TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Thursday, October 14, 2010

33 thợ mỏ và 9 ngư dân

TT - 33 - đó là số thợ mỏ ở Chile bị mắc kẹt dưới lòng đất kể từ vụ sập hầm mỏ vàng và đồng ở San Jose hơn hai tháng qua! Không ai dám tin họ sẽ sống sót khi bị vùi lấp ở độ sâu 700m. Nhưng hôm qua, những thợ mỏ đầu tiên đã trở về từ cõi chết trong vòng tay yêu thương của gia đình và tiếng hò reo mừng rỡ của hàng triệu người dân đất nước Chile!

Càng xúc động hơn khi trong số những công nhân ấy, dù chỉ duy nhất một thợ mỏ có quốc tịch Bolivia, nhưng chính tổng thống nước này cũng bay tới San Jose để chờ đón công dân của mình!

Hôm qua, hàng triệu người trên thế giới đã ngồi trước màn hình để xem trực tiếp cuộc giải cứu chưa từng có trong lịch sử từ các kênh truyền hình lớn. Một cuộc giải cứu khiến người ta xúc động và ấn tượng hơn bất cứ thước phim hành động nào của Hollywood!

Đối diện với cái chết không phải là một điều gì quá lạ lẫm. Nhưng với những câu chuyện như sập hầm lò, khi những số phận người đối mặt với cái chết đến từng phút bằng đói, bằng khát, bằng thiếu không khí và hơn cả là sự hoảng loạn, suy sụp tinh thần...nó luôn khiến người ta xúc động mãnh liệt.

Hơn hai tháng qua, từ đáy "địa ngục", những thợ mỏ Chile đã sống với niềm tin vào điều kỳ diệu hơn cả phép mầu. Và rồi điều ấy đã xảy ra! Niềm vui ấy không phải chỉ có ở thân nhân của người thợ, không chỉ với người dân Chile mà còn dành cho tất cả những ai trên hành tinh này đang theo dõi câu chuyện bi tráng ở Chile với một niềm tin mãnh liệt.

Nhưng cũng hôm qua, khi hàng triệu người trong chúng ta dán mắt vào các kênh truyền hình để dõi theo từng công nhân Chile bên kia bán cầu bước ra khỏi chiếc lồng cứu hộ Phượng Hoàng trong tiếng vỗ tay reo mừng thì ở một bến cá trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), vợ con của chín ngư dân trên tàu cá QNg-66478 đang mòn mỏi ngóng trông chồng trở về từ biển sau khi có quyết định thả chín ngư dân và phương tiện của họ sau một tháng bị giam giữ.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tàu và các ngư dân Lý Sơn được thả vào chiều 11-10. Nhưng đến tận tối 13-10, đất liền vẫn bặt vô âm tín với các ngư dân, dù liên lạc từ máy ICOM hay điện thoại di động, trong khi dự báo thời tiết cho biết vùng biển Hoàng Sa đang có sóng to gió lớn. Con thuyền nhỏ thiếu cả phương tiện liên lạc của những ngư dân nghèo liệu có đủ sức vượt qua mưa bão để may mắn trở về cùng vợ con họ đang ngóng chờ? Không một ai biết giờ này họ đang ở đâu giữa mênh mông biển cả.

Vâng, không một ai hay biết! Chỉ có hi vọng khôn nguôi rằng họ sẽ trở về trong ánh mắt chờ đợi đến thất thần của vợ con trên cầu cảng Lý Sơn!

Câu chuyện những thợ mỏ Chile hôm qua khiến chúng ta xúc động bao nhiêu thì càng khiến chúng ta đau xót bấy nhiêu khi nghĩ đến những ngư dân của chúng ta đang đơn độc giữa biển cả. Bởi cuộc cứu hộ kỳ diệu tận Chile xa xôi thêm một lần nữa nói với chúng ta về giá trị vĩnh hằng của tình yêu thương và trách nhiệm với cộng đồng, với cuộc sống và sinh mạng con người! Đó cũng là lời nhắc nhở cho tất cả, không riêng ai, không riêng quốc gia nào!

Câu chuyện về những nỗ lực của đất nước Chile để cứu sống những thợ mỏ - những con dân của đất nước mình - vì thế thật sự là một câu chuyện đẹp và đầy tình người. Giá trị nhân văn của "câu chuyện Chile" những ngày này vì thế sẽ là bất tử, sẽ luôn thao thức và nhắc nhở mọi người!

LÊ ĐỨC DỤ

Tuesday, October 12, 2010

“Tàu cao tốc” Hà Nội – Hạ Long đắp chiếu

http://sgtt.vn/Thoi-su/130776/%E2%80%9CTau-cao-toc%E2%80%9D-Ha-Noi-%E2%80%93-Ha-Long-dap-chieu.html

SGTT.VN - Nhiều chuyên gia khi nói về nguyên nhân khiến đoàn tàu sang trọng này phải ngừng hoạt động cùng cho rằng: dự báo nhu cầu hành khách của tư vấn đã quá "ảo tưởng", song đây là "bệnh" khi nhắc đến "sự cần thiết phải đầu tư" của nhiều dự án giao thông ở nước ta.

Không có khách, đoàn tàu triệu đô phải nằm ụ tại nhà máy xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Trung Đức

Nhiều chuyên gia khi nói về nguyên nhân khiến đoàn tàu sang trọng này phải ngừng hoạt động cùng cho rằng: dự báo nhu cầu hành khách của tư vấn đã quá "ảo tưởng", song đây là "bệnh" khi nhắc đến "sự cần thiết phải đầu tư" của nhiều dự án giao thông ở nước ta.

Tháng 6.2009, đoàn tàu khách cao cấp HaLong Express đã phải ngưng hoạt động chỉ sau hai tháng đưa vào khai thác. Hơn một năm qua, đoàn tàu hạng sang này vẫn nằm phơi nắng phơi sương trong khuôn viên nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) khiến nhiều người không khỏi xót xa. Nhìn hình ảnh hoang tàn và lạnh lẽo của đoàn tàu, thật khó có thể hình dung đây từng là con tàu vào loại cao cấp nhất trên đường sắt Việt Nam hơn một năm về trước.

"Con tàu chết"

Đoàn tàu gồm sáu toa tàu nằm lạc lõng giữa một bãi cỏ dại um tùm, dây leo chằng chịt phủ kín những toa xe. Bên trong, mùi ẩm mốc bốc lên từ những hàng ghế vốn sang trọng, từng được ví như "boeing mặt đất". Quầy bar – từng là niềm tự hào của đoàn tàu giờ là nơi trú ngụ của chuột.

Một lãnh đạo của nhà máy xe lửa Gia Lâm tỏ ra tiếc rẻ: được đóng những toa tàu như thế công nhân từng rất tự hào. Không ngờ, chỉ một năm sau nó đã thành "con tàu chết".

Để đưa dự án đoàn tàu khách vào loại sang nhất trên đường sắt Việt Nam vào thời điểm đó, chủ đầu tư là công ty vận tải đường sắt Dongrim (Hàn Quốc) đã đầu tư cả triệu USD. Ngoài việc mua và vận chuyển các toa tàu Soeul Metro từ Hàn Quốc sang, công ty này còn phải thuê nhà máy xe lửa Gia Lâm hoán cải lại cho phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam với giá 300.000 USD. Vậy điều gì đã khiến đoàn tàu triệu đô này chết yểu khi vừa lăn bánh chưa đầy hai tháng?

Bệnh ảo tưởng

Ông Nguyễn Hiền Thái, người từng tham gia dự án này với tư cách phó giám đốc công ty Dongrim nhớ lại, đoàn tàu chạy được vài chuyến đầu là đông khách, nhưng chủ yếu vào dịp lễ 30.4 và 1.5.2009. Sau đó, số khách thưa dần và có những chuyến con tàu có sức chứa 300 khách này chỉ chở được ba, bốn khách. Thực tế đó buộc con tàu phải ngừng hoạt động vì thua lỗ.

Chạy 35 chuyến thì hết khách

Tàu HaLong Express từng là tàu khách chất lượng cao do Công ty TNHH một thành viên Vận tải đường sắt Dongrim (Hàn Quốc) đầu tư khai thác với tổng số vốn đầu tư ban đầu trên 1 triệu USD. Đoàn tàu bao gồm sáu toa xe, trong đó năm toa khách, mỗi toa có 62 ghế mềm và một toa cung ứng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quầy bar. Khoảng cách giữa các ghế và chiều rộng toa xe được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, chạy trên đường sắt khổ đôi 1.435mm. Các toa xe đều được trang bị các tiện nghi sang trọng như máy điều hoà, hai màn hình LCD 29 inch. Tàu chạy từ 10.4 đến 1.6.2009 với 35 chuyến thì dừng hoạt động.

Công ty xe lửa Gia Lâm, một đơn vị được thuê hoán cải đoàn tàu cho dự án, thậm chí khi nhận được đơn hàng lớn, đáng ra phải mừng nhưng cũng đã lên tiếng khuyến cáo "khách đâu ra mà các ông đóng đoàn tàu chở cả 300 khách mỗi ngày".

Nói về lý do đoàn tàu đắp chiếu, một cán bộ ngành đường sắt, từng là phó tổng giám đốc tổng công ty Đường sắt Việt Nam phân tích: mục tiêu đoàn tàu này là để đón đầu khách du lịch từ Hà Nội xuống Hạ Long. Đáng ra phải xuất phát từ Hà Nội, thế nhưng điểm đầu của nó lại tận bên Gia Lâm, thử hỏi lấy khách đâu ra? "Chắc họ tính chờ đến khi có đường sắt đô thị Ngọc Hồi – Yên Viên để kết nối, trung chuyển khách! Tiếc là tuyến đường sắt đô thị này chưa biết khi nào xây mà đoàn tàu thì đã đắp chiếu lâu rồi", ông này nói.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về nguyên nhân khiến đoàn tàu phải ngừng hoạt động, nhiều chuyên gia cùng cho rằng dự báo của nhà tư vấn đã quá ảo tưởng về nhu cầu đi lại của hành khách. Và đó cũng là "căn bệnh" khi người ta nói đến "sự cần thiết phải đầu tư" của nhiều dự án giao thông ở nước ta.

Điều đáng nói nữa, dự án tàu HaLong Express đắp chiếu nhưng vẫn chưa được yên. Bởi dù ngừng chạy, song mỗi tháng riêng chi phí gửi đoàn tàu này tại khuôn viên nhà máy xe lửa Gia Lâm cũng lên đến 12 triệu đồng.

Người biết chuyện thì nói vui rằng, đó không đơn giản là hợp đồng gá gửi mà còn là "cầm cố" đoàn tàu bởi dự án này còn nợ nhà máy xe lửa tiền đóng toa xe vài tỉ đồng. Ngày 5.10, lãnh đạo nhà máy này xác nhận, đến thời điểm này, số tiền gốc lẫn lãi dự án này còn nợ lên tới 3,258 tỉ đồng nhưng chưa biết đòi ra sao!

bài và ảnh: Trung Đức


Monday, October 11, 2010

Tàu ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt, đòi tiền chuộc, “tàu lạ” thì được tha

Hôm 30.3, tại hội nghị về vấn đề tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ tổ chức tại TP.HCM, báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết từ năm 2006 tới nay có 7.045 ngư dân của 1.186 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt. Tuy nhiên, tàu cá Việt Nam bị nước ngoài xử nặng trong khi "tàu lạ" đánh bắt trái phép trên biển Việt Nam chỉ bị xua đuổi.

Phải qua quá trình đấu tranh, tàu cá của ông Nguyễn Tấn Lự ở Bình Sơn, Quảng Ngãi và 13 ngư dân mới được phía Trung Quốc thả vô điều kiện hồi tháng 8.2009. Ảnh: Minh Đức

Riêng Quảng Ngãi, từ năm 2006 tới nay, có 47 tàu cá bị bắt giữ. Mặc dù không bằng Kiên Giang với 58 tàu, Cà Mau 56 tàu bị bắt, nhưng khu vực biển mà ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động hiện lại "nóng" nhất.

"Tàu lạ" chỉ bị đẩy đuổi

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi cho hay tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi hoạt động khắp ngư trường cả nước, ra đến Hoàng Sa, Trường Sa. Việc Trung Quốc có ý đồ khẳng định chủ quyền của họ trên lãnh hải Việt Nam là Hoàng Sa rồi tăng cường bắt giữ tàu cá của ngư dân kể cả khi họ vào Hoàng Sa trú bão là điều phi lý. Chỉ riêng năm 2009, Trung Quốc đã bắt giữ 433 ngư dân/33 tàu, trong đó bốn tàu và 38 ngư dân bị giam giữ tại đảo Phú Lâm; sáu tàu và 32 ngư dân bị nộp phạt từ 50.000 đến 70.000 nhân dân tệ/1 phương tiện để được thả về. Số còn lại phía Trung Quốc tịch thu toàn bộ tài sản, phương tiện, hải sản, nhiên liệu, ngư lưới cụ, máy bộ đàm, định vị rồi đuổi ra khỏi khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Từ đầu năm đến nay, Quảng Ngãi có hai tàu cá bị tàu lạ đâm, một tàu bị phía Trung Quốc khống chế, lục soát, tịch thu tài sản nước uống khi đang khai thác trên vùng biển Hoàng Sa.

Ngược lại, theo đại diện cục Cảnh sát biển, việc hiện nay không xử phạt tàu đánh bắt cá của Trung Quốc khi vi phạm vùng biển Việt Nam mà chỉ quay phim, lập biên bản và phải phóng thích ngay trong vòng 1 – 2 giờ tạo một tiền lệ xấu cho việc tàu Trung Quốc vào biển Việt Nam ngày càng nhiều. Ông Trần Ngọc Thới, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đề nghị đối với tàu lạ xâm nhập lãnh hải Việt Nam để khai thác hải sản trái phép, cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm minh. Bởi hiện nay, ở nhiều vùng biển nước ta, khi "tàu lạ" xâm nhập, lực lượng biên phòng chỉ dừng ở biện pháp xua đuổi mặc dù theo quy định pháp luật, có đủ cơ sở để bắt giữ, xử phạt giống như các nước áp dụng quyết liệt với ngư dân Việt Nam.

Hỗ trợ vật chất cho ngư dân bị bắt oan

Ông Trương Ngọc Nhi đề nghị, đối với tàu ngư dân bị bắt oan trên vùng biển Việt Nam, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tháng lương tối thiểu/người/tháng bị giam giữ; phát 15kg gạo/người/tháng cho thân nhân được người bị bắt nuôi dưỡng trực tiếp; khen thưởng cho ngư dân bị thương, bệnh hoặc tử vong trong thời gian giam giữ; hỗ trợ tối thiểu bằng 50% giá trị đóng tàu mới đối với chủ tàu bị nước ngoài bắt giữ, đâm chìm khi đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam.

Ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, để hỗ trợ, bảo vệ ngư dân, hội Nghề cá hoặc các tổ chức xã hội khác cần lên tiếng bảo vệ và giúp dỡ ngư dân khi bị bắt. Theo đó, xây dựng cơ chế và chính sách hỗ trợ ngư dân bị bắt, vì đa số đều là người có hoàn cảnh quá khó khăn, thiệt thòi. Việc thành lập tổ công tác với bộ là cơ quan thường trực, tiếp nhận và xử lý thông tin, sẽ tránh tình trạng thông tin đi lòng vòng, nhiều cấp, chậm trễ trong việc bảo vệ ngư dân bị bắt.

Đối với ngư dân tại Biển Tây, các đại biểu đề nghị phải trang bị cho ngư dân kiến thức pháp luật Việt Nam và các nước về quản lý hoạt động tàu cá trên các vùng biển, ranh giới biển. Việt Nam cũng cần yêu cầu các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ khí với ngư dân...

Theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tàu và ngư dân Việt Nam bị bắt giữ xử lý tăng vọt hàng năm. Nếu như năm 2006 chỉ trên 1.000 người bị bắt thì năm 2009 số ngư dân bị bắt lên 2.472 người của 304 tàu cá. Năm 2010, từ tháng 1 tới tháng 3, số ngư dân bị bắt đã trên 200 người với 30 tàu. Trong đó, nhiều nhất là Kiên Giang (58 tàu), Quảng Ngãi (47 tàu)... Hiện số ngư dân nước ta còn bị bắt giữ ở nước ngoài khoảng 751 người.

Lê Quỳnh – Ngô Nguyên

Tán gia bại sản vì tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ

Ngày 30.3, bà Nguyễn Thị Bưởi, vợ thuyền trưởng tàu cá QNg0362–TS Tiêu Viết Là đã phải mượn bốn sổ đỏ của người thân để thế chấp ngân hàng vay tiền nhằm "nộp chuộc" cho chồng con đang bị phía Trung Quốc bắt giữ. Bốn sổ đỏ thế chấp ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện chỉ có thể cho vay 40 triệu (10 triệu đồng/sổ đỏ), số tiền còn lại phải vay nóng bên ngoài mới đủ 180 triệu đồng để cứu tàu cá cùng các ngư dân. Theo bà Bưởi, trong vòng ba năm qua, chồng bà đi biển liên tiếp thất bại, hai lần bị phía Trung Quốc bắt giữ vô cớ ở Hoàng Sa nên giờ đây gia đình mắc nợ hơn 700 triệu đồng, đang lâm vào cảnh "tán gia bại sản".

Cùng ngày, chính quyền địa phương đã động viên, khuyên can các gia đình không được nộp "tiền chuộc" cho phía Trung Quốc, tránh tạo "tiền lệ xấu" về sau. Trước đó, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cũng đã lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay, vô điều kiện tàu cá cùng toàn bộ số ngư dân bị lực lượng tuần tra Trung Quốc giữ ngày 22.3.

Minh Đức

“Tê liệt” vì mưa to và triều cường


(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường cao tối 10/10, khiến nhiều tuyến đường tại TPHCM chìm sâu trong nước. Giao thông tê liệt, dòng người và phương tiện "tiến thoái lưỡng nan" kẹt cứng trên đường.
 Nước ngập lênh láng khắp nơi.
 
Đúng như dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, chiều 10.10, triều cường tiếp tục dâng cao. Mực nước cao nhất đo được tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,48m. Đây có thể là đỉnh của đợt triều cường tháng 10.

Nước triều cao kết hợp với mưa lớn kéo dài gần ba tiếng (từ 15 giờ - 18 giờ) khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập của thành phố, lượng mưa đo được chiều hôm nay là 124mm, lớn nhất từ đầu năm đến nay.

Theo ghi nhận của Dân trí, những khu vực trũng thuộc các quận Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 2, quận 12… đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt ngập này.
 
Nước cao không chỉ nhấn chìm các tuyến đường mà còn tràn vào cả nhà dân, gây xáo trộn sinh hoạt thường ngày.
 
 
Dòng người và phương tiện đứng chôn chân giữa biển nước.

Nhiều tuyến đường bị kẹt cứng. Nghiêm trọng nhất là tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh giao thông tê liệt từ 5 giờ chiều. Lượng người và phương tiện đổ về ngày một nhiều khiến ùn tắc lan rộng ra các khu vực ngã tư Hàng Xanh, đường Bạch Đằng và cả Đinh Bộ Lĩnh.

Khu vực ngã tư Hàng Xanh – Xô Viết Nghệ Tĩnh tắc đường nghiêm trọng.
 
Ngã tư Bình Triệu và đường Kha Vạn Cân cũng bị ngập nặng và ùn ú nhiêm trọng. Dòng người và phương tiện xếp hàng nối đuôi nhau trong "tình trạng tiến thoái lưỡng nan" bì bõm trong nước. Quá mệt mỏi vì ngấm nước lạnh, nhiều người dành dẫn xe lên vỉa hè ngồi chờ.
 
Mức ngập trung bình ở các tuyến đường khoảng 50cm, cá biệt có nơi ngập đến yên xe gắn máy. Dù là xe "xịn" hay "cà tàng" đến những đoạn như vậy chủ phương tiện chỉ còn cách vừa lội nước vừa dắt xe. Xe gắn máy, ô tô du lịch chết máy nhiều vô kể. Tại các quán sửa xe, số lượng người đứng chờ xếp hàng đông đến mức không còn chỗ chen.

"Thật kinh khủng! Tôi đã đi hết tuyến đường này đến tuyến đường khác nhưng chỗ nào cũng ngập, cũng tắc. Chọn con đường này, tưởng thoát thân, ai ngờ nước sâu quá xe chết máy phải lội bộ dắt xe cả cây số." Anh Nguyễn Thành Trung, một "nạn nhân" của mưa ngập trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh than thở.

Khu vực công viên Gia Định cũng trở thành một hồ nước lênh láng. Chị Hoàng Thị Tuyền người dân  khu vực này xác nhận "đây là lần đầu tiên ngập nặng như vậy". Không chỉ xe hai bánh mà ô tô, xe buýt nhỏ cũng chết máy la liệt.

Đến 21 giờ 45 cùng ngày nhiều tuyến đường vẫn chưa thể lưu thông trở lại.

Vân Sơn - Hoài Lương

Mỹ Đình chìm trong "biển" rác sau đêm hội ngàn năm

(Dân trí) - Rác ngập ngụa khắp nơi. Từ dưới đường đến những bãi cỏ xanh, đâu đâu cũng thấy rác. Sau một đêm hội đầy ý nghĩa, khu vực sân Mỹ Đình bị rác "bủa vây". Không chỉ vậy, hàng loạt cây cảnh bị người dân "hạ gục" khi chen lấn, xô đẩy.
 >> "Biển người" xem pháo hoa, giao thông hỗn loạn khu Mỹ Đình
 >> Hãy yêu Hà Nội bằng những điều đơn giản nhất
Rác tràn ngập khắp các bãi cỏ dọc con đường phía trước sân Mỹ Đình.
 
Đâu đâu cũng là rác.
 
Bên những hành cây, khóm hoa.
 
 
 
La liệt khắp nơi.
 
 
 
 
 
Những gì còn lại sau một đêm hội đầy ý nghĩa.
 
Dòng người chen lấn, xô đẩy, kéo đổ hàng rào của một toà nhà dọc đường.
 
Tan tác những khóm cây cảnh.
 
Những vườn hoa bị dẫm đạp không thương tiếc.
 
Tiêu điều.
 
Xác xơ.
 
Những chồi non có còn trổ ra được sau đêm hội nghìn năm?
 
Tiến Nguyên

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty