TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, April 7, 2012

Dòng dõi vua Lý từ Hàn Quốc về dự hội Đền Đô

Dòng dõi vua Lý từ Hàn Quốc về dự hội Đền Đô

Sáng nay, 5/4, hội Đền Đô (Bắc Ninh) – nơi thờ tám vị vua triều Lý khai mạc. Hàng ngàn người dân về dự, trong đó, có nhiều người thuộc dòng dõi "vương công, quý tộc".


Hàng ngàn người dân địa phương và du khách thập phương về dự lễ hội Đền Đô (Từ Sơn - Bắc Ninh). Theo Ban tổ chức, hậu duệ của các Vua Lý ở nhiều nơi trên cả nước, nước ngoài cũng về tham dự.
Hậu duệ của vua Lý (ngoài cùng bên phải) từ Hàn Quốc về dự hội Đền Đô. Bên cạnh là Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến.
Rước kiệu vua Lý....
...Lạ mắt với trang phục cổ xưa trong đoàn rước.
Múa lân sư rồng
Hát quan họ Kinh Bắc.
Đánh đu...
Cờ tướng.
Cờ người.
Tổ tôm.
Đá gà
(Theo TP)

Gặp doanh nhân mua thị trấn Mỹ

Khẳng định mình không phải là "đại gia", anh Phạm Đình Nguyên - tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS) cho biết, việc mua bán thị trấn ở Mỹ diễn ra rất nhanh gọn.

>> Người mua thị trấn ở Mỹ là một doanh nhân TP.HCM
>> Người Việt chi 900.000 USD mua một thị trấn của Mỹ

Anh Nguyên đi cùng một người bạn bay từ TP.HCM sang Cheyenne (thủ phủ bang Wyoming, cách Buford khoảng 60km).

Anh đã vượt qua 25 người từ nhiều quốc gia trong một cuộc đấu giá nghẹt thở 11 phút, cũng được xem là dài nhất trong các cuộc đấu giá bất động sản ở Mỹ vốn chỉ mất khoảng 3 phút là nhiều.

Theo anh Nguyên, dù giá trị đấu giá chung cuộc 900.000 USD không phải là lớn "nhưng đây được xem là sự kiện được đông đảo báo giới quốc tế quan tâm do tính độc đáo của thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ này".

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên và thị trấn anh vừa hoàn thành mua xong

"Một trong những hoạt động kinh doanh chính của IDS là phân phối, phát triển thị trường. Sở hữu một thị trấn như Buford là bàn đạp về mặt tinh thần để chúng tôi xuất khẩu sang thị trường Mỹ những thương hiệu Việt Nam. Đồng thời cũng là cơ hội để chúng tôi giới thiệu những thương hiệu mới mà chúng tôi sở hữu" - anh Nguyên cho biết.

Khẳng định mình không phải là "đại gia", anh Nguyên cho hay việc tìm đến cuộc đấu giá này diễn ra rất nhanh.

"Ý tưởng mua một thị trấn chỉ mới cách đây không đầy hai tuần khi tôi tình cờ đọc được tin trên báo mạng. Thành thật mà nói, tôi chưa có một kế hoạch cụ thể nào cho thị trấn này. Nhưng một điều tôi nghĩ người Việt Nam chúng ta không nên tự ti. Không có gì là không thể!" - anh Nguyên nói.

Anh Nguyên có bà con bên Mỹ hỗ trợ cho vay để mua thị trấn này. Hiện người nhà bên Mỹ của anh Nguyên chỉ mới đặt cọc 100.000 USD. Trong 30 ngày tới, người nhà của anh Nguyên sẽ phải chuyển tiếp 800.000 USD còn lại.

Ngoài ra, anh Nguyên còn phải trả thêm một số chi phí liên quan việc làm giấy tờ, phí môi giới...

3 cách để mua bất động sản ở Mỹ

 

Ông L.Đ.T. - doanh nhân sinh sống và làm ăn tại TP.HCM - cho biết ông có nhiều bạn bè mấy năm trước đã sang Mỹ đầu tư, mua đất làm trang trại. Một nhóm bạn khác mua nhà để cho con cái sau này sang học tập, sinh sống. Giá một trang trại trung bình ở Mỹ dưới 1 triệu USD rao bán cũng khá nhiều. "So với giá những lô đất của họ đã có ở Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM), có những lô từng bán với giá 1,8 triệu USD (khoảng 36 tỉ đồng), biệt thự họ sống giá 40-50 tỉ đồng thì việc mua một trang trại vài trăm ngàn USD hoặc hơn 1 triệu USD không là chuyện quá lớn" - ông T. chia sẻ.

 

Theo ông T., có ba cách để mua bất động sản ở Mỹ mà bấy lâu nay các doanh nhân Việt Nam vẫn áp dụng.

 

Thứ nhất: lập công ty, có dự án đầu tư ở Mỹ, tiến hành làm thủ tục xin Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - đầu tư) cấp phép, sau đó chuyển giấy phép này qua Ngân hàng Nhà nước để chuyển tiền sang Mỹ theo đúng mục đích đầu tư.

 

Thứ hai (khá phổ biến): doanh nhân Việt sẽ lấy "thẻ xanh" (green card) hay còn gọi là thẻ định cư và chuyển tiền theo nhu cầu. Có hai loại thẻ xanh: định cư hoặc đầu tư. Với trường hợp đi định cư, người định cư sẽ được mang tiền trong tài khoản sang Mỹ. Cá nhân người Việt sẽ nhờ luật sư tìm cơ hội kinh doanh ở Mỹ để đầu tư. Sau đó công ty ở Mỹ sẽ gửi hợp đồng hợp tác làm ăn và một hóa đơn yêu cầu chuyển tiền, cá nhân Việt Nam mang hợp đồng và hóa đơn này ra ngân hàng và chuyển sang Mỹ.

 

Theo ông T., cách đây 18 tháng, chỉ cần đầu tư 500.000 USD (hơn 10 tỉ đồng), trước kia là 1 triệu USD, sẽ được cấp "thẻ xanh" có thời hạn ba năm, sau đó gia hạn thêm ba năm nữa được bảo lãnh cho 10 người đi cùng. Sau ba năm làm ăn, chính quyền Mỹ sẽ xem xét lại tình hình kinh doanh và gia hạn thêm.

 

Thông thường cá nhân người Việt thường góp vốn, cổ phần với công dân Mỹ (gốc Việt), thường là bà con, lập công ty kinh doanh hoặc bất động sản ở Mỹ, dùng giấy phép của liên doanh này để chuyển tiền sang Mỹ.

 

Thứ ba: sẽ có đường dây chuyển tiền sang Mỹ không chính thức với phí vài phần trăm hoặc ít hơn tùy nơi.

Theo GDVN

 

Công ty trong nước mua nợ giúp Vinashin thoát kiện

Thứ sáu, 6/4/2012, 11:50 GMT+7

Đối tác mua nợ là một tập đoàn đa ngành Việt Nam có tiềm lực tài chính mạnh và quan hệ tốt với các chủ nợ của Vinashin.
> 'Elliot Advisers rút đơn kiện Vinashin'
> Nhà băng lớn nhất Malaysia nói về nợ của Vinashin

Quỹ đầu tư Elliott Advisors đã từ bỏ vụ kiện tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) lên tòa Thượng thẩm London và ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, cho biết điều này đã được thông báo trong một bức thư gửi đề ngày 16/3.

Đối tác đề nghị mua lại nợ của Vinashin là một tập đoàn đa ngành của Việt Nam có tiềm lực tài chính mạnh, hiện có trong tay hàng trăm triệu đôla Mỹ, có thể trả ngay lập tức toàn bộ nợ của Vinashin với giá gốc. Đây là doanh nghiệp có quản trị tốt, mức tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu hàng năm tương đối cao. Chuyển tiền từ khoản cho vay thương mại sang khoản đầu tư, các ngân hàng chủ nợ sẽ tránh được việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và hạch toán mất vốn.

Trước khi đệ đơn kiện vào đầu tháng 11/2011, Elliott Advisors và các chủ nợ khác đã được Vinashin chào mời phương án trả ngay lập tức bằng tiền toàn bộ số nợ với mức bằng 35% mệnh giá ban đầu, tương đương 210 triệu đô la Mỹ. Vinashin không có tiền, nhưng một ngân hàng lớn đứng phía sau sẵn sàng mua lại nợ với giá đó. Elliott Advisors và các chủ nợ đã từ chối vì cho rằng giá quá thấp, không thể chấp nhận.

Từ sau đó, một tập đoàn đa ngành nội địa vào cuộc, cũng đưa ra mức giá mua tương tự nhưng cách thức trả nợ đa dạng và linh hoạt. Mối quan hệ rộng với giới tài chính quốc tế, đặc biệt là với các quỹ đầu tư tầm cỡ, đã giúp tập đoàn này tiếp cận các chủ nợ dễ dàng.

Các chủ nợ của Vinashin có thể thu hồi ngay một phần nợ bằng tiền và phần còn lại sẽ nhận bằng những công cụ nợ khác có khả năng chuyển đổi thành tiền sau một thời gian nhất định. Họ cũng có thể chuyển thành công cụ nợ khác toàn bộ phần nợ. Các công cụ nợ ở đây bao gồm nhiều loại hạn mức, kỳ hạn khác nhau, từ 5-10 năm

Trong quá trình thương thảo với Vinashin vào năm 2011, các chủ nợ đã từng đưa phương án: hoán đổi hợp đồng cũ thành hợp đồng vay mới kỳ hạn 15 năm với lãi suất Libor cộng 1,5% một năm. Lãi suất sẽ tăng thêm 0,5% nữa từ năm thứ 11 đến năm thứ 15.

Lương trung bình tại Vinashin là 3,5 triệu đồng một tháng

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Friday, April 6, 2012

Sợ bị chính quyền tịch thu, dân ào ào đi giấu đá

- Sau vụ chính quyền hai cấp ở xã H'bông cưỡng chế 2 viên đá, người chơi đá tại đây ngầm ngầm rỉ tai nhau mang đá đi cất giấu vì sợ bị thu hồi. Ngay cả 2 viên đá của gia đình ông Dũng vừa bị chính quyền cưỡng chế "hụt" cũng đã được tẩu tán.

Tuy nhiên, điều mà người dân ở đây rất bức xúc vì sao chính quyền không ngăn cấm một số đối tượng khai thác đá quy mô mà lại đi thu hồi những viên đá nhỏ lẻ trong dân?

Sau một tuần xảy ra vụ chính quyền huyện Chư Sê cưỡng chế thu hồi hai hòn đá tại nhà ông Lê Hùng Dũng (thôn Ia Sa, xã H'bông, huyện Chư Sê), dư luận ở vùng nông thôn này vẫn còn rất xôn xao, bức xúc.
Nhiều người dân lo bị thu hồi đá nên mang đi cất giấu
Chiều 4/4, khi tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân xã H'bông cho biết: Sau khi sự việc thu hồi đá của UBND huyện diễn ra ngày 29/3, nhiều hộ dân ở xã này đang sở hữu đá cảnh rất lo lắng. Hiện tại, những hộ gia đình có đá cảnh (qua chế tác thành phẩm) đã mang đá đi cất giấu nơi khác vì sợ bị chính quyền thu hồi.

Xã H'bông hiện có 7 cơ sở gia công đá cảnh (chưa được cơ quan chức năng huyện cấp giấy phép hành nghề). Việc thu hồi đá cảnh của chính quyền không chỉ khiến người chơi đá ở đây lo lắng mà ngay cả những chủ hộ gia công cũng "đứng ngồi không yên".

Anh Trần Xuân Hải, một chủ gia công đá tại địa bàn xã này cho biết, cơ sở gia công đá của anh hoạt động được 4 năm nay. Mặc dù đã xin cấp phép hoạt động, đóng thuế cho nhà nước, nhưng cơ quan chức năng vẫn không cho phép. Do vậy, cơ sở của anh chỉ nhận gia công đá thuê theo yêu cầu của người chơi để kiếm sống qua ngày.
Đá của người dân bỏ ngổn ngang ngoài sân

"Dành dụm được đồng nào tôi đều đầu tư mua đá thô của người dân lượm lặt ở các nơi rồi chế tác thành phẩm để chơi cảnh. Nếu có ai mua thì bán kiếm lời. Bây giờ chính quyền bảo là phải thu những viên đá không rõ nguồn gốc thì có phải là quá chèn ép dân không?" - anh Hải bức xúc.

Hiện tại hầu hết những cở sở gia công đá trên địa bàn xã H'bông là gia công thuê theo yêu cầu của khách hàng. Một số hộ có điều kiện thì tìm mua đá từ các nơi về chế tác, phục vụ chơi cảnh.
Một cơ sở gia công đá cảnh tại xã H'bông
Là một hội viên của Hội sinh vật cảnh Việt Nam, có gần 9 năm hành nghề chế tác đá tại địa bàn xã, anh Huỳnh Bửu Quyết cho biết: "Ở vùng này nhìn đâu cũng thấy đá. Một người dân đi làm rẫy cũng có thể tìm được một vài cục đá mang về bán kiếm tiền. Người chơi đá như chúng tôi, nếu may mắn gặp được hòn đá tốt thì còn chế tác thành phẩm, còn nếu mua phải cục đá thối bên trong thì coi như mất cả chì lẫn chài".

"Là hội viên Hội sinh vật cảnh, trước tiên tôi phải có sản phẩm để hàng năm tham gia triển lãm. Đá của tôi phần lớn được mua của người dân đi mót từ các mỏ khai thác đá, mang về chế tác. Vậy thì làm sao chứng minh được nguồn gốc đá để không bị chính quyền thu hồi ?"- anh Quyết phân trần.
Những viên đá thải từ bãi khai thác đá trái phép

Để có được một tác phẩm đá cảnh, người gia công phải lột gỡ cả một hòn đá lớn mới có thể tìm được một viên đá nhỏ có chất liệu tốt, có màu đẹp. Từ đó, với con mắt "nhà nghề" phải mài giũa kỳ công mới thành một tác phẩm đẹp để trưng bày. Cũng theo anh Quyết, có nhiều tảng đá lớn trông rất đẹp, nhưng khi gở bỏ lớp vỏ thì bên trong bị hư thối nên đành phải bỏ.

Trên thực tế, địa bàn xã H'bông là một bãi đá dày cộm. Khi người dân làm rẫy, đào hồ lấy nước tưới hay cày xới đất đai trong vườn… cũng có thể tìm thấy những hòn đá đẹp, rồi thuê thợ gia công chơi đá cảnh. Tại triển lãm sinh vật cảnh Fastival Cồng chiêng quốc tế Gia Lai năm 2009, một hòn đá mã não có nguồn gốc tại xã này có trị giá trên 2 tỷ đồng. Từ đó, giới chơi đá các nơi cũng như người dân trong vùng đã tìm về đây săn lùng đá đẹp.

Việc chính quyền huyện Chư Sê cưỡng quyết thu hồi 2 hòn đá tại gia đình ông Dũng và nhiều khả năng sắp tới là những hòn đá không rõ nguồn gốc khiến người dân địa phương quá bức xúc. Bởi có một nghịch lý là tại sao chính quyền không ngăn cấm một số đối tượng khai thác đá một cách quy mô trên địa bàn mà lại cưỡng chế thu hồi những hòn đá nhỏ lẻ do người dân vô tình tìm được?
Một hố khai thác đá trái phép tại địa bàn
Cụ thể, khi xâm nhập thực tế tại địa bàn xã H'bông, chúng tôi thấy có nhiều vị trí đã được khai thác đá cảnh trong thời gian qua. Các đối tượng này đã đưa cả xe máy xúc, máy ủi vào để khai thác với quy mô lớn. Các đối tượng khai thác, sau khi mang đi những viên đá đẹp, còn bỏ lại hiện trường ngổn ngang. Người dân địa phương muốn chơi đá, cũng chỉ đi lượm lặt những viên đá nhỏ được thải ra từ những bãi khai thác đá này.

Theo một số người dân cho chúng tôi biết: những bãi khai thác đá ở đây đều chưa được cấp phép.

Như vậy, có nghịch lý xảy ra tại đây, thay vì đi "cưỡng chế" những điểm khai thác đá trái phép, lộ thiên như đã nói ở trên. Chính quyền huyện Chư Sê chỉ đi bắt "đằng ngọn" là những hòn đá mà người dân vô tình tìm được, hoặc được chế tác nhưng "không rõ nguồn gốc".

Làm như vậy khác nào chèn ép dân?

• Tiến Thành

Nợ thuế hàng chục tỷ, chủ doanh nghiệp ngoại trốn về nước

Theo Tổng cục Hải quan, hiện tượng doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng chính sách ưu đãi để chây ì thuế, sau đó bỏ trốn diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua. Thiệt hại trong nhiều vụ lên tới hàng chục tỷ đồng.
> Doanh nghiệp địa ốc nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
> Nợ thuế lợi hơn vay ngân hàng

Cụ thể, quy định hiện hành cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công. Các mặt hàng tạm nhập - tái xuất, nhập để sản xuất hàng xuất khẩu (đáp ứng được một số điều kiện của Luật Quản lý thuế) thì được áp dụng thời gian nộp thuế lên tới 275 ngày (15 ngày đối với hàng tạm nhập tái xuất).

Tuy nhiên, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện miễn hoặc ân hạn nộp thuế đã nhập khẩu một lượng hàng lớn, sau đó ngừng hoạt động. Chủ doanh nghiệp sau đó bỏ trốn về nước mà không thanh toán các khoản nợ. Hải quan do đó không thu hồi được các khoản nợ thuế.

Một trong những ví dụ được hải quan đưa là trường hợp Công ty Diing Long Việt Nam tại Bình Dương khi doanh nghiệp này nợ thuế nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hơn 17 tỷ đồng. Trong khi cơ quan thuế chưa thể thu hồi số tiền này thì ban giám đốc của Diing Long đã về nước. Công ty rơi vào tình trạng vắng chủ trong khi tài sản đã thế chấp tại ngân hàng.

Trước thực trạng trên, Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu các đơn vị tại địa phương ra soát các trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, không kinh doanh tại địa chỉ đăng ký trong khi vẫn còn nợ thuế; làm rõ số lượng, sắc thuế, tổng số thuế còn tồn đọng. Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu lạnh đạo các đơn vị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc để xảy ra nợ thuế và phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thu hồi.

Nhật Minh

Vietnamese businessmen scoop up smallest U.S. town for $900,000

By Jim Spellman, CNN
updated 4:36 PM EDT, Thu April 5, 2012
Don Sammons lived in Buford for near 32 years and is moving to be close to his son.
Don Sammons lived in Buford for near 32 years and is moving to be close to his son.

STORY HIGHLIGHTS
  • Two businessmen from Vietnam buy the nation's least populous town
  • Buford, Wyoming, sold for $900,000
  • The identities of the buyers are being kept secret
  • The lot includes 10 acres, five buildings and a cell phone tower
Buford, Wyoming (CNN) -- The population of the least populous town in the United States appeared to at least double Thursday when two mysterious businessmen from Vietnam won the tiny hamlet with a bid of $900,000 at auction.
About a dozen bidders gathered around the town's one business to bid on Buford, Wyoming, which consists of a gas station, a three-bedroom house and a few small outbuildings on 10 acres along Interstate 80.
The bidding began at $100,000 and quickly escalated. The winning bidders were immediately whisked away by auction officials, who would not let them speak to the media.
The town's only resident, Don Sammons, watched from the sidelines. He moved to Buford in 1980 with his wife and son. His wife died in 1995, and his son moved away in 2007. He had bought the town in 1990.
He fought back tears as the auctioneer declared the town sold.

"I don't know when it will hit me. I've lived here half my life. I'm an emotional person, and I hope I handle it in an adult manner," he said.
Tonjah Andrews, a real estate broker from Cheyenne who was hired to represent the men, said she would not disclose their names. She said the men flew in from Vietnam after learning about the auction from online news stories.
She would not comment on what the men plan to do with the town.
Sammons bought a house in Windsor, Colorado, to be closer to his son and plans on writing a book about his 32 years in Buford.
He said he'll miss his one-man town, but one thing he won't miss is the billboard with his face on it that has become a familiar sight to drivers in Interstate 80. Buford is about halfway between Laramie and Cheyenne and is the second oldest town in the state.
"I can always rent one somewhere if I need to see my face," he said with a laugh.


America's 'smallest town' Buford sold for $900,000

Billed as the smallest town in America, Buford, Wyoming, was sold at auction Thursday for $900,000 to an anonymous Vietnamese national.

America's 'smallest town' Buford goes up for sale
Buford once had 2,000 inhabitants, but then the railroad dropped it as a stopping point, and locals gradually moved out Photo: AP
Twenty-five bidders signed up for the auction, held online and on-site, of the town with its three-bedroom house, school, gas station and several other buildings.
Buford's last inhabitant and the owner of the buildings, Don Sammons, 61, told AFP the package went to a Vietnamese man from Ho Chi Minh City.
"He actually flew here from Vietnam. He was on-site," said Mr Sammons.
The winner had to battle it out with bidders from Hong Kong, New York, Florida, Kansas and Wyoming, with the bidding starting at $100,000. Some called in their offers by phone but about 20 people were there in person.
"I'm happy and I'm sad all at once," said Sammons. "But I'm more happy than sad because this is all I wanted."
"I can continue and start the next chapter of my life," he said, adding that he planned to go someplace with sandy beaches and "maybe a palm tree" for a week or two before writing a book about his life in Buford.
The former railroad stop once was home to about 2,000 people. But they started moving away after train service ended, until the sign at the entrance to town read, "Buford. Population: 1."
The buyer will get 10 acres of land. Besides the house, a garage, cabin and barn, the property includes a cellphone tower and a parking lot that a trucking company uses to switch trailers at night.
The Buford Trading Post, as the outpost is called, benefits from regular traffic along the I-80 interstate, with Wyoming's state capital Cheyenne just 30 miles to the east, and San Francisco 1,150 miles to the west.

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty