TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 12, 2009

Xây nghĩa địa ở đầu nguồn nước

Lao Động số 283 Ngày 12/12/2009 Cập nhật: 8:12 AM, 12/12/2009
Người dân Thăng Tân không đồng tình xây nghĩa địa đầu nguồn nước. Ảnh: T.T.T.
(LĐ) - Sáng 11.12, người dân thôn Thăng Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam đã ngăn cản không cho khởi công xây dựng khu nghĩa địa Tam Thăng.
Người dân phản ứng bởi nghĩa địa xây ở vị trí đầu nguồn nước ngầm sát khu dân cư sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường; và mặc dù cả thôn phản đối, nhưng UBND TP.Tam Kỳ vẫn bất chấp ý dân, kiên quyết cho xây nghĩa địa.

Đại diện dân thôn Thăng Tân- ông Nguyễn Truyền, trưởng thôn - bức xúc nói: “Mặc dù từ năm 2007, khi UBND TP.Tam Kỳ triển khai chủ trương xây nghĩa địa tại đây, hầu hết người dân trong thôn đều không đồng tình, vì khu vực này là nơi đầu nguồn mạch nước ngầm mà dân cả thôn đang sử dụng, lại gần sát nhà ở của dân.

Người dân sợ nghĩa địa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường, nên đã làm đơn tập thể để kiến nghị xã, TP xem xét lại. Tuy nhiên, bất chấp ý kiến phản đối của người dân cũng như Ban dân chính thôn, chính quyền xã, TP vẫn kiên quyết xây nghĩa địa tại đây. Vì vậy, yêu cầu chính quyền xem xét lại việc xây nghĩa địa nơi này”.

Ông Đào Văn Đồng - cán bộ Ban đền bù giải tỏa Tam Kỳ - cho biết: “Theo kế hoạch thì lễ khởi công diễn ra lúc 8h, nhưng do gặp sự phản ứng của dân nên chúng tôi đang chờ xin ý kiến cấp trên để xử lý”. Theo quy hoạch, khu nghĩa địa Tam Thăng rộng 20ha, trên khu vực đất Nhà nước đang quản lý, kinh phí đầu tư ban đầu khoảng 2,5 tỉ đồng. Nghĩa địa được xây dựng mới để cải táng, di dời số mồ mả ở 3 xã vùng đông Tam Kỳ lấy đất phục vụ các dự án ở khu vực này.

Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ - ông Hoàng Xuân Việt cho biết: “Việc quy hoạch, thực hiện dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, do UBND TP.Tam Kỳ làm chủ đầu tư, đã có báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, không ảnh hưởng đến dân sinh khu vực, đã được vận động, tuyên truyền, nhưng mấy năm qua người dân thôn Thăng Tân không đồng tình ủng hộ”.

Trước phản ứng của người dân vào sáng 11.12, UBND TP.Tam Kỳ đã phải ra lệnh tạm hoãn khởi công công trình. Ông Việt nói: “Chủ trương làm nghĩa địa ở đó là đúng, dù người dân phản đối nhưng vẫn phải làm, không có việc xem xét lại quy hoạch để làm nghĩa địa chỗ khác. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền giải thích, thuyết phục, vận động người dân thôn Thăng Tân ủng hộ chủ trương chung của chính quyền TP”.
Trương Tâm Thư

TP.HCM quyết chấm dứt nạn xả rác, nói tục--- Ac ac ac ac

Cập nhật lúc 21:03, Thứ Sáu, 11/12/2009 (GMT+7)
 - Lại một lần nữa, văn minh đô thị được TP.HCM chọn là chủ đề của năm. TP hạ quyết tâm chấm dứt 6 hành vi thiếu văn hóa trong năm 2010 - năm thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị.
6 hành vi thiếu văn hóa gồm: Bán hàng rong trước cổng trường học; phát tờ rơi, sử dụng âm thanh quảng cáo quá lớn trên đường phố; xả rác, nước thải ra lòng lề đường; rải vàng mã trên đường phố; nói tục, chửi thề, phóng uế bừa bãi; chạy xe trên vỉa hè, dừng xe không đúng vạch quy định.




Chủ tịch HĐND Phạm Phương Thảo: "UBND TP cần thực hiện nghiêm túc nghị quyết của kỳ họp". Ảnh: Đoàn Quý



Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP hôm nay (11/12), Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo nêu rõ, để thực hiện thành công chủ đề năm 2010, TP phải huy động các nguồn vốn đầu tư để cải thiện môi trường và giải quyết tình hình quá tải về cơ sở hạ tầng. Đồng thời, phải tạo sự chuyển biến rõ nét trong quản lý đô thị, cải cách hành chính, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. 


Bà Thảo đề nghị ngay sau kỳ họp, UBND TP và các ngành chức năng sớm có kế hoạch triển khai cụ thể, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của HĐND.


Các đại biểu cũng đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010. Trong đó, đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 10% trở lên, thu ngân sách 144.200 tỷ đồng. 
Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân cho rằng để thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2010, phát triển kinh tế phải là nhiệm vụ trọng tâm. TP cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, tăng trưởng phải đi đôi với phát triển bền vững, tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoàn, vàng… 
Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh cải cách hành chính, kiên quyết đấu tranh với nạn tham nhũng, tăng cường tính công khai, minh bạch và đề cao vai trò giám sát và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, xử lý đúng pháp luật các hành vi tham nhũng…”, ông Quân nói. 



Bí thư Thành ủy  Lê Thanh Hải:Kiến nghị TƯ sớm thông qua đề án chính quyền đô thị
Trao đổi với báo chí sau phiên bế mạc kỳ họp HĐND TP, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cho hay TP phải chuẩn bị tốt các nội dung cho kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 trên tinh thần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững.
TP sẽ có những biện pháp đồng bộ để giảm ùn tắc giao thông, giải quyết tình trạng ngập nước, ô nhiễm môi trường và cải cách hành chính. 
TP cũng sẽ tiếp tục kiến nghị với Trung ương sớm thông qua đề án thí điểm chính quyền đô thị. 




  • Đoàn Quý





Cư dân Phú Mỹ Hưng náo loạn, chủ đầu tư tránh mặt


Thứ bảy, 12/12/2009, 00:56 GMT+7

Ngày 11/12, hơn 100 khách hàng đã kéo đến Phòng kinh doanh Công ty Phú Mỹ Hưng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ pháp lý của các dự án. Họ bị bảo vệ ngăn cản, đôi bên suýt xô xát nhau, công an phải chốt chặn bên ngoài để ổn định trật tự.
> Gần 700 cư dân ký đơn 'tố' Phú Mỹ Hưng /Rắc rối tiền đất Phú Mỹ Hưng vượt tầm xử lý của TP HCM
Trưởng ban đại diện cư dân Phú Mỹ Hưng Nguyễn Hồng Hải cho biết, trước đó, ngày 8/12, trong buổi làm việc với phó giám đốc kinh doanh công ty này là Bùi Duy Toàn, các cư dân đã yêu cầu được gặp Giám đốc kinh doanh Trương Quốc Hưng vào 9h sáng ngày 11/12 để phản ánh bức xúc về: tiền sử dụng đất, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất các dự án ở khu đô thị này.
Bảo vệ Phú Mỹ Hưng đứng xếp hàng ở lối đi chốt chặn không cho khách hàng vào gặp chủ đầu tư. Ảnh: Vũ Lê.
9h30 sáng 11/12 khách hàng kéo đến rất đông nhưng đại điện chủ đầu tư không xuất hiện, chỉ có các nhân viên kinh doanh và rất nhiều bảo vệ chốt ở khắp nơi. Cư dân bị hàng rào bảo vệ chặn lại, mọi người suýt choảng nhau làm náo loạn cả khu vực. Khoảng 10h công an đã có mặt tại hiện trường để ổn định trật tự.
Những người có mặt tại phòng kinh doanh lúc đó không chỉ có cư dân cũ mà còn có khách hàng mới toanh, đang mua dự án River Park. Nhiều người bày tỏ nỗi thất vọng vì đang ôm bất động sản có nhiều tranh chấp như hiện nay.
Bà Nguyễn Bích Thu dở khóc dở mếu chia sẻ với VnExpress.net: "Trong năm nay, tôi và người nhà đã góp tiền mua căn hộ Riverpark (dự án mới nhất của Phú Mỹ Hưng), trị giá 4,925 tỷ đồng. Giờ vỡ lẽ ra tiền sử dụng đất ngất ngưỡng thì rút chân khỏi thuyền không còn kịp nữa".
Khách hàng Phú Mỹ Hưng đang tính đến chuyện xin gặp trực tiếp HĐND TP HCM để cầu cứu vì bế tắc bài toán tiền sử dụng đất. Ảnh: Vũ Lê.
Bà Thu kể thêm, người quen của bà đang có ý định rút khỏi dự án Riverpark vì ngao ngán cách hành xử cấm vận thông tin của chủ đầu tư.
Khách hàng tên Nghĩa cho hay, dù đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án Riverpark đồng thời đề nghị gặp người có trách nhiệm của doanh nghiệp để giải đáp thắc mắc, nhưng mọi yêu cầu đều không được đáp ứng.
Trao đổi với báo chí, Trưởng ban đại diện cư dân Nguyễn Hồng Hải cho biết: "Chủ đầu tư chọn giải pháp “trốn” như thế này thì bức xúc, căng thẳng sẽ càng tăng cao và vấn đề sẽ mãi còn đó, không giải quyết được".
Bà Hải kể thêm, do quá bức xúc và tuyệt vọng, rất nhiều khách hàng đã tính đến chuyện xin gặp trực tiếp HĐND TP HCM để cầu cứu, tìm lời giải cho bài toán tiền sử dụng đất là nguyên nhân gây tranh cãi triền miên tại khu đô thị này.
Phía Phú Mỹ Hưng, ngoài lời hứa hôm 8/12 sẽ sắp xếp lịch hẹn với từng khách hàng của Phó giám đốc kinh doanh Bùi Duy Toàn, chủ đầu tư không có ý kiến gì về sự cố ầm ỹ trong ngày 11/12.
Diễn biến tranh chấp tiền sử dụng đất Phú Mỹ Hưng:
Ngày 9/10, hàng trăm cư dân đã ký vào đơn khiếu nại tập thể phản đối khoản tiền sử dụng đất từ vài trăm triệu đồng đến tiền tỷ cho căn nhà mình.

Ngày 10/10, trong cuộc đối thoại lần thứ nhất với chủ đầu tư, hàng trăm người biểu quyết không nộp tiền sử dụng đất.
Chiều 12/10, UBND TP HCM và các sở ngành đề xuất phương án thu tiền sử dụng đất hộ dân Phú Mỹ Hưng tại thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà, thay vì đợi đến 2-3 năm sau mới tính thuế. Thành phố giao Sở Tài nguyên môi trường tham mưu để giải quyết nhanh vấn đề này nhưng đến nay chưa có kết quả.
Lo bị ế hàng trong tương lai, hôm 12/10 chủ đầu tư đã cầu cứu thành phố. Doanh nghiệp đề xuất không tăng giá đất khu đô thị này trong năm 2010 cũng như xem xét việc liên doanh này được miễn nộp tiền sử dụng đất.
Sau 2 cuộc chất vấn không có kết quả, ngày 31/10 chủ đầu tư đóng cửa phòng kinh doanh, tạm ngưng đối thoại với dân. Khách hàng ký đơn khiếu tố trình Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, các Bộ ngành liên quan từ trung ương đến thành phố về vấn đề này.
Ngày 6/11, gần 700 người đã gửi đơn khiếu tố tập thể từ Trung ương đến thành phố phản ánh sự bất hợp lý về tiền sử dụng đất tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
Hà Thanh

Triet dde^'n tha*m Vatican

Đức Giáo hoàng tiếp Chủ tịch Triết

Chủ tịch Triết và Đức Giáo hoàng tại Vatican hôm 11/12/2009

Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Đức Giáo hoàng tại Vatican hôm 11/12/2009

Giáo hoàng Benedict đã tiếp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ở Vatican trong bối cảnh các tin tức quốc tế nói Hà Nội muốn tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao.

Bản tin AP nói Đức Giáo hoàng và Chủ tịch Việt Nam đã có cuộc nói chuyện 40 phút hôm thứ Sáu 11/12/2009 tại Tòa Thánh Vatican.

Chủ tịch Triết là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của quốc gia cộng sản Đông Nam Á gặp một vị giáo hoàng.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cũng đã đến thăm Vatican và được Giáo hoàng Benedict XVI tiếp hồi tháng Giêng 2007.

Nước Việt Nam theo hệ thống xã hội chủ nghĩa không có quan hệ ngoại giao cấp quốc gia với nhà nước Vatican sau khi vị khâm sứ nước ngoài của Tòa Thánh bị mời khỏi Hà Nội giữa thập niên 1950.

Phát biểu trước chuyến thăm đến Italy 9-12/12, ông Triết được trích lời nói rằng chính quyền Việt Nam đang hoạt động nhằm bình thường hóa quan hệ với Vatican.

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Minh Triết vừa gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Tòa thánh Vatican ngày 11/12.

Lịch sử có tiến triển

Với số tín đồ Công giáo ước tính từ 7-8 triệu, Việt Nam là quốc gia có cộng đồng Thiên Chúa giáo La Mã thứ nhì châu Á, chỉ sau Philippines.

Cùng việc giảm cường độ chuyên chế chung và bỏ thái độ bài xích tôn giáo kiểu cũ, chính quyền Việt Nam từ thời Đổi Mới đã cải thiện quan hệ với khối Công giáo nhiều hơn trước.

Các chuyến thăm liên tục từ Vatican cũng thúc đẩy mối quan hệ.

Hôm 24/11 vừa qua, truyền thông nhà nước đã đăng tải hình ảnh lễ Khai mạc Năm Thánh của Giáo hội gần Hà Nội với các vị khách từ Tòa Thánh và Đại diện Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Các vụ người Công giáo thắp nến cầu nguyện đông người như ở Thái Hà, Hà Nội từng thu hút dư luận

Trước đây từng có các bình luận rằng vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa Hà Nội và Vatican tùy vào cả mức cải thiện quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Bắc Kinh.

Nhưng gần đây, các ý kiến cho rằng Việt Nam có thể có quan hệ ngoại giao với Vatican trước Trung Quốc.

Theo Giáo sư thần học Công giáo Nguyễn Đăng Trúc từ Pháp nói với BBC thì tình hình Trung Quốc khác Việt Nam.

Trung Quốc có cả một giáo hội riêng, thần phục chính quyền chứ không theo Tòa Thánh.

Hai bên cũng còn khác biệt vấn đề Đài Loan, nơi quan hệ với Vatican luôn tốt từ trước tới nay.

Trái lại, ở Việt Nam chỉ có một giáo hội Công giáo hướng về Giáo hoàng và tuân theo các giáo luật của Vatican.

Việc bổ nhiệm, thụ phong các hàng giáo phẩm từng là điểm gây tranh cãi giữa chính quyền và Tòa Thánh, nay cũng đã tìm được các giải pháp hòa hoãn.

Duy chỉ có việc các cơ sở thờ phụng, đất đai, nhà cửa của Giáo hội bị nhà nước tịch thu thì vẫn là điểm chưa thông.

Sau các vụ người Công giáo cầu nguyện đông đảo đòi lại Tòa Khâm sứ cũ hay đất đai, nhà thờ ở Thái Hà và Đồng Hới, quan hệ có vẻ trở nên căng thẳng, nhất là khi chính quyền đưa lực lượng an ninh vào cuộc.

BấmBấm vào đây để xem ý kiến độc giả.

Vedan chối bỏ việc 'giết' sông Thị Vải


Cuộc họp căng thẳng kéo dài cả ngày 11/12 với Công ty Vedan do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) chủ trì cuối cùng đã không đi đến kết quả cụ thể. Các nghiên cứu khẳng định Vedan đóng góp 90% việc biến Thị Vải thành "dòng sông chết" đều bị công ty này bác bỏ.
> Vedan là thủ phạm 'giết' sông Thị Vải
Với sự có mặt đại diện 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM cùng Hội Nông dân VN và Tổng giám đốc Vedan VN, cuộc họp dự kiến kết thúc trong buổi sáng đã kéo dài tới cuối giờ chiều. Ngoài kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP HCM) từng công bố vào đầu tuần, báo cáo của Viện Hóa học (Viện Khoa học Công nghệ VN) sáng 11/12 cũng khẳng định chính Vedan là "thủ phạm" gây ô nhiễm sông Thị Vải.

Ông Yang Kun Hsiang (đeo kính) cho rằng không chỉ một mình Vedan biến Thị Vải thành "dòng sông chết". Ảnh: Nguyễn Hưng.
Kết hợp giữa các số liệu đo thực tế từ năm 1996 và kết quả đo nhanh, trực tiếp các thông số hóa-lý, giáo sư Lê Quốc Hùng (Viện Hóa học) kết luận, từ năm 1996, nước sông Thị Vải đã bị ô nhiễm đáng kể. Tại thời điểm này các khu công nghiệp khác vẫn chưa được xây dựng hay hoạt động. Mức ô nhiễm tăng dần và đạt cực điểm vào cuối 2008.
"Sau khi có những biện pháp cương quyết với việc xả thải của Vedan, đến đầu tháng 11/2009, chất lượng nước đã phục hồi, thậm chí còn tốt hơn năm 1996. Điều đó chứng tỏ Vedan góp phần chủ yếu trong thành phần ô nhiễm chất hữu cơ (BOD) và suy giảm lượng ôxy hòa tan (DO)", giáo sư Hùng nói.
Trong khi đó, theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Hùng (Viện Môi trường và Tài nguyên) sông Thị Vải bắt đầu bị ô nhiễm từ khoảng năm 1994, ngay sau khi Công ty Vedan đi vào hoạt động. "Phạm vi và mức độ ô nhiễm ngày một gia tăng kéo dài cho đến cuối năm 2008", thạc sĩ Hùng khẳng định kết quả tương tự như nghiên cứu của Viện Hóa học.
Dẫn báo cáo của Thanh tra Tổng cục Môi trường năm 2006 và 2008, thạc sĩ Hùng cho biết, ngay trong điều kiện Vedan xả thải bình thường, nước thải của công ty cũng chiếm một tỷ lệ ô nhiễm lớn trong tổng số tất cả nguồn thải công nghiệp ra sông Thị Vải. Đặc biệt, khi Vedan xả lén dịch thải sau lên men (bị lập biên bản vào tháng 9/2008), phần dịch thải này đã chiếm tới 95% tổng tải lượng các chất ô nhiễm như BOD, COD...
Với nghiên cứu của mình, Viện Môi trường và Tài nguyên khẳng định, Vedan đóng góp 89% ô nhiễm ở phạm vi ô nhiễm nặng trên khoảng 10 km dòng chính sông Thị Vải. Phần còn lại là do các đơn vị khác dọc sông.

Rạch nước lớn ngay cạnh công ty Vedan bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Ảnh chụp tháng 5/2006: Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hùng cung cấp.
Sau khi nghe báo cáo khoa học của 2 đơn vị trên, ông Yang Kun Hsiang, Tổng giám đốc Vedan VN, đã lập tức phản bác. Thừa nhận phương pháp đo của Viện Môi trường và Tài nguyên, song đại diện Vedan cho rằng việc lấy số liệu đầu vào không hợp lý (như thời gian lấy mẫu nghiên cứu vào tháng 2/2008, là mùa khô, trong khi thời điểm công ty bị phát hiện xả thải vào tháng 9/2008). Chính vì vậy, ông Yang không công nhận cách tính "phần trăm" cho việc gây ô nhiễm của công ty.
"Cách tính này là không khách quan", ông Yang nói.
Việc tranh cãi về số liệu sau đó khiến buổi làm việc trở nên khá căng thẳng và kéo dài quá 12h trưa mà không đi đến kết quả cụ thể. Dù các nhà khoa học phía Việt Nam khẳng định sẵn sàng cung cấp đầy đủ các số liệu quan trắc, tài liệu gốc, phía Vedan vẫn bảo lưu quan điểm.
Đến chiều, sau hơn 2 giờ họp kín, phía Vedan mới chịu ký vào biên bản. Tuy nhiên, công ty này chỉ thừa nhận từng gây ô nhiễm nặng dòng chính của sông Thị Vải trong khoảng 10-11 km mà chưa xác định phạm vi gây ra ô nhiễm đối với các dòng nhánh và các khu vực có liên quan.
Công ty này cũng chưa đồng ý về đánh giá gây ô nhiễm tới 89% và đề nghị sẽ tiếp tục làm việc với Viện Môi trường Tài nguyên và cơ quan liên quan xác định mức độ đóng góp cụ thể. Kết quả sẽ được báo cáo Tổng cục Môi trường và UBND các tỉnh, thành liên quan để thống nhất.
Trao đổi với VnExpress, tiến sĩ Bùi Tá Long (Viện Môi trường và Tài nguyên) khẳng định, việc Vedan cố tình "câu giờ", trì hoãn chỉ nhằm khiến các cơ quan chức năng của Việt Nam mệt mỏi.
"Tỷ lệ 89% mà Viện tính toán còn nương nhẹ cho Vedan vì chỉ lấy số liệu trung bình, trong khi có lúc công ty này gây ô nhiễm tới 98-99% cho sông Thị Vải", ông Long khẳng định.
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, Vedan luôn rất thận trọng với khả năng thừa nhận góp bao nhiêu "phần trăm" trong việc biến Thị Vải thành dòng sông chết. "Nếu thừa nhận mức 89%, Vedan sẽ phải bồi thường một khoản rất lớn cho các hộ nông dân trong phạm vi ảnh hưởng do quá trình xả thải của họ", ông Hùng nói.
Đại diện Tổng cục Môi trường, ông Lương Duy Hanh, Phó chánh Thanh tra khẳng định, sẽ tiếp tục đánh giá chi tiết việc gây ô nhiễm của Vedan để công ty này "tâm phục khẩu phục".
Riêng về việc khắc phục ô nhiễm của Vedan, ông Hanh cho biết sẽ kiểm tra lần cuối ngay trong năm 2009, thống nhất với các địa phương và báo cáo Thủ tướng. Hiện, công tác này của Vedan được Tổng cục Môi trường đánh giá nghiêm túc, đúng pháp luật.
Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 30 km, bắt nguồn từ huyện Long Thành (Đồng Nai) chảy qua địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu. Lưu vực sông Thị Vải có nhiều khu công nghiệp lớn của Đồng Nai như Nhơn Trạch, Gò Dầu và tiếp nhận lượng nước thải công nghiệp lớn.
Tháng 9/2008, Công ty Vedan bị cảnh sát môi trường phát hiện xả nước thải chui ra sông Thị Vải trong nhiều năm gây nên bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, đến cuối tháng 10/2009, công ty này bất ngờ được nhận giải thưởng "Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng" do Ban tổ chức "trao nhầm" khiến dư luận hết sức bức xúc, giải bị thu hồi.
Hiện Vedan đã hoàn tất khoản 127 tỷ tiền phí bảo vệ môi trường và phạt hành chính 267 triệu đồng.
Nguyễn Hưng

KHỐI 8406 LÊN TIẾNG

KHỐI 8406
Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Kháng thư số 29
Phản đối nhà cầm quyền CSVN thành lập
Dân quân Tự vệ biển và tiến hành dự án Điện hạt nhân
            Kính gửi: Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng cộng đồng thế giới dân chủ.
            Ngày 23-11-2009, bất chấp những phân tích hơn thiệt và sự phản đối kịch liệt của nhiều nhà trí thức trong lẫn ngoài nước, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật về dân quân tự vệ. Theo luật mới này, người dân cả nam lẫn nữ “phải tham gia dân quân tự vệ, các địa phương phải tổ chức lực lượng dân quân, các cơ quan phải tổ chức tự vệ để đóng góp cho nền quốc phòng toàn dân”. Theo báo chí, dự thảo Luật đã được thông qua với 89% số đại biểu tán thành và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2010. Áp dụng trên lãnh hải, mỗi đội tàu cá sẽ có một tổ vừa đánh cá, vừa thi hành nhiệm vụ của dân quân tự vệ, được gọi là “Dân quân tự vệ biển”. Lực lượng mới này sẽ được trang bị súng ống và sẽ phối hợp với biên phòng, cảnh sát biển lẫn hải quân để gọi là bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
            Hai ngày sau, 25-11-09, mặc dầu đa số thành viên thiếu hiểu biết chuyên môn về nguyên tử học và bất chấp lời cảnh báo của nhiều nhà khoa học lẫn kinh tế học đầy tâm huyết, Quốc hội lại thông qua với 77% phiếu tán đồng một Nghị quyết về điện hạt nhân. Nghị quyết này nêu rõ: sẽ tiến hành Dự án điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận, gồm 2 nhà máy tạo ra năng lượng nguyên tử để bổ sung cho lưới điện quốc gia cùng góp phần phát triển kinh tế xã hội cả nước và toàn tỉnh. Nhà máy số 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, nhà máy số 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, với công suất trên 4.000 MW. Nhà máy số 1 sẽ bắt đầu được xây dựng năm 2014, để tổ máy đầu tiên được vận hành vào năm 2020. Dự toán khởi thủy là 12 tỷ mỹ kim.    
            Trước hai sự kiện gây xôn xao, lo lắng, thậm chí là thất vọng và phẫn nộ cho cộng đồng người Việt trong lẫn ngoài nước, Khối 8406 chúng tôi nhận định như sau:
            I- Về Dân quân Tự vệ biển
            1- Bảo vệ tính mạng của nhân dân, cũng như khẳng định và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là nghĩa vụ chính của nhà nước và quân đội, Hiến pháp đã quy định như vậy, chứ không phải là nghĩa vụ chính của ngư dân. Người dân đi biển chủ yếu là để mưu sinh chứ không phải để làm những công việc nguy hiểm này thay cho quân đội và nhà nước. Nay Quốc hội CSVN lại chủ trương trang bị vũ khí cho ngư dân để họ tự bảo vệ trong trường hợp bị nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc, tấn công trên biển như trong mấy năm gần đây, điều đó có nghĩa là nhà nước lẫn quân đội trốn tránh nghĩa vụ quan trọng của mình, và lấy ngư dân làm bia đỡ đạn.
            2- Thành lập Dân quân Tự vệ nói chung, Dân quân Tự vệ biển nói riêng, đồng thời ép buộc ngư dân phải tham gia vào đó để quân đội có thể bất động, không chu toàn trách nhiệm của mình, là vượt quá điều 77 Hiến pháp: “Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Tinh thần của điều này là thường dân phải phụ lực với quân đội trong thời chiến, chứ không phải thay thế cho quân đội trong thời bình. Ra một điều luật buộc ngư dân phải chung gánh nặng, thậm chí làm bia đỡ đạn cho quân đội như thế chính là nhục mạ quân đội, khiến mọi người có thể nghĩ rằng nhiệm vụ của quân đội chủ yếu là bảo vệ ách cai trị độc quyền của đảng CS hơn là bảo vệ chủ quyền đất nước và tính mạng nhân dân, theo khẩu hiệu “Trung với đảng (trước), hiếu với dân (sau)”!
            3- Dân quân Tự vệ không thể là lực lượng tác chiến hữu hiệu trên biển. Cuộc chiến trên biển khác hẳn cuộc chiến trên đất liền. Chỉ các vũ khí tối tân và hạng nặng như phi cơ, chiến hạm, hỏa tiễn mới có khả năng bảo vệ lãnh hải. Giao cho ngư dân nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển trong khi nhà nước và quân đội lại thụ động trước sự tấn công tàn bạo của ngoại bang -như vô số bằng chứng trong mấy năm qua- chính là khiến ngoại bang có cớ tàn sát ngư dân dễ dàng và chính là đẩy thường dân vào chỗ chết thay cho quân đội.
            4- Dân quân Tự vệ biển rất dễ trở thành “ngòi nổ” cho chiến tranh xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Bởi lẽ là lực lượng vũ trang không chuyên, chẳng được huấn luyện bài bản, thiếu phương tiện và sự chỉ huy thống nhất như lực lượng vũ trang chính quy, họ có thể bắn nhầm thường dân nước ngoài hoặc nổ súng không cần thiết khi bị khiêu khích, và như vậy dễ dàng tạo cớ cho ngoại bang đánh trả hay xâm lược.
            II- Về điện hạt nhân
            1- Điện cần thiết cho phát triển kinh tế, nhưng việc sản xuất điện mất nhiều tiền bạc và thời gian. Vì thế, việc khảo sát và đề xuất cách sản xuất điện là chuyện quan trọng. Chi phí đầu tư ban đầu cho điện hạt nhân lại rất đắt đỏ, gấp ba bốn lần các loại điện đang được làm ra tại Việt Nam. Thế mà đang khi ngân sách dự trữ quốc gia chỉ có 22 tỷ đôla (lời một đại biểu Quốc hội), thì dự án hạt nhân trong giai đoạn đầu đã ngốn đến 12 tỷ, và có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba chỉ sau vài năm.  Và rồi 10, 15 năm nữa chưa chắc đã có điện dùng (theo lời các chuyên gia).
            2- Kỹ thuật điện hạt nhân lại rất tinh vi, đòi hỏi nhiều thiết bị đắt tiền, nhân sự có trình độ chuyên môn cao, thời gian đào tạo lâu dài; rủi ro về kiện cáo với các công ty ngoại quốc cung cấp 100% thiết bị lại rất lớn. Thế mà ở khởi điểm này, Việt Nam vẫn thiếu chuyên gia, và trong thời gian mười năm tới, lúc tổ máy đầu tiên vận hành, vẫn khó có thể đào tạo đầy đủ nhân sự. Lâm vào kiện cáo với các công ty (như đang thấy hiện nay tại Phần Lan, Hoa Kỳ…) thì buộc phải ra tòa án quốc tế và chi phí kiện tụng lại là một gánh nặng thêm cho ngân sách quốc gia vốn đã eo hẹp.
            3- Ngoài ra, nguy cơ về sinh thái (rò rỉ phóng xạ và vương vãi chất thải nguyên tử) không phải là nhỏ. Với thói vô trách nhiệm thâm căn cố đế thường thấy trong các chế độ CS nói chung và tại Việt Nam nói riêng (bao nhiêu dòng sông lớn trong nước đang chết dần vì ô nhiễm do các nhà máy là một trong muôn vàn thí dụ), thì một Tchernobyl thứ hai tại Việt Nam là điều rất có thể xảy ra, một khi các nhà máy ĐHN tại Ninh Thuận đi vào hoạt động. Lúc ấy thì quả là một tai họa khôn lường cho nhân dân và đất nước!
            Chính vì thế, Khối 8406 chúng tôi tuyên bố:
            1- Tương quan lực lượng và diễn tiến xung đột khu vực Biển Đông hiện thời, cụ thể là với bá quyền Trung Cộng, cho thấy Việt Nam đang ở vào một thời điểm phải đầu tư thích đáng để xây dựng lực lượng hải quân chính quy, hiện đại chứ không phải là lực lượng dân quân tự vệ biển. Thế mà cho tới nay, lực lượng hải quân Việt Nam lại rất mỏng và rất thiếu sức chiến đấu.
            2- Muốn tăng cường bảo vệ ngư dân, cách đúng đắn nhất là nhà cầm quyền CSVN nên điều tàu vũ trang của quân đội và cảnh sát biển tới ngay hiện trường; đồng thời phải lên tiếng phản đối hành động của các quốc gia gây hấn trong thời gian nhanh nhất qua con đường ngoại giao chính thức; kiện họ ra Tòa án quốc tế khi có đủ cơ sở pháp lý… Thế mà cho tới nay, ngư dân lâm nguy luôn bị bỏ mặc và phản ứng ngoại giao của Việt Nam là hết sức yếu ớt và chậm chạp. Vì vậy, nó không có tác dụng ngăn chặn tội ác mà ngược lại, khuyến khích cho tội ác liên tục hoành hành.
        3- Từ bao năm nay, Nhà cầm quyền Việt Nam một mặt luôn giữ thái độ nể sợ, không dám đương đầu với Trung Cộng trong các vụ xung đột trên Biển Đông, không nhanh nhạy cứu giúp và bênh vực ngư dân bị cấm cản, hành hung, cướp bóc và tàn sát. Mặt khác, nhà cầm quyền lại luôn tìm cách lấp liếm che đậy những nhượng bộ cho lân bang về các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và về vịnh Bắc Bộ, tìm cách bịt miệng, trấn áp, cầm tù những công dân lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên Biển Đông.
            4- Đưa ra luật về dân quân tự vệ, ngoài mục đích dùng ngư dân thế mạng và tránh đương đầu với Trung Quốc trên biển cả, nhà cầm quyền CSVN còn nhắm kiểm soát nhân dân trên đất liền chặt chẽ hơn bằng cách đoàn ngũ hóa họ với kiểu cách và luật lệ quân sự, hầu đề phòng một cuộc nổi dậy của toàn dân nhằm giải thể cái chế độ đầy thối nát, tham nhũng và bất công do đảng CS đang thực hiện và bảo vệ.
            5- Bằng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nhà cầm quyền CSVN -với những nhân vật lãnh đạo vừa mù tịt lãnh vực nguyên tử vừa kiêu căng duy ý chí- đang đẩy đất nước vốn đã nghèo đói và trì trệ, vào một cuộc phiêu lưu nguy hiểm trên lãnh vực kinh tế, tài chánh, pháp lý, môi trường và an ninh, cốt để giành danh tiếng hão “cường quốc điện hạt nhân” hay để tạo thế liên hoàn “hạt nhân Ninh Thuận - bauxite Tây Nguyên” hầu phục vụ cho ý đồ xâm lăng của quan thầy Trung Cộng. Ðang khi chuyện quan trọng hơn bây giờ là làm sao xóa đói giảm nghèo, cứu trợ nạn nhân thiên tai lũ lụt, xây nhà thương cho bệnh nhân, lập trường học cho các thế hệ trẻ… thì họ lại chỉ làm qua quýt cho xong, nhằm hóa giải sự phẫn nộ của nhân dân đang ngày càng dâng tràn và tiếp tục lừa bịp thế giới.
            6- Quốc hội nước CHXHCNVN lại một lần nữa chứng tỏ mình là gia nô cho đảng CS thay vì là tiếng nói và công bộc cho nhân dân. Sau sự im lặng tán đồng việc Bộ Công thương lập “Ban Chỉ đạo thực hiện các dự án bauxite Tây Nguyên” hôm 30-10-2009, thì nay cơ quan này đã vội chấp nhận Dự luật Dân quân tự vệ nói chung và Dân quân tự vệ biển nói riêng mà không thấy được âm mưu khống chế nhân dân hơn nữa của đảng CS và không lường được những nguy hiểm chết người cho ngư dân. Ngoài ra, với hiểu biết non kém về kỹ thuật phức tạp của điện hạt nhân, với việc thảo luận và phản biện qua loa chiếu lệ, với thái độ phớt lờ những góp ý xây dựng chân tình của bao nhà trí thức, Quốc hội cũng đã vội vàng tuân lệnh đảng mà thông qua một dự án hết sức quan trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lẫn thách thức cho đất nước. Vì quyền lợi của dân tộc, vì tương lai của giống nòi, Khối 8406 chúng tôi cực lực phản đối cả hai Quyết định đầy nguy hiểm này!
            7- Cung cách ra quyết định của cái gọi là “Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam” về việc thành lập lực lượng Dân quân tự vệ biển và tiến hành triển khai dự án Điện hạt nhân nói trên vẫn không gì khác hơn là cung cách ra quyết định thường thấy trong bất cứ chế độ độc tài toàn trị nào khắp thế giới. Hoàn toàn làm theo chiếc gậy chỉ huy tối cao của Bộ chính trị đảng CS, họ không xứng đáng là đại diện cho dân tộc Việt Nam! Thực tế của hơn 64 năm qua, kể từ ngày 2-9-1945 cho đến nay, chứng minh rõ ràng rằng mọi thế hệ lãnh đạo trong Đảng CSVN đã luôn vì đặc quyền đặc lợi của tập đoàn mình mà chà đạp một cách lạnh lùng và tàn bạo mọi quyền lợi của quốc gia dân tộc!
            8- Con đường duy nhất đúng đắn để dân tộc Việt Nam hôm nay có thể thóat ra khỏi những bất công, đói nghèo, tụt hậu, khỏi nguy cơ mất nước một lần nữa, là phải dũng cảm vượt qua nỗi sợ để cùng đòan kết bước vào một cuộc chiến đấu mới. Đó là chiến đấu giành lấy những giá trị tự do thiêng liêng từ tay chế độ độc tài tòan trị, phản dân tộc và phi dân chủ hiện nay. Mục tiêu của cuộc chiến đấu này là thay thế triệt để chế độ bất lương ấy bằng một chế độ xã hội đa nguyên, với một chính trường đa đảng. Phương pháp để thực hiện mục tiêu đó là hòa bình, bất bạo động! Và sự nghiệp chính nghĩa đó là của tòan dân tộc, chứ không phải của riêng một tổ chức, đảng phái hay cá nhân nào!
            Ngày Nhân quyền Quốc tế 10-12-2009
            Ban Đại diện Lâm thời Khối 8406:
1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải - 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, Việt Nam.
2. Linh mục Phan Văn Lợi - 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, Việt Nam.
3. Giáo sư Nguyễn Chính Kết - đang vận động dân chủ tại hải ngoại.
            Trong sự hiệp thông với Lm Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù Cộng sản.

PHẢI CHĂNG VIỆT NAM NỢ NƯỚC NGOÀI 46 TỈ USD???






Trong bài 17 năm ODA (Thanh Niên ngày 07/12/2009) nêu lên những con số và sự việc, nếu nội dung bài báo đúng sự thật, thì câu hỏi lâu nay về thực chất con số Chính phủ Việt Nam nợ nước ngoài như thế nào đã gián tiếp được giải đáp.


Đầu tiên là câu: "Tính từ 1993 đến nay, tổng lượng vốn ODA cam kết đạt khoảng 57,5 tỉ USD, trong đó lượng vốn vừa được các nhà tài trợ cam kết trong Hội nghị kết thúc ngày 4.12 đạt gần 8,1 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay." và câu "Trong tổng số vốn ODA tài trợ, có khoảng 80% là vốn vay và 20% là vốn viện trợ không hoàn lại (cho không)". 


"Thời hạn vay khá dài - thường lên đến 30 - 40 năm" và được "thời gian ân hạn (khoảng 10 năm)", so với con số 17 năm Việt Nam bắt đầu vay vốn ODA thì rõ ràng chưa có khoản nợ nào đáo hạn buộc phải trả vốn đầy đủ. Phải chăng từ trước đến nay báo chí trong nước vẫn hay nói ra rả Việt Nam trả nợ nước ngoài là Chính phủ Việt Nam chỉ mới trả lãi vay hàng năm và chưa trả vốn vay đồng nào???


Như vậy, lấy 57,5 tỉ USD trừ đi 8,1 tỉ USD (số mới hứa cho vay, chưa thực nhận) nhân cho 80% sẽ có kết quả số nợ tính đến thời điểm hiện nay của Chính phủ Việt Nam phải trả nước ngoài là 39,52 tỉ USD. Sau khi nhận khoản vay 8,1 tỉ USD kia, nâng tổng số nợ vay lên 57,5 tỉ USD, nhân cho 80% thì số nợ Chính phủ Việt Nam phải trả nước ngoài là 46 tỉ USD (chưa tính lãi)???


Theo báo Dân Trí ngày 29/11/2009, Bộ Tài chính công bố "tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đến cuối năm 2008 xấp xỉ 22 tỉ USD, bằng 29,8% GDP. Trong đó, Chính phủ nợ trực tiếp 19 tỉ và bảo lãnh 3 tỉ USD. Ở mức tỷ giá 18.000 VND/USD, tổng nợ nước ngoài tính ra VND là 396.000 tỉ đồng, cao hơn tổng thu ngân sách dự kiến năm 2009 (390.000 tỉ đồng). Nếu tỷ giá tăng lên 20.000 đồng thì con số sẽ là 440.000 tỉ, tăng 44.000 tỉ, bằng 11% số dự kiến thu ngân sách nhà nước năm 2009". So với bài báo của Thanh Niên đã dẫn ở trên thì số nợ nước ngoài do Bộ Tài chính công bố chênh lệch thấp hơn đến 24 tỉ USD???


Tác giả bài báo viết đoạn kết này mới thật đáng lo ngại: "VN đã thực hiện trả nợ đầy đủ và đúng hạn, được các nhà tài trợ đánh giá cao. Tuy nhiên, số trả nợ của VN ngày một tăng lên. Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ". Đọc câu trên, tôi liên tưởng đến các vụ "bể tín dụng" xảy ra nhan nhản trước đây (Ví dụ: vụ doanh nghiệp nước hoa Thanh Hương của Giám đốc Nguyễn Văn Mười Hai, vụ xí nghiệp dệt thảm gì đó của ông Giám đốc mù Huỳnh Là), các vụ "bể hụi"... đều có chung một kiểu "bể" là: Mượn vốn người sau trả lãi, trả vốn (đáo hạn) cho người trước, dần dần theo thời gian con số nợ cứ tăng mãi nên người vay mất khả năng chi trả. 


"Số vay mới nhưng số còn lại được sử dụng không lớn, nếu trừ đi số phải trả nợ cũ" phải chăng là vay ODA mới phần lớn dùng để trả ODA cũ, trả xong dư ra một ít mới chi cho các mục tiêu quốc kế dân sinh???


Nếu thật sự thực tế diễn ra như thế thì cái ngày Việt Nam bị "bể nợ" có thể nhìn thấy ngay trước mắt! Thử nghĩ mà xem, kinh khủng quá, thường dân bị "bể nợ" thì chủ nợ có thể nhào dzô lấy tài sản để "siết nợ" (nếu có tài sản), còn Việt Nam mà "bể nợ" thì không biết các ông bà chủ nợ nước ngoài sẽ nhào dzô "siết" cái gì???


Tạ Phong Tần

http://conglysuthat.blogspot.com/2009/12/blog-post.html

Friday, December 11, 2009

Chánh thanh tra Cục Đường bộ: Tôi không nhận tiền chạy chức

TP - Chánh thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam Lê Ngọc Tiến khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên chiều qua, 10 - 12, sau khi Tiền Phong thông tin, theo kết luận thanh tra, ông Tiến có dấu hiệu nhận tiền và ăn nhậu với những người được đề nghị bổ nhiệm.

Chánh Thanh tra Cục ĐBVN Lê Ngọc Tiến  - Ảnh: Bảo Khánh
Ông Tiến nói: “Mới có dấu hiệu nhận tiền chạy chức thì không thể đưa vào nội dung kết luận thanh tra được. Tôi không nhận tiền chạy chức và đi ăn nhậu với những người sắp được đề bạt. Tôi chỉ nhận lời đi ăn baba với hai ông Đỗ Tuấn Anh (Trưởng ban Thanh tra Đường bộ I), Lê Văn Sử (Phó ban Thanh tra Đường bộ I).
Đến đó mới biết có những vị sắp bổ nhiệm và đã bổ nhiệm. Bổ nhiệm rồi có đưa tiền thì cũng cho vui. Lúc đó, tôi còn nói “cháu nào nhận trọng trách mới thì cố làm cho tốt”.
Nhưng trong kết luận thanh tra nói rõ “căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được có dấu hiệu...”, thưa ông?
Các ông ấy nói là có ghi âm, chứng cứ chứa trong usb. Tôi bảo luôn, thế mời mở tại đây đi. Người tố cáo tôi cũng bảo là mọi chứng cứ nằm trong usb nhưng cũng không đưa ra được.
Lúc đó, anh ta nói ông không đủ thẩm quyền để xem cái đó (ý nói bằng chứng - PV), mà phải cấp cao hơn. Người tố cáo còn nói tôi đang ăn nhậu với anh em thì mất điện và tôi nhận tiền; thực tế hôm đi ăn cùng ông Anh và ông Sử làm gì có chuyện mất điện.
Thế còn việc ông tuỳ tiện bổ nhiệm 3 đội trưởng, 8 đội phó thanh tra không theo quy trình, mà kết luận nêu thì sao?
Chánh thanh tra có quyền bổ nhiệm đội trưởng, đội phó theo đề nghị của Trưởng ban Thanh tra chứ. Tất nhiên, trưởng ban phải thực hiện đầy đủ quy trình và trình lên Thanh tra Cục.
Ban Thanh tra là một đơn vị có tài khoản riêng, con dấu riêng cơ mà. Do đó, chỉ cần ông Trưởng ban Thanh tra đề nghị thì tôi có thể bổ nhiệm mà không cần thông qua cấp phó (các Phó Chánh Thanh tra Cục ĐBVN - PV).
Nếu có quy định việc ông trưởng ban trình lên cần phải thông qua ý kiến của các ông Phó Chánh Thanh tra mới được quyết định bổ nhiệm thì tôi xin rút kinh nghiệm và đề nghị các đồng chí lãnh đạo Cục cấp cho văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định này.
Ông tự đặt ra mức định biên cao hơn quy định của nhà nước và bổ sung thêm người về Cục, chi tiêu tuỳ tiện? 14 người hưởng 21 suất lương là đúng hay sai?
Cả văn phòng Thanh tra Cục ĐBVN chỉ có 14 người, quá ít ỏi trong khi số lượng công việc lại quá nhiều. Ngay từ đầu năm, Thanh tra Cục đã duyệt 21 nhân sự nhưng đến cuối năm nay vẫn chưa lấy được 7 người về.
7 người không về, 14 người của Thanh tra Cục phải làm việc cật lực và chúng tôi chia số tiền (đáng lý phải trả cho 7 người - PV) cho 14 người. Không có ai tham ô cả. Số tiền này là chia đều cho anh em mỗi tháng là 500 nghìn đồng.
Rồi thưởng tết cho anh em... Hai tháng lương thứ 13 và 14, Cục có cho đồng nào đâu.
Tuy nhiên, tôi không nói việc này là đúng. Việc mua tủ lạnh, lò vi sóng cũng là để anh em trong phòng ăn trưa. Chúng vẫn nằm đó (ông Tiến chỉ tay vào góc phòng). Tài chính trước đó kiểm tra, kết luận không có ai tham ô cả.
15-12, xem xét mức kỷ luật ông Tiến
Ông Tiến cho biết đã gửi đơn khiếu nại kết luận của Cục ĐBVN lên Cục trưởng Mai Văn Đức nhưng đã bị bác. Ngày 15-12 này, Hội đồng kỷ luật của Cục sẽ xem xét mức kỷ luật ông Lê Ngọc Tiến.
Trao đổi với Tiền Phong, Chánh Thanh tra Bộ GTVT Nguyễn Xuân Hào cho biết: Việc xử lý ông Tiến thuộc thẩm quyền của Cục ĐBVN. Sau khi Cục xử lý xong, nếu không nhất trí, ông Tiến có thể kiện ra toà.
Chiều qua, trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo Cục ĐBVN cho biết: Hội nghị giao ban, lãnh đạo các ban thanh tra cấp dưới, công đoàn đa số đề nghị cách chức ông Tiến.
Ông nói sao về chuyện cùng một ngày ông ra quyết định cách chức, sau đó bổ nhiệm lại ngay một đội trưởng thanh tra?

Đó là ông Nguyễn Minh Tuấn - nguyên Đội trưởng Thanh tra đường bộ I-01 (ở Hòa Bình). Đội Thanh tra này ở Hòa Bình xa xôi, tôi ít quan hệ với họ. Ông Tuấn còn chưa biết nhà tôi.
Việc trong một ngày, cách chức đội trưởng đối với ông Tuấn, sau đó cho làm đội phó một đội khác vừa có lý, vừa có tình. Hơn nữa, hình thức kỷ luật do tập thể thanh tra quyết định. Cục bảo tôi bao che cho Tuấn mà không có bằng chứng. Chức đội phó của Tuấn cũng ở tận Mộc Châu (Sơn La) xa nhà những mấy trăm kilômét.
Ngay cả việc ông xin về nghỉ “hưu non” cũng thể hiện ông không hiểu luật?
Đây là quyền lợi và nguyện vọng của tôi. Còn việc cho nghỉ hay không là việc của lãnh đạo Cục xem xét. Tôi thấy mình nhiều tuổi không tham quyền cố vị nữa, trong khi Cục ĐBVN sắp thành Tổng cục sẽ cần những nhân lực trẻ hơn.
Cảm ơn ông!
Đình Thắng
Thực hiện

Dân bức xúc, chính quyền bảo chờ


TT - Ngày 10-12, tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến bức xúc xung quanh câu chuyện xây dựng thủy điện tràn lan làm mất rừng, gây hậu quả lớn cho cư dân vùng hạ lưu; chuyện điện sinh hoạt cho dân nông thôn, ô nhiễm môi trường sống...

Ông Trần Xuân Bình, bí thư Huyện ủy Nam Đông, Thừa Thiên - Huế: “Chủ đầu tư từng hẹn bà con đến nhận tiền đền bù nhưng ba ngày vẫn không thấy” - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Quảng Ngãi: không biết ai “bỏ quên” 36ha rừng
Chất vấn về vụ “bỏ quên” 36ha rừng dưới lòng hồ thủy điện Hà Nang (Trà Bồng, Quảng Ngãi), đại biểu Hồ Văn Thế - chủ tịch huyện Trà Bồng - gay gắt: “Vì sao lại xảy ra tình trạng “bỏ quên” 36ha rừng chưa tận thu gỗ dưới lòng hồ thủy điện? Vụ việc này ai xử lý và sẽ xử ra sao?”.
Giám đốc Sở Công thương Quảng Ngãi Huỳnh Tấn Lợi phân bua: Ngay sau khi xảy ra sự việc, tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra, đo đạc để làm rõ trách nhiệm “bỏ quên” hơn 36ha rừng. Kết thúc đợt kiểm tra, đơn vị nào làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm.
Ông Nguyễn Hoàng Sơn, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, hỏi: Không lý gì lập dự án thủy điện một nơi lại tính diện tích rừng một nẻo. Dư luận cho rằng khi lập dự án, thiết kế để trình phê duyệt, cấp phép đầu tư công trình thủy điện thì thấy diện tích rừng ít, nhưng khi triển khai xây dựng trên thực tế thì diện tích rừng bị phá “đội” lên. Như vậy việc “bỏ quên” 36ha rừng dưới lòng hồ thủy điện Hà Nang cũng trong trường hợp này?
Ông Lợi giải trình: “Thủy điện Hà Nang tích nước còn 3m nữa mới đạt đỉnh, thế nhưng đã nhấn chìm dưới lòng hồ hơn 36ha rừng. Khi công trình thủy điện này tích nước đạt đỉnh thì diện tích rừng bị chìm có thể sẽ tăng lên. Hiện tại chưa xác định rõ nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng này. Theo tôi, có thể đơn vị đo đạc sai sót, cắm mốc giới bị chệch so với cao trình ngập nước”.

Mất hơn 138ha rừng (tương đương hơn 2.000m3 gỗ rừng phòng hộ đầu nguồn bị khai thác) để xây dựng công trình thủy điện Hà Nang, huyện miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) - Ảnh: MINH THU
Ông Phạm Minh Toản, chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi, khẳng định: “Là cơ quan trực tiếp tham mưu cho tỉnh về vấn đề thủy điện, nếu trong quá trình triển khai các dự án thủy điện xảy ra sai sót mà Sở Công thương nói không biết rõ là thiếu tinh thần trách nhiệm”. Theo ông Toản: Cần rà soát, nghiên cứu xem xét cắt giảm thủy điện. Nếu không thận trọng, giám sát không kỹ, các doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế mà quên đi những mục tiêu khác sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Trước mắt phải tính toán kỹ việc xây dựng các công trình làm thủy điện, đồng thời khẩn trương trồng lại rừng bù vào khoảng trống diện tích rừng đã mất khi triển khai các công trình thủy điện.
Theo báo cáo của Sở Công thương, hiện tỉnh Quảng Ngãi có 22 dự án thủy điện đã được các cấp bộ ngành T.Ư và địa phương cho phép đầu tư (trong đó có 17 dự án thủy điện vừa và nhỏ do UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp phép đầu tư). Dự kiến tổng diện tích rừng bị mất (rừng tự nhiên, rừng sản xuất) khi 22 dự án thủy điện triển khai là 890ha (chiếm khoảng 0,8% tổng diện tích rừng trên địa bàn tỉnh). Khoảng 520 hộ dân phải di dời, tái định cư để xây dựng số thủy điện nói trên.
Quảng Nam: dân chờ những lời hứa
Tại Quảng Nam, nhiều vấn đề liên quan đến dân sinh như điện, giao thông và tái định cư cho dân vùng quy hoạch đã được nhiều đại biểu quan tâm.
Liên quan đến cầu Bà Rén trên quốc lộ 1A xuống cấp gây ách tắc giao thông cho tuyến vận tải Bắc - Nam, nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn biện pháp giải quyết. Ông Trương Văn Cận, giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Nam, cho biết trước mắt sẽ làm cầu tạm để giảm tải cho cầu Bà Rén, đồng thời thuận tiện cho nhân dân đi lại. Ông Cận cũng cho biết tuy là cầu tạm nhưng sở yêu cầu đơn vị thi công phải làm cầu sao cho việc sử dụng được ít nhất ba năm.
Nhiều đại biểu huyện Tiên Phước, Quế Sơn phản ảnh các tuyến đường, cầu về các huyện đã xuống cấp nghiêm trọng. Ông Cận cho hay các xe tải nặng vận chuyển vật liệu xây dựng cho các công trình thủy điện đã làm hư hỏng nhanh nhiều tuyến đường mới làm. Lời hứa sẽ hoàn lại công trình sau khi làm xong thủy điện vẫn chưa biết bao giờ mới được thực hiện.
Nhiều ý kiến thắc mắc từ đoàn đại biểu HĐND huyện Duy Xuyên về vấn đề đất tái định cư cho nhân dân khu vực xây dựng cầu Cửa Đại. Việc xây dựng khu dân cư ven biển hiện chiếm quá nhiều diện tích đất nông nghiệp, do vậy sẽ ảnh hưởng đời sống nhân dân. Trong khi đó quỹ đất 200ha tái định cư chắc chắn sẽ không đủ cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa.
Theo ông Đinh Văn Thu - phó chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đã có định hướng chiến lược vùng ven biển Quảng Nam là ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển du lịch, dịch vụ sau khi đảm bảo quỹ đất cho nhu cầu nhà ở, phù hợp với yêu cầu tập quán, sinh hoạt, ngành nghề hiện có của nhân dân thì tỉ lệ cơ cấu này là phù hợp; vừa đảm bảo quỹ đất ở, sinh hoạt của dân, vừa tạo điều kiện có quỹ đất 740ha ven biển, phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ, thúc đẩy các khu dân cư đô thị. Một dự án cải tạo đất nông nghiệp, chương trình đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi nghề... cũng đang được thực hiện, chắc chắn sẽ có đủ đất sản xuất, canh tác, đảm bảo cuộc sống người dân.
Thừa Thiên - Huế: thủy điện Thượng Nhật triển khai quá chậm
Sáng 10-12, tại kỳ họp HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế, một số đại biểu đã gửi câu hỏi chất vấn đến UBND tỉnh về công trình thủy điện Thượng Nhật (huyện Nam Đông) đang làm người dân bức xúc.
Đại biểu Đào Chuẩn hỏi: dự án thủy điện Thượng Nhật đã khởi công gần hai năm nhưng tiến độ triển khai quá chậm, kinh phí đền bù giải tỏa mới trả cho dân 50%, gây bức xúc cho người dân; đề nghị chủ dự án cho biết dự án có tiếp tục triển khai hay không, nếu triển khai thì chi trả tiền đền bù phần còn lại như thế nào, lãi vay vốn để trồng rừng, chăm sóc rừng và cây cao su phát sinh từ khi kiểm kê đền bù đến nay ai trả? Do vắng mặt đại diện chủ đầu tư (Công ty cổ phần Đầu tư thủy điện miền Trung VN) nên Sở Công thương đã đứng ra nhận giải trình. Phần đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân, chủ đầu tư đã có văn bản và cam kết sẽ tiến hành chi trả trong tháng 12.
Theo ông Trần Xuân Bình (bí thư Huyện ủy Nam Đông): “Chủ đầu tư từng hẹn bà con đến nhận tiền đền bù nhưng ba ngày vẫn không thấy. Bà con sau đó đã đổ lỗi cho lãnh đạo, cán bộ xã, huyện là lừa dân”.
HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua các nghị quyết về dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách năm 2010; giá đất năm 2010; đề án chuyển huyện Hương Thủy thành thị xã; chuyển ba xã Thủy Xuân, Hương Long và Thủy Biều thành ba phường thuộc TP Huế; thông qua việc chuyển ba trường THPT bán công Bùi Thị Xuân, Đặng Trần Côn, Nguyễn Trường Tộ thành trường công lập...
Thống nhất điều chỉnh giá đất nông nghiệp theo hướng tăng từ vài trăm đồng/m2 đến khoảng 3.500 đồng/m2 tùy vị trí, loại đất và phân vùng; đất ở nông thôn tăng từ khoảng 5.000-10.000 đồng/m2 tùy vị trí, khu vực dân cư...
Cùng với đó, giá đất ở của đô thị tại một số đoạn thuộc đường Dương Văn An, Ngự Bình, Nguyễn Gia Thiều cũng được điều chỉnh từ loại 4B lên loại 4A hoặc 5A, 5B lên 5A (tùy đoạn đường cụ thể), hoặc 5B xuống 4C (đường Nguyễn Gia Thiều, từ cầu Bãi Dâu đến đường Nguyễn Chí Thanh)...

Các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường
Tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Trị, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn là vấn đề nóng trong phiên chất vấn. Đó cũng là vấn đề mà đại biểu HĐND tỉnh đã chất vấn tại kỳ họp trước đó, khi Sở Tài nguyên - môi trường cho biết trên địa bàn toàn tỉnh có 25 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, trong đó 17 cơ sở gây ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, từ đó tới nay vấn nạn ô nhiễm môi trường ở địa phương không những không được giải quyết mà số cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên toàn tỉnh tiếp tục tăng lên tới 33 cơ sở.
Trong đó, nhà máy gỗ MDF-GERUCO được xây dựng tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà cách khu dân cư và khu nhà hành chính chỉ vài chục mét, đã thải nước thải chưa qua xử lý hoặc có xử lý nhưng không đảm bảo môi trường ra các sông ngòi, khu dân cư gần đó. Theo đại biểu Võ Thị Hoa Hằng, nguyên nhân cơ sở sản xuất tiếp tục gây ô nhiễm nặng là do các cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm.
Trong khi đó tại Quảng Ngãi, Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh đã công bố kết quả giám sát tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh. Theo đó, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là ở KCN Quảng Phú (TP Quảng Ngãi). Lượng nước thải phát sinh hiện nay tại KCN này lên đến 4.000m3/ngày.
Mặc dù đã hình thành hơn 10 năm qua nhưng đến nay cả hai KCN Quảng Phú và KCN Tịnh Phong (huyện Sơn Tịnh) đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở hai KCN xả nước thải chưa qua xử lý ra thẳng môi trường. Mức độ ô nhiễm của nước thải từ KCN Quảng Phú xả ra môi trường vượt 2-40 lần so với tiêu chuẩn môi trường theo quy định. KCN Quảng Phú có 19 nhà máy đã đưa vào hoạt động nhưng chỉ có 25% dự án có hệ thống xử lý nước thải cục bộ, 75% dự án còn lại xả nước thải trực tiếp ra môi trường.

Nhóm PV, CTV miền Trung

Tường thạch cao ăn mòn quan hệ Mỹ-Trung?

Cập nhật lúc 10:16, Thứ Sáu, 11/12/2009 (GMT+7)
,
Những câu chuyện kinh hoàng của những sản phẩm "Made in China" với đầy rẫy những vấn đề không lường trước được về chất lượng khá phổ biến vài năm gần đây. Nhưng chuyện về bức tường thạch cao Trung Quốc lại khác hẳn vì nó mang tính biểu tượng hơn so với thức ăn thú cảnh nhiễm độc hay đồ chơi nhiễm chì.
a
Biển quảng cáo không dùng tường thạch cao Trung Quốc của một công ty xây dựng nhà ở Mỹ (Ảnh wsj)
Mỹ đã phải tiến hành cuộc điều tra tường thạch cao nhập khẩu từ Trung Quốc khi có nhiều đơn kiện của các chủ nhà rằng, sản phẩm này làm hư hỏng các thiết bị điện tử, ăn mòn hệ thống sưởi ấm và thông gió trong nhà, gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người sử dụng.
 
Ngôi nhà Mỹ - phiên bản từng được lý tưởng hóa với ý nghĩa giấc mơ Mỹ đã hoàn thành, trong vài năm nay gặp không ít trục trặc: cuộc khủng hoảng tín dụng, tịch thu tài sản thế nợ, sụt giảm giá trị bất động sản... Ngôi nhà Mỹ giờ đây lại là hiện thân của gánh nặng hơn là phần thưởng.
 
Vấn đề xảy ra với tường thạch cao Trung Quốc lại càng đổ thêm dầu vào ngọn lửa tức giận của người dân Mỹ về hàng hóa Trung Quốc chất lượng thấp và lúc này cụ thể là những chủ nhà ở Mỹ.
Cũng giống như những quan ngại về việc các nhà sản xuất xe hơi Nhật vượt qua Mỹ hồi thập niên 1980, tường thạch cao Trung Quốc cũng gây ra sự chỉ trích tương tự. Tuy nhiên, đây là hai ví dụ đối lập nhau với một bên là động lực và một bên là mối nguy hiểm cùng xảy ra với nước Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Uỷ ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) đánh giá quy mô vấn đề với tường thạch cao Trung Quốc. Trong báo cáo gần đây nhất đưa ra ngày 23/11, Uỷ ban cho biết: "Hiện tại, chúng tôi thấy mối liên quan chặt chẽ giữa nhà ở và vấn đề tường thạch cao, mức độ hydrogen sulfide trong những ngôi nhà này và sự ăn mòn kim loại trong nhà".
Việc xác nhận trên minh chứng cho những gì đồn đoán lâu nay rằng, tường thạch cao từ Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ từ 2001 - 2007, thải ra khí làm hư hại kim loại, chủ yếu là đồng. Tuần trước, CPSC còn đưa ra hai báo cáo chi tiết và kỹ thuật hơn, một là "HVAC, phân loại khí và thiết bị an toàn cháy nổ lắp đặt trong nhà với tường thạch cao Trung Quốc", hai là "Phân tích kết cấu điện lắp đặt trong nhà với tường thạch cao Trung Quốc".
Nguy cơ tiềm ẩn
Những tiêu đề dài lê thê trên không làm loãng đi những nguy cơ tiềm ẩn được phát hiện mà đầu tiên phải kể tới những kết cấu như "mối nối dẻo và ống dẫn đồng" dẫn khí ga trong căn hộ. Rõ ràng là, sự ăn mòn kim loại từ tường thạch cao trong trường hợp này có thể dẫn tới rò rỉ khí độc hại, dễ bén lửa và gây cháy nổ.
Báo cáo đầu tiên không phát hiện thêm những gì ngoài mong đợi về sự ăn mòn qua kiểm tra thí nghiệm; Tuy nhiên, báo cáo cho thấy rằng, sự ăn mòn từ các mẫu thử thực tế lấy trong môi trường sử dụng tường thạch cao Trung Quốc phù hợp với việc phát thải hydrogen sulfide. Kết luận này sẽ được đánh giá chi tiết hơn trong vài tháng tới, với trọng tâm là tác động lâu dài lên các thiết bị bằng đồng sử dụng trong cung cấp ga và an toàn cháy nổ.
Báo cáo thứ hai nhấn mạnh: những mẫu thử thực tế lấy từ các ngôi nhà lắp tường thạch cao Trung Quốc có biểu hiện ăn mòn với dây dẫn đồng. Ngoài ra, dữ liệu cung cấp vào cuối tháng 10 từ Lực lượng đặc nhiệm liên ngành điều tra tường thạch cao Trung Quốc phát hiện rằng: "Có lượng khí thải sulfur cao hơn từ tường thạch cao Trung Quốc so với sản phẩm không phải do đại lục sản xuất".
Gộp cả hai báo cáo, bức tranh giờ đây hầu như đã hoàn thành, và chắc chắn rằng, tường thạch cao Trung Quốc sẽ “chứng minh” được mối liên quan phổ biến với hàng loạt vấn đề hỏng hóc xảy ra ở đồ điện tử và nguy cơ với sức khoẻ con người.
Chưa rõ có bao nhiêu nhà tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi tường thạch cao Trung Quốc. Hầu hết trong số 2.100 chủ nhà than phiền về sức khoẻ và những vấn đề khác đều có liên quan tới tường thạch cao sử dụng trong nhà tại Florida hoặc Louisiana, nơi dùng vật liệu nhập khẩu để tái thiết nhà cửa sau các cơn cuồng phong 2004 và 2005, theo báo cáo của Bloomberg đưa ra trong tháng này.
Nhiều nguồn tin tiết lộ, số nhà bị ảnh hưởng có thể lớn hơn vài lần. Tuy nhiên, kích cỡ, quy mô đầy đủ của vấn đề sẽ không rõ ràng cho tới khi nguyên nhân gốc rễ được xác định cụ thể.
Nguyên nhân căn bản
Giờ đây, cuộc tìm kiếm của CPSC tập trung vào việc xác định xem liệu vấn đề tồn tại có chắc chắn liên quan tới tường thạch cao Trung Quốc hay không. 
Tìm ra nguyên do gốc rễ sẽ không dễ dàng: giả định sẽ trải rộng từ nguồn nước nhiễm độc tại địa điểm sản xuất ban đầu, đến khả năng xảy ra phản ứng kim loại, hoặc lỗi trong quá trình vận chuyển…
Viễn cảnh tích cực, ít nhất từ phía Trung Quốc, là vấn đề liên quan tới một nhóm vật liệu nào đó. Có một thực tế hay xảy ra ở Trung Quốc là tiến trình xác định nguyên nhân vấn đề luôn có chính phủ giám sát nhằm hạn chế tác động tiêu cực. Nhưng nếu gốc rễ phát hiện có liên quan tới nguồn nước ô nhiễm hay những quan ngại môi trường khác, Bắc Kinh có thể không “hồi âm”.
Tiến trình này sẽ mang lại một kết quả không mong muốn: Đó là khả năng liên quan giữa tổn thất với các chủ nhà Mỹ và công ty tường thạch cao Trung Quốc cuối cùng lại rất nhỏ. Và như thế, mong muốn phía Trung Quốc có quỹ bồi thường với chủ nhà Mỹ do tổn thất hầu như không thực thi.
Do đó, người Mỹ sẽ tìm kiếm từ hai nguồn khác: hãng bảo hiểm và nhà thầu xây dựng. Đó là tất cả nhưng chắc chắn rằng, các nhà xây dựng sẽ gặp khó khăn tài chính bởi tường thạch cao Trung Quốc. Đầu năm nay, một công ty xây dựng ở Virginia đã được yêu cầu rút bỏ toàn bộ tường thạch cao Trung Quốc từ một khách sạn mở cửa chưa đầy một tuần. Ngoài ra còn chưa kể tới tiến trình luật pháp đang được xây dựng để đối phó với vấn đề xảy ra, từ Đạo luật an toàn Tường thạch cao 2009 tới hàng loạt hành động mà cơ quan lập pháp ở những bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đưa ra.
Khi nghiên cứu của CPSC tiếp tục, những thông tin địa lý đầy đủ, số lượng nhà xây dựng với tường thạch cao chất lượng kép sẽ được tìm hiểu, nhưng có vẻ phần lớn trong số này là các nhà xây dựng tại Florida, Louisiana và Virginia.
Giả định các nhà xây dựng sẽ không thể chung vai gánh vác phó tổn tài chính với chủ nhà khi thay thế hệ thống dây dẫn, đồ điện tử và tường thạch cao trong nhà, thì bước logic tiếp theo để theo đuổi việc bồi thường sẽ là công ty bảo hiểm.
Giờ đây, các nhà kinh doanh nhanh nhạy nhất phải nghĩ tới các vấn đề không lường trước có thể khiến tổng chi phí tăng vọt khi làm việc với một cơ sở cung cấp Trung Quốc, hoặc thậm chí có thể khiến họ từ bỏ hoàn toàn công việc của mình.
Những công ty hoạt động thành công tại Trùng Quốc thường tích cực tham gia vào mạng lưới cung cấp của mình, rất nhiều trong số này còn thận trọng tham gia quá trình tuyển chọn nhà sản xuất, quản lý quy trình chuyển giao và đánh giá sản phẩm, tích cực quản lý chất lượng và theo đúng chuẩn công nghiệp, coi đó là bước đi cho cam kết vì sản phẩm chất lượng cao.
Người ta đang nói về sự hiện đại hoá của Trung Quốc, và rất có khả năng, vấn đề tường thạch cao nếu có, sẽ lại được diễn tả bằng cụm từ quen thuộc: sơ suất phát sinh ra những hậu quả bất ngờ.
Cơ hội khép lại
Có ba điểm chính đặt ra từ thực tế này: một là, những vấn đề như trên cho thấy những gì có thể xảy ra khi ngành công nghiệp di chuyển, nghĩa là đưa toàn bộ công nghiệp tới các nền kinh tế mới nổi, đã bỏ xa kỹ năng quản lý và văn hoá của nước chủ nhà mới, hoặc khả năng đồng bộ hoá hoàn toàn những mong đợi của các nền kinh tế xuất khẩu chúng.
Vâng, công nghệ có thể đưa các nền kinh tế tiến nhanh hơn vào kỷ nguyên hiện đại hoá chưa từng có trước đây; nhưng cách hiểu thiếu khoa học cuối cùng có thể mang tác dụng ngược lại, và điều đó dường như phù hợp với những chỉ trích về tăng trưởng của Trung Quốc rằng, vấn đề chất lượng diễn ra thông qua chuyện tường thạch cao là điều cần bàn tới.
Thứ hai, các vấn đề như trên đã thay đổi tính toán của nhà kinh doanh khi nhiều nhà đầu tư mới tới Trung Quốc thiếu đánh giá đầy đủ về những nguy cơ vốn có trong sản phẩm hoặc thị trường của họ. Một trong những điều dễ dàng hấp dẫn khi kinh doanh tại Trung Quốc đó là: chi phí gia công thấp hơn, giá đơn vị hấp dẫn hơn và ít có những câu hỏi cần phải trả lời về quy chuẩn chất lượng. Tâm điểm vẫn là chi phí, chi phí và chi phí.
Nhưng kinh doanh ở Trung Quốc đòi hỏi sự nhạy cảm với các quan ngại “tác dụng phụ” hơn nhiều doanh nghiệp đánh giá, minh hoạ chính là vấn đề tường thạch cao Trung Quốc.
Thứ ba, kinh nghiệm này không chỉ có ảnh hưởng với người Mỹ - người tiêu dùng và giới kinh doanh – mà còn tác động tới chính người Trung Quốc, đặc biệt với thương nhân sở hữu những công ty bán hàng vào Bắc Mỹ.
Khi kinh tế Mỹ sụt giảm, thương nhân Trung Quốc đã nhìn vào biên giới của chính họ, điều chưa từng làm trước đây, với yêu cầu cần thiết tìm ra các khách hàng tiêu dùng trong nước, phát triển sản phẩm nội địa độc đáo nhằm bớt phụ thuộc vào nước ngoài - vốn là thực tế điển hình tại các nền kinh tế xuất khẩu mạnh. Khủng hoảng nối tiếp khủng hoảng, rất nhiều thương nhân Trung Quốc đang bắt đầu phải vật lộn để tạo sự tăng trưởng cho công ty họ.
Dĩ nhiên, xuất khẩu sẽ luôn chiếm phần quan trọng trong kinh doanh của họ, nhưng bán hàng trong nước, cho khách hàng họ biết rõ, những kênh phân phối đa dạng, quy định chất lượng có thể dễ dàng đáp ứng – đang bắt đầu được chú ý nhiều hơn, hấp dẫn hơn.
Sự chú tâm ngày một kỹ càng hơn tại Mỹ về các khiếm khuyết chất lượng ảnh hưởng tới con người có thể khiến Mỹ quên đi rằng, người Trung Quốc cũng đang tìm kiếm và vật lộn ở chính nơi họ có thể thành công nhất với nguồn tài nguyên hạn chế.
Và, sẽ không ngạc nhiên nếu cuộc khủng hoảng tường thạch cao Trung Quốc không chỉ làm gia tăng sự hồ nghi, nỗi tức giận của người tiêu dùng Mỹ với sản phẩm Trung Quốc, mà còn phá hỏng dự tính tương lai khi doanh nhân đại lục tìm kiếm cơ hội bán sản phẩm vào Mỹ, hay tìm kiếm sự hỗ trợ nhiều hơn của các nền kinh tế phát triển.
  • Kỳ Thư (Theo Atimes)

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty