TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 18, 2010

Đối diện “Họa tham nhũng” - Kỳ cuối: Không ai chống tham nhũng trong một đêm

Thứ Sáu, 17/12/2010, 04:14 (GMT+7)


TT - Vị cựu thẩm phán già Barry O'Keefe là người không thể không nhắc tới mỗi khi Hội nghị chống tham nhũng quốc tế tụ họp hai năm một lần. Ông hào hứng dành riêng cho Tuổi Trẻ một cuộc phỏng vấn về câu chuyện chống tham nhũng bằng những trải nghiệm của mình.

Ông Barry O'Keefe, chủ tịch hội đồng Hội nghị chống tham nhũng quốc tế - Ảnh: H.Giang

Câu chuyện niềm tin

"Trước hết phải có lòng tin - ông bắt đầu như vậy - Người ta lo lắng niềm tin của mọi người từ các châu lục khác nhau đang bị xói mòn bởi những người đứng đầu đất nước nói một đằng làm một nẻo. Họ cứ nói nhưng không làm việc cần làm. Ban đầu việc này khiến người dân bắt đầu nghi ngờ và mất lòng tin ở chính phủ và các thể chế công khác như hải quan, ngân hàng dự trữ... Rồi điều đó dẫn tới sự thờ ơ của mọi người. Họ nói: "Chuyện quái gì đang diễn ra thế này? Chúng ta bất lực rồi, phải chấp nhận thôi". Vì thế chúng ta phải khôi phục lòng tin thì mới chống tham nhũng được".

* Vậy công cuộc chống tham nhũng đang đi về hướng nào, thưa ông?

- Chúng ta phải nhìn vào các chiến lược cụ thể và đề xuất các kế hoạch hành động. Làm sao để thúc giục các thể chế thông qua kế hoạch hành động và thực hiện trong thời gian dài. Tất nhiên việc xác định hiệu quả thật sự của kế hoạch hành động cần có thời gian, vì tham nhũng không xảy ra trong một đêm và việc giảm hay loại bỏ nó cũng là vấn đề thời gian.

* Làm thế nào để khôi phục lòng tin vào cuộc chiến lâu dài đó?

- Tham nhũng là chuyện bí mật. Chẳng ai đưa việc mình tham nhũng lên trang nhất tờ báo mà sẽ cửa đóng then cài để làm việc đó. Nếu một vụ tham nhũng được phanh phui, những dữ kiện của vụ việc đó sẽ trở nên công khai, người có tội có thể bị xét xử. Suy cho cùng, không ai trong số chúng ta muốn bị gắn mác tham nhũng. Hầu hết chúng ta đều mong sao có thể nói rằng mình tự hào về công việc. Đó là điều ta không thể nói được nếu làm việc cho một cơ quan tham nhũng.

Vì vậy, minh bạch là việc đưa các hành động ra ánh sáng khiến mọi người biết việc gì đang diễn ra. Đây là một công việc chủ yếu của quá trình khôi phục lòng tin. Khi bạn biết dữ kiện thực tế, bạn có thể tự xây dựng ý kiến của mình mà không rơi vào tình trạng mơ hồ. Trong phần lớn trường hợp, sự không tin tưởng lẫn nhau là sản phẩm của tội phạm hoặc của việc thiếu thông tin về những gì đang diễn ra. Một loại tội ác như tham nhũng, nếu đưa nó ra công luận sẽ góp phần giảm và tiến tới loại trừ nó.

* Có ý kiến cho rằng minh bạch không phải là trở ngại cho quá trình chống tham nhũng nữa mà là trách nhiệm giải trình. Ông nghĩ thế nào về điều này?

- Trách nhiệm giải trình là đưa những người làm việc phi pháp, tham nhũng ra công lý. Tôi cho rằng khi có minh bạch sẽ dẫn tới có trách nhiệm giải trình. Điều đó không phải lúc nào cũng diễn ra và sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng chắc chắn trách nhiệm giải trình sẽ đến sau khi có minh bạch.

Dạy giới trẻ bộ giá trị chống tham nhũng

* Ở Thái Lan, một cuộc khảo sát cho thấy phần lớn người được hỏi chấp nhận tình trạng tham nhũng của quan chức, miễn là người ấy đem lại sự thịnh vượng về kinh tế cho đất nước. Với một xã hội mà người dân thờ ơ với tham nhũng và không xấu hổ khi dính líu vào tham nhũng thì phải làm thế nào?

- Nói như thế cũng có khác gì nói rằng bạn được ăn cắp miễn là đừng ăn cắp nhiều. Sự minh bạch sẽ được rộng lớn hơn nếu số người im lặng với tham nhũng không còn im lặng nữa. Hãy lấy số liệu của Thái Lan: 100 triệu baht bị thất thoát khỏi ngân sách nhà nước trong quá trình đấu thầu công. Đó là khoản tiền rất lớn, sẽ làm được nhiều điều cho những người dân cần giúp đỡ.

Có một nghiên cứu được thực hiện tại một nước châu Phi mà tôi sẽ không nói tên. Câu hỏi là: Thu nhập của gia đình bạn trong một năm bình quân bao nhiêu? Trả lời: 500 USD. Câu hỏi tiếp là: Bạn dành bao nhiêu trong số đó để hối lộ? Trả lời: 40%. 500 USD/năm đã là một khoản tiền quá ít ỏi cho một gia đình mà lại còn phải dành phần lớn trong số đó cho hối lộ.

Tôi tin với các chương trình mang tính thuyết phục cao, người dân sẽ nói rằng họ muốn không phải trả tiền hối lộ. Ngoài ra, tham nhũng cũng có khía cạnh đạo đức. Đó là cách một cá nhân phản ứng trong một hoàn cảnh nhất định. Vì thế giáo dục là biện pháp quan trọng. Chúng ta dạy học sinh về cái giá của tham nhũng trong suốt quãng thời gian đi học, khi vào đời họ sẽ có một bộ giá trị riêng của mình mà không thờ ơ và không đi ngược lại sự liêm chính.

* Điều khác biệt nào trong chống tham những giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, thưa ông?

- Nguyên tắc thì giống nhau, cách áp dụng có thể khác nhau. Ví dụ các nước giàu tài nguyên có thể có nguyên tắc giống nhau. Nhưng cần nhớ một vụ tham nhũng có hai phía: bên đưa và bên nhận. Sẽ là sai lầm khi chúng ta chỉ tập trung vào bên nhận. Ở các nước phát triển hơn, việc áp dụng các nguyên tắc có thể dễ dàng hơn vì họ đã có các thể chế cần thiết.

* Để một quốc gia phòng chống tham nhũng hiệu quả, ông nghĩ cần phải có những yếu tố gì?

- Bạn sẽ cần một loạt những điều sau: một hệ thống tư pháp không tham nhũng, tự do báo chí, sự ủng hộ của người dân, một hệ thống chính trị mà tại đó người ta có thể đặt câu hỏi chất vấn việc chính phủ làm ...

HƯƠNG GIANG thực hiện


“Bán lúa non” người mẫu nhí


TT - Nhiều bạn đọc phản ảnh gần đây trong các chương trình biểu diễn thời trang, liên tục xuất hiện những người mẫu nhí 12, 13 tuổi nhưng đã được xem là "sao", tạo ra cơn sốt trong làng thời trang TP.HCM.

>> Xem bản tin tiếng Anh

Hình ảnh người mẫu nhí B.T. bị đưa lên mạng

Cơn sốt này được "khuấy động" thêm khi những ngày qua, một người mẫu trẻ con bị lộ nội y khi đang diễn trong một chương trình thời trang và bị tung ảnh lên mạng. B.T., cô bé mới 12 tuổi, đang học bậc THCS tại TP.HCM, cao 1,72m. Cô bé có gương mặt xinh xắn và cơ thể cân đối của một thiếu nữ, đã tham gia biểu diễn trong một số chương trình thời trang, trong đó có chương trình "Thời trang và đam mê" vào ngày 21-11.

Dùng "lúa non" câu khách

"Đạo luật hạn chế khai thác người mẫu trẻ em"

Tình hình "tận dụng", khai thác, "bán lúa non" các người mẫu nhí với những trang phục, tư thế, kiểu cách của người lớn với mục đích kinh doanh, thương mại từng xảy ra tại một số nước như Hàn Quốc, Mỹ... Tại Mỹ từng có rất nhiều website khiêu dâm xuất hiện với hình ảnh ban đầu là ảnh của những đứa trẻ làm người mẫu vẫn còn thiếu niên. Tuy nhiên, để chứng minh những bức ảnh bị sử dụng vì mục đích khiêu dâm, kinh doanh rất khó, vì thế một đạo luật đã được Mỹ thông qua năm 2002 mang tên "Đạo luật hạn chế khai thác người mẫu trẻ em".

Luật này nhằm ngăn chặn bất cứ việc trưng ảnh một đứa trẻ lên như một người mẫu khi không có bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào xác nhận đứa trẻ đó là người mẫu. Luật này được đưa ra nhằm chặn đứng hàng loạt website "người mẫu trẻ em" chuyên đưa ảnh người mẫu lên, bắt người xem trả tiền phục vụ mục đích thương mại của một số người.

L.Phương dịch

Trong chương trình, có một đoạn B.T. mặc váy ngắn và bị quạt thổi bay để lộ phần đồ lót. Đây là một chương trình dùng để ghi hình, dự kiến đưa lên chương trình truyền hình và ban tổ chức nói đã cắt bỏ không phát sóng những đoạn này.

Nhưng hình ảnh này lại được... phát tán lên mạng. Ngay sau đó, các trang mạng đã sao chép, tung lên những hình ảnh trên với các tít, tựa khá giật gân: "Người mẫu tuổi teen B.T. bị tốc váy trên sàn diễn", "Xôn xao những hình ảnh khoe thân của B.T."...

Tiếp theo, các trang mạng lại "bồi" thêm các nội dung: "Người mẫu 12 tuổi xấu hổ sau vụ lộ nội y", "Sự cố lộ nội y của siêu mẫu 12 tuổi chỉ là tai nạn nghề nghiệp"... Trả lời phỏng vấn của các tờ báo sau đó, ý kiến của B.T., cha mẹ của em và những người quản lý xung quanh "sự kiện" trên hoặc là lặng im hoặc đều phân bua đây chỉ là sự cố ngoài ý muốn.

Khi sự việc đã xảy ra lùm xùm đến đỉnh điểm như gần đây, chúng tôi liên lạc nhiều lần với ông Tạ Nguyên Phúc - giám đốc điều hành Công ty người mẫu PL, nơi đại diện cho bé B.T. - để hỏi thêm về trách nhiệm của các bên về việc đưa người mẫu nhí biểu diễn nhằm mục đích kinh doanh nhưng đều không được hồi đáp.

Phía gia đình bé B.T. cho biết bé đã rất buồn trước vụ việc này và gia đình chỉ mong muốn khép lại sự việc vì vấn đề đã bị đẩy đi quá xa, vượt khỏi tầm kiểm soát của những người trong cuộc. Cuối cùng, người thiệt thòi nhất vẫn là B.T. vì hình ảnh của cô bé chưa kịp lớn đã bị lợi dụng vào nhiều ý đồ, mục đích khác nhau.

Bạn đọc Minh Thư, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đặt nghi vấn: "Tôi nghĩ việc tung ảnh này lên là cố tình để quảng cáo, đánh bóng cho ai đó hay một hoạt động, một công ty nào đó. Không hiểu tại sao đây là sô diễn riêng dùng để ghi hình phát sóng mà số ảnh chụp không được kiểm soát.

Những tấm ảnh này theo tôi không phải chụp lén mà là công khai bằng máy ảnh chất lượng tốt của những tay máy chính thức tham gia chương trình này. Nhà tổ chức hoàn toàn có thể kiểm soát, giữ kín hay tiêu hủy số hình ảnh đó. Tuy vậy, chúng vẫn bị tung lên mạng, không hề nghĩ đến quyền lợi của trẻ em khi nhân vật chính trong bức ảnh chỉ mới 12 tuổi".

Còn bạn đọc Thúy Nga, một phụ huynh ở Q.3, bức xúc: "Tôi nghĩ phải lên tiếng về việc này. Cùng với sự phát triển đời sống kinh tế, ngày càng có nhiều trẻ em cơ thể phát triển sớm. Nhưng việc khai thác quá đà hình ảnh của các em để phục vụ những mục đích của người lớn là không thể chấp nhận được".

B.T. đã từng đoạt giải vàng cuộc thi có tên Teen Model do một công ty người mẫu tổ chức vào năm 2009, lúc cô bé 11 tuổi và đã được những tờ báo dành cho phụ nữ chứ không chỉ báo của tuổi mới lớn mời chụp làm ảnh bìa. Nhưng đây không phải là ngoại lệ...

Quảng cáo... đồ lót phụ nữ

Trước đây, cũng từng có một "sự kiện" tương tự gây sốc cho nhiều người khi một cô bé chỉ mới 15 tuổi tên H.Q. tham gia chương trình giới thiệu một nhãn hiệu đồ lót cho phụ nữ vào tháng 11-2009 tại Hà Nội. Cô bé đã làm mọi người sửng sốt khi mặc trên người những mảnh vải không thể nhỏ hơn nữa.

 Chương trình diễn ra trong một căn phòng, bé gái này mặc đồ lót người lớn đi qua đi lại ngay trước mắt những người đàn ông đáng tuổi cha, tuổi ông của mình. Ngay sau đó, hình ảnh của H.Q. đã được tung lên mạng với nội dung rất giật gân: "15 tuổi bản lĩnh với nội y", mặc dù "chưa đủ tuổi để giành danh hiệu"...

Lần lượt những lần trình diễn sau đó, các trang mạng diễn đàn của tuổi mới lớn tiếp tục tung hê: "H.Q.16 tuổi khoe nội y tuổi teen". H.Q. đã vào đầu quân cho Công ty người mẫu NT (Hà Nội) từ năm 12 tuổi. Những bức ảnh nội y của H.Q. trông không khác gì một cô gái đã trưởng thành, khoe thân hình bốc lửa với những đường cong khiến một số tạp chí tuổi teen lên cơn sốt với vô số lời bình luận bên dưới. Ngoài ra, người mẫu tuổi vị thành niên này còn gây đình đám khi trình diễn những trang phục đồ cưới.

Những câu chuyện của B.T., H.Q. và một số người mẫu vị thành niên khác đang nổi đình đám như M.L., B.V.... với những màn trình diễn khoe nội y, khoe ngực, khoe mông... đủ tư thế, đủ kiểu đã tạo nên cơn "sốt" học theo trong giới học trò. Nhiều cô bé, cậu bé tuổi 11-15 được gia đình đồng ý đang đổ xô đua nhau đăng ký tham gia những lớp đào tạo người mẫu tại TP.HCM và Hà Nội.

Tại TP.HCM, hiện có trên mười lớp đào tạo người mẫu nhí. Các lớp học này được sự cổ vũ, ủng hộ nhiệt tình của một số phụ huynh học sinh. Nhiều công ty thời trang săn lùng người mẫu cũng nhộn nhịp nhập cuộc để tìm kiếm đưa các người mẫu nhí lên sàn diễn.

Nói về những chuyện xảy ra với B.T. hay H.Q., T.V. - một cô bé 14 tuổi đang học làm người mẫu tại một lớp đào tạo trên đường Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM) - khẳng định: "Em thấy hơi sợ, nhưng em đi học thế này là để cho mình đẹp hơn...". Cô bé N.D., 15 tuổi, nói: "Em rất thích được như H.Q."... Hai cô bé này cao chừng 1,6m, mặc váy ngắn, quần short và đi những đôi giày cao đến 15cm theo sự "tư vấn" của người lớn.

Bé mơ trở thành... sao

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại TP.HCM hiện nay đang có tình trạng khá nhiều cô bé, cậu bé tuổi 12-16 theo đuổi giấc mơ trở thành "sao" trong giới người mẫu với sự khuyến khích của nhiều người lớn, từ phía gia đình và các đơn vị tổ chức, các công ty quảng cáo, đào tạo, cung cấp người mẫu. Những người có liên quan này có thể vì mục đích háo danh, có thể vì muốn con em mình nổi tiếng... hoặc vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận, câu khách đã vô tình hay cố tình "gò, ép", "bán lúa non" những cô bé, cậu bé vào công nghệ kinh doanh hình thể, sắc đẹp.

Ngày càng có nhiều cuộc thi người mẫu, người đẹp rầm rộ dành cho trẻ em. Do các cuộc thi nhan sắc dành cho trẻ em có quy định cấm dùng từ hoa hậu, các nhà tổ chức thay bằng chữ "miss" để "khỏi rắc rối". Tại các cuộc thi này, theo quy định cấm thí sinh mặc đồ tắm, tuy nhiên các người mẫu nhí lại được thỏa sức diễn đủ loại trang phục "mát mẻ".

Thông tư 21/1999 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội quy định trẻ em dưới 15 tuổi có thể được phép tham gia một số công việc mang tính nghệ thuật như múa, hát, xiếc, sân khấu (kịch, tuồng, chèo, cải lương...) nhưng không thấy đề cập công việc người mẫu. Tuy nhiên, thông tư này cũng quy định: "Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách".

Không chấp nhận cho diễn người mẫu dưới tuổi quy định

* Bà Võ Thị Xuân Trang, giám đốc Trường John Robert Powers (nơi có đào tạo người mẫu, hoa hậu): Việc một cô bé 12 tuổi bị "sự cố" như vậy nếu em đó sống hướng nội thì sẽ khó vượt qua được. Vì sẽ rất đau đớn và điều đó làm người ta thay đổi, ảnh hưởng tới sự phát triển tính cách sau này.

Vấn đề đáng nói ở đây là tại sao lại chấp nhận cho diễn người mẫu dưới tuổi quy định? Ở các nước, tất cả trường hợp dưới 18 tuổi chỉ diễn khi các trường tổ chức, không thu tiền, diễn phong trào, từ thiện. Còn nếu dùng các em làm thương mại thì không được. Tôi nghĩ đến nay không có ai cho phép diễn người mẫu dưới 18 tuổi để kinh doanh. Độ tuổi này phải đi theo chương trình học đường, chương trình phong trào.

* Người mẫu, diễn viên Trương Ngọc Ánh: Thực tế, những thông tin về người mẫu thời trang đã ảnh hưởng, khiêu khích ước mơ của các em nhỏ. Thật khó trách cứ các em về điều này. Tôi nghĩ gia đình là quan trọng nhất, cần phải hướng các em quan tâm đến chuyện quan trọng nhất là việc học văn hóa, ít nhất là tốt nghiệp THPT. Nếu không sau này các em sẽ thấy hối tiếc vì quá trễ.

* Ông Bùi Vĩnh Thế, chuyên viên tổ chức sự kiện: Quy định pháp luật trong những ngành nghề cho phép trẻ dưới 15 tuổi làm việc không có nghề người mẫu. Tôi biết khá nhiều em tuy hình thể đã lớn nhưng chưa đủ chín chắn để đối phó với những rắc rối phức tạp của công việc này. Trong một số trường hợp, các em rất dễ bị lợi dụng.

* Bà Lê Thị Lan (ngụ Q.8), có con gái tuổi vị thành niên đang theo học lớp người mẫu: Tôi biết bây giờ có những cháu gái tuổi mới 13-14 nhưng đã rất cao, rất đẹp và đầy tiềm năng để trở thành những người mẫu danh giá sau này. Đó là một vốn quý. Việc định hướng, đào tạo các cháu trở thành người mẫu, hoa hậu... cũng là bình thường, chính đáng và cũng cần thiết như các nhu cầu đào tạo khác. Nhưng vì các cháu còn nhỏ, vẫn là thiếu niên, chưa từng trải nên cần được vun đắp, cần được bảo vệ để trở nên thật hoàn thiện khi vào tuổi trưởng thành, không nên lợi dụng hình ảnh các cháu vào mục đích kinh doanh, lợi nhuận.

VŨ THANH BÌNH


Máy dò “hố tử thần” bó tay


 
18/12/2010 11:05 
 

(TNO) 20 giờ 30 đêm 17.12, đoàn chuyên gia liên ngành đã tiến hành đào tại vị trí được TS Vũ Văn Bằng nghi có "hố tử thần" nằm trên đường Phó Cơ Điều (gần giao lộ Phó Cơ Điều - 3 tháng 2, P.6, Q.11, TP.HCM) nhưng chưa phát hiện ra hố.

>> Theo chân cha đẻ máy dò "hố tử thần"  
>> Máy truy tìm "hố tử thần" biểu diễn trên đường phố

Trước đó, bằng máy do chính TS Bằng phát minh được nói dùng sóng điện từ thứ cấp, ông nhận định có một hố sụp đường kính 1m, hố rỗng dưới lòng đường, độ sâu đến đáy của hố sụp là 2m.

Nguyên nhân do rò rỉ nước từ hệ thống cống dọc trên đường Phó Cơ Điều; tâm hố sụp cách tim cống dọc 1,3m. Vị trí này nằm trước hố ga số nhà 213 Phó Cơ Điều, P.6, Q.11.

Tuy nhiên, kết quả đào thực tế dưới sự giám sát chặt chẽ của đại diện các sở, ngành liên quan không cho thấy "hố tử thần" như nhận định ban đầu của TS Bằng.

TS Bằng không có mặt tại hiện trường trong buổi đào thực tế này.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online tại hiện trường, đến 22 giờ 5 phút ngày 17.12, sau khi đào dỡ bỏ lần lượt lớp bê-tông nhựa đường, lớp đất sỏi… ở độ sâu 2m so với mặt đường vẫn không phát hiện ra "hố tử thần". Ở độ sâu 80cm, nhóm công nhân đào đường đụng phải ống gang cấp nước băng ngang đường Phó Cơ Điều (nằm giữa vị trí hố đào).

Trước đó, đêm 16.12, khi đào lớp đất gần vòng xoay Hòa Bình (đường Lạc Long Quân, Q.11), đoàn chuyên gia liên ngành cũng không phát hiện ra "hố tử thần" như nhận định của TS Bằng.

Trao đổi với báo chí sau khi buổi đào đường thực tế kết thúc, ông Lê Hoài Quốc, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết, không đào thêm đường để thử nghiệm phương pháp của TS Bằng trong việc xác định "hố tử thần".

"Sẽ tìm kiếm phương pháp khác chính xác hơn để xác định "hố tử thần" tại TP.HCM", ông Quốc nói.

Một chuyên gia của Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 (thuộc Sở GTVT TP.HCM) cho biết, cần huy động thêm trí tuệ xã hội trong việc tìm ra phương pháp dò tìm "hố tử thần" trên địa bàn TP.HCM.


Chuyên viên của đoàn giám sát đo độ sâu hố đào. TS Bằng nhận định đào từ 40cm đến 2m sẽ bắt gặp "hố tử thần" - Ảnh: Trần Duy


Trong quá trình đào, công nhân đào đường khá vất vả khi liên tục đụng phải lớp đất đá cứng - Ảnh: Trần Duy


Nhiều lần cuốc đào của công nhân bị gãy do đá cứng - Ảnh: Trần Duy


Ở độ sâu 2m, vẫn không phát hiện ra "hố tử thần" - Ảnh: Trần Duy

Trần Duy


56 ngư dân Phú Yên cầu cứu giữa Biển Đông


17/12/2010 17:51:15

 - Chiều 17/12, Ban tác chiến Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, có 6 tàu câu cá ngừ đại dương cùng 56 ngư dân phát tín hiệu cấp cứu vì không thể di chuyển trong gió lớn cấp 9, cấp 10 và sóng to khi đang hành nghề giữa Biển Đông.

TIN LIÊN QUAN

Đó là các tàu cá mang số hiệu PY 1459TS, PY 91049TS, PY 96155TS, PY 42492TS, PY90922TS và PY2052TS.

Theo sự hướng dẫn của Bộ đội Biên phòng Phú  Yên, 4 trong số 6 tàu nói trên đã di chuyển đến neo đậu cách đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa 40 hải lý để tránh trú.

Hai tàu còn lại đã di chuyển về phía gần đảo Dừa của Philippines để ấn nấp.

Cũng trong chiều hôm qua, Bộ đội biên phòng Phú Yên đã gửi công văn đến Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Phú Yên, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng để yêu cầu đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines tạo điều kiện cho hai tàu đánh cá trên vào trú tại đảo Dừa.

Đến 14h chiều 17/12, Đồn biên phòng Hòa Hiệp (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và ngư dân địa phương đã tìm thấy tàu PY50112TS cùng hai cha con ông Võ Quốc Sĩ (ở thôn Phú Thọ 2, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa), chủ tàu, ở vùng biển cách bờ biển Vũng Rô khoảng 6 hải lý về phía đông nam.

Sức khỏe hai cha con ông Sĩ rất yếu nhưng đã được quân y Biên phòng chăm sóc nên dần hồi phục.

Trước đó, khoảng 18h30 tối 16/12, tàu PY50112TS đang hành nghề mành tôm tại vùng biển Mũi Mác, tiếp giáp giữa Phú Yên và Khánh Hòa, thì bị chết máy và bị trôi dạt tự do trên biển. Ông Sĩ đã liên lạc với Đồn Biên phòng Hoà Hiệp cầu cứu.

Đồn Biên phòng Hoà Hiệp đã huy động 10 cán bộ chiến sỹ, phối hợp với 10 ngư dân và 2 tàu thuyền trong tổ tàu thuyền an toàn của thôn Phú Thọ 2 và Phú Thọ 3 đi tìm kiếm tàu bị nạn. Tuy nhiên trong suốt đêm qua 16/12, vẫn không tìm thấy dấu tích tàu và ngư dân bị nạn. 

Đến sáng ngày 17/12 thì mọi liên lạc với hai cha con ông Sĩ đều thất bại. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên đã liên hệ với Biên phòng Khánh Hoà huy động lực lượng và phương tiện công suất lớn để hỗ trợ Phú Yên tìm kiếm tàu bị nạn. 

Nguyễn Lê

Hóa chất gây ung thư trong tương ớt do thuốc trừ sâu?


Báo chí số ra hôm nay tại Việt Nam cho hay, hóa chất gây ra ung thư Rhodamine B vừa tìm thấy trong các mẫu tương ớt ở Hà Nội, có thể đến từ thuốc trừ sâu.

Nhận xét này do các chuyên gia thực phẩm nêu lên.

Hàng trăm lít tương ớt  mới bị cảnh sát môi trường phát hiện khi đến kiểm tra tại hãng chuyên làm tương ớt Tuấn Thành, ở phường Cửa Đông, quận Hoàng Kiếm, Hà Nội. Hóa chất độc hại này có tác dụng tạo ra màu đỏ.

Theo cơ quan an tòan vệ sinh thực phẩm quốc gia thì nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu có thể do sự xâm nhập từ đồng ruộng vào các loại ớt,  là nguyên liệu chính dùng làm tương có màu đỏ tươi này.

Mặt khác, việc phơi ớt trên sàn có phết lên một lớp sơn cũng có thể bị nhiễm chất nhuộm của màu sơn.

Các chuyên gia an tòan thực phẩm cũng cảnh báo là không riêng gì tương ớt, mà trong các loại gia vị khác thường có nguy cơ bị nhiễm chất Rhodamine B,  xuất phát từ những cây trồng có sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

Một công ty Malaysia bị khởi tố buôn người


2010-12-16

Chúng tôi được tin cảnh sát Malaysia vừa nộp đơn ở toà án nhằm truy tố hãng sản xuất đồ nhôm Spektra Alucast về tội buôn người có liên quan đến công nhân VN.

Photo AFP

Công nhân Việt Nam tập trung tại sân bay Hà Nội để chuẩn bị sang Nam Hàn lao động. Ảnh minh họa.

 

Diễn tiến này phần lớn nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Camsa, Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu trụ sở chính tại Virginia, Hoa Kỳ.

Thanh Quang tìm hiểu thêm về vấn đề  qua cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc tổ chức Boat People SOS và là đồng sáng lập viên của Camsa. TS Nguyễn Đình Thắng trước hết cho biết vấn đề diễn tiến mới nhất:

Vấn đề hiện nay là ngay trong tuần lễ này, bên toà án ở Malaysia đang lấy cung, các lời khai của nhân chứng để xem có yếu tố nào buộc tội công ty Spektra Alucast hay không – 1 công ty làm nhôm cỡ trung của Malaysia. Trước đây có 31 công nhân VN làm cho hãng này và không được trả lương. Thậm chí đến độ họ bị đói. Khi chúng tôi gặp họ vào tháng 7 năm ngoái thì họ phải vào rừng đào những củ khoai rừng, hái rau rừng về ăn cầm hơi. 

Tất cả thủ phạm đã bị truy tố này đều là thành phần "cò con trong cả 1 hệ thống buôn người đầy quyền lực, hoàn toàn không ai đụng đến.

TS Nguyễn Đình Thắng


Do đó chúng tôi đã liên lạc ngay với nhân viên quản trị của công ty này, nói với họ rằng nếu quý vị không giải quyết ngay vấn đề, thì đây là vụ buôn người. Và họ đã đồng ý giải quyết, nhưng chỉ giải quyết vài tháng thôi. Sau đó sự việc thậm chí tệ hại hơn nữa.

Họ đã không chịu gia hạn chiếu khán làm việc cho những công nhân này. Đầu năm nay, có 8 công nhân trong số này bị bắt, và họ hồ nghi rằng chính chủ nhân hãng Spektra Alucast báo cảnh sát bắt để trục xuất họ, vì ngay lúc đó thì luật sư của chúng tôi đang thu thập bằng chứng để kiện dân sự đòi bồi thường cho các công nhân VN.

Vấn đề là khi không còn nhân chứng thì không còn vụ kiện nữa. Có lẽ vì vậy mà các công nhân này bị bắt vào ngày 18 tháng 6 vừa qua.

Thanh Quang: Thưa, Liên minh Camsa có giúp đỡ cho các nạn nhân này khi họ ra toà không ?

TS Nguyễn Đình Thắng: Vâng, khi đưa họ ra toà thì có luật sư của chúng tôi trình bày cho quan toà biết rằng đây là vụ buôn người, và những công nhân này không phải là phạm nhân, mà họ là nạn nhân. Còn phạm nhân chính là chủ hãng Spektra Alucast. Vị quan toà đồng ý và có chỉ thị cho cảnh sát Malaysia là phải điều tra và trình vụ sự cho toà. Nhưng cảnh sát làm việc rất chậm trễ. Chỉ mới đây họ mới bắt đầu thực hiện cuộc điều tra và truy tố mà thôi.

Chỉ là bề nổi

Thanh Quang: Trước khi trở lại tình cảnh của các công nhân như TS vừa trình bày ở phần đầu, thì một cách cụ thể, hành động khởi tố hãng Spektra Alucast của CS Malaysia có lợi cho số công nhân VN ở đó như thế nào?

000_Hkg3572977-250.jpg
Các công nhân làm việc trên một công trường xây dựng ở Kuala Lumpur vào ngày 13 Tháng 5 năm 2010. AFPphoto
TS Nguyễn Đình Thắng:
 Họ có lợi ở 2 điểm: Điểm thứ nhất là các công nhân biết được quyền lợi của mình, không riêng 8 người ở trong nhà tù vì không có giấy tờ hợp lệ do lỗi của hãng nhôm này không gia hạn giấy phép làm việc cho họ, mà tất cả công nhân VN ở Malaysia đều biết rằng có luật mới chống buôn người ở xứ này.

Và nếu họ là nạn nhân thì sẽ được bảo vệ. Có thể họ rơi trong tình thế bị vi phạm luật lệ, như không có giấy tờ để cư trú ở Malaysia, rồi bị bắt…thì tất cả những tội như vậy đều bị xoá hết. Bởi vì họ là nạn nhân của nạn buôn người. Như vậy chính các nạn nhân mới cảm thấy yên tâm để đứng ra truy tố, báo cáo với cảnh sát.

Thứ hai là vấn đề này tạo 1 tiền lệ cho cảnh sát Malaysia truy tố 1 công ty. Từ ngày Kualar Lumpur ban hành luật chống buôn người đến giờ, chưa hề có 1 công ty nào ở Malaysia bị truy tố cả. Mà cảnh sát và chính phủ Malaysia chỉ truy tố những cá nhân mà thôi để thoả mãn những đòi hỏi của quốc tế, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Và họ muốn trưng dẫn ra đây rằng chúng tôi có truy tố.

Nhưng tất cả thủ phạm đã bị truy tố này đều là thành phần "cò con", như nhân viên cảnh sát tham nhũng rất nhỏ bé trong cả 1 hệ thống buôn người đầy quyền lực, hoàn toàn không ai đụng đến.

Việc cảnh sát Malaysia truy tố hãng Spektra Alucast là vụ đầu tiên mà 1 công ty ở Malaysia bị đưa ra toà. Chúng tôi thấy có điểm hay là vấn đề có liên quan tới các công nhân VN. Và chúng tôi rất mừng là luật sư của Camsa đã dẫn đến việc truy tố 1 công ty Malaysia lần đầu tiên, chiếu theo luật chống buôn người của Malaysia.

Tình cảnh công nhân hiện nay

Thanh Quang: Như TS trình bày ngay từ đầu thì các công nhân VN làm ở công ty này từng bị ngược đãi, bị quịt lương, thậm chí bị giam giữ oan ước.v.v…Xin TS cho biết thêm về tình cảnh của công nhân VN ngay trong lúc này ra sao?

8-cong-nhan-tu-250.jpg
Tám công nhân đang bị giam giữ ở Malaysia. RFA photo
TS Nguyễn Đình Thắng:
 Họ bị trầm cảm nặng, họ rất bức xúc, mong muốn được về với gia đình. Vì sau thời gian ở tù rồi bây giờ đã được chuyển qua nhà gọi là Trung Tâm Bảo Vệ của cảnh sát, thì họ không có công ăn việc làm, không có thu nhập, đời sống của họ tiếp tục bị tù túng vô cùng, không được đi ra khỏi trung tâm đó. Do vậy họ bị trầm cảm. Hồi tuần rồi, có một trong 8 công nhân đó dự định tự sát.

May mà người ta cứu được và đưa anh vào bệnh viện cho đến ngày hôm nay. Đó là tình cảnh ngay trong lúc này của những công nhân, và cũng là điều mà chúng tôi đang vận động với chính phủ Malaysia phải đối xử các nạn nhân VN như là nạn nhân, chứ không phải đối xử với họ như là tù nhân. Nhưng cảnh sát Malaysia thì không quen đối xử với nản nhân một cách tử tế.

Do đó, cách đây 2 tuần, ông Đại sứ Luis Cdebaca, Giám đốc Văn phòng Quốc tế đặc trách theo dõi và bài trừ nạn buôn người thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã đến Malaysia và họp với luật sư Camsa và được biết về những trở ngại trong vấn đề chấp pháp liên quan luật chống buôn người. Nếu như nạn nhân thấy họ cũng bị đối xử tàn tệ như tù nhân, thì không mấy ai còn dám bước ra để báo cáo hay tố giác với cảnh sát.

Thanh Quang: Nói chung, trước tình cảnh khó khăn của công nhân VN như vậy thì Đại sứ quán VN ở Kuala Lumpur có can thiệp, trợ giúp gì không? Chúng tôi nghe nói viên chức quản lý lao động của sứ quán VN tìm cách thuyết phục các nạn nhân gọi là "nhận tội" để sớm được hồi hương ?

TS Nguyễn Đình Thắng: Vâng, Văn phòng Quản lý Lao động tại Đại sứ quán VN ở Kuala Lumpur  có can thiệp, nhưng can thiệp, bênh vực cho thủ phạm. Họ luôn luôn đi đôi với luật sư của hãng Spektra Alucast hoặc nhân viên quản trị của hãng này để gặp công nhân. 

Họ bị trầm cảm nặng, họ rất bức xúc, mong muốn được về với gia đình. Hồi tuần rồi, có một trong 8 công nhân đó dự định tự sát.

TS Nguyễn Đình Thắng


Trong 1 phiên toà thì chính người của Đại sứ quán VN thuyết phục công nhân hãy nhận tội đi thì mới được cho về, và, theo quan chức này, khi họ về nước rồi thì nhà nước VN mới tìm cách đòi tiền giúp cho. Nhưng mọi người biết rất rõ là khi về nước rồi thì không còn căn bản pháp lý nào nữa để đòi tiền. Thành ra có rất nhiều sự khuyến dụ từ phía đại sứ quán VN.

Thay vì để bảo vệ và đòi quyền lợi cho công nhân và áp lực đúng theo luật lệ của Malaysia, thì họ lại tìm cách đi đường "tay trong" để một mặt ngấm ngầm áp lực công nhân nhận tội, mặc dù công nhân không có tội; mặt khác, họ làm việc chặt chẽ với phía thủ phạm thay vì làm việc với cảnh sát, với giới chức công quyền.

Và nhiều lần như vậy, chúng tôi thấy chính nhân viên Đại sứ quán VN lại đi đôi với đại diện của công ty xuất khẩu lao động từ VN – một thành phần có can dự vào vấn đề buôn người. Điều rất lạ lùng là họ chỉ liên lạc với thành phần thủ phạm mà thôi, trong khi nạn nhân và giới chức công lực của Malaysia thì không thấy họ hợp tác với những thành phần đó.

Thanh Quang: Cảm ơn TS Nguyễn Đình Thắng.

Theo dòng thời sự:


Friday, December 17, 2010

Quyền lực và quyền người !!!


Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 113 (15-12-2010)

            Trong một đất nước theo thể chế văn minh hiện đại, các quyền con người ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền công bố cách đây 62 năm (10-12-1948) và sau đó được chi tiết hóa hơn trong 2 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị, Kinh tế, Văn hóa và Xã hội công bố ngày 16-12-1966 (tính ra có tới 26 quyền), tất cả đều được công nhận và được bảo vệ bằng nhiều cơ chế trong xã hội mà ta có thể gọi là những quyền lực, những quyền lực phục vụ quyền người. Theo ý kiến chung thì có 7: đó là lập pháp, hành pháp, tư pháp, công an, quân đội, báo chí và tôn giáo.

            Nhân dịp thế giới vừa mừng Ngày Nhân quyền quốc tế lần thứ 62, chúng ta thử xem 7 quyền lực ấy phục vụ quyền người như thế nào trong chế độ Cộng sản Việt Nam hôm nay, sau đó sẽ xét xem nguyên nhân và hậu quả của sự việc này.

            1- Các quyền lực phục vụ thế nào ?

            a- Ai cũng biết Quyền lập pháp (nằm trong tay Quốc hội do dân bầu) là quyền soạn thảo Hiến pháp rồi các luật lệ phục vụ nhân quần xã hội. Quốc hội còn đóng vai trò xem xét, chất vấn hành pháp, tức là chính phủ. Thế nhưng tại Việt Nam, thành viên Quốc hội qua 11 khóa đều do đảng CS chọn lựa, đều là thành viên hoặc cảm tình viên của đảng, thay vì làm dân biểu thì làm đảng biểu (đảng biểu gì làm nấy). Họ đã soạn ra nhiều bản Hiến pháp dành quyền cai trị tuyệt đối và vĩnh viễn cho đảng, soạn ra những luật lệ phần lớn có lợi cho đảng hay các phe nhóm trong đảng. Trong quá khứ, họ chẳng bao giờ dám chất vấn chính phủ, càng không dám chất vấn đảng. Gần đây thì có hiện tượng một số đại biểu xem xét nội các của Nguyễn Tấn Dũng, phản đối dự án đường sắt cao tốc, hạch hỏi về việc khai thác bauxite, đòi điều tra vụ vỡ nợ của Vinashin, đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng… Nhưng rồi chẳng đi tới đâu. Cơ quan quyền lực tối cao trên danh nghĩa vẫn là cơ quan bất lực thê thảm trên thực tế!

            b- Quyền tư pháp nơi Tối cao Pháp viện là quyền xem xét Hiến pháp và các Luật do Quốc hội ban hành. Xem xét Hiến pháp có đúng và đủ không, các luật có vi hiến và mâu thuẫn nhau không. Quyền tư pháp nơi các tòa án là xem xét những vụ việc và những con người vi phạm luật pháp, bảo vệ công lý, trừng trị kẻ gian ác và bênh vực người ngay lành. Thế nhưng tại Việt Nam, cho tới giờ này chẳng hề có viện Bảo hiến, và các luật chồng chéo nhau thì vô số kể, dù đó là từ trung ương hay địa phương. Tòa án thì trở thành công cụ để hợp thức hóa các hành động sai trái hay các quyết định bất công của đảng, của phe phái trong đảng, của thành viên đảng tại bản địa. Trong vô số các vụ án hình sự, công lý thuộc về kẻ có quyền lớn hay tiền nhiều. Trong mọi vụ án chính trị, quan tòa luôn có sẵn bản án trong túi, và kẻ chiến thắng cuối cùng bao giờ cũng là đảng.

            c- Quyền hành pháp nằm nơi bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính, có mục đích phục vụ các vấn đề, các nhu cầu, các quan hệ của công dân mà có liên quan tới luật pháp, tới trật tự xã hội. Người dân đến các cơ quan công quyền để giải quyết giấy tờ có liên quan đến việc sinh tử, việc làm ăn, việc cư ngụ, việc sở hữu… trong tư thế của một chủ nhân đến với đầy tớ được mình trả lương và tự xưng là công bộc. Thế nhưng tại Việt Nam, hành chính đã trở nên "hành là chính". Nhân viên nhà nước tự coi mình như kẻ ban ơn, bắt người dân phải đợi chờ, phải lui tới, phải khúm núm, phải xin xỏ, thậm chí phải hối lộ (thủ tục "đầu tiên")… Rủi "có vấn đề" (tức là liên quan tới một vụ việc chính trị hoặc đơn giản là xung đột với quan trên) thì đừng hòng mong xét đơn, cấp giấy, giải quyết vụ việc một cách suôn sẻ…

            d- Công an cảnh sát, theo định nghĩa, là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, giúp đỡ dân lành, duy trì trật tự xã hội. Họ thường được gọi là bạn dân. Thế nhưng ngành công an trong các chế độ CS đã khét tiếng với những cái tên không bao giờ xóa mờ trong lịch sử tội ác của nhân loại, như KGB (Liên Xô), Securitate (Rumani), Stasi (Đông Đức)… Công an Việt Nam cũng chẳng kém. Với châm ngôn "Chỉ biết còn đảng còn mình" (tức "chỉ biết có đảng có mình"), công an cảnh sát thay vì làm đầy tớ nhân dân (như họ thường nói) thì lại làm đầy tớ, chó săn của đảng (CSCĐ), của những đảng viên cấp cao hay cấp thấp đang có quyền lực điều động họ. Họ là lực lượng sách nhiễu hăm dọa các nhà đối kháng, khủng bố ép cung các bị cáo chính trị, đánh đập hành hạ các dân oan đấu tranh, thậm chí đôi lúc còn gây thương vong cho những công dân chỉ vi phạm luật đi đường. Họ bị gọi là "xã hội đỏ", tàn ác và nham hiểm hơn cả "xã hội đen". Hiện nay, vô số công an mang tâm tính của côn đồ cũng như vô số côn đồ mang sắc phục công an. Bằng chứng thì nhiều vô kể.

            e- Quân đội là lực lượng bảo vệ quốc gia, giữ gìn bờ cõi, canh giữ vùng trời vùng biển của Tổ quốc, chống lại mọi lực lượng ngoại thù. Họ là công cụ của nhân dân, của đất nước, không bao giờ bị chính trị hóa thành công cụ của một giai cấp, một đảng phái, một thế lực nào cả. Thế nhưng cái tên gọi "Quân đội nhân dân" tại Việt Nam chỉ là một từ mai mỉa. Điều này càng thấy rõ qua một bài viết gần đây, "Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng làm thất bại âm mưu "phi chính trị hoá quân đội" của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay", đăng trên www.tuyengiao.vn ngày 29-11-2010. Trong thực tế, quân đội nhân dân VN một thời nằm dưới sự điều động của CS Quốc tế (để xâm lăng VNCH) và nay thì nằm dưới sự khống chế của CS Trung Hoa và thái thú Trung Hoa, nên bao vùng đất vùng biển đã lọt vào tay Đại Hán, bao ngư dân đã sa vào tay Tàu Cộng, và bao con dân đang phập phồng trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc.

            f- Báo chí, theo một định nghĩa rất tuyệt vời, là "tôi tớ của Sự Thật". Nhà báo là người ghi lại trung thực các sự kiện xã hội, các tâm tư quần chúng, là kẻ dám công bố sự thật và trình bày lẽ phải. Đó là tiếng nói của nhân dân, là đối trọng của chính quyền, tồn tại nhờ vào sự tín nhiệm của quần chúng và sự công nhận của xã hội. Thế nhưng tại Việt Nam, các cơ quan ngôn luận được nuôi bằng "bầu sữa nhà nước" (đa phần), được trơ trẽn quy chụp danh hiệu "báo chí cách mạng", bị áp đặt nhiệm vụ "tiếng nói của đảng". Tiếng nói tuyên truyền chính sách, đường lối của trung ương đảng (giúp đảng thống trị), tiếng nói bênh vực kế hoạch, hành vi của đảng bộ địa phương (giúp đảng viên cướp giật), tiếng nói lên án các nhà đối kháng đòi dân chủ, vu khống các oan dân đòi quyền lợi. Thành thử người dân gặp bất công chẳng biết thông tin cho công luận như thế nào (ngoại trừ nhờ các nhà dân báo "lề trái" trên mạng). Các tờ báo và nhà báo "lề phải" có lương tâm ngay chính, có ý thức độc lập, có tinh thần phục vụ thật là hiếm hoi.

            g- Quyền lực cuối cùng phục vụ quyền người chính là tôn giáo. Với nhiệm vụ hướng tín đồ đến Đấng Chân Thiện Mỹ và giúp tín đồ sống theo chân thiện mỹ, tôn giáo là tiếng nói của lương tâm, muối men của xã hội, ngôn sứ của sự thật và chiến sĩ của lẽ phải. Ngoài ra, với tính cách là một tổ chức độc lập, các giáo hội là lực lượng nối kết tín đồ để bênh vực dân lành bị áp bức, tố cáo cường quyền hành xử bất công, lên án các sai lầm và tội ác của chế độ, góp phần xây dựng một xã hội tự do dân chủ. Thế nhưng tại VN, các tôn giáo đang bị phân hóa và lũng đoạn: có những giáo hội quốc doanh bên cạnh những giáo hội chính truyền và có những thành phần quốc doanh trong lòng một giáo hội. Rất nhiều chức sắc giáo hội trở thành cán bộ tôn giáo và rất nhiều lãnh đạo tinh thần để tinh thần cho CS lãnh đạo. Im lặng trước, thỏa hiệp với hay bênh vực cho chính quyền; trở thành con chó câm, vật trang trí hay ủng hộ viên của chế độ là điều không thể chối cãi nơi các tôn giáo hiện nay. Tín đồ lẫn phi tín đồ mong mỏi lời bênh vực hay việc hỗ trợ từ cá nhân hay tập thể lãnh đạo, từ một phần hay từ toàn phần giáo hội, rất nhiều phen đã phải thất vọng. Các tôn giáo tại VN hiện nay lẽ ra phải đóng vai trò như các tôn giáo tại Đông Âu thập niên 80-90 của thế kỷ trước.

            2- Nguyên nhân sự yếu kém của các quyền lực.

            Nguyên nhân chính là đảng CS đang nắm quyền độc tài và toàn trị tại VN. Độc tài là một mình thống lĩnh và toàn trị là quản lý mọi thực thể trong xã hội, từ mọi cá nhân đến mọi tập thể, từ mọi tổ chức đến mọi sinh hoạt, nhất là bảy quyền lực phục vụ quyền người nói trên. Tất cả phải trở thành công cụ cho đảng, phục vụ cho quyền và lợi của đảng, hay đúng hơn cho các nhóm lợi ích trong đảng. Hạnh phúc của nhân dân, tiến bộ của quốc gia, phú cường của đất nước, tồn tại của giống nòi; phát triển của kinh tế, thăng hoa của văn hóa, trong lành của môi trường, thành công của giáo dục đều trở thành bất khả, đều không thể nhờ vào 7 quyền lực phục vụ nói trên, vì như thế có nghĩa là cái đảng vô tôn giáo và vô tổ quốc, vô đối thoại và vô đối lập không thể tồn tại trên ghế quyền lực.

            3- Hậu quả thê thảm cho quyền người:

            Một khi 7 quyền lực phục vụ quyền người trên kia chỉ còn phục vụ quyền đảng, thì ai ai cũng nhận thấy : Người dân không còn được Quốc hội đại diện và không còn được luật pháp bảo vệ; không còn được bênh vực công lý và quyền lợi trước tòa án, cũng như phải gánh chịu những luật lệ chồng chéo, mâu thuẫn nhau; không còn được hệ thống hành chánh phục vụ trong mọi vấn đề cuộc sống như cư trú, hành nghề, sở hữu, quan hệ; không còn được công an bảo vệ tính mạng và tài sản; không còn được cùng đồng bào sống trong an ninh của đất nước nhờ lực lượng quân đội; không còn được nghe tiếng nói của sự thật hay không còn có thể cất lên tiếng nói của lẽ phải qua báo chí và mọi phương tiện truyền thông; cuối cùng là không còn được tự do diễn tả niềm tin và thực hiện những đòi hỏi của niềm tin qua tôn giáo, qua giáo hội của mình nữa.

            Việc mất mọi quyền con người như thế là thực trạng tại Việt Nam hôm nay. Từ đó đi đến chỗ mất quyền dân tộc là chuyện cận kề.

            BAN BIÊN TẬP


Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty