TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, December 24, 2011

Hà Nội: Thưởng Tết cao nhất hơn 67 triệu đồng


23/12/2011 17:07:33

 - Thông tin mới nhất của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội (Sở LĐTB&XH) mức thưởng Tết cao nhất của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội là 67.343.000 đồng.

Theo đó, mức thưởng Tết của các Công ty TNHH một thành viên Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ trên địa bàn vẫn tăng so với năm 2010. 

Người lao đ ộng trông chờ vào khoản thưởng Tết để mua sắm cuối năm.

Mức thưởng Tết của các doanh nghiệp Nhà nước bình quân là 3,7 triệu đồng/người, tăng 4,5% so với năm 2010. Cụ thể doanh nghiệp có mức thưởng cao nhất là trên 22 triệu đồng/người và doanh nghiệp có mức thưởng thấp nhất là 300.000 đồng/người.

Mức thưởng Tết của các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp không tăng so với năm 2010. Tuy nhiên so với các loại hình doanh nghiệp khác thì mức này vẫn được xếp vào hàng "khủng": cao nhất trên 67 triệu đồng/người, thấp nhất là 450.000 đồng/người.

Mức thưởng Tết của các doanh nghiệp FDI xấp xỉ mức bình quân của năm ngoái. Năm 2011 là năm có nhiều biến động về giá cả, lạm phát nên có nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tăng không cao so với năm 2010 nên mức thưởng không tăng.

Cụ thể người có mức thưởng Tết cao nhất là trên 59 triệu đồng và thấp nhất là 200.000 đồng.
Mặc dù thưởng Tết năm nay của các doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp FDI không giảm mà vẫn giữ ở mức xấp xỉ thậm chí cao hơn so với năm 2010 nhưng thực tế đời sống của người lao động vẫn gặp nhiều khó khăn.

Do 2011 là năm có nhiều biến động về giá cả, kinh tế, tình hình lạm phát tăng cao, các hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn nên mức tăng nhẹ của thưởng không đủ để tháo gỡ khó khăn của người lao động.

Thu Huyền

Thursday, December 22, 2011

Giáng hai cấp đối với Công an bỏ chạy sau khi gây tai nạn, nạn nhân tử vong

Quẫn quá nên mới bỏ chạy!
TT - Rạng sáng 22-10, anh Nguyễn Hữu Quân (28 tuổi), nạn nhân trong vụ “xe du lịch kéo lê xe máy hơn 4km” đã tử vong do chấn thương sọ não. Cùng ngày, thi thể anh Quân đã được đưa về nhà riêng ở phường Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Vợ anh Nguyễn Hữu Quân bên quan tài chồng - Ảnh: Nam Du
Chị Nguyễn Thị Bích Nhung, vợ anh Quân, nức nở: “Chồng tôi làm công nhân, đêm đó đi làm về thì gặp tai nạn. Đau lắm, anh mất rồi để lại đứa con mới 5 tuổi, không biết sẽ sống ra sao”. Ông Nguyễn Văn Hà, chú ruột anh Quân, cho biết: “Sáng nay tôi đọc báo mới biết cụ thể vụ việc. Kinh khủng quá! Ai đến viếng cũng bày tỏ bức xúc”.
Cũng theo ông Hà, sau khi anh Quân bị tai nạn, gia đình không nghe công an thông báo gì, chỉ có một người đi đường lấy số điện thoại trong máy anh Quân báo cho biết anh bị nạn. Khi gia đình đến bệnh viện tỉnh thấy anh  Quân máu me bê bết, đầu và chân bị băng bó. Xác định anh Quân bị chấn thương nặng nên bệnh viện tỉnh chuyển anh đến Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng không qua khỏi.
Ông Hà nói: “Quân là lao động chính trong gia đình. Chúng tôi chỉ muốn người gây ra tai nạn phải bị xử lý đến nơi đến chốn, bất kể người đó là ai”. Cũng theo ông Hà, khi anh Quân nằm cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy, có người xưng là người nhà của đại úy Lê Quang Bình (người gây tai nạn) đến thăm và đưa cho gia đình 20 triệu đồng.
Sáng 22-10, ban giám đốc Công an tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo cơ quan điều tra công an tỉnh điều tra ngay vụ việc. Cùng ngày, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã đến hiện trường thu thập thêm thông tin từ người dân chứng kiến vụ việc, đồng thời đo đạc lại hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Cơ quan điều tra, đại diện Viện KSND thị xã Thủ Dầu Một cũng đã đến làm việc với gia đình và khám nghiệm tử thi, đo chi tiết các vết thương trên thi thể anh Quân.
Trở lại hiện trường chiều 22-10, nhiều người dân chứng kiến vụ tai nạn vẫn còn bàng hoàng. Anh Nam, một người dân chứng kiến vụ việc, kể: “Khoảng 19g ngày 20-10, tôi đang đứng gần tuyến đường ĐT743, bỗng nhiên thấy ôtô 61A-038.59 đâm mạnh vào xe máy khiến nạn nhân văng khỏi xe máu me đầm đìa. Tôi không nhìn kịp xe máy chạy từ hướng nào ra, chỉ nghe một tiếng va chạm lớn rồi ôtô tăng ga bỏ chạy. Chiếc xe máy bị cuốn dưới gầm xe du lịch cà xuống mặt đường làm tóe lửa trên một đoạn dài. Nhiều người dân bức xúc tri hô đuổi theo, yêu cầu tài xế dừng xe chở nạn nhân đi bệnh viện, nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy mặc cho chiếc xe máy bị mắc dưới gầm. Nếu xe máy không kẹt dưới gầm xe, chắc tài xế đã tẩu thoát”.
Vợ chồng chị Út, người trực tiếp đuổi theo ôtô, bức xúc: “Tôi và hàng chục người dân đuổi theo yêu cầu dừng lại nhưng tài xế vẫn chạy bạt mạng. Người dân đuổi theo làm huyên náo cả tuyến đường ĐT743 và góc đường Lê Hồng Phong. Ôtô kéo lê xe máy chạy khoảng 4km từ thị xã Thủ Dầu Một qua địa bàn thị xã Thuận An rồi ngoặt về hướng huyện Tân Uyên thì bị người dân bắt giữ. Ngay khi bắt được, hàng trăm người dân đã đổ xô đến đòi đánh tài xế. Nhiều người dân quá bức xúc đã lấy đá, cây đập bể kiếng chiếc xe hơi”.
Một số người dân cho rằng đại úy Lê Quang Bình là cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương và chưa có bằng lái ôtô. Tuy nhiên, theo Công an tỉnh Bình Dương, đại úy Bình là nhân viên văn phòng công an tỉnh. Còn việc ông Bình có bằng lái xe hay không thì chưa xác định được vì hiện vụ việc đang được điều tra. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Công an tỉnh Bình Dương đã yêu cầu ông Bình tường trình vụ việc. Theo ông Bình, khi xảy ra tai nạn, do quẫn quá nên ông mới bỏ chạy.

Theo đó, Công an tỉnh Bình Dương đã quyết định giáng hai cấp đối với ông Bình từ đại úy xuống trung úy, đồng thời yêu cầu ông Bình ra khỏi ngành công an.
Trước đó khoảng 19g ngày 20-10, đại úy Bình lái xe du lịch đâm mạnh vào xe máy do anh Nguyễn Hữu Quân (28 tuổi, quê Bình Dương) điều khiển làm anh Quân văng khỏi xe. Sau đó, ông Bình lái ôtô bỏ chạy cho đến khi nhiều người dân đuổi theo thì ông mới chịu dừng lại. Anh Nguyễn Hữu Quân bị thương nặng và đã tử vong vì chấn thương sọ não. Đại úy Lê Quang Bình đã bị đình chỉ công tác.

Trung Quốc cam kết cho Việt Nam vay 300 triệu USD

Cập nhật 21/12/2011 06:01:00 PM (GMT+7)

Sáng 21/12, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tiếp và hội đàm với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm chính thức Việt Nam.

Hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình quan hệ hai nước thời gian qua và các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, nhất trí quán triệt đầy đủ, nghiêm túc những nhận thức chung và kết quả quan trọng giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10/2011.

 Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đón Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản TQ, Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN

Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; nâng cao vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; thúc đẩy hợp tác giữa các cấp, các ngành; tăng cường giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước.

Thỏa thuận tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế cùng có lợi, trên cơ sở từng bước thu hẹp nhập siêu của Việt Nam, hướng tới mục tiêu mới cho kim ngạch thương mại hai nước trong giai đoạn 2011 - 2015, Trung Quốc cam kết cung cấp 300 triệu USD vốn vay tín dụng ưu đãi cho Chính phủ Việt Nam dùng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực hợp tác khác.

Hai bên cũng sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực giao lưu văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, thông tin truyền thông... Trung Quốc cam kết cấp thêm 300 suất học bổng trong năm 2012 giúp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Việt Nam.

Trao đổi về vấn đề Biển Đông, phía Việt Nam khẳng định sẵn sàng cùng phía Trung Quốc giải quyết bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp cho hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác trong khu vực.

Hai bên nhất trí chỉ đạo Đoàn đàm phán cấp Chính phủ hai nước nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.

Chiều 21/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ông Tập Cận Bình.

Trước lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch sáng nay, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Reuters


Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, tiếp nối sau cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  tại Hội nghị APEC tháng 11 vừa qua.

Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với đoàn.

Chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc vừa qua cũng đã đề cập đến tình đoàn kết giữa 2 nước. Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng hai nước cùng có xã hội tương đồng, đây là điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển giữa hai nước.

Việt Nam và Trung Quốc cùng trong giai đoạn phát triển rất quan trọng, đứng trước tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm chạm, hai bên cần tăng cường hợp tác để thúc đẩy sự phát triển phồn vinh của hai nước. Hai nước có cùng chế độ nên cần tăng cường sự hợp tác trong việc gìn giữ và phát triển đất nước trong tương lai. Sự giao lưu hợp tác toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu cùng củng cố nhận thức chung về các vấn đề sẽ thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.

Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng chuyển lời hỏi thăm của nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tới các lãnh đạo lão thành Việt Nam và chuyển lời mời của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm Trung Quốc trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhất trí với ý kiến trao đổi của Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình và bày tỏ hài lòng về kết quả hội đàm giữa bên. Chủ tịch nước cho rằng tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp nhưng với truyền thống hợp tác hữu nghị giữa hai nhà lãnh đạo Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông, hai bên cần giữ vững quan hệ tốt đẹp. Việt Nam luôn xem Trung Quốc là bạn là đối tác tin cậy trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng gửi lời thăm hỏi đến các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc và gửi lời mời Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam trong thời gian thích hợp

Theo TTXVN, Vietnam+, VOV

Hang Pắc Bó cũng nằm bên Trung Quốc

Quần thể hang Pắc Bó không nằm ở Việt Nam
Trần Đông Đức
Hang chính Pắc Bó, còn gọi là hang Cốc Bó được xem là nơi thai nghén của cách mạng Việt Nam. Quần thể di tích Pắc Bó  hiện nay ở biên giới Việt Trung còn được vinh danh bằng nhiều khái niệm thiêng liêng khác nhau ghi dấu bước chân của các nhân vật lãnh đạo như Nguyễn Ái Quốc (Già Thu, Ông Ké, Hồ Chí Minh), Dương Hoài Nam (Anh Văn, Võ Nguyên Giáp)... Nhưng cho dù nhà nước Việt Nam hiện nay đang cố gắng tôn tạo di tích này nhằm hồn thiêng hóa nơi được xem là cội nguồn cách mạng thì sự thực các di tích này vốn không nằm trên đất Việt Nam như nhiều người lầm tưởng.
Căn cứ theo từng chi tiết miêu tả về các cột mốc Pháp Thanh (107 và 108) trong các trang hồi ký của Lê Quảng Ba (người Nùng), Võ Nguyên Giáp (người Kinh) trong các lần từ Quảng Tây về Cao Bằng vào năm 1941 đối chiếu lại tư liệu của Trung Quốc cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 thì sẽ thấy rõ sự thật này.
Đường đi của xe tăng vào cột mốc 107 và một 108 để chiếm cao điểm 473 và nhà bảo tàng Hồ Chí Minh (Pắc Bó)
Chính lúc Trung Quốc lúc xua quân sang Cao Bằng vào Pắc Bó cũng xuất phát từ các cột mộc này (107, 108, 109). Lấy mục tiêu là bao vây Pắc Bó - Sóc Giang và chiếm cho bằng được khu nhà lưu niệm Hồ Chí Minh để làm biểu tượng xuất quân (và họ đã làm điều đó) vì thế mà tư liệu về địa hình này không thiếu.  Đem các thông tin hình ảnh thực địa này từ quân Trung Quốc rồi đối chiếu với vành đai biên giới Việt Trung theo vệ tinh google map cho thấy rằng hang Pắc Bó, suối Lê Nin nơi mà Võ Nguyên Giáp (tức là anh Văn) và Hồ Chí Minh (tức là ông Ké) gặp nhau nơi điểm hẹn không phải là địa hình nằm trên quần thể di tích Pắc Bó bây giờ. Pắc Bó chính hang tuyệt đối không phải hang Cốc Bó trên núi Các Mác đang được phục chế (có phần ngụy tạo lộ liễu về chi tiết để nói rằng cội nguồn cách mạng này trên đất Việt Nam) mà là thuộc về lãnh thổ  Trung Quốc đã được xác định qua cột mốc biên giới.
1. Chi tiết trong chuyến dẫn đường của Lê Quảng Ba vào ngày 28-2-1941
Vượt lên một đoạn dốc ngắn rồi xuống một sườn núi dài lởm chởm đá, hoa lau dọc sườn núi phớt nâu rung rinh trong nắng. Đồng chí Lê Quảng Ba đã nhận ra cây mậy rẫy (cây si) xum xuê như một cây đa cổ thụ, mọc không xa mốc đá 108. Mốc đá như một tấm bia, hai mặt có khắc chữ Trung Quốc và chữ Pháp. Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Từ cột mốc 108 nhìn về Nam chỉ thấy những ngọn núi nhấp nhô.
Đồng chí Lê Quảng Ba dự định sẽ đưa Bác về ở tạm nhà sàn của gia đình ông Máy Lì, người dân tộc Nùng, cơ sở cách mạng. Nhà ông đơn sơ gồm hai gian nhỏ và một gian mới làm thêm. Đến trưa Bác tới nơi. Ông Máy Lì ân cần đón tiếp Bác và cả đoàn. Bác ngồi uống nước, trò chuyện thân mật với ông Máy Lì như một người nhà vừa đi xa về.
Chợt Bác quay sang đồng chí Lê Quảng Ba nói nhỏ:
- Ta nhiều người nên ở trong núi thôi.
Không giữ được đoàn ở lại nhà mình, ông Máy Lì nói:
- Ở ngọn núi kề đây có hang kín đáo lắm, chỉ khi có thổ phỉ chúng tôi mới chạy tới thôi.
2. Hồi Ký của Võ Nguyên Giáp nói gì?
"Lần đầu về nước, tôi đi cùng một đồng chí giao thông. Qua một quả núi đất khá cao, lởm chởm đá, xuống một con đường mòn nằm quanh co giữa những nương rẫy bên sườn núi, đồng chí giao thông chỉ một phiến đá nhỏ, nói đó là cột mốc biên giới. Tôi dừng chân, đứng nhìn một lúc. Phiến đá có khắc mấy chữ Hán, dựng giữa hai nương ngô.
Đi chẳng bao xa, tôi đã nhận ra Bác đang ngồi trên một phiến đá. Sau bao năm xa nước, hoạt động từ Đông sang Tây, Bác đã trở về góc rừng hoang vắng của Tổ quốc với bộ quần áo chàm giản dị, rất tự nhiên trong vai một ông già người Nùng. Gần chỗ Bác ngồi, dưới chân những khối nhũ đá thấp nhỏ, hình thù kì dị, nước từ khe núi chảy ra đọng lại trong vắt.
Bác trỏ dòng nước rồi nói:
- Đây là suối Lê-nin.
Trèo qua một quả núi đá không cao lắm, lách người đi hết một đám lau rậm, thì thấy hiện ra một cửa hang."
Chiếu theo địa hình ghi lại trong trang hồi ký Võ Nguyên Giáp thì thấy rõ ràng đoàn Võ Nguyên Giáp đã đi qua Cột Mốc 107 từ Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây. Đây là địa điểm gần nhất để đi vào sát biên giới. Khi qua khỏi cột mốc, đoàn Võ Nguyên Giáp không thể đâm thẳng trèo lên dãy núi về phương Nam vì như thế là cách xa biên giới tới một bản khác không liên quan. Giáp ta phải trèo qua quả núi đá men theo biên giới hướng Tây về phía Trường Hà cột mốc 108. Kỳ lạ thay, phiến đá dựng giữa nương ngô có khắc mấy chữ Hán vẫn còn đó. Trên phiến đá này có ghi Trung Quốc Quảng Tây Giới với số hiệu 107. Ngày nay, sau hiệp định biên giới Việt Nam - Trung Quốc được ký kết, địa điểm này mang số hiệu mới là 681.
Chiếu theo hình ảnh chụp được từ thực địa do cựu binh Trung Quốc chụp và hình ảnh thu từ vệ tinh, từ chỗ Võ Nguyên Giáp (107) tới chỗ Lê Quảng Ba (108) dài hơn 2km với nhiều đồi núi chập chùng. Khu vực này cũng là một trong ba mũi tấn công của Trung Quốc tấn công vào Việt Nam có nhiều hang động và ở vị trí đỉnh cao.
Qua chi tiết Lê Quảng Ba cho thấy rằng nếu nhà Máy Lỳ (Lý Quốc Súng) ở cùng đỉnh núi với Cột Mốc 108 (theo thực tế hiện nay) thì di tích hang Cốc Bó trùng tu hiện nay càng không phải là cái chính hang đầu tiên vì nếu đi qua cột mốc 107 một quả núi thì không thể nào tới ngay cái hang động đó được.
Giả sử đó là một trong những cái hang ẩn náu theo hồi ký thì nó phải gần về phía cột mốc 107 giữa với đoạn đường Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh gặp mặt. Khu vực này như đã nói nằm giữa hai cột mốc 107 và 108 vốn có rất nhiều hang động, phù hợp với hồi ký Võ Nguyên Giáp.
Thuộc về Trung Quốc rồi
Sau khi hiệp định biên giới Trung Quốc được ký kết cột mốc 108 biến thành 475 và cột mốc 107 biến thành 481. Ở giữa hai cột này người ta gắn thêm 5 cột mốc khác 676, 677, 678, 679, 680 theo đường khoét sâu về phía Nam để các núi đồi sông suối hình cánh cung đều thuộc về Trung Quốc. Nếu tính theo đường chim bay nối giữa hai điểm thì toàn bộ khu vực này phải thuộc về Việt Nam theo thực tế của biên giới.
Đây cũng chính là một trong những chiêu thức thêm cắm mốc dày đặc thêm giữa hai cột mộc để xác định lại những khu vực cho nó thuộc về Trung Quốc.
Nếu đi dò xét từng cột mốc cũ theo đường biên giới thì sẽ thấy rõ những đoạn "bụng bà bầu" này đều khoét vào đất phương Nam rất nhiều.
Trong lúc các cột mốc biên giới cũ được người ta xem như là một văn vật, có giá trị cổ xưa thì Việt Nam thúc đẩy phải bứng đi và cho tiêu huỷ. Lý do, chính là chính quyền sợ người ta lại đem so sánh tại sao giữa hai cột mốc tính theo đường chim bay thì đồi núi vẫn thuộc về Việt Nam. Khi cột mốc dày đặc ra thì lại lại khoét sâu cho thuộc về Trung Quốc. Cột Mốc 107 và 108 là một bằng chứng rõ ràng về việc nhường đất, nhường đồi, nhường núi như thế này.
Ngay cả quần thể Pắc Bó, thai nghén cội nguồn cách mạng mà cũng phải nhường. Như thế mà cũng được à?
Phía Việt Nam phụ trách cắm các mốc đơn mang số chẵn, phía Trung Quốc phụ trách cắm các mốc đơn mang số lẻ. Do trong lúc Trung Quốc chưa huỷ cột mốc 107 theo yêu cầu của phía Việt Nam nên các cựu binh Trung Quốc chụp hình lưu lại, đem so sánh với thực địa và hình vệ tinh mới cho biết rằng khu vực hang Pắc Bó, suối Lê Nin thật, nơi Hồ Chí Minh gặp Võ Nguyên giáp, đoạn giữa cột mốc 107 và 108 theo sách hồi ký ghi chép lại đã nằm trên đất Trung Quốc.
Hang giả Cốc Bó hiện nay là một cái hang giả mang tính ngụy tạo cao vì khu vực hang thật trước nó phải nằm ở dãy núi cao hơn địa bàn hiện tại.
Đây chỉ là một chi tiết có thể kiểm tra bằng phương pháp khoa học dựa vào sự miêu tả tình cờ trong hồi ký cùng với hình ảnh vệ tinh xác định lại các điểm như cột mốc, đỉnh đồi, con suối. Nếu theo phương pháp này mà tìm thì sẽ thấy còn rất nhiều các chi tiết thú vị khác về con người, biên giới lịch sử và sự giao lưu thân mật giữa hai dân tộc Kinh - Nùng, mà sau này một bộ phận lớn người Nùng đã chuyển thành dân tộc Tày.
Cột Mốc 107 chụp gần - Trung Quốc Quảng Tây Giới 107
Pắc Bó có nghĩa là mó nước phun trào theo địa hình nham sơn thạch động vùng này mới có. Tuy nhiên trong tiếng Việt và tiếng Hán không có từ tương đương với tiếng Nùng do đó phải phiên âm hoặc dịch âm với một số dị bản. Hiện nay, trong tiếng Trung Quốc dịch âm Pắc cũng là Bắc (trong tiếng Nùng) và vì có lẽ theo địa hình là phương Bắc của của xã Sóc Giang. Bó thì phiên âm sang tiếng Trung Quốc mượn chữ Pha làm âm, có nghĩa là đèo. Cách gợi ý này cũng rất hợp lý về mặt địa hình. Phía Trung Quốc muốn tới Pắc Bó thì phải xuống đèo (hạ pha). Về mặt núi đồi mà nói đứng từ biên giới phía Tịnh Tây mà nhìn thì quả đèo Pắc Bó hiện nay làm nơi cội nguồn đang ở một nơi quá thấp so với sự an toàn chiến lược thời đó và quá xa so với biên giới. Vì thế, nơi thai nghén cội nguồn cách mạng Việt Nam, Pắc Bó chính hang là đang ở trên đất Trung Quốc.
http://www.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2009/7/144675.cand
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/136847/print/Default.aspx
http://bbs.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?PageIndex=1&ThreadID=9669
http://bbs.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?ThreadID=9669
http://bike.yournet.cn/bbs/ShowPost.asp?PageIndex=21&ThreadID=8265
Trần Đông Đức

Hồ Dầu Tiếng có thể gây ngập TP.HCM

Thứ Bảy, 15/10/2011 (GMT+7)
TT - Hồ Dầu Tiếng có dung tích chứa 1,58 tỉ m3 nước. Hiện mực nước hồ đã đạt đến cao trình 23,35m. Nếu mực nước vượt qua 24,4m mà nước vẫn tiếp tục về, nhiều khả năng hồ Dầu Tiếng phải xả lũ lưu lượng lớn.
Một bãi cát hoạt động trái phép trong lòng hồ Dầu Tiếng (ảnh chụp ngày 11-10) - Ảnh: Q.K.
Việc xả lũ này có nguy cơ gây ngập úng cho khu vực hạ du Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM.
Đây là cảnh báo được đưa ra tại hội thảo “Hồ Dầu Tiếng, một số vấn đề bức xúc” do Hội Khoa học thủy lợi TP.HCM tổ chức ngày 14-10.
Vừa lo ngập vừa lo thiếu nước
Nếu xảy ra mưa lớn 1.000mm/ngày vào thời điểm này thì bắt buộc hồ Dầu Tiếng phải xả với lưu lượng lớn. Nếu không, nguy cơ vỡ đập với hơn 1 tỉ m3 nước đổ dồn về phía hạ du, thảm họa không thể lường được”
Ông VŨ ĐỨC HÙNG
Theo GS.TS Nguyễn Ân Niên - chủ tịch Hội Khoa học thủy lợi TP.HCM, để đảm bảo an toàn khi nước lũ về quá lớn, hồ Dầu Tiếng có thể xả tối đa với lưu lượng 2.800m3/giây. Tuy nhiên, trong thực tế có lần hồ này chỉ xả 600m3/giây đã gây ngập lụt khá nặng cho TP.HCM, nên việc xả lũ của hồ Dầu Tiếng là nguy cơ ngập treo lơ lửng cho TP.
Ông Nguyễn Trường Xuân, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi TP, dẫn chứng thêm năm 2009 hồ Dầu Tiếng xả lũ với lưu lượng 400m3/giây trong hai giờ mà làm người dân ở TP.HCM “nhảy dựng lên”! Thời điểm đó, triều cường dưới hạ lưu sông Sài Gòn lên hơn 1,5m trong khi ngoài biển đang có một cơn bão gây mưa to gió lớn. “Lãnh đạo TP lúc đó yêu cầu tôi lên trực tiếp hồ Dầu Tiếng nhờ lãnh đạo hồ cho “nín” lại một thời gian. Rất may lần đó bão không đổ bộ vào, nếu không sẽ gây hậu quả khó lường. Những tổ hợp bất lợi như bão (gây mưa) + triều cường cao + xả lũ ngày càng xuất hiện nhiều hơn”- ông Xuân cho biết.
“Mùa mưa thì lo ngập nhưng mùa khô hồ Dầu Tiếng lại thiếu nước tưới” - ông Nguyễn Trường Xuân than thở. Theo ông Xuân, nguyên nhân chủ yếu của việc thiếu nước là do nạn lấn chiếm lòng hồ xảy ra phổ biến mà không được xử lý, cộng với tình trạng bồi lắng dưới lòng hồ sau hơn 26 năm hoạt động. “Dung tích thiết kế của hồ Dầu Tiếng là 1,58 tỉ m3 nước nhưng hiện nay dung tích hồ chắc chỉ còn hơn 1 tỉ m3”- ông Xuân nhẩm tính. Còn nguyên nhân gây ngập hạ du khi hồ Dầu Tiếng xả nước với lưu lượng lớn, theo ông Xuân, là do tình trạng lấn chiếm, xây đê kè làm thu hẹp dòng chảy cũng như khả năng chứa nước của sông rạch, khu vực bán ngập dưới hạ du TP.HCM.
Cần có biện pháp quản lý
Mở thêm hướng thoát lũ
Về những giải pháp gia tăng dung tích chứa nước, đảm bảo an toàn cho hồ, ông Trần Duy Tiến lưu ý phải ưu tiên trồng lại rừng phòng hộ đầu nguồn, nạo vét sông rạch hạ du để tăng khả năng tải nước. Đồng thời phải nghiên cứu phân lũ ra nhiều hướng. Cụ thể là mở thêm hướng thoát lũ của hồ Dầu Tiếng về sông Vàm Cỏ Đông để giảm ngập cho khu vực hạ du trong trường hợp phải xả nước với lưu lượng lớn.
Theo ông Vũ Đức Hùng - chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa (quản lý hồ Dầu Tiếng), vấn đề bức xúc hiện nay của hồ Dầu Tiếng là nạn lấn chiếm lòng hồ. Hiện có hơn chục trường hợp tự ý đắp đập, ngăn lòng hồ thành những ao riêng để nuôi trồng. Có trường hợp chiếm đến 10ha lòng hồ. Ông Hùng cho biết công ty ông là đơn vị chủ hồ nhưng chỉ được phân cấp quản lý nguồn nước và phân phối, còn trách nhiệm quản lý, bảo vệ, cấp phép khai thác tài nguyên là do UBND các tỉnh có liên quan đảm trách. Vì vậy, khi phát hiện những trường hợp lấn chiếm lòng hồ, công ty chỉ lập biên bản kiến nghị các địa phương giải quyết.
Ông Nguyễn Văn Lý, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM, cho biết sắp tới, hồ Dầu Tiếng được bổ sung 50m3/giây từ hồ Phước Hòa (Bình Phước) nên việc quản lý, vận hành hồ phải được đổi mới. Ông Lý kiến nghị phải có quy trình vận hành liên hồ Dầu Tiếng - Phước Hòa cũng như quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải đánh giá lại mức độ bồi lắng của hồ để nạo vét, tăng khả năng chứa nước cũng như phòng lũ. Ngoài ra, phải xử lý triệt để nạn lấn chiếm, khai thác, chăn nuôi trái phép trong lòng hồ. Nhiều nhà khoa học cũng đề xuất nên nâng đập chính và các khu vực xung quanh lên thêm 1-2m so với hiện hữu để tăng khả năng chứa nước của hồ.
Ông Trần Duy Tiến, phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ Nông nghiệp phát và triển nông thôn), cho biết sẽ kiến nghị bộ này làm việc với Bộ Tài nguyên và môi trường cùng với các tỉnh, TP liên quan thành lập hội đồng quản lý hồ Dầu Tiếng đủ thẩm quyền xử lý tình trạng lấn chiếm, gây ô nhiễm lòng hồ.
GS.TS Nguyễn Ân Niên cho biết ông sẽ tập hợp những ý kiến của các nhà khoa học tại hội thảo để kiến nghị lên các cấp thẩm quyền nhằm sớm có hướng xử lý, trả lại chức năng cho hồ Dầu Tiếng.
QUANG KHẢ

Dựng tượng Phật Quan Âm... bồng súng

SGTT.VN - Tại một hồ nước trên cánh đồng thuộc xã Đại Cường (Đại Lộc, Quảng Nam) có một pho tượng cô du kích đầu đội mũ tai bèo, vai mang súng. Bức tượng khi xây có thể là thạch cao trắng, nhưng bây giờ, người ta thấy đã loang lổ nhiều mảng đen.

Bức tượng cô du kích đứng trên...toà sen trong hồ nước tại xã Đại Cường, Đại Lộc, Quảng Nam.

Trong hồ nước, nông dân làm chuồng nuôi vịt. Qua mấy ngày mưa lũ, đàn vịt không còn, chỉ còn lại cái chuồng xiêu vẹo tả tơi. Một bác nông dân vác cuốc đi ngang dừng lại góp chuyện: "Mấy tháng trước, hồ nước sạch sẽ lắm, không ai dám thả vịt, thả cá, nước trong vắt. Nhưng từ khi thay Phật bà bằng cô du kích thì ra như ri đây". Phật Quan Âm? Tôi ngạc nhiên và nhìn kỹ thì thấy có điều lạ là cô du kích này đứng trên... toà sen.

Bác nông dân này nói: "Hồi trước, bà con chúng tôi quyên góp tiền và xây ở đây một tượng Phật bà. Được sáu tháng thì chính quyền không cho để tượng nữa, đòi đập. Ông M., người phát động xây tượng, sợ đập thì uổng phí mới kêu thợ sửa tượng lại thành cô du kích". Theo bác nông dân này, trước kia, đây là bức tượng Phật Quan Âm trắng tinh, ngự trên toà sen, với tà áo choàng trắng bay phất phơ, một tay cầm bình cam lồ, một tay cầm nhành dương. Thế nhưng, sau đó, người ta đã phải cắt áo choàng đi, đội lên đầu tượng một mũ tai bèo rộng sụp xuống tận trán, bẻ tay cầm hồ lô và tay cầm nhành dương rồi đặt vào đó một cây súng trường.

Tôi đến nhà ông M., chỉ cách bức tượng vài trăm mét. Ông M. nói: "Hồ nước trước kia là đám ruộng. Tôi đề xuất ý tưởng và được huyện hưởng ứng thành lập dự án đào đám ruộng thành hồ nước để lấy nước tưới cho mấy chục hecta đất màu của thôn. Hồ nước ra đời, vì nó nằm ở đầu cái làng này, nên để cho hồ nước sạch sẽ, tôi đã vận động bà con quyên góp xây bức tượng Quan Âm ở giữa hồ. Tôi nghĩ xây bức tượng Phật lên thì cái hồ nước đó mới sạch vì sẽ không ai dám vứt rác, nuôi cá, thả vịt, cho trâu dầm dưới đó. Và đúng như vậy, suốt sáu tháng sau, hồ nước vẫn sạch tinh tươm. Tuy nhiên, đùng một cái, mấy "ổng" không cho đặt tượng nữa".

"Trước khi xây, anh có xin ý kiến chính quyền không?", tôi hỏi. "Có chớ, huyện, xã gì tôi cũng nói. Lúc đó ai cũng vui vẻ, bởi vì có chi trầm trọng. Thành phố Đà Nẵng, cách đây 20km, người ta xây tượng Phật bà to gấp mấy lần, xây tượng Phật Như Lai cũng to gấp mấy chục lần, trung ương, địa phương về, trong nước, ngoài nước đến, mà có ai nói chi đâu. Còn của tôi, chỉ là tượng Phật ở làng, tôi là cán bộ (ông M., là cán bộ trung ương vừa nghỉ hưu – NV) chứ có phải ở chùa nào đến, tôn giáo nào tới đâu".

bài và ảnh Đoàn Nguyễn

Tuesday, December 20, 2011

Do bất đồng trong hôn thú, cựu TBT Nông Đức Mạnh đã tuyên bố từ con trai Nông Quốc Tuấn?


Cập nhật lúc 08-12-2011 12:00:00 (GMT+1)

Hai cha con Nông Đức Mạnh và Nông Quốc Tuấn. Ảnh internet

 

Như Vietinfo đã đưa tin của phóng viên Trạch Văn Đoành, cách đây không lâu sau khi rời ghế TBT Đảng Cộng sản Việt Nam mới gần 1 năm, Cụ Nông Đức Mạnh ở tuổi ngoài 70 cảm thấy 'cô đơn' và quyết định lấy vợ. Nay lại có tin Cụ từ con trai của mình do bất đồng trong hôn thú... Đây là chuyện khó tưởng có phần thêu dệt thêm về mối quan hệ giữa bố đẻ, con trai trưởng, con gái nuôi đến mẹ kế trong gia đình "mẫu mực" họ Nông này...


Vợ cụ Tổng là nữ Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Huyền Tâm sinh 17/10/1966, quê tại Ninh Xá, Bắc Ninh là đại biểu Quốc hội khoá 12 và khoá 13 kém 3 tuổi so với ông Nông Quốc Tuấn con trai cả của cụ Tổng Nông và kém cụ Tổng Nông có hơn 26 mùa lá rụng. Ngoài ra bà Tâm còn được biết là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm tiền thân là Công ty TNHH Minh Tâm được thành lập từ năm 2002.

Theo nguồn tin từ nhóm bạn bè của ông Nông Quốc Tuấn, gồm những người thuộc nhóm bạn bè xuất thân là dân tộc Tày, con cái của các lãnh đạo cao cấp trong Uỷ ban Dân tộc đang sống và làm việc ở Hà nội cho biết, thì cách đây khoảng hơn 10 năm, khoảng tháng 2 năm 2000 ông Nông Quốc Tuấn mới xuất hiện trên chính trường với chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Đó là thời gian sau 12 năm ngồi chơi xơi nước ở Hội Thanh niên Việt nam kể từ sau khi kết thúc cuộc đời là "công nhân xuất khẩu lao động", do bị  cha đẻ là ông Nông Đức Manh, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái bắt buộc phải đi để cai nghiện... tại Singwitz, thuộc CHDC Đức cũ từ năm 1981 – 1987.

Thời gian này (từ năm 2000 – 2003) ông Nông Quốc Tuấn có quan hệ tình cảm trên mức bạn bè với cô Đỗ Thị Huyền Tâm kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng". Mặc dù lúc đó cô Đỗ Thị Huyền Tâm đã từng có gia đình sau nhiều lần kết hôn và li hôn và tin còn cho biết số số vốn điều lệ 5 tỷ đồng ban đầu thành lập công ty TNHH Minh Tâm từ năm 2002 tiền thân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm là do ông Nông Quốc Tuấn cho bà Tâm vay trên danh nghĩa cho mượn bao giờ có thì trả.

Cựu TBT Nông Đức Mạnh và bà vợ mới Đỗ Thị Huyền Tâm .

 

Bạn bè của ông Nông Quốc Tuấn cho biết, cô Đỗ Thị Huyền Tâm thường xuyên qua lại với gia đình cụ Tổng Nông ở biệt thự 66B Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà nội vốn dành riêng cho các cán bộ lãnh đạo cao cấp với tư cách là cô em kết nghĩa của ông Nông Quốc Tuấn.

Dần dà trở thành con gái nuôi của cụ Tổng Nông lúc nào không biết, khi mà bà Lý Thị Bang – phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh – do tuổi cao, sức yếu đã dược cụ Tổng Nông cho về ở quê và qua đời ngày 25.10.2010 tại xã Lương Hạ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Rồi cụ Tổng Nông đã được cô con gái nuôi đã "dìu" cụ Tổng Nông vào đời, và để đền đáp cụ Tổng Nông đã dùng quyền lực của mình ....  để "dìu" cô con nuôi  (nối ruột) trở thành nữ Đại biểu Quốc hội.

Căn biệt thự mới xây của cụ Tổng Nông đã bị vợ mới mang sổ đỏ đi thế chấp NH

Việc cụ Tổng Nông lấy vợ trẻ hơn con trai cả của mình và từng là con nuôi của mình, hơn nữa trong thời gian chưa đoạn tang vợ đầu là bà Lý Thị Bang – phu nhân Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đầy năm khiến họ hàng, con cái và những người thân cận của ông cựu Tổng bí thư hết mực can ngăn và hết sưc bất bình.

Một trong những người phản đối gay gắt nhất là con trai cả của cựu Tổng Bí thư là ông Nông Quốc Tuấn Bí thư tỉnh ủy Bắc giang, Uỷ viên trung ương Đảng khóa XI, vì nhiều nguyên nhân sâu xa mà theo ông Tuấn cho biết là khó nói vì nó là chuyện kiểu cha dùng của thừa của con trai đã nói ở trên.

Một điều đáng nói là việc vội vàng kết hôn với vợ mới khi chưa đoạn tang với vợ đầu là phạm phải những điều cấm kỵ trong tục lệ hôn nhân của người dân tộc Tày. Hơn nữa theo ông Nông Quốc Tuấn thì việc cụ Tổng Nông lấy vợ sẽ gây mất uy tín của cá nhân và làm ảnh hưởng tới con đường thăng tiến của ông trong tương lai.

Nhưng nguyên nhân lớn nhất là tình trạng sắp sửa phá sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm của cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái, sản phẩm hàng hóa tồn đọng và các hạng mục bất động sản không bán được, với các khoản nợ lớn hàng trăm tỷ đồng đến hạn đáo nợ nhưng không có khả năng trả nổi.

Theo tin cho biết tới mức kể cả sổ đỏ căn biệt thự sang trọng của cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm tại Nhân Mỹ, Mỹ Đình – Hà Nội cũng đã phải mang đi thế chấp cho ngân hàng. Và không chỉ thế, điều nghiêm trọng nhất để cứu vãn tình thế bên bờ vực phá sản của doanh nghiệp mình, cô dâu Đỗ Thị Huyền Tâm đã dùng sổ đỏ của căn biệt thự mới xây ở tại Khu dân cư số 9, làng Võng thị, Phường Bưởi ven Hồ tây, đứng tên ông Nông Quốc Tuấn để thế chấp cho Ngân hàng. Mà theo đánh giá của giới buôn bán BĐS thì chỉ riêng mảnh đất mặt tiền hồ Tây 850 m2, giá 350 triệu/m2 thì có thể vay được xấp xỉ khoảng 300 tỷ.

Điều này đã khiến ông Nông Quốc Tuấn hết sức tức giận và do không kiềm chế được, trong mấy ngày gần đây, tại ngôi biệt thự 66B Phan Đình Phùng hai cha con cụ Tổng Nông đã to tiếng tới mức cụ Tổng Nông chỉ mặt ông Nông Quốc Tuấn mà nói rằng "Mày là thằng bố láo, miếng đất ven Hồ Tây có được là do ai? Từ nay tao từ mày, mày sẽ không là con của tao từ đây!"

Người ta bảo "Trẻ cậy cha – già cậy con" chắc cụ Tổng Nông hẳn biết điều đó, vậy mà sao cụ không nghĩ tới vài năm nữa cụ cũng tới tuổi bát tuần. Cụ không trông vào con trai cụ mà có bao nhiêu để con "chim Việt" chịu sự lãnh đạo của cái "bướm Việt", chắc khi tỉnh ra thì cũng khó bảo tồn cả cái "cắc tút".

Chỉ khổ cho ông Nông Đức Tuấn, Bí thư tỉnh ủy Bắc giang, Uỷ viên trung ương Đảng xấu hổ với bạn bè, chiến hữu và đàn em, vì có ông bố già hơn 70 tuổi mà vẫn còn thích thả dê.

Làng Võng thị, ngày 06 tháng 12 năm 2011

Trạch Văn Đuỳnh 

Bản gốc bài phiếm trên trang tintuchangngay "Cựu TBT Nông Đức Mạnh đã tuyên bố từ ông Nông Quốc Tuấn con trai của mình"

Điều tra xác minh của Trạch Văn Đoành, phóng viên Thông Tấn Xã

Theo nguồn tin riêng của phóng viên Trạch Văn Đoành, trong bản tin trên có một số điểm cần bổ sung thêm:

Ngôi nhà biệt thự bên Hồ Tây 800m2 cạnh nhà của cố bí thư Lê Duẩn là tiêu chuẩn cấp cho Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, do đó Thái tử Nông Quốc Tuấn không có tiêu chuẩn này.

Người kết nối xe duyên cho Cụ Tổng là ông Nguyễn Thế Thảo, đương kim Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội (nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh). Thông Tấn Xã đã trực tiếp truy hỏi, nhưng văn phòng của Chủ tịch UBND TP Hà Nội không khẳng định hay phủ nhận về vấn đề này.

'Điếu thuốc lá nổ vang như tiếng súng'


Bà Nguyễn Thị Bưởi, chủ quán cà phê Tây Thị - người bán cho anh Lý điếu thuốc lá phát nổ làm bị thương tay - cho biết mua cây thuốc ở chợ xã Đại Tân. Khi anh Lý châm lửa hút, bất ngờ điếu thuốc nổ lớn như tiếng súng.
Điếu thuốc phát nổ khi đang hút'Có mảnh kim loại trong điếu thuốc lá phát nổ'

Sáng 13/12, đợi nhập sắn cho nhà máy Cồn ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam), anh Nguyễn Xuân Lý vào quán Tây Thị sát nhà máy gọi cà phê và nửa gói thuốc con ngựa. Cùng vào quán và ngồi nói chuyện với anh Lý còn có một số tài xế khác. Rút một điếu thuốc lá từ nửa gói vừa mua đưa lên miệng, anh Lý bật lửa châm hút, bất ngờ điều thuốc nổ vang đanh. Mảnh văng tung tóe khắp nơi.

Bà Nguyễn Thị Bưởi, chủ quán cà phê kể, mảnh văng găm vào bàn tay phải của anh Lý chảy máu. Anh Phan Văn Thủy ngồi cùng bàn với anh Lý cũng bị văng mảnh thủng quần, bị thương ở đùi và vùng cổ.

Anh Nguyễn Xuân Lý tường thuật lại sự việc điếu thuốc phát nổ hi hữu gây bị thương cho bàn tay của mình. Ảnh: Trí Tín
Anh Nguyễn Xuân Lý kể lại sự việc điếu thuốc phát nổ làm bị thương bàn tay của mình. Ảnh: Trí Tín

Giữa tiết trời mùa đông giá rét, mân mê, xuýt xoa vết thương băng bó trên bàn tay phải, anh Lý nhớ lại: "Tôi châm lửa mới rít một hơi thì bỗng dưng điếu thuốc phát nổ". Anhh chìa bàn tay băng bó ra: "Đây, bị thương ngón tay giữa và ngón trỏ của tôi".

Sau khi sự việc xảy ra, các tài xế ngồi cùng bàn đã đưa hai người bị nạn vào Trạm y tế xã Đại Tân sơ cứu. Chứng kiến vụ việc từ đầu đến cuối, anh Hòa, lái xe tải gật đầu: "Khi điếu thuốc bỗng dưng phát nổ trên tay anh Lý, chúng tôi ngồi cùng bàn rất hoảng sợ bỏ nhảy tứ tán. Sau đó tôi mượn xe máy chở anh Lý đến trạm y tế xã Đại Tân băng bó vết thương ở tay mà lòng nghĩ mãi không sao hiểu nổi tại sao thuốc lá nổ".

Ông Phan Văn Độ, Trưởng Trạm y tế xã Đại Tân thì cho biết khi tiếp nhận cấp cứu anh Lý, qua kiểm tra phát hiện ngón tay giữa của anh có ghim một mảnh nhôm nằm dưới da. "Chúng tôi đã gắp mảnh nhôm này ra, băng bó vết thương, giảm đau cho anh Lý. Từ trước đến nay, trạm y tế chúng tôi chưa từng thấy trường hợp nào hút thuốc mà bị thương tích như vậy", ông Độ nói.

Chủ quán cho biết, lâu nay gia đình vẫn thường xuyên lấy hàng thuốc lá tại chợ ở xã Đại Phong, huyện Đại Lộc, nhưng chưa từng có khách nào hút thuốc bị nổ gây thương tích như trường hợp anh Lý, anh Thủy.

"Hôm qua có ba nhân viên tự xưng là Chi nhánh kinh doanh thuốc lá ở Đà Nẵng đến hỏi han về thông tin về vụ điếu thuốc phát nổ; đồng thời bảo tôi cho xem gói thuốc chưa khui trong cây thuốc đã bán cho anh Lý rồi bỏ đi", bà Bưởi nói.

Trao đổi với VnExpress.net chiều 17/12, ông Trương Minh Hòa, Trưởng Công an xã Đại Tân cho biết thêm: "Hiện công an xã đã lập hồ sơ vụ việc, tạm giữ tang vật là một gói thuốc con ngựa loại 20 điếu với ba điếu thuốc còn lại, thu giữ một mảnh nhôm to bằng đầu que diêm lấy ở Trạm y tế xã gắp ra từ vết thương trên tay anh Lý. Vụ việc đã được báo cáo lên Công an huyện Đại Lộc để điều tra làm rõ".

Cơ quan chức năng xã Đại Tân đang nghi vấn mảnh nhôm nhiều khả năng là vỏ của kíp nổ trong điếu thuốc lá phát nổ bất ngờ gây thương tích cho anh Lý.

Hiện nhà sản xuất cũng bác giả thuyết điếu thuốc lá nổ do lỗi kỹ thuật, đồng thời đặt ra khả năng bị đối thủ cạnh tranh chơi xấu.

Trí Tín

Monday, December 19, 2011

Kim Jong Il chết , cả nước Bắc Hàn diễn kịch

Cảnh sát Ai Cập có biết nhục không? Cảnh sát VietNam thì không!!!

Cú đạp vào mặt dân Ai Cập
SGTT.VN - Bức ảnh này được chụp lại từ video ghi lại hoạt động biểu tình ở quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo, Ai Cập hôm 17.12. Những binh sĩ quân đội, từng được người dân nghĩ rằng cùng phía với họ trong cuộc khởi nghĩa hồi tháng hai, nay thẳng tay đàn áp nhân dân, kể cả phụ nữ.
Bức ảnh gây sốc cho thấy các binh sĩ Ai Cập đang kéo lê người phụ nữ đã không còn sức chống cự trên mặt đất, đạp mạnh vào bụng cô sau khi đã lật lớp áo bên ngoài. Ảnh: Reuters
Trước khi bị cảnh sát vây đánh, người phụ nữ này đã được hai người đàn ông cố gắng giúp thoát khỏi hiện trường. Ít nhất mười cảnh sát xông vào vây đánh, nắm tóc cô và kéo lê trên đường. Cô yếu ớt dùng tay che chắn khỏi những cú đánh liên tiếp vào đầu. Cho đến khi cô không thể chống cự và nằm im thì một cảnh sát khác không ngừng ra sức đạp vào bụng cô. Hành vi gây phẫn nộ nhất chính là việc cảnh sát kéo làn áo abaya ra và để lộ nửa phần cơ thể trên của cô. Thế giới Arập có điều cấm kỵ là không được sử dụng bạo lực đối với những phụ nữ không có vũ trang.
"Họ có còn là đàn ông? Phẩm giá ở đâu?", cô gái Toqa Nosseir 19 tuổi nói. Cô đã cãi lời cha mẹ và tham gia biểu tình vì không thể chấp nhận những gì đã xảy ra. Ở gần quảng trường Tahrir, người biểu tình cầm theo những tờ báo có đăng bức hình gây phẫn nộ này và la lớn: "Đây là quân đội đang bảo vệ chúng ta". Tổng giám đốc cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), người đoạt giải Nobel Hoà bình năm 2005, ông Mohamed Elbaradei viết trên Twitter: "Các người có biết nhục không?"
Cảnh Toàn

Nguyễn Chí Đức: Họ đã “chơi” đồng chí của họ

2011-08-02
Chiều ngày 2/8, Công an thành phố Hà Nội có thông báo chính thức về kết luận điều tra, xác minh về việc lực lượng an ninh giải quyết việc tập trung của người biểu tình tại Hà Nội vào hôm 17/7.

RFA screen shot
Đại úy công an tên Minh đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội.


Riêng trong vụ video clip quay lại cảnh anh Nguyễn Chí Đức bịmột nhân viên an ninh đạp vào mặt, công an Hà Nội cho biết anh Đức đã khẳng định trong bản tường trình rằng không bị ai đánh, chỉ có sự xô đẩy khi đưa anh Đức lên xe buýt.
Công an TP. Hà Nội kết luận “không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp khi tham gia biểu tình”.
Theo đó, công an thành phố Hà Nội kết luận không có việc công an trấn áp, đàn áp thô bạo hay bắt giữ người biểu tình.

Buồn, phẫn nộ

Sau khi các thông tin trên được đăng tải trên báo Hà Nội Mới, anh Nguyễn Chí Đức, tỏ ra rất buồn và phẫn nộ. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Khánh An, anh cho biết:
Nguyễn Chí Đức: Nội dung họ bảo tôi khẳng định không bị đánh là sai. Thực sự tôi đã nói là tôi bị đạp nhưng tôi không xác định ai là người đạp vào mặt tôi. Lúc ấy ở cạnh xe buýt, mình không biết ai đạp cả, bị đạp xong mình rất tá hỏa. Tôi đã nói thế rồi. Nhưng điều này mới quan trọng, lúc ấy làm việc với rất nhiều công an thành phố,viện kiểm sát và với cả giám đốc công ty tôi là bí thư đảng ủy thì tôi đã chỉ mặt tất cả những người công an ở đấy bảo là “Tôi làm việc này là vì Đảng.
Bản thân tôi là đảng viên, tôi làm việc hợp tác với các anh là vì tôi muốn bảo vệ Đảng tại vì tôi không muốn đi quá sự việc”. Nhưng sau sựviệc này thì tôi quá buồn. Tôi chả còn gì để mất cả. Họ đã xúc phạm danh dự của tôi, mà họ lại là đồng chí của tôi. Họ đổi trắng thành đen, làm tôi rất buồn. Tôi đã muốn giảm nhẹ sự việc nhưng mà bây giờ họ viết lên báo khẳng định tôi không bị đánh.
Các bạn nên nhớ báo Hà Nội Mới là cơ quan ngôn luận của đảngủy Hà Nội chứ không phải là một tờ báo bình thuờng, báo
Báo Hanoimoi ngày 02 tháng 8, 2011 đăng tin về sự việc anh Nguyễn chí Đức. RFA Screen cap
Báo Hanoimoi ngày 02 tháng 8, 2011 đăng tin về sự việc anh Nguyễn chí Đức. RFA Screen cap
giải trí, báo Dân Trí hay VnExpress, những báo đấy đối với tôi không quan trọng nhưng báo Hà Nội Mới, chính nghĩa nó khác hẳn. Tôi rất buồn.
Tôi nói chuyện với một anh công an thành phố, tôi nói với anh là “Các anh làm thế là các anh đẩy em vào đường cùng rồi. Nó làm mất danh dựcủa em. Cú đạp đối với em không có ý nghĩa gì cả, nhưng các anh làm thế là coi như tất cả họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan họ đọc bài báo đấy thì họ nghĩem là cái gì? Trong khi đó, sự thật vẫn là sự thật”.
Tôi đang rất phẫn nộ, rất buồn. Bố mẹ tôi đã rất phẫn nộ.Lúc đầu tôi giấu sự việc ấy để không cho ai biết. Bố mẹ tôi không biết, tại vì tôi biết bố mẹ tôi xem cái (video clip) đấy là rất phẫn nộ nên tôi giấu. Nhưng có 4 người công an, trong đó có công an phường, công an thành phố, đến nhà tôi thì bố mẹ tôi lúc đầu còn trách móc tôi là tại sao lớn rồi còn đi biểu tình, tại sao ra đấy làm gì cho người ta bắt bớ cho nó khổ mà chả giải quyết được gì cả.
Nhưng sau khi bố mẹ tôi xem phóng sự đấy, bố mẹ tôi rất phẫn nộ và bố tôi nói luôn: “Đây là quân phát xít!”. Tôi rất buồn. Chính bố mẹ tôi muốn kiện nhưng tôi đã giảm nhẹ sự việc, tôi không muốn sự việc đi quá xa, nhưng bây giờ họ đẩy tôi vào thế đường cùng rồi, tại vì báo Hà Nội mới là cơquan ngôn luận của đảng, thành ủy Hà Nội.
Tôi là một đảng viên. Như vậy, họ đẩy đồng chí của họ ra khỏi tổ chức rồi. Tôi đã là nạn nhân mà bây giờ họ làm như thế thì tôi rất buồn.
Khánh An: Vâng, thưa anh Đức, theo thông tin kết luậnđiều tra có nhắc đến sự việc anh từ chối đi khám sức khỏe và không đề nghị gì vì không bị thương tích. Việc này là như thế nào?
Nguyễn Chí Đức:Hôm đi làm việc với công an thành phố và với cả lãnh đạo cơ quan tôi nữa thì tôi bảo là tôi bị đạp, còn họ viết nội dung gì thì tôi không biết. Lúc đấy tôi cũng muốn cho xong việc đi. Còn sự việc đi khám bệnh thì thực sự tôi không muốnđi khám vì đó là ban đêm, đi với công an thành phố rồi nhỡ đâu họ làm gì đấy tôi thì sao, tức là tôi phản đối dữ dội là tôi không đi khám.
Một hai hôm sau, cơ quan tôi họ làm cái lệnh điều xuất đi khám thì tôi đi khám thôi. Lúc đầu tôi cũng chống đối tại vì tôi sợ đi khám chỗnày chỗ khác nhỡ đâu có chuyện gì mà họ sắp xếp trước thì sao. Cho nên tôi bảo với người được giao nhiệm
Anh Nguyễn Chí Đức (x), nạn nhân của cú đạp lịch sử, nhận hoa từ người thân sau khi được công an thả hôm 17/7/2011. Hình do anh Đức gửi RFA
Anh Nguyễn Chí Đức (x), nạn nhân của cú đạp lịch sử, nhận hoa từ người thân sau khi được công an thả hôm 17/7/2011. Hình do anh Đức gửi RFA
vụ mời tôi đi khám là đi khám ở một bệnh viện ngẫu nhiên.
Tôi chọn một bệnh viện ngẫu nhiên là bệnh viện E, tức là không có sự sắp xếp gì cả. Đưa bệnh viện E, họ bảo “Bệnh viện E là bệnh viện gì thế?” vì đáng nhẽ làm ở bệnh viện của công ty. Nhưng tôi bảo “Không, nếu đi bệnh viện của công ty thì tôi không đi khám.
Tôi sẵn sàng bị đuổi việc chứ tôi không đi khám ở bệnh viện”,tại vì tôi phòng trường hợp nhỡ có gì bất trắc xảy ra với tôi thì sao. Tôi đi một mình rất nguy hiểm nên tôi bảo là phải đèo tôi đi vì tôi sợ có vấn đề gì xảy ra. Một người trong cơ quan đèo tôi đi và chọn một bệnh viện ngẫu nhiên để khám sức khỏe, tức là chụp hình đấy.

Gián tiếp phá hoại Đảng

Khánh An: Vâng, như vậy anh có định là sẽ làm gì đối với thông tin đưa ra trên báo chí không?
Nguyễn Chí Đức:Thực ra tôi chỉ làm một người bình thường, ngay cả trong cơ quan tôi cũng chỉlà một công dân bình thường và tôi cũng xác định thế thôi. Mình không muốn mơ mộng vì ở hoàn cảnh thế này, một đất nước như thế này ở mặt bằng thế giới, mình cũng chỉ là người bình thường thôi. Nhưng họ dùng cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, thành ủy Hà Nội họ chơi tôi.
Thực sự bây giờ tôi không biết làm gì cả. Ngày mai tôi sẽlên gặp bí thư đảng ủy để xem thái độ của đồng chí đấy với giám đốc như thếnào. Nếu ủng hộ tôi thì còn khác, còn nếu phủi tay cũng giống như công an thành phố Hà Nội thì có lẽ là tất cả hệ thống chính trị nó đẩy tôi ra khỏi đảng.
Nên nhớ rằng bố mẹ tôi là người Nghệ An, họ hàng tôi là NghệAn, rất nhiều người theo đảng rồi, từ thời Việt Minh năm 1930, tức là trước khi Hồ Chí Minh về nước, ông nội tôi, anh em ruột của ông nội tôi và rất nhiều đồng chí khác đã theo đảng, theo Việt Minh và họ đã chết trước khi Hồ Chí Minh về nước, nhưng mà họ không có gì phải buồn phiền đó là vì lý tưởng cao đẹp.
Nhưng bây giờ, hệ thống chính trị kết hợp với công an làm như thế này thì tôi rất buồn. Họ đã chính thức đẩy tôi. Nếu mà họ tiếp tục đẩy tôi vào đường cùng thì tôi cũng chả còn gì để mất cả tại vì họ đã dùng báo chính thống để họ “chơi” đồng chí của họ. Thực sự là họ đã “chơi” một đồng chí của họ chứ không phải là “chơi” một công dân nữa.
http://www.youtube.com/v/HyaieC75WSc?version=3&feature=player_embedded">name="allowFullScreen" value="true">http://www.youtube.com/v/HyaieC75WSc?version=3&feature=player_embedded" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="640" height="360">
Khánh An: Thưa anh, có thông tin cho rằng anh công an tên Minh, người đã đạp vào mặt anh, đã bị tạm đình chỉ công tác…
Nguyễn Chí Đức: Thực sự tôi không quan tâm tên Minh là ai, tôi không quan tâm đến bất kỳ lãnh đạo công an thành phố là ai vì sau sự việc đấy, tôi vẫn muốn tôi chỉ là người bình thường thôi. Nói thật là tôi bất đắc dĩ phải nổi tiếng.
Có rất nhiều người đến thăm, công an rồi tự nhiên cơ quan đoàn thể họ cứ gặp tôi là họ nói. Hàng xóm họ biết tôi, họ quý mến tôi thì họ hỏi chuyện kiểu khác, nhưng công an thành phố họ gặp tôi là với một thái độ khác, mặc dù họ rất mềm mỏng, ôn tồn nhưng mà tôi hiểu là họ muốn biết thái độ của tôi.
Ngay cả sáng nay cũng có người hỏi tôi là có ra chỗ Cù Huy Hà Vũ không, nhưng tôi chả quan tâm vụ đấy. Chỉ đến chiều tôi đi làm thì tôi có gặp một số anh em vì bị cấm đường, trên đường về đi làm thì phải qua đấy, thấy bị cấm đường thì nhân tiện có mấy người bạn cùng đi biểu tình với tôi đang ở đấy thì gặp thôi.
Khánh An: Anh nói rằng sau sự kiện báo Hà Nội Mới đăng thông tin lên thì nó đã làm cho anh rất buồn, rất bức xúc. Như vậy sự kiện này có làm thay đổi nhận định của anh không?
Nguyễn Chí Đức:Tôi có một nhận định là chính công an nhân dân là người gián tiếp phá hoại Đảng Cộng Sản, chứ không phải là những người biểu tình, tại vì họ đổi trắng thànhđen. Họ làm sự việc thành ra bây giờ dựng đứng tôi rồi đây này. Lúc tường trình tôi bảo là tôi bị đạp, các anh muốn viết là va chạm gì đấy nhưng tôi là tôi bị đạp. Bản thân tôi là đã đứng xa cách đoàn biểu tình tới 30 met rồi, tôi cảnh giác tại vì lần trước tôi đã bị bắt rồi, tôi không muốn bị bắt, không phải là tôi sợ nhưng tôi cũng chả muốn an ninh chú ý đến tôi nên tôi đã đứng rất xa rồi, họ còn chỉ đạo bắt tôi. Tôi đang đi trên vỉa hè.
Hôm nay tôi nói thẳng ra vì sự việc đã ra như thế. Báo Hà Nội Mới đăng như thế này là một đòn rất phũ phàng với tôi. Mai mốt những bài báo này là báo in, báo giấy rồi bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của tôi họ có thểkhông đọc báo trên mạng, blog nhưng họ báo ấy thì chết tôi rồi.
Tôi làm sao thanh minh được? Báo chính thống mà. Thanh minh cũng chả làm gì cả, mà tôi cũng không cần thanh minh nữa. Tôi chỉ quan tâm là những người đi biểu tình với tôi họ vẫn còn tin tôi, đó là điều đáng mừng đối với tôi. Tôi trân trọng cái đấy. Đó là những người thực việc thực. Gia đình, bạn bè, anh em, họ tin tôi là được. Những người bạn đi biểu tình, tôi không bao giờphản bội họ.
Tôi đã đi biểu tình và tổng cộng bị bắt 3 lần rồi, chả lẽtôi lại đi bán đứng họ, thế là tôi tự sỉ nhục tôi. Bán đứng những người đi biểu tình à? Không bao giờ! Tôi có bị làm sao thì cũng không bao giờ phản bội họ.
Khánh An: Vâng, cám ơn anh rất nhiều đã dành thời gian cho đài. Kính chúc anh mọi sự an lành và mong là…
Nguyễn Chí Đức:Tôi nghĩ là không an lành đâu. Sau sự kiện này là không an lành với tôi nhưng nói chung là tôi cũng không sợ nữa vì tôi quá phẫn nộ đi. Báo Hà Nội Mới là cơquan ngôn luận của đảng mà họ “chơi” đồng chí của mình.
Tôi là nạn nhân mà bây giờ họ dựng đứng tôi hóa ra tôi là người dối trá, trả lời phỏng vấn báo này báo nọ là dối trá, bây giờ là dối trá rồi sau này họ bảo tôi vu khống thì chết dở tôi. Đã đến nước này rồi thì tôi cũng chả cần nữa, tôi không quan tâm.
Khánh An: Dạ vâng, cám ơn anh rất nhiều.

Bất chấp tất cả ,Nguyễn Tấn Dũng quyết tâm làm đường vận chuyển bôxít

Con đường bôxít đã rồi thật rồi!

SGTT.VN - Bộ Giao thông vận tải vừa cho biết ngân sách nhà nước sẽ được dùng để làm lại quốc lộ 20, một trong hai con đường chính vận chuyển bôxít từ nhà máy Tân Rai, Lâm Đồng xuống cảng ở Đồng Nai (trong khi chưa có cảng Kê Gà).

Cuối cùng thì ngân sách Nhà nước sẽ bỏ ra để làm đường vận chuyển bô-xit, thay vì TKV. Ảnh: Thanh Nhã

Theo đó, quốc lộ này sẽ được làm trước đoạn từ ngã ba Dầu Giây giao với quốc lộ 1 ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đến ngã ba giao với TL 725 thuộc địa phận thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng theo hình thức… xây dựng – chuyển giao (BT).

Cuối cùng thì sau một rừng thông tin, chuyện đầu tiên – tiền đâu, cũng sáng tỏ. Trước đó, đề xuất của bộ Giao thông vận tải, có sự "thống nhất" của chủ đầu tư dự án khai thác bôxít này – tập đoàn TKV – rằng nếu chưa bố trí được vốn thì sẽ làm theo hình thức BT nhưng TKV phải cam kết trả sau cả phần gốc và lợi nhuận hợp lý. Những tưởng, như lời ông Nguyễn Thanh Liêm, trưởng ban nhôm – titan thuộc TKV, rằng "TKV góp một phần, còn làm cả thì phải thu phí". Những tưởng, như đề xuất của một số đại biểu Quốc hội và các địa phương, TKV phải bỏ tiền ra để làm, để chứng minh hiệu quả kinh tế của dự án mà tập đoàn này ra sức bảo vệ đã tính đúng, tính đủ các chi phí, trong đó có chi phí cho việc vận chuyển.

Tiền ngân sách hay tiền TKV – một doanh nghiệp nhà nước, thì cũng là tiền của dân, do dân đóng thuế mà ra. Nhưng chuyện "đầu tiên" này giúp sáng tỏ nhiều chuyện khác. Chưa tính đến những tác động tiêu cực có thể lên quốc phòng an ninh hay môi trường, càng ngày càng có cơ sở để nghi ngờ hiệu quả kinh tế của những dự án khai thác bôxít. Tự thân những van xin ưu đãi về thuế đến bảo lãnh tín dụng hay những "than khóc" về chuyện sẽ lỗ vốn nếu phải bỏ tiền ra làm đường có giá trị chứng minh cho sự nghi ngờ nói trên.

Trong quyết định "chủ chi" của bộ Giao thông vận tải, hẳn TKV sẽ rất biết ơn bộ này, khi thứ trưởng Trương Tấn Viên giải thích "bắt TKV đầu tư hết thì giá thành bôxít không chịu nổi và giảm hiệu quả dự án khai thác bôxít và cả kinh tế xã hội các địa phương liên quan". Vì sao bộ Giao thông vận tải thay đổi quan điểm về nghĩa vụ góp vốn làm đường của TKV? Vì sao lại thay đổi theo cách bảo vệ hiệu quả đầu tư của TKV như vậy?

Câu trả lời, từ phía bộ Giao thông vận tải, có vẻ nằm ở chỗ bộ này cho rằng đó là quyết định "vì lợi ích kinh tế và nhu cầu dân sinh". Lợi ích kinh tế, dưới góc nhìn của Đồng Nai, hẳn không gồm lợi ích địa phương vì chính nơi này từng đề nghị xe chở bôxít chỉ đi qua những con đường không thuộc quyền quản lý của mình do những quan ngại về trật tự an toàn giao thông. Nhu cầu dân sinh thì đã hẳn, ai không muốn có con đường to đẹp để đi. Nhưng đường to đẹp cùng với xe chở bôxít thì lại là một vấn đề khác. Tiếc rằng, trong chuyện này, họ không thể chủ động lựa chọn.

Bộ Giao thông vận tải nói quốc lộ 20 đã xuống cấp, nhà nước (bộ) đã có kế hoạch nâng cấp từ lâu nhưng thiếu vốn. Thực tế này kéo dài cho tới hiện nay, điều gì khiến nó thay đổi? Trọng lượng của bôxít chi phối nên quyết định mở hầu bao để con đường bôxít được hanh thông? Theo logic này, có khi người dân phải cám ơn TKV cùng những chuyến xe bôxít, nhờ đó mà họ có đường mới. Theo một logic khác, còn phải chờ xem những được – mất mà con đường bôxít mang lại.

Một quyết định – nhiều câu hỏi. Nhưng quyết định này là câu trả lời cho câu hỏi "Thế đã rồi của con đường bôxít?" mà báo Sài Gòn Tiếp Thị đặt ra trong bài viết số ra ngày 26.8.2011. Nó đã… rồi thật rồi!

Nguyên Lê

MỘT NGUY CƠ KHÁC : HÓA CHẤT & DƯỢC PHẨM TRUNG CỘNG ...


  1. MỘT BÀI VIẾT BỊ TRUNG CỘNG CHẬN NÊN PHẢI BỎ TỰA BÀI ĐỂ CÓ THỂ GỬI ĐẾN CÁC THÂN HỮU.


Các thân hữu thân quý, Nhận thấy đâ là một bài viết hữu ích, nên tôi đã gửi đến các thân hữu nhưng tất cả đều bị chận, không gửi đi được (bị trả lại toàn bộ). Để tránh bị chận, tôi đã gửi lại nhưng cắt bớt tựa đề, nhưng vẫn bị chận (tất cả đều bị trả lai). Lấn này, tôi sẽ gửi lại (lần thứ ba) sau khi xóa đi tất cả tựa lẫn tên tác giả và sẽ dùng Chrome thay vì FireFox. Hy vọng sẽ qua mặt được tụi chó này. Thân.
 
 


Trung Cộng (TC) đang trên đà phát triển vượt bực, nhứt là trong những năm gần đây. Hiện tại, đó là quốc gia sản lượng kinh tế chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Nhưng TC lại dẫn đầu về thành phẩm sản xuất cho nhu cầu của con người trên thế giới. 

Hàng hoá TC tràn ngập khắp nơi. Đã vậy, chỉ trong vòng năm năm trở lại đây, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC có những bước nhảy vọt, từ đó nảy sinh ra một số lo ngại về phẩm chất (quality), vì quốc gia nầy thể hiện nhiều cung cách "làm ăn" đôi khi vượt qua tiêu chuẩn cho phép của các định chế quốc tế áp dụng cho ngành hoá chất, sinh hóa, dược phẩm mà chỉ lo chú trọng vào lượng (quantity) mà thôi.

Nếu chúng ta đến Thượng Hải cách đây khoảng năm năm, thành phố nầy chỉ có một số nhỏ phòng thí nghiệm nghiên cứu, trong cơ sở sản xuất dược phẩm của một vài công ty ngoại quốc. Hiện tại, Thượng Hải trở thành một trung tâm nghiên cứu và sản xuất có thể đứng vào hàng đầu trên thế giới. Và còn nữa, tại Bắc Kinh, Tô Châu và một số thành phố lớn cũng không ngừng phát triển công kỹ nghệ nầy. Có thể nói hiện tại, TC đang đi dần đến sản xuất hàng loạt dược phẩm tiêu dùng cho thế giới.

Chúng ta cũng thừa biết là qua lịch sử, TC không có tâm lý dùng hóa chất để trị bịnh mà có thói quen chỉ dùng dược thảo để trị liệu. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm trở lại đây, rất nhiều công ty nghiên cứu hóa chất và dược phẩm ngoại quốc đầu tư ồ ạt vào xứ nầy, nhất là công ty Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điển hình là BioDuro (California) ước tính giảm thiểu chi phí sản xuất dược phẩm được một tỷ Mỹ kim nhờ sản xuất từ TC cho thị trường Hoa Kỳ. Do đó ngành sinh-công nghệ (biotechnology) hiện phát triển rất nhanh ở nơi đây.
Bài viết nầy có mục đích mô tả công nghệ dược phẩm và sự phát triển trong việc trị liệu cùng những hệ lụy của sự phát triển quá nhanh của quốc gia nầy.

Ngành dược phẩm Trung Cộng

Lịch sử ngành dược khoa của Trung Quốc khởi đầu bằng hàng trăm hàng ngàn cây cỏ đủ loại để từ đó pha trộn với cây cỏ khác, hoá chất vô cơ trong thiên nhiên, thậm chí trộn lẫn xác khô của một số động vật để làm dược phẩm. Từ đó khai mở ra ngành y khoa cổ điển.

Bây giờ, ngành dược phẩm TC bao gồm những hoạt động như sau:

- Điều chế và tiêu chuẩn hóa các dược phẩm
- Tổng hợp hóa chất hay trồng dược thảo để chế tạo ra dược phẩm;
- Phân tích các dược liệu áp dụng trong việc chữa trị;
- Phụ trách việc phân phối.

Do đó, dược khoa TC chia ra hai hướng chính, y khoa cổ truyền chuyên dùng dược thảo và y khoa hiện đại. Bịnh viện TC cũng cung cấp hai phương cách trị liệu trên.

Trên toàn quốc, hiện có khoảng 50 Đại học Dược khoa trong đó mỗi ngành chiếm độ phân nửa. Thời gian học là bốn năm với khả năng có thêm vài năm chuyên môn về Hóa học. Đa số sinh viên tốt nghiệp làm trong các dược phòng, hay lớn hơn nữa trong các bịnh viện dược khoa. Kể từ khi có cải cách kinh tế vào thập niên 1980 ở TC, ngành Dược TC phát triển không ngừng và chuyển qua sự xâm nhập của ngành Dược hiện đại cùng nhiều phương cách trị liệu hữu hiệu hơn cho một số bịnh.

Từ đó, người dược sĩ lần lần có khuynh hướng về nghiên cứu dược phẩm nhiều hơn thay vì làm những việc hàng ngày trong việc pha chế cho đúng cân lượng theo toa bác sĩ. Trong nghiên cứu, sự tổng hợp và tinh chế hóa (purification), cô lập hóa (isolation) các hoá chất hữu cơ dùng trong sản xuất dược phẩm được chú trọng nhiều hơn. Sau đó, đi sâu hơn nữa trong việc ổn định (stabilization) hóa chất, phương pháp thử nghiệm, và sau cùng tiêu chuẩn hóa hóa chất (standardization).

Một ngành nghiên cứu mới nữa là tính chấp nhận (tạm dịch từ danh từ "availability") của cơ thể với nhiều dạng khác nhau của dược liệu; đề từ đó quyết định cân lượng của dược liệu áp dụng cho cơ thể. Song song, ngành tổng hợp protein và sản xuất vitamin hiện nay của TC cũng là một thách thức lớn cho thế giới.

Ở TC, từ năm 1997, Hội Dược khoa TC (Chinese Pharmaceutical Association- CPA) là hiệp hội lớn nhất cho ngành nầy quy tụ trên 3.000 cá nhân và nhóm nghiên cứu. Qua các nhóm nghiên cứu có thể kể thêm trên 105.000 thành viên. TC cũng có nhiều đại công ty phân phối dược phẩm trên toàn quốc, như công ty Sanjiu Enterprise Group có đến gần 10.000 địa điểm, với doanh số 157 triệu Mỹ kim; công ty China Nepstar với 5.000 địa điểm đạt doanh số 124 triệu, đại công ty Weisheng với doanh số hàng tỷ Mỹ kim….

Mức tăng trưởng hàng năm cho ngành nầy vào khoảng 16,7% trong vòng năm năm trở lại đây. Chính nhờ việc gia nhập vào WTO từ năm 2001, TC mới chính thức mở cửa cho nhà đầu tư ngoại quốc và thu hút thêm nhiều khoa học gia, nghiên cứu gia tiếp cận thị trường dược phẩm, trong đó có thể nói có mức tiêu thụ lớn nhất thế giới.

Về phía chính quyền, Cơ quan Quốc gia về Thực phẩm và Dược phẩm (SFDA) quản trị và kiểm soát hoàn toàn ngành dược của TC. Trước năm 1999, chính phủ TC ngăn cấm tư nhân sản xuất dược phẩm hay ký hợp đồng với công ty ngoại quốc. Đến tháng 10, 1999, SFDA mới điều chỉnh luật trên và thiết lập bộ luật về dược phẩm vào năm 2001,ngay sau khi gia nhập WTO. Từ đó ngành nầy mới phát triển với tốc độ phi mã. Tính đến nay, TC đầu tư gần 25 tỷ Mỹ kim cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở nghiên cứu và sản xuất. Mức thu nhập ròng trong năm 1999 cho kỹ nghệ nầy là 24 tỷ Mỹ kim, và năm 2004 là 56 tỷ, và năm 2010 là gần 100 tỷ.

Một loại dược phẩm khác, nói đúng hơn là các loại Vitamin thường dùng, hiện đang là đề tài lớn cho TC. Mỗi lần chúng ta ngậm một viên Vitamin C chẳng hạn, hầu như nơi sản xuất hóa chất nầy chính là TC. Chưa đầy một thập niên, TC cung cấp 90% thị trường Vitamin C ở Hoa Kỳ.

Kỹ nghệ Vitamin của TC gồm hơn 5.000 công ty sản xuất với 2 triệu dịch vụ thương mại đạt 2,5 tỷ Mỹ kim thương vụ trên thế giới năm 2006, và tăng lên 5 tỷ năm 2010. Dĩ nhiên, với một mức phát triển và sản xuất như trên, tệ nạn kém phẩm chất, chai lọ không xuất xứ, thiếu bảng phân tích hoá chất và cung cách sử dụng xảy ra nhiều hơn.

Một sản phẩm không kém quan trọng nữa ở TC là thuốc làm giảm cân đã được quảng cáo và bày bán khắp thế giới. Người tiêu thụ không thể nào phân biệt được thuốc thật hay thuốc giả cùng sản xuất từ TC và đã có nhiều vụ kiện tập thể (class action) về các loại thuốc nầy ở Hoa Kỳ. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhập cảng thuốc trụ sinh hoặc kháng sinh, diếu tố (enzymes), và nhiều loại amino acid dưới dạng nguyên thủy (primary).

Kiểm phẩm hóa chất và dược phẩm Trung Cộng

Trong vòng bốn năm trở lại, TC đã làm quốc tế e ngại về tính an toàn của sản phẩm xuất xứ từ Hoa lục.

Qua quá nhiều "sự cố" về mức an toàn của thực phẩm và dược phẩm TC, xảy ra thường xuyên hơn: vụ thức ăn gia súc TC bị nhiễm độc vào 4/2007, rồi kem đánh răng có chứa dimethylglycol và gần đây nhất thức ăn "há cảo" (2008) TC sản xuất qua Nhật Bản chứa nhiều dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc bổ dành cho nam giới dùng thai nhi làm nguyên liệu đã bị khám phá ở Đại Hàn vào tháng 9 năm nay càng khiến thế giới gay gắt nêu vấn đề an toàn sản phẩm của TC.

Dù hiện tại chính quyền TC đang đặt trọng tâm nhiều hơn về việc kiểm soát an toàn sản phẩm để có thể đạt tiêu chuẩn quốc tế, trên thực tế, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn qua nhiều yếu tố:

Ý thức về an toàn phẩm chất và an toàn vệ sinh chưa được đánh giá đúng mức cả về phía người sản xuất lẫn tiêu thụ;

Tâm lý chạy theo lợi nhuận, quên đi các yếu tố an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn cần có của sản phẩm của những nhà sản xuất; và

Quan trọng hơn cả là não trạng của nhà cầm quyền hầu như "nhắm mắt" để cho những tệ trạng trên xảy ra.

Có thể nói, cứu cánh duy nhất của nhà cầm quyền TC hiện nay là tạo ra của cải vật chất dưới bất cứ giá nào, và nạn nhân nếu có, dù là người dân trong nước hay người nước ngoài, cũng không làm thay đổi não trạng. Đây mới chính thực là nỗi lo chung của nhân loại ngày hôm nay.

Chúng ta còn nhớ cách đây bốn năm, TC đã xử tử hình Giám đốc Cơ quan Quốc gia Thực phẩm và Dược phẩm qua vụ hối lộ 832.000 Mỹ kim của các nhà sản xuất để xuất cảng một số hoá chất và dược phẩm không an toàn ra thị trường ngoại quốc. Việc nầy cómục đích duy nhất là xoa dịu sự phản đối của thế giới hơn là giải quyết một cách rốt ráo các tệ trạng trong sản xuất của TC, vì các "xì căn đan" vẫn tiếp tục diễn ra với nhịp độ cao hơn và tinh vi hơn.

Kỹ nghệ thực phẩm và dược phẩm của TC dưới mắt của những nhà quan sát quốc tế như Peter Kovacs, Cố vấn thực phẩm ở Nevada đã được phân chia ra 3 thành phần:

Thành phần có sự tham dự và cố vấn cùng đầu tư ngoại quốc thì đạt được tiêu chuẩn quốc tế là Good Laboratory Practice (GLP);

Còn lại thành phần sản xuất thứ hai và thứ ba hoặc không dựa theo tiêu chuẩn nào cả, hoặc do móc ngoặc với chính quyền hay thanh tra để tung ra thị trường sản phẩm chẳng những không đạt tiêu chuẩn mà còn có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ của người tiêu dùng nữa.

Các hóa chất và thuốc sản xuất tại Trung Cộng

Nói về hóa chất và dược phẩm sản xuất tại TC, nếu thế giới có sự hiện hữu của bất cứ món hàng nào, chắc chắn món hàng đó sẽ hay đã được sản xuất tại TC và sản xuất với một số lượng lớn. Dĩ nhiên về phẩm chất, chúng ta cần phải xét lại. Hàng nhái, hang dỏm không thiếu. Thuốc giả thuốc thiệt sản xuất "à la Chinoise" tràn ngập khắp nơi…

Dưới đây xin liệt kê một số hóa chất hay thuốc tây TC đã sản xuất với số lượng dùng cho nhu cầu toàn cầu, để từ đó chúng ta nhận định được cung cách làm ăn của TC.

1- Hóa chất bảo quản thực phẩm: Một hóa chất bảo quản thực phẩm được FDA Hoa Kỳ và thế giới chấp thuận là Sodium benzoate (C6H5COONa). Hóa chất nầy được điều chế từ acid benzoic (C6H5COOH) và sút (NaOH) cùng một số phụ gia trong quy trình sản xuất là phenol (C6H5OH), các oxid Sắt (Fe) và Đồng (Cu). Sodium benzoate được dùng trong kỹ nghệ thực phẩm (food), mỹ phẩm (cosmetic) và y khoa với nhiệm vụ diệt trừ nấm mốc (gungistatic) và trừ vi khuẩn (bacteriostatic). TC hiện đang sản xuất trên 50% nhu cầu của thế giới dưới nhiều dạng như: dạng bột, dạng hạt, dạng tinh thể, dạng kỹ thuật, và dạng tinh thiết dùng trong dược phẩm. Sản lượng tổng cộng là 85 ngàn tấn/năm. Hàng trăm nhà máy thuộc Cty Tianjin Dongda Chemical Co. tập trung trên một diện tích 10 mẫu tây (10.000 m2). Hiện TC đang xây cất thêm ở Nangang một chuổi nhà máy với năng suất 150.000 tấn/năm, dự trù sản xuất vào năm 2015.

Với mức độ sản xuất quy mô như kể trên, và với hệ thống kiểm phẩm và an toàn vệ sinh còn lỏng lẻo, thử hỏi các tạp chất (by-product) còn sót lại trong thành phẩm sẽ là một nguy cơ không nhỏ, nhứt là trong lãnh vực kỹ nghệ bảo quản thực phẩm.

2- Acid Ascorbic hay Vitamin C (C6H8O6): Hóa chất nầy được điều chế từ đường glucose qua 6 giai đoạn trong đó có giai đoạn lên men dùng vi khuẩn Erwinia. Và giai đoạn tinh chế bằng phương pháp trao đổi ion (ion-exchange) và kết tinh trong điều kiện gần chân không. Do đó, hai giai đoạn sau cùng có chi phí rất cao so với giai đoạn điều chế Vit. C. Và hầu như TC không đặt trọng tâm vào 2 giai đoạn sau, cũng như kiểm soát an toàn và kiểm soát phẩm chất (QA/QC). Nhờ vậy thành phẩm có giá rẻ hơn giá thị trường và dĩ nhiên vì vậy "sự cố" tai nạn do phản ứng của các tạp chất thường xảy ra. TC sản xuất 80% nhu cầu thế giới với 100.000 tấn năm 2010. Hoa Kỳ nhập 90% nhu cầu Vit C từ TC.

3- Aspirin (C9H8O4): Đây là hóa chất dùng để chữa trị cùng đề phòng trụy tim (heart attack), máu đông (blood clots), chống đau nhức trong các chứng tê thấp, sưng khớp xương,v.v… qua sự tổng hợp Acid salicylic (C6H4COOHOH), Acetic anhydride ((CH3CO)2O) và Acid phosphoric. Năm 2010 thế giới sản xuất 45.000 tấn, trong đó TC chiếm gần 30 ngàn tấn.

4- Các loại Vitamin B: Đây cũng là một nhóm Vitamin cần thiết cho cơ thể con người, được sản xuất từ đường glucose. Quá trình sản xuất phải loại bỏ các phần tử dự phần trong phản ứng như Sắt, Kẽm, Cobalt. Đây là những nguyên tố nằm dưới dạng phosphate, sulfate cần thiết cho sự lên men do vi khuẩn Streptomyces olivaceous. Giai đoạn nầy cũng cần chi phi rất cao và phải lập đi lập lại nhiều lần. Và, cũng giống như bao quy trình sản xuất khác, vì TC muốn cho giá thành rẻ để cạnh tranh với thế giới, nên tạp chất vẫn còn đầy rẩy trong các loại Vit B sản xuất ra. Kỹ nghệ Vitamin mang lại cho TC 2,5 tỷ US$ với trên 5.000 nhà sản xuất năm 2006 và tăng vọt lên gần 4 tỷ năm 2010 với 7 ngàn nhà máy.

5- Ngoài các hóa chất và dược phẩm kể trên, TC còn sản xuất và chiếm trọn thị trường thế giới như các loại trụ sinh (antibiotic), các diếu tố (enzyme), và nhứt là các amino acid căn bản để làm tổng hợp dược phẩm. Trên thị trường thế giới, TC sản xuất 70% thuốc trụ sinh penicillin, 35% acetaminophen dưới dạng Tylenol và các Vit A, B12, C và E. Hầu hết các dược phẩm trên đều được sản xuất tại tập đoàn dược phẩm Weiseng.

6- Ngoài ra còn biết bao loại hàng giả hàng nhái tập trung vào hai thành phố phía Nam Hong Kong và phía Nam Shanghai rồi chuyển vận đi khắp nơi qua nhiều "con đường tơ lụa" phát xuất từ TC sang Âu Châu. Những con đường tơ lụa tân thời chuyển vận băng mọi phương tiện thủy bộ hàng không. Dĩ nhiên là phát xuất từ TC:

- Con đường tơ lụa nguyên thủy từ lục địa TC qua Nội Mông, Tân Cương (East Turquistan), Pakistan, Afghanistan, các quốc gia Đông Âu, rồi Tây Âu,

- Con đường thứ hai đi thẳng qua Liên bang Nga rồi đổ hàng vào Tây Âu.

- Con đường thứ ba qua Miến Điện (Myanmar) rồi xuống Đông Nam Á, xuyên qua Ấn Độ dương để qua Nam Phi châu. Từ đó, ngược miền Bắc lên Tây Phi châu để rồi xuyên Đại Tây dương lên các quốc gia Caribbe. Sau cùng điểm đến vẫn là Hoa Kỳ và Canada,

- Và một con đường mới mở sau nầy, là đường chuyển vận từ Liên bang Nga qua nước Trung Mỹ và tiến vào Hoa Kỳ.

Tổng kết lại, Hoa Kỳ chính là quốc gia tiêu thụ nhiều hơn tất cả những mặt hàng nhái, hàng dỡm, các loại thuốc men, hay hóa chất dùng trong kỹ nghệ.

Các số liệu sau đây cho thấy mức xâm nhập và tỷ lệ các mặt hàng từ TC đến Hoa Kỳ trong năm 2010:

- Thuốc lá 21%, 
– Sản phẩm điện 19%, 
– Sản phẩm điện tử 18%, 
– Dược phẩm 13%, 
– Đồ dùng thể thao 8%, 
– Mắt kiếng 7%, 
– Và linh tinh 14%.

Vì mức trầm trọng của vấn đề, hầu hết trong mọi trao đổi, hay hội họp, Hoa Kỳ luôn khuyến cáo TC đặt trọng tâm vào an toàn vệ sinh và phẩm chất… nhưng, tất cả đối với TC đều như "nước đổ đầu vịt" hay "nước đổ lá môn" mà thôi.

Có thể nói, kỹ nghệ hóa chất và dược phẩm TC được chia ra làm hai nhóm chính:

– Nhóm thứ nhứt gồm các nhà máy, chuyên viên thượng thặng, với quy trình sản xuất đúng tiêu chuẩn của thế giới; 

– Và nhóm nhà sản xuất thứ hai, thậm chí nhóm thứ ba, chiếm đa số, chính là nguyên nhân và là thủ phạm của tất cả mọi sai trái trong kỹ nghệ nầy.

Rất tiếc, hai lổ hỏng trong luật lệ Hoa Kỳ là không cần niêm yết các nguyên liệu có xuất xứ từ nguyên gốc trong sản xuất trên các nhãn ghi thành phần hóa chất; cũng như mọi thành phẩm dùng 50% nguyên liệu từ Hoa Kỳ có thể để nhân hiệu là "Made in USA"… do đó gian thương có thể đánh lận con đen với người tiêu thụ tại quốc gia nầy.

Đặc biệt, trong một phát biểu gần đây, Trưởng Văn phòng Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tại TC, Ts Henk Bekedam, cho rằng: "Các dược phẩm của TC dùng trong việc chữa trị bịnh bất lực, làm giảm cân, cùng tất cả dược phẩm giả bày bán trong các cửa hiệu là MỘT TỘI ÁC."

Thái độ của người tiêu dùng

Như đã nói ở phần trên, chúng ta, người tiêu thụ sản phẩm TC hiện tại, từ đồ chơi cho trẻ em, đến hầu hết vật gia dụng trong nhà bếp hay dụng cụ trang trí, từ thức ăn tươi, khô, đến những món "cao cấp" như yến, sâm nhung chẳng hạn, từ viên thuốc cảm cúm cho đến các loại thuốc trị liệu nhiều bịnh rất phức tạp… tất cả những sản phẩm trên có thể gây nguy cơ bất ngờ và bất cứ lúc nào cho chúng ta. Mọi đề phòng hầu như bất lực, ngoại trừ hoàn toàn tẩy chay sản phẩm có mang nhãn hiệu "Made in China" "Made in RPC", nhưng điều đó không thể xảy ra được.

Nhưng cũng không hẳn chúng ta hoàn toàn "miễn nhiễm" hội chứng TC đâu, vì còn biết bao nhiêu hàng nhái, hàng giả không nhãn hiệu hay có nhãn hiệu dưới một thương hiệu khả kính như Colgate (trong vụ kem đánh răng giả), Cà phê Starbuck, M&M, Nestle, Coffee-mate, Pizza Hut, Maxwell House,v v… tất cả đều có xuất xứ từ TC!

Thế giới đã biết và biết rất rõ não trạng cùng cung cách làm ăn của TC. Thế mà vẫn cho quốc gia nầy gia nhập vào WTO từ năm 2001 mặc dù TC không hội đủ tiêu chuẩn về nhân quyền, hệ thống kinh tế còn khép kín dưới hình thức quốc doanh, chưa có sự trong sáng trong nhiều quyền căn bản của người dân theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc. Điều sau cùng dưới đây đã chắp cánh cho TC có thể ngang nhiên vi phạm những điều đã hứa và phê chuẩn khi gia nhập. Chẳng những thế, họ còn ngang nhiên an nhiên tự tại hơn nữa nhờ chiếc ghế đặc quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Một vài quyết định gay gắt trong quá khứ của các quốc gia trên thế giới nói lên mối quan tâm trước vấn nạn hàng già, hàng nhái của TC:

- Trong một phát biểu ngày 21/2/2008, Bà Đường Vân Hoa thuộc Văn phòng An toàn Thực phẩm Bắc kinh nói rằng: "TC tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng thức ăn tại Olympic Bắc Kinh sẽ an toàn và các đội tuyển không cần phải tự đưa thức ăn tới TC". Tuy công bố như trên, nhưng Uỷ ban Thế vận Hoa Kỳ cũng sẽ cho chở sang TC 15.000 Kg thịt bò, gà, heo cho vận động viên của mình. Hiện tại công cuộc vận động và quảng bá Thế vận hội vào tháng 8 sắp tới đây của TC đang diễn ra quyết liệt để gây thêm uy tín của nước nầy trước thế giới. Nhưng ngày 14/2/2008, nhà đạo diễn đã từng đoạt giải Oscar Steven Spielberg tuyên bố từ chức vụ Cố vấn quảng cáo cho Thế vận Bắc Kinh.

- Nga tố cáo xe Geely của TC không an toàn ngày 3/2/2008

- Liên Hiệp Âu châu đang dự định khởi tố TC lên WTO năm 2009;

- Hoa Kỳ bắt giữ 4 gián điệp dược phẩm TC năm 2009;

- Nhật Bản phát hiện thuốc bảo vệ thực vật trong "hắc cảo" TQ;

- Nhật Bản lại phát hiện thuốc trừ sâu trong cá thu đông lạnh chế biến tại TC.

Những sự kiện trên có thể cho chúng ta liên tưởng đến thái độ và phản ảnh cung cách ứng xử của thế giới trước những vi phạm về an toàn hóa chất và dược phẩm cùng hàng nhái, hàng giả của TC trong thời gian gần đây chăng?

Riêng tại Hoa Kỳ, truyền thông và dư luận bắt đầu nhập cuộc ngay sau khi khám phá kim loại độc hại như Chì (lead) và Thủy ngân (Mercury) trong đồ chơi trẻ em và thức ăn cho chó mèo bị nhiễm độc năm 2007. Báo chí khắp nơi khuyến cáo người tiêu thụ tẩy chay hàng hóa TC. Gần đây nhứt, Xướng ngôn viên một hệ thống truyền hình quốc gia NBC, Bà Diane Sawyer đã tung ra chiến dịch:

Boycott K9 Killers!

Boycott K9 Commie Red

Support MADE IN USA

Chiến dịch bắt đầu từ ngày 1/6/ đến 20/6/2011, trong đó kêu gọi người tiêu thụ tại Hoa Kỳ hãy vất bỏ tất cả hàng hóa sản xuất tại TC trong nhà với lập luận: "Nếu mỗi người Mỹ chỉ cần tiêu xài thêm $64 hàng hóa sản xuất tại đất nước nầy trong năm nay, chắc chắn sẽ có thêm 200.000 công việc ngay tức khắc!"

Hoặc:

"Nếu 200 triệu người Mỹ từ chối mua $20 hàng hóa TC, chắc chắn sẽ có hàng tỷ Mỹ kim thuận lợi về phía Hoa Kỳ trong cán cân thương mại Mỹ – Trung."

Từ đó, sẽ làm thiệt hại 8% hàng xuất cảng của TC sang Mỹ; và điều nầy sẽ làm cho TC xét lại tính ngạo mạn (arrogance) và cung cách làm ăn bất chấp luật lệ của mình!

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Hẳn chúng ta còn nhớ, Việt Nam cũng trải qua quá nhiều kinh nghiệm trong quá khứ về hóa chất và dược phẩm TC. Xin nhắc lại một vài sự kiện "thương đau":

Năm 2005, TS Nguyễn Quốc Tuấn đã phân tích và khám phá các loại hóa chất dưới dạng bột bảo quản và tăng trưởng được bày bán tự do ở Hà Nội, sau đó, hoá chất trên tràn ngập Sài Gòn. Đó là hóa chất 2,4,5-T, thành phần chính trong chất Da Cam có chứa Dioxin. Khám phá nầy làm cho TS Tuấn mất chức Trưởng Phòng Phân tích Môi trường và không biết đã bị thuyên chuyển đi nơi khác hay mất tích?

Phẩm màu Sudan, TC gây hậu quả không nhỏ qua các vụ nhiễm độc tập thể ở Việt Nam năm 2005; rồi gần đây, 2010, phẩm đỏ kỹ nghệ Rhodamine B dùng để là tương ớt, bột nêm bún bò, làm cho múi mít và sầu riêng đậm màu, dễ bắt mắt người tiêu thụ;

Thức ăn có trộn hóa chất làm tăng cân và béo phì ở một số trường mẫu giáo cũng đã làm náo loạn dư luận một thời năm 2006;

Và những vụ trúng độc trong các quán ăn tập thể hay trong căn tin hầu như xảy ra hàng ngày ở khắp nơi do thức ăn bị nhiễm độc, do rau đậu được trồng bằng những loại hoá chất "không tên" bày bán khắp nơi, rất hữu hiệu, bảo đảm tăng một vài cm trong một đêm! (có tính cách thông tin, chúng tôi đã thấy "cọng giá" ở San Jose và Sacramento trắng hơn và dài hơn cũng như dòn hơn, không hư thúi (chảy nước và nhớt nếu để lâu ngoài không khí vài ngày…Điều nầy chứng tỏ rắng các hóa chất tăng trưởng hay kích thích tố đã xuất hiện ở Hoa Kỳ).

Về dược phẩm, qua kinh nghiệm bịnh SARS được phát hiện đầu tiên ở Thượng Hải, TC,đã bị giấu mãi đến khi có người chết ở đây và lây lan sang Việt Nam, TC mới chịu cho nhân viên LHQuốc vào điều tra;

Biết bao hóa chất bảo quản thực vật, động vật không tên sản xuất từ TC được bày bán ngang nhiên từ bao năm nay đã được báo chí trong nước kêu gào nhưng Việt Nam không có một phản ứng nào để ngăn chặn. Nếu có chỉ làm cho có lệ mà thôi. Hầu hết các hoá chất trên là đã bị cấm dùng trong thực phẩm hay sử dụng với một vi lượng cực nhỏ và phải có độ tinh khiết là 99,9999%. Điều nầy TC đã không làm.

Rốt ráo hơn nữa, qua nhiều bịnh lạ xảy ra cho trẻ em, hoặc học sinh cấp I ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, ở những vùng nông thôn xa các khu công nghiệp hóa chất đã được một số quan sát viên, bác sĩ và bình luận gia đặt nghi vấn, vì chưa từng xảy ra trong lịch sử y khoa.Nghi vấn đó còn có thể là một loại vũ khí sinh học phát xuất từ TC để thử nghiệm vũ khí giết người hàng loạt?

Từ những sự kiện kể trên, chúng ta có thể nhận định và đề cao cảnh giác rằng Trung Cộng không những là mối nguy về chính trị, về việc xâm chiếm lãnh thổ, về kinh tế… mà mối nguy nguy hiểm nhất là mối nguy làm cho người Việt không còn khả năng đề kháng trước đàn anh nước lớn, cũng như trí tuệ của thanh thiếu niên trong tương lai sẽ bị hũy diệt không còn đủ thông minh để phát triển và khai mở Đất và Nước Việt Nam nữa.

Điều cảnh báo trên thiết nghĩ sẽ làm động não những người đang cai quản đất nước hiện tại nếu họ còn một chút nhứt điểm lương tâm.

Hy vọng những nhận định về sẽ không xảy đến cho tuổi trẻ Việt Nam trong tương lai.

TS. Mai Thanh Truyết

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty