TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, September 25, 2010

Bão ngầm ở Bình Phước

Thứ Sáu, 17.9.2010 | 08:09 (GMT + 7)

(LĐ) - Những ngôi nhà nhỏ nép mình bên rừng caosu xanh mướt, những vườn điều sung mãn đang độ ra hoa trải dọc hai bên tỉnh lộ 750 qua các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng tạo nên một bức tranh đẹp, bình yên. Nhưng phía sau bức tranh đẹp ấy là một cơn bão đang ngấm ngầm tạo ra sóng gió, đẩy hàng nghìn nông dân vào cảnh nợ nần chồng chất, mất đất, mất nhà.

Kỳ 1: Vào vùng "tâm bão"

Không phải ngẫu nhiên mà các huyện ở cuối miền Đông Nam Bộ, giáp ranh với Tây Nguyên như Bù Gia Mập, Bù Đăng trở thành "tâm bão" cho vay nặng lãi, cầm cố đất đai. Đó là vùng xa xôi nhất, cách biệt nhất của tỉnh Bình Phước, nơi tập trung nhiều nông dân nghèo và đồng bào dân tộc S'tiêng vốn còn rất hồn nhiên sinh sống. Đó chính là miền đất hứa cho những mưu toan lôi kéo, gài bẫy, đưa nông dân vào tròng rồi tước đoạt đất đai của họ một cách dễ dàng.

Vòng xoáy... nợ

Trong khi chờ gặp lãnh đạo UBND xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập để tìm hiểu chuyện cầm cố đất đai, tôi gặp ông Điểu Đô ở thôn Bù Kroai với bộ hồ sơ xin vay vốn xóa đói giảm nghèo. Trước đó, ông đã lấy trước 37 triệu đồng rồi giao luôn 1ha caosu đang thu hoạch cho người khác tới 7 năm - tức bán caosu non - trong khi mỗi năm vườn cây này cho thu lợi không dưới 50 triệu đồng. Bán điều non, caosu non vốn là chuyện bình thường ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, khi chủ vườn không có điều kiện để tiếp tục quản lý, tổ chức sản xuất. Người mua non vườn cây đôi khi cũng gặp rủi ro có thể dẫn đến thua lỗ, chẳng hạn như mất mùa, rớt giá.

Điều không bình thường là những nông dân ở Bình Phước phần nhiều đều là hộ nghèo, thừa lao động nhưng vẫn bán non vườn cây, đặc biệt là các hộ người dân tộc thiểu số S'tiêng. Ông Điểu Đô cho biết: "Đồng bào mình thường làm đến đâu, ăn xài hết đến đó chứ không để dành. Khi có việc cần tiền như đau ốm, cưới hỏi, ma chay thì phải đi vay mượn. Do lãi suất quá cao, lãi mẹ đẻ lãi con nên số tiền nợ tăng lên rất nhanh, phải bán điều non để trả nợ".

Bây giờ Điểu Đô không còn cây gì để bán non, bèn xin vay Ngân hàng Chính sách xã hội 10 triệu đồng để trả nợ tư thương. Nếu giải ngân chậm thì số tiền đó sẽ không đủ trả nợ, do lãi suất tư thương như con ngựa đang phi nước đại. Còn nếu không vay được, một năm sau không phải nợ 10 triệu nữa mà là 20,8 triệu đồng, sang năm thứ hai là 44,4 triệu đồng, năm thứ ba là 93,2 triệu đồng ... cả gốc lẫn lãi. Khi đó, số tiền ít ỏi từ Ngân hàng Chính sách xã hội nếu có vay được cũng không còn là cứu cánh trong toan tính đắp đổi nợ, dù chỉ là chữa cháy một phần.

Tuy nhiên, cũng có nhiều hộ nông dân ở Bình Phước không phải túng thiếu nhưng vẫn bán non vườn cây để lấy tiền tiêu xài, mua sắm, làm nhà mới. Một hécta điều thường cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/năm, nhưng nếu bán non thì chỉ được 5 - 8 triệu đồng/năm, thời gian bán càng dài thì số tiền bán non trên một năm càng ít. Số tiền này chỉ ở trong nhà được một thời gian rất ngắn, rồi nhiều năm sau đó họ không còn nguồn thu nhập từ vườn cây nữa. Những nông dân không còn sinh kế này, cũng như các hộ bị nợ nần thúc bách trên kia, buộc phải vay nóng lãi suất cao, cầm cố đất đai và cuối cùng thành người vô gia cư, đi làm thuê trên chính mảnh đất trước đó không lâu còn do mình sở hữu.

Vùng quê yên ả ven tỉnh lộ 750 đang bị
Vùng quê yên ả ven tỉnh lộ 750 đang bị "bão nợ" hoành hành.

Trắng tay, trắng mắt  

Chúng tôi ái ngại bước vào căn nhà gỗ, mái tôn, nền gạch nung bên tỉnh lộ 750 thuộc thôn Sơn Trung, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập. Trong nhà trống hoác, không có vật dụng gì đáng tiền, thiếu thốn từ cái ghế ngồi trở đi. Thị Lê năm nay mới 35 tuổi, nhưng đã làm mẹ của ... 6 đứa con, đứa lớn nhất mới 19 tuổi. Mấy mẹ con Thị Lê nhận hạt điều về bóc vỏ lụa, mỗi ngày bóc được 3kg, tiền công 15 nghìn đồng vừa đủ mua mắm muối. "Cuối mùa rồi nên hạt điều ít lắm, người nhận lại nhiều nên phải năn nỉ, giành giật mới có việc làm. Có khi cả chục ngày không nhận được hạt điều, mình chỉ ngồi chơi, cả nhà đói nhăn răng" - Thị Lê nói. Anh chồng là Điểu Cường năm nay cũng chỉ mới 37 tuổi, nghe nói đi làm thuê nhưng làm ở đâu, bao giờ về thì cả nhà không biết.

Cách đây khoảng 3 tuần, Điểu Cường gửi đơn lên UBND xã Đức Hạnh, xin được giúp đỡ trong việc giải quyết nợ nần. Vợ chồng Cường đang bị 15 chủ nợ thúc bách, với 196 triệu đồng tiền gốc và 300 triệu đồng tiền lãi. Điểu Cường khẩn thiết trong đơn: "Xin cấp trên cho tôi được trả tiền gốc, chứ không có khả năng trả tiền lãi nữa. Tôi chỉ còn một cái nhà gỗ trên lô đất chiều ngang 16 mét, chiều dài 54 mét, trị giá khoảng 100 triệu đồng nhờ cấp trên bán dùm tôi để trả nợ".

Sở dĩ phải nhờ đến chính quyền là vì căn nhà và lô đất cuối cùng của Điểu Cường đã bị chủ nợ cầm giữ, nếu không lấy "sổ đỏ" về thì sẽ không bán được, bị xiết nợ lại càng thua thiệt. Trước đó, Điểu Cường đã bán đứt 2,3ha điều để trả một phần nợ. 3 sào điều cuối cùng cũng giao cho một chủ nợ thu hoạch mấy năm liền, sau đó chủ nợ xiết luôn với lý do sản lượng điều họ thu hái hàng năm thấp hơn tiền lãi. Tại buổi hòa giải do UBND xã Đức Hạnh tổ chức theo "đơn xin cứu giúp" của Điểu Cường, chỉ một vài chủ nợ đồng ý thu tiền gốc, còn lại đều khăng khăng lấy đủ. Điểu Cường phát hoảng bỏ đi.

Trong căn nhà tình thương 36m2 đối diện nhà Cường, ông Điểu Khưng vừa lục tìm giấy tờ ghi nợ, vừa lẩm nhẩm kể chuyện: "Tháng trước mình mới làm được sổ đỏ, cán bộ ngân hàng nói sổ đỏ của mình vay được ít lắm, mà phải chờ lâu lâu mới vay được. Mình liền đưa sổ đỏ cho nhà Thu Hưởng ở bên xã Phú Văn vay được 20 triệu đồng, lãi suất 5% mỗi tháng. Tiền đó mình đâu có dám xài, chủ yếu là trả bớt lãi cho mấy chủ nợ khác thôi, họ đòi dữ lắm". Tôi hỏi nợ nhiều không, Điểu Khưng lại lẩm nhẩm: "Nhiều nhất là ông Lực 100 triệu, Quang Hà cũng 100 triệu, ông Hồng 50 triệu, còn 20 triệu với 10 triệu thì nhiều lắm, mình nợ tổng cộng 350 triệu mà". "Ngoài căn nhà tình thương đang ở đây, ông còn tài sản nào khác không?" - tôi hỏi. "Mình có 3,8ha điều đã bán non mấy năm rồi, đến cuối năm 2011 người ta mới trả lại. Nhưng mình phải ráng trả nợ thì mới giữ được, vì trong giấy vay tiền có ghi là mình cầm cố vườn điều cho chủ nợ rồi". Tôi lắc đầu ngao ngán, không muốn hỏi nữa. Chỉ thêm một chi tiết do đồng nghiệp đi cùng phát hiện là vợ Điểu Khưng bị sỏi thận mấy năm nay không tiền chữa trị. Một mình Điểu Khưng làm thuê nuôi vợ và 2 con gái chưa trưởng thành.

Điểu Cường phát hoảng bỏ đi, mẹ con Thị Lê ngồi khóc với khoản nợ gần 500 triệu đồng.
Điểu Cường phát hoảng bỏ đi, mẹ con Thị Lê ngồi khóc với khoản nợ gần 500 triệu đồng.

Nỗi lo bão dữ 

Ông Điểu Tuồng - Trưởng thôn Sơn Trung - là người tốt bụng. Khi đi cùng chúng tôi đến nhà Điểu Cường, ông cho biết: "Vợ chồng nó giữ được nhà ở là điều tốt, nhưng đến nước này chắc cũng phải bán đi mà trả nợ, tôi cho nó mượn một góc vườn để che lều ở tạm". Rồi ông lo lắng: "Thôn tôi có 40 hộ bán điều non với giá rẻ mạt, có hộ bán cho người ta thu hoạch tới 26 năm, xài hết tiền lại đi vay nóng lãi cao. Cả người bán và người mua, cả chủ nợ lẫn con nợ đều muốn giấu giếm nhưng tôi biết cả chục hộ trong thôn đã lâm cảnh mất đất, mất nhà, màn trời chiếu đất. Nhiều người chỉ ký tên làm chứng cũng bị tước đoạt tài sản...".

Một trong những người làm chứng lâm nạn mà ông Tuồng vừa nói là ông Điểu Giang - già làng thôn Sơn Trung. Năm 2008, ông Giang làm chứng cho việc vay mượn giữa Điểu Cường và một chủ nợ tên Huấn ở thôn Cây Da, xã Phú Văn với số tiền vay 10 triệu đồng. Khi số nợ lên đến 50 triệu đồng và biết Điểu Cường không còn tài sản, chủ nợ tên Huấn đã tới cắm mốc, lấy 1ha điều 8 năm tuổi của già làng Điểu Giang để trừ nợ Điểu Cường. Ông Điểu Khưng cũng đang hoang mang: "Mấy bữa nay chủ nợ Quang Hà ở thôn Thác Dài không đòi nợ mình nữa, mà đòi cưa vườn điều của con rể mình là Điểu Mét để trồng caosu, do năm ngoái Điểu Mét làm chứng cho mình vay tiền của Quang Hà. Hồi đó mình vay 100 triệu, giờ nó đòi 160 triệu, không có thì 150 triệu cũng được. Nó hẹn cho con rể mình một tuần nữa phải trả, nếu không nó lấy hai mẫu rưỡi điều".

Rời Đức Hạnh, chúng tôi lên đường đến các xã Phú Văn, Bù Gia Mập thuộc huyện Bù Gia Mập rồi sang đường 10, Đắc Nhau, Bom Bo của huyện Bù Đăng - những nơi "bão nợ" đang hoành hành. Có nơi chính quyền địa phương đã thống kê sơ bộ thiệt hại của "bão", như huyện Bù Gia Mập có 630 hộ bán non vườn cây, cầm cố đất, bị tước đoạt đất đai, thậm chí cả nhà tình thương để trừ nợ; có nơi chưa ra số liệu chính thức nhưng chính quyền khẳng định mỗi thôn có 50 - 60% số hộ bị dính vào "bão nợ". Cán bộ hầu hết các xã, huyện trong vùng "tâm bão" đều có chung tâm trạng lo lắng, suốt ruột, chờ chỉ đạo cụ thể của cấp trên.

Đặng Trung Kiên

1000 người tham gia trận đấu để ghi kỷ lục Việt Nam

Một trận bóng đá đặc biệt sẽ diễn ra trong 540 phút ngày 10/10 tại sân vận động Quân khu 7, TP HCM, với sự góp mặt của 1000 cầu thủ nhằm đăng ký kỷ lục Guinness Việt Nam.

Các cầu thủ sẽ được tuyển chọn từ các doanh nghiệp ở TP HCM, chia thành 108 đội hình đấu liên tục suốt 540 phút. Sự kiện được Hội doanh nhân trẻ TP HCM tổ chức nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

"Sẽ có 54 cặp đội thi đấu, cứ khoảng 10 phút là thay đổi gần như toàn đội hình trên sân (22 cầu thủ). Như vậy mỗi cầu thủ thi đấu khoảng 10 phút", ông Phan Xuân Trường, thuộc Hội doanh nhân trẻ cho biết.

Vua phá lưới được thưởng 3 triệu đồng, đội nào ghi được nhiều bàn thắng nhất sẽ giành giải 11 triệu đồng. Tất cả vận động viên sẽ được tặng phù hiệu chứng nhận đã tham gia sự kiện Guinness Việt Nam.

Mỗi cầu thủ phải đóng 350.000 đồng để được tham gia trận đấu kỷ lục này. Theo ông Trường, việc tổ chức trận đấu tuân thủ và đáp ứng đầy đủ tiêu chí để được ghi nhận vào sách Guinness Việt Nam.

Kiên Cường

Dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương: Chủ đầu tư nợ nhà thầu gần 1.000 tỉ đồng

TTO - Ngày 24-9, ông Đỗ Ngọc Dũng - phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận - chủ đầu tư dự án đường cao tốc TP HCM-Trung Lương (TP HCM - Long An - Tiền Giang) cho biết đang nợ nhà thầu khoảng 1.000 tỉ đồng.

>> Thêm nhiều "bẫy" trên đường cao tốc
>> "Bẫy" trên đường mới

Nguyên nhân là dự án đường cao tốc còn thiếu vốn đầu tư khoảng 1.300 tỉ đồng, trong khi đó, các nhà thầu đã ứng vốn thi công đạt hơn 93% khối lượng công trình nhưng chưa được thanh toán.

Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp vốn để hoàn thành tuyến đường này trong năm 2011. 

Hiện nay, dự án đường cao tốc này đang triển khai xây dựng bổ sung cầu vượt trên đường Tỉnh lộ 10B và cầu vượt trên đường Trần Đại Nghĩa (huyện Bình Chánh) nối với nút giao thông Tân Tạo-Chợ Đệm. Đồng thời, các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công 53 km đường dân sinh ở hai bên đường cao tốc và đường nối từ Bình Thuận (đại lộ Nguyễn Văn Linh) đến nút giao thông Chợ Đệm  để hoàn thành vào trước Tết năm 2011.

N.ẨN

Người Việt có thông minh không?

Người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là "thông minh" của người Việt.

LTS: Người Việt có thông minh không? Đây là tiêu đề bài viết của cộng tác viên Minh Dũng gửi đến cho Tuần Việt Nam. Nhận thấy đây là chủ đề thú vị, tôn trọng tính thông tin đa chiều, và để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết, và mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của quý bạn đọc về chủ đề này.

Xưa nay, người ta thường dùng khái niệm "văn hóa tiểu nông" để chỉ thứ văn hóa sản sinh bởi một xã hội sản xuất nông nghiệp, mạnh mún, mang tính tự cung tự cấp, ít tính liên kết và sản xuất chuyên sâu với trình độ phân công lao động thấp. Sản phầm của nền sản xuất tiểu nông ít được thị trường hóa. Văn hóa tiểu nông khiến con người luôn ở thế thủ, chỉ lo cho lợi ích bản thân và trước mắt, ít dám nghĩ chuyện lâu dài, và cũng ít có khả năng nghĩ chuyện lâu dài. Nền sản xuất tiểu nông luôn lặp lại và duy trì những quy trình có sẵn đã hạn chế tư duy tìm tòi khám phá của con người.

Thông minh hay tinh ranh tiểu tiết?

"Sự thông minh" của người Việt Nam tưởng chừng chẳng có liên quan gì tới thứ văn hóa tiểu nông. Văn hóa tiểu nông tưởng như vô hại đối với tính thông minh hay không thông minh của người Việt. Nhưng ở đây, bằng những nghiên cứu phân tích xã hội học, người ta đã lột tả rất rõ sợi dây liên kết này.

Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về sự thông minh của người Việt. Và có nhiều ý kiến đánh giá rằng: Người Việt thông minh với nghĩa so sánh tương đối với các chủng tộc trên thế giới.

Chúng ta luôn thừa nhận câu cửa miệng "người Việt thông minh". Nhưng dường như chưa mấy ai đặt phạm trù thông minh của người Việt trong bối cảnh nền văn hóa, tâm lý và tập quán của cộng đồng xã hội người Việt, nên nhận diện về "sự thông minh ấy" còn phiến diện và không mang tính thuyết phục. Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại... Tại sao và tại sao?

Người Việt có thông minh không? Khách quan mà nói, giống người Việt không đến nỗi ngu độn (!). Có rất nhiều học sinh Việt Nam rất giỏi tại các trường danh tiếng thế giới. Những cuộc thi quốc tế về toán, lý hóa... thường đoạt giải cao. Nhưng để kết luận là thông minh (thông minh hơn so với các chủng tộc khác) thì phải so sánh. Hãy so sánh trí thông minh của người Việt với người Nhật, người Hàn, người Trung Quốc, người Ấn Độ, người Trung Đông, người Do Thái, người châu Âu, số người chiếm tới 80% dân số thế giới.

Nếu nói "người Việt thông minh" có nghĩa trí tuệ người Việt là thượng đỉnh trong số 80% dân số địa cầu. Không, chẳng đời nào lại như vậy! Các nhà bác học lớn, những nhà tư tưởng vĩ đại đóng góp cho văn minh loài người mà người Việt ta là nhóm người đang được hưởng thụ đại đa số cũng chỉ nằm trong những giống người kể trên. Làm phép so sánh như thế, ai cũng tin rằng người Việt chẳng thể hơn ai về trí tuệ trên trái đất này.

Vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề là nằm ở chỗ, người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là "thông minh" của người Việt. Sự tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử cuộc sống cũng là căn nguyên chính tạo nên những thói hư tật xấu như thói hay ganh ghét, đố kỵ, trở thành một trong những đặc trưng tính cách của người Việt "một anh làm thì tốt, ba anh cùng làm thì hỏng việc".

Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại...

Ví von khác: Người Việt rất giỏi về các môn "chọc gậy bánh xe", "qua cầu rút ván", "gắp lửa bỏ tay người", "ném đá giấu tay"... Tiểu xảo trong giao thiệp dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác một cách vừa bất ngờ, vừa gây kích thích, vừa thú vị và có cả nể sợ. Chỉ thế thôi, tính chất thông minh đã được gắn với người Việt.

Người Đức nghĩ ra Mercedes và sản sinh ra Karmarl tại sao không gắn tính thông minh vào? Người Trung Quốc có nhân vật Khổng Minh và viết ra Tây Du Ký hết thế hệ người Việt này đến thế hệ khác xem không chán, sao cũng không được gắn mác thông minh nhỉ? Vậy theo tôi, thật nực cười khi chúng ta tự nhận người Việt là thông minh.

Việc đánh giá người Việt thông minh hoàn toàn chỉ là sự đánh giá cửa miệng, thiếu cơ sở nghiêm túc. Đối với người nước ngoài nói về người Việt thì thường chỉ là lời khen "đãi môi". Còn ai, người Việt nào tin và tôn sùng điều đó thì đó là kẻ ảo tưởng trầm trọng. Chưa có một công trình hay sự thừa nhận khoa học nào về nhân chủng học khẳng định tính thông minh nổi bật của dòng giống Việt.

Trí thông minh người Việt - sản phẩm của "văn hóa tiểu nông"

Người Việt rất ít khi dùng trí tụệ dành cho việc đi sâu khám phá. Bản chất vấn đề là thứ mà người Việt ít hướng tới, biến nó trở thành xa xỉ phẩm. Nên người Việt chẳng có mấy lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, không có mấy nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước do người khác làm nền tảng.

Người Việt rất ít khi dùng trí tuệ dành cho việc đi sâu khám phá. Bản chất vấn đề là thứ mà người Việt ít hướng tới, biến nó trở thành xa xỉ phẩm. Nên người Việt chẳng có mấy lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, không có mấy nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước do người khác làm nền tảng.

Những điều suy nghĩ chủ yếu của người Việt đối với cộng đồng thường không hướng vào lợi ích chung mà thường xuyên vận dụng để mưu cầu lợi ích riêng, để phù hợp với mục tiêu cá nhân, mang tính trước mắt. "Tính cộng đồng" mà nhiều người đánh giá là cao của người Việt thực chất là sự tri giác đối với xung quanh, một mặt để hạn chế sự khác biệt tức hạn chế sự phê phán, đánh giá của xã hội đối với bản thân (để đồng dạng).

Đồng thời người ta luôn tìm cách ứng xử để tạo vỏ bọc hình ảnh đẹp đẽ, giải tỏa thói sĩ diện huênh hoang cho chính mình. Cũng chính nó trở lại là thủ phạm của thói nhút nhát, tự ti khi cảm thấy mình yếu kém hơn xung quanh hoặc chưa chứng minh được mình hơn người.

Như vậy, trí tuệ của người Việt trở thành nô lệ của sự đánh giá, nó không hạn chế để phát triển lợi ích riêng có và rất hạn hẹp trong việc mở mang lợi ích chung. Người Việt chúng ta luôn tâm niệm với cái thiết thực nhất, trực tiếp nhất và là lợi ích trước mắt, những điều lớn lao, cao cả đối với cộng đồng là việc của người khác. Tâm lý "ôm rơm nặng bụng", "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" theo góc độ quan tâm tới vấn đề chung đã làm thiệt thòi cho lợi ích cộng đồng.

Trí thông minh người Việt- sản phẩm của "văn hóa tiểu nông". Ảnh minh họa

Thiên hướng chú trọng sử dụng trí tuệ vào mặt này mà không tập trung vào mặt khác của đời sống xã hội không phải tự trí tuệ, mà được quyết định bởi nền văn hóa, thói quen, tâm lý của xã hội. Thứ văn hóa, tâm lý, thói quen tạo nên việc tập trung sử dụng trí tuệ vào một mặt nhất định của đời sống xã hội hay nói cách khác là thiên hướng sử dụng trí tuệ của người Việt như những điều đã phân tích ở trên chính là do "văn hóa tiểu nông". Đây là thứ văn hóa lạc hậu, sai lệch, trì trệ, là thứ di sản văn hóa bệnh dịch, khó có thể gột rửa được ngay nhưng cần có ý thức để gột rửa.

"Văn hóa tiểu nông" tạo nên một nếp sống bừa bãi, tùy tiện của người Việt (văn hóa sống, văn hóa ứng xử). Nhiễm "văn hóa tiểu nông", con người sẽ thiếu sự tôn trọng xung quanh (bao gồm tất tần tật từ người cho đến vật)- tất cả những thứ mà họ cảm thấy không liên quan trực tiếp tới mình. Vì vậy, nó là thủ phạm của sự thờ ơ với lợi ích cộng đồng, cũng là nguyên nhân của tính cách đố kỵ, tham lam, bè nhóm, thiển cận, cục bộ...

Vậy là ngoài việc tìm ra thủ phạm tạo ra cái mác "thông minh" háo danh của người Việt, ta cũng đã tìm ra một trong những thủ phạm cản trở sự thăng tiến của dân tộc Việt Nam nằm trong lĩnh vực văn hóa, đó là "văn hóa tiểu nông".

Friday, September 24, 2010

FaceBook: Hàng vạn người VietNam đòi công bằng cho nạn nhân 'xe điên'

Chỉ trong hơn 1 ngày, trang Facebook "Xin hãy đòi lại công bằng cho em Thắng" đã thu hút tới gần 12.000 thành viên, và con số này đang tăng rất nhanh. Đây là vụ việc có tốc độ lan tỏa chưa từng thấy trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN


Sau vụ thiếu nữ bị xe container cán 3 lần ở TP.HCM, vụ tai nạn "xe điên" ở ngã tư Hàng Bài – Lý Thường Kiệt, Hà Nội đêm 18/9 vừa qua đã một lần nữa làm dậy sóng dư luận, đặc biệt sau khi gia đình nạn nhân Cao Xuân Thắng thành lập trang Facebook kêu gọi cộng đồng mạng cùng chung tay đòi lại công bằng cho em.

 

Chỉ trong hơn 1 ngày, trang Facebook do người thân của Thắng lập ra đã trở thành tiêu điểm của cộng đồng mạng. Lúc 17h chiều 21/9, con số thành viên page này đã đạt mức 4.300 người, đến 13h chiều 22/9 là 12.000 người, 14h chiều 23/9 là 19.300, tức là trung bình mỗi giờ có thêm 300-400 người ủng hộ, và con số này đang tăng nhanh từng phút. 

d
 Hình ảnh tinh nghịch dễ mến của Thắng trên FB cá nhân khiến bạn bè càng thêm đau xót
Đây là vụ việc có tốc độ lan tỏa chưa từng thấy trên các trang mạng xã hội ở Việt Nam. Hàng ngàn comment chia sẻ, những đường link về mọi thông tin lớn nhỏ do cư dân mạng tìm kiếm được đã khiến page này "nóng" hơn bao giờ hết.

Chưa dừng lại ở đó, trên các diễn đàn và mạng chia sẻ như vozforums,vn-zoom, tinhte, zing, linkhay…, những chủ đề liên quan cũng trở nên "nóng" ngoài sức tưởng tượng.

 

Vụ việc đã gây xúc động sâu sắc cho nhiều người, một phần do nạn nhân còn quá trẻ (Thắng mới 17 tuổi, trước mắt em là kì thi đại học và một tương lai rộng mở). Không chỉ trên trang Facebook chính thức, trên trang cá nhân của Thắng và chị gái cũng xuất hiện vô số lời an ủi, chia buồn, và những lời cầu chúc cho Thắng được ra đi thanh thản. 

Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nhìn những hình ảnh trẻ trung, tinh nghịch, cũng như đọc những chia sẻ nghẹn ngào, đau đớn của gia đình Thắng. Những ám ảnh nhức nhối quanh các vụ việc liên quan đến giao thông nghiêm trọng gần đây lại một lần nữa lại khiến cộng đồng mạng không thể thờ ơ.


d
Chia sẻ của chị gái Thắng trên trang cá nhân - với avatar là di ảnh em trai 17 tuổi
Hàng vạn cặp mắt đang hướng về phía cơ quan điều tra, mong đợi một kết quả công bằng và thỏa đáng nhất, để an ủi phần nào vong linh người đã khuất và nỗi đau của gia đình nạn nhân.

 

Tuy nhiên, bên cạnh việc chia sẻ với gia đình nạn nhân, một số cư dân mạng không giữ được bình tĩnh đã xúc phạm thiếu căn cứ gia đình người gây tai nạn, ít nhiều có những suy nghĩ tiêu cực về việc điều tra. 

Cộng đồng mạng có thể chia sẻ, nhưng cũng có thể khoét sâu thêm nỗi đau của gia đình nạn nhân, có thể làm rối thêm tình hình và vô tình hay cố ý đào sâu thêm mâu thuẫn giữa 2 gia đình bị gắn với nhau trong một mối quan hệ nghiệt ngã không mong đợi. Đáng suy nghĩ hơn nữa, bằng hai chữ "chia sẻ", cộng đồng mạng đôi khi cho mình quyền phán xét những điều mà chỉ có luật pháp và chứng cứ mới có thể lên tiếng.

 

Trong nỗi đau cùng cực vì mất người thân, không tránh khỏi có lúc quá xúc động, nhưng đại diện gia đình em Thắng trên page vẫn giữ một thái độ đáng trân trọng khi trên lên tiếng đề nghị mọi người không bình luận theo hướng tiêu cực về vụ án. 

Họ tin và mong đợi ở cơ quan điều tra, kêu gọi cộng đồng mạng cùng chia sẻ thông tin để hỗ trợ quá trình điều tra. Đó có lẽ là điều ý nghĩa và thiết thực nhất mà sức mạnh của thời đại thông tin này có thể làm.

Chia sẻ đầy nước mắt của chị gái Thắng trên Facebook cá nhân:

 

Thắng ơi, tội nghiệp em quá. Chị xin lỗi em rất nhiều. Chị không phải là người chị tốt, từ bé chị chưa làm được gì cho em, chị rất hối hận giây phút cuối cùng trong bênh viện chị đã không nắm lấy tay em, chắc lúc đấy em sợ và thấy cô đơn lắm đúng không? Lúc em đi còn chưa kịp ăn cơm mà, lúc chị về mẹ còn nói với chị mẹ kho thịt để chút về em ăn, em thích ăn lắm. Chị và mẹ còn đang đợi em về ăn cơm mà... em còn nhắn tin cho mẹ là em đang về, sao đến giờ phút này vẫn chưa thấy em đâu em ơi... Bố và Bách về đến nhà rồi đấy, em về gặp bố đi...

 

Hôm nay mọi người kể lại các kỉ niệm của em, ai cũng khóc, bạn bè em đến đông lắm em có biết không? Dạo này chị hay cãi nhau với em nên chị không quan tâm cũng không nói chuyện với em, chị xin lỗi em, chị hối hận lắm... Mẹ với chị hay mắng em cũng chỉ là muốn em tốt thôi. Em đừng buồn nhé... Cả nhà ai cũng thương và yêu em lắm... Đến giờ phút này chị vẫn không thể tin được em đã không còn bên chị, ngày ngày không có ai dắt xe cho chị, không có ai đợi chị mua đồ ăn đêm về cùng ăn, bây giờ những lúc bố và chị đi vắng, không có em thì ai ở nhà với mẹ. Cả tối chị cứ xem lại ảnh của em mà chỉ biết khóc,.. Em đừng buồn và sợ hãi nhé, mọi người luôn luôn yêu quý em, em mãi mãi là em trai ngoan của chị, là con ngoan của bố mẹ, sẽ không ai quên em đâu... Cả nhà mình và bạn bè sẽ luôn nhớ đến em...

 

Mọi người ơi, sau chuyện này tôi mới thật sự tỉnh ra và hiểu rằng từ trước đến giờ mình rất hạnh phúc mà không nhận ra... Những ai còn người thân bên cạnh là có niềm hạnh phúc lớn nhất rồi... hãy cố trân trọng nhé! 

 


(Theo VTC)
,

Thủ tướng thành lập "các đoàn tàu đánh cá công ích" hay là Hạm Đội Thúng

Thứ Năm, 23/09/2010, 07:39 (GMT+7)
Tàu cá giữ biển
TT - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2020. Theo đó sẽ thành lập các đoàn tàu đánh cá công ích trên bốn ngư trường trọng điểm: vịnh Bắc bộ, biển Đông, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.
Đây là một chủ trương đi đúng hướng, sớm tạo ra những tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản xa bờ, đồng thời xây dựng một thế trận quốc phòng an ninh nhân dân trên biển, vừa khai thác thủy sản vừa cùng với lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển... bảo vệ toàn vẹn chủ quyền vùng biển đảo của đất nước. Một chiến lược giữ biển, sẵn sàng tham gia cứu hộ cứu nạn, tạo ra mối ngoại giao thân thiện với các nước láng giềng trên biển lâu dài mang tính bền vững nhất.
Những tàu đánh bắt xa bờ này còn nhỏ, không có tàu hậu cần... nên hiệu quả chưa cao. Trong ảnh: tàu cá của ngư dân xã An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) chuẩn bị ra khơi - Ảnh: ĐỨC THẢO
Việc hình thành các đoàn tàu đánh cá khơi xa không phải là một đề án hay một mô hình gì mới. Cách đây không lâu, chúng ta cũng đã đầu tư khá nhiều tiền để phát triển “chiến lược phát triển nghề cá xa bờ”. Hàng ngàn tỉ đồng được đầu tư cho các tỉnh thành ven biển, thế nhưng hiện nay Nhà nước vẫn chưa thu hồi được bao nhiêu vốn. Phải khẳng định rằng dự án “chiến lược phát triển nghề cá xa bờ” không thành công.
Vì sao một quyết định đúng nhưng lại có kết quả không như mong muốn? Đó là một bài học đau xót khi chúng ta đầu tư vốn dàn trải, không đúng đối tượng, không đúng ngành nghề, quản lý yếu... Cơ quan quản lý nhà nước về khai thác thủy sản lúc đó không dựa theo quy luật tự nhiên của biển cả bao la, đặc tính sinh học của các loại thủy sản di chuyển theo từng mùa vụ, từng dòng hải lưu... để có phương pháp đầu tư thích hợp.
Dẫn đến cùng một ngư trường đánh bắt cá ngừ đại dương ở miền Trung, các dự án do tiền của Nhà nước đầu tư làm ăn thua lỗ, còn tàu do ngư dân Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa tự bỏ vốn ra thì làm ăn có hiệu quả. Họ đã mở rộng quy mô đội tàu câu cá ngừ đại dương lên cả nghìn chiếc và hình thành nên một thị trường từ khai thác đến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, châu Âu...
Mô hình các đoàn tàu đánh cá công ích trên bốn ngư trường trọng điểm lần này về cơ bản chỉ khác tên gọi, còn thực chất là những đội tàu đánh cá xa bờ. Rút kinh nghiệm ở “chiến lược phát triển nghề cá xa bờ” không thành công, các đoàn tàu đánh cá công ích muốn không bị thua lỗ như trước và tránh lâm vào cảnh “cha chung không ai khóc”, theo chúng tôi, cần có những biện pháp đồng bộ sau: Thứ nhất, xác định rõ ngành nghề khai thác để đầu tư tàu, thiết bị, ngư lưới cụ cho phù hợp. Thứ hai, con người khai thác trên các đội tàu phải giỏi từng ngành nghề tương ứng, đạt được trình độ chuyên nghiệp cao, khi đó mới theo kịp nhịp độ hoạt động của thiết bị máy móc trên tàu.
Thứ ba, đầu tư đồng bộ, ngoài đầu tư những đội tàu trực tiếp khai thác dài ngày trên biển, phải đầu tư thêm đội tàu hậu cần nghề cá, có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và chuyên chở sản phẩm đánh bắt được vào đất liền. Có như vậy tàu khai thác mới có điều kiện ở lại nhiều ngày trên biển, giảm chi phí nhiên liệu chạy ra chạy vào.
Có thể đầu tư xây dựng kho chứa đông lạnh, nhà máy chế biến tại các đảo lớn, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thứ tư, có một cơ quan chịu trách nhiệm tổng chỉ huy thống nhất tất cả đoàn tàu đánh cá công ích, từ khai thác trên biển đến tiêu thụ sản phẩm... Nếu chúng ta tổ chức được các khâu đồng bộ liên hoàn trên, mỗi sản phẩm thủy sản khai thác được sẽ có giá trị cao, đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới. Tổng lợi nhuận sẽ lớn gấp nhiều lần so với các tàu khai thác đơn chiếc, nhỏ lẻ, tự phát của ngư dân đang làm như hiện nay.
Về mặt chính sách đối với những người hoạt động trên các đoàn tàu công ích này, cần được quy định chế độ đãi ngộ rõ ràng. Ví dụ, lợi nhuận thu được từ khai thác, chế biến, kinh doanh... nên trích phần trăm thích đáng cho những người lao động trực tiếp, theo đặc thù từng công việc và chuyên ngành của họ. Có thu nhập cao họ mới toàn tâm toàn ý bám tàu, bám biển và sẽ trở thành những công dân biển kiểu mẫu.
HẢI LUẬN

Thursday, September 23, 2010

TƯỜNG TRÌNH NHỮNG TAI NẠN LIÊN TỤC ĐẾN VỚI TÔI

Nguyễn Ngọc Quang – Thành viên Khối 8406.
Để xác định đúng được nguyên nhân, tôi xin được bắt đầu từ những sự việc xảy ra từ năm 1995 đến nay:
Nghe anh Nguyễn Ngọc Quang tường thuật

Ngày 30/04/1995, khi cuộc biểu tình chống cưỡng bách hồi hương của 1400 thuyền nhân Việt Nam xảy ra tại khu A biệt giam, trại tị nạn Sikiew Thailand. Lúc ấy, Quang nhận trách nhiệm Trưởng Ban Đại Diện Thuyền Nhân do tất cả mọi người trong khu A biệt giam tín nhiệm bầu. Lúc đó Quang cũng đủ lớn (35 tuổi) để nhận biết hậu quả của việc làm, nếu cuộc biểu tình thất bại và bị cưỡng bách hồi hương về Việt Nam. Để thực hiện Chương Trình Hành Động Toàn Diện CPA ( Comprehensive Plan of Action) của UN, thì Hiệp Ước Tam Phương ra đời (UN, Thailand and Vietnam) cho chương trình cưỡng bách hồi hương.

Ngày 12/09/1996 Quang bị cưỡng bách về Việt Nam trong tình trạng tự mổ bụng phản đối và bị đưa lên máy bay bằng băng ca. Khi về trại tiếp nhận Thủ Đức, Quang đã bị nhân viên An Ninh thẩm vấn và bị đá vào vết mổ bụng. Sau 3 ngày, Quang được đưa về Định Quán, Đồng Nai và phải ngày nào cũng phải lên CA huyện trình diện đúng 8 giờ sáng, tuần nào cũng phải lên CA tỉnh trình diện đúng 8 giờ sáng, ngày thứ Ba hàng tuần.

Sau một tháng, Quang không đi trình diện nữa thì CA huyện xuống bắt Quang lên và Quang trả lời thẳng là Quang không trình diện ở bất cứ nơi đâu nữa, vì trong Hiệp Ước Tam Phương không có điều kiện bắt buộc này. Thời gian này, đại diện của UNHCR còn đóng văn phòng tại đường Hoàng Văn Thụ - Sài Gòn, cho nên công an Việt Nam đã lơ đi để tránh tiếng. Sau khi văn phòng UNHCR tại Sài Gòn rút (Quang không nhớ rõ ngày nào), và từ đó Quang bị mời liên tục lên phòng PA 36, Công an thành phố Hồ Chí Minh. Từ tháng 2/1998 đến khoảng tháng 3/2006, Quang giữ được hơn 150 bản photocopy Giấy mời, Giấy triệu tập của công an và bị tịch thu sạch vào đêm 03/09/2006, khi công an lục soát nhà Quang (lúc đó Q đã bị bắt tại Huế). Trong thời gian này Quang đã kết hôn với Trang và về thuê nhà tại 2273A/30, Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, Sài Gòn vào khoảng tháng 2/1998.

Dù nhiều lần công an mời lên hăm dọa có, thuyết phục có, dụ dỗ có,… nhưng vẫn không lay chuyển được Quang. Lần đầu tiên Quang bị tông xe vào ngày 23/03/1999 – sau khi bé Thảo ra đời 7 ngày, tại vòng xoay Hàng Xanh, trên đường đi làm về. Ngay thời điểm cao điểm đông người, tất cả mọi phương tiện đều di chuyển không quá 5 km/h, thì không lý gì công an giao thong đứng đầy ra đó mà không bắt được kẻ gây tai nạn! Vụ tai nạn ấy rất nghiêm trọng: Quang bị gãy chân trái, xương chày gãy chỗ gần đầu gối; xương mác gãy chỗ gần mắt cá. Tay trái và đùi phải bị thương nặng, đồng thời ngực bị chấn thương thổ huyết nhiều lần.

Quang phải nằm viện 3 tháng. 8 tháng sau mới lên Trung Tâm Chấn Thương Chỉnh Hình cắt bột. Khi cắt bột xong thì Quang bị đi khập khiễng (hai chân lệch nhau 27 mm). Do đó, theo lời khuyên của một số bạn bè, Quang chấp nhận vào viện lại một lần nữa và phải chịu đập sống (không thuốc mê, thuốc tê) cho gãy chân lại để kéo cho hoàn chỉnh. Tổng cộng là phải mất 14 tháng Quang mới có thể tập đi. Trong thời gian này, hai vợ chồng và bé Thảo sống chủ yếu nhờ vào sự đùm bọc của anh em thân hữu hồi hương ở Sài Gòn.

Khoảng sau Tết âm lịch, tháng 2/2003, tại cầu Chà Và bên đầu quận 8, Quang bị một người tông xe cho văng vào gầm xe tải, đoạn gần vòng xoay trước chợ Xóm Củi. May sao Quang bị văng vào thành xe tải và bật trở lại taluy đường. May mắn sao, Quang chỉ bị gãy 1/3 chiếc răng cửa và chảy một tí máu miệng sơ sơ. Đặc biệt, người đụng Quang bị lạc tay lái va vào ngay bờ bùng binh chợ Xóm Củi và bật ra, bị chính chiếc xe tải đó cán chết. Sau khi dân chúng ra lục lọi giấy tờ để báo cảnh sát và thân nhân thì mới biết nghề nghiệp của người tử nạn là công an nhân dân. Quang lẳng lặng bỏ đi theo lời khuyên một số bà con, vì sợ dính vào phiền phức. Cứ để cho tài xế xe tải và bà con ở đó liệu (lúc đó, Quang nghĩ là tai nạn không phải do cài đặt sẵn, vì không thấy đồng đội của người công an bị nạn. Nhưng sau này, gặp gỡ một số bạn bè thì họ cho là có sắp xếp và người đồng đội đi kèm có thể đã không dám lộ diện.

Sau khi Phạm Bá Hải về Việt Nam đợt đầu (tháng 02/2006), một nhóm anh em gặp nhau nhiều lần và Bạch Đằng Giang Foundation ra đời. Lúc ấy đã làm xong website www.bachdanggiang.org. Hơn tuần sau, Phạm Bá Hải qua trở lại Ấn Độ thì ở Việt Nam Quang lại gặp nạn: ngày 26/05/2006, tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A. Lúc ấy đang thi công ở độ cao khoảng 30m tại nhà máy sản xuất kiếng (Quang quên tên rồi, vì tên Nhật khó nhớ, chỉ còn nhớ nơi nhà máy tọa lạc, do sau này có trở lại đôi lần). Ngay lúc Quang ngồi xuống cởi dây an toàn ra và hút thuốc, Quang bị xô rớt xuống. Lúc ấy, Q túm áo thằng xô lôi nó theo. Kết quả: Quang bị vướng vào 4 thanh sắt Ф 20 nên bị treo lại ở độ cao khoảng hơn 10 mét, hoàn toàn không bị chấn thương. Người xô bị chấn thương nặng vì do khi bị vướng bộ áo quần bảo hộ, Quang bị tréo tay nên giữ anh ta không được, do vậy anh ta bị rớt xuống, tuy nhiên cũng đã giảm được vận tốc nên không nguy hại đến tính mạng.

Sau đó, giám đốc bộ phận thi công của tổng công ty xây dựng COTECO Trần Quốc Tuấn mời Quang vào và hỏi là Quang có biết Khối 8406 không? (lúc đó Khối 8406 đã ra đời). Quang nói là có biết thì ông Tuấn nói: "Thôi, anh thu xếp về đi, sau này anh sẽ rõ, vì người xô anh không phải là công nhân ở đây". Sau đó, nghe lời khuyên của ông Tuấn nên Quang khăn gói quả mướp về Sài Gòn. Sau khoảng 3-4 ngày gì đó, Quang đến văn phòng công ty COTECO phía Nam ở đường Đặng Văn Ngữ gặp ông Tuấn để nhận số tiền lương còn lại.

Quang ra tù sau 3 năm bị giam giữ (9/2006 – 9/2009), công an Việt Nam biết rằng không thể quản chế nổi Quang tại Sài Gòn, nên đã dùng thủ đoạn hèn hạ là không cho con Quang học và áp lực với chủ nhà đuổi Quang. Ngày 13/11/2009, cách nhà Quang khoảng 500m, tại Định Quán – Đồng Nai, họ tông xe cảnh cáo. Quang biết là chúng chỉ cảnh cáo thôi, vì đụng nhẹ và xe bị xô nghiêng vào cột điện. Sau đó trừng mắt nhìn nhau rồi bỏ đi, hai bên không ai việc gì. Sau đó gần tết, Quang còn bị cảnh cáo thêm một lần bằng cách ủi vào xe Quang. Vì Quang bỏ qua nên không nhớ ngày.

Ngày 05 Tết, Quang lên Dalat thăm bên vợ. Ngày 06 Tết Canh Dần (nhằm ngày 19/02/2010), sau khi trở lại Đơn Dương (nhà ông bà ngoại của hai cháu) thì khoảng gần 5 giờ chiều, khi mặt trời còn, Quang bị chúng tông thẳng từ sau tới rất mạnh bằng chiếc xe Bonus, không biển số. Địa điểm gây tai nạn là lúc xuống đèo Pren qua khỏi thác Alanta có một cái vực rất sâu phía phải. Kết quả: Quang bị hất rớt xuống vực. Nhưng thật may mắn, ngay lúc đó thì Trời đưa tay ra cứu. Cách cứu của Trời: Ông đã trồng sẵn một rừng dây leo dày đặc ở chỗ đó để hứng, nên Quang bị treo tòng teng trên đám dây leo đó. Ngay lập tức, những người đi chơi Tết Dalat bu thật đông vào và tìm dây thừng cho thanh niên đu xuống kéo Quang lên. Kết quả: toàn thân bầm tím, hai chân và tay phải đen như mực tàu và sưng vù lên, ngón giữa bàn tay trái bị rách toạc nhưng chỉ toàn bị thương phần mềm, không hề hấn gì xương và sọ. Đúng là phép lạ.

Khoảng 19 giờ ngày 18/09/2010. Quang dời nhà đi được khoảng 1,5 km bằng một chiếc xe máy 50 phân khối (vì chiếc xe Wave α của Quang đã bị công an cướp hôm 14/03/2010 rồi). Quang có chở theo con trai là Nguyễn Quang Tuấn (sinh ngày 22/08/2003). Quang bị hai xe máy gây tai nạn. Xe đi ngang với, ép Quang về bên phải đường, Quang thắng lại và lách về bên trái rồi thắng gần đứng lại thì bị đạp mạnh té xuống lề trái của đường. Chiếc xe sau tăng tốc cán ngang qua đầu Quang, nhưng do nón bảo hiểm quá tốt (chiếc nón do em Nam ở Phạm Thế Hiển tặng làm kỷ niệm, khi Quang bị công an cưỡng bách về Đồng Nai). Xe của chúng leo qua chiếc nón và lần lược đập hai bánh xe vào bên phải mặt Quang.

Thằng ép Quang té, nó quay xe lại húc vào sườn phải của Quang. Lại một phép lạ nữa được ơn trên thị hiện ở đây là không hiểu sao mà cháu Quang Tuấn nhảy thoát khỏi xe và không hề trầy xước. Cháu đã cực kỳ bình tĩnh: cháu chạy tránh xa khoảng 10m và la rất to cầu cứu những gia đình gần đó. Nhờ vậy, được họ trợ giúp kịp thời nên chúng bỏ chạy. Khi sự việc xảy ra vào khoảng gần 8 giờ tối. Vì Quang bị luôn cả hai mắt nên không thấy được mấy người và biển số xe cố ý gây tai nạn. Hỏi Quang Tuấn thì cháu nói chỉ thấy hai xe chứ không biết bao nhiêu người. Ngay tức thì, cháu Tuấn đọc số điện thoại của mẹ cho mọi người để mọi người thông báo giúp. Sau khi xử lý xong các việc, cháu mới đến ôm Quang khóc và hoảng sợ thật sự.

Quang không hiểu nổi vì sao một thằng bé mới có 7 tuổi đầu mà sao lại bình tĩnh đến thế trước một sự việc quá lớn so với cháu. Khoảng 10 phút sau, vợ Quang và thêm hai người bạn cùng xóm đến hiện trường. Và công an cũng kéo đến rất đông. Vợ Quang nói: " không giải quyết gì nữa hêt, người gây tai nạn thì đã cao chạy xa bay rồi, không cần tường trình gì cả, cháu thì nhỏ mà ảnh thì bị mù cả hai mắt không thấy gì thì tường trình cái gì?". Công an đề nghị đưa lên bệnh viện, nhưng vợ Quang nói biết cách cứu chữa và chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thế là công an đành phải ra đi, vì dân chúng lúc đó rất đông. Sau đó hai người bạn chở Quang đến chụp X quang tại một phòng khám tư quen biết ngay xã Phú Lợi – cây số 115, cách nhà Quang 8 Km.

Quang không dám vào bệnh viện, vì đã từng biết Đức Ông Đào Đức Điềm bị giết ở khách sạn tại Huế như thế nào. Mộ ngài hiện chôn ở Giáo Xứ Lạc Lâm – Đơn Dương – Lâm Đồng. Kết quả: phần đầu hoàn toàn không bị gì cả; xương sườn không bị gãy cái nào. Hơn hai ngày nay nhờ Trang sắc lá tre cho uống thêm với thuốc tây nên máu bầm ở trong ngực có lẽ cũng đã hết vì đã ói ra máu được 8 lần trong hơn hai ngày.

Định Quán – Đồng Nai, ngày 21/09/2010

Người viết tường trình:

Nguyễn Ngọc Quang.

Wednesday, September 22, 2010

Nga`y 20/09./2010 : Công an Hà Nội dẹp người khiếu kiện

Khiếu kiện tập thể tại TP Hồ Chí Minh

Đất đai là một trong các lý do chính dẫn tới khiếu kiện đông người

Tin cho hay công an quận Ba Đình vừa bắt khoảng 30 người khiếu kiện dài ngày tại trung tâm thành phố và chuyển họ tới một cơ sở xã hội ở ngoại thành.

Sự việc xảy ra vào tối hôm thứ Hai ngày 20/09.

Bà Phạm Thị Ứng, một trong những người vừa bị bắt, cho đài BBC biết:

"Cùng bị bắt với tôi tối hôm 20/09 là 25 người dân oan đang khiếu kiện ở vườn hoa Lý Tự Trọng, đối diện vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Sáng hôm sau, thêm bốn người nữa, trong đó có hai nhà sư."

"Công an mang xe tới lúc chúng tôi đang chuẩn bị ngủ, không giải thích lý do tại sao mà chỉ kêu chúng tôi xách đồ lên xe. Nếu ai không nghe lời thì bị lùa đẩy lên xe, không cho biết vì tội gì."

Hiện những người này đã được chuyển tới một cơ sở xã hội ở Đồng Dầu, Lộc Hà, thuộc huyện Đông Anh. Đây là nơi nuôi trẻ em đường phố không nơi nương tựa.

Được biết trong số những người bị bắt, có người đã chầu chực khiếu kiện ở Hà Nội cả 3-5 năm nay.

Bản thân bà Ứng, 56 tuổi, quê ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận, cho hay: "Tôi lên Trung ương kiện vì Chủ tịch tỉnh ban hành quyết định trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi của gia đình tôi."

"Gia đình tôi có 9.500 m2 đất do ông cha tạo lập từ những năm 1930. Năm 1977, chính quyền lấy đất không có giải thích hay bồi thường gì. Tới năm 93-94, chủ tịch huyện Tuy Phong mới có quyết định trả lại cho gia đình tôi 630 m2. Như thế thì làm sao chấp nhận được."

Gia đình bà Phạm Thị Ứng đã nhiều lần khiếu nại tại địa phương nhưng không thành công và do vậy, bà quyết định lên Hà Nội "tìm công lý".

Ngủ ở vườn hoa

Những người khiếu kiện dài ngày thường ăn nghỉ tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng hoặc vườn hoa Lý Tự Trọng là những nơi công cộng ở quận Ba Đình, gần Văn phòng Chính phủ và nhà riêng của các lãnh đạo cao cấp trong Đảng và Nhà nước.

"Điều kiện của người đi kiện hết sức khó khăn. Ngày ngày đến nhà các ông lớn nộp đơn, rồi đi lượm ve chai đồng nát, làm thuê làm mướn để kiếm sống, tối về vườn hoa ngủ."

Theo bà Ứng, họ không vi phạm an ninh trật tự mà chỉ đôi lần mặc áo có chữ Dân oan để đi tới gõ cửa nhà các lãnh đạo.

Bà thừa nhận rằng có thể lý do công an dẹp lui họ lần này là vì thành phố Hà Nội đang chuẩn bị cho đợt kỷ niệm lớn 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thông thường, trước các dịp có sự kiện quan trọng, đông khách quốc tế, chính quyền thành phố lại tổ chức chiến dịch 'chấn chỉnh trật tự".

Thế nhưng, theo bà Phạm Thị Ứng, đó không phải là cách giải quyết tận gốc vấn đề: "Họ không thể giữ chúng tôi ở đây mãi, nên chắc sẽ yêu cầu địa phương lên nhận người."

Về phần mình, bà Ứng tuyên bố sẽ không về quê chừng nào chưa nhận được câu trả lời thích đáng.

Việc dân các tỉnh lên ăn chực nằm chờ để khiếu nại là chuyện xảy ra lâu nay ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi đặt các cơ quan công quyền.

Có những đợt khiếu kiện tập trung cả hàng trăm người. Tại các vườn hoa trung tâm Hà Nội thường xuyên có hàng chục người.

Đất đai là một trong các lý do chính dẫn tới khiếu kiện đông người ở Việt Nam. Chính phủ đang phải xử lý hàng chục nghìn hồ sơ khiếu kiện dạng này.

Nhiều chuyên gia đã nhắc tới nhu cầu phải thành lập tòa án dân sự chuyên xét xử các vụ khiếu kiện đất đai.

Việt Nam coi đất đai là sở hữu của toàn dân. Chính quyền cũng nói nhiều vụ khiếu kiện tập thể là do "các phần tử phản động bên ngoài xúi giục".

Đổ bê tông bằng... đất sét

Trong khi thị sát công trình hồ chứa nước Diều Gà, chính quyền xã Bình Thanh Đông (Quảng Ngãi) phát hiện đơn vị thi công trộn đất đỏ, đất sét và tạp chất để đổ bê tông bờ kè chắn sóng.

Đây là công trình nằm trong chương trình nâng cấp các hồ chứa nước phục vụ sản xuất do nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đơn vị thi công thuộc Công ty Thương mại Xây dựng Tín Nghĩa.

Chiều 21/9, ông Lê Trung Thủy, Chủ tịch UBND xã Bình Thanh Đông, huyện Bình Sơn, cho Vnexpress biết, trong quá trình kiểm tra thi công hồ chứa nước, lãnh đạo địa phương bất ngờ phát hiện đơn vị thi công đã đổ đá, đất đỏ cùng cát thải công trình, trộn với một ít xi măng đổ làm bờ đê chắn sóng. "Nếu không phát hiện kịp thời thì mùa mưa lũ tới, tất cả trôi sông, trôi biển hết. Tất nhiên, lúc đó đơn vị thi công sẽ đổ lỗi hết cho thiên tai", ông Thủy nói.

Công trình xây bờ kè chắn sóng hồ chứa nước Diều Gà. Ảnh: Trí Tín

Sau khi phát hiện sự việc, UBND xã Bình Thanh Đông đã báo cáo lên các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn kiểm tra lập biên bản hiện trường. Theo biên bản kiểm tra hiện trường, trong quá trình thi công bờ đê chắn sóng của hồ chứa nước, đơn vị thi công đã trộn lẫn cát, sạn, đất tạp chất, trong đó tỷ lệ đất đỏ chiếm 50% để đổ bê tông. Đê dài 40 m và khoảng 6 m thân tường bờ đê đã được đổ bê tông bằng 6 khối đất đá hỗn hợp trên.

Đoàn kiểm tra đề nghị đơn vị thi công ngừng thi công để làm rõ sự việc. Trước cơ quan chức năng, đại diện Công ty Tín Nghĩa thừa nhận sự việc trên là đúng sự thật.

Tại hiện trường, hàng chục khối đất đỏ, đá, đất sét đã được trộn lẫn chờ thi công các đoạn bờ thành tiếp theo. Nhiều công nhân cho biết, việc trộn đổ bê tông được thực hiện dưới sự chỉ đạo của kỹ thuật và chủ đầu tư.

Tảng bê tông này chứa chủ yếu đất sét, cát sỏi thay vì xi măng. Ảnh: Trí Tín

Đại diện Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lũ lụt tỉnh nhận định, đơn vị thi công không làm đúng theo thiết kế, đề nghị nhanh chóng phá dỡ. Chi cục cũng yêu cầu Công ty Tín Nghĩa thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng.

Hồ chứa nước Diều Gà được xây dựng từ năm 1982, rộng 1,5 ha, phục vụ cho gần 100 ha lúa và hoa màu. Sau hàng chục năm hồ đã bị hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 3 năm nay, hồ bắt đầu được sửa chữa, nâng cấp với tổng vốn đầu tư khoảng 4,3 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Hiện tiến độ đạt 97% thì xảy ra vụ việc "rút ruột" này.

Trí Tín

Tuesday, September 21, 2010

HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH , nhiều vụ giết người ở Hà Nội thể hiện ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Theo UBND Hà Nội, tính chất các vụ án mạng ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt hơn. Xảy ra nhiều vụ giết người thể hiện sự suy thoái đạo đức nghiêm trọng trong gia đình.
> Vụ xác cô gái không đầu tại khu chung cư cao tầng

Ngày 20/9, UBND Hà Nội tổng kết thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 1998-2010. Phó chủ tịch UBND Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, 12 năm qua, thành phố phát hiện gần 90.000 vụ phạm pháp hình sự, chủ yếu xảy ra tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm và huyện Từ Liêm.

Chú thích ảnh:
Các vụ án giết người, cướp của nguy hiểm bị công an Hà Nội triệt phá thời gian gần đây.

Phó chủ tịch cho rằng, trong quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh những huyện mới sáp nhập vào Hà Nội như Phúc Thọ, Hoài Đức, Ứng Hòa, Thạch Thất, Mê Linh và những địa bàn giáp ranh, tình hình tội phạm có chiều hướng phức tạp. Đáng lưu ý, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ giết người thể hiện sự suy thoái về đạo đức, mang tính chất tàn bạo và tinh vi như phân thây hay đốt xác...

Cạnh đó, số vụ cướp xe máy, tài sản của lái xe taxi diễn biến phức tạp, tăng theo từng năm. Trong hơn 3.000 vụ xảy ra có đến 700 là cướp xe máy, hơn 150 vụ cướp tài sản tài xế taxi.

Theo nhà chức trách, bọn phạm tội thường liên kết theo ổ nhóm, thậm chí quen sơ sơ qua chat cũng rủ nhau đi cướp. Nhiều vụ cướp trắng trợn ở nơi đông người liên tục xảy ra. Một số loại tội phạm gây nhức nhối trong nhân dân từ lâu, song vẫn chưa được xử lý triệt để, điển hình là nạn trộm cắp trên xe buýt...

Tại buổi tổng kết, Ban chỉ đạo 197 thành phố cũng cho biết, Hà Nội chưa phát hiện các vụ án kinh tế lớn, song vẫn còn tiêu cực ở nhiều cấp, nhiều ngành nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, xây dựng, quản lý đất đai.

Một loại hình tội phạm mới xuất hiện là làm giả sổ đỏ, các chứng từ sở hữu tài sản để thế chấp chiếm đoạt tài sản ngân hàng; hay lừa đảo bán nhà "ma".

Đại tướng Lê Hồng Anh Bộ trưởng Công an đánh giá, hoạt động tội phạm ngày càng tinh vi, xuất hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Để công tác phòng chống tội phạm ngày càng hiệu quả, Hà Nội cần tăng cường tuyên truyền, phát động quần chúng cùng tham gia.

Hà Anh

Bị chồng phát hiệntin nhắn “trên mức tình cảm”, chồng tát , đâm chết chồng.

Đâm chết chồng vì bị đọc tin nhắn tình cảm

Bị chồng tát vì phát hiện những tin nhắn tình cảm, chị Lai (25 tuổi) đã chộp lấy dao đâm vào bụng anh này.

Sáng 21/9, Công an huyện Đông Hải (Bạc Liêu) cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam Đỗ Cẩm Lai (25 tuổi) ở xã Long Điền, huyện Đông Hải về hành vi giết người.

Theo điều tra ban đầu, chiều 15/9, khi xem điện thoại của vợ, anh Thư (29 tuổi) phát hiện thấy nhiều tin nhắn "trên mức tình cảm" từ một số máy lạ gửi cho Lai. Không nén được ghen tuông, anh Thư tát vào mặt vợ hai cái. Lai vớ được con dao đã đâm thẳng vào bụng chồng.

Dù được đưa đi cấp cứu nhưng anh chồng đã tử vong.

Thiên Phước

Con trai nguyên Chủ tịch UBND xã đón tiếp nhà báo bằng... mã tấu

Phóng viên báo Nông thôn ngày nay đến tìm hiểu thực trạng rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá tại xã Quảng Thọ (Quảng Trạch, Quảng Bình) đã được con trai nguyên Chủ tịch UBND xã đón tiếp bằng... mã tấu.



Người dân đào cát và phát hiện thân và gốc phi lao bị chôn vùi

Theo đơn thư phản ánh của người dân, NTNN đã về thôn Nhân Thọ, xã Quảng Thọ, Quảng Trạch, Quảng Bình để tìm hiểu thực trạng rừng phòng hộ chắn cát ven biển bị tàn phá. Đến đây chúng tôi đã được con trai nguyên Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ đón tiếp bằng... mã tấu.

Hăm doạ nhà báo...

Theo tìm hiểu của NTNN, thôn Nhân Thọ có trên 3.000 nhân khẩu sinh sống ven bờ cát trắng, chịu ảnh hưởng của gió Lào và cát biển xâm lấn, nước mặn ngấm vào. Vì lẽ đó mà rừng phi lao phòng hộ chạy dài hơn 1km ở nơi đây được người dân quý như vàng. Khoảng tháng 4, 5 - 2009, một số hộ dân được UBND xã cho thuê đất trong rừng phòng hộ làm hồ nuôi tôm đã tự ý mở rộng diện tích, chặt phá rừng.

Theo chân những người dân thôn Nhân Thọ, chúng tôi đã đi bộ gần 3km trên biển cát nóng rẫy để được tận mục sở thị những gốc phi lao to bằng cột điện cùng thân cây đã bị đốn gục và vùi sâu dưới cát.

Chỉ những gốc cây còn tươi nhựa, ông Trần Công Tuấn - một người dân thôn Nhân Thọ - bức xúc: "Mấy năm gần đây, UBND xã Quảng Thọ đã tự ý cho một số người dân thuê đất trong rừng làm hồ nuôi tôm. Những chủ hồ tôm này đã cho xe vào ủi và chặt phá rừng phòng hộ để làm mương dẫn nước vào hồ. Khi người dân chúng tôi phát hiện và ra ngăn cản đã bị các chủ hồ tôm đe dọa. Bản thân tôi đã từng bị người nhà ông Trần Xuân Nghiêm - nguyên Chủ tịch xã Quang Thọ vừa về nghỉ chế độ mấy ngày qua - bắn tin đe dọa ngay giữa chợ huyện".

Như để minh chứng cho lời tố cáo của người dân, khi chúng tôi vừa chụp được một loạt ảnh về những hồ nuôi tôm nằm ngang nhiên trên đất rừng phòng hộ thì phát hiện Trần Xuân Ngự - con trai ông Nghiêm, đang lăm lăm thanh mã tấu cùng một số thanh niên bặm trợn bỗng từ đâu xuất hiện chắn ngang đường ra.

Thấy chúng tôi dừng lại không tiến lên, Ngự cắm thanh mã tấu xuống mặt cát và ngồi chờ. Biết có chuyện chẳng lành, chúng tôi đi vòng đường khác để ra xe. Thấy vậy, Ngự định xông lên thì bị một số người dân trong thôn cản lại. Không dừng lại ở đó, buổi chiều, khi chúng tôi đi ăn cơm ở một quán ăn trong xã thì bị một nhóm thanh niên gồm 6 tên đi trên hai xe gắn máy đuổi theo vào tận quán và buông lời hăm dọa.

Cũng nhờ có người dân can thiệp bọn chúng mới bỏ đi. Trước tình hình này, chúng tôi đã phải gọi điện cho ông Nguyễn Trí Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch - để thông báo sự việc và đề nghị được hỗ trợ về an ninh trong thời gian tác nghiệp trên địa bàn xã Quảng Thọ.

Chủ tịch xã cho con thuê rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ ở Quảng Thọ rộng 176ha và được giao cho UBND xã Quảng Thọ quản lý theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, UBND xã phải có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ rừng chứ không được phép cho người dân thuê để làm kinh tế. Việc UBND xã Quảng Thọ giao cho người dân làm hồ tôm trong diện tích rừng phòng hộ là sai.

Ông Phạm Văn Nhất
Theo điều tra của chúng tôi, hiện tại có 6 hộ đang được UBND xã Quảng Thọ cho thuê đất rừng phòng hộ để làm hồ nuôi tôm, trong đó ông Trần Xuân Nghiêm khi còn đương chức đã ký cho con trai là Trần Xuân Ngự thuê 2,6ha để làm 13 hồ tôm. Hiện tại bố con ông Nghiêm trực tiếp làm 5 hồ còn 7 hồ thì cho người ngoài thuê. Trong quá trình làm hồ nuôi tôm, gia đình ông Nghiêm đã có hành vi chặt phá rừng phi lao để lấy đất xẻ mương dẫn nước.

Thấy cựu Chủ tịch xã làm được, một số hộ khác cũng "đẩy mạnh" công cuộc phá rừng. Tối 30-8-2010, Ban bảo vệ rừng phòng hộ thôn Nhân Thọ và nhân dân đã phát hiện 2 chủ hồ tôm là Nguyễn Văn Chiến ở Quảng Thọ và Lê Anh Tuấn ở Quảng Thuận đang cho máy xúc ra phá rừng phi lao để xẻ mương dẫn nước.

Người dân đã bắt giữ một máy xúc và đưa về sân Nhà văn hóa thôn. Tiếp đó, ngày 3 - 9 - 2010, người dân tiếp tục phát hiện chủ hồ tôm Nguyễn Văn Quảng ở Thọ Đơn cũng cho xe ủi đến phá rừng để làm hồ tôm tại ranh giới giữa thôn Thọ Đơn và thôn Nhân Thọ. Người dân cũng đã đưa chiếc xe ủi trên về Nhà văn hóa thôn và cho người báo cáo lên UBND xã. Thế nhưng đến thời điểm này, UBND xã Quảng Thọ vẫn chưa giải quyết dứt điểm sự việc gây nhiều bức xúc cho người dân.

Ông Phạm Văn Nhất - Hạt phó Hạt Kiểm lâm Quảng Trạch phụ trách kỹ thuật và lâm sinh - cho biết: Hạt Kiểm lâm Quảng Trạch đã tiến hành kiểm tra hiện trường tại tiểu khu 201 và phát hiện 3.200m2 có phi lao mọc trên đất đã bị san ủi để làm hai hồ nuôi tôm theo hợp đồng của UBND xã Quảng Thọ và diện tích trên thuộc rừng phòng hộ chắn cát ven biển.

Trong biên bản cuộc họp với UBND xã Quảng Thọ, Hạt Kiểm lâm Quảng Trạch cũng đã đề nghị UBND xã đình chỉ các hoạt động đào hồ tôm trên diện tích trên. Thế nhưng đến nay, tình trạng vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn và ngày càng nghiêm trọng tại khu vực rừng phòng hộ này.

(Theo Dân Việt)

Chủ tịch xã choảng gãy răng giám đốc


Trong lúc "chén chú chén anh", ông chủ tịch xã cầm cốc bia ném thẳng về phía mặt vị giám đốc lâm trường khiến ông này gãy răng.

Trao đổi với PV, ông Đinh Văn Cam - Giám đốc lâm trường Minh Hóa (Quảng Bình) cho biết: Ngày 28/8, tôi cùng 2 cán bộ của lâm trường khác gặp nhau để bàn việc phối hợp tuần tra kiểm soát cánh rừng ở TK 218 thuộc Phú Minh, Thượng Hóa, Minh Hóa. Khi làm việc xong, mấy anh em có ra quán nhậu Long Thu ở Thọ Lộc (Bố Trạch) ăn trưa và có uống mấy ly bia. Tôi thấy ông Nguyễn Phượng (Bí thư - Chủ tịch xã Vạn Trạch) đi ngang qua nên đã gọi vào uống mấy ly. Trong quá trình ngồi uống bia, hai bên nảy sinh mâu thuẫn. Ông Phượng lấy ly uống bia ném khiến tôi bị rách môi và gãy mấy một cái răng ở hàm trên... Tôi phải đến Bệnh viện Bố Trạch tiến hành khâu vết thương.
 
Ngày 15/9, bà chủ quán Long Thu cho biết: "Trưa đó, ông Cam cùng mấy người ngồi uống ở quán, lúc này ông Phượng đang sửa xe bên quán đối diện. Khi tôi thấy ông Cam mời ông Phượng qua uống bia. Được một lúc, tôi nghe ồn ào chạy lên thì thấy miệng ông Cam chảy máu".
 
Về vụ việc này, ông Phượng đã thừa nhận có ngồi cùng bàn ông Cam và uống mấy ly bia. Trong quá trình uống, ông Cam nói khó nghe nên đã bức xúc lấy ly ném xuống bàn. Không may ly bia văng lên trúng miệng ông Cam. Ông Phượng thừa nhận mình sai và chấp nhận kỷ luật.

(Theo Gia đình & Xã hội)

RFI: So sánh hai chế độ độc đoán của Việt Nam và Trung Quốc


Hội thảo "Các chế độ độc đảng ở Đông Á"
Thanh Phương
Các chế độ độc đoán ở châu Á có gì khác và giống nhau ? Giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam có gì tương đồng và những gì dị biệt ? Đó là những câu hỏi mà các chuyên gia sẽ tìm cách giải đáp trong một cuộc hội thảo sẽ diễn ra từ ngày 29/6 đến ngày 1/7 tại trường Đại học Thành phố Hồng Kông.
Tham gia hội thảo này sẽ có nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều nước Hoa Kỳ, Mêhicô, Áo, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh Quốc, Nhật Bản, Úc. Trong số các diễn giả cũng có mặt những chuyên gia quen thuộc trên làn sóng RFI như giáo sư Carl Thayer, Vũ Quang Việt, Ngô Vĩnh Long.

Giáo sư Jonathan London trong một chuyến đi tại Lào Cai năm 2006
Giáo sư Jonathan London trong một chuyến đi tại Lào Cai năm 2006
Đứng ra tổ chức cuộc hội thảo này là một giảo sư trẻ, Jonathan London, Khoa Nghiên cứu quốc tế và châu Á thuộc Trường Đại học Thành phố Hồng Kông. Tuy là người Mỹ nhưng giáo sư Jonathan London nói và viết tiếng Việt rất giỏi, vì anh đã sống làm việc ở Việt Nam nhiều năm và nay vẫn thường về Việt Nam làm việc. RFI phỏng vấn giáo sư London.

Phỏng vấn Giáo sư Jonathan London
28/06/2010


 
TỪ KHÓA : Chính trị - Việt Nam

RFI: Trung Quốc thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam ?


Thụy My
Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam trị giá 56 tỉ đô la trước đây bị dư luận phản đối dữ dội. Ngày 19/6/2010 Quốc hội Việt Nam đã bác bỏ dự án. Ngày 31/8 Bộ Giao thông Vận tải cho biết : tuy chưa có kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc, nhưng chính phủ tiếp tục nghiên cứu dự án và chấp thuận cho bộ này tiếp nhận vốn tài trợ nghiên cứu của Nhật Bản. RFI phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội

Tiến Sĩ Nguyễn Quang A-Hà Nội
Phỏng vấn - Trung Quốc - Việt Nam

Bị bạo hành, vợ dùng búa đánh chết chồng

TTO - Chiều 20-9, bà Phan Thị Muội (35 tuổi, ngụ ấp Thắng Lợi, xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) đã đến công an huyện Vĩnh Thạnh đầu thú về hành vi giết chồng.

>> Thuê giết con chồng với giá 150 triệu đồng
>> Án tử với kẻ giết 4 người dã man

Trước đó lúc 21g30 ngày 19- 9, tức giận vì bị chồng là Nguyễn Thanh Trạng nhậu say xỉn về chửi bới, đánh đập bà Muội đã dùng búa đánh 3 nhát vào đầu ông Trạng.

Do bị đánh quá nặng nên ông Trạng đã tử vong.

Sau khi gây án, bà Muội bỏ trốn nhưng được gia đình vận động nên đã ra đầu thú.

Theo lời khai với cơ quan điều tra, bà Muội cho biết chồng thường say xỉn, đánh đập vợ con.

Hiện công an đang điều tra vụ việc.

MINH TÂM

Monday, September 20, 2010

Chủ tịch nước với người thầy giáo năm xưa

18/09/2010 20:04 
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tặng hoa thầy Lê Quang Vịnh - Nguồn: Báo ảnh VN
Vừa qua, tại Hà Nội, hàng trăm cựu cán bộ Đoàn thuộc nhiều thế hệ, qua các thời kỳ đã hồ hởi dự cuộc gặp mặt truyền thống chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Hội trường càng trở nên sôi động khi đồng chí Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước phát biểu ý kiến. Với tình cảm thắm thiết của một cựu cán bộ Đoàn, từng nằm gai nếm mật cùng bao đồng chí, đồng bào trong những năm gian khổ ở chiến trường Nam Bộ trong cuộc chống Mỹ, cứu nước, anh Sáu Phong (tên thân mật của đồng chí Nguyễn Minh Triết) cho rằng cuộc gặp mặt này không chỉ để ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ mà còn thể hiện tấm lòng của lớp cán bộ Đoàn đi trước với lớp cán bộ Đoàn hôm nay… Các thế hệ đi trước rất tin tưởng lớp thanh niên hôm nay và mai sau sẽ tiếp nối truyền thống của cha anh, nhanh chóng trưởng thành, có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc…

Dừng một lát, anh Sáu Phong xúc động nói: "Hôm nay tôi rất vui mừng được gặp lại thầy giáo dạy tôi năm học 1960-1961, khi tôi đang học trường Trung học Petrus Ký Sài Gòn để chuẩn bị thi tú tài toàn phần, thầy Lê Quang Vịnh. Nhìn cử chỉ, lời nói, phong cách, tôi ngầm hiểu thầy là một cán bộ cách mạng, nhưng không biết thầy thuộc tổ chức nào. Sau này, tôi mới biết hồi ấy thầy đã là đảng viên và tham gia lãnh đạo phong trào thanh niên học sinh, sinh viên.

Tháng 8.1961, thầy và một số đồng chí bị kẻ thù bao vây bắt được. Rồi đến ngày 23.5.1962, thầy Lê Quang Vịnh và 11 thanh niên, học sinh khác trong "tiểu đội" anh hùng bị địch đưa ra xét xử tại tòa án đặc biệt của chính quyền Sài Gòn. Thầy và 3 chiến sĩ khác bị kẻ thù kết án tử hình. Trong nhà lao Chí Hòa đọa đày, tăm tối, thầy giáo Lê Quang Vịnh đã làm xong bài thơ Tiếng hát tử tù. Bài thơ nhanh chóng vượt nhà giam bay ra ngoài, tuổi trẻ học đường chúng tôi đã truyền tay nhau đọc và thuộc lòng. Có thể nói Tiếng hát tử tù cũng như nhiều bài thơ cách mạng đặc sắc khác đã góp phần cổ vũ, động viên, tiếp thêm sức cho tuổi trẻ miền Nam chúng tôi trong những năm tháng trụ lại ở chiến trường chiến đấu và chiến thắng quân giặc".


Bài báo cũ về 4 án tử hình các chiến sĩ cách mạng: Lê Quang Vịnh, Lê Hồng Tư, Lê Văn Thành và Huỳnh Văn Chính  nguồn: website quận 1 - TP.HCM

Anh Sáu Phong nhìn người thầy giáo của mình đã bước sang tuổi 75 đang ngồi ở hàng ghế đầu trong hội trường với tất cả sự kính trọng. Rồi anh say sưa đọc rất diễn cảm mấy đoạn thơ sau trong bài thơ nói trên mà anh đã thuộc từ lâu:

Tôi đi trên đường 
                              Mác-Lênin
Theo ánh sáng 
                Hồ Chí Minh rực rỡ
Cả mùa xuân đang tưng bừng 
                                     hoa nở
Của đời tôi đem hiến 
                     Đảng tiền phong
Thề bước đi cho đến phút cuối cùng…
                       dưới bóng rợp cờ hồng
Dù trong đêm miền Nam đen tối nhất
Dù biết đâu ngày mai tôi 
                                  vắng mặt
Tôi vẫn tin vững chắc ở 
                                   ngày mai
"L'internationale… sẽ là 
                     xã hội tương lai!"
Nhưng hôm nay trong tay lũ 
       quỷ ngậm máu phun người
Tôi nghe án tử hình 
                                   tuyên đọc
Trong góc phòng tòa, mẹ hiền sùi sụt khóc
Ôi chứa chan những khóe mắt tình thương!
Phải chấm dứt rồi sao? Mới bước được nửa đường
Đời cách mạng cảm lòng tôi 
                                    biết mấy:
Đồng chí tôi đông khắp 
                          rừng, khắp rẫy
Khắp phố phường đùm bọc 
                         nghĩa đồng bào
Giữa nhân dân tôi sống ngọt 
                                      bùi sao!
Nhưng sẽ chết không chút 
                            buồn tiếc nuối

……

Cả hội trường im lặng lắng nghe những lời thơ tràn đầy khí phách anh hùng, lạc quan cách mạng của giáo sư Lê Quang Vịnh, do chính người học trò của ông đọc. Rồi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói: "Tôi xin trân trọng được trao bó hoa tươi thắm này tới thầy giáo Lê Quang Vịnh để tỏ lòng biết ơn thầy". Thầy Lê Quang Vịnh vui vẻ bước lên khán đài vui sướng nhận bó hoa từ tay người học trò thân yêu của mình cách đây gần nửa thế kỷ. Tôi để ý trong hội trường nhiều cặp mắt đỏ hoe xúc động trước tình cảm thầy trò sâu nặng, thiêng liêng, thủy chung đó.

Tôi đã tìm gặp thầy Lê Quang Vịnh để hỏi về hoàn cảnh sáng tác bài thơ ấy. Với chất giọng xứ Huế nhẹ nhàng, ấm áp, ông nói: "Một ngày sau phiên tòa đặc biệt xử án "tiểu đội" anh hùng chúng tôi, Nha tổng giám đốc công an và cảnh sát Sài Gòn chuyển chúng tôi về nhà lao Chí Hòa. Hôm ấy, tầm 9 giờ sáng, ủy viên Chính phủ của Tòa án quân sự đặc biệt Sài Gòn đến phòng tôi. Ông ta nói thì nhiều mà tôi không nhớ, còn tôi thì cũng nói nhiều, nhưng chỉ nhớ chính xác mỗi một câu: "Tôi không bao giờ xin kẻ không đáng xin".

Thế rồi, khi ông ta về, 4 anh em án tử hình chúng tôi bị nhốt riêng trong 4 "phòng" giam khác nhau thét to cho nhau nghe rõ là tuyệt đối không ai xin xỏ gì cả và nhắc nhau: Hãy nêu cao khí tiết cách mạng. Suốt đêm ấy (21.6.1962), tôi thao thức không ngủ. Vào lúc gần sáng, tôi mải mê viết một mạch bài thơ Tiếng hát tử tù dài 52 câu này. Các anh khác trong nhà tù đã ghi lại và đọc thuộc bài thơ như là tiếng hát từ trái tim mình".

* Xin nói thêm về thời gian ông dạy học cho Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết?

- Năm 1960, tôi đỗ thủ khoa Đại học Sư phạm Sài Gòn (khoa Toán) nên tôi được quyền chọn trường để dạy. Tôi chọn trường Petrus Ký. Năm 1961 tôi dạy Toán cho một lớp học gồm hơn 20 học sinh, trong đó có 2 học sinh nổi trội là anh Nguyễn Minh Triết và anh Hồ Hữu Nhựt. Anh Nhựt là tiến sĩ khoa giáo, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tôi rất quý anh Nguyễn Minh Triết, bởi sự chân thành, khiêm tốn, "tôn sư trọng đạo" của anh. Khi nào có dịp gặp nhau, anh đều vui vẻ, niềm nở hỏi thăm sức khỏe, tình hình công tác và sinh hoạt của tôi và gia đình. Cách đây độ 8 tháng, anh dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Nhà nước ta dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Con trai lớn của tôi là Lê Quang Tự Do đang học tập tại Hoa Kỳ. Hôm ấy cháu được Đại sứ quán nước ta cử ra tặng hoa Chủ tịch nước. Khi cháu ôm hoa bước tới tặng, anh Nguyễn Minh Triết đã nhận ra Tự Do và nói: "Cháu sang đây từ lúc nào? Cháu có thường liên lạc về nhà không? Ba mẹ cháu, thầy của chú có khỏe không?". Thấy Tự Do có vẻ tần ngần, anh Sáu Phong nói tiếp: "Ba con là thầy giáo của chú đấy…". Thế rồi anh Sáu Phong đã cất tiếng hát bài Cái tên Tự Do của bé của tôi làm khi cháu Tự Do chào đời.

Chứng kiến cảnh tượng đó, bà Merle Ratner, đồng Chủ tịch VAORRC (Tổ chức toàn quốc Mỹ ủng hộ và cứu trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam), một người bạn Mỹ thân với vợ chồng tôi đã gọi điện cho tôi kể lại chi tiết nói trên và trầm trồ khen ngợi: "Chủ tịch nước của các anh chị sao mà chan hòa, gần gũi với mọi người đến thế…".

Nguyễn Huy Thông

Phó bí thư quận Phú Nhuận bị giet^'


 Khoảng 12g trưa nay (20.9), tại căn nhà số 72/1 Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng khiến một người chết, hai người bị thương nặng.

Xe đưa xác nạn nhân rời khỏi hiện trường. Ảnh: Từ An

Thông tin ban đầu cho biết, vào khoảng 11g30, trong lúc bà Bùi Ngô Thị Mỹ (51 tuổi) hiện là Trưởng phòng tài nguyên môi trường quận Phú Nhuận và con gái là chị Thu Hương (23 tuổi) đang ở nhà thì hai đối tượng là Nguyễn Hoài Sang (20 tuổi, ngụ Củ Chi) và Nguyễn Trọng Nhân (30 tuổi, ngụ Q.10) đòi cho gặp bà Mỹ để nói chuyện.

Khi cuộc nói chuyện đang trong lúc căng thẳng. Đúng lúc này, bà Đặng Thu Hồng (47 tuổi), hiện là phó bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận từ bên ngoài mở cửa bước vào nhà thì phát hiện cả hai tên đang đánh đập hai mẹ con bà Mỹ.

Ngay sau đó, bà Hồng đã hô hoán lên cho mọi người xung quanh đến giải cứu. Tuy nhiên, vừa kịp hô hoán thì cả hai đã xông tới sát hại bà Hồng. Sau đó, tiếp tục ra tay sát hại hai mẹ con bà Mỹ.

Khu vực xảy ra vụ trọng án. Ảnh: Minh Dũng

Vụ việc xảy ra khiến khiến bà Hồng bị chết ngay tại chỗ. Còn bà Mỹ và con bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Nghe được tiếng kêu cứu thất thanh, nhiều người dân xung quanh cùng các cán bộ Ban chỉ huy quân sự phường 15 (nằm đối diện nhà bà Mỹ) đã chạy sang, phát hiện vụ việc. Lúc này, cả hai đối tượng đã trèo lên nóc nhà để tháo chạy. Ngay sau đó hàng trăm cảnh sát khu vực cùng lực lượng quân đội đã được điều động đến hiện trường. Các cảnh sát được trang bị áo chống đạn, vũ khí sẵn sàng nhã đạn khi đối tượng chống trả.

Sau gần 45 phút lùng sục trên các nóc nhà, cảnh sát đã bắt giữ cả hai đối tượng, áp giải về trụ sở cảnh sát quận Phú Nhuận.

Lời khai ban đầu cho biết, vợ của tên Nhân đã từng làm tại phòng tài nguyên môi trường quận Phú Nhuận, nhưng đã bị đuổi việc. Sau đó, Nhân đến nhà để nói chuyện xin bà Mỹ cho vợ được đi làm trở lại.

TỪ AN - MINH DŨNG

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty