TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, July 2, 2011

Bí mật đồng thuận Việt Nam Trung Quốc?

RFA

2011-07-01
Trở về từ cuộc họp 25/6 ở Bắc Kinh với tư cách Đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao VN, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí nhưng lại là một văn bản hỏi đáp do TTXVN phổ biến hôm 27/6 và tất cả các báo đã đăng lại.
AFP photo
Khoảng 200 người Việt Nam sống tại Tokyo biểu tình tại một công viên, lên án Trung Quốc vào ngày 25/6/2011
Trước đó, truyền thông Việt Nam phổ biến thông tin báo chí chung Việt Nam Trung Quốc nhưng chẳng chứa đựng điều gì, trên các diễn đàn mạng dư luận rất bức xúc.
Văn bản thông tấn xã lần này có nhiều thông tin hơn về nội dung cuộc gặp gỡ giữa thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn và ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đặc trách đối ngoại. Tuy nhiên dư luận lại càng xôn xao hơn với trích dẫn lời ông Hồ Xuân Sơn nói rằng: “Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.”

Công hàm Phạm văn Đồng

Tối 28/6, Tân Hoa Xã đưa lên mạng bản tin Anh ngữ, theo đó Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến công cán tại Trung Quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, được hiểu là Trung Quốc kêu gọi Việt Nam thực hiện điều gọi là sự đồng thuận.
Ngoài ra Tân Hoa Xã còn nhắc lại tư liệu lịch sử, theo đó năm 1958 khi Trung Quốc công bố chủ quyền các đảo ở  biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) Thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm ngoại giao bày tỏ sự đồng thuận với Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai. Có hay không sự đồng thuận Hà Nội-Bắc Kinh trong quá khứ cũng như hiện tại. Đây chính là điều người dân cần được thông tin.
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Nhà sử học nhiều uy tín Dương Trung Quốc cũng là đại biểu Quốc hội Khóa 12 từ Hà Nội nhận định:
000_ARP2418787-250.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (T) và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tham dự lễ kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí-Minh trở về Hà Nội vào ngày 15 Tháng 1 năm 1955. AFP
“Chuyến đi Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, tôi nghĩ đấy là một động thái ngoại giao bình thường làm sao cho tình hình bớt căng thẳng, trước hết để cho Trung Quốc đừng tiếp tục những hành động có tính chất như vậy.
Còn nội dung thông báo chính thức hai bên có khác nhau, tôi nghĩ đối với TQ đây là chuyện bình thường họ là như vậy mà thôi.
Đúng là có một số chi tiết làm cho công luận bức xúc cần được xác minh xem là đúng hay không đúng, về việc có đúng nội dung hai bên thỏa thuận không thì tôi nghĩ hai bên thỏa thuận những vấn đề chung thôi, còn những cách đặt vấn đề như kiểu Trung Quốc nhắc lại thỏa thuận của ông Phạm Văn Đồng cách đây 50 năm, tôi nghĩ rằng Trung Quốc cố tình khai thác và lợi dụng chi tiết này.
Việc này không phải lần đầu, đã từng có thời kỳ văn bản này được phát tán ở vùng Chợ Lớn TP.HCM một cách khá rộng rãi và bừa bãi. Chúng tôi nghĩ là Trung Quốc luôn luôn lợi dụng chi tiết ấy để xuyên tạc.”
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc thêm rằng, ông đã đọc bài trả lời của ông Lưu Văn Lợi, người từng hoạt động ngoại giao trong thời kỳ liên quan tới sự kiện này, theo đó đã giải thích rất rõ, đây chỉ là ý kiến của ông Phạm Văn Đồng đối với tuyên bố của Trung Quốc về lãnh hải của họ vào thời điểm đang có xung đột ở eo biển Đài Loan, chứ nó hoàn toàn không có một chi tiết nào mà nói đến Hoàng Sa và Trường Sa cả. Trung Quốc cố gắng giải thích theo cách của họ và đúng là một xuyên tạc.
Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh:
“Hơn nữa về mặt pháp lý quốc tế thì cách đây hơn 50 năm, theo tinh thần hiệp định Geneve, thì ở phía Nam vĩ tuyến 17 là thuộc chủ quyền của chính phủ VNCH, cho dù lúc đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa đang xung đột đi chăng nữa, như thế không gian liên quan đến Hoàng Sa Trường Sa nằm trong không gian thuộc chủ quyền VNCH. Như thế tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng đề cập tới Hoàng Sa Trường Sa về nguyên tắc mà nói chủ quyền và tuyên bố có giá trị pháp lý là không phải của Hà Nội mà là của Saigon.
Chuyện Trung Quốc bây giờ nhắc lại chuyện 50 năm trước thì hoàn toàn phải đặt cho đúng vào bối cảnh lịch sử lúc đó.
ĐB Dương Trung Quốc
Nói như thế hoàn toàn không có nghĩa phân chia lãnh thổ Việt Nam bởi vì Hiệp định Geneve qui định nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất. Nhưng thực thi quyền hạn của mình theo luật quốc tế thì tôi nghĩ rằng Hoàng Sa Trường sa vào thời điểm đó nằm trong khu vực mà chính quyền VNCH là người phát ngôn có đủ tư cách pháp nhân nhất. Vì thế chuyện Trung Quốc bây giờ nhắc lại chuyện 50 năm trước thì hoàn toàn phải đặt cho đúng vào bối cảnh lịch sử lúc đó." 

Công khai minh bạch

Luật sư Trần Vũ Hải ở Hà Nội nói với chúng tôi là ông có đọc bản tin Tân Hoa Xã và người dân Việt Nam có quyền đòi Nhà nước phải thông tin minh bạch về các vấn đề sinh tử của đất nước. LS Trần Vũ Hải nói:
“Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung Quốc có đúng quan điểm như Tân Hoa Xã loan báo hay không. Trước mắt phải khẳng định điều đó hay là Tân Hoa Xã theo cái truyền thống làm như thế liên quan tới Biển Đông mà không phản ánh đúng quan điểm của Việt Nam đã trình bày trong buổi đó.
danluan-200.jpg
Thư Ngoại giao ngày 14/9/1958 có đóng dấu ký tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Tôi nghĩ là ông Hồ Xuân Sơn và Bộ Ngoại giao qua người phát ngôn cần phải giải thích rõ cho công luận vấn đề này. Chúng tôi nghĩ rằng người dân có quyền như vậy, có quyền thảo luận về những vấn đề chung của đất nước và đây là điều cá nhân tôi cho rằng phải giải thích.
Nếu không giải thích sẽ bị hiểu nhầm bất lợi về nhiều thứ. Nhưng tôi nghĩ rằng, sẽ có nhiều người đích thân yêu cầu Bộ Ngoại giao phải giải thích về vấn đề này, Tân Hoa Xã có nói đúng hay họ xuyên tạc để có quan điểm rõ ràng.”
Chúng tôi truy cập trên mạng và xem được cái gọi là Thư Ngoại giao ngày 14/9/1958 có đóng dấu ký tên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng mà Bắc Kinh từng kỷ niệm 50 năm sự kiện này hồi 2008. Chúng tôi xin trích đọc nguyên văn:
“Thưa đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mối quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng. Ký tên Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Chính phủ Nước Việt-nam Dân chủ Cộng hòa.” 
Nhiều nhà phân tích cho rằng nội dung Thư Ngoại giao của ông Phạm Văn Đồng không đề cập tới vấn đề lãnh thổ, cũng không nói gì đến vấn đề các quần đảo ở Biển Đông Việt Nam.
Được yêu cầu nhận định về việc dư luận bức xúc đối việc Nhà nước không công khai chuyện có sự đồng thuận hay không đối với Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông. Luật sư lão thành Trần Lâm nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao từ Hà Nội phát biểu:
“Cái công hàm ấy tôi được đọc cách đây ba bốn năm rồi không phải mới đây, người ta bảo cái công hàm ấy không có giá trị. Bây giờ Trung Quốc cứ nói là có giá trị. Theo suy nghĩ của tôi Trung Quốc muốn song phương thôi, tức là nó và Việt Nam thỏa thuận với nhau thôi, rồi là nó làm cái giàn khoan 700 triệu USD thật ghê gớm lắm, nó bảo nó để ở Biển Đông, nó sẽ để vào quần đảo của ta chứ ở đâu nữa.
Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao là phải giải thích rõ là khi trao đổi với Trung Quốc có đúng quan điểm như Tân Hoa Xã loan báo hay không.
Luật sư Trần Vũ Hải
Chuyện này hiện nay cũng mắc mứu lớn lắm. Việt Nam nói chuyện ông Phạm Văn Đồng chỉ là một chuyện vui vẻ thôi chứ nó không có giá trị pháp lý gì. Bây giờ Mỹ không mạnh nữa, ngay với Philippines bây giờ Mỹ cũng nhẹ nhàng rồi.”
Theo VnExpress bản tin trên mạng ngày 30/6, ông Lê Văn Nghiêm Cục trưởng Thông tin đối ngoại nhìn nhận là đã học được bài học qua vấn đề Biển Đông. Đó là trong mọi trường hợp phải chủ động thông tin, không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.


“Phố người Hoa” và lý luận của chủ đầu tư

http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/492264/index.html
02/07/2011 08:48 (GMT +7)
Chủ đầu tư xây dựng khu đô thị cho người Hoa ở TP. Bình Dương mới cho
rằng báo chí thông tin sai lệch vì Đông Đô Đại Phố không phải xây dựng
dành riêng cho người Hoa. Nhưng đáng tiếc, chính trang web của công ty
này khẳng định điều ngược lại.

TIN LIÊN QUAN
Phố người Hoa ở Việt Nam – chính sách hay tầm nhìn?
Khi người Việt Nam xây phố dành riêng cho người Hoa?

Phố người Hoa: Sự thật có hay không?

Ngày 29/06/2011, ngay sau khi đăng bài viết "Khi người Việt Nam xây
dựng phố dành riêng cho người Hoa", Tuần Việt Nam nhận được công văn
số 93A/ Becamex- PKD của Công ty Becamex IJC gửi báo điện tử
VietNamNet cho rằng, báo đã đăng tải những quan điểm chủ quan, thiếu
chính xác, không đầy đủ và gây nên những hiểu lầm đáng tiếc về dự án
Đông Đô Đại Phố.

Theo đó, văn bản của công văn cho rằng:

Dự án Đông Đô Đại Phố được thiết kế nhằm cung cấp các dịch vụ dành cho
những doanh nhân, doanh nghiệp châu Á đang sinh sống và làm việc tại
tại Bình Dương, không phải dành riêng cho đối tượng là người Hoa như
bài viết đã đề cập.

Nếu người nước ngoài muốn mua nhà cũng phải tuân thủ các quy định về
quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở theo pháp luật Việt Nam ban hành. Đông
Đô Đại Phố không phải là dự án được xây dựng để bán riêng cho người
Trung Quốc nhập cư như quý báo so sánh.

Công ty không dành sự "ưu ái" riêng cho cộng đồng người Hoa, và khẳng
định rằng đây là dự án bất động sản mang tính thương mại dịch vụ,
không mang bất kỳ một yếu tố màu sắc chính trị, tôn giáo hay sắc tộc
nào.

Công ty Becamex IJC còn "phản đối việc suy diễn những thông tin về
định hướng phát triển dự án theo các hướng khác ngoài hướng thương mại
và dịch vụ vừa kể trên".

Trước văn bản kiến nghị của công ty Becamex IJC, chúng tôi buộc lòng
phải truy cập đường link vào trang Web của chủ đầu tư. Tuy nhiên, rất
đáng tiếc, những gì mà chúng tôi tìm hiểu được, không hề sai lệch so
với những nội dung mà bài báo đã nêu, ngày 29/06/2011.

Trang web của công ty Becamex IJC nói gì?

Để rộng đường dư luận và tôn trọng sự thật, chúng tôi xin trích đăng
một số nội dung cơ bản, có ảnh kèm, mà trang web này đã quảng cáo cho
chính dự án Đông Đô Đại Phố:

Đông Đô Đại Phố - China Town - TP mới Bình Dương. Phố người Hoa tại
trung tâm Thành phố mới Bình Dương. Chủ đầu tư Becamex IJC.

Thứ hai, ngày 30 tháng năm năm 2011
Becamex IJC: Khởi Công Xây Dựng Trung Tâm Thương Mại Đông Đô - TP Mới Bình Dương

Được đăng bởi Đông Đô Đại Phố vào lúc 12:00

...Là tâm điểm nổi bật của dự án Đông Đô Đại Phố, trung tâm thương mại
Đông Đô được xây dựng trên diện tích 8146 m2, có 3 mặt tiền giáp với
đường lớn rộng 35m, cao 3 tầng với đầy đủ các dịch vụ kinh doanh
thương mại như khu bán thời trang, đồ gia dụng, điện tử, nội thất khu
ẩm thực và giải trí, được thiết kế sang trọng hài hoà giữa phong cách
hiện đại mà vẫn mang đậm nét kiến trúc truyền thống của người Hoa.
Toàn cảnh buổi lễ khởi công xây dựng trung tâm thương mại Đông Đô ngày
22.05.2011
Sự kết hợp tài tình trong cách bố trí màu sắc và những biểu tượng
truyền thống của người Hoa, tượng trưng cho sự thịnh vượng, vương giả
và trường tồn với thời gian. Phối cảnh trung tâm thương mại Đông Đô

Bên lề buổi lễ, rất nhiều khách hàng có mặt tại buổi lễ đã bày tỏ niềm
tin tưởng vào một khu đô thị phồn thịnh và sầm uất bậc nhất tại thành
phố mới Bình Dương sắp được hình thành trong tương lai không xa.

Anh Quốc Tuấn- một trong những khách hàng đầu tiên đến tham dự cho
biết " Tôi đã nghiên cứu và đầu tư rất nhiều dự án tại Thành phố mới
Bình Dương. Nhưng lần đầu tiên, tôi nghe nói đến một dự án được thiết
kế dành riêng cho người Hoa. Tôi đã quyết định đến tham quan và tìm
hiểu thêm thông tin về dự án Đông Đô Đại Phố và đã thật sự bị thuyết
phục bởi những lối thiết kế rất sang trọng mang phong cách truyền
thống của người Hoa và trên hết những tiện ích xung quanh mà dự án đem
lại"

Theo ông Lương Ngọc Tiến - Giám đốc Kinh doanh và Phát triển dự án
Becamex IJC cho biết : " Một khu đô thị sẽ không có "sự sống" đúng
nghĩa nếu như không có đầy đủ các dịch vụ cộng đồng và tiện ích xã
hội. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ khởi công xây dựng trung
tâm thương mại Đông Đô song song với việc triển khai những hạng mục
khác của dự án, để khi bàn giao nhà cho khách hàng cũng là lúc các
dịch vụ tiện ích quan trọng được hoàn thành, đảm bảo cuộc sống tiện
nghi và đẳng cấp cho những cư dân sinh sống tại Đông Đô Đại Phố."

...Đông Đô Đại Phố là dự án khu đô thị thương mại đầu tiên dành cho
người Hoa tại thành phố mới Bình Dương, được xây dựng trên tổng diện
tích rộng 26ha, với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 nghìn tỉ đồng chia thành
nhiều phân khu chức năng như nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,
trung tâm thương mại.

Với vị trí đắc địa - gần trung tâm hành chính- chính trị, trung tâm
văn hoá, cách chùa Bà Thiên Hậu chỉ 80m, và nhiều dịch vụ tiện ích
khác như phố đi bộ, khu ẩm thực, siêu thị, sau khi hoàn thành, Đông Đô
Đại Phố sẽ là khu thương mại phồn thịnh và sung túc bậc nhất tại thành
phố mới Bình Dương, góp phần làm thay đổi diện mạo khu vực và là cầu
nối thương mại giữa Bình Dương và quốc tế.

Những câu hỏi tại sao?

Nếu bạn đọc, đọc được những dòng quảng cáo trên, liệu họ sẽ nghĩ gì về
bản chất của dự án Đông Đô Đại Phố- như chính website này tự quảng
cáo, là "dành cho người Hoa tại thành phố mới Bình Dương". Xin lưu ý
là ngay cái tên gọi dự án- Đông Đô Đại Phố- cũng khó có thể gọi là một
cái tên thuần Việt, ngay trên đất nước Việt Nam.
Ảnh chụp màn hình lúc 17h ngày 30/6/2011, website của Becamex IJC.

Cũng ngay sau khi đăng tải bài báo trên, rất nhiều bạn đọc đã email và
đặt câu hỏi: Tại sao phải xây dựng một khu phố người Hoa mà không phải
của một dân tộc nào khác ở ngay trung tâm đô thị được giới thiệu là
"trung tâm hành chính" trong tương lai của một tỉnh?

Và cũng trong thời buổi Internet đến tận từng ngõ ngách, mọi thông tin
rất khó có thể dấu kín. Sự trung thực trong kinh doanh, không chỉ ở
việc làm, mà ngay lời nói, một lần nữa lại được đặt ra, có khi không
cần phải trên bàn đàm phán giữa các đối tác làm ăn, mà chỉ cần trên
một trang web nhỏ của một công ty, hay một công văn nhỏ gửi báo điện
tử.

Tại sao không để một khu phố rất đặc trưng như vậy hình thành theo quy
luật sinh tồn như vốn có của nó từ hàng nghìn năm nay trên khắp thế
giới? Liệu người Việt Nam có bị bắt buộc không được bén mảng đến đây
(trên chính đất nước Việt Nam) như tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng,
hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái? Đây là những câu hỏi bình
thường, chỉ là những nghi ngại vì đã từng có những sự việc tương tự
xảy ra.

Tại sao chúng ta không để cộng đồng người Hoa sống hòa hợp và phát
triển một cách tự nhiên cùng các cộng đồng người nước ngoài khác mà
phải xây dựng khu dành riêng? v...v và v...v.

Đương nhiên, trong thời hiện đại này, kinh tế luôn gắn liền với văn
hóa, giáo dục và an ninh xã hội. Đất nước ta đang sống trong thời điểm
cực kỳ nhạy cảm. Những người làm doanh nghiệp không chỉ chạy theo lợi
ích, mà còn phải khôn ngoan, và hiểu mình nên chọn lựa hướng kinh
doanh như thế nào, để tránh những hệ lụy không đáng có.

Và cũng trong thời buổi Internet đến tận từng ngõ ngách, mọi thông tin
rất khó có thể giấu kín. Sự trung thực trong kinh doanh, không chỉ ở
việc làm, mà còn ở ngay lời nói, một lần nữa lại được đặt ra. Có khi
không cần phải trên bàn đàm phán giữa các đối tác làm ăn, mà chỉ cần
trên một trang web nhỏ của một công ty, hay một công văn nhỏ gửi báo
điện tử.

Theo Tuần Việt Nam

Thương nhân Trung Quốc mua gom cả tôm bơm tạp chất


Ông Lương Ngọc Lân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bạc Liêu cho biết trong thời gian gần đây, do tôm nuôi ở các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề, nên các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản thiếu hụt tôm nguyên liệu nghiêm trọng. Các DN trong tỉnh dù đã đẩy mạnh mua tôm nhưng vẫn không đủ nguyên liệu để chế biến.

Điểm đáng chú ý là nếu lâu nay tôm Bạc Liêu được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường các nước EU, Nhật  và Mỹ, thì gần đây là thị trường Trung Quốc. Một số DN cho biết việc xuất khẩu tôm sang Trung Quốc rất đơn giản, sản phẩm không bị kiểm tra khắt khe như các thị trường khác. Sự dễ dãi của thị trường này đến mức một số DN đã thu mua cả tôm bơm chích tạp chất để bán. Trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu đã bắt quả tang hàng chục vụ tôm bơm tạp chất với số lượng hàng chục tấn.

 
Một vụ vận chuyển tôm bơm tạp chất bị phát hiện ở ĐBSCL - Ảnh: T.T.Phong

Ông Võ Hồng Ngoãn, một hộ nuôi tôm ở xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu) nói: "Khi Trung Quốc mua tất cả tôm sú Việt Nam bất kể nhỏ, lớn, mua cả tôm bơm tạp chất thì hãy thận trọng. Chúng ta không nên hám lợi trước mắt mà hãy nghĩ đến lâu dài, bền vững hơn. Một khi họ thu mua tôm sú của ta sau đó bán ra thế giới và nói là tôm Việt Nam có tạp chất, chất lượng không đảm bảo thì uy tín của tôm Việt Nam sẽ không còn"...

Ngày 30.6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần nhận định việc thương nhân Trung Quốc về tận các làng xã ở nhiều khu vực trên toàn quốc tranh mua các mặt hàng nông sản đã gây nhiều khó khăn cho các DN trong nước. Theo ông, thương nhân Trung Quốc mua nông sản với khối lượng lớn, thậm chí mua cả sản phẩm không đạt chất lượng với giá cao có thể xuất phát từ nguyên nhân nước này đang gặp khó khăn về nguồn cung thực phẩm trong khi nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên, việc họ thu mua nông sản phẩm chất kém với giá cao là đáng lưu ý. "Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ làm hỏng chủ trương và nỗ lực của chúng ta trong việc tạo dựng thương hiệu nông sản sạch đối với xuất khẩu và cung ứng nông sản an toàn tới người tiêu dùng nội địa", ông Tần cảnh báo.

Đó là một cảnh báo rất cần thiết bởi lẽ theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, việc thương nhân Trung Quốc thu mua tôm có tiêm tạp chất, tiêm bao nhiêu họ cũng mua, thậm chí có khi mua với giá cao hơn giá tôm sạch là đáng lo ngại. Tình hình này có thể ảnh hưởng đến nỗ lực tuyên chiến với nạn tiêm chích tạp chất vào tôm với mong muốn xây dựng thương hiệu sạch và an toàn của con tôm VN trong nhiều năm qua.

Quang Duẩn - Trần Thanh Phong

Thủ tướng: 'Vẫn ưu tiên kiềm chế lạm phát'


Trả lời phỏng vấn chiều 1/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm còn nhiều khó khăn, phức tạp vì vậy không thể chủ quan mà vẫn phải ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô.

Ngay sau khi kết thúc phiên họp thường kỳ tháng 6 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao đổi với báo chí về kết quả chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Xin Thủ tướng cho biết đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2011?

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong năm 2011. Sau 6 tháng nỗ lực thực hiện, đã đạt được một số kết quả tích cực. Mức tăng giá tiêu dùng đã chậm lại (tháng 4 là 3,32%, tháng 5 là 2,21%, tháng 6 là 1,09%) và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Thị trường ngoại tệ và vàng được quản lý, kiểm soát có hiệu quả, tỷ giá ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước tăng; lãi suất ngân hàng từng bước được kiểm soát, tính thanh khoản của ngân hàng có bước được cải thiện. Xuất khẩu tăng trên 30%, nhập khẩu được quản lý chặt hơn, nhập siêu 6 tháng giảm còn 15,72%.

Việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách và cắt giảm đầu tư công được thực hiện nghiêm túc cùng với việc thực thi chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng đã đưa tổng vốn đầu tư xã hội giảm còn 38,3% GDP so với mức 45,6% cùng kỳ năm 2010. Thu ngân sách đạt trên 55% dự toán năm, tăng gần 23% so cùng kỳ, bảo đảm nhu cầu chi. Mức bội chi ngân sách 6 tháng bằng 23% mức bội chi kế hoạch cả năm. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, kinh tế vẫn tăng trưởng 5,57% so với cùng kỳ là một nỗ lực rất lớn của cả nước ta.

Những kết quả nêu trên là đáng mừng nhưng mới chỉ là bước đầu. Không được chủ quan. Tình hình 6 tháng cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn phức tạp. Lạm phát và mặt bằng lãi suất còn đang ở mức cao; nhập siêu vẫn còn lớn; sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn.

Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn phải được tiếp tục xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu.

Phải tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và hiệu quả; kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm dưới 20% và tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 15-16%. Nâng cao chất lượng và hướng tín dụng vào việc phục vụ sản xuất kinh doanhnhất là sản xuất nông nghiệp và sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kiểm soát chặt việc cho vay bất động sản, không để đổ vỡ, tiêu cực. Tăng cường kiểm soát và kéo giảm dần lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát. Duy trì tỷ giá hợp lý, quản lý tốt hơn thị trường ngoại hối và thị trường vàng.

Kết hợp tốt hơn chính sách tài khóa thắt chặt với chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả. Phấn đấu kiểm soát nhập siêu cả năm khoảng 15% - 16%. Tiếp tục rà soát, điều chuyển, cắt giảm vốn đầu tư công theo kế hoạch và các tiêu chí đã đề ra và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để góp phần giảm cầu và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thực hiện nghiêm việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, dùng khoản tiết kiệm này để chi cho an sinh xã hội. Giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP. Bảo đảm cân đối cung - cầu các hàng hoá và dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường, tăng giá bất hợp lý. Phấn đấu kiểm soát lạm phát (CPI) ở mức 15% - 17%. Cùng với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cần tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả để có mức tăng trưởng hợp lý (khoảng 6% cả năm) để có nguồn lực thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội và tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo.

chinh phu
Thủ tướng trả lời phỏng vấn chiều 30/6. Ảnh: Chinhphu.vn.

- Thưa Thủ tướng, bảo đảm an sinh xã hội cũng là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Xin Thủ tướng cho biết kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm và mục tiêu nhiệm vụ 6 tháng cuối năm?

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn và phải phấn đấu giảm bội chi nhưng Chính phủ vẫn đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho nhân dân. Cùng với việc ưu tiên nguồn lực để thực hiện những chương trình, dự án và chính sách hiện có, nhiều chính sách mới đã được thực hiện nhằm hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát.

Sáu tháng đầu năm, đã chi hơn 9.000 tỷ đồng để thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi và hộ nghèo; nâng mức tiền ăn cho chiến sỹ lực lượng vũ trang; hỗ trợ hộ nghèo khi điều chỉnh giá điện; điều chỉnh tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người về hưu và các đối tượng chính sách; miễn giảm học phí và hỗ trợ học tập. Điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp; điều chỉnh chính sách đối với người cao tuổi, đã tăng mức hỗ trợ và có thêm khoảng 600 nghìn người được hưởng trợ cấp thường xuyên; hỗ trợ có mục tiêu cho 7 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như 62 huyện nghèo. Sáu tháng đầu năm đã tạo việc làm cho trên 720 nghìn lao động. Đã kịp thời đưa toàn bộ lao động Việt Nam ở Libya về nước an toàn và hỗ trợ họ từng bước ổn định đời sống. Tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Điều chỉnh nâng mức tín dụng cho học sinh, sinh viên vay để học tập. Tổng dư nợ cho vay các chương trình, chính sách an sinh xã hội đến 30/6/2011 ước đạt gần 95 nghìn tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ. Hỗ trợ trên 56 nghìn tấn gạo cứu đói, khắc phục hậu quả thiên tai, tăng gần 9% so cùng kỳ năm ngoái. Đã ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và ban hành Nghị quyết của Chính phủ về giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 - 2020.

Mặc dù vậy, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là người nghèo, công nhân lao động có thu nhập thấp.

Trong 6 tháng cuối năm, chúng ta phải nỗ lực làm tốt hơn nữa để thực hiện bằng được các mục tiêu nhiệm vụ về an sinh xã hội đã đề ra cho cả năm 2011, trong đó tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động; giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% theo chuẩn nghèo mới; riêng 62 huyện nghèo giảm 4%.

Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, các chương trình quốc gia hướng đến vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người có công, người nghèo và đối tượng khó khăn trong xã hội. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Chương trình đầu tư, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng khó khăn và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phải kiên quyết thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu theo vùng cho khu vực doanh nghiệp áp dụng từ ngày 01/10/2011.

Chính phủ sẽ quyết định giãn (cho phép chậm nộp) số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 khoảng 13 nghìn tỷ đồng và sẽ trình Quốc hội xem xét quyết định việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân khoảng 7.000 tỷ đồng. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh đối với người lao động trong các doanh nghiệp. Tổ chức có hiệu quả hơn các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục. Tập trung nguồn lực để phòng chống thiên tai, khôi phục nhanh sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị thiên tai. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành mới các chương trình, chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội để thực hiện cho giai đoạn 2011 - 2015.

- Bên cạnh các lĩnh vực kinh tế, xã hội, xin Thủ tướng khái quát những nét nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại nửa năm qua.

- Thời gian qua, Chính phủ đã rất quan tâm chỉ đạo các công tác này. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, ổn định chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, công tác đối ngoại được triển khai thực hiện có hiệu quả.

Chúng ta đã kiên quyết thực hiện các giải pháp thích hợp để bảo đảm an ninh trật tự ở huyện Mường Nhé và bảo đảm chủ quyền quốc gia trên Biển Đông. Nhiều sự kiện lớn của đất nước, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp được tổ chức thành công tốt đẹp.

Thời gian tới, chúng ta phải đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ trọng yếu và có ý nghĩa rất đặc biệt quan trọng này của đất nước. Không giây phút nào được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Phải hành động kiên quyết, kịp thời, phù hợp, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia.

- Cùng với việc phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm 2011, xin Thủ tướng cho biết những định hướng cơ bản để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới?

Trong khi phải tập trung sức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011, chúng ta phải triển khai thực hiện những giải pháp có tính cơ bản, lâu dài để bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. Phải khẩn trương thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và nguồn lao động chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại.

Đây là đòi hỏi khách quan vừa cơ bản, vừa cấp thiết của quá trình phát triển, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 cũng sẽ góp phần thiết thực tạo thêm các tiền đề cho nhiệm vụ quan trọng này.

Thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội 6 tháng đầu năm đã khẳng định Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ là đúng đắn, phù hợp. Kết quả đạt được là công sức chung của cả nước.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm rất nặng nề. Phải tiếp tục thực hiện nhất quán, quyết liệt, đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải cùng nhau chung sức đồng lòng, phát huy kết quả đạt được, ra sức khắc phục những hạn chế yếu kém, làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, nỗ lực phấn đấu, vượt qua thách thức khó khăn, thực hiện với quyết tâm cao nhất các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2011, tạo tiền đề để phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Theo Chinhphu.vn

Chiến hạm Mỹ thăm Việt Nam


2011-07-01

Khu trục hạm USS Chung-hoon của Hoa Kỳ sẽ ghé cảng Tiên Sa của Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 7 này, trong khuôn khổ kế hoạch trao đổi quân sự song phương hàng năm.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao VN, bà Nguyễn Phương Nga công bố điều này, nói thêm đó là diễn tiến nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hải quân 2 nước.


Các viên chức sứ quán Mỹ cho biết tàu Chung Hoon sẽ cùng hải quân Việt Nam thao dượt tìm kiếm cứu nạn trên biển, và làm công tác cộng đồng.
Hiện khu trục hạm Chung-hoon đang tập trận với hải quân Philippines tại vùng biển Sulu của Phi, ở cực nam Philippines. Cuộc tập trận kéo dài 11 ngày, nhằm tăng cường an ninh hàng hải.


Tháng 8 năm ngoái khu trục hạm John S. McCain của Hoa Kỳ cũng viếng thăm Đà Nẵng, cũng để thao dượt hải quân chung. Trước đó, Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm tương tự đến Việt Nam. 

Hậu quả cơn lũ bất ngờ ở Nghệ An


2011-07-01

«Trời hành cơn lụt mỗi năm, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn». Câu thơ nói lên cuộc sống khó khăn của người dân miền Trung do thiên tai lũ lụt gây nên.

Ảnh do người dân Nghệ An gửi RFA

Nông dân nhổ lạc nhưng không kịp do nước ngập quá nhanh

Năm nay, dân Nghệ An lại bị một cơn lũ bất ngờ gây nên làm thiệt hại rất nhiều về đất đai và mùa màng. Tường An có bài tường thuật về những tổn thất của người dân sau cơn lũ bất ngờ này. 

Dân không kịp trở tay

Sau Hải phòng, Thanh Hóa, đến lượt các xã ở tỉnh Nghệ An cũng bị lũ lụt tàn phá. Mọi năm, người dân chờ đợi những cơn mưa bão đến vào tháng tám. Nhưng năm nay, cơn lũ đến sớm bất ngờ làm người dân không kịp trở tay. Đây là trận lụt mạnh và ập xuống các xã ven sông Lam của huyện Thanh Chương, Nam Đàn thuộc tỉnh Nghệ An. Cơn lũ đến một cách đột xuất và làm ngập mùa màng của nông dân, thiệt hại rất nghiêm trọng. Anh Thuyết, quê ở xã Nam Tân, Nghệ An cho biết :

"Mưa ở thượng nguồn thì mưa lớn, hai con sông lớn : sông Giăng, đối diện với hai con sông từ bên kia đổ vào, tức là sông Nậm Mộ và sông Nậm Nơm ở từ bên Lào đổ về thì số lượng lớn, có thể là một tiếng đồng hồ nó có thể là lên một mét nước, cho nên là ngập lụt biết bao nhiêu là héc ta quê. Lạc, có nơi gọi là đậu phụng, làm cho đồng bào ở xã bọn em trở không kịp, có nghĩa là mình thu hoạch không kịp, xảy ra mất mát lớn."

Thu nhập chính của dân vùng này là trồng lạc, vừng, sắn, ngô và lúa. Trận lụt ập tới đột xuất làm cho người dân có diện tích trồng ngô, lạc, những người làm cát gần sông trở tay không kịp. Hầu hết  người dân bỏ ăn cơm trưa để ra đồng nhổ lạc, bẻ ngô. Nhưng cũng không thu hoạch được bao nhiêu. Nhiều người dân đã mất trắng vì ruộng bị ngập nước, không thu hoạch kịp, anh Thuyết tiếp :

"Bên chỗ lúa mới gieo thì ngập cỡ 2/3, những chỗ đồng trũng, đồng thấp thì ngập hết. Mùa màng thì phải gieo lại. Một số không thu hoạch kịp chẳng hạn như ngô, hoặc một số sắn người ta gieo sắp tới tháng tám này là thu hoạch thì cũng mất mát lớn. Riêng xã bọn em thì tổn thất khoảng 2 đến 3 trăm triệu." 

Anh Trạch, quê ở Nam Lộc, Nam Đàn, Nghệ An cũng mất hàng chục triệu đồng vì trở tay không kịp do cơn lũ đến quá bất ngờ với một tốc độ nhanh chóng:

"Năm nay là lũ lên cấp tốc quá, lũ lên cấp tốc cho nên thiệt hại ở quê tôi và gia đình tôi là …. Nhà tôi và chòm xóm làm đất ở ngoài vực sông thì lạc không nhổ được hết. Nhà thì mất 3 sào, nhà thì mất 5 sào tùy theo từng nhà mất nhiều hay ít. Gia đình tôi mất 2 mẫu, trong đó 1 mẫu 3 là vừng. Vừng thì lên 4 lá rồi, đậu thì mới lên 3 lá. Nó gieo vừa được lên 3, 4 lá là nước vô ngập hết…" 

Hàng chục khối cát của dân "vạn chài" bị cuốn trôi. Có nhiều gia đình thiệt hại hơn 1/2 mùa màng và thu nhập của họ. Bên cạnh những mất mát về ngũ cốc, gia đình anh Trạch cũng sinh sống về nghề chài lưới, nhưng thu hoạch này cũng bị thiệt hại nặng nề vì bị nước cuốn đi. Anh nói tiếp:

"Rồi có cái sông, cá chúng tôi chưa tận thu được hết, lụt vô làm tràn không ngăn được. Nước đến ồ ạt thế là mình không tận thu được ngay, mất cả hàng chục triệu tiền cá, mất cả tấn vậy!" 

Dân nơi đây cho biết, có gia đình thiệt hại hơn nửa số mùa màng của họ, có người mất trắng cả tài sản. Anh Trường, một nông dân ở Nghệ An kể lại: "đến hôm nay, mưa đã giảm đi nhiều, nước bắt đầu rút đi, nhưng tất cả hoa màu đã bị chìm dưới bùn, cát nên người dân không mong gì cứu vớt được số ngũ cốc". Anh tiếp:

Gia đình chúng tôi lạc thì được vài sào, chờ cho hết nắng nhổ làm giống, lụt cuốn mất, vùi mất, năm ni không còn giống để mần vụ sau nữa! 

Bà Hương, Nghệ An

"Bắt đầu ngày 26 là nước vào, bây giờ  thì nước ra những cũng ra chưa hết được, còn gia đình thì có vài sào lạc, sáng định ra làm nhưng bùn đến đầu gối luôn, không thấy lạc chỗ mô nữa cả. Ở chỗ ngập nước thì gia đình làm 1 mẫu, nhưng mà còn 2 sào thì nhổ không kịp, bữa này là bùn vùi sâu quá. Sáng ra để rỡ nhưng bùn sâu quá không rỡ được. Nói chung là vùi không thấy lạc chỗ nào nữa cả, mất trắng luôn !!!" 

Bà Hương, cùng quê với ông Trạch, cũng than vãn là tất cả ruộng lạc của bà đã bị chìm ngập dưới cơn lũ, không còn giống cho mùa sau :

"Chừ thì, đa số họ gieo lúa với đậu, vừng, gieo được rồi, mạnh được rồi. Gia đình chúng tôi lạc thì được vài sào, chờ cho hết nắng nhổ làm giống, lụt cuốn mất, vùi mất, năm ni không còn giống để mần vụ sau nữa!" 

Chờ nhà nước hỗ trợ

Trên các đài phát thanh, truyền hình nhà nước thông báo sẽ cung cấp giống mới để gieo cho mùa sau. Tuy nhiên, người dân thấp cổ bé miệng không biết phải hỏi ở đâu, ông Trường nói :

nghean-250.jpg
Nước ngập trắng đồng. Ảnh do người dân Nghệ An gửi RFA
"Trên truyền hình thì nói cho giống để gieo lạc. Tất cả nghe là ai cần giống để gieo lại thì đăng ký nộp tiền để họ đưa giống về mà nghe trên truyền hình thì nói là ai mà …. Nói chung họ cho giống để tái sản xuất lại mà hợp tác xã thì nghe hô là nạp tiền, cái ni muốn hỏi nhưng không biết chỗ để mà hỏi thì bữa nay luôn tiện có chị ở đây thì cho hỏi nếu có cho thì để cho biết."

Do tình trạng bớt xén từ tỉnh thành đến địa phương, nên sự giúp đỡ từ chính quyền đến tay người dân đã bị ăn chặn đi rất nhiều. Ông Thuyết cho biết tình trạng thực tế về sự giúp đỡ ở quê ông :

"Thực chất mà nói thì tình trạng dân khổ cũng có khổ. Chế độ bây giờ thì dân cũng phải chịu khổ bởi vì nguồn thu nhập thì không lớn. Nguồn hỗ trợ trên trung ương thì lớn nhưng thực chất về địa phương thì hơi kém là bởi vì ở chỗ là cứ người này bớt xén người kia thì đâm ra là người nghèo thì không được bao nhiêu. Bây giờ hỗ trợ thì nói thật với chị chính phủ Việt Nam chỉ có nói hỗ trợ trên giấy tờ thôi chớ thực chất về người dân thì chẳng được bao nhiêu."

Bây giờ hỗ trợ thì nói thật với chị, chính phủ Việt Nam chỉ có nói hỗ trợ trên giấy tờ thôi chớ thực chất về người dân thì chẳng được bao nhiêu.

Anh Thuyết, Nghệ An

Cơn lũ bất ngờ năm nay đã gây khốn đốn cho toàn dân xã Nam Lộc, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An mà sự giúp đỡ của chính quyền thì chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, nick Ant Bình đã kêu gọi trên face book của mình : «Người nông dân đã làm lụng vất vả để có được vụ mùa bội thu nhưng tiếc thay đã bị lụt cuốn trôi mất mùa màng của họ. Vì vậy nhà nước, các nhà chức trách phải tăng cường kiểm tra thiệt hại và hỗ trợ nông dân thêm chi phí để trả nợ mua phân và giúp nông dân vượt qua khó khăn này.»

Theo dòng thời sự:

Phỏng vấn Ngô Quỳnh sau khi ra tù


2011-07-01

Anh Ngô Quỳnh, người trẻ tuổi nhất trong nhóm sáu người bị TAND Hải Phòng kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nuớc VN theo điều 88 Bộ Luật Hình sự hồi năm 2009 vừa mãn hạn tù.

Photo courtesy of vietnamexodus

Anh Ngô Quỳnh (đứng-áo xanh) chụp tại nhà ông Nguyễn Thanh Giang nhân dịp Tết 2008

Gia Minh có cuộc nói chuyện với anh Ngô Quỳnh về những thông tin liên quan. 

Bị giam thêm 20 ngày? 

Gia Minh: Chào anh Ngô Quỳnh. Trước hết tôi xin thay mặt quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do xin được chung vui với anh vì đã được về với bố mẹ và những người thân. Câu hỏi đầu tiên, xin anh cho biết là quyết định của trại giam  cho anh được trở về trước thời hạn theo án tòa là 3 năm tù giam thì như thế nào ạ?

Anh Ngô Quỳnh: Cách đây 20 ngày em có nhận dược bản án của tòa án nói là em hết án vào ngày 10 tháng 6 nhưng mà khi em đối chiếu và hỏi lại trại giam, nơi mà em bị giam đó, thì họ lại nói là "Chúng tôi không biết. Chúng tôi chỉ nghe cấp trên nói là anh hết án vào ngày 1 tháng 10, chứ còn chúng tôi không biết giải thích chuyện này như thế nào."

Em chất vấn họ rất nhiều. Em hỏi họ bây giờ lấy gì làm căn cứ? Nếu pháp luật quy định bản án do tòa án tuyên chính là căn bản pháp lý thì bây giờ chúng tôi có bản án do tòa tuyên ở trong tay và đến hỏi các anh là tòa đã tuyên thả tôi vào ngày 10 tháng 6 năm 2011 vậy tại sao đến bây giờ không thấy trại có động thái gì? 

Thì cũng không ngờ qua một loạt các khâu mà em nghĩ là họ đã theo một phương pháp nào đó để họ sửa lại và họ đã có một bản án khác với bản án của em và bản án của họ ghi ngày thả em là ngày 1 tháng 7, tức là sau ngày tòa tuyên đúng 20 ngày, tức là em bị giam 20 ngày muộn hơn so với bản án tòa tuyên của em. Tức là bây giờ nơi trại giam có một bản án của tòa án và trong tay em cũng có một bản án của tòa án, thế nhưng hai bản án này lại ghi hai ngày thả khác nhau, thì họ nói là họ không biết và họ chỉ biết mỗi bản án họ cầm là em phải về ngày 1 tháng 7, chứ không được về trước đó 20 ngày. Có vậy thôi ạ.

Họ ghi ngày thả em là ngày 1 tháng 7, tức là sau ngày tòa tuyên đúng 20 ngày, tức là em bị giam 20 ngày muộn hơn so với bản án tòa tuyên của em.

Ngô Quỳnh

Gia Minh: Vấn đề thời hạn tù thì nó là như vậy rồi, nhưng trước đây khi bị bắt và bị kết án thì anh có các hoạt động như là biểu tình nhân dịp rước đuốc Thê Vận Hội Bắc Kinh, cùng như việc đi thăm thân nhân của các ngư dân ở  Hậu Lộc, Thanh Hóa bị tàu Trung Quốc bắn chết, thì ngoài việc ở tòa người ta nêu ra những việc đó, nhưng mà trong quá trình ở trong trại thì anh có được theo dõi những thông tin ở bên ngoài không ạ?

Anh Ngô Quỳnh: Trong thời gian ở trong trại giam thì em có được xem tivi, có được đọc báo Nhân Dân và  hàng tháng gia đình em có đến thăm. Anh trai em là Ngô Duy Quyền đến thăm và cũng có nói chuyện với em về một số vấn đề mà trong quy định của trại cho phép nói. Dù sao thì đó cũng chỉ gọi là điểm tin chứ không phải là thông tin đầy đủ và chính xác.

Gia Minh: Đó là những điểm tin như vậy nhưng mà nó có những thông tin về những quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam, những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông không?

Anh Ngô Quỳnh: Có thông tin cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam hay là những thông tin về tàu ngư chính của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Việt Nam thì em có biết trên ti-vi.

Gia Minh: Khi ở trong trại giam mà nghe được những thông tin trên kênh chính thức của nhà nước như thế và đối chiếu lại với những hoạt động của mình thì anh có những suy nghĩ ra sao ạ?

Anh Ngô Quỳnh: Em nghĩ là có thể những kiến nghị của em với nhà nước thì đã được nhà nước chấp thuận, bởi vì khi làm việc với cơ quan an ninh điều tra, với những người cấp cao thì em cũng nói là vấn đề Trung Quốc, một đất nước rất hùng mạnh về quân sự mà ở bên cạnh một đất nước như nước Việt Nam mình thì chúng ta không thể bàn với họ song phương được. 

Nếu nói một cách không ngoại giao thì có thể nói là một hành động của một người ăn cướp thì sẽ không bao giờ thỏa hiệp với người bị hại cả. Và cái việc của chúng ta là phải hô to lên, khi chúng ta bị cướp thì chúng ta phải hô to lên thì những người xung quanh mới bảo vệ chúng ta, chứ chúng ta không thể cứ "16 chữ vàng và 4 tốt" thì không thể giải quyết được vấn đề gì. Về điểm đó thì em đã nói, đã kiến nghị với cấp cao như vậy trong thời gian em bị bắt đó. 

Nhưng mà lúc đó em chưa thấy có động thái gì nhiều, thế nhưng gần đây em thấy là nhà nước đã đưa những thông tin đó ra toàn dân và ra rất nhiều cơ quan, ví dụ như vấn đề đưa ra ASEAN hay đưa ra Liên Hiệp Quốc, thì em nghĩ đây là bước đi có lẽ tất cả người dân đều biết đến và đều có được sự giúp đỡ và sự bênh vực của những nước ở bên ngoài. 

Em nghĩ đó là sự trợ giúp về công lý, những người yêu chuộng công lý người ta sẽ bênh vực những người yếu. Hy vọng là nhà nước sẽ càng ngày càng dũng cảm hơn và sẽ làm tròn trọng trách của mình là bảo vệ biên giới quốc gia cho những thế hệ mai sau.

Hành động theo trái tim

Gia Minh: Mặc dù mới ra trại trong ngày 1 tháng 7 nhưng mà anh có biết được trong những ngày chủ nhật của tháng 6 vừa rồi cũng có rất nhiều người đã xuống đường để biểu tỏ thái độ của họ đối với những hành động của Trung Quốc ở trong khu vực Biển Đông.

Anh thấy có những điểm tương đồng nào với việc cơ quan chức năng đối xử với bản thân anh trước đây và đối xử với những người trong những ngày chủ nhật vừa qua trong tháng 6 không ạ?

Anh Ngô Quỳnh: Nếu mà chính quyền bắt giam hay phạt tù những người đi biểu tình phản đối cái chính sách của một đất nước khác với đất nước mình, chẳng hạn như những hành động xâm lược, hành động cắt cáp thăm dò, hay là cấm người dân biểu tình, cấm người dân căng băng-rôn, biểu ngữ, hay cấm người dân được tụ tập như vậy, theo em thì đấy là một hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bởi vì người dân có quyền làm những việc như vậy. Và nếu anh cấm thì là anh đã không tôn trọng nhân quyền rồi.

Gia Minh : Trong những ngày làm việc với cơ quan chức năng sau ngày 1 tháng 7, sau khi được ra khỏi trại giam thì anh có thể chia sẻ những điềm mà người ta yêu cầu anh trong thời gian này là gì không ạ?

Ngô Quỳnh : Trước khi em ra khỏi trại giam thì cơ quan an ninh điều tra có đến tại trại giam và mời em ra làm việc, thì ở đó họ có yêu cầu em viết cam kết, viết kiểm điểm. Nếu mà em không viết thì em sẽ không được trả về địa phương, tức là không được ra khỏi tù. Sau đó họ yêu cầu, ví dụ như là về địa phương thì phải tôn trọng pháp luật, phải nghiêm chỉnh chấp hành những nghị quyết của Đảng, không được nghe theo các thế lực xấu để kích động và lôi kéo, và phải làm theo những điều đúng. Thì em cũng đồng ý với họ là nếu ai mà kích động tôi điều xấu hay những điều không hay thì tôi sẽ không làm. Em có làm như vậy đó.

Trước các bạn thì tôi đã làm những việc như bây giờ các bạn đang làm và cũng bị gây rất là nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi cũng đã vượt qua. Nếu các bạn còn chần chừ thì xin hãy cứ làm theo sự chỉ bảo của trái tim mình.

Ngô Quỳnh

Gia Minh : Và còn đối với những người trong những tuần vừa rồi người ta xuống đường để biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc, như thế là họ có những việc làm tương tự như anh trong thời gian trước khi bị bắt, thì anh có những chia sẻ gì đối với những hoạt động đó của họ?

Anh Ngô Quỳnh : Nếu được gửi lời đến họ thì em xin cảm ơn anh cho em được chia sẻ với một vài lời, rằng trước các bạn thì tôi đã làm những việc như bây giờ các bạn đang làm và cũng bị gây rất là nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi cũng đã vượt qua nó và bây giờ chúng tôi đã là những người trưởng thành hơn, vững vàng hơn, bởi vì khi chúng tôi gặp khó khăn thì cũng được sự giúp đỡ rất là nhiều của đồng bào mình. Nếu các bạn còn chần chừ gì thì xin các bạn hãy cứ tự làm theo sự chỉ bảo của trái tim mình.

Gia Minh: Cám ơn anh Ngô Quỳnh đã có những chia sẻ, những tâm tình sau khi đã được trở về với gia đình.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Friday, July 1, 2011

Trung Quốc định 'cắt cáp' lần ba?


Tàu Bình Minh 2 đã bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi cuối tháng Năm ở vùng lãnh hải được cho là thuộc Việt Nam, khiến người dân Việt Nam giận dữ xuống đường biểu tình phản đối.

Các nguồn tin chưa được kiểm chứng từ Việt Nam cho BBC hay một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2, phía Trung Quốc lại có hành động định 'cắt cáp' của một tàu thăm dò địa chấn Việt Nam ngoài Biển Đông.

Sự việc xảy ra với tàu của PetroVietnam nhưng không để lại hậu quả vì, theo mô tả của ba nguồn tin khác nhau, "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".

Tàu của phía Trung Quốc vì thế đã đổi hướng nên hai bên không gây ra va chạm.

Một số nhà báo tại Việt Nam tin rằng đây là một lần nữa, Trung Quốc "thử nắn gân" phía Việt Nam đúng lúc các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chúc mừng "sinh nhật" 90 của đảng Cộng sản Trung Quốc.

BBC hôm 30/6 đã liên lạc với một quan chức PetroVietnam nhưng vị này từ chối trả lời điện thoại.

Cũng vì thời điểm bị coi là nhạy cảm, phía Việt Nam, theo một nhà báo giấu tên từ Hà Nội, không muốn công bố vụ việc cho báo chí.

Đến tối 1/7 giờ London, BBC cũng chưa ghi nhận được gì từ phía Trung Quốc xung quanh tin rằng chuyện này thực sự đến mức nào hoặc phía Trung Quốc coi đó là gì.

Lãnh đạo hai đảng cộng sản có vẻ như đang muốn làm giảm độ nóng của mối quan hệ sau hai vụ tàu Trung Quốc bị phía Việt Nam cáo buộc là "gây hấn".

Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu Biển Đông tin rằng nơi xảy ra vụ "định cắt cáp" lần thứ ba gần với nơi tàu Viking của Việt Nam thuê bị phía Trung Quốc cắt cáp.

Trong các lần trước, phía Trung Quốc nói các vụ "va chạm" xảy ra trong vùng thuộc chủ quyền của họ, điều bị Việt Nam bác bỏ.

Mặt khác, phía chính quyền Việt Nam cũng lo ngại không khí bức xúc, đòi tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc có thể diễn ra lần nữa vào cuối tuần này ở Hà Nội.

Vụ Bình Minh 02 xảy ra hôm 26/5 và vụ tàu Viking 09/6 đã gây ra nhiều phản ứng trong dư luận Việt Nam.

Trung Quốc hiện đang kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Báo Nhân dân cho hay Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng đến Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc nhân sự kiện này.

Tuy nhiên, bức điện của phía Việt Nam, trong các phần được trích đăng trên báo Nhân Dân, không thấy nhắc tới phương châm 16 Chữ Vàng cho quan hệ hữu nghị Trung-Việt.

Đề nghị phạt Bùi Tiến Dũng 11-12 năm tù


TTO - Sáng 1-7, đại diện Viện KSND Hà Nội đề nghị chuyển tội danh truy tố Bùi Tiến Dũng từ "tham ô tài sản" sang "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", đề nghị phạt bị cáo này 11-12 năm tù.

Bị cáo Bùi Tiến Dũng nguyên là tổng giám đốc PMU18.

>> Read this on Tuoitrenews.vn
>> Bộ GTVT không đòi bồi thường thiệt hại

Bị cáo Bùi Tiến Dũng - Ảnh: M. Quang

Tại phiên tòa xử vụ tham nhũng tại dự án cầu Bãi Cháy sáng nay, bị cáo Đỗ Kim Quý (nguyên phó tổng giám đốc PMU18) bị đề nghị mức án từ 2-3 năm tù về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Các bị can còn lại đều bị truy tố về hành vi tham ô tài sản. Theo đó, Viện Kiểm sát đề nghị phạt Nguyễn Vũ Nam (nguyên trưởng phòng triển khai dự án 6 - PID 6) từ 9-10 năm tù; Nguyễn Công Dũng (chuyên viên PID 6) từ 4-5 năm tù; Nghiêm Phú Sơn (phó phòng PID 6) và Lê Minh Giang (phó phòng PID 5) từ 6-7 năm tù; Nguyễn Hữu Minh (kỹ sư Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1, giám đốc điều hành gói thầu BC1 tại dự án cầu Bãi Cháy) 16-17 năm tù; Nguyễn Hữu Long (giám đốc điều hành gói thầu BC3) 13-14 năm tù; Trần Đức Hùng (chánh văn phòng tư vấn dự án cầu Bãi Cháy) từ 3-4 năm tù.

Theo đại diện Viện Kiểm sát, qua xét hỏi tại tòa cho thấy hành vi của Bùi Tiến Dũng không phạm vào tội tham ô tài sản mà phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, vì vậy chuyển truy tố ở tội danh này là đúng người, đúng tội. Viện Kiểm sát cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo là nghiêm trọng nên cần phải có mức án phạt thích đáng để răn đe.

Trước đó, trong bốn ngày từ 27 đến 30-6 hội đồng xét xử, đại diện viện kiểm sát và luật sư đã tiến hành thẩm vấn các bị cáo nhằm làm rõ việc các bị cáo thực hiện dự án đã lập khống danh sách nhân viên tư vấn bổ sung nhằm chiếm đoạt hơn 3,4 tỉ đồng; việc chi 500 triệu đồng làm quà cho bị cáo Đỗ Kim Quý khi về hưu. Tuy nhiên, các bị cáo đều không thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

Ngay sau phần Viện Kiểm sát luận tội, các luật sư bắt đầu bào chữa cho thân chủ của mình.

MINH QUANG

Xếp hàng thâu đêm không xin được suất học mầm non


TTO - Đó là tình cảnh của rất nhiều phụ huynh muốn xin cho con vào học lớp nhà trẻ và mẫu giáo bé tại trường mầm non Thành Công A (Hà Nội).

Lớp nhà trẻ cho bé sinh năm 2009, lớp mẫu giáo bé cho bé sinh năm 2008 đều tuyển sinh 70 bé/ khối lớp, nhưng danh sách chờ đợi lên đến 200 bé (có hai danh sách cho hai khối)!

Đã gần 10 giờ trưa, nhưng những phụ huynh vẫn xếp hàng với hy vọng ghi tên cho con vào trường mần non Thành Công A, quận Ba Đình, Hà Nội  - Ảnh: Tiến Thành

Dù 8g30 sáng nay 1-7 mới bắt đầu phát hồ sơ, nhưng hàng trăm người đã chầu chực nhiều ngày qua trước cổng trường với hi vọng con mình lọt vào "danh sách chốt".

Theo chị Nguyễn Thị M. - mẹ bé N.D.A. (sinh năm 2008), để giành được vị trí số 2 trong danh sách phát hồ sơ, cả tuần nay, gia đình chị phải đôn đáo, cắt cử người thay phiên nhau đến đăng ký. "Danh sách được lập đi lập lại rất nhiều lần trong cả tuần qua, ngày nào nhà tôi cũng có người ra "cập nhật". Đặc biệt từ 16g chiều hôm qua đến sáng nay, bố mẹ chồng tôi túc trực thường xuyên ở đây để đăng ký học cho cháu nội", chị M. cho biết. 

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có được sự trợ giúp từ ông bà trong việc xếp hàng, giữ chỗ. Nhiều người phải xin nghỉ làm về sớm vì việc xếp hàng bắt đầu từ cuối giờ chiều. Chị H.M.A (Láng Hạ) có con ghi danh vào lớp nhà trẻ cho bé sinh năm 2009 đến trường xếp hàng từ 17g chiều ngày 30-6 cho hay: "Con đầu tôi cũng cho học ở Mầm non Thành Công A nên quá hiểu "truyền thống" xếp hàng ghi danh. Việc ghi danh sách đã xuất hiện từ ngày 25-6, nhưng xếp thành hàng dài thì bắt đầu từ chiều qua. Vội vàng gửi đứa đầu sang nhà bà ngoại, tôi chạy kịp đến đây để ghi vào "tốp đầu". Không dám rời vị trí một phút nào vì người đứng ra lập danh sách yêu cầu "điểm danh" liên tục. Đến 12 giờ đêm, mệt mỏi và đói, tôi phải gọi chồng ra đứng thế", chị A. nói.

Dù nhà trường đọc tên những bé cuối cùng được phát hồ sơ, nhiều bậc phụ huynh có con nằm ngoài số chỉ tiêu vẫn cố chờ vì "nhỡ đâu người khác bỏ thì sẽ đến lượt mình" - Ảnh: Ngọc Hà

Cảnh tượng xếp hàng mòn mỏi trước cổng trường suốt đêm chờ xin suất học mầm non cho con không chỉ diễn ra ở trường mầm non Thành Công A mà còn tái diễn nhiều năm ở trường Mầm non Bình Minh (quận Tây Hồ).

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh- phó trưởng phòng Giáo dục- Đào tạo quận Tây Hồ, cho biết trên địa bàn quận hiện có 8 trường mầm non công lập, nhưng năm nay chỉ có bảy trường tuyển sinh do trường mầm non Phú Thượng sửa chữa, xây mới. Toàn bộ học sinh của trường Mầm non Phú Thượng sẽ phải tự túc tìm học tại các trường tư thục, không được chuyển học trái tuyến, gây gánh nặng cho các trường khác.

Tuy nhiên, bảy trường tuyển sinh với chỉ tiêu tuyển mới là 800 bé cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của dân cư.Trường Mầm non Quảng An được đánh giá là đáp ứng gần hết nhu cầu học của con em trong khu dân cư nếu không nhận học sinh trái tuyến, nhưng các trường còn lại "gồng" sức tải lên cũng không có đủ chỗ học cho các bé.

NGỌC HÀ

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty