TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 12, 2011

'Thủy điện miền Trung không thể chống lũ'


Ảnh: N.T.
GS.TS Ngô Đình Tuấn. Ảnh: N.T.

"Toàn bộ hồ chứa thủy điện ở miền Trung không đủ dung tích phòng lũ, không có nhiệm vụ chống lũ cho hạ du mà chủ yếu để phát điện", GS.TS Ngô Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Tài nguyên nước và môi trường Đông Nam Á trao đổi với VnExpress.
'Xả lũ thủy điện gây thiệt hại phải bồi thường'Người dân khổ vì thủy điện xả lũ

Xin ông cho biết bức tranh tổng thể về thủy điện miền Trung hiện nay?

- Hầu như tất cả tỉnh miền Trung đều có công trình thủy điện khá lớn như Bản Vẽ (Nghệ An), Rào Quán (Quảng Trị), Bình Điền, Cổ Bi (Thừa Thiên - Huế). Vào trong nữa thì có A Vương, Sông Tranh 2, Đa Mi 4, Định Bình... Đây là những công trình nằm trong quy hoạch của nhà nước, được Thủ tướng, Bộ Công thương phê duyệt. Ngoài ra, do phân cấp quản lý nên các thủy điện nhỏ được huyện, xã đề nghị làm và có rất nhiều.

Vì thế mới có thực tế là nhiều đập xen vào giữa những công trình thủy điện cấp trung ương. Ví dụ trên sông Ba có hơn 30 công trình lớn nhỏ, nhánh sông Bồ ở thượng nguồn đã có 5; rồi sông Kôn… Đầu tư công trình thủy điện nhỏ này chủ yếu là tư nhân, vốn bỏ ra ít, mà hưởng lợi nhiều do làm dung tích hồ nhỏ, ngập ít, lợi dụng nước và cột nước các hồ ở thượng nguồn xả xuống.

- Số lượng các công trình thủy điện dày đặc trên một hệ thống sông gây nên rủi ro gì, thưa ông?

- Nếu làm một công trình lớn thì diện tích ngập nhiều nhưng chia năm xẻ bảy ra mực nước thấp xuống, không ngập nên người dân, chính quyền địa phương không ai phản đối. Ví dụ từ thủy điện Đồng Nai 6, 6A, thủy điện 6 chia ra 3 bậc thang, 6A chia 5 bậc thang. Nhiều bậc thang thì hạ thấp mực nước xuống, nhưng hạ thấp thì xác suất rủi ro lớn hơn nếu bị vỡ, vì vỡ là vỡ dây chuyền.

Các hồ nhỏ, tư nhân thì làm diện tích ngập ít, tràn nhỏ, mức độ bảo đảm an toàn thấp. Trong quy hoạch chúng ta chưa giải quyết được bất hợp lý này. Đáng ra phải rà soát lại cái nào được xây, cái nào không.

Những năm gần đây, câu chuyện "thủy điện xả lũ, dân lãnh đủ" liên tục diễn ra ở miền Trung. Ông chia sẻ như thế nào về điều này?

- Thực tế không phải có thủy điện thì làm tăng lũ. Lũ tăng do các nguyên nhân như biến đổi khí hậu, mặt đệm tức là lớp phủ bị tàn phá. Mặt khác, khi không có quy trình vận hành liên hồ chứa hoặc quy trình vận hành độc lập, hợp lý thì xả nước sẽ gây lũ chồng lũ. Nếu có quy trình vận hành liên hồ thì sẽ hạn chế thấp nhất. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo lũ, dự báo tốt thì mới khống chế được, không để xảy ra lũ chồng lũ.

Thực tế, toàn bộ công trình hồ chứa thủy điện ở miền Trung không đủ dung tích phòng lũ. Chỉ có 2 hồ thủy lợi có dung tích phòng lũ đáng kể là hồ Phú Ninh (Tam Kỳ - Quảng Nam) 300 triệu m3 và Tả Trạch (Thừa Thiên - Huế) 500 triệu m3, nhưng chưa xây dựng xong. Các công trình thủy điện ở miền Trung không có nhiệm vụ chống lũ cho hạ du mà chỉ làm thế nào bảo vệ an toàn hồ chứa trong khi vận hành và hiệu quả phát điện cao nhất, tức là đảm bảo dung tích luôn ở mực nước dâng bình thường (luôn đầy).

Thủy điện sông Tranh 2 xả lũ với lưu lượng từ 3.500 đến 5.000 m3/s trong hai ngày qua đã gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín.

- Hiện các công trình thủy điện thông báo xả lũ trước 2 giờ, trong khi người dân cần ít nhất 6-8 giờ để chuẩn bị đối phó, ông nghĩ sao về điều này?

- Quy định thông báo 2 giờ trước khi vận hành, mở cửa xả đầu tiên được các tỉnh đồng tình hết. Quy định này căn cứ vào khả năng dự báo và điều kiện thực tế chứ không phải cứ muốn thông báo sớm là được.

Ở miền Trung, sông ngắn, hẹp, dốc trong khi mưa lũ lớn thường xuyên xảy ra, có khi mưa chưa đầy 2h lũ đã lên rồi. Một bất hợp lý nữa là mạng lưới quan trắc đo mưa ở miền Trung rất thưa, rất ít trạm tự ghi như ngoài Bắc; chỉ đo mưa 12 giờ và mưa 24 giờ không có 6 hay 3 giờ, nếu có thì trạm ở thị xã ven biển trong khi lũ thì ở thượng nguồn.

Tất nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể tăng thời gian thông báo trước khi xả lũ, nhưng với 3 điều kiện: nâng cao năng lực dự báo mưa lũ; bổ sung các trạm đo mưa, ví dụ lưu vực sông Ba có khu vực gần 5.000 km2 mới có một trạm; và phải nghiên cứu, cập nhật qua vài ba năm xả lũ.

- Nếu xét về mặt chi phí, để tăng thời gian dự báo thêm một giờ thì tốn kém như thế nào?

- Vấn đề ở đây không phải bài toán kinh tế. Dự báo càng sớm thì an toàn cho người dân, thêm thời gian sơ tán, nhưng kéo dài phải đi cùng độ chính xác cao. Nếu vài lần thiếu chính xác dân chủ quan thì rất nguy hiểm.

Chúng ta cần nâng cao khả năng dự báo cho chủ hồ, vì các chủ hồ quyết định phương án giữ hay xả nước. Họ thuê đài khí tượng địa phương thì ta phải nâng cao kiến thức cho những người ấy. Chính phủ không ngại tốn tiền trong việc dự báo ứng phó thiên tai, nhưng vấn đề làm thế nào hiệu quả. Cái này phải có thời gian đào tạo, ứng dụng mô hình toán đo được độ chính xác.

- Trong ngành công nghiệp năng lượng, thủy điện được coi là lạc hậu. Trong điều kiện Việt Nam, chiến lược phát triển thủy điện cần đặt ở vị trí như thế nào cho phù hợp?

- Trên thế giới, các nước đã phát triển đều qua giai đoạn phát triển ồ ạt thủy điện. Sau đó vì khai thác nhiều, bùn cát lấp đi hồ chứa, đồng thời gây hệ lụy với dòng chảy hạ lưu nên người ta phải bỏ. Ví dụ ở Mỹ, có những công trình khi không còn đảm bảo dòng chảy cho hạ du, ảnh hưởng tới động vật thủy sinh như cá hồi, sản phẩm thương nghiệp có giá trị cao, thì sau khi hoàn vốn người ta phá bỏ.

Việt Nam còn nghèo buộc phải khai thác thủy điện chứ làm gì có vốn đầu tư ngay vào điện nguyên tử hay các công nghệ tiên tiến khác. Chưa kể phải có trình độ, đội ngũ nhân lực vận hành. Hoàn cảnh hiện nay buộc chúng ta phải thế. Còn theo quy hoạch, đến 2025, tất cả nhà máy thủy điện lớn và vừa đã làm xong. Sau đó, chúng ta chỉ phát triển thủy điện tích năng, điện nguyên tử. Sau khi có điện nguyên tử, điện khí, thủy điện chỉ còn chiếm 25% tổng sản lượng và sẽ ngày càng giảm xuống.

Nguyễn Hưng thực hiện

Hà Nam: Gần 300 công nhân đình công đòi trả lương


12/11/2011 20:04:18

Gần một tuần nay, 290 cán bộ công nhân viên (CBCNV) của Công ty CP Xi măng Thanh Liêm (Hà Nam) đã thay nhau tập trung trước cổng công ty để yêu cầu lãnh đạo công ty trả lương, đóng BHXH cho mình.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch công đoàn của Công ty CP xi măng Thanh Liêm cho biết: Công ty nợ lương của CBCNV từ tháng 07/2011 đến nay vẫn chưa trả hết nên gây ra nhiều khó khăn cho đời sống người lao động.
 
Theo ông Hồng, lương tháng 7 của CBCNV là 1,1 tỷ thì công ty mới trả được 800 triệu. Không những thế lương tháng 8 tháng 9 và hơn nửa tháng 10, công ty có hứa trả tiếp nhưng đến nay người lao động vẫn chưa nhận được.

Đã hơn 1 tuần nay 290 CBCNV của Công ty CP Xi măng Thanh Liêm (Hà Nam) đã thay nhau tập trung trước cổng công ty để yêu cầu lãnh đạo công ty trả lượng, đóng BHXH cho mình.

Cũng theo ông Hồng, công ty không chỉ nợ lượng của người lao động 4 tháng nay mà còn không chịu đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà công ty đã thu trước đó.

"Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp công ty đã thu của người lao động nhưng công ty không nộp cho bảo hiểm xã hội huyện Thanh Liêm từ tháng 7 năm 2010 đến nay. Nhiều CBCNV trong công ty bị tai nạn, thai sản, đau ốm … nhưng không có chế độ gì gây rất nhiều thiệt thòi cho người lao động", ông Hồng nói.

Được biết, vào tháng 4 năm 2010, tập thể CBCNV trong công ty đã đình công để đòi hỏi các chế độ trên, HĐQT công ty đã ký văn bản chấp thuận, nhưng cho đến nay công ty vẫn không thực hiện đầy đủ.

Theo phản ánh của các CBCNV Công ty cổ phần xi măng Thanh Liêm, từ ngày 12/9/2011 cho đến nay, công ty bị cắt điện dừng sản xuất, HĐQT bỏ mặc nhà máy và CBCNV trong công ty trong tình trạng "sống chết mặc bay" và không có bất kỳ văn bản cụ thể nào trả lời cho người lao động, về chế độ tiền lương hay là kế hoạch làm việc tiếp theo như thế nào, mà để cho người lao động khủng hoảng về kinh tế cũng như về mặt tinh thần.

(Theo VNN)

Cô giáo đánh hàng loạt học sinh bằng cán chổi


12/11/2011 11:50:14

17 học sinh (HS) nữ cùng 3 HS nam lần lượt từng em một bị cô giáo chủ nhiệm lớp bắt nằm dài trên bàn học để đánh bằng cán chổi. Cái "lạ" còn ở chỗ là khi giải thích vụ việc với phụ huynh HS, cô giáo này cho rằng đó là cách giáo dục hữu ích cho con em họ.

Chiều 11/11, nhiều phụ huynh đã trực tiếp đến gặp hiệu trưởng Trường THPT Hoá Châu (H.Quảng

Mô tả ảnh.
Cô giáo Võ Thiện Tâm
Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) để khiếu nại về việc hàng chục HS là con em của mình bị cô giáo chủ nhiệm dùng cán chổi đánh vào mông bầm tím, tổn thương đến tinh thần các em.

 Đa số phụ huynh sau khi phát hiện con mình bị đánh đều rất bức xúc, nhất là khi phát hiện những vết bầm tím trên mông. "Cháu về nó không nói, nhưng thấy nó đi lại khó khăn nên tui gạn hỏi và xem vết thương mới biết là cháu bị cô giáo chủ nhiệm đánh" - chị Nguyễn Thị Trang (45 tuổi, ở thôn Mỹ Xá, xã Quảng An, H.Quảng Điền), phụ huynh một HS kể.

Cô giáo Võ Thiện Tâm, giáo viên dạy môn địa lý, đồng thời là chủ nhiệm lớp 10B4, thừa nhận trong buổi sinh hoạt lớp vào chiều thứ sáu, ngày 4/11, cô đã dùng cán chổi đánh 20 HS trong lớp vì vi phạm các lỗi như không sinh hoạt 15 phút đầu giờ, xếp hàng chào cờ lộn xộn, trực nhật không tốt, không học bài không chép bài, không mặc đồng phục… Trong số 20 HS bị đánh, có 17 HS nữ, 3 HS nam. Lần lượt 20 HS này đều bị bắt nằm dài trên bàn học và bị đánh bằng cán chổi vào mông, trong đó nữ bị phạt 10 cán chổi/em, nam bị phạt 5 cán chổi/em.

Đáng chú ý, trong số 20 HS bị cô giáo Tâm bắt nằm dài trên bàn để đánh có một nữ học sinh tên D. khi ấy đang đến chu kỳ phụ nữ cũng không thoát tội. Xác nhận sự việc trên với PV, cô Tâm giải thích: "Lúc ấy tôi không biết em D. đến tháng".

Phu huynh học sinh trong buổi "đối thoại" với cô giáo.

Tiếp xúc với PV chiều 11/11, D. vẫn còn sợ sệt và bẽn lẽn. Các bạn trong lớp D. nói rằng lúc ấy bạn D. có lý do nên van xin cô giáo được đứng để chịu phạt đòn, nhưng cô giáo không chịu, bắt D. nằm dài trên bàn để đánh số lượng gấp đôi các bạn khác, tức 20 cán chổi. Không chỉ thế sau khi đánh mỗi HS 5-10 roi (cán chổi), thậm chí 20 roi như phạt D., cô Tâm đã chỉ đạo cho lớp trưởng đánh các bạn. Tiếp xúc với PV, lớp trưởng cho biết lúc ấy ngại làm đau và mất lòng các bạn, nhưng sợ cô giáo nên em đã "xuống tay" đánh bạn thay cho cô giáo.

Một HS nữ bị đánh kể: "Thật ra tụi em không mắc nhiều lỗi, chỉ có lỗi là trong lớp bị điểm xấu, tức điểm 1, buổi chào cờ có lộn xộn và lỗi không mang áo dài. Nhưng trời mưa lớn, trường lại bị ngập làm sao tụi em mặc áo dài được?".

Giải thích với phụ huynh nếu HS nghịch ngợm, không tuân thủ nội quy trường lớp vì sao số HS nữ vốn ngoan hiền lại bị đánh nhiều hơn nam, cô Tâm nói rằng làm như thế là "để các em HS nam noi theo". Cô Tâm cho rằng dù việc roi vọt là hành vi bạo hành, "nhưng phụ huynh thấy là sau khi bị đánh con em mình tiến bộ, tốt hơn không?".

Đáng chú ý, cô Tâm lấy lý do việc giáo dục bằng biện pháp roi vọt với HS đã được các phụ huynh đồng ý với cô tại cuộc họp đầu năm học. Điều này càng khiến nhiều phụ huynh bức xúc bởi họ chỉ "đồng ý" việc "giơ cao đánh khẽ, doạ là chính" chứ không phải dùng cả cán chổi đánh con em mình đến bầm tím.

Trao đổi với PV Thanh Niên Online, thầy Nguyễn Văn Chương, hiệu trưởng Trường THPT Hoá Châu khẳng định ban giám hiệu nhà trường không hề biết quy ước nói trên giữa cô Tâm với phụ huynh HS. "Chúng tôi không chấp nhận bất cứ hành vi đánh HS nào của cô Tâm, dù là lý do gì và phụ huynh có đồng ý đi nữa. Chủ trương của nhà trường là đã và đang xây dựng một trường học thân thiện. Chúng tôi sẽ tiến hành họp hội đồng của nhà trường và đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng cô Tâm trong nay mai" - thầy Chương khẳng định.

(Theo TNO)

 

Đình chỉ xưởng thịt vịt… đánh nhà báo VTV


12/11/2011 15:29:00

 - Ngày 12/11, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên (VTV Phú Yên) đã có công văn gởi các cơ quan chức năng, phản ứng về cách giải quyết xung quanh vụ việc nhà báo Phạm Việt bị hành hung trong lúc tác nghiệp.

TIN LIÊN QUAN

Theo công văn này, ông Võ Tân, Giám đốc Vinashin Phú Yên cho rằng: "Tôi có mặt tại công ty nhưng không hề hay biết sự việc xảy ra vì đang họp", còn Công an xã Hòa Thành (Đông Hòa, Phú Yên) đã thả ông Nguyễn Nhân Hậu (đối tượng đánh phóng viên) trong chiều cùng ngày (10/11) và chỉ phạt hành chính 1 triệu đồng…

VTV Phú Yên cho biết: cách giải quyết như thế là không thỏa đáng, bởi hành động cản trở hành hung nhà báo đang tác nghiệp của nhân viên Vinashin Phú Yên đã vi phạm Luật Báo chí. VTV Phú Yên đề nghị: các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh vụ việc để bảo vệ nhà báo tác nghiệp đúng luật định.

 

Khu vực nhà báo Phạm Việt bị tấn công

Ngày 12/11, Chi cục Thú y Phú Yên cho biết: đã có văn bản yêu cầu dừng hoạt động Xưởng giết mổ gia cầm của Công ty Công nghiệp nông thủy sản Phú Yên (Vinashin Phú Yên) do không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh.

Trước đó, chi cục cũng đã cho tạm dừng hoạt động xưởng này để chấn chỉnh điều kiện an toàn vệ sinh thú y trong việc chế biến thịt vịt số lượng lớn; và chỉ sau 1 ngày được phép hoạt động trở lại (9/11), một số nhân viên xưởng này đã cố ý cản trở, đánh và giam giữ phóng viên VTV Phú Yên đến tác nghiệp.

Hoàng Yến

Động vật hoang dã thành “hũ rượu” giữa thủ đô


12/11/2011 06:55:21
 - Các tuyến đường của thủ đô như Lê Duẫn, Yên Phụ, Giải Phóng... xuất hiện khá đông người kinh doanh bán động vật hoang dã tràn lan trên vỉa hè. 
TIN LIÊN QUAN

Mặc dù ngày 2/1/2009, Chính phủ đã ban hành nghị định 99/2009/NĐ-CP, về xử phạt việc buôn bán trái phép các loại động vật thuộc lĩnh vực quản lý, bảo về rừng và lâm sản. Cụ thể là điều 21 của Nghị định ghi rõ các cá nhân, tổ chức có hành vi: mua –bán- cất giữ- chế biến- kinh doanh, sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ từ 3 triệu đến 500 triệu đồng.
 
Những túi bò cạp được treo bên đường bày bán.
Những túi bò cạp được treo bên đường bày bán.
Tội nghệp những chú tắc kè...
Tội nghệp những chú tắc kè...

Tuy nhiên, các quy định đó gần như không có hiệu quả. Bởi các động vật hoang dã được các con buôn ngang nhiên bầy bán gồm; bò cạp, tắc kè, rắn hổ, bìm bịp..ở các tuyến đường của Hà Nội là khá phổ biến. Điều đáng nói là những người này đều biết luật nhưng vẫn vi phạm.
Những loại động vật này được các con buôn nhập từ các tỉnh miền núi - nơi mà các động vật có điều kiện phát triển như Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Yên Bái...
 
Bò cạp rửa bằng nước lã để ngâm rượu.
Bò cạp rửa bằng nước lã để ngâm rượu.
Một người đi buôn vừa rửa bò cạp cho khách, vừa lấy số điện thoại.
Một người đi buôn vừa rửa bò cạp cho khách, vừa lấy số điện thoại.

Tại đường Lê Duẫn (quận Đống Đa, Hà Nội), một người đi buôn cho biết giá cả tùy thuộc mỗi loài. Bò cạp là 10.000 đồng/ con, tắc kè 50.000 đồng/ con, bìm bịp 200.000 đồng/ con, rắn hổ được bán tùy thuộc vào trọng lượng, có con trị giá từ 2 triệu đến 3 triệu đồng cũng có. 

Để chiều lòng khách hàng, nhiều người còn trực tiếp đem những bình rượu thuốc có ngâm các loại động vật như bò cạp, bìm bịp, tắc kè, rắn... đặt trước địa điểm bầy bán.
 
Cho động vật hoang dã vào bình...
Cho động vật hoang dã vào bình...
...thành bình rượu thuốc trong giây lát.
...thành bình rượu thuốc trong giây lát.

Trước khi mua khách hàng còn được người bán hàng khuyến mại một chén rượu thuốc và sau đó dùng nước lã rửa sạch động vật hoang dã vào bình rựơu. Thế là thành một bình rượu thuốc, công việc hết sức đơn giản.
Tiến Dũng

Tường thuật vụ CA hành hung, bắt người trái phép


Binh Nhì - Tình hình là sáng nay khoảng 11h, khi truy cập vào Facebook thì đọc được tin những anh em từng đi biểu tình yêu nước đang bị sách nhiễu tại cafe số 8 Quang Trung. Tôi phi vội con ngựa sắt lên đến nơi xem sao.

Chứng kiến sự việc diễn ra trước mắt mình tôi thấy lạ lùng vô cùng. Những người bình thường rủ nhau đi uống cafe mà có gần 100 anh an ninh đứng canh bên ngoài.

Không thể vô được quán vì bị đuổi ra, tôi đành chọn góc khuất ngồi. Nhìn cách các anh công an cư xử với người dân mình sao thấy chua xót quá.

Những người đã tham gia biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước của mình đã có mặt ở quan để uống cafe từ sáng sớm, nay tự nhiên bị bắt về đồn làm việc với lý do là nghi ngờ đã gây ra tai nạn. Khi bị mọi người phản đối thì lực lượng công an đã cưỡng chế họ rất thô bạo.

Đang ngồi suy nghĩ sao lại thế nhỉ thì có tiếng động mạnh làm tôi giật mình quay lại.

Trời ạ! Anh Nguyễn Lân Thắng đã bị rất nhiều người không mặc sắc phục đánh đập, dùng áp lực đẩy đi.

Xa hơn chút nữa, anh Chinh Pham cũng bị xô đẩy thô bạo.

Riêng anh Thắng vừa bị đẩy vừa bị túm tóc kéo và bị đánh vô gáy. Có thể đây là nguyên nhân khiến anh ấy bị choáng.

Anh Lã Việt Dũng thì được chăm sóc khá đặc biệt. Có 4 người khiêng anh như đã làm với Nguyễn Chí Đức vào ngày 17/07/2011.

Trời ơi, giữa thủ đô 1001 năm tuổi mà có cảnh hành xử khác nào thời mông muội đâu.

Nghe tin người yêu nước bị bắt , một số bà con giáo dân Thái Hà cũng đến 

Về công an quận Hà Đông khi ngồi chờ đợi thì được tin anh Thắng đang choáng khó thở. Nhận được tin nhắn của người nhà anh, tôi chạy vội đi mua thuốc xịt cho anh ấy. Không ai cho mang thuốc vào. May quá có các bác khác bên giáo xứ Thái Hà có mặt ở đó gây áp lực công an mới cho mang thuốc đưa cho anh thắng.

Khi tôi vừa ra ngoài hút điều thuốc được 5 phút thì thấy có tiếng động ầm ĩ trong đồn công an. Vô đến nơi đã thấy anh Thắng đang được đưa lên xe ôtô đưa đi bệnh viện. Nhìn anh ấy chả khác gì một cái xác người mềm oặt, không cử động được.

Những người khác vội vàng chạy xe máy theo ô tô vì sợ lại có chuyện như thời gian vừa rồi "người vào đồn rồi chẳng có ngày ra". Đến nơi khi cấp cứu, anh Thắng kêu đau đầu và khó thở . Vì người nhà anh chưa đến bệnh viện kịp nên công an không cho ai vào bên trong cả. Họ chỉ có cho thở ôxi và tiêm thuốc cho anh.

Khi tôi thắc mắc với bác sĩ về loại thuốc đã tiêm cho anh Thắng thì có một anh công an nói to tiếng rằng: "Đây là thuốc bệnh anh biết gì mà hỏi?". Cuối cùng thì người nhà anh Thắng cũng đã đến. Xung quanh giường bệnh là cả một đội ngũ gần 30 công an cả thường phục và sắc phục canh gác.

Anh Nguyễn Lân Thắng bị CA hành hung phải đưa đi cấp cứu. Trong khi công an lại trả lời "nó chơi thuốc lắc bị sốc nên vậy"

Tôi chợt nghĩ nếu hôm nay mà chậm khoảng 1 giờ nữa, nếu anh Thắng không được đưa đi cấp cứu kịp rồi chuyện gì sẽ xảy ra ? Ngày mai lại có tin từ báo chí rằng thì là đối tượng ngoan cố và có hành động chống đối cộng thêm có tiền sử bệnh gì gì đó và đã .....

Khốn nạn quá. Chưa bao giờ tôi lại nghĩ mình có thể chửi ngoa đến thế khi y tá hỏi công an bệnh nhân này làm sao mà kêu dữ thế thì tay công an đã đáp rằng "nó chơi thuốc lắc bị sốc nên vậy" .

Chiều tối khi quay về lại công an quận Hà Đông, tôi thật xúc động trước tấm lòng của các anh chị em yêu nước. Khi có tin các anh bị bắt, mọi người đã tập trung đến công an để đòi người. 


Anh Diện và chị Bình (vợ anh Dũng) vào đồn công an hỏi về việc giữ người, các anh công an không trả lời. Mọi người đưa ra yêu cầu : Nếu bắt người thì phải nói rõ lý do và đưa lệnh, nếu không chúng tôi sẽ đứng ở đây đợi cả đêm. 

Hài hước nhất là khi công an quay cảnh những người đứng chờ bị phản đối thì lại xuất hiện một nhóm quần chúng tự phát đến định gây sự.

Cuối cùng thì các anh được thả. Ai cũng vui mừng. Mọi người chào đón nhau bằng những cái ôm xiết thật chặt. Mừng vui đó, nhưng hầu như trên khuôn mặt ai nấy vẫn đượm sự lo lắng cho anh Thắng - người bạn của chúng ta.

Bởi khi tôi viết những dòng này thì anh ấy vẫn còn đang nằm trong bệnh viện bởi những trò bỉ ổi của an ninh thành phố Hà Nội.


'Mánh' kiếm tiền từ việc ăn cắp thông tin thẻ ngân hàng


Trộm cắp thông tin cá nhân để mua hàng trên mạng, dùng thẻ tín dụng giả thanh toán khi giao dịch hay chỉnh sửa thông tin hệ thống tại ngân hàng... là những mánh kiếm tiền của nhóm tội phạm công nghệ cao.
Cảnh báo nguy cơ ATM gắn chip trộm dữ liệu

Theo hồ sơ vụ án mà TAND TP HCM sắp đưa ra xét xử trong thời gian tới, Mạch Hữu Tài (24 tuổi) và đồng bọn là những người có trình độ công nghệ cao. Lợi dụng sự hiểu biết của mình, nhóm người này đã đánh cắp thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài để mua hàng online và hàng trăm vé máy bay rồi bán lại kiếm tiền.

Trong một lần đến nhà bạn chơi, Tài được bày cách lấy cắp thông tin thẻ tín dụng của người nước ngoài trên mạng để tự do mua sắm trên các website bán hàng online. Khi đã rõ ngọn ngành, thanh niên này về nhà lên mạng tự "làm ăn".

Thời gian đầu, Tài chỉ mua những thứ ít giá trị như phần mềm máy tính, quần áo... Tháng 8/2008, khi biết hãng hàng không Vietnam Airlines bỏ thủ tục kiểm tra thẻ tín dụng của khách mua vé máy bay điện tử, thanh niên này bèn nghĩ ra cách kiếm tiền.

Tài truy cập vào trang mạng của Vietnam Airlines để đặt mua vé điện tử. Khi đến phần thanh toán, người này điền thông tin của những cá nhân tại nước ngoài mà mình đã trộm cắp được. Tuy nhiên, đến bước kiểm tra quan trọng khác mà trang này yêu cầu là mật khẩu của tài khoản khi thanh toán thì gã hacker trẻ này không có.

Để lách qua phần này, Tài tìm hiểu và phát hiện việc khai báo có thể thay thế bằng những thông tin khác như số chứng minh (ID), ngày tháng năm sinh của chủ tài khoản. Thanh niên này lại lên một trang web khác để tìm kiếm và việc mua bán được chấp nhận, mã vé điện tử liền được chuyển đến email.

Bằng thủ đoạn này, Tài cùng vài người bạn trong đó có Lê Ngọc Thái đã mua hàng trăm vé máy bay, hàng hóa trên mạng và thanh toán bằng những tài khoản ở nước ngoài. Số vé này, Tài dùng để bán lại cho những ai có nhu cầu với giá rẻ chỉ bằng phân nửa để lấy tiền mặt tiêu xài.

Đến cuối năm 2009, tại sân bay Tân Sơn Nhất cảnh sát bất ngờ kiểm tra thẻ tín dụng của hành khách Lê Ngọc Thái (23 tuổi, Bình Thạnh). Người này không trình được thẻ đã thanh toán cho vé mình đi. Kiểm tra máy tính xách tay của hành khách này, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thông tin tài khoản của nhiều cá nhân nước ngoài.

Sau thời gian vòng vo, Thái đã khai nhận chiếc vé này được mình và các bạn mua bằng những tài khoản ăn cắp. Các thành viên trong nhóm sau đó lần lượt sa lưới. Cảnh sát cũng xác định số tiền mà Tài cùng đồng bọn đã mua hàng lên đến cả tỷ đồng. Trong đó phần thiệt hại lớn nhất thuộc về các chủ tài khoản ở nước ngoài.

Một số băng nhóm người nước ngoài lại dùng thẻ thanh toán loại Master hoặc Visa giả để thực hiện các giao dịch tại Việt Nam.

Cuối năm 2008, Lovelyn Delos Santos Galang (32 tuổi, quốc tịch Philippines) đến Việt Nam để kiếm việc làm lấy tiền gửi về quê nuôi gia đình. Qua giới thiệu của bạn bè đồng hương, cô này làm quen với Locsin Dela Cruz Gracelda (43 tuổi).

Đến tháng 4/2008, thấy cô bạn không có việc làm, Locsin rủ Lovelyn tham gia đường dây sử dụng thẻ tín dụng giả để đi mua hàng hóa sau đó về bán lại lấy tiền. Nhận lời, Lovelyn cung cấp thông tin cá nhân để ông này "cấp" cho mình một số thẻ Visa và Master Card.

Lovelyn tại tòa. Ảnh:V.M
Lovelyn tại tòa. Ảnh:V.M

Có thẻ trong tay, cô này bỗng chốc chở thành "đại gia" suốt ngày mua sắm. Lovelyn lang thang khắp các khu trung tâm thương mại ở Sài Gòn để mua điện thoại, nữ trang… tổng cộng hơn 235 triệu đồng. Hàng hóa mua được, người này giao tất cả cho bạn mình để bán lại.

Một lần đến mua laptop tại cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lovelyn đưa cô nhân viên 2 thẻ Visa để thanh toán. Sau nhiều lần kiểm tra, máy không chấp nhận. Thấy vậy, bà này tiếp tục đưa thêm một thẻ khác thì mới thanh toán được. Nghi ngờ, nhân viên tại đây đã báo cơ quan chức năng bắt giữ người này.

Công an sau đó còn xác định, ngoài việc sử dụng thẻ giả mua hàng, Lovelyn còn trực tiếp sang Campuchia nhiều lần để lấy hàng trăm thẻ về đưa cho Locsin phân phát lại cho những người khác đi tiêu thụ. Với việc phạm tội này, Lovelyn phải nhận 10 năm tù về tội "lưu hành các giấy tờ có giá giả khác".

Trong một vụ án khác vừa được đưa ra xét xử, Nguyễn Chí Toàn (27 tuổi, quận Tân Bình) lại lợi dụng sơ hở của ngân hàng nơi mình làm để ghi khống số tiền lớn vào thẻ ATM rồi rút ra tiêu xài.

Làm nhân viên tại một công ty chuyên cung cấp, lắp đặt và bảo trì hệ thống phần mềm quản trị thẻ ATM, giữa năm 2009, Toàn được phân công nhiệm vụ đến Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) để khắc phục các sự cố trong việc quản lý hệ thống thẻ.

Với nhiệm vụ này, kỹ sư trẻ được cấp một tài khoản quản trị có quyền truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu thẻ của Ngân hàng MHB nhưng không thể chỉnh sửa thông tin. Sau một thời gian "nghiên cứu", Toàn đã tìm ra cách đột nhập vào hệ thống này và thay đổi một số dữ liệu nhưng không bị phát hiện.

Tháng 1/2011, để moi tiền ngân hàng, Toàn làm giả một chứng minh nhân dân mang tên Nguyễn Nan rồi đến một phòng giao dịch của Ngân hàng MHB mở thẻ ATM. Xong việc, kỹ sư này tiếp tục truy cập vào hệ thống tạo một tài khoản khác có tên Lê Ngọc Trúc và ghi khống số tiền 250 triệu đồng vào đây.

Bước cuối cùng, Toàn sửa số thẻ tài khoản có tiền này cho trùng với thẻ ATM khách hàng Nguyễn Nan. Khi thẻ này được cho vào máy, hệ thống sẽ hiểu thẻ này là của Lê Ngọc Trúc và việc rút tiền diễn ra bình thường.

Với cách này, trong vòng hơn một tháng, Toàn đã thực hiện 114 lần rút tiền để chiếm đoạt của ngân hàng này 329 triệu đồng. Để an toàn, người này thường chọn những buồng ATM không có camera an ninh.

Thấy việc kiếm tiền quá dễ, người này lại tiếp tục dùng chứng minh giả mở tiếp tài khoản ATM khác và truy cập hệ thống ghi khống 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chưa kịp sử dụng thẻ này để rút tiền thì bị mất. Tiếc số tiền quá lớn, Toàn báo cho ngân hàng khóa tài khoản lại thì bị phát hiện. Mới đây Toàn phải nhận 6 năm tù về tội "Sử dụng máy tính, mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Toàn và Lâm ngày đưa ra xét xử. Ảnh: A.H

Tương tự, cũng với chiêu "nội gián", Lâm Nguyễn Minh Tâm (28 tuổi, từng là nhân viên ngân hàng MHB) đã chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng.

Cuối tháng 12/2009, Tâm làm việc tại bộ phận kế toán giao dịch Phòng giao dịch Hải Thượng Lãn Ông, với nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ làm thẻ và trả thẻ ATM cho khách hàng. Làm việc gần một năm, người này đã âm thầm cài đặt trái phép phần mềm điều khiển máy tính từ xa qua mạng Internet vào máy chủ của Phòng giao dịch này. Sau khi nắm rõ những thông tin cần thiết, Tâm làm đơn xin nghỉ việc.

Đầu tháng 11/2010, Tâm bàn giao công việc cho ngân hàng nhưng vẫn giữ lại 5 thẻ ATM của những khách hàng khuyến mãi thẻ nhưng không đến nhận. Sau khi nghỉ việc, Tâm dùng những phần mềm quản lý máy tính từ xa để cài đặt nhiều chương trình vào máy chủ tại phòng giao dịch. Từ đây, anh này biết được tên và mật khẩu của kế toán và kiểm soát viên.

Có 2 tài khoản trong tay, Tâm dễ dàng đăng nhập chương trình quản lý thẻ của hệ thống ngân hàng và ghi 5 tỷ đồng vào một tài khoản thẻ ATM. Với quyền truy cập của kế toán, Tâm thực hiện lệnh duyệt cho số tiền này vào tài khoản. Sau nhiều lần rút được hơn 500 triệu đồng, Tâm đã bị cảnh sát bắt và phải nhận 7 năm tù.

Nhật Vy

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty