TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, July 10, 2010

Tiền đóng án phí nhiều vậy sao trời !!!

Thiếu tiền đóng án phí, nông dân hủy khởi kiện Vedan

Khó thu thập chứng cứ về thiệt hại, không có tiền để đóng tạm ứng án phí... nông dân tỉnh Đồng Nai ngày 7/7 thống nhất chỉ yêu cầu hỗ trợ thiệt hại chứ không khởi kiện Công ty Vedan - thủ phạm "giết" sông Thị Vải.
> Nông dân chuẩn bị khởi kiện Vedan 'giết' sông Thị Vải

Gần 2 năm sau khi bị phát hiện cố tình xả thải thẳng ra sông Thị Vải, Công ty Vedan vẫn chưa bồi thường cho nông dân. Khi thời hạn khởi kiện (24 tháng sau sự việc) gần chấm dứt, Hội nông dân 3 tỉnh Đồng Nai, TP HCM, Vũng Tàu đang củng cố hồ sơ đưa công ty này ra tòa.

Tuy nhiên, việc thu thập chứng cứ, mức độ thiệt hại, tiền tạm ứng án phí nếu kiện... là vấn đề rất lớn đối với đa số người bị hại là nông dân. Trong cuộc họp thương lượng giữa nông dân các xã tỉnh Đồng Nai ngày 7/7, các khó khăn này lại một lần nữa được nêu lên.

"Nếu muốn kiện, phải có chứng cứ để chứng minh thiệt hại như bà con đã tốn bao nhiêu tiền mua con giống, khi thu hoạch thì bán được bao nhiêu, hóa đơn. Chưa hết, để tính được ảnh hưởng do nước sông ô nhiễm, phải chứng minh được bà con tốn bao nhiêu tiền trị bệnh cho con giống", đại diện Hội nông dân tỉnh Đồng Nai phân tích.

Nông dân Đồng Nai hủy kế hoạch khởi kiện Vedan. Ảnh: Đ.Q

Cùng với khó khăn về việc thu thập chứng cứ, mức án phí nếu theo kiện cũng là một thách thức to lớn với nông dân. Theo quy định, mức này là 5%, tức nếu nhà nông nào thiệt hại 100 triệu đồng, đi khởi kiện phải đóng tạm ứng án phí 5 triệu đồng.

"Tiền còn không có ăn, lấy đâu ra đóng phí", một nông dân xã Phước An nói. Đồng tình, nhiều nông dân các xã khác cũng băn khoăn khi đem đơn đi kiện sẽ gặp rất nhiều vấn đề về pháp lý.

Với những khó khăn đó, nông dân tỉnh Đồng Nai quyết định không khởi kiện. Chính quyền xã Phước An thương lượng yêu cầu Vedan hỗ trợ 25 tỷ đồng, xã Long Thọ đề nghị mức 25-30 tỷ đồng, xã Phước Thái đưa ra mức 20 tỷ đồng.

Hiện, ngoài nông dân Đồng Nai quyết định không khởi kiện, Hội nông dân TP HCM và Vũng Tàu vẫn giữ nguyên ý định đó. Cụ thể, tỉnh Vũng Tàu vừa nâng số tiền yêu cầu bồi thường lên 220 tỷ đồng, thay vì 53 tỷ đồng như trước. Con số này của TP HCM là 45,7 tỷ đồng.

Tháng 9/2008, Công ty Vedan bị cảnh sát môi trường phát hiện xả nước thải chui ra sông Thị Vải trong nhiều năm gây nên bức xúc trong dư luận. Đến cuối tháng 10/2009, công ty này bất ngờ được nhận giải thưởng "Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng" do Ban tổ chức "trao nhầm" khiến dư luận hết sức bức xúc. Giải sau đó bị thu hồi.

Kiên Cường

"Nông dân bắn rocket vào đội cưỡng chế dỡ nhà "được bồi thường hậu hĩnh

Nông dân Dương Hữu Đức bắn rocket vào đội cưỡng chế dỡ nhà

Nông dân Dương Hữu Đức bắn rocket vào đội cưỡng chế dỡ nhà

Một nông dân Trung Quốc, người tự tạo rocket để đối phó với các nhóm cưỡng chế dỡ nhà, nói ông đã được nhận khoản bồi thường hậu hĩnh.

Giới chức khi trước thông báo với ông Dương Hữu Đức, một nông dân 56 tuổi, rằng đất nhà ông cần bị thu hồi để xây văn phòng mới.

Những người phát triển nhà đất đề nghị bồi thường cho ông, nhưng ông không cho rằng khoản bồi thường của họ là đủ.

Vụ việc cho thấy một số người dân Trung Quốc phải dùng đến các biện pháp như thế nào để bảo vệ tài sản của họ khi bị giới chức buộc phải di dời.

Ông Dương đã xây một chòi quan sát. Khi các đội cưỡng chế dỡ nhà tới nơi, ông đã bắn hỏa tiễn tự tạo về phía họ, và đã hai lần đuổi được họ.

Thay đổi thái độ

Hành động của ông được truyền thông Trung Quốc và quốc tế đăng tải. Tuy nhiên, các quan chức địa phương rất không vui về chuyện này.

Người anh trai của ông giúp ông canh đất đã bị hành hung và chịu thương tích nặng vào cuối tháng trước.

Nông dân Dương Hữu Đức

Ông Đức cho phóng viên ảnh AFP xem các trái rocket tự tạo

Giới chức bác bỏ chuyện họ có liên quan.

Tuy nhiên, ông Dương nói với truyền thông Trung Quốc rằng kể từ sau sự cố, giới chức đã thay đổi thái độ và tỏ ra hợp tác hơn.

Luật sư của nông dân này nói với đài BBC rằng thân chủ của ông giờ đây sẽ nhận được khoản bồi thường trị giá hơn 112 ngàn đô la Mỹ, tức là cao gấp năm lần so với đề nghị mà công ty phát triển nhà đất đưa ra ban đầu.

Trường hợp của ông Dương Hữu Đức đã thu hút sự chú ý tới cái gọi là "các hộ gia đình quyết thủ" - là những người từ chối chịu áp lực của giới chức.

Rất nhiều người đã có các biện pháp cực đoan nhằm bảo vệ tài sản của họ khỏi bị quan chức hay các công ty nhà đất tịch thu.

Vào tháng Ba, hai ông già ở tỉnh Giang Tô đã tự thiêu nhằm ngăn chặn chính quyền địa phương tới phá trại nuôi lợn của họ.

Một phụ nữ ở Thượng Hải thì ném bom xăng vào nhóm cưỡng chế vào năm ngoái để phản đối việc dỡ bỏ nhà của bà.

Các vụ cưỡng chế di dời là một trong những lý do phổ biến nhất gây ra bạo động tại TQ.

Một số luật sư nói tại TQ rằng nước này cần có đạo luật mới nhằm đảm bảo rằng việc phá hủy cưỡng bức được theo dõi một cách hợp lý để bảo vệ quyền của những người sở hữu tài sản.

Friday, July 9, 2010

Ông Nguyễn Trường Tô tố ngược Giám đốc CA tỉnh

Diễn biến xung quanh vụ ông Nguyễn Trường Tô - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, người đang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (KTT.Ư) đề nghị cách chức vì sống buông thả - dường như mỗi lúc thêm phức tạp, làm cho không khí TX phố núi càng thêm nóng bức.

TIN LIÊN QUAN


Trong cuộc trao đổi với PV chiều qua (8-7), ông Vũ Trung Lâm - Bí thư Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang - cho biết, sau khi đại diện Văn phòng UBND tỉnh được Ủy ban KTT.Ư mời về Hà Nội để nghe thông báo kết luận về ông Nguyễn Trường Tô, trong đó có nêu "ông Tô sống buông thả, quan hệ thiếu lành mạnh", ông Lâm đã có ý kiến phản ứng (?).

Cụ thể, phản ứng này đã được Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang thể hiện rõ trong lá đơn kiến nghị đề ngày 27-5, gửi lên nhiều cơ quan Trung ương.
Mô tả ảnh.
Ông Nguyễn Trường Tô

Văn bản này nêu, ngày 17-5, Đoàn công tác của Ủy ban KTT.Ư đã mời Bí thư Đảng ủy và Bí thư Chi bộ Tổng hợp Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang dự họp, thông qua Báo cáo kết quả kiểm tra về dấu hiệu vi phạm đạo đức, lối sống, đồng thời lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu của các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy về hình thức kỷ luật đảng đối với đồng chí Nguyễn Trường Tô.

Báo cáo kết quả kiểm tra có nội dung chính là việc đồng chí Tô quan hệ bất chính với chị Nguyễn Thị D. (trú tại Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang) tại một nhà nghỉ ở Hà Nội vào năm 2005, trong đó có những tình tiết như chị D. có số điện thoại, có những bức hình chụp đồng chí Tô bằng điện thoại di động, và có lời khai tại cơ quan Công an và trực tiếp với tổ công tác Ủy ban KTT.Ư.

Theo ông Lâm, tại cuộc họp này, ông Tô phủ nhận việc quan hệ bất chính với chị D. Ông Tô phát biểu, ông không hiểu tại sao lại có những bức ảnh đó, ai chụp, chụp lúc nào, ở đâu, và chụp để làm gì (?). Còn số điện thoại của Chủ tịch tỉnh, theo ông Tô thì nó được in công khai trong cuốn danh bạ của tỉnh, mọi người cùng biết…

Về cuộc họp của Thường vụ Tỉnh ủy hôm đó, ông Lâm cho biết, đã có ý kiến thắc mắc rằng tại sao sự việc xảy ra từ năm 2005, cơ quan pháp luật phát hiện năm 2006, nhưng đến nay mới đưa ra xử lý?

Khá bất ngờ, trong cuộc trao đổi với PV, ông Lâm còn cho biết: Cũng vào ngày 27-5, ông Nguyễn Trường Tô đã ký một văn bản báo cáo một số vấn đề có dấu hiệu sai phạm liên quan đến Thiếu tướng Nguyễn Bình Vận - Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang. Văn bản này được gửi đến cơ quan cấp T.Ư và Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang.

Theo ông Lâm, ông Tô đã nêu ra dấu hiệu một vụ "ném đá giấu tay". Đó là vụ một công dân ký tên Hứa Như Bình (không có địa chỉ) gửi đơn đến nhiều cán bộ có trách nhiệm, cho rằng "ông Vận mới xứng đáng ở cương vị cao hơn, chứ không phải là ông Tô, ông Vinh" (?!). Đặc biệt, trong bản báo cáo đề ngày 27-5, ông Tô khẳng định Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ (?!).

Trước những thông tin nói trên của ông Vũ Trung Lâm, PV đã thẩm tra lại qua ông Nguyễn Trường Tô; ông Tô khẳng định "dám chịu trách nhiệm với toàn bộ nội dung bản báo cáo này".

Nguồn tin từ Công an tỉnh Hà Giang cho biết, vụ án Sầm Đức Xương vẫn đang được tiếp tục điều tra với sự tham gia của các điều tra viên Bộ Công an. Ông Sầm Đức Xương và hai nữ bị can Nguyễn Thuý Hằng, Nguyễn Thanh Thuý được đảm bảo cuộc sống trong trại tạm giam theo đúng quy định, không có chuyện CQĐT bức cung, gây áp lực… đối với họ.

(Theo Tiền Phong)

Tỉnh uỷ Đồng Nai: đừng kiện Vedan vì khó khăn chồng chất

Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM kiên quyết kiện Vedan

Đồng Nai: đừng kiện vì khó khăn chồng chất

SGTT - Ngày 6.7, trả lời câu hỏi của các phóng viên "vì sao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giúp bà con thu thập chứng cứ để khởi kiện Vedan còn Đồng Nai thì không", ông Trần Như Độ, chủ tịch hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cho rằng "đây làm việc đúng chỉ đạo của Tỉnh uỷ, chỉ đạo thế nào tôi làm thế đó". Khi các phóng viên hỏi tiếp "có phải Tỉnh uỷ chỉ đạo phải thương lượng", ông Độ trả lời "có văn bản hết, văn bản có số đàng hoàng".

Tỉnh uỷ chỉ đạo thương lượng

Theo bộ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường Phạm Khôi Nguyên (người cầm chai nước khi đến kiểm tra nước thải của Vedan), ngay trong tháng 7, bộ sẽ mời viện kiểm sát, toà án, UBND và hội nông dân cùng vào cuộc, nhất định không chịu để dân thiệt. Ảnh: Giang Sơn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại văn bản số 400-TB/TU thông báo kết luận của thường trực Tỉnh uỷ Đồng Nai nêu rõ: "Các ngành chức năng tiến hành xác định vùng, mức độ thiệt hại và kê khai số lượng dân bị thiệt hại theo yêu cầu của bộ Tài nguyên và môi trường và Tỉnh uỷ, UBND tỉnh còn chậm. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân theo hướng khởi kiện tại toà án gặp khó khăn trong việc thẩm định thiệt hại và cung cấp các chứng cứ, bên cạnh đó còn gặp khó khăn về án phí và người đại diện hợp pháp của nông dân".

Cũng theo văn bản này, bên cạnh chỉ đạo họp dân, Tỉnh ủy Đồng Nai còn yêu cầu hội Nông dân và các cấp ngành liên quan "tuyên truyền, vận động và định hướng người dân căn cứ vào kết quả xác định phạm vi mức độ thiệt hại của các cơ quan chức năng cung cấp trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế để thống nhất đưa ra mức yêu cầu Vedan bồi thường hỗ trợ phù hợp".

Tại các đợt lấy ý kiến của dân gần đây về việc kiện hay chỉ nhận hỗ trợ từ Vedan, mặc dù luôn nói không áp đặt, hỏi dân để đảm bảo dân chủ nhưng những người có trách nhiệm đến dự đều cố gắng đưa ra những nội dung nghiêng về việc thoả thuận nhận hỗ trợ chứ đi kiện thì nông dân sẽ gặp chồng chất khó khăn về chứng cứ, pháp lý. Ông Bùi Văn Tuội, phó ban dân vận huyện uỷ Nhơn Trạch nói với dân rằng: "Tôi biết người dân đang ngờ vực việc tại sao tỉnh Đồng Nai không cử đại diện giúp dân khởi kiện như TP.HCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang làm. Nhưng nói thật là có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Bởi vì việc khởi kiện thì bà con rất yếu chứng cứ và không có tiền để đóng án phí. Nếu bà con nào không chấp nhận phương án thương lượng hỗ trợ thì có thể khởi kiện bằng cách uỷ quyền cho chủ tịch hội Nông dân huyện Nhơn Trạch đứng ra đại diện khởi kiện, nhưng người dân phải cung cấp chứng cứ…"

Nhiều người dân đã thở dài khi nghe đến đây. Một người dân nói với chúng tôi: "Nếu có chứng cứ thì chúng tôi kiện luôn cho gọn, cần gì chờ đến chính quyền. Tại sao TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu giúp dân từ thống kê thiệt hại đến thu thập chứng cứ, còn Đồng Nai thì không làm được. Mặt khác, đòi Vedan hỗ trợ 20 – 30 tỉ đồng không phải dễ. Thời hiệu khởi kiện đến ngày 12.9 là hết, nếu không thương lượng được thì chịu trắng tay".

Một nông dân Đồng Nai tuyên bố kiện Vedan

Tại buổi họp ngày 6.7, trong lúc các cơ quan chức năng và hội Nông dân Đồng Nai luôn nại khó khăn, hướng người dân chấp thuận nhận hỗ trợ thì ông Nguyễn Lam Sơn, nông dân ấp Bà Trường – xã Phước An, huyện Nhơn Trạch đã đứng dậy với lời tuyên bố sẽ tự kiện Vedan: "Sắp hết thời hiệu khởi kiện rồi, lỡ Vedan không chấp nhận hỗ trợ 25 tỉ đồng, cù cưa cho đến khi hết thời hiệu, nông dân chúng tôi biết đòi ai. Do đó tôi sẽ kiện đến cùng!"

Kết thúc ba đợt lấy ý kiến dân tại xã Phước Thái (huyện Long Thành), xã Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), gần như 100% ý kiến những người dự họp đều chấp thuận phương án nhận hỗ trợ với mức độ 20 tỉ, 25 tỉ và 30 tỉ đồng. Chỉ một người duy nhất đòi khởi kiện. Trước kết quả như vậy, ông Trần Như Độ cho rằng "người dân am hiểu pháp luật".

Ông Tư Huấn, người dân xã Long Thọ ví von hoàn cảnh người dân Đồng Nai, bên sông Thị Vải như một đàn kiến "leo phải cành cụt nên phải leo ra leo vào", không còn cách nào khác, phải nhận hỗ trợ bởi con đường khởi kiện đã bế tắc. Ông Huấn nêu ra một nghịch lý, hàng năm, trong báo cáo, nghị quyết của huyện và của các ngành, các cấp đều thể hiện rất rõ sản lượng đánh bắt thuỷ sản, nông nghiệp, mức sống của người dân, thu nhập bình quân bằng những con số rất đẹp. Thế nhưng điều ngạc nhiên là nay người dân muốn dùng những con số đó, những báo cáo đó để làm chứng cứ thì không biết ai sẽ là người cung cấp để khởi kiện. Phải chăng những báo cáo đó chỉ để trang trí, hoặc để đọc ra giữa hội nghị chứ không có giá trị pháp lý.

Chưa có chỉ đạo mới

Ngày 8.7, lãnh đạo của một ban Đảng thuộc tỉnh uỷ Đồng Nai cho rằng đến giờ này, Tỉnh uỷ chưa có chỉ đạo gì mới trong trường hợp Vedan không chấp nhận tăng mức hỗ trợ. Hiện Tỉnh uỷ đang chờ kết quả lấy ý kiến dân rồi mới tiếp tục đưa ra quyết định tiếp theo!

Còn đại diện UBND tỉnh Đồng Nai thì cho rằng, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo hội Nông dân tỉnh phải chủ động làm việc với hội Nông dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM để thống nhất cách giải quyết của cả ba địa phương về cách thức, mức độ yêu cầu Vedan bồi thường, hỗ trợ thiệt hại cho dân. Nay hội Nông dân chưa có báo cáo cách làm cụ thể nên UBND tỉnh chưa có hướng chỉ đạo tiếp theo.

Giang Sơn

Thursday, July 8, 2010

Đường "siêu mấp mô" dẫn vào thủ đô nghìn tuổi

Khốn khổ trên con đường dẫn vào Thủ đô nghìn tuổi
,

- Đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên, Hà Nội) những ngày này ngổn ngang như một công trường xây dựng, gây khổ cho người qua lại.

 

Đường Nguyễn Văn Cừ, con đường cửa ngõ phía Bắc dẫn vào Thủ đô những ngày này đang trong quá trình thi công, lát vỉa hè, đặt cống hộp…

 

Mô tả ảnh.
Ngổn ngang cống hộp, cáp hạ ngầm.

 

Vì thế nhiều đoạn đường ngổn ngang như công trường, gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông: Ô tô thì bị ùn ứ bởi đường bị bóp hẹp; xe máy loạng choạng bởi phải vượt qua những chướng ngại vật như mô đất, rãnh nước, ống cáp điện, sào tre…

 

Ngoài ra, nhiều cửa hàng sống ở mặt đường cũng "vạ lây": bị "lô cốt" chắn cửa; vỉa hè trước nhà bị cày xới, đi lại khó khăn.

 

Đến xe buýt tuyến cũng bị ảnh hưởng vì cống hộp để ngay gần trạm chờ khiến những chiếc xe kềnh càng không thể ghé sát vỉa hè đón khách, người đứng đợi thì phải chịu bụi bặm giữa trời nắng nóng.

 

Chùm ảnh: Ngổn ngang công trường trên đường Nguyễn Văn Cừ

 

Mô tả ảnh.
Cống hộp bao vây người đi bộ...

 

Mô tả ảnh.
...tấn công xe buýt

 

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Đâu đâu cũng là cống hộp.

 

 

Mô tả ảnh.
Vỉa hè đang được cày xới lên để lát lại.

 

 

Mô tả ảnh.
Chị em phụ nữ gặp khó với những đoạn đường "công trường".

 

 

Rãnh lớn không hề có cảnh báo nguy hiểm.
Rãnh lớn nhưng không hề có cảnh báo nguy hiểm.

 

 

Mô tả ảnh.
Đường..."siêu mấp mô" chứ không phải "mấp mô".

 

 

Mô tả ảnh.
Đường xanh-sạch-đẹp là đây?.

 

 

Mô tả ảnh.
"Hố địa ngục" xuất hiện trước một cửa hàng

 

 

Mô tả ảnh.
Thêm 1 chiếc khác được che chắn sơ sài, liệu người tham gia giao thông có biết sau tấm bạt là cả chiếc hố sâu?
Minh - Hải

Vụ 'mua dâm học trò': 25 triệu mua sự im lặng

Ở Hà Giang rộ lên chuyện "dàn xếp" với gia đình các nạn nhân để mua sự im lặng. Có những bé gái không bị Sầm Đức Xương hãm hại, nhưng vẫn có kẻ mang danh người nhà Xương mang tiền đến bồi thường.

 

Mô tả ảnh.
Em T.T.N - một trong số nạn nhân của những kẻ đồi bại .

 

Nỗi đau gia đình nạn nhân

Trong số hàng chục nữ sinh - nạn nhân trong vụ Sầm Đức Xương mà chúng tôi đã gặp, trường hợp N.T.N (sinh tháng 2-1996) là đáng thương hơn cả. N sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở thôn Nà Xúm, xã Quảng Ngần, huyện Vị Xuyên. Bố mẹ em đi làm thuê quanh năm cũng không đủ ăn. Chính vì nghèo khổ nên bố mẹ N quyết cho con ăn học để được sung sướng sau này

"Nào ngờ, cháu nó mới 13 tuổi, ốm yếu như thế… lại bị người ta lừa đến khách sạn cướp đi cái quý giá của đời con gái"- mẹ N, chị Phương nói như cố nuốt nỗi đau vào lòng.

Giờ đây, điều chị Phương lo nhất là N không quên được nỗi đau này. Ngay sau khi bị hãm hiếp (ngày 24-8-2009), N trở về nhà ốm liệt giường gần một tuần. Hàng ngày, N sống trong hoảng sợ, khép kín, ra đường thấy đàn ông lạ là bỏ chạy. Nhiều đêm mơ ngủ, N gào thét: "Mẹ ơi! Cứu con với… Bố ơi! Cứu con với…".

Bố N, anh Sinh không biết chữ nhưng rất thương con. Từ ngày biết con bị hãm hại, anh uống rượu nhiều hơn. Mỗi lần uống xong, anh lại đòi xách dao đi chém kẻ hại đời con gái mình. Chị Phương can ngăn không được phải chạy sang nhờ hàng xóm.

"Gần đây có 2 người đến gia đình tôi xin bồi thường bằng tiền. Lúc đầu chúng tôi không nhận, còn chửi đuổi họ về. Sau đó thấy họ đi lại nhiều, chúng tôi cũng nhận một túi quà, giở ra có bọc tiền, đếm được 25 triệu đồng" - chị Phương thật thà kể.

Chị cũng cho biết 2 người lạ mặt kia xưng là người nhà ông Xương. Họ hứa sau khi vụ án xong sẽ đưa thêm tiền và đề nghị vợ chồng chị "im lặng", không viết đơn tố cáo.

Bỏ lọt tội phạm?

N.T.K (sinh tháng 8 - 1996, học cùng lớp với N.T.N) là một trong những bé gái ít tuổi nhất bị hãm hại lúc vừa tròn 13 tuổi. Khi chúng tôi tìm đến nhà N.T.K (ở thị trấn Việt Lâm, Vị Xuyên), em đi học chưa về, chỉ có bố mẹ và người bác ruột. Vì bố không biết đi xe máy nên bác ruột của K là ông Hải được ủy quyền đưa em đi làm việc với cơ quan điều tra, với tư cách người giám hộ cho bị hại.

Qua ông Hải và bố mẹ K, chúng tôi hết sức bất ngờ khi biết họ chính là những người đầu tiên đưa chuyện động trời này ra ánh sáng.

Buổi chiều ngày 26-8-2009, K đi học về có nhiều biểu hiện bất thường, không ăn cơm, vội vã lên giường nằm. Bố mẹ gặng hỏi, K không nói. Hôm sau, vừa về đến nhà, K hồn nhiên giơ ra vỉ thuốc còn sót lại một viên hỏi mẹ.

Linh cảm chuyện không hay, chị Hường (mẹ K) mang vỉ thuốc ra cửa hàng dược hỏi và giật mình khi nghe dược sĩ phán là thuốc tránh thai! Trở về, chị và chồng gặng hỏi mãi, K mới thuật lại việc bị lừa ép quan hệ tình dục tại một khách sạn.

Ngay sau đó, vợ chồng chị Hường làm đơn tố cáo lên cơ quan công an. Từ đây, cơ quan điều tra phát hiện, làm rõ vụ án Hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học trò. "Cháu K không bị tên Xương cưỡng hiếp mà thủ phạm là một người tên H"- người bác giám hộ cho cháu K khẳng định. Ông Hải cũng cho biết, khi K nhìn thấy ảnh Xương đã khẳng định ngay là không phải.

Vậy, người đàn ông tên H đã cưỡng hiếp cháu K là ai? Theo dõi cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm vừa qua, chúng tôi thấy cháu N.T.K không nằm trong danh sách bị hại được triệu tập để làm rõ thủ phạm, mặc dù gia đình có đơn tố cáo ngay từ đầu. Không hiểu lý do gì khiến các cơ quan tố tụng ở Hà Giang "lờ" đi bị hại quan trọng này?

Theo xác nhận của bố mẹ N.T.K, vừa qua có hai người đến nhà, tự xưng là người nhà Sầm Đức Xương, đưa cho gia đình 35 triệu đồng, nói là tiền bồi thường "thiệt hại" cho cháu K. Sầm Đức Xương không cưỡng hiếp cháu K sao lại phải bồi thường số tiền lớn như vậy? Rõ ràng khoản tiền này cũng cần xem xét, làm rõ.

 

Viện KSND Tối cao vào cuộc

Nguồn tin của NTNN cho hay, vụ án đã được giao cho PC16 Công an tỉnh Hà Giang điều tra lại. Viện KSND Tối cao cũng đã vào cuộc để giám sát hoạt động điều tra và làm rõ thêm các tình tiết của vụ án. Theo xác nhận của nhiều gia đình nạn nhân, các cán bộ Viện KSND Tối cao đã đến làm việc với gia đình, gặp gỡ các bé gái để tìm hiểu diễn tiến vụ án.

Trong một diễn biến khác, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao đề nghị xem xét, chỉ đạo giải quyết vụ án theo thẩm quyền, đồng thời thông báo kết quả đến Ủy ban Tư pháp.


(Theo Dan Viet)

Bán xe ba gác bị tịch thu cho người chạy xe

Thứ Năm, 08/07/2010, 07:15 (GMT+7)

TT - Những ngày qua người dân ở xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) rất bất bình trước việc một hộ gia đình ở ấp Nước Xoáy mua lại số lượng lớn thùng xe ba gác do công an huyện tịch thu của dân rồi bán lại cho những người có nhu cầu chạy xe ba gác.

Thùng xe ba gác này được bán với giá 3,5 triệu đồng nếu ráp với bánh xe còn tốt - Ảnh: CHÍ QUỐC

Ông Phan Thanh Sơn, cán bộ phòng tài chính - kế hoạch huyện Vũng Liêm, thừa nhận trong ngày bán đấu giá, người mua chỉ cắt lấy hai bánh xe, tháo trục bánh, thùng xe vẫn để nguyên, sau đó để thùng lên hai chiếc cân cân trọng lượng có sự chứng kiến của ông Nguyễn Huy Hoàng - phó trưởng Công an huyện Vũng Liêm, đồng thời là phó chủ tịch hội đồng định giá và bán đấu giá tài sản xe ba gác trên.

Ông Sơn nói ông Hoàng có thấy và chấp nhận hình thức cắt như vậy.

CHÍ QUỐC


Cấm xe ba bánh: Bao giờ chi tiền hỗ trợ cho dân?

TT - Những ngày qua, người dân chạy xe ba bánh trên địa bàn TP.HCM liên tục phản ảnh tình trạng nhiều quận huyện vẫn chưa hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề nên vẫn phải chạy xe ba bánh ra đường kiếm sống.

Nhiều trường hợp bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt, tịch thu xe...

Chưa nhận được tiền hỗ trợ, nhiều người chạy xe ba bánh vẫn tiếp tục vi phạm đi vào các tuyến đường cấm chạy từ 5g-13g và từ 16g-22g (ảnh chụp lúc 10g ngày 4-1 trên tuyến đường Ung Văn Khiêm, Q.Bình Thạnh) - Ảnh: NGỌC HẬU

Anh Nguyễn Văn Hải (ngụ chung cư 1A1B lô B3 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM) cho biết tổ trưởng khu phố yêu cầu anh làm đi làm lại mấy lần giấy xin hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề, thậm chí phải photocopy bằng lái, giấy đăng ký xe... mấy lần để nộp nhưng đến nay vẫn chưa có tiền.

Anh Nguyễn Tấn Ngọc (ngụ 720/5 Âu Cơ, P.14, Q.Tân Bình) cùng hàng chục tài xế xe ba bánh khác đứng ngồi không yên tại đường Bàu Cát (Q.Tân Bình) vì CSGT xử phạt. Anh Ngọc cho biết mặc dù đã được lên danh sách nhưng anh cùng với các tài xế xe ba bánh khác vẫn chưa nhận được hỗ trợ từ phía UBND quận. Trong khi đó, cán bộ phường yêu cầu không hành nghề chạy xe ba bánh, giờ không biết làm gì để kiếm sống...

Anh Nguyễn Minh Quang (ngụ 153/56 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh) nói quy định cấm xe đã ban hành thì tài xế phải tuân thủ nhưng chưa hỗ trợ tiền nên người dân chẳng biết phải chuyển đổi nghề gì. Tương tự, anh Huỳnh Văn Thọ (ngụ 205/35 Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh) cũng nói đã nộp các giấy tờ phường yêu cầu nhưng đến nay phường vẫn chưa kêu lên nhận tiền.

Chờ cấp kinh phí

Phó chủ tịch UBND P.1 (Q.3) Trần Thanh Túc cho biết trong ngày 4-1, phường đã hoàn tất hồ sơ bổ sung cho các hộ chạy xe ba bánh đăng ký nhận hỗ trợ tiền chuyển đổi nghề. Sở dĩ danh sách bổ sung chậm là do các tổ dân phố phải rà soát và nhiều trường hợp người dân không có giấy tờ đăng ký xe nên phải cam kết mua xe trước 29-4-2009. Những trường hợp dân trên địa bàn phường nhưng hành nghề ở địa phương khác thì phải được xác nhận không nhận hỗ trợ từ địa phương đó... Hiện toàn bộ 54 trường hợp hành nghề chạy xe ba bánh trên địa bàn phường đã được lên danh sách gửi về quận.

Theo ông Nguyễn Khắc Trung - đại diện thanh tra xây dựng P.25 (Q.Bình Thạnh), toàn bộ danh sách của các hộ dân chạy xe ba bánh (70 hộ) đã được phường gửi lên quận. Tuy nhiên, phải chờ quận ra quyết định và cấp ngân sách mới có thể hỗ trợ người dân.

Bà Nguyễn Thị Giàu, phó chủ tịch P.1 (Q.10) nói các hộ thuộc diện xóa đói giảm nghèo đã được hỗ trợ tiền và cam kết không chạy xe ba bánh, bàn giao phương tiện cho phường. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 60 hộ chạy xe ba bánh đã đưa vào danh sách gửi UBND quận nhưng chưa được giải quyết. Phường chưa thể yêu cầu họ giao xe nên họ vẫn còn hành nghề.

Ở P.Đa Kao (Q.1) chỉ có bốn hộ dân chạy xe ba bánh nằm trong danh sách nhận tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề, nhưng bà Nguyễn Thị Lê Hương - phó chủ tịch phường - cho biết danh sách của các hộ đã được gửi lên quận và đang chờ cấp kinh phí.

Những chiếc xe ba gác sẽ không còn xuất hiện trên nhiều tuyến đường TP.HCM - Ảnh: LÊ VÂN

Chậm do chờ đăng ký bổ sung

Quận Phú Nhuận đã ra quyết định duyệt chi hỗ trợ cho người dân vào cuối tháng 12-2009, danh sách các hộ được hỗ trợ tiền đã được công bố tại các phường nhưng đến ngày 8-1 tới mới có cuộc họp giao ban với các cơ quan chức năng liên quan. Trong cuộc họp sẽ bàn kế hoạch chi trả, thu hồi xe và lên lịch chi tiền cho từng phường. Trong tuần sau, người dân sẽ nhận được tiền.

Đại diện Phòng Tài chính, đơn vị phụ trách chi trả hỗ trợ của Q.Phú Nhuận, cho biết trong tháng 11 đã gút danh sách người được hỗ trợ, nhưng sau đó có hướng dẫn của Bộ Tài chính cho dân đăng ký hỗ trợ đến ngày 31-12-2009. Vì vậy, quận đợi danh sách bổ sung mới ra quyết định một lần. Nhiều chủ xe ba gác, nhất là xe đang có mối chở hàng, có thu nhập ổn định, vẫn còn chần chừ, các phường phải vận động nên kéo dài thời gian.

Tương tự, ngày 31-12-2009, UBND Q.Bình Thạnh đã họp chỉ đạo các phường về việc chi tiền hỗ trợ, có thể trong tuần này người dân sẽ được nhận tiền. Theo quận Q.Bình Thạnh, sở dĩ việc chi tiền cho người dân chậm là do chờ đến hết hạn đăng ký bổ sung theo chỉ đạo của Bộ Tài chính (31-12-2009) mới gút danh sách.

Riêng Q.4 đã gút danh sách người chạy xe ba bánh được hỗ trợ vào cuối tháng 11 và trích kinh phí hỗ trợ cho dân trong tháng 12-2009. Sau đó quận này vẫn tiếp tục nhận đơn đăng ký của người dân đến hết ngày 31-12-2009 và đã nhận được gần 570 hồ sơ đăng ký xe. Số người mới đăng ký này chưa có quyết định nhận tiền hỗ trợ, dự kiến trong tuần này sẽ hoàn thành thủ tục để có  tiền cho người dân trong tuần sau.

Như vậy, hiện nay đa số các quận huyện trên địa bàn TP vẫn chưa chi tiền hỗ trợ cho người hành nghề chạy xe ba bánh, mặc dù Sở Tài chính TP có đề nghị các quận huyện tạm ứng tiền để chi hỗ trợ kịp thời cho các chủ phương tiện.

NGỌC HẬU - NGỌC HÀ

Một nhóm Thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi Việt Nam cho phép lập các công đoàn độc lập


Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Harkin.
Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Harkin.
Nguồn: wikipedia.org
Đức Tâm

Một phái đoàn bao gồm ba Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đang công du Việt Nam. Hôm nay, tại Hà Nội, ông Tom Harkin, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, tiểu bang Iowa, chủ tịch Tiểu ban Lao Động của Thượng viện, nói với giới báo chí là trong các cuộc gặp với các quan chức Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng quyền lao động, các quyền của người lao động, quyền tự do tổ chức nghiệp đoàn là một phần cơ bản trong việc phát triển các quan hệ thương mại với Mỹ.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn cấm các công đoàn độc lập, không nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản.

Còn Thượng nghị sĩ Bernie Sander, một thành viên của phái đoàn Mỹ nhấn mạnh, trước khi thiết lập bất kỳ một thỏa thuận tự do mậu dịch nào, thì nhất thiết là những người lao động tại Việt Nam phải có quyền tổ chức, lập công đoàn, thương lượng các hợp đồng lao động, đó là những tổ chức công đoàn độc lập do người lao động bầu ra.

Các Thượng nghị sĩ Mỹ đưa ra những phát biểu trên đây vào lúc Việt Nam, Mỹ và sáu quốc gia khác vừa kết thúc vòng hai cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP.

Các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động là một trong những nội dung của Hiệp định TPP.

Hôm qua, nhóm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã làm việc với bộ trưởng Lao động Việt Nam và hôm nay, gặp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Vẫn liên quan đến quan hệ song phuơng, cuối tuần trước, chính quyền Obama đã thông qua một thỏa thuận được ký kết giữa Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc Gia Mỹ và Việt Nam, theo đó, phía Hoa Kỳ sẽ giúp đỡ Việt Nam lắp đặt các thiết bị radar, soi kiểm soát các tàu chở hàng, các thiết bị thông tin tại cảng Cái Mép, Bà Rịa Vũng Tầu, nhằm ngăn chặn việc vận chuyển trái phép các công nghệ, nguyên liệu hạt nhân, chống khủng bố và phát triển vũ khí nguyên tử.

Wednesday, July 7, 2010

70km quốc lộ từ TP.HCM về Tiền Giang ngập trong nước

SGTT - Đoạn quốc lộ 1A từ TP.HCM đến Trung Lương, Tiền Giang dài 70km đã bị ngập trong biển nước mỗi khi trời mưa lớn, ngày nắng hai bên lề mặt đường đầy ao hồ bốc mùi hôi hám.

Một cái ao chiếm gần hết mặt quốc lộ 1A ở xã Long Hiệp huyện Bến Lức, Long An (ảnh chụp sáng 3.7.2010) Ảnh: Hùng Anh

Ở ngã ba quốc lộ 1A – quốc lộ 50 thuộc xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền Giang có một cái ao nước lớn gần chốt đèn giao thông. Một cán bộ của sở Giao thông vận tải Tiền Giang nói, sở đã nhiều lần đề nghị Khu quản lý đường bộ 7 xoá điểm ngập nước lưu cữu này, nhưng đến nay cái ao vẫn tồn tại. Đoạn quốc lộ chạy qua khu vực phường 4, phường 5 của thành phố Tân An dài khoảng 5km, hai bên đường đầy những điểm ngập nước. Ngay trước công ty may xuất khẩu Long An (phường 4), hai bên đường, nước ngập sâu tạo thành hai cái ao lớn trên mặt đường, nước bẩn thường xuyên chảy tràn qua mặt lộ, mỗi lần xe cộ chạy ngang nước văng tung toé. Ở khu vực ấp Voi Lá, thị trấn Bến Lức, xã Long Hiệp, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức có hàng chục cái ao lớn xuất hiện trên quốc lộ, khiến xe ôtô và xe gắn máy, xe đạp phải chen chúc đi trên phần đường chật hẹp còn lại, hết sức nguy hiểm. Nhưng tình trạng ngập nước nghiêm trọng nhất phải kể đến khu vực xã Tân Túc huyện Bình Chánh, TP.HCM, đoạn gần giao lộ Nguyễn Văn Linh – quốc lộ 1A. Khu vực này, trên phần đường từ TP.HCM về miền Tây, một đoạn đường dài hàng trăm mét "nát như tương", lúc nào cũng lầy lội.

Ông Phạm Văn Cảnh, giám đốc ban Quản lý dự án công trình giao thông của sở Giao thông vận tải Long An, cho biết dọc hai bên quốc lộ không có hệ thống cống thoát nước. Đã vậy, mấy năm gần đây, người dân và các doanh nghiệp lấn chiếm hành lang đường bộ để xây cất nhà cửa, xưởng sản xuất, tôn nền cao hơn mặt quốc lộ. Ngày 16.6.2010, các cơ quan chức năng đã kiểm tra và xác nhận trên quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận Long An có 15 vị trí cần phải xây dựng hệ thống cống thoát nước, nhưng hiện nay rất khó giải toả nhà dân để xây dựng những điểm đấu nối kinh thoát nước vào hệ thống cống.

bài và ảnh: Hùng Anh

Tin vui cho bác Triết- Hy vọng bác Triết sẽ được điều trị

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng sóng siêu âm cao tần

TT - Ngày 5-7, giáo sư Sidi và chuyên gia Dave đến từ Mỹ đã chuyển giao kỹ thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng máy HIFU (siêu âm tập trung tăng cường) cho các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Đây là một kỹ thuật điều trị hiện đại lần đầu tiên được ứng dụng tại VN.

Theo BS Nguyễn Hoàng Đức, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, kỹ thuật điều trị mới này sử dụng sóng siêu âm tập trung tăng cường vào mô tuyến tiền liệt, làm nhiệt độ ở vùng mô này tăng lên 80-100OC để hủy tế bào ung thư.

So với phương pháp phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt, HIFU ít gây tai biến và biến chứng; so với điều trị bằng tia xạ, sóng siêu âm không có tác dụng ion hóa nên không làm tổn thương mô xung quanh. Tỉ lệ bệnh nhân không bị tái phát ung thư ở thời điểm năm năm sau khi điều trị với HIFU tương đương điều trị bằng phẫu thuật và tia xạ. Giá điều trị theo kỹ thuật mới này là 35 triệu đồng/ca.

T.DƯƠNG

Chủ tịch tỉnh sống buông thả như thế nào?

Trở lại vụ án Sầm Đức Xương ở Hà Giang:

>> Ông hiệu trưởng... mua dâm trẻ em

TP - Ngày 5-7-2010, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (KTTƯĐ) đã ra Thông báo số 32, đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô (Phó Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang) bằng các hình thức: cách hết các chức vụ trong Đảng; đề nghị cấp có thẩm quyền cách chức Chủ tịch UBND tỉnh.

Hai nữ bị cáo  đã khai ra bản danh sách
Hai nữ bị cáo đã khai ra bản danh sách "khách ruột". Ảnh: PV.

Có thể thấy hình thức kỷ luật sẽ đến với ông Tô rất nặng. Vậy ông Tô đã có sai phạm gì? Vẫn theo Thông báo của Ủy ban KTTƯĐ, ông Tô đã có hành vi "sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội".

Từ đó khiến nhiều người phán đoán: Phải chăng ông Tô liên quan đến vụ án nguyên Hiệu trưởng Sầm Đức Xương có hành vi tổ chức đường dây mại dâm vị thành niên?

Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Sầm Đức Xương diễn ra từ ngày 27 đến 31-1-2010, hai nữ nạn nhân kiêm đồng phạm với "thầy" Xương là Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng đã khai ra hai bản danh sách một số cán bộ TX Hà Giang và tỉnh Hà Giang từng mua dâm Thúy và Hằng. Thông tin rò rỉ từ ngày đó, trong cả hai bản danh sách của hai nữ bị cáo đều có tên ông Nguyễn Trường Tô, đương kim Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Vậy việc kiến nghị kỷ luật ông Tô lần này, phải chăng do ông Tô liên quan đến lời tố cáo của hai bị cáo Thúy và Hằng?

Sai phạm xảy ra trước vụ Sầm Đức Xương

Qua tìm hiểu, được biết: Sau khi Tòa phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm đối với Sầm Đức Xương và hai nữ bị cáo để điều tra và xét xử lại, Ủy ban KTTƯĐ đã cử một tổ công tác về Hà Giang. Làm việc với Công an TX Hà Giang, Công an tỉnh Hà Giang, và trực tiếp với đ/c Bí thư Tỉnh ủy, tổ công tác xác định ông Tô từng có một "tiền sự" quan hệ với gái mại dâm. Theo những tài liệu đáng tin cậy, sự việc như sau:

Ngày 22-11-2006, Công an TX Hà Giang tổ chức bắt quả tang đối tượng Nguyễn Thị D. (SN 1984, trú tại thị trấn Việt Lâm, Hà Giang) đang bán dâm tại nhà nghỉ Thủy Tiên thuộc phường Minh Khai, TX Hà Giang. Khách mua dâm là ông Nguyễn Văn B. (SN 1960, trú tại TX Hà Giang). Cả chị D. và ông B. đều khai nhận hành vi vi phạm pháp luật; sau đó họ đã bị xử phạt hành chính.

Chuyện sẽ không đáng nói, nếu các trinh sát công an không kịp thời kiểm tra, thu giữ chiếc điện thoại di động của chị D. Ngoài một số tin nhắn "lãng mạn" gửi đến từ một số máy "VIP", chiếc điện thoại di động này còn lưu giữ 04 tấm ảnh một người đàn ông trần như nhộng ở các tư thế khác nhau. Chưa cần gửi đi giám định, các trinh sát cũng nhận ngay ra người đàn ông trong ảnh chính là... đương kim Chủ tịch tỉnh nhà.

Chị D. thành thật khai nhận, cái bác trần như nhộng trong ảnh chính là bác Tô. Chị D. chụp mấy tấm ảnh này để ghi nhớ lần được du ngoạn thủ đô cùng bác Tô khoảng tháng 11-2005, được ở chung phòng với bác tại một khách sạn sang trọng...

Kịp thời phê bình, nhưng không kịp thời kỷ luật

Vụ việc được Công an TX Hà Giang cấp báo lên Công an tỉnh. Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Bình Vận trực tiếp báo cáo Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất. Xét thấy khi xảy ra việc du hý, chụp hình (tháng 11-2005), ông Tô chưa là Chủ tịch tỉnh, Bí thư Hoàng Minh Nhất chỉ đạo Giám đốc Nguyễn Bình Vận trực tiếp đến thông báo cho Chủ tịch Tô, yêu cầu ông Tô nghiêm khắc rút kinh nghiệm.

Theo chỉ đạo đó, ông Nguyễn Bình Vận đã đến gặp ông Nguyễn Trường Tô tại phòng làm việc, nêu ý kiến của Bí thư Tỉnh ủy.

Được biết, khi tổ công tác của Ủy ban KTTƯĐ về làm việc tại Hà Giang, toàn bộ câu chuyện trên đã được các cán bộ TX và tỉnh Hà Giang báo cáo đầy đủ. Tổ công tác đã gửi các bức ảnh Công an TX vẫn lưu giữ đi giám định tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, kết quả không có dấu hiệu cắt ghép, người trong ảnh được xác định là ông Tô.

Đây là lý do ông Tô bị đề xuất kỷ luật như đã trình bày ở phần đầu bài viết. Ủy ban KTTƯĐ cũng yêu cầu các ông Trần Bình Vận và Hoàng Minh Nhất nghiêm khắc kiểm điểm về việc đã không kịp thời báo cáo sự việc này với Ủy ban KTTƯĐ ngay từ ngày đó, cũng như không có hình thức kỷ luật thích hợp đối với ông Nguyễn Trường Tô.

Trở lại vụ án Sầm Đức Xương

Vụ án hiện vẫn đang trong giai đoạn điều tra lại, do Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang tiến hành. Các bị can Sầm Đức Xương, Nguyễn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Thúy Hằng tiếp tục bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra.

Được biết, các điều tra viên của Tổng cục cảnh sát điều tra về tội phạm - Bộ Công an đã phối hợp điều tra, lập biên bản hỏi cung các bị can Thúy và Hằng. Hai bị can này tiếp tục khai báo về việc một số cán bộ từng có quan hệ với họ, trong đó có ông Nguyễn Trường Tô. Vụ án đang được điều tra mở rộng.

Theo một nguồn tin, mới đây, gia đình hai bị can Thúy và Hằng đã được CQĐT mời đến để thông báo cho biết, hai bị can này đã có văn bản từ chối luật sư bào chữa cho họ.

Câu hỏi ông Nguyễn Trường Tô có vô can trước lời tố cáo của hai bi can Thúy và Hằng, cũng như vụ án này còn có thêm những can phạm nào nữa, sẽ chỉ có thể được trả lời khi CQĐT có kết luận, chắc chắn hơn, khi vụ án được đưa ra xét xử công khai một ngày gần đây.

Tổ PV

Nắng nóng dữ dội, gia tăng bệnh tật

Nắng nóng dài kỷ lục

>> Nắng nóng dữ dội, gia tăng bệnh tật
>> Mệt mỏi vì nắng nóng

TP - Đợt nắng nóng hiện nay đã qua đỉnh gay gắt nhưng có khả năng kéo dài nhất từ trước đến nay và kéo theo là, bão có thể đến muộn song có thể mạnh hơn và gây mưa to hơn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (DBKTTV) nhận định.

Nắng nóng gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại xã Cam  Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị. Trong ảnh: Người dân đi lấy nước. Ảnh: TTXVN
Nắng nóng gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng tại xã Cam Tuyền, Cam Lộ, Quảng Trị. Trong ảnh: Người dân đi lấy nước.
Ảnh: TTXVN.

Trả lời Tiền Phong chiều qua, ông Nguyễn Hữu Hải, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Hạn vừa-Hạn dài, Trung tâm DBKTTV, cho hay đợt nắng nóng hiện nay đã qua thời điểm gay gắt nhất nhưng chắc chắn còn kéo dài ít nhất đến cuối tuần này và có thể vắt sang tuần sau. "Giai đoạn gay gắt nhất của đợt nắng nóng này là lúc trưa và chiều mùng 5-7", ông Hải nói.

Hà Nội gần ngang vùng chảo lửa

Đợt nắng gay gắt hiện nay, Hà Nội nóng gần ngang miền Trung và Tây Bắc vốn được xem là chảo lửa của cả nước. Các vùng phía tây chịu tác động của cả gió Lào, nhiệt độ chỉ dao động khoảng 40-41,5 độ C. Trong khi đó, nhiều nơi ở Hà Nội, vốn không chịu ảnh hưởng của gió Lào, cũng nóng đến gần ngưỡng ấy.

Cụ thể, ngày 5-7, các địa phương chịu ảnh hưởng của gió Lào, nhiệt độ như sau: tỉnh Hòa Bình 40 - 41 độ C, Con Cuông (Nghệ An) 40,8 độ C và cao nhất là Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 41,5 độ C. Trong khi ở Bắc Bộ, nhiệt độ cao nhất phổ biến là 36-39 độ C thì tại Hà Nội nhiệt độ cao hơn hẳn. Tại trạm Láng (Hà Nội) cùng thời điểm ngày 5-7 là 40,1 độ C và trạm Hà Đông 40,0 độ C.

Đáng chú ý, ngay cả vùng núi cao Lào Cai vốn có chế độ khí hậu ôn hòa hơn mà nhiệt độ cũng lên đến 40,0 độ C hôm 5-7. "Từ nay đến cuối tuần, nắng nóng sẽ giảm dần nhưng mức độ gay gắt thì phải đến hết ngày 11-7, nhất là ở miền Trung", ông Hải cho hay.

Đến ngày 8 và 9-7, thời điểm thí sinh tập trung làm thủ tục đợt thi thứ hai và bước vào ngày thi đầu tiên, ông Hải khẳng định, toàn bộ vùng Trung Bộ và Bắc Bộ vẫn nắng nóng gay gắt. Phải đến 10-7, miền Bắc mới có dấu hiệu dịu mát. Trong khi đó, phải đầu tuần sau, tức từ 12-7 trở đi, Trung Bộ mới qua đợt nắng nóng. Như vậy, theo ông Hải, đợt nắng nóng này trên cả Bắc và Trung Bộ sẽ kéo dài 16-18 ngày, và sẽ là đợt nắng nóng kéo dài nhất từ trước đến nay.

Nắng nóng làm chết hàng loạt cây trồng tại Cam Tuyền (Cam Lộ,  Quảng Trị)              Ảnh: TTXVN
Nắng nóng làm chết hàng loạt cây trồng tại
Cam Tuyền (Cam Lộ, Quảng Trị) Ảnh: TTXVN.

Đêm trên 30 độ C - Hiếm gặp

Nắng nóng ban ngày ở Hà Nội năm nay chưa phải là kỷ lục. Tháng 5-1926, Hà Nội từng xảy ra nắng nóng với nhiệt độ ban ngày 42,8 độ C. Tuy nhiên, ban đêm nóng với nhiệt độ trung bình trên 30 độ C là hiếm gặp ở Hà Nội từ trước đến nay.

Lý giải nguyên nhân Hà Nội và các đô thị khác nóng nhiều về đêm, ông Hải cho biết đó là hiện tượng tích nhiệt ban ngày và tỏa nhiệt ban đêm của bề mặt các công trình xây dựng và mặt đường màu xám. Do xây dựng quá sát nhau, khi các toà nhà đối mặt với nhau, xảy ra hiện tượng bức xạ theo chiều ngang và hiệu ứng này lớn nhất vào ban đêm.

Nhiệt độ lúc 13 giờ ngày mùng 6 - 7, phổ biến 36 - 38 độ C, một số nơi 39 - 40 độ C như Tây Hiếu (Nghệ An) 39,8 độ, Chi Nê, Lạc Sơn (Hòa Bình) 40,0 độ C, Tĩnh Gia (Thanh Hóa) 41,1 độ C. Riêng vùng Láng (Hà Nội) hạ đến 38,4 độ C. 

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, chia sẻ, đô thị hoá như ở Hà Nội hiện nay đúng là ảnh hưởng tới nhiệt độ trung bình và là nguyên nhân khiến ở Hà Nội nóng không kém các cùng chảo lửa miền Trung. Nhiệt độ tại các khu vực trung tâm của Hà Nội mấy năm nay thường cao hơn ít nhất là vài độ so với miền quê xung quanh.

Ngoài ra, vẫn theo GS Đăng, nóng gay gắt ở Hà Nội còn phải kể đến do có nhiều máy móc, xe cộ, điều hòa nhiệt độ trong thành phố. Cũng không thể bỏ qua hiện tượng nóng do có quá ít cây xanh. GS Đăng cho rằng, quá ít cây xanh ở Hà Nội khiến nước ít được hút khỏi đất và bốc hơi khỏi lá cây, năng lượng ít được hấp thụ dưới dạng nhiệt bốc hơi ngầm, do đó, ít giúp làm giảm sức nóng của lớp không khí bề mặt.

Bão có thể mạnh hơn, mưa to hơn

Ông Hải cảnh báo, từ nay đến hết mùa hạ, còn không dưới 1-2 đợt nắng nóng nữa ở Bắc Bộ và 2-3 đợt ở Trung Bộ, trong khi khu vực Nam Bộ có thể không còn nắng nóng nữa do mưa bắt đầu về.

Về mưa, chuyên gia khí tượng cho rằng vẫn chưa thể biết chính xác khi nào mới có. Theo TS Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm DBKTTV, từ nay đến trung tuần tháng 7, ở Bắc Bộ, chỉ có mưa rào nhẹ với lượng mưa dưới 30 mm, ở Trung Bộ vẫn chưa có khả năng xuất hiện mưa, nên tình trạng hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn trầm trọng.

Năm 1998 được cho là có bão muộn kỷ lục, nhưng cũng chỉ đến ngày 7-7 đã có cơn bão đầu tiên. Thế mà, năm nay, "đến bây giờ vẫn chưa có mưa và bão là lạ", ông Hải lo ngại. "Tình hình thế này có thể là điềm báo cho một mùa mưa bão đến muộn hơn, tập trung ở miền Trung, với các cơn bão có thể mạnh hơn và mưa to hơn trung bình nhiều năm".

 

Nắng nóng tràn lan toàn cầu

Không chỉ Việt Nam, nhiều nước khác cũng đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt. Tại Trung Quốc, ngày 5-7, cơ quan khí tượng thủy văn nước này cho hay nắng nóng gay gắt tràn ra 16 tỉnh thành của nước này, kể từ ngày 30-6. Nhiệt độ cao nhất tại Bắc Kinh ngày 5-7 lên đến 40,3 độ C, cao hơn so với Hà Nội. Khu Tự trị Tân Cương ghi nhận được 3 người chết vì nắng nóng và 20 người nhập viện do bị say nắng.

Trong khi đó, bên kia bán cầu, nắng nóng tấn công một số bang miền đông nước Mỹ như New York, Philadelphia, New Jersey, Delaware và thủ đô Washington DC. Đợt nắng nóng này bắt đầu từ mùng 5 - 7 và dự kiến kéo dài đến 8-7 với nhiệt độ lên gần tới 38 độ.

Các thành phố của Canada như Ontario and Quebec cũng trải qua đợt nắng nóng gay gắt đến cuối tuần này. Tại Toronto, nhiệt độ được thông báo từ đầu tuần là 34 độ C nhưng thực tế ghi nhận lên đến 40 độ C.

QD (st) 

QD

Tiền Giang: Hệ thống phun nước 1,5 tỉ đồng thành phế liệu

Hệ thống phun nước nghệ thuật trị giá hơn 1,5 tỉ đồng bị kéo lên bờ vứt lăn lóc (ảnh chụp sáng 6.7.2010). Ảnh: Hùng Anh

Hệ thống phun nước nghệ thuật chào mừng 330 năm Mỹ Tho vừa được lắp đặt tại công viên Giếng nước lớn, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang từ 12.2009 vừa qua đã biến thành phế liệu rỉ sét và vứt lăn lóc trên bờ cho nắng mưa tàn phá.

Được UBND thành phố Mỹ Tho giới thiệu là hệ thống phun nước nghệ thuật theo công nghệ hiện đại nhất, nhưng từ khi lắp đặt, hệ thống này đã hư hỏng liên tục, thời gian phục vụ nhu cầu giải trí của người dân không đáng kể.

Hệ thống bao gồm 42 vòi phun nước, 6 bộ phun nước tạo hình chim bay, đèn chiếu sáng chìm trong nước, phao nâng, ống inox dẫn nước, máy bơm nước ba pha.

Điều làm người dân bức xúc nhất là trong lúc toàn thành phố đang còn nhiều gia đình thiếu chỗ ở, nhiều công trình phúc lợi cho cộng đồng thiếu vốn để triển khai thì UBND thành phố lại mạnh tay đem hơn 1,5 tỉ đồng, tương đương kinh phí xây dựng 75 căn nhà tình thương, để ngâm nước và sau đó trở thành phế liệu.

Tin, ảnh: Hùng Anh

Sáu tháng, gần 200 cuộc đình công

Theo số liệu từ bộ Lao động - thương binh và xã hội, từ đầu năm tới nay cả nước đã xảy ra gần 200 cuộc đình công và tình hình sẽ còn diễn biến phức tạp tới mức khó dự báo, nhất là khi cuối năm mới là thời điểm các cuộc đình công gia tăng mạnh.

Các cuộc đình công chủ yếu vẫn xảy ra ở những địa phương khan hiếm lao động như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội…

Cuối năm 2009, tại buổi tổng kết thực hiện việc xây dựng quan hệ lao động ổn định hài hoà trong doanh nghiệp được tổ chức tại TP.HCM, đại diện ủy ban Quan hệ lao động quốc gia đã phấn khởi báo cáo, số cuộc đình công của năm 2009 là 216 cuộc, chỉ bằng 30% của năm 2008. Một trong những nguyên nhân khiến các vụ đình công giảm mạnh được xác định là ngoài lý do suy giảm kinh tế, việc thực hiệp pháp luật lao động trong các doanh nghiệp đã tốt hơn.

Tuy nhiên, vào đầu tháng 7.2010, khi trả lời phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, một chuyên gia thuộc ủy ban Quan hệ lao động thừa nhận, kinh tế phát triển trở lại và sự khan hiếm lao động trên diện rộng, ngay cả ở những tỉnh phát triển không nhanh như Hải Dương, Nghệ An… là nguyên nhân sâu xa khiến các cuộc đình công bùng phát. "Khan hiếm khiến chính người lao động thấy vị thế của mình cao hơn, họ đình công để mặc cả khiến chủ sử dụng phải tăng lương, tăng phụ cấp và cải thiện điều kiện lao động", chuyên gia này nhận định.

Tây Giang

Đường cao tốc nham nhở

TT - Tại khu vực đầu cầu Quản Thọ 2 thuộc km00+800 đường cao tốc hướng đi từ Trung Lương về TP.HCM (gần Trung tâm Quản lý đường cao tốc) có một đoạn đường dài khoảng 30m đang trong tình trạng nham nhở.

Tình trạng nham nhở tại đoạn đường cao tốc ở dốc cầu Quản Thọ 2 làm nhiều tài xế lo ngại - Ảnh: V.TR.

Nhiều tài xế xe tải cho biết do đây là khúc cua "tử thần" nên rất cẩn thận khi lưu thông qua đoạn này. Tuy nhiên ở đoạn đường chuẩn bị vào khúc cua, phía trong lề sát làn đường dành cho xe tải có một đoạn nham nhở không có bêtông nhựa giống như bị sạt lở.

Theo ghi nhận của phóng viên, phía chân taluy của đoạn đường cao tốc này cũng có dấu hiệu bị sạt và được đắp thêm nhiều bao cát. Tuy nhiên, ông Nguyễn Huy Thao - giám đốc Trung tâm Quản lý đường cao tốc - nói sở dĩ có tình trạng trên là do đơn vị thi công tháo dỡ taluy lát gạch để hoàn thiện chứ không phải bị sạt lở.

VÂN TRƯỜNG

Chủ tịch tỉnh Hà Giang thừa nhận ảnh khỏa thân là của mình

Bí thư Tỉnh ủy và giám đốc công an biết nhưng lờ đi, không xử lý việc ông Tô từng quan hệ với gái mại dâm từ năm 2005.

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT TW) đã đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Trường Tô - chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bằng hình thức cách hết các chức vụ trong Đảng, bãi nhiệm đại biểu HĐND và cách chức chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Lý do là từ năm 2005 đến nay, ông Tô đã "thiếu gương mẫu trong sinh hoạt, sống buông thả, quan hệ không lành mạnh, vi phạm nghiêm trọng tư cách cấp ủy viên, đảng viên, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận bất bình trong Đảng và xã hội".

Theo nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM, vào ngày 22-11-2006, Công an thị xã Hà Giang bắt quả tang Nguyễn Thị Dung đang bán dâm cho khách tại một khách sạn ở phường Minh Khai, thị xã Hà Giang. Sau đó, vụ mua bán dâm này được xử lý hành chính theo quy định.

Tuy nhiên, kiểm tra máy điện thoại di động thu giữ của Dung, Công an thị xã Hà Giang phát hiện có nhiều cuộc gọi, tin nhắn từ số máy của ông Tô, đặc biệt trong máy còn lưu một số hình ảnh của ông Tô đang khỏa thân nằm trên giường. Dung khai nhận sau khi hai người quan hệ xong, ông Tô đã nằm ngủ trong tình trạng không mặc quần áo và Dung đã dùng điện thoại chụp những bức ảnh này.

Tại phiên tòa xử Sầm Đức Xương - hiệu trưởng mua dâm nữ sinh, các bị cáo đã khai ông Tô có quan hệ với gái mại dâm. Ảnh: THANH TÚ

Sau đó vụ việc đã được báo cáo lên lãnh đạo Công an tỉnh Hà Giang và bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tuy nhiên, vụ việc này đã bị "chìm xuồng" cho đến khi UBKT TW phát hiện.

Nguồn tin từ UBKT TW cho biết trong bản tự kiểm điểm, chủ tịch Tô đã thừa nhận mình chính là người đàn ông trong bốn bức ảnh lưu trong máy điện thoại của Dung.

Thực tế, không chỉ liên quan đến vụ việc trên, trong vụ án hiệu trưởng Sầm Đức Xương mua dâm học sinh, hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng (19 tuổi), Nguyễn Thị Thanh Thúy (18 tuổi) đã có đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng. Trong đó, hai bị cáo khẳng định ngoài ông hiệu trưởng Sầm Đức Xương còn có ông Nguyễn Trường Tô và một số cán bộ của tỉnh Hà Giang đã có quan hệ tình dục và trả tiền cho hai bị cáo này.

Tại tòa cũng như trong các đơn kêu cứu, bị cáo Hằng còn cho biết trong quá trình bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra, bị cáo đã khai rõ những trường hợp liên quan đến các cán bộ nói trên nhưng hồ sơ của cơ quan điều tra không có một tài liệu nào thể hiện lời khai của bị cáo.

Trong phiên xử phúc thẩm, một lần nữa hai bị cáo này lại khẳng định việc ông Tô đã từng mua dâm mình và mô tả tường tận, chi tiết về địa điểm khách sạn, nhà nghỉ mà ông Tô đã đưa hai bị cáo này vào để quan hệ tình dục. Bị cáo Hằng còn miêu tả cụ thể phòng làm việc của chủ tịch Tô và những dấu vết đặc biệt trên cơ thể của vị chủ tịch này.

Hiện vụ việc trên đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Ông Nguyễn Huy Nạp,nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang:

Bí thư và giám đốc công an tỉnh không cho tập thể biết

"Từ năm 2005 đến khi tôi nghỉ hưu (năm 2009), Thường vụ Tỉnh ủy cũng như Ban Tổ chức Tỉnh ủy không hề được nghe thông tin gì về những việc trên. Đến mấy hôm nay tôi mới được nghe thấy thông tin về những tấm ảnh của ông Tô khiến tôi cũng giật mình".

. Nhưng thưa ông, tại thời điểm ông còn đương nhiệm, đã bao giờ Tỉnh ủy tiến hành kiểm điểm hay nhắc nhở gì về việc ông Tô có lối sống không lành mạnh, vi phạm thuần phong mỹ tục?

+ Thời tôi làm việc thì không thấy gì cả, không ai đưa ra tập thể, không ai báo cáo gì cả. Và cũng không ai giao cho tôi kiểm tra việc này.

. Kết luận của UBKT TW cho rằng ông Tô đã sai phạm từ năm 2005, vậy với tư cách là trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy thì ông nghĩ sao?

+ Đến bây giờ dư luận nói là ông Tô có những bức ảnh trái với thuần phong mỹ tục thì tôi mới biết. Nhưng tôi không hiểu vì sao đến giờ mọi chuyện lại bung bét như thế mà khi còn làm tôi lại không hề được biết. Điều này khiến tôi cũng hết sức băn khoăn.

. Vậy theo ông, phải chăng trong vụ việc này đã có chuyện bưng bít, che giấu thông tin?

+ Thật sự khi tôi còn làm trưởng ban tổ chức thì bí thư Tỉnh ủy chưa bao giờ giao cho tôi làm kiểm điểm hay nhắc nhở ông Tô về các bức ảnh thiếu lành mạnh. Cái này cũng có thể người ta không muốn nói cho mình, cũng có thể họ không muốn giao cho tôi vì nếu giao cho tôi thì mọi chuyện sẽ bị vỡ lở và nhiều người khác cũng sẽ biết. Do đó, theo tôi hiểu chỉ có anh Nhất và anh Vận biết (ông Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy và Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang - NV) nhưng họ không đưa ra tập thể. Nếu đưa ra tập thể thì mọi việc đã được xử lý từ thời điểm đó chứ không phải bây giờ mọi việc mới vỡ lở.

. Xin cảm ơn ông.

THÀNH VĂN - THANH TÚ

Ứng viên duy nhất, Bí thư quận Tây Hồ tái đắc cử


 - Đoàn Chủ tịch hỏi xem trong hội trường có ai ứng cử Bí thư hoặc đề cử ứng viên mới. Hầu hết đại biểu đều nói "không" hoặc "thôi", thể hiện sự đồng thuận cao.

>> Hà Nội: Ngày dài bầu trực tiếp bí thư huyện đầu tiên

Với 151/153 phiếu, Bí thư quận Tây Hồ Trần Huy Sáng, 51 tuổi, tiếp tục tái đắc cử vào chức vụ Bí thư nhiệm kỳ 2010 - 2015. Ông Sáng là Bí thư quận ủy đầu tiên của Hà Nội được đại hội bầu trực tiếp.

1 ứng viên

Trong phiên làm việc  ngày hôm qua (5/7), phần bầu trực tiếp Bí thư kéo dài hơn một tiếng đồng hồ.

Mô tả ảnh.
100% đại biểu đồng tình với danh sách ứng viên vào ghế Bí thư chỉ có duy nhất ông Trần Huy Sáng

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trong bài phát biểu trước khi Đại hội bầu nhân sự lưu ý: "Dù đề án nhân sự đã được Ban chấp hành khóa cũ chuẩn bị nghiêm túc, được Thành ủy thông qua, nhưng Đại hội mới là nơi thẩm định, nói tiếng nói cuối cùng với vấn đề nhân sự. Các yêu cầu, tiêu chuẩn chọn nhân sự đã được nêu rất đầy đủ".

Theo quy trình, sau khi bầu xong Ban chấp hành Đảng bộ khóa mới (Đại hội giới thiệu 46 người, bầu ra 39 người), Đại hội bắt đầu tiến hành lấy phiếu giới thiệu Bí thư quận ủy tại hội trường.

Kết quả cho thấy, Bí thư quận ủy Trần Huy Sáng tiếp tục được 150/153 đại biểu đại hội giới thiệu vào chức vụ Bí thư khóa mới. Ông Sáng cũng nhận được 100% sự đồng thuận từ Ban chấp hành Đảng bộ mới.

Có 76/153 đại biểu dự Đại hội từ 50 tuổi trở xuống. Trong đó có 3 đại biểu dưới 35 tuổi.

Đại biểu trẻ nhất 25 tuổi, già nhất 69 tuổi.

Đoàn Chủ tịch cũng công bố, ông Sáng đã được quy hoạch cho chức danh Bí thư lần này. Trong đề án nhân sự, Ban chấp hành khóa cũ gửi lên Thành ủy Hà Nội cũng đã giới thiệu ông Sáng cho chức danh Bí thư khóa mới và đề xuất này đã được phê duyệt.

Trước khi tiến hành bỏ phiếu, đoàn Chủ tịch hỏi xem trong hội trường có ai ứng cử Bí thư, hoặc thậm chí đề cử thêm ứng viên mới. Tuy nhiên, đáp lại là những tràng cười râm ran phía dưới. Và hầu hết đại biểu đều nói "không", hoặc "thôi", thể hiện sự đồng thuận cao.

Vậy là, trong danh sách chỉ có duy nhất ứng viên Trần Huy Sáng được Đại hội giới thiệu để bỏ phiếu.

Và kết quả, ông Sáng tái cử với 151/153 phiếu (98,69%).

Buổi sáng cùng ngày, khi Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa mới, ông Sáng chỉ nhận được 94% số phiếu bầu, xếp sau nhiều người khác.

Giải phóng mặt bằng: khâu đột phá nhiệm kỳ mới

Ngoài công tác nhân sự, ĐH còn thảo luận nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác.

Nhận xét về các tham luận của đại biểu dự ĐH, ông Nghị hoan nghênh "tinh thần tự phê bình của các đảng viên, nhiều yếu kém, khuyết điểm đã được nêu".

Mô tả ảnh.
Bỏ phiếu

Bí thư Thành ủy nhấn mạnh vị thế, tiềm năng của một quận trung tâm và mong muốn ĐH thảo luận tìm phương hướng xây dựng Tây Hồ thành "viên ngọc quý giữa lòng Thủ đô".

Ông Phạm Quang Nghị cũng thẳng thắn đề xuất một yêu cầu thiết thực là "mong quản lý và phát huy tốt giá trị mọi mặt của Hồ Tây. Từ mặt nước, đường dạo, cây xanh, công trình, bảo vệ môi trường".

Theo Bí thư Hà Nội, "nếu không quyết tâm làm tốt việc bảo vệ, quản lý, khai thác nguồn lợi và phát huy giá trị của Hồ Tây thì với các nhiệm vụ khác cũng khó lòng làm tốt".

Một nhiệm vụ quan trọng khác là hết sức coi trọng xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.

"Đây cũng là  bài học quan trọng của quận Tây Hồ những năm qua. Thành công hay không cũng là vì chính quyền trong sạch, vững mạnh hay không. Chúng ta đã phải tập trung rất nhiều công sức để giải quyết các vụ khiếu kiện kéo dài liên quan đến cán bộ cơ sở không trong sạch", ông Nghị nói.

Bí thư Hà Nội đồng tình với việc quận Tây Hồ tiếp tục chọn "giải phóng mặt bằng" là khâu đột phá trong nhiệm kỳ tới. Vì Tây Hồ là nơi được thành phố đầu tư nhiều dự án trọng điểm như đường dạo xung quanh Hồ Tây, quy hoạch phát triển Hồ Tây và vùng phụ cận, đường Vành đai 2, cầu Nhật Tân...

"Phải thẳng thắn thừa nhận những sai phạm của dân, chủ đầu tư đều có sự tham gia, bao che, tiếp tay của cán bộ tiêu cực trong bộ máy. Nếu chỉ xử lý sai phạm của dân mà không xử lý tương xứng sai phạm của cán  bộ thì không khắc phục được hạn chế. Yêu cầu các cấp ủy Đảng phải trực tiếp lãnh đạo, giám sát việc giải phóng mặt bằng", ông Nghị nói.

Hôm nay (6/7), Đại hội tiếp tục làm việc, bầu đại biểu đi dự ĐH đại biểu thành phố.

Thành ủy Hà Nội chọn 11 đơn vị thực hiện thí điểm Đại hội bầu trực tiếp bí thư cấp ủy, với 7 Đảng bộ quận, huyện: Tây Hồ, Hà Đông, Từ Liêm, Gia Lâm, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Ứng Hòa và 4 Đảng bộ các TCT.

Đảng bộ quận Tây Hồ và huyện Từ Liêm được chọn tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm.

  • Lê Nhung - Ảnh: Lê Anh Dũng

Hai Đồng Chí vô duyên

Tàu nước ngoài cứu 6 thuyền viên Việt Nam bị nạn
06/07/2010
| 18:22:00

 
Chiều 6/7, cả sáu thuyền viên tàu BBD 50819 của Bình Định bị nạn trên biển đã được một tàu nước ngoài đưa về cảng Đoạn Xá, Hải Phòng an toàn.

Sáu thuyền viên này gồm thuyền trưởng Nguyễn Văn Trị, 34 tuổi và năm thuyền viên là Nguyễn Hoàng, 31 tuổi, Nguyễn Dũng, 44 tuổi; Nguyễn Văn Thạo, 20 tuổi; Nguyễn Dương Phi, 17 tuổi, và Nguyễn Văn Trung, 16 tuổi.

Trước đó, vào lúc 8 giờ sáng 5/7, trên hành trình từ Singapore về Cảng Hải Phòng, các thuyền viên trên tàu Hubsterllar, quốc tịch Marshall Islands phát hiện sáu thuyền viên tàu BBD 50819 của Bình Định đang bám vào chiếc phao cứu sinh cá nhân trôi trên mặt biển.

Ngay lập tức, tàu Hubsterllar dừng lại, cứu vớt toàn bộ số thuyền viên gặp nạn lên tàu và đưa về cảng Đoạn Xá.

Khoảng 24 giờ ngày 3/7, trong khi đánh bắt cá ở ngoài khơi cách vùng biển Đà Nẵng khoảng 15 hải lý thì tàu BBD 50819 bị một chiếc tàu lớn bất ngờ đâm vào và chìm nghỉm.

Cả sáu thuyền viên trên tàu cá ôm phao cứu sinh cá nhân nhảy xuống biển./.

Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)

Tuesday, July 6, 2010

Một người Việt bị kết án 10 năm tù tại Nam Phi

Lao Động Điện tử Cập nhật: 12:08 PM, 06/07/2010
Tê giác tại Nam Phi chiếm hơn 90% tổng số lượng trên toàn thế giới. Ảnh: Internet.
(LĐĐT) - Một người Việt có tên Xuân Hoàng đã bị tòa án Nam Phi kết án 10 năm tù giam vào ngày 30.6 vì sở hữu trái phép sừng tê giác.

Phiên tòa Kempton Park diễn ra ngày 30.6 do chính Hoàng thân Manyathi kết án và tuyên phạt. Bị cáo Xuân Hoàng không được xem xét nộp bảo lãnh.

Trước đó, Xuân Hoàng bị bắt tại sân bay quốc tế O.R. Tambo ngày 29.3.2010 cùng với 7 chiếc sừng tê giác (nặng 16kg), trong đó 4 chiếc có nguồn gốc từ săn bắt trái phép với giá trị gần 900.000 ZAR (gần 2,3 tỉ đồng). Thực tế, theo ước tính của Cục thuế Nam Phi, những chiếc sừng này ở chợ đen có giá lên đến 2 triệu ZAR (5 tỉ đồng).

Như vậy, đây là người Việt Nam thứ hai bị tòa án Nam Phi kết án vì tội sở hữu trái phép sừng tê giác. Người thứ nhất bị kết án hai năm tù treo và phạt 50.000 ZAR vì sở hữu trái phép 4 sừng tê giác vào năm 2009 tại Tòa án khu vực Bloemfontein.

Năm 2006, 2008, hai trường hợp nhân viên ngoại giao của Việt Nam tại Nam Phi cũng đã bị triệu hồi về nước bởi cáo buộc tham gia buôn lậu sừng tê giác.

Theo tổ chức Endangered Wildlife Trust (EWT), tính từ đầu năm 2010 đến nay, đã có 124 con tê giác bị săn trộm ở Nam Phi, trong đó có 5 con tê giác đen - một loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Con số này vượt qua tổng số tê giác bị săn bắt trộm trong cả năm 2009 (122 con), chứng tỏ nạn buôn lậu tê giác đang tăng mạnh tại nước này.

Được biết, trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán trái phép động vật hoang dã (ĐVHD) của Châu Á.

Huyền Lê

Kỳ 7: 6 năm cấp 287 giấy phép sai quy định

 – Chưa kể tới những sai phạm trong quản lý, cấp phép và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, UBND tỉnh Nghệ An đã có những sai phạm trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều hành thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. 

>> Kỳ 1: Tan hoang Chà Hạ
>> Kỳ 2: Yên Tịnh, bao giờ được yên tĩnh?
>> Kỳ 3: Tan hoang những "đỉnh núi triệu đô" xứ Nghệ
>> Kỳ 4: Nóng bỏng vùng chảo lửa "vàng trắng"
>> Kỳ 5: Máu đỏ, đá trắng trong cuộc chiến giành địa bàn
>> Kỳ 6: Mua... thịt chó, bán... thịt dê!  
 

>> Clip 1: Chà Hạ, dòng sông bị "thảm tử"
>> Clip 2: Cận cảnh "thủ phủ" đá trắng tại Nghệ An
>> Clip 3: Khai trường đá trắng đua nhau đẩy lùi rừng đầu nguồn

 
Sai phạm ngay từ khâu… thủ tục cấp phép

 

Nằm ở trung tâm Bắc Trung Bộ, với diện tích 16.487 km2, gần 3 triệu dân, 20 đơn vị hành chính, Nghệ An là một đầu tàu phát triển kinh tế của khu vực.

 

Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng (đá quý, vàng, thiếc, than đá, đá vôi, đá xây dựng…) được phân bố hầu khắp trên địa bàn rộng của nhiều huyện, Nghệ An được đánh giá là địa phương có tiềm năng khoáng sản phong phú, là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

 

Tuy nhiên, trong cơ cấu phát triển kinh tế của Nghệ An (năm 2005), lĩnh vực CN-XD mới chiếm 26,4%. Kế hoạch tới năm 2010, khu vực này được xây dựng sẽ phát triển lên con số 31,8%.

 

 

Mô tả ảnh.

Sáu năm và 287 giấy phép khai khoáng được UBND tỉnh Nghệ An cấp sai quy định, vi phạm trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: Kiên Trung).

Sự chênh lệch trong cán cân phát triển kinh tế của Nghệ An cho thấy, nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác có hiệu quả để đem lại nguồn thu ngân sách.

 

Trong suốt một thời gian dài, các khai trường, điểm mỏ tại các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương…trở thành các điểm nóng về tình trạng mất an ninh trật tự, mất an toàn lao động và gây ô nhiễm môi trường.

 

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Văn Toản thừa nhận: "Từ trước tới giờ, Nghệ An vẫn chưa có một quy trình thống nhất về quy trình, trình tự, thủ tục… để cấp phép khoáng sản. Hiện tại, Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An đang là cơ quan đầu mối được UBND tỉnh chỉ đạo đứng ra lấy ý kiến của các ban ngành liên quan (Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng…) để xây dựng quy trình cấp phép mang tính chất cải cách hành chính, tức là quy trình cấp phép ở một cửa liên thông.".

 

Thực tế trong công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản điều hành, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND tỉnh Nghệ An thời gian qua cho thấy, nhiều văn bản được ban hành có nội dung trái với quy định của Luật khoáng sản, không phù hợp với thực tiễn nhưng chậm được sửa đổi.

 

Công văn số 24/UB-CN ngày 03/01/2002 của UBND tỉnh Nghệ An quy định thời hạn cấp phép lần đầu không quá 05 năm, một lần gian hạn không quá 03 năm. Điều này trái với điểm 3, điều 31 Luật Khoáng sản.

 

Thời hạn cấp phép quá ngắn đã trở thành nguyên nhân khiến việc tổ chức khai thác khoáng sản của các DN thường mang tính chất tạm bợ, thiếu ổn định, ít quan tâm tới việc xây dựng cơ bản mỏ, khai thác không có kế hoạch, chỉ tập trung vào việc khai thác lấy khoáng sản, dễ làm khó bỏ, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên nghiêm trọng.

 

Văn bản số 337/KH-UBND.ĐC ngày 31/10/2006 và Chỉ thị số 05/2007/ CT-UBND ngày 24/01/2007 của UBND tỉnh quy định: tất cả các trường hợp xin cấp phép hoạt động khoáng sản phải có ý kiến đồng ý của UBND tỉnh thì Sở TN-MT mới được tiếp nhận hồ sơ.

 

Điều này dẫn đến cơ chế độc quyền và cơ chế xin – cho, gây phiền hà DN và rất dễ mở đường cho những tiêu cực phát sinh.

 

 

Mô tả ảnh.

Với thực trạng như thế này, nếu như hoàn công, thì người dân sở tại còn lại cái gì...? (Ảnh: Kiên Trung).

Thực tế, một DN để có được giấy phép khai thác khoáng sản phải trải qua quá nhiều thủ tục rườm rà: UBND tỉnh ban hành 05 văn bản (công văn giao việc cho các ngành liên quan; công văn cho phép DN lập hồ sơ; QĐ cấp phép khai thác khoáng sản; QĐ cho thuê đất; QĐ cho phép sử dụng vật liệu nổ CN).

 

Khi qua được "cửa" UBND tỉnh, các DN mới được phép tiếp tục làm việc với các ban ngành liên quan: TN-MT, Công thương, Xây dựng, Giao thông, NN-PTNT, quân đội, UBND các cấp và… Văn hóa (!?) để xin ý kiến về quy hoạch, về khu vực cấm, tạm thời cấm thăm dò, khai thác khoáng sản…

 

Kết luận Thanh tra kết luận: thời gian làm thủ tục xin cấp 01 giấy phép khai thác khoáng sản trung bình từ 6 tháng đến 1 năm. Có những đơn vị, sau khi đã "qua cửa" UBND tỉnh, đến "cửa" Sở TN - MT thì được Sở này yêu cầu… viết lại đơn.

 

Điều này dẫn đến hồ sơ không phản ánh chính xác thời gian xin cấp phép của DN. Trên các QĐ cấp phép chỉ thể hiện thời gian từ khi các DN đã hoàn thành thủ tục cấp phép đến thời điểm ký QĐ.

 

Giải thích vấn đề này, Phó trưởng phòng Quản lý Tài nguyên khoáng sản (Sở TN-MT Nghệ An), ông Trần Đình Toản thông tin: "Cho đến tận thời điểm bây giờ, Nghệ An vẫn chưa xây dựng được quy trình xin cấp phép thống nhất trên địa bàn tỉnh. Từ sau khi có kết luận và kiến nghị chỉ đạo Thanh tra Chính phủ, Sở TN-MT mới được UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở là cơ quan đầu mối tập hợp, lấy ý kiến của các ban ngành liên quan để xây dựng… quy trình cấp phép".

 

6 năm, cấp 287 giấy phép sai quy định

 

Thanh tra công tác quản lý cấp phép KTKS trong 6 năm (từ tháng 1/2003 đến tháng 5/2009), kết luận Thanh tra Chính phủ cho thấy, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp tổng số 287 giấy phép khai thác khoáng sản sai quy định, sai phạm trên nhiều lĩnh vực. (Nội dung Kết luận Thanh tra số 128 ngày 20/01/2010 được Phó phòng Quản lý TNKS cung cấp cho VietNamNet ngày 14/6/2010).

 

 

Mô tả ảnh.

Môi trường đã bị huỷ hoại theo những cơn lốc khai thác vàng trái phép.

Cụ thể: 19 giấy phép khai thác tận thu khoáng sản sai quy định, không đúng vào vị trí được bàn giao tận thu (8 mỏ đá trắng, 11 điểm mỏ thiếc).

 

Trong đó, Cty TNHH Long Vũ được cấp phép với diện tích lớn hơn diện tích được bàn giao; Cty khoáng sản Nghệ An được cấp phép ra ngoài khu vực được bàn giao tận thu.

 

Chưa hết, 94 giấy phép được cấp cho 89 DN nhưng không thẩm định thiết kế cơ sở, vi phạm quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng. 57 giấy phép khai thác khoáng sản (thực tế, DN tiến hành khai thác… đá trắng) được cấp vào vùng không thuộc quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng (gồm các huyện Quỳ Hợp, Kỳ Sơn, Quế Phong, Diễn Châu).

 

Ngoài ra, còn 127 giấy phép khai thác khoáng sản được cấp vào các khu vực chưa có quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản khi chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

 

Một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản đó là năng lực của các doanh nghiệp khai thác. Mặt khác, thẩm định năng lực của chủ đầu tư cũng là một trong những nội dung mang tính bắt buộc trước khi có QĐ cấp phép và quản lý hoạt động khoáng sản sau cấp phép của UBND tỉnh.

 

Tuy nhiên, Nghệ An đã gần như "bỏ quên" công đoạn này.

 

 

Mô tả ảnh.

Những xưởng chế biến đá trắng tại xã Châu Lộc liền kề cánh đồng. Liệu có đảm bảo, cánh đồng trên sẽ không bị nước thải từ đá trắng làm chai cằn và xâm thực? - Ảnh: Kiên Trung

Theo quy định, UBND tỉnh Nghệ An giao cho Sở Công thương thẩm định năng lực các DN trước khi cấp phép. Nhưng, tại kết luận thanh tra số 128 chỉ rõ: khi thẩm định, Sở Công thương chỉ căn cứ vào hồ sơ do các DN cung cấp dẫn tới việc tham mưu cấp giấy phép không chính xác.

 

Hầu hết các DN trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều là DN nhỏ và vừa (chỉ có 11/196 DN có số vốn trên 10 tỷ đồng và 5/196 DN có trên 300 lao động). Do vốn ít, không đủ điều kiện đầu tư hiện đại, năng lực quản lý DN và năng lực điều hành khai thác mỏ yếu, chủ yếu khai thác thủ công, khai thác gắn với chế biến dẫn tới hoạt động kém hiệu quả, lãng phí tài nguyên khoáng sản và mất àn toàn lao động.

 

Ngày 05/02/2009, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An có Thông báo số 759/TB/TU về viêc yêu cầu chấm dứt việc cấp giấy phép khai thác đá xây dựng tại các địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 152/QĐ-UBND.CN ngày 13/01/2006.

 

Phúc đáp thông báo 759 của Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn "xin" Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An để được tiếp tục cấp phép, khi Tỉnh ủy có yêu cầu chấm dứt việc cấp giấy phép tại một số địa phương.

 

 

Mô tả ảnh.

Thời điểm phóng viên VietNamNet có mặt, xã Yên Tịnh (huyện Tương Dương) đang là một khai trường khổng lồ.

Ngày 24/02/2009, UBND tỉnh Nghệ An có công văn số 913/UBND-TN đề nghị Thường trực Tỉnh ủy về việc: hiện còn tồn đọng một số hồ sơ xin cấp phép khai thác đá xây dựng tại địa bàn huyện Quỳ Hợp; các trường hợp này đã được UBND tỉnh tiếp nhận và có văn bản chỉ đạo các ban ngành thẩm tra các nội dung trước thời điểm tháng 11/2008, thời điểm UBND tỉnh có thông báo số 340/UBND-TB ngày 31/10/2008 tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cấp phép các loại đá xây dựng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp…

 

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đề nghị Thường trực Tỉnh ủy đồng ý để UBND tỉnh thực hiện các bước xử lý tiếp theo để cấp phép khai thác khoáng sản đối với các trường hợp này.  

 

Và, Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An đã… "mủi lòng".

 

Ngày 03/3/2009, Chánh Văn phòng  Tỉnh ủy Nghệ An đã ký Công văn số 1885/CV/TV thông báo ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy đồng ý với công văn đề nghị của UBND tỉnh Nghệ An.

 

Kết quả là, 16 giấy phép cho các DN khai thác đá xây dựng tiếp tục được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt cho phép hoạt động khai thác tại vùng không nằm trong quy hoạch phát triển VLXD Quỳ Hợp.

 

Chưa hết. Trước đó, ngày 31/10/2008, UBND tỉnh Nghệ An có Thông báo số 340/UBND-TN yêu cầu: từ ngày 01/11/2008 tạm đình chỉ việc tiếp nhận hồ sơ cấp phép khai thác các laoị đa vôi trắng, đá xây dựng các loại trên địa bàn Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Chỉ cấp phép cho các dự án có diện tích lớn hơn 05ha và trữ lượng trên 1.000.000m3.

 

Nhưng khi đoàn Thanh tra Chính phủ vào cuộc đã phát hiện, trong số 21 giấy phép khai thác đá xây dựng được cấp sau khi UBND tỉnh ra Thông báo số 340 nói trên, chỉ có 4/21 giấy phép đủ diện tích và trữ lượng.

 

17 giấy phép còn lại có diện tích mỏ nhỏ hơn 05ha và trữ lượng dưới 1 triệu m3.

 

Như vậy, UBND tỉnh đã "lờ" sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An và tự vi phạm vào chính quy định mà mình đã ban hành.

 

 

Từ tháng 01/2003 đến tháng 5/2009, UBND tỉnh Nghệ An cấp 352 giấy phép hoạt động khoáng sản.

 

Đến thời điểm thanh tra (từ ngày 22/4 – 26/7/2009) có 213 giấy phép của 196 DN còn hiệu lực với tổng diện tích khai thác 2.768ha. Trong đó: đá xây dựng: 131 giấy phép; vàng: 05 giấy phép; chì đa kim: 11 giấy phép; thiếc: 09 giấy phép; sắt: 16 giấy phép; cát-đất sét: 41 giấy phép; thăm dò khoáng sản: 05 giấy phép. 139 giấy phép đã hết hạn hoặc bị thu hồi. (Nguồn: Kết luận Thanh tra số 128/KL-TTCP ngày 20/01/2010).

 

Tình đến thời điểm tháng 6/2010, trên địa bàn Nghệ An có 232 giấy phép khai thác khoáng sản của 216 DN vẫn còn hiệu lực. (Nguồn: Sở TN-MT Nghệ An).

 

  • Kiên Trung – Kiều Anh – Quang Cường(Còn tiếp)

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty