18/06/2011 07:53:42 Sau nước trái cây, rau câu, xirô, kẹo xốp, mỳ gói nay đến lượt một số sản phẩm nhà bếp như hộp nhựa đựng thức ăn, nhựa bọc thực phẩm cũng bị phát hiện có chứa chất tạo đục gây nguy hại cho sức khoẻ con người. DEHP - chất tạo đục có nguy cơ gây ung thư không chỉ được tìm thấy trong đồ uống. Hóa chất này vừa bị cơ quan chức năng Đài Loan phát hiện trong một số sản phẩm nhà bếp. Theo cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Đài Loan cho biết, 7 nhãn hiệu nhựa bọc thực phẩm đã bị phát hiện có chứa DEHP ở nhiệt độ phòng. Mặc dù, lượng DEHP không vượt quá tiêu chuẩn an toàn theo quy định của cơ quan chức năng nhưng hàm lượng DEHP lại sinh ra cao hơn khi được dùng để bọc đồ ăn có dầu mỡ.
Trong khi đó, một số hộp nhựa cũng đã bị phát hiện có chứa DEHP trong điều kiện bình thường. Cơ quan chức năng Đài Loan đang khuyến cáo người dân không sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm khi để trong lò vi sóng hay dùng giấy nhựa để bọc thực phẩm, đồ ăn. Mới đây, ngày 12/6, tại Hong Kong cơ quan chức năng đã lấy mười mẫu mì gói sản xuất tại Trung Quốc và phát hiện bốn mẫu mì gói chứa chất tạo đục, gồm: mì bò được siêu thị Welcome Market đặt sản xuất có chứa DEHP cao gấp 53 lần mức độ an toàn. Mì gói Shin Ramyun hương vị nấm, sản phẩm Hàn Quốc, được sản xuất tại Thượng Hải, chứa 1,3 phần triệu (ppm) DEHP. Mì gói Nissin Taisho Yakisoba, sản phẩm Nhật Bản, sản xuất tại Thượng Hải, chứa hàm lượng 2,3ppm, cao hơn mức an toàn cho phép của WTO (mức 1,5ppm). Bắc Lưu (tổng hợp) |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Saturday, June 18, 2011
Sản phẩm nhà bếp cũng chứa chất DEHP
Quảng Ngãi: Bệnh tay chân miệng vượt con số 1.000 ca
18/06/2011 20:25:18 - Đến thời điểm này, 13/14 huyện, thành phố (trừ Lý Sơn) của Quảng Ngãi đã có bệnh tay chân miệng, với số trường hợp bị bệnh trong toàn tỉnh đã lên khoảng 1.054 ca, trong đó có 4 ca tử vong. Ths Nguyễn Tấn Đức, PGĐ Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, riêng tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi cho biết thông tin trên chiều 18/6.
Theo Bs Nguyễn Tấn Phụ,Trưởng khoa Nhi, bình quân trong vòng 10 ngày qua, mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 50-70 trường hợp tay chân miệng.
Trước tình hình bệnh tay chân miệng lây lan quá nhanh, Sở Y tế Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh tạm đóng cửa các trường nhà trẻ và các trường mẫu giáo trên toàn tỉnh. H.V.T |
Một công nhân đường sắt chết thảm trên đường ray
18/06/2011 16:11:53 Một công nhân đường sắt trong khi đi tuần tra đoạn xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, bất ngờ phát hiện một cánh tay đứt lìa trên đường ray. Cơ quan chức năng và người dân tổ chức tìm kiếm thì phát hiện một công nhân đã chết từ bao giờ.
Anh Nguyễn Hữu Hạnh là công nhân tuần tra đường sắt cung đường Cầu Cấm (thuộc Công ty đường sắt Nghệ Tĩnh) đi tuần, gần đến địa điểm giao ca bỗng phát hiện một cánh tay đứt lìa nằm trên đường ray và một số dụng cụ như cờ lê, đèn... của nhân viên đường sắt. Anh Hạnh hốt hoảng điện báo với cơ quan chức năng của ngành cùng chính quyền sở tại. Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tổ chức tìm kiếm và phát hiện thi thể một người đã bị dập nát, đứt lìa tay... Ngay sau đó, danh tính nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Văn Trung (SN 1977, xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Anh Trung là công nhân tuần tra đường sắt trên cung đường Quán Hành tới địa bàn xã Nghi Yên. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cái chết của anh Trung. CQĐT Công an huyện Nghi Lộc đang tiếp tục làm rõ. (Theo Dân Trí) |
Trung Quốc đã thu phục Trung Á như thế nào?
18/06/2011 14:56:57 - Trung Á hôm nay đã định hình trở lại, với vai trò chiến lược của nó, sau khi Liên Xô sụp đổ. Đã xa rồi quan niệm đây là khu "đặc quyền" về kinh tế, quân sự, chính trị của Moscow. Thừa cơ Hoa Kỳ và Nga mải giằng co tại không gian địa chính trị này theo những chiến lược cũ, Trung Hoa đang huơ gậy - cà rốt, để "bất chiến tự nhiên thành"- tổng hợp của Lê Đỗ Huy.
Nếu cuộc chơi lớn thế kỷ XIX giữa hai kỳ phùng địch thủ ấy xoay quanh một mưu đồ khó giấu diếm: Sa hoàng lúc đó đang tìm cách thọc sang Ấn Độ thuộc Anh, thì hôm nay, trận đồ giao tranh ở Trung Á chuyển thành thế chân vạc. Trong hai thập kỷ qua, Trung Hoa đã kiên trì phát triển những ràng buộc ngày một thít chặt hơn đối với vùng sân sau này của Nga, thông qua thương mại, phát triển hạ tầng, và nhập khẩu năng lượng. Nga, ngược lại, đã mất thế ở đây. "Đòn bẩy cho chính sách đối ngoại nhiều năm của Moscow ở Trung Á là đồng tiền, nhưng nay lại chính là cái mà Nga đang vô cùng thiếu hụt", Quinn – Judge, một chuyên gia thuộc văn phòng của Nhóm nghiên cứu khủng hoảng quốc tế đóng tại Bishkek, Kyrgyzstan, nhận định. Nét mới về chiến lược ở vùng này gần đây, theo The New York Times, còn là chính sách ngoại giao cơ bắp, khi Bắc Kinh gồng mình cho các lân bang, kể cả "ông chủ" cũ của Trung Á là Nga, cảm thấy. Quơ năng lượng, cho vay nóng, rải hàng giá rẻ... "Bắc Kinh quan niệm vùng Trung Á như một khu vực đệm để đảm bảo ổn định và phát triển cho khu Tân Cương, nằm ở biên giới phía Tây của Trung Hoa", học giả A. Cooley từng nhận định. Tân Cương, giáp giới với cả Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan là khu vực được xem là có những nhóm Hồi giáo cực đoan chống chính phủ. Thách thức đối với Trung Hoa ở Trung Á hẳn vẫn là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan sở tại. Nhưng cả "hổ" Mỹ lẫn "gấu" Nga đều phải chọi với đối thủ này. Về phần mình Trung Hoa hẳn có những tiên liệu sâu xa hơn, về mọi mặt như an ninh năng lượng, bành trướng mậu dịch, ổn định sắc tộc, và quốc phòng. Thừa cơ Mỹ và Nga mải đối phó với nhau trên nền chính trị hỗn tạp ở Trung Á, Trung Hoa đã "phóng tài hóa thu nhân tâm". Bắc Kinh đã cho các nước cộng hoà Hồi giáo ở đây vay nhiều khoản trị giá hàng tỷ đô la, đồng thời quơ vội các nguồn năng lượng chủ yếu ở Kazakhstan và Turkmenistan. Thật vậy, nhờ tốc độ phát triển nhanh, Trung Hoa đã "lợi dụng được thế yếu của Mỹ và Nga trong khu vực", tướng Liu Yazhou (Lưu Á Châu) viết trong một bình luận đăng trên Phoenix Weekly vào hè năm 2010 (2). Vẫn theo viên tướng này "Trung Hoa đã tạo được cơn sốt chủ nghĩa tiêu dùng ở đây", và mở rộng thị trường cho hàng hoá giá rẻ của mình. Nhìn sâu hơn, theo The New York Times, Trung Hoa đã "bắt bài" được Mỹ, tìm cách đối phó với thế trận của người Mỹ và đồng minh quân sự ở Trung Á, Ấn Độ, Afganistan - vòng cung phía tây của chính sách ngăn chặn (western arc of a containment strategy), một chiến lược còn dựa trên hợp tác với các quốc gia ở Đông và Đông Nam Á. Cuộc chơi hậu xô viết của Mỹ ở Trung Á không thuận lợi Sau khi Liên Xô sụp, Hoa Kỳ tìm cách khống chế Đại lục bằng cách xây một vành đai dọc theo Trung Á, Ấn Độ, và Afganistan bằng các căn cứ quân sự Mỹ. Các công ty Hoa Kỳ tham gia phát triển các nguồn năng lượng ở Kazakhstan và Turkmenistan.
Nhưng tới lúc này, mục tiêu của Mỹ ở Trung Á chẳng lấy gì làm to tát, nó chỉ gồm một từ: Afghanistan, Paul Quinn – Judge tiết lộ. "Kết quả là Hoa Kỳ đang đánh cược khi quan hệ với một số chế độ tham nhũng và độc tài nhất thế giới hiện nay, và đang chịu những thiệt hại không đếm xuể, hòng kéo dài sự đứng chân ở đây". Quinn – Judge bình luận. Khi chuẩn bị tiến công Afganistan sau sự kiện 11 tháng 9, Hoa Kỳ đã thành lập căn cứ quân sự ở Kyrgyzstan và Uzbekistan. Qua gần một thập kỷ, nay chỉ còn Trung tâm quá cảnh Manas ở Kyrgyzstan là còn hoạt động. Uzbekistan đã đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ năm 2005. Theo một bức điện của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ trong vụ WikiLeaks mới đây, Trung Hoa bị ngờ rằng đã "gạ" biếu Kyrgystan 3 tỉ USS để đóng cửa căn cứ Manas, hiện đang là then chốt cho tác chiến của Mỹ ở Afganistan. (3) Các nhà đấu tranh vì quyền con người cho rằng vì cố giữ Manas làm căn cứ quân sự, bất chấp dư luận ở Kyrgyzstan, Washington đang "mất mặt" trong mắt người dân nước cộng hoà Hồi giáo này. Sự có mặt của Mỹ ở Trung Á thuộc Liên Xô hiện vẫn gây nên sự chú ý theo hướng không đồng thuận trong khu vực, và lại còn chọc giận Moscow. Và "bất chiến tự nhiên thành" "Cuộc xâm lăng không tiếng súng" là đầu đề của một bài báo ra hôm 9/6 vừa qua trên báo điện tửAsia.new.it. Bài này cho rằng Trung Quốc thăng hạng về kinh tế và quân sự ở Trung Á chính là nhờ những yếu kém của Nga, nhưng đặc biệt là của Mỹ. Trung Nam Hải hôm nay đã trở thành "ông cậu đô la" trong mắt các "sultan" (thân vương Hồi giáo) mới ở các nước cộng hoà Trung Á, vốn khét tiếng nghèo và tham nhũng, mà khán giả Việt Nam từng biết qua những bộ phim Liên Xô như "Kẻ cắp đúng luật" (Вор в законе). Học giả cho rằng cho dù các quốc gia Trung Á đang lo sợ cuộc xâm lăng của Trung Hoa cả về hàng hoá lẫn nhập cư, rằng kinh tế các vùng đông dân sẽ rơi vào tầm kiểm soát của Bắc Kinh, họ không thể có lựa chọn khác, ngoài chấp nhận nguồn đầu tư và thương mại của Trung Quốc. Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc mở các viện Khổng Tử để dạy tiếng và văn hoá Trung tại thủ đô của các nước Trung Á. "Trung Á", tướng Liu Yazhou cảm nhận, "là một miếng kếch sù của cái bánh mà Trời cho người Trung Hoa thời nay". Con đường tơ lụa thế kỷ 21 Trong các phim lịch sử, ta từng thấy vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu … trôi nổi trên Con đường tơ lụa. Nay trên đoạn chạy qua xứ sở Uzbekistan, tưởng như còn âm vang bài ca xô viết trong những Samarkan và Bukhara cổ kính, đang nườm nượp những đoàn caravan mới - những xe tải chất tận nóc đồ điện tử, dụng cụ cơ khí và các loại hàng. Các thương nhân người Hoa mới đang khệnh khạng mở những "Bách hoá đại lầu" xâm lấn thị trường địa phương. Gần đây, một tập đoàn thuộc Công ty quốc gia Dầu khí Trung Hoa thắng thầu khai thác khu mở khí đốt ở vùng Nam Yolotan, Turkmenistan, một trong những mỏ khí đốt lớn nhất thế giới. |
Bị bắt vì photo bài viết Nhật Ký Biểu Tình
Thanh Trúc, phóng viên RFA2011-06-18Hôm thứ Tư ngày 15 vừa qua, nhà giáo Nguyễn Thượng Long bị công an mời đi làm việc khi đang ở trong một tiệm photo tại quận Hà Đông để sao chụp lại bài Nhật Ký Biểu Tình. AFP photo Nhà giáo Nguyễn Thượng Long, phó tổng biên tập báo ngoài luồng có tên bán nguyệt san Tổ Quốc, thường lên tiếng hoặc có những bài viết về tự do dân chủ, bị công an mời đi làm việc khi đang ở trong một tiệm photo tại quận Hà Đông để sao chụp lại bài Nhật Ký Biểu Tình mà qua đó ông bày tỏ cảm nghĩ về cuộc biểu tình chống Trung Quốc của sinh viên học sinh Hà Nội hôm Chúa Nhật 5 tháng Sáu. Tưởng cần nhắc hồi tháng Sáu 2010 ông Nguyễn Thượng Long cũng từng bị công an bắt đi làm việc liên tục vì sao chụp lại bán nguyệt san Tổ Quốc ấn bản số 89 cũng trong một tiệm photocopy ở Hà Nội. Nói chuyện với Thanh Trúc hôm nay, nhà giáo Nguyễn Thượng Long xác nhận ông bị công an bắt gặp và mời đi làm việc ngay khi đang in chụp bài Nhật Ký Biểu Tình: Chia sẻ Ông Nguyễn Thượng Long: Sự việc ấy hoàn toàn đúng, tôi là tác giả bài Nhật Ký Biểu Tình. Ngày mùng Năm tháng Sáu tôi có đến tận nơi để quan sát và tôi đã viết được bài viết đó. Rất nhiều bạn bè các nơi muốn xin tôi bài viết đó thì tôi có bảo tôi đã công bố trên mạng rồi. Bạn bè, toàn những người có tuổi cả, bảo là"chúng tôi không có đời sống mạng cho nên nếu ông có thì ông photo cho chúng tôi xin". Thế nên hôm đó tôi đi với mục đích muốn chia sẻ với bạn bè cái tâm trạng của mình về sự kiện đó và tôi cũng đúng là bị như thế đấy. Thanh Trúc: Thưa nhà giáo Nguyễn Thượng Long, như ông nói, với nhiều người không có phương tiện truy cập mạng hoặc không biết cách lên mạng để đọc bài Nhật Ký Biểu Tình của ông thì ông có thể tóm tắt một vài điểm chính để cho những người đang nghe buổi nói chuyện này biết được nội dung của bài báo? Ông Nguyễn Thượng Long: Thực ra thì tôi chỉ viết lại những gì mà tôi đã dấn thân và quan sát được từ khi tôi đến vườn hoa, đó là lúc 7giờ 30 cho đến quá 8 giờ, tức là thời điểm nhiệt độ bắt đầu nóng lên, bắt đầu có sự khống chế và xô đẩy anh em học sinh sinh viên ra khỏi khu vực đó. Tôi quan sát được gì thì tôi bày tỏ. Đó hoàn toàn là tâm trạng của tôi khi quan sát hiện tượng như vậy và tôi bày tỏ cảm tưởng của tôi về hiện tượng đó. Tôi đã viết lại trong bài Nhật Ký Biểu Tình và tôi nghĩ tôi đã nói đúng những gì lương tâm tôi cần phải nói. Vấn đề chỉ có vậy. Thanh Trúc: Thưa có phải khi công an xuất hiện mời ông về làm việc là lúc ông đang copy lại, in chụp lại bài báo Nhật Ký Biểu Tình?
Ông Nguyễn Thượng Long:Đúng, tôi photo xong thì tôi thấy có những nhân viên an ninh rất trẻ, đến nói "bác có phải là bác Long không, bác đang vừa mới photo một tài liệu mà đó là một tài liệu rất nhậy cảm thì xin bác cho tôi được xem". Tôi là thầy giáo cho nên tôi không sẵn sàng để gân guốc, và tôi nghĩ cái đấy rất đàng hoàng rất công khai,tôi ký tên và tôi chịu trách nhiệm về tất cả, vì thế tôi cho họ xem và quan sát xong là họ cứ thế họ đưa tôi về trụ sở để làm việc. Thanh Trúc: Ông nói đưa ông về, có nghĩa là họ mời ông về đồn một cách đàng hoàng hay là họ áp tải ông, hay là họ ra lệnh cho ông đi lên đồn công an làm việc? Ông Nguyễn Thượng Long: Nói tóm lại thì cũng không quá là căng thẳng. Tôi cũng không muốn ầm ĩ vì tôi có tuổi rồi, còn những anh em đó thì còn quá trẻ, tôi cũng muốn nói chuyện ôn hòa với họ. Họ nói mời bác về làm việc thì tôi cũng cứ đi để xem người ta làm việc thế nào. Thanh Trúc: Khi về đồn để làm việc, thưa ông, chính những người công an mời ông về họ thẩm vấn ông hay … Ông Nguyễn Thượng Long: Không, những người phát hiện tôi ở đấy là những anh em trinh sát. Trinh sát thì họ rải khắp các đường phố, các cửa hàng photo, những địa điểm nhậy cảm mà không may lúc đấy là trinh sát phát hiện ra là tôi ở đó. Còn khi về đấy thì những vị đó không thấy xuất hiện nữa mà tôi thấy xuất hiện toàn những nhân vật cao trọng hơn, ở tầm cao hơn, ví dụ như ở quận, ở thành phố, ở cơ quan điều tra, ở PA 38 An Ninh Chính Trị, thậm chí tôi cũng nhận diện sự xuất hiện của các nhân viên an ninh A 42 tức các nhân viên an ninh Bộ Công An mà tôi biết qua nhiều lần làm việc trước. Tôi thấy gần như là đủ một bộ của các cơ quan quyền lực công an và an ninh, họ đã đến rất nhanh, rất kịp thời. Tài liệu nhậy cảm Thanh Trúc: Thưa những người ông nói là những thành phần quan trọng trong Bộ Công An có giải thích lý do vì sao họ mời ông về để hỏi ông về bài báo Nhật Ký Biểu Tình hay không? Ông Nguyễn Thượng Long: Nói chung họ cũng vào vấn đề, nói là những gì họ vừa phát hiện tôi ở đó, và cái bài viết mà tôi photo, rồi là những gì họ yêu cầu tôi hợp tác với họ trong lúc đó. Thế thì nói chung tôi xử sự ôn hòa nhưng mà tôi rất bất bình. Tôi nói với họ tôi rất không hài lòng, đây là những quyền tự do tối thiểu của tôi nhưng không được tôn trọng. Điều tôi khẳng định với họ là tôi rất bất bình và tôi đã từ chối bữa ăn trưa đó. Đúng là tôi đã nhịn suốt từ sáng cho đến chiều tối khi xong công việc trở về. Tôi đã dự định là nếu như họ cứ tiếp tục thì tôi cũng sẽ tiếp tục chứ không cần phải ăn uống gì đâu. Tôi chỉ muốn bày tỏ với họ là tôi không có làm điều gì sai trái cả. Tôi sống và làm việc theo lương tâm, những gì tôi thấy cần thì tôi làm, thế thôi. Thanh Trúc: Thưa ông, về lời nhắc nhở của công an khi kết thúc buổi làm việc, rằng "trong giai đoạn nhậy cảm này thì những người công dân hãy hết sức cẩn trọng trong việc xử lý, in ấn, photo các tài liệu mà công an thấy là không chính thống". Ông nghĩ thế nào về lời nhắc nhở đó?
Ông Nguyễn Thượng Long:Tôi thì không hài lòng về cái câu này, chỉ có thể nói chơi chơi với nhau thì được thế nhưng thành luật thì không được. Thành luật thì nó phải là cái điều gì của hiến pháp, điều gì của pháp luật của Bộ Luật nào. Cái đó chỉ là cái nhất thời thôi. Còn cái gọi là nhậy cảm là thế nào? Tức là xử lý, in ấn, photo? Nhậy cảm là thế nào thì những cái đấy quá chung chung, những cái đấy thuộc về quyền cơ bản, quyền tự do tối thiểu của con người. Cho nên những điều mà công an nhắc nhở tôi thì tôi cũng chẳng muốn tranh luận nhiều. Nó chỉ là những lời khuyên mà tôi nghĩ không có giá trị lắm và tôi cũng nói với họ rằng tôi cảm thấy rất là khó sống. Tôi là người viết báo mà nếu viết báo thì chẳng nhẽ mình chỉ viết cho mình? Viết báo thì phải chia sẻ với người đọc của mình, thấp nhất ít nhất thì đó là bạn bè, rộng rãi ra thì đó là độc giả, mà ai biết được có bao nhiêu người đọc của mình. Nếu nói chuyện đó đối với người viết báo thì tôi thấy quá luẩn quẩn. Họ nói thì họ nói vậy thôi, còn cái mà tôi nghĩ tối thượng và quan trọng nhất là chúng ta sống, làm việc, chịu trách nhiệm ở lương tâm. Cho nên trong những ngày tháng này, bên cạnh việc quan sát những vấn đề về luật, về hiến pháp thế nọ thế kia, thì cũng phải có cái điều chúng ta phải nghĩ là lương tâm của mình như thế nào. Tôi nghĩ là lúc này rất cần chúng ta phải sống cho lương tâm của mình. Thanh Trúc: Xin cảm ơn nhà giáo Nguyễn Thượng Long. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Đối thoại chính trị, an ninh, quốc phòng Mỹ-Việt
RFA 18.06.2011Cả 2 chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam cùng kêu gọi tìm giải pháp hòa bình, tránh sử dụng võ lực ở Biển Đông. Source UNC Bản tuyên bố chung của 2 quốc gia sau cuộc Đối Thoại Về Chính trị - An Ninh - Quốc Phòng tổ chức tại Washington và mới kết thúc hồi chiều hôm qua có đoạn khẳng định duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Cũng trong thông cáo chung này, hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam tin tưởng toàn bộ tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết qua một tiến trình ngoại giao hợp tác, không ép buộc hay sử dụng võ lực, và một lần nữa, phía Hoa Kỳ khẳng định rằng những sự việc gây khó khăn trong vài tháng gần đây không thúc đẩy cổ võ cho hòa bình cũng như ổn định của khu vực. Cũng cần nói thêm đây là cuộc đối thoại lần thứ tư giữa 2 nước. Trưởng đoàn Việt Nam là Thứ Trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh, trưởng đoàn Hoa Kỳ là ông Phụ tá Ngoại Trưởng Đặc Trách Các Vấn Đề Chính Trị và Quân Sự Andrew Shapiro. Bản tuyên bố chung cũng cho biết cuộc đối thoại năm tới sẽ được tổ chức ở Hà Nội. Cuộc đối thoại và bản tuyên bố chung của 2 chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ được công bố trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng, liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa. Hồi đầu tuần này, chính quyền Bắc Kinh nói rằng sẽ không sử dụng võ lực ở Biển Đông và kêu gọi các quốc gia liên quan nỗ lực hơn nữa để xây dựng ổn định hòa bình và ổn định cho khu vực. Nhưng chỉ vài ngày sau đó, Trung Quốc lại thực hiện cuộc tập trận trên vùng biển gần đảo Hải Nam. Theo báo chí của Trung Quốc, cuộc tập trận này nhằm mục tiêu phòng thủ các đảo và bảo vệ các tuyến đường biển. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đưa một tàu có bãi đáp trực thăng đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông để canh chừng các tàu nước ngoài và bảo vệ những cơ sở dò tìm, khai thác dầu khí mà họ đang có ngay trong khu vực tranh chấp. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Biển Đông: Thế và lực của Việt Nam?
Nam Nguyên, phóng viên RFA2011-06-17Nhiều ý kiến cho rằng Việt nam phản ứng thiếu tích cực do thế khó lực yếu trong đối phó Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của mình. AFP photo Quá nhún nhườngKhông đủ khả năng đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông là chuyện hiển nhiên, nhưng các chuyên gia cho rằng cả ba mặt công khai, công luận và công pháp, ứng phó của Việt Nam đều ở mức độ yếu. GSTS Nguyễn Minh Thuyết đại biểu Quốc hội khóa 12 sắp mãn nhiệm từ Hà Nội nhận định: "Có thể nói là những hành động ngang ngược của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam cũng như một số nước ở trong khu vực Đông Nam Á là rất thiếu trách nhiệm, rất hổ thẹn không xứng đáng cương vị của một nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Chúng tôi là những người dân hết sức phẫn nộ trước những hành động như vậy và chúng tôi cũng mong muốn chính phủ sẽ có những hành động đáp trả một cách xứng đáng. Nhưng dĩ nhiên người dân cũng như chính phủ theo truyền thống ngoại giao của Việt Nam luôn đưa tư tưởng hòa bình hòa hiếu lên trước mà cố gắng làm sao để giữ gìn cuộc sống lao động an bình cho nhân dân." Trong các đối thoại và tuyên bố chính thức tại Diễn Đàn Shangri-La vừa qua, sự kiện Bình Minh 02 không được nhắc tới. Các nước ASEAN có vẻ xem đây là chuyện hục hặc giữa Trung Quốc và Việt Nam, hoặc Trung Quốc với Philippines mà chưa nhìn nhận là một vấn đề của khu vực. Sau các rắc rối mới nhất, khi tàu Trung Quốc vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam để gây ra các sự kiện Bình Minh 02 và Viking II, báo chí Việt Nam đưa nhiều ý kiến luật gia về việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hoặc khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc. Đáp câu hỏi của chúng tôi về vấn đề này ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên tổng thư ký báo Doanh Nghiệp, người có mặt trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hôm 5/6 ở TP.HCM nhận định: "Tôi thấy việc khiếu nại lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ông Tổng Thư Ký LHQ…là điều rất cần trong lúc này bởi vì chỉ có con đường đó Việt Nam mới có thể có sự giúp đỡ can thiệp từ phía quốc tế mà thôi."
Trong thập niên vừa qua Việt Nam luôn nhún nhường trước các tham vọng lãnh thổ của người anh em Trung Quốc. Từ khi Trung Quốc lấn áp trên biển Đông, xâm phạm chủ quyền biển đảo của mình dư luận nhân dân phẫn nộ, nhưng chính phủ chỉ phản đối bằng lời, qua công hàm, vi phạm vẫn tái diễn. GSTS Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội khóa 12 từ Hà Nội đưa ra nhận định: "Tôi cũng như nhiều người dân khác rất mong muốn những tư liệu chứng minh về chủ quyền của Việt Nam được công khai cho cả nhân dân trong nước cũng như nước ngoài được biết. Việt Nam cần phải sớm đưa vấn đề này ra công luận quốc tế, đưa lên các tổ chức quốc tế để các tổ chức quốc tế cũng hiểu rõ những hành động vi phạm của Trung Quốc và người ta sẽ có những biện pháp ít nhất về mặt pháp lý để buộc chính phủ Trung Quốc phải chùn bước." Vừa song phương vừa đa phương?Philippines cũng bị Trung Quốc khiêu khích ở vùng biển Trường Sa, nhưng Manila phản ứng tích cực hơn Việt Nam, sau thư ngoại giao phản đối đường lưỡi bò 9 điểm gởi LHQ hồi đầu tháng 4, hiện nay Bộ ngoại giao Philippines chuẩn bị đệ trình Liên Hiệp Quốc một bản báo cáo về các hành động của Trung Quốc trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines cũng như Việt Nam và vài nước khác có công bố chủ quyền.Ngoài ra Philippines còn đưa tàu chiến tới vùng biển Đông mà nay họ gọi là biển Tây Nam Philippine, sẵn sàng đối phó với các tàu ngư chính, hải giám và tàu hải quân Trung Quốc. Trong một hành động tích cực mới đây Philippines còn nhổ cọc lạ trên ba bãi đá ở vùng biển Tranh chấp quần đảo Trường Sa. Ngày 10/6 trong cuộc họp báo ở Hà Nội, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao giải thích rõ lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc theo hai cách "vừa song phương vừa đa phương". Theo đó Hà Nội chủ trương đàm phán trực tiếp song phương với Bắc Kinh trong những vấn đề như Vịnh Bắc Bộ, chủ quyền Hoàng Sa, xin nhắc lại quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc lấn chiếm của VNCH vào năm 1974. Còn tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa liên quan đến nhiều nước, thì các bên liên quan đàm phán với nhau. Đối với sự kiện Hoa Kỳ đưa chiến hạm tới biển Đông và vùng tây nam Philippines để theo dõi vấn đề tự do lưu thông và an toàn hàng hải trên Biển Đông, bà Nguyễn Phương Nga xác định quan điểm rằng "Duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Do đó, mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh." Những trích dẫn vừa nêu cho thấy Việt Nam nay rất mong muốn quốc tế can dự vào hồ sơ tranh chấp Biển Đông tức là đi ngược lại với quan điểm của Bắc Kinh. Theo nhận định của Luật sư lão thành Trần Lâm ở Hà Nội, tình hình hết sức khó khăn cho Việt Nam: "Sau hội nghị, Trung Quốc thấy chẳng làm gì được họ nên họ hung lên, nó cứ phá như thế cuối cùng mình phải hợp tác mà hợp tác thì nó ăn hết. Nói chung bây giờ yếu quá không đủ sức để làm gì cả."
Dư luận Việt Nam từng khá phấn chấn sau tuyên bố hồi năm ngoái của ngoại trưởng Hillary Clinton là, nước Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Tuy nhiên, Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La 10 vừa qua không thể hiện một tiếng nói đủ mạnh nào đối với tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. Như đã biết, sự kiện Bình Minh 02 không được nhắc đến trong những đối thoại và phát biểu chính thức tại Diễn đàn Shangri-La Các giới chức cao cấp của Việt Nam vẫn tiếp diễn những lời lẽ mang đầy tính trấn an. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng tuyên bố sau khi trở về từ hội nghị chính sách diễn đàn an ninh khu vực tổ chức ngày 8/6 ở Jakarta Indonesia, Tướng Vịnh tự tin Việt Nam có đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ ba. Theo lời ông Việt nam không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình. Nhưng thế và lực đều yếu kém, Việt Nam sẽ chống đỡ thế nào. Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. |
Chết oan vì xài điện thoại nhái Trung Cộng
Một thanh niên 25 tuổi người Ấn Độ đã bị điện giật chết ngay lập tức khi dùng điện thoại nhái của Trung Cộng. Dhanji Damor, 25 tuổi sống ở tỉnh Panchmahal (Ấn Độ), bị điện giật trong lúc đàm thoại bằng thiết bị di động có xuất xứ từ Trung Cộng. Theo DailyMail, anh Dhanji Damor gặp nạn trong lúc nói chuyện và vẫn sạc pile. Sau khi được mang đến bệnh viện cấp cứu, các bác sĩ kết luận anh bị tử vong do điện giật. Đây không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra ở Ấn Độ, vào năm ngoái, một phụ nữ sống ở vùng Andhra Pradesh đã thiệt mạng vì đàm thoại trong khi sạc điện thoại Trung Cộng. Các sản phẩm di động nhái, dỏm đến từ Thâm Quyến (Trung Cộng) ngày càng phổ biến ở Ấn Độ vì nó có mức giá rẻ, kiểu dáng thời trang. Tuy nhiên, chúng thường có chất lượng kém, thỏi pile bên trong không vượt qua được các tiêu chuẩn về an toàn và dễ gây cháy nổ. Ở Việt Nam, các loại hàng nhái của Trung Cộng, trong đó có điện thoại di động, nhất là điện thoại nhái kiểu mới, bày bán la liệt. Chưa có báo cáo nào về người Việt tử vong do điện thoại nhái xuất xứ từ Trung Cộng. Tâm Nguyễn (Nguoiduatin) |