TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, April 2, 2011

Miền Tây cạn nước: Bỏ xứ vì nước mặn

GIA TÀI CỦA ‘BÁC’


nguoithathoc1959 Sưu tầm

19
0
 
 
Rate This

Ối giời ơi… hiến máu phải nộp tiền!


02/04/2011 14:29:04
- Báo nói đấy, bệnh viện Đa khoa TP. Vinh bắt người hiến máu phải nộp 200 ngàn đồng, anh nghe rõ chưa. 

TIN LIÊN QUAN

Ngu Ngơ chuẩn bị ra khỏi nhà thì Mũm Mĩm gọi điện, nói anh đang chuẩn bị đi đâu phải không. Ngu Ngơ nói đi hiến máu chứ đi đâu, hôm qua anh bảo em rồi. Mũm Mĩm kêu to, nói thôi, không đi ở nhà khẩn trương. Ngu Ngơ ngạc nhiên, nói em nói hay chưa, cơ quan anh phát động phong trào hiến máu nhân đạo, anh em người ta đi cả, mình không đi có mà mặt mo.

Mũm Mĩm tức giận gào lên, nói không hiến không héo gì hiến, hiến máu nhân đạo lại còn phải nộp tiền thì hiến làm gì. Ngu Ngơ cười, nói ai bảo em thế, khéo không tin đồn thất thiệt đấy, đừng có tin. Mũm Mĩm lại càng gào thét, nói thất thiệt nào, thất thiệt nào. Thật rành rành.
 
 

Báo nói đấy, bệnh viện Đa khoa TP. Vinh bắt người hiến máu phải nộp 200 ngàn đồng, anh nghe rõ chưa. Ngu Ngơ cười rũ, nói Mũm Mĩm ơi là Mũm Mĩm, bệnh viện nào thế, bệnh viện tâm thần à? Ai lại  thu tiền người hiến máu, có họa điên. Mũm Mĩm gầm lên, nói anh vẫn không tin à, ngồi đấy, đợi em về.

Nửa giờ sau Mũm Mĩm xộc vào nhà, ném tờ báo trước mặt Ngu Ngơ, nói đó, anh đọc đi. Bố hiến máu cho con bị bệnh viện thu 200 ngàn đồng đấy. Ngu Ngơ cầm tờ báo, nói vô lý thế nhỉ, thế mà ông bố vẫn ngoan ngoãn nộp tiền sao. Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói đã bảo đọc đi đã, có chẳng ai ngu ngơ như anh nghĩ đâu, người ta hết thắc mắc đến phản đối, bệnh viện vẫn cứ thu, bảo đấy là qui định chung của bệnh viện.

Ngu Ngơ đọc xong bài báo, đập bàn đánh rầm, nói tham, ngu. Vừa tham vừa ngu. Mũm Mĩm nói tham thì đúng rồi, tham lam đến độ tự ra qui định thu tiền người hiến máu, thật bĩ hết chỗ nói. Ông Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện HH&TM T.Ư cũng đã nói rồi đấy: "Theo quy định, người hiến máu không phải nộp tiền khi tiến hành cho máu. Việc thu tiền của người hiến máu là hoàn toàn sai quy định".  

Mà còn thế này chứ. Ngu Ngơ trợn mắt lên, nói: Hỏi trên đời có bác sĩ nào không biết truyền máu cho bệnh nhân không? Thế mà ở cái bệnh viện này, sau khi lấy được máu nhưng gần 3 giờ sau, các y - bác sĩ vẫn không làm cách nào để truyền được cho con gái ông vì máu vón cục. Mất toi cả bịch máu. Không ngu thì là cái gì.

Mũm Mĩm thở hắt ra, vẫn biết trên đời có bao nhiêu y bác sĩ giỏi giang y đức, hết lòng vì bệnh nhân. Nhưng nghe mấy chuyện này thật tức ứ máu. Chắc đây chỉ là trường hợp cá biệt thôi.
 
Ối giời ơi, có phải thế không hả giời.

Nguyễn Quang Lập

Bão giá như sóng thần


2011-04-01

Xăng dầu tăng giá 2 lần trong vòng một tháng với tỷ lệ cao cộng với giá điện tăng được mô tả như một trận sóng thần đánh vào toàn bộ xã hội.

AFP photo

Giá cả tăng làm đôi vai người nghèo càng thêm nặng gánh

Sau quyết định tăng giá xăng dầu hôm 29/3, đợt tăng lần thứ hai trong hơn một tháng, báo Thanh Niên Online đưa tin lạm phát sẽ bị dội thêm 1,03% do tăng giá xăng dầu và điện. Lao động điện tử ghi nhận tăng trưởng GDP tổng sản phẩm nội địa quý 1 thấp nhất so với 7 quý gần đây. SGGP Online nhận định giá xăng, dầu tăng liên tục khiến doanh nghiệp vận tải lo lắng. VnExpress đưa tin cước vận tải TPHCM có thể tăng từ 8 tới 10%.

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông Nguyễn Chí Nguyện nguyên Tổng thư ký Hội lương thực thực phẩm 

"Tôi nghĩ đây cũng là một trận sóng thần, một trận động đất đối với doanh nghiệp nói chung và ngành lương thực thực phẩm nói riêng. Lý do vì vừa rồi có đợt lãi suất vay của ngân hàng lên, thứ hai là giá xăng dầu lên, thứ ba là vừa rồi trải qua những khó khăn về thiên tai địch họa những yếu tố bên trong bên ngoài nó làm cho tình hình đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. 

Thế nhưng một đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam nói chung là qui mô vừa và nhỏ, cho nên họ gặp áp lực không chỉ về vốn mà ngay cả việc tìm thị trường tiêu thụ, tìm nguồn nguyên liệu và tìm nguồn nhân lực để tổ chức sản xuất là cực kỳ khó. Ba bốn cái khó khăn nó dồn dập với doanh nghiệp như vậy thì tôi cho rằng đây cũng là một cái sóng thần."                       

Tác động dây chuyền

Sau khi trình bày ý kiến cá nhân, chuyên gia Nguyễn Chí Nguyện nêu ra phương cách chọn lựa để các doanh nghiệp tồn tại. Ông nói:

000_Hkg4748169-250.jpg
Giá xăng lên 21.800 đồng/lít vào sáng 30/3/2011. AFP photo
"Nó có tác động dây chuyền, khi giới chủ khó khăn họ sẽ tiết giảm chi phí sản xuất, thu hẹp sản xuất giảm bớt nguồn nhân lực không cần thiết, tiết kiệm chi phí. Do đó những người chịu ngay ảnh hưởng trực tiếp là giới công nhân. Đây là việc đương nhiên ở mọi nơi, nhưng rõ ràng với tình hình này đời sống người lao động càng ngày càng khó khăn." 

Xăng dầu tăng giá nhiều và liên tục gây ảnh hưởng nặng cho nông dân, cư dân nông thôn chiếm lĩnh 70% dân số Việt Nam. Đặc biệt nông thủy sản xuất khẩu lại là ngành hàng duy nhất xuất siêu không nhập siêu như các lãnh vực khác. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long ngán ngẩm với những đợt tăng giá xăng dầu ảnh hưởng chi phí sản xuất và vật giá:

"Tôi thấy chính phủ hầu như bất lực trước các đợt tăng giá, lạm phát. Tăng giá thiệt thòi lớn nhất là người dân, đặc biệt là nông dân thiệt thòi nhiều nhất, mọi thứ đều phải mua trong khi lúa bán ra lại không tăng kịp với đà tăng giá. Tất cả mọi thứ chi phí xăng dầu,  phân bón, thuốc trừ sâu và các mặt hàng linh tinh tăng giá thì giá lúa nông dân bán phải từ 7.000đ-7.500đ/kg trong khi giá lúa hiện giờ vẫn chỉ 5.800-5.900đ/kg. Nông dân thiệt thòi lắm nhưng cứ phải làm đâu có để đất trống được, đói ngay, còn nợ nần ngân hàng phải trả."

Phản ứng tức thời là từ ngành vận tải ô tô vì chi phí đầu vào phụ thuộc 40% giá nhiên liệu. Nhưng ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu có tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế. Hàng hóa sản xuất ra phải được vận chuyển tới các kênh phân phối, sản phẩm xuất khẩu có chi phí khá lớn về giao nhận, tiếp vận ở nội địa trước khi chịu thêm cước vận tải đường biển hoặc hàng không. 

Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, ông Đinh Nam Dinh, Phó chủ tịch Hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết hai lần tăng giá xăng dầu ảnh hưởng chi phí đầu vào rất nhiều, không chỉ xăng dầu mà mọi thứ đều tăng theo. Do vậy Hội đề nghị tăng giá cước lần này từ 8 đến 10%, như vậy trong vòng hơn 1 tháng giá cước vận tải ở TP.HCM tính chung tăng từ 23%-28%. Theo ông Đinh Nam Dinh mức tăng giá cước vận tải chưa phản ánh đúng cơ chế thị trường nước lên thuyền lên, ngành vận tải hàng hóa áp dụng nguyên tắc chia sẻ gánh nặng với khách hàng vì toàn xã hội đang khó khăn. Tuy vậy ông Đinh Nam Dinh băn khoăn về những tác động dây chuyền từ giá xăng dầu, giá cước vận tải lên toàn bộ nền kinh tế hàng hóa. Ông nói:

Nó có tác động dây chuyền, khi giới chủ khó khăn họ sẽ tiết giảm chi phí sản xuất, thu hẹp sản xuất giảm nhân lực. Do đó những người chịu ngay ảnh hưởng trực tiếp là giới công nhân.

Ông Nguyễn Chí Nguyện

"Nói chung với tăng giá đợt này và ví dụ khả năng tình hình Bắc phi Trung đông không ổn thì giá dầu có thể tăng nữa, chứ không phải đến đây là dừng. Nếu cứ tăng liên tục mà không dừng thì cũng không thể lường trước được biến động nó sẽ như thế nào, tôi cũng chưa thể đánh giá. 

Nhưng nếu giá dầu vẫn tăng thì rõ ràng ảnh hưởng dây chuyền rất là lớn. Hiện nay chính quyền Thành phố đang kêu gọi các doanh nghiệp và nhân dân vừa tiết kiệm điện nước vừa tiết kiệm xăng dầu. Chúng tôi chuẩn bị khuyến cáo doanh nghiệp hội viên là phải cân nhắc tất cả mọi khía cạnh, đừng để sau đợt tăng này mà sản xuất bị đình trệ, vận tải không thể hoạt động được thì rõ ràng đây là điều chúng tôi hoàn toàn không mong muốn."

Ai được tăng lương

Nhắc lại đợt điều chỉnh ngày 24/2 cộng với mức tăng của ngày 29/3 thì giá xăng dầu đã tăng hơn 1/3 khi đến tay người tiêu dùng. Vietnam Net trích phát biểu của ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá Bộ Tài chính nói việc tăng giá xăng là bất khả kháng. Theo đó giá dầu thế giới tăng cao từ cả tháng qua và Việt Nam không thể áp dụng cơ chế mua cao bán thấp mãi được. 

000_Hkg4507819-250.jpg
Đánh giày vào những ngày giáp Tết 2011. AFP photo
Tuy nhiên giới chức này xác nhận giá xăng dầu sau điều chỉnh vẫn là chưa tính đủ chi phí, mới chỉ hơn 40% yêu cầu và vẫn còn thấp hơn giá xăng dầu bán lẻ ở các nứơc láng giềng từ 3.000đ tới 5.000đ/lít. 

Một trong những ngành sản xuất quan trọng sẽ phải điều chỉnh giá thành là mủ cao su tự nhiên. Năm ngoái 2010, các doanh nghiệp xuất khẩu hơn 700 ngàn tấn mủ sơ chế trị giá 2 tỷ 200 triệu USD. Tiến sĩ Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định là, ngành cao su may mắn vì giá cao su thế giới đang tăng trở lại. Tuy nhiên xăng dầu điện tăng nhanh quá thì các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá thành. TS Thúy Hoa nhấn mạnh:  

"Như những đợt trước có tăng giá thành, thì trong đó có điều chỉnh tăng lương công nhân để cho cuộc sống của họ phù hợp. Kinh nghiệm điều chỉnh thì có nhanh có chậm nhưng thế nào thì các doanh nghiệp cao su cũng phải điều chỉnh để tăng lương công nhân bởi vì ngay cả công nhân nhà nước cũng sắp tăng lương, thu nhập ngành cao su là theo giá bán, giá tăng thì lương sẽ phải tăng."

...thế nào thì các doanh nghiệp cao su cũng phải điều chỉnh để tăng lương công nhân bởi vì ngay cả công nhân nhà nước cũng sắp tăng lương, thu nhập ngành cao su là theo giá bán, giá tăng thì lương sẽ phải tăng.

TS Thúy Hoa

Đối với sản phẩm nhựa, ngành sản xuất quan trọng cho cả tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu tình hình cũng đầy nan giải về vốn, chi phí nguyên liệu chi phí sản xuất và vận chuyển. Ông Phạm Văn Bổn hoạt động trong ngành nhựa TP.HCM nhận định:

"Khó khăn nhiều lắm, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn. Tôi nghĩ các doanh nghiệp hiện nay phải tính tóan lại giá cả cho phù hợp chứ còn tăng giá lên cũng chưa phải là tốt vì ai cũng tăng giá hết thì sức mua sẽ kém đi."

Tuy chính phủ chưa có biện pháp gì thiết thực để trợ giúp hàng triệu hộ nông dân khó khăn trong sản xuất, nhưng sẽ có 21 triệu người thu nhập thấp được trợ cấp hàng tháng 250.000đ. Thành phần được trợ cấp bao gồm công nhân viên chức có mức lương thấp và cán bộ hưu trí nhận lương hưu từ 2.190.000 đồng trở xuống. Ngoài ra còn có các hộ nghèo trên toàn quốc cũng được hưởng trợ cấp này.Tổng chi phí lên tới 2.000 tỉ đồng.       

Các chuyên gia phân tích thị trường tiên đoán giá xăng dầu sẽ còn tăng nữa vì hiện nay chưa thể hiện đúng giá nhập khẩu và các chi phí. Ngay trong lúc này tác động tăng giá xăng dầu mới chỉ là ảnh hưởng tức khắc, ảnh hưởng lan tỏa sẽ thể hiện trong thời gian sắp tới.        

Theo dòng thời sự:


Hiệu trưởng biển thủ tiền cứu trợ lũ lụt?

Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh):

Thứ Năm, 31.3.2011 | 10:35 (GMT + 7)

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Điền nói trơn tru rằng, 27 triệu đồng mà trường ông được cứu trợ bão lụt năm 2010 đã được nhập vào quỹ đầy đủ và được sử dụng đúng mục đích.

Trong lúc đó, cả kế toán và thủ quỹ nhà trường đều khẳng định chưa hề thấy số tiền đó và do vậy mà không thể nhập quỹ cũng như làm các thủ tục thu, chi tài chính.

Báo Lao Động nhận được phản ánh của bạn đọc về khuất tất trong việc nhận tiền cứu trợ lũ lụt vào tháng 10 - 11.2010 tại Trường Tiểu học Phương Điền, thuộc xã Phương Điền, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Theo đó, trường này đã được 13 đoàn cứu trợ hỗ trợ nhiều sách vở, đồ dùng học tập và cả tiền mặt. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài hiệu trưởng, không ai biết số tiền cứu trợ chính xác là bao nhiêu. Chỉ biết rằng, tính đến chiều 28.3, tiền cứu trợ vẫn chưa được hiệu trưởng cho nhập vào quỹ nhà trường.

Chiều 28.3, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Trần Quốc Toản - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Điền - ông Toản cho biết: Trong đợt lũ năm 2010, nhà trường được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nhiều sách, vở, cặp sách và 27 triệu đồng tiền mặt. Sách vở thì cơ bản nhà trường đã chuyển tới tay học sinh với số lượng mỗi em được 12 cuốn vở, chỉ còn một ít để dành cho năm sau.

Hiệu trưởng Trần Quốc Toản khẳng định: Tiền cứu trợ đã được nhập quỹ đầy đủ và sử dụng đúng mục đích.
Hiệu trưởng Trần Quốc Toản khẳng định: Tiền cứu trợ đã được nhập quỹ đầy đủ và sử dụng đúng mục đích.

Về tiền thì nhà trường đã chi hỗ trợ cho mỗi học sinh 100.000 đồng, giáo viên bị thiệt hại nhẹ do lũ được hỗ trợ 250.000 đồng/người, bị thiệt hại nặng hỗ trợ 300.000 đồng/người. Tổng chi cho hỗ trợ giáo viên và học sinh là 19.200.000 đồng, số còn lại dùng để mua một bộ loa đài và "bôi trơn" chạy xin dự án sửa chữa phòng học.

Theo như trình bày của ông Toản, thì việc sử dụng số tiền nói trên là hết sức hợp lý. Và càng đáng tin hơn khi tôi đặt câu hỏi: Thưa thầy, toàn bộ số tiền cứu trợ đó có được nhập vào quỹ nhà trường không? Ông Toản đáp gọn: "Chúng tôi nhập quỹ đầy đủ". Vậy, các khoản chi như thầy đã nói có làm thủ tục chi theo quy định? Ông Toản lại chắc nịch: "Chúng tôi làm đúng quy định". Ngoài ra, ông Toản cũng bịa ra chuyện nhà trường phát tiền cho học sinh: "Số tiền hỗ trợ học sinh mỗi em 100.000 đồng, chúng tôi phát qua giáo viên chủ nhiệm lớp". Tuy nhiên, những lời lẽ trơn tru ấy của ông hiệu trưởng lại trái ngược với cả thủ quỹ và kế toán nhà trường.

Chiều cùng ngày, chúng tôi đã phải đối chứng lại lời ông hiệu trưởng với cô Nguyễn Thị Cúc - thủ quỹ nhà trường. Cô Cúc cho biết: "Trước đây, thầy Toản có đọc để tôi ghi báo cáo với xã số tiền cứu trợ chỉ có 17 triệu đồng, sao nay lại lên đến 27 triệu đồng. Vì thầy Toản nhận tiền từ các đoàn cứu trợ nên chỉ thầy biết số tiền là bao nhiêu, chúng tôi không biết.

Cho đến hôm nay, tiền cứu trợ vẫn chưa được thầy Toản nhập vào quỹ nhà trường, mặc dù tôi đã liên tục nhắc nhở, lần nhắc mới nhất là chiều hôm qua". Cô Cúc cũng cho hay, chỉ thấy đoàn cứu trợ trao tiền cho học sinh chứ chưa hề nghe nói nhà trường phát tiền hỗ trợ cho các em. Và trong lúc chúng tôi đang trao đổi với cô Cúc, ông Toản liên tục gọi điện cho cô này: "Sao cô không tránh đi, đừng gặp họ"; "Không tránh được, họ đã đến đây rồi"; "Tôi đã nói với họ là tiền đã được nhập quỹ rồi, cô nhớ nói cho khéo nhé"; "Đã nói với họ là tiền chưa nhập quỹ, không nói khác được đâu, họ yêu cầu xem sổ quỹ đấy".

Và cô Nguyễn Thị Hồng Thắm - kế toán nhà trường - cũng khẳng định: "Tiền cứu trợ chưa hề được nhập quỹ. Nhà trường cũng chưa hề hỗ trợ giáo viên và học sinh như lời thầy hiệu trưởng. Số tiền mà học sinh và giáo viên được nhận là có hai đơn vị về trường trực tiếp trao tiền cứu trợ tận tay giáo viên và học sinh".

Phạm Việt Thắng

Một bữa ăn của 3 người hết 15.000 đồng và bát phở 850.000 đồng

SGTT.VN - Một bữa ăn nghèo nàn của 3 công nhân thời buổi giá cả leo thang chỉ hết 15.000 đồng, nghĩa là chi phí một bữa ăn cho một người chỉ 5.000 đồng. Bữa ăn teo tóp của công nhân chưa được cải thiện, nhưng bát phở thì đã được "cải thiện" về giá, từ 750.000 đồng tăng lên 850.000 đồng, vậy mà quán phở vẫn đông khách.

Bát phở bò có giá đến 850.000 đồng ở một nhà hàng tại Hà Nội, mà vẫn có nhiều người đến ăn.

Diễn đàn "Chi bạo trở thành lối ứng xử?" đăng trên SGTT mới đây đã thu hút đông đảo bạn đọc tham gia tranh luận. Trong diễn đàn này, có đề cập đến một quán phở ở Hà Nội bán giá 750.000 đồng/bát phở bò với nguyên liệu chính là thịt bò được nhập từ Kobe (Nhật Bản).

Vừa qua, SGTT cũng đăng phóng sự 3 kỳ đề cập đến đời sống công nhân nhập cư thời giá cả leo thang, trong đó có chi tiết: một bữa ăn của 3 công nhân chỉ 15.000 đồng (nghĩa là chi phí một bữa ăn cho một người chỉ 5.000 đồng), đơn giản vì họ không đủ tiền để cải thiện bữa ăn.

Bữa ăn nghèo nàn của những công nhân có lẽ chưa được cải thiện, nhưng bát phở thì đã được "cải thiện" về giá, từ 750.000 đồng tăng lên 850.000 vì giá cả thị trường tăng. Ấy vậy mà trong thời kỳ bão giá này, quán phở bò Kobe vẫn đông khách.

Gửi phản hồi đến SGTT, nhiều độc giả đề nghị phác họa chân dung những thực khách của quán phở có lẽ xếp vào loại "đệ nhất thế giới" này. Bạn LeNguyen nói: "Đất nước mình còn nghèo, tại sao lại có những người ăn tô phở được coi là đắt nhất thế giới?". Bạn aGiamDoc đặt vấn đề: "Nếu yêu cầu những người đến ăn chụp một tấm hình, công khai danh tính thì hậu quả sẽ ra sao nhỉ?". Bạn Châu Tuân nhận xét: "Đây gọi là ...ăn để lấy tiếng là chính".

Khá mỉa mai, bạn congnv mơ ước: "Tôi thì cũng thích ăn thử một lần cho biết hương vị thơm ngon của nó, nhưng túi tiền lại không cho phép tôi thực hiện được ước mơ của mình".

Còn bạn Phan Trúc Ly thì chỉ mơ được nhìn thấy tô phở 850.000 đồng: "Đúng là người ăn không hết, kẻ lần không ra. Mỗi tháng mình đi làm thêm chỉ kiếm được có 800.000 đồng. Thế mà ăn tô phở là tiêu tan công sức. Trời, đi làm một tháng chỉ ăn được tô phở, không thể tin nổi. Với những sinh viên như mình và ba mẹ mình, tô phở 20.000 đồng đã là món xa xỉ rồi và một năm mình chỉ ăn 1 - 2 lần. Còn món phở này chắc suốt đời chưa thấy nữa huống chi là ăn".

Thịt bò trong tô phở này là thịt bò được nhập khẩu từ Kobe (Nhật Bản), nghe nói có giá 550 USD/kg.

Bạn Kiều Linh đưa ra một phép tính: "Tính sơ sơ thế này: Để ăn một bữa sáng, hết gần cả triệu đồng, người này phải có thu nhập gần chục triệu đồng/ ngày và mỗi tháng vài trăm triệu đồng. Ở VN mình có bao nhiêu người như vậy? Mà cho dù có nhiều đi nữa thì những doanh nhân "cày sâu cuốc bẵm" cũng không dám xài sang thế".

Những bạn đang sống ở nước ngoài cũng chia sẻ suy nghĩ của họ về tô phở này. Như bạn Vu Dat: "Ngay cả nước giàu sang mà tôi đang sống cũng không có tô phở giá 850.000 đồng (khoảng 40 đô-la) nhưng nếu có cũng không đáng để mà ăn bởi vì quá lãng phí. Mỗi người nếu kiếm tiền bằng sự lao động của mình hẳn biết quí trọng đồng tiền mình làm ra. Có biết bao nhiêu thứ đáng xài hơn là ăn tô phở với giá đó!"

Bạn LocNguyen chia sẻ: "Tôi ở Mỹ, thu nhập hiện trên 150 ngàn đô-la/tháng (khoảng 3 tỉ đồng). Cách nay 1 tháng, tôi làm từ thiện ở BV Đa khoa Phú Yên (bếp ăn từ thiện). Những người nghèo ở đây chỉ cần 10.000 đồng cho mỗi bữa ăn, và để cứu mạng một người chỉ cần 600.000 đồng (ho 2 lít máu). Tôi đã làm việc ở đây gần 2 tháng và thấy ở đây còn nhiều người khổ, nhưng lại có tô phở có lẽ là mắc nhất thế gới (38 đô-la) chắc không bao giờ tôi dám đụng đến tô phở này".

Tất nhiên, những tranh cãi về lối ứng xử chi bạo của một bộ phận những người giàu có ở Việt Nam sẽ còn kéo dài, như bạn Lê Thành Nhân viết: "Trời, mỗ tô phở giá 850. 000 đồng mà khách vẫn tăng lên. Mấy ngày qua chúng ta đang tranh luận sôi nổi việc chi bạo trong lối sống của người Việt Nam. Tranh luận chưa xong thì hôm nay lại đọc thêm thông tin này..."

Ai tặng nhau cái bánh lúc thảm họa và ai giành nhau hàng cứu trợ!

SGTT.VN - Động đất ở Nhật Bản đã cướp đi mạng sống của hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn người. Nước Nhật trải qua thảm hoạ lớn nhất từ thế chiến lần thứ II đến nay. Báo chí toàn thế giới đưa đậm về thảm hoạ này, với nhận xét "người Nhật chỉ có một tài nguyên duy nhất để phát triển thành siêu cường: Con người".

Sau thảm họa, dù rất đói khát nhưng người Nhật vẫn giữ được sự bình tĩnh và ý thức cộng đồng. Trong ảnh là người dân ở thành phố Koriyama xếp hàng dài đợi đến lượt lấy nước sạch. Ảnh:

Động đất cực lớn nhưng người Nhật không hoảng loạn, mất bình tĩnh. Trên các trang truyền thông lớn như CNN, BBC… và báo chí Việt Nam nói người Nhật thứ tự ra khỏi các toà nhà đang run lên bần bật một cách trật tự. Không có cảnh la hét, hoặc gây gổ, giẫm đạp lên nhau.

AFP dẫn lời giáo sư đại học Harvard, Joseph Nye nhận xét rằng thảm họa này có thể khiến "quyền lực mềm" của nước Nhật tăng lên. Quyền lực mềm, theo giáo sư Nye, là thuật ngữ ông dùng để mô tả cách mà các quốc gia đạt được mục tiêu của mình bằng cách khiến nước khác ngưỡng mộ.

Ông nhận xét: "Họ cho thấy một xã hội ổn định, kỷ luật tốt và được chuẩn bị sẵn sàng cho những thảm họa, một quốc gia hiện đại. Họ đối phó với thảm họa một cách bình tĩnh và trật tự".

Đến hôm nay ngày 15.3, đã qua nhiều ngày, nước Nhật đối mặt với thảm hoạ, khó khăn vô biên nhưng chưa thấy bản tin nào nói về sự hôi của, cướp bóc. Một cuộc khủng hoảng lớn của thiên tai, xoả sổ nhiều khu dân cư, nhưng người Nhật vẫn trật tự, họ biết liên kết lại để vượt qua khó khăn.

Cũng như trước đây, người Nhật từng bước ra khỏi thế chiến thứ II với tư thế thua trận, nhưng họ đã liên kết lại để xây dựng đất nước mặt trời mọc thành siêu cường. Nước Nhật đã đưa các chương trình thảm hoạ vào trường học, dạy kỹ năng ứng phó với động đất, núi lửa, sóng thần. Ứng xử với nhau trật tự, văn minh, ngay cả lúc cận kề giữa sống và chết.

Sự bình tĩnh của từng người dân trong thảm hoạ đã giúp ít rất nhiều cho việc cứu trợ. Ảnh: AFP

Người Nhật dạy công dân của mình rằng đất nước không có tài nguyên nào lớn hơn ngoài con người, và họ phải dùng trí tuệ để đưa đất nước phát triển chứ không phải bám vào "rừng vàng, biển bạc". Công dân bình tĩnh xếp hàng nhận cứu tế của nhà nước trật tự, không chen lấn xô đẩy. Báo chí dẫn lời một du học sinh nói: "Tôi đang đi bộ về nơi trú tạm thì một phụ nữ gọi tôi lại và tặng tôi một cái bánh, mặc dù cửa hàng của chị vừa phải đóng cửa vì thảm họa động đất và sóng thần".

Nhìn lại chúng ta, trận lũ lịch sử năm 2010 ở miền Trung đi qua, nhiều đoàn cứu trợ được triển khai. Cứ tưởng sau thiên tai mọi người sẽ liên kết để vượt qua khó khăn, nhưng đã có nơi này, nơi kia xảy ra hiện tượng tranh giành hàng cứu trợ, sau đó là kiện cáo, tố nhau nhận nhiều nhận ít. Thậm chí có cả chuyện hiệu trưởng một trường học cũng "cướp" tiền cứu trợ của học sinh để may váy đã diễn ra ở Hà Tĩnh.

Bao nhiêu hội cứu tế ở Nhật được lập ra để ứng cứu tình nguyện, nhiệt tình, thì ở ta lại có đoàn cứu trợ lại phát biểu kỳ quái: "Của tôi, tôi ưa cho ai là quyền tôi".

Người Nhật dạy dỗ nhau không được nói dối, nói dối như quốc nhục, và họ đã thành công. Chính sự liêm chính đã đưa nước Nhật hùng mạnh, ít tham nhũng.

Chúng ta cũng là đất nước thiên tai, nhưng mấy chục năm nay có dạy học sinh thuần thục các kỹ năng ứng phó với mưa bão, lũ lụt?

Chúng ta có bình tĩnh xếp hàng trước các đoàn cứu trợ?

Trận động đất lớn đến 9 độ Richter khiến nước Nhật mất đi hàng trăm tỉ USD nhưng nước Nhật lại nhận được sự liên kết mạnh mẽ của dân tộc họ. Và thế giới sẽ chứng kiến một sự hồi sinh kỳ diệu từ ý chí của người Nhật. Quốc tế giúp đỡ trước mắt, sau đó người Nhật phải làm lại mọi thứ.

Người Nhật đã chuẩn bị tinh thần từ công dân nhỏ bé đến người đứng đầu Chính phủ từ hàng thập niên qua để đối đầu với các thảm hoạ lớn nhất thế giới. Và điều quan trọng nữa, dù thiệt hại lớn về kinh tế, nước Nhật vẫn chưa tuyên bố rút lại các giá trị tài trợ cho cộng đồng các đất nước mà họ đang giúp đỡ. Có lẽ bởi giá trị Nhật không bội tín với lời hứa của mình!

Nhìn vào trận động đất 9 độ Richter, ý chí người Nhật lại lớn hơn cả 9 độ và sóng thần 10m. Một ý chí liên kết xuất phát từ tinh thần samurai tốt cần học hỏi để chấn hưng tinh thần chúng ta.

Tôi cúi đầu thán phục những người bạn Nhật.

Quốc Nam

Lãi suất tiết kiệm lại lên 17% một năm


Nhiều nhà băng đã quay trở lại huy động tiết kiệm với mức 17% một năm sau thời gian phải giữ ở mức 14% do động thái dẹp loạn gắt gao của cơ quan quản lý nhà nước.
Sóng ngầm lãi suất tiền đồng
Ngân hàng Nhà nước tuýt còi lãi suất trên 14% một năm

Sáng nay, chị Hằng đi đổi sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Khi đến nơi, nhân viên giao dịch nói ngay: "Chị tiếp tục gửi ở chỗ em nhé. Ngân hàng đang có khuyến mại, khách được hưởng lãi suất 17% một năm cho kỳ hạn 1 hoặc 2 tháng, trả trước 3% một năm". Mới chỉ trước đó vài tuần, cũng ngân hàng này, chị Hằng không được hưởng mức lãi suất 17% dù bạn chị thì được.

Lãi suất huy động thực tế vượt trần cho phép, nhà băng khốn khổ vì phí huy động ngầm. Ảnh: Hoàng Hà
Lãi suất huy động thực tế vượt trần, nhà băng khốn khổ vì phí huy động ngầm. Ảnh: Hoàng Hà

Thời điểm đó, chị đem tiền đến gửi vào đúng lúc Ngân hàng Nhà nước vừa có những công bố quyết liệt về việc xử phạt nghiêm, thậm chí đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nào huy động cao hơn 14% một năm. Còn hiện tại, nhân viên nhà băng chỉ e dè đối với người lạ đến gửi tiền tiết kiệm, còn khách hàng đã gửi tiền thì thông báo ngay. Chị Thanh, khách hàng quen của một nhà băng cổ phần cho biết: "Nếu người lạ, muốn đến gửi tiền thì phải được khách hàng cũ dắt đến".

Tại nhiều ngân hàng khác, mức lãi suất huy động tiết kiệm thực tế đang quay trở lại mặt bằng phổ biến là 17% một năm, từng được thiết lập vài tuần trước đây. Tổng giám đốc một nhà băng tại Hà Nội nói vui: "Lãi suất ngân hàng đang quay lại thời kỳ hoạt động bí mật, treo biển 14% nhưng mức thực tế là bao nhiêu thì chỉ có trởi mới biết".

Ông này cho biết, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên trên 20% một năm, lúc cao điểm là 23% nên huy động tiết kiệm cao hơn 14% là bình thường.

Trong khi đó, nguồn tin từ lãnh đạo một nhà băng cổ phần tại Hà Nội nói, mức lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng hiện đang dao động từ 16% đến 18,5% một năm, tùy từng đối tượng khách hàng. "Với việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn từ 12% lên 13% một năm kể từ 1/4, huy động tiết kiệm của các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ còn gặp khó khăn với mức trần 14% hiện nay", ông này nói.

Hoàng Ly


Sập mỏ đá ở Nghệ An nhiều công nhân thiệt mạng


2011-04-01

Sáng nay, một vụ sập mỏ đá kinh hoàng xảy ra tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, khiến cho ít nhất 13 người thiệt mạng và hơn chục người khác mất tích.

Ảnh: Sương Mai VNExpress

Xe cần cẩu, đội cứu hộ, cứu nạn có mặt tại hiện trường.


Hiện công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang diễn ra và con số nạn nhân đang tiếp tục được cập nhật.
Tính cho đến 5 giờ chiều nay, đã có 18 nạn nhận được đưa ra khỏi núi đất đá khổng lồ ở mỏ đá Lèn Cờ, thuộc xã Nam Đàn, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 

Hàng trăm tấn đá khối sập đè công nhân đang khai thác

Vụ sập mỏ đá xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng, khi có hơn 40 công nhân của 3 tổ xay đá đang làm việc tại đây. Nhiều người dân đến hiện trường cho biết hàng trăm khối đá lớn đã đổ xuống tạo thành một núi đất đá đè bẹp nhiều phương tiện vận chuyển và khai thác đá, bên dưới những khối đá khổng lồ ước tính có gần 30 công nhân bị vùi lấp.
Ông Hoa, nguyên cán bộ xã Nam Thành sau khi từ hiện trường về cho biết:
hàng trăm khối đá lớn đã đổ xuống tạo thành một núi đất đá đè bẹp nhiều phương tiện vận chuyển và khai thác đá, bên dưới những khối đá khổng lồ ước tính có gần 30 công nhân bị vùi lấp.
-Anh đến tận nơi mới về đây, nạn nhân bây giờ đang nằm trong núi đá, chưa biết được cụ thể là ai và bao nhiêu người, có khoảng vài chục người. Hiện trường bây giờ đá vùi lấp, một tảng đá lớn của một lèn rơi tự nhiên, sạt lở tự nhiên do dân mình khai thác hổng chân phía dưới nên nó sụt, cỡ vài chục công nhân (bị vùi lấp). Anh em bây giờ vẫn còn đang xay đá.
Tính đến khoảng 3 giờ chiều hôm nay, đã có 12 thi thể công nhân và 6 người bị thương được đưa ra khỏi núi đất đá, trong khi còn nhiều người khác vẫn chưa được tìm thấy.
Nhiều người dân cho biết do có nhiều tảng đá nặng hàng trăm tấn bị đổ xuống nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, có trường hợp một công nhân bị kẹt bên trong đã gọi điện thoại ra ngoài xin tiếp cứu nhưng lực lượng cứu hộ không thể xác 
Huy động mọi phương tiện, máy móc hỗ trợ cứu hộ.
Huy động mọi phương tiện, máy móc hỗ trợ cứu hộ. AFP

định được vị trí của nạn nhân trên. 
Hiện các cơ quan chức năng đang huy động nhiều máy cắt đá và máy cẩu để phá núi đất đá tìm kiếm nạn nhân.
Anh Hoa cho biết thêm:
-Bây giờ phải dùng xe cứu hộ, xe múc, xe xúc, các phương tiện ở tỉnh, huyện về, rồi đơn vị công binh ở trong tỉnh về bàn phương án để xẻ đá ra bởi vì hòn đá lớn quá mà người bị mắc kẹt ở trong.
Trưa nay, khi Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Chủ tịch xã Nam Đàn, ông Phan Tế Trung, để tìm hiểu về vụ việc thì ông đang ở hiện trường với rất nhiều tiếng máy móc đang hoạt động để cứu hộ nạn nhân, khiến cho ông không thể nghe máy.
-Đang cầm máy đây mà không nghe được, ở đây có vụ tai nạn sập hầm đá, giờ đang cứu người cứu nạn, máy đang ầm ầm không nghe được… 
do có nhiều tảng đá nặng hàng trăm tấn bị đổ xuống nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, có trường hợp một công nhân bị kẹt bên trong đã gọi điện thoại ra ngoài xin tiếp cứu nhưng lực lượng cứu hộ không thể xác định được vị trí của nạn nhân trên.
Được biết, trong suốt ngày hôm nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn của huyện cùng với công binh và dân địa phương đã được huy động để tìm kiếm và đưa các nạn nhân ra ngoài. Hàng ngàn người dân xã Nam Thành đã có mặt tại hiện trường để tiếp cứu và chờ tin người thân. Tuy nhiên, theo những người có mặt tại hiện trường, hy vọng sống sót của những nạn nhân còn bị mắc kẹt bên trong là rất mong manh. 

An toàn lao động tại các mỏ đá gần như không có

Chủ tịch xã Nam Đàn cho chúng tôi biết vào lúc 5 giờ chiều nay:
-Báo cáo chị là hiện nay đã đưa ra được 18 người, có 6 người sống, 12 người chết. Còn lại 6 người trong đống đổ nát là coi như 6 người cùng chết rồi mà chưa đưa ra được. Hiện nay Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh và các phó chủ tịch, các sở về cả và hiện trường hiện nay là có mấy nghìn người, máy móc phương tiện ở tỉnh đều đem về đây giải quyết cả vì đá hàng trăm tấn, bây giờ đang tập trung để làm.
việc khai thác đá theo kiểu hàm ếch ở đây đã không tuân thủ quy định về an toàn lao động. Hợp đồng khai thác đá của công ty TNHH Chín Mến đã hết hạn nhưng công ty này vẫn đưa công nhân vào khai thác đá.
Thông tin từ bệnh viện cho biết một trong số các nạn nhân bị thương vừa tử vong, nâng số người thiệt mạng trong vụ sập hầm đá lên 13 người, tính cho đến 5 giờ chiều nay.
Trước mắt, UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho mỗi gia đình nạn nhân tử nạn 5 triệu đồng, nạn nhân bị thương 3 triệu đồng. 
Mỏ đá Lèn Cờ có trữ lượng gần 500 m3, kéo dài khoảng 200m, được khai thác từ bên dưới theo dạng hàm ếch. Các công nhân ở đây làm công việc bốc dỡ cho Công ty TNHH Chín Mến, hầu hết không có bảo hiểm và làm theo dạng nhận tiền công mỗi ngày.
Hiện nguyên nhân vụ sập hầm đang được điều tra nhưng thông tin ban đầu cho biết, có thể việc khai thác đá theo kiểu hàm ếch ở đây đã không tuân thủ quy định về an toàn lao động. Hợp đồng khai thác đá của công ty TNHH Chín Mến đã hết hạn nhưng công ty này vẫn đưa công nhân vào khai thác đá.


Hai nhà báo nước ngoài được tham dự phiên xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ


Việt Nam chỉ cho phép hai nhà báo phương tây tham dự phiên xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào tuần tới. Hãng tin Đức DPA đưa tin này hôm qua trích lời một giới chức Bộ Ngoại giao ở Hà Nội.

Theo đó tòa án chật hẹp nên chỉ dành một chỗ cho đại diện hãng AP của Mỹ và một chỗ cho một nhà báo từ khu vực Châu Âu. Vẫn theo giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam thì giới Truyền thông báo chí Châu Âu cần chọn một đại diện để tham dự phiên tòa. 
Một điểm đáng chú ý là sẽ không có bất kỳ thông dịch viên nào được phép trợ giúp cho hai nhà báo phương tây khi họ tham dự phiên tòa.
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là con trai nhà thơ nổi tiếng Cù Huy Cận một trong các nhà trí thức tiên phong đi theo kháng chiến chống Pháp, hình thành nhà nước cộng sản Việt Nam. 
TS luật Cù Huy Hà Vũ sinh năm 1957, bị bắt giam ngày 5/11 và đến ngày 17/2 thì bị khởi tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam theo điều 88 bộ luật hình sự. Nếu bị kết án có tội, ông Cù Huy Hà Vũ có thể bị 12 năm tù. 
TS Cù Huy Hà Vũ từng hai lần khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng bị bác đơn, một trong hai đơn kiện liên quan đến vấn đề khai thác bauxite Tây nguyên. 
Theo cáo trạng, chính quyền Việt Nam khởi tố ông Cù Huy Hà Vũ là vì ông trả lời phỏng vấn của truyền thông báo chí nước ngoài cổ vũ dân chủ đa nguyên, đa đảng và phát tán nhiều bài viết lên mạng.    
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Ngân Hàng nhà nước tăng lãi xuất 3 lần trong chưa đầy 2 tháng


VN ra sức ngăn chận nạn lạm phát phi mã đang ở mức cao nhất trong khu vực, bằng cách nâng các lãi suất chủ chốt tới lần thứ ba trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Ngân hàng Nhà nước VN quyết định kể từ hôm nay mùng 1 tháng Tư, lãi suất tái cấp vốn, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt trong việc thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng sẽ được nâng lên 13%, thay vì 12 % trước đó. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì lãi suất cơ bản tiền đồng ở mức 9% như cũ. 
Theo các nhà quan sát thì việc cho tăng mạnh lãi suất như vậy cho thấy Ngân hàng Nhà nước ngày càng hạn chế chặt chẽ việc bơm tiền cho các ngân hàng thương mại trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước lưu ý rằng biện pháp tăng lãi suất thuộc trong chiến lược điều hành tiền tệ chặt chẽ và thận trọng giữa lúc mức lạm phát đang ngày càng phi mã.
Theo các chuyên gia thì việc ổn định kinh tế, hơn là tăng trưởng kinh tế, hiện trở thành mục tiêu chủ chốt của VN giữa lúc chính phủ lo ứng phó với vấn đề tiền tệ và thâm thủng mậu dịch.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Friday, April 1, 2011

Hơn 1.100 lao động ở Libya vẫn chưa về đến Việt Nam


TT - Sau gần một tháng lênh đênh trên biển, hôm qua (30-3) hơn 1.100 lao động VN ở Libya vẫn chưa về đến đất liền VN. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - thương binh và xã hội), toàn bộ số lao động trên tàu này là lao động của Công ty Vinaconex-Mec và Công ty VTC.


Theo ông Lê Văn Thanh - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, sáng 3-3 con tàu mang tên Hamanasu (Lissos), số hiệu No.636 chở hơn 1.100 lao động VN tại Libya về nước đã xuất phát từ cảng Benghazi (Libya). Do số lượng lao động trên tàu đông, trên hành trình về nước tàu phải ghé qua nhiều cảng khác nhau để nạp nhiên liệu và bổ sung thực phẩm. Hơn nữa do phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, khí hậu nên hành trình của hơn 1.100 lao động về nước bị kéo dài.

Theo ông Lê Văn Thanh, trưa 30-3 tàu Hamanasu đã rời cảng Singapore và đang tiến vào hải phận Malaysia. Nếu lịch trình không có gì thay đổi, dự kiến 3-4 ngày tới tàu sẽ cập cảng Hải Phòng.

Đ.BÌNH


Nhìn nhận và so sánh


Trong bài diễn văn của Tổng thống Obama đọc tại Hoc viện quốc phòng Hoa kỳ.Nhà lãnh đạo của nước Mỹ đã thể hiện một cách hùng hồn phong thái của một nhà chiến lược-một nhà hùng biện. Xin trích dẫn một vài đoạn:

"Nếu bỏ qua trách nhiệm của Hoa kỳ với tư cách là một quốc gia lãnh đạo,và sâu xa hơn nếu bỏ qua trách nhiệm của chúng ta đối với đồng loại ,trong hoàn cảnh như thế sẽ là một sự phản bội lại bản chất của chúng ta"..Ông nói tiếp.."Một số quốc gia có thể quay mặt làm ngơ đối với hành vi diệt chủng tại quốc gia khác,nhưng Hoa kỳ thì khác.Và với tư cách một Tổng thống tôi từ chối chờ đợi các hình ảnh thảm sát và các mồ chôn tập thể trước khi hành động"

Và để trả lời cho sự kỳ vọng của thế giới về lập trường của nước Mỹ,sự đàn hặc của phe đối lập về vai trò và quyền lợi của nước Mỹ trong những cuộc khủng hoảng trên toàn cầu,Tổng thống Obama nói:

"Chúng ta phải luôn luôn đo lường quyền lợi của chúng ta với nhu cầu hành động…Nhưng điều đó không thể là một lập luận để không bao giờ hành động nhân danh lẽ phải".. (nguồn Danchimviet.info)

Ở đây chúng ta không khỏi xấu hổ khi so sánh với ban lãnh đạo Đảng CSVN. Họ chỉ là tập hợp của những tên tham nhũng, vô liêm sĩ, bất tài với những thành tích "hùng biện" làm cho cả nước và cả thế giới nhiều lần phải đỏ mặt vì ngượng!. Phải chăng dân Việt ta không có những tài năng lớn?.. Xin khẳng định là không phải như vậy. Nước Việt thời nào cũng có anh tài, nhưng nước Việt thời nay những con người lỗi lạc nhất một phần phải sống đời tị nạn ở nước ngoài, một phần lớn trong nước thì người bị ở tù,người bị quản chế,người bị bao vây phong tỏa,cô lập,khủng bố, bị tước đoạt tất cả mọi quyền căn bản như tự do ngôn luận,báo chí,quyền tự do thành lập hội đoàn hay Đảng phái. Quyền đình công và biểu tình cũng là bất hợp pháp.. Đây là những phương tiện và cơ hội để những con người ấy phục vụ đất nước. CSVN giữ quyền lực bằng chính sách rừng rú khủng bố,trù dập hiền tài,để cho họ một mình một sân khấu tha hồ diễn những màn lố bịch và dẫn dắt đất nước vào vòng nô lệ ngoại bang.

Bắt đầu từ ngày 19/3/2011 khi nước Pháp mở màn "cuộc chiến" tại Libya để thực hiện nghị quyết 1973 của Liên Hiệp quốc mục tiêu là bảo vệ người dân Libya trước những hành động điên rồ,khát máu của nhà độc tài Gaddafi, cả thế giới được chứng kiến một màn phô diễn ngoạn mục những vũ khí tân kỳ đã làm tê liệt quân đội của Gaddafi. Thì trên mặt trận ngoại giao một màn phô diễn cũng cực kỳ hoành tráng với những khuôn mặt chính trị lớn và trẻ trung. Từ Tổng Thống Mỹ B.Obama đến Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Pháp Nicolas Sacozy, họ đã chứng minh cho cả Thế giới thấy tài năng lỗi lạc của họ và chắc chắn rằng người dân của ba nước này đang rất tự hào về những nhà lãnh đạo của họ và họ cũng tự hào dân tộc mình không nhầm lẫn khi đã chọn những con người này lãnh đạo đất nước. Nhưng sẽ không công bằng khi không nhắc đến hai khuôn mặt-hai nhân cách lớn của nước Mỹ. Một người không còn trẻ là ngoại trưởng Hillary Clinton và người kia đã già là thượng nghị sĩ Jonh McKain:Tuy không còn trẻ nhưng họ đã cho thấy đầu óc còn rất "trẻ" khi họ cùng với TT Obama bênh vực quyết định tấn công Libya để cứu người dân Bengazi thoát khỏi thảm họa diệt chủng và giúp đỡ cho dân quân nổi dậy đánh bật quân đội Gaddafi được trang bị hiện đại và rất tinh nhuệ.

Tất cả những gì xảy ra trên chính trường thế giới,cũng như trên "chiến trường" Libya làm cho chúng ta hy vọng về một kỷ nguyên mới.Kỷ nguyên của lương tri và trách nhiệm.Phải chăng Mỹ và Phương Tây đã bắt đầu "xét lại "di sản của quá khứ -một di sản lạnh lùng và vô cảm vì đã đặt nhân loại khô cứng trong mối tương quan quyền lợi, cái di sản mà ở đó các nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây "ta bắt mặt mừng" với các nhà độc tài, các nhà lãnh đạo nổi tiếng khát máu vì hồ sơ đàn áp nhân quyền của mình,một di sản mà ở đó tiếng kêu cứu của ngưới dân thấp cổ bé miệng,vô phương tự vệ,bị đàn áp khủng bố,bắn giết bởi các chế độ độc tài mà không được ai quan tâm lắng nghe. Tạo ra môi trường lý tưởng cho tội ác hoành hành. Một di sản mà ở đó tài sản của tập đoàn lãnh đạo độc tài,tham nhũng, mỗi ngày một lớn đến mức khủng khiếp từ những bản hợp đồng làm ăn mua bán với Mỹ và phương Tây…khi đại đa số người dân vẫn sống lây lất trong nghèo đói và thất học.

Chúng ta không quá kỳ vọng rằng cái di sản của quá khứ kia một sớm một chiều thay đổi nhưng tất yếu nó phải thay đổi,nhưng để sự thay đổi diễn ra nhanh hơn,mỗi người chúng ta hãy góp một bàn tay, một tiếng nói đấu tranh với chế độ độc tài để rút ngắn tiến trình này càng sớm càng tốt.

Trở lại với "cuộc chiến" tại Libya để bàn về sự lỗi lạc của những nhà lãnh đạo Mỹ-phương Tây…Hiện nay quân đội Gaddafi đã bị đẩy lui về phía Tây, tin mới nhất khi tôi viết bài này là thành phố Quê hương của Gaddafi là Syrte sắp thất thủ về tay quân nổi dậy… trên chiến trường thế và lực của Gaddafi đã bị những cuộc không kích của liên quân làm cho suy sụp nhanh chóng và sự thất bại chung cuộc là không tránh được…Gaddafi và chế độ đang ở vào thế cùng thời mạc vận,vấn đề chỉ là thời gian… vâng vấn đề là thời gian.Chính vì vậy những nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây muốn rút ngắn thời gian này càng sớm càng tốt.Rút ngắn thời gian để đạt thắng lợi chung cuộc sẽ có rất nhiều cái lợi như:Mỹ và phương Tây nhanh chóng kết thúc chiến dịch và sự can thiệp để bớt phí tổn cho Liên quân,bớt tiêu hao tài sản và nhất là sinh mệnh của người Libya ở cả hai phía, còn nhiều lý do nữa như nếu kéo dài sứ mệnh tại Libya thì phí tổn chiến tranh cao sẽ gặp phải sự chống đối của người dân Mỹ và phương Tây trong lúc kinh tế đang khó khăn và sự phản đối của người dân các nước Hồi giáo cũng là một vấn đề cần tính đến. Đây lại là một điều nữa khác với đất nước chúng ta dưới sự lãnh đạo Đảng CS. Khi người dân không có được chút quyền nào đối với vận mệnh của mình và đất nước mình: Điển hình là vụ Vinashin, vụ Đại lễ ngàn năm Thăng Long Hà Nội,khi mà CSVN đem hàng trăm ngàn tỉ đồng "ném qua cửa sổ" và "ném" vào trương mục của mình ở các ngân hàng ngoại quốc thì người dân vẫn không được quyền có ý kiến gì?Quốc hội cũng thúc thủ.!

Với mục tiêu kết thúc chế độ Gaddafi một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng mà không tỏ ra coi thường nghị quyết của LHQ,Mỹ và phương Tây đã đưa ra một đề nghị cho Gaddafi: Để cho ông ta và gia đình đi sống lưu vong và miễn truy tố ông ta cùng người con trai về tội diệt chủng!?.

Khi mới nghe đề nghị này từ phía Mỹ và phương Tây chắc chúng ta giật mình tự hỏi: Làm như vậy là tạo tiền lệ cho các chế độ độc tài gây tội ác vì sẽ khuyến khích họ chống lại nhân dân mình, bắn giết nhân dân mình rồi sau đó "an toàn", đi sống lưu vong mà không bị Tòa án Quốc tế trừng trị. Nghĩ như vậy là hoàn toàn đúng, nhưng thực tế còn có một cái đúng lớn hơn.. Theo tôi Mỹ và phương Tây mở đường cho Gaddafi đí sống lưu vong là một đòn "ly gián" đánh vào chế độ Gaddafi.Cả guồng máy cai trị của Gaddafi sẽ tự hỏi:Gaddafi được ra đi còn số mệnh của chúng ta thì sao? Chúng ta đi đâu bây giờ?Ở đâu và ai dung chấp chúng ta?.. Trong khi chúng ta chiến đấu để bảo vệ ông ta và gia đình thì ông ta có thể bỏ rơi chúng ta bất cứ lúc nào!.. Khi chúng ta cúi đầu làm theo mệnh lệnh của ông ta thì chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về những tội ác đó, còn ông ta và gia đình thì được miễn tố để ra đi ?!

(Đây là những câu hỏi mà những người đang cúc cung ,tận tụy phục vụ cho đảng CSVN phải cân nhắc)

Với những câu hỏi như vậy đặt ra,thử xem có mấy người còn tiếp tục trung thành với Gaddafi và tiếp tục gây tội ác để phục vụ ông ta.Đây là một cú đánh "tuyệt chiêu" của Mỹ và phương Tây.Với chiêu thức này thì nội bộ của chế độ Gaddafi sẽ sống trong sự hoang mang,lo sợ, nghi ngờ lẫn nhau,chắc chắn sẽ rạn nứt và tan vỡ dù Gaddafi có chấp nhận đi sống lưu vong hay không…

Mặc khác Mỹ và phương Tây kêu gọi những quan chức của chế độ Gaddafi hãy từ bỏ ông ta quay về với nhân dân.Đây là một sự khôn ngoan khác và cũng thể hiện sự nhân bản của những nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây.Mọi cánh cửa đều được mở để giải quyết vấn đề…đây là một kinh nghiệm quí giá cho những người dân chủ VN.Lời đề nghị của Mỹ và phương Tây đưa ra sẽ làm lung lay nội bộ của Gaddafi,dẫn đến sự tê liệt và thất bại là tất yếu.

(Tôi rất tâm phục và ủng hộ ý tưởng này vì mục tiêu của chúng ta là :Giải thể chế độ CS,xây dựng một nhà nước dân chủ,pháp trị và hòa hợp chứ không phải để trả thù)

Còn như Gaddafi khôn ngoan chấp nhận lời đề nghị thiện chí này thì quân đội Gaddafi như rắn mất đầu chỉ còn mỗi một sự lựa chọn là đầu hàng.Chiến cuộc sẽ chấm dứt để xây dựng lại một nước Lybia dân chủ và hạnh phúc cho mọi người dân.

Qua bài diễn văn của TT Mỹ B.Obama đọc tại Học viện Quốc phòng, chúng ta thấy sự khó khăn của nhà lãnh đạo Mỹ là phải hóa giải chỉ trích của phe đối lập, tạo niềm tin, sự hài lòng và ủng hộ từ phía dân chúng Mỹ và cũng phải đáp ứng được sự ngưỡng vọng của nhân loại.Nhất là người dân đang sống trong các chế độ độc tài toàn trị về vai trò lãnh đạo của nước Mỹ với tư cách là một quốc gia đề cao những giá trị Nhân quyền-Dân chủ-Tự do, một siêu cường lãnh đạo Thế giới. Theo tôi trong bài diễn văn hùng hồn này, TT Obama không những thể hiện được tài hùng biện, tầm nhìn chiến lược của người lãnh đạo nước Mỹ mà bài diễn văn còn ngầm đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc với các chế độ độc tài toàn trị rằng Mỹ sẽ không khoanh tay đứng nhìn người dân các nước sống trong chế độ độc tài bị đàn áp bách hại bắn giết… TT Obama đã thể hiện được phong thái của một vị Tổng tư lệnh có tầm nhìn chiến lược, một con người có trái tim nhân hậu đầy tình người và trách nhiệm.

Tôi tin tưởng và lạc quan rằng khi đất nước VN chúng ta giải thể chế độ độc tài toàn trị CS hiện nay, chắc chắn đất nước chúng ta sẽ có những nhà lãnh đạo xuất chúng như TT Obama-Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton,chỉ những con người như vậy mới xứng đáng với lòng mong đợi của nhân dân…mới xứng đáng với lịch sử chúng ta.

Huỳnh Ngọc Tuấn


Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty