TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 31, 2009

Náo loạn vì lãnh đạo Phú Mỹ Hưng “trốn” khách hàng

(Dân trí) - Tại buổi tiếp xúc đã hẹn sáng 31/10, Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng (PMH) đóng cửa, không làm việc nên hàng trăm cư dân PMH đã tụ tập trước cửa phòng Kinh doanh nhà PMH làm náo loạn cả khu nhà.
 >> Chưa ai “nhận” đóng thuế sử dụng đất ở Phú Mỹ Hưng
 >> Nhiều vướng mắc về cách tính thuế sử dụng đất Phú Mỹ Hưng
Ký đơn khiếu tố tập thể.
Theo thông báo trước đó của Ban đại diện Nhóm cư dân PMH khiếu nại về việc nộp tiền sử dụng đất với ban giám đốc Công ty liên doanh PMH vào ngày 24/10, cư dân PMH sẽ đến làm việc và nhận câu trả lời chính thức từ phía công ty vào buổi tiếp xúc sáng 31/10.
Tuy nhiên, vào 8h sáng 31/10, khi những cư dân đầu tiên đến làm việc thì Văn phòng Phòng Kinh doanh nhà của Công ty PMH đóng cửa với lý do “phải tập trung vào một số việc khác”.
Điều này khiến hàng trăm cư dân PHM bức xúc, tụ tập trước cửa phòng Kinh doanh nhà phản đối. Đến khoảng 10h đã có hơn 200 chữ ký của các cư dân đồng ý tham gia khiếu tố tập thể.
Việc tụ tập phản đối này của nhóm cư dân khiếu nại và nhiều người hiếu kỳ đến xem khiến khu vực đường vào toà nhà PMH hầu như tắc nghẽn. Lực lượng Công an quận 7 và dân quân tự vệ phải đến ổn định trật tự.
Theo thông báo Công ty PMH gửi nhóm cư dân khiếu nại này thì PMH cho rằng: “Vấn đề tranh chấp liên quan đến việc nộp tiền sử dụng đất không thể giải quyết được tại các cuộc gặp như trên”.
Do vậy, công ty không tiếp tục tiếp xúc với khách hàng tại cuộc gặp ngày 31/10 cũng như các cuộc gặp tương tự trong thời gian tới mà chờ hướng giải quy từ các cơ quan chức năng.
Nhóm cư dân khiếu nại tập trung trước cửa phòng Kinh doanh nhà PMH.
Về việc này, bà Nguyễn Hồng Hải, Trưởng ban đại diện Nhóm cư dân khiếu nại cho rằng: “Đó là sự né tránh của Công ty PMH. Họ đá trách nhiệm về phía UBND TP”. Theo bà thì nhóm khiếu nại dựa theo đúng pháp luật Việt Nam để làm việc và đúng theo pháp luật thì việc nộp tiền sử dụng đất là của Công ty PMH.
Còn phía PMH vẫn giữ vững quan điểm: “Căn cứ hợp đồng mua bán, các thoả thuận pháp lý giữa công ty và khách hàng; quyết định của UBND TP về thu hồi và giao đất cho người được giao quyền sử dụng đất, trách nhiệm nộp tiền sử dụng đất - theo luật pháp đất đai từ trước đến nay - luôn thuộc về người được giao đất, tức bên mua (thủ tục này đã được thực hiện từ năm 2001 đến nay)”.
Đến khoảng 11h nhóm cư dân này mới giải tán sau khi ký hoàn tất đơn khiếu tố tập thể để gửi UBND TP và các cơ quan chức năng.
Tùng Nguyên

Nhiều trẻ làm việc 14 giờ/ngày

TT - Một cán bộ Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM thừa nhận chuyện trẻ làm việc 100 giờ/tuần không phải là cá biệt. Tình trạng sử dụng lao động trẻ em vẫn diễn ra ở một số nơi thuộc TP.HCM, đặc biệt là ở quận Tân Phú - nơi đang có trẻ em phải làm việc 10-14 giờ/ngày...

Em Phạm Nhật Cường (14 tuổi) và em Đặng Thị Thùy Dương (15 tuổi) miệt mài làm việc mà không biết cuối năm ông bà chủ trả cho mình bao nhiêu tiền - Ảnh: Gia Minh

"Lâu nay nếu phát hiện tại khu dân cư có trường hợp trẻ lang thang, trẻ bỏ học, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ em bị lạm dụng sức lao động, bị ngược đãi... thì bị điểm trừ. Từ điểm trừ này có thể mất danh hiệu khu dân cư văn hóa nên không mấy ai dám báo cho cơ quan chức năng"
Phan Thanh Minh
Chiều 30-10, theo hướng dẫn của cán bộ UBND và Công an P.Phú Thạnh (Q.Tân Phú), chúng tôi vào cơ sở gia công tại địa chỉ 173/20 Thoại Ngọc Hầu do ông Trần Quang Phương làm chủ. Trong diện tích vài chục mét vuông, có gần mười lao động đang miệt mài với công việc. Ngồi lọt thỏm trong đống vải cao quá đầu là một cậu bé cởi trần.
Em là Lê Văn Nhật (15 tuổi, quê Quảng Ngãi). Nhật kể hằng ngày Nhật làm việc từ 7g30 sáng tới 11g30, chiều từ 13g hoặc 13g30 tới 17g30, tối từ 19g tới 23g, không có ngày nghỉ. Chúng tôi hỏi Nhật có được ký hợp đồng lao động không, Nhật hỏi lại: “Hợp đồng lao động là gì?”. Tiền lương bao nhiêu Nhật cũng không biết, chỉ nghe ông chủ nói cuối năm sẽ trả tiền cho về quê.
Chúng tôi cùng cán bộ của P.Phú Thạnh tới một vài điểm khác, hầu hết các lao động được hỏi đều có câu trả lời về thời gian làm việc như Nhật kể, tức mỗi tuần họ phải làm việc hơn 80 giờ, không có tiền ngoài giờ, không có ngày nghỉ.
Một vài trường hợp được hỏi tự nhận có hợp đồng lao động khi ông hay bà chủ đứng bên cạnh, tuy nhiên khi hỏi chi tiết về hợp đồng, về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có hay không thì các em đều... không hiểu những thứ đó là gì. Đây là những thanh thiếu niên tới từ nhiều tỉnh thành của cả nước, nhưng đông nhất là các tỉnh như Quảng Ngãi, Thái Bình và một số tỉnh miền Tây Nam bộ.
Tại căn nhà lầu số 553/21 Lũy Bán Bích, hơn 20 lao động đang gò mình trong không gian chật hẹp chứa đầy vải vóc nguyên liệu. Ở đây chúng tôi chỉ kịp tiếp xúc với hai trong số rất nhiều lao động “mặt còn búng ra sữa”. Một em trong dáng bộ rụt rè cầm cuốn sổ ghi tên cho chúng tôi là Phạm Nhật Cường (14 tuổi, quê ở Quảng Ngãi). Cường nói đã làm việc tại đây ba tháng nhưng không biết ông bà chủ trả lương bao nhiêu, chỉ biết cuối năm sẽ được lĩnh tiền. Tương tự là em Đặng Thị Thùy Dương (15 tuổi, quê Sóc Trăng).
Chúng tôi hỏi sao không hỏi tiền lương bao nhiêu trước khi vào làm, tới cuối năm mà ông bà chủ trả ít thì có thắc mắc gì không, Dương chỉ thỏ thẻ: “Phải chịu chứ biết sao”. Ngoại trừ một công ty TNHH, phần lớn các cơ sở mà cán bộ của P.Phú Thạnh đưa chúng tôi tới đều không đăng ký kinh doanh theo quy định. Theo một cán bộ Phòng lao động - thương binh và xã hội Q.Tân Phú, có hàng ngàn cơ sở như thế.
Chiều 30-10, ông Phan Anh Nhân, trưởng Phòng lao động - thương binh và xã hội Q.Tân Phú, cho chúng tôi biết trong chín tháng đầu năm 2009, phát hiện 23 trường hợp vi phạm các quy định về lao động, trong đó có bốn trường hợp là trẻ em. Theo ông Nhân, tình trạng sử dụng lao động là trẻ em, không có hợp đồng lao động và làm việc quá giờ là tình hình chung chứ không riêng gì Q.Tân Phú.
Ông Nhân cũng cho rằng có rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý vì thiếu cán bộ, các cơ sở phần lớn là đi thuê và liên tục thay đổi chỗ nên khó giải quyết triệt để nạn bắt trẻ em lao động quá sức.
Theo kết quả kiểm tra mới nhất của Thanh tra Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, năm 2009 đoàn công tác kiểm tra 173 cơ sở thì 62 cơ sở có sử dụng lao động trẻ em, trong đó có 149 em dưới 16 tuổi. Số lượng lao động trẻ em tập trung nhiều tại hai quận Tân Bình và Bình Tân. Các em làm việc trong điều kiện vất vả, không được ký hợp đồng lao động, thời gian làm việc 10-14 giờ/ngày. Tất cả các em lao động tại các cơ sở đều bỏ học, không được quan tâm đến kỹ năng sống, nhiều em bị lạm dụng sức lao động.

Khu vực ít bị kiểm soát
Chỉ tính từ năm 2001 đến nay báo Tuổi Trẻ đã có nhiều bài viết đề cập vấn đề lạm dụng sức lao động trẻ em nhưng tình hình vẫn không được cải thiện. Vì sao? Bà Phan Thanh Minh, trưởng phòng bảo vệ trẻ em Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, nói:
- Trường hợp em Đen mà báo Tuổi Trẻ phản ánh ngày 30-10 bị làm việc trên 100 giờ mỗi tuần là không thể chấp nhận. Đúng, đây không phải là trường hợp cá biệt mà nhiều em khác cũng bị bắt làm việc trong điều kiện như thế. Chúng tôi sẽ phối hợp với các ngành liên quan để buộc chủ cơ sở phải thanh toán tiền lương thỏa đáng cho em Đen. Qua sự việc này chúng tôi thấy công tác kiểm tra, giám sát cần được chấn chỉnh.
* Bà có biết được còn rất nhiều lao động trẻ em đang bị vắt kiệt sức mỗi ngày?
- Chúng tôi có đi kiểm tra và có nắm được. Các trường hợp trẻ em phải làm việc 14 giờ/ngày rơi vào lĩnh vực may gia công, vắt sổ. Tập trung nhiều nhất ở Tân Bình và Bình Tân. Chủ sử dụng lao động thường là hộ gia đình, hộ cá thể, các cơ sở nhỏ lẻ. Qua kiểm tra, chúng tôi cũng phát hiện nhiều phường không nắm được tình hình các cơ sở cá thể sử dụng lao động trẻ em. Trong công tác kiểm tra, đoàn phát hiện thì nhắc nhở yêu cầu chấn chỉnh.
* Đây là chuyện đã xảy ra nhiều năm liền. Tại sao không giải quyết được?
- Về cơ bản, tình hình lao động trẻ em chưa được kiểm soát chặt chẽ. TP.HCM có trên 10% trẻ em từ nơi khác đến đây kiếm sống. Các hộ cá thể, các cơ sở nhỏ thì thường xuyên sử dụng lao động trẻ em. Các hộ này tuyển dụng trẻ em vốn cùng quê với chủ và đưa vào TP làm việc, rồi nói với người xung quanh rằng các em là con cháu trong gia đình vào làm việc.
Qua kiểm tra cho thấy các em chỉ lao động ở khu vực ít bị kiểm soát, không ai để ý. Các em lại ít được tiếp xúc với người xung quanh. Một số trường hợp chủ cơ sở đưa các em vào làm việc sau nhà, trên lầu cao. Do đó, nhiều lúc cộng đồng cũng không phát hiện được. Trong điều kiện hộ nhỏ lẻ như nhà riêng không đăng ký kinh doanh, không báo cáo thuế, không báo cáo lao động, quy mô sản xuất dạng gia đình thì rất khó phát hiện và cũng khó xử lý.
* Sắp tới phải chấn chỉnh ra sao, thưa bà?
- Để giải quyết vấn đề này không chỉ cán bộ trong ngành chăm sóc trẻ em thực hiện hay phòng lao động các quận, huyện mà cần sự hỗ trợ của cộng đồng như bà con từng tổ dân phố, khu phố. Đặc biệt, công an phải tăng cường kiểm tra nhân khẩu. Khi phát hiện ban đầu thì nhắc nhở, nếu không chuyển biến thì can thiệp kịp thời.
Võ Hương
P.MINH ĐỨC
.......................................
Ý kiến bạn đọc:
TTO - Tôi cảm thấy rất bất bình vì mẹ con em Nguyễn Văn Đen bị buộc về quê với hai bàn tay trắng. Việc thiếu công nhân lao động ở thành phố mà bà Á và ông Chương nói có thể thông cảm, nhưng việc sử dụng lao động trẻ em quá giờ lao động, quá sức, và đối xử như thế, tôi không đồng tình.
Em Đen làm việc đã hơn chín tháng, buộc em về mà không trả tiền công một đồng nào, chứng tỏ bà Á và ông Chương có tật giật mình: có hành hạ các lao động nhí, và muốn quịt (không trả tiền công cho họ).
Tôi cho rằng, báo nên tiếp tục theo đuổi và lên tiếng để bên vực cho các lao động này. Với bài báo ngày hôm nay 31-10 tiêu đề "Nhiều trẻ làm việc 14 giờ/ngày" và bài báo hôm qua, tôi hy vọng các ngành chức năng sẽ vào cuộc, không chỉ đình chỉ hay lập biên bản xử phạt đơn thuần với 1 cơ sở may trái phép nêu trên, mà phải tích cực triển khai kiểm tra gắt gao với mọi cơ sở may trên địa bàn quận, thành phố HCM.
LA THỊ THÚY HỒNG
Luật lao động ngày làm 8 giờ, vợ chồng bà Á bắt em Đen làm từ 14 - 16 giờ là trái với luật, người lớn cũng chưa làm được, huống gì các em còn nhỏ chưa đủ tuổi lao động. Qua báo Tuổi Trẻ, cơ quan chức năng nên có các biện pháp kiểm tra lại các cơ sở khác để các em khác có được quyền lợi chính đáng, đồng thời xử lý nghiêm minh các cơ sở vi phạm.
NGUYỄN HỮU

Vụ đụng tàu trên vùng biển Cà Mau: Đã đưa thi thể hai nạn nhân vào đất liền

Thứ Bảy, 31/10/2009, 10:48 (GMT+7)

TT - Tối 30-10, ông Đặng Văn Bình (thuyền trưởng tàu cào đôi KG 1170-TS) cho biết đã đưa được thi thể hai nạn nhân vào đất liền. Đó là nạn nhân Võ Văn Dững (ngụ phường An Hòa, TP. Rạch Giá, Kiên Giang) và Nguyễn Thanh Hùng (ngụ Long Bình, huyện Long Mỹ, Hậu Giang).
Hiện sáu nạn nhân còn lại gồm Quách Văn Chức (thuyền trưởng tàu KG 90977-TS, 53 tuổi, An Hòa, TP Rạch Giá, Kiên Giang), Quách Văn Út (Út Anh, 23 tuổi, con ông Chức), Lê Văn Mẫn (30 tuổi, con rể ông Chức), Võ Văn Cường (33 tuổi, con ông Dững), Nguyễn Duy Thuận (17 tuổi) và Hồ Sĩ Tài (24 tuổi, gần nhà ông Dững) vẫn chưa tìm được thi thể. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết hầu hết các nạn nhân đều là bà con với nhau, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.
Anh Võ Hoàng Vũ (23 tuổi, một trong năm người may mắn thoát chết đã về được đất liền) bàng hoàng kể lại: “Lúc đó khoảng 21 giờ ngày 27-10 tại vùng biển thuộc Cà Mau, anh em đang ngồi vá lưới thì phát hiện một chiếc tàu chạy với vận tốc rất nhanh đụng vào. Do bị đụng bất ngờ nên anh em không kịp phản ứng. Khi tàu chìm thì mọi người không thể hỗ trợ được cho nhau. Lúc tôi nổi lên mặt biển thì chỉ thấy tàu gây tai nạn mang toàn là chữ nước ngoài và tôi chỉ đọc được chữ hàng đầu tiên là Y”.
TẤN THÁI

Hai công an xã bị chém trọng thương khi làm nhiệm vụ.

Thứ Bảy, 31/10/2009, 08:10 (GMT+7)

TT - Ngày 30-10, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết tại xã Hi Cương, TP Việt Trì xảy ra một vụ chống người thi hành công vụ nghiêm trọng.
Một số thanh niên đã dùng kiếm chém trọng thương hai cán bộ Công an xã Hi Cương, hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện 198 Bộ Công an. Công An TP Việt Trì đang khẩn trương truy bắt những kẻ gây án.

'Ông Sam Rainsy nhổ cọc mốc biên giới là ngang ngược'

Cập nhật lúc 21:43, Thứ Sáu, 30/10/2009 (GMT+7)
,
 - Phát biểu trước hành động của Chủ tịch đảng Sam Rainsy Campuchia nhổ cọc dấu tạm thời phân mốc biên giới Việt Nam và Campuchia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam coi đây là hành động "ngang ngược", vi phạm pháp luật hợp tác giữa hai nước. 

Mô tả ảnh.ời pha
Người phát ngôn: Hành động của ông Sam Rainsy là "ngang ngược". Ảnh: LAD
Theo thông tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 25/10 vừa qua, ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng Sam Rainsy (SRP) của Campuchia đã tới khu vực đang phân giới cắm mốc giữa tỉnh Long An và tỉnh Svay Riêng, nhổ 6 cọc dấu tạm thời xác định vị trí mốc 185 mang về Phnôm Pênh. Không chỉ vậy, ông Sam Rainsy cũng đã có nhiều phát biểu vu cáo Việt Nam “chiếm đất của Campuchia thông qua việc phân giới cắm mốc”.
Phản ứng trước hành động và phát biểu của ông Sam Rainsy hôm nay (30/10), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói hành động của ông Sam Rainsy là "ngang ngược, phá hoại tài sản chung, vi phạm pháp luật của cả Campuchia và Việt Nam, vi phạm các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận giữa hai nước, ngăn cản và phá hoại tiến trình phân giới cắm mốc".
Bà Nga cho hay hiện nay, Việt Nam và Campuchia đang khẩn trương tiến hành công tác phân giới cắm mốc biên giới. Việc bảo vệ các cột mốc và cọc dấu trên thực địa là nghĩa vụ chung của chính phủ và nhân dân hai nước, phù hợp với các thoả thuận song phương và luật pháp quốc tế.
"Các phát biểu vu cáo Việt Nam của Sam Rainsy là thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm, nhằm mục đích kích động hận thù, phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia", người phát ngôn nói.
Bà đồng thời nhấn mạnh "Chính phủ Việt Nam lên án mạnh mẽ những hành động và phát biểu của ông Sam Rainsy, đồng thời yêu cầu Chính phủ Campuchia có các biện pháp xử lý thích đáng những hành động phá hoại, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước.”

  • Xuân Linh


    Tuesday, October 27, 2009

    Sam Rainsy uproots VN border markers

    Tuesday, 27 October 2009
    by Meas Sokchea
    Phnom Penh Post

    O
    PPOSITION leader Sam Rainsy uprooted six demarcation poles on the Cambodia-Vietnam border Sunday after leading his party’s Kathen festival procession to the Ang Rumdenh pagoda in Svay Rieng province’s Sam Raung commune, Chantrea district, saying that the poles were placed illegally by Vietnamese authorities.

    Sam Rainsy said Monday that the poles he removed were not border markers accepted by both countries but had been erected only recently by Vietnam.

    “As I was putting a money offering in a monk’s bowl, people approached me and asked me for help. I asked them, ‘With what do you need my help?’ And they told me, ‘[The Vietnamese] took Khmers’ land’”, Sam Rainsy said, adding that the residents’ rice fields and the pagoda were located about 100 metres from the border.

    Sam Rainsy said the people who lost their land told him that a few months ago, about 10 officials from Vietnam and one Cambodian came to measure their land and then set up poles on it, declaring that the area fell within the “white zone” – a buffer strip whose use is denied to people from either nation.

    Sam Rainsy said that these poles were not official and that people in the area told him they had already removed similar poles earlier this year.

    Svay Rieng provincial Governor Cheang Am said he did not know why Sam Rainsy uprooted the poles, which had been set up by a joint committee of Cambodians and Vietnamese, but that Sam Rainsy must be held responsible before the law.

    “These poles are difficult to put up. They were plotted properly, in accordance with procedure,” he said.


,

Bài cuối: Công nghệ “hồ người”

Cuộc giải cứu 9 cô gái từ động quỷ:
Cập nhật lúc 07:07, Thứ Bảy, 31/10/2009 (GMT+7)
,
 - Để đưa các cô gái Việt Nam đến được địa chỉ “bán tận ngọn” lên tới hàng trăm triệu một cô, các điểm trung chuyển như nhà hàng “Lảo chí diểu” phải giữ chân các cô tại đây, giam giữ, nuôi... nhốt trong cả tháng trời. Quãng thời gian đó, dân trong nghề gọi là “công nghệ hồ người”...

"Công nghệ hồ người”

Về tới tỉnh lỵ Quảng Đông, đồng hồ chỉ 3h sáng. Người mệt rã rời vì phải trải qua hành trình liên tục dài, đến lúc ấy anh Thi mới chợt nhớ, là cả ngày chưa có gì vào bụng. Thế nhưng, niềm vui giải thoát được các cháu an toàn, khiến anh quên đi tất cả.

Mô tả ảnh.
Nụ cười rạng rỡ của "ông trưởng thôn tinh quái" - Ảnh: Kiên Trung
Tại trụ sở Công an tỉnh Quảng Đông, cơ quan chức năng đã làm thủ tục lấy lời khai của từng cô gái để làm hồ sơ lưu ngay trong đêm. Cả 9 cô gái đều bị kẻ xấu lợi dụng, rủ rê, lừa gạt, sau đó áp dụng cùng một thủ đoạn là cho thuốc mê rồi “tuồn” sang Trung Quốc.


Qua câu chuyện của các cán bộ công an Trung Quốc nói với nhau và qua lời phiên dịch của Minh, anh Thi biết được, những kẻ vi phạm pháp luật của nhà hàng “Lảo chí diều” sẽ bị truy tố về tội danh giam giữ, mua bán phụ nữ nước ngoài trái pháp luật.
 
9 cô gái được nghỉ lại một đêm tại trụ sở công an tỉnh Quảng Đông, sớm hôm sau, họ được mua vé xe trở về Việt Nam. Lúc này, ngày Tết truyền thống của Việt Nam sắp cận kề.

Trong số 9 cô gái vừa được giải cứu, mỗi cô đều ở một tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Hà Tây, Hòa Bình... Thời gian đến "động quỷ" của mỗi cô khác nhau, nhưng tất cả đều giống nhau ở một điểm: bị kẻ xấu lừa gạt, đến khi tỉnh dậy đã thấy mình ở một nơi xa lạ, không hiểu xung quanh mọi người nói tiếng gì. Họ đều sắp sửa chung một hoàn cảnh đã được sắp đặt sẵn: bị bán qua tay nhiều mối, và trở thành gái mại dâm để “trừ nợ” cho chính số tiền mà những kẻ đã bỏ ra mua mình về làm món hàng. 

Câu chuyện bi thảm nhất, đấy là hai chị em ruột cùng bị lừa bán sang Trung Quốc, cùng gặp nhau tại nhà hàng “Lảo chí diều”, và cả hai cùng may mắn được cứu thoát nhờ ông trưởng thôn Đặng Ngọc Thi.

L.T.T và L.T.C là hai chị em ruột quê ở một huyện miền núi tỉnh Hòa Bình. Trước khi bị lừa sang Trung Quốc, T. đã lấy chồng. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có công ăn việc làm, T. được giới thiệu đi nấu cơm cho một công trường đang thi công ở dưới phố huyện. Thế nhưng, kẻ “môi giới công việc” đã lừa cô gái nhẹ dạ xuống tận Hà Nội để... thi tuyển, nộp hồ sơ! Từ HN, T. bị kẻ xấu đưa sang Trung Quốc.

Cả nhà T. vẫn đinh ninh con mình đã tìm được công việc, có thu nhập, và đang nấu cơm cho một công trường mà không hay biết T. đã bị đưa sang Trung Quốc. Một thời gian sau, đến lượt cô em gái C. cũng chịu chung số phận. C. được giới thiệu đi bán hàng quần áo, nhưng bán hàng ở đâu không thấy, em bị đưa thẳng sang Trung Quốc. Khi tỉnh dậy, C. thấy mình đang ở một nơi xa lạ. Và thật kinh ngạc, C. gặp người chị ruột của mình ở "Lảo chí diều". Cả hai chị em gái bị lừa bán, cách nhau trong vòng đúng 1 tháng trời.

Ngoài chị em T., C., còn có em Lê Thanh T. (quê huyện Thường Tín, Hà Nội); em Trần Thị H. (huyện Đại Từ, Thái Nguyên); em Dương Thị T. (Lạng Sơn); Nguyễn Thị N. (Ba Vì, Hà Nội); Lê Thị T. (Hà Nội); Đặng Mai L. (Hải Dương). Cô thôn nữ 19 tuổi quê Nam Định, Nguyễn Thị H. (cháu gọi ông trưởng thôn Đặng Ngọc Thi là chú rể) là người cuối cùng bị đưa đến nhà hàng "Lảo chí diều".

Những kẻ lừa bán các cô gái sang Trung Quốc chỉ nhận được một số tiền rất nhỏ (5 – 7 triệu đồng/cô). Đến được các “trạm trung chuyển” như "Lảo chí diều", giá mỗi cô là 70 triệu đồng. Đến được Hồng Kông, con số này là 200 triệu.

Thời gian giam giữ các cô gái tại nhà hàng "Lảo chí diều" thực chất là thời gian hồ người. Các chủ buôn người không cho các em ra bên ngoài, bí mật nuôi dưỡng để các cô lại sức sau quãng đường cả ngàn cây số, chăm cho các cô "có da có thịt"... Đến khi các cô đã "má đỏ môi hồng", “tuốc” lại nhan sắc bằng cách ép tóc, nhuộm tóc..., khi ấy mới là thời điểm “xuất hàng” và mới bán được giá “tận ngọn”.

Cắm bằng lái xe mua quần áo lót cho các cháu

Trên suốt chặng đường hàng ngàn cây số từ Quảng Đông về thị trấn Đông Hưng, rồi từ Đông Hưng về Móng Cái, ông trưởng thôn vẫn chưa yên vì một nỗi lo: liệu có chuyện gì xảy ra trên đường về hay không? Bởi vì, ông phải lo lắng tính mạng cho cả 9 cô gái vừa được giải thoát từ giới giang hồ...

Anh Thi nhớ lại, hôm về tới cửa khẩu Móng Cái, trời bắt đầu tối. Phố núi bắt đầu lên đèn. Thở phào nhẹ nhõm vì đã đặt chân lên địa phận VN, thế nhưng, một nỗi lo khác lại hiện hữu, đó là những đồng tiền cuối cùng trong người đã cạn.

Mô tả ảnh.
Chân dung trưởng thôn "liều lĩnh và mưu trí" - Ảnh: Kiên Trung
Anh Thi quyết định nghỉ lại một đêm, sau đó gọi điện thoại báo tin về nhà cho gia đình là đã tìm được người, gia đình chuẩn bị xe, tiền... để sớm hôm sau lên Móng Cái đón đoàn. Tất cả tiền nghỉ, tiền ăn... đều mua bán chịu.


“Việc quan trọng nhất của mình là cứu người thì đã làm được, không những thế còn cứu được 8 cô gái khác. Hơn nữa, về đến VN, dù gì cũng đã ở trên đất của mình, nên không phải lo lắng nhiều nữa...” - anh Thi nói.

Khuya, cả 9 cô gái đều rụt rè, không cô nào chịu đi tắm giặt. Gặng hỏi, anh mới được biết, cả 9 cô không còn bộ quần áo nào khác để thay thế. Anh Thi đánh liều mang giấy tờ tùy thân, bằng lái xe đi cầm ở tiệm cầm đồ được 400 ngàn, mua vừa đủ 9 bộ quần áo nữ.

“Việc khó mình đã làm được. Nhưng quả thật, tình thế đó là tình thế trớ trêu nhất. May mình đã có gia đình, đã có con lớn, nên cũng đành nhắm mắt nhắm mũi đi mua quần áo lót cho các cháu vào lúc nửa đêm...” - anh cười.

Cuộc hội tụ đầy nước mắt

Sáng hôm sau, người nhà dưới Nam Định thuê một chiếc xe 16 chỗ lên Móng Cái để đón đoàn. Trên đường đi, anh lấy địa chỉ, số điện thoại của từng cháu để liên lạc với gia đình. Có những cháu, chỉ nhớ được là ở làng mình, có nhà ông này, nhà người kia có máy điện thoại, nhưng không biết số. Lại phải kiên nhẫn dò hỏi 1080 ở các tỉnh để xin số, rồi gọi điện thoại hẹn gặp người nhà các cháu lên đón con...

Anh Thị kể lại: “Có những gia đình, khi nghe tôi thông báo là con/cháu mình vừa thoát khỏi động quỷ ở Trung Quốc, họ vẫn không tin, vẫn quả quyết là “cháu nó vừa mới đi làm xa được vài tháng, làm sao mà sang đó được...”. Có những người không kìm được niềm hạnh phúc, vì quá bất ngờ, và không tin đó là sự thật, đã bật khóc ngay trong điện thoại...”

Mô tả ảnh.
Bằng khen của GĐ C.A tỉnh Nam Định cho ông trưởng thôn có nhiều thành tích trong công tác phòng chống tội phạm.  - Ảnh: Kiên Trung

Chọn khách sạn Kim Liên B ở Hà Nội làm điểm gặp gỡ, anh thông báo và đề nghị các gia đình phải trực tiếp cử người thân lên đón con/em mình. Cuộc gặp gỡ bất ngờ cuối năm là cuộc hội ngộ đầy xúc động mà anh nhớ mãi.

“Nhiều gia đình, khi đến có cả công an xã đi theo, vì họ vẫn không tin, vẫn nghi ngờ mình nói dối. Đến nơi, họ mới té ngửa ra, và bật khóc khi nghe câu chuyện về cuộc hành trình hàng ngàn cây số của chúng tôi mấy ngày qua... Nhiều phụ huynh cảm động, nói trong nước mắt. Họ bắt con cái mình phải nhận tôi là ân nhân, là người “đẻ” ra các cháu lần thứ hai... Có gia đình, tâm sự rất chân thành, và xin phép được hỗ trợ một phần nhỏ chi phí cho chuyến giải cứu người bên Trung Quốc...” – anh Thi nhớ lại.

“Tôi vừa nhận được điện thoại của gia đình cháu L.T.C (quê Hòa Bình) mời lên dự đám cưới của cháu. Năm ngoái, cháu L.T.T (Hà Nội) cũng đã tổ chức thành hôn với một chàng trai làm thợ cơ khí, mình cũng được tham dự... Thú thực, nhìn các cháu hạnh phúc trong ngày trọng đại của cuộc đời, mình cảm thấy ấm lòng. Vì đấy là sự nỗ lực của các cháu, các cháu đã tìm được hành phúc chân chính của mình... Nếu như không có cuộc hành trình gian nan ấy, không ai dám chắc, bây giờ số phận các cháu sẽ như thế nào...” – trưởng thôn Thi tâm sự. 
Kiên Trung

Chỉ huy tàu khu trục Hoa Kỳ gốc Việt trở lại quê hương


30/10/2009


Commander Hung Ba Le
Ông Hùng nói ông 'có ít ký ức về Việt Nam', nhưng vẫn bị cuốn hút bởi 'văn hóa, và người dân của nước này'
Ông Lê Bá Hùng, một sĩ quan hải quân Hoa Kỳ gốc Việt từng rời Việt Nam khi còn là một cậu bé 5 tuổi và được một tàu hải quân Hoa Kỳ vớt ngoài biển, sẽ ghé thăm Việt Nam trên một tàu khu trục do ông chỉ huy.

Ông Hùng sẽ đến Việt Nam vào tháng tới trên tàu khu trục Lassen được trang bị tên lửa hướng dẫn.

Theo một bản tin của Hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Sáu, đây là chuyến trở lại Việt Nam lần đầu tiên của ông Hùng kể từ khi ông và gia đình cùng với làn sóng người tị nạn rời nước sau những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam.

Ông Hùng sinh ra tại thành phố Huế. Ông và gia đình đã được một tàu hải quân Hoa Kỳ vớt trên biển vào ngày 2 tháng 5 năm 1975.

Gia đình ông đã định cư ở phía bắc bang Virginia, và ông sau đó trở thành công dân Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Hải quân Hoa Kỳ năm 1992 với văn bằng cử nhân kinh tế.

Ông Hùng nói trong một bản tin của Hải quân Hoa Kỳ: 'Với cá nhân tôi, đây sẽ là kinh nghiệm tuyệt vời khi lần đầu tiên tôi trở lại vùng đất nơi tôi đã sinh ra và đã rời xa khi còn là một đứa trẻ'.

'Tôi có rất ít ký ức về Việt Nam, nhưng tôi cảm thấy văn hóa và người dân của đất nước này vẫn cuốn hút tôi'.

Ông Hùng nói: 'Tôi cùng thủy thủ đoàn của tôi tự hào được đại diện cho đất nước Hoa Kỳ trước nhân dân Việt Nam và chuyến viếng thăm là một biểu tượng cho tình hữu nghị giữa hai quốc gia, và chúng tôi thực sự cảm thấy vinh hạnh được là một phần của biểu tượng đó'.

Ông Hùng trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên chỉ huy một tàu hải quân Hoa Kỳ từ tháng Tư năm nay.

Hiện ông chỉ huy tàu khu trục Lassen với thủy thủ đoàn gần 300 người. Tàu này thuộc đệ thất hạm đội Hoa Kỳ, sẽ đồn trú ở Yokosuka, Nhật Bản.

Hải quân Hoa Kỳ cho biết chi tiết về nơi chốn và ngày giờ chuyến thăm của tàu khu trục Lassen đến Việt Nam sẽ được công bố sau.

Sources: AFP, US Navy

Tàu đánh cá bị đâm chìm, 2 người chết, 6 người mất tích

Thứ Sáu, 30/10/2009, 22:48 (GMT+7)

Đại tá Huỳnh Thanh Văn, chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang, cho biết một tàu đánh cá của ngư dân Kiên Giang vừa gặp tai nạn nghiêm trọng trên vùng biển Cà Mau làm 2 người chết, 6 người mất tích.
Đến ngày 30-10, thi thể 2 người chết đã được lực lượng cứu hộ và gia đình đưa vào bờ an táng; 6 thủy thủ mất tích còn lại đang được lực lượng cứu hộ cứu nạn cùng các ngư dân tích cực tìm kiếm.
Vụ tai nạn xảy ra vào 21g ngày 27-10, tàu đánh cá Như Phượng mang biển số KG 90977 TS đang khai thác hải sản trên vùng biển Cà Mau thì bất ngờ bị một chiếc tàu buôn đâm chìm rồi bỏ chạy.
Tàu đánh cá Như Phượng là của gia đình bà Trần Thị Cẩm Như, thường trú tại phường An Bình, TP.Rạch Giá (Kiên Giang).
Hiện Bộ đội Biên phòng, Cảng vụ Kiên Giang phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau và chủ tàu khẩn trương tìm kiếm người mất tích, trục vớt tàu tàu chìm, đồng thời truy tìm tung tích chiếc tàu gây tai nạn.

Lật tẩy 4 trạm thu phí 'chui' trên tuyến cửa ngõ thủ đô

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/10/3BA151F1/

Thanh tra Sở Giao thông Hà Nội vừa kiểm tra và yêu cầu dỡ bỏ 4 trạm thu phí không phép gần đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Sự việc được phát giác khi ngành tổ chức lại giao thông để sửa chữa mặt cầu Thăng Long.
> Sửa cầu Thăng Long, giao thông tắc nghẽn

Chiều 30/10, ông Thạch Như Sỹ, Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho VnExpress.net biết, 4 trạm thu phí không phép gồm: trạm thu phí đường Vực D (xã Hải Bối), điểm thu phí đầu đường Nam Hồng đi huyện Đông Anh, điểm thu phí đường Nam Hồng đi Mê Linh và điểm thu phí đầu cầu kênh giữa thuộc xã Kim Chung.

Cả 4 trạm đều nằm trên địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội), bị phát hiện khi thanh tra Sở tổ chức phân luồng giao thông phục vụ dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đang xuống cấp.

Cầu Thăng Long đang được phân luồng để sửa chữa. Ảnh: Xuân Tùng
Cầu Thăng Long đang được phân luồng để sửa chữa. Ảnh: Xuân Tùng

Ông Sỹ cho biết, theo quy định, tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài chỉ được phép đặt 1 trạm thu phí. Thế nhưng qua kiểm tra, Thanh tra Sở phát hiện trong bán kính hơn 10 km từ Bắc Thăng Long ra Nội Bài có tới 5 trạm thu phí, trong đó có 4 trạm thuộc địa phận Hà Nội.

"Theo quy định, các trạm thu phí phải được lập cách nhau 70 km và trạm của Cục Đường bộ chỉ được phép thu trên đường Bắc Thăng Long đi Nội Bài còn vào địa phận Hà Nội là không được phép", ông Sỹ nói.

Sau khi phát hiện 4 trạm thu phí không phép, Thanh tra Sở đã lập biên bản và yêu cầu đơn vị chủ quản là Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8 phải dỡ bỏ trước ngày 31/10.

"Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8 và các cơ quan liên quan để có các hình thức xử lý tiếp theo", ông Sỹ cho biết.

Bắc Thăng Long - Nội Bài là tuyến đường cửa ngõ thủ đô, nối trung tâm với sân bay Nội Bài với mật độ giao thông lớn.

Trước đó, để phục vụ cho việc sửa chữa cầu Thăng Long (nằm trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài), Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có kế hoạch phân luồng hợp lý và nghiên cứu đề xuất phương án miễn phí cho các phương tiện qua lại cầu trong thời gian sữa chữa từ 23/10/2009 đến 30/1/2010.

Cầu Thăng Long được xây dựng từ những năm 1985, do CHLB Nga giúp đỡ. Cầu nằm trên con đường nối trung tâm thành phố đến sân bay quốc tế Nội Bài. Mặt cầu bị hư hỏng nặng nên nếu kéo dài, nước sẽ thẩm thấu và gây hư hỏng lớp bản thép, ảnh hưởng tới chất lượng và tuổi thọ của cầu.

Trước tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đầu tư hơn 90 tỷ đồng để bóc toàn bộ lớp phủ mặt cầu cũ, làm mới lớp phủ mặt cầu rộng 16,5 mét, dài gần 1,7 km. Phần mặt cầu trên phần đường dành cho người đi bộ được giữ nguyên trạng. Dự kiến việc sửa chữa thực hiện trong 3 tháng.

Để phục vụ cho việc sửa cầu, từ 23/10, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cắm biển cấm ôtô tải, xe khách qua cầu, chỉ cho phép các loại xe con, xe buýt... đi trên mặt cầu và buộc xe máy phải đi tầng dưới. Điều này khiến các ôtô phải đi đường vòng.

Friday, October 30, 2009

Ngân Hàng Trung Ương Úc bị điều tra vụ hối lộ để bán giấy in tiền cho CSVN

Ngân Hàng Trung Ương Úc bị điều tra vụ hối lộ để bán giấy in tiền cho CSVN
Saturday, May 23, 2009 Bookmark and Share
medium_VN-090523-polymer.jpg

Ðồng tiền CSVN bằng giấy nhựa polymer mệnh giá 500,000 đồng được trình làng lần đầu tiên ở Hà Nội. (Hình: AFP/Getty Images)

MELBOURNE (NV) - “Trả hàng triệu đô la tiền hoa hồng cho công ty Việt Nam CFTD mà công ty con của công ty này là Banktech được điều hành bởi con trai của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước vào thời gian Ngân Hàng Trung Ương (CSVN) chuyển từ tiền giấy sang tiền giấy nhựa polymer năm 2002. Một cuộc điều tra tham nhũng năm 2007 của nhà nước CSVN thấy vai trò của thống đốc (Lê Ðức Thúy) trong vụ (in tiền) là không bình thường và thiếu khách quan.”

Báo The Age ở nước Úc viết như vậy trong bài báo nói về cuộc điều tra đang tiến hành ở nước này về các nghi vấn quanh chuyện Ngân Hàng Trung Ương Úc liên quan đến các vụ hối lộ cho quan chức ngoại quốc trong đó có Việt Nam nhằm trúng thầu dịch vụ in tiền hay bán trang bị và giấy in tiền.

Sự khéo léo để tránh tiếng hối lộ là trả tiền hoa hồng cao bất thường cho các người môi giới.

Theo tờ báo nói trên, công ty Securency Pty Ltd., một công ty ở Melbourne chuyên về cung cấp in tiền, một nửa là do Ngân Hàng Trung Ương Úc (Reserve Bank of Australia) làm chủ, đã trả những khoản tiền rất lớn dưới hình thức hoa hồng (commission) cho các người môi giới. Trong số những người môi giới này có cả những người từng liên quan đến các vụ tai tiếng tham nhũng, tờ báo trên nói như vậy.

Ngoài việc cung cấp vật liệu để in tiền cho chính phủ Úc, công ty Securency còn cung cấp vật liệu in tiền cho 26 nước khác trên thế giới trong đó có CSVN.

Chủ tịch công ty Securency Pty Ltd. lại là Robert Rankin, phó thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Úc.

Hội đồng quản trị của công ty cũng còn có hai người nữa cũng là viên chức cao cấp của Ngân Hàng Trung Ương Úc và nhiều viên chức điều hành công ty đến từ công ty Innovia Films (làm chủ phân nửa công ty Securency).

Bài báo tiết lộ từ cuộc điều tra cho thấy công ty Securency đã trả những số tiền hoa hồng lớn bất thường ở Uganda, South Africa, Ấn Ðộ.

Một số tin tức nội bộ ở công ty Securency cho rằng một số người môi giới đã được trả hoa hồng lên từ 10% đến 20% nếu họ giúp cho công ty có được mối làm ăn. Nhưng hoa hồng bình thường của kỹ nghệ này chỉ từ 2% đến 6% mà thôi.

Hồi năm 2007, một số báo chí ở Việt Nam, trong đó có tờ Tuổi Trẻ viết nhiều về vấn đề in tiền polymer ở Việt Nam. Trên nguyên tắc, giấy bạc nhựa polymer tránh được những khuyết điểm của loại tiền giấy, nhưng trên thực tế đã có rất nhiều khuyết điểm xảy ra trong đồng tiền loại này ở Việt Nam.

In nhòe, vàng ố, không rõ, mau phai là một số trong những khuyết điểm của tiền polymer CSVN. Ông Lê Ðức Thúy, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương CSVN hồi đó, khi đem trình diện lần đầu tiên phát hành tiền polymer ca tụng “công đức” của nó đủ thứ, nhất là giúp chế độ đối phó với bạc giả.

Nhà cầm quyền CSVN đối diện với nạn tiền giả nghiêm trọng đến độ hầu hết các cửa hàng, ngay cả các người bán hàng ở chợ, cũng phải mua máy soi để phân biệt tiền thật tiền giả. Nhưng nay, người ta vẫn thấy thỉnh thoảng báo chí trong nước nói đến những vụ bắt người vận chuyển và tiêu thụ tiền CSVN giả kể cả loại tiền giấy polymer.

Báo The Age nói rằng một số người môi giới của Securency có quan hệ “rất gần với chính phủ hay viên chức Ngân Hàng Trung Ương của các nước từng bị tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) xếp vào hàng rất tham nhũng”.

Khi báo chí ở Việt Nam khui ra những điều tệ hại bất thường của đồng tiền polymer, năm 2006, người ta được biết Lê Ðức Minh, con trai ông Lê Ðức Thúy, là viên chức quản lý của công ty Banktech, công ty nhập cảng giấy polymer và mực in tiền từ Úc của Securency để cung cấp cho Ngân Hàng Trung Ương CSVN.

Ông Thúy từng phải làm tờ “giải trình” với chính phủ về vụ tai tiếng in tiền liên quan đến cha con ông và cả vụ chiếm dụng qua mánh mung một công thự làm của riêng không thuộc diện bán lại. Kết luận về cuộc điều tra không thấy công bố cho công chúng biết sự thật nhưng sau đó, ông Thúy đã mất chức thống đốc ngân hàng và ông cũng phải trả lại căn nhà kia.

Tuy trả lại nhà, ông Thúy vẫn được bồi thường một số tiền lên nhiều trăm ngàn đô la vì đã bỏ ra xây lại và lên lầu. Với cái đồng lương khiêm tốn mà ông từng nói vợ ông phải xách giỏ đi chợ mỗi ngày thì ông đào đâu ra một số tiền lớn như vậy để đập căn nhà cũ để làm mới nếu không có những khoản tiền đến từ “lậu” chứ không phải “lương”.

Hồi đó, ông Thúy đã giải thích với báo chí trong nước về phẩm chất tiền polymer khi mọi người nhìn thấy những chứng cớ phơi bày trên báo. Tuy nhiên ông lờ chuyện con ông dính dáng thế nào đến dịch vụ độc quyền nhập cảng giấy polymer và mực in mà con ông là phó giám đốc công ty Banktech.

Một đại biểu Quốc Hội, bà Nguyễn Thị Việt Nhân, đại biểu tỉnh Kiên Giang, từng cáo buộc là bà nhận được các tài liệu do viên chức cấp dưới của ông Thúy tại Ngân Hàng Nhà Nước nói đến những liên hệ có dấu hiệu mờ ám của con ông Thúy.

Bản tin của The Age nói rằng bản kết luận điều tra của Thanh Tra Chính Phủ CSVN nói con trai ông Thúy, khi làm cho Banktech “tuy không trái qui định của pháp luật nhưng đã gây nghi ngờ về sự khách quan, minh bạch.”

Tuy ông Thúy không bị mất chức ngay nhưng bản kết luận điều tra của thanh tra chính phủ CSVN cũng đã nói rằng việc ông bố thống đốc mua hàng từ ông con (độc quyền) thì không tránh được sự nghi ngờ sự ngay thẳng liêm chính.

Khi vụ án tham nhũng ở ban quản trị Dự Án Cầu Ðường PMU 18 của Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN nổ ra, Tổng Giám Ðốc Bùi Tiến Dũng và nhiều sếp lớn nhỏ ở công ty này đi tù, con rể Nông Ðức Mạnh cũng là một sếp ở đây thì không hề thấy báo chí nào đụng chạm tới và cũng không hề thấy bị điều tra.

Ðược biết, cảnh sát Úc đang được giao trách nhiệm điều tra về các nghi vấn hối lộ cho viên chức chính phủ ngoại quốc hay trả hoa hồng bất thường cho những thành phần trung gian rồi sẽ đưa cái “bất thường” đó tới tay kẻ có quyền quyết định mua đồ và dịch vụ của Securency theo một cách kín đáo nào đó.

Vụ hối lộ 10 triệu đô la Úc in tiền Polymer: Úc tiếp tục điều tra, Hà Nội im lặng

Hình bên: Lê Đức Thúy, người quyết định cho VN sử dụng tiền polymer, sau khi mất chức Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước nay đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Hình: STAN HONDA/AFP/Getty Images.

Lời tòa soạn: Sau một thời gian rất ngắn được loan tin, nay báo chí ở Việt Nam đã hoàn toàn im lặng trong khi cảnh sát Liên bang Úc đã mở cuộc điều tra toàn diện xung quanh các cáo buộc một công ty “con” của Ngân hàng Trung ương Úc đưa hối lộ để đổi lấy hợp đồng in tiền Polymer trong đó có cả hợp đồng với Việt Nam. Vụ hối lộ này liên quan đến Lê Đức Minh, con trai Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN (1999-2007).

Bài viết dưới đây của phóng viên Thiện Giao, Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho thấy những tin tức mới nhất của vụ hối lộ này.

***

Cục Cảnh Sát Liên Bang Úc Châu xác nhận rằng vụ công ty Securency đã được nâng cấp từ mức độ “lượng định” lên thành “điều tra.”

Securency, một công ty Úc, bị cáo buộc đưa hối lộ tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và vụ này gắn liền với con trai cựu Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, Lê Đức Thúy, người quyết định cho Việt Nam sử dụng tiền polymer của Securency.

Bản tin của tờ Sydney Morning Herald ra ngày 22 tháng Sáu cho biết Cục Cảnh Sát Liên Bang Úc Châu quyết định tiến hành điều tra toàn diện liên quan đến các cáo buộc một công ty con của Quỹ Dự Trữ Liên Bang Úc tham gia một số hoạt động sai trái tại nước ngoài để thắng thầu dự án in tiền polymer.

Quyết định mở rộng điều tra toàn diện được đưa ra chỉ 3 tuần sau một cuộc điều tra sơ bộ.

Bài báo cho biết Phân Bộ Kinh Tế và Tác Vụ Đặc Biệt của Cục Cảnh Sát Liên Bang Úc sẽ phụ trách các cuộc điều tra sắp tới.

Công ty Securency, với 50% tài sản thuộc quyền sở hữu của Quỹ Dự Trữ Liên Bang Úc, bị cáo buộc đưa hối lộ tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Hồi cuối tháng Năm rồi, báo The Age của Úc viết rằng một số quan chức của Securency “thừa nhận đã trả cho một môi giới Việt Nam tối thiểu 10 triệu Úc kim để làm công việc chủ yếu là thông dịch.”

Vụ trả 10 triệu Úc kim để “làm thông dịch” liên hệ đến một chuỗi sự việc xảy ra từ năm 2002 tại Việt Nam.

Vào năm này, Securency thắng một hợp đồng quan trọng, cho phép công ty này in tiền nhựa cho Việt Nam.

Tờ The Age viết, Securency thắng hợp đồng “sau khi công ty này thuê một công ty khác, mà công ty ấy có nhân viên là con trai của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, làm việc trong tư cách môi giới địa phương.”

Bài báo cũng nói, tin tức bên trong tiết lộ là Securency trả những khoản hoa hồng kết xù vào một trương mục tại ngân hàng Thụy Sĩ của công ty CFTD (Company For Technology and Development). CFTD là “công ty mẹ” của công ty BankTech. Giám đốc BankTech là ông Lê Đức Minh, con trai Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam lúc bấy giờ, là ông Lê Đức Thúy.

Lê Đức Thúy là người quyết định sử dụng tiền polymer của Securency.

Bài báo trên Sydney Morning Herald cho biết chính Quỹ Dự Trữ Liên Bang Úc hồi tháng rồi đã yêu cầu Cục Điều Tra Liên Bang lượng giá các cáo buộc rằng Securency trả những khoản hoa hồng lớn cho các nhân vật nước ngoài có nhiều quan hệ và có thể giúp thắng thầu các dự án in tiền.

Bài báo nói một số nhân vật nước ngoài có quan hệ với Securency đã từng được nhắc đến trong các điều tra tham nhũng tại Châu Á và Châu Phi.

Một số nhân vật của Securency từng quan ngại, rằng tiền hoa hồng trả cho người nước ngoài với “nhân thân có nhiều vấn đề” sẽ khiến công ty khó tránh khỏi cáo buộc mua chuộc, đút lót.

Trả “lại quả” cho quan chức nước ngoài là một trong các quan ngại như vậy.

Các khái niệm “hoa hồng,” “lại quả,” “hối lộ” là một trong những điểm mấu chốt của vụ này.

Theo nhận định của Luật sư Nguyễn Vân Nam, hiện đang làm việc tại Sài Gòn, thì luật pháp các nước có những định nghĩa và phân biệt rõ ràng khái niệm “lại quả,”“hoa hồng” và “hối lộ.” Các định nghĩa này phụ thuộc vào phong tục tập quán và đạo lý kinh doanh của từng nước. Tuy nhiên, có những quy tắc đã trở thành phổ quát cho mọi xã hội.

“Đồng tiền trả ra để được nhận hợp đồng, căn bản, không được đưa cho người có thẩm quyền và có trách nhiệm ký kết hợp đồng hoặc liên quan đến việc ký kết hợp đồng. Người trực tiếp ký kết hợp đồng, hay người có thẩm quyền duyệt hợp đồng, nếu nhận khoản tiền đó, thì dù dưới bất cứ hình thức nào, cũng đều được xem là nhận hối lộ.”

Tổng Thanh Tra Chính Phủ Việt Nam, là ông Trần Văn Truyền, hồi cuối tháng Năm nói rằng “khó xác định ranh giới tiền hoa hồng và hối lộ.”

Gần đây, vụ Xa Lộ Đông-Tây và tội danh để truy cứu nhân vật trung tâm, Huỳnh Ngọc Sĩ, theo nhận định của giới quan sát là một sự “đánh tráo khái niệm” giữa “tham nhũng,” “hối lộ” và “lợi dụng chức vụ quyền hạn…”

Vụ tiền polymer đã từng được báo chí đưa tin khá nhiều, nhưng gần đây thì hầu như không đề cập đến.

Vụ Huỳnh Ngọc Sĩ thì đã từng có hiện tượng một thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, là ông Hồ Xuân Sơn, lên tiếng chỉ trích chính phủ Tokyo để cho báo chí Nhật Bản “đưa tin, viết bài.”

Công ty Securency cung cấp tiền nhựa cho Úc, Nigeria, Việt Nam và 23 quốc gia khác.

Bốn mươi năm ngậm ngùi

Thành Viên
 
Join Date: Jun 2008
Posts: 69
Default Vietland

Old Ngày 30-10-2009, giờ 07:56 Bốn mươi năm trước đây, vào khoảng lúc 9 giờ sáng ngày 2/11/1963, TT Ngô Đình Diệm đã bị bọn phản loạn thảm sát. Cái chết thảm thương của một vị tổng thống đạo đức thánh thiện, hết lòng vì dân vì nước đã chấn động lương tâm nhân loại. Cái chết của một vĩ nhân đã làm sửng sốt những người yêu chuộng tự do, công lý và hòa bình thế giới. TT Ngô Đình Diệm đã oai hùng hy sinh ngay chính cả mạng sống mình vì quyền lợi tổ quốc và danh dự dân tộc. Cuộc đời của một lãnh tụ ngoại hạng đã kết thúc trong đau thương với lòng thương tiếc vô vàn của bao nhiêu người mến yêu và kính phục. Bài báo này đến tay độc gỉa thì khắp nơi trên thế giới tự do chỗ nào có người Việt cư trú đều có những buổi lễ tưởng niệm vị anh hùng dân tộc một lòng tận tụy với dân với nước. Vẫn có những người nghĩ rằng vì TT Diệm là tín hữu công giáo nên các nhà thờ công giáo tổ chức cầu nguyện cho linh hồn người đồng đạo. Đó là một nhận định rất ngờ nghệch. TT Nguyễn văn Thiệu cũng là một tín hữu công giáo nhưng có ai cho một lời nguyện cầu hay giọt nước mắt tiếc thương. Anh linh TT Diệm đã ở lại với con dân nước Việt và vượt ra ngoài ranh giới tôn giáo và ngay cả thành lũy của chủ nghĩa. Cụ Ưng Thị Mai, một Phật tử đã trên 80 tuổi, hiện sinh sống ở Đan Mạch, viết: "tôi không phải là tín đồ thiên Chúa giáo và tôi cũng không chịu ơn Cụ Ngô Đình Diệm nhưng tôi rất thương Cụ Diệm, vì trong những năm Cụ Diệm cầm quyền, người dân Việt Nam an cư lạc nghiệp. Tôi có lập bàn thờ Cụ Diệm. Tuần rằm mùng một tôi cúng Phật cũng cúng Cụ Diệm." Chị NTNH một tên tuổi rất quen thuộc với cộng đòng người Việt tỵ nạn CS, hiện đang thụ án tại một nhà tù ở tiểu bang Texas, viết: "NH ước mơ có dịp làm chứng những điều mà TT Ngô Đình Diệm cho tôi. Lúc trước trang bìa báo VNTP có đăng bức hình trên ngôi mộ TT Ngô Đình Diệm. NH dựng tờ báo trên bàn làm bàn thờ tạm trong tù để hằng đêm tôi chiêm ngưỡng cầu nguyện đến đấng anh tài mà tôi một lòng tôn kính mến thương."

Cho đến ngày hôm nay vẫn có nhiều câu hỏi đặt ra về những giây phút cuối cùng của TT Diệm. Tôi đã được hầu chuyện Cụ Cao Xuân Vỹ, vị cựu lãnh tụ Thanh Niên Cộng Hòa là người duy nhất đã vào Dinh Gia Long để tìm cách đối phó với bọn phản loạn. Tôi cũng đã nhiều lần được nói chuyện với cựu Đại tá tư lệnh phó lữ đoàn phòng vệ phủ tổng thống Nguyễn Hữu Duệ, người đã một lòng trung hiếu bảo vệ nền cộng hòa đến khi có lệnh buông súng đế tránh đổ máu, vì TT Diệm không muốn nhìn thấy cảnh anh em cùng chiến tuyến quay súng bắn giết lẫn nhau.

Theo Cụ Cao Xuân Vỹ thì vào buổi chiều tối ngày 1/11/1963, lúc pháo binh sư đoàn 5 được lệnh của Nguyễn văn Thiệu nã đạn vào thành cộng hòa và trụ sở bộ quốc phòng gần sát Dinh Gia Long thì chính Cụ Vỹ đã đề nghị TT Diệm nên dịch cư. Cụ Vỹ nhấn mạnh dùng chữ dịch cư là đi đến một chỗ an toàn tránh đạn đại bác và hoàn toàn không có nghĩa là chạy trốn. TT Diệm cương quyết không đi khỏi Dinh Gia Long. Tổng thống xác quyết Ông được dân bầu lên vào chức vụ lãnh đạo quốc gia và dinh Gia Long tượng trưng cho uy quyền quốc gia, với cương vị của một nguyên thủ Ông có nhiệm vụ và bổn phận phải giữ và bảo toàn uy quyền quốc gia trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cụ Vỹ không thuyết phục được TT Diệm nên đi ra ngoài tòa Đô Chánh. Trong lúc ở tòa Đô Chánh, Cụ Vỹ được điện thoại của Ông cố vấn Ngô Đình Nhu cho biết TT Diệm đã đổi ý và bằng lòng dịch cư. Chắc chắn TT Diệm đã nghe lời Ông Nhu giải bày hơn thiệt nên mới chấp nhận quyết định lịch sử này. Theo Cụ Vỹ thì Ông Nhu, một chính trị gia uyên bác, lập luận rằng "tất cả những cuộc đảo chánh sau 24 tiếng đồng hồ mà không đạt được mục đích thì tự nó sẽ rối loạn và thất bại. Bọn phản loạn vào Dinh Gia Long mà không bắt được Ông tổng thống là sẽ tự đánh đá lẫn nhau rồi chạy trồn."

Ngay sau khi được điện thoại của Ông Nhu, Cụ Vỹ vội trở vào Dinh Gia Long để sắp xếp. Tại Dinh Gia Long, Cụ Vỹ điện thoại cho trung tá Phước là phó đô trưởng nội an yêu cầu mang một cái xe vào. Chỉ độ mười phút sau, một sĩ quan mặc thưòng phục lái chiếc xe hai ngựa kiểu chở hàng vào sân trước dinh Gia Long và TT Diệm, Ông cố vấn Nhu, sĩ quan tùy viên Đỗ Thọ đã lên chiếc xe này đi khỏi dinh Gia Long.

Tôi đã đặt câu hỏi với Cụ Vỹ là tại sao lại mang một chiếc xe loại chở hàng, mà người Tàu ở Chợ Lớn thường dùng để chở lông vịt, chạy chậm và rất yếu để đưa đón tổng thống như vậy. Cụ Vỹ nói, trung tá Phước nghĩ rằng chắc trong Dinh cần một cái xe để di chuyển chứ đâu biết lấy xe để đưa tổng thống đi khỏi dinh Gia Long. Khi chiếc xe hai ngựa kiểu chở hàng đến thì Cụ Vỹ lại thấy thích hợp với hoàn cảnh vì kông ai có thể tin rằng tổng thống ngồi trên chiếc xe tồi tàn đó. Cụ Vỹ cũng cho biết là cùng đi với chiếc xe chở tổng thống còn có hai xe cận vệ và một xe truyền tin.

Câu hỏi thứ hai tôi đặt ra với Cụ Cao Xuân Vỹ lý do gì lại đưa tổng thống đến nhà tổng bang trưởng Mã Tuyên? Cụ Vỹ trả lời: nhà ông Mã Tuyên ở trong Chợ Lớn, phố xá chằng chịt rất khó tìm. Hơn nữa người Tàu rất kín đáo và trung tín. Khi tiếng súng của bọn phản loạn vừa nổ tìm đâu cũng không ra một ông bộ trưởng hay là một người thân cận với tổng thống. Cụ Vỹ nói thêm: "mấy thằng tướng mà Ông Cụ coi như người nhà làm phản hết rồi, các ông bộ trưởng trốn như chuộc. Vậy thì còn tin được ai nữa!" Cụ Vỹ là người quyết định đưa tổng thống đến nhà ông Mã Tuyên ở Chợ Lớn. Cụ Vỹ đã không di cùng với tổng thống đến nhà ông Mã Tuyên nhưng sau đó có đên để chắc chắn mọi việc được xếp đặt như dự liệu, thấy tổng thống và Ông cố vấn Nhu bình thản ngồi uống nước trà với tổng bang trưởng Mã Tuyên thì Cụ Vỹ yên tâm trở về tòa Đô Chánh.

Chuyện xảy ra sau đó thì độc gỉa đều đã biết là sáng ngày 2/11/1963, TT Diệm và Ông cố vấn Nhu rời nhà ông Mã Tuyên đến nhà thờ cha Tam dâng thánh lễ. Bọn phản loạn cho xe đến "đón" và hai vị khai sáng và lãnh đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN đã bị tên Nguyễn văn Nhung và Dương hiếu Nghĩa trói quặt tay ra phía sau rồi thảm sát bằng dao găm và súng trong lòng chiếc xe bọc sắt M113. Nhung đã tự tử hoặc bị thắt cổ chết khi Nguyễn Khánh chỉnh lý vào ngày 30/1/64. Nghĩa hiện đang sống ở vùng Tri-Cities thuộc tiểu bang Washington.

Cuộc đời của TT Ngô Đình Diêm là một mẫu mực của đức tính liêm khiết, trong sạch và khó nghèo bên cạnh những khả năng vượt bật về hành chánh, chính trị, kinh tế và quân sự. Học gỉa Vương Hồng Sển trong tác phẩm Hơn Nửa Đời Hư đã diễn tả cảnh sống khó nghèo của TT Diệm: "mặc bộ đồ tussor may kiểu áo bốn nút cổ lỗ sĩ, đã trổ vàng vì qúa lâu năm, cổ vai đã xùi". Linh mục Đỗ Minh Tâm hiện giúp một xứ đạo Mỹ tại Saint Paul, MN kể lại: "lễ Chúa Giáng sinh năm 1958, TT Diệm dự lễ tại một khu dinh điền ở tỉnh Kiến Hòa. Lễ xong thì TT và tôi ăn cơm nếp với thịt gà còn các binh sĩ ăn thịt con bò thui. TT Diệm cởi giầy ngồi trên cỏ, tôi thấy Ngài mang một đội vớ rách."

Tổng thống đã được sự nể trọng của các lãnh tụ trên thế giới không kể lằn ranh quốc cộng và lòng kính mến thương yêu của đồng bào. Trong chuyến công du Hoa Kỳ vào năm 1958, TT Diệm đã được TT Eisenhower ra tận săn bay đón tiếp. Đây là một vinh dự rất hiếm hoi mà một vị quốc khách đến Hoa Kỳ được trọng vọng như vậy. Khi TT Diệm thăm thành phố New York thì dân Mỹ đứng hai bên lề đường vẫy tay chào đón, những người đứng trên lầu cao thả bông hoa giấp ngợp cả phố phường dưới cổng chào hình vòng cung mang hàng chữ "Welcome President Ngo Dinh Diem". Khi nghe tin TT Diệm bị thảm sát, trùm CS Mao Trạch Đông đã bày tỏ lòng chân thành ngưỡng mộ và thương tiếc. ĐaÏo đức và uy thế của TT Diệm đã vượt qua ngay cả lằn ranh chủ nghĩa.

Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, người dân miền Nam đã sống trong những điều kiện ổn định. Chính quyền đã tạo những điều kiện thuận lợi cho người dân có cơ hội phát triển trên mọi lãnh vực, tuy nhiên cũng có những hạn chế cần thiết vì đất nước đang phải đối đầu với hiểm họa CS. Sau ngày TT Diệm bị thảm sát, người dân miền Nam đã phải chịu đựng những thống khổ của một cuộc chiến mà những người trực tiếp cầm súng đã không được dự phần vào những định đoạt trên mạng sống của chính họ bên cạnh những nghiệt ngã trầm luân của những vấn đề luân lý xã hội. Bọn tay sai và cai thầu chiến tranh đã tiến hành và nuôi dưỡng cuộc chiến đến khi quyền lợi của chúng được thanh thỏa và cuối cùng là cả dân tộc VN bị chủ nghỉa CS dày xéo. Bọn cai thầu chiến tranh ở Hoa Thịnh Đốn và bọn khố xanh khố đỏ tay sai ở Saigon đã không có được một tri thức cao hơn gót giầy của TT Ngô Đình Diệm.

Một độc gỉa của VNTP, bà Hoa Vũ ở tiểu bang New Jersey, người đã mang chân dung TT Diệm từ Mỹ về tận Lái Thiêu. Bà Hoa đã đặt bức chân dung trên một TT Diệm chụp hình và sau đó phổ biến tới báo chí hải ngoại. Bà Hoa đã viết thư cho cựu đại tá Nguyễn Hữu Duệ "…em không nhớ rõ là năm nào 1960 hay 1961, lúc đó em đang may ở tiệm Thanh Lịch gần chợ Bàn Cờ thì chợ bị cháy lớn. Vài hôm sau thì Cụ có đi thăm chợ và đồng bào nạn nhân. Cụ đi thẳng đến tiệm Thanh Lịch, lúc đó bà Phạm Bích Thuần là chủ tiệm may qúa xúc động vừa khóc vừa nói: kìa, Vua dến nhà mình, cô Hoa bao dạn ra chào Vua đi. Khi tổng thống bước lên thềm nhà thì em ra đứng khoanh tay cúi đầu nói: "con kính chào Tổng Thống." Người hỏi: "cháy có sợ không?" Thưa Tổng Thống con sợ lắm ạ." Người lại hỏi: "may có khá không?" Em trình: "thưa tổng thống, khá lắm." Trong lúc đó thì bà chủ cứ khóc vì qúa xúc động được Vua tới thăm. Cụ nói: "ngoan hỷ." Rồi đi ra hướng đường Bàn Cờ. Ôi! Kể lại một chút kỷ niệm mà lòng em dâng lên một niềm thương nhớ Cụ vô cùng. Thời gian ngắn sau đó em gia nhập Thanh Nữ Cộng Hòa. Năm 1963 có cuộc triển lãm ở tòa Đô Chánh, em được đứng trong đội danh dự và đứng hàng đầu. Khi tổng thống xuống xe thì có tiếng hô: chị Hoa làm chuẩn. Nghiêm. Chào. Cụ tiến đến gần em và nói: "Đứng nắng lắm hả?" Ôi! Chao ôi! Nhớ thương vô cùng, Cụ ơi!

Phần mộ của TT Ngô Đình Diệm hiện ở quận Lái Thiêu, bên quốc lộ số 5, lối đi hướng về quận Hóa An (quận Dĩ An cũ). Nơi đây đã và sẽ là một địa điểm lui tới của đồng bào trong nước và những người sống ở nước ngoài. Rải rác từ hai phía từ quân Lái Thiêu đi ra và từ hướng quận Hóa An đi tới đã có những nhóm người sống bằng công việc chỉ dẫn đưa đường cho khách thập phương kính viếng mộ Ông Huynh Đệ chính là phần mộ TT Ngô Đình Diệm và Ông cố vấn Ngô Đình Nhu. Nhà cầm quyền địa phương biết chuyện nhưng cũng không có hành động hay biện pháp nào ngăn cản vì họ thừa biết rằng những gì đi ngược lại với lòng dân sẽ tự nó gây ra những hậu qủa không thể nào lường trước được. Chính tôi đã nghe một cán bộ làm to có đứa con bị bệnh ngặt nghèo. Ông cán bộ này đã bế đứa con đến phần một TT Diệm để xin anh linh người đã chết vì dân vì nước phù hộ.

Cựu thẩm phán Nguyễn Kim Khánh, bút hiệu Phan Thiết viết trong "Đất Việt, Người Việt, Đạo Việt": "Trên cõi Hằng Sống, Ngài đã thấy rõ lòng dạ của những quân ăn cháo đá bát, bọn lừa thầy phản bạn. Ngài cũng thấy rõ lòng dân mên mộ Ngài, dân đã đánh gía Ngài qua những lầm than và khốn khổ họ phải chịu kể từ ngày Ngài bị thảm sát." Và tôi xin được viết thế: "xin Ngài phù hộ cho con dân nước Việt mà Ngài đã một đời tận tụy yêu thương chăm sóc được thực sự sống trong an bình, mọi người yeu thương giúp đỡ bao bọc lẫn nhau để cùng nhau nối tiếp thực hiện ước nguyện của Ngài đến ngày thành công."

Bài viết của: Trương Phú Thứ
Bài này đã được đăng trong bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong số 670,
(phát hành từ ngày 16 đến ngày 30 tháng 11 năm 2003, trang 22)




Ba ngôi mộ của gia đình họ Ngô nằm thẳng hàng.
Mộ bà Phạm Thị Thân nằm giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên.


RBA's new 'bribe' storm

THE Reserve Bank of Australia's banknote firm paid multi-million-dollar commissions to a senior Vietnamese official in an apparent breach of federal bribery laws that carry a 10-year jail sentence.

Anh Ngoc Luong received more than $5 million in so-called ''commission'' payments from RBA firm Securency.

Senior Australian Government sources said Mr Luong and his company, CFTD, worked for Vietnam's Ministry of Public Security, one of the communist-run country's premier security and intelligence agencies. One of Mr Luong's partners in CFTD serves in Vietnam's diplomatic mission to the United Nations.

The payments to Mr Luong and CFTD from Securency are believed to total more than $12 million, some of which was sent to secretive offshore bank accounts in Switzerland.

The Commonwealth Criminal Code forbids Australian companies paying foreign officials or government-controlled firms to gain a business advantage.

Securency hired Mr Luong because of his high-level government connections, and he has been Securency's man on the ground and chief government liaison in Vietnam for several years. Since 2002, Mr Luong has played a major role in a deal in which Vietnam switched its currency from paper-based banknotes to those made with Securency's patented polymer formula.

The Australian Federal Police has been investigating Securency, which is half-owned by the RBA, for five months over allegations that it breached foreign bribery laws.

If it can be proven that Securency executives knew or should have known that Mr Luong and his company worked on behalf of the Vietnamese Government, they may face criminal charges.

The revelation of the payments to Mr Luong also raise questions about the conduct of the RBA, whose officials sit on the Securency board and oversee its activities, as well as the conduct of the Australian agencies that work closely with Securency across the globe.

Senior Liberal MP Philip Ruddock said the nation had been put on notice by the inquiry into the Australian Wheat Board bribery scandal in Iraq - which he set up as attorney-general - that payments to foreign officials were illegal.

''After the AWB issues, I would have thought all agencies would be very circumspect of all the activities they are undertaking overseas and make very sure they do not breach Australia's bribery laws … if it [Securency's conduct] did constitute bribery, it would be a very significant issue,'' he said.

''We would not expect our officials to moonlight and receive payments from other governments.''

Australia's former ambassador to Vietnam, Richard Broinowski, said the Securency scandal raised serious questions for the Rudd Government.

''I would have to ask how far the knowledge of this case extends into the senior management of the Reserve Bank, Treasury and therefore into Canberra … into DFAT [Department of Foreign Affairs and Trade],'' Mr Broinowski said.

''Vietnam's Ministry of Public Security is indeed a pretty odious agency, and if they are receiving funding it shows absolutely no moral scruples on the part of this Reserve Bank company.''

Several well-placed Australian Government sources said the Department of Foreign Affairs and Trade had long believed Mr Luong to be a government official and his firm an arm of the Public Security Ministry. One senior source said CFTD's government connections were ''common knowledge'' among Australian embassy officials in Vietnam.

A Securency source said senior company officials had privately claimed that Mr Luong was a senior security official.

Mr Luong is also listed as a director of CFTD's Australian operations, based in Frankston, Melbourne. A second director and shareholder of CFTD's Australian firm is Vietnam's attache to the United Nations and World Trade Organisation in Geneva, Thuong Minh Do.

Securency and the RBA have refused to explain why the payments to Mr Luong and CFTD were so high and sent to offshore accounts, saying it was inappropriate to comment during a police inquiry.

In 2007, when Securency executives were quizzed by an overseas reporter about why their firm was working with CFTD, they stressed the Hanoi company's role was limited mostly to the translation of documents, arranging meetings and airport pick-ups.

''A lot of the [CFTD's] roles in the early stages were to do with interpreting and translating … so that is the primary role they play. So it is the liaison between the state bank,'' Securency managing director Myles Curtis said in the 2007 interview.

Ðoàn Luật Sư Tỉnh Ninh Thuận Họp Kín Về Việc Xóa Tên Luật Sư Lê Trần Luật

Thứ Năm, Ngày 29 tháng 10-2009
Tin Ninh Thuận - Sau 7 lần trì hoãn, cuối cùng Hội đồng Khen thưởng và Kỷ luật của Ðoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận đã có cuộc họp kín về việc kỷ luật đối với Luật sư Lê Trần Luật. Theo nguồn tin từ các luật sư thành viên này, cuộc họp này đã thống nhất sẽ xóa tên Luật sư Lê Trần Luật với số phiếu là 3 trên 5, trong đó hai luật sư Trần Kim Cang và Diệp Năng Bình đã phản đối việc xóa tên đối với Luật sư Lê Trần Luật. Ðược biết lý do xóa tên đối với Luật sư Lê Trần Luật là vi phạm điều 9 của Luật Luật sư là lợi dụng việc hành nghề luật sư gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, và vi phạm điều 10 của Luật sư là không trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp. Tất cả chỉ vì ông đã đứng ra nhận bào chữa cho các giáo dân thuộc giáo xứ Thái Hà và những nhà dân chủ trong nước. Mặt khác Luật sư Diệp Năng Bình hiện đang sống tại Saigon đã bị cơ quan an ninh mời làm việc để giải thích vì sao phản đối việc xóa tên đối với Luật sư Lê Trần Luật. Trước đó, cơ quan an ninh đã ra điều kiện với Luật sư Luật là nếu muốn tiếp tục hành nghề luật sư thì phải thừa nhận các bài bào chữa cùa ông là hiểu sai đường lối và chính sách của Nhà nước. Sau khi có kết quả cuộc họp kín, Ðoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận đã triệu tập Luật sư Lê Trần Luật để họp chính thức vào ngày 2 tháng 11 sắp đến.

Thursday, October 29, 2009

Video clip: ĐB Dương Trung Quốc: Chính phủ có cái “phần mềm” chuyên viết báo cáo ?



Video clip: Đại biểu Dương Trung Quốc, kỳ họp 6, Quốc Hội khóa XII (28/10/2009)

Đại biểu Dương Trung Quốc phê phán báo cáo của Chính phủ, hehe! Chính phủ có cái "phần mềm" chuyên viết báo cáo ? Chắc ứng dụng "cắt/dán" chuyên nghiệp lắm nà?

Phút thứ 1:56: " Thậm chí có người đổ rằng chính phú có cái phần mềm chuyên soạn thảo báo cáo rất chuẩn...Ví như những con số thường rất khớp 1 cách hợp lý, với những chỉ tiêu nó luôn ở vị trí xấp xỉ cho phép..."

__________________
ong8ba8 - .2.3.4.4.3.2.1.hít.hít.thở.thở - Vietnam: Change We Need ! Yes, We can...

nguon^` :  http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=32326

Vụ hãng hàng không Vietnam Airlines bị kiện ở Ý: Tòa án Roma bác đơn của Vietnam Airlines

Thứ Tư, 28/10/2009, 08:04 (GMT+7)


TT - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Tòa sơ thẩm Roma (Ý) đã bác đơn của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) yêu cầu hủy bản án của Tòa sơ thẩm Roma năm 2000.

Theo trình tự của tòa án này, trong vài ngày tới tòa án sẽ gửi văn bản chính thức thông báo cho các bên liên quan nguyên nhân bác đơn yêu cầu của VNA. Chiều 27-10, tổng giám đốc VNA Phạm Ngọc Minh khẳng định ông cũng nhận được thông tin này nhưng chưa nhận được thông báo bằng văn bản và nguyên nhân bác đơn của tòa án.
Trong phiên tranh tụng cuối cùng ngày 2-4 ở Tòa án sơ thẩm Roma (Ý) xem xét vụ kiện giữa luật sư Liberati và VNA, ông Minh đã có đơn gửi viện trưởng Viện Công tố Ý, chánh án Tòa án Tối cao Ý, chánh án Tòa sơ thẩm Roma, chủ tịch Đoàn luật sư Roma (Ý), chủ tịch Đoàn luật sư Paris (Pháp).
Trong đơn VNA khẳng định hãng bị oan và bị lợi dụng một cách bất công, phi lý vì một số lý do như sau: VNA không có mối quan hệ pháp lý nào với luật sư Maurizio Liberati; ông Maurizio Liberati và luật sư của Công ty Falcomar đã có sự dàn xếp để đưa ra các lời khai, tuyên bố không đúng sự thật và ngụy tạo các bằng chứng giả; do sự khác biệt về tổ chức hệ thống tư pháp giữa hai nước nên VNA đã không nhận được bản án trong thời hạn để kháng án...
LÊ NAM

Gần 10.000 hộ dân có nguy cơ phải sử dụng... nước cống

Hà Đông:

Lao Động số 245 Ngày 29/10/2009 Cập nhật: 9:01 AM, 29/10/2009


Công trình tuynel xây đè lên đường ống cấp nước sạch (dấu khoanh tròn). ảnh: Q.H
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(LĐ) - Mục đường dây nóng của Báo Lao Động nhận được phản ánh của người dân quận Hà Đông về việc Cty cổ phần xây dựng (CP XD) số 4 Thăng Long thi công cầu Đen đã vi phạm nghiêm trọng khi xây hệ thống tuynel thu gom nước thải đè lên hệ thống đường ống nước sạch loại phi 400 khiến gần 10.000 hộ dân có nguy cơ phải sử dụng nước thải nếu đường ống nước bị vỡ hoặc rò rỉ.
Kiểm tra của chúng tôi tại hiện trường cho thấy, phản ánh của người dân là chính xác.

Theo ghi nhận của chúng tôi tại hiện trường, tuyến đường do Cty CP XD số 4 Thăng Long thi công có điểm đầu là cầu Đen và điểm cuối là ngã ba phố Tô Hiệu và Bà Triệu (dài hơn 200m). Toàn bộ hai bên đường đang được đơn vị thi công hệ thống tuynel kỹ thuật để thu gom nước thải từ nhà dân và nước thải từ mặt đường nhựa chảy xuống.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công, đơn vị trên đã ngang nhiên cho công nhân xây dựng toàn bộ hệ thống tuynel trên mặt đường ống nước sạch, vi phạm nghiêm trọng đến công trình ngầm. Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân cho biết, ngay khi đơn vị thi công tiến hành xây dựng, người dân đã phản đối, nhưng công nhân vẫn làm. "Họ lấy đường ống nước để làm móng nhằm tiết kiệm được cả vạn viên gạch đấy" - một người dân bức xúc.

Sau khi khảo sát tại hiện trường, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Cty nước Hà Đông. Khi chúng tôi cho biết thông tin sự việc, ông Dũng mới giật mình và ngay lập tức xuống kiểm tra hiện trường.

Theo ông Dũng, ngay từ tháng 5.2009, UBND quận Hà Đông đã có CV số 705 yêu cầu các đơn vị khi được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn quận trước khi thi công phải làm việc cụ thể với các cơ quan có công trình ngầm và phải thống nhất về văn bản hiện trạng công trình ngầm nằm trong mặt bằng thi công. Đặc biệt, trong quá trình thi công phải có văn bản gửi các đơn vị có công trình ngầm để bố trí cán bộ cùng phối hợp giám sát.

"Tuy nhiên, trong trường hợp này đơn vị thi công hoàn toàn không thông báo hay có sự phối hợp nào" - ông Dũng khẳng định.

Trao đổi với chúng tôi về tầm quan trọng của đường ống nước phi 400 nói trên, ông Dũng cho biết, đây là đường ống nước cung cấp cho toàn bộ khu đô thị Văn Quán, các cơ quan, trường học, người dân, đặc biệt là Bệnh viện 103 (khoảng gần 10.000 hộ dân). "Chỉ cần chậm trễ một chút, đơn vị thi công đổ nắp đan là xóa sạch dấu vết. Và trong quá trình vận hành đường ống, cộng với sức chịu tải mà tường xây đè lên thì chắc chắn đường ống sẽ vỡ. Lúc ấy nước cống tràn vào nước sạch thì sức khỏe người dân sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề".

Cty nước Hà Đông sẽ có văn bản gửi các cơ quan chức năng, đồng thời đề nghị Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra, phá dỡ trả nguyên hiện trạng cho đường ống.
Quang Hiệu

Cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải nói về những ngày ở tù

việt cộng khuyến khích cán bộ tham nhũng: Cựu Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải nói về những ngày ở tù
Trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm đóng điện lưới quốc gia (đường dây 500KV) diễn ra mới đây, một trong những người được nhắc tới nhiều nhất là cựu Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải. Cuộc đời của ông Hải là một "bi kịch lớn”. Ông đi lên từ một kỹ sư điện, qua phó phòng, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc, tới thứ trưởng, rồi bộ trưởng, đóng góp không nhỏ cho công trình thế kỷ - đường dây 500KV, nhưng rồi cũng chính vì "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, mà phải vào tù... Nhưng niềm vui lớn nhất của ông đó chính là đã từng được Thủ tướng vào tận trại giam gắn kỷ niệm chương và 28 bộ trưởng, thứ trưởng vào tù thăm nom. Ông nói: "Niềm vui lớn nhất của tôi là có nhiều bạn bè".

Những ngày ở trại giam

Chúng tôi tới thăm ông Vũ Ngọc Hải (ở số 6B Phan Đình Phùng) vào một ngày cuối tháng 6. Trời Hà Nội nắng nóng. Mới buổi sáng mà ngột ngạt đến tức thở. Ông vận sơ mi, quần soọc, pha trà mời chúng tôi, nói rằng ông vừa chạy thể dục quanh Hồ Tây về. "Từ ngày về hưu đến giờ suốt ngày anh em nó cứ gọi lúc thì đi nhậu, lúc thì hội hè, chả có lúc nào hở ra...”. Rót trà mời chúng tôi, ông hồ hởi: "Tớ vừa ra đĩa VCD đấy nha! Để tớ mở cho mà nghe”. Ông mở máy. Giọng ca của NSND Thu Hiền vang lên: "... Ta ru đời, đời lại ru ta/ Cớ sao em lại vội trách đời...”. Đó là bài "Khúc ru đời”, cũng là tên album của ông.

- Thưa Bộ trưởng (à quên, thưa ông), ông về hưu năm nào?

- Tôi về hưu năm 1998, nhưng đến năm 2000 "anh em” họ mới phát sổ hưu. Đó là lòng tốt của "anh em” ở Tổng Công ty Điện lực, Bộ LĐTB&XH và Sở LĐTB&XH Hà Nội. Nếu không thì tôi sẽ bị trừ mất một năm (thời gian ở tù). Nói chung, thời gian tôi ở tù thì Thủ tướng, Phó Thủ tướng rồi có đến 28 bộ trưởng, thứ trưởng vào thăm. Trong đó có phu nhân của Bộ trưởng Đặng Hữu và phu nhân của Bộ trưởng Bùi Danh Lưu.

- Ai là người vào thăm ông đầu tiên?

- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lúc bấy giờ là Đậu Ngọc Xuân. Tôi vào hôm thứ Tư thì chủ Nhật ông ấy vào. Vừa gặp tôi, ông Xuân đã nói "cứ xử như ông Hải thì tôi đi tù trước”.

- Thời bấy giờ có người nói rằng, khi vụ án xét xử ông còn đang tiến hành thì đã có người vào Hoả Lò trước để lo "dọn chỗ” cho ông?

- Ngày ấy có ông Cường, phụ trách hình sự ở CAHN, rất thân với tôi nên đã vào Hỏa Lò trước để nói với ông Hoắc (Nguyễn Văn Hoắc - Giám thị Trại giam Hoả Lò - NV) "bố trí” sẵn phòng: "Nếu ông Hải bị bắt ngay thì phải bố trí một chỗ "tạm trú” cho ra trò một tý”. Nhưng họ không bắt giam tôi ngay.

- Thưa ông, khi thụ án tại trại giam Thanh Xuân ông được "bố trí” ở ra sao?

- Khi tôi nhập trại, ông Lê Minh Hương, khi đó là Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), vào kiểm tra trại giam và cho "giải phóng” một cái trạm xá cũ để tôi vừa ở vừa tiếp khách. Cái trạm xá này một nửa nằm trong trại giam còn nửa kia nằm nhô vào khu tập thể của cán bộ trại. Vì hàng ngày khách đến thăm tôi nhiều, thấy để tôi tiếp khách ở trong bất tiện, nên anh em trong trại bố trí một phòng gần phòng làm việc của cán bộ trại giam. Đồng thời bố trí một phạm nhân phục vụ, cứ có khách đến đăng ký thì họ lại gọi tôi lên phòng đó tiếp khách, mà mình tiếp không có công án ngồi kèm đâu. Nhưng phòng đó chỉ tiếp những khách thường, bạn bè của tôi. Còn từ Thứ trưởng, Bộ trưởng trở lên, lãnh đạo trại bố trí tiếp ở phòng tiếp khách của trại.

- Thế còn chuyện Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào tận trại giam để gắn kỷ niệm chương cho ông diễn ra như thế nào?

- 5 h sáng hôm ấy tôi đang tập thể dục ở sân của trại thì có anh Cục phó về an ninh chạy vào bảo: "Anh Hải ơi, anh về mặc quần áo nhanh lên tiếp Thủ tướng vào thăm”. Tôi lên phòng khách, Thủ tướng đã ngồi đó. Ông mang theo hai chai sâm banh, ba chiếc ly. Vì sợ trong tù không có ly. Tôi chào ông xong, ông đứng dậy nắm chặt tay tôi, hỏi tôi có khoẻ không, sinh hoạt ra sao. Trầm ngâm một chút, bất chợt ông hỏi: "Có biết vì sao mình vào không?”. Tôi bảo: "Tôi biết hôm nay đóng điện, chỉ không biết đóng vào giờ nào thôi! Nhưng tôi tin là đóng điện đã thành công”. Ông bảo: "Mấy hôm nay mình mất ngủ, vì lo đóng điện không thành công”. Tôi hỏi: "Thế còn tối hôm qua anh có ngủ được không?”, ông Kiệt nói: "Cũng mất ngủ vì... vui sướng quá!”. Sau đó ông gắn huy hiệu đường dây 500KV cho tôi. Thủ tướng bảo: "Anh là người đầu tiên được gắn huy hiệu này đấy”. Tôi hết sức xúc động, run run cám ơn ông. Ông tự tay rót 3 cốc sâm banh. Một cốc ông đưa cho tôi, một cốc ông đưa cho anh Hân (Giám thị trại giam - NV). Ông nâng cốc. Chúng tôi cùng chạm cốc với ông. Chúng tôi uống hết một chai. Còn một chai Thủ tướng đưa cho tôi: "Ông cầm về phòng mà uống”.

- Khi Thủ tướng vào gắn kỷ niệm chương cho ông các phạm nhân khác có được chứng kiến không?

- Khi Thủ tướng đến, trại chưa cho anh em phạm nhân ra, đến khi Thủ tướng về thì anh em phạm nhân mới ra khỏi phòng, họ còn giơ tay chào tôi, có người còn hỏi: "Bộ trưởng vừa mới tiếp Thủ trưởng à?”. Tôi bảo: "Bộ trưởng cái cóc gì!”.

- Nghe nói, sau đó Phó Thủ tướng Phan Văn Khải cũng đến thăm ông?

- Tết năm đó, anh Sáu Kiệt bảo anh Khải vào trại giam thăm tôi, nhưng anh Khải bận đi nước ngoài. Khi trở về, hôm đó tôi nhớ là ngày 3/2, anh Khải vào thăm. Anh đem hai chai rượu, nói: "Đây là của cơ quan tặng cậu”. Rồi anh lấy ra một chiếc áo rét bảo: "Cái này của tớ tặng Hải mặc cho ấm, vì ở trong này rét lắm”. Anh còn rút ra một bao lì xì đỏ: "Còn đây là của vợ tớ lì xì cho cậu !”.

- Phong bao lì xì đó bao nhiêu tiền?

- Vài ba trăm gì đó.

(lời bàn: vài ba trăm ngàn VC, hay $$US . Tôi nghỉ vài ba trăm US Mỹ. VC sao chỉ chơi tiên Mỹ??). - Khi ở trong trại ông có phải lao động không?

- Tôi vào trại, nhưng ngày nào cũng tiếp khách. Thấy thế, anh em họ cũng ái ngại, bàn đi bàn lại, sau đó quyết định dọn bỏ một gara ô tô để làm chuồng gà cho tôi chăn gà. Tôi bàn với bà vợ là mua vài chục gà giống, thức ăn mang vào. Thế là hàng ngày tôi chỉ phải làm mỗi việc đi thả thức ăn cho gà, còn chuồng gà thì Giám thị lại cử người khác hàng ngày dọn giùm. Cứ bỗ béo xong thì anh em trong trại lại mang bán.

- Dù là đi thụ án nhưng ông được sinh hoạt trong điều kiện khá tiện nghi?

- Không thể bố trí mình tôi một phòng, nên giám thị trại đã ghép tôi với một ông khác nữa, hai gia đình vào đó ăn cơm cùng. Thành ra hai bà vợ cứ mang gà, thức ăn tươi vào luôn. Tiện nghi như tivi hai gia đình mang vào, có cả tủ lạnh đặt trên phòng khách, thỉnh thoảng giám thị trại lại cử cậu phạm nhân lấy nước đá xuống cho mình. Bia thì thỉnh thoảng anh em nó mang cả thùng vào, để đầy trong tủ. Mấy "tay” cán bộ thỉnh thoảng tiếp khách mà thiếu rượu lại chạy xuống: "Anh Hải ơi, cho em xin chai rượu!”.

- Thế còn ngày ông ra trại?

- Tôi bị án ba năm tù, thụ án được một năm mấy ngày thì được đặc xá. Thông thường, khi đặc xá mỗi phạm nhân phải viết bản tường trình, trong đó phải viết "tôi đã nhận rõ tội lỗi”, nhưng tôi dứt khoát không viết như vậy.

- Thế không ai bắt ông viết à?

- Không. Anh em cũng biết nên thông cảm. Họ chỉ yêu cầu tôi viết là "tôn trọng quy chế của trại, tích cực lao động…”. Ngay như sinh hoạt phạm nhân, không bao giờ họ bắt tôi phải ngồi sinh hoạt với cùng các phạm nhân. Hôm ra trại, tôi mới hỏi thẳng ông Hân (Giám thị): "Vì sao trong các buổi sinh hoạt chung của trại, không thấy triệu tập tôi?”. Ông Hân bảo: "Thì anh biết rồi còn gì”. Tôi cười: ”Thế tôi đoán nhé, sinh hoạt, các phạm nhân ngồi dưới đất, còn cán bộ trại ngồi trên ghế. Như thế, nếu tôi sinh hoạt mà các anh để tôi ngồi trên ghế cũng khó mà ngồi dưới đất cũng khó”. Thế là "anh em” cười. Nói chung là "anh em” đối xử với tôi rất tốt.

- Ông đã được cán bộ trại giam rất ưu ái. Có phạm nhân nào ghen gét, kiện cáo về sự ưu ái đó không?

- Trong quá trình thụ án, ông Hân đã ưu ái bố trí cho tôi một chế độ hết sức đặc biệt. Chính tôi cũng có lần hỏi ông Hân: "Có anh em nào kiện cáo gì không?”, ông Hân bảo: "Không, tất cả anh em phạm nhân đều biết anh, nể phục anh, nên không có ai phàn nàn gì!”.

"Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"

- Thưa ông, ông có thể nói thế nào về vụ án của ông hơn 10 năm trước?

- Khi làm đường dây 500KV, trong một hội nghị về tổ chức cán bộ ở phía Nam, có người cho rằng, "chủ trương làm dường dây 500KV là chủ trương phiêu lưu, mạo hiểm, lãng phí tiền của Nhà nước. Lấy tiền của nhà nước để gây thanh danh cá nhân”. Chính vì vậy mà cáo trạng truy tố tôi ở khung 1 (tức là cảnh cáo), nhưng mấy ngày sau đó cáo trạng đã đổi lại là có tội (khung 2, từ ba năm tù trở lên), dù nội dung không có gì thay đổi.

- Chúng tôi còn nhớ, tại phiên tòa, Viện Kiểm sát buộc tội ông vì đã ký vào văn bản giới thiệu một công ty "nếu có đủ điều kiện thì cho dự đấu thầu”. Và ông có nói, đối với ai thì tôi cũng ký giới thiệu như vậy?

- Việc của tôi thì tôi cho là có người muốn "chơi” đường dây 500KV. Có lần thậm chí Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng lo lắng nói với tôi: "Này, liệu đường dây 500KV có đổ không?”. Tôi báo cáo: "Anh cứ yên tâm, về mặt kỹ thuật đường dây 500KV dứt khoát không có vấn đề gì! Khó khăn nhất là việc bảo vệ an ninh cho nó”. Tuy nhiên tôi cũng đã suy nghĩ rất kỹ, trong trường hợp xấu nhất, nghĩa là đóng điện không thành công thì chính tôi sẽ xin từ chức trước, chứ không đợi cấp trên phải cách chức. Vì vậy hôm đóng điện, anh Kiệt mang sâm banh đến nhưng rất hồi hộp, lo đóng điện không thành công. Bảy giờ tối đóng điện, nhưng năm giờ anh ấy đã đến. Anh Sáu ngồi chờ mà lo lắm. Khi đóng điện thành công, sáng hôm sau anh ấy vào thăm tôi ngay.

Công trình thế kỷ

- Ngay từ khi xây dựng đường dây 500KV đã có ý kiến phản đối. Vì sao ông vẫn quyết tâm làm?

- Sau khi thủy điện Hoà Bình làm xong thì miền Bắc thừa điện, trong khi đó miền Nam lại thiếu điện. Tôi đã tính hoặc sẽ bán điện cho Trung Quốc, hoặc làm đường siêu cao áp để dẫn điện vào trong Nam. Việc thiếu điện ở miền Nam không phải là lỗi của bọn tôi, vì khi sắp xây dựng xong nhà máy thủy điện Trị An thì tôi đã bàn với Bộ trưởng Năng lượng Liên Xô là sẽ xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện. Phía Liên Xô đồng ý là sẽ tài trợ vốn và đã cử người sang giúp, nhưng khi tôi trình lên thì lại không được duyệt. Một hôm, "Cụ” Mười (khi đó là Thủ tướng Chính phủ) chất vấn tôi: "Vì sao để Miền Nam thiếu điện?”. Tôi bảo: "Là do các anh không duyệt”. "Cụ” Mười chất vấn tiếp: "Các anh là ai?”. Tôi bảo: "Chính anh không duyệt!”. Nghe tôi báo cáo lại chi tiết "Cụ” Mười cười: "À lúc đó mình mới là Phó Thủ tướng”.

Sau đó, anh Kiệt chủ trì cuộc họp Chính phủ, tôi trình bày lại hai phương án trên. Anh Kiệt hỏi: "Ý anh nghiêng về phương án nào?”. "Ý tôi là nên đưa điện cho miền Nam”. Anh Kiệt lại hỏi: "Vì sao?”. Tôi trả lời: "Cả hai phương án tôi đều đã cho anh em khảo sát và làm luận chứng cả rồi. Trong khi chúng ta đang thiếu điện mà lại đi bán thì về chính trị và kinh tế đều không ổn, rồi sau này mình không bán nữa thì lại bỏ phí đường dây. Trong quy hoạch đã có việc xây dựng đường cao áp trong vài năm tới, tức là việc xây dựng đường cao áp thì trước sau gì mình cũng phải làm, chỉ có điều nay mình làm sớm hơn thôi. Mà tốt nhất làm đường dây 500KV là an toàn nhất”. Sau đó, anh Kiệt nhất trí phương án đưa điện vào miền Nam. Lúc bấy giờ chưa có cơ chế để Quốc hội thông qua, nên dự án sau đó được trình Bộ Chính trị. Trong một cuộc họp của Bộ Chính trị, tôi trình bày phương án đưa điện vào miền Nam, không có ai phản đối, chỉ duy nhất có ông Đoàn Khuê (khi ấy là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) nói một câu: "Đường dây đi qua gần với Đắc Min, vì thế phải tránh ở đoạn này”. Chúng tôi tiếp thu ngay.

- Và ông đã phải "vắt chân lên cổ” để làm?

- Khi nhất trí, Bộ Chính trị yêu cầu làm trong hai năm. Trước tết, Thủ tướng Chính phủ đồng cho ý làm, thì tháng ba mới ký phê duyệt luận chứng, tháng năm đã phải khởi công. Vì vậy phải vừa thiết kế, vừa thi công. Nhưng tôi yêu cầu, bất cứ công trình nào khi làm phải có thiết kế, phải huy động chất xám của cả trong nước và nước ngoài. Huy động tổng lực các lực lượng trong ngành, ngoài ngành như quân đội, nhân dân… tham gia. Với phương án đó trong phạm vi hai năm chúng tôi đã làm xong. Phải nói rằng, công trình hoàn thành là nhờ có sự quyết tâm lớn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nên khi xây dựng được các bộ rất đồng tình ủng hộ. Ngay như vốn cũng rất thuận lợi. Hồi đó, mỗi tuần ông Hồ Tế (Bộ trưởng Tài chính) chuyển cho tôi mấy chục tỷ chứ có ít đâu. Chưa có công trình nào lại thuận lợi về vốn như vậy. Nên chất lượng công trình rất đảm bảo, đảm bảo chống chọi với bão cấp 12. Vì vậy 10 năm nay chưa có cột nào bị đổ hay gặp sự cố lớn.

- Trong khi làm đường dây, ông có gặp khó khăn gì không?

- Khi mình đang làm đường dây thì có một "cha” giáo sư Việt kiều ở Nhật viết một bài gửi cho tất cả Bộ chính trị, Quốc hội… nêu ba vấn đề: hai năm không thể xong; đường dây làm theo kiểu bước sóng nên sẽ không đưa điện được vào miền Nam; sẽ vượt dự toán rất cao. Tôi ra QH giải trình: ba vấn đề đó chúng tôi đều đã có hướng xử lý: xây thêm các trạm bù để khắc phục bước sóng; tôi khẳng định hai năm sẽ làm xong, vì không phải chúng tôi làm một điểm mà đồng loạt ra quân ở nhiều địa điểm. Và cứ 10km tôi cử một kỹ sư đi giám sát… Nhưng đến khi triển khai thì chính "tay” giáo sư này lại về nước xin được tham gia xây dựng.

Ngôi nhà "tình nghĩa”

- Ông có thể nói đôi nét về cuộc đời ông?

- Tôi sinh ra ở Huế, hồi trẻ thích nhạc và họa. Tôi vẽ cũng rất khá, có hồi đã vẽ minh họa cho các báo rồi. Học xong phổ thông, Bộ Đại học triệu tập những người có trình độ cho đi học nước ngoài. Năm 1955, tập trung chỉnh huấn, tôi được giao làm Chi trưởng một chi. Lúc đó, ông Lê Văn Giảng, Thứ trưởng Bộ Đại học phụ trách lưu học sinh nói với tôi: "Ưu tiên cho Chi trưởng chọn nơi học”. Tôi thưa: "Về nước thì tôi chọn Liên Xô, còn nghề tôi chọn ngành công nghiệp”. Ông Giảng bảo: "Nếu thế thì anh chỉ có sang viện Traiacốpxki học nhạc”. Thế là tôi đành đi Trung Quốc học ngành điện. Sang năm 1955, đến 1961 về nước công tác ở Cục điện lực. Khi chiến tranh, xuống nhà máy nhiệt điện Uông Bí. Làm 14 năm ở Uông Bí, từ Trưởng phòng, lên Phó Giám đốc, rồi Giám đốc. Năm 1979, lên làm Phó Giám đốc Công ty Điện lực miền Bắc, sau đó lên Giám đốc rồi Thứ trưởng, Bộ trưởng. Phải nói rằng tôi cũng rất thông minh (cười), khi học ở Trung Quốc chưa bao giờ tôi bị điểm bốn (thang điểm 5). Khi thi nhiều học sinh Trung Quốc còn phải chép cả bài của tôi.

- Thưa ông, nghe nói căn nhà mà ông đang ở đây là do ngành điện lực làm cho khi ông ra tù?

- Ngày xưa tôi ở căn hộ khu tập thể Kim Liên. Khi đó Bộ Năng lượng muốn xây cho tôi một cái nhà. Tôi bảo: "Bây giờ các cậu xây nhà cho Bộ trưởng thì anh em họ sẽ dị nghị”. Vì vậy tôi không đồng ý cho anh em làm. Sau này, ông Thủy, Giám đốc Sở Điện lực Hà Nội mới bảo tôi: "Anh khổ quá”. Thế là anh em họ mới giải quyết cho tôi một đám đất ở Láng Hạ. Nhưng mảnh đất ấy lại là nơi thành phố quy hoạch làm công viên Đống Đa. Thế là anh em mới cho tôi lô đất hơn 80m2 ở số 6 - Phan Đình Phùng này, nhưng tôi chỉ lấy một nửa. Thực ra đây là một cái trạm điện. Có đất rồi, nhưng không có tiền xây nhà. Huy động mãi được hơn 100 triệu, một số bạn bè của tôi ở miền Nam biết chuyện bay ra bảo bà Kim (vợ ông - NV): "Chị cứ xây đi, thiếu bao nhiêu bọn em góp”. Thế là xây được nhà hơn 300 triệu. Xây xong, hôm tôi được ra tù, anh em tổ chức đón linh đình lắm, ô tô hàng đoàn đón về. Về nhà ngồi từ sáng đến chiều, anh em đến mừng, họ đi lục thấy chỉ có xác nhà không, thế là người thì bỏ tiền mua tặng máy điều hòa, người tặng cây đèn chùm… Vì vậy anh em mới nói vui nhà tôi là "nhà tình nghĩa”.

- Sau khi ra tù ông về làm cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Năng lượng Thái Phụng Nê?

- Sau ngày ra tù, tôi được mời làm cố vấn cấp bộ cho ngành điện, năm 1998 thì về nghỉ hưu. Vì thiếu mất một năm (tức là năm tôi ở tù) để tính lương hưu nên anh em thương tình, chờ cho tới năm 2000 mới làm sổ hưu cho tôi. Vì vậy nay tôi đang hưởng mức lương hưu chuyên gia cao cấp bậc hai: 8,0 (Bộ trưởng là 8,2 - NV).

- Con cái ông nay đều đã trưởng thành?

- Tôi có hai con: một trai, một gái. Cả hai đều đã có gia đình riêng. Con trai đang làm việc tại một doanh nghiệp, còn con gái làm tại Bộ Quốc phòng.

- Trong đời làm cán bộ của mình ông thấy khó khăn nhất là cái gì?”

- Khó khăn nhất là làm sao trình bày cho cấp trên hiểu được vấn đề và quyết định.

- Kể từ ngày ra tù đã có lần nào ông đi thăm từ đầu này đến đầu kia đường dây 500KV chưa?

- Chưa, mới chỉ đi thăm được từng đoạn. Có lần đi thăm, tôi cũng nói với anh em lãnh đạo là nên luân chuyển chế độ trực cho anh em trực chốt, mỗi người một vài năm rồi lại về. Chứ cứ để một vài người đóng chốt triền miên thì khổ, vì nhiều nơi còn thiếu thốn, nhất là những trạm ở vùng sâu, vùng xa.

- Có nghĩa là hàng ngày ông vẫn trăn trở theo sát từng hoạt động của đường dây 500KV?

- Có lần tôi nói với anh em lãnh đạo ngành điện là anh em nên tính đến chuyện làm mạch hai (đường dây 500KV thứ hai). Vì khi mạch một vào thì đưa điện từ Bắc vào Nam và miền Nam lại đưa điện ra miền Bắc thành một sự giao lưu. Hồi đó công suất thế là lớn, nhưng với sự phát triển như hiện nay lại bé, nên phải thêm một đường dây 500KV nữa. Năm 2000, tôi vào miền Nam, gặp anh Kiệt, có mặt cả anh Hải (Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp - NV) và anh Hưng (Đào Văn Hưng, Tổng Giám đốc Tcty điện lực Việt Nam - NV), tôi bảo: "Các anh mà không lo mạch hai thì đến năm 2006-2007 miền Bắc sẽ phải cắt điện rất lớn. Vì trước đây, dự kiến của chúng tôi là giai đoạn đó có thể đưa Thủy điện Sơn La vào phát điện, nhưng nay Sơn La còn lâu mới hoàn thành, nếu không có mạch hai, với tốc độ phát triển như hiện nay thì miền Bắc buộc phải cắt điện luân phiên vì thiếu điện trầm trọng. Vì một mạch không thể đáp ứng được yêu cầu”. Giống như trước đây, xây dựng xong thủy điện Trị An tôi đã tính phải xây nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch, thế nhưng đã bị "các cha” bác bỏ.

- Khi làm đường dây 500KV, ông là Bộ trưởng ông thích gì mà chả đựơc, nhưng rốt cuộc ông lại về với 2 bàn tay trắng. Bây giờ nghĩ lại ông có áy náy không?

- Không! Từ khi còn làm Giám đốc nhà máy nhiệt điện Uông Bí tôi cũng chỉ lo cho anh em thôi. Lên trên này cũng thế, chỉ lo cho anh em. Còn khi làm đường dây 500KV cũng thế… Cũng chính vì thế mà sau này anh em rất quý tôi.

- Nhìn lại cuộc đời mình, cái được lớn nhất của ông là gì?”

- Cái được và cũng là cái quý nhất của cuộc đời tôi là tôi rất nhiều bạn bè, từ khi về ngày nào anh em bạn bè cũng gọi điện rủ đi chơi, đi nhậu. Mà không chỉ có bạn bè trong ngành đâu, nhiều bạn bè ngoài ngành lắm.

Đồng hồ điểm 12 giờ trưa. Bữa cơm trưa thanh đạm đã được bà Kim, vợ ông chuẩn bị xong.

"... Tình yêu hai đứa chúng mình bên nhau
Tình yêu hai đứa bên nhau suốt đời...”.

Những nốt nhạc, lời ca vang lên rồi tắt lịm. Bên mâm cơm đôi bạn già nhìn nhau âu yếm như làm dịu đi cái nắng gay gắt của trưa hè Hà Nội.

-- Kẻ Sỉ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), September 25, 2004

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty