TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, August 15, 2009

Bauxite, khu công nghiệp và sân golf

Friday, 14 August 20090 y kien

090814094903_lao_dong_trung_quoc_466-262Người TQ đi đến đâu, có bao giờ họ trở về một cách đơn giản đâu. Thường thì đi đến đâu, họ đều cắm rễ lại

Quốc Phương / BBCvietnamese.com

Một chuyên gia về nông nghiệp và đất đai nông thôn vừa lên tiếng về dự án Bauxite tại Tây Nguyên và thực trạng sử dụng đất đai, quy hoạch liên quan tới phát triển nông thôn nói chung.

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 12/8, Tiến sĩ Vũ Đình Tôn, Giám đốc Trung tâm Liên ngành về Phát triển Nông thôn, thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trước hết, cho biết lý do thời gian qua vì sao xuất hiện các quan ngại về lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc ở địa bàn Tây Nguyên trong các dự án khai khoáng:

“Đây là một vùng rất nhạy cảm và chiến lược của Việt Nam. Nhìn lại lịch sử từ trước đến nay, người Trung Quốc đi đến đâu, có bao giờ họ trở về một cách đơn giản đâu. Thường thì đi đến đâu, họ đều cắm rễ lại.”

“Vài nghìn người lao động phổ thông Trung Quốc không phải là chuyện, nhưng nếu đi đến đâu, họ đều ở lại đấy, sinh con đẻ cái, phát triển dân số, mà lại ở một vùng chiến lược, nhạy cảm thì đó là vấn đề đáng nói hơn,” ông nói.

Theo kinh nghiệm di cư lao động quốc tế, việc lao động phổ thông từ thị trường lao động nước này sang thị trường lao động nước khác, sau đó kết hôn với người địa phương và định cư vẫn tồn tại như một thực tế.

Nhưng trước câu hỏi liệu đã có một tâm lý ‘bài Trung Quốc’ hay không, Tiến sĩ Tôn khẳng định: “Thực ra, nếu lập luận theo góc độ quyền con người, thì người lao động nói chung, về nguyên tắc đều có quyền tự do di cư lao động, kết hôn, định cư v.v… Nhưng trên thế giới, nhiều nước ngại người Trung Quốc.”

“Tại châu Phi hiện nay, một số nơi có hiện tượng người Trung Quốc đi tới đâu, sau đó cũng biến thành ‘China Town’ và rõ ràng một ngày nào đó, nếu không khéo xử lý sẽ trở thành vấn đề.”

Xung quanh một số diễn biến xung đột giữa lao động Trung Quốc và người dân Việt Nam ở một vài địa phương được báo chí và truyền thông trong nước đưa tin, kể cả các vụ đụng độ, xô xát giữa người di cư Trung Quốc ở Bắc Phi, như trường hợp ở Algeria mới đây, TS Vũ Đình Tôn nhận xét :

“Nhiều nước ngại vì người Trung Quốc đi đâu cũng rất đông, rất nhiều, tính cộng đồng, cố kết lại rất cao, và do đó đây có thể là điều phải suy nghĩ. Vùng Tây Nguyên của Việt Nam thì lại là một vùng nhạy cảm vì từ trước tới nay vốn dĩ đã hàm chứa nhiều bất ổn.”

Đất ruộng và sân gôn

090814094956_san_golf_466-262Sân golf liệu có tạo ra nhiều lao động như các dự án nói?

Nhìn lại tình hình một số địa phương vài năm qua trưng dụng bất hợp lý đất ruộng nông nghiệp của nông dân vào mục đích xây các khu công nghiệp, được cho là gây xáo trộn nông thôn ở một số nơi, ông Tôn, người đồng thời là Phó Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, nói :

“Tình hình đã có sự thay đổi. Hiện nay, trưng dụng đất nông nghiệp xây dựng khu công nghiệp phải có phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ và các tỉnh không tự quyết định được như trước nữa.”

“Dân số của Việt Nam còn tiếp tục tăng, nhưng đất đai cũng đã vãn, trung bình mỗi người nông dân chỉ sở hữu 0,6 ha đất. Nếu các vùng đồng bằng trù phú mà triệt phá hết, thì rất nguy hiểm. Nhà nước cũng đã cảnh giác hơn. Nay không dễ dàng gì biến đất đai nông nghiệp trù phú thành khu công nghiệp như trước.”

Tuy nhiên ông Tôn cho biết mặc dù có nhiều ý kiến phản đối, việc lấy đất đai nông nghiệp để xây các sân golf vẫn tiếp diễn: “Hiện có nhiều ý kiến yêu cầu xem xét lại các dự án xây dựng sân golf, nhưng ở nhiều nơi vẫn cứ tiến hành vì nhiều lý do này khác.

“Chắc chắn từ nay việc lấy đất canh tác xây sân gôn sẽ khó hơn, nhưng với nhiều dự án bị lên tiếng phản đối, người ta vẫn chưa bỏ sân golf nào.”

Được biết, trong báo cáo khả thi nhiều dự án xây dựng sân golf, các nhà đầu tư đều giải trình và khẳng định tạo công ăn việc làm cho người dân, nhất là dân địa phương, song chuyên gia về nông nghiệp, nông thôn này thẳng thắn bác bỏ:

“Tôi không bao giờ nghĩ là sân golf tạo được công ăn việc làm. Vì sân golf không thu hút nhiều lao động, chỉ cần một số ít người đi nhặt bóng và làm cỏ, không hề như trường hợp các nhà máy.”

“Mâu thuẫn là sân golf cần đất rất rộng, nhưng lại cần rất ít người lao động.”

TS Tôn, người từng có tham luận về sử dụng đất đai nông nghiệp tại một Hội thảo gần nhất về chủ đề tam nông tại Đại học Nông - Lâm Huế, còn nhắc lại một quan điểm được báo chí, truyền thông trong nước phản ánh.

“Sân golf còn không tốt ở một điểm là nó chỉ phục vụ cho một thiểu số người được hưởng lợi từ đây, chẳng hạn những người chơi. Nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều người chơi golf. Chủ yếu phải đợi người nước ngoài tới chơi. Lợi nhuận chưa thu được mấy.”

‘Bán thất nghiệp’

PHILIPPINES-RICE/Nhiều nông dân hiện trong tình trạng thiếu việc làm

Về tình hình việc làm ở nông thôn tổng kết hai năm trở lại đây, trong bối cảnh chịu sức ép khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Tiến sỹ Vũ Đình Tôn nhận xét :

“Hiện nay, dân số nông thôn trong tổng dân số ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ và số lượng rất lớn. Mật độ dân số ở các vùng đồng bằng quá cao, trong khi đất đai lại bị mất dần; mất cho giao thông, mất cho khu công nghiệp và đang gây ra vấn đề.”

Hướng giải quyết theo ông là rất khó, dù hướng đi chung vẫn phải là: “Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất, công nghiệp, thủ công nghiệp. Ngay trong sản xuất nông nghiệp, cũng phải đa dạng hoá hoạt động. Còn nếu chỉ trồng lúa sẽ không ăn thua, mà còn phải trồng trọt, chăn nuôi các loại khác v.v… Tức là buộc phải hết sức đa dạng.”

Chuyên gia cũng nhắc tới tình trạng lao động nông thôn ra thành phố làm việc, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, hoặc đi xuất khẩu lao động, nhưng do khủng hoảng kinh tế, nhiều người đã phải trở về nhà và tình hình giúp đỡ những lao động này:

“Nhà nước cũng có nói là cần có hướng để giúp đỡ, nhưng tôi nghĩ là sẽ chẳng giúp đỡ được gì mấy. Các lao động này sẽ phải tự xoay xở lấy. Họ phải quay về nhà làm ruộng, hoặc làm thuê, hoặc tự lo được chừng nào hay chừng nấy.”

Song ông tin rằng Việt Nam vẫn đang trong quá trình đô thị hoá, một quá trình phát triển kinh tế, xã hội vốn có thể tiếp tục hấp dẫn nguồn lao động của nông dân: “Ví dụ như họ đi xây, làm đường, làm việc này việc khác, nhưng các nhu cầu này không phải là mãi mãi và nhìn chung, người dân nông thôn, nhất là thanh niên, thiếu tay nghề, vẫn không đủ việc làm.”

Tiến sỹ Tôn nhất trí với một số đánh giá tới nay của một số định chế và tổ chức nghiên cứu về việc làm tại nông nghiệp Việt Nam, khi nhận định “người dân nông thôn không hoàn toàn thất nghiệp, nhưng lúc có việc làm, lúc không” và luôn ở trong một tình trạng mà ông gọi là ‘bán thất nghiệp’:

“Họ sẽ vẫn có một ít ruộng, và phải đi làm thuê mới đủ. Nhìn chung, thời gian tới đây đa số người dân nông thôn sẽ vẫn phải tự xoay là chính. Nhưng cũng không nên bi quan. Tôi hy vọng là mỗi địa phương sẽ chủ động theo cách của mình để dần dần tìm giải pháp.”

Tiến sỹ Vũ Đình Tôn, Giám đốc Trung tâm Liên ngành Nghiên cứu Phát triển Nông thôn, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội, là tác giả của nhiều nghiên cứu về quy hoạch, sử dụng đất đai nông nghiệp, nông thôn, trong đó, đánh giá và khảo sát về hệ quả các quá trình, chính sách công nghiệp hóa và đô thị hóa nông thôn.

BBC

"Feed Over Email" sẽ đánh sập hệ thống kiểm duyệt Internet.


Broadcasting Board of Governors (BBG) vừa cho biết rằng họ sẽ áp dụng vào ngày rất gần, một chương trình tin học để hoàn toàn vô hiệu hóa bất kỳ những kiểm duyệt, hoặc ngăn chặn thông tin từ những quốc gia như: Trung cộng và Iran!

Ken Berman (trách nhiệm kỹ thuật của BBG) tiết lộ thẳng thừng: "Đây là một hệ thống tin học, qua một logiciel cực mạnh có tên là "Feed Over Email" (FOE). Có thể biến những công cụ trao đổi thư điện tử nổi tiếng như: Gmail, Yahoo! hoặc Hotmail thành những đường sóng truyền tải thông tin mà không thể một bọ phận nào có thể ngăn chặn, hoặc bưng bít được...Khi sẵn sàng hoạt đông, chúng tôi sẽ áp dụng ngay để thử nghiệm trên Trung cộng và Iran". BBG là cơ quan thông tấn trực thuộc chính phủ Mỹ (mà Voice Of America là điển hình).

Ông cũng nói thêm: "Có nhiều quốc gia đã và đang tìm mọi cách để vừa che đậy thông tin, vừa ngăn cấm người dân theo dõi mọi chuyện xẩy ra trên thế giới. FOE sẽ là một công cụ hữu hiệu để phá tan sự bưng bít đó. Trung cộng là một thí dụ về kiểm duyệt internet. FOE được tạo ra để truyền bá sự tự do trên internet, tự do báo chí, tự do tìm hiểu cho bất cứ ai muốn biết vè những gì xẩy ra trên thế giới".

Khi vừa biết tin, tờ China Daily tại Bắc Kinh (cơ quan thông tấn chính thức của đảng cộng sản Trung Hoa, bằng tiếng Anh) đã phản ứng không chậm trễ, với một bài viết...khá ngộ. Tờ này viết rằng: "Sự kiểm duyệt internet của chính quyền Trung Hoa - dưới danh nghĩa là để kiểm soát những trang đồi trụy - là một hành vi cổ hủ và lỗi thời. Vì thế, quyền tự do tuyệt đối sẽ được áp dụng nay mai tại quốc gia này, sẽ khiến FOM của Mỹ trở nên vô dụng"!!!

Pan Wei (giáo sư đại học tại Bắc Kinh) nói: "Trung Hoa nên có niềm tự tin vào mình hơn nữa, bằng cách biết chấp nhận những phê bình trỉ chích. Đây là lúc Trung Hoa hãy chấm dứt sự kiểm soát internet. Điều này đang làm hình ảnh Trung quốc trở nên xấu xa trước thế giới".

Hu Yong (giám đốc tờ "China New media Communication Association") đã thú nhận và...gỡ gạc một cách miễn cưỡng: "Dù có làm khó khăn để kiểm soát và ngăn chặn, nhưng người dân đã luôn luôn tìm được cách để vô hiệu hóa sự kiểm duyệt. Dân Trung Hoa, từ lâu đã biết cách xài mọi proxy để vượt lửa. Ý đồ này của chính phủ Mỹ chỉ là để cải thiện hệ thống này thôi".

Qua những phản đối yếu ớt từ các cơ quan truyền thông Trung cộng về...trái bom của BBG, một số quan sát viên suy ra rằng, có thể đây là khởi điểm cho một thay đổi về chính trị trên quốc gia này; hoặc họ đang giăng một lá chắn lửa hòng chống lại một sự dằn mặt không hề nể nang đã tới từ Mỹ.

Vậy là dân Trung Hoa sắp có một bầu trời tự do thơ thới, khi cần nhờ tới internet để trao đổi thông tin trên toàn thế giới.

Đọc: "What is the 'Feed over Email' system?" tại đây:

Dân oan Nguyễn Thị Hương: yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thả mẹ tôi ra

Friday, 7 August 20091 y kien

Nguyễn Thị Hương

ĐỊA NGỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỒNG LÒNG- BẮT NGƯỜI- VÔ CỚ

ĐƠN TỐ CÁO

Về việc: ” Bắt giữ người, giữ xe máy trái pháp luật của công an phường Thụy Khuê kết hợp với công an Quận Tây Hồ, công an tỉnh Vĩnh Phúc”

Kính Gửi: - ỦY BAN NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ.

- TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ.

- HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HIỆP QUỐC.

- CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG.

- CÁC CÔ, CHÚ, BÁC NHÂN HẬU , CÓ LƯƠNG TRI VÀ TẤM LÓNG THƯƠNG DAN OAN VIỆT NAM

Tên tôi là: Nguyễn Thi Hương, sinh năm 1987. Mẹ tôi là Nguyễn Thị Huần - sinh năm 1955 tại xóm Vàng - xã Hoàng Đan - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện tạm trú tại: Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội.

Tôi viết đơn tố cáo với hai nội dung sau:

Thứ nhất: Ngày 27/05/2009, công an phường Thụy Khuê đã ngang nhiên lộng quyền giữ xe máy của mẹ tôi ( mang biển kiểm soát 33k5 - 2886). Khi bắt giữ xe công an Thụy Khuê không đưa lý do, không lập biên bản giữ xe trong khi đó mẹ tôi đang ngồi chơi tại vườn hoa số 1 Mai Xuân Thưởng mà tại vườn hoa không treo biển “cấm để xe máy” . Vậy tại sao công an Thụy Khuê lại cậy quyền, cậy chức giữ xe máy của mẹ tôi vô căn cứ từ ngày 27/05/2009 đến nay vẫn chưa trả? Đây có phải việc ăn cướp không? Đề nghị cơ quan chức năng can thiệp, lên tiếng về việc làm sai trái pháp luật của công an phường Thụy Khuê để yêu cầu công an phường phải trả lại xe và xin lỗi gia đình tôi.

Thứ hai: Lúc 8h30′ ngày 4/6/2009, mẹ tôi đang ngồi chơi tại vườn hoa số 1 Mai Xuân Thưởng thì ông Nguyễn Văn Diễn ra nói “mời chị về phưòng giải quyết xe”. Đây là vụ lừa đảo trắng trợn để bắt người. Vì khi về phường mẹ tôi bị một số công an bắt cởi chiếc áo có sơn chữ đỏ đang mặc trên người, đồng thời lục lọi hành lý như tội phạm.

Trong suốt thời gian giam giữ 28h ở phường Thuỵ Khuê, mẹ tôi bị ép lăn tay và bị bấm huyệt, bị mất hẳn quyền tự do của một công dân…Sau khi bị giữ ở phường, không biết bằng đường dây biên bản giả, nhân chứng giả, giấy tờ giả nào mà công an quận Tây Hồ đã khởi tố tạm giam mẹ tôi về tội “gây rối mất trật tự công cộng”?

Kính thưa Uỷ ban nhân quyền quốc tế cùng các tổ chức yêu nước tại Hải ngoại .

Việc mẹ tôi ngồi trên ghế đá, ăn xôi tai vườn hoa Mai Xuân Thưởng là một việc làm hoàn toàn bình thường, không hề gây ảnh hưởng, làm hại đến lợi ích quốc gia như cơ quan điều tra tuyên bố. Điều tra viên Vũ Thế Anh còn nói mẹ tôi mặc áo ghi chữ kêu cứu làm ảnh hưởng tới người khác?

Thực tế mẹ tôi mặc áo ghi chữ đỏ mang nội dung kêu cứu các tổ chức nhân quyền quốc tế và cộng đồng Hải ngoại can thiệp vì công an tỉnh Vĩnh Phúc, công an xã Hoàng Đan đã tạo nên thảm cảnh, bi kịch cho gia đình tôi. Tự tiện bán căn nhà của ba mẹ con tôi đang ở tại xã Hoàng Đan , gần mặt đường cho lão chủ đề giàu có, trong lúc mẹ tôi đi làm vắng, hai anh em tôi còn qúa nhỏ, chưa thể tự bảo vệ được mình cũng như đồ đạc của nhà mình, khiến cả nhà tôi phải lang thang suốt 18 năm qua. Sau đó, khi mẹ tôi làm đơn kêu cứu lên tận ông Nông Đức Mạnh, thì họ lại cố tình dồn ép ba mẹ con tôi vào hố sâu “nhân đạo” do họ tạo ra: Sâu 2,8m, rộng chưa đầy chục mét, nơi đồng không mông quạnh. Mảnh đất mà họ cho là ” tạo điều kiện cho gia đình tôi sinh sống” thực chất là một thung, hào sâu bỏ hoang bao nhiêu năm qua (từ ngày bị Mỹ ném bom). Họ cố tình chôn chung 3 mẹ con tôi vào đó… Để không bị chết đói, chết thảm, chết bệnh giữa thung sâu, nên ba mẹ con tôi, trong cảnh mẹ goá, con côi phải bỏ quê nhà ra trung ương khiếu kiện. Trong suốt 18 năm, mẹ tôi chịu đựng bao trận hành hạ, đánh đập theo kiểu luật rừng của một số công an, cảnh vệ. Bị bắt đi tù oan sai 7 tháng vào năm 2003, nên đã bị sưng cuống mật; gãy xương má, ảnh hưởng thần kinh; dập mu bàn chân……( có bằng chứng xác thực như sổ theo dõi, bệnh án, đơn thuốc, ảnh chụp X-quang v.v…..). Trước đó, mẹ tôi là một bệnh binh mất 31% sức khoẻ vì đã có thành tích cống hiến cho Đảng và Nhà Nước trong thời gian tại ngũ. Hiện tại có giấy chứng thực mẹ tôi bị suy nhược thần kinh, mất ngủ triền miên, khó ăn uống.

Tôi kính mong các tổ chức nhân quyền, hội đồng bảo an liên hiệp quốc xem xét , cứu vớt cho một người phải chịu đưng quá nhiều nỗi đau, sự mất mát cùng một lúc , cả về tinh thần và thể xác như mẹ tôi (nhà cửa bị cướp trắng, vợ chồng bỏ nhau, mất 31% sức lao động khi đang làm nhiệm vụ trong Quân Đội, suy nhược thần kinh, mất ngủ v.v….)

Việc mẹ tôi kêu oan đòi lại nhà cửa, quyền sống, quyền ở cho gia đình trong suốt 18 năm ròng, không biết bao nhiêu tờ đơn, lá thư trình các cơ quan của đảng và nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng chưa cơ quan nào giải quyết đúng pháp luật, chỉ vòng vo, quanh co, dối trên lừa dưới. Vì vậy trong cảnh viết đơn trình bày không thấu đến quan trên mà còn bị cấm đi khiếu kiện - không được nộp đơn vào các cơ quan, mẹ tôi chỉ còn cách duy nhất là mặc áo có chữ để kêu thấu nỗi oan mất nhà, mất quyền sống - quyền định cư, quyền ở của 3 mẹ con tôi cũng là nỗi thống khổ của 18 năm đi khiếu kiện lang thang của gia đình tôi. Nỗi oan khuất mà công an xã Hoàng Đan, công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo nên thảm kịch 18 năm không nhà, không cửa, vô hình chung cướp đi tuổi thơ của hai anh em chúng tôi, cướp đi mọi quyền được vui chơi, học tập của hai đứa trẻ là tôi và anh trai tôi . Tất cả những mất mát - nỗi khổ, sự hành hạ tra tấn, đánh đập trên, mẹ tôi đã phải oằn vai, gò lưng gánh chịu, vậy thì mẹ tôi làm sao thể hành động và cư xử như người bình thường , không bị mất đất, mất nhà mất, hay quyền làm người được? Cho nên mẹ tôi bắt buộc phải mặc áo mang nội dung kêu cứu. Kẻ gây ra tội ác này chính là: công an xã Hoàng Đan, công an tỉnh Vĩnh Phúc, công an phường Thụy Khuê, công an quận Tây Hồ Hà Nội. Chúng chính những kẻ dấu mặt, hành xử theo luật rừng - xã hội đen cố tình làm trái pháp luật, đã thế còn bắt giữ và khởi tố mẹ tôi về tội gây rối mất trật tự mà hoàn toàn không có một bằng chứng, căn cứ nào hết, ngoài tấm áo mang chữ đỏ trên người.

Tôi kính mong các Quý vị, Quý ban xem xét và can thiệp để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thả mẹ tôi ra, đồng thời trừng trị những kẻ làm sai, cậy quyền, cậy chức, lộng hành gây ra tội ác với gia đình tôi, biến gia đình tôi trở thành một gia đình không bình thường: không nhà, không cửa, không chốn nương thân, không có quyền ở, quyền sống v.v, ngoài ra còn áp đảo tâm lý khiến gia đình tôi đều bị mắc bệnh bấn loạn tâm thần , tổn thương về tâm lý - dẫn đến đau đầu, mất ngủ triền miên, cả những bệnh tật mà anh em tôi đang chịu như tôi bị khối u ở cổ nhưng không thể đi mổ vì công an Thụy Khuê bắt mẹ tôi oan sai, nên không có ai chăm sóc. Anh trai tôi bị viên gan B, đen một bên phổi.

Đây là tất cả những tội ác mà công an tỉnh Vĩnh Phúc, công an xã Hoàng Đan đã gây ra cho gia đình tôi. Kính mong các tổ chức nhân quyền trên thế giới công tâm soi xét cứu vớt gia đình tôi khỏi thảm hoạ cộng sản Việt Nam hiện tại. đồng thời trừng trị những kẻ tham lam, ngu dốt, ác độc để trả lại cho gia đình tôi sự bình yên – tự do, quyền định cư và cả tâm lý ổn định trong cuộc sống bình thường, cho 3 mẹ con tôi. Tôi vô cùng cảm ơn .

Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 2009

Người làm đơn

Nguyễn Thị Hương

'Nạn nhân' của Z20 dài cổ chờ… đói

Cập nhật lúc 16:48, Thứ Năm, 25/06/2009 (GMT+7)

- Sau đêm đập Z20 vỡ, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của hàng chục hộ dân xã Hương Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã bị cả chục tấn cát, sỏi và xi măng “nuốt chửng”. Cả cánh đồng ngổn ngang như một đại công trường xây dựng.

Ruộng thành đại công trường sau một đêm

Băng qua những con đường ngoằn nghèo, cuối cùng, chúng tôi cũng đã có mặt tại khu vực đập Z20 bị vỡ.

Từ xa nhìn lại, toàn cảnh đập Z20 như một đại công trường xây dựng ngổn ngang. Những tấm bê tông nặng hàng chục tấn không chịu được sức nước đã bị cuốn phăng, hất tung, nằm chềnh ềnh trên những thửa ruộng. Ruộng dân vừa cày bừa xong, chuẩn bị cho vụ sản xuất mới đã bị “bồi đắp” bởi hàng chục tấn đá, sỏi.

Chỉ sau một đêm, hàng trăm tấn xi măng, cốt thép và đá sỏi đã "nuốt chửng" đồng ruộng của bà con. Nhiều khả năng, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp này không thể tiếp tục trồng lúa được nữa. Ảnh: Hoàng Sang.

Ông Cao Viết Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Trạch thở dài: “Toàn bộ khu vực này trước kia là ruộng hết đấy. Chỉ sau một đêm, ruộng của người dân đã biến thành “sa mạc”, với toàn cát sỏi. Nếu không phải là người địa phương, không thể phân biệt được đâu là ruộng, đâu là đồi”.

Chỉ sau một đêm, người dân ở các thôn Bắc Lĩnh, Trung Lĩnh và Kim Sơn mới tá hỏa bởi: một phần diện tích đất nông nghiệp vừa được cày bừa để chuẩn bị cho vụ hè thu đã “biến mất”. Thay vào đó là một bãi “bồi” mênh mông; ruộng bỗng chốc biến thành một đại công trường xây dựng với xi măng, bê tông và đá sỏi. Người dân chỉ biết ngao ngán, thở dài và chờ đợi.

Phó Chủ tịch UBND xã Hương Trạch, ông Cao Viết Hòa lắc đầu: “Hơn 17.000m2 đất nông nghiệp không thể sử dụng được vì bị đá, sỏi vùi lấp. Thời gian sản xuất vụ hè thu thì sắp đến rồi, giờ có cải tạo ruộng đất cũng không kịp để bà con trồng lúa vào vụ tới. Chúng tôi sợ rằng diện tích này sẽ không trồng lúa được nữa vì để lấy hết khối lượng đất đá phủ lấp trên bề mặt ruộng đối với chúng tôi là không thể”.

Ông Cao Viết Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Trạch khoát tay chỉ về khu vực ruộng biến thành "đại công trường" chỉ sau một đêm. Ảnh: Duy Tuấn.

Sau khi đập Z20 bị vỡ, chính quyền địa phương xã Hương Trạch đã làm báo cáo, kiến nghị lên UBND huyện xin kinh phí để cải tạo toàn bộ diện tích bị đất đá chôn vùi này. Khả năng, kinh phí để cải tạo số diện tích này là rất lớn nên hiện tại, huyện Huơng Khê vẫn chưa có động tĩnh gì.

Trong những gia đình có diện tích lúa và hoa màu bị đất đá vùi lấp, nhiều trường hợp rất khó khăn. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu là dựa vào nghề nông nên sắp tới, sẽ có nhiều hộ gia đình rơi vào tình cảnh đói kém. Chúng tôi cũng sẽ kiến nghị lên trên để xin trợ cấp cho một số hộ có hoàn cảnh đặc biệt” - ông Hòa cho hay.

Toàn bộ diện tích bị đá, sỏi vùi lấp chủ yếu tập trung ở xóm Bắc Lĩnh, xã Hương Trạch. 24 hộ dân nơi đây, nhà ít thì vài ba trăm mét vuông, nhà nhiều thì lên đến hơn ngàn mét vuông đất nông nghiệp bị sỏi đá phủ đầy, không thể gieo trồng được.

“Nạn nhân của Z20” dài cổ chờ… đói

Ông Đinh Thăng Long - Bí thư xóm Bắc Lĩnh, xã Hương Trạch dẫn chúng tôi đi lòng vòng ra cánh đồng trước nhà. Nếu ông không nói, chắc có lẽ chúng tôi cũng chẳng thể phân biệt được đâu là ruộng, đâu là đồi đá.

Một vùng đất mênh mông với ngổn ngang đá sỏi và xi măng, cốt thép. Ông xót xa: “Bình thường, người dân chúng tôi đã phải trầy trật lắm, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thì may ra mới khỏi đói. Sau một đêm thức giấc, cả cánh đồng bạt ngàn mà chúng tôi đã cày bừa, chuẩn bị cho mùa vụ mới bỗng dưng thay hình đổi dạng. Sớm tinh sương, chạy ra cánh đồng, chỉ thấy những đá với sỏi. Cứ tình hình này thì không biết người dân chúng tôi sẽ sống ra sao đây”.

"Đói thì đầu gối phải bò. Tôi sợ rằng, nếu không có đất nông nghiệp để tiếp tục sản xuất, người dân lại tiếp tục lên rừng chặt gỗ" - ông Đinh Thăng Long, Bí thư xóm Hương Lĩnh cho hay. Ảnh: Hoàng Sang.

Rồi ông Long lo ngại: “Đói thì đầu gối phải bò. Tôi sợ rằng họ lại lên rừng chặt phá gỗ đem bán để sinh tồn qua ngày”.

Chị Hà Thị Thanh, dân tộc Mường – một “nạn nhân của Z20” cho hay: “Hiện chưa thấy cơ quan chức năng nào đả động đến các phương án để cải tạo toàn bộ diện tích bị đá, sỏi phủ lấp; cũng chưa thấy ai nói gì đến các phương án hỗ trợ cho người dân. Cả gia đình chúng tôi sống trông chờ vào mấy sào ruộng,giờ bỗng dưng lại không có đất để sản xuất nữa thì thử hỏi sống như thế nào đây”.

Cũng giống như chị Thanh, gia đình anh Đào Hồng Quân cũng đang trong tình trạng phấp phỏng, lo âu. Hơn 1.500m2 đất nông nghiệp của gia đình chị không thể gieo trồng được nữa vì bị đá, sỏi vùi lấp.

Gạt vội mồ hôi trên khuôn mặt đen sạm, hằn những vết chân chim, anh Quân buồn rầu: “Có lẽ từ bây giờ, cả gia đình đành phải rau cháo qua ngày, sống được ngày nào hay ngày đó”.

Sau một đêm, toàn bộ diện tích đã cày bừa bị đá, sỏi và bê tông "nuốt chửng". Người dân nơi đây mong muốn các cơ quan chức năng sớm có biện pháp để cải tạo toàn bộ diện tích này, tạo điều kiện cho bà con thoát khỏi "đại nạn Z20". Ảnh: Duy Tuấn.

Cải tạo lại toàn bộ diện tích lúa và hoa màu bị đất đá vùi lấp này không dễ thực hiện trong một sớm một chiều nên trước mắt, những người dân này mong muốn được địa phương hỗ trợ để họ thoát khỏi cảnh “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” sau khi sự cố vỡ đập.

Đem những thắc mắc của người dân sau "sự cố Z20” thì được các cơ quan chức năng trả lời: đang trình lên tỉnh để xin ý kiến.

Sắp tới, huyện Hương Khê sẽ phối hợp với Sở Tài chính Hà Tĩnh thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản để thống kê thiệt hại và tìm biện pháp khắc phục. Đối với diện tích đất nông nghiệp bị sỏi, đá vùi lấp, chúng tôi sẽ tiến hành cải tạo trong thời gian sớm nhất. Ở những vùng đất không thể cải tạo, nhiều khả năng chúng tôi sẽ cho chuyển đổi cây trồng. Huyện cũng sẽ xem xét lại quỹ đất dự phòng của xã để bổ sung cho các hộ dân có diện tích đất bị vùi lấp” - ông Hoàng Hữu Diện – Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho hay.

Trong khi những “nạn nhân” của sự cố Z20 đang thấp thỏm sống trong chờ đợi và hy vọng chính quyền các cấp sớm có biện pháp để ổn định cuộc sống cho người dân thì các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh đang loay hoay với việc đi tìm nguyên nhân vụ vỡ đập Z20.

Hoàng Sang - Duy Tuấn

“Người Việt mua hàng Việt” là việc của doanh nghiệp 15/08/2009 07:20 (GMT + 7)

15/08/2009 07:20 (GMT + 7)
Doanh nghiệp phải đem hết tâm tình, trí tuệ đưa vào giá trị sản phẩm như là đang làm cho những người thân yêu nhất sử dụng thì tất “… tự nhiên hương”, “bất chiến tự nhiên thành”.

>> Để “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”

Người Việt có dùng hàng Việt hay không là do
doanh nghiệp Việt Nam quyết định. Ảnh: Hoale

Người Việt có dùng hàng Việt hay không là do doanh nghiệp Việt Nam quyết định. Ông Trần Sĩ Chương đã chia sẻ những suy nghĩ về cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Từ trước giờ chúng ta hay vận động “người Việt dùng hàng Việt”. Đúng, chúng ta cần được biết rõ hơn chúng ta có hàng gì và giá trị chất lượng giá cả ra sao, và nên ưu tiên dùng hàng Việt nếu hàng Việt dó thật sự có giá trị; Còn nếu không thì sự vận động đó không có giá trị về mặt lý thuyết kinh tế cũng như thực tế, vì càng là người trong nhà thì càng nên khuyến khích nhau dùng những sản phẩm có giá trị, chứ không phải bảo nhau chấp nhận hy sinh dùng hàng có giá trị thấp chỉ vì do trong nhà sản xuất.

Người Việt Nam sẽ không chấp nhận và không nên phải chấp nhận trả giá cao hơn để mua bất cứ một sản phẩm nào có chất lượng ngang bằng hoặc thấp hơn hàng nhập khẩu. Với người Việt Nam, nên khuyến khích mọi người có nhiều thông tin hơn để dễ dàng nhận ra giá trị sản phẩm khi mua hàng, chứ không phải cứ hàng Việt Nam là nên mua hay ưu tiên mua. Như vậy mới khuyến khích được doanh nghiệp trong nước làm tốt hơn, cạnh tranh hơn. Do đó, vấn đề người Việt Nam có dùng hàng Việt Nam hay không, không ở người tiêu dùng mà là của doanh nghiệp.

Có thể nêu ba việc cần làm đối với doanh nghiệp Việt Nam: thứ nhất, phải khảo sát nghiêm túc để xác định rõ phân khúc thị trường nào đang cần cái mà mình có lợi thế cung cấp; thứ hai, phải quảng bá được những giá trị đó đến người tiêu thụ; và thứ ba, phải có “đường dẫn” đến người tiêu dùng, tức kênh phân phối. Ba việc đó đều là của doanh nghiệp cả. Nhà nước chỉ có một việc duy nhất là tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dễ dàng hơn. Khi có chính sách thị trường nội địa, Nhà nước không nên hỗ trợ, bảo hộ một ngành nghề hay một doanh nghiệp nào để không xảy ra tình trạng lệch về giá cả, làm hỏng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bất cứ nước nào mới phát triển thì giai đoạn đầu Nhà nước cũng có chính sách bảo hộ “sản xuất thay thế hàng nhập khẩu” tối đa khoảng 10 năm, để doanh nghiệp nội địa có cơ hội tập huấn, tiếp cận sâu, rộng với người tiêu dùng nội địa, trước khi chuyển sang giai đoạn tích cực xuất khẩu. Có làm được tốt trên sân nhà thì mới có cơ hội làm tốt ở sân người một cách bền vững.

Tiếc thay, vì nhiều lý do “rất hoàn cảnh”, doanh nghiệp Việt Nam đã không có được một môi trường thích hợp để xây dựng tính cạnh tranh cao tại thị trường nội địa, dẫn đến việc người tiêu dùng trong nước không có cơ hội tiếp cận những giá trị tốt nhất từ doanh nghiệp bà con trong nước mà họ xứng đáng được nhận. Nếu như đã làm được, thì không những tạo được niềm tin thương hiệu trong nước mà doanh nghiệp còn dễ cạnh tranh hơn khi ra thị trường xuất khẩu.

Có làm được tốt trên sân nhà thì mới có cơ hội làm tốt ở sân người
một cách bền vững. Ảnh: phunuonline.

Hãy nhìn các doanh nghiệp Nhật Bản. Sau đệ nhị thế chiến, hàng Nhật không bán ra được nước ngoài, các công ty Nhật tập trung sản xuất cho nội địa với quyết tâm làm tốt nhất có thể được bất cứ cái gì họ làm. Họ luôn nêu cao tinh thần “sản phẩm người dân Nhật dùng phải là những sản phẩm tốt nhất thế giới”. Nhờ thế mà khi người Nhật xuất khẩu, đã có những thương hiệu Nhật trở thành tên gọi của một loại mặt hàng, ví dụ “Honda” được hiểu là xe gắn máy, nói “National” là nồi cơm điện... Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu chỉ có một lời nhắn gửi ngắn gọn đến các doanh nghiệp trong nước từ ngày lập quốc là “làm cái gì thì phải làm tốt nhất” (Do your best!).

Trong nhiều năm qua, chúng ta đã không xuất được gì có giá trị gia tăng lớn, mà phần lớn chỉ xuất mồ hôi (gia công) và tài sản ông bà ta để lại.

Giá trị cao nhất của sản phẩm không phải là hàm lượng chất xám cao hoặc vốn đầu tư cao mà chính ở chỗ doanh nghiệp biết chăm chút những chi tiết đơn giản nhất để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình, cho dù chỉ là cây chổi, cái khăn mặt hay đôi dép.

Rất ít doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng trong nước, hoặc sản xuất rồi lại không biết cách mang hàng đến với người tiêu dùng, thì e rằng cứ hô hào người Việt mua hàng Việt, chắc là không hiệu quả. Doanh nghiệp nên nhận thức thị trường hơn 80 triệu dân trong nước không phải là thị trường nhỏ và đây chính là cái nôi nuôi sống doanh nghiệp lâu dài. Một số doanh nghiệp đã chứng minh điều này, ví dụ Thái Tuấn, Vinamilk… Gần đây, Công ty ICP nhờ nghiên cứu thị trường, xác định được đúng phân khúc tiêu dùng còn bỏ ngõ, nên khi “đánh” là thắng, doanh số tăng liên tục.

Thị trường nội địa còn mênh mông thì việc gì lại cứ chạy đuổi theo thị trường nước ngoài, nơi mà mình không có độ chủ động cao? Tuy nhiên, doanh nghiệp chớ có việc gì cũng kêu nài nhà nước hỗ trợ. Vai trò quan trọng nhất của nhà nước là tạo môi trường hành chính, pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu để làm gương, quan chức hay cơ quan nhà nước có thể mua sắm, tiêu dùng bằng hàng Việt Nam.

Còn việc nên sản xuất cái gì, bằng cách nào, cho ai, ở đâu thì cá nhân mỗi doanh nghiệp phải tự chủ động. Các công ty nước ngoài vào Việt Nam họ cũng chỉ nhờ những văn phòng tham tán thương mại cung cấp thông tin chung chung, còn nghiên cứu thị trường, thị hiếu, xây dựng kênh phân phối họ tự làm cả. Doanh nghiệp Việt Nam đừng kỳ vọng nhà nước làm gì thay mình. Có thể cảm thông trong lúc khó khăn, doanh nghiệp thường hay rối, nhưng nếu chú tâm làm và làm có bài bản thì sẽ thấy chính nhờ hiểu người tiêu dùng trong nước mà doanh nghiệp phát huy sáng tạo nhiều hơn, để có thể lớn mạnh, đứng vững được trên đôi chân mình.

Khi làm một sản phẩm nào đó mà nghĩ là làm cho mẹ mình dùng thì lúc đó
sản phẩm của mình chắc chắn sẽ được xã hội chấp nhận. Ảnh: VNN

Việt Nam có dân số trẻ nhất khu vực. Người Việt Nam đang tiêu xài nhiều nhất, tương đối trên thu nhập đầu người. Kinh tế tăng trưởng liên tục trong những năm qua, nhiều người khá giả hơn, giới trẻ có công việc làm tốt hơn, những người mới lập gia đình có nhu cầu mua sắm ngày càng tăng. Mọi người vẫn lạc quan về kinh tế Việt Nam, tin tưởng những cơ hội làm giàu và thu nhập của họ sẽ tăng lên theo thời gian nên mạnh dạn tiêu xài, tâm lý hồ hởi mua sắm. Bởi thế thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng, nhất là với hàng tiêu dùng. Doanh nghiệp Việt Nam bỏ ngõ thì thật đáng tiếc.

Cứ nghĩ tại sao người nước ngoài không biết thị hiếu, thị trường rành bằng mình, vào Việt Nam cái gì họ cũng phải thuê và thuê gì cũng đắt, từ căn nhà đến con người, vậy mà họ còn nghĩ làm lời được, chẳng lẽ mình chịu bó tay? Có thể làm được mà không làm, đành để người ngoài lấy phần lợi trong nhà mình đem đi, tự ái dân tộc nên có chăng chính là ở điểm này.

Tóm lại, làm đúng những gì mà người tiêu dùng kỳ vọng vào sản phẩm ở mức chất lượng tương xứng với giá cả, không bắt người tiêu dùng chấp nhận một chất lượng chủ quan do doanh nghiệp đề ra, không coi thường khách hàng, thì doanh nghiệp sẽ khiến cho người Việt Nam chọn dùng hàng Việt Nam.

Khi làm một sản phẩm nào đó mà nghĩ là làm cho mẹ mình dùng thì lúc đó sản phẩm của mình chắc chắn sẽ được xã hội chấp nhận. Đó là văn hóa, nhân cách thương hiệu mà doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm hơn nữa. Chính tư duy xem trọng người tiêu dùng sẽ làm cho hàng Việt Nam đủ tạo được sự tín nhiệm mà không cần phải có nhà nước can thiệp.

  • Trần Sĩ Chương, Sài Gòn Tiếp Thị

Ngư dân VN 'đã về nhà'

BBCvietnamese

Thuyền cá Việt Nam

Các ngư dân được thả hôm 11/08

Quan chức địa phương cho hay 25 ngư dân Quảng Ngãi đã về nhà an toàn sau khi được Trung Quốc trả tự do.

Ông Nguyễn Dự , chủ tịch xã An Hải, huyện Lý Sơn, nói với BBC rằng 12 ngư dân ở xã này đã về đến nơi vào rạng sáng thứ Sáu 14/08.

"Sức khỏe của tất cả mọi người đều bình thường."

Ông Dự cũng cho biết tàu của Trung Quốc đã chở ngư dân về Việt Nam.

Các ngư dân An Hải bị bắt từ ngày 16/06 và bị giam trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa để đòi tiền chuộc cho tới khi được thả. Trung Quốc đã không thực hiện yêu sách tiền chuộc nhiều nghìn đôla.

Cùng với họ, 13 ngư dân của huyện Bình Sơn cũng đã về tới nhà. Những người này mới bị bắt hôm 01/08.

Tất cả đều bị cáo buộc vi phạm hải phận Trung Quốc khi bị bắt tại gần quần đảo Hoàng Sa.

Hôm 11/08 sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã được thông báo là "phía Trung Quốc đã thả tàu cá QNg 95031 và toàn bộ ngư dân Việt Nam, bao gồm cả 12 ngư dân của 02 tàu cá Quảng Ngãi mà họ đã tạm giữ trước đó".

Trong thông cáo ngắn đăng trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam, bộ này cho hay "các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục làm việc với phía Trung Quốc để giải quyết các vấn đề còn tồn tại".

Hiện tại Hà Nội đang diễn ra cuộc đàm phán lãnh thổ cấp chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Không rõ có liên quan gì giữa cuộc họp sẽ kết thúc vào thứ Sáu với sự kiện ngư dân được trả tự do hay không.

Kênh ngoại giao

Tin cho hay hai đoàn đàm phán, dẫn đầu là hai thứ trưởng Vũ Đại Vỹ của Trung Quốc và Hồ Xuân Sơn của Việt Nam, đặt mục tiêu tìm "giải pháp lâu dài và cơ bản" cho vấn đề Biển Đông dựa trên Công ước quốc tế.

Trước mắt, hai bên cũng muốn tìm một cơ chế giải quyết tạm thời mà cả hai nước cùng chấp nhận được.

Trong tháng này, tại Đà Nẵng cũng sẽ diễn ra cuộc họp trù bị của Ủy ban Liên hiệp Nghề cá Việt – Trung lần thứ Sáu.

Tàu cá VN

Nhiều ngư dân Việt Nam ngại ra biển vì lệnh cấm của Trung Quốc

Ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng cục Khai thác và bảo vệ nguồn thủy sản Việt Nam cũng là chủ tịch Ủy Ban Liên Hiệp nghề cá Việt Trung, đã cảnh báo sẽ bỏ họp nếu Trung Quốc không thả ngư dân Việt Nam.

Trung Quốc chính thức cấm đánh bắt cá tại Biển Đông từ 16/05 tới 01/08 năm nay và đã điều tám tàu tuần tra để theo dõi giám sát khu vực rộng 128.000 km2 tại đây.

Diễn biến này được giới quan sát nhận định là sự khẳng định cứng rắn của Trung Quốc tại một vùng biển còn đang tranh chấp.

Việc Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông đặt ra câu hỏi về vị trí thực sự của Việt Nam trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Ở trong nước cũng xuất hiện một nguồn dư luận yêu cầu ban lãnh đạo hiện nay phải lên tiếng mạnh hơn trước điều mà họ xem là "sức ép" của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ.

Mới nhất, hồi tháng Bảy, một nhóm hàng chục nhà cách mạng lão thành và cựu chiến binh cũng gửi tâm thư cho Bộ Chính trị yêu cầu "đặt lên bàn nghị sự tất cả những vấn đề về thực trạng trong tổ chức Đảng và mối quan hệ quốc tế, nhất là Việt Nam – Trung Quốc".

Nước cống dập dềnh ngang bắp chân

(Dân trí) - Từ khoảng 6 tháng nay, hơn 80 hộ dân ở phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng luôn phải sống trong môi trường bẩn thỉu, hôi thối khi nước thải lúc nào cũng ngập lưng chừng cổ chân, thậm chí bắp chân.

Để đi trên con đường ngập ngụa nước cống như thế này, người dân phải đi ủng thay dép.
Có mặt tại các tổ dân phố 21, 22, 23 phường Hòa Khánh Nam sáng 13/8, chúng tôi được tận mắt chứng kiến cảnh những “ao” nước thải tù đọng, bốc mùi xú uế vô cùng khó chịu. Bất kể trời có mưa hay không, nước bẩn lúc nào cũng dập dềnh ngoài đường, thậm chí tràn cả vào nhà, vào ngày mưa thì ngập đến đầu gối.

Ông Nguyễn Hữu Châu (72 tuổi, sống ở tổ 22) chỉ vào dòng nước ngập đọng trước nhà, than thở: “Nước lúc nào cũng lênh láng ngoài đường, hôi thối chịu không nổi”.

Theo người dân sống ở đây, mấy năm trước khi mưa cũng ngập, nhưng hết mưa là nước rút ngay. Nhưng năm nay, chỉ cần một trận mưa lớn là nước tràn vào nhà. Bình thường thì ngập khoảng 80 hộ, khi mưa xuống có tới hơn trăm căn nhà bị ngập, mà ngập rồi thì mãi không rút. Nước mưa trộn lẫn nước thải sinh hoạt, nước bồn cầu ứ đọng; rác rưởi nổi lềnh bềnh, vô cùng ô nhiễm.

Người dân cho biết đã nhiều lần gửi đơn lên phường và quận phản ánh tình trạng này nhưng chưa thấy đơn vị nào xuống giải quyết dứt điểm.

Anh Nguyễn Minh Nhơn (32 tuổi) lắc đầu cho biết dân ở đây toàn phải đi ủng ra ngoài đường chứ không dám đi dép, sợ mắc bệnh ngoài da và sợ bị rắn, rết, đỉa cắn. Anh Nhơn nói mấy loài đó ở đây nhiều, bò vào nhà dân suốt. Còn muỗi ruồi thì vô kể.

Ông Phan Văn Chỉnh, tổ trưởng tổ 22, lý giải: Trước đây khu dân cư có đường thoát nước tự nhiên ra kênh Đa Cô nhưng từ khi khu dân cư Hòa Minh mở rộng thì đường mương thoát nước này bị lấp, nước không thoát được gây ngập úng triền miên. Người dân có tổ chức mở đường mương thoát nước xuống tổ 24 nhưng vì gây hư hại cho hoa màu của họ nên họ không đồng ý.
Đã mấy tháng nay, cảnh này diễn ra triền miên.

Trao đổi với chúng tôi, ôngTrần Quang Vinh, Phó Chủ tịch phường Hòa Khánh Nam, cho biết: “UBND phường đã nhiều lần làm việc với chủ đầu tư là công ty đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng với nhân dân trong khu vực bị ngập để bàn biện pháp khắc phục, lưu thông dòng chảy, không gây ngập úng cục bộ. Hiện tại đơn vị thi công cũng đã xây dựng một đoạn cống thoát nước khoảng 20m nhưng một số hộ dân có đất trồng rau muống phía dưới dòng chảy cản trở không đồng ý vì khi nước chảy xuống sẽ gây ngập úng, hư hại hoa màu”.

Trước tình hình đó, UBND phường đã mời đại diện lãnh đạo công ty, các hộ dân có đất trồng hoa màu tổ 24 bàn biện pháp tháo gỡ. UB phường và công ty thỏa thuận với các hộ dân sẽ hỗ trợ cho chủ hộ có rau một vụ nhưng các hộ không đồng ý và đề nghị thu hồi hết diện tích còn lại, do đó hiện nay tình hình chưa khắc phục được, việc ngập nước cục bộ vẫn kéo dài.

Ngày 22/7 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng cũng đã có công văn đồng ý chi thêm 180 triệu đồng để đơn vị thi công đặt 158m cống D1000mm nhằm thoát nước cho khu dân cư bị ngập lụt này. Trong khi chờ đợi được lắp đặt cống thoát nước thì hàng chục hộ dân ở đây vẫn phải ngày đêm sống chung với nước cống ô nhiễm.

Công Bính

Tổng cục 2 và những dấu hiệu của một đại họa (phần 3)

2009-08-14

Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao?

AFP PHOTO

Những nhân vật lãnh đạo của đảng CSVN

Trong hai bài trước, Trân Văn đã tổng hợp và tường trình về những nội dung có liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Tổng cục 2, cũng như lối xử lý hết sức khó hiểu của lãnh đạo Đảng CSVN đối với Tổng cục 2.

Ở bài này, Trân Văn phỏng vấn một số nhân vật có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến việc tố cáo các sai phạm tại Tổng cục 2.

Chờ đợi cho đến chết

Đến nay, hầu hết những người từng lên tiếng yêu cầu xem xét, xử lý các sai phạm ở Tổng cục 2, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000 đến năm 2005 như: ông Phạm Văn Xô, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Nguyễn Hoà,... đều đã qua đời, phần lớn những người còn lại thì già yếu, bệnh tật.

Chúng tôi đã thử gọi điện thoại, phỏng vấn một số người để xin thêm ý kiến của họ về vụ Tổng cục 2, cũng như suy nghĩ, thái độ của họ về cách xử lý vụ này của lãnh đạo Đảng CSVN.

Cuộc phỏng vấn đầu tiên được thực hiện với cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc – nhân vật đã từng gửi “Thất trảm sớ”. Người nhấc điện thoại là vợ cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, bà cho biết: Bây giờ ông cháu đang bị bệnh cho nên trí nhớ không tốt lắm nhưng mà thôi cũng để ông cháu gặp cho nó khuây khỏa... Có người gọi có phải bác Ngọc không và muốn hỏi chuyện... Đây ông nghe...

Tuy đang trong tình trạng bán thân bất toại kèm nhiều chứng bệnh khác, sức khoẻ rất kém, song khi nghe đề cập đến Tổng cục 2, cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, 82 tuổi vẫn cố gắng xác nhận với chúng tôi qua một cuộc trao đổi ngắn:

Trân Văn: Sau khi bác gửi thư, đến nay có hồi báo gì không ạ?

Trung tá Vũ Minh Ngọc: Chưa có hồi âm gì ạ.

Trân Văn: Từ khi bác gửi thư, các cơ quan chức năng có cử người đến hỏi thăm thêm về những nội dung trong thư không?

Trung tá Vũ Minh Ngọc: Không ạ!

Trân Văn: Hiện nay, vụ Tổng cục 2 cũng vẫn cứ còn như cũ phải không ạ?

Trung tá Vũ Minh Ngọc: Vâng!

Cuộc phỏng vấn thứ hai, theo dự tính sẽ thực hiện với ông Nguyễn Văn Thi, vẫn được gọi là Năm Thi, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền giai đoạn trước tháng 4 năm 1975, có 69 tuổi Đảng, người mà từ năm 1986 đã gửi sáu lá thư yêu cầu lãnh đạo Đảng CSVN giải quyết hàng loạt vấn nạn trong Đảng, trong đó có vụ Tổng cục 2.

Đến tháng 2 năm 2006, ông Nguyễn Văn Thi tiếp tục gửi lá thư thứ 7, trực tiếp phê bình Tổng Bí thư, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 vì đã hành xử không dân chủ với ông cũng như những đảng viên khác đã từng gửi các thư tương tự.

Tuy nhiên chúng tôi không thể trò chuyện với ông. Vợ ông giải thích: Nhà tôi bịnh nặng lắm, đang nằm nhà thương anh ạ! Đúng ra là ổng không còn tỉnh. Anh hỏi... nó, nó quá muộn rồi. Vấn đề đó anh đừng hỏi nữa vì những vấn đề có liên quan đến ông Cống, ông Xô này kia nọ...

Nói chung là người ta đã làm đền thờ ông Đồng Văn Cống này kia nọ rồi... Nói chung, tôi chỉ mong rằng đừng có ai nói thêm về những việc như thế và cũng hổng muốn nghe, cũng hổng được rảnh tâm lắm.

Dù Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, đã từng xác định đóng lại vụ Tổng cục 2 song trong lá thư thứ 7, ghi ngày 3 tháng 2 năm 2006, gửi Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, ông Nguyễn Văn Thi vẫn tiếp tục khẳng định:

Trách nhiệm đó trước hết thuộc về người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, đến Bộ Chính trị mà tôi và nhiều Đảng viên trong cả nước cho rằng, Trung ương Đảng khoá 9 đã tiếp tục duy trì ảnh hưởng của hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh vì nể nang hoặc cố tình để bảo vệ chức danh do nhờ hai ông này mà có được.

Không đưa ra giải quyết các vụ án này là che giấu khuyết điểm của Trung ương 9 đã tiếp tục kéo dài từ khoá 4 đến nay để bảo vệ quyền lợi cá nhân của một số người, bất chấp uy tín của toàn Đảng và tiếp tục không muốn đổi mới để cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước, không muốn thay đổi nhân sự lãnh đạo Trung ương Đảng bằng những người trong sạch, có đức, có tài, có uy tín trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Hậu quả sẽ là Đảng viên chân chính cả nước sẽ tiếp tục đấu tranh để chỉ rõ trách nhiệm thuộc về Ban Chấp hành khoá 9 mà người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.

Vẫn đòi làm rõ

Thực tế cho thấy, điều ông Nguyễn Văn Thi khẳng định hoàn toàn chính xác. Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí, đang làm việc tại Tổng cục 2 đã gửi một lá thư dài 13.000 chữ, khẳng định, Tổng cục 2 hiện làm cho “quân đội ta, Đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải hiểm họa vô cùng to lớn ngay từ bên trong, ngay ở bên trên”, cơ quan này hiện “khủng hoảng trầm trọng và toàn diện về lý luận, tư duy nghiệp vụ, phương châm, phương pháp, thủ đoạn, nề nếp, chế độ công tác, tổ chức lực lượng…”.

Theo Trung tá Trí, ngoài ông Nguyễn Chí Vịnh, trung tướng, Tổng cục trưởng, từng bị Đại học Kỹ thuật Quân sự đuổi học khi còn là sinh viên sĩ quan vì hạnh kiểm kém, Tổng cục 2 đang là nơi dung dưỡng nhiều người thiếu kinh nghiệm, kiến thức, tư cách, thậm chí có tiền án, ham danh, hám lợi, song vẫn thăng tiến rất nhanh cả về cấp bậc lẫn chức vụ bởi là thân nhân, thân hữu, hoặc là thủ túc của ông Nguyễn Chí Vịnh.

Trong thư, Trung tá Trí viết: Chúng làm điệp báo nhưng không tổ chức xây dựng điệp viên, tình báo viên mà nghĩ ra khái niệm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B” để đưa từ bên ngoài quân đội vào tổ chức điệp báo hàng ngàn người mà nếu xét theo nguyên tắc, yêu cầu của điệp báo chiến lược thì hoàn toàn không có khả năng điệp báo (đặc biệt là về mặt quân sự). Phần lớn số này là người thân quen của chúng.

Với các “cộng tác viên mật” cũng có tình trạng tương tự. Điều kỳ lạ là trong số “cán bộ mật”, “cộng tác viên mật” đó, có rất nhiều người đang làm việc trong các cơ quan quân – dân – chính – đảng của ta, một số người còn là cán bộ cấp cục –vụ – viện trở lên. Trên khắp thế giới, từ xưa tới nay, chỉ có chúng làm điệp báo chiến lược mà không xây dựng điệp viên, tình báo viên.

Chúng dùng tổ chức và hoạt động điệp báo làm bình phong, dùng kế hoạch điệp báo làm công cụ chủ yếu để bòn rút công quỹ. Có thể khẳng định trong 10 năm trở lại đây, tất cả các kế hoạch điệp báo có mức kinh phí đáng kể của Tổng cục 2 đều ít nhiều mắc sai phạm về mặt kinh tế, tài chính.

Nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một cách chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.

Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn nhiều nội dung đáng chú ý khác và người “hâm” lại vụ Tổng cục 2 – Trung tá Vũ Minh Trí nói gì với Đài Á Châu Tự Do? Mời quý vị xem bài 4.

Dân Oan Miền Nam Biểu Tình Với những tiếng hô lớn" Đả đảo cộng sản - 34 năm giải phóng, 33 năm dân ra ngoài đầu đường xó chợ"

Trâm Oanh

Dân oan các tỉnh phía Nam tiếp tục biểu tình lúc 10 giờ sáng ngày 14.08.2009. Họ đã mặc áo trắng, áo màu vàng với những khẩu hiệu tố cáo quan tham công sản từ địa phương đến trung ương cuớp của giết người. Hơn 100 dân oan đã kéo về biểu tình trước văn phòng chính phủ, đường 210 Võ Thị Sáu - Saigon


Kính mời quí vị và các bạn theo dõi những đoạn Audio sau đây.



Đoạn 1

Tốc Độ 56K Modem

Lấy Xuống Máy Nghe

Xin bấm vào đây để nghe

Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 2

Tốc Độ 56K Modem

Lấy Xuống Máy Nghe

Xin bấm vào đây để nghe

Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 3

Tốc Độ 56K Modem

Lấy Xuống Máy Nghe

Xin bấm vào đây để nghe

Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 4

Tốc Độ 56K Modem

Lấy Xuống Máy Nghe

Xin bấm vào đây để nghe

Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

Đoạn 5

Tốc Độ 56K Modem

Lấy Xuống Máy Nghe

Xin bấm vào đây để nghe

Xin bấm vào đây để lấy xuống máy nghe

TRUNG QUOC : Gồng mình “chữa bệnh môi trường”

Gồng mình “chữa bệnh môi trường”

Quan chức ngành bị đình chỉ công tác, người đại diện pháp luật bị bắt giữ và nhiều người có dính líu bị điều tra gắt gao vì ô nhiễm môi trường.

Hồi đầu tháng 5, tại thị trấn Trấn Đầu, thành phố Lưu Dương, tỉnh Hồ Nam, vụ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây chết người của nhà máy hoá chất Tương Hoà Trường Sa đã khiến người dân địa phương khiếp hãi. Nguyên nhân của vụ việc xuất phát từ rất lâu trước đó.

Hậu quả khôn lường

Đến khi giật mình vì những ca tử vong do ô nhiễm môi trường, người dân Trung Quốc phải ăn, uống, hít thở chất độc bao nhiêu năm nay. Ảnh: TL

Nhà máy trên tự ý làm thêm dây chuyền sản xuất trong khi chưa xin được giấy phép từ tháng 4.2004. Dân chúng quanh vùng phản ánh rằng, từ sau sự kiện đó, khu vực có bán kính từ 500 đến 1.200m quanh nhà máy đã bị ô nhiễm trầm trọng, cây cối chết khô hàng loạt. Người dân liên tục thấy xuất hiện các hiện tượng mất sức, đau đầu, khó thở, đau nhức xương cốt, nhiều người phải nhập viện.

Sự việc kéo dài suốt năm năm qua, không ai chịu giải quyết. Mãi tới tháng 4.2009, nhà máy này mới bị đóng cửa để điều tra nhưng đã quá muộn. La Bách Lâm mới 44 tuổi đã chết đột ngột với giám định có lượng cadmium độc hại trong cơ thể. Một tháng sau, một người dân 61 tuổi sau khi nhập viện cũng qua đời cùng một nguyên nhân.

Cũng tại tỉnh Hồ Nam, hồi tháng 9.2006 từng có sự kiện ô nhiễm nước khá nghiêm trọng ở huyện Nhạc Dương do hai nhà máy hoá chất nơi đây hoạt động không đảm bảo về việc xử lý chất thải. Hậu quả nguy hiểm đã rơi xuống đầu người dân.

Cuối tháng 7 vừa qua, ở khu Tân Thành, thành phố Xích Phong trực thuộc khu tự trị Nội Mông, có vụ ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng khiến số người phải nhập viện điều trị lên tới con số 4.020 người. Những người dân này sau khi dùng nước uống ở tám vùng đã xuất hiện tình trạng sốt cao, nôn oẹ… Chính quyền thành phố Xích Long đã phải mời một số giáo sư giỏi của bệnh viện ở Bắc Kinh xuống chữa trị.

Biện pháp mạnh

Ngày 1.8, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực thực thi những biện pháp cứng rắn trong việc xử lý các thủ phạm gián tiếp hoặc trực tiếp gây ô nhiễm môi trường ở nước này. Trưởng phòng bảo vệ môi trường và phó phòng chuyên trách của thành phố Lưu Dương, tỉnh Hồ Nam đã bị đình chỉ công tác, người đại diện pháp luật của nhà máy hoá chất Tương Hoà Trường Sa đã bị bắt giữ và nhiều quan chức khác cũng bị điều tra. Mặt khác, cơ quan này cũng gấp rút xúc tiến xử lý khu vực bị ô nhiễm, tiến hành kiểm tra sức khoẻ và hỗ trợ thực phẩm cho toàn bộ người dân trong vùng, đồng thời tiêu huỷ toàn bộ rau củ quả trong khu vực bị ô nhiễm.

Rút kinh nghiệm xương máu từ thành phố Lưu Dương, thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên đã triển khai chính sách kiểm tra toàn diện mức độ an toàn ở khu vực mỏ than và khoáng sản, điều kiện an toàn đối với các sản phẩm hoá chất nguy hiểm, an toàn trong các khu công nghiệp… liên tục từ ngày 1.8 đến ngày 15.11 năm nay. Cơ quan bảo vệ môi trường thành phố Trùng Khánh cho biết sau khi đánh giá mức độ an toàn và mức độ ô nhiễm môi trường sẽ nghiêm khắc xử lý ngay các trường hợp vi phạm.

Tại thành phố Xích Long, giới chức một mặt gấp rút khám chữa bệnh miễn phí, cung cấp thuốc men và nước sạch cho người dân ở khu vực bị ô nhiễm, một mặt tích cực khử độc ở vùng nước bị ô nhiễm và rà soát khâu sai sót.

Tại thành phố Hà Trì (tỉnh Quảng Tây), một vụ ô nhiễm thạch tín nghiêm trọng vào ngày 3.10.2008 đã khiến 450 nông dân bị nhiễm bệnh, đi tiểu buốt, giảm thị lực, buồn nôn... Ngày 14.10.2008, năm quan chức tại đây đã bị cách chức do để xảy ra vụ việc, trong đó có trưởng cơ quan Bảo vệ môi trường thành phố Hà Trì, một lãnh đạo chính quyền nhân dân khu vực Kim Thành Giang, thành phố Hà Trì, đội trưởng đội giám sát môi trường thuộc cơ quan Bảo vệ môi trường Hà Trì, chủ tịch thị trấn Kim Thành Giang.

Bắc Kinh cũng vừa công bố bản Ý kiến về vấn đề xử lý rác thải của thành phố với kế hoạch khá chi tiết cho tới năm 2015 bao gồm nhiều quy trình và nguyên tắc xử lý rác hợp lý nhằm bảo đảm vệ sinh chung, tránh tối đa mức độ ô nhiễm. Thủ đô của Trung Quốc trong nhiều năm qua bị coi là một đô thị bị ô nhiễm nặng nề.

Giang Minh (Sina, THX)

Đường bụi, trời không mưa vẫn... mặc áo mưa

Hà Nội:
Cập nhật lúc 06:17, Thứ Bảy, 15/08/2009 (GMT+7)

- Trời không mưa, thậm chí nắng nóng gần 40 độ C vẫn mặc áo mưa. Chuyện không tưởng nhưng lại xảy ra ngay tại Thủ đô Hà Nội, nơi có tuyến đường hành dân nổi tiếng là Láng - Hoà Lạc.

Thực hiện: Thuỳ Linh - Nhật Tân

Muốn nuôi chó sẽ phải đăng ký

(Dân trí) - Tại các đô thị, nơi đông dân cư, các tổ chức, cá nhân muốn nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để được cấp sổ quản lý chó.

Đó là quy định được nêu trong nội dung hướng dẫn của Thông tư phòng, chống bệnh dại ở động vật mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành.

Theo đó, kể từ ngày 19/9 tới, để được phép nuôi chó mèo, cá nhân, tổ chức phải đăng ký với cơ quan chức năng để được cấp sổ quản lý chó. Trong sổ quản lý chó sẽ ghi đầy đủ các thông tin về vật nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin… Mục đích là để quản lý được số chó, mèo nuôi trong cộng đồng, giúp việc giám sát, tiêm chủng phòng dại đầy đủ cho vật nuôi, hạn chế dịch chó dại gây ảnh hưởng cho cộng đồng.

Cũng theo quy định này, các hộ gia đình chỉ được nuôi thả chó trong khuôn viên của gia đình, nếu để chó chạy ra đường cắn người hoặc cản trở phương tiện giao thông gây tai nạn, chủ nuôi phải chịu mọi chi phí điều trị, đền bù.

Hồi tháng 6/2009, tại tỉnh Lai Châu, cơ quan chức năng đã phải công bố dịch chó dại trên toàn tỉnh. Nguyên nhân do người dân nuôi chó không có đăng kí, đưa chó từ các vùng khác về mà không thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ; có thể những vật nuôi này bị mắc bệnh dại rồi lây lan nhanh ra đàn chó ở địa phương.

Hồng Hải

Có luật sư bào chữa cho Lê Công Định

Ông Lê Công Định

Ông Lê Công Định đã bị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư

Luật sư Bùi Quang Nghiêm từ Sài Gòn xác nhận với BBC rằng ông đã được gia đình ông Lê Công Định, người đang trong trại giam, mời để bào chữa.

Ông Lê Công Định cùng một số người khác bị bắt hồi tháng Sáu với cáo buộc chống nhà nước XHCN Việt Nam.

Nói chuyện với BBC chiều nay, luật sư Bùi Quang Nghiêm nói ông không e ngại khi nhận lời bào chữa cho vụ án chính trị này.

"Trước đây tôi có chơi với, thậm chí cùng làm với luật sư Định trong vài vụ. Nên tôi không có gì áy náy hay lo ngại khi nhận bào chữa."

Luật sư Bùi Quang Nghiêm từng cùng tham gia bào chữa với ông Định trong vụ xử hai nhà hoạt động, Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, năm 2007.

Ông xác nhận cho đến hiện tại, cả gia đình và ông đều chưa được tiếp xúc với ông Định.

Ông giải thích: "Theo luật tố tụng hình sự, trong các vụ án liên quan an ninh quốc gia, chỉ khi có kết luận điều tra, luật sư mới được gặp bị can."

Luật sư Lê Công Định bị bắt và khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước XHCN Việt Nam (theo điều 88 Bộ luật hình sự), cùng hai nhân vật khác bị cáo buộc liên quan là Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long.

Sau đó, ông bị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm nói ông có thể phải tìm hiểu "toàn diện" hồ sơ của những bị can liên quan trong vụ án.

Ông Nghiêm cũng nói cô Ngọc Khánh, vợ ông Định và là người mời ông bào chữa, cho đến giờ vẫn "bình tĩnh".

"Có người phản đối, người đồng tình, nhưng Ngọc Khánh rất bình tĩnh và đúng mực," ông Nghiêm nói.

Công an Việt Nam chưa công bố khi nào sẽ hoàn tất kết luận điều tra về vụ án chính trị gây chú ý dư luận trong ngoài nước.

Bấm Bấm vào để xem bình luận độc giả.

Friday, August 14, 2009

Thợ hồ “mùa xây dựng” - Bài 2: Mánh mung đời thợ

13/08/2009 18:59
Ốp đá hoàn thiện mặt tiền - Ảnh: H.Nam
“Cò” báo

Chưa tin rằng vào thời điểm này kiếm thợ hồ khó như vậy, chúng tôi tự tách ra đi tìm chứ không dựa vào những hiểu biết và quan hệ của những người thợ đã gặp. Mua một tờ báo có chuyên trang quảng cáo mảng xây dựng, sửa chữa. Hóa ra, thợ hồ cũng tự đăng quảng cáo nhan nhản, nội dung rất hấp dẫn, đọc xong bảo đảm ai kẹt thợ sẽ mê liền.

Chúng tôi quan tâm đến nhiều mẩu quảng cáo hấp dẫn như “có thợ miền Trung, giỏi nghề, trung thực” hay như “bảo hành dài hạn, không ứng tiền trong thời gian thi công” hay như “không ngại xa, ít cũng nhận”... Rất tha thiết, tận tình. Bốc điện thoại, gọi một số cảm thấy quảng cáo “dễ thương” nhất, nhận ra người chủ đang ở công trường, tiếng đập phá, cưa xẻ ầm ầm... “Đang kẹt rồi, không đi được”. Người chủ dập máy ngay, không cho tôi nói thêm câu thứ hai. Gọi đến số thứ hai, thứ ba, đều nhận được những câu trả lời tương tự. Và họ trả lời rất lạnh nhạt, khác với những nội dung dễ thương, mời gọi.

Nhưng kiên nhẫn gọi, chúng tôi đã gặp được một nhóm khác - không kẹt việc, ăn nói thật sự dễ thương. Trong số này, ai nấy đều nhiệt tình xin địa chỉ nhà, hẹn tới khảo sát, báo giá ngay... Trước khi chia tay còn “thòng” lại “anh là chủ nhà hay bên công ty xây dựng vậy”. Được biết, người gọi là chủ nhà, họ hào hứng hơn, hẹn gặp liền. Anh bạn tên Khanh là dân thầu xây dựng đi cùng cười khẩy “cứ thử đi” một cách rất khó hiểu khiến tôi chột dạ.

Những tay “buôn” công trình

Chúng tôi hẹn gặp để “thảo luận trước” với một người đăng quảng cáo tên Bình. Anh này cầm bản vẽ dúi vô tay người đi cùng rồi chốc chốc lại chạy ra ngoài, nghe điện thoại của ai đó nhờ sửa nhà, sửa cửa... Ngắm nghía một hồi cái bản vẽ dày cả chục trang, có vẻ quá sức hiểu biết của mình, “ông anh” đi cùng này trả lại cho Bình: “Cái này phải qua coi thực tế mới được”. Bình thì liên hồi phân bua: “Ông anh này làm cùng, mai là có thợ xuống, đảm bảo anh làm đẹp, thợ giỏi...”. Khanh khều tôi: “Nó không có người, không biết làm đâu, dẹp đi!”. Có vẻ như đã bị “bắt bài”, anh em Bình leo lên xe máy, bình thản chạy thẳng, coi như không chuyện gì xảy ra.

Đến người thứ hai, chúng tôi gặp một tay “nổ” vung trời: “Nhà gì anh cũng xây được tuốt, cái này (bản vẽ) làm khỏe re, hai tháng bao xong, thợ thuyền mai làm anh kéo xuống chục đứa, đánh tốc hành cho em...”. Khi Khanh hỏi thử vài câu về kết cấu móng, cột, quy cách xây dựng căn bản, tay này gạt phắt đi: “Quan trọng gì em, miễn xây đẹp, chắc cho em là được. Làm sai anh sửa không tính phát sinh...”. Tay thợ này già sọm, má hóp môi thâm, mắt đen sì, có kinh nghiệm một chút sẽ phát hiện hắn xì-ke bởi mình mẩy phát ra cái mùi rất đặc trưng của dân nghiện.

Khanh lắc đầu chán nản: “Đã nói rồi, đừng tốn công, thợ thuyền gì bọn này mà kêu, hên là nó chưa biết nhà đó”. Ông bạn phân tích: “Nên nhớ, thợ giỏi, thợ đàng hoàng giờ làm không hết việc, cần chi quảng cáo. Tụi này là “cò”, nhận hợp đồng về khoán lại, ông ký với nó là chết...”. Theo Khanh thì đó là một thực tế của cả ngành xây dựng chứ chẳng riêng gì mấy tay “cò” tầm thấp này: “Tụi nó có chút đầu óc kinh doanh, biết chút nghề, muốn làm “cai”, làm giàu trên mồ hôi nước mắt thợ, thế thôi”.

“Cai” và luật im lặng

Không giống như những công ty, cơ sở hay những nhóm thợ có chức năng pháp nhân, giấy phép hành nghề rõ ràng - thợ hồ làm chui có những luật lệ và quy tắc hoạt động riêng, chỉ trong nghề mới hiểu. Về mặt tổ chức, người đứng đầu nhóm thợ được gọi là “cai”. “Cai” là người có quyền lực nhất trong nhóm, “cai” là cha là mẹ, nói gì thợ - phụ phải nghe, “cai” làm gì có lỡ sai cũng không được nói, càng tuyệt đối không được nói ra những sai phạm trong quá trình thi công cho nhà thầu hoặc chủ nhà biết. Đó là điều cấm kỵ.

Vì không tìm qua các công ty đàng hoàng, cũng không chịu nghe lời anh em - anh Tiến ở Thủ Đức (TP.HCM) tự mình tìm thợ hồ qua báo. Một tay “cai” tìm tới tận nhà anh, ký hợp đồng viết tay, lúc đầu rất nhẹ nhàng, lịch sự. Sau giai đoạn này, “cai” cho người mang đồ nghề đến để trong nhà, đưa người xuống thi công nhỏ giọt. Hằng tuần, hằng tuần, anh Tiến đều hối “sao có ít người làm vậy” thì “cai” tìm mọi cớ để thoái thác, câu giờ, hỏi đám thợ, ai cũng nín thinh. Sau này, anh Tiến mới biết ngay từ đầu, hợp đồng của mình đã bị bán cho một nhóm thợ khác. Trước khi làm tại đây, nhóm thợ này đã bị “bịt mồm” không được nói ra chuyện làm ăn này.

Trong quá trình thi công thì nảy ra đủ thứ việc: thợ đói, thợ khát, thợ mè nheo đòi tiền cà phê... thì đều đến tai anh Tiến, anh Tiến lo. Nhưng hễ có kêu chỉnh sửa, góp ý xây lại chỗ này chỗ kia... thì đám thợ đều lặng thinh không làm theo, “có gì hỏi “cai”, tôi chỉ làm thuê, không biết”... Càng nhịn thì càng bức xúc. Đến mức không thể chịu nổi, anh Tiến nghe theo lời giám sát, cho “cai” này nghỉ. Tiền công vẫn phải trả đủ dù cho những sai phạm trong quá trình thi công nhóm thợ này không hề khắc phục hay trừ lại tiền công cho anh Tiến.

Câu giờ, chạy “show”

Buộc lòng cắt hợp đồng với nhóm thợ này, anh Tiến còn gặp khó khăn hơn khi kêu tiếp nhóm thợ khác: Khi nhắc đến công trình đang làm dang dở, hoặc đã đến tận nơi khảo sát... các nhóm thợ sau đều tìm cách thoái thác một cách tế nhị. Chỉ đến khi nhờ tới một công ty xây dựng đàng hoàng, anh Tiến mới vỡ lẽ ra được một điều: Thợ hồ rất ngại, thậm chí kiêng cữ trong việc nhận lại công trình dang dở. Thứ nhất, họ sợ nhóm thợ trước quay lại đánh lộn vì tội... cướp công trình. Sau đó là sợ, nghi ngờ những cái “dớp” trước đây như công trình đã từng xảy ra tai nạn, đánh lộn, xung đột về tiền nong... nên thợ cũ mới bỏ đi.

Có một ám hiệu, có thể coi như là một lời cảnh cáo: Nếu công trình dang dở, nhóm trước đã bỏ đi nhưng còn để lại một số đồ nghề, nhóm sau đến, thấy như vậy chắc chắn chột dạ, không thể nhận công trình, đề phòng bất trắc.

***

Không hẳn tất cả những thợ hồ làm ăn riêng lẻ đều nằm trong những trường hợp trên. Và không phải thợ hồ nào cũng mắc phải những thói xấu, mánh lới như vậy. Theo những người có kinh nghiệm trong nghề thì tốt nhất vẫn nên chọn những công ty, cơ sở có chức năng xây dựng, có đội thi công đàng hoàng để đặt niềm tin. Tiền công có thể mắc hơn tìm thợ riêng lẻ bên ngoài nhưng lại đem đến sự đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình... Trường hợp xây dựng, sửa chữa nhỏ lẻ, nếu tìm thợ ngoài thì chủ đầu tư cũng nên thận trọng xem xét, tìm hiểu xuất xứ, tay nghề, đạo đức của thợ trước, đồng ý rồi mới ký hợp đồng chặt chẽ, đàng hoàng.

Phóng sự của Thiếu Gia

Chia sẻ với bạn bè qua:

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty