TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 10, 2011

Ngân hàng thương mại hạ mức lãi suất cho vay tiền đồng


Sáu ngân hàng thương mại Việt Nam vừa quyết định hạ mức lãi suất cho vay tiền đồng cho các doanh nghiệp vào hôm nay xuống khoảng từ 17% đến 19%.

Hiện các nước châu Á trong đó có Việt Nam đang phải đương đầu với tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm chạp do ảnh hưởng của những khó khăn trong hồi phục kinh tế toàn cầu. Chính phủ Việt Nam hồi tháng trước cho biết Ngân hàng trung ương sẽ duy trì chính sách lãi suất không thay đổi và sẽ xem xét cắt giảm lãi nếu giá tăng chậm. 
Các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam cho biết doanh nghiệp trong nước hiện đang có khó khăn do vốn vay lãi suất cao. Thống đốc Ngân hàng nhà nước hồi tháng trước cho biết Việt Nam sẽ hạ lãi suất cho vay tiền đồng từ giờ cho đến cuối năm. 
Trong một thông báo vào ngày hôm nay, ngân hàng nhà nước cho biết Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, mộ ttrong những ngân hàng thương mại lớn nhất nước, cũng sẽ haj mức lãi suất xuống khoảng từ 17 đến 19% trong thời gian tới. 
HIện có 34 trong số 42 ngân hàng thương mại tuân thủ quy định về mức trần lãi suất trả bằng tiền đồng và tiền gửi bằng đô la. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Indonesia


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ thăm chính thức Indonesia từ ngày 13 đến 14 tháng 9 theo lời mời của tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.

Chuyến thăm nhằm mục đích thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai nước và thảo luận các vẫn đề trong khu vực và quốc tế. 
Chuyến thăm này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng diễn ra ngay sau chuyến thăm Indonesia của tân Thủ tướng Thái, bà Yingluck Shinawatra. 
Cũng trong ngày hôm nay, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao chính phủ Việt Nam đã đến thủ đô Vientiane, Lào, trong một chuyến thăm hữu nghị.
Đây là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi được bầu lại chức thủ tướng chính phủ. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp thủ tướng Lào, Thongsing Thammavong, chủ tịch kiêm tổng bí thư Lào  Chummaly Sayasone, và chủ tịch quốc hội Lào Pany Yathotu.
Hai bên đánh giá cao quan hệ hữu nghị hai nước và cam kết tăng cường củng cố hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Chương trình ân xá lao động bất hợp pháp của Malaysia


Đã có hơn 13 ngàn 500 lao động Việt Nam cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Malaysia ra trình diện đăng ký chương trình ân xá của chính phủ Malaysia.

Ông Trịnh Vinh Quang, tham tán công sứ tại Malaysia cho biết như vậy hôm nay.
Hôm mùng 1 tháng 8 vừa qua, chính phủ Malaysia triển khai chương trình ân xá lao động bất hợp pháp. 
Theo chương trình này, nếu lao động nào có nguyện vọng về nước thì sẽ ra đăng ký và được ân xá. Lao động nào đang có công việc ổn định và được chủ sử dụng bảo lãnh, thì sẽ được hợp pháp hóa để ở lại làm việc hợp pháp. Những lao động không ra trinh diện trong thời hạn quy định thì sẽ bị truy nã, bị phạt và trục xuất về nước.
Cũng liên quan đến tình trạng lao động Việt Nam bất hợp pháp tại nước ngoài, theo báo cáo của Cục quản lý lao động ngoài nước thì từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã có gần 63 ngàn lao động sang Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên trong số đó, có trên 8 ngàn người cư trú bất hợp pháp. 
Giới chức Việt Nam cho biết tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn sau khi nhập cảnh Hàn Quốc ngày một tăng cao. Đã có 25 lao động nhập cảnh bỏ trốn tại Hàn quốc từ đầu năm đến nay. Gần 50% lao động Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng bỏ trốn sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc. 
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hàn Quốc có thể ngưng nhận công nhân từ Việt Nam


2011-09-09

Bộ Lao Động Hàn Quốc có thể ngưng việc tiếp nhận công nhân từ Việt Nam do số người bỏ trốn ra ngoài để làm việc bất hợp pháp hoặc ở lại quá thời hạn càng ngày càng tăng lên. Thanh Trúc có bài tìm hiểu chi tiết sau đây.

source vngov.vn

Công nhân chuẩn bị lên máy bay đi lao động ngoài nước.

Theo  bản tin trên báo điện tử VNEconomy của Việt Nam số ra hôm qua, chính phủ Nam Hàn cho rằng tình trạng  quá nhiều lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, trong đó không ít công nhân lao động Việt Nam, đã tác động xấu đến ổn định xã hội và ảnh hưởng không tốt đến tiến trình tiếp nhận lao động nước ngoài hàng năm của họ. 

Công nhân hết hợp đồng không chịu trở về VN

Vẫn theo VNEconomy, sự kiện tiêu cực này có thể dẫn tới việc Hàn Quốc ngưng chương trình tiếp nhận lao động từ Việt Nam trong thời gian tới. 
Được hỏi về điều này, bà Hoàng Kim Ngọc, phó cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước, cho biết:
Chính thức thì chưa có, người ta chỉ nói rằng nếu tỷ lệ bỏ trốn cao mà hai bên đều chưa có biện pháp tích cực thì tạm dừng. Nhưng đấy mới là cái mà hai bên thảo luận với nhau thôi chứ còn chưa có gì gọi là chính thức. 
Tuy nhiên viên chức Cục Quản Lý Lao Động Nước Ngoài cũng không phủ nhận điều bà gọi là nguy cơ Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt nếu tình trạng bỏ trốn ra ngoài hay ở quá thời hạn tiếp tục diễn ra: 
Đấy cũng là một nguy cơ bởi vì người lao động cái ý thức cái tinh thần không có. Rõ ràng chúng ta thống nhất với họ là lao động có thời hạn, hết thời hạn đấy thì phải về để cho những người khác sang. Đấy là cơ hội cho rất nhiều người. Nếu mà chúng ta không thực hiện đúng cam kết thì đấy cũng là một trong những cái cần phải trao đổi. Cái này chúng tôi cũng đang cùng với các địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng, để động viên người lao động hết thời hạn thì phải về nước, cùng nhiều biện pháp khác nữa để làm sao mà người lao động tự nguyện về nước sau khi thời hạn kết thúc. 
Đấy cũng là một nguy cơ bởi vì người lao động cái ý thức cái tinh thần không có. Rõ ràng chúng ta thống nhất với họ là lao động có thời hạn, hết thời hạn đấy thì phải về để cho những người khác sang.
bà Hoàng Kim Ngọc
Hiện có sáu chục nghìn (60.000) công nhân lao động Việt Nam tại Hàn Quốc. Theo thống kê của Bộ Lao Động Và Việc Làm Hàn Quốc, gần chín ngàn lao động Việt đang cư trú bất hợp pháp tại nước họ, nghĩa là cao nhất so với công nhân Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Mông Cổ và Thái Lan. Vẫn lời giải thích của phó cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Nước Ngoài, bà Hoàng Kim Ngọc:
Đa số vẫn đang làm việc trong hợp đồng. Những người trong hợp đồng thì họ không trốn làm gì cả, chỉ có những ai mà ví dụ đến thời hạn lẽ ra phải về nước thì người ta không muốn về, người ta trốn. Tôi ví dụ năm nay có khoảng mười nghìn hoặc năm nghìn đến thời hạn phải về nước chẳng hạn, thì một tỷ lệ nhất định trong số đấy họ trốn. 
Lao động có nhu cầu sang Hàn  Quốc làm việc đăng ký dự kiểm tra tiếng Hàn. Source xalo.cn
Lao động có nhu cầu sang Hàn Quốc làm việc đăng ký dự kiểm tra tiếng Hàn. Source xalo.cn
Con số đó thay đổi hàng ngày bởi cứ đến tháng này thì có số người đến hạn về nước, tháng kia lại có số người hết hạn về nước, rồi trong số đấy thì có người trốn cho nên cái tỷ lệ trên số người trốn và số người phải về nước cũng thay đổi từng ngày bởi vì mình đưa sang liên tục. 

Đa số vẫn đang làm việc trong hợp đồng. Những người trong hợp đồng thì họ không trốn làm gì cả, chỉ có những ai mà ví dụ đến thời hạn lẽ ra phải về nước thì người ta không muốn về, người ta trốn.
bà Hoàng Kim Ngọc
Thực tế sau Malaysia, Nam Hàn cũng là một thị trường xuất khẩu lao động lớn và  hứa hẹn của Việt Nam, vào khi nhu cầu giải quyết công ăn việc làm trong nước ngày càng cấp thiết, chưa kể đến chuyện  cuộc sống và điều kiện làm việc ở Hàn Quốc có phần cao hơn những đất nước khác. 

Nguyên nhân xa và gần

Về lý do tại sao có quá nhiều lao động Việt bỏ trốn ra ngoài hoặc ở lì không chịu về khi hợp đồng lao động chấm dứt, một người từng ở Hàn Quốc nhiều năm và nay đã trở về nước, nói là có hai nguyên nhân chính: 
Bởi vì thực tế người ta nhận thấy rằng cái thu nhập từ công việc họ tự tìm kiếm tốt hơn là làm theo cái hợp đồng họ đã ký từ trong nước, người ta cảm thấy có thể xoay sở trốn được. Thực ra đi xuất khẩu lao động là những người  từ những gia đình nghèo ở Việt Nam, người ta chấp nhận đi lao động xuất khẩu khoảng hai năm đến ba năm, và mức lương của các công ty theo hợp đồng cũng không cao. 
Trong khi đó có một số lượng người Việt Nam rất lớn, cũng đã đi xuất khẩu từ Việt Nam cách đây mươi mười lăm năm rồi, người ta trốn ra ngoài ở bất hợp pháp và đến thời điểm này thậm chí người ta còn mua được nhà còn thuê được chỗ ở lâu dài người ta kiếm sống được. Cho nên khi lao động Việt Nam sang thời gian đầu thì không xảy ra tình trạng gì, nhưng sau đó biết thông tin có một cộng đồng như vậy thì họ cũng bắt đầu được lôi kéo là bỏ trốn khỏi cơ sở mình đang hợp tác theo hợp đồng và trốn ra ngoài ở bất hợp pháp, tình trạng đó rất nhiều. 

Bởi vì thực tế người ta nhận thấy rằng cái thu nhập từ công việc họ tự tìm kiếm tốt hơn là làm theo cái hợp đồng họ đã ký từ trong nước, người ta cảm thấy có thể xoay sở trốn được.
Một công nhân
Lý do thứ hai, tình trạng thu nhận công nhân dễ dàng từ các chủ sử dụng lao động bên Hàn Quốc:
Tôi đã ở bên Hàn Quốc một thời gian thì  chính tôi cũng nhận thấy rằng bản thân chủ sự dụng lao động Hàn Quốc là người ta không quan tâm đến xuất xứ nguồn gốc của công nhân ấy là ở quốc gia nào mà người ta chỉ quan tâm đến đầu công việc. Người Việt Nam mình cũng chịu khó cũng khéo tay cho nên khá dễ tìm việc làm bên đấy, kể cả người lao động theo hợp đồng hoặc là người lưu trú bất hợp pháp. Do vậy tình trạng bỏ ra ngoài đông là như vậy. 
Được biết  từ năm 2004, Bộ Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội Việt Nam cùng Bộ Việc Làm Và Lao Động Hàn Quốc đồng ý thực hiện một chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài đến Hàn Quốc, gọi tắt là EPS.  
Theo thỏa thuận này, công nhân Việt Nam có nguyện vọng đi Hàn Quốc làm việc phải đăng ký với Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước trực thuộc Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội, đồng thời phải trải qua kỳ thi kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao Động Hàn Quốc tổ chức phối hợp với Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Việt Nam. 
Từ lúc chương trình EPS khởi sự, phía Hàn Quốc đã tổ chức tám kỳ kiểm tra tiếng Hàn với mười  một nghìn  (11.000) người tham dự. Cũng từ 2004 đến giờ, đã có trên dưới sáu mươi hai nghìn người sang lao động ở Hàn Quốc. 
chủ sự dụng lao động Hàn Quốc là người ta không quan tâm đến xuất xứ nguồn gốc của công nhân ấy là ở quốc gia nào mà người ta chỉ quan tâm đến đầu công việc. Người mình cũng chịu khó cũng khéo tay cho nên khá dễ tìm việc làm bên đấy, kể cả người lao động theo HĐ hoặc là người lưu trú bất hợp pháp. Do vậy tình trạng bỏ ra ngoài đông là như vậy. 
Một công nhân
Phó cục trưởng Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước, bà Hoàng Kim Ngọc, trình bày chi phí đầu người mà  mỗi công nhân phải trả để sang Hàn Quốc làm việc:  
Chỉ những người nào qua được kỳ thi tiếng Hàn tối thiểu mà người ta yêu cầu thì lúc ấy mới được xét làm hồ sơ để gởi sang phía Hàn Quốc. Chương trình EPS là chương trình phi lợi nhuận do chính phủ hai nước cùng đứng ra tổ chức thực hiện. Người lao động đi như vậy thì chi phí của nhà nước là sáu trăm chín mươi chín đô (699USD) đóng tại Việt Nam, cộng bốn trăm cầm sang đấy để mua bảo hiểm cho người lao động. 
Nguồn tin của VNEconomy cho hay tháng Tám vừa qua , Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội  Việt Nam đã gởi viên chức sang Hàn Quốc để thảo luận trực tiếp với giới hữu trách ở Seoul về chương trình EPS cũng như vấn đề lao động Việt bất hợp pháp tại quốc gia này. 

Theo dòng thời sự:

Mỹ tiết lộ mạng lưới hầm ngầm của Trung Quốc

  
Trung Quốc đang mở rộng lực lượng hạt nhân với một tên lửa di động đa đầu đạn và duy trì kho vũ khí chiến lược ở các boong-ke (bunker) nằm sâu dưới đất, Lầu Năm Góc tiết lộ trong báo cáo hàng năm gửi lên Quốc hội về quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là có tới 75 tên lửa hạt nhân tầm xa, gồm cả loại tên lửa đạn đạo liên lục địa, di động DF-31A và DF-31, báo cáo của Lầu Năm Góc hôm 24/8 cho biết. Trung Quốc cũng có 120 tên lửa tầm trung.
 
                                Hầm ngầm ở TQ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
"Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tên lửa chiến lược cả về chất lẫn lượng. Bắc Kinh sẽ tiếp tục đầu tư một nguồn lực tương đối vào việc duy trì một lực lượng hạt nhân giới hạn...nhằm đảm bảo rằng quân đội giải phóng nhân dân (PLA) có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa hủy diệt".
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, lần đầu tiên, Trung Quốc dường như đang phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa di động thứ 3, có thể mang đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu độc lập (MIRV). Ngoài ra, báo cáo còn cung cấp thêm nhiều chi tiết mới về nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc và cho biết Bắc Kinh đã tiến hành thử nghiệm chặn đầu đạn như một phần của hệ thống phòng thủ. 
Trung Quốc cũng đóng tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạng Jin đầu tiên và dường như con tàu này đã sẵn sàng. Tuy nhiên, tên lửa JL-2, một biến thể của DF-31 vẫn đang được thử nghiệm.
Lầu Năm Góc cũng tiết lộ trong bản đánh giá hàng năm về quân đội Trung Quốc rằng, hệ thống hầm ngầm sâu dưới đất của nước này ở phía bắc được kết nối với hơn 4.800 km đường hầm. Các hầm ngầm được dùng để cất giữ, che giấu tên lửa, đầu đạn hạt nhân và các boongke (bunker) chỉ huy khỏi các cuộc tấn công hạt nhân. 
Trung Quốc cho rằng việc đặt vũ khí và sở chỉ huy ở các cơ sở ngầm thì nó sẽ khó bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công. Quân đội Trung Quốc đã dùng các cơ sở ngầm từ đầu những năm 1950.

Quan chức Mỹ cho hay, trước đây các thông tin chi tiết về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đều được giữ bí mật. "Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc - quân đoàn pháo binh số 2 đã xây dựng và dùng các hầm ngầm kể từ khi triển khai hệ thống tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng lâu đời nhất và tiếp tục sử dụng hầm ngầm để bảo vệ và che giấu các tên lửa di động dùng nhiên liệu rắn hiện đại, mới nhất của họ". 
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay, các điểm hầm ngầm hạt nhân Trung Quốc được thiết lập dựa trên giả định rằng nó sẽ hấp thu cú đòn hạt nhân đầu tiên trước khi phản công.
                                  Tên lửa
 
Theo bản tin của báo Diplomat, một bài phát biểu gần đây tại trường chiến tranh hải quân đã tiết lộ, các cơ sở ngầm đã được đài truyền hình quốc gia trung ương Trung Quốc công khai từ tháng 3/2008. Mạng truyền hình trên đã chiếu hình ảnh một số đường hầm tại một địa điểm ở khu vực núi non thuộc tỉnh Hồ Bắc, phía bắc Trung Quốc. Cơ sở ngầm này nằm sâu dưới đất hàng trăm mét.
"Dù Trung Quốc vẫn giữ bí mật và luôn nhập nhằng trong lĩnh vực hạt nhân, thì việc nước này thỉnh thoảng tiết lộ thông tin về một số cơ sở ngầm liên quan tới hạt nhân là phù hợp với nỗ lực phát đi các tín hiệu chiến lược về sự tồn tại của kho hạt nhân của nước này". 
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng đưa ra hình ảnh các đường hầm, các trung tâm kiểm soát và an ninh. Các cơ sở an ninh ngầm được dùng để bảo vệ và che giấu sở chỉ huy, địa điểm truyền thông, cất giữ vũ khí và thiết bị cũng như để bảo vệ con người.

Richard Fisher, một nhà phân tích các vấn đề quân sự Trung Quốc nhận xét, báo cáo trên có ý nghĩa quan trọng trong việc liệt kê các sức mạnh hạt nhân chiến lược của Trung Quốc - với 25 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, một số tên lửa mang một lúc nhiều đầu đạn. Báo cáo này là bản tham chiếu đầu tiên về chương trình phòng thủ tên lửa toàn quốc của Trung Quốc.
"Được tiến hành đồng thời, được bảo vệ kỹ càng, lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc là mối lo lớn với Mỹ", ông Fisher, thuộc Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế nhận định. "Trung Quốc sẽ không tiết lộ kế hoạch tích lũy tên lửa, do đó, hiện chưa phải lúc cân nhắc cắt giảm thêm lực lượng hạt nhân của Mỹ như ý định của chính quyền Obama".

Kể từ năm 1995, quan chức quân sự Trung Quốc đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân - trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm vào Mỹ ít nhất hai lần. Tháng 10/1995, Tướng Xiong Guangkai nói, "trong trường hợp có bất cứ cuộc xung đột nào về Đài Loan nổ ra, nếu Mỹ tấn công Trung Quốc, TQ sẽ đánh trả. Cuối cùng, các vị sẽ phải quan tâm tới Los Angeles nhiều hơn là Đài Bắc." 
Năm 2005, Tướng Zhu Chenghu nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng nếu quân đội Mỹ dùng vũ khí thông thường trên lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân. 
Tháng 1 năm nay, quân đội Trung Quốc đã khước từ đề nghị hội đàm hạt nhân chiến lược với Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.
(Theo WashingtonTimes)

Friday, September 9, 2011

Cờ Việt Cộng và cờ Đảng Cướp treo ngược tại Đại lộ Thăng Long

Cờ tổ quốc và cờ Đảng có ý nghĩa hết sức lớn lao về mặt lịch sử, chính trị, xã hội vô luân . Ngay tại đại lộ Thăng Long – đại lộ đẹp nhất Việt Nam, con đường nối liền từ sân bay Nội Bài vào nội thành Hà Nội thì không chỉ Quốc kỳ Việt Nam mà cả cờ Đảng đều bị treo ngược.


Hai lá cờ được treo ở đại lộ Thăng Long với vị trí rất cao, dễ nhận thấy ngay giữa đại lộ Thăng Long. Hàng ngày có rất nhiều người qua lại, không chỉ có người Việt Nam mà còn có du khách nước ngoài.
Treo cờ ngược không phải là một sự cố quá mới mẻ, dịp lễ 30/4/2010 vừa qua thì báo chí đã đồng loạt đưa tin về việc nhiều cơ quan, công sở treo cờ ngược.

Nhà tái định cư mới ở đã xập xệ


EVN muốn tăng giá điện trong tháng 9


Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đang tính toán thông số đầu vào để trình Chính phủ xem xét điều chỉnh giá điện ngay trong tháng này. Lý do được nhà đèn giải thích là khó khăn về vốn, nhiều dự án chậm tiến độ...
>EVN lại xin tăng giá điện vì 'đói vốn'

Tại hội nghị tổng kết tình hình thực hiện quy hoạch điện do Bộ Công Thương tổ chức sáng 8/9, ông Dương Quang Thành, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) kiến nghị Bộ Công thương cho phép EVN được điều chỉnh giá bán điện trong tháng 9. Trước mắt, việc điều chỉnh giá bán điện phải đảm bảo cân bằng về tài chính, không để lỗ trong sản xuất kinh doanh từ năm 2012 trở đi và hạch toán bù phần lỗ năm 2010. Lý do muôn thuở được lãnh đạo EVN đưa ra do nhà đèn đang thiếu vốn và một số dự án bị chậm tiến độ.

"Tập đoàn đang trong quá trình tính toán thông số đầu vào sau đó sẽ trình Chính phủ xem xét", ông Thành nói.

Năm 2010, EVN lỗ trên 8.000 tỷ đồng; 8 tháng đầu năm 2011, lỗ thêm 2.000 tỷ đồng. Theo ông Thành, vốn là thách thức rất lớn trong việc đảm bảo cung cấp điện khu vực phía Nam năm 2013-2015 khi sản xuất kinh doanh đang bị lỗ.

EVN xin tăng giá điện trong tháng 9. Ảnh: Hoàng Hà.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cũng cho rằng mấu chốt vấn đề vốn ở đây là giá điện. Khi chưa giải quyết được giá điện thì bài toán vốn cho đầu tư ngành điện không thể giải quyết được. Yêu cầu EVN phải tập trung vào sản xuất kinh doanh trong khi giá điện càng đầu tư nhiều, sản xuất nhiều càng kinh doanh càng lỗ thì tập đoàn không thể có tiền để tái đầu tư phát triển hệ thống điện.

Từ đầu tháng 3 năm nay, giá điện đã tăng 15,28%. Sau đó gần đây, trong nhiều cuộc họp, EVN liên tục kêu thiếu vốn và đòi tăng giá tiếp. Một số chuyên gia khuyến cáo lạm phát hiện quá cao, nên thận trọng mỗi khi quyết định điều chỉnh giá các loại hàng hóa cơ bản như điện, than, xăng dầu. Tốc độ tăng giá tiêu dùng tháng 8 đạt 0,93%, tuy chậm lại so với tháng trước nhưng vẫn góp phần đẩy chỉ số giá từ đầu năm đến nay vượt mốc 2 con số.

Theo chỉ tiêu cũ Quốc hội, lạm phát năm nay cần được kiểm soát ở mức 7%. Tuy nhiên, kết thúc 5 tháng, chỉ số giá tiêu dùng cả nước đã tăng 12,03%, chỉ tiêu chống lạm phạt được nới lên mức 15%. Đến cuối tháng 6, Ủy ban Thường vụ Quốc lại tiếp tục giãn, đưa lạm phát cả năm không vượt quá 17%.

Hoàng Lan

Ngân hàng 'chạy loạn' lãi suất


Một ngày sau lời cảnh cáo của Thống đốc về việc cách chức lãnh đạo nếu lách trần 14%, tất cả các ngân hàng hôm nay đồng loạt dừng chương trình thỏa thuận ngầm lãi suất và cảnh giác cao độ phòng nguy cơ thanh tra.
Lãi suất huy động trên đà giảm nhẹCách chức lãnh đạo ngân hàng nếu lách trần lãi suất

Sáng nay (8/9), bất cứ khách hàng nào dù thân hay sơ đến phòng giao dịch một ngân hàng quốc doanh khu vực quận Đống Đa (Hà Nội) đều chỉ được chào lãi suất tiết kiệm tiền đồng 14% cho mọi kỳ hạn, dù nhiều tiền hay ít. Nhân lúc đủ mặt nhân viên, vị trưởng phòng dõng dạc tuyên bố: "Các em nhớ nhé, từ hôm nay không đàm phán lãi suất, không triển khai hợp đồng ủy thác đầu tư, dù là khách hàng nào".

Mới tuần trước thôi, phòng giao dịch này còn rốt ráo giục khách hàng tới gia hạn hợp đồng ủy thác đầu tư với lãi suất trên 17% một năm. Về bản chất đây cũng chỉ là một hình thức gửi tiết kiệm, nhưng ngân hàng phải lách sang dạng hợp đồng ủy thác đầu tư để có thể tặng lãi suất cao hơn trần quy định cho khách.

Cách đây gần một tuần, tại một phòng giao dịch của ngân hàng "có tiếng" trong việc áp dụng lãi suất "chui" với khách trên phố Xã Đàn (Hà Nội), chị Lan- ở Đống Đa (Hà Nội) vẫn được nhân viên chào lãi suất huy động khoảng 18-18,5% một năm số tiền 200 triệu đồng. Tuy nhiên, đến sáng nay, liên hệ với nhân viên nói trên, chị nhận được câu trả lời bắt đầu từ hôm nay, nhà băng này ngừng vì có thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.

Giao dịch viên chi nhánh một ngân hàng khác trên phố Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội) cũng cho biết sẽ chấm dứt mọi giao dịch về tiền gửi tiết kiệm với khách hàng qua điện thoại. Kể từ hôm nay, tại đơn vị này không còn chế độ thỏa thuận lãi với khách hàng đến gửi tiền, dù số tiền có hấp dẫn như thế nào, một nhân viên cho biết.

Tấm bảng thông báo lãi suất liệu có thể không còn cần nữa nếu các ngân hàng đồng thuận đưa về 14%?. Ảnh: Tuệ Minh.
Tấm bảng thông báo lãi suất huy động liệu có thể không còn cần nữa nếu các ngân hàng đồng thuận đưa về 14%?. Ảnh: Tuệ Minh.

Thực ra ngay từ chiều 7/9, vài tiếng sau khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình phát chỉ thị yêu cầu các ngân hàng chấm dứt lách trần lãi suất nếu không sẽ cách chức lãnh đạo, các ngân hàng đã lên tinh thần "chạy loạn". Nhiều phòng giao dịch, chi nhánh phải nghỉ sớm hơn thường lệ 10-15 phút để rà soát các hợp đồng, khoản tiền gửi hiện hành.

Chị Hương, quận Bình Tân (TP HCM) kể, chiều 7/9, chị nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các giao dịch viên ngân hàng chị đang gửi tiền với nội dung: Nếu có người quen nào muốn gửi tiết kiệm thì nên đến gửi trong hôm nay sẽ được hưởng lãi suất cao từ 16%- 18% mỗi năm; còn từ ngày 8/9 trở đi, có thể lãi suất sẽ về mức 14% một năm theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Anh Thành Nam, nhà ở quận 3, TP HCM cho biết, sáng 8/9, đến hạn tất toán sổ tiết kiệm 400 triệu đồng tại một nhà băng lớn trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1 (lãi suất 16%), anh muốn gửi tiếp với điều kiện nhà băng phải giữ nguyên mức lãi suất này. Tuy nhiên, nhân viên ở đây từ chối với lý do chỉ thị cấp trên không cho phép. "Họ cũng khẳng định, chỉ có thể áp mức lãi suất 14% một năm. Nếu tôi không chấp nhận thì cũng đành chịu", anh nói. Cô nhân viên giải thích nâng lãi suất cao hơn mức trần 14% hiện nay rất nguy hiểm, nhất là sau khi có những tuyên bố cứng rắn từ phía Ngân hàng Nhà nước.

Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho biết, ngay sau cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước hôm 7/9, Hội sở đã phổ biến đồng loạt đến các phòng giao dịch, chi nhành chấm dứt huy động vượt rào, điều chỉnh lại các kỳ hạn. Ông Tuấn cũng khẳng định, đến thời điểm này, OCB không còn tình trạng vượt rào lãi suất huy động.

Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà xác nhận với VnExpress.net, chiều 7/9, đơn vị này đã đồng loạt phổ biến đến các phòng giao dịch chấm dứt huy động vượt rào, điều chỉnh lại các kỳ hạn. Thậm chí, ngay khi đang diễn ra hội nghị do Thống đốc Bình điều hành bàn về các giải pháp tiền tệ cuối năm, lãnh đạo BIDV đã ký văn bản yêu cầu giám đốc các chi nhánh thực hiện nghiêm ngặt.

"Dao Ngân hàng Nhà nước đã sắc, dao chúng tôi còn bén hơn, do đó, từ 7/9, chúng tôi cam kết lãi suất huy động chỉ còn 14% và có đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin từ cá nhân, đơn vị", ông Hà khẳng định.

Lãi suất
Ngân hàng tỏ ra khá tuân thủ trong việc áp lãi suất huy động sau những tuyên bố cứng rắn của Ngân Hàng Nhà nước. Ảnh: Lệ Chi

Theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng, chỉ thị lần này của Ngân hàng Nhà nước dường như có sức nặng hơn vì kèm theo đó là các chế tài xử phạt mạnh tay.

Những đơn vị thuộc nhóm 12 ngân hàng thương mại lớn vốn chiếm 80% thị phần thị trường tín dụng đã đồng thuận cam kết đưa lãi suất về đúng trần. 20% còn lại là các đơn vị nhỏ hơn có thể huy động từ thị trường 2, hoặc nhận tái cấp vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước. Cộng thêm những biện pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước, việc đưa lãi đầu vào về đúng niêm yết sẽ làm được.

Theo tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần trên đường Lý Thường Kiệt, Tân Bình (TP HCM), nếu tất cả ngân hàng đồng loạt thực hiện trần lãi suất 14% một năm, khách hàng cũng sẽ không có nhiều lựa chọn đối với tiền gửi của mình. Do đó,chắc chắn không có chuyện bị rút vốn khỏi ngân hàng. Và nếu trần lãi suất 14% được thực hiện nghiêm túc thì việc giảm lãi suất cho vay xuống 17%- 19% mỗi năm như Ngân hàng Nhà nước đề cập là hoàn toàn có thể thực hiện được trong thời gian tới.

Đồng quan điểm, ông Trịnh Văn Tuấn của OCB cũng nhìn nhận, việc giảm lãi suất cho vay xuống 17-19% là hoàn toàn khả thi và không gây khó khăn cho nhà băng. Bởi hiện nay, CPI đang có chiều hướng giảm, thanh khoản của các ngân hàng khá ổn định, nhưng vì lãi suất quá cao nên doanh nghiệp không vay nổi, dẫn đến tình trạng tín dụng tăng trưởng chậm, vốn tại nhiều đơn vị ứ đọng.

Tính đến thời điểm này, OCB chỉ mới sử dụng hết khoảng 11% "room" tín dụng so với mức cho phép 20% trong năm nay. Vì thế, cũng như các nhà băng khác, việc cắt giảm lãi suất cho vay thỏa thuận đang được OCB lên kế hoạch và thực hiện theo chủ trương để giảm áp lực cho khách hàng và kích thích tín dụng. Song trước mắt OCB sẽ áp dụng mức lãi suất khoảng 19% mỗi năm cho những khách hàng tốt trước. Và phải một vài tháng nữa thì mới có thể triển khai đưa về mức 17% thậm chí dưới 17% một năm.

Mối lo ngại khi đưa lãi suất về đúng trần, các ngân hàng vẫn có thể "lách" bằng cách áp dụng các khoản phí để làm lợi cho người gửi tiền cũng là "bài toán" cần được giải quyết trong bối cảnh hiện nay. Có thể việc này chỉ xảy ra với ngân hàng nhỏ, có thanh khoản yếu, nhưng trên thị trường, khi một nơi huy động cao, hiệu ứng "domino trong huy động vốn" lại có thể lặp lại, do vậy, cách quản lý của Ngân hàng Nhà nước cần phải trọn vẹn.

Một số luồng quan điểm còn cho rằng, nếu đưa cả lãi huy động và cho vay về đúng mức hiện nay, có thể trong tương lai gần, mọi khái niệm "khống chế", "trần", "sàn" sẽ có thể bỏ. Trong cuộc gặp gỡ các ngân hàng thương mại, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố sáng qua (7/9), Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, từ năm sau, các quy định hành chính sẽ có thể bị gỡ bỏ để thị trường về đúng quy luật. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành bằng công cụ chính sách thay cho mệnh lệnh hành chính.

Từ đầu tháng 3 năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có chỉ thị 01/CT-NHNN về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Một nội dung quan trọng là yêu cầu các tổ chức tín dụng áp dụng nghiêm việc huy động vốn đúng như lãi suất trần niêm yết. Tuy nhiên, sau nửa năm thực hiện, chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, bên cạnh một số đơn vị nghiêm túc, vẫn có không ít ngân hàng cố tình làm trái bằng cách huy động vượt rào. Chỉ thị 02/CT-NHNN mới ban hành hôm qua (7/9) trong đó đề ra những hình thức xử lý nghiêm với hoạt động lách trần lãi suất huy động: cách chức lãnh đạo, hạn chế mở rộng phạm vi, địa bàn hoạt động, phòng giao dịch.

Tuệ Minh - Lệ Chi

Về vấn nạn mãi lộ ở Việt nam và những nguyên nhân của nó (phần 1)


 

Kami
-
Mấy hôm nay, không hiểu lý do gì mà trên Báo Tuổi trẻ có nhiều bài phóng sự về vấn nạn nhũng nhiễu của lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) các tỉnh, thành đối với những người điều khiển phương tiện giao thông lưu thông trên Quốc lộ 1A. Cũng theo Báo Tuổi trẻ cho biết chỉ trong vòng 1 - 2 ngày đã có hơn 2.000 phản hồi cho loạt bài mãi lộ này, điều đó cho thấy đây là một hiện tượng đã và đang rất phổ biến trong lực lượng CSGT ở mọi tỉnh, thành phố trong cả nước.

Được biết, ngay sau loạt bài phóng sự nói trên do phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt trên quốc lộ 1A đoạn từ Đà Nẵng ra Hà Nội liên tục từ ngày 20-7 đến 10-8, để ghi lại bức tranh khá toàn cảnh nạn mãi lộ trắng trợn đang diễn ra tại cung đường này. Ngay chiều 6-9, Thiếu tướng Lê Ngọc Nam, phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an, đã yêu cầu xử lý nghiêm các CSGT đã nhận tiền mãi lộ và đại tá Lê Đình Nhường - phó Cục trưởng văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C44) cho biết do những hành vi của các cán bộ chiến sĩ CSGT mà Báp Tuổi Trẻ phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo C44 vào cuộc giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chuyện CSGT vòi tiền mãi lộ của người điều khiển phương tiện, thì là chuyện xưa như trái đất, chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng đã từng gặp hay từng là nạn nhân của vấn nạn này.
Bởi nghề CSGT ở Việt nam mình là nghề hái ra bạc, khạc ra tiền, có lẽ chính vì thế trước đây, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm từng băn khoăn "không hiểu ngoài đường có cái gì mà ai cũng xung phong ra đứng đường". Nhưng điều đáng nói ở đây là thái độ hành xử, lời nói... mang đặc tính chất lưu manh, giang hồ trấn lột của những kẻ cướp ngày một số cán bộ chiến sĩ CSGT trong khi thi hành công vụ, tới mức nhà báo phải thốt lên CSGT bây giờ còn ghê hơn cướp cạn!. Tình trạng này diễn ra triền miên, nhiều chục năm nay và ngày càng có xu hướng phát triển mà hình như chính quyền nhà nước cũng đã phải bó tay, bất lực không có khả năng xử lý giải quyết.

Vậy lý do gì đã dẫn tới thực trạng như vậy đã là xói mòn lòng tin của dân chúng đối với chính quyền? Để trả lời câu hỏi nêu trên, tôi xin kể lại một câu chuyện có thật 100% mà tôi là người trong cuộc trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối (xin không nêu rõ ngày giờ, địa điểm vì lý do an toàn).

Tôi có cậu em tên là S. là Trưởng đại diện tại Hà nội của một Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu lớn có tên tuổi ở Sài gòn, do vậy cậu ta có quan hệ bạn bè rộng rãi và thường xuyên đi giao dịch công tác, chơi bời  ở các nơi. Cách đây không lâu, một hôm cậu em tôi ngỏ ý mời tôi đi chơi và xem Casino ở một khu nghỉ mát, theo cậu ta nói nhân tiện em với cậu T. bạn em đi chơi ba ngày, anh rỗi đi cùng bọn em vào xem Casino cho biết. Phần tôi, cũng nhân cũng vào đợt nghỉ dài ngày hơn nữa đi cùng với ai chứ cùng cậu T. thì tôi vốn cũng coi như anh em trong nhà, hơn nữa cũng chưa bao giờ được vào Casino nên tôi cũng nhận lời, đi để cho biết.

Sáng hôm đó thứ bảy, cậu em và T. lái xe chiếc xe Mercedes benz C200 gắn biển kiểm soát TP. HCM đến đón tôi ở nhà từ sớm. Khi lên xe xong xuôi đâu đó, khi xe đang chạy tôi hỏi vui cậu T. :

- Sao anh nghe S. nói chú có chiếc xe ô tô khủng, biển bốn số 9 - tứ quý của chú em đâu sao không đi, mà đi xe của S. em tôi?

Khi ấy T. đang ngồi lái xe, không quay lại chỉ cười và bảo:

- Em ngại mang xe em vào những chỗ chơi bời ấy, sợ họ biết rồi ảnh hưởng đến ông già.

Nghe T.nói vậy cậu S. em tôi đang ngồi ở ghế trước cười và bảo:

- Ông phải nói xe của ông bốn số 9 nhưng là biển xe nhà quê, em không dám đi vì xấu hổ cho nhanh, ông già ông giếc cái gì ở đây.

Nghe vậy, cả mấy anh em cùng cười vui vẻ. Cũng xin nói thêm cậu T. là con một ông Bí thư Tỉnh ủy một tỉnh lớn bán sơn địa ở phía bắc, vốn là đàn em của bác Nông, tuy con quan nhà quê nhưng được cái T. cũng có học hành đàng hoàng, không giống ông đàn anh của cậu ta là anh Bí thư tỉnh ủy tỉnh B. Nhưng theo như cậu S. em tôi nói thì khi nó (cậu T.) ở tỉnh nhà nó thì cỡ "vua" ở tỉnh thì cũng phải gọi nó bằng anh, theo đúng luật truyền thống của mấy cậu con ông cháu cha thời nay. Xe chúng tôi chạy buổi sáng sớm, đường vắng nên xe chạy nhanh, chẳng mấy chốc, xe của chúng tôi đến cửa ngõ thành phố H, bỗng cậu S. em tôi phát hiện và quay sang bảo cậu T.:

- Chạy xe chậm thôi, chỗ này hay có CSGT kiểm tra ở phía trước đấy.

Nghe vậy T. cũng cho xe giảm tốc độ và vội đeo dây an toàn. Chỉ một chốc, khi xe chạy tới chốt CSGT thì tôi thấy có 4 - 5 nhân viên CSGT đang làm nhiệm vụ chặn kiểm soát xe lưu thông trên đường và khi ấy trước mặt ngay lập tức đã thấy một viên CSGT đeo kính đen giơ gậy điều khiển ra hiệu cho xe đỗ vào mép đường để kiểm tra. Khi xe dừng lại, viên CSGT khệnh khạng tiến tới dùng gậy điều khiển gõ vào cửa kính chỗ vị trí người lái, T. lập tức xuống kính xe chưa kịp nói gì, viên đại úy (lúc này tôi mới nhìn rõ quân hàm cấp bậc) chẳng giơ tay chào theo điều lệnh gì cả, miệng hỏi trống không:

- Con xe này đẹp nhỉ, xe đi đâu? Cho kiểm tra bằng lái và giấy tờ xe.

Vừa nói viên đại úy vừa nhìn soi vào trong xe, khi ấy cậu T. không nói gì, kiếm và đưa bằng lái, giấy tờ xe các loại cho viên đại úy xem, tôi để ý khi nhận xong giấy tờ, bằng lái gã đại úy chỉ đảo mắt xem qua giấy tờ và hỏi bâng quơ:

- Sao xe đăng ký TP. HCM không chuyển vùng?

Chỉ nói có thế xong, viên đại úy CSGT lẳng lặng cầm giấy tờ xe và bằng lái bỏ đi chỗ khác để tiếp tục chặn các xe ô tô khác. Cậu S. em tôi khi ấy mới bảo:

- Bọn này lại muốn làm luật ấy mà, bọn lái xe cơ quan em lần nào qua đây cũng phải chi cho nó đôi trăm cho xong, hôm nay T. lái nó cũng nghĩ là mình biết luật của Trạm này.

Nghe S. nói vậy, tôi bảo:

- Sao lại thế được, xe chú có đầy đủ giấy tờ, bằng lái sao phải mất tiền cho chúng nó?

Tôi nói cũng kiểu cho qua chuyện, vì chuyện CSGT chặn xe làm luật thì ai mà không biết. Xe mới đủ giấy tờ nhưng muốn moi tiền thì bọn CSGT thiếu gì lý do để xoay, cuối cùng sẽ là cái vở như biển số mờ do bụi bám chẳng hạn. Nghe tôi nói, cậu S. em tôi đáp:

- Ôi chuyệt vặt anh ạ, đủ thì biết thế nào cho đủ nhưng nó bảo đây là luật, thôi T. mày xuống cho nó một vài trăm (ngàn) đi cho xong mất thì giờ làm gì, hôm nay đi chưa chơi đã gặp xui xẻo rồi, rách việc quá.

Một viên CSGT đang nhũng nhiễu người điều khiển phương tiện để xoay tiền mãi lộ (Ảnh minh họa)

Vì muốn xong việc để đi, cậu T. cũng đồng ý xuống xe đi ngược đến chỗ viên đại úy CSGT cầm giấy tờ của T. ban nãy. Ngồi trong xe nhìn ra không hiểu hai người trao đổi gì, một lúc thì lại thấy T. đi lại kiếm một nhân viên CSGT khác (chắc là tổ trưởng), một chốc chả biết hai bên nói qua nói lại rồi thấy cả hai bên cùng to tiếng. Ngồi trong xe thấy vậy S. em tôi vội xuống xe xem có chuyện gì, tôi cũng tò mò mở cửa xe đi theo xem cơ sự ra sao? Chưa tới nơi đã nghe T. nói oang oang:

- Mẹ kiếp, tôi cho thằng này hai lít (200 ngàn), bây giờ nó trả lại giấy tờ không đủ, nó bảo nó không cầm bằng lái của tôi, chỉ cầm giấy tờ xe thôi. Rõ ràng tôi đưa cho nó đầy đủ tất cả giấy tờ, mà bây giờ thằng nọ chỉ thằng kia cuối cùng lại quay ra bảo không cầm bằng lái xe. Thế là thế điếu nào?

Tôi tiến tới gần, để ý nghe thì biết viên cảnh sát (đoán) chắc là tổ trưởng, đeo quân hàm thiếu tá nhưng có lẽ còn ít tuổi hơn tay đại úy. Tôi cũng ôn tồn bảo:

- Các anh xem lại hộ đi, ngồi trên xe tôi thấy cậu này (tay tôi chỉ vào T.) lấy bằng lái từ trong ví ra đưa cho anh đại úy kia cùng giấy tờ xe mà, sao lại bảo không đưa bằng lái được?

Nghe tôi nói vậy, viên thiếu tá trừng mắt nhìn tôi và bảo:

- Ông là thằng đe'o nào, việc gì đến ông? Ông không liên quan yêu cầu ông đi chỗ khác cho chúng tôi làm việc.

Nghe vậy ai mà không tức, tuổi tôi hơn hắn cả chục tuổi, trong khi tôi ăn nói ôn tồn lịch sự thì hắn lại văng cái của khỉ ra với mình. Bực lắm, nhưng tôi cố nén tôi liền bảo:

- Anh là CSGT, là cán bộ nhà nước và là thủ trưởng tổ công tác ở đây, sao anh lại văng tục với tôi. Bác Hồ dạy các anh đối với dân phải kính trọng lễ phép thế nào, anh có nhớ không?

Lúc này xe lưu thông trên đường đã rất nhiều, chắc là lo mất thời gian và cơ hội kiếm ăn, viên thiếu tá lầu bầu trong miệng vừa đủ cho tôi nghe "Mẹ thằng hâm, Hồ với Ao đe'o gì ở đây, rõ rách việc mấy ông này". Rồi hắn nói lớn với mấy anh em chúng tôi:

- Bảo không cầm là không cầm, mấy ông này thích gì? Chắc lại muốn tôi giam xe phải không mà cãi. Chỗ này bây giờ tôi là người quyết định tất cả. Mẹ kiếp, kể cả bây giờ tôi bắt các ông nhảy xuống ao cũng phải nhảy hiểu chưa?

Nói thế chắc là để ra oai dọa anh em chúng tôi, nhưng rồi hắn cũng lớn tiếng gọi viên đại úy kiểm tra xe chúng tôi ban nãy:

- Ê thằng H., mày xem lại cái bằng lái của mấy ông này mày để đâu, sao tao không có?

Thì ra viên đại úy có tên là H., nghe tổ trưởng của mình gọi, đại úy H. vội đi đến và bảo:

- Ông xem lại đi, tôi thu cái gì thì tôi đưa hết cho ông rồi, ông xem lại lần nữa trong cặp của ông đi, xem có lẫn đâu không?

Viên thiếu tá làu bàu "Lẫn vào đ'eo đâu được", miệng nói nhưng tay hắn mở cái ca - táp đang đeo và lôi ra một mớ giấy tờ, lật đi lật lại và miệng bảo không có, không có... luôn miệng. Nhưng chưa dứt câu cuối thì thấy gã buột miệng:

- Sao lại có cái bằng lái của thằng Vinh "sứt" xe tải ở đây nhỉ?

Rồi nghe thấy gã lẩm bẩm một mình "Thôi chết mẹ mình rồi H. ơi, hình như tao đưa nhầm cái bằng của mấy ông này cho thằng Vinh "sứt". Khi ấy, vẻ lúng túng của viên thiếu tá lộ rõ trên mặt, mồ hôi đầm đìa. Hắn đổi giọng bảo viên đại úy H.:

 - Thôi H., nãy mày nhận của các anh ấy bao nhiêu gửi lại các anh ấy, xe thằng Vinh "sứt" bao giờ quay lại nhỉ? Để mình lấy lại cái bằng lái trả lại cho các anh ấy, mẹ thằng ôn Vinh "sứt" này ngu thật, cầm bằng lái của người khác mà cũng không biết (!?).

Nghe hắn nói tôi cười thầm và nghĩ trong bụng, sao mày không chửi mày ngu cho nó yên chuyện mà đi chửi người khác. Khiếp lúc đầu thì mấy ông "sơn tinh" thế, giờ thì... đáng kiếp. Còn cậu T. im từ lúc tôi đến, giờ mới lên tiếng:

- Tôi không lấy lại tiền, tôi đã cho các ông rồi là thôi, tôi cũng hiểu và chấp nhận cái luật "lấy thằng miền xuôi, nuôi thằng miền ngược" của các ông. Bây giờ tôi chỉ lấy lại bằng lái xe. Giờ các ông không trả bằng lái, sau tôi biết đi tìm các ông ở đâu? Tôi nói trước cho các ông biết, ngay bây giờ không trả lại bằng lái cho tôi, các ông sẽ biết tay tôi.

Nghe T. dọa vậy, hai viên cảnh sát cũng hơi ngại chúng thầm thì trao đổi với nhau một tý, rồi viên đại úy quay sang nói với chúng tôi chuyển giọng rất "ngoan" bảo:

- Thôi các anh ạ, chuyện nó nhỡ ra rồi bọn em xin lỗi. Để em gọi điện cho vợ ông kia, trong đêm hôm nay bằng mọi giá bọn em sẽ lấy lại bằng được, tối nay các anh nghỉ ở đâu cho em số điện thoại, nhận được bằng lái em sẽ mang đến tận nơi trả cho các anh ngay. Chuyện không có gì mong các anh đừng làm to chuyện và bỏ qua cho bọn em.

Câu chuyện xảy ra khoảng 20 phút, mấy tên CSGT lo chuyện bằng lái thì ít, mà không muốn chúng tôi có mặt ở chỗ họ làm ăn, vì chỉ một chốc mà xe ô tô ùn lại tương đối nhiều.Thấy đôi co cũng không giải quyết được gì, tôi bảo:

- Thôi T. em bảo các anh ấy viết cho cái biên nhận làm bằng để rồi anh em mình đi, đứng đây cũng chả giải quyết được gì?

Nghe nói vậy, cậu T. được đà nói như chửi:

- Chả cần giấy tờ biên nhận mẹ gì sất, tối nay bọn mày không mang trả lại cho tao, thì ngày mai tự tay ông Giám đốc CA Thành phố phải mang đến cho tao hiểu chưa mấy thằng chó, chúng mày biết về tao hơi ít đấy. Chấm hết.

Vừa nói, cậu T. vừa đi về chỗ xe và bảo chúng tôi "Thôi mình đi các anh". Nghe cậu T. tuyên bố hùng hồn hung hăng như thế thằng CSGT nào chả run, tôi và S. em tôi quay về xe thì viên đại úy hớt hải chạy theo tôi nói như van:

- Thôi bố ơi, con nói rồi con xin lỗi bố, bố cho con cái số điện thoại có gì để con liên lạc với bố. Mất thế nào được, tay lái xe tải kia nó là người ở đây, chắc chắn lấy lại được thôi.

Lúc này còn lại mỗi mình tôi và viên đại úy, nghĩ thương tình tôi cũng cho hắn cái số điện thoại của mình. Vừa cho xong thì cậu T. lái xe cũng lùi tới đỗ cho tôi lên xe. Cậu T. hỏi:

- Thằng chó ấy nó vừa hỏi gì hả anh? Mấy thằng này đáng chết, anh để đấy em sẽ cho chúng nó biết thế nào là lễ độ.

Bình thường xe sẽ chạy theo đường vành đai để tới khu nghỉ mát, nhưng lại thấy T. lái xe chạy vào trong thành phố và đỗ trước phòng CSGT thành phố. T. xuống xe, hăm hở đi vào bên trong một lúc rồi trở lại. Vừa lên xe, chưa gì T. đã làu bàu:

- Hôm nay thứ bảy ngày nghỉ, chả có thằng ma chỉ huy nào trực. Có mỗi mấy thằng ôn trực ban. Lúc nãy, khi em đi vào qua cửa có thằng lính gác cổng nó quát hỏi em đi đâu? Em điên tiết bảo nó tao đang đi tìm thằng bố chúng mày đây, rồi đi thẳng vào phòng Trực ban. Em nói cho mấy thằng trực ban chuyện mất bằng lái, em còn bảo cho chúng nó biết em là con ông nào. Mấy thằng rét run luôn mồm dạ vâng, dạ vâng... Rồi chúng nó hứa sẽ báo cáo lãnh đạo phòng ngay lập tức. Thôi muộn rồi, anh em mình đi, nói thế để dọa cho chúng nó sợ chứ. Người thường có cái bằng lái ô tô mất hàng triệu, còn em cái bằng lái xe là cái đinh gì. Anh tin không, em gọi điện bây giờ đến trưa là có cái mới chờ sẵn ở nhà em rồi? 

(Còn tiếp....)

 Hà nôi, ngày 08 tháng 9 năm 2011

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty