TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, April 3, 2010

Đà Lạt: Đột nhiên thác Prenn nổi tiếng biến thành thác bùn

Cập nhật lúc 07:32, Thứ Bảy, 03/04/2010 (GMT+7)
 - Thắng cảnh quốc gia thác Prenn (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) đang kêu cứu khi gần 10 ngày qua dòng nước tung bọt trắng xóa này bỗng biến thành màu đỏ quạch, thậm chí còn bốc mùi tanh tưởi…
TIN LIÊN QUAN


Trong khu du lịch thác Prenn còn có đền thờ Âu Lạc, và khi ngày giỗ tổ Hùng Vương đang đến gần thì bất ngờ xuất hiện một nguồn nước bẩn chảy vào thác làm cho danh thắng quốc gia này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Dòng thác chuyển màu đỏ quạch do nguồn nước bẩn chảy vào, đầu độc. Đập cao su lắng lọc ở đầu nguồn thác cũng không lọc được ô nhiễm. Ảnh: Ngọc Nguyên. 

Nguyên nhân khiến cho thác Prenn trở nên thê thảm như vậy là do bãi thải ở đèo Mimôza – nơi chứa hàng ngàn khối bùn, đất nạo vét ở danh thắng hồ Xuân Hương (TP. Đà Lạt) gặp mưa đã tràn theo suối đổ về thác.

Việc thác Prenn bị ô nhiễm đang gây lo lắng cho Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt – đơn vị chủ quản Khu du lịch thác Prenn bởi sẽ để lại hình ảnh và ấn tượng không tốt trong lòng du khách. Một lãnh đạo công ty này cho biết, trong 2 ngày Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, công ty sẽ miễn phí vé vào cổng để nhân dân địa phương, khách du lịch có tâm nguyện dâng hương hướng về cội nguồn dân tộc và dự kiến có khoảng 10 ngàn lượt khách đến với Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương.
 Dịch vụ bơi thuyền dưới thác cũng phải ngưng hoạt động.

Trong gần 10 ngày qua, khi thác chuyển màu và ô nhiễm đã gây thiệt hại không nhỏ cho khu du lịch này. Nhiều công ty du lịch đã bỏ hoặc đổi tour chứ không đưa khách du lịch đến thưởng ngoạn dòng thác. Số lượng du khách đến với khu du lịch hằng ngày giảm khoảng 20% (từ 100–200 khách/ngày).

Nhiều du khách vừa đến nhìn xuống dòng thác liền quay đầu. Dịch vụ bơi thuyền dưới dòng thác cũng ngưng hoạt động vì không chỉ khách không đi mà khu du lịch cũng không phục vụ bởi sẽ không trọn vẹn cho du khách…

Cũng theo một lãnh đạo Công ty CP dịch vụ du lịch Đà Lạt, đơn vị không chỉ lo lắng cho Lễ hội giỗ tổ sắp đến mà còn lễ 30/4 và 1/5 cũng đã cận kề, mà thác Prenn ô nhiễm như thế này sẽ gây thiệt hại kinh tế không nhỏ cho đơn vị.

Công ty mong muốn sẽ làm việc với UBND TP. Đà Lạt để tìm hướng giải quyết. “Không chỉ bị ô nhiễm ảnh hưởng đến khách tham quan mà vấn đề khắc phục hậu quả sau này sẽ như thế nào, ai chịu kinh phí nạo vét?” - vị lãnh đạo công ty này lo lắng.
  •  Ngọc Nguyên :

Biếm họa Việt Nam đang chạy... giật lùi?

Cập nhật lúc 08:08, Thứ Năm, 03/04/2008 (GMT+7)
 - Sử dụng biếm họa trong báo chí hiện nay như một thứ gia vị, bắt buộc phải sử dụng chứ không phải tích cực để sử dụng. Do vậy không phát huy được vai trò rất lớn của biếm họa- Lý Trực Dũng.

Mô tả ảnh.
Họa sĩ Lý Trực Dũng (ngoài cùng bên phải). Ảnh: Hạnh Phương
Anh nghĩ gì về sự "lép vế" của biếm họa trên báo hiện nay? Liệu nó đã được đặt đúng chỗ chưa?
- Đó là một bước tụt lùi! Tôi có thể nói như thế đối với biếm họa. Nên nhớ, trang 16 của báo Văn Nghệ suốt một thời gian dài chỉ dành để đăng tranh biếm họa và rất nổi tiếng. Biếm họa từng đóng vai trò là vũ khí đấu tranh trong thời chiến.
Nhưng đến thời bình, tôi nghĩ một số người đã rất sai lầm khi nghĩ rằng tranh biếm họa là vũ khí đấu tranh giai cấp, là công cụ đấu tranh chống lại kẻ thù nên họ sợ cầm vũ khí sắc quá sẽ đứt tay chăng? Thái độ của họ với tranh biếm họa khác hẳn. Sử dụng biếm họa trong báo chí hiện nay như một thứ gia vị, bắt buộc phải sử dụng chứ không phải tích cực để sử dụng. Do vậy họ không phát huy được vai trò rất lớn của biếm họa.
Đã vẽ tranh biếm họa cho rất nhiều tờ báo nước ngoài, anh nhận xét gì về biếm họa trên báo chí châu Âu trong sự đối sánh với biếm họa trên báo Việt?
Họa sĩ biếm họa, Kiến trúc sư Lý Trực Dũng theo học Đại học kiến trúc Weima Đức và đã cộng tác vẽ tranh biếm hoạ cho rất nhiều tờ báo nổi tiếng như: Eulenspiegel, Das Magazin, Die Welt. Trong kho tư liệu của họa sĩ Lý Trực Dũng thực hiện suốt 35 năm qua về tranh biếm hoạ trong nước và quốc tế có tới hàng vạn mẫu tranh khác nhau.
- Ở một đất nước mà người ta coi trọng và đánh giá đúng về biếm họa thì nó sẽ đóng một vai trò rất lớn. Thực tế là lâu nay biếm họa vẫn có một vai trò như vậy. Không phải riêng Đức mà Anh, Pháp và ngay cả ở Mỹ biếm họa đều có lịch sử rất lâu. Họ rất coi trọng biếm họa vì nó có một tác dụng rất lớn và tức thời. Tác động của nó hay ở chỗ không cần dùng ngôn ngữ tiếng nói để mà diễn tả mà chỉ cần vài nét vẽ tạo hình khôn ngoan một chút là có thể đưa ra một bức vẽ gây chấn động ngay.
Vai trò biếm họa không chỉ đóng khung ở trong một đất nước mà còn lan ra cả khu vực và thế giới. Ví dụ rõ ràng nhất là trước đây có một họa sĩ tranh biếm họa nổi tiếng của Liên Xô cũ đã vẽ tranh biếm về Hít-le đến mức khiến Hít-le phát khùng lên và nói rằng nếu giải phóng được Mát-xcơ-va thì việc đầu tiên phải làm là sẽ bắt chết họa sĩ biếm họa đó.

Một tác phẩm ấn 
tượng của Lý Trực Dũng trên báo chí nước ngoài.

Gần đây nhất, vụ tranh biếm họa Muhammad khủng khiếp đến độ ông Kofi Annan, nguyên Tổng thư ký LHQ cuối năm 2006 đã phải nhóm họp 15 họa sĩ tranh biếm họa hàng đầu thế giới để bàn về biếm họa và vấn đề cảm thông, xây dựng để thấy được tác động của tranh biếm họa lớn thế nào. Chúng ta đã biết có gần 100 người chết liên quan đến vụ tranh biếm họa Muhammad và gây chấn động trên thế giới. Thậm chí có nhiều người còn nói đùa rằng gần như nó có thể gây ra chiến tranh thế giới lần thứ 3.
Biếm họa thực chất có tác động tích cực. Bản chất của châm biếm, đả kích là xây dựng vì không ai lại châm biếm đả kích cái tốt cả.
Ở nhiều nước họa sĩ biếm họa có thể sống khỏe bằng nghề. Còn anh?

Mô tả ảnh.

- Tranh đẹp, tranh tốt của tôi thì không được đăng. Có tranh không ra đâu thì lại được đăng. Mà nếu có được đăng thì cũng chỉ được trả 100.000 đồng đến 200.000 đồng một cái. Nhưng có thể nói thế này, là họa sĩ biếm họa thì cũng vẫn phải vẽ tranh thôi. Tôi nghĩ đó là vấn đề lớn nhất của các họa sĩ biếm họa Việt Nam.
- Anh nhận xét gì về các tác giả tham gia giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần này?
- Có thể nói từ năm 1955 đến nay mới có cuộc triển lãm tranh biếm họa quy mô toàn quốc như thế này. Trước đây cũng có nhiều cuộc triển lãm tranh biếm họa nhưng thường là quy mô nhỏ và cũng không có quy củ nhất định. Tổ chức được một cuộc triển lãm tranh biếm họa lớn như thế này là rất tích cực. Tất nhiên trong quá trình tổ chức cũng có vài trục trặc kỹ thuật nhưng đó không phải là điều quan trọng.
Điều quan trọng nhất là những nhà tổ chức đã khởi động việc quay trở lại với tranh biếm họa sau nhiều năm, để nó có được một sức sống mới, ít nhất tranh biếm họa cũng được công nhận và tôn vinh.
Thêm nữa, giải thưởng Biếm họa Báo chí Việt Nam lần này đã thu hút được tất cả các họa sĩ biếm họa hàng đầu của ta tham gia. Nếu không tham gia tranh giải thì họ cũng gửi tranh đến treo để "biểu dương lực lượng" cho tranh biếm họa. Ở ta có rất nhiều người yêu thích tranh biếm họa, chỉ có điều chúng ta có tổ chức được họ không và có tổ chức được một cuộc triển lãm hay không.
Một số bức biếm họa nổi bật tại Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần I đang được giới thiệu tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền Hà Nội:

Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Mô tả ảnh.



  • Bích Hạnh

'Thiên đàng' Phú Mỹ Hưng hóa ra là 'địa ngục'?

Cập nhật lúc 10:43, Thứ Sáu, 02/04/2010 (GMT+7)
– Nhiều hộ dân sống trong khu đô thị hiện đại Phú Mỹ Hưng (TP.HCM) nơi được xem như "thiên đàng" lại đang “khóc đứng khóc ngồi” vì ô nhiễm, tai nạn rình rập …
TIN LIÊN QUAN

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng được thiết kế trải dài theo đại lộ Nguyễn Văn Linh. Đây là khu đô thị mới được xem là hiện đại nhất TP.HCM, giá mỗi căn hộ ở đây có thể lên đến cả chục tỷ đồng…

Tuy nhiên, trong những ngày qua, khi cầu Phú Mỹ chính thức thông xe cho tất cả các loại phương tiện, lượng xe tải, container… qua đây quá nhiều khiến khu đô thị được xem là "thiên đàng" này cũng trở thành ’địa ngục".
Khói bụi, còi xe hoành hành

Nằm ngay sát mặt tiền đại lộ Nguyễn Văn Linh, cửa hàng thời trang của chị Trần Thu Phương (trong khu Sky Garden) liên tục phải đóng cửa kín mít trong những ngày qua.

Nguyên nhân được chị Phương cho biết, trong nhiều ngày qua có quá nhiều xe tải qua lại, không những xả khói đen xì còn đẩy bụi bặm bay đầy vào nhà. “Nếu không đóng cửa thì mùi khói và bụi này bay vào nhà có máy lạnh nên rất khó chịu. Đó là chưa kể tiếng ồn lúc nào cũng ầm ầm, còi xe inh ỏi”- chị Phương nói.
Nhiều cửa hàng trong các khu nhà phải thường xuyên đóng cửa vì khói bụi, tiếng ồn... Ảnh: Tử Trực

Cũng tương tự như cửa hàng của chị Phương, cửa hàng của nhiều hộ dân khác trong khu Hưng Vượng cũng liên tiếp đóng kín cửa ngoài vì sợ khói bụi, tiếng ồn đinh tai.

Ông Nguyễn Khắc Ý, sống trong khu nhà Hưng Vượng nói: “Từ lúc xe cộ được phép lưu thông qua cầu Phú Mỹ, mỗi ngày ở đây có hàng ngàn xe tải chạy qua. Có xe chở đất không phủ bạt, bụi bay mù mịt, có xe chở gì không biết mà mùi hôi nồng nặc sộc vào nhà… Thật không chịu nổi”.

Còn quán cà phê tại khu Mỹ Toàn cho rằng, họ đành chấp nhận, không còn cách nào khác để hạn chế những khói bụi, tiếng ồn này gây ra. Người chủ quán ở đây nói rằng: “Có lẽ sẽ dời địa điểm quán đi sâu vào bên trong thêm tí nữa nhưng tôi vẫn chưa tìm được chỗ thích hợp. Bởi có nhiều khách phàn nàn vì tiếng ồn từ còi xe, khói bụi gây ra”.

Nếu biết trước ...

Cùng với nỗi khốn khổ vì còi xe, khói bụi của người dân dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh, hầu hết những cư dân khác sống trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng đều lo lắng kèm nỗi sợ hãi về tai họa sẽ đến bất kỳ lúc nào mỗi khi ra đường.

Ông Trần Chí Cường, sống trong khu căn hộ Mỹ Viên (đường Nguyễn Lương Bằng) cho biết, hàng ngày phải chở con đi học từ nhà ra đường Nguyễn Lương Bằng rồi đi qua đại lộ Nguyễn Văn Linh mới tới trường. “Trong khi đó, xe container, xe tải qua hai tuyến đường này mỗi ngày một nhiều nên lúc nào cũng nơm nớp nỗi lo sợ tai nạn”.

Các phương tiện vận tải nặng mỗi ngày qua đây càng nhiều khiến cư dân Phú Mỹ Hưng nơm nớp nỗi lo tai nạn. Ảnh: Tử Trực

Cũng theo ông Cường, sở dĩ ông chọn mua nhà ở Phú Mỹ Hưng vì thời điểm mua nhà vẫn không biết có quy hoạch một đại lộ qua đây nên mới mua. “Nếu tôi biết có một đại lộ với hàng ngàn xe qua lại như hiện nay thì có lẽ tôi không bỏ số tiền lớn để mua căn nhà đó”-ông Cường nói.

Trong khi đó, theo tính toán của Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ, hiện nay mỗi ngày có ít nhất 30.000 lượt xe tải, container lưu thông qua đại lộ Nguyễn Văn Linh lên cầu Phú Mỹ. Con số này có thể tăng lên 80.000 thậm chí 100.000 lượt xe lưu thông trong những năm tới khi các con đường kết nối cầu Phú Mỹ chính thức hoàn thành.

Đây chắc chắn là một “gánh nặng” đối với cư dân “nhà giàu” Phú Mỹ Hưng. Ngoài chuyện sống trong hiểm họa tai nạn, ô nhiễm khói bụi… người dân ở đây còn gánh phải “căn bệnh” kẹt xe của nội thành di dời ra đây.

Khi hỏi về dự định trong những ngày sắp tới với số lượng xe tăng chóng mặt, ông Cường dứt khoát cho biết: “tôi sẽ phải bán căn hộ của mình tìm một nơi ở mới thích hợp hơn. Tiêu chuẩn nơi đó phải không có các loại xe tải ầm ầm qua lại như bên này”.
Tử Trực

Friday, April 2, 2010

Tiếp tục vụ Google cáo buộc Việt Nam

Google
Các báo tiếng Anh trên thế giới liên tiếp mô tả vụ Google phát hiện ra chiến dịch tấn công các trang web nhạy cảm chính trị bằng tiếng Việt và cho rằng câu chuyện liên quan đến cả Trung Quốc.
Thậm chí có tờ báo Mỹ còn cho rằng đây là dấu hiệu tạo tiền lệ “nguy hiểm” cho doanh nghiệp nước họ.
BBC được biết cho đến sáng 1 tháng 4 theo giờ London, chính quyền ở Việt Nam chưa có phản hồi gì về các cáo buộc “tin tặc đến từ Việt Nam”.
Một chuyên gia về chống tin tặc ở Hà Nội vốn hợp tác chặt chẽ với chính quyền thì cho BBC Việt Ngữ biết hôm 31/03 rằng cần phải có điều tra chính thức và đầy đủ thì mới có thể đưa ra được kết luận.

Tàu đánh cá tại biển ĐNA: Phải có ít nhất 1 người thông thạo tiếng Anh

Thứ Sáu, 02/04/2010, 08:52

TP - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 33/2010/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, có hiệu lực từ 15-6-2010 và thay thế các nghị định trước đó.

Tàu cá khai thác ngoài vùng biển Việt Nam phải có tiêu chuẩn vùng hạn chế cấp I, hoặc cấp không hạn chế; hoạt động trong vùng biển các nước Đông Nam Á phải đạt tiêu chuẩn vùng hạn chế cấp II trở lên.

Cùng đó, trên những tàu này, thuyền trưởng, thuyền viên phải có đầy đủ chứng chỉ; có ít nhất một người thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu đến khai thác.

Cũng theo Nghị định này, khu vực biển khai thác thủy sản của Việt Nam chia làm ba vùng là ven bờ, vùng lộng và vùng khơi; ranh giới vùng biển ven bờ do UBND hai tỉnh liền nhau tự hiệp thương xác định.

Khu vực khai thác của các loại tàu cá được nêu rõ: loại công suất 90CV trở lên chỉ được khai thác ở vùng khơi, biển cả; từ 20-90CV chỉ được khai thác ở vùng lộng, vùng khơi; dưới 20CV chỉ được khai thác ven bờ.  

Phạm Anh

Lò tuyển dâu Hàn siêu tốc

Chiếc xe 7 chỗ vừa đỗ trước cổng, căn phòng nhốn nháo tiếng hô: "Rể về, rể về". 4 người đàn ông Hàn Quốc mặc vest đen cười nói bước vào, bắt đầu cuộc tuyển chọn gần 100 ứng viên.

Sáng ngày cuối tuần tháng 3, tại một khách sạn ở quận Đồ Sơn (Hải Phòng), hàng chục cô gái quần bò, áo phông lục tục tìm chỗ, rồi lôi những bộ đồ nghề tút lại nhan sắc. Họ phần lớn là nông dân, công nhân các khu công nghiệp, đến dự tuyển lấy chồng Hàn. Cùng đi là những bà mối (được gọi là madam) cười nói hỉ hả.

Xen giữa những cô gái trẻ phấn son lòe loẹt, ở một góc phòng, một phụ nữ thấp bé, chân đi dép lê, mái tóc xõa ngang gối, ánh mắt ngơ ngác. Chị tự nhận là dân làm ruộng chính gốc, chẳng biết phấn son gì. "Hôm nay đành bỏ buổi làm cỏ lúa đến đây, hy vọng đổi đời, chứ suốt ngày cắm mặt xuống đất khổ quá", vừa nói chị vừa dùng đôi bàn tay chằng chịt vết xước vuốt nhẹ mái tóc.

Theo lịch, 10h rể Hàn mới xuất hiện, nhưng mới 9h căn phòng rộng chừng 100 m2 đã đông đúc. Các cô gái chia thành từng tốp trò chuyện rôm rả về cuộc sống của những người sang làm dâu xứ Hàn. "Em nghe bảo chị Hoa từng đến đây thi tuyển, giờ sướng lắm. Có phải cứ vài tháng lại gửi quà và tiền về cho gia đình đúng không?", cô gái dáng nhỏ nhắn hỏi những người ngồi cạnh.

Đáp lời cô, một madam hồ hởi kể: "Tết vừa rồi nó vừa gửi về hơn 2.000 USD cho bố mẹ ăn Tết đấy. Ngoài ra, đồ gia dụng như nồi cơm điện, bàn là... gia đình nó cũng mới nhận được. Đồ xịn lắm, xem sướng cả mắt".

Các chàng rể Hàn ở một "lò tuyển" tại quận Đồ Sơn (Hải Phòng). Ảnh: Hoàng Anh.

Sốt ruột đi ra đi vào chờ rể đến, Mai quê Hà Nam cho biết, bất kỳ ai đến ra mắt rể Hàn cũng phải trải qua 2-3 vòng. Vòng đầu tiên ứng viên phải chụp hình, quay phim, để lại số điện thoại và trả lời một số thông tin về bản thân để người tổ chức nắm rõ. Họ cũng phải ký vào một tờ giấy với nội dung chấp thuận cho tung hình lên mạng (nếu cần thiết).

Đến vòng hai sơ tuyển, chàng rể Hàn xuất hiện gặp gỡ vài chục cô. Thông qua phiên dịch, rể hỏi han một số thông tin về cô dâu tương lai như nghề nghiệp, trình độ, quê quán, bố mẹ, sở thích và một câu thường trực là "tại sao muốn lấy chồng Hàn Quốc". Từ 20-30, có khi đến 50-60 cô ở vòng hai, rể sẽ lựa ra chừng 4-5 để đi vào vòng ba, gay cấn và cũng hồi hộp nhất. Cũng có khi ngay từ vòng hai, chàng rể gặp hên đã ưng ngay một cô.

Tuy nhiên số cô gặp may không nhiều. Có những người đi dự tuyển hàng chục lần, nhưng chưa lọt mắt xanh chàng rể nào. Họ ví lấy chồng ngoại quốc khó như thi đại học. "Có đợt gần 30 cô ra mắt mà chỉ có một rể xuất hiện. Với những cô gái thô kệch và béo thế kia làm sao mà có cơ hội trúng", cô gái cột tóc đuôi gà vàng hoe, miệng bịt kín khẩu trang hất hàm về phía người ngồi ở góc cửa ra vào.

Sau 2 tiếng chờ đợi, chàng rể Hàn đến và cuộc thi tuyển vợ bắt đầu. Thấy một số ứng viên lần đầu xuất hiện còn tỏ ra e dè, một phụ nữ ngoài 30 tuổi ăn mặc khá sành điệu lớn giọng: "Em áo tím kia có thích lấy chồng Hàn không mà cứ lưỡng lự ở đó. Ra đây chị làm thủ tục cho. Tên gì, bao nhiêu tuổi, đã có chồng con chưa để còn ghi vào sổ".

Ngay sau đó, giám đốc môi giới Bảo oang oang: "Những em nào ở độ tuổi 25-35 thì xuống đây anh thông báo. Rể 48 tuổi nhà cách thành phố Seoul 250 km, vợ mất cách đây hơn một năm, nhà có hai con, nhưng đã lập gia đình. Thu nhập của người này khoảng 40 triệu đồng một tháng. Tiêu chí của anh này không cần xinh, chỉ cần yêu mình...".

Nghe thông tin đó, nhiều ứng viên cho rằng có thể dễ dàng lọt mắt xanh của người đàn ông mặc bộ vest đen, cao trên 1,7 m với nước da xám xịt đang đứng ở cửa phòng. Tuy nhiên, trái với dự đoán của họ, chỉ sau vài phút chuyện trò trong phòng riêng, lần lượt các cô gái lắc đầu đi ra.

"Già, làm nông nghiệp mà còn kén chọn. Biết thế này đi mối ở huyện Thủy Nguyên từ sớm ...", ứng viên tên Giang (28 tuổi) nguýt dài về căn phòng vẫn đang nhộn nhịp. Đi một vài lần, biết cách trả lời nhuần nhuyễn câu hỏi của rể như "Tên em là gì, quê ở đâu", "Tại sao lại đồng ý lấy anh làm chồng", "Công việc hiện tại của em là gì"..., nhưng Giang cùng nhiều cô gái không hề hay biết vì sao bị loại.

Các cô gái chờ đến lượt ra mắt. Ảnh: Hoàng Anh.
Các cô gái chờ đến lượt ra mắt. Ảnh: Hoàng Anh.

Nhiều ứng viên khi biết mình bị loại đã nhanh chóng hối thúc madam đưa đến điểm thi tuyển khác. Không chỉ ở quận Đồ Sơn, nhiều điểm khác ở huyện Thủy Nguyên hay trong các khách sạn lớn ở nội thành cũng đang diễn ra thi tuyển tấp nập.

Tại nhà riêng của một người phụ nữ tên Thất ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, dù giữa trưa, nhưng gần trăm ứng viên vẫn háo hức đợi. Vừa thấy chiếc ôtô 7 chỗ bóng loáng đỗ xịch trước cổng, ngoài sân đã nhốn nháo có tiếng hô: "Rể về, rể về". Sau ít phút, 4 người đàn ông diện những bộ vest đen bước vào sân nở nụ cười.

Bị các madam dồn vào phòng riêng và yêu cầu giữ trật tự để làm những thủ tục cần thiết, nhưng các cô gái vẫn bàn tán xôn xao về diện mạo của mấy chàng rể. Người cho rằng 4 chàng hôm nay hiền và dễ nhìn, nhưng cũng có người chê già, không được cao to, thậm chí có người cổ còn bị vẹo.

Nghe tiếng bàn tán rôm rả của các cô gái, madam với mái tóc quăn đứng cạnh tỏ ra khó chịu. Bà thì thào: "Mấy đứa này ngu lắm, cứ ham trai trẻ, có nhà riêng ở thành phố làm gì. Lấy ông lớn tuổi và xấu trai một chút về nó tha hồ chiều".

Đồng hồ chỉ 13h30, lò tuyển vợ được xem là đông nhất ở huyện Thủy Nguyên vẫn rất sôi động. Không khí gian phòng khách sau khi 20 cô gái được lựa chọn và đưa lên gác xép để vào vòng ba càng trở nên căng thẳng.

Tuy nhiên, sau những cái gật đầu không chút do dự của Thùy, Hoa, Lê và Phượng, tràng pháo tay của những cô gái bị loại rộn rã vang lên chúc mừng những cặp "xứng đôi vừa lứa".

Theo ông Lê Khắc Dũng, Chủ tịch UBND xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), trong 5 năm trở lại đây, xã có gần 400 cô gái lấy người nước ngoài (chiếm khoảng 70% tỷ lệ kết hôn trong thanh niên toàn xã).

Khẳng định thông tin về công ty môi giới và những người làm mai mối đều nắm được, tuy nhiên ông Dũng cho rằng để quản lý rất khó vì cấp xã không có thẩm quyền xử lý. Quá 22h, nếu họ tụ tập đông người xã mới có quyền xử lý theo Luật cư trú.

Hoàng Anh

* Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.

Quảng Nam hào phóng “cho không” đất trồng rừng

Cập nhật lúc 16:41, Thứ Năm, 01/04/2010 (GMT+

LTS:  Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo "Ủy ban nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát", xung quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng.
 
Trước đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha.  

Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so với diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư). Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%).
 
Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng.
 
Phóng viên VietNamNet đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào? Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này?
 
Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểm tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu?

VietNamNet đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương.

 - Hàng chục nghìn ha đất rừng tại địa bàn các huyện miền núi cao đã được tỉnh Quảng Nam hào phóng "cấp không" cho một công ty nước ngoài để trồng rừng.


Khảo sát với của phóng viên VietNamNet cho thấy, nếu giá một bó rau muống 100 cọng ở Hà Nội được bán với giá 4.000 đồng, thì giá 1m2 đất ở Quảng Nam được tỉnh này cho công ty Innov Green cho thuê mỗi năm với giá 2,75 đồng/ m2 (tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, thời hạn 50 năm), tính ra không đủ mua... 1 cọng rau muống!

>>  Thủ tướng: Không cấp phép mới cho dự án thuê rừng
>>  Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng 
>>  Bài 1:
Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
>> Bài 2: Chưa có giấy phép, công ty nước ngoài hối hả trồng rừng
>> Bài 3:
'Giật mình' khi nghe thông tin cho nước ngoài thuê đất
>> Bài 4:
Thuê đất rừng: "50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát"?
>> Bài 5: Kiên quyết không giao đất rừng cho người nước ngoài
>> Bài 6:
Quảng Ninh cho thuê đất rừng không nhằm thu ngân sách?
>> Bài 7: Đường "vào rừng" Nghệ An của công ty Innov Green
>> Bài 8: Bản làng mất đất, dân nan giải mưu sinh
>> Bài 9:  Cho thuê đất rừng thuộc quy hoạch quốc phòng
>> Bài 10: Thuê đất rừng đầu tư 50 năm không phải để sinh lợi?
 

Từ rừng dự án không hiệu quả

 

Trong cái nắng nóng như đổ lửa, chúng tôi đi qua những cung rừng của các huyện miền Núi Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức…Đi đến đâu cũng được người dân than ngắn thở dài chuyện thiếu đất sản xuất. 

Hỏi ra mới biết, đất đồi núi trọc mênh mông nhưng đụng đến đâu cũng là đất rừng dự án. Nếu lỡ phát đốt để lấy đất sản xuất là cái án phá rừng treo lơ lửng trên đầu. 
 

 

rung du an 1.JPG

Một góc của khu rừng dự án 661 không hiệu quả tại huyện Hiệp Đức được người dân liều mạng phát đốt để trồng rừng mới.

 

Lão nông Mạc Văn Tơ (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) kể lại rằng, gia đình ông cũng như hàng nghìn hộ dân sinh sống bao đời nay ở vùng rừng núi này. Đất đai canh tác là thứ vô cùng quí giá. Thế nhưng, kể từ khi đất rừng được nhà nước quản lý và triển khai các dự án trồng rừng, người dân như ông bỗng dưng thiếu đất canh tác.

 

Nếu vào rừng chặt phá để làm rẫy là vi phạm pháp luật, người dân không dám. Nhưng cuộc mưu sinh cơm áo, những người dân như ông Tơ đã phải liều mình tìm những khoảnh rừng mà như lời ông bảo chỉ là dây leo và cây dại để khai phá lấy đất trồng khoai sắn kiếm cái ăn.

 

Trên khoảnh rừng rộng hơn 2.000 m2 nằm cạnh vườn nhà, ông Tơ bảo đây là đất rừng dự án. Nhưng do không có đất sản xuất nên phải đánh liều phát đốt để lấy đất. 

 

R1.JPG

Không đất sản xuất, người dân chặt phá rừng nguyên sinh để sản xuất (?)

 

Tại các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Tiên Phước, Nam Giang, Đông Giang… hiện ra trước mắt là cảnh người dân thiếu đất sản xuất. Nên cái đói, cái nghèo vẫn còn vây quanh số phận của người nông dân nơi miền đất này.

 

Hàng trăm nghìn ha đất rừng dự án tại các huyện miền núi của tỉnh được người dân sở tại cho rằng là không hiệu quả, gây lãng phí quỹ đất. Nhiều địa phương đã có tờ trình gửi tỉnh xin xử lý những diện tích rừng dự án không hiệu quả kia. Nhưng đến nay đã nhiều năm trôi qua, vẫn chưa thấy một văn bản nào trả lời?

 

Đến chuyện "hào phóng" cho không đất rừng

 

Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi tìm hiểu thực chất của dự án được những người có trách nhiệm ở tỉnh Quảng Nam khẳng định là chủ trương trồng rừng công nghệ cao của Công ty đầu tư nước ngoài Innov Green (Cty TNHH MTV Innovgreen Quảng Nam) là chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía tây Quảng Nam.

 

RUNG 4.JPG

Một góc rừng trồng bạch đàn của dự án nước ngoài nằm giữa rừng già ở xã Lăng, huyện Tây Giang.

Câu chuyện của dự án trồng rừng công nghệ cao ở Quảng Nam bắt đầu từ chuyến viếng thăm làm việc của lãnh đạo Cty TNHH Innov Green vào ngày 21-3-2007 về việc triển khai dự án đầu tư trồng rừng và chế biến nguyên liệu công nghiệp kinh tế cao tại Quảng Nam.

 

Đã có một thời gian dài, lãnh đạo Quảng Nam luôn dùng từ trải thảm đỏ để mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến Quảng Nam với nhiều cơ chế ưu đãi được cho là thông thoáng nhất nước.

 

Khi Cty TNHH Innov Green tìm đến, không phải đầu tư vào vùng đồng bằng hay vùng ven biển như nhiều nhà đầu tư khác đến Quảng Nam mà họ chọn khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. Thế là lãnh đạo tỉnh Quảng Nam gật đầu bởi có lẽ họ luôn kỳ vọng vào dự án đầu tư trồng rừng của nước ngoài này với số vốn lên đến 40 triệu USD sẽ nhanh chóng trong thời gian ngắn phủ xanh diện tích đất trống đồi núi còn trọc.

Diện tích rừng trồng dự án nước ngoài tại  xã Lăng, Tây Giang nằm lọt thỏm trong rừng nguyên sinh.

Diện tích rừng trồng dự án nước ngoài tại xã Lăng, Tây Giang nằm lọt thỏm trong rừng nguyên sinh.

 

Cty TNHH MTV Innov Green Quảng Nam được nhanh chóng triển khai dự án trồng rừng công nghệ cao tại địa bàn 8 huyện miền núi Quảng Nam với diện tích được UBND tỉnh cấp lên đến 30.000 ha, trong thời hạn 50 năm.

 

Theo Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Nam, việc cấp đất cho dự án đầu tư nước ngoài trồng rừng tại địa bàn các huyện miền núi Quảng Nam là hoàn toàn đúng pháp luật.

 

Tuy nhiên, giá thuê đất gần như được "cho không"!

 

Toàn bộ diện tích đất rừng được thoả thuận cấp đất cho  Cty TNHH MTV Innov Green Quảng Nam tại 8 huyện vùng núi, biên giới, chỉ trừ diện tích đất tại huyện Quế Sơn sẽ được tỉnh miễn tiền thuê đất trong 7 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.

 

Giá cho thuê đất cũng cực kỳ thấp, gần như "cho không" nhà đầu tư. Theo hợp đồng cho thuê đất giữa nhà đầu tư với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh này, giá thuê đất là 2,75 đồng/m2 đất, rẻ gấp nhiều chục lần một điếu thuốc lá bán lẻ!

 

Diện tích lớn đất còn lại tại địa bàn 7 huyện miền núi cao, biên giới được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian 50 năm của dự án triển khai. Như vậy, có thể nói, toàn bộ diện tích đất tại 7 huyện miền núi với hàng chục nghìn ha gần như "cho không" nhà đầu tư nước ngoài để trồng rừng!

 

Sự "hào phóng" của những người có trách nhiệm ở Quảng Nam trong việc nhanh chóng cấp đất cho dự án trồng rừng nước ngoài tại Quảng Nam đã khiến cho dư luận đặt nhiều câu hỏi. Vì quĩ đất tại vùng rừng núi Quảng Nam nếu không nói là khiêm tốn thì cũng chẵn dư giả gì để đem cho không như vậy. Còn người dân thì thiếu đất canh tác. 

 

Chúng tôi tìm về vùng rừng núi Tây Giang, một huyện vùng biên giới giáp với nước bạn Lào. Nơi đây được Cty TNHH một thành viên Innov Green Quảng Nam và tỉnh Quảng Nam ưu tiên triển khai thí điểm dự án.

 

Hơn 1 năm sau ngày ký kết các văn bản thoả thuận "cấp không" 30.000 ha đất cho công ty nước ngoài triển khai trồng rừng. Hai địa bàn miền núi cao được ưu tiên cho triển khai trước là Nam Trà My và Tây Giang. Nhưng do khu vực cấp đất cho dự án trùng lắp với  khu vực qui hoạch vùng an toàn khu, nên dự án buộc phải rút khỏi Nam Trà My.

 

Chỉ sau gần 2 năm, đến cuối 2009 và đầu năm 2010, UBND tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành thủ tục cấp hơn 1.002 ha đất tại địa bàn 4 huyện của Tây Giang để cho Cty triển khai trồng rừng.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang BhLing Mia nói rằng bản thân ông cũng như lãnh đạo của huyện nhận được chủ trương chỉ đạo của tỉnh là triển khai dự án trồng rừng công nghệ cao thế là chấp hành ý kiến chỉ đạo của trên mà triển khai.

 

Ông Mia bảo rằng ông cũng như lãnh đạo của huyện kỳ vọng khi dự án triển khai thí điểm sẽ tạo chuyển biến tư duy trong phát triển kinh tế của bà con nhân dân tại địa phương. 

 

Trong khi đó, phong tục của bà con Cơ Tu là luân canh trên diện tích đất nương rẫy của mình. Ngay tại xã Lăng, nơi được công ty này triển khai trồng 40/277 ha cây bạch đàn trong mùa trồng rừng 2009.

 

Chuyện trồng rừng tại xã Lăng, lãnh đạo CTTNHH MTV Innov Green Quảng Nam khẳng định là thuận lợi do sự hợp tác nhiệt tình của lãnh đạo địa phương từ tỉnh đến thôn, xã. Nhưng khi hỏi sự hợp tác của người dân trong chương trình trồng rừng này, thì là một sự thật khác.

 

Ông A Lăng Nhin, một nông dân ở xã Lăng thật thà bảo: "Bà con mình ở đây chỉ nghe cán bộ thôn, xã bảo là lấy đất rừng do nhà nước quản lý để trồng rừng dự án. Bà con mình sẽ được tiền đi làm thuê. Nhưng bao đời nay, bà con mình ở đây chỉ biết tự làm ra cái ăn, chứ có biết đi làm thuê cho ai đâu".

 

"Sướng nhất là tự nhiên, đất rẫy mình phát đốt mấy năm trước không làm nữa được thu hồi, công ty trả tiền 1 triệu ha. Nhưng nghồi nghĩ lại lo lắm. Không biết mai mốt lấy đất đâu để cho con cháu làm nương rẫy" ông Nhin nói.

 

Điều lo nghĩ của ông Nhin cũng như hàng trăm lão nông Cơ Tu ở vùng rừng núi xã Lăng này không phải là lo xa. Bởi, diện tích đất lâm nghiệp của xã chỉ có 20.673 ha. Trong đó đất rừng phòng hộ chiếm 13.798 ha, còn lại đất sản xuất chỉ khiêm tốn 6.874 ha.

 

Ông Phạm A (Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Tây Giang) khẳng định: Toàn bộ diện tích cấp cho công ty trồng rừng là đất do nhà nước quản lý. Không hề đụng đến đất canh tác của nhân dân trong khu vực.

 

Đúng như ông A nói, diện tích đất cấp cho dự án trồng rừng là đất chưa được cấp cho dân. Nhưng trong diện tích đất cấp cho dự án của Innov Green tại xã Lăng qua kiểm tra của cơ quan chức năng xác định đã có 18,73 ha tại tiểu khu 114 là rừng dự án 661.

R.JPG

Thiếu đất canh tác, người dân tại huyện miền núi Quảng Nam phá rừng tự nhiên để làm rẫy


Cho thuê đất trồng rừng, ai cũng biết, chỉ những người có trách nhiệm có hề biết rằng liệu quỹ đất cho người dân nghèo miền núi trong 50 năm tới sẽ như thế nào và họ sẽ sống ra sao khi đất canh tác không còn? Và tất nhiên, họ - những người dân bao đời sống nơi rừng núi lại phải vào rừng chặt cây, phá rừng để lấy đất mưu sinh là điều khó
tránh khỏi.
 

Ngày 10/7/2008, UBND tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư (số 331043000016) Cho Cty TNHH Innov Green về việc đăng ký thành lập Cty TNHH một thành viên Innov Green Quảng Nam để thực hiện dự án Trồng rừng nguyên liệu tại 9 huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Quế Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước.

Diện tích đất dự kiến sử dụng: 30.000 ha (trong đó 20.000 ha thuê đất để công ty tự trồng và 10.000 ha hợp tác với người người dân để trồng).

Tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD (tương đương 640 tỷ đồng Việt Nam). Thời gian thực hiện dự án là 50 năm.

Tại huyện Quế Sơn, công ty này được miễn tiền thuê đất trong 7 năm kể từ khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động. Tại 8 huyện còn lại, công ty này được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.

(Nguồn: Báo cáo số 56/BC-TNMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam ngày 3/3/2010).



Trung Quốc điều tàu tới Trường Sa

Tàu tuần ngư của Trung Quốc

Động thái mạnh mẽ mới của Trung Quốc

Trung Quốc vừa điều hai tàu tuần ngư tới vùng biển Trường Sa để làm công việc "bảo vệ ngư dân và chống cướp biển".

Hãng thông tấn Trung Quốc (China News Agency) nói lễ khai trương đợt tuần tra chung tại Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đã được Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức vào sáng thứ Năm 01/04/2010 tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam.

Hãng này cho biết: "Trọng tâm của đợt tuần tra là chống cướp biển, chống nước ngoài xâm phạm nguồn lợi và bảo vệ tính mạng cùng công việc sản xuất của ngư dân Trung Quốc".

Tham gia tuần tra có hai tàu ngư chính số 311 và 202 thuộc hai lực lượng tuần ngư khác nhau của Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói đợt tuần tra kéo dài một tháng, nhưng "có khả năng kéo dài hơn tùy hoàn cảnh thực tế".

Quyết định điều tàu ra Trường Sa cho thấy động thái ngày càng mạnh bạo của chính quyền Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi ở Biển Đông.

Hiện chưa có phản ứng từ các nước láng giềng nhưng hoạt động của tàu Trung Quốc tại khu vực không thể không khiến các lân bang e ngại.

Tháng Tư là thời gian biển lặng, thuận tiện cho việc ra các đảo ngoài khơi xa và Việt Nam thường tổ chức các đoàn ra thăm các đảo tại Trường Sa vào dịp này.

Khẳng định chủ quyền

Hãng thông tấn Trung Quốc tuyên bố quần đảo Trường Sa và vùng Biển Đông xung quanh đã được người Trung Quốc khai thác từ thế kỷ thứ hai, đặt hiện diện tại hơn 110 đảo và bãi ngầm.

Kể từ năm 1985, khi Trung Quốc bắt đầu chương trình khôi phục nghề cá ở Trường Sa, hải đội của nước này tại đây tăng từ 13 lên tới hơn 600 tàu thuyền vào năm 2009, có lúc tới 900 tàu, sản lượng hải sản đánh bắt được tới 50.000 tấn.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra ngư chính, "bảo vệ nghề cá" tại Trường Sa từ tháng Hai năm nay.

Nó nằm trong kế hoạch công bố hồi tháng 03/2009 trong có việc xây dựng thêm tàu tuần dương từ số tàu chiến cũ để điều tới Nam Hải (Biển Đông) hỗ trợ các tàu đánh cá.

Hồi tháng 11/2009, Trung Quốc cử tàu ngư chính tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến Việt Nam phải lên tiếng phản đối.



Thursday, April 1, 2010

29-03-2010- Dân Oan Xuống Đường Đòi Công Lý Và Tài Sản

 

Ngày 29 tháng 03, 2010, dân oan các tỉnh chuẫn bị xuống đường đòi công lý

và tải sản đã bị chiếm đoạt



 

 

 

 

Source: http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=4592

VietLand: Video tâm sự của mẹ Luật sư Lê Công Định



Old Ngày 01-04-2010, giờ 08:52 Góc trái là bà Nguyễn Thị Mai, mẹ luật sư Lê Công Định, tiếp theo anh Đỗ Nam Hải, chị Tân vợ anh Điếu Cày, chị Vũ Thanh Phương, chị Lê Thị Kim Thu

Và nếu như Quý Vị thích nghe lại lời nhận định về luật sư Lê Công Định "nhận tội" của Bác Sỹ Hoàng = Nguyễn Nam Sơn đầu tàu của Room "Diễn đàn Tiếng Nói Tự Do của Người Dân Việt Nam" trên Paltalk, xin hãy nhấn vào Videos dưới đây:

 

Tường thuật từ thượng lưu Mekong Nong Khai thiếu nước, thừa dịch bệnh

SGTT - Chạy dài 300km dọc bờ Mekong đối diện với Lào bên kia bờ, tỉnh Nong Khai là một trong 15 tỉnh vùng đông bắc nằm trong tình trạng báo động khẩn cấp về hạn hán của Thái Lan.
Người dân Nong Khai bên chiếc cầu nối liền Thái – Lào phải kéo hàng trăm mét ống dẫn để cố bơm nước từ dòng Mekong cạn kiệt về nhà
Theo thoả thuận từ lâu giữa Thái Lan và Lào, tất cả những đảo nhỏ, ghềnh đá và cồn cát chỉ xuất hiện vào mùa khô trên dòng Mekong biên giới tự nhiên đều thuộc lãnh thổ Lào. Hạn hán lạ thường năm nay hẳn nhiên làm cho diện tích nước Lào bành trướng thêm nhưng phía Nong Khai, diện tích canh tác đã thu hẹp. Tất cả 17 huyện của tỉnh Nong Khai đều mất mùa vì hạn hán, cùng chung số phận với các tỉnh trong khu vực.
Dòng sông khát
Anh Pitchai không trồng lúa mà làm vườn. Anh nói: “Nguồn thu nhập hàng ngày của gia đình tôi từ đu đủ, cà chua và rau cải đã mất đứt vì không đủ tiền mua nước”. Chiếc xe máy của anh đã được anh cải tiến thành xe thùng để ngày ngày đi mua nước sạch. Toàn bộ nước thải sau khi dùng được giữ lại để cứu vớt những mảnh vườn tiêu điều.

Dân Lào thấp thỏm vì Mekong khát

Cập nhật lúc 04:15, Thứ Năm, 01/04/2010 (GMT+7)
Như rất nhiều người sống ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, nghiên cứu sinh Packno thường rất thích gặp gỡ gia đình, người thân và bạn bè trong những bữa tối ở bất kỳ một nhà hàng nào dọc dòng Mekong.
Đó là vì mỗi lúc mặt trời lăn, hai bên bờ sông mát mẻ và đẹp huyền ảo. Ít nhất, trước đây từng như thế. Nhưng bây giờ “khi chiều tối buông xuống vào lúc 6 - 7h, nó vẫn rất nóng. Kể từ lúc Mekong khô khát, thời tiết trở nên nóng hơn nhiều”, Packno nói.
Luôn luôn chính xác khi nói rằng, với 6,3 triệu người dân Lào, sông Mekong vẫn là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng càng ngày, dòng sông ấy càng trở thành nỗi lo lắng thường nhật với họ khi mức nước liên tục sụt giảm gây khô hạn khắp các khu vực tiểu vùng và Đông Nam Á.

Tiền 'trên hết' ở trường THPT Dân lập Bắc Hà?

Cập nhật lúc 06:46, Thứ Năm, 01/04/2010 (GMT+7)
Từ đầu năm học 2009 – 2010 đến nay, trường THPT Dân lập Bắc Hà đã dạy HS ý thức kỉ luật bằng cách “đánh vào kinh tế”: Phạt tiền từ 10.000 đồng – 50.000 đồng nếu HS đi học muộn.

TIN LIÊN QUAN


Mô tả ảnh.
Trường THPT Dân lập Bắc Hà

Dạy HS ngoan bằng “tiền”


8h sáng một ngày cuối tháng 3, dù đã đến giờ học nhưng vẫn còn vài HS đang ngồi ăn sáng trước cổng trường PT dân lập Bắc Hà (Đống Đa, Hà Nội).

Wednesday, March 31, 2010

BBC: Google cáo giác về 'tin tặc chính trị' VN

Google

Bộ phận an ninh mạng của tập đoàn Google cho hay đã phát hiện ra chiến dịch tấn công các trang web nhạy cảm chính trị bằng tiếng Việt.

Hãng bảo mật McAfee trong khi đó cáo giác tin tặc có thể có liên hệ với chính phủ Việt Nam.

Phía Việt Nam chưa có phản hồi gì về các cáo buộc trên tuy một chuyên gia về chống tin tặc của Việt Nam nói cần phải có điều tra chính thức và đầy đủ thì mới có thể đưa ra được kết luận.

Ông Nguyễn Tử Quảng, giám đốc Trung tâm an ninh mạng BKIS thuộc Đại học Bách khoa, cho rằng cáo buộc của McAfee là "hơi vội vàng".

Trong blog về an ninh mạng của Google, chuyên gia Neel Mehta viết rằng các kỹ sư của hãng này đã thu thập được thông tin về đe dọa an ninh nhằm vào người Việt sử dụng máy tính trên toàn thế giới.

Ông Mehta nói đợt tấn công này nhằm vào các trang mạng có nội dung nhạy cảm về chính trị, nhất là các trang chứa thông tin phản đối dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên của chính quyền.

Theo Google, tin tặc phát tán phần mềm ác tính (malware) qua việc tải phần mềm dùng để đánh font chữ tiếng Việt hoặc phần mềm khác, và con số người bị ảnh hưởng có thể tới hàng chục nghìn.

Chuyên gia Mehta viết: "Tuy malware này không tinh vi cho lắm, nó vẫn được sử dụng với mục đích độc hại".

Nó được sử dụng để theo dõi người dùng máy tính hoặc tạo lỗi DDoS khiến các trang mạng, nhất là các trang mang nội dung bất đồng chính kiến, không thể truy cập được.

"Đặc biệt, các cuộc tấn công của tin tặc nhằm vào việc dẹp yên phản đối các dự án bauxite ở Việt Nam, một chủ đề quan trọng và gây bức xúc ở trong nước".

Mục đích chính trị

Trong khi đó, hãng McAfee trên blog của mình cũng đề cập tới các cuộc tấn công của tin tặc này.

Kỹ sư trưởng về công nghệ của McAfee, ông George Kurtz, viết: "Chúng tôi cho rằng tin tặc có thể có mục đích chính trị và có thể có liên hệ với Chính phủ CHXNCN Việt Nam".

Khi cùng Google nghiên cứu malware mà tin tặc sử dụng đối với các máy tính của người Việt, McAfee phát hiện ra rằng tin tặc đã cải biến phần mềm font tiếng Việt VPSKeys của Hội chuyên gia Việt Nam để gài virus Trojan vào phần mềm này.

Tôi nghĩ, các cơ quan luật pháp phải vào cuộc điều tra thì mới có thể xác định chính thức tin tặc là ai và ở đâu.

Chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Tử Quảng

McAfee nói rằng điều tra của hãng này chỉ về các máy chủ với địa chỉ IP nằm tại Việt Nam.

Tuy nhiên, chuyên gia an ninh mạng Việt Nam Nguyễn Tử Quảng nói để xác định nguồn gốc tin tặc thì chỉ dựa vào địa chỉ IP là chưa đủ.

Ông nói với BBC: "Tôi nghĩ, các cơ quan luật pháp phải vào cuộc điều tra thì mới có thể xác định chính thức tin tặc là ai và ở đâu".

Google thì nhận định đợt tấn công này cũng tương tự chiến dịch tin tặc mới đây ở Trung Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế đấu tranh với tình trạng tin tặc để "khơi chảy dòng tư tưởng tự do".

Tuần trước tập đoàn này đã chuyển dịch vụ tìm kiếm Trung Quốc sang Hong Kong sau khi đối đầu với chính quyền Bắc Kinh về các cáo giác tin tặc.

Các cuộc tấn công được cho là nhắm tới hơn 30 công ty.

Google cho biết tin tặc đánh vào tài khoản e-mail của các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc.

Các tin tặc đã sử dụng một lỗ hổng bảo mật trong trình duyệt Internet Explorer của Microsoft để tấn công.

Chính phủ Trung Quốc tới nay vẫn bác bỏ liên quan.

Tuesday, March 30, 2010

XÃ HỘI Thứ ba, 30/3/2010, 08:07 GMT+7 Facebook Twitter Google Bookmarks 1280 Bookmarks E-mail Bản In Nỗi lòng người thân những ngư dân bị

Bỏ công việc thường ngày, những người mẹ, vợ 12 ngư dân bị Trung Quốc giữ cùng tàu ở Hoàng Sa hàng ngày tụ tập ở nhà thuyền trưởng Tiêu Viết Là, ôm nhau ngóng chờ tin tức.
> Tàu cá Việt Nam lại bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc/ Yêu cầu Trung Quốc thả ngay tàu, ngư dân Việt Nam

Sáng nay bà Nguyễn Thị Bưởi, vợ thuyền trưởng Là chạy đôn chạy đáo mượn bà con họ hàng bốn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng, mong vay được tiền để chuộc chồng, con về nhà sớm. Chuyến ra khơi trên chiếc tàu định mệnh này, ngoài chồng bà còn có hai đứa con trai nữa.

“Thương hoàn cảnh vợ chồng tôi khốn khổ, bà con cho mượn bốn sổ đỏ thế chấp để vay tiền ngân hàng, nhưng mỗi sổ chỉ vay được 10 triệu nên cũng chỉ được 40 triệu, còn lại phải vay nóng bên ngoài”, người vợ kể với VnExpress.net trong nước mắt.

Bà kể, hai vợ chồng gom góp tiết kiệm sau bao nhiêu năm làm nghề đánh cá, xây được căn nhà khá bề thế. Thế nhưng năm 2007, tàu của thuyền trưởng Là bị Trung Quốc bắt giữ ở Hoàng Sa rồi tịch thu luôn tàu, chỉ thả người về. Năm ấy để chồng được về, bà Bưởi đã phải thế chấp nhà để vay tiền nộp chuộc, rồi lại gây dựng tàu thuyền ngư cụ từ đầu. Hiện gia đình nợ đến hơn 700 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Bưởi (vợ thuyền trưởng Tiêu Viết Là) khóc lo lắng cho số phận của chồng và hai con đang bị phía Trung Quốc bắt giữ ở Hoàng Sa. Ảnh: Trí Tín

“Nợ nhiều quá nên không ai dám cho tôi mượn nữa, khoản 180 triệu đồng mà họ đòi chuộc mới thả tàu và người về, tôi biết xoay sao cho đủ đây", bà Bưởi nghẹn ngào nói.

Sốt ruột, lo lắng cho số phận chồng, con đang bị tạm giữ ở Hoàng Sa, mấy ngày qua những người vợ, người mẹ không còn thiết tha gì đến công việc buôn bán, hàng ngày họ tập trung lại nhà bà Bưởi để đợi thông tin điện thoại từ Hoàng Sa. Chốc chốc có người lại điện vào hai số điện thoại mà thuyền trưởng Là gọi về nhà cung cấp mấy hôm trước, chỉ nghe toàn tiếng Trung Quốc không thể hiểu được gì.

Biệt tăm tin tức người thân nhiều ngày qua, những người phụ nữ chỉ còn biết ngậm ngùi ôm nhau khóc, cầu mong chồng, con sớm được thả về để làm lụng trả nợ nần, nuôi con cái ăn học. Ngồi bên hiên nhà, chị Cao Thị Chung (vợ ngư dân Nguyễn Đức Chung - một trong 12 người bị giữ ở Hoàng Sa) đưa tay quệt mồ hôi nhễ nhại trên trán, lo lắng: “Mấy ngày qua bé Dự đang học lớp 9 nghe ba bị bắt nên buồn rầu chán nản, xin nghỉ học đi làm thuê cho ba mẹ đỡ khổ, nghe mà đứt từng khúc ruột”.

Ôm đứa con vừa tròn 6 tháng tuổi vào lòng, chị Trương Thị Chi (vợ ngư dân Tiêu Viết Lành) buồn bã: “Vợ chồng em mới cưới nhau, có đứa con trai đầu lòng mừng vui chưa được bao lâu thì anh ra khơi đi làm ăn". Hôm nghe chồng bị Trung Quốc bắt giữ cùng với các ngư dân khác ở Hoàng Sa, người vợ trẻ gần như ngất xỉu. "Mấy đêm nay em không thể nào chợp mắt được, vừa thiu thiu ngủ thì nghe như chồng về lại choàng tỉnh giấc ôm con khóc thầm. Cầu mong chồng em cùng các ngư dân sớm được thả về cùng vợ, con.”, chị kể.

Bỏ cả công việc hằng ngày, những người vợ, mẹ của 12 ngư dân bị giữ ở Hoàng Sa lại tụ tập tại nhà thuyền trưởng Là ngóng chờ tin tức. Ảnh: Trí Tín

Chính quyền địa phương cùng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đến thăm hỏi, động viên gia đình các ngư dân này vượt qua khó khăn trước mắt, nhất định không được nộp tiền chuộc vô lý nhằm tránh tiền lệ xấu về sau.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn bức xúc nói: "Vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền lãnh hải Việt Nam. Từ xưa đến nay, vùng biển này là ngư trường hành nghề truyền thống của ngư dân Bình Châu. Phía Trung Quốc liên tiếp bắt giữ ngư dân trong lúc hành nghề, núp gió ở Hoàng Sa là không thể chấp nhận được".

Ông Hùng cũng đề nghị nhà nước cần có giải pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ quyền lợi, tính mạng của ngư dân trong lúc hành nghề trên biển Đông. Sự có mặt của họ không những khai thác thủy sản mà còn góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc trên vùng biển Hoàng Sa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi cũng khẳng định: "Việc Trung Quốc liên tiếp bắt giữ tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi khi hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa là hành động không thể chấp nhận được, gây tổn hại đến vật chất và tinh thần cho ngư dân".

Tỉnh đã có công văn gửi các cơ quan chức năng trung ương, đề nghị nhanh chóng can thiệp và yêu cầu phía Trung Quốc phải thả vô điều kiện 12 ngư dân cùng tàu cá đang tạm giữ vô cớ ở Hoàng Sa.

Theo thống kê của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi, từ năm 2005 đến nay, tỉnh có 33 tàu cá với 373 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giữ, thiệt hại ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.

Ngày 22/3, tàu của thuyền trưởng Là cùng 11 ngư dân khác đang trên đường vào Hoàng Sa tránh gió mùa Đông Bắc thì bị Trung Quốc bắt giữ. Phía Trung Quốc yêu cầu khoản tiền chuộc 70.000 nhân dân tệ, tương đương 180 triệu đồng, mới thả người và tàu vì tội xâm phạm lãnh hải. Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 29/3 đã lên tiếng phản đối, yêu cầu Trung Quốc thả người và tàu vô điều kiện.

Trí Tín

Hai người chết tại đồn công an HN

Công an Việt Nam (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Một số vụ liên quan cơ quan công an khiến người dân quan tâm
Công an thành phố Hà Nội đang điều tra làm rõ vụ hai người tử vong tại cơ quan công an quận Hai Bà Trưng và quận Hà Đông.
Hai vụ xảy ra cách nhau hai tháng, cả hai nạn nhân đều bị thương tích trước khi chết.
Được biết Công an Hà Nội sẽ có báo cáo gửi các cơ quan chức năng và trả lời chính thức cho công luận trong tuần này.

Sai phạm thô bạo tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam:

                 Xâm phạm Mồ mả, Hài cốt (!?)

    Ngày 9-3-2010 tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, Chủ dự án này đã tự ý Cưỡng chế 2 trên tổng số 6 ngôi mộ trong khuôn viên nhà của ông Nguyễn Gió - sinh 1946 (còn gọi là ông Năm Gió), hiện ông Năm Gió là Tổ trưởng Tổ dân phố Phước Thái 2, phường Phước Long, TP.Nha Trang. Mục đích của việc cưỡng chế mồ mả này là để chiếm đoạt tài sản, đất đai của gia đình ông Năm Gió một cách vô nhân đạo. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật hết sức thô bạo được quy định tại Điều 246 Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 2000. Điều 246 Bộ luật hình sự quy định: “Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”.(!?)

    Mặc dù Dự án này có rất nhiều sai phạm về trình tự thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, nên đã bị nhiều cơ quan Báo chí trong nước đã phản ánh rất gay gắt từ nhiều năm qua, nhưng chính quyền hai cấp là UBND TP.Nha Trang và UBND tỉnh Khánh Hòa luôn bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật tại Dự án này. Không những thế, hàng trăm lá đơn Khiếu nại, tố cáo của công dân bị ảnh hưởng trên vùng dự án lại không được các cấp chính quyền sở tại giải quyết; Mặc dù tại các Điều 34, 35, 36 và 37 Luật khiếu nại tố cáo của chính phủ Việt Nam năm 1998 đã quy định rất cụ thể về thời gian, trình tự thủ tục giải quyết đơn Khiếu nại tố cáo của công dân (!?) Thế nhưng, rất nhiều đơn Khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kể từ ngày 26-3-2009 đến nay, nhưng đã bị chính quyền các cấp giải quyết theo kiểu… “im như thóc”. Đây là hành vi cố tình tước đoạt quyền Khiếu nại tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân và cả nhân quyền Việt Nam được quy định tại Điều 132 Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 2000. (Điều 132 Bộ Luật hình sự năm 2000 của Việt Nam quy định: “Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo”. )

    Những sai phạm pháp luật tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang nói trên đã được Thanh tra của Chính phủ Việt Nam thụ lý vào đầu tháng 1-2010, hiện đang trong thời gian chờ giải quyết. Thế nhưng, chủ dự án vẫn ngang nhiên tổ chức Cưỡng chế mồ mả để “cướp đất” của người dân làm tài sản cho riêng mình. Mặt khác, các hành vi “cướp tài sản”  kể trên lại được đông đảo lực lượng Cảnh sát TP.Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa bảo vệ.

    Đây là một hành vi “Cướp tài sản đất đai, mồ mả, thi thể, hài cốt” của công dân hết sức thô bạo và sặc mùi bản chất của côn đồ. Hành vi này cần phải được trừng trị nghiêm minh theo quy định của pháp luật Việt Nam.    

                                                                                                         Ngọc Lan
                                                                                                      091.4.086.398




 Một số hình ảnh xâm phạm Mồ mả của gia đình các ông Bùi Văn Chương và   ông Nguyễn Gió ngày 9-3-2010 tại Dự án khu đô thị mới Phước Long,
                      TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

               

       
        

        

Dân Oan tỉnh Bình Dương

CẦN GẶP BÍ THƯ TỈNH ỦY THÌ BỊ BÓP CỔ ĐẾN NGẤT XỈU, VỀ NHÀ BỊ CÔNG AN MỜI LÀM VIỆC VÀ NHẬN GIẤY PHẠT 350.000$
 Dân Oan tỉnh Bình Dương

 
Ngày 9-2-2010, trên 40 hộ dân bị cưỡng chế lấy hết đất đai, tài sản để làm khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị tỉnh Bình Dương,bị thất nghiệp từ nhiều tháng trước, đã cầm đơn đến nơi làm việc đòi gặp Bí thư tỉnh ủy.
Nhân viên văn phòng tỉnh ủy lấy danh sách, nói là để bố trí gặp bí thư, nhưng hơn một giờ sau đó mới bảo là bí thư đi vắng, không gặp được. Bà con nông dân cực lực phản đối kiểu đối phó tráo trở nầy.Lập tức hằng trăm công an, cảnh sát cơ động được huy động đến để xua đuổi và giải tán số người đang đứng chờ gặp bí thư tại trước cửa văn phòng tỉnh ủy.Sau khi đẩy được một số người ra xa, chúng đã bắt 7 người già và phụ nữ lên xe bít bùng chở đi.Những người bị bắt la hét, phản đối thì công an áp tải (mặc thường phục) đã bóp cổ Ông Thái văn Dậu, một nông dân trên 80 tuổi.Khi xe đến trụ sở Thanh tra tỉnh, Ông Dậu đã bị ngất xỉu, nên chúng phải đưa Ông đến bệnh viện tỉnh để cứu cấp.Mãi đến chiều tối, Ông Dậu mới hồi phục và trở về nhà.Do có sự chỉ đạo của công an và tỉnh ủy nên bệnh viện đã từ chối và không cấp bất cứ giấy tờ chứng nhận nào liên quan đến việc Ông Dậu phải vào cứu cấp tại đây, kể cả giấy xuất viện.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty