TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, February 6, 2010

TrungHoa Vĩ Đại vậy sao?

Utopia, Part 3: The World’s Largest Shopping Mall

Premiere Date: August 18, 2009

Synopsis

Is nothing American sacred anymore? The largest mall in the world turns out not to be the famous Mall of America in Bloomington, Minn. It’s the South China Mall outside of Guangzhou, China. Outdoing the techniques of American consumerism, South China Mall is Disneyland, Las Vegas and Mall of America rolled into one. There are carnival rides, mini-parks, canals and lakes amid classic Western-style buildings with space for hundreds of shops.
But along with the glitz and glory of middle-class shopping, the mall’s Chinese developers seem to have imported something else — a cautionary tale of capitalist hubris. Alex Hu, a local Guangzhou boy who made it big in international business, wanted South China Mall to be a hometown monument to his success — even though Guangzhou has no major airports or highways nearby. And four years after its construction, the mall sits virtually empty of both shops and shoppers. But the Chinese have imported yet another concept familiar to Americans — South China Mall is considered too big to fail. So, employees line up for flag-raising ceremonies and pep talks about “brand building” before going off to maintain the deserted concourses meticulously. If China is the future of the world economy, Utopia, Part 3: The World’s Largest Shopping Mall just may be a startling peek at what’s to come.
Utopia, Part 3 is part of the POV Shorts Program on August 18, 2009.

Chính quyền gây áp lực lên ban biên tập tờ báo '' Tổ Quốc ''

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang-Hà Nội


Thanh Phương
Bài đăng ngày 06/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày  06/02/2010 14:29 TU
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang
Chính quyền mời phó phó tổng biên tập tờ báo lên làm việc, cho công an bao vây nhà tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một trong những người chủ xướng tờ báo. RFI phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Giang.
Tại Việt Nam, chính quyền đang gia tăng áp lực lên ban biên tập tờ báo trên mạng ''Tổ Quốc'', bằng cách mời nhà giáo Nguyễn Thượng Long , phó tổng biên tập lên làm việc và nhất là cho công an bao vây nhà tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một trong những người chủ xướng tờ báo và hiện là một trong các thành viên Hội đồng Cố vấn cho ban biên tập tờ Tổ Quốc. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Giang :

Phóng viên Không Biên giới lên án vụ xử nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ở Việt Nam

Thanh Phương
Bài đăng ngày 06/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày  06/02/2010 13:59 TU
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và chồng (Reuters)
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và chồng
(Reuters)
Theo Phóng viên Không Biên giới, qua phiên xử nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, chính quyền Việt Nam muốn bịt miệng trong thời gian dài một tiếng nói phản kháng đã không ngừng bảo vệ nhân quyền một cách ôn hòa.
Ngày 5/2, trong phiên xử sơ thẩm, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội, đã tuyên phạt nhà văn và nhà đấu tranh nhân quyền Trần Khải Thanh Thủy ba năm rưỡi tù giam, với tội danh ''cố ý gây thương tích'' .

Có phải Tàu Lạ bây giờ thành Tàu Cá????

130 tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển miền Trung
Cập nhật lúc 12:51, Thứ Bảy, 06/02/2010 (GMT+7)
- Dù lực lượng chức năng liên tục đẩy đuổi nhưng nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn lén lút xâm phạm vùng biển miền Trung.

Mô tả ảnh.
Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng tăng cường tuần tra trên biển để bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Ảnh: HC
Ngày 6/2, Ban Tác chiến Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng cho hay, một
số tàu cá Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Trung đánh bắt cá trái phép.

Có tàu do mải mê đi theo luồng cá nên vô tình xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam, nhưng cũng có nhiều tàu cá cố tình lấn sâu vào vùng biển miền Trung để khai thác trái phép.

Hôm 2/2, tiếp nhận nguồn tin do ngư dân phản ánh qua mạng thông tin biển, BĐBP Đà Nẵng đã cử lực lượng xuất kích, phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập sâu vào vùng biển miền Trung, chỉ còn cách bờ biển Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế khoảng 45 hải lý.

Đặc biệt, hôm 29/1, có đến 100 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đang đánh bắt hải sản trái phép ở vĩ độ 17, kinh độ 108’30, sát bờ biển Quảng Trị - Thừa Thiên Huế.

Các trường hợp này đã bị BĐBP Đà Nẵng phối hợp với lực lượng của Vùng C Hải quân (đóng tại Đà Nẵng) ngăn chặn và đẩy đuổi ra khỏi vùng biển miền Trung. Tuy nhiên, Ban tác chiến BĐBP Đà Nẵng cho biết, các lực lượng chức năng VN chưa lập biên bản xử lý hoặc tịch thu tang vật đối với một trường hợp nào mà chỉ hướng dẫn họ không được phép tái phạm. 
  • Hải Châu

Từ việc hàng loạt ông chủ “mất tích”: “Núp bóng” đầu tư

04/02/2010 23:16 
Giám đốc Công ty TNHH Đông Thăng thẫn thờ trước cơ sở vì người chủ đã "mất tích" - Ảnh: H.Tuấn
Sau khi hàng loạt ông chủ "mất tích" khiến người lao động khốn đốn, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương phát hiện ra thêm việc nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài thuê người Việt Nam làm giám đốc, "núp bóng" đầu tư.

Giám đốc đi bỏ hàng...

Vào ngày 18.1, anh Nguyễn Tuấn Thanh (SN 1983), Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đông Thăng (số 64/8 đường Trần Hưng Đạo, xã Đông Hòa, Dĩ An) làm đơn trình báo cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương về việc "mất tích" của bà Wu Shin Yuling (SN 1954) cùng với 5 người Đài Loan khác tạm trú tại địa chỉ trên.

Theo lời anh Thanh: "Vào tháng 9.2004, tôi làm nhân viên giao nhận hàng của Công ty Tân Doanh Ý (cũng của bà Wu đầu tư "núp bóng" dưới tên một giám đốc người Việt Nam - PV) với mức lương 800.000 đồng/tháng. Làm được 3 tháng, bà Wu và chồng là ông Wu Kuo Chen (SN 1950) nhờ tôi đứng tên mở thêm một công ty, với mức lương 1 triệu đồng/tháng. Trình độ văn hóa thấp (lớp 6) cộng với hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi nhận lời và đưa CMND cho "cò" đi làm thủ tục đăng ký với chức danh Giám đốc Công ty Đông Thăng, ngành nghề kinh doanh ngành gỗ, bao bì..., vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng".


Khả năng 669 công nhân Hason qua Tết mới được trả lương

Liên quan đến vụ Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Công ty TNHH Hason "mất tích" (Báo Thanh Niên ngày 20.1 đã thông tin), UBND tỉnh Bình Dương đồng ý ứng ngân sách để giải quyết lương cho 669 công nhân trước 23 tháng chạp. Thế nhưng, ngày 31.1 ông Nguyễn Phùng Trung, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Dương, cho biết: hiện hồ sơ đã hoàn tất để trả tiền cho người lao động, nhưng phải chờ Sở KH-ĐT làm thủ tục xác định "Doanh nghiệp bỏ trốn". Nếu thủ tục này kéo dài, thì khả năng phải qua Tết Nguyên đán mới chi trả được tiền cho người lao động.


Dù mang "mác" giám đốc, nhưng anh Thanh hằng ngày vẫn nhận nhiệm vụ đi giao hàng cho chính... Công ty Đông Thăng nơi anh làm giám đốc. "Lâu lâu, bà Wu kêu tôi đến ký báo cáo thuế và hóa đơn GTGT. Làm đến năm 2008, có một cán bộ bên Chi cục Thuế H.Dĩ An đến kiểm tra và phát hiện tôi làm giám đốc "thuê" nên lên tiếng cảnh báo. Khi tôi trình bày nguyện vọng nghỉ việc, bà Wu năn nỉ làm thêm một thời gian để tìm người khác thay, đồng thời tăng lương cho tôi lên 1,5 triệu đồng/tháng (chưa kể lương 800.000 đồng đi giao hàng). Gần đây nhất là vào ngày 13.1, bà Wu gọi điện cho tôi đến đề nghị ký khống 112 tờ hóa đơn GTGT để giải quyết công nợ. Cứ nghĩ ký xong là được nghỉ việc, chứ nào biết bà Wu sử dụng vào mục đích gì?", anh Thanh trình bày.

Sáng 18.1, khi gần 10 công nhân đến làm việc thì phát hiện thiết bị văn phòng, máy móc sản xuất... được dọn đi từ trước, chỉ còn trơ lại vài bộ bàn ghế cũ kỹ trước hiên nhà nên gọi điện cho giám đốc hỏi thăm: "Mày dời công ty đi đâu mà không báo cho tụi tao biết?". "Tá hỏa, tôi gọi điện cho bố tôi chạy qua xem thử, thì mới biết 6 người Đài Loan đang làm việc tại Công ty Đông Thăng ôm hết giấy tờ, sổ sách, con dấu... biến mất. Điện thoại thì họ tắt máy. Giờ nợ nần đổ hết lên đầu tôi...", anh Thanh rơm rớm nước mắt.

Ngoài hơn 450 triệu đồng đang nợ một số đối tác theo thống kê ban đầu, anh Thanh còn lo lắng khi Công ty Đông Thăng đứng tên thuê bao 5 số di động cho gia đình "bà chủ" sử dụng, có cả dịch vụ gọi quốc tế; tiền điện tháng 1.2010 (3 triệu đồng), tiền thuê nhà hơn 10 triệu đồng, lương của 10 công nhân (gần 20 triệu đồng), cùng với hàng chục triệu đồng tiền nợ thuế... Hiện vụ "mất tích" của nhóm chủ Công ty Đông Thăng đang được Công an H.Dĩ An thụ lý điều tra.

Đáng lưu ý, ngoài anh Thanh, vào năm 2008 bà Wu còn nhờ chị Nguyễn Thị Khanh (SN 1980, quê Hà Tĩnh), công nhân Công ty Đông Thăng thành lập thêm cơ sở Đông Hà, đóng tại ấp 1, xã Bình Khánh, H.Tân Uyên (Bình Dương) với ngành nghề kinh doanh thu mua nhựa các loại và sản xuất các sản phẩm bao bì bằng nhựa. Mỗi tháng ngoài tiền lương công nhân chị Khanh cũng nhận thêm 1,5 triệu đồng tiền làm "chủ" cơ sở.

"Mất tích" mới lòi ra đầu tư "chui"

Trước đó, vào ngày 15.12.2009, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương có văn bản đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng liên hệ Công an Long An và TP.HCM xác minh ông Nguyễn Thanh Phương và bà Đỗ Tiểu Thảo để giải quyết việc "mất tích" của Công ty TNHH một thành viên Hoằng Nhất. Theo xác minh của Phòng LĐ-TB-XH huyện Thuận An, Công ty Hoằng Nhất được Sở KH-ĐT Bình Dương cấp phép kinh doanh ngày 27.8.2008 với ngành nghề gia công dao khuôn, khuôn đồng, khung in lụa dùng trong ngành giày và mua bán nguyên liệu ngành giấy. Công ty do ông Nguyễn Thanh Phương (Long An) đại diện theo pháp luật và bà Đỗ Tiểu Thảo (TP.HCM) làm giám đốc, nhưng thực chất do người nước ngoài núp bóng đầu tư. Đến đầu tháng 12.2009, "bộ sậu" của Công ty Hoằng Nhất "biến mất" khi đang nợ 32,1 triệu đồng tiền lương của 15 lao động, nợ tiền thuê mặt bằng 1.000 USD và nợ của cơ sở bao bì Tân Thành Phát 810 triệu đồng...

Còn theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, vào tháng 2.2009 một người Trung Quốc tên L. cũng đã bỏ trốn về nước, "xù" lương của 63 công nhân với số tiền 90 triệu đồng. Ông L. đến thuê lại giấy phép và nhà xưởng của ông Nguyễn Hoài Sơn, chủ DNTN Sơn Thành, để kinh doanh ngành nghề may mặc. Sau khi ông L. "mất tích", ông Sơn phải bỏ tiền ra trả lương cho người lao động; riêng BHXH, trợ cấp thôi việc, nợ suất ăn công nghiệp, nợ tiền thuê mặt bằng (ông Sơn thuê của người khác rồi cho ông L. thuê lại)... vẫn chưa thanh toán.  

Ông Lê Việt Dũng, Phó giám đốc Sở KH-ĐT Bình Dương, nói: "Luật Đầu tư năm 2005 ra đời là một "sân chơi" bình đẳng của DN trong và ngoài nước. Theo quy định, khi cấp phép thành lập chỉ xác minh năng lực tài chính hay trình độ chuyên môn của người đại diện ở một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Với những điều kiện thuận lợi như vậy mà DN vẫn đầu tư núp bóng thì rõ ràng họ đã có "âm mưu" từ trước, để khi xảy ra sự cố hay vi phạm pháp luật thì né tránh, "đẩy" hết cho những giám đốc "hờ" chịu trách nhiệm".

Hoàng Tuấn

Friday, February 5, 2010

Đảng Cộng sản Việt Nam bị chính giới cách mạng kỳ cựu tố cáo là ''mềm yếu'' trước Trung Quốc

 Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 05/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày  05/02/2010 13:31 TU

Một cuộc biểu tình tại Việt Nam trước sứ quán Trung Quốc để phản đối vụ Hoàng Sa (DR)

Một cuộc biểu tình tại Việt Nam trước sứ quán Trung Quốc để phản đối vụ Hoàng Sa (DR)

Ngày mồng 3 tháng 2 vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ niệm 80 năm ngày thành lập. Nhân dịp này, hãng tin AFP đã tìm hiểu tâm trạng của một số nhân vật cách mạng kỳ cựu. Họ cảm thấy chua xót và bất bình trước thái độ "mềm yếu" của giới lãnh đạo Việt Nam đối với Trung Quốc.
Theo AFP, nhận định của nhiều người đối với Đảng Cộng sản vào lúc này, thật rõ ràng : họ rất chua xót trước tình hình tham nhũng và lên án giới lãnh đạo làm nhơ nền độc lập vốn đã phải khó khăn lắm mới giành được. Một trong những nguyên nhân chính khiến những chiến sĩ cách mạng lão thành này bất bình là thái độ bị đánh giá là quá mềm yếu của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay đối với Trung Quốc.

Người đầu tiên được AFP trích dẫn là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, sinh năm 1916, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1989, hiện vẫn còn sinh hoạt đảng. Trả lời AFP ông nói : ''Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng ba triệu đảng viên, nhưng họ không còn sức mạnh, uy lực và lòng tin như trong quá khứ''.

Thái độ qua mềm mỏng trước chính quyền Trung Quốc    

Theo ông Vĩnh, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng Cộng sản không có bao nhiêu người nhưng đã đủ sức lãnh đạo cuộc nổi dậy và giành lại được độc lập. Cùng với một số người khác, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng người dân đã mất đi nhiều sự tin tưởng đối với Đảng vì cho rằng giới lãnh đạo hiện nay quá mềm mỏng trước Bắc Kinh.

Hãng tin Pháp đã nhắc lại sự kiện chính quyền Việt Nam đã làm dấy lên cả một phong trào phản đối trong dư luận vào năm ngoái khi cho một công ty Trung Quốc khai thác mỏ bauxite trên Tây Nguyên. Rất nhiều người, thuộc mọi giới, đã cho rằng tác hại môi trường và xã hội vượt xa các lợi ích về kinh tế. Các hiểm họa về an ninh quốc gia đối với Việt Nam cũng được nêu bật.

Theo AFP, nhân vật nổi bật nhất trong phong trào chống khai thác bauxite là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã giúp Việt Nam chiến thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ vào năm 1954.

Bên cạnh vấn đề khai thác bauxite, công luận Việt Nam, chủ yếu là trên mạng internet, cũng đã phê phán điều được một số người cho là phản ứng yếu ớt của chính quyền Việt Nam trước các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại hai vùng Hoàng Sa và Trường Sa.

Giới lãnh đạo Việt Nam tấn công vào những tiếng nói tố cáo Trung Quốc

Giới ly khai trong nước và ngoài nước, như đại tá Bùi Tín, đang sống lưu vong ở Paris, đã chỉ trích thái độ mà ông cho là ''mập mờ'' của giới lãnh đạo Việt Nam trên vấn đề Trung Quốc. Theo ông, trước đây đảng Cộng sản đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc đòi độc lập, nhất là từ tay chế độ thực dân Pháp. Thế nhưng ngày nay, giới lãnh đạo lại tấn công vào những trí thức lên tiếng tố cáo các mối đe dọa đến từ Trung Quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Còn ở trong nước, nhà địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, nay đã về hưu, cũng cho rằng các lãnh đạo Việt Nam có dấu hiệu sẵn sàng hy sinh dân tộc và đất nước để nhận sự trợ giúp của Trung Quốc nhằm duy trì quyền lực độc tôn.

AFP đã nhắc lại một loạt những vụ xử diễn ra trong thời gian gần đây nhắm vào một số nhà ly khai bị buộc tội có hành động chống chính quyền trong đó có việc treo biểu ngữ đòi dân chủ. Các khẩu hiệu này còn gợi đến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với Bắc Kinh.

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã lên tiếng khẳng định rằng Đảng sẽ ngăn chặn không cho các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ và nhân quyền phá hoại cách mạng của dân tộc.

Thế nhưng, theo hãng AFP, những người phê phán hiện nay đã cho rằng chính các lãnh đạo Việt Nam là tác nhân bóp méo di sản của cách mạng khi sử dụng quyền lực phục vụ lợi ích cá nhân và làm tổn thương nền độc lập của đất nước bằng việc kết thân với Trung Quốc.

Cộng quyền Hoa lục khẩn trương đào tạo cán bộ đối phó với bạo loạn


Thursday, 4 February 20100 y kien

Công cụ đàn áp “cảnh sát chống bạo động” của Tàu cộng đang ra tay tại tỉnh Tân Cương hồi tháng 7 năm 2009 

——–

Môn học bắt buộc: cách xử lý khủng hoảng


Thấy trên báo Courrier International ngày 29-01-2010, số đăng lại bài của Mi Aini trên tờ Liaowang Dongfang Zhoukan - PT dịch. 
Đứng trước tình trạng gia tăng các vụ biểu tình, từ nay đến năm 2011 chính phủ Trung Quốc sẽ mở một trung tâm đào tạo cán bộ chính trị nhằm giúp họ biết cách xử lý các hoàn cảnh khẩn cấp. Zhu Lijia, người chịu trách nhiệm chương trình đào tạo này tại Học viện Hành chính Quốc gia, giải thích như sau.

Vấn đề trung tâm được đem dạy tại Trung tâm đó là gì, thưa ông?
 

Zhu Lijia: Chủ yếu các giáo trình dạy về cách thức xử lý những “sự cố tụ tập đông người” [nói tới những cuộc biểu tình tụ tập nhiều hơn 5 người]. Kể từ năm 2000, những cuộc “tụ tập” này có xu hướng gia tăng. Theo tính toán của chúng tôi, từ năm 2006 tới nay, các cuộc tụ tập đó đã tăng gấp đôi [con số cuối cùng được nhà cầm quyền công bố cho biết năm 2007 có 80 000 vụ]. Xã hội Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ chuyển đổi hết sức tế nhị, với sự gia tăng đột ngột các vụ căng thẳng có tính chất xã hội. Vậy nên cần phải bình thường hóa các hành xử có tính xã hội và các thực hành của phiá chính phủ bằng cách tạo ra một tổ chức mang tính thiết chế khung đồng thời với việc cải cách công việc quản lý xã hội.
Những nhân tố có khả năng gây ra các sự cố đó là gì?
 
Nước Trung Hoa rồi sẽ đương đầu với năm vấn đề lớn có khả năng tạo bùng nổ bất cứ lúc nào. Vấn đề thứ nhất là hố ngăn cách về kinh tế giữa người giàu và người nghèo. Vấn đề thứ hai liên quan đến việc thành thị hóa có nguy cơ kéo theo tình trạng mất an sinh và các xáo trộn rối loạn, làm gia tăng căng thẳng và tạo ra những đụng độ trong lòng xã hội. Vấn đề thứ ba là nạn tham nhũng, đây luôn luôn là chủ đề trung tâm khiếu kiện lên chính quyền. Ngày nay nạn tham nhũng đã biến hóa và đang trở thành một nền văn hóa tham nhũng vô cùng nguy hiểm [vụ bùng nổ năm 1989 tại Thiên An Môn bắt nguồn mạnh mẽ từ vấn đề xã hội này]. Trong vòng những thập niên sắp tới, chuyện chống tham nhũng thành công hay thất bại có tầm quan trọng sống còn đối với sự bình ổn xã hội. Vấn đề thứ tư là chuyện công ăn việc làm. Vấn đề thứ năm là tình trang mất lòng tin trong xã hội. Tình trạng mất lòng tin này âm ỉ giữa người cầm quyền và quần chúng bị cai trị, giữa các thiết chế chính quyền khác nhau và giữa các cá nhân với nhau. Điều đó làm yếu đất nước đi. Riêng sự mất niềm tin có thể trở thành mối đe dọa ổn định xã hội.

Ông nghĩ gì về năng lực hiện thời của nhà cầm quyền trong việc xử lý các vụ căng thẳng xã hội đột ngột?
 
Tôi đánh giá là, nói chung các cơ quan Đảng và chính quyền không biết cách xử lý tốt các hoàn cảnh khủng hoảng. Nói thí dụ như vụ Weng’an [vào tháng sáu năm 2008, đã có các cuộc nổi dậy sau vụ cho là một bé gái 15 tuổi bị giết chết]: các cơ quan công quyền ngay từ đầu đã không công khai đủ câu chuyện [trong cách tiến hành điều tra, khi công chúng nghi rằng kẻ giết bé gái là con của một quan chức]. Trong các vụ việc nhạy cảm, phải nhanh chóng và tuyệt đối công khai mọi tình tiết từ đầu chí cuối, để tránh tin đồn lan truyền. Tất cả các vụ quần chúng vùng lên đều diễn ra sau khi có các tin đồn. Chính vì thế mà các cơ quan công quyền phải là cửa ngõ đầu tiên và cuối cùng đưa thông tin ra ngoài. Hiện thời thì các cán bộ lãnh đạo địa phương vẫn chưa thấy hết tầm quan trọng của việc đó, và họ cũng chưa bao giờ có thói quen ngay từ khi mới nổ ra vụ việc đã phải cung cấp tin tức đầy đủ cho công chúng.
Nội dung và phương pháp dùng trong trung tâm đào tạo đó là những gì?
 
Công việc đào tạo của chúng tôi chủ yếu là học về các vụ việc cụ thể và các cách xử lý rồi từ đó rút ra các lời khuyên mang tính chất lỹ thuật. Riêng tôi thì cho rằng việc đào tạo này phải ưu tiên dành cho cán bộ lãnh đạo quận huyện và thị xã thị trấn. Trước đây chúng tôi tổ chức tốt các cuộc huấn luyện cho những cán bộ cấp Tỉnh và cấp Bộ, nhưng những người phải đương đầu thực sự các vụ việc căng thẳng chính là các cán bộ lãnh đạo quận huyện và thị xã thị trấn. Người học của chúng tôi cũng sẽ được phân ra thành ba loại: những người ra quyết định [
đảng], những người thực hiện quyết định [chính quyền] và những người phát ngôn thay mặt cho chính quyền.
Nguồn: http://www.courrierinternational.com/article/2010/01/29/la-gestion-de-crise-une-matiere-obligatoire
Nguồn bản tiếng Hoa: http://news.sina.com.cn/c/2010-01-25/124319541548.shtml

BBC: Đằng sau các thương vụ vay ngân hàng


Tin cho hay Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Đoàn Tiến Dũng vừa bị bắt hôm qua thứ Ba vì nghi nhận hối lộ.
Báo trong nước cho hay hôm thứ Hai ông Dũng bị Công an Hà Nội bắt quả tang khi đang nhận gần 1 tỷ đồng của một doanh nghiệp.
Được biết, tiền hối lộ có liên quan tới các khoản vay ưu đãi của BIDV dành cho doanh nghiệp.
Từ Hà Nội, tiến sỹ Nguyễn Quang A giải thích lỗ hổng trong quy định về cho vay đầu tư tạo điều kiện cho các sai phạm như thế này.

Trái phiếu quốc tế phát hành “thành công”?!

>> Phát hành trái phiếu Việt Nam: Lãi suất cao vẫn là thành công
Sử dụng thuật ngữ "thành công" cho lần phát hành này, ông thứ trưởng Bộ Tài chính đã giải đáp một vấn đề chuyên môn mà nhiều người có chuyên môn mãi tới giờ mới có thể hiểu được vì sao lại gọi đó là thành công.

GS. Ngô Bảo Châu: 'Tôi hơi bất ngờ'

Giáo sư Ngô Bảo Châu
Ông Ngô Bảo Châu bất ngờ khi được tin về cuộc bình chọn của Time.
Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Ngô Bảo Châu, người mà công trình toán học vừa được Tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 phát minh tiêu biểu của khoa học Thế giới năm 2009, cho BBC Việt ngữ hay, ông bất ngờ trước tin này.

Bắt ô tô chở 92 kg vàng chưa rõ nguồn gốc

(Dân trí) - Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, vừa tiến hành bắt giữ một xe ô tô chở 92 kg vàng chưa rõ nguồn gốc. Đêm 4/2, lực lượng Công an huyện Châu Thành đang làm nhiệm vụ ở khu vực ngã tư Đồng Tâm (xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, giáp với tuyến đường đi vào đường cao tốc Trung Lương - TPHCM) thì phát hiện xe ô tô 7 chỗ mang BKS 67L-2029 lưu thông hướng lên TPHCM có dấu hiệu bất thường.

Đại sứ Mỹ kêu gọi Việt Nam đối thoại về nhân quyền

Việt Long-Quỳnh Như, phóng viên RFA
2010-02-03
Việt Nam đột nhiên gia tăng vi phạm nhân quyền trong thời gian qua, nhưng Hoa Kỳ tìm cách giải quyết qua đối thoại.

Photo courtesy US Embassy
Đại sứ Michael W. Michalak trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 3-2-2010.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak tuyên bố điều này trong cuộc họp báo hôm thứ tư mùng 3 tháng 2, nhân dịp gần đến tết âm lịch tại Việt Nam.  Ông hy vọng những vụ vi phạm nhân quyền vừa qua không phải là sự khởi đầu cho chiều hướng gia tăng như vậy, và đó là lý do Hoa Kỳ tiếp tục những cuộc đối thoại về nhân quyền với Việt Nam.

Công nhân về tết sớm

TTO - Sáng 4-2, dọc các tuyến quốc lộ, số lượng công nhân đón xe về tết tăng mạnh. Theo đó cảnh bến cóc, xe dù vào mùa "làm ăn" và lộn xộn cũng bắt đầu nóng cao độ trên các tuyến đường chính dẫn vào khu công nghiệp (KCN).

Cảnh đón xe mệt mỏi của người lao động "tha hương"

Sáng sớm những ngày cuối năm trời lạnh run người, nhiều công nhân quẩy hành lý đón xe về quê từ sáng sớm. Dọc theo xa lộ Đại Hàn đoạn từ cầu vượt Bình Phước kéo dài đến ngã ba Tân Vạn (giáp cầu Đồng Nai), công nhân xếp hàng dài đón xe về quê.

Tại cầu vượt Sóng Thần, điểm nóng đón xe về tết của công nhân các KCN như: Sóng Thần, Bình Đường, Đồng An (Bình Dương), KCN Bình Chiểu, Linh Trung (Thủ Đức, TP.HCM) cũng trở nên tấp nập hơn hẳn. Từ 5 giờ sáng, hàng loạt xe dù từ các con hẻm nhỏ thuộc phường Bình Chiểu, phường Linh Trung, Thủ Đức đã ùa ra đường đua nhau tăng tốc đón khách. Tại cầu vượt Linh Trung, xe liên tiếp bật xinhan giành đường. Cảnh chèo kéo khách khiến giao thông khu vực này hết sức lộn xộn.

Ngồi buồn bã bên góc đường Xuyên Á (giáp ranh giữa TP.HCM và Bình Dương), chị Phan Thị Nam, công nhân Công ty Hason, quê ở Hà Giang, tâm sự: "Làm công nhân Công ty Hason đã hai năm nay nhưng bỗng nhiên giám đốc bỏ trốn. Gần tết rồi đi xin việc khắp nhưng không ai nhận nên đành về quê sớm".

Còn anh Nguyễn Giang, công nhân Công ty JS Vina, cũng có chung nghịch cảnh ông chủ bỏ trốn, phải làm thuê tạm bợ cả mấy tháng trời để chờ lương. Anh buồn rầu: "Hôm qua lên hỏi lương anh bảo vệ bảo bán máy móc hết rồi không đủ trả tiền ngân hàng. Thế nên lương của hàng trăm công nhân coi như... mất trắng. Thôi thì về sớm phụ giúp gia đình". 

ANH THOA

Thursday, February 4, 2010

Thanh Niên "Lạ": 'Quên' mũ bảo hiểm, dựng xe hút thuốc giữa đường

Chiều 3/2 tại ngã tư Tôn Đức Thắng - Quốc Tử Giám (Hà Nội), khi bị cảnh sát giao thông xử lý vì không đội mũ bảo hiểm, một thanh niên nước ngoài đã dựng xe máy chắn giữa đường, bất chấp dòng phương tiện phía sau.
> Văn hóa giao thông khi tắc đường
Theo một số nhân chứng, khoảng 15h30 một thanh niên nhuộm tóc vàng đỏ, không đội mũ bảo hiểm đi xe Wave trên phố Tôn Đức Thắng hướng về Nguyễn Thái Học. Khi bị CSGT yêu cầu dắt xe lên vỉa hè để kiểm tra giấy tờ người này tỏ vẻ không hiểu tiếng Việt.
Cảnh sát giao thông dừng xe người vi phạm. Ảnh: Anh Khang
Cảnh sát giao thông dừng xe người vi phạm. Ảnh:Khang Anh
Không chấp hành, người này dựng chân chống, đỗ xe máy giữa đường sau đó ngồi trên yên xe lấy thuốc lá hút.. Sau hơn 10 phút, CSGT vẫn không thể đưa được người và xe vi phạm lên vỉa hè để giải quyết, gây ùn tắc giao thông. Nhiều người tham gia giao thông tỏ ra khá bức xúc với hành vi trên.
Dựng xe giữa đường thách thức cảnh sát. Ảnh: Anh Khang
Dựng xe giữa đường thách thức cảnh sát. Ảnh: Khang Anh
CSGT đã lập biên bản thanh niên trên (khai tên Thomas, gốc châu Á), thường trú tại một đại sứ quán đóng trên địa bàn quận Ba Đình.
Khang Anh

Đà Nẵng: Cấm ô tô tải qua cầu… ngàn tỷ!

Thứ ba, 02/02/2010, 01:08 (GMT+7)
(SGGP).- Tháng 7-2009, cầu Thuận Phước bắc ngang qua cửa sông Hàn của TP Đà Nẵng được khánh thành sau hơn 5 năm xây dựng. Cây cầu được kỳ vọng sẽ xóa cách trở về giao thông, “kéo” bán đảo Sơn Trà xích lại gần hơn với trung tâm TP. Nhưng hiện nay xe tải muốn qua cầu phải “canh me” những lúc CSGT không tuần tra, chốt chặn...

Theo thiết kế, đây là cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam đảm bảo cho đoàn xe 10 tấn hoặc từng chiếc một trọng tải 60 tấn đi qua, vốn đầu tư cả 1.000 tỷ đồng. Nhưng hiện nay, các biển cấm xe tải đã được dựng lên ở hai đầu cầu (ảnh). Các loại xe tải không được phép qua cầu, kể cả xe tải nhẹ.
Theo ông Lê Hồng Thạnh, nhân viên Đội Quản lý cầu Thuận Phước (thuộc Sở GTCC TP Đà Nẵng) đơn vị thi công vẫn chưa bàn giao công trình cho UBND TP Đà Nẵng nên việc quản lý, quy định về tải trọng qua cầu vẫn chưa được quy định cụ thể, hợp lý.

Cầu Thuận Phước lại được thiết kế với mục đích chính là “phát triển du lịch”. Nhưng từ ngày đưa vào sử dụng đến nay thỉnh thoảng mới xuất hiện một vài ô tô chở khách du lịch. 
Tin, ảnh: NGUYỄN HÙNG

Thủy điện “giết” sông Mekong

Thứ Năm, 04/02/2010, 08:09 (GMT+7)

TT - Ngày 3-2, UBND TP Cần Thơ và các tổ chức phi chính phủ trong, ngoài nước đã tổ chức diễn đàn “Môi trường và nguồn sống trên sông Mekong” nhằm tìm giải pháp cứu sông này trước tình trạng xây dựng ồ ạt đập thủy điện ở thượng nguồn.
Do thay đổi dòng chảy, dọc bờ sông Tiền (khu vực Hồng Ngự, Đồng Tháp) ngày càng gia tăng sạt lở - Ảnh: Đức Vịnh
Theo ông Đào Trọng Tứ - nguyên phó tổng thư ký Ủy ban sông Mekong VN, hiện Trung Quốc đang xây 3/16 đập thủy điện, Lào và Campuchia cũng đang nghiên cứu triển khai thêm 11 đập trên sông Mekong.
Không thể “ăn” điện
“Chúng tôi muốn ăn cá, chúng tôi không thể ăn điện để sống” -

Bức tranh xã hội Việt Nam - Mảng tối và Nỗi ưu tư

2010-02-02

Bức tranh xã hội Việt Nam thật sự bất ổn về nhiều mặt qua nhiều sự kiện đáng buồn gần đây như: thả chó dữ cắn chết người, hiệu trưởng mua dâm nữ sinh còn ở tuổi vị thành niên …

AFP PHOTO

Xâm hại tình dục trẻ em là tội ác.

Qua hàng loạt sự kiện xảy ra gần đây như vụ một người phụ nữ nghèo ở Buôn Ma Thuộc đi mót hạt cà phê trong một trang trại bị người quản lý của trang trại bỏ mặc cho đàn chó dữ cắn xé đến chết, cho đến vụ án hiệu trưởng một trường phổ thông trung  học ở tỉnh Hà Giang, ông Sầm Đức Xương mua dâm hàng loạt nữ sinh đang còn ở tuổi vị thành niên…đã cho thấy ngày càng rõ bức tranh xã hội Việt Nam bất ổn về nhiều mặt trong đó sự tha hóa về đạo đức, sự xuống cấp về các giá trị căn bản như lương tri, tình người, tính thiện… …đang là một sự báo động.

Sao mạng người chết dễ thế?

Từ cái chết của người phụ nữ đi mót hạt cà phê và cái chết oan ức của một đứa trẻ vì bị điện giật  ngoài đường do cung cách làm ăn thiếu trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan, nhà thơ Đỗ Trung Quân ngậm ngùi than: "Cứ tạm gạt bỏ hết mọi tình tiết  phải điều tra cái chết bi thảm của bà lão đi mót cà phê ở Dak Lak bị xua chó berger cắn nát xác. Hình ảnh ấy hệt 100% " nhà mẹ lê" của Nguyễn Công Hoan đầu thế kỷ trước. Chúng ta đang sống ở thời đại nào đây? Chỉ một năm, ngay giữa sài gòn 3 đứa trẻ vô tội chết vì điện giật ngoài đường. Chúng ta đang sống ở thời đại nào đây?".

Nhà văn Nguyễn Quang Thân nhớ lại thời thực dân Pháp cai trị Việt Nam chưa xa: "Tôi nghĩ tới ký ức bi thảm về các đồn điền cao su và cà phê cũng ở Tây Nguyên thời Pháp thuộc. Các ông chủ đồn điền có lính gác, có cả những đàn chó béc-giê. Các ông chủ đồn điền muốn làm gì thì làm…

Cái chết bi thảm của bà lão đi mót cà phê ở Dak Lak bị xua chó berger cắn nát xác. Hình ảnh ấy hệt 100% " nhà mẹ lê" của Nguyễn Công Hoan đầu thế kỷ trước.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân.

Vụ đàn chó béc-giê xé xác người đàn bà tội nghiệp mới xảy ra ngày 21 tháng 01 năm 2010. Nó gợi lại những ám ảnh đau thương gần nửa thế kỷ về trước". Nhà văn kết luận: "Chúng ta có pháp luật, chúng ta yêu cầu pháp luật phải được thực thi nghiêm khắc. Ai cũng có quyền bảo vệ của cải chống kẻ gian, kẻ đột nhập. Nhưng cái quyền ấy không cho phép dùng những biện pháp giết người như bẫy điện hay đàn chó dữ có thể xé xác người vì mấy hạt cà phê. Hãy chấp nhận một sự thật là vẫn còn kẻ lắm tiền nhiều của, mua chuộc được thế lực công quyền, đang hành xử với đồng loại như mấy ông chủ đồn điền thuở trước.

Chỉ có pháp luật ra tay mới có thể xua tan được những ám ảnh của một quá khứ đau buồn mà không ai muốn quay lại nữa."

Vị hiệu trưởng mua dâm nữ sinh Sầm Đức Xương. Photo courtesy vietinfo.eu
Vị hiệu trưởng mua dâm nữ sinh Sầm Đức Xương. Photo courtesy vietinfo.eu
Blogger Trần Kỳ Trung bức xúc: "Sao mạng người Việt Nam chết dễ thế?": "Ngày lại ngày, không đọc báo thì thôi, đọc cứ thấy tin này chồng lên tin kia, gây cho mình nhiều nỗi bức xúc. Nỗi bức xúc, biết rằng có viết như thế này, hoặc nữa, mạnh dạn gửi thư từ, viết đơn đưa chỗ này, chỗ kia... cũng không mong có sự hồi âm hay một lời giải thích vì có lẽ những tin như thế là quá đỗi 'bình thường', 'không đáng quan tâm', thậm chí, có người còn nói 'Nếu không có chuyện đó mới là bất bình thường'. Không biết đã có ai tổng hợp một năm ở nước ta có bao nhiêu người chết, ngoài nguyên nhân bệnh tật. Chỉ riêng tai nạn giao thông, một năm đã có hơn mười ngàn người chết…"

Cũng từ những cái chết thảm của em bé Bảo Trân 18 tháng tuổi sau nhiều ngày hôn mê vì bị bảo mẫu dán băng keo vào miệng năm 2007,  vụ em gái Nguyễn Thị Bình bị ngược đãi, bị nhục hình suốt 14 năm mà tổ dân phố, hội phụ nữ, chính quyền, đoàn thể địa phương không hề hay biết hoặc có biết mà không can thiệp cho tới vụ người phụ nữ bị đàn chó cắn chết vừa nêu trên, blogger Đào Văn Tuấn thốt lên:

"Dường như chúng ta đang phải sống chung với sự vô cảm, sống chung với cái ác quá lâu rồi."

Cái ác hoành hành

Không chỉ cái ác ngày càng ngang nhiên hoành hành trong xã hội, sự tha hóa về đạo đức cũng ngày càng ở mức độ gia tăng mà vụ án hiệu trưởng mua dâm là một trong những vụ điển hình gần đây. Blogger Da Vàng viết trong bài "Suy ngẫm quanh vụ án hiệu trưởng mua dâm": "Chưa biết kết quả như thế nào, ai đúng, ai sai, ai bị phạt tù bao nhiêu. Nhưng với tôi, điều đó không còn quan trọng nữa. Tôi thực sự buồn khi theo dõi sát sao vụ án này. Qua vụ án, cho ta thấy một sự thật hết sức đau buồn: Đạo đức xã hội bị xuống cấp. Đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua dâm học trò; trò "lên giường" với thầy để lấy điểm mong cho thi đậu; thầy giáo nhờ học sinh tìm, giới thiệu bạn bè "còn trinh" đến bán cho thầy và bạn bè thầy; trong vụ án này còn lộ ra một danh sách đen là các nhân vật lãnh đạo cao cấp của tỉnh Hà Giang…

Đạo đức xã hội xuống cấp một cách trầm trọng. Thầy mua dâm học trò; trò "lên giường" với thầy để lấy điểm mong cho thi đậu.

Blogger Da Vàng.

Đôi khi tôi tự hỏi, vụ án này, hiện tượng này là cá biệt, chỉ có ở tỉnh Hà Giang hay nó phổ biến trong xã hội chúng ta? Điều đó không ai trả lời được, chỉ khi nào vụ việc đem ra ánh sáng thì mọi người mới "té ngửa" ra mà than rằng: học trò thời nay đây sao? Thầy giáo thời nay đây sao? Cán bộ thời nay đây sao?… Thật khủng khiếp".

Vụ án còn bộc lộ nhiều sai sót trong quá trình xét hỏi, điều tra thậm chí làm giả hồ sơ chứng cứ trước đó cũng như trong quá trình thẩm vấn, tranh luận trước tòa, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm v.v…mà trong bài viết "Một phiên tòa bày câu hỏi" nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nêu ra và cả blogger Hà Văn Thịnh cũng đề cập đến trong bài : "Công lý không thể là trò chơi trốn tìm sự thật!" của mình: "Vụ án Hiệu trưởng mua dâm và những cô gái vị thành niên 'môi giới mại dâm' đang đẩy luật pháp và công lý đến những giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng. Tất cả đang diễn ra như một bộ phim mà nội dung của nó ai cũng biết rõ: Có những nhân vật đen, trong một danh sách đen đang cố tình làm sai lệch hồ sơ và kết quả của phiên tòa! Đó là điều không thể chấp nhận khi chúng ta luôn nói rằng sự 'thượng tôn luật pháp' (rule of the law) là nguyên tắc, thực thể hiện hữu trong thể chế XHCN minh bạch, công bằng!" Vụ án, thêm một ví dụ nữa cho thấy luật pháp việt nam và cà bộ máy vận hành còn có rất nhiều vấn đề và rõ ràng là còn xa mới đạt tới tiêu chuẩn vủa một nền pháp luật công bằng, khách quan, độc lập.

Luật pháp chưa nghiêm

Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến một môi trường xã hội Việt Nam bất ổn, đạo đức tha hóa, cái xấu cái ác ngày càng lan tràn như cỏ dại…như hiện nay. Trong cái nhìn của blogger  Đào Văn Tuấn, chính sự vô cảm của mọi người trước cái ác đã tạo điều kiện cho cái ác tiếp tục sinh sôi nảy nở. Nhưng vô cảm không phải là một tính cách của người việt vậy tại sao sự vô cảm lại trở nên phổ biến trong xã hội?: "…rõ ràng sự vô cảm sinh ra từ sự sợ hãi cái ác. Có người nói: Nỗi sợ hãi cái ác hiện nay là có thật. Và sự sợ hãi đó bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào hiệu năng của chính quyền, vào bộ máy thực thi pháp luật trong việc xử lý cái ác. Đó là nguyên nhân khiến người ta thấy cái ác mà không dám tố cáo, thấy điều bất lương mà không dám can thiệp, sợ kẻ gian mà không dám bênh người ngay vì sợ liên luỵ đến bản thân mà không được bảo vệ". Tác giả kết luận: "Và sự vô cảm lãnh đạm, khi thành thói quen, sẽ biến chúng ta thành những kẻ ác bởi sự lãnh cảm của số đông mới là cái ác đáng sợ nhất."

Một con nghiện ngủ trên đường phố Hà Nội. AFP PHOTO.
Một con nghiện ngủ trên đường phố Hà Nội. AFP PHOTO.
Sự bất lực của chính quyền trong việc xử lý tận gốc rễ cái xấu cái ác và sự thiếu nghiêm minh của luật pháp không chỉ khiến cho cái ác lan tràn, mà còn là nguyên nhân sâu xa của bao nhiêu sự bất công phi lý, trái tai gai mắt, những thảm cảnh trong xã hội. Khi lý giải về việc có quá nhiều cái chết không đáng xảy ra nhưng vẫn đang xảy ra hàng ngày tại Việt Nam, blogger Trần Kỳ Trung cũng cho rằng: "…chung quy lại, như nhiều người nói, "Ở nước ta có luật pháp mà như không có", nên mới có nhiều người chết vô lý!

Giá như luật pháp được thượng tôn, không phân biệt người có chức vụ đến người dân thường, rồi người lãnh đạo phải là những tấm gương tốt để người dân tin tưởng, chắc chắc sẽ bớt đi nhiều cái chết vô nghĩa.

Nếu luật pháp nghiêm minh, chặt chẽ, cộng với một chính quyền hành xử đúng đắn, minh bạch thì sẽ tạo đựơc niềm tin trong người dân, họ cảm thấy được an toàn, được bảo vệ, và do đó họ sẽ hành xử đúng đắn theo pháp luật. Ngược lại, khi người dân đã mất lòng tin vào chính quyền, vào luật pháp, mọi sự sẽ trở nên tồi tệ như nhận định của nhà báo Ngô Nhân Dụng trong bài viết: "Tin tặc và tản tặc":

"…người dân, người lớn đến trẻ em, phải chứng kiến những hành động trộm, cướp, côn đồ xảy ra trước mắt mà không thấy ai bị trừng phạt; ngược lại còn thấy cả guồng máy tuyên truyền hô hoán những lời gian dối để hỗ trợ các hành động côn đồ đó. Lâu ngày, người ta sẽ quên cách sống theo đạo lý bình thường, không còn biết thế nào là nhân nghĩa nữa…".

Và đó chính là tình trạng đang diễn ra lâu nay trong xã hội Việt Nam!

Wednesday, February 3, 2010

RFI: Bạo động nổ ra ở nhiều nơi tại Bắc Triều Tiên do người dân bị đói sau chính sách đổi tiền

Trọng Nghĩa

Bài đăng ngày 02/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày  02/02/2010 15:44 TU

Tiền won Bắc Triều Tiên(Ảnh : Reuters)

Tiền won Bắc Triều Tiên
(Ảnh : Reuters)

Theo hãng tin Pháp AFP, nhật báo trên mạng Daily NK ở Hàn Quốc hôm nay (02/02/2010) tiết lộ rằng nhiều người dân Bắc Triều Tiên phẫn nộ đã vùng lên tấn công vào lực lượng an ninh. Họ tức giận vì bị lâm vào hoàn cảnh thiếu đói sau khi chính quyền Bình Nhưỡng quyết định đổi tiền hồi tháng 11/2009 và tìm cách dẹp bỏ thị trường tự do đang manh nha.
Một nguồn tin từ tỉnh Bắc Hamkyung ở Bắc Triều Tiên đã xác định với nhật báo Hàn Quốc là các chủ trương kể trên đã làm cho tình trạng thiếu thốn lương thực và nhu yếu phẩm thêm nặng nề. Nhiều người buôn bán và cư dân đã bị trắng tay sau vụ đổi tiền. Nỗi tuyệt vọng đã thúc đẩy họ nổi dậy tấn công vào nhân viên an ninh vì nghĩ rằng ''đằng nào cũng chết''.
 
Nhật báo Daily NK nêu lên một thí dụ điền hình về tình trạng bạo động gia tăng ở Bắc Triều Tiên. Ngày hôm qua (01/02), một nhóm người đã tấn công vào một toán công an đang đi tuần tại các khu chợ ở thành phố Pyongsung, thuộc tình Nam Pyongan. Tuy nhiên tờ báo không cho biết rõ về số thương vong trong vụ này.
 
Trích dẫn một số người từ Bắc Triều Tiên đào thoát được qua Hàn Quốc, tờ báo cho biết thêm là một vụ xung đột khác cũng vừa mới xẩy ra tại thành phố Hyesan ở tỉnh Yanggang, khi cư dân địa phương kháng cự lại lực lượng công an đến đàn áp họ. Một người bực tức đã tước súng của một nhân viên an ninh và bắn loạn xạ, làm cho một công an bị thương nặng.
 
Xin nhắc lại là ngày 30/11/2009, Bình Nhưỡng đã ban hành chính sách đổi tiền, với 100 đồng won cũ đổi được một won mới. Tuy nhiên, vì chính quyền hạn chế lượng tiền tối đa đổi được, nhiều người dân đã mất trắng số tiền dành dụm được. Các nguồn tin báo chí Hàn Quốc trong thời gian qua liên tiếp ghi nhận tình trạng hỗn loạn tại Bắc Triều Tiên sau vụ đổi tiến, đăc biệt trong tình cảnh dân chúng nước này vẫn chịu ảnh hưởng của nạn đói.
 
Nhật báo Joong Ang Daily hôm nay đã xác nhận phần nào các thông tin kể trên. Tờ báo trích lời ông Won Sei Hoon, giám đốc cơ quan tình báo Hàn Quốc xác nhận là vụ đổi tiền đã gây ra bạo động tại Bắc Triều Tiên. Phát biểu trong một phiên họp kín với các nghị sĩ Hàn Quốc, ông Won còn cho biết thêm là có dấu hiệu cho thấy là chính quyền Bình Nhưỡng đã làm chủ được tình hinh.
Source: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/122/article_6727.asp

ViệtNam Rất Phát Triển : Ăn Cướp Tóc

Thứ Tư, 03/02/2010 - 15:55

Thôn nữ bị cướp tóc giữa đường

Em H. đang đi trên đường thì bị 3 thanh niên chặn lại rồi bất ngờ cầm kéo cắt xoẹt một nắm tóc của em rồi phóng xe đi mất.
Hàng năm cứ tới dịp cuối năm người ta thường hay phải cảnh giác với hàng loạt tội phạm trộm, cướp như: móc túi, cướp giật, trấn lột… Mới đây ở Hà Nam xuất hiện một loại hình cướp mới: Cướp tóc.

Bí mật mà ai cũng biết

TT - Đó là thứ “bí mật Polichinelle” (tên một diễn viên hài kịch Ý luôn đeo mặt nạ khi diễn) mà GS Nguyễn Ngọc Trân đã có dịp nêu ra khi đặt câu hỏi vì sao các trường đại học lại có thể ra đời dễ dàng như nấm sau mưa.

Và hôm qua, cái “bí mật Polichinelle trong ngành hải quan” lại được mổ xẻ trong hơn 400 email của bạn đọc giội về tòa soạn, sau khi Tuổi Trẻ đăng bài “Trả giá chung chi”.
Đó là một thứ “bí mật dưới gầm bàn” mà không nói ra thì ai cũng biết. Ai cũng biết nhưng nó vẫn diễn ra, ngày này qua tháng khác, như một chuyện bình thường nơi công sở.

Không chi không xong

TT - Trả lời câu hỏi “Không chi thì làm gì được nhau?” của bạn đọc Ly Thuy Du (Tuổi Trẻ ngày 2-11-2009), nhiều doanh nghiệp và nhân viên trực tiếp đi làm thủ tục hải quan cho rằng phải chi, không chi không xong.

Để hồ sơ khỏi bị “bới lông tìm vết” hoặc ngâm lâu, doanh nghiệp phải kẹp tiền chung chi cho cán bộ hải quan phụ trách khâu đăng ký... (ảnh chụp ngày 22-9-2009 tại Hải quan KV1 - Cát Lái) - Ảnh: H.K

“Mua” chỗ ngồi trên xe buýt

TT - Cán bộ công chức tỉnh Đắc Nông phần lớn nhà ở Đắc Lắc. Thứ sáu, từ Đắc Nông về Đắc Lắc có thể đi nhờ xe của cán bộ lãnh đạo, nhưng chủ nhật từ Đắc Lắc về Đắc Nông thì xe buýt nào cũng chật cứng cán bộ công nhân viên để sáng thứ hai đi làm.

Khi cung không đủ cầu dễ phát sinh tiêu cực và xe buýt cũng không ngoại lệ.
Ngày 10-1-2010, khi xe buýt tuyến Đắc Nông - Đắc Lắc đến, khách chưa kịp bước xuống xe thì ở phía dưới đã ào lên chen nhau tìm chỗ ngồi. Tiếng la hét do bị giẫm đạp lên chân, tiếng kêu la bị móc túi, tiếng trẻ con khóc và tiếng những người phụ nữ mang thai kêu cứu vì bị chen lấn tạo nên những âm thanh hỗn độn kinh người.

30 Cty Mỹ sẽ báo cáo về biện pháp cho Nhân quyền ở TQ

RFA 02.02.2010 Nghị sĩ Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền và pháp lý Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu 30 công ty hàng đầu của Hoa kỳ báo cáo về những biện pháp mà các công ty này áp dụng để ủng hộ vấn đề nhân quyền ở Trung quốc.
Trong số những công ty này có tên Amazon, Apple, IBM, Nokia, Facebook, Twitter.
Yêu cầu được nghị sĩ Dick Durbin đưa ngày hôm qua, trong khi quan hệ Mỹ Trung còn đang sôi nổi về việc Google dọa sẽ rút khỏi Trung Quốc vì những người sử dụng bị các hacker tấn công và chế độ kiểm duyệt các trang web của Trung quốc.  
Nghị sĩ Durbin, thuộc đảng Dân Chủ, đại diện tiểu bang Illinois, cũng loan báo kế hoạch tổ chức một buổi điều trần trong tháng 2 tới đây để nghe báo cáo về vấn đề tự do Internet.

Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi đấu tranh chống các thế lực thù địch

Đức Tâm
Bài đăng ngày 02/02/2010 Cập nhật lần cuối ngày  02/02/2010 16:42 TU
Hôm nay, nhân lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập đảng cộng sản Đông Dương, tiền thân của đảng cộng sản Việt Nam, ngày 03/02/1930, tổng bí thư đảng, ông Nông Đức Mạnh, đã khẳng định là chính quyền sẽ ngăn chặn những « thế lực thù địch » lợi dụng dân chủ và nhân quyền để phá hoại cuộc cách mạng.
Ông nhấn mạnh, xin trích nguyên văn, « cần nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, đòi đa nguyên, đa đảng, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền hòng phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa ».
Lãnh đạo số một đảng cộng sản Việt Nam đưa ra các phát biểu trên đây trong bối cảnh cách nay hai tuần, chính quyền đã kết án từ 5 đến 16 năm tù bốn nhà ly khai Việt Nam với tội danh « hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân ».

Tâm thư của Phạm Thanh Nghiên

(viết trước khi khi bị bắt hôm 11-09-2008)
Trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, hàng hàng lớp lớp các thế hệ tiền nhân cống hiến cuộc đời, mạng sống của mình cho sự nghiệp cứu nước và dựng nước. Giải giang sơn gấm vóc mà chúng ta có được ngày hôm nay đã nhuộm thắm mồ hôi, xương máu của biết bao công dân Việt Nam đầy lòng ái quốc. Trong trách nhiệm của một con dân Việt

FACTBOX-Năm rủi ro chính trị cần lưu ý tại Việt Nam

Bởi John Ruwitch,
http://www.reuters.com/article/asianCurrencyNews/idUSSGE6100FN20100201
ViAn chuyển ngữ

HÀ NỘI, 01 tháng 2 (Reuters) - Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đối tốt, nhưng đất nước này vẫn còn bị xem như một điểm đến đầu tư mạo hiểm và tương đối mờ mịt.

Giao dịch hoán đổi tín dụng mặc định loại 5-năm Sovereign cho chỉ số Việt Nam "VNGV5YUSAC = R" đang trao đổi tại một mức chênh lệch của khoảng 242.50, có nghĩa là, mức rủi ro cao nhất đứng hàng thứ hai trong bảng liệt kê Thomson Reuters dành cho các quốc gia mới nổi lên ở Châu Á (Thomson Reuters Emerging Asia Index), chỉ sau có Pakistan. Mức chênh lệch trung bình cho các nước châu Á đang nổi lên trong bảng liệt kê này là 134.40.

Sau đây là một bản tóm tắt các rủi ro chính cần lưu ý tại Việt Nam:

* CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

Chính sách tỷ giá trao đổi cố định của Việt Nam thường xuyên gây áp lực kinh tế chồng chất. Ngân hàng trung ương đã giảm giá đồng bạc Việt Nam trong Tháng Mười Một cho lần thứ ba, kể từ đầu năm 2008 để làm giảm áp lực về tiền tệ. Ngân hàng trung ương sau đó, cho biết nó đã được chuẩn bị, để can thiệp "trên quy mô rộng lớn" để ổn định tiền Đồng, nhưng nhiều nhà kinh tế nói rằng Ngân hàng trung ương không có đủ dự trữ để cho phép sự can thiệp được duy trì .

Vụ “Hiệu trưởng mua dâm” gây choáng trên báo Người Cao Tuổi

Cập nhật lúc 23:21, Thứ Ba, 02/02/2010 (GMT+7)
Vụ "Hiệu trưởng mua dâm" ở Hà Giang có thêm những tình tiết mới mà cơ quan điều tra cần thẩm định lại. Sau đây là bài báo đang gây chấn động với bạn đọc trên báo Người cao tuổi.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị tố cáo quan hệ tình dục với cả hai "bị can"?
Những ngày qua, dư luận xã hội nóng lên bởi vụ án "Hiệu trưởng mua dâm học trò" ở Hà Giang.

50 “sư đoàn” đánh sập trang bauxitevietnam.info

2010-02-02
Trang bauxitevietnam.info từng bị tin tặc tấn công đánh sập mấy lần. Vào ngày hôm qua, trang mạng này xuất hiện trở lại, tuy nhiên chỉ được hơn nửa ngày lại bị đánh sập tiếp.

Hình chụp từ trang bauxitevietnam
Trang bauxitevietnam trước khi bị đánh sập.

Gia Minh hỏi chuyện ông Phạm Toàn, một trong ba người đồng chủ xướng trang bauxitevietnam.info, cho biết một số thông tin liên quan việc trang web này bị tấn công, và những suy nghĩ của ông trước hoạt động phản biện của giới trí thức. Đầu tiên ông cho biết:
50 "sư đoàn"

Ăn Tết, Coi Chừng...

Vi Anh
Năm Âm lịch sắp hết, Tết Canh Dần sắp đến, ăn Tết ai cũng nhớ mùi vị quê hương. Đồ ăn thức uống nhập cảng từ Trung Cộng và Việt Cộng sẽ lôi cuốn nhiều người. Và những công ty xuất nhập cảng nhứt định sẽ khai thác nhu cầu tiêu thụ này.
Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, Chủ Tịch Hội Khoa học và Kỹ Thuật VN ở Mỹ, có thể xem là một người có kiến thức, kinh nghiệm, theo dõi sát đồ ăn thức uống từ Trung Cộng, Việt Cộng nhập cảng sáng bán ở Mỹ. Trong một cuộc gặp gỡ công khai với Ủy Ban Phối Hợp Đấu Tranh Chống CS và tay sai, trước mặt báo chí, Tiến sĩ Mai thanh Truyết đã lên diễn dàn, minh thị nói ra ba chuyện động trời trước Tết. Bọc ớt nhỏ xíu của TC xuất cảng sang Mỹ có chất gây ung thư và làm liệt gan, bại thận. Một số mít bán ngoài chợ VN bây giờ múi màu vàng hườm, cơm dầy bóng, thấy bắt thèm là do một chất độc làm màu, do các công ty "cung ứng xuất khẩu" đã bọc hóa chất rất độc vào cuốn của trái mít khi chặt xuống. Còn một số loại kẹo đậu phộng, mè đen nho nhỏ vừa miệng dể uông trà người Miền Nam gọi là "thèo lèo, cứt chuột" không thể thiếu trong ngày Tết thì liều lượng hóa chất cống nấm mốc quá cao; một số hệ thống bán sĩ và lẻ của Mỹ đã nhập cảng vào Mỹ để bán cho người Việt, có mức độ hóa chất "bảo quản" rất cao, rất nguy hại cho sức khỏe.Hột dưa thì rang với dầu nhớt để bóng và nhuộm hóa chất rhodamine là chất dùng để nhuộm vải triệt để bị cấm dùng làm màu cho thực phẩm. Còn trái cây cam, lê, táo tươi của TC thứ gì cũng có chất kích thích tăng trưởng 24-5 T. Trái cây khô như chùm ruột, xí muội thì nhiều bụi bặm khi phơi tai hại nhứt là chất chì do các nhà sản xuất TC ở nông thôn xấy bằng khói nóng nóng của xe hơi.. Tất cả độc tố này đều tai hại cho hệ thần kinh, gan, cật- vô cùng tai hại cho sức khỏe.

Tuesday, February 2, 2010

Cầu Thủ Thiêm mới thông xe đã bị nứt

Cầu Thủ Thiêm mới thông xe đã bị nứt


Cầu Thủ Thiêm hoàn thành giai đoạn 2 với hệ thống cầu vượt sông Sài Gòn, hầm chui Nguyễn Hữu Cảnh, các nhánh cầu vượt trên cao trở thành cầu hiện đại nhất TP.HCM.

Giang hồ ngoại nhập

Kỳ 1: Đồng hương xử nhau
TT - Thời gian gần đây, các băng nhóm tội phạm người nước ngoài, đặc biệt tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu xã hội đen, liên tục gây án tại VN. Các đối tượng này không chỉ lừa đảo, đâm thuê chém mướn mà còn thâu tóm hoạt động cờ bạc ở TP.HCM.

Hồ sơ của công an ghi lại nhiều vụ phạm tội do các đối tượng tội phạm nước ngoài gây ra, trong đó có không ít vụ liên quan đến ma túy, tranh giành “thị phần” làm ăn, thanh toán đối thủ, kinh doanh cờ bạc…

14 lần vào ra Quảng Ngãi

TT - Một tài xế bị cảnh sát giao thông Quảng Ngãi thu giữ bằng lái xe vì nghi là bằng giả. Mặc dù Sở Giao thông vận tải khẳng định là bằng thật nhưng xe vẫn bị “treo”, còn người tài xế phải 14 lần vào ra Quảng Ngãi mà chưa có hồi kết.

Tài xế Nguyễn Tất Dũng tạm thời thất nghiệp. Đoạn đường từ Huế vào Quảng Ngãi khoảng 250km, tính ra anh Dũng đã phải đi lại khoảng 3.500km mà việc vẫn chưa xong - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
11g50 ngày 20-11-2009, anh Nguyễn Tất Dũng lái ôtô 30 chỗ ngồi của Công ty TNHH An Thịnh, TP Huế chở một đoàn khách nước ngoài từ TP Huế vào Nha Trang. Khi xe đi qua khu vực nội thị TP Quảng Ngãi, anh Dũng bị cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Quảng Ngãi lập biên bản vi phạm chạy quá tốc độ, tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX) mang số AB 932200.

10 ngàn công nhân Mỹ Phong đình công vì bị ăn chận tiền Tết

Sunday, 31 January 20100 y kien

HÌNH 1: Một công nhân bị xỉu được đưa vô bệnh viện.
Hình nhỏ: Một nữ công nhân áo vàng đang cùng người khác
khiêng công nhân áo xanh quần đen nói trên. Hình của LĐV)
 ———–
Bản Tin UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam)

[UBBV baovelaodong.com 31/01/2010] Liên tục trong 3 ngày 28-29-30/01, toàn bộ hơn 10.000 công nhân Công ty Giày Da Mỹ Phong tại Trà Vinh đã đình công vì bị chủ ăn chặn tiền Tết. Cuộc đình công chưa chấm dứt, và đến nay đã có 16 công nhân đã bị xỉu. Ngoài ra, 2 trong số những công nhân tổ chức đình công đã bị công an bắt và chủ đuổi việc.     Tin này được gởi đến UBBV bởi một tổ chức bạn là Phong Trào Lao Động Việt. Là một tổ chức trong nước tranh đấu cho quyền lợi lao động, Lao Động Việt cho hay họ thâu lượm được từ công nhân và dân chúng vùng phụ cận tin tức như sau:

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty