TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, April 10, 2010

MÔ HÌNH TƯỢNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM NĂM VỊ TƯỚNG V.N.C.H TUẪN TIẾT NGÀY 30/4/1975 & CÁC CHIẾN SĨ : ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN

 
               ( The South Vietnamese  Heroes Memorial Monument )

                                                                                    Copyright by Pham the Trung 2010
                                                                                                                                                                                                   
                                    
   Chuẩn Tướng                      Thiếu Tướng                        Thiếu Tướng                       Chuẩn Tướng                         Chuẩn Tướng
   Trần Văn Hai                     Phạm Văn Phú                  Nguyễn Khoa Nam                  Lê Văn Hưng                        Lê Nguyên Vỹ
     1926-1975                          1929-1975                           1927-1975                             1933-1975                              1933-197         
                              
                                                                               Pham The Trung : Model Designer & Sculptor
                                                                                               www.phamthetrung.blogspot.com
                                                                                               p.sculptor@gmail.com


Đoàn Quang viết
Tháng tư đen 2010

        Cách đây không lâu tôi đã có dịp đến xem và viết bài để giới thiệu về những tác phẩm điêu khắc do anh Phạm Thế Trung sáng tác , đó là tượng chân dung 5 vị Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết ngày 30/4/1975.
       Bài viết này cùng với những hình ảnh được phổ biến đã gây xúc động nhiều đến độc giả khắp nơi của cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Mới đây, tôi được tác giả gửi cho xem một mô hình của Tượng Đài mà anh vừa hoàn tất , đó là bản vẽ của đồ án kiến trúc và điêu khắc được anh thực hiện rất công phu , hiện hữu trước mắt để xây dựng một Tượng Đài thật hùng tráng với nhiều ý nghĩa. Tác giả cho biết phần chính của Tượng Đài là chân dung 5 Tướng lãnh VNCH tuẫn tiết sẽ được đúc bằng đồng , trang trọng đặt trên bục cao và được xếp theo hình cánh cung từ trái sang phải gồm các vị : Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn Tướng Lê văn Hưng và Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ. Phiá sau ở chính giữa là một tháp đài ( tấm bia lớn ) trên đỉnh là huy hiệu của Quân lực VNCH được chạm bằng đồng, dưới đó có 2 dòng chữ khắc nổi “ VỊ QUỐC VONG THÂN ”, nổi bật hơn hết là Quốc Kỳ nền vàng 3 sọc đỏ được cẩn bằng gạch Mosaic theo hình thẳng đứng , hai bên là 2 trụ đá hình chóp nhọn 4 góc ( obelisk) tượng trưng cho lòng tưởng niệm và sự tôn kính. Ngoài ra còn có 6 bức tường đen (black walls) chia làm 3 đoạn , trên thân cột ở giữa có gắn đầy đủ phù  hiệu của các quân binh chủng (Hải, Lục, Không Quân) những bức tường này bố cục theo hình vòng cung ôm lấy Tượng đài chánh , dùng để khắc tên toàn thể Anh Hùng và Chiến Sĩ VNCH đã vị quốc vong thân , đồng thời cũng nhắc nhở và tri ân đến các chiến sĩ quân đội Đồng Minh đã nằm xuống…
         Với lòng tưởng niệm và vinh danh sự hy sinh cao cả của các vị Tướng đã tuẫn tiết vì Tổ Quốc , Danh Dự và Trách Nhiệm cùng với các Chiến Sĩ Anh Hùng mà chính nghĩa của quân lực VNCH đã ngời sáng trong việc bảo vệ để có được một nền dân chủ và tự do cho miền Nam VN trong hơn 20 năm ( 1954-1975). Sau biến cố 30/4/75, ngày tang thương của đất nước , những di tích lịch sử của miền Nam VN đã bị chính quyền Cộng Sản VN phá huỷ, đồng thời những ngôi Mộ và vong linh của những Chiến Sĩ quân đội VNCH bị chế độ Cộng Sản VN muốn xoá bỏ hoặc san bằng …Đây là môt sự cố tình để làm chìm quên đi quá khứ của lịch sử!
          35 năm trôi qua, cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại hải ngoại đã lớn mạnh và thành công qua nhiều lãnh vực ,chúng ta đã đấu tranh không ngừng nghỉ để bảo vệ cho lý tưởng quốc gia qua lá Quốc Kỳ nền vàng 3 sọc đỏ bất diệt.
          Mô hình và dự án Tượng Đài Tử Sĩ VNCH của ĐKG Phạm Thế Trung nói trên mang nhiều ý nghĩa , đầy đủ và hoàn mỹ cho sự đóng góp về mặt văn hóa và lịch sử của miền NamViệt Nam với người bản xứ , nhất là để cho những thế hệ mai sau hiểu thêm về giá trị, danh dự và niềm tự hào của quân đội miền Nam VN .Tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Úc Châu , Âu Châu … là nơi đông đảo người Việt tỵ nạn đang sinh sống và hơn nữa có rất nhiều cựu chiến binh quân đội VNCH và đồng minh đã từng chiến đấu chống Cộng Sản để bảo vệ tự do cho miền Nam VN trong suốt hơn 20 năm . Sự khởi xướng và hưởng ứng để đồng tâm cùng nhau xây dựng một Tượng Đài như vậy tại hải ngoại sẽ là một biểu tượng hùng hồn của toàn thể Quân Lực VNCH nói riêng và cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngoại nói chung nhằm tỏ lòng tri ân và tưởng niệm đối với những Anh Hùng Chiến Sĩ đã hy sinh và chiến đấu để bảo vệ lý tưởng tự do cho một dân tộc ./.

Toronto ngày 8 tháng 4 năm 2010
Đoàn Quang

Thursday, April 8, 2010

Phó chủ tịch UBND đe dọa, 18000 công nhân vẫn đình công tiếp

BIÊN HÒA (TH) - Hơn 18,000 công nhân của hãng giày Pouchen ở Biên Hòa tiếp tục đình công sang ngày thứ 6 bất chấp lời đe dọa của nhà cầm quyền địa phương.
“Sáng 7 tháng 4, 2010, cuộc ngừng việc của hơn 18,000 công nhân (CN) Công ty Pouchen VN (chuyên gia công giầy cho hãng Nike, cơ sở ở Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai) đã bước sang ngày thứ 6 và chưa có dấu hiệu kết thúc.” Báo Người Lao Ðộng hôm Thứ Tư cho hay, “Ngoài yêu sách đòi tăng lương hằng năm, cải thiện bữa ăn, trả lương những ngày ngừng việc, CN còn phản ứng với cách cư xử của một số cán bộ quản lý của doanh nghiệp.”


Công nhân công ty Pouchen vẫn tiếp tục đình công sang ngày thứ 6 bất chấp sự đe dọa
của nhà cầm quyền địa phương. (Hình: NLÐ)



Bản tin báo Người Lao Ðộng nói rằng nhà cầm quyền địa phương thị xã Biên Hòa, thay vì làm trung gian thương thuyết để chấm dứt đình công, đã chen vào đe dọa công nhân đình công là “trái thẩm quyền.”

Ngõ hẹp đời công nhân "Ăn uống kham khổ riết cũng quen rồi"

23/03/2010 1:38 
PV Báo Thanh Niên dùng bữa ăn tại Công ty YK - ảnh: T.Huyền
Lương thấp, giá cả tăng, bữa ăn công nhân ngày càng “tuột dốc” khiến sức khỏe họ đi xuống một cách nhanh chóng.

 Mời nghe đọc bài
Khó khăn lắm, chúng tôi mới tiếp cận được bữa cơm trưa của Công ty YK (100% vốn Nhật Bản) nằm ở gần KCN Sóng Thần (H.Dĩ An, Bình Dương). Suất ăn công nhân (CN) ở đây do một doanh nghiệp bên ngoài cung cấp. Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết: “Nhà máy có khoảng 5.500 lao động. Suất ăn 9.000 đồng/người được đánh giá tương đối cao so với các công ty khác trên địa bàn”.

Ui Chu Choa!!! Nghe su*o*ng' lo^? tai qua' ba` con o*i !!!!!

Năm 2030, Hà Nội hết tắc đường

Cập nhật lúc 21:25, Thứ Tư, 07/04/2010 (GMT+7)
- Theo định hướng chiến lược phát triển đến năm 2030, Hà Nội sẽ xếp hạng trên trung bình trong số 150 thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất thế giới, GDP bình quân đầu người đạt 11.000 - 12.000 USD và vấn nạn kẹt xe sẽ chấm dứt.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND Hà Nội báo cáo trong Hội nghị lần thứ 19 Ban chấp hành Đảng bộ TP sáng nay (7/4) dự tính đến năm 2030, dân số Thủ đô sẽ ở mức 9,4 triệu người, trong đó dân đô thị khoảng 6,4 triệu người.
Hà Nội đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ không còn tắc nghẽn giao thông. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hòa, hợp lý, hiện đại. Lúc đó, tổng sản phẩm trong nước hàng năm đạt 9-10% vào thời kỳ 2011-2020 và 7,5%-8,5% vào thời kỳ 2021-2030.

Mô tả ảnh.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Đây là tuyên bố về hình ảnh Hà Nội thời gian tới. Ảnh: Cao Nhật
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh: "Đây có thể nói là đề án hết sức quan trọng, định hướng phát triển Hà Nội những năm tới, đây cũng chính là tuyên bố của Đảng bộ Thành phố với trong nước và thế giới về hình ảnh Hà Nội trong thời gian tới".
Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cũng cho rằng: "Nội dung cốt lõi của Chiến lược là các định hướng, quan điểm và các hướng ưu tiên phát triển trên các lĩnh vực, đồng thời thể hiện sự kết nối với Chiến lược phát triển quốc gia và Chiến lược phát triển vùng".
Đề án của UBND Hà Nội cũng xác định một số đột phá chiến lược: xây dựng mô hình quản lý đô thị. Hiện đại hóa, văn minh hóa gắn với xây dựng mô hình quản lý đô thị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả cao đặc biệt là đẩy mạnh cải cách hành chính.
Ngoài ra, Hà Nội xác định phải hiện đại hóa và đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng đô thị đi cùng với phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhanh chóng phát triển các đô thị vệ tinh để tạo những không gian phát triển mới và giảm áp lực cho đô thị trung tâm.
Một số biện pháp chính được đưa ra là đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả. Xây dựng được đội ngũ lãnh đạo, những người hiền tài và tinh hoa từ cấp thành phố cho đến cơ sở.
Đề án cũng kiến nghị thành lập cơ quan chuyên trách về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng. Người lãnh đạo cao nhất Thủ đô trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về xây dựng, quản lý quy hoạch và tổ chức các nguồn lực thực hiện chiến lược.
Đề án cũng chỉ ra nguyên nhân những mặt hạn chế của thành phố thời gian qua được xác định là do thiếu chiến lược và quy hoạch  mang tính dài hạn, đồng bộ và tổng hợp. Hà Nội chưa có mô hình và phương thức hợp lý, hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chậm thể chế hóa pháp lệnh Thủ đô bằng hệ thống các cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù cho Thủ đô.
Ngoài ra nguồn lực phát triển hạn chế song sử dụng phân tán, chưa tập trung cao để giải quyết kịp thời và có hiệu quả những điểm yếu và nhu cầu bức xúc.
Chiều nay, Ban chấp hành Đảng bộ TP họp kín về một số nội dung chỉ đạo đại hội đảng bộ các cấp, chuẩn bị đại hội đại biểu Đảng bộ TP công tác cán bộ.    
Ngày mai, Hội nghị thảo luận Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 
  • Cao Nhật
,

Wednesday, April 7, 2010

Hàng nghìn công nhân đình công

Kiến nghị nhiều lần về tiền lương, khẩu phần ăn và các chế độ của người lao động nhưng không được công ty giải quyết, công nhân Công ty giày Rieker VN đình công đòi quyền lợi.

Hôm 5/4 hơn 1.000 công nhân (phần lớn thuộc phân xưởng gò và ráp) Công ty giày Rieker VN (100% vốn nước ngoài), tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Điện Bàn (Quảng Nam) đồng loạt đình công phản đối điều kiện làm việc, sinh hoạt và chế độ tiền lương bất hợp lý…

Theo phản ánh của các công nhân, với điều kiện vật giá tăng cao như hiện nay nhưng lương của họ vẫn không được điều chỉnh từ nhiều tháng qua. Hiện bình quân lương công nhân chỉ hơn một triệu đồng một tháng.

Công nhân Công ty giày Rieker đình công. Ảnh: Kiều Mi

"Đã vậy, nếu ai ở xa hay gặp bất trắc gì, đi làm trễ một phút thì bị trừ một tiếng tiền lương, trễ 5 phút thì ngày đó không được chấm công dù vẫn phải làm việc", chị Mai, một công nhân tham gia đình công cho biết.

Nhiều công nhân cho rằng, họ đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhưng khi bị đau ốm trong lúc làm việc, chỉ được nghỉ 15 phút rồi trở lại làm tiếp, không được ra về, không được cấp thuốc để chữa bệnh. Khi công ty không có hàng để làm, người lao động phải nghỉ chờ việc nhưng không được trả lương thất nghiệp.

"Chúng tôi ăn trưa tại công ty với giá 7.000 đồng một suất, nhưng cơm thì bữa sống bữa chín, đồ ăn không thể nào nuốt nổi. Thời gian nghỉ để ăn trưa chỉ có 30 phút là quá ngắn", một nữ công nhân nói.

Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Điện Bàn đã cử đại diện đến hiện trường để nắm tình hình và báo cáo Sở Lao động tỉnh. Đến trưa cùng ngày, đại diện lãnh đạo công ty hứa sẽ giải quyết song không nêu rõ thời gian. Tất cả công nhân đã bỏ ra về và cho biết sẽ tiếp tục đình công đến khi nào lãnh đạo công ty đáp ứng các yêu cầu của họ.

Đại diện Sở Lao động tỉnh Quảng Nam cho biết sẽ yêu cầu lãnh đạo Công ty giày Rieker VN tập hợp công nhân để lấy ý kiến, đi đến thỏa thuận, tránh đình công kéo dài.

5 ngày qua hàng nghìn công nhân Công ty Pouchen (Đồng Nai) cũng liên tiếp đình công, tràn xuống đường gây ách tắc giao thông. Nguyên nhân là người lao động không đồng tình với mức tăng lương năm nay của công ty, môi trường làm việc cực nhọc...

Kiều Mi - Thùy Quân

Tuesday, April 6, 2010

Ngán ngẩm cơm công nhân

Thứ Hai, 05/04/2010, 05:06 (GMT+7)

TT - Bữa ăn hấp tấp, vội vàng, thiếu chất dinh dưỡng và không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của công nhân tại công ty là điều mà PV Tuổi Trẻ ghi lại khi đóng vai một nhân viên nhà bếp.

Bữa trưa của hai công nhân Công ty PK là gói mì sống phải ăn lén các nhân viên bảo vệ tại xưởng- Ảnh: NGỌC NGA
Khay cơm, muỗng, đĩa và những vật dụng đựng đồ ăn đều được quẳng vào một chậu hóa chất màu vàng, cáu bẩn to đùng, sau đó vớt ra cho qua chậu đựng nước lạnh rồi vớt lên. Một số khay sau khi được rửa sơ sài như vậy còn dính đầy cơm, rau... được giũ mạnh xuống bàn, lau qua loa bằng bất kỳ cái khăn nào người ta có trong tay rồi cho thức ăn vào.
Đó là một trong những hình ảnh mà chúng tôi chứng kiến thường xuyên trong những ngày đi làm nhân viên nhà bếp tại Công ty may P, Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, Bình Dương.
“Cơm công nhân sao làm kỹ được”

10.000 công nhân đình công gây ùn tắc quốc lộ

Thứ Hai, 05/04/2010, 11:21 (GMT+7)

TTO - Sáng nay 5-3, khoảng 10.000 công nhân công ty Hưng Nghiệp cổ phần TNHH Pouchen VN (trụ sở đóng tại xã Hóa An, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã đình công sang ngày thứ ba.
Một bất ngờ đã xảy ra khi toàn bộ công nhân đã ngưng làm việc buổi sáng, kéo xuống quốc lộ 1K, đòi quyền lợi đã khiến giao thông ra vào khu vực này bị ùn tắc.
Hàng chục ngàn công nhân tham gia đình công - Ảnh: H.MI
Nhiều công nhân cho hay công ty đã ép công nhân làm việc quá giờ, chậm tăng lương, không trả tiền thâm niên và chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chưa hợp lý…

Quốc lộ 91 bị đứt: do… chủ quan và làm "trật bài"

Thứ Ba, 30/03/2010, 14:18 (GMT+7)

TTO - Tuần qua, quốc lộ 91 bị “đứt” khiến việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nông sản qua lại An Giang, qua Campuchia bị đình trệ. Hoạt động kinh tế xã hội bị ảnh hưởng, gây thiệt hại rất lớn.
Bao hộ dân còn bị mất đất đai, nhà cửa, cơ sở sản xuất để làm đường tạm giải quyết ách tắc giao thông. Và để khắc phục sạt lở, khôi phục lại đoạn quốc lộ bị sụp xuống sông Hậu phải tốn hàng trăm tỉ đồng!
Sớm cảnh báo nhưng vẫn mất đường!
Dư luận cho rằng ban đầu mức độ sạt lở không đến nỗi nghiêm trọng, nhưng chính từ sự chủ quan và sai lầm đã dẫn tới hậu quả nặng nề đó.
Từ ngày 20-3 sạt lở bắt đầu “tấn công” trực tiếp vào quốc lộ 91 - Ảnh: Đức Vịnh

Sẵn sàng chi tiền tỉ chạy giấy phép khai thác khoáng sản

Thứ Sáu, 19/03/2010, 09:40 (GMT+7)

TT - Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận dự án Luật khoáng sản (sửa đổi) ngày 18-3, ông Trần Đình Nhã - phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh - bức xúc: “Hiện nay nhân dân không yên tâm trước hiện trạng khoáng sản đang bị khai thác cạn kiệt".

Nhà máy xỉ titan tại xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định - Ảnh: Văn Lưu
"Chúng ta tuyên bố khoáng sản là tài sản toàn dân, nhưng người muốn khai thác chỉ cần xin giấy phép, nộp một ít phí môi trường là biến khu vực khai thác khoáng sản đó thành tài sản tư. Nhiều nơi xảy ra tình trạng khai thác vô tội vạ, không thấy phải nộp tiền gì cả. Tôi không thuộc hạng quan chức có quyền thế gì, nhưng nhiều người cứ hỏi có quen ông nọ ông kia không để giúp người ta xin giấy phép. Người ta sẵn sàng chi ra mấy tỉ”.

Monday, April 5, 2010

Quốc gia xuất khẩu phụ nữ??

Nhiều trai Trung Quốc mơ lấy vợ Việt  ???

Cộng đồng mạng ở Trung Quốc từ lâu lưu truyền lời đồn rằng phụ nữ Việt Nam luôn mong ngóng lấy chồng Trung Quốc. Các hãng môi giới quảng cáo rằng các cô dâu Việt Nam "ngoan ngoãn và hiền dịu", và các chàng không tốn quá nhiều tiên cũng như thời gian để lấy vợ. Báo China Daily viết bài về hiện tượng nhiều đàn ông nước này bắt đầu theo xu hướng đi tour tìm vợ ở Việt Nam.

Sau 100 cuộc hẹn hò thất bại với các cô gái Trung Quốc, Dai Wensheng quyết định đi Việt Nam để tìm người vợ lý tưởng.
> Dân Trung Quốc đổ tới chợ tình

Dai và vợ - Ngân - trong ngày cưới. Ảnh: China Daily.
Dai và vợ - Ngân - trong ngày cưới. Ảnh: China Daily.

Anh chàng 43 tuổi người Nam Kinh tìm được ý trung nhân - Ngân, người Việt Nam - hồi tháng 8 năm ngoái. "Tôi biết nàng không giống những phụ nữ khác. Khi tôi giương ô che cho nàng khỏi nắng gắt, nàng giành lấy và che cho tôi", Dai kể lại.

Họ cưới nhau chỉ hai tháng sau và Ngân giờ đây đã mang bầu 1 tháng. Cô hòa nhập khá nhanh, đã biết một chút tiếng Trung và thậm chí đã quen với cái lạnh ở Nam Kinh.

Từ tháng 9 năm ngoái, Dai bắt đầu tổ chức các tour hôn nhân cho những người như anh. Hơn một nửa những chàng này xuất thân từ Bắc Kinh hoặc Thượng Hải. Các chàng đều có ít nhất một tấm bằng cử nhân, tuổi từ 35 tới 45. Một phần ba trong số đó nắm chức vụ khá lớn trong các công ty đa quốc gia.

Những chàng rể tiềm năng nói trên được đưa đến Việt Nam và tham gia các cuộc hẹn hò chóng vánh với 10 cô gái từ 18 tới 25 tuổi mỗi ngày. Đối tác ở Việt Nam của Dai chọn các cô có ít nhất trình độ trung học trở lên. Kết quả là, họ đã kết duyên cho gần 50 cặp mà họ mô tả là "trời sinh".

Trào lưu này vẫn còn khá mới ở đại lục dù ở Đài Loan chuyện này đã cũ. Có tới 87.000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan trong khoảng thời gian từ tháng 1/1987 tới tháng 3/2008, theo kết quả khảo sát trên mạng của Mạng lưới hôn nhân xuyên biên giới châu Á. China Daily nhận định khó có thể xác định số cô dâu Việt ở đại lục vì họ có thể đăng ký kết hôn với chính quyền một trong hai nước.

Chuyên gia về hôn nhân xuyên quốc gia ở Đại học Thượng Hải Deng Weizhi cho rằng nguyên nhân của hiện tượng trên một phần là do vị thế của phụ nữ Trung Quốc trong xã hội đã tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ mất cân bằng nam nữ cũng là một yếu tố đáng kể. Trung Quốc, theo ông, cũng là một nơi khá hấp dẫn với phụ nữ Việt vì văn hóa hai nước có nhiều điểm tương đồng. "Chính tính cách nhu mì và việc luôn tôn trọng chồng khiến phụ nữ Việt Nam có giá", Deng nói thêm.

Zhou, quản lý trang web Vietnam Blind Dating, đồng tình. Anh nói một trong những động cơ khiến đàn ông Trung Quốc tìm tới Việt Nam là vì họ "chán ngấy thái độ cao ngạo" của con gái trong nước. Zhou, 40 tuổi, cũng tổ chức các tour hôn nhân tới Việt Nam. Mỗi tháng anh đưa 3 người tới Việt Nam và từ chối những anh nào mới ngoài 20 tuổi vì cho rằng họ chưa nghiêm túc về hôn nhân.

Đám cưới của Đông - người Trung Quốc - và cô dâu Việt Nam -  Tiến. Ảnh: China Daily.
Đám cưới của Đông - người Trung Quốc - và cô dâu Việt Nam - Tiến. Ảnh: China Daily.

Dai Wensheng nảy ra ý định tìm kiếm vợ Việt khi anh đọc một bài báo nói về hiện tượng này năm 2008. Hai năm hẹn hò thất bại cũng là nguyên nhân khiến anh tìm tới phương nam. "Tôi có cảm giác những phụ nữ tôi gặp trước đó chỉ muốn kết hôn vì tiền và địa vị", Dai nói.

Sau 3 tháng chuẩn bị, Dai lên đường tới Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái. Anh tường thuật trực tiếp 1 tháng kiếm vợ trên blog và thu hút được nhiều sự quan tâm. Phần lớn những người đọc blog bày tỏ ý muốn theo chân anh. Một người trong số họ là Zhao, người Bắc Kinh, đã tìm được vợ nhờ sự giúp đỡ của Dai. Anh chàng quản lý trang web 39 tuổi này vốn rất ngượng ngùng khi đứng cạnh phụ nữ. Viễn cảnh yêu đương của chàng cũng không mấy sáng sủa khi anh nghĩ cần thăng tiến trong sự nghiệp và kiếm nhiều tiền hơn.

Zhao tham gia tour hôn nhân lần đầu vào tháng 2 để trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Tháng này, anh trở lại và tìm được một cô gái ưng ý. Họ đang chờ sự đồng ý của cha mẹ cô. "Phụ nữ Việt Nam có những tiêu chuẩn hoàn toàn khác", Zhao nói. "Tất cả những gì họ cần là một người chồng biết yêu thương, chân thành và một gia đình hạnh phúc", Zhao nói.

Những anh muốn kiếm vợ sẽ phải trả khoảng 5.100 USD để tham gia các tour này. Một số người còn trả thêm để đi tour tìm hiểu đất nước Việt Nam. Dai chọn khoảng 10 chàng trong số 100 ứng viên mỗi tháng.

Do 50% những chàng rể tương lai đều đã ly hôn, Dai phỏng vấn để bỏ những người có ý định không tốt. Dai thường chọn những người có lương trên trung bình bởi vì phụ nữ khi tới Trung Quốc thường phải sống nhờ chồng do rào cản ngôn ngữ khiến họ khó kiếm việc. Họ cũng không được hưởng phúc lợi xã hội trong 5 năm đầu tiên.

Dù nhiều cặp yêu từ cái nhìn đầu tiên, việc giành được tình cảm của cha mẹ nàng không dễ dàng. Nhiều anh phải trở lại Việt Nam tới hai, ba lần để cưới vợ. May mắn cho Dai, vợ anh rất muốn lấy chồng Trung Quốc vì anh rể của cô là người Hong Kong và Đài Loan và họ đều là những anh chồng tốt.

Dai - cũng sở hữu một công ty truyền thông - thường tổ chức các cuộc gặp gỡ cho những cô dâu Việt ở Thượng Hải. Anh cũng mở một diễn đàn trên mạng cho các anh chồng để bàn luận về chuyện gia đình, ví dụ như quốc tịch cho con.

Dai đã đăng thông tin cho tour tháng sau tới Việt Nam. "Tôi rất hài lòng khi giúp nhiều người gặp được nhau", anh nói, song cũng cảnh báo các ứng viên nhớ rằng những thứ như rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa có thể gây cản trở cho cuộc sống của họ sau này.

Mai Trang

Bạn đánh giá về xu hướng này thế nào? Mời bạn cho biết ý kiến ở đây.

1, 2

Sunday, April 4, 2010

Chính Phủ Việt Nam Và Nạn Buôn Người


Chống Nạn 
Buôn Ngư̖
Tình Trạng Buôn Lao Động Ở Việt Nam
Bản Phúc Trình Gửi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Việt Nam là một trong số quốc gia hiếm hoi nơi mà chính quyền trực tiếp can dự vào đường dây buôn người, bênh vực thủ phạm và ngược đãi nạn nhân. Việt Nam cũng nằm trong thiểu số các quốc gia không có luật chống buôn người.
Dưới đây là Phần I của bản phúc trình do Liên Minh CAMSA gửi cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Phần này giải thích về chính sách và hiện tình xuất khẩu lao động. Phần II tập trung vào lãnh vực buôn lao động.

Một năm sông Đồng Nai


SGTT - Cho dù chuyện xả thải gây ô nhiễm của công ty Vedan đã đi vào lịch sử, nhưng trên dòng Thị Vải – sông khu công nghiệp – vẫn sủi bọt trắng xoá hằng ngày vì phải gánh nước thải từ các khu công nghiệp của hai huyện Long Thành (Đồng Nai) và Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu). Phía đầu nguồn, khi nước thải của hai công ty men Mauri và Mía đường La Ngà đổ xuống hồ Trị An, hàng trăm tấn cá bè ở đây đồng loạt chết trong vòng vài đêm. Con sông Thị Tính (Bình Dương) đổ ra sông Sài Gòn cũng trong một đêm uống vào bụng hơn 200.000m3 phân heo từ hồ chứa của một công ty chăn nuôi. Kênh Ba Bò, dù đã có hàng chục cuộc họp giữa hai tỉnh, và một công trình nhiều trăm tỉ đã được duyệt nhưng hàng trăm hộ dân vẫn ngửi mùi thối, sắt thép vẫn mục rữa mỗi ngày.
Cái mất không thể đo đếm được nhưng cái được của những kẻ phá hoại môi trường lại thấy rất rõ, tuồn được một tấn chất thải nguy hại ra sông, kiếm lợi nhiều triệu đồng, rẻ như phân heo, sau cú vỡ bờ bao hồ chứa, người chủ đã kiếm hàng chục tỉ đồng tiền đáng ra phải để xử lý. Cùng với hút cát, cá bè… tương lai của lưu vực con sông lớn thứ hai của đất nước ngày một xấu đi ở nhiều nơi.
Phan Quang – Vĩnh Hoà
Nước từ khu công nghiệp Gò Dầu Đồng Nai, vàng lợt, ngày đêm tuôn ra sông
Ngay họng xả của nhà máy đạm Phú Mỹ, trên dòng Thị Vải, nước sông sủi đầy bọt, tanh tưởi cả một vùng
Người đàn ông sống lâu năm ven kênh Ba Bò, TP.HCM, vẫn phải bịt mũi mỗi khi bước qua cầu, đôi mắt ông sưng mọng và đầu rất mỏi
Ở hồ Trị An, Đồng Nai, cá chết phơi khô bán được 15.000 đồng/kg, có những ngày cá chết nhiều không phơi kịp
Tuy không bị dân kêu về nước thải, nhưng khói vẫn mù mịt khoảng trời ở đây
Những vạt rừng đước gần sông Thị Vải đang chết khô vì ngộ độc
Mới ngoài năm năm nhưng mái tôn đã mục đến ba lần, hàng loạt chứng bệnh lạ tấn công cư dân ven kênh Ba Bò

Đưa ma rừng

SGTT - Một chuyện đang diễn ra ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng – chính quyền đã phê duyệt cho doanh nghiệp khai thác trắng khoảng 300ha rừng nguyên sinh để trồng lại rừng. Những cánh rừng nguyên sinh còn lại ít ỏi này bị nhiều con đường be mới ủi xẻ dọc ngang, ngày đêm tấp nập đủ các loại xe phục vụ việc khai thác rừng. Tiếng cưa máy ì ầm, tiếng cây đổ rung đất, bụi đất đỏ bay mù mịt, bám vào vạn vật đỏ quạch như máu bầm. Buổi trưa lặng lẽ, đi dọc những cánh rừng, tựa như đang lạc vào một bãi tha ma.
Phan Quang – Doãn Khởi thực hiện
Những người thợ rừng này được thuê để làm mỗi một việc là bốc xếp gỗ lên xe
Hàng xuống đến quốc lộ 20
Giới thợ rừng tranh thủ khai thác gỗ lậu tại khu vực rừng được phép phá và ra súc rồi chở bằng xe gắn máy về xuôi
Một bãi tập kết gỗ để xe reo chở ra cửa rừng
Rừng đã bị chặt sạch cây lớn
Mỗi chuyến xe IFA như thế này đưa hàng chục khối gỗ tròn ra khỏi rừng
Gốc cây vừa cưa còn ứa “máu” nhựa

Phóng sự ảnh: Làng thất học ở La Ngà

SGTT - Làng nuôi cá trong bè trên sông La Ngà hình thành chừng 15 năm nay. Đầu tiên là một số hộ gia đình sống bằng nghề nuôi cá và chài lưới ở Biển Hồ, Campuchia về đây tìm phương sinh sống. Rồi họ rủ thêm những người quen biết, cùng nghề ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang tới lập nghiệp trên khúc sông La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Bi kịch là hơn 130 gia đình tại đây hoàn toàn không quan tâm đến việc học hành của con cái. Chúng chỉ lớn lên, phụ cha mẹ và không biết ra sao ngày mai.

Cư dân ở đây đã lên trên 130 hộ. Nhiều gia đình đã có những căn hộ khang trang. Nhà bằng tre, nứa chỉ còn là số ít

Tới nay, chính quyền huyện Định Quán đã vận động được một số em tới trường

Tuổi thơ của các em vô tư và trôi tuột theo dòng nước

 

Trẻ ở đây lớn lên chỉ có nhiệm vụ giúp cha mẹ mưu sinh

Mỗi ngày, Hà 11 tuổi, cùng ông nội đi lưới. Bữa nào khá cũng được 4 – 5kg cá

Ngay cả tờ khai sinh cho đứa trẻ mới ra đời, người dân ở đây cũng không quan tâm, nói chi tới chuyện học hành của con cái

Trần Việt Đức thực hiện

Xã cấm chó

Thứ Ba, 30/03/2010, 05:30 (GMT+7)

TTCT - Theo thông tin của một bạn đọc (giấu tên) cung cấp, TTCT đã  đến xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Hơn 40 năm nay xã này cấm dân không được nuôi chó!

Hơn 40 năm nay xã Diễn Nguyên không nuôi chó - Ảnh: Vũ Toàn

Khách ở xa đến xã Diễn Nguyên đều ngạc nhiên khi biết chuyện lạ này, còn người dân ở địa phương rất e ngại khi nhắc tới chuyện nuôi chó. Chị H. ở đội 1, xã Diễn Nguyên thổ lộ: "Từ khi về làm dâu đến nay đã hơn 30 năm nhưng tôi không thấy nhà ai nuôi chó. Con tôi lớn lên không biết chó là gì nên bây giờ hễ ai nhắc đến chuyện nuôi chó là... kinh lắm. Nếu xã nghe tiếng chó sủa, phát hiện nhà ai nuôi chó thì ngay lập tức cán bộ tư pháp đến phạt lúa, không có lúa thì phạt 100.000 đồng. Vì vậy dân ngại không dám nuôi chó".

Anh Ng. ở đội 4 cũng bộc bạch: "Mặc dù xã cấm nhưng vẫn có vài nhà hào hứng với việc nuôi chó nên họ tìm cách nuôi trộm. Sau khi mua chó về họ phải nhốt trong xó bếp rồi huấn luyện chó không được sủa. Khổ nỗi không ai có nghề huấn luyện nên rốt cuộc chó vẫn sủa. Hễ nghe chó sủa là xã đến cảnh cáo. Dân phải chống chế bằng lý do mua chó về làm thịt. Hôm sau xã đến vẫn thấy chó thì bị phạt ngay". Anh Ng. cho biết thêm nếu nhà nào muốn có một bữa khoái khẩu bằng thịt chó thì phải sang làng khác mua, rồi nhờ nhà dân bên đó làm thịt xong mới dám đem về nấu.

"Khi người dân đang ngồi uống chè hoặc đang cày ruộng hay làm một việc gì đó, nếu thấy chó của xã khác chạy sang xã mình là tất cả đều bỏ việc để rượt đuổi và đập chết con chó. Những người này được quyền làm thịt con chó nhưng làng có chó bị đập chết không dám kiện. Lý do: Diễn Nguyên là vùng cấm nuôi chó".

Ông TĂNG NGỌC THÀNH
(cán bộ tư pháp xã Diễn Nguyên)

Trên đường vào xóm 7 tôi gặp cụ Nguyễn Trung Đô, 87 tuổi. Hỏi chuyện xã cấm nuôi chó, cụ cười: "Nhiều đoàn khách trung ương về đây thấy lạ nên cũng hỏi chuyện này. Khi nghe kể chuyện cấm nuôi chó ai cũng bật cười vì chuyện thật mà như bịa, bởi trong suy nghĩ của người dân nước ta con chó là vật nuôi trong nhà, vốn gần gũi không chỉ với người nông dân".

Một người khác ở xóm 5 khi nghe tôi hỏi chuyện xã cấm nuôi chó thì không trả lời mà hỏi lại tôi: "Mới đây tôi đọc báo được biết ở Hà Nội có một khách sạn sang trọng nhưng không phải để phục vụ khách mà dành nuôi giữ chó mèo. Đó là "khách sạn chó mèo" của giám đốc Bảo Sinh.

Họ đối xử với con chó như thế mà làng tôi thì ngược lại. Pháp luật có cấm nuôi chó đâu sao xã lại cấm dân nuôi. Trước đây xã Diễn Thái (cạnh xã Diễn Nguyên) cũng cấm nuôi chó nhưng do người dân phản ứng nên nay họ đã cho dân được nuôi chó rồi".

Hôm ấy, lãnh đạo xã Diễn Nguyên đi vắng, chỉ một mình anh Đào Quang Phúc - chủ tịch Mặt trận Tổ quốc - ở nhiệm sở. Trao đổi về chuyện cấm nuôi chó, anh Phúc giải thích: "Các cụ trong làng kể lại năm 1959 xã này xảy ra vụ một người dân bị chó dại cắn rồi phát bệnh và chết. Dạo ấy chưa có văcxin và phong trào tiêm văcxin phòng chó dại nên mỗi năm có vài người chết do chó dại cắn. Mặt khác, đường làng ngõ xóm đã bêtông hóa nhưng hẹp, nếu nuôi chó sẽ rất bẩn mỗi khi chó phóng uế bừa bãi ra đường. Đây là hai lý do xã đưa vào hương ước về việc không nuôi chó từ hơn 40 năm nay, được đa số người dân trong bảy xóm chấp hành rất nghiêm túc".

- Vậy có hay không vì hiện nay một số người dân cho rằng xã không nên cấm nuôi chó?

- Gần đây, chúng tôi đi tiếp xúc cử tri thấy có một số ý kiến đề nghị xã nên cho dân nuôi chó để chống trộm cắp và tăng thêm nguồn thu từ thực phẩm, vì nuôi chó vốn ít lại dễ nuôi hơn những gia súc khác. Mặt trận đã tổng hợp những ý kiến này báo cáo hội đồng xã, nhưng do chỉ có khoảng 20% số dân muốn nuôi chó nên hội đồng ra nghị quyết thông báo trên loa phóng thanh cho toàn dân biết về việc xã vẫn thực hiện hương ước cũ đối với việc cấm nuôi chó.

VŨ TOÀN

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty