình Việt (sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân) ở trọ khu Cầu Giấy còn bức xúc "thích thì chửi bới đủ trò, thích thì đánh nhau vì mấy số điện, vài đồng tiền nước bọn chủ nhà trọ là một lũ khát tiền cả". Anh Việt vừa nói, vừa nghĩ đến vụ hôm trước bị chủ nhà trọ đuổi giữa đêm. Việt kể, ông chủ trọ này là một con nghiện bài bạc, rượu chè, gái gú …mỗi khi thua bạc có khi cả xóm sẽ bị đuổi ngay giữa đêm.

Cách hành xử vô đạo đức của tên chủ trọ đã khiến Việt phải lang thang suốt đêm tìm phòng trọ mới trong thời tiết vô cùng lạnh giá của mùa đông. Đối với chủ trọ quái ác này, việc đuổi sinh viên ra đường giữa đêm là một thú vui để giải stress mỗi khi thua bạc, nhìn thấy sinh viên lầm lũi dọn đồ trong đêm là "hắn cười khoái trá rất vô nhân tính"- Anh Việt tố cáo.

Anh Việt còn cho biết, rất nhiều sinh viên còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu hơn đó là bị chủ nhà đánh và đuổi đi. Với uy thế nhà cao cửa rộng, các chủ trọ thường xuyên quát mắng, chửi bới, thậm chí có chủ trọ còn có nguyên tắc bất di bất dịch "nói không nghe thì phải đánh". Nếu không tin, thì các bạn có thể đến khu trọ HITC, Xuân Thủy, HN để nghe những câu chửi mắng, quát tháo tục tĩu như cơm bữa từ những chủ trọ giữa thủ đô.

Chị Thu (công nhân ở trọ nhà ngõ 233, Xuân Thủy) có cho biết "toàn lũ vô học khát tiền, suốt ngày chửi bới nọ kia kiếm cớ để thu thêm tiền". Chả là chị Thu ôm trước đã phải đóng nguyên văn tiền nhà một tháng mà không được ở nên chị rất bức xúc. Nếu như không đóng chị sẽ bị cả nhà chủ gần hơn 10 người chửi té tát và dùng vũ lực uy hiếp. Nghĩ đến cảnh ở trọ đất Hà Nội, nhiều lần chị vẫn còn ngao ngán đến tận cổ với cách hành xử vô văn hóa này.

Hầu hết người Việt đều có tâm lí của những người dân "làng Vũ Đại ngày ấy" lầm lũi ăn bát phở mà bà chủ quán không ngừng văng tục, chửi thề và cổ súy rằng "chắc không chửi mình" và "cứ ăn thôi miễn là no làm việc gì cũng được".

Nhiều khi tôi nghĩ sao một số người Hà Nội bây giờ giỏi thế có thể chịu được "miếng ăn là miếng nhục" đặc biệt thói quen dễ dãi trong ăn uống đã khiến các quán ăn bẩn tung hoành trên đường phố một cách ngang nhiên.

Thậm chí, dù người chủ nhà có ghê ghớm chửi đánh một ai trong xóm trọ thì những người ở cùng chỉ biết thở dài mà không lên tiếng bênh vực dù người đó có đúng đi chăng nữa.

Hầu hết đều có tâm lí rằng "không động đến quyền lợi của mình thì thôi" vì vậy những nhà trọ kiểu này vẫn tác quái khắp thủ đô. Văn hóa nhẫn nhục của một số người Hà Nội giỏi đến thế là cùng?!

Khách "được" ăn giày vào mặt

Có lần được chứng kiến, một vị khách bị tên chủ quán bún ốc đuổi đánh giữa đường và ngay sau đó được ăn ngay cả một cái giày vào mặt. Anh Thắng (Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) cho biết "vị khách Sài Gòn đó chắc hoảng đến già, không dám bước chân ra Hà Nội vì đi ăn bún mà được ăn ngay cả một cái giày".

Anh Thắng kể, hôm đó một vị khách bước vào quán bún ốc ở Nghĩa Tân, vị khách này liên miệng kể về quán ăn Sài Gòn lịch sự và đồ ăn ngon hơn ở Hà Nội nhiều.

Bỗng chủ quán đang thái thịt quay lại mắng "Thế thì cút vào Sài Gòn mà ăn ra đây vào quán tao làm gì". Vị khách này choáng váng, tức giận và lên tiếng đáp lại ông chủ quán. Kết quả là vị khách bị người chủ quán cho ngay cái giày vào mặt. Có lẽ người chủ quán muốn để một kỉ niệm nhớ đời ở Hà Nội cho anh chàng người Sài Gòn tự hào về quê hương mình.

Chuyện người Hà Nội quá quen với đủ kiểu chửi, quát mắng của các chủ hàng quán xá và "lầm lũi" ăn vì "nghĩ có động đến mình đâu" đã tạo ra một thứ văn hóa mới là văn hóa chửi bới. Nhiều người Sài Gòn rất sợ ra Hà Nội, vì không quen với cách ăn uống và hành xử của các chủ quán xá. Thậm chí khi nhận được lệnh công tác ra Hà Nội một tháng có người Sài Gòn còn giả vờ ốm để không phải ra đây thưởng thức trọn văn hóa chửi.

Anh Văn, một người Sài Gòn ra công tác ở Hà Nội hơn một tháng chia sẻ "tôi đã được thưởng thức trọn thứ được gọi là văn hóa chửi bới, văng tục ở quán ăn hàng ngày". Hơn một tuần nay la cà quán xá, anh Văn cho rằng "người Bắc ăn bẩn quá! Muốn có vịt quay phải đợi bà chủ vào nhà vệ sinh lấy vịt ra mới có". Vì chật chội nên nhiều hàng quán để vịt ngổn ngang trong nhà vệ sinh là có thật.

Anh Văn kể "những bạn bè của tôi sợ ra Hà Nội lắm, mỗi lần ra là mỗi lần kinh sợ có người cạch đến già không dám ra thủ đô chỉ vì người Hà Nội mới bây giờ ghê ghớm, chua ngoa và thiếu văn hóa với thượng đế quá". Đặc biệt, nhiều người Sài Gòn đi ăn hàng quán ở Hà Nội có thể bị bắt chẹt trả gấp đôi, gấp ba gây bức xúc.

Trên thực tế, nhiều người ở các tỉnh miền Nam ra Hà Nội đã "một đi không trở lại" với thủ đô chứ đừng nói gì đến khách du lịch nước ngoài.

H.B
 

Wednesday, April 11, 2012

Những món ăn người Việt cũng 'chùn đũa'

Không chỉ du khách nước ngoài mà thực khách Việt đôi khi cũng phải cân nhắc rất nhiều trước khi quyết định thưởng thức các món tim rắn, đuông tắm mắm, bò cạp chiên hay trứng vịt lộn…

Tim rắn

Rất khó để nuốt trôi quả tim đang phập phồng.

Được truyền miệng như món "ông dùng bà khen", món ăn chơi này từ lâu thuộc dạng quý trong giới các quý ông. Song mỗi con rắn chỉ có một quả tim và phải uống cùng rượu ngay khi vừa mổ nên phần quý nhất này thường thuộc về người có tiếng nói "trọng lượng" nhất trong bữa tiệc.

Có điều những ai từng tham gia buổi tiệc tim rắn đều không khỏi rùng mình trước hình ảnh người đầu bếp dùng dao rạch một đường trên thân rắn, rồi hất quả tim bé xíu còn phập phồng vào đĩa hay chén rượu để sẵn bên cạnh. Cùng cái cảm giác gai người khi mùi tanh của máu hoà cùng vị cay của rượu cùng hình ảnh một trái tim còn sống đang trôi từ từ qua cuống họng.

Đuông tắm mắm

Là một loại sâu trong đọt cây dừa, đuông luôn được giới sành ăn đánh giá cao về độ giòn, vị béo ngậy, thơm lừng độc đáo. Song đó là với món đuông chiên giòn hay xào tỏi, riêng đuông tắm mắm không phải ai cũng dám thưởng thức.
Tạo hình của món ăn không đáng ngán bằng bảng hướng dẫn sử dụng.

Này nhé, sau khi gọi món, bạn sẽ được dọn ra một đĩa nước mắm nổi bật những lát ớt đỏ và những con đuông màu trắng sữa đang co duỗi. Tiếp đó, bạn dùng đũa gắp một con, bỏ vào miệng. Đừng cắn vội mà hãy để nó "vẫy vùng" trong miệng, cảm nhận những cái lông nhỏ xíu trên lưỡi, cái đau nhẹ bởi cặp càng, những cái nhúc nhích rất khẽ. Sau đó, rê nhẹ tới giữa hai hàm, cắn một phát. Khi tiếng bụp vang lên, nước từ trong con đuông tràn ra, đẫm cả lưỡi, ngập chân răng, béo ngập, thơm lừng. Chép miệng vài cái để cái ngon, vị ngọt, béo của đuông thấm vào cổ…

Bản mô tả sống động ấy khiến nguời từng trải đến đâu cũng "rụt cổ", có điều nếu ai mạnh tay chén đến con thứ ba thì sẽ đâm ghiền cái ngon lạ của loại sâu dừa này.

Thịt chó

Luôn tạo ấn tượng mạnh về độ khủng khiếp với các du khách nước ngoài, nhất là những người đến từ các nước châu Âu, song từ xưa đến nay, loại thịt này luôn được xưng tụng như một món ăn nhiều chất đạm và các món từ thịt chó như nấu đậu, hấp, nướng, dồi luôn là món ăn yêu thích của nhiều người Việt, thậm chí cả du khách nước ngoài.
Những ai không thích "cờ tây" thường ghét luôn mùi của lá mơ.

Thế nhưng, không phải thực khách Việt nào cũng vui vẻ khi nhận được lời mời "chén" thịt chó". Có rất nhiều lý do người ta không thưởng thức nó, song nguyên nhân chủ yếu thường là do kỷ niệm đẹp hay sự ám ảnh nào đó gắn với loài vật trung thành này.

Chị Hương, nhà ở Lâm Đồng kể: "Lúc nhỏ tôi cũng thấy ngon khi thưởng thức các món ăn được chế biến từ thịt chó, nhưng năm học lớp 2, một lần tôi nằm mơ thấy chú chó mà các ông anh tôi làm thịt lúc chiều đứng ngay cửa, vẫy đuôi vui mừng nhưng nhất quyết không chạy đến dù tôi có gọi cỡ nào. Tỉnh giấc, nghĩ tới việc lúc chiều vui vẻ thưởng thức món ăn làm từ thịt của con vật gắn bó với mình một thời gian, tôi vừa thương nó vừa giận mình. Từ đó, tôi nhủ với lòng không ăn loại thịt này nữa ".

Trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn hiền hoà và hấp dẫn trong mắt người thích ăn...

Song không kém kinh dị trong mắt những người không thích.

Cũng thuộc nhóm món ăn kinh dị với người nước ngoài khi tới thăm hay nhắc đến Việt Nam, song so với thịt chó, món ăn vặt này phổ biến hơn, được bày bán rộng rãi hơn nhờ sự tiện lợi và giá thành rẻ.

Nhưng nếu nghĩ rằng vì những lý do trên mà ai cũng hoan hỉ khi được rủ đi "măm" trứng vịt lộn thì không hẳn đã đúng. Khác với thịt cầy, lý do chủ yếu của việc không thích đưa không thuộc phạm trù yêu thương hay ám ảnh, mà chỉ là cảm thấy ghê ghê khi cắn vào con vịt bé tẹo nhưng đã mọc đủ lông và phát triển tất cả các bộ phận. Bên cạnh đó là nỗi lo về an toàn thực phẩm với thông tin nếu sau khi trứng ra lò, không có thương lái đến mua, chủ cơ sở sẽ luộc chín trứng trước, việc đó đồng nghĩa khi tới tay người dùng, không ai biết được trứng đó đã luộc bao nhiêu ngày.

Dế, bò cạp, nhộng, nhộng ong
Món bò cạp tẩm bột chiên giòn hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có gan thưởng thức.

Các món ăn được chế biến từ dế, bọ cạp, nhộng ong ban đầu xuất phát từ việc thấy phí nguyên liệu có sẵn, rồi thấy ăn "cũng được, cũng lạ", món ăn ấy dần trở thành đặc sản địa phương, cuối cùng theo dân sành ăn lan sang các tỉnh, thành khác. Tuy vậy, với những thực khách yếu bóng vía, việc rủ được họ đến quán chuyên bán những thứ này đã là một thử thách, đừng nói đến việc thưởng thức hay cảm nhận.

Có điều nếu thử một lần "nhắm mắt bịt mũi mà ăn", bạn sẽ cảm nhận được vị thơm, ngon của dế, cái béo ngậy của nhộng ong hay cái giòn tan, đã miệng của món bò cạp chiên giòn.

Cá sấu, đà điểu, kangaroo

Các loại thịt này chỉ được những thực khách thích khám phá món lạ hay giới trẻ luôn tò mò với cái mới đón nhận. Riêng với đại bộ phận những người lớn tuổi, dù ở quê hay thành phố e dè bởi dường như các loại thịt này luôn ẩn chứa nỗi bất an về một thứ thịt "ăn vào không biết có chuyện gì xảy ra".
Nếu khéo chế biến, bạn sẽ cảm nhận được cái ngon độc đáo của thịt đà điểu.

Cách duy nhất để cho các "lão tướng" chịu nhấm nháp món ăn này thường là phương án "đánh lận con đen", nghĩa là sau chế biến thành món ăn thì báo lên là được làm từ loại thịt quen thuộc. Có một điều là cũng như các loại khác, thịt đà điểu, cá sấu hay kangaroo cũng có những phần ngon và không ngon, tiêu biểu như phần thịt ở đuôi hay phần thịt ở chân cá sấu ngon hơn phần thịt ở thân.

(Theo Zing/Infonet)

Tuesday, April 10, 2012

Tan tác gia đình vì “cơn bão“ xuất khẩu lao động

Tan tổ ấm vì "cơn bão" xuất khẩu lao động

Nhiều tỷ đồng của người xuất khẩu lao động gửi về. Những biệt thự hoành tráng mọc lên giữa làng quê xa xôi và các ông chủ, bà chủ sống trong đó lắm kẻ có tiền đâm "rửng mỡ" bồ bịch khiến tổ ấm bị phá vỡ, dẫn đến nhiều đứa trẻ bơ vơ, thiếu thốn tình cảm…

Từ "cơn sốt" xuất khẩu…

Đến xã Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên đâu đâu cũng thấy người ta bàn tán về chuyện xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nhờ XKLĐ mà nhiều biệt thự lộng lẫy tưởng chỉ có ở thị trấn, thị xã hay thành phố, thì nay đã chễm chệ đậu ở… Minh Tân. Chuyện bắt đầu từ năm 1999, khi làng quê này chỉ có vài người ở nước ngoài gửi tiền về, những gia đình đó bỗng nhiên được coi là tỉ phú. Thế rồi người trước kéo người sau, người sau giới thiệu cho người sau nữa, bố "cõng" con, anh "cõng" theo em...

Nhiều nhà cao tầng mọc lên giữa làng quê.
Ông Hoàng Văn Hay - Chủ tịch UBND xã Minh Tân cho biết: "Năm 2005 là năm cao trào, do người dân thấy đây là hình thức tốt để phát triển kinh tế. Tất nhiên, khi tư vấn chúng tôi cũng đã nói đến những rủi ro có thể xảy ra cho người dân hiểu cặn kẽ. Quả thật, đó là thời gian người dân ra đi ồ ạt, nhà nhà đi XKLĐ. Có gia đình ba người đi, còn gia đình hai người đi thì khá nhiều…".

Nhiều gia đình coi chuyện đi nước ngoài vừa là danh dự, vừa là cách thức làm giàu nên sẵn sàng vay mượn khắp nơi để chạy chọt cho công việc hanh thông. Các nước như Hàn Quốc, Nhật, Indônesia… trở thành "miền đất hứa" mà người Minh Tân hướng đến. Chẳng ít ông bố bà mẹ đã bắt con cái bỏ học sớm để "tống" ra nước ngoài làm giàu.

Đến "bão làng"

Ác nghiệt thay, chính trào lưu làm giàu ở xứ người của Minh Tân đã khiến không ít gia đình lâm vào bi kịch, đó là tổ ấm tan vỡ, vợ chồng chia ly, tan tác.

Ở thôn Tần Tiến, có một nghịch cảnh đau lòng khiến vợ chết thảm, chồng ngồi tù cũng vì XKLĐ gây ra. Năm 2003 chị Trần Thị Cúc "theo tiếng gọi của đồng tiền" đã đi Malaisia làm ăn, để lại chồng và hai con. Chị Cúc chăm chỉ làm ăn và thường xuyên gửi tiền về để chồng nuôi con nhỏ.

Trong thời gian chị ở nước ngoài, Nguyễn Văn Liệu - chồng chị đã có quan hệ tình cảm bất chính với chị Vũ Thị Luật cùng thôn. Buồn hơn, Luật lại là em họ của chị Cúc. Luật cũng đã có chồng đang XKLĐ tại Hàn Quốc. Dù có nghe phong thanh về mối quan hệ của hai người nhưng chị Cúc vẫn không tin, cho là thiên hạ đặt điều.

Giữa năm 2006, chị Cúc về nước. Toàn bộ số tiền có được, chị đem sửa sang nhà cửa và mua một trang trại. Đây cũng là lúc chị nhận ra bộ mặt thật của chồng. Nhiều lần theo dõi, chị Cúc đã bắt quả tang chuyện ngoại tình giữa chồng mình và em họ. Chị lựa lời khuyên bảo chồng nhưng chỉ nhận được những trận đòn thừa sống thiếu chết.

Bà Vũ Thị Chăm - mẹ của Liệu cũng nhiều lần khuyên con, nhưng đều bị con trai vùng vằng cãi lại. Sau mấy đêm Liệu đánh vợ chết đi sống lại thì đêm 15/11/2007, gã đã cướp đi mạng sống của vợ mình. Trước cơ quan điều tra, Liệu khai động cơ giết vợ là vì người tình. Với tội ác của mình, Liệu phải lĩnh mức án 20 năm tù giam. Hai đứa con của Liệu trở thành trẻ mồ côi, giờ đang được bà nội chăm sóc.

Nỗi sầu muộn của bà Chăm khi mất con dâu.

Thôn Tần Tiến còn nhiều nghịch cảnh đáng buồn nữa, trong đó có ba người đàn ông vì đau buồn, uống rượu mà chết. Những cái chết này được người dân cho biết, đều vì vợ đi nước ngoài và bỏ rơi chồng dù người chồng có tha thiết hàn gắn đến mức nào.

Trường hợp anh Vũ Văn Thương cũng vậy, giờ anh luôn trong tình trạng như người mất hồn do buồn vì vợ ruồng rẫy khinh thường. Theo trào lưu của làng, cũng vì thương vợ sức khỏe yếu nên anh đã cố gắng chạy vạy bằng được cho vợ đi XKLĐ. Ai ngờ, khi có tiền trở về vợ anh lại chẳng thèm nhìn mặt anh và đứa con đang bị bệnh máu trắng.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà XKLĐ mang lại. Nó đã giúp nhiều làng quê xóa đói giảm nghèo, trở nên sáng sủa, tươi đẹp điển hình như Minh Tân. Thế nhưng cạnh đó, những hậu quả của nó cũng đang hiển hiện trước mắt vì người trong cuộc ham làm giàu mà không nghĩ đến những hậu quả lâu dài, vì kiếm tiền mà quên gia đình, bỏ rơi con cái.

"Cơn bão" XKLĐ đâu chỉ hoành hành xã Minh Tân mà đã quét qua nhiều làng quê ở Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang… và đã có biết bao nhiêu gia đình tan vỡ, bao nhiêu đứa trẻ bơ vơ, khóc lóc, ai oán. Nguyên nhân đến từ hai phía chứ chẳng riêng ai. Điều này cho thấy trong cuộc sống gia đình việc biết điểm dừng để giữ mình khỏi sa ngã là rất quan trọng. Bởi nếu giàu có mà không còn hạnh phúc, vợ chồng chia ly, con cái bơ vơ thì cái sự giàu có ấy hẳn còn ý nghĩa gì?

(Theo PLVN)

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty