TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Saturday, May 7, 2011
Hợp lòng quan
07/05/2011 16:47:17 - Quan là đầy tớ của dân, dân đói mà đầy tớ của dân lo sắm xe đời mới, đổi xe đời cũ làm sao được. Làm gì cũng phải ngó trước ngước sau xem có hợp lòng dân không rồi hẵng làm.
Mũm Mĩm đi làm về, tự nhiên lăn đùng ra giường nằm im như chết. Ngu Ngơ thấy lạ mới mon men tới gần, nói Mũm Mĩm em ơi, làm sao thế. Mũm Mĩm uể oải ngồi dậy, nói chán, chán lắm anh ạ. Ngu Ngơ nói em chán gì, chán ăn à, hay là ốm nghén. Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói nghén với chả nghẽo, đầu óc anh tối mò, lúc nào nghĩ lởn vởn mấy chuyện linh tinh. Ngu Ngơ cười khì, nói thế thì làm sao. Mum Mĩm thở hắt ra, nói đang vui vẻ tự nhiên đọc cái tin Bộ Tài chính dự thảo quy chế quản lý và sử dụng xe ô tô cho lãnh đạo mà buồn thối ruột. Đang khi lạm phát ầm ầm, giá cả tăng hơn ngựa phi nước đại, các quan lại được tăng tiền mua ô tô. Rõ chán. Ngu Ngơ vỗ vai Mũm Mĩm, nói tưởng chuyện gì chứ chuyện đó có gì mà chán. Giá cả tăng thì giá ô tô cho lãnh đạo cũng phải tăng chứ sao. Thấy các quan có ô tô sang không mừng thì thôi, sao lại chán? Em đừng có kêu ca kẻo người ta lại bảo mình ghen ăn tức ở, trâu cột ghét trâu ăn. Mũm Mĩm vằn mắt lên, nói anh nói gì thế, ghen tị với ai lại đi ghen tị với các quan, có mà dở hơi. Đất nước đang khó khăn, xe cộ các quan đâu phải loại xe tồi, từ năm sáu trăm triệu đến bảy tám trăm triệu chứ có ít ỏi gì đâu, sao tự dưng lại đòi mua xe đắt tiền hơn? Lại nữa, xe cũ còn chạy ngon lành, thêm cái dự thảo này thế nào các quan cũng sắm thêm xe mới. Đang khi phố chật người đông, từng đó xe đã tắc đường lung tung chưa có cách nào giải quyết, bây giờ lại thêm một đống xe mới nữa có phải khốn không. Ngu Ngơ lắc đầu xua tay, nói em đừng có lo bò trắng răng. Sắp tới sẽ có luật vào thành phố ngày chẵn phải đi xe số chẵn, ngày lẻ đi xe số lẻ. Nhất định lượng xe tham gia giao thông sẽ giảm đi một nửa.
Mũm Mĩm chắp tay vái Ngu Ngơ, nói Ngơ ơi là Ngơ, Ngơ đúng là ngơ. "Lượng xe tham gia giao thông sẽ giảm đi một nửa", hoang đường. Biển số giả tăng lên gấp đôi thì có. Với cả luật chẵn lẻ đó khuyến khích các quan các quan đua nhau sắm hai xe, xe số chẵn và xe số lẻ, thế là xe tham gia giao thông tăng hay giảm, hả hả? Mũm Mĩm càng nói càng giận. Ngu Ngơ cười to, nói anh chọc chơi anh vậy thôi chứ anh đang chán đến tận cổ đây này. Đang khi báo chí đưa tin ở Thanh Hóa có 240 ngàn người đang đói. 240 ngàn người nhé chứ không phải 24 người đâu. Cả nước đang lo cho dân Thanh hóa, Nhà nước cũng ra sức cứu đói cho dân thì Bộ tài chính lại lo chuyện sắm xe cho lãnh đạo. Giả dụ việc đó là cần thiết là đúng đắn thì cũng phải biết thời điểm nào mình làm, thời điểm nào thì không. Nhà hàng xóm có tang, mình cũng phải lo tắt nhạc đi. Hàng xóm thiếu bữa mình muốn ăn gân hươu yến sào cũng phải kin kín, tốt nhất là đợi hàng xóm khá lên rồi mình muốn ăn gì thì ăn. Chứ cứ ngông ngáo, thể nào không bị củ đậu bay cũng bị ăn chửi. Mũm Mĩm gật đầu cái rụp, nói phải lắm phải lắm. Quan là đầy tớ của dân, dân đói mà đầy tớ của dân lo sắm xe đời mới, đổi xe đời cũ làm sao được. Làm gì cũng phải ngó trước ngước sau xem có hợp lòng dân không rồi hẵng làm. Ngu Ngơ cười hi hi hi, nói đợi hợp lòng dân thì đến mồng thất cũng không có xe mới. Chỉ cần hợp lòng quan là quyết. Quyết quyết quyết! Nguyễn Quang Lập |
CPPA đưa ra thông tin mới về vụ nổi dậy của người H’mông
Gia Minh, biên tập viên RFA2011-05-06Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington, cung cấp những thông tin mới nhất về vụ biểu tình của người H'mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Photo courtesy of giadinhtoi.vn Vụ biểu tình của hằng ngàn người dân tộc thiểu số H'mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên từ ngày 30 tháng tư đến nay vẫn là một đề tài thu hút chú ý của công luận quốc tế; khi mà thông tin không được chính quyền Việt Nam công khai và điạ phương được nói xảy ra biểu tình đang bị phong tỏa 'nội bất xuất, ngoại bất nhập'. Đàn áp người biểu tình ôn hòaTrung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, tại thủ đô Washington là một trong những nơi đưa ra tin tức về cuộc biểu tình được cho là lớn và đang bị đàn áp đó. Gia Minh hỏi chuyện ông Philip Smith, giám đốc điều hành của CPPA, vào chiều ngày 6 tháng 5 vừa qua, và được ông cung cấp những thông tin mới nhất như sau:
Ông Philip Smith: Theo những nguồn tin của chúng tôi tính đến hôm nay có 39 người được xác định đã thiệt mạng, một người khác bị thương nặng… Gia Minh: Ông có thể cho biết vì sao đến lúc này những người dân tộc thiểu số Hmông lại có một cuộc biểu tình lớn như thế? Ông Philip Smith: Theo tôi quá nhiều bất bình dồn nén lại vì ở Việt Nam trong quá trình phát triển những nơi khác tại Việt Nam nhận được tăng trưởng, sung túc đáng kể; nhưng tình hình này lại không có được ở tỉnh Điện Biên. Đó là điều thứ nhất; thứ hai người dân không được tự do bầu lên những người đại diện cho họ. Rồi họ bị trục xuất ra khỏi đất đai của họ, trong khi xuất hiện vô số tình trạng tham nhũng về phiá những thành phần quân đội tiến hành chặt hạ rừng, việc phá rừng bất hợp pháp phá vỡ môi trường, làm hại đất đai của người dân. Một điểm thứ ba nữa là số người Hmông tại vùng đó nay trẻ hơn, ở vào độ tuổi 20, 30. Họ phục vụ cho Quân đội Nhân dân Việt Nam đóng ở Lào trong vai trò người phiên dịch cũng như trong những đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ truy lùng chính những bà con của họ chạy trốn trong rừng … Họ chứng kiến những cảnh tượng hãi hùng giết chóc chính những đồng bào của họ, từ họ họ trở nên bất mãn, căm phẫn… và nhiều người trở về Việt Nam kể lại những chuyện tai nghe mắt thấy. Họ là những người trong số tham gia biểu tình đó chống lại chính sách đó. Gia Minh: Vào ngày 5 tháng 5, phát ngôn nhân Việt Nam tuyên bố rằng lúc này truyền thông nước ngoài chưa thể đến khu vực Mường Nhé theo như yêu cầu của hãng thông tấn AFP, ông thấy vì sao? Ông Philip Smith: Đây là vấn đề của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Hà Nội. Họ từ chối không có truyền thông nước ngoài đến tại khu vực nơi đang có những vi phạm nhân quyền, nơi có những cuộc biểu tình ôn hoà. Chính quyền Việt Nam cố tình kiểm soát tin tức, thông tin nhằm duy trì quyền lực chính trị của họ. Vấn đề là chế độ độc tài ở Việt Nam. Biện minh cho sự trấn ápGia Minh: Một vị phó chủ tịch tỉnh Điện biên được thông tấn xã Việt Nam trích dẫn nói rằng người Hmông nghe tin đồn nhảm về một thế lực siêu nhiên và bị kích động tập trung đòi lập vương quốc tự trị? Ông nghĩ sao về bình luận đó? Ông Philip Smith: Đó là luận điệu tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam. Để chứng minh điều họ đưa ra thì hãy ngay lập tức cho những phóng viên nước ngoài đã có yêu cầu đến tại khu vực Mường Nhé. Hầu hết những điều mà Nhà nước Việt Nam tuyên truyền là nhằm để biện minh cho biện pháp trấn áp của họ. Sự thật là những người Hmông theo Cơ đốc giáo phải chiụ nhiều bắt bớ. Cáo buộc người Hmông đòi tự trị là không đúng, và đó chỉ được dùng như cớ để tấn công họ mà thôi. Gia Minh: Ngoài việc phải cho phóng viên nước ngoài đến tại điạ phương nơi diễn ra cuộc biểu tình, theo ông chính quyền Việt Nam cần phải làm gì nữa để giải quyết tình hình khủng hoảng hiện nay tại đó?
Ông Philip Smith: Theo tôi vấn đề hệ thống chính trị Việt Nam thiếu cải cách. Thực tế là Bộ chính trị bị thống lĩnh bởi những tướng quân đội. Dù có theo cộng sản hay không họ cũng hình thành nên thế lực 'săn đuổi'. Họ đã cam kết đoàn kết với những đảng cộng sản khác trên thế giới, đặc biệt như Cuba và Trung Quốc. Biện pháp toàn trị đối phó với những vấn đề điạ phương như thế này được xem là quân sự kết hợp với bạo lực, bạo lực chính trị với quân sự. Bất cứ ai dám nói lên tiếng nói của họ về những vấn đề đơn giản, mà khởi đầu chỉ là những chuyện rất nhỏ. Người Hmông đầu tiên tập trung chỉ vì những quan tâm về chuyện đất đai, tình hình cải cách, tự do tôn giáo, nay trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế. Tôi chỉ trích chính quyền Hà Nội đã hành động quá mức, sự độc quyền về chính trị, từ chối chia sẻ quyền lực với những nhóm đối lập, tiến hành bầu cử tự do, công bằng ở cấp điạ phương cũng như quốc gia. Dân tộc Hmong được biết đến nhiều về lòng yêu tự do của họ. Họ không thể hiểu nổi tại sao người ta lại trục xuất họ ra khỏi đất đai của họ, không cho họ hành đạo một cách tự do. Trong nhiều trường hợp, họ ước muốn được hành xử một cách độc lập không bị chính quyền giám sát và kiểm soát. Gia Minh: Cám ơn ông Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, trụ sở tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ là một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, và là một đơn vị tư vấn ý kiến về chính sách ngoại giao, nhân quyền, và các vấn đề an ninh quốc gia. Trung tâm Phân tích Chính sách Công, CPPA, được thành lập hồi năm 1988. Kể từ năm 1993, CPPA cung cấp những nghiên cứu tại chỗ về những vấn đề chính sách ngoại giao từ Afghanistan cho đến Lào, Đông Âu, Viễn Đông. CPPA cũng được yêu cầu cung cấp thông tin, nghiên cứu và phân tích cho các dân biểu Quốc hội, các ban ngành của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, các tổ chức phi chính phủ, trong đó có những tổ chức nhân quyền và hoạt động nhân đạo quốc tế. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Việt Nam Là Một Trong Các Quốc Gia Tham Nhũng Nhất Thế Giới
Thứ Năm, Ngày 5 tháng 5-2011 | |
Tin
Hà Nội - Nhân cuộc họp thường niên được tổ chức tại Hà Nội ngày hôm
qua, Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB công bố báo cáo hàng năm với nhận
định, châu Á có thể trở thành châu lục thịnh vượng nhất hành tinh từ nay
đến năm 2050 nếu như khu vực này tiến hành chống tham nhũng có hiệu
quả, và chính phủ các nước châu Á chấp nhận minh bạch hóa lĩnh vực này.
Theo báo cáo của ADB, nếu tiếp tục nhịp độ tăng trưởng hiện nay thì đến
2050, châu Á có thể sẽ chiếm hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội của tất
cả các quốc gia trên thế giới, của tổng thương mại và đầu tư toàn cầu và
sẽ sống trong sự phồn thịnh. Thu nhập trung bình hàng năm tính theo đầu người tại châu Á có thể lên tới 38,600 đô-la, tương đương với mức thu nhập tại châu Âu hiện nay. Thế nhưng theo Ngân hàng Phát triển châu Á, sự xuống cấp trong thời gian gần đây về chất lượng và tính khả tín của các định chế chính trị và kinh tế rất đáng lo ngại. ADB còn chỉ trích sự bất ổn định chính trị và những vấn đề quản lý trong khu vực châu Á. Trong lúc Singapore, Hồng Kông vẫn tạo dựng được uy tín thì rất nhiều quốc gia khác như Nam Dương, Cam Bốt, Việt Nam lại nằm trong số những nước tham nhũng nhất thế giới. Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định việc loại trừ nạn tham nhũng cho dù rất khó khăn nhưng đóng vai trò cơ bản để tất cả các nước duy trì được tính chính đáng và bảo vệ được ổn định xã hội và chính trị. ADB nhấn mạnh rằng nhu cầu có một cơ chế quản lý tốt hơn tất yếu đến từ tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển tại châu Á. Cuộc nổi dậy tại Trung Đông cho thấy vấn đề thông tin và sự tôn trọng lẫn nhau giữa chính phủ và người dân trở thành thiết yếu, đặc biệt là dưới áp lực của các trang mạng xã hội. Đối với ADavid Beckham thì thế kỷ châu Á đang tiến bước nếu tất cả các điều kiện được hội tụ. Trong lời mở đầu bản báo cáo, chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda lưu ý rằng tăng trưởng của châu Á không phải là đương nhiên mà cần đến sự cố gắng hơn của tất cả mọi nước. |
Nhiều vết nứt tại hầm chui đại lộ dài nhất Việt Nam
Thứ sáu, 6/5/2011, 11:11 GMT+7 Các vết nứt kéo dài hàng chục mét, rộng 1-2 cm, đang xuất hiện hàng loạt tại hầm chui trên đại lộ dài nhất Việt Nam. Đại diện Vinaconex cho biết, sẽ sớm kiểm tra và xem xét nguyên nhân. |
Hầm chui đại lộ Thăng Long đoạn gần tỉnh lộ 70 dành cho ôtô, xe máy lưu thông theo cả 2 hướng từ trung tâm thủ đô đi Láng - Hòa Lạc và ngược lại. | ||
Dưới hầm đang xuất hiện những vết nứt xé ngang, dọc. | ||
Vết nứt nhằng nhịt trên mặt đường ngay đầu hầm theo hướng trung tâm Hà Nội đi khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. | ||
| ||
| ||
| ||
| ||
Nước thấm theo những vết nứt... | ||
...khiến nhiều đoạn trong hầm lúc nào cũng ẩm ướt. | ||
| ||
Sáng nay trao đổi với VnExpress, một lãnh đạo Tổng công ty Vinaconex (đơn vị thi công đại lộ Thăng Long) cho biết, mới nhận được thông tin về hiện tượng trên. Đơn vị sẽ sớm kiểm tra và xem xét nguyên nhân. |
Đại lộ Thăng Long là đường cao tốc dài và hiện đại nhất Việt Nam được đưa vào sử dụng đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tổng đầu tư công trình 7.527 tỷ đồng gồm 6 làn đường tách biệt, 2 đường gom, 2 đường cao tốc, 2 đường hầm, 13 cầu vượt ngang đường... Tổng chiều dài tuyến là 29,264 km, bề rộng mặt cắt ngang đường 140 m. |
Bá Đô
Nghi trộm quặng, bị đánh như thời trung cổ
06/05/2011 20:14:35 Người thân anh Lữ Văn Tới (33 tuổi) ở bản Cồng xã Châu Hồng (Quỳ Hợp-Nghệ An) gửi đến ngành chức năng tố mình bị một nhóm người đánh dã man. Nguyên nhân là do Tới bị nghi ăn đã ăn trộm quặng của ông chủ. Theo phản ảnh gia đình anh Tới thì hơn 12h ngày 1/5 vừa qua do nghi ngờ anh này ăn trộm quặng nên ông chủ ở xóm 11 xã Tân Hợp (Tân Kỳ-Nghệ An-Tới làm thuê tại đây) đã bị một nhóm người bắt và tra hỏi chuyện mất quặng.
Tới vẫn không thừa nhận thì bị nhóm người này dìm vào một hố bùn. Mặc dù, anh Tới van xin nhưng nhóm người này vẫn không buông tha. Chỉ đến khi thấy Tới bị ngất nên bọn chúng đã đem đến trạm xá xã Tân Hợp rồi bỏ đi. Ngay sau đó, anh Tới được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện huyện Nghĩa Đàn. Theo những người chứng kiến thì anh Tới bị đánh từ 13h cho đến gần 17h cùng ngày. Điều lạ là không ai dám can ngăn vì có sự xuất hiện của một tay "anh chị". Theo bác sỹ Nguyễn Vĩnh Hạnh-Trưởng khoa ngoại Bệnh viện huyện Nghĩa Đàn thì anh Tới bị chấn thương phần mềm. Phần mông, lưng, ngực bị bầm, tím. Được biết Tới đi làm thuê cho một ông chủ ở xã Tam Hợp mấy tháng nay nhưng chưa nhận được lượng thì xảy ra sự việc trên. Trao đổi với báo chí, thượng tá Dương Phúc Thành-Trưởng công an huyện Tân Kỳ thừa nhận đã nhận được đơn của gia đình nạn nhân Tới. Hiện sự việc đang được công an huyện Tân Kỳ điều tra làm rõ. |
Thanh Hóa thiếu gạo kêu gọi cứu trợ khẩn cấp
RFA 05.06.2011Hơn 70.000 người đang bị thiếu đói ở Thanh Hóa phía bắc trung bộ, chính quyền Tỉnh đã gởi công điện yêu cầu chính phủ cứu trợ khẩn cấp khoảng 2.000 tấn gạo. Nguồn tin địa phương cho biết như vậy. Thanh Hóa là một tỉnh nghèo ở Việt Nam, người dân các huyện miền núi thường lâm vào hòan cảnh thiếu đói trong mùa giáp hạt, khoảng thời gian trống giữa hai vụ thu hoạch.Tình trạng thiếu đói gay gắt đang diễn ra ở các huyện Mường Lát, Quảng Xương, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Tĩnh Gia, Quan Sơn. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các huyện thị trong khi chờ đợi Trung ương hỗ trợ, bằng mọi cách không được để hộ dân nào bị đứt bữa. Trong khi đó theo Bộ Công thương, năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu từ 7 triệu tới 7 triệu 400 ngàn tấn gạo, duy trì vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Sứ quán Mỹ tìm hiểu về số người Hmong thiệt mạng ở Mường Nhé
RFA 05.06.2011Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết đã yêu cầu Việt Nam làm rõ các thông tin chưa được phối kiểm, theo đó nhiều người dân tộc Hmong đã bị thiệt mạng trong cuộc biểu tình được mô tả là ít khi xảy ra. Trả lời hãng tin AFP hôm Thứ Sáu, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ kêu gọi các bên tránh các hành động bạo lực. Một phát ngôn nhân Sứ Quán Hoa Kỳ kêu gọi tất cả các bên liên quan tránh bạo lực, cùng nhau giải quyết mọi bất đồng trong ôn hòa và phù hợp với luật pháp Việt Nam, cũng như các chuẩn mực nhân quyền được Quốc tế thừa nhận. Trung tâm Phân Tích Chính Sách Công đặt trụ sở ở Hoa Kỳ, một tổ chức nhiệt thành ủng hộ chính nghĩa dân tộc Hmong ra tuyên bố hôm Thứ Năm cho rằng, 28 người biểu tình đã bị sát hại và hàng trăm người khác mất tích. Không có nguồn tin độc lập nào xác nhận điều này và phía Việt Nam không cho phép báo chí nước ngoài tiếp cận khu vực biểu tình. Bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời yêu cầu của báo chí rằng: "Không nhà báo nào có thể đến khu vực đó trong lúc này." Bà Nga biện giải vì thời tiết rất xấu ảnh hưởng đường giao thông, tuy nhiên bà thêm rằng tình hình ở Mường Nhé đã ổn định.Hôm 30/4 vừa qua cảnh sát và an ninh của chính quyền đã dùng võ lực giải tán khoảng 7.000 người dân tộc Hmong tập trung biểu tình ở Mường Nhé thuộc Tỉnh Điện Biện. Theo nguồn tin tại chỗ, người dân tộc Hmong ở thượng du Việt Bắc theo đạo Tin lành Phúc âm đã tập trung biểu tình đòi quyền tự trị và tự do tôn giáo. Phía Việt Nam phản bác những thông tin mà họ cho là đã bị bóp méo, theo đó người Hmong tập trung vì tin tưởng đấng siêu nhiên sẽ dẫn dắt họ về miền đất hứa. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Nguồn gốc lạm phát tại Việt Nam
Vũ Hoàng, phóng viên RFA2011-05-06Đấu tranh chống lạm phát vẫn là vấn đề trọng tâm trong chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện nay. AFP photo Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng gốc rễ lạm phát tại Việt Nam là do chính sách tài khoá mở rộng, đi kèm theo đó là hàng loạt những điều chỉnh giá cả một cách giật cục, thiếu bài bản, trong một thời gian ngắn đã khuếch đại thêm tình trạng lạm phát tại Việt Nam. Có một nghịch lý về lạm phát đang xảy ra tại Việt Nam là thông thường, tháng 4 là tháng có mức lạm phát thấp nhất trong năm, thì ngược lại, năm nay, tháng 4 lại là tháng có chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất. Theo ghi nhận của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tư tăng ở mức 3,32%, cao gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, đang khiến giới chuyên gia lo ngại, liệu các chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát gồm tiền tệ và tài khóa có thực sự hiệu quả không? Về mặt lý thuyết, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung trong nền kinh tế. Lạm phát được hiểu là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Cụ thể ở đây, ví dụ, nếu tháng tư năm ngoái, người dân trả 100,000 đồng cho 1 kg thịt heo, thì đến tháng tư năm nay, người dân phải trả 118,000 đồng. Nghĩa là, sau một năm, vẫn một kg thịt heo, nhưng người dân phải trả thêm 18,000 đồng (hay 18%) so với năm trước. Đây chỉ là một thí dụ thật đơn giản về lạm phát và đồng tiền mất giá trị. Nhưng về nguồn gốc sâu xa, vì sao mà mức giá trong tiêu dùng lại cứ tiếp tục tăng mà không dừng lại, hoặc không giảm đi, là câu hỏi mà nhiều người dân đang bức xúc. Một cách khái quát về lạm phát, T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương giải thích: "Lạm phát trước hết là sản phẩm của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, bởi vì so với các nước trong khu vực thì lạm phát của Việt Nam cao nhất và cung tín dụng, cung tiền của Việt Nam cũng là cao nhất, và bội chi ngân sách của Việt Nam cũng là cao nhất." Vấn đề chi tiêu công ... Trong khi đó thì Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung trả lời báo VNEconomy cho rằng, lạm phát tại Việt Nam bắt nguồn từ chính sách tài khoá, tức là những khoản đầu tư và chi tiêu của Chính phủ thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Những doanh nghiệp này được phép sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc được Nhà nước trợ giúp thông qua các hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này luôn trong tình trạng "đói vốn" và vẫn được Chính phủ ưu đãi tiếp tục bơm tiền cho họ.Song song với đó là mô hình tăng trưởng của Việt Nam một thời gian dài vừa qua, quá nhấn mạnh vào số lượng đầu tư, coi đó là động lực tăng trưởng. Vì thế, chính sách tiền tệ mở rộng, dẫn đến tổng phương tiện thanh toán xấp xỉ 130 % GDP, nghĩa rằng Chính phủ đưa tiền quá nhiều vào lưu thông, và tiền nhiều hơn hàng, gây ra lạm phát. Cùng với quan điểm đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước còn ở mức cao, hay cụ thể là vấn đề chi tiêu công, thông qua chính sách tài khoá mở rộng, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam cho biết: "Chi tiêu công của Việt Nam trong suốt mấy năm vừa qua ở một tỷ lệ khá cao và là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Chính vì vậy, trong 6 nhóm giải pháp cơ bản để chống lạm phát ở Việt Nam, thì Chính phủ đề ra việc cắt giảm chi tiêu công và hạn chế chi tiêu công xuống. Trên thực tế, sở dĩ trong thời gian vừa qua nó chưa có tác động gì được là bởi vì việc chi tiêu công chưa thực sự được cắt giảm với yêu cầu cần thiết của nó."
Liên quan đến nguồn gốc của lạm phát, thời điểm vừa qua Chính phủ tập trung quá nhiều nguồn vốn, cũng như mở rộng tín dụng ưu đãi vay mượn cho sự phát triển khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực đem lại hiệu quả thấp nhất (chỉ đóng góp được khoảng 10% cho ngân sách Nhà nước) nhưng cần nguồn vốn nhiều nhất. T.S Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia nhận định về chi tiêu công tại Việt Nam như sau: "Vấn đề chi tiêu công, một khối lượng lớn chi tiêu công từ Ngân hàng sang ngân hàng thương mại mua trái phiếu của Chính phủ, rồi các ngân hàng lại cho vay vào các khu vực công tức là khu vực có hiệu quả rất là thấp cho nên nó dẫn đến tình trạng chỉ cần nhích 1% GDP lên thì nó đòi hỏi lượng cung về tiền rất là lớn, và khi tiền lớn thì lạm phát tăng thôi." Như vậy, với một thời gian tương đối dài, sau khi tập trung vào mục tiêu tăng trưởng và sự bơm tiền ồ ạt của Chính phủ vào hệ thống DNNN, hệ luỵ kéo theo lạm phát, là điều khó tránh khỏi. ... và khả năng điều hànhMặt khác, nhiều chuyên gia cho rằng, xét cho đến cùng, để gây ra lạm phát cao như vậy, nhất là trong những tháng gần đây, chủ yếu trách nhiệm thuộc về Chính phủ và khả năng điều hành nền kinh tế. Theo nhận xét của T.S Nguyễn Quang A (nguyên Viện trưởng IDS), được báo Sài Gòn Giải Phóng trích dẫn, do độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá cao nên, sự tăng lên của giá cả thế giới làm tăng giá trong nước. Song khi so sánh với CPI của các nước lân cận có độ mở tương tự như Việt nam, thì CPI của Việt Nam tăng hơn họ cỡ 10 hoặc hơn 10%. Vì thế, phần chênh lệch này hoàn toàn do nguyên nhân bên trong của chính Việt Nam. Theo bà Lê Thị Thu Ba, chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội nhận xét về gốc rễ lạm phát "đúng là có nguyên nhân từ khách quan, nhưng có vấn đề về điều hành của Chính phủ khi đồng loạt cho tăng giá nhiều thứ quá." Những điều chỉnh giá liên tục, giật cục và thiếu đồng bộ gần đây của xăng dầu, điện và việc phá giá đồng nội tệ lên mức cao kỷ lục, tất cả những điều chỉnh ấy diễn ra trong một thời gian ngắn, khiến CPI tháng 4 tăng lên một cách bất thường. Ông Nguyễn Quang A chỉ ra rằng, tăng giá điện và xăng dầu bắt nguồn từ điều chỉnh theo thị trường là sai lầm vì hiện nay, điện vẫn độc quyền hoàn toàn, còn xăng thì chưa có cạnh tranh thật sự vì Petrolimex còn khống chế thị trường. Vì thế cần có sự can thiệp của Chính phủ, tuy nhiên, thời điểm tăng và mức độ ra sao lại là trách nhiệm của Chính phủ và Chính phủ chưa làm được điều đó.
Có thể nhiều người cho rằng lạm phát tại Việt Nam gây ra bởi những nguyên nhân như thâm hụt ngân sách, đồng tiền mất giá hay các yếu tố khách quan như "nhập khẩu lạm phát" nhưng các chuyên gia đầu ngành về kinh tế khá thống nhất với nhau về nguồn gốc là do mức đầu tư, chi tiêu quá lớn của Chính phủ vào các tập đoàn kinh tế hay các doanh nghiệp Nhà nước, hiện đang vẫn là nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời kèm theo đó, làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát là những chính sách điều chỉnh các mặt hàng thiết yếu trong một thời gian ngắn một cách giật cục, thiếu đồng bộ và mang tính chất "chữa cháy" của Chính phủ. Theo dòng thời sự:Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Người H’mông nổi dậy đòi tự trị ở Mường Nhé?
Gia Minh, biên tập viên2011-05-06Tiếp tục theo dõi cuộc biểu tình nhiều ngàn người H'mông tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên nổ ra hôm ngày 30 tháng 4 vừa qua, biên tập viên Gia Minh gửi đến những thông tin cập nhật như sau RFA Mường Nhé đang bị cô lập, hàng trăm người bị bắtGần một tuần lễ đã qua nhưng đến nay, thông tin chính thức vẫn chưa được công bố từ điạ phương nơi được cho hay đã diễn ra một cuộc biểu tình cả mấy ngàn người Hmông tại Mường Nhé, với 28 người thiệt mạng và mấy trăm người bị bắt đi.Cho đến ngày 6 tháng 5 hôm nay, dường như mọi liên lạc bằng điện thoại với huyện Mường Nhé đều bị trở ngại. Tin tức những hãng thông tấn nước ngoài loan đi hôm ngày 5 tháng 5 cho biết những người biểu tình là người dân tộc Hmông tại Mường Nhé theo đạo Tin Lành. Tin nói họ biểu tình để đòi quyền tự tự trị.Một người dân ở Sín Hồ, Lai Châu có người quen tại Mường Nhé nhưng không thể liên lạc được, vào chiều ngày 6 tháng 5 cho Đài chúng tôi biết như sau: Trong đó có cho nhiều số máy nhưng không gọi được. Có thằng em, ngày hôm qua cho biết trên ấy đông người quá. Trên đó nói không có xăng, nên nó không về xe máy phải đi xe 'car'. Nó bảo thế. Tin tức những hãng thông tấn nước ngoài loan đi hôm ngày 5 tháng 5 cho biết những người biểu tình là người dân tộc Hmông tại Mường Nhé theo đạo Tin Lành. Tin nói họ biểu tình để đòi quyền tự tự trị. Một mục sư Tin Lành, hiện đang phục vụ tại khu vực Tây Bắc, do tình hình nhạy cảm hiện nay không muốn nêu danh, cho biết về tình hình liên quan cuộc biểu tình, cũng như công việc hành đạo và truyền đạo Tin Lành của ông lâu nay ở đó qua cuộc nói chuyện với chúng tôi sau đây: -Người này nói, người kia nói không biết sự việc cụ thể như thế nào. Bà con đi vào đó làm kinh tế nhưng không biết xảy ra chuyện gì giữa nhân dân với chính quyền. Sự việc tôi không biết thế nào. Gia Minh: Dân truyền miệng nhau như thế, nhưng còn cơ quan Nhà Nước có thông báo gì trên truyền thanh, truyền hình, báo chí không? Những nơi không gần đó, họ vẫn đi lao động làm nương rẫy bình thường. Nếu nhà nước giải quyết 'sòng phẳng' thì không có gì lo, còn nếu không giải quyết được thì dân sợ xảy ra chiến tranh, xảy ra nọ- kia thôi.Mục sư ở Tây Bắc: Chưa thấy gì cả, chưa thấy lên truyền thanh, truyền hình, báo chí, và cũng chưa thấy họp báo gì cho bà con các nơi cả. Gia Minh: Tinh thần của người dân khi nghe tin đó thế nào? Mục sư ở Tây Bắc: Những nơi không gần đó, họ vẫn đi lao động làm nương rẫy bình thường. Nếu nhà nước giải quyết 'sòng phẳng' thì không có gì lo, còn nếu không giải quyết được thì dân sợ xảy ra chiến tranh, xảy ra nọ- kia thôi. Chúng tôi thực sự chỉ tin và phục vụ Chúa Gia Minh:Đời sống của người dân và tín hữu tại khu vực đó ra sao?Mục sư ở Tây Bắc: Thực sự, con cái Chúa ở Việt Nam này người ta chỉ tin Chúa thôi; nhưng dân người ta hoang mang vì suốt bao năm người ta đã tin Chúa mà vẫn bị tình nghi bảo không phải tin Chúa mà theo kẻ 'phản động'. Dân nói họ tin Chúa đường đường chính chính chứ không phải thế; nên dân bực tức như vậy. Gia Minh: Mục sư và hội thánh có bị như vậy không? Mục sư ở Tây Bắc: Kể cả tôi, cán bộ, chính quyền cũng hỏi. Tôi hầu việc Chúa rất lâu năm nhưng họ cũng lập biên bản, hỏi; nhưng tôi trả lời tôi chỉ hầu việc Chúa, trung tín với Chúa nên họ cũng thôi. Gia Minh: Lần cuối cùng mà cơ quan chức năng làm việc với mục sư là lúc nào? Mục sư ở Tây Bắc: Cách đây hơn năm thôi rồi, vì tôi nói rất là nhiều. Chỉ mấy năm trước kia thôi. Gia Minh: Bây giờ mục sư muốn đi xa để giảng đạo, truyền đạo cho người dân có được tự do hay không? Mục sư ở Tây Bắc: Không được, không thể đi được; kể cả chúng tôi được Tổng hội chứng nhận là người giảng đạo vẫn không đi được, đi đến đâu cũng bị ngăn chặn lại. Tôi chỉ được phục vụ quanh điạ bàn đăng ký thường trú ở thôi. Gia Minh: Ai ngăn chặn? Mục sư ở Tây Bắc: Bên chính quyền, công an. Gia Minh: Lý do ngăn chặn là gì? Mục sư ở Tây Bắc: Họ bảo Nhà nước chưa thừa nhận. nhưng dân người ta hoang mang vì suốt bao năm người ta đã tin Chúa mà vẫn bị tình nghi bảo không phải tin Chúa mà theo kẻ 'phản động'. Dân nói họ tin Chúa đường đường chính chính chứ không phải thế; nên dân bực tức như vậy.Gia Minh: Mục sư trả lời ra sao? Mục sư ở Tây Bắc: Tôi trả lời chúng tôi vẫn tin theo bao nhiêu năm nay, vẫn hoạt động ở đây. Gia Minh: Giáo hội của Mục sư có tư cách pháp nhân chưa? Mục sư ở Tây Bắc: Có hơn hai năm nay rồi. Gia Minh:Theo Mục sư, cách giải quyết bế tắc lâu nay nên thực hiện ra sao? Mục sư ở Tây Bắc: Muốn bà con được ổn định, tự do; không còn sự ép buộc, bắt bớ dân nữa. Họ cho rằng chỉ lợi dụng tôn giáo nhưng thực sự chúng tôi thấy là tin theo đạo chứ không phải tin theo những lời nói dối. Trong ngày 6 tháng 5, chúng tôi cũng nhiều lần gọi đến các số điện thoại cơ quan của các phó chủ tịch của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên để tìm hiểu sự việc tại huyện Mường Nhé; thế nhưng những lần đầu máy reo mà không có người bắt máy, còn những lần sau đường dây không thông. Chúng tôi cũng liên lạc được với ông Phạm Văn Mẫn, chuyên viên văn xã của tỉnh Điện Biên, qua số máy di động, nhưng ông này cho biết: Tôi đang làm việc. Như các tin đã loan vụ biểu tình của mấy ngàn người dân tộc Hmông tại huyện Mường Nhé nổ ra từ ngày 30 tháng tư, thời điểm này chỉ hai ngày sau khi Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ ra phúc trình, trong đó có kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Theo dòng thời sự:
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |