TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, January 9, 2010

Tài liệu mật vụ Phá Thánh Giá trên Núi Chẽ (còn gọi là Núi Thờ) ở Đồng Chiêm





Kính gởi chút tài liệu cộng tác viên “chuacuuthe.com” may mắn có được
để quý bạn đọc đối chứng với luận điệu của các báo “lề phải” mấy ngày qua. (BBT 8/1/2010)...

BBC: Nạn tham nhũng ở Trung Quốc tăng


Đảng Cộng sản Trung Quốc liên tiếp tuyên bố sẽ chống tham nhũng một cách mạnh mẽ.
Cơ quan phòng chống tham nhũng Trung Quốc nói có 106,000 quan chức bị kết tội tham nhũng trong năm 2009, tăng 2.5% so với năm trước đó.
Số quan chức chính phủ bị phát hiện biển thủ hơn một triệu nhân dân tệ (tương đương 146 ngàn đô la Mỹ) tăng tới 19% trong năm qua....

CÔNG AN CSVN CÔ LẬP GIÁO XỨ ĐỒNG CHIÊM, NGĂN KHÔNG CHO TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ ĐẾN LẤY TIN.

Friday, 8 January 2010
d991310Trên đỉnh Núi Thờ, giáo xứ Đồng Chiêm, một cây thánh giá bằng tre đã được dựng lại, có những bóng đèn điện để tối bật sáng nhưng nhà cầm quyền Cộng sản xã An Phú đã cắt điện cả mấy thôn xung quanh.
Cảnh sát Việt Nam ngăn không cho các ký giả của hãng thông tấn Pháp tới một giáo xứ ở Hà Nội, nơi có một số tín đồ Công giáo bị thương trong lúc cảnh sát dùi cui điện và hơi cay để giải tán...

Mỗi ngày 2 trận “động đất”

08/01/2010 23:58 
Việc nghiền, xay đá gây ô nhiễm nghiêm trọng tại thôn Dưỡng Hạ - Ảnh: Vũ Quang
Ra ngoài phải đội mũ cứng; ăn cơm, đi ngủ phải khóa chặt cửa; trẻ con, người già ở yên trong nhà... Đó là sinh hoạt thường nhật của người dân thôn Dưỡng Hạ, xã Ninh Vân (H.Hoa Lư, Ninh Bình) từ vài năm qua.

Sinh nhật con trai lãnh đạo CHDCND Triều Tiên thành ngày lễ toàn quốc


TTO - CHDCND Triều Tiên đã chính thức thông báo dịp sinh nhật của Kim Jong Un, con trai út của Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il, là ngày lễ toàn quốc.

Ảnh được cho là của Kim Jong Un thời niên thiếu và bức ảnh gần đây trên một tờ báo Hàn Quốc (xuất bản hồi tháng 6-2009) - Ảnh: Newscom
Sinh nhật lần thứ 28 của Kim Jong Un đã được tổ chức trọng thể vào hôm qua 8-1, làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng anh này sẽ trở thành người kế vị cha mình trong tương lai.

“Văn phòng của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động CHDCND Triều Tiên đã gửi chỉ thị tới các tổ chức đảng trên toàn quốc về việc tổ chức kỷ niệm có ý nghĩa sinh nhật đồng chí Kim Jong Un’”, một nguồn tin nói.
“Trong chỉ thị này, văn phòng trên nhấn mạnh cần chính thức thông báo ngày 8-1 là ngày toàn quốc mừng sinh nhật Kim và gọi anh là “tương lai vĩnh cửu của chúng ta” “nhà lãnh đạo kế thừa tuyệt đối dòng dõi Baekdu”, nguồn tin trên cho biết thêm.
Theo tờ The Chosun Ilbo, sinh nhật của lãnh đạo Kim Jong Il (16-2) đã được công bố là ngày lễ toàn quốc tại CHDCND Triều Tiên vào năm 1975.
MINH ANH (Theo UPI, Korea Times)

Sinh viên muốn dấn thân bảo vệ chủ quyền đất nước

Cập nhật lúc 05:55, Thứ Bảy, 09/01/2010 (GMT+7)
 - Đối thoại với lãnh đạo TP.HCM ngày 8/1, các sinh viên dự Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam TP đề nghị TP cho biết quan điểm cũng như có chủ trương để sinh viên đóng góp sức trẻ và trí tuệ của mình giữ gìn biên giới, hải đảo của Tổ quốc.  

Trả lời các sinh viên, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua khẳng định: “Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền đất nước là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong giai đoạn hiện nay, việc bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc phải đi đôi với giữ gìn ổn định mọi mặt từ chính trị, ngoại giao, kinh tế đến an sinh xã hội nhằm đảm bảo cho được sự phát triển của đất nước".

"Chúng ta cần nhận thức rõ điều đó và thực hiện nó bằng sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Hơn ai hết và hơn lúc nào hết, tôi nghĩ đây chính là lúc các bạn trẻ thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của chính mình...".  

Video: Bí thư chi bộ tường trình việc tấn công giáo dân Đồng Chiêm 6/1/2010

Friday, 8 January 2010
 Nhà cầm quyền Hà Nội chối rằng không có việc tấn công và đàn áp giáo dân mà việc này do địa phương … như luận điệu chối leo lẻo thường thấy của họ sau tội ác gây ra với giáo dân và nhân dân.


Nhưng chính Bí thư chi bộ xóm Đồng Chiêm đã viết tường trình và kiến nghị trước giáo dân nêu rõ diễn biến và tội ác này của nhà cầm quyền Hà Nội với giáo dân Đồng Chiêm sáng 6/1/2010.

Friday, January 8, 2010

Hình Ảnh 'Xô xát vì thánh giá ở Đồng Chiêm'



Hình ảnh những loại vũ khí nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng trong vụ đàn áp giáo dân Đồng Chiêm

2 bình xịt hơi cay đã sử dụng

Các phương án giao thông “bị phá sản hoàn toàn”

(Dân trí) - Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Ban An toàn giao thông TPHCM đã nhận định như vậy tại buổi Tổng kết Khối vận tải công nghiệp đường bộ do Sở GTVT tổ chức ngày 7/1. Thống kê năm 2009 số vụ TNGT chỉ giảm có 3 vụ nhưng ùn tắc giao thông tăng đến 26 vụ.
Kẹt đường tại góc đường Đinh Tiên Hoàng - Võ Thị Sáu (quận 3).

Phát ngôn, hành động ấn tượng: Mừng hội “cướp bông”

“Mừng hội cướp bông” là một bản dân ca Phú Thọ mà giai điệu đã rất quen thuộc với người Việt Nam, thường được dùng làm nhạc hiệu trên truyền hình mỗi lúc giao thừa. Thật tiếc là tại Lễ hội Hoa 2010 vừa qua, một số người dân Hà thành đã “trình diễn” bài dân ca này theo cách riêng của mình.
"Chờ điều kiện chín muồi giải quyết tranh chấp Biển Đông"
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường

AsiaNews: Explosive used to demolish crucifix in a Hanoi Catholic cemetery

by J.B. An Dang
Police attacks parishioners trying to defend the sculpture. An unknown number of people are wounded. The Archdiocese slams the incident in Dong Chiem parish. Something similar occurred last November in Bau Sen.

Hanoi (AsiaNews) – The crucifix in the cemetery of Hanoi's Dong Chiem Parish Church was blown up with explosives yesterday. Parishioners who came to the site upon hearing the loud explosion were charged and beaten by police. Two youths were wounded and taken away; it is not known how many other were hurt.   The press release by the Archdiocese of Hanoi about the incident reads almost like a war bulletin. "Police attacked the parish today, in the early morning, when both its pastor and the pastor’s assistant were at the annual retreat in the Archbishop Office. An estimated 500 heavily armed and well-entrenched police officers and a large number of trained dogs were deployed in the area to protect an army engineering unit that destroyed a large crucifix erected on a boulder inside the parish cemetery," the statement said.

Còn chạy chức, chạy quyền vì có người 'bật đèn xanh'

Cập nhật lúc 06:28, Thứ Sáu, 08/01/2010 (GMT+7)
 - "Có người chạy chức chạy quyền vì có người bật đèn xanh, có người chấp nhận "sự chạy" này", Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Phùng Hữu Phú trả lời báo giới bên lề Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2009, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2010 kết thúc ngày 7/1 ở TP.HCM.  
Báo cáo tóm tắt cuộc thăm dò dư luận xã hội (do Viện nghiên cứu Dư luận xã hội tiến hành) cho thấy, có từ 50% số người được hỏi trở lên cho rằng năm 2009, người dân bức xúc nhất với 9 vấn đề, trong đó phải kể đến nạn tham nhũng và tệ nạn chạy chức, chạy quyền, chạy tội.
Không nôn nóng

Tòa tổng giám mục Hà Nội lên tiếng về vụ Đồng Chiêm

2010-01-07 Sau sự việc chính quyền triệt hạ Thánh Giá trên Núi Thờ của giáo xứ Đồng Chiêm, Văn Phòng TTGM Hà Nội hôm thứ Năm 7-1 đã ra thông báo chính thức về vụ việc.

Hình do thính giả gửi đến RFA

Cuộc đàn áp dã man giáo dân xứ Đồng Chiêm của bọn tà quyền


























Thursday, January 7, 2010

Văn hóa chửi mắng

07/01/2010 10:27

 
(TNTT&GT) Nhân loại không mấy người không chửi mắng hoặc bị chửi mắng. Chửi mắng, rủa sả là thứ ngôn ngữ không thiếu trong cuộc sống, trong văn chương của mọi dân tộc. Vấn đề là xác định được ranh giới giữa văn hóa và phi văn hóa trong chửi mắng. TNTT&GT mở chuyên đề thú vị này để cùng bạn đọc đàm luận và tranh cãi.
Chửi là la mắng, là nói những lời thô tục, cay độc để làm nhục người khác”, đó là theo từ điển tiếng Việt thông dụng. Cá nhân tôi cho rằng đôi khi cũng cần phải diễn đạt ngôn từ một cách mạnh mẽ, biểu cảm – đôi khi cũng cần phải chửi. Và rõ ràng khi không có đòn để đỡ, khi phải cam chịu ẩn nhẫn, khi yếu thế không làm được gì đối thủ, người ta có thể phải chửi. Chửi cho bõ tức. Chửi là cần thiết, vấn đề là chửi cũng cần có văn hóa, làm cho đối phương thấy nhục cũng phải có văn hóa.

Công ty tin học Mỹ kiện TQ hơn 2 tỉ đô


Green Dam Girl
Tranh hoạt hình Cô gái Green Dam đã được dùng để chế nhạo phần mềm lọc mạng của TQ
Một công ty của Mỹ đã kiện đòi bồi thường 2.2 tỉ USD, cáo buộc Bắc Kinh đã lấy cắp loạt mật mã từ phần mềm lọc mạng của họ.

Nữ sinh làm theo lời Bác: Bạo lực và Chiến thuật 'bật tường' ???

Cập nhật lúc 05:50, Thứ Năm, 07/01/2010 (GMT+7)
 – Trong diễn biến tiếp theo của vụ việc nữ sinh đánh bạn hội đồng, quay clip, Trường THCS Chu Văn An đang chờ chỉ đạo từ Phòng Giáo dục quận 11. Còn trưởng phòng cho hay sẽ để việc đó cho Hội đồng kỷ luật của trường và báo cáo với SởGD-ĐT TP.HCM xin chỉ đạo.
 Nhà trường bế tắc?
“Theo dõi thông tin về vụ việc nữ sinh Q. bị các bạn nữ đánh hội đồng, tôi thấy nhà trường chưa theo sát, chưa hiểu và định hướng đúng cho các em ngay sau khi vụ việc đáng tiếc xảy ra. Nhà trường vẫn chờ chỉ đạo về biện pháp xử lý của phòng giáo dục. Đây là quy trình cứng nhắc, chứng tỏ Ban giám hiệu nhà trường đang bế tắc trong xử lý”.
Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết như vậy về vụ việc một nữ sinh Trường THCS Chu Văn An (quận 11, TP.HCM) bị các bạn chung lớp đánh hội đồng và quay phim chuyền tay nhau.

Cuộc đàn áp dã man giáo dân xứ Đồng Chiêm


Wednesday, January 6, 2010

Việt Nam-chủ tịch ASEAN 2010 : Thách thức lớn nhất là hồ sơ biển Đông

Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 01/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  03/01/2010 13:10 TU
Kể từ hôm nay, 01/01/2010, Việt Nam chính thức giữ chức chủ tịch ASEAN trong vòng 1 năm. Theo các nhà quan sát, Việt Nam sẽ phải đối phó với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thuyết phục được toàn khối Đông Nam Á có được một lập trường chung trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Biển Đông.
Thách thức này đã được nêu bật trong cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 26 và 27/11 vừa qua. Nhân dịp đó, nhiều chuyên gia quốc tế đã cho rằng Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á cần phải đóng một vai trò quan trọng nhằm giải quyết các mối căng thẳng tại vùng Biển Đông, như khối này đã từng làm vào nửa cuối thập niên 1990.
Theo giới chuyên gia, sau một thời gian lắng dịu, tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông đã nóng trở lại trong một hai năm gần đây do việc Trung Quốc công khai đòi hỏi chủ quyền trên khoảng 80% diện tích Biển Đông, đồng thời không ngần ngại dùng võ lực để buộc các nước khác tôn trọng yêu sách của mình.
Trong năm 2009, tình hình căng thẳng trở lại trong khu vực đã được thể hiện qua hai sự cố liên quan đến tàu hải quân Mỹ, cùng với vô số các vụ bắt giữ tàu thuyền đánh cá và ngư phủ Việt Nam, nối tiếp theo các hành động bắt bí các tập đoàn dầu khí quốc tế muốn làm ăn với Việt Nam trước đó.
ASEAN cần chủ động đứng ra tìm kiếm giải pháp
Trong bối cảnh đó, việc khối ASEAN chủ động đứng ra tìm kiếm giải pháp giảm bớt căng thẳng là điều mà giới quan sát cho là cần thiết. Là một nước dính líu trực tiếp vào hồ sơ này, lại nắm quyền chủ tịch khối Đông Nam Á, Việt Nam khó có thể làm ngơ trước tình hình, trái với chủ tịch vừa mãn nhiệm là Thái Lan.
Trong buổi họp báo ngày 30/12/2009, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã xác nhận rằng trong năm 2010, vấn đề biên giới trên biển sẽ là một trong những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Theo báo chí trong nước, ông Phạm Gia Khiêm cho biết thêm là Việt Nam sẽ tính tới việc phân định biên giới trên biển với indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei, và tiếp tục đàm phán về biên giới trên biển với Trung Quốc.
Trước đó, vào ngày 29/12, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh cho biết là tất cả các vấn đề liên quan và được các quốc gia ASEAN quan tâm sẽ được đưa lên bàn hội nghị, căn cứ vào quyết định của các thành viên ASEAN, chứ không phụ thuộc vào riêng nước chủ tịch Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là tình hình sẽ ra sao với nguyên tắc đồng thuận trong ASEAN, nếu một nước thành viên nào đó không muốn gây căng thẳng quá mức với Trung Quốc và không muốn ASEAN đề cập đến hồ sơ nhậy cảm này ?
Đây là điều đã từng xẩy ra cách nay một chục năm, khi các nước Đông Nam Á thảo luận về các quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Vào thời điểm đó, Việt Nam muốn nêu rõ cả hai vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng bị  Malaysia phản đối với lý do là tranh chấp Hoàng Sa chỉ giới hạn giữa Trung Quốc và Việt Nam mà thôi. Do đó, toàn khối đã đi đến đồng thuận là nói đến tranh chấp ở Biển Đông một cách tổng quát.
Tiến tới một Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông mang tính ràng buộc
Dẫu sao, theo giáo sư Thayer, chuyên gia về châu Á và Việt Nam tại Học Viện Quốc Phòng Úc, vấn đề hiện nay là các nước ASEAN có thể tìm cách phát triển thêm một văn kiện liên quan đến Biển Đông đã từng được Trung Quốc chấp nhận : Bản Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Theo giáo sư Thayer, có thể chuyển văn kiện mang tính chất tự nguyện này thành một Bộ Quy Tắc Ứng Xử thực thụ, có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý.
Đối với ông Thayer, trong tư cách là chủ tịch ASEAN, Việt Nam có thể tìm cách thúc đẩy trở lại sáng kiến này và lôi kéo Trung Quốc vào vòng đàm phán. Bắc Kinh thường chủ trương giải quyết các vấn đề một cách song phương, nhưng theo giáo sư Thayer, nếu ASEAN đoàn kết được lại thành một mặt trận thống nhất trên hồ sơ này thì có thể thuyết phục được Trung Quốc. Một cách tiếp cận có phối hợp chặt chẽ của khối ASEAN có khả năng tạo sức ép trên Bắc Kinh, buộc họ bớt những hành động quá cứng rắn.
Tuy nhiên, giáo sư Thayer cũng cho rằng Việt Nam không nên đánh giá quá cao sức mạnh của ASEAN trong việc tác động lên Trung Quốc. Hiệp Hội Đông Nam Á cần huy động thêm những đồng minh và đối tác có trọng lượng vào cuộc.
Tóm lại, trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại vùng Biển Đông thách thức đối với Việt Nam trong vai trò chủ tịch ASEAN trong năm 2010 là làm sao thuyết phục được ASEAN có một lập trường thống nhất đối với Trung Quốc.
Đồng thời, Việt Nam phải nỗ lực quốc tế hoá vấn đề này, vì lẽ yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông vượt quá giới hạn của khu vực. Các định chế như Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN, ARF, hay Cơ Chế Đối Thoại Quốc Phòng Shangri- La ở Singapore chẳng hạn là những diễn đàn lý tưởng để Việt Nam thúc đẩy hồ sơ Biển Đông.

TQ bác bỏ khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của CSVN

Tuesday, 5 January 2010
bc8814a21e4a6ec9eaadab0c9ecd7b1eTQ xây phi đạo trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ghi nhận phản ứng từ phía Việt Nam nhưng tái khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là nội dung phát biểu của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh sáng hôm nay.
Người phát ngôn của Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Một ngày trước đó tại Hà Nội, phát ngôn nhân Cộng sản Việt Nam là bà Nguyễn Phương Nga cũng đưa ra lời phát biểu tương tự, nhấn mạnh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Tranh cãi xảy ra sau khi Quốc Vụ Viện Trung Quốc cho công bố kế hoạch đẩy mạnh phát triển đảo Hải Nam, với mục đích trong thập kỷ tới sẽ biến đảo này thành một trung tâm du lịch quốc tế và thực hiện các dự án dò tìm dầu khí trong khu vực này.
Kế hoạch không nói gì đến Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc từng nhiều lần nói 2 quần đảo này thuộc quyền hành chính của Hải Nam.
Phía Việt Nam cho rằng, việc làm của Trung Quốc đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, đồng thời gây thêm căng thẳng, phức tạp cho tình hình Biển Đông.
Cũng cần nói thêm, ngoài Việt Nam, một số nước khác trong vùng cũng lên tiếng nhận có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng chưa thấy các quốc gia này lên tiếng nói gì về dự án của Trung Quốc.
RFI

VC chờ điều kiện chín muồi giải quyết tranh chấp Biển Đông ????

Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường:
Cập nhật lúc 16:07, Thứ Tư, 06/01/2010 (GMT+7)
 - Tại buổi họp báo sáng nay (6/1) ở Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường cho rằng giải pháp thiết thực hiện nay, đó là tạm gác lại tranh chấp Biển Đông, chờ điều kiện chín muồi giải quyết, trong khi ưu tiên cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở hai nước.

Mô tả ảnh.
Đại sứ Tôn Quốc Tường: Không có một lý do nào làm hỏng quan hệ Trung - Việt. Ảnh: Trường Sơn
Chuẩn bị cho các hoạt động của Năm Hữu nghị Việt  - Trung 2010, kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường trong buổi họp báo đã thông báo các sự kiện cũng như đánh giá về tiến trình hợp tác 60 năm Trung - Việt.
"Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại"
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thừa nhận nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc cũng là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Đại sứ Tôn Quốc Tường nói kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung - Việt là "hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại".
"Là láng giềng, là đồng chí, anh em, hai nước có 100 lý do để hợp tác và không có một lý do nào làm hỏng quan hệ Trung - Việt. Đảng, Nhà nước và Chính phủ Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, đặt mối quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện giữa Trung - Việt ở vị trí quan trọng và trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, không ngừng làm hết sức đóng góp cho sự nghiệp chung của hai bên", Đại sứ nhấn mạnh.
Theo ông Tôn Quốc Tường, năm 2009, quan hệ hai nước có nhiều thu hoạch. Hai nước đã trao đổi 167 đoàn thăm viếng, làm việc, trong đó cấp thứ trưởng 108 đoàn. Đáng chú ý, trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước vẫn duy trì đà tăng trưởng, phấn đấu đạt 25 tỷ USD vào năm nay.
VietNamNet lược ghi phần hỏi - đáp giữa Đại sứ và các phóng viên Việt Nam về những vấn đề quan hệ song phương: 
"Tạm gác lại tranh chấp"
Tuổi Trẻ: Xin Đại sứ cho biết chủ trương giải quyết tranh chấp Biển Đông với Việt Nam?
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng anh em. Nhưng cũng giống như quan hệ của các nước khác, trong quan hệ song phương của chúng ta chắc chắn tồn tại một số vấn đề. Tôi thường nói với các đồng chí lãnh đạo cũng như các bạn Việt Nam rằng trong gia đình dù là vợ chồng cũng có khi cãi nhau. Đây là vấn đề giữa anh em chúng ta.
Làm thế nào giải quyết vấn đề đó cũng nêu ra thách thức to lớn đối với ý chí và thiện chí, trí tuệ và khả năng giải quyết vấn đề này. Nếu điều kiện chín muồi, hai bên giải quyết được vấn đề, chắc chắn sẽ thúc đẩy phát triển quan hệ hai bên chúng ta. Nếu điều kiện chưa chín muồi, làm cản trở cho quan hệ hai nước thì điều cần phải làm và nên làm là gác lại vấn đề. Trong quan hệ hai nước còn có nhiều công việc cần cố gắng, nỗ lực, có nhiều hợp tác có thể tiến hành.
Trong khi phát triển quan hệ song phương và chờ đợi điều kiện chín muồi, hai bên có điều kiện giải quyết vấn đề này tốt hơn và sẽ đưa ra phương án giải quyết hợp lý hơn nữa. Quan hệ Trung - Việt có 3 vấn đề lịch sử để lại: phân định biên giới trên đất liền, phân định Vịnh Bắc Bộ và giải quyết vấn đề biên giới trên biển. Hai bên đã cố gắng giải quyết hai vấn đề trước và chỉ còn lại vấn đề Nam Hải (cách gọi Biển Đông của phía Trung Quốc - PV).
Khi hai bên đang đàm phán, giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền, phóng viên Việt Nam hỏi tôi về đánh giá quá trình đàm phán giải quyết, tôi đã trả lời rằng giải quyết vấn đề biên giới đất liền có ý nghĩa quan trọng, không những tạo cơ sở cho vùng biên giới hai nước hòa bình, ổn định, phát triển và hợp tác, cũng như chứng minh với các nước trên thế giới rằng hai nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì không có vấn đề nào không thể giải quyết được.
Bây giờ quan hệ hai nước chỉ còn vấn đề trên biển. Chúng ta đã thiết lập cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thúc đẩy tiến trình đàm phán.  Để giải quyết tranh chấp, hai bên cần xuất phát từ đại cục, toàn cục và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, tạm gác lại tranh chấp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, thuận lợi của quan hệ hai nước. Tôi nghĩ đây là cách làm phù hợp nhất. 

Mô tả ảnh.
60 năm qua, quan hệ hai nước đã trải qua một giai đoạn khó khăn, nhưng đó chỉ là một giai đoạn khúc khuỷu - Đại sứ Trung Quốc nói. Ảnh: Trường Sơn
VietNamNet: Theo Đại sứ, đâu là những thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên biển -  vấn đề tồn đọng cuối cùng giữa hai nước?
Tôi nghĩ đây là vấn để nổi bật đang tồn tại trong quan hệ hai nước. Hai bên đã thiết lập cơ chế đàm phán và đang tiến hành thuận lợi. Về thuận lợi, hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản lãnh đạo nên không có lý do nào không thể giải quyết được vấn đề tồn tại.
Nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên của hai nước bây giờ là tiến hành công cuộc đổi mới, cải cách, mở cửa, phát triển sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Hơn nữa, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhiều lần đạt được nhận thức chung hết sức quan trọng. Đó là không để cho vấn đề Nam Hải ảnh hưởng đến sự phát triển, ổn định lâu dài, bình thường của quan hệ hai nước.
Vấn đề nào cũng sẽ có mặt không thuận lợi. Lãnh thổ là vấn đề phức tạp, khó khăn. Lập trường, quan điểm giữa hai bên khác nhau nhiều. Điều quan trọng nhất là làm thế nào đối xử vấn đề tranh chấp và những quan điểm khác nhau.
Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng, đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác. Ý nghĩa của nó là không nhắc đến vấn đề tranh chấp mà hai bên có thể tiến hành hoạt động phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của hai bên chúng ta. Bời vì đó là lợi ích hai bên cùng có lợi và cùng chia sẻ.
Trước khi vấn đề này có điều kiện giải quyết, sáng kiến đó có lẽ là con đường hiện thực, thiết thực mà hai bên có thể thực hiện. Chúng tôi đang cố gắng tiếp xúc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam để thúc đẩy. 
"Trung Quốc đã đối xử nhân đạo, trách nhiệm"
Tiền Phong: Ở Việt Nam có rất nhiều thế hệ quý trọng tình hữu nghị giữa Việt Nam với Trung Quốc, coi Trung Quốc như anh em. Và tôi biết họ là những người hết lòng vun đắp cho tình hữu nghị đó. Những gì xảy ra về tranh chấp biển Đông thời gian qua là điều không tránh khỏi, nhưng cách ứng xử của Trung Quốc, chẳng hạn như trong vụ bắt giữ tàu thuyền và đối xử với ngư dân Việt Nam không thực sự đàn anh cho lắm. Điều đó làm đau lòng người muốn vun đắp cho tình hữu nghị hai nước. Xin Đại sứ cho vài lời bình luận?
Thông tin đăng trên báo chí có một số là sự thật, một số không phải là sự thật. Tôi phải nói rằng Trung Quốc luôn ứng xử những vấn đề như thế này rất có trách nhiệm. Khi phía Việt Nam nêu vấn đề, chúng tôi đã xác minh, kiểm tra ngay lập tức nhưng kết quả xác minh của chúng tôi lại khác với kết quả của phía Việt Nam.
Ví dụ có một số báo chí đưa tin phía Trung Quốc đã đối xử với ngư dân Việt Nam không nhân đạo. Về vấn đề này, chúng tôi đã xác minh, kiểm tra rất nghiêm túc nhưng kết quả cho thấy đó không phải là sự thật. Ví như có lần Việt Nam đã can thiệp với Trung Quốc rằng Trung Quốc đã thu giữ những công cụ đánh bắt cá cũng như thủy sản đánh bắt của ngư dân Việt Nam. Chúng tôi xác minh thì cho thấy phía Trung Quốc chỉ đuổi tàu cá ra khỏi lãnh hải của Trung Quốc chứ không có hành vi tiếp xúc với ngư dân Việt Nam. Tôi cũng thắc mắc nếu không tiếp xúc làm sao thu giữ ngư cụ của ngư dân Việt Nam.
Khi tàu cá của Việt Nam đi tránh gió cập cảng tại những cảng không phải cảng tránh gió của Trung Quốc, chúng tôi đã đối xử nhân đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể cập cảng. Nhưng khi rời cảng, họ lại chỉ trích Trung Quốc đối xử không nhân đạo và làm đau lòng các cơ quan hữu trách của Trung Quốc.
Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã trao đổi riêng với các đồng chí Việt Nam. Chúng tôi cho rằng không nên đưa tin những việc xấu như thế này. Phóng viên Việt Nam kiểm tra lại, báo chí Trung Quốc ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá và chúng tôi luôn xuất phát từ đại cục, tuy rằng chúng tôi có lý nhưng chúng tôi thấy cũng không nên đưa tin.
2010, lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc thăm Việt Nam
Nhân Dân: Xin Đại sứ nêu những nét nổi bật quan hệ trong hai nước trong 60 năm qua?
Nói đến quan hệ Trung - Việt, mọi người thường nhắc đến câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vừa là đồng chí, vừa là anh em". Quan hệ Trung - Việt có một điều chung: chung chế độ và chung lý tưởng. Dù hai nước với diện tích đất nước, dân số, trình độ phát triển khác nhau cũng như trong 60 năm đã trải qua một giai đoạn khó khăn nhưng đó chỉ là một giai đoạn khúc khuỷu.
Tóm tắt lại quan hệ hai nước trong 60 năm, điều đầu tiên là hai nước đã tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Thứ hai là bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau. Thứ ba là xuất phát từ đại cục, cầu đồng, tồn vịnh. Tôi nghĩ đây là 3 điều kiện, cơ sở hết sức quan trọng trong phát triển quan hệ hai nước.
Một câu tóm tắt quan hệ hai nước, đó là cần tăng cường sự hiểu biết chính trị để đảm bảo sự phát triển lâu dài của quan hệ song phương. Hai nước tiến tới quan hệ ngoại giao, trong lòng mọi người đang suy nghĩ chúng ta đã trải qua 60 năm thì 60 năm tiếp theo chúng ta sẽ như thế nào? Nếu có thể phát triển quan hệ trên những nguyên tắc tôi nêu, trong tương lai, quan hệ hai nước phát triển thuận lợi và tươi sáng. Chúng tôi hết sức đầy lòng tin.
Tiền Phong: Quan hệ cấp cao giữa hai nước có sự thỏa thuận hàng năm trao đổi viếng thăm cấp cao. Hai năm qua, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc - Việt Nam viếng thăm nhau rất nhiều nhưng không thấy chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao nhất Trung Quốc. Theo Đại sứ, vì sao? Liệu năm 2010 có lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nào sang thăm Việt Nam?
Tôi phải sửa lại cách nói của bạn. Trong hai năm qua, hai bên đã tiến hành trao đổi viếng thăm cấp cao. Vì trong năm 2009, lãnh đạo cấp cao trong hệ thống Đảng, chính trị cũng như quân đội đều đã sang thăm Việt Nam. 6 tháng đầu năm, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã sang thăm Việt Nam. Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc đã sang thăm Việt Nam. Có các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc cũng đã sang thăm.
Nếu chỉ nhắc đến các đồng chí lãnh đạo Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, tôi phải nói thẳng thắn rằng chương trình làm việc của lãnh đạo cấp cao hết sức bận rộn. Chúng tôi coi Việt Nam là anh em, sẵn sàng thúc đẩy quan hệ. Nếu điểm lại sẽ thấy những chuyến thăm cấp cao của Trung Quốc sang Việt Nam nhiều hơn so với chuyến thăm cấp cao của Trung Quốc sang các nước khác.
Chúng tôi nói vui rằng chúng tôi nợ rất nhiều các nước khác vì có một số nước trong 10 năm qua chưa có một đoàn cấp cao của Trung Quốc sang thăm. Chúng tôi phải trả nợ nhiều nước. Chúng tôi có chương trình bận rộn, coi Việt Nam là đồng chí, anh em nên chúng tôi phải trả nợ những đối tác khác trước.
Năm 2010, tôi xin hứa chắc chắn sẽ có lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc sang thăm Việt Nam.
VOV: Năm 2010, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN. Vai trò mới của Việt Nam tác động như thế nào đến quan hệ hai nước cũng như quan hệ chung giữa Trung Quốc và ASEAN, nhất là trong bối cảnh từ 1/1/2010, Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN có hiệu lực?
Chúng tôi chúc mừng Việt Nam đảm nhiệm cương vị hết sức quan trọng là Chủ tịch ASEAN năm 2010 và hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách này. Quan hệ Trung Quốc và ASEAN trải qua chặng đường 30 năm và đang phát triển hết sức thuận lợi. Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN sẽ tạo nên một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 1,9 tỷ người, GDP đạt 65.000 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 4500 tỷ USD. Có thể nói đây là tin vui to lớn với các nước ASEAN và Trung Quốc.
Trên cơ sở đó sẽ thúc đẩy giao thương cũng như vận tải hàng hóa giữa các nước. Tuy nhiên vì là khu vực thương mại tự do do các nước đang phát triển hình thành, có nhiều hàng hóa của Trung Quốc và ASEAN giống nhau nên tạo ra thách thức lớn cho nhau. Nhưng thách thức này sẽ thúc đẩy các nước tiến hành điều chỉnh cơ cấu thành phần kinh tế ở các nước.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi nước, là thách thức lớn đối với phát triển kinh tế mỗi nước, nhưng là cơ hội dành cho phát triển thành phần kinh tế mới, thúc đẩy điều chỉnh, tái cơ cấu các thành phần kinh tế của Trung Quốc. Khu vực thương mại tự do Trung Quốc và ASEAN cũng tương tự, nên cần nắm bắt thời cơ thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu các thành phần kinh tế trong nước, làm thế nào hàng hóa mỗi nước có sức cạnh tranh.

  • Xuân Linh

Dự án Đền Lừ III: Dân đòi chính quyền giữ lời hứa

Cập nhật lúc 11:09, Thứ Ba, 05/01/2010 (GMT+7)
 – Người dân làng Hoàng Mai xưa, nay là phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai-Hà Nội), xót xa tự nhận làng mình là làng… chuyển mộ!

Chết rồi vẫn phải chuyển “nhà” 4 lần!

Mặc dù những ngày cuối năm bận rộn nhưng hàng trăm người dân phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai- Hà Nội) vẫn thay phiên cắt lượt nhau túc trực ngoài nghĩa trang Thanh Mai để  giữ… nghĩa địa làng.




Mô tả ảnh.
Hàng trăm người dân làng Hoàng Mai (nay là phường Hoàng Văn Thụ) đã từng phải chuyển mộ người thân của mình 3 lần. - Ảnh: K.T

Người dân chưa đồng tình với việc giải phóng mặt bằng nghĩa trang Thanh Mai để lấy đất cho dự án hợp tác kinh tế di dân Đền Lừ III và đấu giá quyền sử dụng đất đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2005, giao mặt bằng cho BQL DA quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư.
Theo họ, nếu tiếp tục di dời nghĩa trang Thanh Mai, các hộ dân trú tại làng Hoàng Mai xưa đã phải 4 lần di dời phần mộ tổ tiên. 


Ông Hoàng Đình Tiến (75 tuổi, tổ 41, phường Hoàng n Thụ) từng đảm nhiệm các chức vụ Phó chủ tịch UBND xã rồi Chủ tịch UBND xã Hoàng n Thụ trong hơn 20 năm (từ năm 1970 và nghỉ hưu năm 1990), là người trực tiếp chỉ đạo 3 lần di dời nghĩa trang trước đây, khẳng định: “Có lẽ, Hoàng Mai là làng duy nhất và cực kỳ hiếm ở Việt Nam, khi phải di dời các phần mộ nhiều lần đến thế. Trong vòng hơn chục năm, cả làng đã phải 3 lần di chuyển các phần mộ của ông bà, tổ tiên mình để phục vụ các chính sách của nhà nước, địa phương”.


Ông Tiến cho biết: Lần di chuyển thứ nhất vào khoảng cuối năm 1977 đầu 1978, cả làng Hoàng Mai phải di chuyển các phần mộ từ 5 nghĩa địa khác trong xã (gồm mả Cả trên, dưới, mả Vẻ, mả Bầu, mả Trành) để nhường đất xây dựng công trình dân sinh di dân tái định cư dự án đường Đại Cồ Việt và đường dọc sông Kim Ngưu, (nay là tổ 57, 58 phường Tương Mai).


Địa điểm lựa chọn xây dựng nghĩa trang mới thuộc cánh đồng Thễn (ngày nay là tổ dân phố 45, 46 phường Hoàng Văn Thụ).




Mô tả ảnh.
Ông Hoàng Đình Tiến - nguyên chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ (cũ) - người trực tiếp chỉ đạo dân làng Hoàng Mai di dời nghĩa trang 3 lần trước đó. - Ảnh: K.T
Lần di chuyển mộ thứ hai vào các năm 1980, 1981. Nhà nước lại tiếp tục lấy hơn 100ha đất để xây dựng khu dân cư cho công nhân liên hiệp Dệt. Hàng ngàn ngôi mộ lại được người dân chuyển từ nghĩa trang đồng Thễn về cánh đồng Ao Đường. Tất cả các ngôi mộ chôn rải rác và phát tán tại các cánh đồng, ruộng chùa… cũng được di dời để quản lý tập trung tại nghĩa trang ngã tư. Nghĩa trang Thanh Mai được hình thành từ thời điểm đó tới bây giờ.


“Khi đó, chính đồng chí chủ tịch huyện Thanh Trì, ông Nguyễn Lạch, đã xuống vận động bà con yên tâm, vì đây sẽ là lần di chuyển mồ mả cuối cùng để phục vụ các dự án của nhà nước. Hơn nữa, nghĩa trang Thanh Mai là nơi có vị trí phong thủy, thuận tiện cho người dân chôn cất những người đã khuất, và cách khu dân cư của làng Hoàng Mai chừng hơn 1km.” – ông Tiến cho hay.


Lần thứ ba người dân làng Hoàng Mai tiếp tục phải di dời các phần mộ là vào các năm 1999; 2000. Dự án xây dựng đường vành đai (dự án Đền Lừ 1) được quy hoạch qua khu vực nghĩa trang Thanh Mai. Mặt khác, UBND quận Hoàng Mai chủ trương xây dựng hai khu nhà 5 tầng để phục vụ mục đích dân sinh trong đó có các hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.


Ủng hộ chính sách của Nhà nước, dân làng Hoàng Mai lại tiếp tục lùi nghĩa trang Thanh Mai vào sâu hơn 1ha. Sau rất nhiều lần di chuyển, nhiều gia đình đã bị thất lạc các phần mộ.


Gia đình ông Nguyễn Vân (tổ 34) di chuyển hơn chục ngôi, do nhiều lần di chuyển nên thất lạc chỉ còn lại 6 ngôi.


Gia đình cụ Ngô Trọng Hào (tổ 36) chuyển mộ từ Ao Đường về Thễn, từ Thễn về Thanh Mai chỉ còn có một ngôi mộ của người chị gái mất năm 2000 là xác định được.


Những ngôi mộ cổ hàng 7 trăm năm thuộc các 10 dòng họ lớn như dòng họ Vũ, dòng họ Ngô, Hoàng, Nguyễn Tiến, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Văn… Có cả ngôi mộ cổ Đại tướng quân Nguyễn Quý Công (thời Lê); ngôi mộ tổ họ Vũ (được xác định 7 đến 8 trăm năm) gắn với danh tướng Trần Khát Chân khi ông được triều đình ban thưởng làng Cổ Mai (tên cũ của làng Hoàng Mai) làm thái ấp vì có công lớn với triều đình…”.


 “Trong vòng chưa đầy 20 năm, cả làng phải 3 lần di chuyển nghĩa trang, đấy cũng là một điều không ai muốn, bởi tâm lý người Việt, ai cũng muốn tổ tiên mồ yên mả đẹp, chứ không phải động chạm đến nhiều lần. Tuy nhiên, những lần trước đó, người dân đều vui vẻ thực hiện mà không có bất cứ phản đối nào”.


Ông Tiến khẳng định, những lần di dời nghĩa trang trước, chính quyền chỉ thông báo bằng miệng qua cuộc họp tập thể hội nông dân, giải thích cho người dân về chính sách của nhà nước. Tất cả mọi người đều vui vẻ chấp hành. Do đó, việc vận chuyển, di dời mồ mả các lần trước đó đều do người dân chủ động, không cần tiến hành kê khai số lượng, không đòi hỏi đền bù.


Dân xin được giữ nghĩa trang làng


Rất nhiều các cụ cao niên trong làng Hoàng Mai đã được tập thể người dân bầu vào trong ban đại diện gồm 5 thành viên. Đây là những người chịu trách nhiệm thay bà con tập hợp ý kiến, chữ ký… của từng hộ dân để kiến nghị lên chính quyền địa phương, thiết tha xin được giữ lại nghĩa trang Thanh Mai. 




Mô tả ảnh.
Theo người dân, nghĩa trang Thanh Mai có ý nghĩa không chỉ về mặt tâm linh mà còn có giá trị về mặt lịch sử hình thành của ngôi làng cổ Cổ Mai ngàn năm tuổi. - Ảnh: Kiên Trung
Ông Vũ Đình Dậu (số nhà 6, tổ 33, phường Hoàng Văn Thụ) cho biết: nhân dân phường Hoàng Văn Thụ đã nhiều lần gửi kiến nghị lên UBND phường, UBND quận Hoàng Mai và UBND TP Hà Nội cùng các ban ngành để đề đạt nguyện vọng xin được giữ lại nghĩa trang Thanh Mai.  


Phương án mà người dân đề nghị, đó là xin được xây dựng, cải tạo nghĩa trang Thanh Mai như một công viên, sạch đẹp, tu sửa các phần mộ theo hàng lối, xây tường bao bốn xung quanh để không ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.




Mô tả ảnh.
Ông Nguyễn Tiến Hà (ban đại diện tập thể người dân phường Hoàng Văn Thụ): "Thông báo về dự án đền Lừ III chỉ là hình thức, chứ người dân chưa từng được tiếp xúc với chính quyền địa phương để biết về dự án này!" - Ảnh: K.Trung.
Dự án đền Lừ III về xây dựng khu di dân tái định cư và đấu giá GSDĐ được UBND TP Hà Nội ký quyết định phê duyệt ngày 07/1/2005; tiếp theo đó là các quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 15/2/2007; QĐ số 4374/QĐ – UBND ngày 05/11/2007 về việc thu hồi 85.331m2 đất tại phường Thịnh Liệt và phường Hoàng Văn Thụ. Theo đó, toàn bộ nghĩa trang Thanh Mai nằm trong sơ đồ quy hoạch.


Người dân phản ánh: dự án ký phê duyệt từ đầu năm 2005, thế nhưng, chưa bao giờ chúng tôi được trực tiếp làm việc với chính quyền phường và chính quyền quận. Tất cả các thông tin mà người dân biết được, đấy là qua các phương tiện thông tin đại chúng. Dân làng có nhận được thông báo của UBND phường Hoàng Văn Thụ, nhưng đó là nội dung yêu cầu người dân không tiếp tục sử dụng nghĩa trang Thanh Mai tại khu đô thị Đền Lừ để mai táng người chết.




Mô tả ảnh.
Dự án HTKT di dân Đền Lừ III và đấu giá QSDĐ nằm hoàn toàn trên phần đất của nghĩa trang Thanh Mai.  Ảnh: Kiên Trung


Mãi tới ngày 14/10/2009, sau gần 5 năm trời người dân kiên quyết giữ nghĩa trang, UBND quận Hoàng Mai mới tiếp xúc với gần 200 hộ dân. Tại buổi tiếp xúc này, ông chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đã thừa nhận, đây là buổi tiếp xúc đầu tiên của chính quyền với dân. Chúng tôi đã ghi hình buổi làm việc và lời nói này của ông chủ tịch quận” – ông Nguyễn Tiến Hà – thành viên ban đại diện nhân dân cho biết.


Hiện tại, hàng trăm hộ dân phường Hoàng Văn Thụ vẫn tha thiết kiến nghị được giữ lại nghĩa trang Thanh Mai. 


  • Thái Linh



Xác lập tinh thần Nguyễn Trãi trong quan hệ kinh tế Việt - Trung

Từ khoảng năm 2000 cán cân thương mại của Việt Nam ngày càng nhập siêu. Quy mô nhập siêu lớn đến nỗi gây bất ổn trong kinh tế vĩ mô từ năm 2007. Một trong mấy nguyên nhân chính của hiện tượng nhập siêu này có thể thấy trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với Trung Quốc. Quyết tâm thay đổi cơ cấu này không những cải thiện được cán cân thương mại bất quân bình trầm trọng hiện nay mà còn là con đường để Việt Nam phát triển, tiến lên ngang hàng với trình độ phát triển của nước láng giềng phương bắc.
Tính chất "Bắc - Nam" trong quan hệ kinh tế Việt Trung
Từ thập niên 1950, một tiêu điểm nổi lên trong quan hệ kinh tế quốc tế là vấn đề Bắc - Nam. Các nước phát triển hầu hết là ở bắc bán cầu, các nước chậm tiến ở phía nam. Vấn đề ở chỗ là khoảng cách phát triển giữa Bắc và Nam ngày càng mở rộng. Làm sao để các nước phía Nam phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách với các nước phía Bắc là quan tâm chung của cộng đồng thế giới trong hơn nửa thế kỷ qua.

Sự cách biệt kinh tế giữa các nước phía Bắc với các nước phía Nam phản ảnh rõ nét trong quan hệ ngoại thương. Các nước phía Bắc xuất khẩu hàng công nghiệp còn các nước phía Nam xuất khẩu nguyên liệu, các hàng nông, lâm, thuỷ sản ở dạng thô hoặc sơ chế.
Quan hệ buôn bán giữa Bắc với Nam với đặc tính như vậy còn được gọi là ngoại thương theo hàng dọc (vertical trade). Do đó, quá trình thu hẹp khoảng cách phát triển để giải quyết vấn đề Bắc Nam cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của các nước phía Nam để các nước nầy ngày càng xuất khẩu hàng công nghiệp sang phía Bắc, chuyển từ ngoại thương hàng dọc sang ngoại thương hàng ngang (horizontal trade).
Trong khoảng 35 năm qua, một số nước ở phía Nam đã làm được một kỳ tích là nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển với phía Bắc, thay đổi hẳn quan hệ ngoại thương từ hàng dọc sang hàng ngang với các nước phía Bắc.
Hiện tượng này diễn ra ngoạn mục nhất là tại các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á, gọi chung là Đông Á. Tại đây, ngoài Nhật Bản, một nước vừa thuộc phía Bắc vừa là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các nước Đông Á khác cho đến thập niên 1970 điển hình là những nước ở phía Nam mà quan hệ của họ với Nhật, Mỹ và các nước phía Bắc khác mang nặng tính chất ngoại thương hàng dọc. Chẳng hạn, mới gần 30 năm trước đây, vào năm 1980, cơ cấu xuất khẩu của các nước ASEAN còn nghiêng về các mặt hàng nguyên liệu và nông lâm thuỷ sản: Tỉ lệ của các mặt hàng này trong tổng xuất khẩu của Thái Lan và Phi-li-pin còn chiếm tới 60%, Malaysia 70% và Indonesia hơn 90%. Nhưng chưa đầy 20 năm sau, vào năm 1999, các tỉ lệ đó chỉ còn 23% tại Thái Lan, 18% tại Malayxia, 7% tại Phi-li-pin và 47% tại Indônêxia. Hiện nay các nước này đã trở thành những nước xuất khẩu hàng công nghiệp đáng kể trên thế giới.
Quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc mới 20 năm trước đây còn là quan hệ Bắc - Nam. Trước năm 1990, hàng nguyên liệu và các sản phẩm nông lâm thuỷ sản còn chiếm trên 50% tổng nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên tỉ lệ này giảm nhanh trong thập niên 1990, còn 23% vào năm 1995 và chỉ còn 17% vào năm 2000.
Nói khác đi, hiện nay hàng công nghiệp chiếm tới hơn 80% tổng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Nhật (trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc ra tất cả thị trường thế giới, tỉ lệ của hàng công nghiệp hiện nay đã tăng lên trên 90%).
Có thể nói trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã thành công trong việc chuyển đổi quan hệ ngoại thương với một nước công nghiệp tiên tiến có quá trình phát triển hơn 100 năm và là một nước vốn phụ thuộc vào tài nguyên của các nước phía Nam.
Bây giờ chúng ta xét quan hệ ngoại thương hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có ba đặc tính đáng chú ý:
Thứ nhất, Việt Nam ngày càng nhập siêu với Trung Quốc. Kim ngạch nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc tăng từ khoảng 200 triệu USD năm 2001 lên 1,4 tỉ năm 2003, gần 7 tỉ năm 2007 và độ 11 tỉ USD năm 2008. Năm 2008, nhập siêu với Trung Quốc chiếm tới 60% tổng nhập siêu của Việt Nam đối với toàn thế giới. Do đó, cải thiện quan hệ ngoại thuơng với Trung Quốc là biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng mất quân bình trầm trọng hiện nay trong cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam.
Thứ hai, so với quy mô ngoại thương giữa hai nước Việt - Trung, kim ngạch nhập siêu nói trên cũng quá lớn, lớn một cách dị thường. Chẳng hạn vào năm 2008, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 4,3 tỉ trong khi nhập từ Trung Quốc tới 15,1 tỉ USD. Nhập khẩu lớn gấp 4 lần xuất khẩu và nhập siêu lên tới mức bằng 3 lần kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng rất chậm, từ năm 2001 đến 2008 chỉ tăng 3 lần (từ 1,4 tỉ tăng lên 4,3 tỉ USD), trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng ồ ạt, từ 1,6 tỉ lên 15,1 tỉ trong cùng thời gian.
Ngoài ra, mậu dịch ở biên giới chưa được quản lý chặt chẽ. Nhiều điều tra sơ bộ cho thấy hàng lậu nhập từ Trung Quốc rất nhiều. Nếu mậu dịch biên giới được phản ảnh, có lẽ kim ngạch nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc còn lớn hơn nhiều.
Thứ ba, quan sát mặt cơ cấu ta thấy nổi cộm lên tính chất bắc nam trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu hàng công nghiệp sang Việt Nam trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc sản phẩm thô hoặc sơ chế khai thác từ các quặng mỏ. Năm 2007, riêng dầu thô, than đá đã chiếm gần 40% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và nếu kể thêm cao su, gỗ, rau quả, trà, cà phê và những sản phẩm thô sơ khác, tỉ lệ đó lên tới 80%. Hàng công nghiệp chỉ chiếm độ 20%.
Cơ cấu ngoại thương Việt Trung như vừa thấy gợi ta nhiều suy nghĩ. Đây là một quan hệ ngoại thương Bắc - Nam điển hình, một quan hệ mậu dịch hàng dọc thường thấy giữa một nước tiên tiến và một nước chậm phát triển.
Cần xác lập tinh thần Nguyễn Trãi
Phân tích ở trên cho thấy vấn đề của Việt Nam hiện nay là phải làm sao tiến lên giai đoạn phân công hàng ngang trong quan hệ ngoại thương với Trung Quốc. Nói khác đi, Việt Nam phải sản xuất ngày càng nhiều các mặt hàng công nghiệp đủ sức cạnh tranh để thay thế nhập khẩu từ Trung Quốc và thâm nhập được vào thị truờng rộng lớn này. Có như vậy mới thoát khỏi tính chất Bắc - Nam hiện nay và cải thiện được cán cân mậu dịch.
Về chiến lược và biện pháp cụ thể liên quan đến việc phát triển công nghiệp Việt Nam, tôi đã có dịp trình bày trong cuốn sách xuất bản vài năm trước đây (Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2005, NXB Trẻ tái bản năm 2006).
Ở đây tôi muốn kết nối kết quả phân tích này với một vấn đề thời sự đang được chú ý ở Việt Nam. Gần đây, dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên đã được chính phủ quyết định tiến hành khai thác thí điểm. Nhìn từ góc độ gìn giữ môi trường, hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên, nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hoá, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã có ý kiến không đồng tình với việc khai thác này.
Theo tôi, dự án bô-xít Tây Nguyên, sau giai đoạn thí điểm, nếu thực hiện trên quy mô lớn sẽ bất lợi cho con đường phát triển của Việt Nam. Không kể đến những điểm đã được các nhà nghiên cứu, nhà văn hoá bàn đến, việc khai thác tài nguyên để xuất khẩu không phải là chính sách khôn ngoan.
Xưa nay những nước phát triển được đều là những nước biết dùng tài nguyên chứ không phải biết khai thác và xuất khẩu tài nguyên. Khôn ngoan nhất (như Nhật hoặc Hàn Quốc) là khai thác hoặc mua nguyên liệu ở nước ngoài mang về nước mình chế biến thành những sản phẩm công nghiệp có giá trị. Các sản phẩm dùng nhiều tài nguyên càng về hạ nguồn càng có giá trị tăng thêm cao nên những nước đó phát triển nhanh. Chí ít là khai thác và chế biến tài nguyên, dùng ngay tại nước mình để sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp có giá trị tăng thêm cao (như kinh nghiệm của Mỹ và nhiều nước Tây Âu).
Dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên còn có một đặc tính nữa là trong quá trình khai thác có sự tham gia của các công ty Trung Quốc và sản phẩm bô xít khai thác ra sẽ được bán sang Trung Quốc. Như vậy thì dự án này sẽ làm mạnh thêm tính chất Bắc - Nam trong quan hệ ngoại thương giữa hai nước, một khuynh hướng hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam.
Sau khi thắng giặc Minh, giành lại chủ quyền cho đất nước, trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi nhấn mạnh thực thể độc lập, hiên ngang của nước Đại Việt, một đất nước đã sánh vai được với cường quốc phương bắc:
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương...
Trong thời đại ngày nay, về phương diện phát triển kinh tế, khí phách Nguyễn Trãi được thể hiện ở quan hệ ngoại thương hàng ngang giữa hai nước Việt Trung. Việt Nam phải từng bước thoát ly khỏi tính chất bắc nam trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc.
Cũng theo Nguyễn Trãi, so với Trung Quốc, nước Đại Việt trước đây "tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, mà hào kiệt không bao giờ thiếu". Rất mong Việt Nam ngày nay cũng không thiếu "hào kiệt".
(Nội dung bài viết đã đăng tải trên Diễn Đàn Tết Kỷ Sửu và trên Thời báo kinh tế Sài Gòn vào tháng 3 năm 2009. Lần này, viết lại cho Tuần Việt Nam, tác giả cập nhật một số thống kê và sửa đổi vài nội dung liên quan đến thời sự)
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, mời độc giả cùng tranh luận.

Vẫn còn nhiều cản ngại khiến kinh tế Việt Nam không thể tăng trưởng bền vững

 Thanh Phương
Bài đăng ngày 04/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày  04/01/2010 14:45 TU
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Bộ Tài chính Việt Nam lo ngại trong năm 2010 nguy cơ tăng lạm phát ngày càng rõ nét, khu vực tiền tệ vẫn còn nhiều rủi ro, thị trường vàng có nhiều biến động. Thâm thủng ngân sách, thâm thủng thương mại và cán cân thanh toán khiến cho cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể bền vững.
Theo các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố ngày 31/12/2009, trong năm 2009 mức tăng trưởng của Việt Nam là 5,52%, sụt giảm so với mức 6,18% của năm ngoái. Đối với Tổng cục Thống kê, đây là một thành công lớn, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái, thế nhưng cơ quan này cũng nhìn nhận rằng chất lượng và hiệu quả chưa cao, nên tăng trưởng chưa thật vững chắc. Hơn nữa, như nhận định của Bộ Tài chính Việt Nam, trong năm 2010, nguy cơ tăng lạm phát ngày càng rõ nét trong khi khu vực tiền tệ vẫn còn nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh thị trường vàng có nhiều biến động.
Tại cuộc hội thảo về chủ đề Kịch bản kinh tế Việt Nam năm 2010, diễn ra ngày 1/12 tại Sài Gòn, một số chuyên gia cũng đã cảnh báo rằng còn rất nhiều rủi ro vĩ mô khác, như thâm thủng ngân sách, thâm thủng thương mại và cán cân thanh toán, khiến cho cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể bền vững.
Theo các nhà phân tích, với mức thâm thủng mậu dịch vẫn ở mức cao, tức là hơn 12 tỷ đôla, Việt Nam bị áp lực nhiều hơn các quốc gia khác của châu Á, vốn cũng đã ra khỏi khủng hoảng.
Về thâm thủng ngân sách nay cũng đã chiếm tỷ lệ lên tới 7% tổng sản phẩm nội địa GDP, một phần do chính phủ đã chi ra nhiều tiền cho kế hoạch kích cầu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm qua cũng đã sụt giảm mạnh với số vốn đầu tư cam kết chỉ đạt khoảng 16 tỷ đôla, so với mức 64  tỷ đôla của năm 2008. Đầu tư nước ngoài hiện vẫn còn gặp nhiều cản ngại ở Việt Nam, đặc biệt là tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém.
Trong một cuộc hội thảo khác về kinh tế Việt Nam 2009 và cơ hội đầu tư năm 2010, diễn ra ngày 20/12 vừa qua cũng tại Sài Gòn, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy Fullbright của Mỹ, đã nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng của công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng trưởng của ngành công nghiệp khai khoáng như than đá, dầu thô.
Ủy ban kinh tế của Quốc hội Việt Nam gần đay cũng đã lưu ý rằng trong điều kiện hiện nay, không nên tập trung vào tăng tốc độ tăng trưởng mà nên chú trọng đến chất lượng tăng trưởng.
Riêng đối với tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những nhà kinh tế hàng đầu ở Việt Nam, trong nền kinh tế Việt Nam đã tồn tại những căn bệnh kinh niên từ nhiều năm nay. Mời quý vị nghe phần phỏng vấn sau đây với ông Nguyễn Quang A :

Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A


Tuesday, January 5, 2010

Hỗ trợ sau bão số 9: dân ra rìa, “quan” lọt sổ

Cập nhật lúc 20:39, Thứ Hai, 04/01/2010 (GMT+7)
 - Trong khi hàng chục hộ dân có nhà bị sập hoàn toàn trong cơn bão số 9 vừa qua không được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước thì nhiều gia đình là cán bộ xã, thôn, xóm lại được nhận mặc dù những gia đình này không bị thiệt hại lấy một viên ngói. Chuyện xảy ra ở xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).

Không được hỗ trợ vì không có sổ đỏ?

Xã Bình Mỹ là một trong hai địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất ở tỉnh Quảng Ngãi trong cơn bão số 9 chỉ sau xã Bình Minh.

Đã 3 tháng trôi qua, nhưng hiện nay hàng chục hộ dân ở nơi đây vẫn còn sống cảnh tạm bợ trong những túp lều bởi nhà cửa bị sập hoàn toàn và việc xây dựng lại nhà nằm ngoài khả năng của những hộ dân nơi. Điều đáng nói là hàng chục hộ có nhà bị sập hoàn toàn vẫn chưa nhận được một khoản hỗ trợ nào.


Nhà Chủ tịch xã Bình Mỹ và Trưởng thôn không bị thiệt hại nhưng nằm trong danh sách hỗ trợ. Ảnh: Bảo Minh
Từ khi cơn bão số 9 làm sập nhà đến nay, bà Nguyễn Thị Thơm, xóm Thị Tứ, thôn Thạch An, xã Bình Mỹ cùng chồng và 5 đứa con sống trong túp lều tạm bợ.

Bà cho biết, sau khi nhà bà bị sập, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện, xã kiểm tra xác nhận nhà bà bị thiệt hại 95% và gia đình bà đã ký xác nhận. Sau đó ít lâu, chính quyền xã cho biết bà không được nhận tiền hỗ trợ vì nhà bà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Kế bên nhà bà Thơm là nhà anh Phan Đông Thảo. Ngôi nhà vách xây, mái ngói cấp 3 của vợ chồng anh Thảo giờ chỉ còn lại là nền đất trống với ngổn ngang gạch, ngói. Ba tháng nay vợ chồng anh Thảo phải đi ở nhờ nhà người quen vì không có tiền để xây dựng lại nhà, tiền hỗ trợ thì không có. Anh cho biết, chính quyền địa phương cũng có đến thống kê và yêu cầu anh ký xác nhận là nhà sập 100%, nhưng đợi hoài gia đình anh vẫn không thấy hỗ trợ. Khi hỏi thì xã cho biết, nhà anh thiếu sổ đỏ nên không được nhận hỗ trợ.

Trong số hàng chục hộ có nhà bị sập do bão số 9 gây ra, có một trường hợp khá đặc biệt, đó là gia đình anh Phạm Văn Nhân. Trong cơn bão số 9 vừa qua, khi đang  chống nhà cửa thì bất ngờ anh nghe tiếng kêu cứu thất thanh. Anh liền bỏ dở việc  chống nhà, rồi gọi đứa em ruột cả hai bơi ra nơi phát ra tiếng kêu cứu. Thấy 11 người đang chới với giữa dòng lũ dữ, bất chấp nguy hiểm, hai anh em anh Nhân đã dũng cảm cứu sống sống được 11 người.

Khi trở về, thì ngôi nhà của anh đã bị bão, lũ làm sập hoàn toàn. Sau đợt cứu được 11 người này, hai anh em anh Nhân đã được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen vì hành động dũng cảm của mình. Riêng ngôi nhà của anh, mặc dù sau đó được chính quyền đến xác minh là sập hoàn toàn, thế nhưng đã 3 tháng trôi qua, anh chờ "dài cổ" vẫn chưa nhận được một khoản hỗ trợ nào của Nhà nước, ngoài những thùng mì gói, quần áo của các tổ chức cá nhân từ thiện đến trao tặng trực tiếp.

Hôm xã thông báo anh không được nhận hỗ trợ 10 triệu đồng của Nhà nước dành cho gia đình có nhà bị sập, nguyên nhân là nhà phía sau xây lấn ra đất ruộng 2m mặc dù đó là đất của anh. Hiện cuộc sống gia đình anh hết sức khó khăn, anh phải che tạm túp lều để ở qua ngày.


Anh Phạm Văn Nhân với giấy khen do Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn tặng vì hành động anh dũng cứu sống 11 người. Ảnh: Minh Bảo

Ngoài những hộ gia đình được địa phương vin vào lý do không có sổ đỏ nên không nhận được hỗ trợ, nhiều hộ mặc dù có sổ đỏ nhưng vẫn không được nhận hỗ trợ như trường hợp của anh Võ Đình Phùng, thôn Thạch An.

Anh Phùng cho biết, anh thuê đất lâu dài của anh Bùi Tấn Hoa (có sổ đỏ) để làm nhà ở. Trong trận bão số 9 vừa qua, nhà anh bị sập hoàn toàn nhưng không được hỗ trợ bởi lý do sổ đỏ không phải của anh mà của người khác (?!).

Điều đáng nói, là trong hàng chục hộ dân có nhà bị sập không được hỗ trợ với nhiều lý do mà chính quyền địa phương đưa ra thì rất nhiều trường hợp nhà vẫn ngon lành, không bị thiệt hại gì hoặc chỉ bị bay vài viên ngói lại được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước.

Điển hình nhất là gia đình của ông Chung Quang Bắc, Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ. Trong danh sách nhận tiền hỗ trợ nhà thiệt hại trên 60%, nhà Chủ tịch UBND xã nằm trong diện này được nhận 4 triệu đồng, nhưng do vợ chủ tịch xã là chị Trần Thị Phụng đứng tên. Mặc dù khai nhận nhà bị hư hại trên 60% nhưng khi chúng tôi tận mắt chứng kiến thì hầu như ngôi nhà của vợ chồng Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ còn khá nguyên vẹn, thậm chí không hư lấy một viên ngói.

Cũng giống như nhà của Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ, nhà của ông Huỳnh Thậm, Xóm trưởng xóm 3, thôn Thạch An cũng nhận hỗ trợ 4 triệu đồng dành cho gia đình bị thiệt hại trên 60% cho ngôi nhà không bị thiệt hại nặng nề.

Không chỉ vậy, trong việc hỗ trợ hàng cứu trợ lụt bão, nhiều gia đình đã chuyển vào TP.HCM sinh sống đã chục năm thậm chí có người đã chết cách đây hơn 30 năm nhưng không hiểu vì lý do gì vẫn có trong danh sách nhận hỗ trợ.

Xã chỉ thực hiện chỉ đạo của huyện!

Trao đổi với chúng tôi về những trường hợp bị thiệt hại nặng nhưng không được nhận hỗ trợ của Nhà nước, ông Chung Quang Bắc, Chủ tịch UBND xã Bình Mỹ cho biết, trong trận bão số 9, xã Bình Mỹ có 99 hộ có nhà bị sập hoàn toàn, 93 hộ có nhà bị sập trên 60% và 295 hộ có nhà bị sập từ 40-60%.

Đối với những hộ có nhà bị sập hoàn toàn thì hiện có 71 ngôi nhà được nhận hỗ trợ của Nhà nước (10 triệu đồng/nhà), còn 25 nhà vẫn chưa được nhận, bởi không có sổ đỏ. Còn với nhà bị hư hại trên 60% thì có 66 hộ được nhận, 33 hộ chưa được nhận đồng nào.

Thế nhưng phần lớn những hộ gọi là “xây dựng nhà trái phép” theo nghĩa của chính quyền địa phương nói là những hộ gia đình đã xây dựng nhà cách đây hàng chục năm và họ vẫn đóng đầy đủ thuế nhà đất và không tranh chấp với ai.


Nhiều nhà bị hư hại hơn 60% như thế này vẫn không có trong danh sách nhận hỗ trợ. Ảnh: Minh Bảo

Ông Bắc cho biết bản thân cũng muốn cho những hộ dân có nhà bị sập này được hỗ trợ bởi đây là những hộ có cuộc sống hết sức khó khăn, đặc biệt là hộ anh Phạm Văn Nhân bỏ việc chống nhà cửa để lao ra dòng lũ dữ cứu sống được 11 người nhưng đây là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn nên xã không dám làm trái.

Theo ông Bắc, trong cuộc họp ngày 7/10/2008, theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo huyện thì những ngôi nhà xây dựng không phép, không sổ đỏ thì không được hỗ trợ, nếu địa phương nào làm trái ý thì lãnh đạo xã bị kỷ luật.

Đối với những trường hợp những hộ không bị thiệt hại nhưng vẫn được liệt vào hư hại 60% trở lên để nhận hỗ trợ 4 triệu đồng của Nhà nước thì ông Bắc cho rằng do bận quá nhiều công việc nên chưa đi kiểm tra được.


  • Minh Bảo

,

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty