Đó là hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Trương Văn Sương. Trước ngày 30/4/1975, hai ông đều thuộc Quân Đội của Việt Nam Cộng Hòa. Một người mang cấp bậc Thiếu Tướng và đã có khi làm tới Thủ Tướng, Phó Tổng Thống; một người là Trung Úy Địa Phương Quân. Ngày tàn cuộc chiến, khi Sài Gòn hấp hối, ông Nguyễn Cao Kỳ mặc quân phục xuất hiện trước đám đông hô hào ông sẽ ở lại cùng đồng bào tử thủ, nhưng sau đó ông đã leo lên máy bay trực thăng đáp xuống tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu. Khi đó ông Trương Văn Sương đang ở Sóc Trăng, không có tin tức ông đang làm gì, và có tuyên bố gì không. Chỉ chắc chắn một điều là ông ở lại quê hương và đi "tập trung cải tạo" trong sáu năm, và sau đó ông đã vượt biên thành công đến bến Tự Do. Ông Nguyễn Cao Kỳ sống trên đất Mỹ mang theo đầy đủ vợ con và sống cuộc đời tự do no ấm hạnh phúc (ông bà NCK chủ nhân của một ngôi nhà to ở Huntington Beach, một tiệm rượu (liquor) ở Santa Ana, những tiệc to tiệc nhỏ ở tư gia; bà Đặng Tuyết Mai nổi tiếng tại những sòng bạc ở Las Vegas; bà còn khai trương cửa hàng bán thời trang loại sang có tên La Parisienne trong Westminster Mall – theo Đào Nương Phiếm Dị, Tuần báo Saigon Nhỏ số 1306 phát hành tại Orange Cty ngày 5/8/2011, trang 87. Ông Trương Văn Sương xuống tàu quay về tìm đường "phục quốc" và bị bắt rồi bị kết án tù chung thân. Vợ con ông lao đao với cuộc sống như hầu hết vợ con của những người phục vụ trong chế độ cũ phải đi "cải tạo". Ông Nguyễn Cao Kỳ, bắt tay "cựu thù", nói là về lại Việt Nam để bắc nhịp cầu "hoà hợp hòa giải". Ông có yêu cầu nhà cầm quyền cho tu sửa lại Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà, nhưng không được đáp ứng. Thành công của ông được người ta nói đến là làm mai mối cho doanh nhân Mỹ khai thác sân Gôn (Golf). Ông phát biểu với truyền thông những lời ca ngợi chính quyền Cộng Sản, đồng thời khích bác những người trước kia cùng chiến tuyến đang tiếp tục đấu tranh chống lại chế độ đương quyền, kết tội họ "lính đánh thuê cho Mỹ". Trong nhà tù biệt xứ trên Miền Bắc, ông Trương Văn Sương vẫn trước sau như một, tiếp tục giữ lập trường chống lại độc tài cộng sản, không hề khuất phục trước bạo lực. Ông Nguyễn Cao Kỳ đưa vợ con về làm ăn ở Việt Nam: bà vợ cũ ĐTM mở tiệm phở ở Sàigòn nơi bà một thời là phu nhân của tướng quân; bà vợ mới (vợ cũ của thuộc cấp ông ngày trước) làm ăn lớn với những người nắm chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền ở Hà Nội; con gái của ông, Nguyễn Cao Kỳ Duyên được bố khuyên về mở quán cà phê ở Đà Nẵng. Ông Trương Văn Sương ở trong tù không được nhìn mặt vợ và con khi họ qua đời. Những người con còn lại do lý lịch cha vừa là "Ngụy Quân" lại vừa là " Phục Quốc Phản động" bị phân biệt đối xử, nên cuộc sống bị khó khăn nhiều bề. Ông Nguyễn Cao Kỳ chết tại bệnh viện ở một nước thứ ba. Nguyện vọng của ông trước khi mất là đưa hài cốt về quê quán Sơn Tây, nhưng nhà cầm quyền CS chưa cho phép nên hài cốt của ông đang lưu lại Hoa Kỳ, trong một ngôi chùa không phải của người Việt, nhưng của người Đài Loan. Ông Trương Văn Sương chết tại nhà tù Nam Hà và phải chôn tại đất chôn tù, mặc dầu con ông ra tận nơi ông chết xin đưa về quê quán Sóc Trăng. Ông Nguyễn Cao Kỳ được người nhà phủ lên quan tài cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hoà và trưng tấm hình ông ngày trước trong bộ quân phục với quân hàm. Ông Trương Văn Sương trong cổ quan tài của nhà tù. Những người đứng bên quan tài hay di cốt ông Nguyễn cao Kỳ ăn mặc và tướng mạo trông sang trọng. Những người đứng bên quan tài ông trương Văn Sương chỉ là bạn tù và hai người con ăn mặc trông nghèo khổ. Những chi tiết trên đây về ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Trương Văn Sương có nguồn từ tin tức tôi đọc được qua mạng lưới thông tin toàn cầu,và nay ghi lại theo trí nhớ. Nếu có gì không đúng sự thật và có điều gì xúc phạm đến hai ông, tôi cúi đầu xin vong linh hai ông niệm tình tha thứ cho. Tôi ghi lại trên đây một số tin tức về hai ông mà hầu hết có tính cách đối lập nhau không nhằm mục đích để ca tụng người này hay lên án người kia. Tôi ghi lại vì trong khi "so sánh" sự trở về và cái chết của hai người cựu binh Nguyễn Cao Kỳ và Trương Văn Sương, tôi thấy xuất hiện một khuôn mặt cựu binh khác. Người lính thứ ba này chưa trở về, đang sống nhưng đã chết, tên là Nguyễn Bá Chổi. "Khúc ruột ngàn dặm" lưu lạc nào mà chẳng cô độc chốn đất khách quê người (1) lại chẳng khát khao quay về nối liền bụng Mẹ, nhưng Mẹ đã chết từ dạo ấy. Cả ba người cựu binh ấy đã từng qùy gối xuống đưa cao tay tuyên thề đem thân mình bảo vệ Mẹ, nhưng đã không làm tròn sứ mạng, đã "giữ quê quê mất, dựng nhà nhà tan" (2) Đó là thân phận của ba người cựu binh của một quốc gia có tên Việt Nam Cộng Hoà đã bị xóa tên. Nhưng đứng đâu thì đứng, nói gì thì nói, nhìn sao thì nhìn, giải đất hình chữ S của Tổ Tiên sau bao thăng trầm, do ngoại bang xâm lăng dày xéo lẫn huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt, vẫn còn đó như di sản cha ông với thương tích đầy mình và máu người dân vẫn đang tiếp tục rỉ dưới tay bạo quyền bản xứ, và đang đứng trước họa xâm lăng từ kẻ thù truyền kiếp hung hiểm thâm độc hơn bao giờ. Giang Sơn ấy bây giờ mang tên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và quân lực vẫn mang tên Quân Đội Nhân Dân. Chỉ sợ rằng hai chữ Việt Nam ngạo nghễ qua bao đời giờ phải khép nép đứng lẻo đẻo làm cái đuôi cho cái thân XHCN đã thúi rửa, và cái Quân Đội đã bị choá mắt bởi 16 chữ vàng mà bỏ Nhân Dân Việt đi theo Nhân DânTệ, như ông Cựu Đại tá một thời của QĐND đang cảnh báo "Linh hồn Quân Đội Nhân Dân lâm nguy" (3) Người viết cầu mong các anh bộ đội của Quân Đội Nhân Dân sẽ lâm tròn sứ mạng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam, để ít ra các anh không phải lâm vào tình huống chắc chắn còn tệ hại hơn cái chết-dù-đang-sống của người cựu binh thứ ba, một trong những người lính của nước Việt Nam Cộng Hoà mà các anh đã đánh thắng năm 1975. |
Theo đó, việc cấp phép hoạt động KCB đối với các cơ sở y tế của Nhà nước trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế chậm nhất hoàn thành vào 31.12.2015. Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho người làm việc trong các cơ sở y tế nhà nước chậm nhất 31.12.2013.
Riêng các cơ sở khám chữa bệnh y tế tư nhân, đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân có giá trị sử dụng đến 31.12.2010 được tiếp tục hoạt động đến trước 31.12.2012. Thời hạn này cũng áp dụng cho người hành nghề KCB tư nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề có giá trị trước hoặc sau 31.12.2010.
Liên Châu