TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, March 3, 2012

Công ty của nữ đại gia thủy sản sắp hầu tòa

Bị "ngâm" tiền bán cá quá lâu, hai nông dân ở Cần Thơ đã kiện công ty Cổ phần Thủy sản Bình An do bà Phạm Thị Diệu Hiền làm Tổng giám đốc. Nữ đại gia này nổi tiếng hơn vì vừa đón dâu cho con bằng dàn siêu xe.
> Đại gia trần tình việc đón dâu bằng dàn siêu xe

Ngày 2/3, ông Nguyễn Phi Hùng, Thẩm phán TAND quận Ô Môn (TP Cần Thơ), người thụ lý vụ kiện đòi Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco, khu công nghiệp Trà Nóc 2, quận Ô Môn) trả tiền bán cá cho biết, vụ án sẽ được xét xử vào ngày 16/3. Trước đó, trong 3 lần hòa giải, đại diện hai bên không thống nhất với nhau về các khoản nợ.

Theo hồ sơ vụ kiện, nửa năm trước Bianfishco đã mua của ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai 1.100 tấn cá với số tiền khoảng 31,5 tỷ đồng. Theo hợp đồng, chậm nhất 45 ngày công ty phải trả dứt nợ nhưng đến nay mới trả xong cho ông Liền. Còn bà Mai, Bianfishco xác nhận công nợ còn thiếu 16,2 tỷ đồng.

Nông dân căng băng rôn đòi nợ cá trước nhà Tổng giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền./.Ảnh: Thiên Phước
Nông dân căng băng rôn đòi nợ cá trước nhà Tổng giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền. Ảnh: Thiên Phước

Trao đổi với VnExpress.net, ông Liền cho biết số nợ trên có phần của ông vì cùng hùn vốn nuôi cá với bà Mai.

Theo Tổng giám đốc Phạm Thị Diệu Hiền, Bianfishco gặp khó khăn là do cuối năm ngoái bà bị bệnh, các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn khoảng 500 tỷ đồng. Hợp đồng xuất khẩu cá với đối tác nước ngoài thời hạn thanh toán ngắn nhất 60 ngày nên có lúc công ty không xoay kịp vốn để trả nợ nông dân theo đúng hợp đồng. Hiện không riêng gì ông Liền và bà Mai mà Bianfishco còn nợ nông dân 200 tỷ đồng. Hàng tuần nông dân được trả nợ dần khi đối tác nước ngoài trả tiền cho Bianfishco.

Gần hai tuần trước khi diễn ra đám cưới con bà Hiền, con trai ông Liền căng băng rôn trước nhà tổng giám đốc để đòi nợ. Đề cập đến vấn đề này, bà Hiền nói Bianfishco là công ty cổ phần, nhiều ngân hàng góp vốn nên việc đến nhà riêng của bà đòi nợ là "phá hoại" vì cá nhân không nợ nần ai. Chỉ có công ty nợ nông dân.

Thiên Phước

Friday, March 2, 2012

NGỌN ĐUỐC VIỆT KHANG - Thu Sương (Hạt Sương Khuya)

Kiểm soát không lưu Trung Quốc yêu cầu máy bay Vietnam Airlines bay vòng tròn tại chỗ

Máy bay Vietnam Airlines hạ cánh khẩn cấp tại Trung Quốc

Cục Hàng không vừa gửi thông tin yêu cầu phía Trung Quốc xác minh sự cố hy hữu khi một máy bay Vietnam Airlines phải bay vòng tròn trên bầu trời nước này.
> Hàng loạt chuyến bay không thể hạ cánh vì sương mù
> Bên trong chuyên cơ mạ vàng của Tổng thống Ukraine

Ngày 15/1, chuyến bay mang số hiệu VN 416 của Trung Quốccó lịch trình bay từ Hà Nội đi Seoul, Hàn Quốc. Tuy nhiên khi bay qua bầu trời Trung Quốc tại địa phận tỉnh Quảng Châu, cơ quan kiểm soát không lưu địa phương đã gửi yêu cầu máy bay bay vòng tròn tại chỗ. Lý do được phía bạn đưa ra là trong khu vực đang có hoạt động nguy hiểm.

Tuy nhiên, do máy bay phải bay vòng tại chỗ quá lâu, tới gần một tiếng đồng hồ nên nhiên liệu cạn dần không đủ để tiếp tục hành trình. Cuối cùng sau khi bay vòng 55 phút trên bầu trời Trung Quốc, máy bay của Vietnam Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Thượng Hải để tiếp nhiên liệu. Do đó, chuyến bay tới Seoul bị chậm nhiều tiếng đồng hồ so với lịch trình.

Hôm 1/3, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã gửi văn bản đề nghị cơ quan hàng không phía Trung Quốc tìm hiểu nguyên nhân và làm rõ sự cố trên. "Hiện nay phía nước bạn vẫn chưa có văn bản hồi đáp", Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết.

Thanh Bình

Thursday, March 1, 2012

Bầu Đức nổi tiếng nhờ... nợ thuế

(VEF.VN) - Kinh tế khó khăn, nhiều đại gia nổi tiếng về bất động sản, ôtô... đang chây ì nợ tiền thuế từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn Thành Công...

Điểm mặt doanh nhân nợ thuế

Những thông tin tưởng chừng khá nhạy cảm cho thương hiệu của doanh nghiệp này vừa được công bố công khai tại hội nghị về chống thất thu, nợ đóng thuế của Tổng cục Thuế  đang diễn ra tại Hà Nội hôm 1/3.

Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế thuế, ông Trịnh Hoàng Cơ, nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ. Sức tiêu thụ hàng hóa châm, ngân hàng thắt chặt cho vay, bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng. Bối cảnh bất lợi này đã khiến nhiều doanh nghiệp thà chấp nhận phạt nộp chậm để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh. Chưa hết, các doanh nghiệp còn chậm thanh toán tiền hàng trong giao dịch mua bán với nhau cũng vì mục đích chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế.

Cơ quan này cho biết, riêng số tiền thuế nợ của nhóm này đã chiếm tới 72,3% tổng số nợ thuế, trong đó, nợ trên 90 ngày đã chiếm 63,3%. Đáng chú ý là nằm trong số này, nhiều doanh nghiệp đã nợ hàng chục tỷ đồng tiền thuế và nợ kéo dài với những thương hiệu đã khá nổi tiếng trên thị trường.

Cụ thể như Công ty CP Tập đoàn Thành Công, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty CP Cavico xây dựng cầu hầm, Công ty CP Bia rượu và nước giải khát Phú Yên. Tất nhiên, sau vụ tái cơ cấu với món nợ hơn 86.000 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin cũng có tên trong danh sách "đen" này.

Bất động sản l khiến Hoàng Anh Gia Lai nợ hàng trăm tỷ tiền thuế

Như dự báo của nhiều chuyên gia về thuế, bất động sản đi xuống đã kéo theo, các ông trùm về nhà đất tiếng tăm ở Việt Nam cũng không tránh khỏi tình cảnh phải chầy bửa tiền thuế. Ở đây, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bị Vụ Quản lý nợ bêu tên với con số nợ, tuy không được công bố chính xác cụ thể là bao nhiêu nhưng được nhắc ở mức tới hàng trăm tỷ đồng.

Đáng chú ý, khó khăn về thiếu tiền nộp thuế còn có lý do khách quan từ chính việc chậm giải ngân các công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Theo cơ quan quản lý nợ của Tổng Cục thuế, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thi công các công trình sử dụng vốn Ngân hàng Nhà nước nhưng lại chưa lại chưa được Ngân sách thanh toán. Do đó, các doanh nghiệp này cũng không có tiền để nộp thuế.

Bên cạnh đó, tình trạng các doanh nghiệp thua lỗ, vốn đã nợ thuế, nay lại phải chịu thêm tiền phạt lớn nên lại càng không có khả năng trả thêm cả khoản nợ lẫn khoản phạt, đã khó càng khó hơn. Điển hình như trường hợp Công ty TNHH Đức Phương ở Nam Định, kinh doanh thua lỗ, không nộp được thuế kéo dài, rốt cục đến nay, tiền phạt nộp chậm của công ty này đã chiếm tỷ trọng tới 39,8% tổng số nợ thuế phải nộp.

Phân loại về giữa các thành phần doanh nghiệp khác nhau, Vụ quản nợ và cưỡng chế thuế cho biết, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang có số nợ thuế nhiều hơn so với nhóm các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Nhà nước, với tỷ trọng chiếm quá bán, 53,8% tổng số nợ thuế.

Với tình hình trên, không quá ngạc nhiên khi thấy rằng, tỷ trọng nợ trên tổng thu Ngân sáng Nhà nước năm vừa qua đã cao hơn năm trước. Trong đó, tỷ trọng nợ khó thu trên tổng thu ngân sách năm 2011 là 1,1%, tăng 0,1% so với năm 2010, tỷ trọng nợ có khả năng thu trên tổng thu Ngân sách năm 2011 là 5,9%, đã tăng 0,8% so  với năm 2010.

Cơ quan thuế bó tay

Mặc dù có nhiều đại gia tên tuổi bị bêu tên chây ì nợ thuế, nhưng vẫn còn khả dĩ  cho cơ quan thuế ở chỗ các đại gia trên thuộc nhóm nợ có khả năng thu hồi. Với nợ khó thu, phản ánh của Vụ quản lý nợ cho thấy có nhiều trường hợp, cơ quan này đang bó tay.

Cụ thể như, nhiều doanh nghiệp đã thành lập chỉ với mục đích là buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, không hoạt động sản xuất kinh doanh thực. Hệ quả là khi mua và sửa dụng một số quyển hóa đơn xong, những doanh nghiệp "ma" này bỏ trốn, không nộp số thuế đã kê khai với cơ quan thuế.

Một số doanh nghiệp khác thì sử dụng hóa đơn đầu vào bất hợp pháp nhằm mục đích gian lận tiền thuế của Nhà nước, đến khi cơ quan thuế phát hiện ra, ban hành Quyết định truy thu và phạt thì doanh nghiệp lại bỏ trốn.

Ngoài ra, có những doanh nghiệp yếu kém, đã tự giải thể, ngừng hoạt động nhưng lại không báo cho cơ quan thuế nên số thuế của các công ty này cũng bị "treo" trên sổ sách, không biết bao giờ mới thu hồi được. Điều đáng tiếc là số tiền nợ thuế của nhóm này chiếm tỷ trọng khá cao, tới 56,7% tổng số nợ khó thu.

Chia sẻ với báo chí về tình hình này, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, hiện còn 6 lĩnh vực quan trọng đang có dấu hiệu thất thu thuế rất lớn. Trong đó, phải kể đến là câu chuyện chuyển giá ở khu vực FDI, vấn đề trốn thuế ở nhóm cư dân biên giới, các nhóm kinh doanh động sản, kinh doanh qua mạng và hoàn thuế Giá trị gia tăng. Song hành với việc nâng cao hiệu lực Luật quản lý thuế, cơ quan này đang phấn đấu mục tiêu tăng cường thanh tra thuế.

Năm 2012, Tổng cục Thuế sẽ kiên quyết thực hiện bằng được chỉ tiêu của Nhà nước, đó là phải thanh tra, kiểm tra thuế ít nhất là 15-20% số doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và tăng cường hướng dẫn kiểm tra để doanh nghiệp đang kinh doanh phải đạt được 98% có tờ khai thuế hàng tháng, hàng quí, ông Tuấn nhấn mạnh.

Nhân viên không lưu Tân Sơn Nhất đánh nhau khi điều hành bay

Giữa lúc nhiều máy bay đang cần sự hướng dẫn của nhân viên không lưu, hai kiểm soát viên Đài kiểm soát sân bay Tân Sơn Nhất lao vào đánh nhau khiến công tác điều hành bị gián đoạn.
> Máy bay Vietnam Airlines và Jetstar suýt đâm nhau
> Nhầm lệnh hạ cánh ở Tân Sơn Nhất

Ông Đỗ Hoàng Điệp, Giám đốc Công ty Quản lý bay miền Nam xác nhận với VnExpress.net có vụ đánh nhau giữa hai kiểm soát viên không lưu ngay trong giờ làm việc tại Trung tâm Kiểm soát Đường dài - Tiếp cận HCM (AACC-HCM) ngày 17/1 vừa qua.

Theo đó, một nhân viên kiểm soát không lưu đã đánh kíp trưởng của ca trực khi đang điều hành bay tại Đài kiểm soát không lưu sân bay Tân Sơn Nhất. Thời điểm này, trên bầu trời đang có nhiều chuyến bay và vụ xô xát khiến công tác điều hành bay tại phân khu này bị gián đoạn trong ít phút.

"Vụ xô xát không gây ra nguy hiểm nào đối với công tác điều hành bay, chỉ gây ra vài tổn thất nhỏ về thiết bị", ông Điệp cho biết. "Mâu thuẫn cá nhân thì cơ quan nào cũng có, thỉnh thoảng nếu có dẫn đến xô xát thì cũng là chuyện bình thường", ông nói thêm.

Còn ông Nguyễn Trọng Thắng, Chánh thanh tra Hàng không cho biết, vụ xô xát không gây ảnh hưởng gì đến công tác điều hành bay tại thời điểm trên. Chiều 27/2, Đoàn thanh tra của Cục Hàng không Việt Nam vừa hoàn tất báo cáo xác minh vụ việc và đang đề xuất các hình thức kỷ luật thích hợp. Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ việc, Hội đồng kỷ luật Công ty Quản lý bay miền Nam đã tiến hành kỷ luật đối với nhân viên vi phạm, điều chuyển công tác sang bộ phận khác trong 3 tháng đồng thời hạ mức lương của nhân viên này.

Trước đó, cuối năm vừa rồi cũng các nhân viên không lưu là đề tài nóng khi đưa ra phương án bay chưa chính xác khiến hai phi cơ của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific suýt đụng nhau trên không.

Thanh Bình

Đám cưới quê mời cả Mr Đàm, Phi Nhung...

- Để tổ chức đám cưới cho con, một đại gia ở đất Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn chi hàng chục tỷ đồng, chuẩn bị gần 1 năm. Đám cưới diễn ra rình rang với sự tham gia của dàn siêu xe và hàng loạt tên tuổi nổi tiếng của Showbiz Việt Nam.

Hai ngày qua, cả phố núi Hương Sơn đã bị rúng động bởi hàng loạt xe khủng giá hàng trăm nghìn đô tấp nập đổ về thị trấn để tham gia rước dâu thiếu gia Nguyễn Huy Hoàng, con nữ thương gia Nguyễn Thị Liễu (Liễu Mạnh).

Hàng nghìn người dân đã đổ về để tận mắt chứng kiến sự kiện này và xem các ngôi sao ca nhạc hàng đầu trong nước, hải ngoại biểu diễn.

Thiếu gia Huy Hoàng và cô dâu 9x Thu Loan, chủ nhân của bữa tiệc cưới siêu khủng
Cô dâu của đám cưới có một không hai từ trước tới nay tại Hà Tĩnh là Lê Thu Loan, SN 1992, con một đại gia ở Hà Nội vốn là đối tác buôn bán làm ăn của mẹ chú rể. Cả cô dâu và chú rể đã và đang du học tại Singapore. 

Đám cưới được chuẩn bị ròng rã suốt một năm với lượng khách trong và ngoài nước lên đến vài ngàn người. Gia chủ phải tìm mua thêm đất tại Trung tâm để có mặt bằng đủ rộng làm nơi tổ chức.

Trong số khách mời đã có khoảng 2.000 khách là người dân sống trên địa bàn thị trấn Tây Sơn và xã Sơn Tây. Một người hàng xóm của nữ thương gia cho biết: không kể thân sơ, cứ là hộ dân có tên trong danh sách của thị trấn Tây Sơn và xã Sơn Tây đều là khách mời của đám cưới. Đám cưới này được coi là bữa tiệc chiêu đãi độc nhất vô nhị của gia chủ dành cho quan khách.

Tham gia rước dâu là đoàn siêu xe khủng với sự tham gia của đầy đủ các chủng loại, siêu xe Ferrari, Rolls Royce Phantom, Benley, Audi A5 Sportback, Lexus, Mercedes GLK, Mercedes C250 CGI, Porsche Cayenne, BMW...




Chiếc siêu xe Ferrari giá hơn 10 tỷ đồng được dùng làm xe rước dâu.
Và rồi, trong buổi chiều tối qua (29/2) người dân phố núi Hương Sơn đã được mãn nhãn bởi một đám cưới vô cùng hoành tráng. 

Quốc lộ 8A nhiều đoạn bị tắc nghẽn do giàn xe tham gia hộ tống cô dâu chú rể quá đông.

Thông tin hôn lễ có sự tham gia của ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng, cùng các ca sỹ hải ngoại tên tuổi đình đám như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang lê, MC Lê Anh…

Theo một thông tin chưa chính thức từ gia đình chú rể, nữ đại gia Liễu Mạnh và thông gia đã mạnh tay chi gần 25 tỷ đồng để tổ chức đám cưới, trong đó riêng chi phí rượu ngoại đã lên tới hơn 2 tỷ,  phí lót tay cho giới ca sỹ, âm nhạc hơn 60.000 USD...





Tham gia đoàn xe rước dâu có thêm hàng chục chiếc xe hạng sang, như Rolls Royce Phantom, diễu "hành" qua đường mòn Hồ Chí Minh, qua thị trấn Phố Châu rồi về nhà chú rể. (Ảnh: Việt Hùng)
Người dân đến xem chật cứng hội trường.
Những tin đồn về siêu đám cưới này đã được lan truyền nhiều ngày qua, thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân.
Sự góp mặt của hàng loạt ngôi sao trong làng Showbiz, trong ảnh là MC Lê Anh và Đàm Vĩnh Hưng.



Ca sỹ hải ngoại Quang Lê (ảnh trên) và cặp đôi ca nhạc hải ngoại Phi Nhung - Mạnh Quỳnh 
Hai vợ chồng trẻ hạnh phúc  trong buổi lễ đám cưới rình rang do cha mẹ tổ chức.

Duy Quang

Đại gia nợ nông dân tới... 250 tỷ đồng

Thứ Hai, 27/02/12 7:19 GMT+7

Bà Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.

>> Đại gia bị nông dân đến nhà đòi nợ
>> Đại gia trẻ vỡ nợ và 'liên minh ma quỷ'

Vừa qua bà Hiền đã có tờ trình gửi lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin xét hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Theo đó, bà Hiền xác nhận còn nợ tiền cá của nông dân lên đến gần 250 tỷ đồng.

Theo nội dung trong tờ trình, bà Hiền cho rằng: Trong 10 tháng đầu năm 2011 hoạt động sản xuất và xuất khẩu của công ty rất tốt; khách hàng ổn định và có thêm nhiều đối tác mới. Sự liên kết giữa công ty với người nuôi cá duy trì tốt; hợp tác giữa Bianfishco và các ngân hàng như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Vietinbank, ACB, BIDV… rất hài hòa. Tuy nhiên, vào cuối năm 2011 các ngân hàng đồng loạt thu hồi vốn và không tiếp tục giải ngân. Trong khi nhu cầu cần tiền để mua cá tra nguyên liệu trong dân rất lớn.

Bà Phạm Thị Mai bức xúc vì tiền cá vẫn chưa được trả. Bà Phạm Thị Diệu Hiền đang nợ tiền bán cá của ông Nguyễn Văn Liền và bà Phạm Thị Mai với số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng.

"Thiếu vốn, đồng nghĩa với công ty bị ngân hàng "cắt" đứt mạch máu lưu thông, khiến việc sản xuất kinh doanh của Bianfishco gặp nhiều khó khăn. Do đó, công ty còn thiếu nợ lại tiền cá nguyên liệu của nông dân gần 250 tỷ đồng" - bà Hiền phân trần.

Ngoài ra, trong tờ trình này, Tổng Giám đốc Bianfishco còn kể khổ: "Hiện tại, các nhà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đặt hàng nhập của Bianfishco khoảng 400 container cá tra phi lê. Tuy nhiên, công ty chúng tôi đang thiếu vốn trầm trọng không tiền mua cá tra nguyên liệu chế biến xuất cho đối tác".

Theo Dân Việt

DN giải thể, phá sản tăng đột biến

(VEF.VN) - Tại hai đầu tàu kinh tế cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã tăng đột biến. Điều này khiến cho những lo ngại về sự khó khăn kéo dài của nền kinh tế.

Theo Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ tính đến 22/2, số doanh nghiệp được cơ quan ông cấp đăng ký kinh doanh đã giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước; với số vốn đăng ký giảm tương ứng 36%.

"Từ các con số này cho thấy dòng vốn trong xã hội đã tỏ ra thận trọng hơn với các ý tưởng kinh doanh mới:, ông Tứ nói.

Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trong hai tháng qua còn làm thủ tục giải thể cho 169 doanh nghiệp, gấp 4,3 lần cùng kỳ năm trước. "Thông thường sau Tết rất ít khi doanh nghiệp xin giải thể, các năm trước rất hiếm, nay số liệu lớn như thế cho thấy tình hình các doanh nghiệp đặc biệt khó khăn".

Thống kê từ cơ quan đăng ký kinh doanh của Hà Nội đã đột biến như vậy về lượng doanh nghiệp chủ động xin giải thể, nhưng đó chưa phải là con số cuối cùng.  Ông Võ Sỹ, đồng nhiệm của ông ở Tp.HCM cho biết thêm, lượng doanh nghiệp xin giải thể tính đến tháng 2 tại thành phố này đã là 327 đơn vị.

Như vậy, tính riêng Hà Nội và Tp.HCM đã có khoảng 500 doanh nghiệp đăng ký giải thể trong hai tháng qua. Nhưng con số có thể lớn gấp nhiều lần. "Thực tế thì lớn hơn, có thể đến con số nghìn", ông Sỹ nói.

Trong khi đó,  Bộ Công Thương cảnh báo giá dầu thế giới trong tháng 3 có thể còn tăng; giá các mặt hàng xuất khẩu hầu như không tăng, trong khi nhập khẩu lại tăng cho thấy khả năng nhập siêu có thể cao trở lại trong thời gian tới; lãi suất dù đã giảm nhẹ nhưng vẫn còn làm khó doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn từ năm ngoái tích tụ đến nay...

Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà nói. "Mấy tháng mới giảm lãi suất được 1-2%. Hiện tại vay với lãi suất 17-18% thì làm gì bù được...".

Còn theo ông Tứ thông tin rằng có nhiều doanh nghiệp nói với ông, với lãi suất như hiện nay thì hiệu quả nhất là không hoạt động, không kinh doanh, không đầu tư làm gì.

"Làm sao có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cố gắng các chính sách tác động đầu vào, làm khó khăn đầu ra không nên ban hành năm nay, chưa phải thời điểm thích hợp", ông Tứ kiến nghị. "Ví dụ, nếu tăng giá điện, xăng dầu... thì chắc chắn nhiều loại hàng hóa sẽ lên mặt bằng giá mới"

Wednesday, February 29, 2012

Trung Quốc: Báo động nạn trộm thận ghê rợn

Một công nhân ở Trung Quốc cho biết, một ngày bất ngờ tỉnh dậy trong một khách sạn địa phương và phát hiện ra quả thận bên trái đã không cánh mà bay.



Người đàn ông này hiện đang hồi phục trong bệnh viện nhân dân Machong. Một bác sĩ bệnh viện cho biết, nạn nhân họ là Shu, hiện đang trong tình trạng ổn định và đang hồi phục sau khi được chữa trị. Bác sĩ không cung cấp thông tin chi tiết về lao động di cư 28 tuổi tới từ Trùng Khánh này.

Theo tờ Nhật báo Nam Phương đóng tại Quảng Châu, Shu tới bệnh viện nhân dân Machong bằng taxi vào tối 23/2. Theo Shu, anh ta tỉnh giấc trước đó không lâu tại một khách sạn nhỏ và cảm thấy đau bụng, rồi tìm thấy 20.000 NDT trong túi. Tiếp đó, Shu tự bắt taxi đến bệnh viện để gặp bác sĩ sau khi phát hiện có một vết thương ở bụng.

Các bác sĩ bị sốc khi phát hiện ra thận của Shu đã bị lấy và họ mau chóng báo cảnh sát. Shu cho hay, anh ta không biết gì suốt 4 ngày và không biết điều gì xảy ra với mình. "Tôi tới Dongguan để tìm việc hôm 13/2 và tôi chỉ nhớ mình ở quận Wanjing ở Dongguan hôm 19/2".

Các bác sĩ nói, vết thương trên bụng của Shu đã được khâu lại từ vài ngày trước khi người đàn ông này tới viện và họ có thể kết luận rằng thận của Shu bị một nhóm nhân viên y tế chuyên nghiệp lấy đi.

Shu không muốn trả lời các câu hỏi của bác sĩ và cảnh sát, bản tin của báo Nam Phương cho biết.

Hiện nay, Shu đang được cách ly trong một căn phòng ở tầng 5 của bệnh viện và có các nhân viên bảo vệ đứng bên ngoài. "Chỉ có những người được chính quyền cho phép mới được vào gặp Shu", một nhân viên bảo vệ cho biết.

Cơ quan y tế địa phương đã thành lập một đội đặc nhiệm gồm nhiều bác sĩ và chuyên gia có kinh nghiệm để giúp Shu và điều tra xem thận của người này bị lấy đi như thế nào.

Cảnh sát ở Dongguan đang điều tra vụ việc, một công an của sở công an Dongguan nói. Theo nhân viên an ninh này, vụ việc sẽ được công khai cho mọi người biết khi cuộc điều tra kết thúc.

Vụ việc trên làm dấy lên lo lắng cả ở trong lẫn ngoài Trung Quốc sau khi giới truyền thông đưa tin.

Một số nhân vật trong cuộc nói rằng Shu có thể đã bán thận do không tìm được việc ở thành phố. Các bác sĩ cho hay, họ đã liên lạc với cha mẹ Shu ở Trùng Khánh và cha Shu cho biết, sẽ sớm tới Dongguan để gặp con trai. "Shu chỉ nói với tôi nó muốn tới Quảng Đông để tìm việc chứ chưa bao giờ ngỏ ý muốn bán thận".

  • Hoài Linh (Theo Asia1, ChinaDaily)

Tuesday, February 28, 2012

Khu kinh tế vắng nhà đầu tư

TT - Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và KKT Nhơn Hội (Bình Định) dù được đầu tư hàng tỉ đồng cho hạ tầng, thế nhưng sau nhiều năm đi vào hoạt động giờ đây vẫn vắng bóng nhà đầu tư, dự án nằm trên giấy...
Cả hai KKT “hoang vắng” này được xem là điển hình về hiệu quả đầu tư thấp đến không ngờ.
Đường sá và các công trình hạ tầng tại KKT Nhơn Hội hiện bị cát bay phủ lấp - Ảnh: Trường Đăng
Cửa khẩu quốc tế vắng lặng
KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y có diện tích trên 70.000ha, trong đó có đến ba khu công nghiệp. Khi khởi công xây dựng, năm 2003, nghe KKT này được quy hoạch thành vùng động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế đông - tây trong tam giác phát triển ba nước VN - Lào - Campuchia, nhiều người kỳ vọng vào sự thay đổi diệu kỳ nơi đây.
Vì vậy, có dịp trở lại KKT cửa khẩu Bờ Y sau hơn tám năm, ai cũng bất ngờ trước dáng vẻ lặng lẽ của nó. Toàn KKT chỉ lèo tèo mấy nhà máy chế biến gỗ, sản xuất cơ khí và bêtông, chế biến tinh bột sắn, khai thác đá xây dựng... Họa hoằn lắm mới thấy khách vãng lai ghé vào siêu thị miễn thuế ở cửa khẩu quốc tế vùng biên bắc Tây nguyên này.
Ông Nguyễn Trọng Hảo - trưởng Ban quản lý KKT tỉnh Kon Tum - cho biết đã có 58 dự án đầu tư hạ tầng cho KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y, với tổng kinh phí hơn 1.122 tỉ đồng. Thế nhưng, chỉ mới có tám doanh nghiệp triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở đây, với số vốn thực hiện trên 100 tỉ đồng. Các dự án đã triển khai và cả các dự án đang đăng ký đầu tư đều là dự án nhỏ, vốn ít. Các dự án lớn, công nghệ cao và dự án đầu tư nước ngoài vẫn là niềm hi vọng ở KKT này.
Trong một báo cáo mới đây, UBND tỉnh Kon Tum cho rằng cơ chế chính sách bán hàng miễn thuế tại các khu phi thuế quan (chỉ cho phép thực hiện đến năm 2012 và với mức mua hàng miễn thuế cho khách tham quan không quá 500.000 đồng/người/ngày) đối với KKT cửa khẩu mới hình thành ở một địa phương còn nhiều khó khăn như Kon Tum là chưa phù hợp, chưa kích thích được khách mua hàng. Vì thế, các nhà đầu tư không mặn mà đầu tư, dẫn tới việc phát triển dịch vụ, du lịch ở KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y rất chậm. UBND tỉnh Kon Tum cũng cho rằng với mức đầu tư hằng năm từ ngân sách nhà nước 240 tỉ đồng/năm là chưa đáp ứng được so với nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 gần 80.000 tỉ đồng của KKT cửa khẩu quốc tế Bờ Y nên giảm sức thu hút đầu tư vào KKT này.
KKT “sa mạc cát”
Cách đây hơn năm năm, khi mới ra đời KKT Nhơn Hội được xem là một điểm sáng đầy hứa hẹn trong bức tranh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Rất nhiều lần trên các diễn đàn, báo chí, UBND tỉnh Bình Định đã công bố danh mục các nhà đầu tư ký biên bản ghi nhớ đăng ký đầu tư vào KKT Nhơn Hội 3,5 tỉ USD - một số tiền khổng lồ ở thời điểm ấy.
Thế nhưng năm năm trôi qua, 3,5 tỉ USD chỉ là con số trên giấy. Theo ông Lê Hữu Lộc - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, hiện chỉ mới có hai dự án được xác định sẽ đầu tư tại KKT Nhơn Hội trong năm 2012 là khu du lịch Vĩnh Hội của Công ty TNHH du lịch - khách sạn Việt Mỹ đầu tư và khu du lịch Hải Giang do VinGroup đầu tư.
Trong khi đó, hiện đã có 2.050 tỉ đồng của các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng “đổ” vào KKT Nhơn Hội. Riêng ngân sách nhà nước đã đầu tư 850 tỉ đồng để xây dựng đường trục trong KKT, tuyến đường nối KKT Nhơn Hội với xã Nhơn Lý, đầu tư các khu tái định cư, giải phóng mặt bằng, hệ thống xử lý nước thải...
Hiện KKT Nhơn Hội về cơ bản vẫn chỉ là một “sa mạc cát” giữa bên này là đầm Thị Nại, bên kia núi là biển Đông. Duy có một “yếu tố thu hút” dữ dội nhất mà nhiều nhà đầu tư chăm chăm dòm ngó ở đây là titan. Dưới danh nghĩa tận thu titan, KKT Nhơn Hội bị đào bới kinh hoàng. Năm 2011, sau khi tỉnh Bình Định không cho tận thu titan, nơi này trở nên vắng vẻ.
Trưởng Ban quản lý KKT Nhơn Hội Man Ngọc Lý cho biết chi phí việc dọn cát lấp các tuyến đường và hệ thống thoát nước trong KKT đã mất 500 triệu đồng mỗi năm. “Nếu không nhanh chóng tìm các giải pháp khắc phục nạn cát bay thì nó trở thành vấn đề khó khăn cho việc thu hút đầu tư vào KKT Nhơn Hội, làm các nhà đầu tư nản lòng”- ông Lê Hữu Lộc thừa nhận.
B.TRUNG - T.T.NHI - H.HIẾU
Dự án động lực không... động đậy
Thành lập năm 2006, KKT Vân Phong (Khánh Hòa) được xem là hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ - du lịch của vùng Nam Trung bộ. Trung ương và tỉnh Khánh Hòa đã đầu tư vào đây hơn 761 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng đến nay KKT này chưa cho kết quả như kỳ vọng vì chưa có dự án động lực nào hoạt động.
Dự án động lực lớn nhất là cảng trung chuyển container quốc tế do Tổng công ty Hàng hải VN đầu tư đã “đứng bánh” vì chủ đầu tư hầu như không có năng lực thực hiện. Những dự án được coi là động lực khác như tổ hợp lọc hóa dầu, khu căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí, trung tâm điện lực, khu đô thị
Tu Bông, khu du thuyền cao cấp... đến nay chỉ vào giai đoạn thực hiện các thủ tục xây dựng...
Theo Ban quản lý KKT Vân Phong, đến cuối năm 2011, trong số 40 dự án đi vào hoạt động có 21 dự án đã hoạt động trước khi có quyết định thành lập KKT Vân Phong. Tổng vốn đăng ký của các dự án hơn 14,2 tỉ USD, nhưng vốn thực hiện đến nay chỉ 460 triệu USD, chiếm 3,2%.
DUY THANH

Người Hà Nội mắc màn ăn cơm vì... ruồi muỗi

- Với tâm lý “sạch nhà bẩn ngõ”, người dân phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội đang phải hứng chịu hậu quả từ việc xả rác bừa bãi của mình. Đi dọc các kênh mương trong địa phận phường, rác thải, nước bẩn lúc nào cũng ngập ngụa, dịch bệnh sốt rét, truyền nhiễm đe dọa, đặc biệt thảm cảnh “muỗi đốt” đã trở thành nỗi lo lắng thường trực của người dân.

Mắc màn ăn cơm giữa thủ đô!

Chuyện mắc màn ăn cơm giữa thủ đô nói ra có vẻ lạ nhưng đó là tình trạng rất phổ biến của người dân xóm Cổ Mộ, phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội khi mà mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rác thải, nước ô nhiễm và muỗi. Nhiều cư dân ở đây cho biết, cứ đi làm về là họ phải đóng kín cửa để ngăn muỗi và mùi hôi thối của rác thải bay vào. Con kênh “chết” chứa hàng tấn rác thải vẫn ngày đêm làm khổ người dân nơi đây.
Con kênh chết chứa hàng tấn rác thải.

Đi dọc bờ kênh dài gần 2km ngăn cách giữa hai phường Quảng An và Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) có bức tường ngập ngụa rác, người dân cứ vô tư xả rác ra bờ kênh làm cho nước ở đây ô nhiễm nghiêm trọng, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Có một điều lạ là người dân hai phường Tứ Liên và Quảng An không ai chịu “nhận” bức tường rác này của mình nhưng lại thi nhau xả rác ra.

Anh Nguyễn Văn An, ngách 174/25 ngõ 200 Âu Cơ, phường Tứ Liên cho biết “dòng sông đã bị ô nhiễm quá nặng rồi nhưng người dân ở đây vẫn thiếu ý thức lắm! Mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng họ vẫn thờ ơ đổ rác và nước thải ra sông”.

Theo ghi nhận của phóng viên, đây là con kênh giáp ranh giữa phường Quảng An và Tứ Liên, trước đây nó rất sạch, nước trong và mát. Nhưng trong 2, 3 năm trở lại đây do sự thiếu ý thức của người dân nên đã biến thành “con kênh chết”. Hàng tấn rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt của người dân xả ra con kênh mỗi ngày khiến mỗi nhịp thở của con kênh ngày một thoi thóp. Ngay cả bức tường ngăn cách, mặc dù có treo biển cẩm đổ rác nhưng hàng núi rác vẫn chất chồng lên nhau. Con kênh với màu nước đen đặc, ngập ngụa rác, bốc mùi là nơi “ổ muỗi” đang “nổi loạn” tấn công lại người dân.
Rác có ở khắp nơi...

Đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng do muỗi tấn công, nước ô nhiễm và bệnh truyền nhiễm rình rập. Ông Nguyễn Văn Tiến, một người dân ngụ cư sống ở xóm Cổ Mộ cho biết: “Tôi thực sự bức xúc về vấn đề này. Đời sống của người dân bị đảo lộn vì muỗi quá nhiều, ăn cơm phải mắc màn, xem ti vi phải ngồi màn, cơm không ăn nhanh cũng bị muỗi ruồi bâu kín… nói chung sinh hoạt rất bất tiện. Nhiều lúc đến bữa ăn cơm mà chỉ muốn nôn mửa vì mùi hôi thối từ con sông bay vào. Thậm chí mùa nóng phải chạy liên tục vì chỉ cần ngồi yên là muỗi sẽ làm thịt ngay”.
Nước ở đây có màu vàng, đục ngầu và có mùi rất khó chịu.

Đó là chưa kể đến tình trạng các hộ dân ở đây phải dùng nước bẩn để sinh hoạt. Nước bẩn của con kênh đã ngấm vào nguồn nước ngầm nên nước ở đây có màu vàng, đục ngầu và có mùi rất khó chịu. Chị Nguyễn Thị Huệ, quê Bắc Ninh, làm phụ bếp cho mấy chục thợ xây gần đó than thở “hàng ngày ăn nước bẩn mà sợ, không biết bệnh đến lúc nào nữa! Nhưng không dùng cũng chẳng biết làm thế nào”.

Chính quyền thờ ơ

Tình trạng xả rác bừa bãi của người dân hai phường đã xảy ra mấy năm nay và mức độ ngày càng trầm trọng hơn.
Bức tường phân chia ranh giới cũng từng nhiều lần xảy ra tranh chấp.

Việc xây dựng bức tường phân chia ranh giới đã xảy ra tranh chấp nhiều lần giữa hai phường. Mặc dù ô nhiễm là do người dân và hậu quả cũng do dân gánh chịu, có điều lạ là người dân hai phường này luôn đổ lỗi cho nhau. Nhiều người dân ở đây cho biết, mặc dù chính quyền đã nhiều lần đến giải quyết, nhưng chỉ vài hôm là sự việc lại như cũ.

Ông Nguyễn Minh Tiến, ngõ 200 đường Âu Cơ, Tứ Liên bức xúc: “Tôi đã chứng kiến quá nhiều vụ xô xát về bức tường và những đống rác chồng chất đó. Chúng tôi không muốn sống trong rác và chết cũng trong rác vì vậy đã nhiều lần mời chính quyền đứng ra giải quyết song mọi việc chỉ được mấy ngày đầu rồi đâu lại vào đấy”.

Hàng ngày, người dân nơi đây vẫn mong chờ một biện pháp giải quyết triệt để từ chính quyền. Tuy nhiên, UBND phường vẫn thờ ơ với môi trường, dịch bệnh, sốt rét, viêm da, viêm phổi… đang diễn biến phức tạp.

Huệ Bạch - Kiều Linh

Rối ren thu phí trên cao tốc TP.HCM- Trung Lương

- Việc khống chế tải trọng xe và xử lý xe quá tải đối với một cao tốc hiện đại nhất cả nước là cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, trạm cân cao tốc TP.HCM - Trung Lương vẫn chưa hoạt động, dù tuyến đường này đã đi vào sử dụng được 2 năm.

TIN BÀI KHÁC 
Lượng xe giảm, trạm cân “trùm mền” Ngày 27/02, trả lời VietNamNet, ông Nguyễn Văn Phòng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long CIPM) xác nhận: “Hiện nay trạm cân trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương chưa hoạt động.
Theo dự án ban đầu, trạm thu phí này sẽ do Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV đầu tư. Sau khi rút lui khỏi dự án, BIDV đã bàn giao cho Cửu Long. Hiện trạm cân đang hoàn thiện thiết bị và cũng chưa có chủ trương triển khai hoạt động cụ thể”.
Lượng xe cao tốc TP.HCM - Trung Lương giảm rõ rệt vì xe tải và container chuyển sang đi QL1A

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu các xe tải qua trạm thu phí vi phạm lỗi quá tải, cơ quan chức năng không thể có căn cứ xử phạt. Mặc dù trước đó, ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Cửu Long CIPM thông tin: “Nếu xe chở hàng quá tải lưu thông trên cao tốc sẽ bị yêu cầu dỡ số hàng quá tải xuống sau khi trạm cân xác nhận vi phạm”.

Cũng theo ông Phòng, với lượng xe tải và container giảm mạnh sau khi cao tốc thu phí thì tính hiệu quả của trạm cân vào thời điểm này sẽ không cao. Tuy nhiên, trạm cân là rất cần thiết với tuyến đường huyết mạch từ TP.HCM đến miền Tây Nam Bộ.  “Hiện chúng tôi đang lo cho xong vấn đề thu phí chứ còn trạm cân chưa biết khi nào sẽ hoạt động”, ông Phòng nói.

Theo thống kê của đơn vị thu phí, đến thời điểm hiện tại, đã có khoảng 17- 18.000 lượt xe qua cao tốc Trung Lương thông qua 2 trạm chính: Chợ Đệm, Thân Cửu Nghĩa (đầu và cuối tuyến cao tốc) và 2 trạm phụ: Bến Lức, Tân An (tại 2 nút giao lập thể của tuyến cao tốc).  Con số này theo đơn vị thu phí là quá thấp với lượng xe dự kiến.

Bất lợi vì…thiếu đủ thứ?


Trước thời điểm Bộ GTVT thanh tra dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương, tuyến đường này đã rơi vào tình trạng vô cùng thê thảm. Nhiều đoạn xuất hiện ổ gà, rãnh gồ ghề làm phương tiện không đạt được vận tốc tối đa.

Sau khi Bộ GTVT vào cuộc, ông Lã Chí Đức - Giám đốc điều hành dự án đã bị cách chức, hàng loạt cán bộ khác cũng nhận quyết định kỷ luật. Bên cạnh đó, công tác “chữa thương” cho tuyến đường này cũng được phía Cửu Long CIPM gấp rút triển khai.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, phía Cửu Long CIPM thông báo, phải đến tháng 4 năm nay, quá trình sửa chữa mới hoàn thành 100% khối lượng công việc. Trong khi đó, hoạt động thu phí của Cửu Long CIPM vừa diễn ra vài ngày đã xuất hiện nhiều khó khăn.
Lựa chọn đi QL1A để không phải đóng phí sẽ tiếp tục được bao lâu ?

Với lượng xe này mà dự tính cuối năm 2012 thu về 300 tỷ theo kế hoạch là vô cùng khó khăn. Chúng tôi đang triển khai xây dựng trạm thu phí tại km1953+ 200 tại TP. Tân An, tỉnh Long An vì hiện nay có tình trạng xe tải nặng và container né cao tốc đi QL1A để không phải đóng phí”, ông Nguyễn Văn Nghiêm- Giám đốc Công ty TNHH một thành viên quản lý và sửa chữa cầu đường 715, đơn vị trực tiếp thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương nói.

Một chuyên gia giao thông (xin được giấu tên) phân tích: “Rõ ràng về mặt dư luận, việc thu phí trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang gặp nhiều bất lợi. Đường chưa sửa xong, phí bị cho là cao, trạm cân là một thiết bị cần thiết với tuyến đường này cũng chưa hoạt động. Đứng ở vị trí nhà đầu tư dự án thì rõ ràng họ đang gặp hàng loạt bất lợi tập trung ở 2 mặt: hạ tầng chưa hoàn thiện và thiết bị thiếu”.

Chưa kể hiện nay, khi xe tải và container “né” sang QL1A thì họ lại phải tiếp tục chạy nước rút để đặt thêm trạm thu phí trên QL1A.
Nhưng, khi thay đổi một thói quen giao thông nào cũng cần có thời kỳ quá độ, tôi tin việc cân nhắc mức phí thu ở cả trên tuyến cao tốc và QL1A sắp tới sẽ giúp nhà đầu tư giải quyết được tình hình và người dân cũng có quyền lựa chọn tốt hơn”, chuyên gia này nói.

Như VietNamNet đã thông tin, cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã chính thức thu phí từ 8h ngày 25/02. Tuy nhiên, ngay sau khi đi vào hoạt động đã dần “vắng bóng” xe tải và container. Đặc biệt, từ chiều ngày thứ 2 tổ chức thu phí, lượng xe qua lại đã giảm mạnh vì nhiều ý kiến cho rằng mức phí đưa ra đối với các phương tiện trên tuyến đường này là chưa hợp lý.

Quốc Quang

Lao động trở về từ Libya ngập trong nợ nần

Biến cố chính trị tại Libya một năm trước đây đã khiến hơn 10.000 lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn. Nhiều người đang phải quay quắt vì khoản nợ không nhỏ trước khi đi xuất khẩu.

Con đường nhỏ dẫn vào xóm Phong Liên xã Nghi Phong (Nghi Lộc, Nghệ An) sâu hun hút. Dọc cánh đồng hai bên đường, từng tốp thanh niên đang cùng gia đình tranh thủ trời nắng ấm đi gieo lạc xuân. Mai Văn Thắng (23 tuổi) cũng tạm gác công việc phụ hồ để đi gieo lạc giúp mẹ.

Bố là thương binh hạng nặng, hai anh trai bị tật nguyền, Thắng trở thành niềm hy vọng duy nhất của gia đình. Sau khi vay mượn 40 triệu đồng để lo thủ tục đi Lybia, Thắng háo hức lên đường với giấc mộng thoát nghèo. Biến cố chính trị xảy ra khi Thắng mới nhận 2 tháng lương nên phải về nước mang theo cục nợ và khoản tiền lãi hàng tháng.

Từ ngày về nước đến nay, Thắng đi phụ hồ để trả tiền lãi hàng tháng còn tiền nợ gốc thì chưa biết đến bao giờ mới trả hết. Ngồi tần ngần bên cậu con trai, ông Mai Xăn Lĩnh thở dài: "Con chưa về được thì thấp thỏm lo sợ, trở về an toàn rồi, nhưng cả gia đình cũng không vui gì hơn bởi khoản nợ ngân hàng cứ ám ảnh chúng tôi cả trong bữa ăn, giấc ngủ".

Bố con anh Thắng đang lo lắng cho khoản nợ 40 triệu đồng cùng tiền lãi hàng tháng. Ảnh: Nguyên Khoa
Bố con anh Thắng đang lo lắng cho khoản nợ 40 triệu đồng cùng tiền lãi hàng tháng. Ảnh: Nguyên Khoa.

Một năm sau biến cố ở Libya, chàng trai Trần Văn Nga (23 tuổi) ở xã Nghi Xuân luôn thấp thỏm lo lắng cho khoản nợ 30 triệu đồng vay quỹ tín dụng và không biết làm việc gì để kiếm sống. "Em mới sang Libya được 3 ngày thì phải tay trắng trở về. Ở nhà, chính quyền xóm và xã lại cắt chế độ hộ nghèo chuyển sang diện cận nghèo vì có con đi xuất khẩu lao động. Đúng là khó đủ đường", Nga tâm sự.

Những ngày này, anh Nga ra đồng làm việc giúp bố mẹ. Nhiều lần anh định vào Nam làm thuê nhưng vẫn cứ thấp thỏm hy vọng sẽ được đi lại Libya để làm việc và trả nợ.

Cùng hoàn cảnh như Nga, nhiều lao động ở các huyện như Nam Đàn, Thanh Chương đã phải vào miền Nam để làm thuê. Nhiều thanh niên ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu trở lại nghề đi biển cùng cha ông để cố gắng trả nợ ngân hàng.

Theo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An, toàn tỉnh có khoảng 2.000 lao động trở về từ Libya, tất cả đều đang tuổi thanh niên, là con cái của các hộ nghèo. Sau khi trở về nước với hai bàn tay trắng, những lao động này tiếp tục đối mặt với nợ nần. Nhiều người đã cố gắng ôn thi tiếng Hàn Quốc để đi Hàn, một số khác đã tìm sang thị trường Ả rập, Kuwait với hy vọng trả được nợ và đổi đời, còn lại vẫn đang thấp thỏm chờ đợi để được trở lại Libya.

Khi nghe tin thị trường Libya sắp mở trở lại, nhiều thanh niên xứ Nghệ rất háo hức. "Nếu được đi lại Libya, chúng tôi sẵn sàng đánh cược số phận một lần nữa bởi sang bên đó tuy lương không cao nhưng dù sao vẫn tích trữ được đồng tiền hơn là đi làm phụ hồ ở nhà", anh Thắng trải lòng.

Nhiều lao động Nghệ An sẵn sàng trở lại Lybia để làm việc. Ảnh: Nguyên Khoa
Nhiều lao động Nghệ An sẵn sàng trở lại Lybia để làm việc. Ảnh: Nguyên Khoa

Một số thanh niên cũng như gia đình lại lo ngại tình hình bất ổn ở Libya nên tỏ ra lưỡng lự. "Sang đó làm việc lương không cao như mình mơ ước, lại luôn sống trong lo âu nên chúng tôi rất ngại. Nếu không đi được nước nào có thu nhập tốt và ổn định hơn, chúng tôi sẽ ở nhà học nghề hoặc vào miền Nam, Tây Nguyên lập nghiệp", anh Nguyễn Đức Văn và nhiều thanh niên ở huyện Thanh Chương tâm sự.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, hiện nay tất cả lao động trở về từ Libya đều đã nhận được hỗ trợ một triệu đồng, nhiều người được học nghề ngắn hạn miễn phí, được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại trung tâm trực thuộc Sở. Tuy nhiên, do lượng lao động quá lớn nên việc tìm được việc làm cho số lao động từ Libya trở về là rất khó khăn.

Trước đó ngày 15/1/2011, thành phố Benghazi của Libya chấn động vì cuộc biểu tình của hàng nghìn người chống chính phủ do đại tá Muammar Gaddafi đứng đầu từ năm 1969. Tại quốc gia này có hơn 10.000 lao động Việt Nam làm việc ở các công trường xây dựng.

Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Trung Đông và Bắc Phi, có nhiệm vụ sơ tán lao động Việt Nam tại Libya và đưa về nước. Từ ngày 25/2 đến giữa tháng 3/2011, Chính phủ đã đưa chuyên cơ sang đón lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng lao động và tổ chức phi chính phủ cũng phối hợp đưa công dân Việt Nam về bằng đường biển và hàng không.

Đến sáng 4/4/2011, chuyến tàu chở hơn 1.000 công nhân từ Lybia đã cập cảng Cái Lân (Quảng Ninh) sau hơn một tháng lênh đênh trên biển, hoàn tất chiến dịch giải cứu lao động làm việc tại nước ngoài quy mô lớn thứ hai từ trước đến nay. Trước đó năm 1991, Việt Nam đã sơ tán khoảng 18.000 lao động làm việc tại Iraq do chiến tranh vùng Vịnh.

Nguyên Khoa


Sunday, February 26, 2012

Cao tốc Trung Lương: Đường chưa sửa xong, phí đè “gãy cổ”

- Trong thời gian 10 tháng cuối năm 2012, đơn vị thu phí tuyến đường TP.HCM- Trung Lương cho biết sẽ phải đem về 300 tỷ.



Hàng loạt tài xế và chủ doanh nghiệp vận tải khi được hỏi đã ngao ngán với mức phí mới công bố của cao tốc TP.HCM- Trung Lương.
“Sốc” vì phí cao tốc
Như VietNamNet đã thông tin, đường cao tốc TP.HCM- Trung Lương sau 2 năm khai thác đã phát sinh hàng loạt hư hỏng. Nhiều ổ gà và rãnh đường xuất hiện dẫn đến tình trạng có thời điểm ô tô không thể đạt vận tốc tối đa như cho phép.
Ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long cho biết: “Hiện đơn vị thi công đã bảo hành sửa chữa khoảng 70% sự cố trên toàn tuyến, còn 30% khối lượng công việc dự kiến hoàn thành dứt điểm trong tháng 4 năm nay”.


Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương đến tháng 4 năm nay mới hoàn tất sửa chữa xong.
Thông tin cao tốc chưa đảm bảo 100% tính an toàn, hiệu quả như yêu cầu ban đầu mà dự án này đưa ra trong khi mức thu phí lại rất cao so với các tuyến đường khác khiến không ít tài xế và chủ các doanh nghiệp vận tải cho rằng mức phí hiện nay chưa hợp lý.
Anh Đinh Mạnh Nam, Giám đốc công ty TNHH Minh Loan, đơn vị chuyên vận chuyển hàng hoá bằng container nói: “Hiện nay, phí thu ở các tuyến đường khác đối với container 40 feet là 80.000 đồng. Cao tốc TP.HCM- Trung Lương thu phí 320.000đồng/1xe/1lượt. Dù rút ngắn thời gian di chuyển, nhưng thực tế thời gian đó không đủ để doanh nghiệp xoay vòng thêm 1 chuyến khác trong ngày, mặt khác đâu phải dễ để tăng hợp đồng vận chuyển. Như vậy rõ ràng tính hiệu quả về thời gian không được các doanh nghiệp như chúng tôi mặn mà. Đi cao tốc còn khiến vỏ xe hao mòn hơn QL1”.
Một tài xế xe tải chuyên chở hàng tuyến TP.HCM- Tiền Giang cho biết: “Hầu hết xe tải và container đều chỉ chở hàng 1 chiều, khi đi chở hàng và khi về xe rỗng. Như vậy, tính cả đi và về 1 chuyến xe phải mua đường mất 640.000 đồng là quá cao so với mặt bằng cước vận chuyển hiện nay thì công ty chỉ có từ lỗ đến… bị thương”.
“Trước đây tôi thường đi cao tốc TP.HCM- Trung Lương nhưng từ ngày bắt đầu thu phí, tôi sẽ đi Quốc lộ 1A. Dù mất thời gian hơn nhưng hiện nay công ty tôi không đồng ý trả phí đi cao tốc” - tài xế này chia sẻ.
Thu phí QL1A có hợp lý?
Trả lời báo giới về trường hợp xe tải và container sẽ “né” cao tốc vì phí quá cao mà chuyển sang đi QL1A, ông Nguyễn Văn Phòng, Phó tổng giám đốc Cửu Long cho hay, hiện chính phủ đã có đồng ý thông qua dự án đặt trạm thu phí QL1A- Tân An.
Hiện nay, hồ sơ giải phóng mặt bằng đã hoàn tất. Chủ đầu tư đã phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Long An đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Theo dự trù kinh phí, giải phóng mặt bằng và lặp đặt thiết bị sẽ tiêu tốn khoảng 80 tỷ đồng.
Việc đặt trạm thu phí trên QL1A, theo ông Phòng cho biết nhằm điều hoà giao thông giữa QL1A và cao tốc TP.HCM- Trung Lương. Tiền thu phí sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, với tâm lý “né cao tốc” hiện nay của nhiều tài xế và doanh nghiệp vận tải, thời gian tới những xe tải và container đang lưu thông cao tốc (chiếm 20-25%, tương đương 9.000 xe) sẽ quay trở lại QL1A tạo nên áp lực giao thông rất lớn cho tuyến đường này.
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Nguyễn Văn Trường - Trưởng văn phòng luật sư Trường, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: “Về lý luận, rõ ràng không thể đặt trạm thu phí trên QL1A vì xe tải và container “né” cao tốc chuyển sang đi QL1A. Công ty Cửu Long không phải đơn vị đầu tư thi công tuyến QL1A, tức là không hề cung cấp dịch vụ cho người dân nên đứng ra thu phí như vậy là bất hợp lý. Có rất nhiều trường hợp, những người dân nhiều năm nay không có nhu cầu đi cao tốc TP.HCM- Trung Lương mà chỉ đi QL1A, nay không lẽ sau khi thu phí cao tốc vì lý do gì đó mà lại bắt họ nộp phí khi vẫn đi trên tuyến đường cũ”.
Quan trọng hơn, sắp tới Tổng công ty Cửu Long sẽ đưa ra đấu thầu rộng rãi trong và ngoài nước về việc chuyển nhượng quyền thu phí trên đường cao tốc TPHCM – Trung Lương. Nếu cá nhân, tổ chức trúng thầu tiếp quản thu phí cả QL1 thì rõ ràng tiền thu được sẽ vào túi doanh nghiệp hoặc cá nhân này chứ không phải vào ngân sách nhà nước.
Trao đổi với VietNamNet chiều ngày 24/2, đại diện công ty TNHH MTV Quản lý và sửa chữa cầu đường 715 cho hay: Dù đã tổ chức triển khai thu phí thử theo đúng quy trình (thu phí nhưng không thu tiền) để rút kinh nghiệm và kiểm tra hệ thống thiết bị.
Tuy nhiên trong 3 ngày liên tục đã xuất hiện tình trạng ùn tắc tại các trạm thu phí. Ban đầu công ty đã xác định có một số lỗi về hệ thống thiết bị, bên cạnh đó một số tài xế không quen với quy trình bấm vé nên lúng túng đi qua trạm.
Nếu trong ngày đầu tiên thu phí, tình trạng kẹt xe tái diễn và nghiêm trọng, đơn vị tổ chức thu phí sẽ cho xả trạm (không thu phí) và kết hợp với lực lượng CSGT các địa phương để điều tiết giao thông.


Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương được khởi công từ tháng 12/2004 và đưa vào khai thác từ 2/1010 với tổng chiều dài 61,9 km, trong đó tuyến đường cao tốc chính dài 39,8 km, vận tốc thiết kế 120km/giờ, có tổng kinh phí đầu tư 9.884 tỷ đồng. Cao tốc này rút ngắn thời gian từ TP.HCM đi Tiền Giang chỉ còn khoảng 30 phút thay vì 90 phút như trước đây.
Quốc Quang

Giữa Thủ đô, biệt thự triệu đô xây cho... bò ở

Những căn biệt thự triệu đô bị bỏ hoang đang dần bị biến thành những tụ điểm cho gái bán dâm, con nghiện và... bò.

Số phận những biệt thự bỏ hoang


Khu vực Mễ Trì, Pháp Vân - Tứ Hiệp, Việt Hưng có đến hàng chục căn biệt thự đã hoàn thiện phần xây thô bị bỏ hoang. Những căn biệt thự này có giá từ 10 tỷ đồng cho tới 60 tỷ đồng và đều ở những vị trí đắc địa nhưng chưa có người ở, để cỏ dại mọc um tùm, rác rưởi tràn lan.

Tại một căn biệt thự trong khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp, ai bước vào cũng phải rùng mình vì trên sàn nhà chất thải được vất la liệt. Tại các phòng ngủ và khu thiết kế cho nhà vệ sinh, đâu đâu cũng thấy các loại kim tiêm, bao cao su đã qua sử dụng. Trên nền nhà còn thấy những mảnh chiếu rách bươm hay những tảng vải vóc cũ bốc mùi xú uế rất khó chịu.

Biệt thự thành...chuồng bò

Theo anh Phong, bảo vệ làm việc tại khu đô thị mới Pháp Vân, từ khi hoàn thiện xong phần xây thô, đa số các biệt thự ở đây không có người ở. Ban đêm, rất nhiều các đối tượng nghiện hút và gái mại dâm đã tận dụng những không gian trống này làm địa bàn hoạt động.

“Diện tích của khu đô thị khá lớn, số lượng nhân viên bảo vệ thì có hạn, trong khi các đối tượng chích choác thì quá đông, chúng tôi căng hết sức ra nhưng vẫn không thể kiểm soát hết được”, anh Phong cho biết.

Đặc biệt, do biến thành ổ tệ nạn xã hội nên an ninh tại khu vực cũng rất bất an. Theo anh Phong, những gia đình đã chuyển đến ở các căn biệt thự ở đây đều rất lo lắng vì nạn trộm cướp diễn ra rất thường xuyên.

“Từ ngày mấy căn nhà ấy mọc lên là lũ nghiện ngập từ đâu kéo đến cả đấy làm rối loạn hết cả an ninh khu vực. Hơi một chút là bị mất trộm đồ đạc, ấy là chưa kể đến còn có người bị cướp giật. Đi lại ban ngày thì không sao, nhưng ban đêm đi về qua những căn biệt thự này rất sợ", anh Phong nói.

Còn tại khu đô thị Tứ Hiệp - Thanh Trì, nhiều biệt thự bỏ hoang đã trở thành nơi tránh nắng cho bò. Theo chị Hiền, người dân sống tại khu đô thị này, biệt thự cạnh nhà chị ngày nào cũng có đến 4 – 5 con bò chui vào tránh nắng. Điều khiến chị cảm thấy khó chịu nhất là làm mất mỹ quan của khu đô thị, cùng với những mùi xú uế nồng nặc bốc lên từ ngôi biệt thự bỏ hoang, khiến nhà chị lúc nào cũng phải cửa đóng then cài, dù nhiều khi muốn mở cửa để hít thở khí trời.

Ngoài việc lãng phí tài nguyên đất, có lẽ những hậu quả về xã hội cũng như mỹ quan đô thị đang khiến cho nhiều người phải đặt dấu hỏi về vai trò của quy hoạch cũng như cơ quan nhà nước trong việc xử lý các biệt thự bỏ hoang này.

Không ai sợ nắm nhiều đất

Lý giải tình trạng này, ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cho rằng, nguyên nhân chính là do công cụ chống đầu cơ đất đai đang bị bỏ ngỏ, cụ thể là sắc thuế về sử dụng đất phi nông nghiệp đang có vấn đề, nên hiện tượng biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội là rất lớn.

Thực tế cho đến nay, không có ai phải "sợ" vì đang sở hữu quá nhiều đất. Các công cụ chống đầu cơ đất đai ở đô thị đang bị bỏ ngỏ.

Nhiều căn chỉ xây thô rồi bỏ đấy

"Ở nhiều nước, việc áp dụng thuế lũy tiến sử dụng đất rất hiệu quả trong chống đầu cơ bằng cách đánh thuế thật nặng phần vượt quá diện tích đất được sử dụng, khiến người có nhiều đất buộc phải bán chứ không có chuyện để hoang phí như ở ta", ông Chính nhấn mạnh.

Cũng theo ông Chính, tâm lý “đầu tư không có gì lời bằng bất động sản” đã khiến cho rất nhiều các chủ biệt thực cứ mua về và để đấy, khi nào giá cao thì bán.

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định, biệt thự bỏ hoang gây lãng phí lớn về đất đai. Nguồn lực từ đất không được sử dụng có hiệu quả sẽ gây thiệt hại đến sự phát triển chung của xã hội chứ không phải chỉ ảnh hưởng riêng đến một vài người.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam cho biết, nhiều biệt thự bỏ hoang là của các "đại gia". Họ không có chủ tâm đầu cơ mà mục đích chủ yếu là để rửa tiền, giữ tiền. Do vậy, rất nhiều biệt thự được mua về rồi để đấy, không đưa vào sử dụng.

Nhìn nhận nguyên nhân dẫn đến các biệt thự bỏ hoang, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã trả lời trên báo chí: “Biệt thự bỏ trống cũng là một vấn đề. Phần lớn nhà liền đất đều có chủ, nhưng người ta mua xong không ở được do hạ tầng, đường sá yếu kém, không kết nối được với các dịch vụ như bệnh viện, trường học, ngân hàng...

Thực tế, chúng ta chưa thấy chủ đầu tư nào bị xử lý vi phạm. Cho nên họ cứ xây nhà, bán thu tiền trước còn hậu quả về hạ tầng người mua phải gánh chịu. Người mua bỏ trống nhà, dù họ đang phải ở trong nội đô chật chội, nhưng điều kiện làm ăn, sinh sống thuận lợi hơn”.

Lay lắt vấn đề xử lý

Lý giải tình trạng này, ông Vũ Xuân Thiện, Cục phó Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản đã trả lời báo chí: Thực chất, chế tài xử lý đã có, đó là Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, nhưng đến ngày 01/01/2012 Luật thuế này mới chính thức có hiệu lực. Trong đó có nội dung đánh thuế lũy tiến về đất ở sẽ có tác động rất lớn đến việc xử lý nhà ở chưa đưa vào sử dụng, góp phần khắc phục tình trạng nhà ở bỏ trống.

Biệt thự bỏ hoang cỏ mọc um tùm

Còn hiện nay, có hiện tượng một số chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm trong quá trình triển khai dự án; chưa đảm bảo đúng tiến độ; chưa đôn đốc, phối hợp với khách hàng để tập trung hoàn thiện nhà đưa vào sử dụng theo đúng hợp đồng.

Ngoài ra, tại một số dự án, các chủ đầu tư còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng cũng như nguồn vốn nên việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án nhà ở còn chậm, chưa đồng bộ do vậy, một số người dân mua nhà nhưng chưa thể về ở được.

Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Namcho rằng, hiện nay việc xử lý biệt thự bỏ hoang không thiếu cơ sở pháp lý để xử lý.

Trước hết, chủ của những căn biệt thự này phải nộp tiền thuế sử dụng đất. Nếu kiểm tra, họ chưa đăng ký thì Nhà nước có thể xử phạt hành chính về việc vi phạm thủ tục đăng ký sử dụng đất. Đấy là việc thu thuế đất, cái này hoàn toàn có cơ sở pháp lý nhưng lâu nay mình không làm.

Thứ hai là Luật đất đai có những quy định (như điều 107): Chủ sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích, phải đăng ký quyền sử dụng đất. Trong đó có một điều khoản rất quan trọng để có thể xử lý là tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng có liên quan và môi trường sống xung quanh.

Ở đây, việc để hoang là vi phạm môi trường. Ví dụ, người ta đổ rác vào, tệ nạn xã hội kéo đến... Chưa kể, theo Luật Nhà ở cũng có quy định chủ sở hữu nhà có nghĩa vụ không làm ảnh hưởng hay gây thiệt hại đến quyền và lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng và quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, khi sử dụng nhà.

Mặt khác, chủ những căn biệt thự bỏ hoang này đã làm xấu bộ mặt đô thị, nơi phát sinh tệ nạn xã hội...cũng là đã vi phạm quy định của Luật Nhà ở.

(Theo VTC News)

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty