TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, February 19, 2011

Người dân quá bơ vơ


SGTT.VN - Trong khi TP.HCM vẫn tiếp tục theo cái lý của mình, Đồng Nai gần như bế tắc trong giải quyết, thì phía toà án, nơi đã thụ lý 14/41 đơn kiện Vedan cho rằng: dân khó đủ chứng cứ chứng minh thiệt hại trên toà.

Đại diện cho người nông dân bị thiệt hại bởi Vedan đứng ra đòi công lý, yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại là một thắng lợi lớn, đáng được ghi nhận. Nhưng còn với những trường hợp bị lọt sổ do sự không thống nhất ngay từ đầu trong cách làm, nên không nhận được bồi thường thì ai sẽ giải quyết?

Sau bài báo Ở Đồng Nai xuống Cần Giờ canh tác: 41 hộ dân không được nhận tiền bồi thường, Sài Gòn Tiếp Thị ra ngày 14.2, thông tin từ toà án Nhơn Trạch (có 33/41 hộ dân Đồng Nai canh tác ở Cần Giờ) cho biết, vào thời điểm cuối tháng 8.2010, toà án Nhơn Trạch có thụ lý 14/33 đơn khởi kiện yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại. Nhưng sau khi thụ lý xong thì toà án Nhơn Trạch đã chuyển về toà án Cần Giờ giải quyết vào cuối tháng 9.2010. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy toà án Cần Giờ có ý kiến gì với toà án Nhơn Trạch, cũng chưa thấy toà án Cần Giờ giải quyết gì.

Dân khó chứng minh thiệt hại nếu ra toà

Theo đánh giá của một thẩm phán toà án Nhơn Trạch có tiếp nhận đơn kiện của những hộ dân này, những người dân nộp đơn kiện đã được toà thụ lý và chưa thụ lý đều khó cung cấp đủ chứng cứ chứng minh thiệt hại trên toà. Nếu cung cấp không được thì toà án sẽ xử bác đơn. Theo vị này, chứng cứ ở đây là người dân phải chứng minh được nuôi trồng cái gì, canh tác từ bao nhiêu năm, vùng đất người dân canh tác có ô nhiễm không, phải chụp hình khung ảnh trên bản đồ xác nhận 33 hộ dân này bị ô nhiễm, ô nhiễm nặng hay nhẹ… Trong khi đó, xác nhận tình trạng sản xuất cho người dân của xã Thạnh An (huyện Cần Giờ) là còn quá đơn giản để đảm bảo chứng cứ khi chứng minh thiệt hại trên toà.

Toà án Nhơn Trạch cho biết đã có công văn đề nghị tỉnh Đồng Nai tiếp tục làm việc với TP.HCM giải quyết vụ việc này. Toà án Nhơn Trạch cho rằng: lãnh đạo hai tỉnh phải thống nhất là giao cho tỉnh nào chi trả tiền bồi thường cho dân, nếu để bên này đẩy bên kia thì rất khổ cho dân, trong khi vụ này quá phức tạp, dân không cung cấp nổi chứng cứ.

Đồng Nai chờ TP.HCM

Tuy nhiên, trao đổi thêm với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị vào ngày 15.2, ông Đoàn Văn Sơn, phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, TP.HCM khẳng định: "Ngay từ đầu cho đến bây giờ trong việc giải quyết chi trả đền bù, chúng tôi vẫn giữ nguyên tắc không giải quyết những trường hợp của các tỉnh khác. Đây là quan điểm, cách làm có tổ chức". Tại điểm 1 phần B văn tự thoả thuận bồi thường ngày 12.8.2010 giữa Vedan và những người đại diện cho nông dân TP.HCM cũng ghi nhận: "khoản tiền bồi thường là toàn bộ số tiền bồi thường thiệt hại cho người dân Cần Giờ từ thời điểm hiện nay trở về trước".

Cũng theo ông Sơn, việc Cần Giờ có sự thay đổi danh sách 839 hộ dân ban đầu lên thành 875 hộ dân sau khi xác minh, thống kê thực tế lại một lần nữa, vẫn là dựa theo nguyên tắc dân có thường trú, hộ khẩu tại TP.HCM. "Danh sách bồi thường đã công khai, không thể chen ngang 41 hộ dân này vào được", ông Sơn nói. Còn về có ý kiến cho rằng "quan điểm nông dân địa phương nào thì địa phương đó tổ chức đánh giá để lấy đó làm cơ sở bồi thường là trái pháp luật", ông Sơn cho rằng "không ai nói trái pháp luật vào thời điểm đó (thời gian đầu tiến hành thống kê thiệt hại – PV). Lúc đó mạnh địa phương nào địa phương đó làm. Hội Nông dân TP.HCM đã thể hiện quan điểm cách làm này với hội Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu và hội Nông dân Đồng Nai ngay từ ban đầu trong các buổi làm việc".

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, dường như hai bên đã có sự không đồng ý cách làm của nhau ngay từ đầu. Ngay từ năm 2009, nhiều hộ dân tại huyện Long Thành (Đồng Nai) canh tác ở Cần Giờ bị từ chối, hội Nông dân huyện này đã có văn bản chuyển hội Nông dân Cần Giờ vào tháng 10.2009, và tiếp tục vào tháng 8.2010, nhưng đều bị từ chối.

Ông Ao Văn Thinh, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND tỉnh đã gửi công văn tới UBND TP.HCM đề nghị xem xét 41 trường hợp của tỉnh canh tác trên đất Cần Giờ vào thời điểm trước tết âm lịch, nhưng chưa nhận được trả lời. Nếu TP.HCM tiếp tục giữ quan điểm không đưa 41 hộ dân vào danh sách chi trả bồi thường thì UBND tỉnh Đồng Nai không có cơ sở pháp lý nào để đòi hỏi UBND TP.HCM giải quyết, mà chỉ có thể thông qua hội Nông dân hai tỉnh để giải quyết. Nhưng giải quyết được hay không thì ông Thinh thừa nhận: "không biết".

bài và ảnh Lê Quỳnh

Báo chí VN và biểu tình chống độc tài

2011-02-18

Nhà nước Việt Nam thể hiện một thái độ đáng chú ý là không ngăn chặn báo chí truyền thông đưa tin về làn sóng biểu tình lật đổ độc tài ở Tunisia, Ai Cập và đang lan rộng ở Trung Đông, Bắc Phi.

AFP photo

Hàng ngàn người dân cũng đang xuống đường đòi thay đổi chế độ ở Iran hôm 16/2/2011.

Thông tin phong phú

Sự kiện này được mô tả là trái ngược với Trung Quốc, nơi chính quyền ngăn chặn hầu hết các thông tin nóng và hình ảnh liên quan tới vấn đề này.
Trả lời Nam Nguyên, ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tổng thư ký Báo Doanh Nghiệp, nguyên trợ lý Phó tổng biên tập báo Du lịch từ TP.HCM phát biểu:

"Tôi nghĩ những cuộc xuống đường ở Tunisia rồi ở Ai Cập dẫn đến việc Tổng thống Mubarack phải từ chức mà báo chí Việt Nam đưa tin, ít ra cũng phản ánh được một tinh thần thoáng mở của báo chí Việt Nam đối với những sự kiện chính trị quốc tế. Phải công bằng nói rằng những vấn đề này ở thời điểm cách đây trên 10 năm thì chắc khó thể nói đầy đủ và phong phú như hiện nay.

Phải công bằng nói rằng những vấn đề này ở thời điểm cách đây trên 10 năm thì chắc khó thể nói đầy đủ và phong phú như hiện nay.

Ông Nguyễn Quốc Thái

Những thông tin chúng tôi xem được trên báo hàng ngày, trên TV trên báo mạng, thì đó là một điều đáng mừng mặc dù cái mừng này cũng có giới hạn thôi, nó chậm nhưng ít ra cũng phản ánh được rằng những thông tin như những vụ biểu tình ở Tunisia ờ Ai Cập đã không bị ngăn cản trên báo chí Việt Nam. Tôi xin nhấn mạnh điều đó không có nghĩa Việt Nam thực sự có tự do báo chí."

Thông tin về cách mạng Hoa Lài ở Tunisia thành công lan sang Ai Cập và cũng thành công với sự ra đi của Tổng thống  Hosni Mubarack, được báo đài trong nước đưa tin thận trọng vào lúc đầu nhưng sau đó chuyển sang mức độ dồn dập. Trên các báo mạng, có lẽ Vietnam Net chuyển tải sớm nhất với nhiều hình ảnh sống động, dù không để ở trang ngoài mà đưa vào phần quốc tế. Nhưng dần dần nhiều báo điện tử khác đã đưa bài và hình ảnh ngay trên trang ngoài, tình trạng tương tự xảy ra đối với các báo in truyền thống.

000_Nic538697-250.jpg
Hàng triệu dân Ai Cập đã xuống đường đòi thay đổi lãnh đạo. AFP photo
Gần đây, ngày 16/2 báo mạng VnExpress có bài và ảnh ngay trang ngoài với tựa đề Vết dầu Ai Cập loang dần khắp Trung Đông, tờ báo dẫn nhập: "Làn sóng biểu tình đòi cải cách chính trị âm ỉ tại Trung Đông thực sự bùng nổ kể từ khi Tổng thống Mubarack bị hạ bệ tại Ai Cập. Hàng loạt điểm nóng mới như Bahrain và Yemen đang tìm cách lặp lại kịch bản ở Cairo." Tờ báo mạng cũng đề cập chuyện người biểu tình Iran bất lợi, hoặc Libya mặt trận mới với biểu tình rung chuyển thành phố Benghazi. 

Thông thoáng có chủ đích

Chúng tôi trao đổi với Luật sư Trần Lâm, nguyên thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ở Hà Nội. Theo cách nói của ông, mà chúng tôi cảm nhận thì có thể hiểu rằng giới lãnh đạo Việt Nam nhận thức rằng việc đưa tin và hình ảnh đầy đủ về các diễn biến ở Tunisia, Ai Cập, Libya, Algeria, Syria, Iran…là việc có tác dụng tốt, người dân sẽ lo sợ sự xáo trộn nhất là sự kiện Việt Nam bảo đảm an toàn lương thực, trong khi vấn đề này  là một phần nguyên nhân gây ra biến động ở Trung Đông, Bắc Phi. LS Trần Lâm tiếp lời:  

"Đưa tin không có hại mà có lợi thì cứ đưa tin, cái nào có hại mà ít lợi thì ta không đưa, cái nào đáng lẽ phải đưa gấp đôi nhưng có hại cho ta thì ta lại thu hẹp lại. Người ta chỉ đạo hàng ngày, chỉ đạo tỉ mỉ như thế từng việc một. Ở cái chuyện biến động ấy người ta không có che chắn gì cả, tôi cũng nghĩ rằng tại sao nó công khai, điều đó thực tế có chỗ rất hay.

Tôi theo dõi thì cái công khai ấy hiện nay đưa tin phong trào cách mạng chống độc tài trên thế giới như thế, thì ai cũng nghĩ rằng ở nước ta chính quyền kỳ thị, người ta không kỳ thị. Đó là điểm không kỳ thị, còn điểm có tác động gì tới thanh niên hay không, thì thanh niên hiện nay một số người hiểu về độc tài còn nông cạn lắm. Độc tài người ta nghĩ nó khác, vì thế người ta thấy cái đó hình như không liên quan đến Việt Nam. Còn các bạn trên thế giới thì cho rằng cái độc tài nào cũng như độc tài nào, rồi nghĩ rằng cái đó sẽ kích động đến lòng người thanh niên Việt Nam, vấn đề này tôi theo dõi trong ít ngày nay thì tôi thấy không có vấn đề gì cả."

Báo chí Việt Nam cũng có những bài đáng chú ý như Saigon Tiếp Thị điện tử ngày 12/2 với "Sức mạnh Internet trong cách mạng hoa lài", tờ báo dẫn nhập 'Cuộc cách mạng ở Ai Cập và Tunisia thành công một phần nhờ vai trò của các mạng xã hội như Twitter, Facebook và cả Wikileaks. Facebook và Twitter đã kết nối mọi người lại với nhau, thực hiện thành công các cuộc xuống đường lớn trên cả nước.

Đối những quan điểm cho rằng người dân Việt Nam an phận, sợ xáo trộn, muốn bảo vệ những phúc lợi nhất định mà họ đang có cho nên những biến chuyển ở Tunisia, Ai Cập, Libya….khó gây ảnh hưởng cho họ. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định:

000_Par6072544-250.jpg
Người biểu tình chống chính phủ ở Yemen ném đá vào một trạm cảnh sát hôm 17/2/2011. AFP photo
"Tôi có nói với bạn bè những buổi sáng uống cà phê với nhau là chuyện xảy ra ở Cairo và chuyện xảy ra ở Bắc Kinh chỉ khác nhau ở một chỗ thôi. Đó là khi những xe tăng của quân đội tiến vào quảng trường ở thủ đô Cairo và khi người dân đứng dang tay ngăn cản xe tăng thì xe tăng dừng lại. Điều này đã ngược lại khi người dân đứng dang tay ngăn cản xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh nhiều năm trước…khác nhau ở chỗ đó."                    

Báo in, truyền hình Nhà nước cũng tới được vùng nông thôn nơi cư trú của 70% dân số Việt Nam. Một nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi là báo đài Nhà nước đưa tin khá nhiều về các sự kiện ở Ai Cập. Ông nói:

"Thông tin thế giới nhà nước Việt Nam đưa tin khá đầy đủ, nhưng mà họ không bàn luận sâu về vấn đề đó. Tôi nghĩ họ không chặn đâu, dân vẫn coi được bình thường. Chương trình thời sự buổi tối của Đài VTVcũng có nói, mấy ngày nay nói khá nhiều. Theo tôi biết người nông dân họ không quan tâm, thậm chí những chuyện trong nước họ còn không để ý nói chi xa xôi những chuyện đó. Thí dụ ở địa phương tôi, nhiều người còn không biết tên ông chủ tịch xã nữa là. Cũng có một số ít người có chút đỉnh kiến thức thì họ quan tâm thôi, nói chung họ không quan tâm nhiều đâu."

Đưa tin không có hại mà có lợi thì cứ đưa tin, cái nào có hại mà ít lợi thì ta không đưa, cái nào đáng lẽ phải đưa gấp đôi nhưng có hại cho ta thì ta lại thu hẹp lại.

LS Trần Lâm

Khi lên mạng để xem báo chí Việt Nam nói gì về làn sóng biểu tình chống độc tài lan rộng từ Tunisa sang Ai Cập rồi sang nhiều nước Trung Đông, Bắc Phi. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên về một lượng thông tin khổng lồ được các báo tải lên mạng. Hiện nay báo chí đang chạy theo các bài viết về thời kỳ hậu Mubarack ở Ai Cập, rồi 70 tỷ USD của gia đình nhà độc tài đang cất dấu ở đâu.

Những điểm nóng khác như Libya, Bahrain, Yemen đang được báo chí Việt Nam cập nhật từng giờ. Dù là định hướng có chủ đích như cách nhìn của Luật sư Trần Lâm, thì ít nhất các nhà báo cũng cảm thấy thoải mái thực hiện nghiệp vụ để phục vụ độc giả.                

Theo dòng thời sự:

"Giá cả tăng, thu nhập 17 triệu cũng không còn đồng nào!"

SGTT.VN - Người trung lưu cũng khóc! Không chỉ người nghèo mà những người trung lưu đô thị cũng đang tìm cách thắt chặt chi tiêu do giá cả tăng

Ăn mì tôm, cơm nguội... tự chế biến cho rẻ

Giá cả tăng, người tiêu dùng phải tính toán nhiều trong việc chi tiêu (ảnh minh họa). Ảnh: Hồng Thái

Chị Lê Thị Loan, ngụ tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội giật mình khi trung tâm Anh ngữ Just Kid, nơi con trai chị đang học 1 buổi mỗi tuần, vừa có thông báo nâng tiền học phí. Trước tết âm lịch, học phí là 150.000 đồng/buổi nhưng ngay sau tết, trung tâm đã thông báo tăng lên 200.000 đồng/buổi với lý do giá cả tăng, việc tăng học phí là cần thiết để đảm bảo chất lượng giảng dạy và đời sống cho giáo viên.

Đối với chị Loan, việc nâng tiền học phí của con cũng chỉ là thêm một chuyện giật mình, bởi từ trước tết nguyên đán tới giờ chị đã nhiều lần giật mình như vậy khi bước ra chợ mua rau, mua thịt cũng gặp chuyện tăng giá. Đến một lít dầu ăn cách đây hơn một tháng chỉ có 39.000 đồng mà tới nay chị Loan đã phải mua tới 45.000 đồng. Lấy lý do giá cả một số mặt hàng tăng, tới giờ các loại dịch vụ đều tăng giá.

"Rồi khi xăng dầu, điện lên giá thì các thứ khác lại rầm rầm lên theo, xoay xở chi tiêu cũng đến mệt", chị Loan than thở.

Thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng chị Loan khoảng 17 triệu đồng. So với bạn bè thì gia đình chị có thu nhập khá, lại không mất tiền đi thuê nhà do nhà được bố mẹ cho. "Trước đây chi tiêu cho gia đình 4 người, tiền sinh hoạt phí, tiền học tập của các con là ổn, mỗi tháng còn để ra được một vài triệu phòng khi đau ốm. Nhưng đến giờ thì không còn để ra được đồng nào. Con ốm hay mình ốm là phải đi vay", chị Loan nói.

Nếu mức độ tăng giá của lương thực thực phẩm là 19% và phi lương thực thực phẩm khoảng 6% thì chi tiêu của các hộ gia đình sẽ giảm khoảng từ 5- 10%.

Nghiên cứu của viện Khoa học lao động và xã hội về tác động của lạm phát tới nghèo đói và việc làm.

Anh Đào Văn Khắc tại phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội thì thay đổi hẳn thói quen sinh hoạt. Trước đây khi phở giá 20.000- 25.000 đồng/bát thì thỉnh thoảng buổi sáng anh có ăn phở bên ngoài; nhưng kể từ trước tết tới giờ anh toàn ăn sáng ở nhà. Mì tôm, cơm nguội... tự chế biến cho rẻ. "Giá cả tăng quá mà tiền đưa cho vợ vẫn thế. Thương vợ vì chi tiêu hạn hẹp hơn", anh Khắc chia sẻ.

Gia đình anh Khắc cả hai vợ chồng là công chức, tổng thu nhập khoản nọ khoản kia khoảng 10 triệu đồng/tháng. Chi tiêu cho hai con, trong đó con lớn đang học đại học và con bé học lớp 10 đã chiếm gần một nửa tổng thu nhập của cả gia đình. Có thông tin giá xăng sẽ tăng, cậu con trai anh đã tình nguyện đi học bằng xe buýt cho đỡ tốn tiền xăng. Bữa sáng cậu cũng chịu khó ăn thật no ở nhà để bữa trưa ở trường chỉ ăn 20.000 đồng/suất cơm cũng đỡ thấy đói. Tối về nhà lại ăn no. Với sức ăn của cậu và việc tăng giá tại các hàng cơm bụi thì đáng ra cậu phải ăn suất 35.000 đồng mới đủ.

Bị "đánh" đau nhất là người nghèo

Người nội trợ ngày càng khó khăn hơn trong việc chọn lựa thực phẩm cho gia đình khi giá cả leo thang (ảnh minh họa) Ảnh: Hồng Thái

Những gia đình được xem là trung lưu ở Hà Nội như gia đình chị Loan, anh Khắc hiện phải gồng mình đón các đợt tăng giá. Hầu hết chi phí sinh hoạt gia tăng cộng dồn lại khiến họ phải đau đầu khi thấy thu nhập giảm đi trông thấy. Cách mà các gia đình thường áp dụng là thắt chặt chi tiêu.

Bà Nguyễn Lan Hương, Viện trưởng viện Khoa học lao động và xã hội cho biết, cơ quan này đã thực hiện một nghiên cứu về tác động của lạm phát tới nghèo đói và việc làm cho thấy: nếu mức độ tăng giá của lương thực thực phẩm là 19% và phi lương thực thực phẩm khoảng 6% thì chi tiêu của các hộ gia đình sẽ giảm khoảng từ 5- 10%. "Hộ gia đình nào càng thu nhập thấp thì mức độ thắt chặt chi tiêu càng nhiều", bà Lan Hương nói.

Theo bà Lan Hương, hầu hết những người trung lưu tại khu vực đô thị là những người "thuần mua". Bởi vậy khi giá cả tăng, nhất là giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm, nhóm các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, giao thông công cộng... thì những người "bị đánh đau nhất" là người nghèo, sau đó đến tầng lớp trung lưu đô thị. Phân tích trong cơ cấu chi tiêu của những hộ gia đình này, có tới 70- 80% được dành cho các nhu cầu thiết yếu đó.

"Tiền lương của người lao động bao giờ cũng chậm điều chỉnh hơn so với mức độ tăng giá nên trong thực tế có thể lương danh nghĩa tăng nhưng đời sống của người lao động lại chậm được cải thiện vì chi tiêu tăng", bà Lan Hương nói.

Tây Giang

Lâm Đồng: Hàng loạt cửa hàng xăng dầu đóng cửa ghim hàng???

SGTT.VN - Ngày 18.2, hàng loạt cửa hàng xăng dầu ở Lâm Đồng bỗng dưng đóng cửa, khiến người tiêu dùng rơi vào cảnh khốn đốn.

Một cửa hàng xăng dầu trên đường Phan Đình Phùng, Đà Lạt đã đóng cửa 2 ngày qua. Ảnh: Quang Sáng

Chiều cùng ngày, ông Huỳnh Ngọc Cảnh, giám đốc sở Công thương Lâm Đồng thừa nhận: có tình trạng nhiều cửa hàng xăng trong tỉnh đã đóng cửa, ngưng bán với nhiều lý do. Tuy nhiên, có phải cửa hàng đóng cửa vì cố tình ghim hàng, chờ xăng tăng giá hay không thì qua kiểm tra mới kết luận được. Lực lượng quản lý thị trường của tỉnh đã và đang triển khai kiểm tra, nếu phát hiện có trường hợp nào vi phạm sẽ kiên quyết xử lý.

Tỉnh Lâm Đồng hiện có 199 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, ước tính trong ngày 18.2, có đến khoảng 50% cửa hàng đóng cửa, số còn lại vẫn mở cửa hoạt động cầm chừng, số khác chỉ hoạt động trong giờ hành chính.

Tin, ảnh: Quang Sáng

Việt kiều trúng thưởng hơn 55 triệu USD nhưng không được trả thưởng

Vụ kiện trúng thưởng hơn 55 triệu USD: phải thanh toán tiền thưởng cho người chơi

SGTT.VN - Một Việt kiều thắng máy trò chơi trúng thưởng hơn 55 triệu USD nhưng không được trả thưởng. Lý do đơn vị kinh doanh đưa ra là máy bị sự cố. Đơn khởi kiện của người chơi được chuyển đến toà. Vụ việc trở thành vụ án dân sự có số tiền kỷ lục của lịch sử tố tụng Việt Nam.

Thua mất tiền, thắng không trả

Đánh thua thì khách mất tiền, còn thắng thì chủ không chung và đổ thừa do máy gặp sự cố. Ảnh: chỉ mang tính minh hoạ.

Ông Mai Xuân Bình, chánh án TAND quận 1, TP.HCM cho biết, vụ kiện đòi số tiền hơn 55 triệu USD của ông Ly Sam, Việt kiều Mỹ với công ty liên doanh Đại Dương đang được cơ quan này tiến hành giải quyết theo pháp luật. Tuy chưa có lịch cụ thể, nhưng vụ án sẽ được đưa ra xét xử trong thời gian sớm nhất.

Vụ án bắt đầu vào ngày 25.10.2009. Ông Ly Sam có đến câu lạc bộ Palazzo tại khách sạn Sheraton và chơi trò chơi trúng thưởng ở máy số 13. Sau những lượt chơi, ông Ly Sam có thua một khoản tiền rồi sau đó máy trò chơi trúng thưởng bất ngờ báo ông trúng số tiền hơn 55 triệu USD. Đại diện của công ty liên doanh Đại Dương hứa ba ngày sau trả thưởng nhưng không ký vào biên bản xác nhận.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Ly Sam tiến hành ghi hình máy trúng thưởng và xác lập một biên bản có chữ ký của những người xung quanh để làm chứng. Nhiều ngày sau đó, người chơi này đã liên hệ với công ty liên doanh Đại Dương để yêu cầu trả khoản tiền trúng thưởng kể trên. Tuy nhiên, phía công ty cho rằng máy trò chơi bị sự cố nên không đồng ý chi trả.

Đáp lại, ông Ly Sam lập luận, ông chơi trò chơi công khai, hợp pháp tại máy số 13. Hơn nữa, khi ông thua tiền thì máy vẫn thu bình thường, nhưng khi ông thắng thì tại sao không trả phần thưởng cho ông?

Ngay sau đó, ông nộp đơn khởi kiện và tạm đóng án phí hơn nửa tỉ đồng.

Phải thanh toán cho người chơi

Vụ án đòi tiền thưởng nhanh chóng trở thành đề tài sôi nổi của báo chí và các diễn đàn mạng. Ngoài ra, vụ án cũng đem lại những tranh luận thú vị về tình huống pháp lý.

Luật sư Trần Công Ly Tao, đoàn luật sư TP.HCM cho rằng, công ty liên doanh Đại Dương phải thanh toán tiền thưởng cho người thắng thưởng. Thực chất của trò chơi trúng thưởng là người chơi phải bỏ tiền ra mới được chơi và nuôi hy vọng trúng. Như vậy rõ ràng có một sự thoả thuận được hiểu là nếu thua thì người chơi mất tiền. Ngược lại khi thắng thì người chơi phải được công ty kinh doanh loại hình này chi trả. Đây là giao dịch trực tiếp. "Không thể nói máy có sự cố mà từ chối chi trả. Trong khi đó, khách hàng vẫn phải mất tiền khi bị thua nhưng không được trả lại. Thực tế có nhiều người nợ nần chồng chất, mất hết nhà cửa vì các máy trò chơi này nhưng có casino nào trả lại tiền đâu. Luật pháp Việt Nam hoàn toàn có thể vận dụng vào xét xử được vụ án này. Thậm chí có thể áp dụng luật hình sự để xét xử hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Người ta tin tưởng bỏ tiền vào chơi để rồi bị "xù" tiền là không được", luật sư Trần Công Ly Tao nói.

Một thành viên có nickname Tr. ở diễn đàn www.tn... com lập luận: Khả năng vụ án được đưa ra toà án quốc tế lên tới 90% vì pháp luật Việt Nam hiện chưa có điều khoản để bảo vệ và giám sát trong lĩnh vực trò chơi trúng thưởng (hình thức như chơi bạc – PV). Thành viên này cho biết ở các nước phương Tây, thường thì công ty sản xuất máy trò chơi và sòng bạc sẽ phải trả tiền thưởng khi máy có sự cố. Như vậy, hai đơn vị này có thể trả một phần tiền thưởng chứ không thể phủ nhận hoàn toàn. Đáng lẽ ra trong lúc giám sát khách chơi, nhân viên quản lý phát hiện đột biến trong tiền thắng thưởng thì phải báo để ngắt toàn bộ hệ thống máy ngay. Giả sử khách chơi không phải là một doanh nhân thông thường như ông Ly Sam mà là một VIP nào đó thì tính sao?

Một luật sư khác nhận định: "Ông Ly Sam đòi tiền thưởng là đòi tài sản. Trong vụ án này hai bên đều có quyền và nghĩa vụ của mình. Ông Ly Sam đã bỏ tiền ra chơi máy thưởng ở khách sạn Sheraton, nơi mà chỉ có người nước ngoài được chơi hợp pháp. Tuy nhiên hiện tại chưa có luật quy định việc giám sát, bảo vệ những tình huống thế này nên việc xét xử không phải đơn giản".

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, một số cán bộ trong giới tố tụng cho rằng vụ án này rất thú vị nhưng cũng không đơn giản để xét xử.

Thanh Nhã

Tin tặc tấn công Canada : Trung Quốc bị nêu tên là thủ phạm

Tin tặc Trung Quốc bị tình nghi là thủ phạm vụ  tấn công Canada DR)
Tin tặc Trung Quốc bị tình nghi là thủ phạm vụ tấn công Canada DR)
Trọng Nghĩa

Hôm nay, Bắc Kinh đã nhanh chóng phủ nhận nguồn tin cho rằng họ đứng đằng sau một tấn công chưa từng thấy nhắm vào website của chính phủ Canada. Lời cải chính được đưa ra sau khi truyền thông Canada hôm qua (16/2) đã tiết lộ sự kiện tin tặc từ Trung Quốc đã thâm nhập vào hệ thống máy tính của chính phủ Canada để đánh cắp dữ liệu tối mật.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh vào hôm nay, ông Mã Triêu Húc, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc xác định :  "Những lời cáo buộc cho rằng chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tin tặc Internet đều vô căn cứ". Đối với nhân vật này thì : "Trung Quốc coi trọng tính chất an toàn của mạng máy tính và luôn luôn yêu cầu người dùng máy tính và Internet là phải tuân thủ luật lệ." 

Sở dĩ Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phải lên tiếng cải chính như trên, đó là vì vào hôm qua, các phương tiện truyền thông Canada đã cho biết là trong tháng giêng vừa qua, ít nhất là hai cơ quan trọng yếu của chính phủ Canada đã bị tin tặc thâm nhập, buộc họ phải cắt hẳn đường nối vào Internet. Dù chính phủ Canada đã thận trọng không nêu rõ thủ phạm là ai, nhưng một đài truyền hình Canada đã chỉ đích danh chính quyền Trung Quốc. 

Theo tiết lộ của hãng tin Canada CBC News, vụ đột nhập bị phát hiện lần đầu tiên vào đầu tháng giêng, và tin tặc đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của Bộ Tài chánh Canada và Hội đồng Ngân khố Canada. Kẻ gian cũng đã thâm nhập thành công vào máy tính trong văn phòng của các quan chức chính phủ cao cấp để đánh cắp mật khẩu cho phép truy cập dữ liệu chứa đựng trong hệ thống máy tính của chính phủ. 

Hãng CBC News đã trích dẫn các nguồn tin "cao cấp" từ chính phủ của thủ tướng Canada Stephen Harper, cho biết là giới điều tra đã lần ngược được về nơi xuất phát các vụ tấn công. Đó là các máy chủ tại Trung Quốc. Có điều là CBC vẫn thận trọng, cho là không thể xác định một cách chính xác rằng chính người Trung Quốc là tin tặc, hay là đó là những người từ nước khác đã khống chế được máy chủ tại Trung Quốc để mở cuộc tấn công. 

Nếu hãng tin CBC tỏ vẻ thận trọng như trên, thì đài truyền hình Canada CTV ngược lại đã nêu đích danh chính quyền Trung Quốc là thủ phạm khi gọi những kẻ thâm nhập vào mấy tính của chính quyền Canada là "hacker của chính phủ Trung Quốc". 

Đài này đã trích dẫn một số nguồn tin nói rằng Cơ quan tình báo Canada CSIS đã khuyến cáo các quan chức trong chính phủ rằng không nên vạch mặt chỉ tên Trung Quốc là thủ phạm vụ tấn công, thậm chí không nên bàn luận về sự kiện này. Một viên chức cao cấp trong chính phủ đã tuyên bố với đài CTV rằng nạn gián điệp từ Trung Quốc đã trở thành "vấn đề chủ chốt" đối với Canada và nhiều nước khác. 

Trong thời gian qua, một số chính phủ đã cảnh báo về mối đe dọa ngày càng tăng của tin tặc đến từ Trung Quốc. Mới vào tuần trước, công ty bảo mật tin học Mỹ McAfee cho biết là tin tặc từ Trung Quốc đã xâm nhập vào mạng máy tính của các tập đoàn dầu khí đa quốc gia, đánh cắp tài liệu tài chính về các kế hoạch đấu thầu cũng như các thông tin bí mật khác. 

Hồi tháng Giêng năm 2010, Google thú nhận họ đã là nạn nhân của các đợt tấn công của tin tặc đặt bản doanh tại Trung Quốc, nhằm mục tiêu rõ rệt là đánh cắp các tài khoản Gmail của giới hoạt động nhân quyền Trung Quốc. 

Chính quyền Bắc Kinh luôn luôn bác bỏ những lời cáo buộc họ là người giật giây các vụ gián điệp tin học đó. Tuy nhiên vào cuối năm ngoái, website WikiLeaks đã tiết lộ môt bức điện của sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh báo cáo rằng nhiều nguồn tin tại Trung Quốc xác đinh rằng, ít ra trong vụ Google, "Chính phủ Trung Quốc đã điều phối các vụ xâm nhập vào hệ thống của Google trong thời gian gần đây... với chỉ đạo từ cấp Ban Thường vụ Bộ Chính trị". Một tên tuổi được nêu lên trong vụ này là ông Lý Trường Xuân, nhân vật số 5 tại Trung Quốc.

Friday, February 18, 2011

Gia đình Mubarak bí mật sinh sống ở Anh


18/02/2011 06:55:33

 - Sau khi từ chức ở Ai Cập, cựu Tổng thống H. Mubarak và gia đình được cho là đang sinh sống ở Anh.

TIN LIÊN QUAN

Tờ Evening Standard ngày 17/2 đưa tin gia đình ông Mubarak đang sinh sống bí mật ở một ngôi biệt thự ở Knightbridge tại Londo, Anh. Ngoài ra, ông Mubarak cũng vừa chào đón thêm một người cháu nội, con gái của Gamal, người con trai thứ của ông Mubarak.

 

 Gia đình cựu Tổng thống Mubarak

 

Trong khi đó, Viện kiểm sát Ai Cập đã ra lệnh giam giữ tạm thời cựu Bộ trưởng Du lịch Zoheir Garranah và Nhà ở Ahmad al-Maghrabi, cùng với tỷ phú Ahmad Ezz với cáo buộc biển thủ công quỹ Nhà nước. Cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib el-Adli cũng đã bị giam giữ tạm thời vì bị cáo buộc rửa tiền.

Trong những ngày qua, nhà chức trách Ai Cập đã ra lệnh cấm rất nhiều cựu quan chức chính phủ xuất cảnh, trong đó có cựu Thủ tướng Ahmed Nazif, Bộ trưởng Thông tin Anas El Fekky, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Amin Abaza và hai thành viên khác của Đảng Dân chủ Quốc gia là Mohamed Abul Einein và Amr Mansi, đồng thời phong tỏa tài sản của họ vì những cáo buộc tham nhũng.

Về vấn đề khôi phục lại nền kinh tế, Bộ trưởng Công thương Ai Cập Samiha Fawzi ngày 17/2 khẳng định rằng Ai Cập đã thông quan một chiến lược tổng thể nhằm khôi phục niềm tin đối với nền kinh tế quốc dân và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nghành sản xuất và công nghiệp. Chiến lược tổng thể được thực hiện dựa trên 3 trục song song nhằm nâng cao năng lực sản xuất của khu vực nhà nước và tư nhân, đồng thời tạo thuận lợi cho kinh doanh hàng lương thực cơ bản. 

Trà My (Tổng hợp)


'1kWh điện dưới 1.100 đồng, còn cốc nước chè 2.000 đồng'


Cục trưởng Cục điều tiết Điện lực Phạm Mạnh Thắng khẳng định, phương án tăng giá điện năm 2011 đã tính đến lạm phát và đối tượng sử dụng. Hiện giá điện của Việt Nam thấp nhất khu vực Đông Nam Á.
>Giá điện có thể tăng 18%

Việc điều chỉnh tỷ giá mới đây cùng với việc nhiều mặt hàng quan trọng, trong đó có điện dự kiến sẽ tăng giá đang gây sức ép lên lạm phát. Xin ông cho biết ý kiến về vấn đề này?

Ảnh: Hoàng Lan
Cục trưởng Phạm Mạnh Thắng. Ảnh: Hoàng Lan.

- Quyết định 21 của Chính phủ đã quy định rõ hằng năm phải điều chỉnh giá điện. Theo Luật, đáng lẽ phải tăng giá điện từ đầu năm nhưng Chính phủ đã cân nhắc thời điểm và mức độ tăng giá điện để làm sao gây tác động ít nhất đến sản xuất của người dân nói riêng cũng như các vấn đề kinh tế xã hội nói chung.

Bộ Công Thương chỉ là cơ quan trình phương án để các tác động trên là nhỏ nhất. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ thẩm định. Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, Thủ tướng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Thời điểm tăng giá điện và mức tăng bao nhiêu thuộc quyền quyết định của Chính phủ.

Khi đưa ra các phương án tăng giá điện, Bộ Công Thương đã tính toán như thế nào đến việc tăng giá than và khí, thưa ông?

Giá than và khí sẽ được tăng giá theo thị trường nhưng lộ trình tăng bao nhiêu và thời điểm nào thì chưa có. Xác định giá than và khí theo thị trường thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính. Than và khí là đầu vào của điện. Nếu đầu vào tăng mà đầu ra không tăng thì ngành ngành điện sẽ chết. Tôi cho rằng, nguyên tắc cơ bản là đầu vào tăng thì đầu ra cũng phải tăng. Sự tăng giá phải đồng bộ theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định giá than, khí, dầu tăng thì giá điện phải tăng theo, nếu không ngành điện sẽ lỗ.

Nếu phương án tăng giá 18% của Bộ Công Thương được chấp thuận thì mức độ ảnh hưởng sẽ thế nào đối với nền kinh tế thưa ông?

- Phương án tăng giá điện bao nhiêu phần trăm hiện Bộ Công Thương chưa được phép công bố. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, tất cả các phương án đưa ra đều phải được tính toán và đánh giá đến tác động tới lạm phát cũng như từng đối tượng sử dụng điện như sản xuất, hộ sinh hoạt.

Thưa ông, nếu phương án tăng giá điện của Bộ Công Thương được phê duyệt thì giá điện của Việt Nam sẽ như thế nào so với các nước trong khu vực?

- Hiện giá điện năm 2010 của Việt Nam là 1.058-1.060 đồng mỗi kWh. Nếu theo tỷ giá đầu năm 2010 thì bằng 5,3 cent mỗi kWh. Nhưng theo tỷ giá mới từ 11/2 thì giá điện hiện chỉ còn khoảng hơn 4 cent. Từ đầu năm 2010, giá điện của Việt Nam đã thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Nước bạn Lào thấp thứ nhì cũng đã lên tới 5,8 cent mỗi kWh. Chúng ta phải chạy điện bằng dầu, bằng khí, bằng than với giá rất đắt. Rõ ràng ở đây có những điều không hợp lý và chưa phản ánh được vấn đề đầu ra. Chính phủ đang có lộ trình để điều chỉnh lại để giá điện phản ánh đúng chi phí đầu vào.

Tuy nhiên cũng phải nói rằng, giá điện cao hay thấp phụ thuộc vào cơ cấu nguồn phát, năng lượng cũng như cơ cấu chi phí của từng nước. Mỗi nước khác nhau nên cũng khó để so sánh. Nhưng tôi đưa ra một ví dụ thế này để các bạn tự nhận định. Một kWh điện của Việt Nam chưa đến 1.100 đồng, trong khi một cốc nước chè là 2.000 đồng. Để sản xuất được 1kWh điện của nhà máy Thủy điện Hòa Bình là mất 5 m3 nước, còn nhà máy thủy điện Thác Bà mất 10 m3 nước. Mỗi kWh điện có thể chạy cho một chiếc điều hòa làm mát cho căn phòng trong vòng 1 tiếng. Từ đó chúng ta có thể thấy giá điện là rẻ hay đắt.

Nếu giá điện tăng thì tình hình cung ứng điện có khả quan hơn không?

- Giá điện không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết việc cung cấp điện. Nó chỉ là một trong những yếu tố giúp giải quyết chuyện cung ứng điện mà thôi. Nếu giá điện thấp sẽ không thu hút nhà đầu tư và về lâu dài, chúng ta sẽ không có đủ điện. Ngược lại, giá điện tốt sẽ khuyến khích được nhà đầu tư. Nhưng tôi cho rằng, vấn đề này không giải quyết được ngày một ngày hai. Muốn 5 năm nữa có điện đầy đủ thì bây giờ phải thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nếu không, tôi e rằng, 5 năm nữa chúng ra sẽ thiếu điện. Và tôi chắc chắn rằng, nếu giá điện tăng, người sử dụng sẽ phải tiết kiệm hơn.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng bộ Công Thương cho biết, chiều nay Thường trực Chính phủ sẽ họp và đưa ra quyết định cuối cùng về phương án tăng giá điện năm 2011. Bộ Công Thương sẽ công bố chính thức các quyết định của Chính phủ trong tuần tới.

Trước đó, một nguồn tin có thẩm quyền của Liên bộ Tài chính - Công Thương khẳng định với VnExpress.net, Bộ Công Thương - đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng đề án chính thức để lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan này cũng đề xuất 3 phương án tính giá điện năm 2011, với mức tăng 26,3 %, 18,03% và 30,3 %. Trong 3 phương án đưa ra, Liên bộ Tài chính - Công Thương thiên về phương án tăng 18% - mức thấp nhất

Hoàng Lan


Nghi án bảo mẫu cho trẻ uống thuốc ngủ mê man


Đột ngột đến điểm trông trẻ của bà Võ Thị Y ở Bình Dương để rước con về nhà, người bố thấy bé Đức cùng các đứa trẻ khác đang ngủ mê man. Về đến nhà, gọi mãi cháu chỉ mở mắt rồi lại ngủ li bì, bố tức tốc đưa con đi cấp cứu. 
Bảo mẫu tắm hành xác trẻ ở Bình Dương

Sáng nay, Công an phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, đã khám xét nhà trọ và tạm giữ bảo mẫu Y (57 tuổi, quê Cần Thơ) để làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc hai cháu bé phải nhập viện với triệu chứng ngủ mê man.

Người phụ nữ này từ quê lên ở trọ với con gái để trông cháu ngoại, nhận giữ thêm trẻ để kiếm thêm thu nhập. Hiện bà trông 3 cháu bé, trong đó bé Đức đã gửi ở đây khoảng 4 tháng, còn cháu Nhi được bà nhận mới 5 ngày. Chi phí trông trẻ 650.000 đồng một tháng.

Bảo mẫu Võ Thị Y với đống thuốc tại nhà khi bị công an kiểm tra sáng 17/2 vì nghi án cho trẻ uống thuốc ngủ mê man. Ảnh: Kiều Trang
Bảo mẫu Võ Thị Y với đống thuốc tại nhà khi bị công an kiểm tra sáng 17/2 vì nghi án cho trẻ uống thuốc ngủ mê man. Ảnh: Kiều Trang

Sáng 16/7, nghỉ làm đột xuất nên anh Ích Thanh Tùng (24 tuổi, quê Ninh Bình), bố bé Đức vội đến phòng trọ của bà Võ Thị Y ở tổ 13, khu phố Bình Giao, để đón con. Đến nơi, người bố thấy con mình cùng các đứa trẻ khác đang ngủ say, gọi mãi mà cậu bé vẫn không thức giấc, anh đành bế cháu về nhà trọ của mình cách đó khoảng 0,5km. Về đến nhà, anh tiếp tục lay gọi, trêu đùa với bé, nhưng Đức mở mắt ra nhìn, sau đó lại ngủ tiếp.

Thấy biểu hiện bất thường, vợ lại đi làm chưa về, anh Tùng vội đưa con đến phòng khám Đa khoa Hoàn Hảo ở gần đấy. Nghi có chuyện chẳng lành với các đứa bé khác gửi nhờ bà Y, anh Tùng điện thoại báo cho chị Vũ Thị Mai (27 tuổi, quê Hưng Yên) mẹ bé Nguyễn Vũ Yến Nhi, 15 tháng tuổi, cũng gửi bà Y. Đến đón bé Nhi ngay sau đó, chị Mai phát hiện con mình có cùng các triệu chứng như cháu Đức nên vội đưa đến bệnh viện.

"Kết quả khám tổng quát cho thấy tim mạch của các bé vẫn bình thường, không có dấu hiệu sốt cao. Cố lay dậy nhưng các cháu chỉ mở mắt nhìn rồi lại ngủ mê man", bác sĩ Trương Tự Dựng, Giám đốc phòng khám Đa khoa Hoàn Hảo cho biết. Với các biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ cho rằng có khả năng các cháu đã uống phải loại thuốc có chất gây ngủ.

"Tuy nhiên, do điều kiện của phòng khám thiếu trang thiết bị cần thiết nên chúng tôi không thể tiến hành làm các xét nghiệm để xác định những chẩn đoán này", bác sĩ Dựng bày tỏ.

Sau khi được các bác sĩ truyền dịch, theo dõi thì đến 14h chiều cháu Đức tỉnh lại và được ra về, còn cháu Nhi mãi đến 19h mới tỉnh lại rồi xuất viện. Tới sáng 17/2, hai cháu bé vẫn còn những triệu chứng mệt mỏi, khóc quấy...

Bố con cháu Đức, một trong 2 bé bị ngủ mê nghi do uống phải loại thuốc có chất gây ngủ. Ảnh: Kiều Trang
Bố con cháu Đức, một trong 2 bé bị ngủ mê nghi do uống phải loại thuốc có chất gây ngủ. Ảnh: Kiều Trang

Kiểm tra phòng trọ bảo mẫu Y, công an thu giữ nhiều loại thuốc tân dược, trong đó có một số loại không bao bì, nhãn mác và Chlofeniramin là thuốc gây ngủ. Bảo mẫu này giải trình còn một loại thuốc khác do Trung Quốc sản xuất là của bà uống hàng ngày để được "ăn ngon, ngủ yên". Cơ quan chức năng đã lập biên bản thu giữ 16 loại thuốc để tiến hành kiểm định.

Chiều nay, bảo mẫu Y vẫn phủ nhận đã cho các cháu bé uống thuốc gây ngủ, mà cho biết chỉ nấu cháo gói để các bé ăn sau đó cho đi ngủ.

Hiện khu phố Bình Giao có 12 điểm trông trẻ, đang giữ trên 50 cháu. Hầu hết các điểm giữ trẻ này đều không phép, tự phát. Trước đó, cũng tại khu phố Bình Giao,bảo mẫu Trần Thị Phụng đã nhận án tù vì "tắm hành xác" cháu bé 3 tuổi.

Kiều Trang


15 phút cứu du khách khi tàu chìm ở Hạ Long


Thứ năm, 17/2/2011, 20:08 GMT+7


"Đang ca trực, tôi bỗng nghe tiếng đổ vỡ, la hét, nhìn ra ngoài thấy tàu Trường Hải chao đảo mạnh. Từ lúc phát hiện đến khi tàu chìm chỉ 15 phút", ông Nguyễn Duy Quyết, thuyền trưởng tàu Halong Sails 99, người đầu tiên tiếp cận tàu bị nạn kể lại. 
Tối 17/2 trục vớt tàu chìm trên vịnh Hạ LongKhởi tố vụ án chìm tàu ở Hạ Long làm 12 người chếtTàu chìm ở Hạ Long là do thủng đáy

Ông Quyết kể, tàu Halong Sails 99 của ông đậu cách tàu Trường Hải khoảng 120 m, cách đảo Ti Tốp chỉ 300-400 m. Khoảng 5h sáng, khi đang ca trực gác, ông bỗng nghe tiếng động mạnh, nghĩ cũng chỉ là hiện tượng bình thường nên bỏ qua.

Thuyền trưởng tàu Hạ Long Sails 99  Nguyễn Duy Quyết và thủy thủ Ngô Quang Hùng kể lại những phút cứu các du khách gặp nạn
Thuyền trưởng tàu Hạ Long Sails 99 Nguyễn Duy Quyết và thủy thủ Ngô Quang Hùng kể lại những phút cứu các du khách gặp nạn. Ảnh: Nguyễn Hưng.

"Nhưng một lát sau tôi nghe tiếng đổ vỡ mạnh, tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, nhìn ra thấy tàu Trường Hải chao đảo và chìm dần. Ngay lập tức, tôi đánh thức và kéo theo 3 thủy thủ nhảy xuống chiếc xuồng con tiếp cận tàu bị nạn", ông Quyết kể.

Ông Quyết cùng 3 thủy thủ trên tàu Halong Sails 99 đã nhanh chóng bơi xuồng cứu sống được 10 người, trong đó có 3 người Việt và 7 khách nước ngoài. Một số có ao phao, một số không. Đặc biệt có một du khách đu bám được vào cột buồm.

"Lúc đó trời tối, kèm theo mưa phùn, sương mù, nhiệt độ nước biển chỉ hơn 10 độ. Tàu Trường Hải chìm rất nhanh, kể từ khi tôi phát hiện nó đang chao đảo đến khi chìm chỉ 15 phút", ông Quyết kể.

Tàu chìm
Tìm kiếm nạn nhân của tàu Trường Hải bị nạn rạng sáng 17/2. Ảnh: Ngọc Tuấn.

Anh Ngô Quang Hùng, thủy thủ tàu Halong Sails 99 kể thêm: "Sau khi được sưởi ấm, trấn tĩnh, các nạn nhân cho biết trên tàu có hơn 20 người. Nhưng lúc đó chúng tôi không thể làm gì hơn".

Theo anh Hùng, rất may lúc đó có một tàu bạn ở gần đã cứu thêm được 4 khách. Khi được hỏi, những du khách nước ngoài không biết chuyện gì xảy ra, vì tàu chìm quá nhanh trong khi phần lớn họ còn đang ngủ.

12 năm làm thủy thủ hoạt động trên vịnh Hạ Long, ông Quyết cho biết chưa bao giờ chứng kiến vụ đắm tàu du lịch với thiệt hại nặng nề như vậy. Trước đây trên vịnh từng xảy ra cháy tàu, đắm tàu, nhưng tổn thất không nhiều.

Người thuyền trưởng này cho biết thêm, tàu Trường Hải gồm hai tầng, những người tử nạn có thể do nằm ở tầng dưới nên chưa kịp chạy lên boong để nhảy khỏi tàu.

Sau vụ tai nạn, UBND tỉnh Quảng Ninh đã kêu gọi tất cả tàu hoạt động trên vịnh Hạ Long về bến, đồng thời cấm các tàu ra khơi. Các tàu này đang đỗ kín cảng cầu Bãi Cháy.

Danh tính 12 người tử nạn

Theo nguồn tin của VnExpress.net, một số du khách nước ngoài bị nạn trên tàu Trường Hải đi theo chương trình tour của AZ Travel. Đại diện đơn vị này cũng đã đến Hạ Long xác minh số nạn nhân trong vụ tai nạn và cho biết, số khách du lịch nước ngoài trên tàu Trường Hải là khách lẻ, đã lưu trú tại nhiều khách sạn ở Hà Nội, được AZ Travel đưa xuống Hạ Long đi tham quan Vịnh.

Theo Ban quản lý vịnh Hạ Long, trên vịnh có hơn 300 tàu các loại chở khách và có 130 tàu ngủ đêm trên Vịnh. Theo ông Ngô Văn Hùng, Trưởng ban quản lý Vịnh Hạ Long, hầu hết tàu ngủ đêm trên Vịnh đều được cấp sao, chất lượng đảm bảo hơn các tàu chuyên chở khách tham quan.

Tháng 9/2009, một chiếc tàu bị chìm trong cơn lốc tại vịnh Hạ Long làm 1 người thiệt mạng.

Diễn biến vụ chìm tàu Trường Hải trên vịnh Hạ Long

14h ngày 16/2, con tàu của doanh nghiệp tư nhân Trường Hải rời cảng tàu Bãi Cháy. Trên tàu có 27 người gồm thuyền trưởng Nguyễn Văn Minh (22 tuổi), 4 thủy thủ đoàn, một hướng dẫn viên và 21 khách (trong đó có 19 khách quốc tế).

Đêm 17/2, tàu di chuyển ở khu vực đảo Ti Tốp (vịnh Hạ Long), cách Bãi Cháy hơn 10km. Trời mưa phùn, sương mù, nhiệt độ khoảng 10 độ C, nhiều du khách đã say giấc.

5h sáng 17/2, thủy thủ đoàn phát hiện vỏ tàu bị bung, và thông báo khẩn cấp. Nước ào ạt tràn vào tàu, một số du khách và toàn bộ thủy thủ đoàn lao xuống biển và được cứu sống. 12 người (trong đó có 10 du khách nước ngoài) đã bị chìm cùng tàu.

10h sáng 17/2, thi thể 12 nạn nhân đã được tìm thấy. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp thị sát hiện trường. Vụ án được khởi tố điều tra.

Tối 17/2 công tác trục vớt tàu được tiến hành.

Nguyễn Hư
n


Kon Tum cảnh báo cúm gia cầm A/H1N1 tái phát


Dịch cúm A/H1N1 đang tái xuất hiện tại Kon Tum. Đó là thông báo của Chi cục Thú y tỉnh này sau khi mẫu bệnh phẩm trên gà của một hộ chăn nuôi nơi đây bị xác định dương tính với vi rút cúm A/H1N1.

Mẫu xác định lấy từ đàn gà 1 ngàn con của gia đình ông Lê Văn hòa, thuộc thành phố Kon Tum. Hiện tại, số gà này đã bị tiêu hủy.
Trước đó, khoảng 2 ngàn con chim cút của gia đình ông Hòa cũng bị chết nhưng truyền thông trong nước không nói rõ những con chim cút này có bị nhiễm cúm không.
Hiện tại, dịch cúm A/H1N1 đang tái xuất hiện ở nhiều nơi và cách đây hơn 1 tuần đã có ca tử vong đầu tiên khi đợt vi rút cúm gia cầm này tái xuất hiện.
Hiện Bệnh Viện Các Bệnh Nhiệt Đới ở Hà Nội đang chữa trị khoảng tám chục bệnh nhân nhiễm A/H1N1. 
Theo môt số liệu của báo Tiền Phong online đưa ra hồi tuần trước thì trong số 4 ngàn 764 mẫu xét nghiệm dương tính với virus cúm được ghi nhận trong tuầu đầu tháng 2, có tới 2 ngàn 468 là cúm A/H1N1, chiếm tỷ lệ 51,8%. 


VN tiếp tục điều tra vụ Vinashin


Các cơ quan chức năng Việt Nam tiếp tục các cuộc điều tra sâu rộng các vụ bê bối đưa đến việc vỡ nợ của tập đoàn đóng tàu Vinashin. Các báo cáo này được đưa ra hôm thứ năm.

Trích dẫn nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cho hay, bà Trịnh Thị Hậu, 47 tuổi, từng là Giám đốc tài chính một chi nhánh của Vinashin vừa bị bắt với cáo buộc cố ý vi phạm các quy định của nhà nước trong việc quản lý tài chính dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.   

Cựu Tổng Giám đốc Tài chính của Vinashin, ông Hồ Ngọc Tùng cũng bị báo buộc với tội danh như bà Hậu, nhưng ông này chưa bị bắt và đang đi chữa bệnh tại Australia. 

Nguồn tin từ giới điều tra cho biết, bà Hậu và ông Tùng đã phê duyệt chi tiêu lên tới 60 tỉ đồng Việt Nam, tương đương 2,7 triệu đôla, hầu hết là cho các dự án không được duyệt, trong đó có việc mua thép, nhưng cuối cùng thì không thấy hàng nhập về.    

Ngoài ông Tùng, 9 nhân vật chủ chốt khác của tập đoàn đóng tàu này cũng đang bị điều tra. Và 7 trong số 10 người này đã bị bắt, đầu tiên là ông Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch Vinashin. 

Được biết tháng 12 năm ngoái Vinashin tuyên bố vỡ nợ, với tổng số tiền lên tới 4,4 tỉ đôla, trong đó có khoản vay do Credit Suisse thu xếp từ 2007. 

Vụ bê bối Vinashin gây ảnh hưởng nghiêm trọng vì nó khiến các tập đoàn tài chính toàn cầu rất quan ngại đến khả năng chi trả các khoản vay của Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Việt Nam bắt đầu cúp điện luân phiên


Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các địa phương quản lý việc cắt điện luân phiên một cách công bằng hợp lý. Theo đó người dân Thừa Thiên Huế sẽ trải nghiệm việc cắt điện vào tháng tới.

Mạng tin Bloomberg trích thuật nguồn tin Cổng thông tin điện tử chính phủ xác định rằng, các hoạt động chính trị xã hội quan trọng được ưu tiên cung cấp điện trong mùa khô hiện nay. Tuy vậy, chỉ đạo không nói rõ tiêu chuẩn để được cấp điện ưu tiên.

Điện lực Thừa Thiên Huế lên kế hoạch cắt điện ở địa phương khoảng 9,3%  trong hai tháng Ba và tháng Tư, tới tháng Năm sẽ cắt 21,1%  và tháng Sáu cắt 13,7%. Theo thông báo khu vực sản xuất công nghiệp và thủy lợi tưới tiêu nông nghiệp được ưu tiên cung cấp điện năng.

Thiếu điện ảnh hưởng một phần dân số 91 triệu của Việt Nam kể từ giữa tháng Hai. Các hồ chứa nước ở các đập thủy điện xuống thấp làm giảm điện năng cung cấp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam dự báo thiếu 3 tỷ kilowatt-giờ trong mùa khô năm nay.   

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Chọn trí thức trẻ làm lãnh đạo xã


2011-02-17

Thủ tướng chánh phủ vừa ký phê duyệt dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có văn bằng cử nhân về giữ chức Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã thuộc 62 huyện nghèo khó.

AFP photo

Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng toán học Fields do Tổng Thống Ấn Độ trao hôm 19/8/2010

Đối tượng của dự án cải cách hành chánh được xem là sáng tạo và hoàn toàn mới là những thanh niên có quốc tịch Việt Nam, dưới 30 tuổi là đoàn viên hoặc đảng viên cộng sản có trình độ đại học, phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt và thuộc các chuyên ngành phù hợp với nhu cầu công tác tại địa phương mà họ được đưa về phục vụ.

Một số ưu tiên được chú trọng đến là các ứng viên được đào tạo trong những ngành như: kinh tế, khoa học, kỹ thuật, pháp luật, nông lâm nghiệp, thủy sản, giao thông, vận tải, xây dựng, tài nguyên, môi trường.

Đây là một tin vui vì đó là một chủ trương mạnh dạn, hợp lý để tăng cường trình độ quản lý cho cán bộ cấp cơ sở, chính là điểm tựa của một chính quyền, một nhà nước. 

Giáo sư Tương Lai

Về lý lịch và khả năng chuyên môn thì quyền ưu tiên đuợc dành cho các thanh niên thuộc các địa phương có huyện nghèo, là người dân tộc thiểu số, biết tiếng của người thiểu số, hiểu biết phong tục, tập quán của họ, ứng viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và có kinh nghiệm trong quản lý hành chánh.

Giai đoạn thử nghiệm chọn cử nhân về làm lãnh đạo xã được triển khai trong hai năm 2011 và 2012 tại 5 tỉnh gồm có Cao Bằng, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Ngãi và Kon Tum.

Muốn thay đổi ...

Khi được hỏi ý kiến của ông về dự án thí điểm đưa cử nhân về làm lãnh đạo xã, từ Hà Nội, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam phát biểu:

"Đây là một tin vui vì đó là một chủ trương mạnh dạn, hợp lý để tăng cường trình độ quản lý cho cán bộ cấp cơ sở, chính là điểm tựa của một chính quyền, một nhà nước. Với một nhà nước pháp quyền thì sự hiểu biết về pháp luật trong quản lý là điều hết sức quan trọng, nên cần phải có trình độ văn hóa nhất định, nhờ đó mà sẽ có khả năng nắm bắt thông tin, nhất là vào thời buổi Internet này. 

Không phải chỉ có thông tin trong nước mà cần biết cả thông tin ngoài nước, ví dụ như thông tin vừa rồi, về ông Mubarak ở Ai Cập, "Con Sư Tử" của vùng Trung, Cận Đông đã phải ra đi, do sức mạnh của khối quần chúng, nhân dân đông đảo, người ta không muốn có chế độ độc tài, toàn trị".

Theo ông thì, muốn dự án cải tổ này thành công, yếu tố tiên quyết là cần có một chính sách đúng đắn từ cấp lãnh đạo ở thượng tầng, để kêu gọi giới trẻ mạnh dạn tham gia và hưởng ứng:

ctct.ueh.edu.vn.200jpg.jpg
Trí thức trẻ ra trường. Photo courtesy of ctct.ueh.edu.vn
"Nếu có một chính sách đúng, nêu gương đúng, thế hệ trẻ sẽ làm theo, tôi luôn tin vào thế hệ trẻ, tương lai của đất nước này là cần phải nhìn vào họ, đó là sức bật của một dân tộc, nếu dân tộc không có một thế hệ trẻ dám tự khẳng định mình mà chỉ biết cúi đầu, làm theo, ăn theo, nói leo, không dám sáng tạo, không dám độc lập, thì dân tộc đó là mạt vận, nhưng thế hệ trẻ Việt Nam không như vậy. 

Nếu bây giờ mà có chính sách đúng, thì không phải chỉ ngần ấy thanh niên về xã đâu, nếu có chính sách đúng, chế độ đãi ngộ đúng, động viên tinh thần đúng, nhất là sự nêu gương đúng, tức là con cái các vị lãnh đạo, hãy cho họ xung phong đi về  xã, ví dụ như thế là cần biết nêu gương."  

Kế đó, một chuyên viên tốt nghiệp về hành chánh, công quyền, ông Nguyễn Ngọc Diệp, Phó Tỉnh Trưởng Quảng Trị, chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa trước tháng 4 năm 1975, hiện định cư ở vương quốc Bỉ, góp ý về việc đưa hàng trăm trí thức trẻ về làng xã làm việc:

"Nếu đưa cử nhân về làm ở xã thì những anh trên cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, thì mấy ông đó phải là tiến sĩ, trạng nguyên. Nói thực tế thì chuyện đó có vẻ khôi hài, vì nền hành chánh xã không cần đến 600 ông cử nhân. Nền hành chánh phải rõ ràng, cần phải có cơ chế, tổ chức đàng hoàng, thành phần được giao thi hành công tác đó phải được huấn luyện sao cho thích hợp. 

Cán bộ hành chánh được huấn luyện để có sự hiểu biết vừa phải, để làm những công việc vừa phải, điều quan trọng nhất vẫn là đường lối, chính sách của quốc gia, mà đường lối thì phải rõ rệt. Việt Nam hiện có hai  hệ thống chồng chéo với nhau, dù bên hành chánh có làm hay đến đâu nhưng đảng bài bác là không làm được. 

Hệ thống đảng bao trùm hết, trên cả hiến pháp nữa, cái đó không thực tế, công việc ở xã ấp, ngày xưa người ta gọi là việc hương thôn, cần những người hiểu được vấn đề nơi đó, có một số căn bản, có tấm lòng, có trách nhiệm. Tôi thấy đó là một trò mị dân."

... thì phải đổi từ gốc

Từ Saigon, ông Nguyễn Bắc Truyển, nhà dân chủ bị kết án 3 năm rưỡi tù, cộng hai năm quản chế về tội "tuyên truyền chống nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" cho rằng, muốn  đổi mới thật sự thì cần phải thực hiện từ nhân sự ở cấp cao nhất:

"Vấn đề đặt ra ở Việt Nam là phải có sự thay đổi ở thượng tầng kiến trúc, chứ không phải ở cơ sở hạ tầng. Chế độ cộng sản luôn nói là phải tập trung dân chủ, cho nên dù có bất kỳ hình thức dân chủ nào từ dưới cơ sở đưa lên, mà cấp Bộ Chính trị không đồng ý thì họ vẫn bác. 

Họ không xem xét những bức xúc, những đề nghị hợp lý từ phía người dân. Dù họ có đưa ra hàng mười ngàn, hai mươi ngàn trí thức về nông thôn thì một thời gian dài những người trí thức cũng bỏ chạy, vì làm sao họ áp dụng được những gì họ học vào trong thực tế, vì họ không có quyền lực gì hết.

Mấy chục ngàn trí thức cũng không có hiệu quả gì cả, vấn đề là cần thay đổi những lãnh đạo ở Bộ Chính trị chứ không phải ở cơ sở hạ tầng.

Ông Nguyễn Bắc Truyển

Đưa về xã nhưng họ chỉ làm cấp Phó Chủ tịch thôi, anh Chủ tịch thì vẫn là đảng viên cộng sản, đây là một chính sách mị dân mà thôi. Mấy chục ngàn trí thức cũng không có hiệu quả gì cả, vấn đề là cần thay đổi những lãnh đạo ở Bộ Chính trị chứ không phải ở cơ sở hạ tầng."

Qua những góp ý từ nhiều thành phần xã hội, nhiều vị trí, quan điểm khác nhau, hầu như mọi người đều có cùng suy nghĩ cho rằng, muốn dự án cải tổ hành chánh, đưa trí thức trẻ về làng thành công, điều kiện ưu tiên là chánh phủ cần có chính sách, chủ trương đúng đắn, và cần nêu gương tốt để tạo sự tin tưởng nơi các trí thức được cử về lãnh đạo làng xã. 

Khi đón nhận thông tin này, dư luận trong nước lưu ý tới chi tiết là chỉ những đoàn viên hoặc đảng viên mới được tuyển chọn, điều đó có nghĩa chỉ những thành phần trung kiên với chế độ mới được tham gia dự án, như vậy những trí thức có trình độ, có khả năng, nhưng chưa được kết nạp vào đoàn hay đảng, tức là chưa tin tưởng trọn vẹn vào chế độ, sẽ không được chiếu cố. 

Theo dòng thời sự:


Cách Mạng Đến Từ Đâu

Cách Mạng Đến Từ Đâu

2011-02-17

Trận cuồng phong dân chủ ngày càng lan rộng đang làm làm chấn động thế giới Ả Rập.

AFP

Hàng triệu dân Ai Cập đã xuống đường đòi thay đổi lãnh đạo. Đoàn biểu tình trưng một biểu ngữ có tên những người đã hy sinh trong cuộc xuống đường


Kể từ khi phong trào nổi dậy chống chính phủ của người dân làm chấn động thế giới Ả Rập, mà cao điểm là tại Tunisia khiến nhà độc tài Ben Ali bị lật đổ và ở Ai Cập khiến làm sụp đổ uy quyền 30 năm của Tổng thống Hosni Mubarak, thì những "trận cuồng phong phép mầu" đó tiếp tục xôn xao thế giới, nhất là ảnh hưởng của nó được cho là  không phải chỉ giới hạn trong phạm vi thế giới Ả Rập mà còn trên toàn cầu – tại những xứ độc tài toàn trị.

"Nhìn Từ Xa Để Nghĩ Gần"

Blogger Người Buôn Gió từ Hà Nội nhận xét qua bài tựa đề "Bài Ca Chế Độc Độc Tài":
Sở dĩ có những chế độ kéo dài được bởi chúng biết cách thay đổi màu sắc để phù hợp hoàn cảnh. Hơn nữa chúng giỏi việc tuyên truyền nhồi nhét vào đầu óc người dân, bưng bít thông tin.
Ngày hôm nay một làn sóng đòi dân chủ, xóa bỏ chế độ độc tài đang diễn ra trên Châu Phi, một nơi dân trí so với Việt Nam khó có thể gọi là hơn được. Chế độ độc tài độc quyền sử dụng văn hóa, thông tin để tiêm nhiễm cho người dân đang bị đè nén nghĩ rằng đó là hoàn cảnh tự nhiên. Ngay từ bé trẻ em ở những nước độc tài đã bị nhồi sọ bằng những câu chuyện hay ho về lãnh tụ, về công lao của Người, về thành quả của cách mạng đã mang lại ấm no, hạnh phúc....
Sở dĩ có những chế độ kéo dài được bởi chúng biết cách thay đổi màu sắc để phù hợp hoàn cảnh. Hơn nữa chúng giỏi việc tuyên truyền nhồi nhét vào đầu óc người dân, bưng bít thông tin.
Người Buôn Gió
Và blogger Người Buôn Gió khẳng định:
Những chế độ độc tài sớm hay muộn đều bị diệt vong, bởi chúng đi ngược lại với quyền lợi chính đáng của dân tộc. 
Qua blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN, TS Hoàng Đình Thắng có bài "Nhìn Từ Xa Để Nghĩ Gần", phân tích việc "Mubarak đã ra đi !" với những tình tiết xem chừng như cũng hao hao như tại VN, kể cả việc Tổng thống Mubarak chuẩn bị kế hoạch "cha truyền con nối". Trong tiểu đề "Cách Mạng Đến Từ Đâu", tác giả mô tả:
Mubarak đã ra đi!
Công bằng mà nói, theo một số nhà nghiên cứu, Mubarak đã lãnh đạo Ai Cập chuyển sang kinh tế thị trường từ 1991, tiến hành cải cách, xóa đói giảm nghèo và phát triển sản xuất với tốc độ GDP bình quân là 7%. .....
Ai Cập: Mỗi ngày lực lượng biểu tình mỗi lớn mạnh, chỉ trong 2 tuần lễ số người tham gia đã lên trên 1 triệu. AFP
Ai Cập: Mỗi ngày lực lượng biểu tình mỗi lớn mạnh, chỉ trong 2 tuần lễ số người tham gia đã lên trên 1 triệu. AFP
Nhưng mặt trái của tấm huân chương là Mubarak đã không đổi mới chính trị. Nghịch lý cải cách nằm ở chỗ chế độ của nhà độc tài này vẫn buộc phải hiện đại hóa đất nước và nâng cao trình độ của lực lượng lao động, để theo kịp với mức phát triển của nền kinh tế. Một khi trình độ dân trí và mức sống xã hội được nâng cao thì người dân không chấp nhận ách độc tài nữa.
Một cách giải thích khác là Mubarak đã phải trả giá cho sự thành công thuần túy về kinh tế, khi trong xã hội Ai cập đã xuất hiện một tầng lớp trung lưu khá giả. Lực lượng xã hội mới này đã đòi hỏi những thay đổi chính trị trên thượng tầng mà giới lãnh đạo không theo kịp. Đó là những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng độc tài, kéo theo tham nhũng, trong các tầng lớp trên ở Ai Cập.
Nghịch lý cải cách nằm ở chỗ chế độ của nhà độc tài này vẫn buộc phải hiện đại hóa đất nước và nâng cao trình độ của lực lượng lao động, để theo kịp với mức phát triển của nền kinh tế. Một khi trình độ dân trí và mức sống xã hội được nâng cao thì người dân không chấp nhận ách độc tài nữa.
TS Hoàng Đình Thắng
Cách giải thích thứ ba về sự thất bại của Mubarak chính là vì chiêu bài bảo vệ ổn định. Ông ta đã sử dụng các biện pháp có thể để giữ ổn định, như củng cố phe cánh, xây dựng nền an ninh trị và bưng bít thông tin. Mubarak xây dựng vị thế lãnh đạo suốt cả ba thập kỷ của mình trên một nhóm lợi ích chiếm thiểu số, nhưng nắm giữ đa số các đặc quyền và đặc lợi.
Những thành viên trong nhóm này cấu kết với nhau để làm giàu. Riêng phần Mubarak sở hữu một tài sản lên đến hàng chục tỉ USD. Hai người con trai của ông ta cũng đều là tỉ phú..., rất có khả năng lên thay thế ông bố.
Trong khi đó, hơn 40% dân số Ai Cập vẫn sống với khoản thu nhập trung bình mỗi ngày dưới 2 đô la! Đó là chưa nói tới hàng chục ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học đã không có việc làm.
Tất cả những dẫn chứng nói trên hẳn đã gây rất nhiều công phẫn trong quần chúng. Những tiếng nói đòi tự do dân chủ cũng từng cất lên đây đó, nhiều lần.
Nhưng Mubarak vẫn cố bịt tai mình lại. Giới bình luận chính trị Tây phương nhận định rằng, trong vô vàn những điều Mubarak
Iran: hàng ngàn người dân cũng đang xuống đường đòi thay đổi chế độ. AFP
Iran: hàng ngàn người dân cũng đang xuống đường đòi thay đổi chế độ. AFP
không hiểu, có một điều vừa rồi đã đóng vai trò chính yếu trong việc kết liễu sự nghiệp chính trị của ông. Đó là các phương tiện truyền thông mới như Internet, Twitter và Facebook.

"Quyền Lực Nhân Dân"

Biến cố "Hoa Lài" ở Tunisia tạo nên số phận tương tự cho Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và đang tiếp tục làm chấn động các thể chế độc tài khác hẳn thể hiện nổi bật sức mạnh của người dân – mà blogger Công Lý và Sự Thật gọi là "Quyền Lực Nhân Dân". Bài tựa đề "Quyền Lực Nhân Dân" của blogger Công Lý và Sự Thật đi đến kết luận:
Cư dân mạng cũng cho rằng, bằng vào những biến động hiện nay đang xảy ra trên thế giới, chính phủ những quốc gia khác đang thống trị người dân bằng bạo lực, đàn áp, độc tài, tham nhũng, mất dân chủ cũng đang run sợ trước viễn cảnh những người dân ngày thường luôn bị xem là thấp cổ bé miệng, luôn bị đối xử bằng dùi cui, còng sắt, cướp đoạt, nhà tù đã không còn chịu nhẫn nhục cúi đầu mà họ sẽ thể hiện quyền lực mình.
Có lẽ những diễn biến đổi thay quyết định ở xứ người, nơi tình hình khá tương tự như ở xứ ta, khiến blog Đỗ Việt Khoa từ trong nước liên tưởng tới "những bất cập" tại quê nhà, cần phải đấu tranh. Qua bài "Đấu Tranh Hay Không Đấu Tranh",  thầy giáo Đỗ Việt Khoa nhận xét:
Đất nước còn tồn tại nhiều bất cập. Không thể bằng lòng và làm ngơ để các vấn đề bất cập đó tồn tại. Phải tiếp tục đấu tranh với nó. Thường thì cái tốt, cái thiện thắng thế. Khi cái xấu nó cực điểm, nó thắng thế thì đó là thời loạn. Lúc đó cách mạng sẽ bùng nổ.
GS.Đỗ Việt Khoa
Đất nước còn tồn tại nhiều bất cập. Không thể bằng lòng và làm ngơ để các vấn đề bất cập đó tồn tại. Phải tiếp tục đấu tranh với nó. Thường thì cái tốt, cái thiện thắng thế. Khi cái xấu nó cực điểm, nó thắng thế thì đó là thời loạn. Lúc đó cách mạng sẽ bùng nổ.
Một chính quyền mà biết khuyến khích người dân đấu tranh hiệu quả thì đất nước phát triển, chế độ sẽ tồn tại bền vững, xứng đáng để hô muôn năm. Ngược lại mà bịt mồm, đàn áp, bảo kê cho cái xấu thì sẽ cản trở sự phát triển, gây mất dân chủ, làm bùng nổ tệ nạn. Khi đó sẽ ngày càng nhiều người muốn đấu tranh, muốn làm cách mạng.
Blog Phong's Site đề cập tới những yếu tố dẫn tới một cuộc cách mạng, và khẳng định rằng yếu tố chủ chốt của cuộc cách mạng là lòng dân:
Bahrain: ngày 16 tháng 2, 20011, sang ngày thứ 3, người Bahraini thuộc phái Hồi Giáo Shiti tiếp tục biểu tình
Bahrain: ngày 16 tháng 2, 20011, sang ngày thứ 3, người Bahraini thuộc phái Hồi Giáo Shiti tiếp tục biểu tình đòi thay đổi chế độ. AFP
Có nhiều yếu tố để dẫn đến một cuộc cách mạng :
1) Kinh tế suy sụp…Thất nghiệp gia tăng, đời sống của nông dân lầm than vì bị chiếm đọat đất đai, mất nhà ở. Đời sống các công nhân bị ức chế, lương thấp, sức khỏe không được bảo vệ, không có nghiệp đòan lao động tư nhân để bảo vệ công nhân... Sinh viên đóng học phí cao nhưng ra trường lại không có việc làm . Thành phần trí thức tương lai này sẽ bức xúc .
2) Công an và nhà nước CSVN đàn áp dân chúng. Công lý bị bẻ quẹo, các nhà bất đồng chính kiến bị bắt giam. Các tiếng nói bị bịt miệng. Tòa án xử giam kẻ vô tội và thả lỏng kẻ tội phạm. Không đội mũ bảo hiểm mà trở thành kẻ bị công an đánh tới chết, người già chết mà không được chôn trong nghĩa trang, đám tang mà xác người chết cũng bị cướp ... v.v... Các tôn giáo không được họat động tự do. Công an không làm việc bảo vệ dân, nhưng lại lo bảo vệ các quan chức CSVN và bảo vệ Đảng. Phẫn nộ âm ỉ lan truyền trong dân chúng.
3) Giới trẻ thông thạo internet và truyền thông giúp cho sự phối hợp các họat động để tất cả dân chúng có được thông tin đa chiều trung thực và nhanh nhạy.
Tại sao Facebook bị chặn tại VN? Đó là vì CSVN sợ! Sợ giới trẻ! Sợ Facebook sẽ giúp cho giới trẻ liên kết lại và đưa tin nhanh chóng…
Bây giờ đặt giả thuyết có Facebook nhưng dân không phẫn uất gì cả thì sẽ chẳng có cách mạng gì to lớn vì không có nhu cầu. Cho nên chuyện có Facebook hay không thì không phải là nguyên nhân chủ động của một cuộc cách mạng, bởi nó chỉ là phương tiện đưa tiến trình dân chủ hóa đến sớm hơn, nhanh hơn. Còn nguyên nhân chủ động của một cuộc cách mạng là lòng dân!
Trong khi "Hương Lài" từ Tunisia lan toả tới Ai Cập và đang gây chấn động thế giới Ả Rập, thì blogger Mẹ Nấm nêu lên câu hỏi rằng "Liệu Hoa Có Nở" ở VN không ? Qua bài "Liệu Hoa Có Nở", blogger Mẹ Nấm hỏi một người thân "nhiều suy nghĩ, nhiều nước mơ", như sau:
Theo quy luật tất nhiên là hoa sẽ nở - không ai cản được bánh xe thời gian. Tuy nhiên cũng cần phải nhớ rằng hoa nở hay không? Không phải chỉ vì bạn ước mơ, mà vì chính cách chăm sóc, vun tưới và nuôi dưỡng nó.
Blogger Mẹ Nấm 
Khi người dân phẫn uất vì đất nước bị xâm chiếm
Khi người dân phẫn uất vì đất nước bị xâm chiếm-Ảnh cuộc biểu tình đòi Hoàng Sa Trường Sa hồi tháng 12, 2007 ở Hà Nội. AFP
Sáng làm một cuộc phỏng vấn bỏ túi với một người thân, một người đọc khá nhiều, sở hữu một cái đầu với những suy nghĩ lớn lao, và có những ước mơ không giống ai: 
- Em chào bác, bác nghĩ thế nào về hoa lài hả bác?
-À, có đọc, và nghe tin tức nhưng không tìm hiểu nhiều lắm.
- Vậy thôi, mình dừng câu hỏi về hoa lài ở đây nhé bác. Mình hỏi câu khác, liệu có cái gọi là hoa rau muống, hay hoa sen tương tự không bác nhỉ?
- Theo lẽ tất nhiên, theo quy luật của thời gian, hẳn là phải có…
- Theo quy luật tất nhiên là hoa sẽ nở - không ai cản được bánh xe thời gian. Tuy nhiên cũng cần phải nhớ rằng hoa nở hay không? Không phải chỉ vì bạn ước mơ, mà vì chính cách chăm sóc, vun tưới và nuôi dưỡng nó.
Dù hoa có nở hay chưa nở, nhưng thực trạng nhiễu nhương trên quê hương, nhất là quốc nạn tham nhũng trong thể chế đốc đoán khiến vị tướng lão thành khả kính luôn ưu tư cho vận nước cùng sự tồn vong của dân tộc Việt, là Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã xúc cảnh… nhiễu nhương thành thơ khai bút đầu năm, được nhiều trang mạng nhật ký phổ biến. Những vấn thơ ấy như sau:
Hỏi những quan tham lại nhũng 
làm giàu chết có mang đi? 
Nhắc kẻ nắm quyền hống hách 
Nhớ chăng quan chỉ một thì? 
Nhắc kẻ độc tài độc đoán 
Trên đời từng có Hít-le. 
Nhắn kẻ ba hoa dối trá 
Tô hồng dễ mấy ai nghe?!
Mục Điểm Blog xin dừng lại ở đây, và mong gặp lại tất cả qúy vị cũng vào giờ này tuần sau.


Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty