Ao nuôi cá cấp cho gia đình anh Đinh Văn Thinh. |
Nằm cách thị trấn Kbang chừng 70 cây số, làng Kon Von 1 (xã Đăk Roong, Kbang, Gia Lai) tọa lạc giữa những cánh rừng nguyên sinh. Đây là một làng tái định cư (TĐC) từ công trình thuỷ điện Vĩnh Sơn.
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Ao nuôi cá cấp cho gia đình anh Đinh Văn Thinh. |
Thứ năm, 11/02/2010, 10:33 (GMT+7) |
Năm
2005, trong một hội thảo khoa học về tramway (tàu điện trên mặt đất)
với sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế, GS.TSKH Bùi Văn Ga, Hiệu
trưởng Trường Đại học Đà Nẵng đã trình bày những tiện ích khi sử dụng
hệ thống giao thông mới, có tên: tramway. Kết luận của hội thảo lúc đó,
loại phương tiện giao thông này sẽ được sử dụng đầu tiên ở Đà Nẵng vào
năm 2007. Thế nhưng, đến tận bây giờ, dự án hoành tráng này có nguy cơ
“chết từ trong trứng nước”.
Tramway - tốt nhất cho giao thông công cộng
Đó là ý kiến của GS.TSKH Bùi Văn
Ga khi lựa chọn phương tiện giao thông công cộng (GTCC) hiện nay ở TP
Đà Nẵng. Theo GS Ga, với dân số chưa đến 1 triệu dân hiện nay, tramway
chính là lựa chọn lý tưởng nhất. Tramway chính là hệ thống tàu điện
chạy trên mặt đất, sẽ giúp Đà Nẵng sẽ là thành phố có “giao thông xanh”
khang trang hơn, hiện đại hơn.
Ý tưởng đưa tramway phục vụ cho
mô hình GTCC ở Đà Nẵng bắt đầu từ năm 2004, sau những lần ông đi thực
tế tại nhiều thành phố lớn ở Pháp, Đức hay Nhật… Theo GS Ga, nếu lựa
chọn mô hình metro (tàu điện ngầm) thì chi phí ban đầu cao gấp 20 – 30
lần so với tramway. |
Ngày hai lần, những đứa trẻ từ lớp mẫu giáo đến THPT của bản Phạc Giàng (xã Hùng Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) phải vượt sông Kỳ Cùng đến trường bằng những chiếc bè thô sơ mà không có bất kỳ phương tiện cứu sinh nào. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Hơn 2000 giáo viên ở Thái Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đã bị ép quyên góp khoảng 4000 nhân dân tệ (586$) mỗi người cho một chương trình từ thiện được chính quyền địa phương phát động với khẩu hiệu giúp đỡ người nghèo.
Các giáo viên bị ép phải ký vào một cam kết từ thiện từ cuối tháng trước. Số tiền sẽ bị trích từ lương của mỗi người.
Tuy nhiên, vấn đề là chính quyền chỉ nói chung chung là số tiền dùng để giúp đỡ người nghèo chứ không nói rõ nó sẽ "đi đâu về đâu". Không một dòng địa chỉ, không một người nhận cụ thể nào được nêu ra.
Được biết, hồi tháng 9 năm ngoái, tất cả các giáo viên đều được tăng lương. Hơn thế, họ còn được nhận thêm một khoản hời là số tiền chênh lệch giữa lương mới và lương cũ của 8 tháng trước đó. Các giáo viên đã rất phấn khởi và trông chờ vào khoản tiền này.
Tuy nhiên, "nhân tiện" lúc túi tiền của giáo viên đang rủng rỉnh, ngành giáo dục ở đây đã phát động một chương trình từ thiện... bất ngờ. 4000 nhân dân tệ mà mỗi người phải nộp bằng đúng khoản tiền chênh lệch tháng lương thứ 8 của các giáo viên.
"Tôi được thông báo rằng phải ký vào một cam kết từ thiện bằng 2 tháng lương chênh lệch. Bạn không có quyền nói đồng ý hay không. Và chắc chắn, bạn cũng chẳng thể đưa ra lí do là không có tiền. Quả thật, chương trình này được phát động rất đúng lúc", một giáo viên cho biết.
Cô giáo này còn bức xúc nói thêm: "Tôi không hề biết số tiền này được quyên góp cho ai và tôi cũng chẳng nhận được một biên lai hay chứng nhận nào. Với một lượng lớn giáo viên bị ép như vậy chắc hẳn họ sẽ thu được một món tiền rất khổng lồ".
Trong khi đó chính quyền và các cơ quan giáo dục của địa phương lại nói rằng không hề có chuyện ép giáo viên làm từ thiện. Họ còn đưa ra một con số có vẻ rất thuyết phục là 98% của hơn 2.000 giáo viên trong huyện đã tự nguyện ký vào bản cam kết.
"Rõ ràng là chúng tôi không hề ép quyên tiền làm từ thiện vì còn khoảng 2% hoặc, cụ thể là 45 người đã không góp tiền. Nếu họ bị ép làm như vậy thì tất cả mọi người cùng phải quyên tiền chứ", Jiang - một quan chức giáo dục nói.
Theo Jiang thì 45 giáo viên không quyên tiền hầu hết là những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Một số người khác thì ngoan cố, trơ lì bất chấp việc chính quyền nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
"Những giáo viên được trả lương khá hơn rất nhiều người khác trong huyện chúng tôi. Vì vậy tôi nghĩ rằng họ nên giúp đỡ những người nghèo. Chương trình từ thiện được tổ chức và mỗi trường sẽ nhận được giấy chứng nhận thay vì chúng tôi phải ký đóng dấu cho từng người một".
Thủ tướng Triều Tiên Kim Yong-Il đã xin lỗi vì việc định giá lại đồng tiền đã khiến giá lương thực tăng vọt và gây bất ổn trong công chúng, một tổ chức phúc lợi xã hội của Hàn Quốc cho biết.
Du khách nước ngoài ngắm tiền Triều Tiên tại một cửa hàng lưu niệm. (Ảnh: Yonhap) |
Nhóm Những người bạn tốt có nhiều mối quan hệ tại Triều Tiên, đã trích nguồn như vậy trong tin thư của mình. Ông Kim chịu trách nhiệm về kinh tế Triều Tiên, dưới quyền nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-il.
Triều Tiên ngày 30/11/2009 tuyên bố đổi tiền, theo đó, đồng 100 won cũ ăn một đồng won mới. Tuy nhiên, số tiền đổi bị giới hạn khiến một số trường hợp mất đi toàn bộ số tiền tiết kiệm.
Bất ổn và rối loạn đã đẩy giá cả hàng hoá lên cao và khiến sự thiếu hụt lương thực ở Triều Tiên thêm trầm trọng.
Quan chức phụ trách tài chính hàng đầu trong đảng cầm quyền của Triều Tiên là Pak Nam-Ki đã bị cách chứ vì những hỗn loạn do đổi tiền gây ra, báo giới Hàn Quốc cho biết.
Việc Triều Tiên tiến hành đổi tiền được cho là để triệt tiêu giao dịch chợ đen và giải quyết lạm phát do giá trị đồng nội tệ của Triều Tiên mất giá mạnh kể từ khi nước này tiến hành cải tổ kinh tế vào năm 2002. Ngoài ra, Triều Tiên có lẽ muốn tìm cách moi tiền bí mật trong nền kinh tế ngầm, lượng tiền mà một số công dân của họ ở nước ngoài đang che giấu.
Triều Tiên hiện đã nới lỏng một số hạn chế với thị trường vì công chúng bất bình, cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết vào tuần trước.
Nhóm Những người bạn tốt đưa tin, Bộ Ngoại thương Triều Tiên đã chỉ thị cho các công ty thương mại nhập khẩu lương thực vô điều kiện và những người đổi tiền bất hợp pháp bị bắt hồi giữa tháng 1 đã được trả tự do.
Kể từ 1/1 năm nay, Triều Tiên cấm sử dụng ngoại tệ trong nước. Tuy nhiên, theo tổ chức Hàn Quốc thì việc đổi tiền đã được nối lại ở một số địa điểm.
Một tổ chức phi chính phủ của người Việt hải ngoại, VOICE, vừa nộp đơn cho Nhóm Đặc Trách Chống Giam Giữ Vô Cớ của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention), yêu cầu can thiệp đòi Việt Nam trả tự do cho 10 người hoạt động chính trị bị kết án gần đây.
VOICE là tên viết tắt của "Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment" (Sáng Kiến Thể Hiện Lương Tâm Người Việt Hải Ngoại), đăng ký hoạt động tại Mỹ từ năm 2007.
Thông cáo của luật sư Bấm Trịnh Hội, thành viên sáng lập tổ chức, nói lá đơn của VOICE nhằm "phản ánh việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam và kết án tù 10 nhà dân chủ gần đây là thiếu căn bản luật pháp và vi phạm luật quốc tế".
Theo VOICE, trước đó nhóm đặc trách của LHQ đã tuyên bố việc Hà Nội bắt giam 6 người trong 10 nhà hoạt động bị bắt mà không đem ra xét xử là "vô cớ".
Thông cáo viết tiếp: "Bất chấp luật lệ quốc tế, nhà cầm quyền Việt Nam đã làm ngơ và tiếp tục giam cầm họ cho đến tháng 10/2009 và tháng 01/2010 khi cả 10 người bị đem ra xét xử."
Nói chuyện với BBC, đại diện của VOICE tại Úc, ông Đoàn Việt Trung, giải thích thêm về tiến trình gửi đơn.
"Chúng tôi đưa ra lập luận pháp lý để chứng minh với ủy ban là Hà Nội đã vi phạm luật quốc tế. Ủy ban sẽ xem xét lá đơn. Nếu họ quyết định đi tiếp, họ sẽ viết thư chính thức cho nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu có phản hồi, để họ ra kết luận."
Ông cho biết khuyến cáo của Liên Hiệp Quốc, nếu có, chỉ mang tính chất gây áp lực cho công luận, chứ không có tính ràng buộc.
Đơn của VOICE thuộc trong số các hoạt động vận động của người Việt hải ngoại để phản ứng lại kết quả các phiên tòa xử bất đồng chính kiến, mà người gần đây nhất được VOICE quan tâm là cô Phạm Thanh Nghiên bị xử bốn năm tù giam hôm 29/01.
Ước tính đã có 16 nhà hoạt động chính trị bị Việt Nam xử án tù trong mấy tuần gần đây.
Một số người bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước, và một số người khác bị khép tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.
Các nhà ngoại giao phương Tây đã chỉ trích các diễn biến mà họ xem là hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dân.
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã có diễn văn, trong đó ông kêu gọi "chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch 'diễn biến hòa bình', đòi đa nguyên, đa đảng".
Ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu tư tỏ ý quan ngại về cách điều hành kinh tế tại Việt Nam.
Trên bài phỏng vấn đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, cựu quan chức chính phủ, từng điều hành một trong những bộ quan trọng nhất nước, nhận định: "Cả tư duy và mô hình tăng trưởng hiện nay đã không còn phù hợp."
"Chúng ta không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng bái con số và che đậy các khuyết điểm của nền kinh tế được nữa," ông Trần Xuân Giá nói.
"Nếu không, càng tăng trưởng, có thể chúng ta sẽ càng nghèo đi."
Một số trí thức trong nước đã từng quan tâm đến chủ đề này. Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư InvestConsult cho hay nhiều năm trước ông đã quan ngại đến cách làm kinh tế tại Việt Nam.
"Tôi đã nói điều này cách đây 10 năm. Trong một số bài báo, tôi cảnh báo tâm lý tăng trưởng bằng mọi giá. Tôi viết từ rất sớm. Hiện nay nó đẻ ra một cái thực tế mà (cựu) bộ trưởng phải lên tiếng. Chúng tôi, với tư cách là người trí thức bình thường, đã từng lên tiếng trước đó, cảnh báo trước đó, không chỉ cho Việt Nam. Mà cho tất cả các quốc gia kiểu Việt Nam."
Trong bài phỏng vấn đăng trên tuần báo kinh tế có uy tín từ Hà Nội, ông Trần Xuân Giá tự xếp mình vào nhóm những người bi quan về kinh tế Việt Nam.
Bi quan
Chúng ta không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng bái con số và che đậy các khuyết điểm của nền kinh tế được nữa
Trần Xuân Giá - Cựu Bộ trưởng KH và ĐT
Bên cạnh thừa nhận một số thành tích như, "năm 2009 không rơi vào suy thoái, ngăn chặn được nguy cơ phá sản ở nhiều doanh nghiệp, kiểm soát được lạm phát ở mức 6,88%," vân vân, cựu quan chức chính phủ nói đến một số lĩnh vực Việt Nam đang phải trả giá.
Đó là "sự phục hồi của kinh tế Việt Nam diễn ra không đồng đều, chưa vững chắc, tạo nên bức tranh sáng tối lẫn lộn."
Các khó khăn đang tiềm ẩn trong kinh tế Việt Nam, theo ông Trần Xuân Giá, là tỷ giá hối đoái, và lạm phát; chi tiêu công gia tăng; nhập siêu sẽ tăng do giá nguyên liệu trên thế giới tăng, môi trường bị phá hoại nặng nề.
Trước một số ý kiến nhắc đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới như là nguyên nhân khiến cho kinh tế Việt Nam chao đảo trong năm 2008, ông Trần Xuân Giá chỉ ra, ngay cả trước thời kỳ khủng hoảng (2007 cho đến trước quý 3/2008) Việt Nam đã bộc lộ nhiều khó khăn.
"Nguyên nhân suy giảm của kinh tế Việt Nam không chỉ đến từ bên ngoài. Quan trọng nhất là những nguyên nhân nội tại. Nền kinh tế Việt Nam khi ấy gặp không ít khó khăn.
"Lạm phát cao, nhập siêu lớn. Những yếu kém cơ bản đó nằm ngay trong cả cơ cấu lẫn cơ chế kinh tế của Việt Nam."
Cựu bộ trưởng, hiện tham gia điều hành hội đồng quản trị của ngân hàng ACB, sau đó liệt kê những thiếu sót cơ bản của kinh tế trong nước.
"GDP tăng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư ngày càng kém, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất, tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tăng cao,
"Công nghệ chậm đổi mới, cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất khẩu chưa thoát khỏi lạc hậu, thị trường trong nước kém phát triển, kinh tế vĩ mô còn nhiều yếu tố bấp bênh, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, môi trường cạnh tranh chưa bình đẳng, lành mạnh."
Ông Nguyễn Trần Bạt từ công ty InvestConsult lo ngại lối tăng trưởng kiểu "sùng bái con số'' sẽ đưa Việt Nam đến một kết cục không hay.
"Ăn kẹo mãi thì sẽ bội thực đường. Giấy kẹo nó rơi xuống chân mình nó cao đến mức nó làm tắc thở cái người ngồi, hoặc đứng ăn kẹo.
"Cho nên là tăng trưởng theo kiểu như thế này chính là một trong những biện pháp giết chết một cách chắn chắn nhất tương lai, không chỉ tương lai kinh tế, mà nhiều tương lai khác của Việt Nam."
Ngày càng nhiều người tìm cảm giác mới về sex trên internet (Ảnh minh họa: Ngoisao.net) |
Những đứa trẻ chạy thận bên hành lang bệnh viện có một ước mơ chung là “được hết bệnh về nhà và đi học”
|
Tranh biếm hoạ những nguồn hàng của thị trường tự do trong thời bao cấp (báo Lao Động, 17.1.1991)
|
Báo Úc The Age, trụ sở tại Melbourne, tiếp tục loạt bài về vụ bê bối liên quan việc in tiền polymer với cáo giác về ngành an ninh Việt Nam.
Bài báo của hai tác giả Richard Baker và Nick McKenzie đăng hôm thứ Ba 09/02 viết công ty Securency thuộc Ngân hàng dự trữ Úc (RBA), đã không tuân thủ cảnh báo của chính phủ liên bang về đối tác của họ tại Việt Nam.
Theo các phóng viên này, cơ quan ngoại thương của chính phủ Úc là Austrade trong hai lần, tháng Ba 2007 và tháng Tư 2008, đã cảnh báo nhà sản xuất giấy và in tiền polymer Securency International rằng đối tác của họ ở Việt Nam là nhân viên công an.
Theo luật pháp Australia, chi tiền cho quan chức nước ngoài để lấy lợi về kinh doanh là tội hình sự.
Tờ The Age viết dù đã có cảnh báo, công ty Securency, mà một nửa cổ phiếu nằm trong tay RBA, vẫn tiếp tục chuyển tiền cho ông Ngọc Anh trong thời gian ít nhất 12 tháng tiếp sau đó.
Lương Ngọc Anh có quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ hồi ông Dũng còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
The Age
Hồi đầu năm 2007, hội đồng quản trị Securency đã yêu cầu Austrade bí mật tìm hiểu một số nhân vật trung gian làm ăn của họ ở nước ngoài vì lo ngại bị cáo buộc hối lộ.
Securency, công ty chuyên sản xuất giấy polymer và in tiền cho Australia cùng 28 quốc gia khác trên thế giới, hiện đang bị cảnh sát liên bang Úc điều tra cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam và Nigeria.
Cảnh sát Australia đã bố ráp trụ sở chính và nhà riêng của một số lãnh đạo công ty này hồi tháng 11 năm ngoái nhưng chưa có kết luận cuối cùng.
Austrade từ chối cung cấp thông tin về các nhân vật họ đã tìm hiểu, bao gồm cả ông Lương Ngọc Anh, cho báo giới.
Quan hệ phức tạp
Tuy không lấy được thông tin từ Austrade, tờ The Age vẫn được các nguồn tin khác cho hay ông Lương Ngọc Anh là người của cơ quan an ninh Việt Nam.
Austrade được biết đã khuyến cáo Securency tìm luật sư nếu có quan ngại về các khoản tiền chi trả cho ông Ngọc Anh.
Báo The Age còn cáo giác ông Lương Ngọc Anh, Tổng Giám đốc công ty TNHH Phát triển Công nghệ CFTD, có quan hệ thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ hồi ông Dũng còn giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và quan hệ làm ăn với Securency bắt đầu.
Ông Ngọc Anh và một số lãnh đạo khác củ̀a CFTD, trong có một đại diện của chính phủ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc ở New York, được nói đã thường xuyên tháp tùng ông thủ tướng và các quan chức khác đi nước ngoài.
Cuộc điều tra Securency có thể còn tiếp tục nhiều tháng nữa.
Trong khi đó, phía Việt Nam nói thông tin trên báo Úc về cáo buộc hối lộ quan chức Việt Nam chỉ có thể được coi là "tin tố giác" chứ không thể dùng làm bằng chứng.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam Trần Quốc Vượng từng được trích lời nói nếu phía Úc yêu cầu thì Việt Nam sẽ tham gia, nhưng "phải làm đúng, xử đúng, phải xem xét đủ căn cứ kết luận tội theo pháp luật Việt Nam".
"Quan điểm của tôi là nếu rõ ràng tội phạm thì phải làm và làm theo trình tự của pháp luật tố tụng Việt Nam, mình không thể dựa vào tài liệu của nước ngoài để xử công dân của mình được."
Thanh Phương
Bài đăng ngày 08/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày 08/02/2010 14:32 TU
Ngày 8/2 tại một phòng họp của Quốc hội Pháp, tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư (OIA) và Liên hiệp quốc tế các luật sư (UIA) tổ chức một cuộc họp báo để đánh động dư luận về tình trạng của giới luật sư ở Việt Nam.
Giới luật gia quốc tế đặc biệt quan tâm đến trường hợp của các luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định hiện đang ngồi tù vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận theo đúng các công ước quốc tế về nhân quyền.
Tham gia họp báo còn có ông Noel Mamère dân biểu Quốc hội Pháp, thuộc đảng Xanh, và ông Võ Văn Ái, chủ tịch Uỷ ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam.
Trong cuộc họp báo, bà Nathalie Muller, thành viên của tổ chức OIA cho biết đã theo dõi tình trạng của hai luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài ngay từ khi hai luật sư Việt Nam này bị bắt giữ vào năm 2007.
Tháng 11 năm ngoái, OIA đã điều một phái đoàn đến Việt Nam để tìm cách tiếp xúc với gia đình của các luật sư bị cầm tù, cũng như tìm hiểu về những điều kiện hành nghề ngày càng khó khăn của các luật sư ở Việt Nam. Nhưng tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư đã gặp rất nhiều khó khăn do bị chính quyền cản trở.
Cho nên, các tổ chức luật sư quốc tế muốn có sự hỗ trợ của Quốc hội và chính phủ Pháp và rộng ra hơn là của chính giới các nước châu Âu, để bảo vệ hiệu quả hơn các đồng nghiệp ở Việt Nam.
Về phần dân biểu Noel Mamère, cũng là một luật sư, ông đặc biệt nhấn mạnh là Việt Nam vừa kết thúc nhiệm kỳ 2 năm làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an và nay lại là chủ tịch ASEAN, cho nên nước này lại cần phải tôn trọng nghiêm chỉnh hơn các cam kết quốc tế về nhân quyền.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Noel Mamère cho biết :
'' Những luật sư nào đòi tự do ngôn luận, đòi dân chủ hoặc bảo vệ những người đấu tranh cho dân chủ đều không thể hành nghề được ở Việt Nam. Những luật sư này bị xét xử chóng vánh trong các phiên tòa, mà thật sự là một sự nhạo báng công lý, rồi sao đó bị giam giữ nhiều năm.
Mục đích cuộc họp báo hôm nay (8/2) chính là nhằm đánh động báo chí, để họ giúp chuyển tải một thực tế trái ngược với điều mà nhiều người vẫn nghĩ đó là Việt Nam là một nước đang tăng trưởng mạnh và cùng với đà phát triển kinh tế, nước này sẽ có dân chủ.
Theo tôi, đối với một số người, Việt Nam có thể là một nơi làm ăn lý tưởng, nhưng đa số thì vẫn sống trong cảnh nghèo khó, mà lại là sống dưới chế độ Cộng sản, giống như ở Trung Quốc, những chế độ độc đoán chuyên đàn áp, tra tấn, vi phạm nhân quyền. Trong những quốc gia như vậy, các luật sư không thể hành nghề bình thường, có thể bị mất tự do và thậm chí bị đe doạ tính mạng như tại Trung Quốc.
Tôi đã mở cửa tòa nhà Quốc hội để hai tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư và Liên hiệp quốc tế các luật sư mở cuộc họp báo hôm nay chính là nhằm đánh động chính giới Pháp, mà trước hết là các đồng nghiệp của tôi ở Quốc hội, mà rất nhiều người cũng là luật sư, kế đến là chính phủ Pháp, để họ không vì vấn đề quan hệ thương mại mà bỏ quên vấn đề nhân quyền.
Tôi sẽ đề cập vấn đề này với ông Axel Poniatowski, chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao của Quốc hội Pháp, với các đồng nghiệp của tôi trong Nhóm Hữu nghị Pháp Việt, để đề nghị họ cùng với tổ chức Quan sát quốc tế các luật sư, với Luật sư đoàn Paris, lập một phái đoàn đi Việt Nam thăm các luật sư bị cầm tù và đề cập với chính phủ Việt Nam về những vụ vi phạm nhân quyền''
TT - Từ lời khai của bốn đối tượng vận chuyển trái phép 92kg vàng bị bắt rạng sáng 4-2, Cơ quan điều tra Công an huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã xác định chủ của số vàng nói trên là Nguyễn Thị Tuyết Vân (39 tuổi) và Nguyễn Ngọc Luân (52 tuổi) đều ngụ thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
>> Truy tìm chủ sở hữu 92kg vàng
>> Bắt vụ vận chuyển trái phép 92kg vàng
Ngày 7-2, tại cơ quan điều tra, Vân đã thừa nhận là chủ sở hữu của 30/92kg vàng bị bắt. Số còn lại là của Luân. Vân thuê Hồng Đức Sanh và Nguyễn Văn Lợi vận chuyển về giao cho một tiệm vàng ở Q.5 (TP.HCM).
Về nguồn gốc số vàng này, Vân cho rằng đó là tài sản tích cóp từ việc buôn bán thịt bò, cầm đồ... trong nhiều năm, nhưng không giải thích được vì sao số vàng của mình lại giống như khuôn đúc số vàng của Luân.
Còn Luân khai số vàng này là của Đẹp (vợ Luân) gia công rồi nhờ giao cho Trần Phi Toàn và Lê Văn Don vận chuyển về TP.HCM. Sanh và Lợi khai đây không phải lần đầu mà đã ít nhất bốn lần vận chuyển vàng cho Vân từ An Giang đến TP.HCM.
Cơ quan điều tra cũng đã xác định được khách hàng mua 92kg vàng của Vân và Luân là một tiệm vàng ở Q.5. Tiệm vàng này trưng ra bản hợp đồng mua bán nhưng cơ quan điều tra xác định hợp đồng này được thực hiện sau khi ôtô vận chuyển vàng và bốn đối tượng đã bị bắt.
V.TRTrong 9 năm làm tổng thống VNCH ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ để đời một câu nói mà toàn dân Việt từ Nam chí Bắc rất tâm đắc: Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm… - Trong hình: bên trái, tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, bên phải là tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972
———-
Niềm Tin Của Dân?
Trần Khải
Niềm tin của đồng bào tại quê nhà đang đặt ở nơi đâu? Tin vào hướng đi xã hội chủ nghĩa đầy "sáng tạo" của Đảng CSVN đang lèo lái cả nước hiện nay? Tin vào tình bạn chân thành thắm thiết của đàn anh Trung Quốc vĩ đại? Tin vào sự trong sạch của cán bộ quan chức? Không có một thăm dò chính xác nào, bởi vì nhà nước CSVN không hề cho phép thực hiện thăm dò tương tự như thế. Ngay như trưng cầu dân ý, cũng là chuyện nằm mơ ở đâu xa. Thực sự, dân mình còn tin tưởng gì không? Đây là chỗ cũng nên quan sát để xem các chuyển biến xã hội.
Trước tiên là tin vào tin đồn. Tất nhiên, có tin đồn sai, có tin đồn đúng. Nhưng đó lại là chuyện khác. Vấn đề nơi đây là, một tin đồn đang làm cả một (và có thể là nhiều) khu chợ vắng tanh.
Báo Công Thương Điện Tử từ Hà Nội có bản tin nhan đề "Khốn khổ vì hoang tin" đăng ngày 5-2-2010, cho biết chợ Long Biên vắng tiêu điều, bởi vì tin đồn hàng hoa quả Trung Quốc có độc chất. Tới nổi, cả Đạị Sứ Trung Quốc và chính phủ Hà Nội phải thanh minh thanh nga. Báo này kể:
"Có mặt tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên đêm 3-2-2010, mặc dù từ 21h chợ bắt đầu hoạt động nhưng khác hẳn với những phiên chợ cách đây gần 2 tháng, không khí nơi đây giờ ảm đạm khác thường.
CôngThương - Cả chủ kinh doanh lẫn những công nhân được thuê bốc, dỡ hàng chỉ biết ngồi tán gẫu, gương mặt đầy lo âu khi hàng ế ẩm vì những tin đồn về gần chục mặt hàng hoa quả Trung Quốc có "vấn đề"…
Đìu hiu chợ đầu mối
Không khí khá yên lặng, trong tình trạng ế ẩm, đặc biệt là khu vực C5, nơi tập trung các hộ kinh doanh hoa quả Trung Quốc. Chị Trần Kim Oanh, chủ một cửa hàng kinh doanh cho biết: "Mặc dù đã hơn 18 năm gắn bó với chợ Long Biên, nhưng đây là thời điểm hàng ế ẩm nhất. Theo chị, nguyên nhân này bắt nguồn từ những tin nhắn khuyến cáo không nên ăn hoa quả Trung Quốc vì có chất "phá huỷ nội tạng".
Cũng theo tin nhắn khuyến cáo này thì 5 mặt hàng hoa quả bị "điểm mặt" là: táo, nho, lê, cam và quýt. Tuy nhiên ngay sau đó, cơ quan chức năng và một số phương tiện thông tin đại chúng đã có phản ứng nhằm bác bỏ những thông tin trên.
Ngày 7-1-2010, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, đây là thông tin bịa đặt, đồng thời cho biết: "Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào có nội dung như vậy".
Còn Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khẳng định, không có chuyện Chính phủ Trung Quốc lên truyền hình khuyến cáo người dân không nên ăn hoa quả Trung Quốc như tin đồn…" (hết trích)
Câu hỏi nơi đây là, tại sao dân mình tin vào tin đồn như thế? Tại sao không ai tung tin đồn như táo Mỹ và nho Pháp ngâm độc chất? Có phảỉ đây là một cuộc chiến mới để góp sức cho cuộc chiến đòi lại Trường Sa, Hoàng Sa hay không? Chúng ta không biết chính xác câu trả lời. Nhưng hiển nhiên, loại tin đồn này đáp ứng được tiềm thức của người dân Việt. Nghĩa là, mỗi tin nhắn kiểu như trên thực ra là một viên gạch ném vào để chôn trụ đồng của Trung Quốc dựng lên thời thế kỷ 21. Chúng ta có thể thử yêu cầu Đaị Sứ TQ tung ra tin đồn rằng táo Mỹ, nho Pháp có độc chất xem sao? Lòng dân là như thế.
Có một tin chính thức của các thông tấn nhà nước: Công an Hà Nội bắt quả tang một Phó Tổng Giám Đốc ngân hàng lớn vì nhận hối lộ 50,000 đô la.
Báo Thanh Niên hôm Thứ Tư 3-2-2010 cho biết:
"Phó tổng giám đốc BIDV bị bắt
Vào khoảng 15 giờ 15 phút hôm qua, nhiều nhân viên Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN (BIDV) ngỡ ngàng khi chứng kiến ông Đoàn Tiến Dũng, Phó tổng giám đốc ngân hàng này bị còng tay và được dẫn giải bởi hai công an đi vào trụ sở chính của BIDV (tòa tháp Vincom, số 191 Bà Triệu).
Sau gần 2 giờ đồng hồ khám xét tại phòng làm việc, công an đã đưa ông Dũng đi. Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã tiến hành khám xét tại nhà riêng của ông Dũng." (hết trích)
Nên ghi nhận rằng, số tiền 1 tỉ đồng VN tương đương 50,000 đô la Mỹ.
Bản tin báo Lao Động kể chi tiết:
"Chiều 1.2, tại một quán càphê gần trụ sở Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ - Công an Hà Nội đã bắt quả tang ông Đoàn Tiến Dũng - Phó TGĐ Ngân hàng BIDV - đang nhận hối lộ gần 1 tỉ đồng của một doanh nghiệp để cho vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi.
Ông Đoàn Tiến Dũng sinh năm 1956, có trình độ kỹ sư xây dựng, thạc sĩ ngân hàng, nguyên là Giám đốc chi nhánh Hải Phòng của BIDV, mới được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc BIDV từ tháng 9.2008 đến nay và được giao nhiệm vụ phụ trách mảng quan hệ khách hàng…." (hết trích)
Nói theo kiểu dân gian là "bắt tận tay, day tận trán." Có đúng là như thế không? Tại sao phảỉ vào quán cà phê để cầm hối lộ 50,000 đôla? Theo các bản tin, nói rõ là hối lộ 1 tỉ đồng VN. Không bản tin nào nói là giấy Mỹ Kim cả. Mà thậm chí, dù là giấy 100 Mỹ Kim, cũng phảỉ mang ba lô, túi xách mới đủ chứa 50,000 đô la. Cũng không bản tin nào nói hối lộ bằng kim cương hay gì khác.
Như thế, tiền 1 tỉ đồng naỳ phải mang bao bố mới đủ chứa? Có phảỉ là công an gàì bẫy? Một ông học xong kỹ sư, học xong thạc sĩ ngân hàng, nguyên giám đốc chi nhánh Hải Phòng của ngân hàng BIDV, mới lên chức Phó Tổng Giám Đốc, bây giờ ra quán cà phê để vác bao bố tiền hối lộ? Chuyện đúng là "nằm mơ xã hội chủ nghĩa."
Tại sao, nhân dịp gần Tết, người hối lộ không mang chiếc nhẫn kim cương 50,000 đô la tới tặng quà chúc Tết cho vợ ông Đoàn Tiến Dũng thì có trời mà biết? Hay, tại sao không đưa chiếc nhẫn kim cương tặng con gái ông Dũng để chúc mừng sinh nhật? Như thế, tặng quà sinh nhật hay chúc Tết là bình thường, đâu có cần ra quán cà phê vác bao bố tiền về nhà? Hẳn là phải có một cái đầu nông dân hợp tác xã mới mắc bẫy như thế?
Như thế, có phảỉ đây là thanh trừng nhau hay không? Nhân thân ông Đoàn Tiến Dũng có họ hàng với quan lớn nào trong chính trị bộ hay không? Không ai rõ. Nhưng nếu xảy ra bất kỳ chuyện gì cho quan lớn Đoàn Tiến Dũng, thì dân chúng cũng thấy là tự nhiên. Bởi vì niềm tin của dân đơn giản là: cán bộ không hối lộ, sẽ không lên tới ghế cao như thế, và lên ghế cao là phải cầm hối lộ. Vấn đề là, bản tin có vẻ phi lý, nhưng cũng dễ tin. Bởi vì, lòng dân đã thấy là thế. Cũng y hệt như trái cây Trung Quốc tất nhiên là có độc.
Không chỉ người dân thường mất niềm tin, mà ngay như các cựu đảng viên CSVN và trí thức cũng mất niềm tin vào chính phủ từ lâu rồi. Bản tin AFP hôm Thứ Năm cho thấy rằng ngay các cựu Đảng Viên CSVN cũng "cay đắng lên án điều mà họ gọi là một hệ thống tham nhũng."
Bản tin AFP còn nói các cựu đảng viên nói rằng các lãnh tụ hiện nay "đã bóp méo di sản giải phóng. Họ nói là các lãnh đaọ đã dùng quyền lực để thủ lợi riêng và đã làm mất tính độc lập của VN qua quan hệ với TQ."
Ông Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ CSVN tại TQ và là tướng hồi hưu trong khi vẫn là đảng viên, nói, theo AFP, "Hôm nay, chúng ta có khoảng 3 triệu đảng viên trong Đảng CSVN, nhưng họ không có sức mạnh, không có quyền lực, mà cũng không tin vào quá khứ nữa."
Ông Vĩnh nói, theo AFP, dân chúng đã mất quá nhiều niềm tin vào đảng bởi vì họ thấy Hà Nội nhượng bộ TQ nhiều quá.
Gần đây nhất là cho TQ vaò khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên, làm nhiều người lên tiếng phản đối năm ngoaí, trong đó có Tướng Võ Nguyên Giáp. Rồi còn liên tục lùi bước cho TQ trước các tranh chấp Biển Đông.
Bản tin AFP ghi lời ông Bùì Tín, cựu đại tá CSVN đang lưu vong ở Pháp, nói, "Hôm nay, thái độ của các lãnh đạọ không minh bạch trong quan hệ với TQ," trong khi tấn công các trí thức lên tiếng về hiểm họa mất đất, mất biển.
Bản tin AFP còn ghi lời cựu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, rằng cần phảỉ trừng phạt nặng các đảng viên tham nhũng, trong khi lãnh đạo phải "lắng nghe nhân dân."
Thấy rõ, các lời khuyên này cũng là "giấc mơ xã hội chủ nghĩa." Bởi vì, ngay như Tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói, mà Bộ Chính Trị CSVN còn chưa nghe, huống gì là dân thường. Nghĩa là, niềm tin mất cả rồi. Tuy nhiên, điều để suy nghĩ: ngay như ông Lê Khả Phiêu cũng lớn tiếng chỉ trích Đảng CSVN. Và điều này hẳn là biến động cần quan sát.
Thông tấn xã Đức DPA hôm Thứ Năm 4-2-2010 loan tin rằng cuộc tranh chấp nội bộ của Đảng CSVN đang lên cao điểm, trong đó một bài viết của Cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN Lê Khả Phiêu đăng trên một báo quốc nội đã lên án Đảng về "tham nhũng, quan liêu và cá nhân chủ nghĩa" và kêu gọi tăng thêm dân chủ trong hàng ngũ Đảng.
DPA viết rằng Phiêu, 78 tuổi, nguyên là Tổng Bí Thư Đảng CSVN từ 1997 tới 2001.
Phiếu viết, theo DPA trong bản tin Anh ngữ, rằng Đảng CSVN đang "không nhận ra mất đi trầm trọng niềm tin tưởng của nhân dân tin cậy vào đảng và nhà nước, vì cán bộ đảng viên thiếu đaọ đức gương mẫu và vị trí trí thức."
DPA viết, chuyên gia về VN là Carlyle Thayer nói rằng bài viết của Phiêu là một phần thủ thuật trước khi vào Đạị Hội Đảng lần thứ 11, dự kiến là năm 2011, nơi các cán bộ tranh chức lãnh đạo mới.
DPA viết, Phiêu từng bị tai tiếng vì vụ xì căng đan với Tổng Cục 2, khi cho cơ quan này nghe lén điện thoại các quan lãnh đạo và trao các băng nghe lén cho Phiêu để làm áp lực bắt chẹt.
DPA nói là nhóm đàn em bảo thủ của Đỗ Mười trước kia đã vận động bứng ghế của Phiêu.
Thayers nói với DPA, "Bàì viết này có thể là để trả thù cho cách mà nhóm bảo thủ đối xử với ông ta" thời 2001.
Bản văn dài của Lê Khả Phiêu, có nhan đề "Nguyên Tổng Bí thư và những trăn trở chỉnh đốn Đảng" đăng trên thông tấn VietnamNet hôm Thứ Năm 4-2-2010, sau các lời đấu tố Mỹ và ca ngợi ông Hồ, có các đoạn chỉ trích nội bộ Đảng CSVN trích như sau:
"…Những tồn tại trong Đảng ta hiện nay tuy đã có đấu tranh song đạt kết quả thấp, những biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, quan liêu, cá nhân chủ nghĩa vẫn kéo dài, niềm tin trong Đảng, trong dân đang bị ảnh hưởng, uy tín của một số đảng viên cộng sản bị giảm sút. Những nguyên tắc cơ bản của Đảng về tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình chấp hành chưa thật nghiêm và còn hình thức. Quan hệ giữa Đảng, giữa Nhà nước với dân có những biểu hiện chưa thực hết lòng vì dân phục vụ. Chưa thực bảo vệ tính chất dân chủ, bảo vệ và giải quyết nguyện vọng chính đáng của dân, khiến lòng dân không yên. Trong khi đó thì ta vẫn chủ quan chưa thấy sâu sắc sự giảm sút lòng tin của không ít người dân đối với Đảng, với Nhà nước, với những cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu về đạo đức, thiếu tầm cao về trí tuệ. Phải thực sự phát huy dân chủ trong Đảng thì mới phát huy được dân chủ ngoài xã hội, thực hành dân chủ ngoài xã hội tốt cũng là nhân tố quan trọng để thực hành dân chủ trong Đảng. Vì vậy, phải đảm bảo quyền dân chủ của dân (dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra), phải có những quy định cụ thể, thông báo rõ ràng, công khai và thực hiện một cách nghiêm túc…" (hết trích)
Dân biết? Làm sao biết được, khi các tường lửa dựng lên kín mít, và hễ có trang web dân chủ nào lớn mạnh, là bị đánh sập ngay.
Dân bàn? Tới ngay như Tướng Giáp, Tướng Vĩnh đưa lời bàn cũng như không. Còn Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long…. góp lời bàn là bị đẩy vào tù ngay.
Dân làm? Trời ạ, ngồi trong nhà tọa kháng như cô Phạm Thanh Nghiên còn bị bắt bỏ vào tù, thì làm sao bước ra khỏi nhà để làm gì nữa.
Dân kiểm tra? Thế thì nên mời ông Đạị Sứ Trung Quốc ra chợ Long Biên kiểm tra xem hàng trái cây nhập khẩu từ TQ vào VN xem có ngâm hóa chất độc hay không. Chứ còn dân nào mà dám bước ra đòi kiểm tra. Ít nhất cũng phảỉ có niềm tin, mới nghĩ là cần kiểm tra.
Thực sự, niềm tin không còn nữa, thì ai mà cần biết, ai mà muốn bàn, ai mà tính chuyện làm, hay ai mà lo kiểm tra nữa làm chi cho mất thì giờ?
Trần Khải
Tác giả Mai Vinh -
Ảnh: QUANG LIÊM |