TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, January 8, 2011

Ân Xá Quốc Tế Hoa Kỳ kêu gọi CSVN trả tự do cho các tù nhân chính trị nhân dịp Tết Nguyên Đán


Ngày 7 tháng Giêng năm 2011

Kính gởi:
TS.Nguyễn Phú Trọng
Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN
Văn phòng Quốc hội
35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm
Hà Nội, Việt Nam

Kính thưa ông chủ tịch,

Tôi xin gởi đến ông mối quan tâm của Ân Xá Quốc Tế Hoa Kỳ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nhất là việc kiểm soát gay gắt quyền tự do phát biểu, lập hội và việc trù dập, bắt bớ và bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến đã lên tiếng một cách ôn hòa. Nạn nhân là những luật sư giúp dân oan, những thành viên công đoàn độc lập, nhà báo & blogger và các nhà dân chủ phê phán chính sách nhà nước. Thẳng tay bỏ tù và gia tăng bắt bớ các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa đã vẽ lên một bức tranh ảm đạm cho những ai quan tâm đến việc bảo vệ và đề cao vấn đề nhân quyền.

Chúng tôi được biết tính đến nay có ít nhất là 30 nhà đấu tranh ôn hòa đã nhận lãnh những bản án nặng nề trong những phiên xử bất công. Họ được xem là những tù nhân lương tâm. Tù nhân lương tâm là những người bị bỏ tù chỉ vì đã nhiệt tâm lên tiếng một cách ôn hòa cho các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và các quyền khác. Không ai biết được con số những nhà đấu tranh hiện đang bị câu lưu, quản chế, hay giam cầm mà không biết khi nào được đem ra xét xử.

Đa số những tù nhân lương tâm mà chúng tôi biết rõ đã bị truy tố với những tội danh mơ hồ chiếu theo Bộ luật Hình sự năm 1999. Hai điều khoản trong bộ luật này được thường xuyên sử dụng để trấn áp những nhà đấu tranh ôn hòa là Điều 79 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân) và Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN) là một trong những điều khoản đã được tiểu ban nhân quyền LHQ yêu cầu Việt Nam xem xét bời vì những điều khoản này đi ngược lại Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký vào năm 1988.

Nhân dịp Tết Nguyên Đán vào tháng Hai 2011, Ân Xá Quốc Tế Hoa Kỳ mong ông và các thành viên quốc hội hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm đã bị bỏ tù chiếu theo Điều 79 và 88 của Bộ Luật Hình sự, để họ có cơ hội đoàn tụ với gia đình.

Chân thành cám ơn.

Larry Cox
Giám đốc điều hành – Ân Xá Quốc Tế Hoa Kỳ

Bản tiếng Anh:

January 7, 2011

President of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam
Dr. Nguyen Phu Trong
Office of the National Assembly
35 Ngo Quyen St.
Hoan Kiem
Hanoi, Vietnam

Dear Mr. President,

I am writing to draw your attention to Amnesty International USA's concerns about human rights in Viet Nam, in particular the severe restrictions on freedom of expression and association and the harassment, arrest and imprisonment of peaceful dissidents. Those targeted include human rights lawyers, independent trade unionists, writers, bloggers and pro-democracy activists critical of government policies. The harsh prison sentences handed down and an increasing number of arrests of peaceful activists over the last year paint a bleak picture to those concerned for the protection and promotion of human rights.

Amnesty International is aware of at least 30 peaceful dissidents who were recently sentenced to long prison terms imposed after unfair trials. All of these individuals are considered to be prisoners of conscience. A prisoner of conscience is anyone imprisoned for their political, religious or other conscientiously-held beliefs who has not used or advocated violence. An unknown number of dissidents are under sentences of house arrest (administrative detention) or in pre-trial detention, with no guarantee of having trials in a timely manner.

Most of the imprisoned dissidents known to Amnesty International have been charged under the vaguely-worded provisions in Viet Nam's 1999 Penal Code. Two articles of the Penal Code most frequently used against peaceful dissidents, Article 79 (Subversion) and Article 88 (Conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam), are specifically noted in recent resolutions by the United Nations Working Group on Arbitrary Detention to be in violation of the International Covenant on Civil and Political Rights, which Viet Nam signed in 1988.

For the Vietnamese New Year in February 2011, Amnesty International USA urges you and Members of the National Assembly to release all prisoners of conscience under Articles 79 and 88 of the Penal Code so they may have a chance to reunite with their families. Thank you.

Yours sincerely,

Larry Cox
Executive Director
Amnesty International USA


Giả làm bác sĩ vào bệnh viện cướp tài sản

Thứ Bảy, 08/01/2011, 18:02 (GMT+7)


TTO - Ngày 8-1, nguồn tin từ Công an TP Thanh Hóa cho biết cơ quan này vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Hoàng Văn Khải (36 tuổi, trú tại xã Hoằng Lương, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.

Ngày 2-1-2011, Khải giả làm bác sĩ và lẻn vào Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa tiêm thuốc ngủ cho bà Lê Thị Ngần (53 tuổi, trú phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) đang nằm điều trị tại khoa ngoại. Tiêm xong Khải tạm ra ngoài, khi bà Ngần ngủ mê man, Khải quay lại định cướp tài sản thì bị người nhà bệnh nhân phát hiện, báo cơ quan chức năng bắt giữ.

Tại cơ quan công an, Khải khai nhận trước từng làm bác sĩ, do nghiện ma túy nên từ tháng 10-2010 phải nghỉ việc. Để có tiền mua ma túy, Khải giả danh bác sĩ vào các bệnh viện tiêm thuốc ngủ cho bệnh nhân để cướp tài sản. Thấy bà Ngần đeo dây chuyền, nhẫn vàng nên Khải đã hành động.

Khám xét nơi ở của Khải, công an còn thu được áo blouse, bơm kim tiêm, thuốc ngủ và nhiều dụng cụ hành nghề y. Hiện Công an TP Thanh Hóa tiếp tục làm rõ vụ việc.

HÀ ĐỒNG


Bắt giữ hơn 1 tấn bột ngọt Trung Quốc vận chuyển trái phép

Thứ Bảy, 08/01/2011, 14:05 (GMT+7)


TTO - Khoảng 1g sáng 8-1, Đội quản lý thị trường (QLTT) cơ động tỉnh Đồng Nai phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra xe khách 16L-4707 đang di chuyển trên quốc lộ 1A thuộc huyện Trảng Bom, đã phát hiện hơn 1 tấn bột ngọt mang nhãn hiệu Trung Quốc được giấu dưới ghế hành khách.

Tang vật dầu ăn không rõ nguồn gốc bị phát hiện tại huyện Nhơn Trạch

Làm việc với cơ quan chức năng, tài xế xe khách Đào Văn Tùng ngụ ở Hải Phòng, đã không chứng minh được hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Tài xế Tùng cho biết số bột ngọt được chủ hàng thuê chở từ miền Bắc vào TP.HCM để tiêu thụ. Tiếp tục kiểm tra trên xe khách, đội QLTT còn phát hiện hàng trăm trứng ngỗng và sáu thùng trái cây mang nhãn hiệu Trung Quốc không có giấy tờ hợp lệ.

* Trước đó, vào ngày 7-1, đội QLTT huyện Nhơn Trạch và đội cảnh sát kinh tế huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) đã tạm giữ hơn 12.000 lít dầu ăn không rõ nguồn gốc đang chở về TP.HCM để tiêu thụ. Toàn bộ số dầu ăn được chứa trong 64 thùng phuy (thùng 200 lít) gỉ sét và được vận chuyển trên ba ôtô tải.

Các tài xế khai nhận số dầu ăn này được một tàu nước ngoài chở đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó bơm xuống ghe chở vào cảng Cái Mép. Từ đây dầu được đưa lên ba xe tải để chở về TP.HCM. Đội QLTT huyện Nhơn Trạch cho hay đây là dầu thực phẩm chưa công bố chất lượng nên đội đã lấy mẫu phân tích trước khi xử lý vụ việc.

 H.MI


Thành phố Vinh ngập rác


TTO - Từ ngày 1-1 đến nay, mọi ngã đường ở TP Vinh (Nghệ An) tràn ngập rác khiến người dân bức xúc vì môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.

Rác bên đường Đinh Công Tráng - Ảnh: V.Toàn

Từ trước đến nay, rác từ TP Vinh đổ vào bãi rác Đông Vĩnh, xã Hưng Đông nhưng do bãi rác này quá tải nên năm 2002, UBND tỉnh xây dựng "Khu tiêu hủy, xử lý chất thải rắn" ở xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc.

Do dự án này chậm tiến độ nên UBND tỉnh đã năm lần ra văn bản, yêu cầu đến ngày 1-1-2011 phải hoàn thành để tiếp nhận rác thay cho bãi rác Đông Vĩnh nhưng đến nay dự án vẫn không xong. Vì thế, người dân Nghi Yên không cho Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Nghệ An đến đổ rác. Trong lúc đó, xe chở rác đến "đổ nhờ" bãi rác cũ Đông Vĩnh cũng bị người dân ngăn chặn.

Bên quán bán xôi cũng đầy rác nhưng được phủ bạt

Ngày 5-1, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đức Phước ký công điện khẩn giao nhiệm vụ cho UBND huyện Nghi Lộc phải đốc thúc chủ dự án sớm hoàn thành khu tiêu hủy, xử lý chất thải rắn Nghi Yên vào ngày 20-1-2011. Và giao chủ tịch TP Vinh làm việc với nhân dân ba xóm quanh bãi rác Đông Vĩnh để TP Vinh đổ rác từ nay đến ngày 20-1.

Hiện cán bộ TP Vinh đã vận động nhưng người dân vẫn không chấp thuận. Được biết mỗi ngày TP Vinh thải 300m3 rác.

VŨ TOÀN


Bình Định: con đường "hành" dân

Thứ Bảy, 08/01/2011, 15:57 (GMT+7)


TTO - Đường Ngô Gia Tự, thị trấn Bình Định (An Nhơn), giao cắt với quốc lộ 1A và tỉnh lộ 636B dài hơn 8km là tuyến đường huyết mạch đi Gò Bồi (huyện Tuy Phước), Cát Tiến (huyện Phù Cát) và các vùng lân cận, trung tâm huyện An Nhơn vốn đã xuống cấp trầm trọng hơn năm năm nay.

Con đường "rách nát" và nỗi khổ của người dân, phương tiện mỗi khi lưu thông qua đây - Ảnh: Trọng Lợi

Tuy nhiên, sau đợt mưa lũ kéo dài suốt hơn một tháng (những ngày giữa tháng 10 đến cuối tháng 11), con đường này trở nên sình  lún, "rách nát", tan hoang hơn. Mặt đường xuất hiện chi chít ổ voi, ổ gà, ao lầy lội nằm án ngữ giữa đường gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia lưu thông qua đây.

Vào mùa nắng, mỗi khi có xe tải đi qua là bụi bay mù trời, cát sỏi lởm chởm bắn tung tóe khắp nơi. Mùa mưa nước ứ đọng thành hàng trăm cái ao, vũng lầy lớn nhỏ tạo thành những cái bẫy ngầm gây nguy hiểm cho người đi đường. Đã có rất nhiều vụ va quẹt, té ngã gây thương tích do né tránh, sụp ổ voi, ổ gà nhất là ban đêm khi con đường vẫn chưa có hệ thống đèn chiếu sáng.

Bên cạnh đó, hằng ngày xe tải hạng nặng, các phương tiện cơ giới vẫn lưu thông 24/24 giờ càng làm con đường xuống cấp hơn. Người dân nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng liên quan nhưng đến nay vẫn chưa được các cấp ban ngành lưu tâm, để ý.

Rất mong chính quyền địa phương huyện An Nhơn, Ban Quản lý và xây dựng đường bộ Bình Định sớm có biện pháp tu sửa, nâng cấp tuyến đường trên để người dân bớt khổ.

TRỌNG LỢI


Nhập nhằng con số du khách quốc tế



“Say” với rượu, bia ngoại


 
08/01/2011 9:00 
Bia sản xuất trong nước đang chịu sức ép cạnh tranh từ bia, rượu nhập khẩu - Ảnh: M.Đức
Lượng rượu bia nhập khẩu qua các cảng ở TP.HCM để phục vụ thị trường tết đang tăng vọt. Thị trường rượu tết vẫn bị chiếm lĩnh gần như hoàn toàn bởi hàng trăm loại rượu nhập khẩu.

Trong khi đó, bia ngoại nhập cũng xuất hiện trên quầy kệ của siêu thị và các nhà bán lẻ.

Mặc dù chịu nhiều loại thuế cao nhưng tâm lý "say" các loại rượu, bia ngoại đã khiến mặt hàng xa xỉ này ngày càng phổ biến tại thị trường VN và tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ, tết.

Rượu biếu tết: 4-5 triệu đồng/chai!

Chỉ một đoạn ngắn trên đường Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM đã có hàng chục cửa hàng bày bán các loại rượu nhập khẩu. Tại cửa hàng Mai Khanh, một trong những nơi bán các loại rượu ngoại lớn tại khu vực này, nhiều đơn đặt hàng giỏ quà tết dồn dập được gửi tới. Trong đó, giỏ quà nào cũng kèm một chai rượu vang nhập khẩu từ Úc hoặc Pháp.

Bà Đỗ Thị Khanh, bán hàng tại đây, cho biết rượu vang đang được tiêu thụ mạnh. Mức giá phổ biến 450.000-500.000 đồng/chai. Một số loại rượu có giá khá cao như J, W, H... bán khoảng 1,5-2,5 triệu đồng/chai cũng được nhiều đơn vị, cá nhân đặt mua. Chị Khánh Sang - chủ một cửa hàng chuyên bán các loại bia, rượu và quà biếu ở đường Nguyễn Thông (Q.3) - cho biết rượu nhập được tiêu thụ phổ biến nhất trong mùa tết này có giá khoảng 500.000-1 triệu đồng.

Một số loại giá trên 2 triệu đồng/chai cũng có nhiều người mua. Thậm chí, rượu J giá trên 10 triệu đồng/chai cũng có khách đặt hàng. 

Thuế cao nhưng vẫn nhập 

Theo biểu thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính, đa số loại bia nhập khẩu đang chịu mức thuế nhập khẩu khoảng 47%, thuế tiêu thụ đặc biệt 45% và thuế giá trị gia tăng 10%. Tương tự, các loại rượu ngoài 10% thuế giá trị gia tăng, tùy theo nồng độ còn chịu thuế nhập khẩu khá cao và thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%, rượu dưới 20 độ trở xuống (chủ yếu là vang đỏ) thuế 25%.

Tại các siêu thị, rượu ngoại đang hút hàng bất chấp giá cả cao ngất ngưởng. Tại siêu thị Big C Hoàng Văn Thụ, loại rượu mạnh R đựng trong hộp giấy sang trọng, bắt mắt được tìm mua rất nhiều với giá khoảng 750.000 đồng/chai 750ml. Bà Dương Quỳnh Trang, giám đốc đối ngoại và quan hệ công chúng hệ thống siêu thị Big C, cho biết các thương hiệu rượu như C, J, R... được chọn mua nhiều với đủ mức giá khác nhau, từ vài trăm ngàn/chai đến 4-5 triệu đồng/chai.

Các loại rượu này được các nhà nhập khẩu cung ứng số lượng không hạn chế. Trong khi đó, kệ rượu tại hệ thống siêu thị Co.op Mart cũng rất phong phú, giá từ 200.000 đồng/chai đến 7 triệu đồng/chai. Theo quan sát, mức giá 1-1,5 triệu đồng/chai của các thương hiệu R, C được chọn mua nhiều tại Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu bởi kiểu dáng, mẫu mã chai rượu rất sang trọng, đáp ứng nhu cầu của người mua quà biếu.

Đại diện Công ty cổ phần phân phối T (TP.HCM) - đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các loại rượu nhập khẩu - cho biết đơn vị hiện đang nhập khẩu hàng trăm loại rượu ngoại. Sản phẩm có mặt tại khắp các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, phân phối qua hệ thống nhà hàng, khách sạn... Nhiều người rất chuộng rượu ngoại trong dịp tết nên lượng doanh nghiệp, cá nhân đặt mua hàng đã tăng gấp mười lần so với các tháng trước.

Tương tự, anh Đào Quang Vĩnh - một đầu mối nhập khẩu và phân phối các loại rượu, bia nhập khẩu về TP.HCM - cho biết trong vòng một tháng gần đây đã bán được trên 200 chai rượu ngoại giá 3-4 triệu đồng/chai. "Ngay cả một số loại rượu giá 10-15 triệu đồng/chai cũng đã có một số cửa hàng bán lẻ liên hệ đặt hàng. Tháng tết này, lượng rượu chúng tôi nhập về gấp đôi so với các tháng khác trong năm, khoảng 6.000 chai rượu các loại" - anh Vĩnh cho hay.

Bia ngoại chiếm lĩnh

Tương tự thị trường rượu, bia nhập khẩu vẫn đang tiếp tục về ồ ạt, chiếm lĩnh thị phần tiêu dùng cao cấp với giá vài chục ngàn đồng/chai, thay vì 7.000-8.000 đồng/chai hoặc lon của bia sản xuất trong nước. Một số đại lý chuyên về bia, nước giải khát cho biết các thương hiệu như Leffe, Corona, Asahi, Bitburger... đã trở nên phổ biến trên thị trường.

Chẳng hạn như bia Bitburger của Đức, chỉ sau hơn một năm xuất hiện tại thị trường VN (từ tháng 8-2009), sản phẩm này đã có mặt ở khắp các siêu thị và cửa hàng chuyên về bia, nước giải khát. Hay bia Leffe giá tới 65.000 đồng/chai với hai loại bia vàng và bia nâu, bia Royal Dutch của Hà Lan giá 21.500 đồng/lon 500ml, thương hiệu bia Đức OEI Stinger giá 30.000 đồng/lon 330ml... được nhiều người tiêu dùng chọn mua để thưởng thức vì có hương vị lạ.

Trong khi đó, dù đã sản xuất trong nước nhưng bia Heineken nhập khẩu (loại 330ml và 500ml/lon) vẫn được tiêu thụ mạnh. Anh Phạm Đình, chuyên phân phối bia nhập khẩu ở đường Vĩnh Viễn (Q.10), cho biết các loại bia nhập khẩu hiện rất đa dạng, tới 30-40 loại. Theo anh Đình, cũng là bia Heineken nhưng người mua làm quà biếu cho người thân lại chọn loại sản xuất tại Hà Lan. Do vậy, từ chỗ mới xuất hiện vài năm trước nhưng nay loại lon 500ml nhập khẩu của Heineken đã xuất hiện khá phổ biến. Hầu như tại cửa hàng bia, rượu nào cũng có bán loại bia này.

Theo Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, bia rượu nhập khẩu sẽ tăng vọt từ nay đến tết. Trong năm 2010 lượng bia rượu nhập khẩu thông quan qua đơn vị này đạt gần 1.660.000 chai, tăng 50% so với năm 2010, kim ngạch nhập khẩu tăng 17%. Các loại bia rượu nhập khẩu chủ yếu có nguồn gốc từ Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp, Chile, Úc... Trong khi đó, theo các nhà nhập khẩu, giá bia rượu bán lẻ trên thị trường mùa tết này đã tăng 10-15% so với tết trước. Nguyên nhân chủ yếu do tác động từ giá USD tăng cao.

Bia nội tăng dự trữ tết 

Ông Lê Hồng Xanh, giám đốc điều hành marketing Tổng công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), cho biết hiện lượng bia của Sabeco cung ứng cho thị trường tết đã được gút lên đến 100-120 triệu lít, tăng 30% so với năm ngoái, trong đó bia "333" chiếm khoảng 40-50 triệu lít. "Ngay cả trong trường hợp thị trường hút hàng, Sabeco vẫn có kế hoạch sản xuất dự trữ với kế hoạch tăng thêm 20-30% nên không có chuyện thiếu hàng" - ông Xanh khẳng định. 

Bà Nguyễn Thị Hạnh, tổng giám đốc Saigon Co.op, xác nhận lượng bia tết của hệ thống Saigon Co.op đã tăng 40-50% so với năm ngoái, đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường với giá bán hợp lý nhất. "Chúng tôi chủ động tăng lượng bia dự trữ và đã làm việc với các nhà sản xuất về tiến độ giao hàng trong trường hợp thị trường hút hàng. Tuy nhiên, nếu thị trường có biến động giá, Saigon Co.op vẫn giữ giá bán thấp hơn giá thị trường khoảng 5-7%" - bà Hạnh khẳng định. 

Vấn đề còn lại bây giờ phụ thuộc rất lớn vào sự lựa chọn thời điểm để mua mặt hàng "nhạy cảm" này của người tiêu dùng.

Theo Tuổi Trẻ


Thịt gà không rõ nguồn gốc đầy chợ


 
08/01/2011 11:50 
Người tiêu dùng nên lựa chọn kỹ càng nếu không muốn mua phải gà "thải" từ Trung Quốc - Ảnh: Lê Quân

Tại hầu hết các chợ lớn, nhỏ ở Hà Nội đang xuất hiện loại thịt gà được gọi là gà dai, xuất xứ từ Quảng Ninh, Hải Phòng… nhưng rất có thể loại thịt gà này là gà "thải" Trung Quốc nhập lậu, nhưThanh Niên từng phản ánh.

>> Lợn tốt "bay" qua, gà thải "bay" về!

Tại chợ tạm họp trên phố Chính Kinh (Q.Thanh Xuân), người phụ nữ bán thịt gà đon đả mời chào, phát giá gà bở (gà công nghiệp - PV) 57.000 đồng/kg, gà ta 85.000 đồng/kg.

Nghi ngờ loại gà này có xuất xứ Trung Quốc, chúng tôi nhấc lên xem thử. Con gà khá nhỏ và gầy trơ xương ức, chỉ trên dưới 1 kg/con, lớp da ngoài nhăn nheo và có màu vàng nhợt nhạt.

Theo chị Nguyễn Thị Mai ở thị trấn Cầu Diễn, một người đã bỏ nghề buôn gà, thì loại gà da nhăn, màu nhợt nhạt này thường được bày bán cùng với thịt gà trắng, thịt ngan, vịt và được giới thiệu là gà dai thịt chắc và thơm ngon không khác gì gà ta "xịn".

"Trong khi gà ta xịn luôn bán ở mức giá trên 110.000 đồng/kg thì gà này chào bán cho người tiêu dùng rẻ hơn rất nhiều, với giá từ 80.000 - 90.000 đồng/kg", chị Mai cho hay.

Cũng theo chị Mai, gà loại này thịt sẵn bán ở chợ Long Biên giá chỉ khoảng trên 50.000 đồng/kg, nếu mua gà còn sống thì giá chỉ hơn 40.000 đồng/kg, tùy thời điểm.

Chủ một cửa hàng kinh doanh thịt gà ở chợ Long Biên tên Huyền cho hay, thời gian gần đây, loại thịt gà vẫn được gọi nôm na là thịt gà dai nhập về Hà Nội bán tại chợ đầu mối được các lái buôn lấy nhiều hàng.

Đến chợ Long Biên lấy hàng chủ yếu là những người kinh doanh thịt gà tại các chợ ở Hà Nội và những người từ các huyện ngoại thành như Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai hay những người ở các huyện Văn Lâm, Văn Giang (Hưng Yên… lấy về bỏ mối cho đám ma, đám cưới, đám giỗ…

Theo tiết lộ của chị Huyền, cũng có nhiều nhà hàng, quán ăn ở Hà Nội là khách hàng thường xuyên của các sạp bán loại gà dai này. "Thường thì chúng tôi thịt sẵn hàng loạt, để đống cho khách chọn rồi cân", chị Huyền cho biết.

Theo chị, các tiểu thương lấy hàng tại đây về bán ở các chợ lẻ với mức giá 80.000 đồng/kg, thì thu lời lớn. Vì giá loại gà dai thịt sẵn tại chợ đầu mối Long Biên chưa đến 60.000 đồng/kg.

"Cái này thì không nói được em ạ!", chị Huyền lắc đầu từ chối trả lời khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc của loại gà này.

"Vẫn có nhiều tiểu thương buôn gà ta nuôi thả vườn, nhưng với giá khá cao", chị Mai nói. Chị kể, cách đây vài tháng, khi vẫn còn hành nghề buôn gà, chị chuyên bán gà ta "xịn", nuôi thả vườn, bán tại chợ Đồng Xa.

Giá gà ta chính cống dạo trước cũng chỉ có giá khoảng 85.000 đồng/kg gà hơi, 90.000 - 100.000 đồng/kg gà thịt sẵn, nhưng từ khoảng hơn 1 tháng nay thì lên giá, trung bình là 130.000 đồng/kg.

Chị Mai cho biết, khách thích mua gà của những người bán hàng như chị vì gà được nhốt trong bu, gà vẫn đang ăn thóc, gáy te te, khách thích con nào là bắt, cân và thịt ngay trước mắt.

Là người dày dạn kinh nghiệm trong nghề buôn gà, chị bật mí cách phân biệt gà ta chính gốc với loại gà có xuất xứ mập mờ: "Cả hai loại này đều nhỏ con, hơi gầy, nhưng gà ta xịn thì thường nhỉnh cân hơn. Gà ta xịn, khi thịt xong, màu da sẽ ngà vàng, căng mịn, tươi ngon chứ không nhăn nheo, nhợt nhạt như gà nhập lậu".

"Ngoài ra, dù gầy hoặc đã đẻ nhiều lứa, nhưng khi chế biến, thịt gà ta vẫn có mùi thơm ngon, ăn không dai như cao su và không có mùi vị gì hoặc có mùi thuốc thú y khi nấu như gà "thải" nhập lậu", chị Mai cho biết thêm.

Lê Quân


Phơi quần áo trên dây điện


08/01/2011 07:48:56

 - Thời gian gần đây, trên một số tuyến đường của thành phố Phủ Lý(Hà Nam) xuất hiện tình trạng người dân tự ý phơi quần áo trên mạng dây cáp điện

TIN LIÊN QUAN

Việc người dân tự ý sử dụng dây điện làm dây phơi, treo móc vật dụng một phần làm mất mĩ quan chung của thành phố, nhưng đáng ngại hơn việc làm này luôn tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm do điện gây ra. 

Dây điện thành dây phơi quần áo
Dây điện thành dây phơi quần áo
 
 
vf
Giàn mướp trên...dây điện
Che bạt cũng nhờ dây điện
Che bạt cũng nhờ dây điện
Đến cả băng rôn quảng cáo
Đến cả băng rôn quảng cáo "Trang thông tin điện tử..." cũng treo trên dây điện


Đinh Dụng


Động đất ở Sơn La có là “điềm báo” động đất mạnh?


08/01/2011 06:54:59

- Những ngày cuối cùng của năm 2010, một trận động đất mạnh 5,1 độ richter đã xảy ra ở Sơn La. Liệu đây có phải là "điềm báo" cho một năm đầy bất thường về động đất trong năm 2011?

KH&ĐS đã liên hệ với GS.TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, Viện KH&CN Việt Nam, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực động đất để tìm hiểu về vấn đề này.

Có nguy cơ động đất mạnh

GS.TS Nguyễn Đình Xuyên cho biết, khó có thể dựa vào trận động đất ngày 31/12/2010 tại Sơn La để có thể tiên đoán về động đất trong năm 2011 ở Việt Nam. Tuy nhiên, trận động đất này cùng với một số trận động đất nhỏ diễn ra trong năm qua khẳng định một điều, các đới đứt  gãy ở Việt Nam vẫn đang hoạt động và hoạt động mạnh. Vùng Tây Bắc là nơi có nguy cơ động đất cao nhất, mạnh nhất Việt Nam trong đó đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên chỉ cách thủy điện Sơn La vài cây số.
 

Bản đồ địa chấn kiến tạo Việt Nam.
Bản đồ địa chấn kiến tạo Việt Nam.


Bản đồ phân vùng động đất Việt Nam thể hiện, hiện có nhiều đới đứt gãy đang hoạt động mạnh như Lai Châu - Điện Biên, Sơn La, sông Mã, sông Hồng - Chảy, hệ thống đứt gãy sông Cả, Thuận Hải, Minh Hải... Những trận động đất nhỏ trong năm 2010 vừa qua ở Thanh Hóa, Cao Bằng, xét ở khía cạnh hẹp nó là động đất nhỏ, không đáng ngại, nhưng ở bình diện lớn nó chứng tỏ, các đới đứt gãy đang hoạt động mạnh. Dù vậy, chu kỳ lặp lại của những trận động đất này lên đến hàng nghìn năm.

"Hằng năm, ở Việt Nam có hàng ngàn trận động đất nhỏ dưới 3 độ richter, trên 3 độ richter cũng có đến hàng trăm trận. Ở Trung Quốc, các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên bắt buộc phải tính đến kháng chấn. Sẽ có một bộ phận cấp phép. Phải có được giấy phép kháng chấn, các công trình từ 9 tầng trở lên mới được phép xây dựng. Ở Việt Nam cũng có tiêu chuẩn, nhưng không bị bắt buộc".

GS.TS Nguyễn Đình Xuyên

 

Cũng cần lưu ý một điểm, so với các nước trong khu vực, động đất ở Việt Nam thuộc loại trung bình yếu. Ngoài ra, những trận động đất mạnh từ Trung Quốc, Indonesia cũng không quá ảnh hưởng tới Việt Nam. Hơn thế, chu kỳ của động đất khá dài, phải mất khoảng gần 1.000 năm.

Thống kê cho thấy, Việt Nam đã từng xảy ra nhiều trận động đất mạnh như ở Hà Nội làm gãy bia đá chùa Báo Thiên vào năm 1285 (mạnh 6 độ richter). Năm 1958 là trận động đất mạnh 5,3 độ richter ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), năm 1961 là 1 trận mạnh 5,9 độ richter ở Bắc Giang nằm trong đới đứt gãy sông Lô.

Trận động đất Tuần Giáo năm 1983 gây hư hại nhà cửa (30% bị hư hại nặng) sụt lở lớn trong các dãy núi trong vùng chấn tâm vùi lấp tới 200ha ruộng lúa trong các thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông; nứt đất rộng 10 - 15cm. Trận động đất Điện Biên năm 2001 cũng mạnh  5,3 độ richter.

Hơn thế, 1.000 năm tưởng như là quá dài, nhưng phải nhớ rằng, động đất mạnh ở Hà Nội xảy ra vào năm 1285. Đến nay đã gần 800 năm. Thời gian 800 năm có thể đủ cho tần suất lặp lại của trận động đất năm 1285.

Lập hệ thống quan sát dự báo động đất ở Thủy điện Sơn La


Điều đặc biệt, nhiều nhà khoa học cho rằng, động đất là không thể dự báo được. Nhưng nếu biết cách vẫn có thể dự báo được. Thực tế, có nhiều dấu hiệu báo trước cho việc xuất hiện động đất.

Ví dụ, trước khi động đất mạnh xảy ra thì khoảng 15 năm trước sẽ xuất hiện hàng loạt các trận động đất nhỏ (gọi là tiền chấn). Ngoài ra, có thể quan sát các dấu hiệu thay đổi của trường địa vật lý, nhiệt độ, mực nước, sự biến dạng của vỏ Trái Đất. Đặc biệt, có thể dựa vào dấu hiệu động vật để biết được khả năng xảy ra động đất (trăn, rắn chui ra khỏi hang, cóc, nhái, chuột, ếch chui ra ngoài...). Ở Trung Quốc, đã từng biết được thời điểm xảy ra động đất nhờ vào các dấu hiệu trên.

Tuy nhiên, để biết được các dấu hiệu trên thì phải có hệ thống quan trắc. GS.TS Nguyễn Đình Xuyên và các cộng sự đang đề nghị thiết lập hệ thống quan sát để dự báo động đất ở Thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Hà Nội (chi phí đầu tư ban đầu cho Hà Nội khoảng 10 tỷ đồng và chi phí vận hành là 1 tỷ đồng/năm).

Tô Lan

TIN LIÊN QUAN

Báo Canada bình về tàu hộ vệ Gepard 3.9 của Việt Nam


07/01/2011 14:21:13

 - Báo của Canada đã có bài bình luận về các phương thức sử dụng tàu hộ vệ Gepard 3.9 của hải quân Việt Nam. 

Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 1/2011 cho hay vào tháng 8/2010, hải quân Việt Nam đã nhận được chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ hai. Đây là lần đầu tiên hải quân Việt Nam sở hữu những chiếc tàu mặt nước có lượng giãn nước trên 2.000 tấn. Nhờ vậy, hải quân Việt Nam giờ có thể hoạt động ở khu vực biển gần, thay vì hoạt động ven bờ.

 

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga và có thể là Ấn Độ, những chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 sẽ tạo ra những ưu thế nhất định cho hải quân Việt Nam. Với lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km), các tàu hộ vệ Gepard 3.9 giúp hải quân Việt Nam mở rộng phạm vi tuần tra. 

Về khía cạnh hỏa lực tấn công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình, được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach.

 

 

Dù có điểm mạnh là những tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km song điểm yếu của Gepard 3.9 là năng lực phòng không. Hệ thống pháo Kashtan-M, 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm. 

Tờ báo của Canada cũng cho rằng hiện chưa rõ hải quân Việt Nam sẽ bố trí Gepard 3.9 ở đâu. Báo này dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự nhận định có thể Việt Nam sẽ bố trí tàu ở Vịnh Cam Ranh hoặc Đà Nẵng, những nơi có cảng nước sâu và vị trí thuận lợi. 

Trà My (tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Hàng xa xỉ có thực sự cần thiết?


2011-01-07

Theo số liệu thống kê mới được Bộ Công thương công bố, thì trong năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ lên đến10 tỷ đô la.

AFP PHOTO / HOANG DINH Nam

Một cửa hàng điện thoại di động bắt đầu bán iPhone 4 ở trung tâm thành phố Hà Nội hôm 30 Tháng 9 năm 2010. Việt Nam là một thị trường phát triển viễn thông nhanh nhất châu Á.

Con số nhập khẩu khá lớn những mặt hàng đuợc xem là "không khuyến khích" đối với một đất nước có thu nhập bình quân đầu người rơi vào nhóm những nước có thu nhập thấp trên thế giới. Để tìm hiểu về hiện tượng sử dụng nhóm hàng xa xỉ này, Vũ Hoàng có bài viết về nguyên nhân cũng như xu hướng này của một bộ phận không nhỏ người dân.

Xu hướng hiện đại 

Ngay từ đầu năm 2010, Bộ Tài chính đã có chủ trương thắt chặt danh mục các mặt hàng chưa phải là thiết yếu và xa xỉ để kiềm chế nhập siêu, cân đối cán cân thương mại. Nhưng xem ra làn sóng sử dụng nhóm hàng nhập khẩu xa xỉ này đã vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của các nhà lập chính sách khi chạm gần mức 10 tỷ đô la. Nếu không tính nhóm hàng ô tô và xe máy nhập khẩu có dấu hiệu suy giảm, chỉ chiếm khoảng 1 tỷ đô la, thì con số 9 tỷ đô la còn lại rơi vào nhóm các mặt hàng được xem là xa xỉ như: điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu bia, thuốc lá, đồ trang sức, đá quý và một số nhóm hàng quần áo khác.

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, người ta càng ngày càng sung túc, giàu có hơn, họ chú ý đến mua sắm những vật dụng đắt tiền, đấy là xu hướng chính đáng.

Thạc sĩ Nguyễn Nga My

Ở góc độ vĩ mô, nhiều nhà kinh tế cho rằng, Việt Nam nên tập trung nguồn ngoại tệ để đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Quan điểm ấy dường như mới chỉ đúng khi nhìn vào bức tranh tổng thể cả nền kinh tế. Nhưng khi nhìn dưới góc độ vi mô của từng hộ gia đình, từng cá thể trong xã hội thì nhận định ấy vẫn chưa hoàn toàn đánh giá được đầy đủ nhu cầu chi tiêu vào nhóm hàng này của người dân. Theo lời Thạc sĩ Nguyễn Nga My, thuộc phòng Nghiên cứu Đô thị, Viện Xã hội học, thì thạc sĩ cho biết:

"Khi cuộc sống ngày càng phát triển, người ta càng ngày càng sung túc, giàu có hơn, họ chú ý đến mua sắm những vật dụng đắt tiền, đấy là xu hướng chính đáng. Không chỉ những người làm ra tiền mới mua đồ đắt tiền, mà thậm chí cả những người không làm ra tiền, họ cũng dành dụm để mua những hàng đắt tiền. Không chỉ người lớn mà ngay cả những em nhỏ cũng có xu hướng sở hữu những vật dụng đắt tiền, ví dụ như Iphone hay các dòng điện thoại cao cấp. 

Cuộc sống ở đâu cũng thế, phân hóa giầu nghèo luôn luôn hiển hiện, cho nên việc tiêu dùng những hàng hóa đắt tiền hay nhập khẩu những hàng hóa đắt tiền cũng không có gì đáng phải phê phán cả."

000_Hkg2254774-200.jpg
Những áp phích quảng cáo điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày 3 tháng 4 năm 2009. AFP photo
Cũng giống như các loại hàng nhập khẩu khác, hàng xa xỉ cũng phải chịu thuế nhập khẩu khi vào đến Việt Nam, khoản thuế này hẳn sẽ là một nguồn thu nhập không hề nhỏ cho ngân sách nhà nước khi tính trên tổng khối lượng 10 tỷ đô la.

Các nền kinh tế thị trường luôn khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hóa để kích thích nền kinh tế, dù là gián tiếp qua hàng nhập khẩu, thì việc mua sắm ấy cũng là phần đóng góp bằng thuế của người tiêu dùng Việt Nam cho Chính phủ.

Hơn nữa, khi Việt Nam mở cửa hội nhập, là thành viên của WTO, Việt Nam hạn chế những mặt hàng nhập khẩu đó, hoặc là thông qua quota hoặc là thông qua thuế quan, thì liệu việc làm này có công bằng và sẽ ảnh hưởng thế nào đến các nước đối tác khác khi họ cũng phản ứng ngược lại Việt Nam?

Vấn đề cốt lõi có thể sẽ nằm ở câu trả lời là liệu hàng xa xỉ khi nhập vào Việt Nam, Nhà nước có kiểm soát được hay không?  Và từ cái gốc này mới có thể tìm ra căn nguyên liệu nguồn thuế thu được cho ngân sách có bị thất thoát hay không?

Tuy nhiên, quay lại câu hỏi cơ bản, thế nào là hàng xa xỉ?

Theo định nghĩa, hàng xa xỉ là những mặt hàng không thiết yếu (not essential) nhưng mang lại nhiều hưởng thụ hơn (more enjoyable) cho người sở hữu. Hàng xa xỉ thường là đắt tiền và chủ yếu chỉ dành cho những người có thu nhập cao và có khả năng tài chính mua sắm. Dưới góc độ kinh tế học, khi người ta càng có nhiều tiền, thì họ càng dành nhiều hơn số thu nhập của mình để mua hàng xa xỉ.

Định nghĩa là như vậy, nhưng để áp dụng khái niệm hàng xa xỉ ấy vào từng cá nhân thì thật khó, vì chuyện mua sắm hàng nhập khẩu xa xỉ ngoài yếu tố thu nhập, còn dựa trên những yếu tố khác như sở thích, chất lượng hay cả yếu tố văn hóa tiêu dùng quyết định.

Nhu cầu thể hiện mình

Nhiều người giờ đây cho rằng chuyện "ăn chắc mặc bền" không còn thích hợp, vì hàng hóa ngoại nhập chất lượng bảo đảm, mẫu mã đẹp, cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng. Tuy giá cả có cao hơn nhưng "đáng đồng tiền bát gạo." 

Nếu trước đây người Việt Nam có xu hướng tích lũy nhiều hơn, thì giờ đây khuynh hướng hưởng thụ cuộc sống hiện đại được nhiều người chú trọng hơn. Giá trị cuộc sống không chỉ còn được đong đếm bằng bữa cơm có rau, có thịt mà giờ đây nó được đo lường bằng những những bữa ăn ở những nhà hàng sang trọng, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những chiếc xe hơi tiện nghi. Có thể nói, khi đời sống khá giả hơn, người dân nghĩ nhiều hơn đến chuyện hưởng thụ những sản phẩm phục vụ tối ưu nhu cầu giải trí và thư giãn của mình.

Trong thời gian qua, báo chí liên tục đưa tin những vụ "cháy hàng" điện thoại Iphone 4 khi xuất hiện lần đầu tại Việt Nam, dù giá cả không hề rẻ so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội, từ 15-18 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng một giai cấp mới đã xuất hiện tại Việt Nam. Giai cấp này có thể là những nhà kinh doanh, những kẻ giàu có hay thậm chí những cô chiêu cậu ấm thích khoe mẽ với bạn bè…dù họ là ai chăng nữa thì việc cần thiết những vật dụng hiện đại trong đời sống là điều khó chối cãi.

000_Hkg4414023-200.jpg
Một người gánh hàng rong đi ngang một showroom xe hơi ở Hà Nội hôm 28/12/2010. AFP photo
Một yếu tố khác, có lẽ bắt nguồn từ nhu cầu nội tại cơ bản của mỗi con người hay còn được gọi là "thể hiện mình" cũng phần nào giải thích vì sao hàng hóa đắt tiền được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam. Nhu cầu thiết yếu của mỗi con người là được xã hội "công nhận." 

Con người luôn có xu hướng muốn được người khác đánh giá tích cực về mình. Vì thế việc sử dụng hàng hiệu đắt tiền nhằm thỏa mãn "cái tôi" để khẳng định "phong cách" cũng là điều dễ hiểu. Những người này sẵn sàng bỏ tiền ra để có được cảm giác thỏa mãn đó, việc tiêu xài những hàng hóa xa xỉ như thế không có gì là sai trái, chê trách. 

Câu hỏi về nhập khẩu hàng xa xỉ có thực sự cần thiết, có lẽ cũng nên được nhìn nhận ở góc độ tiêu dùng những hàng hóa đó như thế nào cho đúng. Nếu giả sử khi mua một món hàng cao cấp mà không sử dụng hết chức năng của nó, thì không nên mua vì hoang phí.  Nhưng nếu ngược lại, người ta sử dụng được hết mọi tính năng của món đồ, thậm chí là để giải trí hoặc giảm căng thẳng thì cũng đáng để chi tiêu.

Khái niệm hàng hóa xa xỉ cũng chỉ mang nghĩa tương đối. Có thể đối với người này chiếc máy tính xách tay hay chiếc điện thoại đời mới là cả một giấc mơ, nhưng với người khác, đó lại chỉ là những công cụ giúp đỡ công việc của họ được thuận tiện, trôi chảy hơn. 

Có lẽ chúng ta chỉ nên chê trách việc tiêu xài hoang phí của những người khoe của, trưởng giả học làm sang  hay những công chức, cán bộ có thu nhập vừa phải nhưng thích phô trương, thể hiện mình qua những vật dụng lãng phí. Ý kiến này, cũng được một chuyên gia tâm lý không muốn nêu tên ủng hộ:

Một số người có thu nhập hoặc là mức sống chưa được cao lắm, họ cũng phải thể hiện mình, để cho những người khác nể phục hơn, kính trọng hơn.

Một chuyên gia tâm lý

"Theo trào lưu, gần như chạy theo mốt, xu hướng là a dua, mọi người ưa chuộng những đồ cao cấp. Nói chung là nhìn vào nhiều mặt, nếu là mặt bằng của công chức hay sinh viên ở một số trường thì họ lại theo đua đòi, bởi vì ảnh hưởng của đánh giá của nhiều người. Nhiều khi, có thể là một số người có thu nhập hoặc là mức sống chưa được cao lắm, họ cũng phải thể hiện mình, để cho những người khác, có thể là xung quanh, nơi công sở hay là bạn bè nể phục hơn, kính trọng hơn."

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, bộc lộ cả những mặt xấu và mặt tốt, những cái cũ và cái mới luôn đan xen nhau. Nếu những mặt hàng xa xỉ không thực sự là cần thiết, tự thân nó chắc chắn sẽ bị đào thải. Mua gì bán gì hoàn toàn là do quy luật cung cầu quy định, nếu những mặt hàng xa xỉ không xứng đáng để bỏ tiền ra mua, không mang lại lợi ích, thì ắt hẳn sớm muộn những mặt hàng đó sẽ bị loại ra khỏi thị trường và xã hội.

Theo dòng thời sự:


Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty