Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa đóng phim
Cục trưởng Nguyễn Tiến Thỏa |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
LTS: Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo "Ủy ban
nhân dân các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký
hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh
vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát", xung
quanh việc một số địa phương cho nước ngoài thuê đất rừng. Trước đó, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đã có 10 tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trồng rừng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng diện tích dự kiến là 305.353 ha. Thực tế đến nay, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết được 33.824 ha (bằng 11,1% so với diện tích dự kiến được cấp giấy chứng nhận đầu tư). Diện tích đã cho thuê là 15.664 ha (5,2%) và diện tích cấp phép liên doanh, liên kết giữa các nhà đầu tư với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha (bằng 5,7%). Theo Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cho biết, diện tích rừng được giao cho các nhà đầu tư nước ngoài có cả rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng tại các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng. Phóng viên VietNamNet đã có cuộc hành trình dài qua các địa phương Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam… để tận mắt xem các dự án đã được cho thuê đất như thế nào? Nghe tiếng nói của các địa phương đã cho thuê đất và hỏi những người dân sở tại xem họ đã được hưởng những lợi gì từ các dự án này? Điều dễ nhận thấy rằng, nếu Thủ tướng không kịp thời yêu cầu các bộ ngành kiểm tra và báo cáo đầy đủ rồi ra chỉ đạo dứt điểm, kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, không ký hợp đồng cho thuê đất mới, chờ Chính phủ rà soát lại toàn bộ các dự án đã cấp phép, thì hệ quả chưa biết sẽ dẫn tới đâu? VietNamNet đăng tải loạt bài về việc giao đất rừng cho công ty nước ngoài để Chính phủ có thêm một kênh thông tin từ thực tiễn tại các địa phương. |
Những bản làng nơi miệt biên giới thuộc xã Cắm Muộn
(huyện Quế Phong, Nghệ An) đang lo lắng vì sẽ mất đất sản xuất.
|
Một nhân vật người Mỹ cổ vũ cho nhân quyền bị công an đánh và thẩm vấn sau khi đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh thiền viện ở Sài Gòn.
Photo courtesy of Phuccali99
Chủ tịch Sáng hội nhân quyền tại New York, Hoa Kỳ, ông Thor Halvorssen, đến Thanh Minh Thiền viện vấn an Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN. Ra về, ông bị công an hành hung và câu lưu trong một giờ rưỡi đồng hồ tại cơ sở công an quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau cuộc viếng thăm, mới bước ra, bốn người công an liền áp đến tôi. Một trong bọn họ đánh thúc vào lưng tôi. Rồi họ dẫn tôi về đồn công an, ở đây tôi bị một sĩ quan năm sao thẩm vấn và giam giữ trong một tiếng rưỡi đồng hồ.
Ô. Thor Halvorssen
Sự kiện đã được ông Võ Văn Ái, chủ tịch Cơ sở Quê mẹ hành động cho dân chủ Việt Nam, và là giám đốc Phòng thông tin Phật giáo quốc tế gửi tường trình đến cuộc điều trần về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, do Ủy ban nhân quyền Tom Lantos tổ chức tại Quốc hội Hoa Kỳ hôm thứ ba, ngày 23 tháng 3. Sự việc được chứng minh rõ ràng qua tấm hình chụp lưng ông Halvorssen bầm tím. Chúng tôi liên lạc với ông để tìm hiểu vụ này qua cuôc phỏng vấn sau đây:
Ỷ Lan: Thưa ông Thor Halvorssen, ông là nhà sản xuất điện ảnh đồng thời là người sáng lập và Chủ tịch Sáng hội Nhân quyền có trụ sở đặt tại New York. Theo bản điều trần của ông Võ Văn Ái, Phát ngôn nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, gửi đến cuộc "Điều trần về Nhân quyền và Tự do Tôn giáo tại Việt Nam" tại Quốc hội Hoa Kỳ, cho biết ông bị công an thành phố Hồ Chí Minh hành hung và câu lưu tuần trước đây vì ông đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Việt Nam. Điều này có đúng không? Xin ông vui lòng cho thính giả được biết sự kiện xảy ra như thế nào?
Thor Halvorssen: Sự kiện xảy ra đúng như vậy. Tôi đã đến Việt Nam để viếng thăm người lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một vị Tăng có tên Thích Quảng Độ. Hòa thượng bị vào tù ra khám từ thời còn trẻ. Hòa thượng từng bị tra tấn và không ngừng bị quản thúc. Tất cả chỉ vì Hòa thượng hoạt động cho dân chủ và nhân quyền, nên trở thành mục tiêu đàn áp của chính quyền Việt Nam. Hòa thượng hiện đang bị quản chế tại Thanh Minh Thiền viện. Tôi đã đến đấy viếng thăm ngài.
Rõ ràng là những công an mặc thường phục thấy tôi đi vào Thiền viện. Nên sau cuộc viếng thăm, mới bước ra, bốn người công an liền áp đến tôi. Một trong bọn họ đánh thúc vào lưng tôi. Cả bốn tên cùng la hét tại sao tôi vào chùa, tôi đến chùa làm gì! Rồi họ dẫn tôi về đồn công an, ở đây tôi bị một sĩ quan năm sao thẩm vấn và giam giữ trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó họ để cho tôi ra về vì tôi nói thẳng với họ rằng không thả tôi ra họ sẽ gặp khó chứ tôi chẳng bị khó khăn gì đâu. Thật là một kinh nghiệm hãi hùng. Tôi phải nói rằng tôi quá vui sướng khi thoát khỏi Sài gòn.
Ỷ Lan: Đây có phải là lần đầu tiên ông đến Việt Nam ?
Thor Halvorssen: Vâng, và chắc chắn rằng còn lâu tôi mới trở lại Việt Nam.
Bằng mọi giá họ muốn thu tóm tiền bạc của du khách và của nước ngoài. Nhưng họ chẳng quan tâm một tí ti nào cho nhân quyền.
Ô. Thor Halvorssen
Ỷ Lan: Là người ngoại quốc lần đầu tiên đến Việt Nam, cảm tưởng ông như thế nào đối với nhà cầm quyền?
Thor Halvorssen: Ờ, một cuộc tuyên truyền tẩy não kỳ dị. Màu sắc tuyên truyền sâu rộng trang trải khắp nơi. Hồ Chí Minh là Che Guavara của Việt Nam. Hình ông ta được dán khắp nơi, ông theo dõi chúng ta khắp nơi. Một chính quyền tuyệt đối Cộng sản nhưng đồng thời cũng là tư bản, thật là điều quá ư kỳ quặc. Điều thấy rõ là họ chỉ nhắm tới một chuyện mà thôi. Bằng mọi giá họ muốn thu tóm tiền bạc của du khách và của nước ngoài. Nhưng họ chẳng quan tâm một tí ti nào cho nhân quyền. Đọc các báo tiếng Anh tại đây là một thử nghiệm kỳ dị theo kiểu ngôn ngữ hai chiều trong thế giới của Orwell. Những tin tức tìm thấy trong báo chí chỉ là tin tức ở ngoài Việt Nam. Chẳng có một tin tức gì tự sự của Việt Nam. Nếu có cũng chỉ là sự tuyên truyền mà thôi.
Ỷ Lan: Cảm tưởng của ông khi gặp Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ như thế nào?
Thor Halvorssen: Một con người kỳ vĩ, mặc dù bao thảm nạn phải trải qua, Hòa thượng giữ vững niềm hy vọng là Việt Nam sẽ thắng lướt, khắc phục Cộng sản, và chuyển hóa sang một chế độ mà phẩm giá con người được tôn trọng và nhân quyền được bảo đảm ở mức cao nhất.
Ỷ Lan: Xin ông câu hỏi chót, theo ông Cộng đồng thế giới phải làm gì để thay đổi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Ông có nghĩ rằng thế giới đã quan tâm đúng mức chưa?
Thor Halvorssen: Hầu như thế giới chẳng quan tâm gì cả. Tám mươi triệu dân sống dưới một chế độ độc tài toàn trị nắm quyền bao nhiêu thập kỷ, thế mà chẳng có chút quan tâm nào. Người ta đã nói quá nhiều đến cuộc chiến Việt Nam, sự khủng khiếp cũng như nỗi khổ đau của chiến tranh làm băng giá mọi phê phán chính đáng đối với những chuyện mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hành xử nhân dân họ suốt mấy thập kỷ qua. Thật đáng buồn khi Châu Âu và đặc biệt Hoa Kỳ tỏ ra quá bình thản. Hầu như chắc chắn Hoa Kỳ giữ sự im lặng vì cuộc chiến Việt Nam và những di sản của nó. Thế nhưng biết bao quốc gia Châu Âu cũng câm tiếng. Thật là một sự im lặng kinh hồn!
Ỷ Lan: Xin cám ơn ông Thor Halvossen đã dành cho cuộc phỏng vấn này.
Thor Halvorssen: Xin cám ơn chị và quý Đài đã làm sáng tỏ những chuyện đang xảy ra tại Việt Nam. Đây là việc cần tiếp tục cho đến ngày nhân dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do ngay cả trong việc được quyền thiết lập những đảng chính trị - mà hiện nay bị cấm - đem khả năng chuyển hóa tự do, tranh cãi trên báo chí để khôi phục các nỗi bất công, những điều mà hiện nay tại Việt Nam chưa được hưởng. Việt Nam ngày nay sống dưới chế độ độc tài toàn trị.
Lao Động số 64 Ngày
23/03/2010 Cập nhật:
8:18 AM, 23/03/2010
|
||
(LĐ) - Thị xã tỉnh lỵ Cao
Bằng vốn bình yên và xinh đẹp, nằm giữa bốn bờ của hai con sông Bằng,
sông Hiến, mấy năm nay đang nóng bỏng đối mặt với sự thật bị "đầu độc
tập thể". >> “Vàng tặc” thách thức cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Cao Bằng |
Cục trưởng Nguyễn Tiến Thỏa |
Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh có liên quan, nói gì đến Bộ Quốc phòng, đã không hề được lãnh đạo tỉnh tham khảo và tất nhiên càng không được mời thẩm định các dự án cho thuê rừng.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Thầy giáo Bùi Như Lạc (áo trắng). Ảnh: nguyendu.net |
Trung Quốc đã và đang vươn lên vị trí cường quốc không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu. Song hành với sự lớn mạnh đó là nỗi lo âu của nhiều bậc thức giả cũng như nhiều quốc gia.
AFP PHOTO
Sau khi xâm chiếm và sát nhập Tây Tạng vào lãnh thổ của mình, Trung Quốc gia tăng sức ép với các quốc gia để triệt tiêu tất cả những ý định hậu thuẫn cho dân chúng Tây Tạng.
Tuy Đức Đạt Lai Lạt Ma – lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã phải sống lưu vong, song Trung Quốc vẫn tìm đủ mọi cách để cô lập ngài, nhằm xoá hẳn ký ức về một Tây Tạng đã từng tồn tại với thế một quốc gia độc lập.
Năm 2008, khi ông Nicolas Sarkozy, Tổng thống Pháp tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trung Quốc không những chỉ trích kịch liệt hành động này mà còn hủy bỏ Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc – Liên minh Châu Âu, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 12 năm 2008. Trung Quốc còn hăm dọa tẩy chay hàng hóa Pháp cũng như hủy bỏ các hợp đồng trị giá nhiều tỉ đô la với Pháp.
Nếu lần này, lãnh đạo Hoa Kỳ quyết định gặp Đạt Lai Lạt Ma, điều đó sẽ hủy hoại sự tin tưởng và hợp tác giữa hai nước Trung - Mỹ.
Ô. Chu Duy Quần
Tháng trước, Trung Quốc cũng ứng xử tương tự với Hoa Kỳ, khi Tổng thống Barack Obama tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trung Quốc đã cảnh cáo Hoa Kỳ rằng, việc đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ "ảnh hưởng nghiêm trọng" đến quan hệ Trung - Mỹ.
Trước cuộc tiếp kiến, ông Chu Duy Quần, một quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dọa: "Nếu lần này, lãnh đạo Hoa Kỳ quyết định gặp Đạt Lai Lạt Ma, điều đó sẽ hủy hoại sự tin tưởng và hợp tác giữa hai nước Trung - Mỹ, và làm sao có thể giúp được Hoa Kỳ vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay?"
Rồi sau khi tổng thống Obama tiếp kiến vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Trung Quốc triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh đến để bày tỏ điều mà Trung Quốc gọi là "sự bất mãn sâu sắc". Ông Chu Duy Quần nói: "Chúng tôi sẽ có hành động tương ứng để làm cho các quốc gia có liên quan thấy được những sai lầm của mình."
Phát biểu tại một buổi họp báo hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo cáo buộc rằng, cuộc gặp giữa tổng thống Obama với Đức Đạt Lai Lạt Ma là một trong những nguyên nhân làm cho quan hệ hai nước xấu đi, vì "vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của Trung Quốc.
Số phận Tân Cương, một quốc gia bị biến thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, cũng vậy.
Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền, sau khi Trung Quốc giành được quyền kiểm soát Tân Cương vào năm 1949, tỷ lệ người gốc Hán tại đây đã tăng từ 6% lên 42% chưa đầy ba thập niên sau đó. Hiện tại người Hán chiếm hơn 75% dân số ở thủ phủ Tân Cương.
Mặc dù được gọi là "khu tự trị" nhưng người gốc Hán nắm giữ hầu hết vị trí quan trọng trong bộ máy hành chánh. Trung Quốc liên tục bị tố cáo là đang tiêu diệt nền văn hóa của dân Duy Ngô Nhĩ.
Bí thư Tân Cương là ông Vương Lạc Tuyền từng tuyên bố: "Công việc quan trọng mà chính quyền Tân Cương phải đối mặt là quản lý tôn giáo và đưa nó xuống hàng thứ yếu. Nhiệm vụ chính là xây dựng kinh tế, thống nhất đất đất nước, và đoàn kết dân tộc."
Cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma, bà Rebiya Kadeer, Chủ tịch tổ chức mang tên Đại hội Uighur Thế giới và là lãnh tụ tinh thần của người Duy Ngô Nhĩ, cũng bị Trung Quốc cô lập trong quan hệ với quốc tế.
Tháng 7 năm ngoái, ông Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật đã lên án Nhật kịch liệt khi Nhật tiếp bà Kadeer và cũng hăm dọa điều đó sẽ làm tổn hại quan hệ Trung – Nhật.
Vào thời điểm này, trả lời đài truyền hình ABC của Úc, bà Kadeer kể về đời sống của dân Duy Ngô Nhĩ, tại Tân Cương dưới sự cai trị của Trung Quốc:
"Tình trạng của người dân Duy Ngô Nhĩ rất giống với người dân Tây Tạng. Chúng tôi cùng chịu đựng sự đàn áp, dưới cùng một chính phủ. Đã trải qua một thời gian dài, người dân Duy Ngô Nhĩ không thể cất tiếng nói của mình với thế giới như những người anh em Tây Tạng của chúng tôi.
Công việc quan trọng mà chính quyền Tân Cương phải đối mặt là quản lý tôn giáo và đưa nó xuống hàng thứ yếu.
Ô. Vương Lạc Tuyền
Người dân Duy Ngô Nhĩ chúng tôi chỉ có ba sự lựa chọn để sống dưới sự cai trị của Trung Quốc: Một là nhà tù, hai là lưu vong, ba là ăn ba bữa ăn mỗi ngày và phải làm tất cả mọi thứ mà chính quyền Trung Quốc bắt chúng tôi làm. Với những người lên tiếng phản kháng, họ sẽ bị bắt, bị bỏ tù và nhiều trường hợp bị kết án tử hình trong một phiên xử kín."
Không riêng Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan cũng bị Trung Quốc cô lập với cộng đồng quốc tế. Chỉ có một sự khác biệt là Đài Loan vẫn giữ được lãnh thổ và chính quyền.
Năm 1952, Đài Loan từng được Liên Hiệp Quốc công nhận là một quốc gia nhưng đến năm 1971, do tác động của Trung Quốc, Đài Loan bị loại ra khỏi Liên Hiệp Quốc. Từ đó đến nay, Trung Quốc không ngừng gây sức ép, ngăn chặn cộng đồng quốc tế đối xử với Đài Loan như một quốc gia độc lập. Đó là lý do tại sao ở Việt Nam, khi đề cập đến Đài Loan, chính quyền và báo chí Việt Nam xếp Đài Loan vào dạng "vùng lãnh thổ" chứ không gọi "nước Đài Loan".
Chính sách "một Trung Quốc" mà Trung Quốc đề ra vào thập niên 1990, xác định, chỉ có một nước Trung Quốc bao gồm: Trung Quốc đại lục, HongKong, Macau và Đài Loan.
Chính sách "một Trung Quốc" buộc tất cả các nước muốn quan hệ ngoại giao với Trung Quốc phải chấm dứt quan hệ ngoại giao với chính phủ Đài Loan.
Năm 2005, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lúc đó là ông Khổng Tuấn, tuyên bố khi Hoa Kỳ dự định tiếp ông Lý Đăng Huy, cựu Tổng thống Đài Loan:
"Chúng tôi cực lực phản đối Hoa Kỳ cho phép ông Lý Đăng Huy đến thăm. Các hoạt động của ông Lý Đăng Huy và những người như ông đi ngược lại nguyện vọng của người dân Trung Quốc và cả đồng bào Đài Loan. Chúng tôi phản đối chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Lý, dưới bất cứ hình thức hoặc danh nghĩa nào."
Chúng tôi cực lực phản đối Hoa Kỳ cho phép ông Lý Đăng Huy đến thăm. Các hoạt động của ông Lý Đăng Huy và những người như ông đi ngược lại nguyện vọng của người dân Trung Quốc và cả đồng bào Đài Loan.
Ô. Khổng Tuấn
Năm 2006, cũng do sức ép của Trung Quốc, ông Trần Thủy Biển, Tổng thống Đài Loan, đã phải hủy kế hoạch dừng chân tại Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm các nước Nam Mỹ. Do sức ép của Trung Quốc, Hoa Kỳ chỉ cho phép phi cơ của ông Trần Thủy Biển được ngừng tại Alaska để tiếp nhiên liệu và tổng thống Đài Loan không được ra khỏi máy bay.
Những gì đã và đang xảy ra với Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan sẽ lập lại với biển Đông của Việt Nam? Thực tế đang khiến nhiều người phải tự hỏi như vậy.
Sau khi VietNamNet đưa tin về vụ việc di dời nghĩa trang làng cho dự án Đền Lừ III, lấy đất nghĩa trang bán đấu giá quyền sử dụng đất. Ông Nguyễn Văn Khôi đã có cuộc đối thoại cùng dân và đưa ra kết luận nhưng đến nay những kiến nghị của dân làng Hoàng Mai vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
TIN LIÊN QUAN
Dân phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai)-Hà Nội) đòi giữ nghĩa trang Thanh Mai - Ảnh: Kiên Trung
Ngày 20/01/2010 tại trụ sở UBND quận Hoàng Mai đã diễn ra cuộc đối thoại giữa UBND TPHN, do ông Nguyễn Văn Khôi phó chủ tịch Ủy ban (được ông Nguyễn Thế Thảo ủy quyền) làm chủ trì cùng với Viện quy hoạch Hà Nội, Sở quy hoạch kiến trúc, Sở lao động TB&XH, và một số cơ quan phối hợp cũng lãnh đạo quận Hoàng Mai với dân làng Hoàng Mai.
Kết thúc đối thoại, ông Nguyễn Văn Khôi đã có kết luận:
Sau buổi đối thoại trên, nhân dân làng Hoàng Mai tiếp tục có đơn gửi đến các cơ quan chức năng, đề nghị điều chỉnh quy hoạch và giải quyết việc tố cáo của dân, song đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái gì.
Google tuyên bố ngừng kiểm duyệt kết quả tìm kiếm ở Trung Quốc, chuẩn bị đương đầu với áp lực từ nhà cầm quyền ở Bắc Kinh.
Công ty này nói người sử dụng Trung Quốc sẽ được tự động chuyển tới các trang kết quả không bị kiểm duyệt ở Hong Kong.
Hồi tháng 1, Google đã than phiền vì bị hacker tấn công một cách tinh vi từ Trung Quốc.
Bắc Kinh thì cáo buộc Google là vi phạm "cam kết đã ký thành văn bản" khi đặt chân vào thị trường đại lục, chấp thuận kiểm duyệt dịch vụ của mình.
Một quan chức Trung Quốc được Tân Hoa Xã trích lời nói quyết định của Google mới rồi liên quan tới kết quả tìm kiếm trên trang Google.cn là "hoàn toàn sai lầm".
Trong khi đó Nhà Trắng tỏ ý tiếc rằng Google và Trung Quốc không thể ngồi giải quyết bất đồng tồn tại.Phát ngôn viên về An ninh Quốc gia Mike Hammer nói: "Chúng tôi thất vọng rằng Google và chính phủ Trung Quốc không đạt được thỏa thuận cho phép Google tiếp tục dịch vụ tìm kiếm của mình trên trang Google.cn."
Chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo Google nhiều lần, rằng hãng này sẽ phải chịu hậu quả nếu không tuân thủ các quy định kiểm soát của họ.
Giám đốc về luật pháp của Google, David Drummond, nói rằng việc cung cấp dịch vụ kiếm tìm không bị kiểm duyệt từ trang Google.com.hk là "giải pháp hợp lý cho các thách thức mà chúng ta đang đối mặt - nó hoàn toàn hợp pháp và sẽ tăng tiếp cận tới các nguồn thông tin cho người dân Trung Quốc".
Google cho hay có thể dịch vụ sẽ chậm đi đôi chút vì phải chuyển các tìm kiếm sang trang khác.
Ông Drummond viết trên trang blog của Google: "Chúng tôi rất hy vọng là chính phủ Trung Quốc sẽ tôn trọng quyết định của chúng tôi, đồng thời cũng ý thức được là họ có thể chặn dịch vụ của chúng tôi bất cứ lúc nào".
Ông viết thêm rằng Google sẽ điều phối việc tiếp cận thông tin của khách hàng và đăng tải tin tức cập nhật về dịch vụ của hãng nay tại Trung Quốc.
Một trong các vấn đề của Google là hôm 12/01, công ty này cùng 20 hãng khác bị tin tặc từ Trung Quốc tấn công.
Google mất một số bản quyần sở hữu trí tuệ và phát hiện ra tin tặc nhắm vào tài khoản email của một số nhân vật bất đồng chính kiến Trung Quốc.
- Bạn đọc VietNamNet liên tục gọi điện đến Tòa soạn phản ánh việc bón cây xanh bằng phân tươi trên đoạn đường Lê Duẩn (phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) gây mất vệ sinh, mỹ quan đô thị…
Bạn đọc phản ánh, các dải bồn hoa trên đường Lê Duẩn từ trước lãnh sự quán Hoa Kỳ kéo dài đến Diamond Plaza (phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) đã được nhân viên chăm sóc cây xanh bón phân bằng loại phân chuồng còn tươi rải đầy trên thảm cỏ.
Theo bạn đọc, đây là việc làm thiếu khoa học bởi phân chuồng còn tươi chưa qua quá trình ủ hoại sẽ gây nhiều tác động xấu cho môi trường đồng thời trên con lộ sạch đẹp nhất nhì thành phố lại lổn nhổn những phân trên mặt cỏ làm xấu đi vẻ mỹ quan thành phố.
Theo ghi nhận của PV VietNamNet tại hiện trường, trên các thảm cỏ lề đường Lê Duẩn, nhiều cục phân bò vón cục được rải đều đã làm cho mặt cỏ xấu đi rất nhiều. Rất đông khách bộ hành trong đó có khá nhiều người nước ngoài đã nhăn mặt khi nhìn thấy những cục phân được phủ khắp trên mặt bồn hoa.
Bạn đọc VietNamNet phản ánh việc bón phân tươi cho cỏ trên đường Lê Duẩn (Q.1, TP.HCM) gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa |
Kỹ sư nông lâm Trần Thuận, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty cổ phần sinh vật cảnh Giao Châu cho biết, việc bón phân chưa hoại sẽ làm hư các rễ non của cây vì sức nóng của phân. Nếu phân đã được phơi khô có thể sẽ không còn mùi hôi nhưng nhất thiết sau đó cũng phải ủ thêm một tháng mới bón được.
Việc rải phân trên mặt cỏ sẽ gây ô nhiễm môi trường bởi trong phân còn nhiều ký sinh trùng gây hại cho người và cho cây. Việc bón phân chưa qua ủ mục là điều tối kỵ trong phương pháp bón phân cho cây trồng. Phân chuồng (phân trâu, bò heo) còn tươi có nhiều hạt cỏ dại, nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bào tử, xạ khuẩn, vi khuẩn và tuyến trùng gây bệnh.
Ông Trần Thiện Hà, Giám đốc Công ty Công viên cây xanh TP.HCM cho biết bón phân cho cỏ, hoa là điều cần thiết phải làm để cây phát triển tốt. Tuy nhiên việc bón phân phải cần đúng cách và đúng qui trình. Rải phân súc vật còn tươi trên thảm cỏ như thế sẽ làm xấu đi mỹ quan thành phố.
TP.HCM nếu đi chậm quá, hoặc đi nhanh quá cũng không tốt, hãy đi đúng với niềm hạnh phúc mà chúng ta cảm thấy, để không làm đổ vỡ những thứ quý giá mà chúng ta đã có. Chúng ta phải nhận thức lại, mới có cơ may tìm được những góc, những hơi thở thực sự thanh thản và hạnh phúc.
Một không gian hẻm bình yên ở quận 3 TP.HCM. Ảnh: H.T |
Hồn vía đô thị
Hơn 30 năm trước, lúc còn là sinh viên trường Kiến trúc, trong một lần tôi đi thực tập về Bến Tre, đến nơi thì trời đã tối. Tôi được gửi ở nhà một bà má. Té lên té xuống vượt qua cầu khỉ, tôi bắt gặp một con đường đất cong cong, một bên là hàng dâm bụt, một bên cỏ dại mọc đầy. Trăng sáng vằng vặc ửng lên con đường đất, ửng lên hàng hiên mái lá, giữa sân nhà trải một chiếc chiếu. Tất cả hiện lên đẹp như tranh, mặc dù má cứ xuýt xoa bữa cơm đạm bạc quá, chẳng có gì đãi con. Má đâu biết bữa cơm đạm bạc trên sân trăng ấy sau này người ta phải bỏ ra rất nhiều tiền để có thể hưởng thụ nó, mà chỉ là mô phỏng thôi.
Khi xây dựng một thành phố, để khẳng định thương hiệu, những người lãnh đạo cứ nghĩ phải hiện đại giống như thành phố X, phải rực rỡ hoành tráng giống thành phố Y, có như vậy mới rỡ mày rỡ mặt, mới thu hút được nhiều khách du lịch. Nhưng họ quên mất rằng du khách đâu có bỏ tiền để thấy những gì quen thuộc. Du lịch là để người ta được nhìn ngắm và thở hơi thở khác. Quan trọng là hơi thở đó phải nhẹ nhàng, yên lành, hạnh phúc, thú vị… Người ta chỉ có thể cảm được điều đó khi cư dân nơi chốn họ tới cũng đang sở hữu hơi thở, không khí, khung cảnh có chất lượng như thế. Để có không khí, hơi thở an nhàn, hạnh phúc, bản thân cuộc sống, con người, khung cảnh phải thật sự cân bằng, hài hoà. Không có những cố gắng thái quá để với tới những thứ chỉ thuộc về hình thức để chứng tỏ.
Làm thế nào để đánh động toàn xã hội đi tìm một nhịp thở hạnh phúc? Phải chăng chúng ta chưa có thái độ đúng với phần đô thị cũ? Nói đến xã hội là nói đến một thể tổng hợp của rất nhiều yếu tố, nhiều tầng lớp cư dân, những nghệ sĩ, người sáng tạo, những người buôn bán, quản lý, và đông nhất là khách hàng đang hưởng thụ. Người ta hay nói đến trình độ xã hội, nhưng theo tôi, trình độ không phải là điều quan trọng nhất. Nhiều nhà nhân chủng học cho rằng những xã hội rất man khai lại là xã hội hạnh phúc, còn những xã hội tiến bộ lại cực kỳ hỗn loạn. Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt… không cứ gì phải giống một thành phố nào đó trên thế giới. Nói cho cùng, ai đã sinh ra Sài Gòn? Rất nhiều thế hệ đã vượt qua cái đói, cái chết để gìn giữ Sài Gòn mà họ có bao giờ so sánh với ai đâu. Ai dám bảo họ không hạnh phúc? Những năm 80 thế kỷ trước, ở Pháp đã xây dựng một loạt thành phố mới với những tiêu chuẩn tốt nhất của một đô thị. Nhưng sau đó họ mới phát hiện những thành phố vệ tinh đó không dãn dân Paris ra được, vì nó thiếu hồn vía của những thế hệ, thiếu một góc càphê vỉa hè, một kiốt báo quen thuộc… Hồn đô thị cứ vương vấn người ta hoài là như vậy. Sự phát triển, sự lớn lên là đương nhiên, nhưng sự chối bỏ, sự thay thế không phải là thuộc tính của đời sống văn hoá, nhân văn của con người. Phải là một sự tiệm tiến. Do quá bận bịu với mong muốn, áp lực phát triển mà nhiều khi chúng ta quên dành thời gian, công sức và cả sự chân tình đối với thành phố cũ mà mình đã sống, đang sống và từ đó chúng ta không biết ứng xử thế nào để phần cũ của đô thị sống được đời sống rất giá trị của nó trong nhịp thở đương đại. Hành vi chồng lấp một cách thô bạo những giá trị mới mà ta mong ước lên trên những giá trị cũ đang làm mất đi vẻ đẹp riêng có của Sài Gòn.
Vẻ đẹp của hẻm và vỉa hè
Hẻm Sài Gòn cũng là một vấn đề liên quan đến chuyện thở. Hẻm là nơi người ta có thể bày những gánh quà sáng, một xe cháo khuya, một chợ chồm hổm, một chỗ sửa xe, buổi trưa có mấy đứa nhỏ chơi đánh đáo… Đó là cuộc sống. Hẻm là hẻm, khi người ta mở rộng, nắn hẻm thẳng băng, thì nó thành đường rồi. Hẻm là một phần của hơi thở đô thị Sài Gòn, một đô thị đất chật, người đông. Không gian giao tiếp ngẫu nhiên ngoài vỉa hè đô thị còn có một phần diện tích hẻm, ở đó không gian giao thông và không gian sinh hoạt chồng lấp nhau, hài hoà với nhau tuỳ theo từng hoàn cảnh. Nếu gia đình nào có ma chay, cưới hỏi, cả hẻm đều nhường đường để làm mái che, phụ nhau giữ xe, tiếp khách. Tình làng nghĩa xóm cũng được nuôi dưỡng từ đó. Rõ ràng đó là những góc rất nhân văn. Chúng ta đã đánh mất hàng loạt hơi thở Sài Gòn vì kém hiểu biết và hãnh tiến. Văn hoá hẻm là một góc bình yên, lắng đọng, mảnh đất tốt cho tình người.
Paris là kinh đô của ánh sáng mà cho tới giờ người ta vẫn giữ những sạp báo lề đường, những kiốt bán sách cũ dọc sông Sein… Đó là những hình ảnh mộc mạc vô cùng nổi tiếng trên bản đồ thế giới. Vậy mà thành phố mình, nổi tiếng năng động, từ anh xích lô đến người dân bình thường sáng nào chưa đọc báo coi như chưa súc miệng, nhưng cả thành phố không có một chỗ bán báo đàng hoàng! Rồi chuyện lát gạch dày kín không còn chỗ thấm nước… rất may là khi tiếng nói của giới kiến trúc sư lọt vào tai lãnh đạo thành phố, chỉ hai tuần sau có chuyển động liền. Nhưng chuyện đó lại ẩn chứa một nguy cơ khác: một mét vuông hoa đắt hơn một mét vuông gạch, lấy tiền đâu để nuôi hoa? Lãnh đạo thành phố cần phải có cơ chế để tiếp nhận liên tục những ý kiến tham mưu của giới chuyên môn, có như vậy mới có được những ứng xử linh hoạt, văn hoá, hợp quy luật, như thế đô thị mới có động lực để sống, để bền vững. Đô thị tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm, nên những thuộc tính của nó chỉ được xây dựng, gìn giữ, nâng cao bằng tính hợp quy luật. Bất cứ sự áp đặt nào nếu có sẽ chỉ là kiểu "bạo phát, bạo tàn".
KTS Nguyễn Văn Tất