TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 27, 2010

Người lở loét, cây chết mòn vì bụi xi măng


27/11/2010 15:50:02

 - Hơn 100 hộ dân thuộc hai xã Hương Văn và Hương Vân, huyện Hương Trà, TT - Huế sống trong cảnh ô nhiễm nặng nề do Nhà máy xi măng Luks Việt Nam gây nên. Người dân đã nhiều lần kiến nghị, nhà máy hứa giải quyết nhưng rồi bị lãng quên.

TIN LIÊN QUAN

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Nhà máy xi măng Luks Việt Nam đã gây ô nhiễm nặng nề cho người dân xã Hương Văn, Hương Vân và khu vực 10 thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà.

Tại đây, những ngôi nhà người dân đã bịt kín cửa sổ, ô thông gió, che đậy giếng nước... nếu chỉ một ngày không lau chùi là lập tức mọi vật dụng bị bụi phủ dày. Không khí quanh nhà máy vô cùng ngột ngạt,khó thở, nhưng người dân phải gánh chịu bao nhiêu năm nay.
 

Trong những năm gần  đây nhà máy mở thêm nhiều dây chuyền đi qua khu vực nhà dân tiếng ồn,  khói bụi tăng thêm... buộc người dân phải đóng kín cửa
Trong những năm gần đây nhà máy mở thêm dây chuyền đi qua khu vực nhà dân, tiếng ồn, khói bụi tăng thêm... buộc người dân phải đóng kín cửa

 

Khói bụi ngày đêm tấn công vào làng mạc, người dân nơi đây hít phải, hiện có một số người đã lâm bệnh, nhất là trẻ con bị viêm phổi, viêm đường hô hấp.

Ngoài ra, khói bụi xi măng dính vào quần áo đã sinh ra căn bệnh quái ác là ngứa, lở loét. Cây cối bị bụi bám dầy chết dần, chết mòn, cuộc sống hàng trăm hộ dân bị đảo lộn.

Chị Trần Thị Lý, ở thôn Giáp Thượng, xã Hương Văn cho biết: "Ở đây người dân bị mắc bệnh ngứa, lở loét là do khi phơi áo quần bụi xi măng dính vào, nhất là trẻ con ngứa không chịu nổi. Đêm, mấy đứa trẻ nhà tui không tài nào ngủ được. Còn với người lớn mưa xuống ra vườn làm chân đều lở loét hết".
 

Căn bệnh ngứa, lở loét do khói bụi xi măng đang hành người dân nơi đây
Căn bệnh ngứa, lở loét do khói bụi xi măng đang hành người dân nơi đây

 

Trong mấy năm gần đây nhà máy mở thêm nhiều dây chuyền nên tiếng ồn, khói bụi tăng thêm. Rất nhiều nhà dân cách nhà máy có một bờ tường, trong lúc máy chạy cả ngày lẫn đêm.

Ông Nguyễn Văn Đức, ở thôn Sơn Công, xã Hương Vân, cầm trên tay một tập hồ sơ dày cộm, trong đó có nhiều đơn, văn bản trả lời từ cấp xã đến cấp tỉnh... Bao năm chờ đợi lời hứa nhưng không được thực hiện. Hiện mảnh vườn của ông có làm mà không có thu, cây cối bị chết dần hết.

Ông Đức cho biết: "Mỗi lúc con cái học hành khổ lắm, tiếng máy phát ra không tài nào học nổi. Sinh hoạt gia đình vô cùng khó khăn".

Trước việc sống chung với ô nhiễm bụi xi măng, căn bệnh lở loét hoành hành. Bà Lê Thị Huê, thôn Giáp Thượng than vãn: "Đã nhiều năm nay hai chân của tôi bị lở loét, mặc dù chạy chữa nhưng không lành, mỗi khi mưa xuống dẫm nước lại cào cấu thêm càng lở nhiều".

 

Bà Trần Thị Yến: "Mùa mà bụi bám như ri thử hỏi cây mô sống nổi".


Bên cạnh đó có những lúc nhà máy xả bụi, người dân ở trong nhà phải mang khẩu trang, đeo kính mắt để tránh. 

Trước việc nhà máy đã không xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm khói bụi và nước thải kéo dài, gây thiệt hại cây cối, hoa màu, ngày 20/11 người dân buộc phải chặn xe và công nhân để nhà máy ngừng hoạt động.

 

Đã nhiều lần nhà máy hứa nhưng cuối bị lãng quên buộc người dân phải kéo nhau ra chặn xe, công nhân vào nhà máy

Đã nhiều lần nhà máy hứa nhưng bị lãng quên buộc người dân phải kéo nhau ra chặn xe, công nhân vào nhà máy

 

Trưa ngày 21/11 lãnh đạo huyện Hương Trà và nhà máy đã có cuộc họp khẩn. Ông Nguyễn Xuân Ty, Chủ tịch UBND huyện Hương Trà hứa sẽ sớm thực hiện di dời, tái định cư cho dân khu vực ô nhiễm. Và nhà máy sớm giải quyết dứt điểm ô nhiễm khói bụi, bồi thường hoa màu, mua bảo hiểm y tế cho dân.

 

Ông Nguyễn Văn Đức có một tập hồ sơ dày cộm, trong đó có nhiều đơn, văn bản trả lời từ cấp xã đến cấp tỉnh... Bao năm chờ đợi lời hứa nhưng không được thực hiện.

 

Trước việc Nhà máy xi măng Luks gây ô nhiễm, người dân chặn xe, công nhân không cho nhà máy hoạt động, PV Bee.net.vn liên hệ đến Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế xin kết quả khảo sát mức độ ô nhiễm nhưng được thông báo phải... chờ chi cục trưởng đi công tác nước ngoài về mới cung cấp thông tin được.

Đắc Thành


Kiến nghị mở đường xuyên Đông Dương


Thứ bảy, 27/11/2010, 17:27 GMT+7


Sáng nay (27/11), tại TP HCM, Hội Tư vấn Khoa học Công nghệ và quản lý phối hợp với UBND họp báo bàn về vấn đề "Mở tuyến đường sắt, đường bộ song hành xuyên Đông Dương" theo đề xuất của một người dân.

Trước nhu cầu giao thông vận tải ngày càng tăng của các nước ASEAN, việc thiết lập một hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương ngày càng trở nên cấp thiết và đã được nghiên cứu đề xuất các giải pháp và dự án từ nhiều năm trước.

Ông Mai Trọng Tuấn, một người dân TP HCM - nguyên là cựu phi công Việt Nam Airlines - đã đề xuất ý tưởng táo bạo của mình và được nhiều chuyên gia trong ngành giao thông vận tải, cầu đường TP HCM đánh giá cao.

Theo đề xuất ban đầu của ông Mai Trọng Tuấn, tuyến đường cao tốc này bao gồm hai phần chính: một tuyến đường sắt, một tuyến đường cao tốc song hành xuyên 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

Sau khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe chạy tốc độ 80-100km/h, đường sắt với khổ đường ray 1m435 chạy với tốc độ 150-200km/h. Con đường xuyên Đông Dương này nếu hoàn thành đi vào hoạt động sẽ rút ngắn được cự ly 300 km và sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn.

Sơ đồ, lộ trình tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Đông Dương. Ảnh:hascon.

Theo đó điểm bắt đầu sẽ từ Hà Nội chạy dọc theo đường bộ (đường số 1A) và đường sắt hiện hữu qua Phủ Lý (Hà Nam) - Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An nối lên đường Hồ Chí Minh phía tây Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình - chân đèo Mụ Gịa giáp biên giới Việt Lào. Cung đường này từ Hà Nội đến đường 23 nước bạn Lào có cự ly 400 km. Tiếp đó sẽ từ đường 23 Lào - ngã ba Na Phao - xuôi tiếp theo đường 23 - Mường Phìn - Xalavan, cung đường này nằm trên một trục Bắc Nam đã có sẵn đường bộ.

Từ Lào tuyến đường này sẽ tiếp tục mở rộng theo chiều Lào - Campuchia đi theo trục: Xalavan - Pakse theo hai hướng, hướng thứ nhất: rẽ phải về hướng Tây theo đường bộ có sẵn gặp đường 14 tại Không Xê Đôn rẽ trái xuôi theo đường 14 về hướng Nam tới Pakse (có cự ly là 150 km). Sau đó tiếp tục theo trục đường: Pakse - quốc lộ 14 xuôi về phía Nam thẳng qua biên giới Campuchia - ngã tư StungTreng. Cung đường này dài 220 km nằm trên đất Lào 160 km, nằm trên đất Campuchia 60 km.

Trên đất Campuchia từ StungTreng - tiếp tục xuôi theo hướng nam tới Kratie (cự ly 150 km) - qua biên giới Việt Nam về tới Lộc Ninh (Bình Phước). Trên địa phận Việt Nam sẽ tiếp tục từ Lộc Ninh - Bình Dương - kết thúc tại TP HCM.

Ông Mai Trọng Tuấn thuyết trình tại buổi hội thảo. Ảnh: Vĩnh Phú.

Theo ông Ngô Lực Tải - nguyên giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết: Việt Nam - Lào - Campuchia đã có mối quan hệ thân thiết từ lâu, việc xây dựng tuyến đường bộ, đường sắt nối liền 3 nước Đông Dương có ý nghĩa chiến lược về kinh tế - chính trị. Hiện nay, tuyến đường sắt Việt Nam đã lạc hậu, việc đầu tư xây dựng làm một con đường mới mang tầm quốc tế là điều cần thiết.

Nhận xét về dự án này, các nhà khoa học đầu ngành Giao thông Vận tải, cầu đường các cơ quan TP HCM đều đồng tình đánh giá đây là ý tưởng hay, cần xem xét, nhưng để đi vào thực tiễn cần phải đi sâu vào nghiên cứu đầy đủ hơn, chi tiết hơn.

Ông Hà Ngọc Trường - Phó Chủ tịch hội Cầu đường, Cảng TP HCM phát biểu: "Ý tưởng mở tuyến đường xuyên Đông Dương là rất hay, nhưng để từ ý tưởng trở thành hiện thực cần phải nhiều yếu tố, phải tính toán được lượng người, hàng hóa vận chuyển phải đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật".

Vị chuyên gia này phân tích thêm, con đường này nếu trở thành hiện thực sẽ hoà nhập vào hệ thống đường xuyên Á và hội nhập có hiệu quả với chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Sông MêKông có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế lẫn chính trị. Vì vậy, cần phải thành lập một hội đồng tư vấn về kỹ thuật, cụ thể chi tiết... để trình lên Bộ giao Thông vận tải cho thuyết phục.

Còn theo phân tích của tiến sĩ Lê Bá Khánh - Trưởng bộ môn Cầu đường, khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa TP HCM. Chất lượng đường sắt Việt Nam hiện nay đã lạc hậu, quốc lộ 1A (đường bộ, đường sắt) đoạn qua miền trung thường xuyên bị sặt lở, tắc đường gây thiệt hại và ách tắc giao thông...Do đó phải nghiên cứu thêm phương án ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vì đây là dự án có tầm ảnh hưởng quốc tế nhằm tránh lãng phí.

Vị tiến sĩ này đánh giá, đề xuất này nhìn chung chỉ mới là những nét phác họa còn sơ sài chủ yếu là tư duy của "định tính" và "định lượng" là chính, chưa nêu được cụ thể về "định lượng" và "kỹ thuật".

Đa số các đại biểu đều tán thành đề xuất ý kiến của ông Mai Trọng Tuấn. Hội đồng tư vấn kỹ thuật quy tụ những chuyên gia hàng đầu trong ngành cầu, đường bộ, đường sắt ở TP HCM cũng đã được thành lập và sau khi hoàn thành sẽ trình lên Bộ Giao thông Vận tải xem xét đánh giá chi tiết.

"Lúc này là thời cơ thuận lợi cần tính đến việc mở con đường song hành (đường bộ ,đường sắt) xuyên Đông Dương vì lợi ích chung của cả 3 nước và cho cả khu vực Đông Nam Á, Châu Á; cho bây giờ và con cháu mai sau, góp phần thắt chặt thêm tình nghĩa 3 nứơc anh em một cách cụ thể. Nếu để chậm ngày nào là lỡ mất cơ hội ngày đó", một vị đại biểu nhấn mạnh.

Vĩnh Ph
ú


Miền Trung báo động nguy cơ dầu loang trên biển


Thứ bảy, 27/11/2010, 11:44 GMT+7


Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đang chuẩn bị các phương án ứng phó sự cố tràn dầu, do tàu chở dầu Jian Mao 9 (Trung Quốc) bị chìm vào đầu tháng 11 trên vùng biển cách đảo Lý Sơn 72 hải lý về hướng đông bắc.

Ông Lê Mỹ Liên, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Ngãi cho biết, tỉnh vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình, khẩn trương lên phương án sẵn sàng ứng phó nếu tàu Jian Mao 9 xảy ra sự cố tràn dầu loang vào vùng biển của tỉnh.

"Chúng tôi sẽ phối hợp Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung xử lý ngay nếu dầu loang trên vùng biển Quảng Ngãi", ông Liên nói.

Ngày 24/11, UBND thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu miền Trung và các cơ quan liên quan sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó nếu tràn dầu từ tàu Jian Mao 9.

Các chuyên gia, kỹ sư của Công ty TNHH lọc- hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang thực hiện thao tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực cảng xuất sản phẩm, nhà máy lọc dầu Dung  Quất.
Các chuyên gia, kỹ sư của Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang thực hiện thao tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu tại nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Trí Tín

Tương tự, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo các huyện ven biển theo dõi chặt chẽ sự cố tràn dầu từ chiếc tàu chìm, chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị sẵn sàng tham gia xử lý khi có yêu cầu.

Theo thông báo khẩn cấp của Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, ngày 9/11, tàu Jian Mao 9 trên đường từ Malaysia đến Trung Quốc thì bị chìm cách huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 72 hải lý. Trên tàu còn 80 tấn dầu FO, 20 tấn dầu DO, 200 lít dầu LO. Nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên vùng biển miền Trung rất lớn.

Hiện các biện pháp khắc phục sự cố tràn dầu được áp dụng gồm cơ học, sinh học và hoá học. Biện pháp cơ học được sử dụng nhiều là quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để tránh dầu lan trên diện rộng. Sau đó dùng máy hớt váng dầu lên kho chứa. Ưu điểm của biện pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn ra biển.

Trí Tí
n


Học sinh lớp 5 đã 'thất tình'

Thứ bảy, 27/11/2010, 12:13 GMT+


Bà Phạm Thị Hoa, Hiệu trưởng trường tiểu học Phùng Hưng (quận 11, TP HCM) cho biết, có lần tá hỏa khi nghe tâm sự một học sinh lớp 5, vì yêu mến cô bạn lớp bên nên hôm nào không thấy bạn là không học được bài.

Tại hội nghị sơ kết công tác tư vấn học đường năm 2010-2011 do Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức ngày 26/11, bà Hoa đã kể lại câu chuyện trên. Bà cho biết thậm chí có em từng rơi vào trạng thái tuyệt vọng, luôn miệng nói "em muốn chết, cha mẹ em ly dị rồi cô ơi"...

Theo bà Hoa, ngày nay các vấn đề khó khăn của học sinh rất đa dạng và phức tạp. Có em từ sớm đã chứng kiếm cảnh bạo lực gia đình, cha mẹ ly hôn... Trong khi đó, giáo viên phải lo nhiều việc chuyên môn, không đảm đương nổi chức năng tư vấn tâm lý.

"Có những tình huống của học sinh, thầy cô hoặc lúng túng hoặc không có thời gian lắng nghe hết do áp lực công việc giảng dạy, nên không thể tư vấn thỏa mãn cho các em. Hơn nữa, học sinh cũng e ngại thầy cô nên không dám thổ lộ hết suy nghĩ của mình. Nếu không được can thiệp kịp thời và hỗ trợ thì các vấn đề tâm lý ở các em sẽ để lại hậu quả khôn lường", bà Hoa nói.

Chuyên gia tư vấn Mỹ linh giải đáp thắc mắc của học sinh trường tiểu học Phùng Hưng, quận 11.
Chuyên gia tư vấn Mỹ Linh giải đáp thắc mắc cho học sinh trường tiểu học Phùng Hưng, quận 11. Ảnh: P. H.

Không chỉ quận 11, hầu hết trường của thành phố đều ghi nhận nhiều học sinh có biểu hiện bất ổn về tâm lý. Nhất là lứa tuổi mới lớn được các chuyên gia gọi là "lứa tuổi nổi loạn", các vấn đề tâm tư tình cảm, vướng mắc trong học tập, quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội... đều có thể dẫn đến hành vi lệch lạc, dẫn đến nạn bạo hành học đường.

Trong khi chưa có một môn học, bài giảng nào giải thích rõ ràng đầy đủ thắc mắc trăn trở của các em, nhất là những bức xúc có tính cấp bách trong đời sống hằng ngày như giải quyết tình huống khi bạn bè rủ rê, bị kẻ xấu đe dọa... thì tư vấn học đường hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý tại trường là một giải pháp tốt nhất giúp các em vượt qua khó khăn để ổn định tư tưởng học tập tốt hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách sâu sát. Đội ngũ cán bộ, chuyên gia còn hạn chế, hoạt động tư vấn ít được tổ chức ở trường. Mỗi khi gặp khó khăn, các em chủ yếu tâm sự với bạn bè hoặc không nói với ai mà tự giải quyết một cách tiêu cực.

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Bích Hồng của ĐH Sư phạm TP HCM, để phát triển hoạt động tư vấn học đường cần phải thay đổi nhận thức của ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ sư phạm trong trường và cả phụ huynh, học sinh về vấn đề bức thiết này.

"Có những trường học, Ban giám hiệu thẳng thừng từ chối tiếp nhận chuyên viên tư vấn học đường với lý do không có kinh phí hoặc không biết cách giao việc khi nhận vào trường. Có trường tiếp nhận xong lại yêu cầu chuyên viên thực hiện công việc không thuộc chức năng tư vấn...", chuyên gia Bích Hồng đưa dẫn chứng.

Bà Hồng cho biết thêm, có những học sinh hiểu sai về động cơ làm việc của chuyên viên. Các em thường có suy nghĩ: "Họ dụ dỗ mình khai sự thật để trừng trị", "ai yếu đuối mới cần tư vấn", hoặc "đến tư vấn sẽ bị cười chê, chọc ghẹo"...

Học sinh nghe chuyên gia tâm lý nói chuyện về kỹ năng giao tiếp bạn bè.
Học sinh nghe chuyên gia tâm lý nói chuyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử thân thiện. Ảnh: P. H.

Về phía các trường học cho rằng, không dễ gì tìm được một chuyên viên có năng lực, chuyên môn cao và làm việc hiệu quả.

Đại diện một trường IHPT chia sẻ, từng tuyển chuyên viên tư vấn về làm việc, nhưng không được bao lâu thì người này xin nghỉ. Lý do là vì cô chuyên viên mới ra trường, tuổi đời còn trẻ nên chưa có nhiều trải nghiệm, trong khi đội ngũ giáo viên trong trường cũng như phần đông phụ huynh đều là người lớn tuổi. Điều này khiến cô cảm thấy không tự tin khi làm việc.

Cũng có trường hợp, do lương thấp nên các chuyên viên không đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc. Cuối cùng, trách nhiệm tư vấn tâm lý cho học sinh lại do các cán bộ trong trường làm việc kiêm nhiệm, nên hiệu quả không cao.

Phát biểu trong hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Huỳnh Công Minh khẳng định công tác tư vấn học đường là cần thiết. Trường học không chỉ là nơi dạy về kiến thức mà còn bồi dưỡng các em học sinh về tâm hồn, tinh thần.

Ông Minh cũng thừa nhận, trường nào công tác tư vấn, hoạt động đoàn đội phát triển, có chăm lo bồi dưỡng tâm hồn, tinh thần, kỹ năng... cho học sinh thì ở đó, các em ngoan ngoãn, học giỏi. Còn những trường chỉ chú trọng tới thi cử, học hành thì sẽ tồn tại nhiều tệ nạn.

Giám đốc Sở Giáo dục đề nghị đưa việc phát triển công tác đoàn đội, tư vấn học đường thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua của trường. Các trường học cũng phải tạo điều kiện tốt về môi trường làm việc cũng như chế độ đãi ngộ công bằng cho cán bộ tư vấn tấm lý để họ hoạt động hiệu quả.

Hải Duyên


Giới trẻ với blog và mạng xã hội


2010-11-24

Cafe Wifi hôm nay đón chào 5 người bạn từ Hà Nội, Quảng Nam, Nha Trang, Sài Gòn, và Na Uy.

AFP photo

Các cửa hàng, dịch vụ Internet tại VN như nấm mọc sau mưa

 

Và bây giờ Khánh An lần lượt mời các bạn tự giới thiệu một chút về bản thân mình.

Dịu: Xin chào Khánh An và các bạn đang nghe đài và các bạn đang giao lưu. Mình tên là Xuân Dịu. Mình sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hiện đang làm việc tại TP.HCM. Mình sinh năm 1987.

Thục Vi: Xin chào mọi người. Em là Vi từ Quảng Nam ạ. Hiện nay em đang học luật và kinh tế.

Như Quỳnh: Xin chào các bạn. Mình là Như Quỳnh. Mình ở Nha Trang và mọi người thường gọi mình là Blogger Mẹ Nấm.

Toàn: Mình là Toàn, 25 tuổi. Mình hiện đang làm việc tại Sài Gòn. Mình là kiến trúc sư.

Hải Di : Tôi tên là Nguyễn Đắc Hải Di và hiện tại đang học chương trình IB ở Na Uy.

Từ trào lưu thành thói quen

Khánh An : Vâng. Một lần nữa Khánh An chào đón tất cả các bạn đến với chương trình Cafe Wifi. Để bắt đầu đề tài "Giới trẻ với việc viết blog và các trang mạng xã hội", Khánh An xin được hỏi câu hỏi đầu tiên đối với các bạn là các bạn có viết blog không? Bạn viết từ lúc nào và tại sao bạn viết blog?

Dịu: Em viết blog cũng được 3 năm rồi. Bắt đầu viết blog ở trang 360, khi đó nó như một trào lưu thôi, thấy bạn viết thì cũng viết, nhưng mà sau đó thì viết như viết nhật ký hàng ngày, thấy thích thú cho nên là cứ viết, viết về cuộc sống hàng ngày của mình và những hoạt động mà mình đang tham gia. Có lẽ cũng nhờ viết blog mà mình đã trở thành một cộng tác viên của báo chí. Ngoài ra, sau khi mà trang 360 bị đóng cửa thì mình chuyển sang trang Facebook, ở đấy thì thông tin đến mọi người khá là nhanh, nhưng mà để mình được viết một cách thoải mái và nhiều hơn như là trang 360 cũ không có cho nên mình lại quay lại trang cũ của 360  mà hiện giờ là Yahoo Plus.

Khánh An: Bây giờ thì mời các bạn khác. Các bạn tại sao lại viết blog và viết từ khi nào?

Thục Vi: Thực ra thì từ trước tới giờ em chưa chơi blog lần nào chị ạ. Em chỉ tham gia Facebook khoảng cách đây một năm rưỡi thôi. Em tham gia cùng với bạn bè để chia sẻ ý kiến của mình, tại vì trong cuộc sống của em không có nhiều bạn bè lắm. Hiện tình đất nước, hiện tình cuộc sống, những cái mà mình tai nghe mắt thấy làm cho em cảm thấy rất bức xúc, em suy nghĩ rất là nhiều. Còn viết blog thì em không có viết.

Khánh An: Bây giờ thì mình mời Toàn nghe. Toàn có viết blog không? Bạn có tham gia những trang mạng xã hội không?

Bắt đầu viết blog ở trang 360, khi đó nó như một trào lưu thôi, nhưng mà sau đó thì viết như viết nhật ký hàng ngày. 

Bạn Dịu

Toàn: À, mình thì cũng giống Dịu. Năm 2007 mình có viết blog bên Yahoo, rồi sau đó nó đóng cửa thì mình bẵng một thời gian không dùng nữa. Thực chất thì mình dùng blog bên Yahoo đúng là giống như một trào lưu thôi, nhưng sau khi dùng một thời gian rồi thì mình cũng có viết một số bài viết về bản thân mình mà mình muốn người ta đọc những điều đó, vậy thôi. Còn sau đó mình có đăng ký bên Facebook và bây giờ vẫn còn.

Khánh An: Cảm ơn Toàn. Quỳnh thì sao?

Như Quỳnh: Mình viết blog từ giữa năm 2006. Cũng giống như các bạn ở đây, bắt đầu với Yahoo! 360. Sau khi nó kết thúc thì mình chọn Multiply và Facebook để tiếp tục viết. Ý định đầu tiên mình lập blog là cũng chỉ định viết cho con như món quà tặng cho con thôi, nhưng khi mình kết nối với thế giới mạng, mình gặp rất nhiều chuyện. Mình phải đọc những thông tin và đem những thông tin đó so sánh với thực tế của xã hội thì mình thấy đúng là mình còn biết quá ít, và tiếp nhận thông tin đó quá ít trong xã hội cho nên mình chọn cách viết blog để chia sẻ điều mình nghĩ với những người mà mình kết nối.

Khánh An: Cảm ơn Quỳnh. Và Hải Di? 

Hải Di: Cá nhân tôi thì đầu tiên khoảng năm 2006 tôi lập blog trên Blogspot. Khoảng thời gian đó thì bạn bè xung quanh tôi không có blog nhiều lắm. Mà lúc đó tôi không thực sự có mục đích nào cụ thể mà chỉ là có nhu cầu viết và muốn người khác đọc, kiểu như vậy. Sau đó khoảng năm 2007, tôi lập blog trên Yahoo! 360. Rồi sau đó khi trang Yahoo!360 đóng thì tôi chuyển về Blospot, rồi sau đó lập trang Facebook. Rồi khoảng dạo gần đây cũng có lập trang blog trên Wordpress nhưng mà vì nhiều lý do nên đã đóng.

Khánh An: Từ những gì mà các bạn chia sẻ thì có thể thấy các bạn cũng là những người du hành khá nhiều qua các blog và các trang mạng xã hội. Khánh An muốn hỏi các bạn là khi các bạn viết blog trong một thời gian như vậy, các bạn thấy là việc viết blog hay các trang mạng xã hội mang lại lợi ích gì cho các bạn?

Toàn: Cái đầu tiên mà mình cảm thấy được là cái khả năng viết văn của mình, theo mình cảm nhận thì câu cú có vẻ rõ ràng và tốt hơn trước. Đó là cái đầu tiên. Thứ hai là hồi đó mình thấy mọi người viết blog theo kiểu đúng là nhật ký như bạn Dịu nói, tức là sáng tôi đi ăn cơm, tối tôi đi xem phim, đại khái vậy đó. Còn sau đó thì Toàn lại không viết kiểu đó mà Toàn thích viết những cái, ví dụ như có vấn đề gì đó mình mổ xẻ ra và mình phân tích nó, rồi mình mong mọi người cùng đóng góp ý kiến, thì bây giờ mình vẫn đang viết là viết theo kiểu đó.

Tìm sự đồng cảm

Khánh An: Như vậy thì có thể cho Khánh An hỏi không? Vấn đề mà Toàn thích mổ xẻ khi viết Blog là những vấn đề thuộc lãnh vực nào?

000_Hkg3595291-250.jpg
Trang mạng xã hội thí điểm của Việt Nam go.vn khai trương hôm 19 tháng 5 năm 2010. AFP photo
Toàn: 
Tất cả những vấn đề ở Việt Nam mà Toàn cảm thấy bức xúc và Toàn cần nói ra cái bức xúc của mình để có người chia sẻ.

Khánh An: Ví dụ?

Toàn: Ví dụ như là chuyện ca sĩ Việt Nam thế này thế kia, chuyện tại sao lại có những thành viên trên Facebook lại đặt tên mình có kèm theo chữ tiếng Anh, ví dụ như vậy, những vấn đề nho nhỏ như vậy.

Khánh An: Vâng, cảm ơn Toàn. Còn các bạn khác thì thế nào?

Hải Di: Chính xác là ban đầu khi tôi quyết định lập blog thì lúc đó tôi chưa thật sự nghĩ về việc mình sẽ viết gì, tức là tôi chỉ viết về những vấn đề rất bình thường như là điện ảnh, âm nhạc, văn học… những vấn đề mình quan tâm. Sau đó dần dần tôi bắt đầu viết một số vấn đề xã hội, những cái mà tôi nhìn thấy. Nhưng thật ra lúc đó tôi chỉ mới là một học sinh, không có nhiều thời gian quan tâm. 

Nhưng tới khi tôi sang Na Uy thì lúc đó có nhiều thời gian rảnh hơn, rồi sau đó vì hoàn cảnh của mình cho nên tôi mới bắt đầu tìm hiểu và đọc thêm nhiều hơn, mới biết về tình hình, mới thấy nhiều hơn về những vấn đề như nhân quyền, hoặc vấn đề dân chủ ở Việt Nam, thì lúc đó tôi mới bắt đầu viết về chính trị.

...với các trang mạng xã hội và các trang blog, người ta có điều kiện để nói lên quan điểm của mình và biết được thêm nhiều thông tin hơn nữa.

Bạn Hải Di

Có rất nhiều người đã từng nói với tôi là viết blog hoặc là dùng Facebook chỉ là phí thời gian, nhưng thật ra theo tôi nghĩ vấn đề nào cũng có hai mặt của nó. Thí dụ ở nước mình, khi trên báo chí hoặc trên truyền thông nói chung, mình không có điều kiện để bàn về nhiều vấn đề, có nhiều cái bị chặn, bị cắt bớt, thì với các trang mạng xã hội và các trang blog người ta sẽ có điều kiện để nói lên quan điểm của mình và biết được thêm nhiều thông tin hơn nữa.

Khánh An: Vâng. Cảm ơn sự chia sẻ vừa rồi của Di. Theo các bạn khác, các bạn hiện đang ở tại Việt Nam đó, các bạn có thấy là các bạn gặp vấn đề giống như Di vừa nói, là các bạn bị chặn lại những trang blog hay là các bạn không được nói đến một số vấn đề mà các bạn muốn nói hay không?

Toàn: Toàn cũng là người cũng viết một số vấn đề liên quan tới những cái bức xúc khi mà mình ở Việt Nam thì bản thân Toàn, Toàn cũng thấy là khi mà đụng những chuyện nhạy cảm một chút, thí dụ nó liên quan đến chính trị, như bạn gì ở Na Uy nói đó, thì cũng rất khó. Cho nên nhiều khi mình vừa muốn viết mà mình lại vừa muốn nó không bị chặn, bị xóa, thậm chí nhiều khi những bài viết không sai, không có gì liên quan tới tình dục hay là cái gì đó bị cấm, thì vẫn bị xóa  bởi vì nó đụng vô vấn đề nhạy cảm. 

Cho nên nhiều khi động lực mình viết nó cũng ảnh hưởng, nhưng mà viết thì vẫn viết thôi. Có điều là mình cẩn thận hơn vì nhiều khi mình viết không sai nhưng mà mình vẫn bị khóa thế này thế kia, đụng chuyện nhiều lắm. Có, vấn đề đó là có. Mình khẳng định là có.

Khánh An: Vâng. Như vậy là bạn Toàn, theo kinh nghiệm của bạn thì bạn khẳng định là chuyện này có thật tại Việt Nam. Thế còn bạn Dịu, bạn Dịu có thấy là sự việc này có xảy ra đối với bạn hay những bạn bè, những người xung quanh bạn không?

Dịu: Khi mà mình viết blog thì trước hết blog nó là câu chuyện cá nhân của mình. Và lý do mình là người Miền Bắc nhưng mình vào trong Sài Gòn học tập thì với khoảng cách địa lý như vậy nên mình đã chọn blog để làm một kênh thông tin cho bạn bè thân của mình ở ngoài Bắc biết được cuộc sống của mình đang diễn ra như thế nào. Có lẽ là vì những chuyện mình viết nó rất là cá nhân cho nên mình thấy rất bình thường, không có vấn đề gì cả.

Mạng xã hội cũng bị chặn

Khánh An: Bạn Dịu thì không có gặp tình trạng bị chặn hay là bị xóa trên blog, phải không? Thế còn lợi ích mà blog hay trang mạng xã hội mang lại cho bạn thì bạn nghĩ là gì, ngoài chuyện chia aẻ cá nhân của bạn với bạn bè?

000_Nic232812-250.jpg
Giới trẻ Ai Cập cạnh một quán cà phê wifi tại Cairo năm 2008, lúc mạng internet thường xuyên bị gián đoạn. AFP photo
Dịu: 
Mình thấy các trang mạng rất là có ích, thứ nhất là đối với cá nhân mình thì mình có một kênh thông tin rất nhanh đối với mình và các bạn mình ở xa. Thứ hai là blog đã kết nối được mình với những người bạn. Ban đầu mình đọc báo chí nghe mọi người nói rằng mạng ảo thì chắc chắn không có ai là thật cả, nhưng mà từ khi mình viết blog và quen những người bạn trên blog thì mình thấy nó hoàn toàn ngược lại, bởi vì những người bạn mình gặp thì thật sự khi mà ra ngoài đời mọi người gặp nhau và cùng tham gia những công việc tình nguyện thì mới thấy trên mạng ảo họ là những con người thật sự. 

Khánh An: Như các bạn vừa mới nói, blog hay các trang mạng xã hội đem lại rất nhiều điều tích cực, phải không? Nó có thể gắn kết các bạn với những người bạn khác với xã hội bên ngoài. Mặt khác, nó cũng đem lại những thông tin mà các bạn trước đây không hề biết. Như vậy, Khánh An muốn hỏi các bạn là giữa một đám thông tin như vậy, có rất là nhiều thông tin trái chiều phải không, thì các bạn xử lý nó như thế nào? Các bạn có đọc một cách lựa chọn hay không? Hay các bạn có tránh bình luận về những thông tin nhạy cảm không?

Như Quỳnh: Theo mình thì thông tin là không nên chọn lựa để đọc bởi vì tự do thông tin mà. Đôi khi mình phải để cái đầu mình nó thông thoáng, tức là tất cả các thông tin thì mình nên đọc, nhưng mà nhận định và phân tích thông tin đó như thế nào, theo chiều hướng nào là tùy vào mỗi người.

Giống như những người đã quen coi báo Nhân Dân hay là coi báo giấy thì họ sẽ rất là xa lạ đối với các thông tin xảy ra trên mạng. Và đặc biệt là những người xem ti-vi VTV ở Việt Nam thì hoàn toàn khi mà tiếp cận với luồng thông tin trên Internet là họ sẽ bỡ ngỡ, bởi vì nó khác xa với những gì mà họ vốn đã tiếp nhận.

Một thực tại là trang mạng xã hội Facebook là hoàn toàn bị chặn ở Việt Nam, đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ Internet nào.

Bạn Như Quỳnh

Vì vậy, với tâm lý của một người sống ở Việt Nam thì cái khoảng cách từ thông tin thật mà bạn tiếp nhận trong cuộc sống trên các kênh truyền thông bình thường và với Internet thì nó là một khoảng cách khá xa. Chính vì vậy mà chuyện mình tiếp nhận thông tin trên Internet là chuyện đương nhiên phải có và cần có để mình đối chiếu với cuộc sống hàng ngày, đó là cái thứ nhất. 

Cái thứ hai, mình muốn quay lại hồi nãy các bạn có nói nhưng các bạn quên mất một thực tại là trang mạng xã hội Facebook là hoàn toàn bị chặn ở Việt Nam, đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ Internet nào.

Toàn: Đúng rồi.

Như Quỳnh: "Cái chuyện mà họ chặn và các bạn trẻ, những người trẻ hơn mình, các bạn sinh năm 80, 90, các bạn phải đổi DNS để vào Facebook để các bạn chơi game, các bạn giao lưu, nó trở thành cái nhu cầu bình thường đến nỗi các bạn quên mất là cái chuyện đối DNS đó chính là cách thức vượt tường lửa và phá bỏ sự ngăn cản thông tin mà vô tình hay cố ý không biết, nhưng mà các bạn không muốn thừa nhận chuyện ngăn chặn đó."

Như Quỳnh vừa nêu lên một thực tế rất vô lý đang tồn tại tại Việt Nam như là một điều bình thường, đó là khi tham gia vào trang mạng xã hội, tiêu biểu là trang Facebook, có nghĩa là phải vượt tường lửa. Tại sao một chuyện vô lý như thế lại không có mấy bạn trẻ quan tâm và đặt câu hỏi? Mời quý vị tiếp tục theo dõi ý kiến của những người trong cuộc trong chương trình Cafe Wifi kỳ tới. 

Theo dòng thời sự:


Sự tích bùn đỏ bây giờ mới kể


26/11/2010 07:15:09

 Tháng 6/2008, trước thảm họa bùn đỏ ở Hungary 2 năm, sự cố đã xảy ra tại Ukraine.Báo chí đưa tin, tiết kiệm là thủ phạm vụ tràn bùn này. Đúng hơn là nhà máy đã tăng thu bằng cách giảm chi về mặt bảo vệ môi trường sinh thái.

LTS. Nhiều người Việt từng học tập, công tác ở Liên Xô những năm 80 hẳn đã hả hê khi đóng hàng gửi về VN, với những chậu, khay, thìa nhôm nặng chịch ... Nhưng hôm nay lại nhói lòng khi biết có cha mẹ đỡ đầu của mình ở Liên Xô cũ đang khổ sở vì thảm họa sinh thái đến từ một số cơ sở công nghiệp lừng danh trong lịch sử.

TIN LIÊN QUAN

Tháng 6/2008 tờ Portmone dành cho giới thượng lưu (đỏ hay da cam nhỉ?) ở Zaporozhe, đăng bài báo nổi tiếng, gọi là "Chuyện dân gian có hậu về sinh thái" (Добрая сказка об экологии). Hơn hai năm sau, báo giới lại có dịp nhớ lại sự tích này, nhân chuyện bùn đỏ Hungary.

Tờ Portmon cho biết dù nhà máy khói (vẫn) bay ngụt trời như áng mây chiều, người dân ở xứ sở của Taras Bulba bất hủ chỉ phải ngửi có 687 kg chất thải thôi, từ trẻ mới choai đến già khụ đế. Đó là nhờ những nỗ lực giảm thiểu, so với năm 2007, những 10 phần trăm khối chất thải, tức là còn có 170 triệu tấn. Tác giả hy vọng rằng những đấng vẫn cho chúng ta ăn bụi kia, chỉ hai kế hoạch năm năm không cần vượt mức, sẽ cho con cháu những dân cô dắc phóng khoáng được quyền thở không khí, từng thơm nức mũi tổ tiên mình.

 Nhà máy nhôm Zaporozhe
Nhà máy nhôm Zaporozhe


Vì thế, tác giả  viết tiếp, cái bọn nhà báo hay đầu cơ tin tức kia quả là đã hồ đồ khi dám phàn nàn về  triển vọng sinh thái của thành phố. Bởi vì vào ngày Bảo vệ môi trường, một loạt các vị hùng anh của các nhà máy, như Thép Zaporozhe và Liên hiệp sản xuất Titan – manhê của Zaparozhe, đã được tôn vinh vì hăng hái hoạt động bảo vệ môi trường. Nhân thể cũng hỏi cả doanh nhân của dăm nhà máy luyện kim màu, kim đen khác, hội tụ đông đảo trong bình nguyên, (từng được biết đến như vùng của người Cô dắc tự do /запорожскиe вольности), nhưng có hảo tâm bảo tồn sinh thái.

Chân dung quắc thước của các nhà công nghiệp, nay oằn lưng hơn so với thời xô viết vì nhiệm vụ tăng thu giảm chi, quả  có làm ta mềm lòng. Các câu trả lời của họ  cũng gợi lại thời kỳ xô viết khi các con số to chóng mặt lại được nêu, về hiệu quả kinh tế, về hiệu quả làm sạch môi trường, về quy mô hiện đại hoá sản xuất, về hoàn thành các chỉ tiêu môi trường ...

Món quà màu da cam (oранжевый «подарок»)

Ngày ấy, đại diện của Liên hiệp Nhôm Zaporozhe bị cho rằng đã không hợp tác với báo Portmon. Trên thực tế, họ đã từ chối bình luận hoạt động bảo vệ môi trường của mình.

Điều này có lý do chính đáng. Nhà máy đang quá bận rộn để khắc phục sự cố xảy ra do vỡ đường dẫn chất thải bùn đỏ.

Báo Portmon nhắc người đọc rằng hai tuần trước đó, đêm 28 rạng ngày 29 tháng 5/2008, nhiều chục tấn bùn công nghiệp quánh, có màu đỏ - da cam, đã tràn ngập 20 ha của vùng Shepchenko thuộc Zaporozhe.

Dân cư của bốn phố phường chịu sự xâm lăng của bùn đỏ  đã dựa vào sức của mình để khắc phục "nhân họa" này. Vì chẳng có lực lượng nào của Bộ tình trạng khẩn cấp hay Liên hiệp Nhôm Zaporozhe (ЗАлК/Zalk) đến hiện trường. Mãi hơn 24 giờ sau, các lực lượng chức năng mới xuất hiện để tham gia khắc phục hậu quả.

Quan chức của Cục kiểm soát sinh thái, ông Ruslan Kizim cho rằng Zalk đã tìm cách che dấu tai hoạ này cho đến khi bị dồn vào chân tường. Sau khi chuyên ban về vụ này ra kết luận, nhà máy đã phải chịu phạt vì đã làm ô nhiễm môi trường. Trong khi các chuyên gia giải thích rằng bùn này có ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân đâu mà sợ, có một điều không thể cãi, là đất ở nơi bùn tràn tới đã không thể tiếp tục canh tác.

Lãnh đạo Zalk phủ định lời buộc tội "lấp liếm", khẳng định rằng mọi biện pháp cần thiết đã được tiến hành để khắc phục hậu quả, chẳng trời mưa quá nên bùn đỏ lại cứ tràn thêm mãi ra. Các vị "vua nhôm" này cũng đổ lỗi cho những tay "chà đồ nhôm" (những kẻ sưu tầm trái phép kim loại màu/нелегальныe сборщики металла).

Nhưng tại phiên họp của chuyên ban về vụ tràn bùn đỏ này, các nguyên nhân được kết luận là:không có lực lượng bảo vệ bể chứa bùn, không có hệ thống báo động trên đường ống thải bùn đỏ, và những hành vi thiếu chuyên môn của CB CNV nhà máy.

Tác giả bài báo kết luận rằng chính ... tiết kiệm là thủ phạm vụ tràn bùn này. Đúng hơn là nhà máy đã tăng thu bằng cách giảm chi về mặt bảo vệ môi trường sinh thái. 
 
Hai năm sau, bài "Ở đâu tại Ukraine có thể lặp lại thảm hoạ bùn đỏ kiểu Hungary?", báo "Delo" nêu kết quả điều tra nguyên nhân của sự cố tràn bùn ở Zaporoje năm 2008. Đó là do có kẻ đã lấy trộm van chặn của giếng tích bùn đỏ, dẫn đến đường ống dẫn bùn bị vỡ (1).
 

Bể chứa bùn đỏ ở Nikolaev, ngay trên bờ Hắc Hải. Ảnh vệ tinh
Bể chứa bùn đỏ ở Nikolaev, ngay trên bờ Hắc Hải. Ảnh vệ tinh



Bùn đỏ ở Hungary, phân bón ở Ucren

Sau thảm họa bùn  đỏ ở Hungary, báo điện tử Người quan sát Ukraine (Oborzevatel) đã quay lại hiện trường vụ bùn đỏ ở Zaparoje, để viết nên bài báo "Bùn đỏ ư? Ngay ở Ukraine thiếu gì!" (Венгерский шлам? Своего полно!) (2).

Một sáng tháng năm 2008, dân tình trên các phố Strenikov và Petrovsky tỉnh dậy, nhận thấy một dòng sông đỏ quạch tràn ngập khắp sân vườn. Chỗ thì vừa ngập bàn chân, chỗ tới 30 - 40 phân. Nhìn thấy cây cối héo quắt đi trong nháy mắt, người dân lao vào dùng tất cả những gì có hình khum khum hót dọn thứ "quà" màu da cam này, để cứu nguồn vitamin gần như duy nhất cho ngày đông tháng giá.

Nhưng các chuyên gia của nhà máy nhôm bản địa đã ra sức an ủi người dân. Họ cho biết bùn đỏ là thứ vô hại, là phế liệu của bô xít, mà bô xít là sản vật của trời (материал природный/ vật liệu tự nhiên), không khác gì phân bón!

Trả lời phóng viên tờ Obozrevatel ông Ruzenko, có 600 mét đất miệt vườn bị thiên tai tạo bởi nền sản xuất nhôm tàn phá, cho biết hai năm trước, các "thần đèn" đến từ nhà máy nhôm còn khẳng định rằng các khóm mận của ông rồi sẽ tưng bừng đâm hoa kết trái.

Nhưng trên thực tế, mọi thứ đã ngược lại, các dàn nho khô héo, còn vườn táo thì tàn lụi. Vụ năm nay không dám trồng thêm cây gì, sợ rau quả từ thứ đất này chứa độc hại ...

Bà Alevtina Chiligina láng giềng, ôm lấy đầu khi nhớ về thiệt hại hai năm trước do bùn đỏ. Bà cho biết khi nhìn thấy khóm cà chua, ớt tây, bắp cải trong vườn ngập trong bùn đỏ, bà đã khuỵu chân ... Nhà máy hứa đền bù cho bà 5 ngàn grivna. Nhưng đến hôm nay, cả bà lẫn những khổ chủ khác chưa ai nhận được đồng nào.

Người dân cũng nghĩ rằng không phải lo bùn đỏ sẽ chảy vào sông Đanuýp từ Hungary. Vì nó đã ở trong sông này ít nhất hai năm rồi. "Xem TV, thấy lực lượng cứu trợ ở Hungary đi găng, mặc áo bảo hộ, đeo mặt nạ phòng độc. Vậy mà chúng tôi hai năm trước từng vốc bùn đỏ bằng tay". Bà Nelly Burjakovskaya kể. "Rồi bùn đỏ ấy từ đây đã chảy  xuống mương kia, từ đó mà ra thẳng sông Đanuýp".

Những mỏ "phân bón" kiểu như thế rải rác trên các bãi thải CN ở các tỉnh như Sumsk, Kiev, Kharkov, Zaparozhe, Tcherkass, Kirovograd. Hoá chất độc hại các loại tàng trữ lâu năm ở các nơi này lên tới 22 ngàn tấn.

Chú thích:

1.http://delo.ua/biznes/ukraina/gde-v-ukraine-proizojti-vengerskaja-katastrofa-146024/#comments 2.http://www.obozrevatel.com/news/2010/10/29/400377.htm

 Lê Đỗ Huy (thuật)


Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XII đã kết thúc


Sau 31 ngày làm việc, kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XII đã kết thúc hồi trưa nay tại Hà Nội với nhiều quyết định liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và ngân sách cho năm 2011 và đặt nền móng cho phát triển của kế hoạch 2011-2015

Trong bài phát biểu, Chủ Tịch Quốc Hội Việt Nam là ông Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng thiếu tính bền vững, tính cạnh tranh vẫn còn thấp, nhập siêu quá lớn, ngân sách bội chi và nợ công vẫn quá cao. Ngay việc quản lý tài sản công cũng được các đại biểu nhìn nhận là vẫn chưa đúng, và hiệu quả đầu tư được xem là còn thấp.
Vấn đề lạm phát cũng đã được các đại biểu nói đến, cho rằng chính phủ chưa thành công trong việc kiềm chế lạm phát, hiệu quả vẫn còn thật hạn chế, giá cả những mặt hàng thiết yếu có chiều hướng gia tăng, tạo khó khăn về mặt xã hội, đồng thời thị trường vàng và tỷ giá ngoại tệ vẫn có những bất ổn phải giải quyết.
Tại kỳ họp này, các đại biểu đã thông qua 9 dự án luật, trong đó có sửa đổi luật bầu cử đại biểu quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, và nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, song song với việc chất vấn chính phủ về quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, như Vinashin, điện lực, hay vấn đề an toàn và hiệu quả của dự án bauxite Tây Nguyên.
Trước khi bế mạc, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết về hoàn thành nhà máy lọc dầu Dung Quất và nghị quyết giám sát cải cách thủ tục hành chính.


Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty