TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, October 2, 2010

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh: Dân nghèo kỳ vọng ở tôi nhiều hơn

TP - Vừa tái đắc cử Bí thư thành ủy Đà Nẵng với kết quả gần như tuyệt đối: 298/299 phiếu, ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng, người dân Đà Nẵng, đặc biệt là người nghèo đang kỳ vọng rất nhiều vào ông cũng như Ban Thường vụ Đảng ủy khóa mới.

Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Nguyễn Bá Thanh.

Ông Thanh cho biết: "Năm chiến lược đột phá phát triển kinh tế mà ĐH lần XX TP Đà Nẵng đề ra đều có chung mục đích lớn là nâng cao chất lượng đời sống của người dân Đà Nẵng lên tầm cao mới.

"Người dân kỳ vọng gì ở chúng tôi? Chắc chắn đó là chúng tôi phải làm gì để đời sống của họ được cải thiện. Đặc biệt là người nghèo, họ sẽ kỳ vọng vào tôi nhiều hơn trước. Vì thế, Ban chấp hành Đảng bộ khóa mới cũng như bản thân tôi lại càng phải quyết tâm làm tròn nhiệm vụ, đạt và vượt những chỉ tiêu mà đại học đề ra" - ông Thanh nói

Nghe nói cán bộ trong Ban chấp hành khóa mới phải có bằng đại học chính quy?

Ông Nguyễn Bá Thanh: Hầu hết cán bộ trong Ban chấp hành Đảng bộ khóa XX đều có bằng tốt nghiệp đại học chính quy, hoặc nếu đồng chí nào trong nhiệm kỳ cũ tiếp tục ở lại trong Ban chấp hành mà không có bằng đại học chính quy thì cũng có bằng đào tạo sau đại học, là thạc sĩ hoặc tiến sĩ.

Danh sách Ban chấp hành đa phần là nam giới, có hay không tư tưởng trọng nam khinh nữ trong việc lựa chọn nhân sự?

Vấn đề này Đảng bộ Đà Nẵng xin nhận khuyết điểm là khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ chưa chu đáo. Mặc dù vậy, đó cũng chỉ là một phần nguyên nhân, cái còn lại tôi xin nói thẳng là đa phần cán bộ nữ cũng chưa cố gắng lắm.

Ban chấp hành được bầu bằng phiếu, chẳng ai nắm tay bắt đại biểu phải bầu cho người này người nọ. Bắt đầu từ nhiệm kỳ này (2010 – 2015) và đặc biệt từ nay đến cuối năm, tôi cam đoan là sẽ thúc đẩy bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ mạnh hơn cho nhân sự Đảng bộ.

Xin ông nói kỹ hơn trong việc bầu trực tiếp Bí thư Thành ủy?

Khi lấy phiếu giới thiệu ứng viên cho chức danh bí thư thành ủy, ngoài tôi thì Ban chấp hành Đảng bộ gồm 55 đồng chí họp giới thiệu nhân sự cho chức bí thư thành ủy, còn giới thiệu 3 đại biểu nhưng đều xin rút (các ông Trần Thọ - Phó Bí thư Thành ủy, Trần Văn Minh - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TP và ông Bùi Văn Tiếng - Trưởng Ban tổ chức Thành ủy- PV).

Đại hội thảo luận, đề cử, ứng cử chức danh bí thư thành ủy tại tổ, tổng hợp danh sách nhân sự chức danh này gồm có một đồng chí là Nguyễn Bá Thanh. Sau đó, đại hội biểu quyết thống nhất danh sách và bầu cử. Kết quả, đồng chí Nguyễn Bá Thanh trúng cử Bí thư Thành ủy.

Thành ủy Đà Nẵng cho hay, trong kế hoạch phát triển tới năm 2020, Đà Nẵng phấn đấu mở rộng không gian đô thị tối đa, hướng tỷ lệ dân cư đô thị lên đến 86,83%. Trong 2 năm qua, Đà Nẵng đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Hiện tại, toàn thành phố có 175 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2,69 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện ước đạt 1,36 tỷ USD. Năm năm qua, GDP tăng bình quân 11%, GDP bình quân đầu người năm 2010 là 2.015 USD. Theo dự định, GDP năm 2015 tăng 13,5 - 14,5%/năm và GDP bình quân đầu người đạt 3.200 USD. 

Nam Cường

Dân quá khích đập phá trại lợn

TP - Hàng chục người dân xã Đại Sơn (Đô Lương, Nghệ An) xông vào trại lợn Thái Dương đập phá, hủy hoại tài sản và lùa hàng nghìn con lợn ra ngoài.

Một công nhân trại lợn Thái Dương cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 20h tối 29-9. Cửa kính, máy tính, máy in bị đập nát, giấy tờ bị lục tung. Trong lúc hỗn loạn, có kẻ đã phá két sắt đựng tiền.

Ba tháng trước, hàng trăm người dân xã Đại Sơn từng bao vây trại lợn, phản đối doanh nghiệp xả chất thải ra đập Chợ Ràn, gây ô nhiễm môi trường. Hiện, cơ quan chức năng Nghệ An đang điều tra, xử lý vụ việc.

Quang Long

Friday, October 1, 2010

Đại lễ Ngàn Năm Thăng Long : hào nhoáng nhưng ít chú trọng về văn hóa


Múa rồng mừng Đại lễ Ngàn năm Thăng Long
Múa rồng mừng Đại lễ Ngàn năm Thăng Long
Reuters
Tú Anh

Sau nhiều năm chuẩn bị và bị nhiều chỉ trích, Đại Lễ kỷ niệm 1 000 năm Thăng Long tưng bừng khai mạc. Chương trình tốn kém này có đáp ứng được mong chờ của người dân hay không ? Giới qua tâm đến văn hóa nhận định ra sao ? RFI đặt câu hỏi với nhà thơ Hoàng Hưng.

Trước khi đáp máy bay ra Hà Nội xem lễ, từ Sài Gòn nhà thơ Hoàng Hưng chiwa sẻ với thính giả RFI về những suy nghĩ của ông liên quan đến Đại Lễ 1 000 năm Thăng Long.


Nhà thơ Hoàng Hưng-Việt Nam
 
01/10/2010
 
 


 
tags: Phỏng vấn - Việt Nam

“Bóng hồng” trên nóc xe lửa

TT - Trên hành trình của đoàn tàu xuyên Bắc - Nam có một xóm nghề rất đặc biệt của những phụ nữ chuyên bám lấy nóc tàu để mưu sinh.
12g, nắng như đổ lửa, họ vẫn cố bám nóc tàu tiếp tục cuộc mưu sinh -  Ảnh: Hữu Khá
Không chịu nổi cái nắng, chị em ngồi co cụm bám víu vào nhau - Ảnh: Hữu Khá
4g sáng. Khi hai con nhỏ còn say giấc, chị Lan ở xóm Kim Liên, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng đã thức dậy hấp nóng ít bánh lọc lá, tay vội vo lon gạo bắc lên bếp để hai con nhỏ dậy có cái bỏ dạ rồi đến trường. Tôi thắc mắc sao không cho tụi nhỏ vài ngàn đồng ăn sáng, chị bảo: “So với mì thì nấu cơm ăn vẫn hơn...”. Có đi hết một chuyến tàu mưu sinh với người phụ nữ này mới biết vì sao chị lại so tính, tiết kiệm “cơm rẻ hơn mì”.
Bám đường tàu kiếm sống
Gió biển thổi vào chân đèo lạnh cóng. Mấy căn nhà nơi xóm biển Kim Liên sáng đèn. Bên trong, những phụ nữ tất tả xếp lại mớ hàng để kịp chuyến tàu. Vài bóng người lặng lẽ vội bước ra từ xóm nghèo lên cung đường ray chờ đợi.
5g sáng. Ga Kim Liên đông nghịt người. Những khuôn mặt ngơ ngác, thiếu ngủ, tay xách tay ôm túi hàng chờ tàu. Những món hàng họ mang theo trên mỗi chuyến tàu cũng nghèo nàn, giản đơn như chính cuộc đời họ. Từ lược chải tóc đến con chim cảnh bằng đá, ít bánh lọc, vài tệp mực khô đặc sản vùng biển Nam Ô.
Bà Chung, lớn tuổi nhất trong nhóm, nói: “Xóm nhảy tàu này hình thành cách đây cả mấy chục năm. Nhưng mấy năm nay nhiều người thấy ở đây dễ làm ăn nên kéo đến đông lắm. Đa số là lao động nghèo đang thất nghiệp, những nông dân vừa nhường đất cho dự án xây khu công nghiệp đổ về đây kiếm kế sinh nhai. Đời nhảy tàu dễ có cái ăn nhưng có lúc cũng phải đổ máu. Đối với họ chuyện bị té ngã, thậm chí gãy chân là quá đỗi bình thường”.
Chị Lan buồn bã: “Mỗi ngày may lắm thì bán được 1-2 tệp mực khô, lời được 20.000-30.000 đồng. Có hôm xui xẻo không ai mua thì về không”. Chị Lan bảo do đã lớn tuổi lại không có nghề mới ra bám đường ray chứ biết nhảy tàu là không được phép và rất nguy hiểm. Ngồi trên nóc tàu cả ngày nhiều hôm không kiếm được đồng tiền lẻ dính túi. “Năm trước tui xin làm giúp việc cho một nhà dưới phố. Họ bảo phải cam kết làm vài tháng mới cho về một lần. Thương tụi nhỏ ở nhà không ai chăm lo, học hành nên tui xin nghỉ quay về”.
Nghe tiếng còi tàu hụ. Đoàn quân tay xách nách mang vội vã chạy ra đứng sát bên đường ray chờ tàu vào. Tàu chưa dừng hẳn nhưng một nhóm phụ nữ đã nhanh chân bám chặt vào lan can nhảy lên toa tàu, nhanh nhảu chui qua ô cửa sổ trên tàu len lỏi đến từng toa mời hành khách mua hàng làm quà tặng người thân, gia đình. Tiếng rao vang hòa cùng tiếng tàu chạy xình xịch. Phút chốc còi tàu lại hụ liên hồi làm ầm ầm một góc. Bán được vài món hàng, để thoát khỏi sự kiểm soát của nhân viên bảo vệ tàu, họ leo lên nóc tàu để đi tiếp đến ga mới.
Khi tàu bắt đầu chạy lên phía đèo Hải Vân thì nhóm phụ nữ cũng bắt đầu “chuyển mình”. Tàu lên dốc lắc lư, uốn lượn rồi chạy chậm lại, tiếng phanh kêu rền giữa núi rừng rợn cả người. Những “bóng hồng” như con sóc thoăn thoắt leo xuống ô cửa, chui vào toa tranh thủ mời mọc. Trong phút chốc, họ lại lao ra leo lên nóc tàu vì thoáng thấy bóng dáng nhân viên bảo vệ. Tàu tiếp tục lăn bánh vào hầm Hải Vân, mọi người trên nóc vội cúi rạp người xuống tránh chạm trần. Bóng tối bao trùm, khói từ đầu tàu thải ra mịt mù đến ngạt thở. “Đi riết thành quen, tất cả hầm dài ngắn ra sao, thấp cao gì bọn chị đều rành cả” - một người nói.
Tàu vừa ra khỏi hầm Hải Vân, tôi rùng mình thoáng thấy cô gái tên Sẹo đang treo mình nơi khớp nối giữa hai toa tàu. Sẹo mới 19 tuổi nhưng đã có thâm niên sáu năm trong nghề nhảy tàu. Tay ôm chặt túi hàng, tay thoăn thoắt nắm lấy những thanh sắt nhỏ gắn giữa khoảng nối hai toa, Sẹo leo lên tàu.
Phía trên, nhiều người bán hàng rong thản nhiên ngồi mặc cho nóc tàu nóng như lửa đốt và không có chỗ bám víu. Phía dưới, một số phụ nữ đu bám vào hành lang tàu vẫn không hề tỏ ra sợ sệt. Giữa khớp nối hai toa, nhiều người đứng ngồi mặc cho hai toa cứ đụng vào nhau ầm ầm mỗi lần tàu phanh.
20 phút sau tàu tới ga Hải Vân giữa đỉnh đèo. Không đợi tàu dừng hẳn, Sẹo nhảy vọt xuống đất rồi chạy tới các ô cửa toa tàu. Tay bưng cao túi hàng quá đầu, miệng liên tục mời chào khách. Những cái lắc đầu nhưng Sẹo vẫn kiên trì rao. Phía trước, hai phụ nữ nhỏ thó cố nhón người lên cửa sổ mời chào khách. 10 phút sau tàu chuyển bánh, những người bán hàng rong nhanh tay đu bám vào lan can, một số nhảy lên nóc tàu, nhiều người nhảy lên ngồi phía trước đầu máy.
Tới gác chắn chân đèo Hải Vân bắc, tàu chạy chậm nên nhiều người nhảy xuống, còn một số vẫn bám theo tàu ra Lăng Cô (Huế) để tiếp tục bán. Cô gái trẻ tên Châu bảo: “Mình cứ bám theo, nếu tàu dừng thì bán được một ít là ổn. Sợ nhất trên tàu bị nhân viên bắt nhảy xuống”.
Xóm “nhảy tàu”
Gọi là xóm “nhảy tàu” vì phần đông người dân ở khu vực Kim Liên này đều có người trong gia đình tham gia đội quân bán hàng rong trên tàu. Xóm chỉ có vài trăm hộ, nhưng đàn ông thì vào rừng kiếm củi, làm thuê cho các chủ thầu xây dựng, còn đàn bà, con trẻ phải bám theo tàu bán hàng mưu sinh. Cứ thế, ngày qua ngày họ gắn với toa tàu, nóc tàu như hình với bóng.
Trước đây xóm này cũng có nghề làm pháo, nhưng sau khi lệnh cấm đốt pháo được thực thi thì tất cả người dân trong xóm rơi vào cảnh thất nghiệp, không nghề ngỗng. Vì thế nam giới đi làm thuê, chặt củi trên núi Hải Vân đem ra chợ bán, còn lại phần lớn nhảy tàu bán hàng rong.
Châu, một người chuyên theo những chuyến tàu bán đá cảnh, kể gia đình khổ quá nên cô phải nghỉ học sớm. Gia đình có bốn anh em, bố phải đi làm ăn xa, mẹ bán quán chè nhỏ gần nhà, thu nhập không đủ ăn nên dù biết là nguy hiểm nhưng Châu phải cố nhảy tàu để có “đồng ra đồng vào”, đỡ phần gánh nặng cho gia đình.
Chị Phương, 45 tuổi, kể bảy năm nhảy tàu thì có hai lần chị bị nhân viên bảo vệ tịch thu hết đồ đạc, nhiều lần nhảy tàu trượt chân lăn vài vòng dưới đất, tay chân xây xát nhưng vẫn cố bám theo nghề. Không làm biết lấy gì mà sống, phải cố đến khi nào đôi chân không thể nhảy được nữa thì thôi.
Mạng sống treo...nóc tàu
Ga Lăng Cô lúc 11g, trời nắng như đổ lửa. Những phụ nữ đen nhẻm, mồ hồi nhễ nhại đứng hóng tàu để về lại Đà Nẵng. Chiếc tàu hàng trờ đến, họ nhanh chóng leo lên nóc. Nóc tàu nóng như rang, chị Lan cùng nhóm phụ nữ co cụm lại. Tàu lên đỉnh đèo xình xịch tiếng động cơ, khói bụi, họ bịt kín mặt nhăn nhó trước cái nắng rát bỏng.
Những phụ nữ có mặt trên nóc tàu hôm ấy đều bảo biết nhảy tàu là nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy một bước chân là mất mạng nhưng vì cuộc sống quá khó khăn nên đành phải làm công việc này. Đã có không ít người đánh đổi mạng sống bằng nghề nhảy tàu. Tại cung đường sắt, bà Chín (tổ 2, Kim Liên) đã bỏ mạng sau gần mười năm mưu sinh.
Mọi người kể bà Chín không con cái, 50 tuổi mà vẫn ở nhờ nhà đứa cháu gọi bằng cô. Thương cô nhưng người cháu nghèo chả giúp được gì. Ngày ngày bà bám theo chuyến tàu để kiếm miếng cơm. Nhưng không may hôm ấy trời đổ mưa, bà bị trượt chân rơi từ nóc tàu xuống.
Chị Lan, cháu ruột bà Chín, giờ nối nghiệp dì, nghẹn ngào: “Đúng ba năm trước dì tui mất ở đoạn đường này. Hôm đó, dì đi bán từ sáng sớm nhưng đến tối mịt vẫn chưa thấy về. Linh tính chuyện chẳng lành, cả nhà tui đổ đi tìm thì thấy dì nằm vắt bên đường sắt, trên tay vẫn còn cầm mấy ngàn tiền lẻ vừa bán được mớ hàng”.
Tạo điều kiện để đổi nghề
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga, chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), cho biết việc nhảy lên nóc các đoàn tàu để mưu sinh của một số phụ nữ ở khu vực Kim Liên là rất nguy hiểm. Vừa qua UBND phường đã mời tất cả những người này đến để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Đa số đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Theo thống nhất của phường, chị em nào có nguyện vọng vào buôn bán trong chợ thì phường sẽ phân lô ở chợ để tạo điều kiện làm ăn, còn người nào muốn vay vốn làm ăn thì phường cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất.
HỮU KHÁ

Kỳ Quan Thế Giới : World's Scariest Bridges

From sky-high suspension bridges to dilapidated rope bridges, these crossings aren't for the meek.

All bridges serve a purpose, whether utilitarian or inspirational. And some of them add a distinct element of fear. But you don't have to be in a remote part of the world: scary bridges exist everywhere, in all shapes, sizes, and heights. And crossing over them can be the ultimate in adventure travel.


Many courageous (or foolhardy) travelers seek out hair-raising bridges just for the thrill. The bridges along the route to Colombia's National Archaeological Park of Tierradentro are a good example. Though there are safer routes via bus from La Plata, some thrill-seekers choose to ride motorcycles over slippery bamboo crossings deep in the mountains, where one wrong move could mean plunging into a turbulent river.


So get ready to face your fears—or maybe find your next adventure—with our list of the world's most petrifying bridges.


Aiguille du Midi Bridge
France

Don't look down. At this height, you'll want to keep your eyes locked on the panorama of the craggy French Alps. Fortunately, the bridge itself is short, making for an easy escape if acrophobia sets in. But those truly afraid of heights probably won't even see the bridge; getting here requires taking a cable car that climbs 9,200 vertical feet in just 20 minutes.


Where: The summit of Aiguille du Midi in the Mont Blanc massif near Chamonix.


Stats: 12,605 feet above sea level.


Royal Gorge Bridge
Colorado

America's highest suspension bridge may be breathtaking for some, but those scared of heights may be left gasping for air as they stare straight down nearly 90 stories at the Arkansas River below. Completed in 1929, the bridge didn't have stabilizing wind cables until 1982.


Where: Royal Gorge, Colorado, over the Arkansas River.


Stats: 969 feet above the gorge; 1,260 feet long.


Trift Suspension Bridge
Switzerland

One of the Alps' longest and highest pedestrian suspension bridges, Trift was built in 2004 to reconnect hikers to a hut made inaccessible by a retreating glacier. A replacement in 2009 gave this bridge higher handrails and stabilizing cables to prevent it from swinging violently in the wind. But it still provides an adrenaline rush.


Where: Trift Glacier, near the town of Gadmen in the Swiss Alps.


Stats: 328 feet high; 558 feet long.


Carrick-a-Rede Rope Bridge
Northern Ireland

First things first: nobody has fallen off this bridge. However, many visitors who walk across simply can't handle the return and have to go by boat. It used to be even scarier. Erected by fishermen who went to the island to catch salmon, the original bridge had only a single handrail. The rope bridge eventually became popular with tourists seeking a thrill, and the National Trust replaced it with a sturdier structure with two handrails.


Where: Near Ballintoy in County Antrim, Northern Ireland.


Stats: 65 feet long; nearly 100 feet above the rocks below.


Capilano Suspension Bridge
Canada

Originally built in 1889, this simple suspension footbridge surrounded by an evergreen forest is very high, fairly narrow, and extremely shaky—the cedar planks bounce on their steel cables as you walk across them. If the bridge doesn't scare you, wait until the spring of 2011; the Cliffhanger attraction will allow visitors to climb across a series of suspended walkways attached to a cliff.


Where: North Vancouver, British Columbia, across the Capilano River.


Stats: 450 feet long; 230 feet high.


Mackinac Bridge
Michigan

Some drivers get so nervous about crossing this five-mile-long bridge that they don't even go. And this happens so often that the Mackinac Bridge Authority will drive your car or motorcycle for you (and for free). The biggest fear is the wind, which often exceeds 30 miles per hour on the bridge.


Where: Between Michigan's Upper and Lower Peninsulas.


Stats: 5 miles long; 199 feet above the water.


Puente de Ojuela
Mexico

This bridge leads to a ghost town, but it's the squeaky wood floor that makes it scary. Fortunately, steel cables suspended from two towers bring a greater feeling of safety. Still, steel is a relatively recent addition: when German engineer Santiago Minhguin built this bridge in the 19th century, those towers were made of wood.


Where: The ghost town of Ojuela, an old mining settlement in the northern state of Durango, Mexico.


Stats: 1,043 feet long; 2 feet wide; 360 feet above a gorge.

Chesapeake Bay Bridge
Maryland

Drivers are notoriously afraid of this bridge, as it's subjected to frequent—and often violent—storms. And when the bad weather hits, forget about visibility: get to the middle of this five-mile-long bridge and you can barely see land.


Where: Spanning the Chesapeake Bay to connect Maryland's eastern and western shores.


Stats: Nearly 5 miles long; 186 feet high at its highest point.


Monkey Bridges
Vietnam

It may seem that only monkeys could make it across traditional monkey bridges—after all, they're typically made of a single bamboo log and one handrail. However, the name comes from the stooped monkey-like posture you have to maintain when crossing, so as not to plunge into the river below.


Where: Various points across the Mekong Delta at the southern tip of Vietnam.


Stats: These bridges are built by hand by local residents and vary from town to town. Newer ones are made of concrete.


Hussaini Hanging Bridge
Pakistan

Massive gaps between the planks, a wild side-to-side swing: there are reasons this is considered one of the world's most harrowing suspension bridges. While rickety cable and wood bridges are common in this area, crossing this bridge over the rapidly flowing Hunza River is particularly frightening, as the tattered remains of the previous bridge hang by threads next to the one currently in use.


Where: In the village of Hussaini in Northern Pakistan, crossing the Hunza River.


Stats: Floodwaters reportedly submerged the bridge in May 2010. However, due to its draw as a popular adventure-travel activity, the bridge is likely to be rebuilt.


See More of the World's Scariest Bridges

Thursday, September 30, 2010

Nếu China Bị Cấm Vận Thì Chuyện Gì Xẽ Xảy Ra?

Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc lần nữa

Dương Danh Dy tóm lược

Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc bị một số nước phương Tây chủ yếu cấm vận về nhiều mặt như hạn chế tiếp xúc chính trị, buôn bán, đầu tư … Sau một thời gian, hầu hết mọi cấm vận đã được xóa bỏ, nhưng đến nay một số lĩnh vực như kỹ thuật cao, hàng quân sự … vẫn còn là khu cấm.

Không biết vì lý do gì mà một người Trung Quốc giấu tên (chỉ ghi bút danh là Thần Bản bố y xyj) nhưng tỏ ra khá quen thuộc với nhiều nhân vật có trách nhiệm trong những ngành sản xuất, quản lý có liên quan của Trung Quốc đã đề cập tới vấn đề nói trên. Dưới đây là phần tóm lược.

Giả sử vì các vấn đề như : Đài Loan, Triều Tiên, Ấn Độ, Nam Hải (Biển Đông), Đảo Điếu Ngư (Senkaku), Tô Nhan tiêu (Suyan Istal), Mông Cổ, Tây Tạng, v.v. mà quan hệ với phương Tây xấu đi, hãy thử tưởng tượng xem tình hình sẽ ra sao khi phương Tây lại một lần nữa cấm vận Trung Quốc.

(Sau khi Mã Anh Cửu nhận chức, Quốc Dân đảng ở Đài Loan tuyên bố sẽ không đòi Đài Loan độc lập. Cơ hội tốt nhất của đại lục chỉ là 4 năm, vì khóa tới chưa biết Quốc Dân đảng có thắng cử hay không và do đó chưa biết tình hình Đài Loan sẽ ra sao, cho nên nêu giả thiết về vấn đề Đài Loan là cần thiết).

Có 16 tình trạng sau :

1. Sau 3 năm, mọi máy bay hàng không dân dụng Trung Quốc sẽ phải ngừng bay vì không còn phụ tùng thay thế, cả nước chỉ còn một loại máy bay kiểu “Yun-7” (Vận-7) sản xuất trong nước có thể bay thương mại nhưng động cơ máy bay phải nhập khẩu.

2. Sau 3 năm, mọi tuyến đường sắt tốc độ cao Trung Quốc đều phải ngừng chạy, vì toàn bộ bánh xe lửa chạy tốc độ cao và phần mềm hệ thống khống chế điện đều phải nhập khẩu, Trung Quốc chưa thể sản xuất trong nước (Hà Hoa Vũ, Tổng công trình sư Bộ Đường sắt Trung Quốc, Tạ Duy Đạt, Giáo sư Trường Đại học Đồng Tế, v.v.).

3. Toàn bộ ngành sản xuất ôtô du lịch Trung Quốc đều phải ngừng sản xuất, bởi vì Trung Quốc chưa thể sản xuất được các chi tiết của động cơ ô tô như hệ thống khống chế điện, hệ thống điện khống chế phun dầu, vòng găng (séc măng piston), hệ thống thay đổi tốc độ tự động, và hộp số, ngay cả thép tấm, bu lông dùng cho loại ô tô cao cấp cũng vậy.

4. Toàn bộ ngành sản xuất TV màu Trung Quốc sụp đổ. Mặc dù hiện nay Trung Quốc mỗi năm sản xuất được 86,6 triệu chiếc TV màu các loại, nhưng hệ thống mạch vi điện tử trong mỗi chiếc TV vẫn hoàn toàn phải dựa vào nhập khẩu (Thứ trưởng Bộ Công nghiệp tin tức Lại Cần Kiệm).

5. Toàn bộ ngành sản xuất điện thoại di động sụp đổ. Toàn bộ hệ thống mạch vi điện tử dùng trong điện thoại di động đều phải dựa vào nhập khẩu, năm 2006 riêng thị phần của mấy công ty điện thoại lớn như IT, CDMA, Motorola... chiếm tới 90% thị phần.

6. Toàn bộ ngành sản xuất màn hình lỏng sụp đổ vì 98% màn hình lỏng dựa vào nhập khẩu.

7. Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc, chắc là Trung Quốc sẽ không xây dựng những tòa nhà cao tầng nữa, bởi vì sẽ không có thang máy đủ leo lên độ cao lớn. Kỹ thuật và nghiên cứu phát triển ngành thang máy Trung Quốc hoàn toàn bị thương nhân nước ngoài khống chế, người Trung Quốc chỉ nhận trách nhiệm “lắp ráp”. Năm 2006, chỉ 13 doanh nghiệp nước ngoài đã nắm tới 80% thị phần thang máy.

8. Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc, ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện vì có tới 60% những thứ trên một con tàu là phải nhập khẩu, chỉ có đóng vỏ và lắp toàn bộ là ở Trung Quốc thôi.

9. Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc lần nữa, Trung Quốc sẽ không sản xuất nổi một chiếc máy giặt, một chiếc tủ lạnh bởi vì hệ thống mạng điện dùng cho hai loại máy này Trung Quốc hoàn toàn chưa thể sản xuất được.

10. Giả sử phương Tây lại cấm vận Trung Quốc lần nữa, ngành sản xuất đồ chơi Trung Quốc sẽ hoàn toàn sụp đổ, bởi vì các hệ thống vi mạch dùng cho đồ chơi, Trung Quốc cũng chưa sản xuất được.

11. Giả sứ phưong Tây lại cấm vận Trung Quốc, ngành máy móc công trình Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ toàn diện. Theo thống kê của Hội Máy móc công trình tỉnh Hồ Nam, thì tiền nhập khẩu phụ tùng cho các loại máy công trình của tỉnh này chiếm 40% giá thành, năm 2006 xuất khẩu được 500 triệu USD thì tiền nhập khẩu phụ tùng chi tiết máy mất 300 triệu USD.

12. Ngành sản xuất điện chạy bằng sức gió Trung Quốc sẽ sụp đổ toàn diện vì toàn bộ kỹ thuật then chốt của ngành này đều do nước ngoài nắm và những chi tiết máy then chốt phần lớn vẫn phải nhập khẩu.

13. Qua lần động đất ở Tứ Xuyên, thấy xuất hiện nhiều máy bay trực thăng với nhiều kiểu dáng, nhưng hầu nhu toàn bộ là hàng nhập của Nga, Mỹ, Pháp ... trong nước có loại “Zhi-8” (Trực-8) nhưng chỉ là chế tạo phỏng theo kiểu “Siêu ong vàng” của Pháp, còn loại “Zhi-9” (Trực-9) thì vẫn phải nhập khẩu kỹ thuật của Pháp.

14. Các máy công cụ khống chế bằng số và dao cắt gọt. Từ năm 2002, Trung Quốc trở thành nước dùng nhiều máy công cụ các loại lớn nhất thế giới và là nước nhập khẩu các loại máy này lớn nhất thế giới. Năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu các loại máy công cụ cao cấp hết 5,2 tỷ USD, năm 2006 tăng lên 6,4 tỷ USD. Những máy công cụ sản xuất trong nước và các loại dao cắt gọt phần lớn vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu (80%). (Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học kỹ thuật Trung Hoa Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc Lý Bồi Căn).

15. Các thiết bị then chốt dùng cho điện hạt nhân, thiết bị chế tạo các mạch vi điện tử, thiết bị y tế dùng hạt nhân, thiết bị kỹ thuật cốt lõi của ngành hoá dầu, v.v. Trung Quốc còn hoàn toàn chưa chế tạo được. Có một số người nói rằng khả năng phỏng chế (bắt chước chế tạo) của Trung Quốc rất mạnh, nhưng những cái kỹ thuật cao thì không thể phỏng chế được, ví dụ như màn tinh thể lỏng, mạch vi điện tử, động cơ máy bay … không thể phỏng chế nổi công nghệ, cách xử lý vật liệu, phương pháp gia công, v.v.

16. Giả sử phương Tây lại cấm vận, toàn bộ ngành sản xuất mô tô Trung Quốc sẽ sụp đổ bởi vì những phụ tùng then chốt vẫn phải nhập khẩu.

Tác giả bài viết nói thêm : “Thưa các vị, tôi biết những điều tôi viết đã làm tổn thương sâu sắc tới lòng tự tôn yếu đuối của các vị, trước tiên xin đừng vội phản đối, tôi nói là sự thực. Sự thực là các máy tính điện tử mà các vị đang sử dụng hiện nay có tới 99,99999% sử dụng mạch vi điện tử nước ngoài….”

D.D.D.

Theo bài: 振聋 发聩!假如西方 再次 封 锁中国 của tác giả: 臣本布衣 xyj

中华 网论坛2-12-2008

Người dịch gửi trực tiếp cho BVN.

Wednesday, September 29, 2010

Phạm Minh Hoàng "thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân."

 – “Núp bóng” giảng viên của trường Đại học Bách Khoa, TP.HCM, Phạm Minh Hoàng tổ chức lôi kéo, thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.
TIN LIÊN QUAN
“Núp bóng” giảng viên Đại học
Sáng 29/9, Đại tá Nguyễn Xuân Mừng – Phó Thủ trưởng cơ quan ANĐT Bộ công an - đã chủ trì buổi họp báo công bố thông tin về việc khởi tố, bắt tạm giam đối với Phạm Minh Hoàng (SN 1955, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tạm trú Q.10, TP.HCM) về tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. 
Phạm Minh Hoàng xin Nhà nước cho hưởng khoan hồng. Thực hiện: Vy Anh - Đàm Đệ - Thanh Ca

Thời điểm bị bắt giữ, Phạm Minh Hoàng đang là giảng viên hợp đồng của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, trụ sở trên đường Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM.
Theo hồ sơ của cơ quan ANĐT, Phạm Minh Hoàng là con của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn cũ. Đến năm 1973, Phạm Minh Hoàng du học tại Pháp về nghành khoa học ứng dụng và vài năm sau tốt nghiệp với bằng thạc sĩ.
Tuy nhiên vì từ nhỏ được “gieo” vào đầu những kiến thức… chống cộng nên trong thời gian ở Pháp, Phạm Minh Hoàng đã có nhiều bài, viết đăng trên một số tờ báo, tạp chí với nội dung xuyên tác cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Năm 1998, Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Vân (Việt kiều Pháp) đã làm quen với Nguyễn Ngọc Đức – là trưởng cơ sở của tổ chức “Việt  Nam Canh tân Cách mạng đảng (gọi tắt là tổ chức Việt Tân). Và từ đó Phạm Minh Hoàng bị lôi kéo tham gia vào tổ chức khủng bố này.
Cũng trong năm 1998, Phạm Minh Hoàng nhận được lệnh của tổ chức Việt Tân về nước với mục đích thực hiện kế hoạch “sang sông”. Thực chất Hoàng được giao nhiệm vụ cụ thể là chuẩn bị hạ tầng cơ sở nhằm dồn tối đa tiềm lực ở hải ngoại về Việt Nam nhằm công khai hóa tổ chức, tiến hành các hoạt động lôi kéo tuyên truyền, kích động biểu tình, chống phá để lật đồ chính quyền nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Năm 2000, Phạm Minh Hoàng được trường Đại học Bách Khoa TP.HCM nhận làm giảng viên hợp đồng. Và sau đó trong khoảng thời gian từ tháng 7/2002 đến tháng 5/2010 Phạm Minh Hoàng với bút danh Phan Kiến Quốc lần lượt viết 29 bài viết có nội dung xuên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam gửi cho tổ chức Việt Tân phát tán trên mạng Internet.
Trong một bản tự khai mới nhất tại Cơ quan ANTĐ, Phạm Minh Hoàng có viết: “Khi tham gia Việt Tân, tôi biết rõ đây là một tổ chức có âm mưu, ý đồ chống phá đất nước”.
Lôi kéo sinh viên, thanh niên
Đến ngày 26/11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và một người tên Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia tham dự khóa học do tổ chức Việt Tân tổ chức. Chủ yếu nội dung mà nhóm khủng bộ Việt Tân dạy và yêu cầu Hoàng cùng đồng bọn vận dụng vào thực tế Việt Nam là sử dụng phương pháp “đấu tranh bất bạo động” nhằm thay đổi chính trị.
hop bao
Đại tá Nguyễn Xuân Mừng - Phó thủ trưởng cơ quan ANĐT (ngoài cùng bên trái) trong buổi họp báo công bố thông tin về việc bắt giữ Phạm Minh Hoàng về tội "hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Ảnh: Đàm Đệ
Theo kế hoạch, để tuyển mộ người cho tổ chực Việt Tân, với “mác” là giảng viên của trường Đại học Bách Khoa, Phạm Minh Hoàng đã thành lập những  nhóm sinh viên, thanh niên với những tên gọi mỹ miều như: ngóm “Trứng bay”, “Cọp lãnh đạo”, Hoa hướng dương”…  hoạt động dưới hình thức đào tạo “kỹ năng mềm”,  trang bị kiến thức vào đời cho giới trẻ. Mỗi lớp học thường quy tụ 10 – 12 người, chủ yếu là sinh viên, thanh niên.
Nhưng thực chất trong các buổi học này, Phạm Minh Hoàng và đồng bọn hướng dẫn cho những người tham gia khóa học về các phương pháp đấu tranh “bất tuân dân sự” như không khai báo tạm trú, tạm vắng khi đi khỏi địa phương, không thi hành nghĩa vụ quân sự, không đến khi nhận được giấy mời của chính quyền địa phương…
Theo biên bản khai nhận của Phạm Minh Hoàng, dự định của Hoàng là sẽ thành lập những tổ chức Việt Tân trá hình để lôi kéo giới trẻ và tuyển chọn những người ưu tú nhất để gửi ra nước ngoài, tham dự những khóa đào tạo do Việt Tân tổ chức.
Không dùng lại ở đó, vào ngày 4/7/2010, Phạm Minh Hoàng sử dụng nhà riêng của mình tại số 423 đường Nguyễn Tri Phương, P.8, Q.10 để tổ chức nhóm họp “chi bộ Việt Tân ở Sài Gòn”, cùng các thành viên là Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Hùng, Đoàn Đắc Tuấn… Các cuộc họp tại đây chủ yếu là để bàn bạc về việc phát triển lực lượng, bộ máy lãnh đạo của tổ chức khủng bố Việt Tân tại TP.HCM.
Nắm được những hành vi của Phạm Minh Hoàng, cơ quan ANĐT đã nhiều lần mời đối tượng này lên làm việc để phân tích, giáo dục, răn đe. Tuy nhiên Hoàng vẫn  liên lạc thường xuyên với tổ chức Việt Tân để thực hiện âm mưu định sẵn.
Liên quan đến vụ án, cơ quan ANĐT còn xác định có vai trò không nhỏ của Lê Thị Kiều Oanh (vợ của Hoàng). Tuy nhiên người phụ nữ này đang nuôi con nhỏ và thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật nên tạm thời cơ quan AnTĐ chưa áp dụng các biện pháp tố tụng đối với Oanh.
Lời xin khoan hồng của Phạm Minh Hoàng:  “Trong tất cả 30 bài viết của tôi dưới bút danh Phạm Kiến Quốc gửi cho Việt Tân để chúng tán phát lên mạng internet, có nhiều chi tiết không đúng sự thật mà mục đích là làm giảm lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước… Tôi nhận thức việc làm của tôi như là vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi mong được Nhà nước xem xét, khoan hồng để tôi sớm trở về đoàn tụ với gia đình”.
  • Đàm Đệ - Vy Anh
,

Tuesday, September 28, 2010

Chuyện các Bí thư 'học dốt'


 - Có những Bí thư suốt đời chỉ biết đi họp và đi xin điểm. Có những Bí thư suốt đời không thoát khỏi cái bóng của danh phận.

Sống trong môi trường đại học và trường phổ thông, các bạn học sinh, sinh viên thường xuyên phải đối mặt với nhiều vấn đề đau đầu. Làm thế nào để được điểm cao? Làm thế nào để gây ấn tượng với bạn gái này, bạn trai kia. Có rất nhiều cách để trở nên nổi bật, người thì đầu tư thời gian để học tập nhằm đạt kết quả cao nhất nhì, người thì lao ra ngoài cổng trường với những công việc part time hay những dự án làm ăn đầy hứa hẹn, và có những bạn khác tập trung vào công việc làm Bí thư.

Các Bí thư là những nhân vật đình đám trong thế giới học sinh sinh viên, lo lắng những công việc vì lợi ích tinh thần cũng như vật chất cho tập thể. Vai trò của họ là không thể thay thế trong các trường học. Nhưng có một khía cạnh mà ít khi người ta nói đến, đó là công việc chính của những con người ấy: đó là việc học và làm nghề. 

Họ là học sinh, sinh viên, việc quan trọng nhất mà họ phải làm, đó là học tập và đảm bảo kết quả tốt nhất có thể. Thế nhưng, không phải lúc nào tất thảy mọi bí thư của các trường đều đảm bảo được điều đó. Bên cạnh đội ngũ cán bộ Đoàn thể có thành tích học tập tốt, thì cũng luôn luôn tồn tại rất nhiều các ví dụ về sự nực cười trong mục đích sống của những học sinh sinh viên có liên quan đến công tác này.

1. Bí thư PTTH trượt đại học - Cái dớp khó vượt qua

Ở Hà Nội có một trường trung học nổi tiếng về thành tích dạy và học, năm nào cũng có tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp là 100%, tỉ lệ đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng có tiếng luôn nằm trong top các trường đứng đầu cả nước. Nhưng cũng giống như mọi điều tốt đẹp đều có mặt trái của nó, nằm trong nhóm tạo ra tỉ lệ thi trượt hay thi ko đỗ vào nguyện vọng 1, thường hay xuất hiện tên của Bí thư Đoàn trường, sự đáng buồn này cứ xuất hiện năm này qua năm khác, hệt như một cái dớp khó vượt qua.

2. Bí thư Đại học - Họp, họp và thi lại 9/10 môn

Lại nói đến các trường Đại học, nơi mà hoạt động Đoàn thể mạnh mẽ và khí thế hơn rất nhiều so với quy mô các trường phổ thông, nghịch lý Đoàn thể và học tập lại xảy ra theo những tình tiết mới, ly kì và hài hước hơn cũng rất nhiều. Một trường đại học ở khu vực Tạ Quang Bửu luôn là một điểm đến mơ ước cho rất nhiều bạn học sinh. Chẳng biết có phải vì thế không mà sau khi thi đỗ, rất nhiều bạn sinh viên dường như đã yêu trường đến mức cống hiến cho trường đến quên mình.

Dương Oanh (Hà Nội): "Tôi có biết một anh, khi còn học phổ thông anh học rất giỏi, thi đỗ vào trường với số điểm rất cao. Vào trường, anh tham gia ngay vào các ban hội Đoàn thể, hoạt động hết công suất, luôn trong trạng thái đi họp. Hiển nhiên là với cung cách như vậy, anh chàng Bí thư này đã trượt toàn bộ số môn học của kì đầu tiên trong đời sinh viên, nhất là lại ở một trường nổi tiếng về học khó như trường này. Tưởng như sẽ tỉnh ra, nhưng không, anh này vẫn chí thú với những ước mơ cống hiến, và vẫn tiếp tục ỷ lại vào hậu thuẫn của cha mẹ cho việc học của mình, cứ thế cứ thế, cho đến giờ khi đã lưu ban mất một năm, anh vẫn là lá cờ đầu, là tấm gương cho các đàn em Đoàn thể thân thương của mình".

Mô tả ảnh.
Hiển nhiên là với cung cách như vậy, anh chàng Bí thư này đã trượt toàn bộ số môn học của kì đầu tiên trong đời sinh viên, nhất là lại ở một trường nổi tiếng về học khó như trường này.
 

3. Bí thư các trường nghệ thuật - Chức càng cao, năng lực càng "lùm xùm"

Còn ở 2 trường dạy về nghệ thuật khác, đặc thù ngành học luôn sản sinh ra những thế hệ sinh viên đầy kiêu hãnh, với bọn họ tính cá nhân luôn được ưu tiên hàng đầu, thì đội ngũ Đoàn thể lại được nhìn nhận dưới một góc độ hài hước hơn nhiều. Nghịch lý ở những ngôi trường này tồn tại rõ rệt đến mức không chỉ sinh viên, mà ngay cả các giảng viên cũng thường tỏ ra ngán ngẩm. Cứ không dính dáng gì thì còn đỡ, càng có vai vế, càng có chức vụ, thì khả năng chuyên môn về ngành học của các cán bộ Đoàn thể, các cán bộ hội hè, càng kém đến mức đáng ngạc nhiên. 

4. Bí thư Đoàn trường - Cái nôi nâng điểm

Ở một trường đại học khác, những hoạt động phong trào này thậm chí can thiệp khủng khiếp tới điểm số. Có những sinh viên được cộng tới hơn 1,0 vào điểm trung bình chung. Vẫn biết, có đóng góp cho trường lớp, cho xã hội thì nên được ưu tiên, nhưng lấy sự ưu tiên làm mục đích thì có phải là đáng hổ thẹn hay không?

Nếu đến một ngày vắng bóng những bạn bí thư, thì chẳng ai có thể hình dung trường học sẽ ra sao, ai sẽ làm những công việc chung, ai sẽ lo và phụ trách những hoạt động tập thể ??? Họ thực sự rất quan trọng. Thế nhưng, liệu có nên tiếp tục tình trạng này hay không, khi mà những con người cầm mõ đó lại chỉ muốn đi lên bằng phong trào, bằng những điểm số được cộng bởi các hoạt động bề nổi. Có nên không, khi một người đứng đầu lại là một người kém cỏi? Có nên không, khi người đứng đầu lại thường xuyên phải đón nhận những ánh mắt coi thường?

Các quý thính giả, xin hãy lên tiếng. Radio Vietnamnet chờ đợi những phản hồi của các bạn. Hãy để lại ý kiến ở hộp phản hồi bên dưới hoặc gửi mail về địa chỉ radio.vietnamnet@gmail.com.

  • Trà My (Thực hiện)
Ý kiến bạn đọc  >>>

Nữ sinh bị cha ruột cưỡng hiếp hơn 4 năm trời

– 4 năm trời, 1 nữ sinh lớp 10 đã làm nô lệ tình dục cho chính cha ruột của mình.

TIN LIÊN QUAN

Ngày 27/9, Công an huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã thực hiện lệnh bắt giam khẩn cấp đối với Lê Khắc Tự (SN 1971, ngụ Thôn 8, xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập) về lập hồ sơ xử lý về hành vi "hiếp dâm". Nạn nhân của Tự chính là con gái ruột, em L.T.P (SN 1995, hiện đang là học sinh lớp 10).

Tại cơ quan điều tra, Tự khai nhận đã thực hiện hành vi "thú tính" của mình. Vụ việc kinh hoàng xảy ra ngay tại phòng riêng của em P.

Theo lời khai của em P, việc này hầu như ngày nào cũng diễn ra đều đặn từ tháng 6/2006 đến nay.  Vụ việc kinh hoàng xảy ra,  bà L (mẹ ruột của P) biết chuyện, nhưng không nói ra vì sợ gia đình đổ vỡ. 

Vừa bị cha hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, không còn cách nào khác, em P đã phải tố giác hành vi thú tính của ông Tự lên Công an xã Long Hưng. Và ngày 27/9, Tự bị bắt giữ khẩn cấp.

Hiện vụ việc đang được cơ quan công an huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước tiếp tục điều tra làm rõ.

• Thành Nguyên

Monday, September 27, 2010

Không chịu “phá” thì tao “phá” giúp cho”

Nam sinh 'giúp' bạn gái phá thai bằng... chân

 - Mến kinh hoàng nhớ lại: "Hắn túm tóc đập đầu chị ấy vào tường sau đó dùng chân đạp mạnh liên tiếp vào bụng. Vừa đạp "ông chồng sinh viên" này vừa gào lên: Không chịu "phá" thì tao "phá" giúp cho". Đấy là cảnh một đôi vợ chồng sống thử xích mích khi trót lỡ để lại hậu quả.

TIN LIÊN QUAN

 "Giúp" bạn gái phá thai bằng ...chân

Lê Mến (ĐH Thương mại Hà Nội) đang trọ tại làng Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm vẫn còn kinh hoàng khi nhớ chuyện "giải quyết hậu quả" của một đôi vợ chồng sinh viên mà mình được chứng kiến. 

Xóm trọ của cô bạn này có T. và H. yêu nhau từ năm đầu đại học, đến năm thứ 3 thì quyết tâm dọn ra sống chung.

Mến kể: "Lúc họ vui vẻ, hạnh phúc thì dường như thế giới này chỉ có hai người, nhưng lúc họ cãi nhau và đánh nhau thì cả xóm không tài nào được yên ổn". 

Mặc dù ở hai phòng khác nhau nhưng cả xóm trọ cũng biết, cứ tối đến H. lại mò mẫm sang phòng T. Chiêu thức sống thử êm ấm này chỉ diễn ra được khoảng vài tháng thì cặp vợ chồng trẻ xảy ra xung đột. T. và H. cãi nhau như cơm bữa. 

d
Các cặp đôi chấp nhận cách sống thử đều chọn tổ ấm cho mình ở những khu trọ khá kín đáo để tránh sự nhòm ngó và điều tiếng"

Ngày ngày, chàng đi tụ tập đi chơi đế chế với đám bạn, bỏ mặc nàng chợ búa cơm nước, thế là cũng có thể sinh ra cãi cọ. Lúc đầu còn là cãi vã, ném cái bát cái cốc, nhưng dần dần hai người lao vào đánh nhau tay đôi. Vì yếu hơn nên T. thường xuyên sưng mặt mày. 

Sau trận đòn "thừa sống thiếu chết" tặng bạn gái, đến khuya H. lại gõ cửa phòng T. Cô nàng giận dỗi không mở cửa thì H. quát: "Không mở tao đạp luôn cửa bây giờ". Họ lại vui vẻ với nhau như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Cao điểm nhất là ngày T. biết trong mình mang giọt máu của H.

Trước khi quan hệ, H. đã "phủ đầu": Kiên quyết không để có "sản phẩm", nếu có cũng tìm cách giải quyết. Nhưng nỗi lòng người làm mẹ khiến T. không nỡ. T. giấu H. giữ lại đứa bé. Đến khi chuyện bị lộ, H. hoảng hốt ép người yêu đi phá nhưng cô nữ sinh này kiên quyết không chịu. 

Tối 10/8, khi cả xóm đang yên giấc thì nghe tiếng ở phòng H. có tiếng cãi cọ. Cho rằng "đôi vợ chồng" cãi nhau như mọi ngày nên cả xóm trọ không ai màng đến. Chỉ tới khi "ông chồng vũ phu" dùng chân đạp thẳng vào bụng T., vừa đạp vừa gào lên: "Không chịu phá thì tao phá giúp cho" thì mọi người mới giật mình.

H. đạp liên tiếp vào bụng T. Lúc đầu T. còn co người bảo vệ bụng, sau đó cô bắt đầu lả dần và ngất xỉu. Khi đó một người trong xóm phát hiện ra mới hô hoán mọi người cùng xông vào kéo H. ra và đưa T. đến bệnh viện. Lúc này T. đã ngất xỉu. 

Ngay trưa hôm sau, ông chồng sinh viên này quay về phòng trọ và thu xếp đồ đạc của cả hai để chuyển đi. Mến nghĩ lại vẫn còn bàng hoàng: "Đứa bé trong bụng khó mà giữ, vì lúc ấy T. đã ra rất nhiều máu".

Bi kịch đau lòng của một người mẹ sinh viên

Câu chuyện của T.T.L., sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội cũng là một chuỗi nước mắt vì trót lỡ. Năm đầu học cao đẳng, L. cũng yêu một người đàn ông đã có vợ. L. yêu hết mình dù biết người ta đã có gia đình. Đang ở kí túc xá L. chuyển ra ở trọ để có điều kiện gần gũi với người yêu.

Chuyện gì đến cũng sẽ đến, L. bị "dính". Sau sự hoang mang lo sợ là lúc L. bắt đầu hi vọng vì đây là cái cớ để có thể danh chính ngôn thuận được ở hẳn với người yêu. 

Cô âm thầm giữ lại đứa trẻ, hằng ngày vẫn cố thắt bụng, mặc quần bó để đến trường. Nhưng trái với dự đoán của L., anh chàng người yêu đã trở mặt vì:  "Anh yêu em nhưng anh không thể bỏ vợ, con anh còn quá nhỏ". 

L. bàng hoàng đau xót thì đã quá muộn. Cô không dám về quê vì sợ cha mẹ sẽ không chấp nhận. L. xin bảo lưu kết quả học tập với lí do đi chữa bệnh và tìm chỗ người quen để chờ ngày sinh nở.

Bạn L. cho biết, L. bảo là cô đã phá cái thai, nhưng thật ra sau khi sinh, một người phụ nữ đã đến xin đứa bé làm con nuôi. Nhà người phụ nữ này có bố chồng đi chiến trường nhiễm chất độc màu da cam. Người chồng thì hoàn toàn khỏe mạnh nhưng sinh ra đứa con nào cũng bị di chứng. Cuối cùng họ phải chọn giải pháp đi tìm con nuôi. Vì lo sợ và không đủ sức vừa đi học vừa một mình nuôi con nên L. đã phải cắn răng chấp nhận.

Sống thử không còn xa lạ với giới trẻ, nhưng việc chuẩn bị các điều kiện cho một mái ấm thực sự có lẽ nhiều bạn trẻ vẫn chưa sẵn sàng. Đằng sau những cánh cửa của "những mái ấm sinh viên" ấy, có bao giọt nước mắt đã rơi xuống vì lỡ làng?

  • Tú Mai

TuanVietNam: Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì?

Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được VN quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước VN từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

>> Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Kiến trúc, cảnh quan không đúng lịch sử

Cụm kiến trúc tầng tầng lớp lớp và tháp cao đã có sẵn ở trường quay Hoành Điếm hoàn toàn chưa hề có cái tương tự trong bất kỳ thời kỳ nào ở VN - về qui mô cũng như kiểu dáng. Nên không thể áp đặt cho thời Lý cách đây 1000 năm được.

Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim:

Cung điện nguy nga tầng tầng lớp lớp Nét kiến trúc tiêu biếu của TQ

Bộ mái cung điện, đền, chùa miền Bắc VN có Kinh đô Hoa Lư và Thăng Long xưa có các đầu đao bộ mái cong vút lên như ảnh cửa cổng và chùa ở Sơn Tây ngày xưa:

Bộ đầu đao vút cong của kiến trúc VN ở bắc bộ.

Cái hồn Việt ở Bắc Bộ khác Trung Quốc ở hình dáng vút cong đó.

So sánh cung điện của Trung Quốc trong trường quay Hoành Điếm đã được dùng trong phim với Cửa Ngọ Môn ta thấy:

Kiến trúc trong một cảnh phim và Cửa Ngọ Môn xây dựng từ đầu TK 19

Kiến trúc tòa lầu trong phim nặng nề. Kiến trúc lầu Ngọ Môn thanh thoát nhẹ nhàng. Thế mà những người làm phim vẫn cứ đưa vào.

Trường quay Hoành Điếm không có thiên nhiên và cảnh thôn quê Việt Nam nên họ đã dựng lên những cảnh giả tạo còn thua sân khấu cải lương do nông dân Nam Bộ đóng nữa. Ở Việt Nam không có cung vàng điện ngọc giả tạo như ở trường quay Hoành Điếm, nhưng nông thôn, làng xóm, đình chùa Việt Nam đâu có thiếu để phải dựng lên cảnh nông thôn bôi bác như tấm ảnh dưới đây:

Nhà cửa nông thôn VN giả tạo tùy tiện trong phim

Động tác múa võ tùy tiện: Nhân vật chính của bộ phim là Lý Công Uẩn. Ông từng ở trong chùa, nên đã phải học võ (Thiếu Lâm). Khi làm vua càng phải luyện võ nữa để rèn luyện thân thể và khi "quốc gia hữu sự" có thể cầm gươm ra trận. Diễn viên Tiến Lộc thủ vai Lý Công Uẩn thì phải có nhiều đoạn múa gậy, múa võ. Nhưng múa võ gì, múa gậy gì đều phải có thầy hướng dẫn.

Không rõ trong đoàn làm phim có thầy võ Việt Nam nào không, chứ qua những câu chuyện tự kể của Tiến Lộc đăng trên báo chí thì Tiến Lộc múa may lung tung không có bài bản nào cả.

Lý Công Uẩn (Tiến Lộc) múa võ gì đây?

Xin trích tự sự của Tiến Lộc:  "Khi được yêu cầu múa gậy, tôi đã giơ gậy lên múa lung tung, và trong lúc múa quá say sưa, tôi đã đập gậy trúng đầu... anh quay phim. Tôi đã phải xin lỗi rối rít. Chưa hết hoảng hồn, đạo diễn lại yêu cầu tôi múa võ tiếp, và không may, tôi tiếp tục đạp trúng một diễn viên quần chúng khiến anh ấy ngã lăn".

Một bộ phim mà từ diễn viên được hóa trang theo kiểu cách Trung Quốc, trang phục, kiến trúc, đạo diễn, quay phim Trung Quốc (?), các động tác theo lối Trung Quốc như thế đủ để kết luận phim là bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đúng như nhận xét của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.

Kinh doanh phim với số vốn 100 tỷ, lời hay lỗ?

Báo chí đã đưa tin Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành (Hà Nội) hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất phim và sẽ chiếu ở Trung Quốc và các nước ASEAN.

Cũng có thông tin Cty Trường Thành hợp tác cùng Đài Truyền hình SCTV lưu hành bộ phim trên nhiều nước khác trên thế giới nữa.

Các phim Việt Nam có trước đây chưa bao giờ được chiếu ra nước ngoài như dự định của Cty Trường Thành đối với phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long cả. Nếu phim có giá trị và được quảng bá rộng rãi trên thế giới như thế thì thật phúc cho phim ảnh Việt Nam. Nhưng....

Người TQ nói gì về giá trị bộ phim này?

Một cô bạn ở Hà Nội biết tôi đang ngồi ở Huế viết bình luận một số hình ảnh trong bộ phim, liền phone cho tôi: "Thế thì tôi sẽ nhờ người giỏi Trung văn dịch cung cấp cho anh một thông tin về phía Trung Quốc rất đáng quan tâm về bộ phim ấy!".

Mấy tiếng đồng hồ sau chị gửi cho tôi địa chỉ trang blog của một người Trung Quốc có trách nhiệm đón đoàn làm phim của Việt Nam sang Trung Quốc hồi đầu năm.  Sau vài thao tác kích chuột, máy vi tính của tôi nhận được cái giao diện dưới đây.

Trang blog của một người TQ viết về lịch sử Lý Công Uẩn và bộ phim

Bài trên trang blog này tương đối dài và nhiều chỗ rất dễ gây sốc với độc giả Việt Nam. Tôi chỉ xin trích đoạn viết về Lý Công Uẩn và bộ phim:

"Lý Công Uẩn là quân chủ khai quốc của triều Lý Việt Nam, niên hiệu Thuận Thiên. Năm 1010, tương truyền Lý Công Uẩn đích thân tới La Thành, bỗng nhìn thấy Rồng Vàng từ hồ bay lên, vụt thẳng lên trời. Thế là ông liền dời kinh thành đến La Thành, đồng thời đổi tên là Thăng Long, cũng chính là Hà Nội ngày nay. Lý Công Uẩn đổi thành Nguyên Thuận Thiên, kiến lập triều Lý, trở thành vương triều phong kiến thứ tư của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu bước vào cường quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trung ương phong kiến. Thế nước mỗi ngày một mạnh lớn, xưng bá ở Nam cương (biên giới phía Nam - ND).

Để kỷ niệm 1000 năm lập kinh đô Hà Nội, do Đông Minh Vệ Thị (của Trung Quốc - ND) cùng Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành của Việt Nam đầu tư, vở kịch truyền hình lấy sinh thời Lý Công Uẩn làm đề tài đang được chính thức bấm máy tại Hoành Điếm, Trung Quốc vào ngày 9 tháng Giêng.

Ngày 13/12/2009, tại Hữu nghị auan Trung Quốc, chúng tôi đã đón đoàn diễn viên thuộc nhóm kịch "Lý Công Uẩn". Họ đều tới từ Việt Nam, đến Trung Quốc làm việc lần này, họ sẽ tới trường quay Hoành Điếm ở Chiết Giang, để tham gia quay vở kịch truyền hình chào đón ngày kỷ niệm hợp tác Trung-Việt lần đầu tiên.

Vở kịch truyền hình này do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác quay, đạo diễn Trung Quốc nổi tiếng Cận Đức Mậu làm đạo diễn, nhà biên kịch kịch lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Kha Chương Hòa chấp bút, đã hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam tham gia quay, đội hình rất lớn. Đạo diễn Việt Nam của vở kịch truyền hình này cũng tràn đầy tin tưởng khi lần đầu quay ở Trung Quốc". (Tất cả những cụm từ được tô đậm và gạch dưới do người viết nhấn mạnh)

Qua đoạn trích trang blog trên, tôi đọc được vài thông tin mà báo chí Việt Nam chưa nhắc tới như: Đông Minh Vệ Thị (của TQ) là doanh nghiệp hợp tác với Cty Trường Thành (của VN) sản xuất bộ phim. Người "chắp bút" kịch bản là Kha Chương Hòa chứ không nhắc gì đến ông Trịnh Văn Sơn cả.

Có một thông tin không đúng là họ đã cho rằng những người làm phim đã "hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam".Như tôi đã nêu ở đoạn trên đây, dàn diễn viên đóng phim thuộc loại trung bình thôi. Nếu nói đó là các diễn viên hàng đầu ở VN thì tội cho nền điện ảnh VN quá.

Điều lạ và bất ngờ nhất đối với tôi là họ xem bộ phim chỉ là một vở kịch truyền hình nhiều tập mà thôi. Lạ hơn nữa là đạo diễn  TQ nổi tiếng Cận Đức Mậu đã đạo diễn những bộ phim cổ trang TQ lừng danh lại bỏ thì giờ đi làm đạo diễn cho một vở kịch truyền hình của VN(?)

Từ những thông tin trên, tôi có nhận định rằng: Cty CP Trường Thành (VN) hợp tác với Đông Minh Vệ Thị (TQ) đầu tư 100 tỷ ĐVN để làm một vở kịch truyền hình 19 tập để kinh doanh là một vấn đề cần phải bình luận.

Đi buôn thì phải tính lời - lỗ. Phát hành bộ phim ở Việt Nam thu lợi bằng các cách: Bán cho Truyền hình Việt Nam để phát sóng vào giờ vàng, vừa đóng góp một hoạt động văn hóa tầm cỡ cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, vừa thu tiền quảng cáo. Liệu 19 tập có thu được 19 tỷ không?

Phát hành bộ phim 19 đĩa DVD, mỗi bộ cao tay độ 500.000 Đ, giỏi lắm cũng bán được vài ba trăm bộ là cùng, (chủ đầu tư thu khoảng 500.000 x 300 = 150.000.000Đ), Nếu phim hấp dẫn thì bị in lậu bán mỗi bộ 100.000 Đ ngay, chủ đầu tư phá sản chuyện in đĩa. (Bài học của Thúy Nga by night)

Như vậy, nếu bộ phim được phát hành và đưa lên sóng Đài Truyền hình VN thì bộ phim chỉ được tiếng là đóng góp cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long còn thu lợi về kinh tế thì hoàn toàn thất bại.

Chiếu và phát hành bên Trung Quốc và thế giới còn phải trải qua một hậu kỳ nữa là phụ đề hoặc lồng tiếng Trung và tiếng Anh.

Chúng ta biết, Trung Quốc đã và đang sản xuất ra hàng trăm (có người nói hàng ngàn) bộ phim cổ trang cực kỳ hấp dẫn chen nhau chiếm lĩnh thời lượng giờ phát sóng của các đài truyền hình Trung Quốc, các đài trong thế giới biết tiếng Trung và ngay cả VN ta hiện giờ. Liệu người Trung Quốc có ưu ái mua hộ cho bộ "kịch truyền hình" này không? Nếu cái bộ  "kịch truyền hình" hấp dẫn, liệu có bị họ "vi phạm bản quyền" in ra hàng triệu bản như thế giới đang kêu trời về họ không?  Chuyện phát hành ở Trung Quốc và thế giới rất ít hy vọng thu được vốn.

Tôi là người sống bằng ngòi bút chưa từng biết kinh doanh chuyện gì, lấy chút hiểu biết của người buôn bán sách ngoài chợ tôi cũng đã thấy được chuyện kinh doanh bộ phim là thất bại rồi. Đối với Cty Trường Thành (VN) và Đông Minh Vệ Thị (TQ) thì chuyện kinh doanh, tính toán đầu vào, đầu ra, chuyện quảng cáo, phát hành, lời lỗ họ nắm chắt trong tay. Đầu tư cho một món hàng đến bạc 100 tỷ họ đã tính nát nước rồi. Biết chắc là không thu được vốn, nhưng vì sao họ vẫn khẩn trương lao vào làm bất chấp ngày nghỉ ngày tết, mùa đông lạnh giá dưới 0 độ, tốn kém vô cùng như thế? Phải chăng vì "cơ hội ngàn năm có một"? Đúng theo nghĩa đen!

Bộ phim kể chuyện 1000 năm trước ở Việt Nam có diễn viên được hóa trang theo kiểu Trung Quốc, trang phục cổ trang, các động tác, kiến trúc cung điện đền đài, cảnh quan đồng quê Trung Quốc .v.v. Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được Việt Nam quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước Việt Nam từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

Sự xác nhận ấy có giá trị hơn cả ngàn pho sử do sử gia hai nước hợp tác biên soạn trong tương lai. Nếu đúng như thế thì số vốn 100 tỷ ĐVN hay 7 triệu USD như báo chí đăng cũng không có nghĩa lý gì, bởi vì họ sẽ thu được một món lời không thể nào ghi lại được bằng con số. Có đúng như thế không, thực tế sẽ trả lời.

Xin những người có trách nhiệm hãy quan tâm đặc biệt đến vận mệnh văn hóa của dân tộc.

Sunday, September 26, 2010

Biểu tượng di sản trong dòng kênh hôi

TP - Câu hỏi "Bao giờ trả lại được cảnh quan trong sạch cho Chùa Cầu?" vẫn treo lơ lửng đâu đó như một mối bất an.

Hình ảnh Chùa Cầu từ lâu đã được coi là logo của Hội An Di sản văn hóa thế giới. Hình ảnh này cũng có mặt trên tờ tiền mệnh giá 20.000đ của Việt Nam.

Dòng nước ở kênh Chùa Cầu đen đục bốc mùi
Dòng nước ở kênh Chùa Cầu đen đục bốc mùi.
Vô tư xả

Dưới chân Chùa Cầu, màu nước đen đục đến nhức mắt. Dòng nước dưới lòng kênh đầy rác. Đầu tư phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch từ nhiều năm trước đây nay đã có hậu quả nhãn tiền, mà cụ thể là mùi hôi thối bốc lên xung quanh Chùa Cầu, mọi lúc.

Việc xử lý ô nhiễm môi trường ở khu vực xung quanh Chùa Cầu luôn là vấn đề cấp thiết. Nhiều dự án đã được thông qua và triển khai nhưng vì thực hiện chưa triệt để nên vấn đề này vẫn còn đang… tiếp tục.

Ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An

Chị Catherine Theron, du khách tham quan Chùa Cầu đến từ Anh quốc nhăn mặt: "Hội An đẹp và hiền hòa đến khó tả, cảm giác này tôi chưa từng gặp ở đâu, dù đã đi đến nhiều nơi trên thế giới. Cách đây hơn 5 năm, tôi tự nhủ sẽ trở lại Hội An vào một ngày gần nhất. Thế nhưng, trở lại lần này, tôi được đón tiếp một cách kỳ cục bằng cái mùi sẽ còn ám ảnh tôi sau này".

Trong số hơn 6.000 m3 nước thải của người dân TP. Hội An, có đến hơn 2.000 m3 nước thải đổ trực tiếp vào kênh Chùa Cầu không qua xử lý.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường TP. Hội An tính nhanh: "Xung quanh Chùa Cầu là 3 phường Minh An, Cẩm Phô và Tân An với trên 26.000 người dân. Tổng lưu lượng nước thải phát sinh của 3 phường là 3.315 m3/ ngày đêm thì có đến 1.530 m3 nước thải chảy ra kênh Chùa Cầu, cộng thêm lượng nước thải của các khách sạn, nhà hàng và cơ sở sản xuất kinh doanh là 692 m3/ ngày đêm, tổng lưu lượng nước thải tràn ra Chùa Cầu đã là 2.222 m3/ ngày đêm".

Dòng nước đen sì từ hồ điều hòa chảy sang kênh Chùa Cầu bốc mùi hôi thối
Dòng nước đen sì từ hồ điều hòa chảy sang kênh Chùa Cầu bốc mùi hôi thối.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hiền, trong năm 2009 và thời gian gần đây nhất (tháng 3-2010), Phòng Tài nguyên - Môi trường TP. Hội An đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra nước thải của các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn các phường kể trên thì hầu hết nước thải đều có các chỉ tiêu BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa) và Coliforms (tác nhân gây bệnh đường ruột) vượt chỉ tiêu cho phép nhiều lần.

Các dự án vô dụng

Nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 - 2010 của Bộ Văn hóa Thông tin trước đây (nay là Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch), tháng 3- 2006, Trung tâm Bảo tồn di tích, di sản Quảng Nam đã làm chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích Chùa Cầu bằng hàng loạt các dự án nhỏ như Nạo vét lòng kênh, thiết kế thoát lũ kết hợp xử lý nước; Xử lý nước thải bằng phương pháp lắng lọc tự nhiên tại hồ điều hòa hay Trạm bơm cấp nước Chùa Cầu...

Hàng loạt những ý tưởng hay về tôn tạo, tu bổ Chùa Cầu - biểu tượng di sản văn hóa thế giới Hội An - nhưng chỉ thiết thực… trên giấy. 
Nhiều việc được đặt ra như mở rộng kênh 6,8 m về phía bắc và 11 m về phía nam với 1 lạch kè đá hộc tránh xói lở, thiết kế 1 hồ điều hòa xử lý nước trước khi chảy vào kênh rộng 1500 m2...

Nhưng cho đến bây giờ, năm cuối cùng trong việc thực hiện Dự án, kênh Chùa Cầu càng đen đục hơn. Hồ điều hòa đang bỏ không và là nơi tập kết rác.

Tại cuộc hội thảo vừa được tổ chức mới đây hòng tìm kiếm một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề ô nhiễm kênh Chùa Cầu, lãnh đạo TP. Hội An đã tán thành với đề xuất của tiến sĩ Trịnh Văn Tuyên, Phó Viện trưởng, Viện Công nghệ Môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) về Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt (IET- BTF) có thể xử lý 600 m3 nước thải/ ngày đêm. Tuy nhiên, công nghệ này khi nào được lắp đặt và đi vào vận hành thì phải… đợi, vì nhiều lý do, trước hết là chờ… tài trợ.

Nguyễn Quang Việt

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty