TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, January 22, 2011

Ăn phở 35 đô ở nước Việt Nam cộng sản


Hình từ một quán ăn ở Việt Nam

Trong lúc Việt Nam Cộng sản đang ngày càng áp dụng những cách làm của chủ nghĩa tư bản, khoảng cách giàu nghèo đang tăng nhanh.

Tôi đã từng có những ngày kỳ quặc, nhưng ngày Chủ Nhật đó ở Hà Nội chắc chắn là ngày rất kỳ quặc.

Việc đầu tiên tôi làm trong ngày là ngắm một người được bảo quản, trông như bức tượng sáp, sau đó là nếm phở đắt nhất ở Việt Nam- rồi xem chiếc xe hơi đắt giá nhất.

Tôi cũng tới buổi gặp ra mắt của câu lạc bộ những người chơi xe Harley Davison trước khi nếm mùi thực tế bằng cách ngồi khoanh chân trên sàn một nhà hàng và nhắp bia hơi.

'Bác Hồ Chí Minh', cha già dân tộc của nước Việt Nam này đã đề nghị được hỏa táng để không phải nằm lạnh giữa một lăng mộ tối đèn, bao quanh bởi lính bảo vệ luôn thúc giục đoàn khách vào thăm đi cho mau trong yên lặng, tay bỏ khỏi túi, mũ gỡ khỏi đầu.

Hàng trăm người Việt Nam và cả khách du lịch thường xuyên xếp hàng để vào viếng ông, trong hình dáng giống như khi ông vừa qua đời cách đây hơn 40 năm.

Đảng Cộng sản ở đây không muốn thay đổi nhưng với các nhà chọc trời mọc lên ở khu lân cận lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, thay đổi đang ập tới với ông.

Khách giàu

Địa điểm tiếp theo của tôi là để thưởng thức phở, món súp tiếp đạm cho quốc gia thường được bán với giá một đô la.

Nhưng chúng tôi không đến những quán phở thường mà tới nếm thử loại phở đắt nhất nước với giá 35 đô la một tô.

Hai chiếc xe Porsche hai cầu đỗ bên ngoài quán. Tôi còn không biết là Porsche chế tạo cả xe hai cầu.

Ông chủ quán nói với chúng tôi về chất lượng thịt bò Nhật, độ sạch sẽ của bếp nấu và số tiền mà những người giàu sẵn sàng bỏ ra để húp món phở đắt nhất Việt Nam.

Một thực khách thú nhận ông vừa ăn món phở đặc biệt của nhà hàng và gần như cảm thấy có lỗi khi nói với tôi ông làm cho chính phủ.

Chúng tôi cũng nhận được ánh mắt nghi ngờ của một Ủy viên Trung ương Đảng bước nhanh ra khỏi cửa và chui vào chiếc Mercedes trong lúc người trông nom tôi thử món phở mà cô nói không tới mức 35 đô la ngon hơn phở cô thường ăn.

Đồng sàng dị mộng

Vâng, người trông nom chúng tôi...

Tượng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội XI

Những nguyên tắc được bảo quản từ thời ông Hồ có vẻ vẫn thắng thế

"Đảng" cũng thích kiểm soát. Nhưng đây không phải là nước cộng sản mà chúng ta tưởng tượng ra từ những năm 1950-1960.

Dĩ nhiên cờ đỏ treo ở mọi góc phố nhưng hình búa liềm tung bay trên đường đối diện với một cửa hiệu Chanel trong khi các áp phích tuyên truyền nằm ngay gần cửa hàng Louis Vuitton.

Những biểu tượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản - đồng sàng dị mộng.

Ngay cả những người trông nom chúng tôi cũng cười và nhún vai khi được hỏi ý thức hệ và thực tế có thể dung hòa như thế nào.

Họ tỏ ra thẳng thắn và trung thực về những điều quái dị. Ít nhất tôi từng nghĩ họ sẽ phản ứng xã giao và nghiêm nghị, thậm chí đầy đức tin.

Còn ông chủ khách sạn đưa ra cách lý giải riêng: "Vỏ là cộng sản nhưng ruột là tư bản".

Chúng tôi đã thấy lớp vỏ đó - một tập thể các 'đồng chí' tại Đại hội Đảng nhất loạt đồng tình về đội ngũ lãnh đạo mới.

"Có ai phản đối không?" - vị chủ tọa hỏi với cái nhìn lướt qua.

Dĩ nhiên là không. Chất vấn hệ thống là điều không thể dung thứ.

Nhưng rồi tất cả những đấu đá, tranh cãi diễn ra sau những cánh cửa đóng kín.

Đoàn kết bề ngoài là cách họ thể hiện Sức mạnh.

Hột xoàn

Và chúng tôi đã nhìn thấy phần 'ruột' trong cuộc gặp với một trong những người giàu nhất nước.

Chúng tôi được nghe về dự án nhiều triệu đô la xây tòa nhà cao nhất miền Trung, khách sạn ngoài bờ biển của ông và khu biệt thự cao cấp giá hai triệu đô la mỗi căn, các khu công nghiệp và mục tiêu kiếm nhiều tiền hơn nữa qua việc thay thế bỏ hãng xưởng may áo sơ mi và giày để xây nhà máy làm đồ điện tử công nghệ cao.

"Nếu Đảng đi con đường khác với người dân Việt Nam thì họ không thể sống sót được," ông dũng cảm nói.

Đó là sự tự tin từ đến từ tiền cải.

Và thanh niên 26 tuổi tràn đầy tự tin cũng cho tôi xem chiếc xe Rolls-Royce Phantom được chế tạo theo đơn đặt hàng đang hợm hĩnh phô kính trước mặt những người bán hàng rong đội nón lá.

Người anh toát ra toàn kim hoàn và hột xoàn. Khi là chủ cửa hàng bán xe đắt tiền như thế này, người ta có thể dùng điện thoại giát vàng và đồng hồ gắn kim cương.

Ông sẽ không bao giờ nhìn thấy nhiều xe hạng sang như thế này ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Một thành viên ngoại quốc của câu lạc bộ Harley Davidson

Thế còn câu lạc bộ chơi xe Harley Davidson? "Ông sẽ không bao giờ nhìn thấy nhiều xe hạng sang như thế này ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới," một trong những người nước ngoài là thành viên câu lạc bộ nói với tôi.

Và đây chắc chắn là thói quen đắt giá. Những người chơi xe thường có máu nổi loạn.

Ở một góc độ nào đó, tôi nghĩ là họ cũng muốn tỏ ra như vậy nhưng động cơ của chiếc xe họ lái cũng chỉ gầm rú để toát lên mùi tiền trong cảnh xung quanh là người dân nghèo ở Hà Nội.

Tôi đã trải nghiệm một ngày với những người giàu có khi ở đây còn hàng triệu người không xu dính túi.

Sau cơn phấn khích, tôi ngồi uống nước với một nhà báo địa phương.

Cô kể về sự trấn áp, những cuộc gọi lúc nửa đêm, điện thoại bị nghe lén và những cảnh bị bám đuôi.

Những người dám thách thức chính quyền thường bị bỏ tù.

Lớp vỏ vẫn còn rất cứng. Những nguyên tắc được lưu giữ trong tủ kính ở Lăng ông Hồ vẫn là phần chủ đạo.

Những tài năng ham muốn kiếm tiền đang cùng sống với hệ thống chính trị. Nhưng khi đồng tiền đổ vào, nền kinh tế nóng lên, thay đổi là điều không thể cản được.

Đảng có thể giữ phần chèo lái và chỉ đạo, nhưng phải có bàn tay vững chắc lắm thì mới có thể chặn được thủy triều.

Xem thêm tường thuật Bấmvideo của BấmAlastair Leithead về Đại hội Đảng XI thực hiện trong chuyến về Việt Nam vừa qua.Bấm Nguyên văn bản tiếng Anh của bài nằm trong mục From Our Own Correspondent trên trang BBC Radio4.


Gạo giả làm từ nhựa Trung Quốc


22/01/2011 09:40:37

"So với gạo bình thường, gạo này cứng như đá ngay cả khi đã nấu chín, hơn nữa loại nhựa tổng hợp được dùng rất có hại cho cơ thể".

TIN LIÊN QUAN

 

Một bài báo đăng trên tờ Weekly Hong Kong trích dẫn các tin tức của báo chí Singapore đang gây xôn xao dư luận cho biết "Gạo giả làm từ nhựa đang bày bán khá nhiều trên thị trường Trung Quốc".

Theo bài báo này, gạo giả hiện đang được bày bán khá nhiều và công khai ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Gạo này thực chất là hỗn hợp của khoai lang, khoai tây và nhựa.

Một chuyên gia về thực phẩm cho biết: "Gạo này được hình thành từ bột khoai tây và khoai lang. Ban đầu, bột được kết lại có hình dáng như hạt gạo, sau đó cho thêm nhựa công nghiệp tổng hợp".

"So với gạo bình thường, gạo này cứng như đá ngay cả khi đã nấu chín, hơn nữa loại nhựa tổng hợp được dùng rất có hại cho cơ thể".

Một quan chức Trung Quốc cảnh báo, nếu một người ăn ba bát cơm "gạo nhựa", tương đương với ăn một túi milon.

Theo Dân Việt/KR


Tờ 2 USD mừng tuổi giá 1 triệu đồng


22/01/2011 16:48:05

 -Tại một phố đổi tiền lẻ, tờ 2 USD năm 2003 mới, có số series cuối là 2011 được rao bán từ 700.000 – 1.000.000 đồng/tờ.

Theo khảo sát của phóng viên Bee, tại phố Đinh Lễ, đồng 2 USD được đổi với giá 170.000 đồng/tờ. Nếu mua 100 tờ (1 tép), mức giá là 120.000 đồng/tờ.
 

Chị Mỹ đang đổi tiền cho khách. Ảnh: N.Yến
Chị Mỹ đang đổi tiền cho khách. Ảnh: N.Yến


Tại phố Nguyễn Xí, mức giá "phải chăng" hơn một chút, mỗi đồng 2 USD mới tinh có giá 150.000 đồng/tờ, đồng cũ hơn giá 100.000 đồng/tờ.

Giá của những tờ có năm phát hành và số series "đẹp", số series "phát" cao hơn rất nhiều. Tờ 2 USD năm 2003 mới, có số series cuối là 2011 được rao bán từ 700.000 – 1.000.000 đồng/tờ.

Chị Mỹ, một người đổi tiền lẻ ở phố Nguyễn Xí cho biết, nếu khách có nhu cầu đổi 2000 tờ, chị cũng có thể đáp ứng ngay vì đã huy động các mối lấy về tích trữ từ trong năm và "có mối toàn người ngân hàng".  

Trong khi đó, tại phố Hà Trung, cửa hàng Quốc Trinh rao bán đồng 2 USD mới tinh với giá 55.000 đồng/tờ, cũ hơn là 52.000 đồng/tờ. Cửa hàng Thịnh Quang (43 Hà Trung) đưa ra giá 50.000 đồng/tờ và 48.000 đồng/tờ nếu mua từ 100 tờ trở lên.

Theo một người đổi tiền lẻ, dù mức giá cao ngất, các phố tiền lẻ vẫn không vắng khách vì "đô la ở phố Hà Trung toàn tiền cũ, series xấu".

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước VN có thông báo ngừng dịch vụ đổi tiền 2 USD ngày 21/1, trên thị trường chợ đen, giá của tờ tiền này đã tăng lên.

Tại các phố đổi tiền lẻ, mức giá của loại tiền này tăng chừng 20.000 đồng/tờ/ngày.  Tại phố Hà Trung, từ sáng 21/1, giá đồng 2 USD đã nhích từ 5.000 – 10.000 nghìn đồng/tờ. 

Ngoài đồng 2 USD, các loại tiền Đồng có mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng cũng được rất nhiều khách đổi. Với các loại tiền này, hình thức đổi là mười ăn chín (lãi 10% số tiền đổi). Riêng mệnh giá 500 đồng, do lượng tiền này sản xuất ít, nhưng lại được nhiều người sử dụng để đi chùa nên mỗi tép (100 tờ) có giá 65.000 đồng.


N.Yến


Giao thông Hà Nội rối loạn


 
21/01/2011 22:35 
Những cảnh tắc đường như thế này không chỉ có vào giờ cao điểm - Ảnh: Ngọc Thắng
Hà Nội lại rơi vào cảnh tắc đường trầm trọng. Hàng loạt giải pháp được tung ra để tháo gỡ như tăng cường lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát hay phân luồng hướng dẫn giao thông từ xa, nhưng người dân vẫn đang phải sống chung với cảnh rối loạn, ùn tắc.

8 giờ 40 phút sáng ngày 21.1, đã qua giờ cao điểm, nhưng tại một loạt các tuyến đường như Kim Mã - Nguyễn Thái Học, Đê La Thành - Khâm Thiên… từng đoàn xe vẫn nối đuôi nhau, nhích từng vòng bánh xe. Chị Nguyễn Thu Hiền, nhà ở ngõ 54, phố Hoa Bằng (Q.Cầu Giấy), làm việc tại một cơ quan có trụ sở trên phố Tô Hiến Thành cho biết, đã hơn một tuần nay chị liên tục gặp tình trạng tắc đường vào bất cứ thời điểm nào trong một ngày.

Phân luồng từ xa... vẫn tắc

Nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc xảy đến trước Tết Nguyên đán, ngay từ tháng 12.2010, Sở GTVT Hà Nội đã có quyết định hướng dẫn phân luồng giao thông từ xa cho các phương tiện. Cụ thể, các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ từ 1 tấn trở lên và xe chở khách 25 chỗ trở lên (trừ xe buýt, xe giải quyết sự cố, xe có phù hiệu ưu tiên) bị cấm hoạt động và dừng đỗ từ 6 - 21 giờ hằng ngày trên các tuyến phố từ vành đai II trở vào. Nhưng trên thực tế thì tình trạng ùn tắc vẫn diễn ra, và nguy cơ ùn tắc kéo dài hoàn toàn có thể xảy ra, khi mà mật độ phương tiện tham gia giao thông đang tăng nhanh vào những ngày cuối năm.

Trung tá Đinh Thanh Thảo, Đội trưởng đội khám nghiệm, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hà Nội cho biết, sẽ tăng cường xử lý nghiêm, tập trung các trường hợp vi phạm như xe khách nhồi nhét khách, bắt trả khách không đúng điểm quy định. Đồng thời bố trí tối đa quân số ứng trực, tham gia điều tiết, phân luồng tại các ngã tư, ngã năm, tại những "điểm đen", trên những tuyến phố chính, những tuyến đường huyết mạch dẫn vào nội đô, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất việc ùn tắc.

Còn theo ông Đinh Văn Hải, Phó chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội, lực lượng thanh tra đang tập trung rà soát lại các điểm, các nút có nguy cơ ùn tắc cao như: Minh Khai, Đại La, Trường Chinh, Láng, Bưởi, Lạc Long Quân, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Tràng Thi... để có những giải pháp hiệu quả. Sở cũng sẽ tiến hành sơn lại kẻ vạch, tuyên truyền để người tham gia giao thông đi đúng làn đường. Nhưng cũng đồng thời tiến hành xử lý nghiêm những trường hợp lấn chiếm lòng lề đường, đi không đúng làn đường.

Ông Hải cho rằng, việc phân luồng từ xa, cụ thể là cấm xe tải trên một tấn từ vành đai II trở vào tỏ ra khá hiệu quả, khi hạn chế được tối đa xảy ra xung đột tại các ngã tư - nguyên nhân chính gây tắc đường. Tuy nhiên, việc cấm xe tải trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống dân sinh, khi mà thời gian gần tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa vào nội đô tăng cao.

Thiếu một giải pháp căn cơ

TS Khuất Việt Hùng, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cho rằng, bùng phát tắc đường cuối năm do lưu lượng tham gia giao thông tăng tới 20-30% so với bình thường khi người dân đi sắm tết, các địa phương về T.Ư chúc tết, đặc biệt trời lạnh khiến người dân sử dụng ô tô cá nhân nhiều hơn để tránh rét.

"Các ban ngành của Hà Nội theo cách làm của mình đã cố gắng hết sức như tổ chức giao thông lại, mở nút, bịt nút… Nhưng có giải pháp cần phải làm ngay khẩn cấp, mạnh tay là hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, đặc biệt là ô tô, nhưng Hà Nội lại rất e dè gần như không có động thái nào về việc này, trong khi TP.HCM đã làm nghiên cứu khả thi và chuẩn bị kết thúc nghiên cứu khả thi này", ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, "giai đoạn trước mắt khi năng lực cơ sở hạ tầng, vận tải công cộng của Hà Nội đến năm 2020 vẫn hết sức hạn chế, đặc biệt là khu vực trung tâm, Hà Nội sẽ phải kiểm soát rất chặt chẽ quyền tiếp cận, khả năng được tiếp cận hạ tầng của các phương tiện cơ giới, đặc biệt taxi và ô tô".

Cụ thể, theo ông Hùng cần kiểm soát quyền sử dụng đường, có thể dùng biện pháp hành chính như không cho sử dụng đường A, đường B trong thời gian nhất định hoặc thu phí giờ cao điểm. Hay việc cân nhắc lại phí đỗ sao cho hợp lý, tương ứng với giá trị cung ứng cơ sở hạ tầng. "1m2 đường Hàng Bè (Q.Hoàn Kiếm) đền bù tới 1 tỉ đồng, nhưng thu phí đỗ xe chỉ 10.000 đồng/lần cũng trên diện tích 1m2 là quá thấp", ông Hùng phân tích. "Hiện nay Nhà nước trợ cấp, trợ giá ngầm quá nhiều cho người sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô, trong khi xe buýt trợ giá 3.000 đồng/lượt đã bị kêu ầm lên", ông Hùng nói.

Chuyên gia này cũng cho rằng, mục tiêu thu phí không phải lấy tiền mà để giảm ách tắc giao thông, nên phải đủ mạnh để người tham gia giao thông cân nhắc chọn phương tiện, chọn đường đi, điểm đến hay thời gian đi.

Ô tô chiếm gần 65% tổng diện tích đỗ xe

Một nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cho biết, xe ô tô chiếm 10% phương tiện, nhưng chiếm 55% diện tích sử dụng động trên đường và gần 65% tổng diện tích đỗ xe. "Quyền sử dụng hạ tầng của những người khác đang bị xe ô tô xâm hại nhiều, chúng ta không cấm, hay hạn chế mà cần cân nhắc. Đặc biệt phải có sự ủng hộ nhất quán từ cơ quan chức năng cao hơn, tín hiệu hiện nay đang rất yếu như Bộ GTVT, Bộ Tài chính chưa có động thái nào. Như thông tư thu phí đường bộ của Bộ Tài chính ban hành đã nhiều năm nhưng tới giờ chưa có điều chỉnh nào", TS Khuất Việt Hùng nhìn nhận.

Minh Sang - Mai Hà


Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII vào ngày 22/5/2011


22/01/2011 07:01:00

Sẽ tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày Chủ nhật, 22/5/2011.

Ngày 21/1, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.
 
Theo đó, sẽ tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 vào ngày Chủ nhật, 22/5/2011.
 
Hội đồng bầu cử được thành lập để phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, do Ông  Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng bầu cử.
 
Bà Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng bầu cử.
 
Ngoài ra, Hội đồng bầu cử còn có các PCT: Ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bà Nguyễn Thị Doan, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Ông Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 16 thành viên khác...
 
(Theo TTXVN)

Giá lương thực - ẩn số lớn của lạm phát


2011-01-21

Lạm phát 2010 của Việt Nam là 11,75% nhưng có những cảnh báo lạm phát năm nay có thể rất cao tương tự như 2008 là năm lạm phát 23,1%.

AFP photo

Một sạp bán thịt heo trong chợ ở Hà Nội hôm 04/08/2008

Trong khi đó, TS Lê Xuân Nghĩa Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định trên VnExpress: "Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm'.
Theo thông tin này, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc thực hiện giá điện, than và xăng dầu theo định hướng thị trường sẽ chỉ tác động một phần đến tỷ lệ lạm phát 2011. Tuy vậy, chỉ số tăng giá tiêu dùng CPI sẽ bị chi phối rất lớn bởi giá nông sản, thực phẩm.

Nhập khẩu lạm phát của thế giới

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Lê Đạt Chí Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đồng thuận về việc giá điện than xăng dầu không phải là yếu tố mạnh ảnh hưởng lạm phát. TS Lê Đạt Chí nhận định:

"Tác động lạm phát của Việt Nam năm nay 2011 là nhập khẩu lạm phát. Bởi vì tác nhân của Việt Nam là tình trạng nhập siêu rất là lớn, mà trong đó các yếu tố về hàng hóa nguyên liệu cơ bản trên thế giới dự kiến gia tăng trong năm nay. Điều đó sẽ góp phần gia tăng lạm phát của Việt Nam.

Nhóm ngành thứ hai tác động nữa là thực phẩm, bởi vì cơ cấu chi tiêu cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, người dân dành phần lớn chi tiêu cho nhóm lương thực thực phẩm. Cho nên sự biến động của giá lương thực thực phẩm trong nước cũng như thế giới sẽ là một yếu tố tác động lớn thứ hai."

TS Lê Đạt Chí phân tích, nếu nhập khẩu lạm phát từ hàng hóa nguyên liệu cơ bản, thì nhóm này còn chịu tác động kép là điều chỉnh tỷ giá ở Việt Nam làm gia tăng mức nhập khẩu lạm phát của nước ngoài. Cộng với nhóm thứ hai là cơ cấu chi tiêu trong những nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam, lương thực thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn, sẽ làm duy trì trạng thái lạm phát của Việt Nam trong năm 2011.

Trên VnExpress, TS Lê Xuân Nghĩa ước tính mức tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI năm nay riêng về ảnh hưởng tăng giảm giá xăng dầu chỉ vào khoảng 1,1-1,4%, trong điều kiện cơ quan quản lý điều chỉnh giá nhiên liệu tương tự như năm ngoái, tức là 3 lần điều chỉnh tăng, 2 lần điều chỉnh giảm.

Nhiều tổ chức tài chính ở nước ngoài dự báo lạm phát Việt Nam 2011 quanh mức 10%. Tuy nhiên các dự báo cho thấy có yếu tố tùy thuộc vào biến động diễn biến giá thế giới là chính yếu.
TS Lê Đạt Chí 


Cùng với cách tính toán này, nếu giá lương thực thực phẩm tăng 10% thì mức tăng CPI sẽ vào khoảng 2,6%. Nhóm nghiên cứu của TS Lê Xuân Nghĩa nhận định rằng, mức tác động vừa nêu là rất đáng quan tâm bởi tỷ trọng trong tổng chi tiêu dùng của nhóm lương thực thực phẩm trong công thức tính CPI là khá lớn. Hơn nữa việc tăng giá thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống đại đa số người dân Việt Nam vốn là tầng lớp nghèo.

Theo lời vị Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: thống kê chính thức thể hiện mức tăng giá lương thực thực phẩm năm ngoái khoảng 16%, nhưng trên thực tế người tiêu dùng đã chịu đựng nhiều hơn. Hơn nữa, đợt lũ lụt tại miền Trung hai tháng cuối năm ngoái cũng gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp ở các địa phương.

Đồng tiền mất giá

Một bà nội trợ ở TP.HCM nói với chúng tôi, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã tăng trong năm ngoái tiếp tục tăng trong thời gian gần đây.

000_Hkg3375125-200.jpg
Dãy hàng bún tươi ở một chợ nhỏ HN. AFP photo
"Cái gì cũng lên hết nhưng mà đường sữa dầu ăn là lên nhiều nhất…Tôi vẫn ăn gạo mười bốn mười lăm ngàn thì bây giờ lên mười sáu ngàn/kg. Rau trứng cũng lên, đại loại mọi khi mua một ngàn đồng hành ngò khá nhiều bây giờ chỉ còn một phần ba thôi…mứt món thì lên lắm vì đường đắt, gas nấu ăn bây giờ ba trăm mấy chục nghìn càng ngày càng lên. Nói tóm lại cái gì cũng lên, ít thì 20% có thứ 30%, thí dụ hồi trước mình có một trăm đồng, bây giờ giá trị chỉ còn sáu bảy chục đồng thôi mà chỉ trong vòng có mấy tháng." 

Đáp câu hỏi của chúng tôi là có quá nhiều ẩn số liên quan tới tỷ lệ lạm phát, vậy dự báo lạm phát năm nay sẽ có tồi tệ như năm 2008 hay không. TS Lê Đạt Chí phát biểu:

"Nhiều tổ chức tài chính ở nước ngoài dự báo lạm phát Việt Nam 2011 quanh mức 10%. Tuy nhiên các dự báo cho thấy có yếu tố tùy thuộc vào biến động diễn biến giá thế giới là chính yếu. Kịch bản ở đây lệ thuộc vào kinh tế thế giới chứ không phụ thuộc vào nền kinh tế Việt Nam nữa. Cho nên mục tiêu lúc này vấn đề  đặt ra là đề phòng thích ứng nguy cơ biến động giá thế giới chứ không phải là yếu tố trong nội tại nền kinh tế là yếu tố chính." 

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và nhóm nghiên cứu của ông có đầy đủ dữ kiện để đưa ra nhận định 'Ẩn số lớn của lạm phát 2011 là giá thực phẩm'.

Các chuyên gia nói với chúng tôi, Việt Nam có thể kiểm soát giá lương thực thực phẩm như chính phủ đã làm trong quá khứ. Chỉ một quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo cũng có thể chặn đứng đà tăng giá lương thực. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp trong nước bao gồm trồng trọt, nuôi thủy sản và chăn nuôi bị lệ thuộc vật tư đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với tỷ lệ khá lớn. Giá lương thực thực phẩm dù được kềm chặt cũng không thể tạo ra một thị trường giá rẻ.

Nhận định về giá vật tư nông nghiệp đầu vào đang tăng cao, Cục trưởng Cục Trồng Trọt Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nhận định:

"Giá hiện nay theo mặt bằng chung, theo tình hình hiện nay. Tuy nhiên điều này bất lợi cho người nông dân vì giá đầu vào sẽ làm tăng chi phí sản xuất của nhà nông."

Nông dân ở vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long, những người đã đóng góp vào tổng lượng 6,8 triệu tấn gạo xuất khẩu năm ngoái với trị giá kỷ lục hơn 3 tỷ USD, mong muốn được hưởng phần lợi nhuận tương ứng. Một nông dân nói:

"Vật giá tất cả đều tăng, giá lúa cũng tăng so với năm rồi và các năm trước, nhưng tôi thấy thu nhập của mình vẫn vậy. Bán lúa được nhiều tiền hơn nhưng khi mua lại các thứ cũng cao hơn. Cụ thể phân bón tăng khoảng gần 30%, có một số loại phân tăng trên 30%, thuốc sâu thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng từ 20% đến 30%.

Vật giá tất cả đều tăng, giá lúa cũng tăng so với năm rồi và các năm trước, nhưng tôi thấy thu nhập của mình vẫn vậy.

Một nông dân ĐBSCL

Cuộc sống bây giờ khó khăn vật giá cái gì cũng lên hết kể cả con cái đi học, tiền học phí tiền mua sách, tất cả mọi thứ linh tinh đều tăng. "     

Ngay từ đầu tháng Giêng, báo chí trong đó có Tuổi Trẻ, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam đưa tin giá lương thực thế giới đã chạm mức kỷ lục mới trong tháng 12 năm ngoái, vượt qua những kỷ lục cũ thiết lập trong thời kỳ khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007-2008. Theo đó Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) công bố chỉ số giá lương thực cuối năm 2010 là 214,7 điểm vượt qua mức 213,5 điểm thời gian khủng hoảng lương thực 2008.  Giá ngũ cốc toàn cầu tăng nhanh, ngoại trừ giá gạo vẫn đứng thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục. Giá  đường tăng cao nhất trong vòng 30 năm gần đây, giá các loại hạt có dầu và thịt cùng leo thang. 

Lạm phát được đẩy lên cao vì giá lương thực tăng, đây là mối quan ngại lớn lao của những nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Trong tình hình biến động giá thế giới như vậy, rõ ràng 'ẩn số lớn của lạm phát Việt Nam 2011 là giá thực phẩm.'

Theo dòng thời sự:


Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm Tết


2011-01-21

"Báo động an tòan thực phẩm Tết" là đề tài được nhiều báo nói đến vào thời điểm chỉ còn hai tuần nửa là cả nước mừng đón Xuân Tân Mão 2011

AFP

Một gian hàng bán mứt kẹo Tết. AFP


Những vấn đề được nêu lên là việc sản xuất, chế biến không bảo đảm vệ sinh, nguyên liệu bị biến chất, không rõ nguồn gốc, cơ sở, dụng cụ không sạch sẻ. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu tổng hợp các thông tin có liên quan đến sức khỏe và túi tiền người tiêu dùng.

Người tiêu dùng biết tin ai bây giờ

Tin tức do tờ Thanh Niên phổ biến cho biết, một khi khách hàng chứng kiến tận mắt công việc làm ra lạp xưởng thì chẳng ai dám thưởng thức món ăn khóai khẩu này nữa. Các bao chứa nguyên liệu bị biến chất, bốc mùi hôi tanh nồng nặc, các loại mỡ, thịt, cá, gà, ruột, gân, nằm ngổn ngang trên sàn nhà nhầy nhụa. 
Theo báo Saigon Giải Phóng thì tại một cơ sở khác, nhân viên kiểm tra niêm phong trên 500 chai sâm dứa có dấu vết bị nấm mốc và nhiễm vi khuẩn. Mặt khác, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh phát hiện ba mẫu hạt dưa, ớt bột chứa Rhodamine B, là hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư. 
Một khi khách hàng chứng kiến tận mắt công việc làm ra lạp xưởng thì chẳng ai dám thưởng thức món ăn khóai khẩu này nữa. Các bao chứa nguyên liệu bị biến chất, bốc mùi hôi tanh nồng nặc, các loại mỡ, thịt, cá, gà, ruột, gân, nằm ngổn ngang trên sàn nhà nhầy nhụa.
Thực phẩm bán cho người tiêu dùng thường không nhãn hiệu không rõ xuất xứ.
Thực phẩm bán cho người tiêu dùng thường không nhãn hiệu không rõ xuất xứ.
Đoàn Thanh Tra có nhận xét chung là tại một số cơ sở tình trạng vệ sinh không đạt tiêu chuẩn, nhân viên chế biến không qua khám sức khỏe, nhãn hiệu không ghi đúng thành phần so với hồ sơ công bố ban đầu. 
Các cơ quan về an tòan vệ sinh thực phẩm yêu cầu ngành quản lý thị trường xử lý nghiêm khắc, tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm, nguyên liệu, không rõ xuất xứ hay nhãn mác, để bảo đảm sức khỏe của người dân.
Vấn đề vệ sinh an tòan thực phẩm, đặc biệt là vào dịp cận Tết Tân Mão có được công luận và giới hữu trách quan tâm hay không? Ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người Tiêu dùng Việt Nam giải đáp:
" Tất cả mọi người, trong đó có Hội của chúng tôi cũng rất quan tâm đến vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm, vì vấn đề này cũng như chuyện hàng nhái, hàng giả, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Chúng tôi luôn khuyến cáo giới tiêu dùng là phải cảnh giác, rất cẩn thận trong khi lựa chọn các thứ hàng hóa, chúng tôi cũng có nhiều hoạt động để cố gắng làm cho người tiêu dùng tránh gặp những rủi ro như vậy."
Các cơ quan về an tòan vệ sinh thực phẩm yêu cầu ngành quản lý thị trường xử lý nghiêm khắc, tịch thu, tiêu hủy các sản phẩm, nguyên liệu, không rõ xuất xứ hay nhãn mác, để bảo đảm sức khỏe của người dân.
Ngoài trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Hội cũng khuyến cáo cơ quan chánh quyền ngăn chặn những hành vi sai phạm về an tòan thực phẩm từ phía doanh nghiệp sản xuất:
"Chúng tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp, để ngăn chặn những hành vi không lành mạnh. Hiện nay, theo tôi được biết thì tất cả các cơ quan chức năng đều rất tích cực để làm công việc này. Tôi nghỉ nhà nước Việt Nam cũng có nhiều cố gắng, như lập ra quỹ bình ổn giá, cũng như các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu này."

Lực lượng thanh tra không quản nổi?

Trong khi đó, một người tiêu thụ, một người dân thì lại có suy nghỉ  khác vì khi nhìn vào thực tế , từ Hà Nội, ông Hợp, một công chức hồi hưu kể lại chuyện ta nghe, mắt thấy ngoài xã hội:
" Gần đến Tết, cái nạn của người dân là như thế này: mọi thứ đều đắt đỏ lên, mặc dù nhà nước đưa ra quyết định bình ổn giá, cho các công ty vay tiền, không phải đóng thuế để mà cung cấp hàng hóa cho dân. Nhưng mà, cái tăng giá là tăng ở ngoài chợ ấy, thí dụ cách đây 10 ngày, một chục hoa hồng giá 50 nghìn đồng, cách đây 2 ngày, chục hoa hồng tăng lên 100 
Gian hàng mứt Tết không thấy che đậy. AFP
Gian hàng mứt Tết không thấy che đậy. AFP
nghìn, tức tăng gấp đôi. Nhà nước không làm gì được, người dân phải gánh đủ, đó là một thứ. 
hàng nhập lậu về, mà cho vào túi nylon mang về, tuy có mùi hôi thối nhưng con buôn chế biến làm cho trắng lên, tất cả những cái đó, người dân phải gánh chịu. Thế thì, người nào biết thì thôi, đừng mua, ai không biết thì đành chịu thôi. Cơ quan để kiểm tra những thứ an tòan thực phẩm ấy, thì chỉ có vài người,  nên làm sao kiểm soát hết được
Ô.Hợp, công chức
Không chỉ thực phẩm tăng giá mà các thứ khác đều tăng, đây là vấn nạn mà nhiều năm nay cứ gần đến Tết là như vậy. Điểm thứ 2 là người dân nào mà chả lo mua sắp đồ Tết, thì bao giờ cũng vướng phải mấy thứ hàng nhái, hàng gỉa, hàng dỏm, như trong thực phẩm các chất độc hại tăng đến mấy chục lần, như mứt làm với phụ gia đã bị cấm. 
Thế rồi, người ta làm ở những nơi mất vệ sinh, chưa kể tới hàng nhập lậu về, mà cho vào túi nylon mang về, tuy có mùi hôi thối nhưng con buôn chế biến làm cho trắng lên, làm cho sạch, tất cả những cái đó, người dân phải gánh chịu. Thế thì, người nào biết thì thôi, đừng mua, ai không biết thì đành chịu thôi. Cơ quan để kiểm tra những thứ an tòan thực phẩm ấy, thì chỉ có vài người,  nên làm sao kiểm soát hết được." 
Thực phẩm ăn liền được bầy bán thoải mái. AFP
Thực phẩm ăn liền được bầy bán thoải mái. AFP
Người dân Saigon tin rằng, gần đây vấn đề vệ sinh, an tòan thực phẩm có nhiều sự cải tiến, bà Liên cho biết:
Hột dưa được làm cho bóng nên cũng có chất độc hại, thì người ta không cho dân xài, về phần dân chúng thì cũng ý thức được điều đó rồi, chứ không như xưa, bạ đâu ăn đó. Vấn đề an tòan thực phẩm nay tương đối khá
Bà Liên, TPHCM
"Về an toàn thực phẩm thì rất kỷ, nhưng đôi khi ở nơi khác, như từ Trung Quốc đưa vô, chỗ này chỗ nọ đưa qua thì cũng có. Ở đây, vào dịp cuối năm thì có kiểm tra an toàn thực phẩm nhiều lắm, nên cũng đỡ đi. Hột dưa được làm cho bóng nên cũng có chất độc hại, thì người ta không cho dân xài, về phần dân chúng thì cũng ý thức được điều đó rồi, chứ không như xưa, bạ đâu ăn đó. Vấn đề an tòan thực phẩm nay tương đối khá, có nghĩa là người ta kiểm tra rất chặt chẽ."
Trước những quan ngại của giới tiêu thụ, các cơ quan y tế đang cho tăng cường những đoàn kiểm tra đến những cơ sở sản xuất thực phẩm, phục vụ Tết nguyên đán, song song với việc thường xuyên nhắc nhở doanh nghiệp, nhà sản xuất phải chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém, đồng thời xử phạt nghiêm khắc những hiện tượng gây báo động về an tòan thực phẩm, hầu tránh những hậu quả có thể xảy ra cho dân chúng, khi cả nước mừng xuân, đón Tết năm Mẹo,  sắp đến.

Theo dòng thời sự:


Friday, January 21, 2011

DÂN NGHÈO THÀNH HỒ ĐÓN TẾT BẰNG LỆNH CƯỠNG CHẾ NHÀ


Thông điệp mùa xuân của dân nghèo gửi chính quyền thành Hồ

Quyết định số 964 ngày 7/4/2003 của liên bộ GTVT. và KH ĐT. về kế hoạch xây cầu vượt Gò Dưa, từ đó đến nay làm tan gia, bại sản trên 300 gia đình. Báo chí nhà nước đã tốn quá nhiều giất mực để phê phán chính quyền quận Thủ Đức và thành Hồ. Nhưng nước đổ lá khoai! Trước ngày đại hội đảng, lệnh cưỡng chế vẫn được dán lên cửa từng nhà dân, gặp phản đối quyết liệt thì chính quyền tạm ngưng. Nay đại hội đảng xong rồi, năm hết tết đến, chủ tịch quận Thủ Đức Trương Văn Thống lại cho dán lệnh cưỡng chế lên hàng chục nhà dân dọc tỉnh lộ 43, phường Tam Bình, Thủ Đức. Cuộc giải phóng dân nghèo ra khỏi nhà của họ xắp bắt đầu, khi chúng đánh tỉa 10 nhà một lượt.

Theo báo chí nhà nước(Người cao tuổi, Thanh tra…) thì việc giải phóng mặt bằng nơi đây là "bạo ngược", chứ không theo qui định của pháp luật. Cán bộ "đi đêm" để trả tiền bồi thường cho dân. Phó chủ tịch quận Thủ Đức Lê Văn Lộc "ăn" hàng ngàn mét vuộng đất của dân và ông ta thích bồi thường cho ai bao nhiêu là tùy sự ngẫu hứng của ông. Nay chủ tịch quận Thủ Đức Trương Văn Thống lại còn hung bạo hơn Lê Văn Lộc, vì đã có Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua bảo kê. Đại hội đảng xong rồi, chính quyền thành Hồ thẳng tay cướp nhà, đất của dân nghèo. Người dân không còn nghĩ gì tới tết cổ truyền dân tộc, khi họ thấy lệnh cưỡng chế dán trên cửa nhà mình.

Ước mong các cơ quan truyền thông, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và dư luận toàn thế giới bênh vực những người thấp cổ, bé miệng đang bị cướp bóc khi xuân về, tết đến. Xin hãy gọi số của các tay cộng sản ác ôn sau:

Trương Văn Thống, chủ tịch quận Thủ Đức 090 3900261.

Lê Văn Lộc, phó CT quận Thủ Đức 090 3941435.

Nguyễn Văn Đua, phó CT thường trực TP. 0903900609.

Huỳnh Công Hùng, HDND TP. 090 3351135.

Số Dt. Của 1 số dân oan ở Gò Dưa:

Phạm Văn Hùng 0918954142

Phạm Thanh Hải 090663 1416

Đỗ Mạnh Toàn 0166 9122810.

Nguyện Đức Chúa Trời bẻ gãy cánh tay gian ác của đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời ban phước dư dật cho những người bênh vực kẻ mồ côi, người góa bụa.

Sài gòn, mùa xuân 2011

Tiếng Nói Hội Thánh Chuồng Bò(2)

Mục sư Thân Văn Trường

Đt. 0907872617

Cầu Gò Dưa, nổi thống khổ của dân ta

Lệnh cưỡng chế chủ tịch quận Thủ Đức cho dán ở nhà dân 1 ngày sau DH đảng ở Gò Dưa

2
0
 
 
Rate This

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty