TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 5, 2011

Thanh tra khâu tuyển phi công


05/11/2011 07:35:47

Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cho biết sẽ quyết định thanh tra về việc thực hiện quy trình thuê phi công ngoại của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) vì sự việc xảy ra đối với tổ lái chuyến bay VN 970 đến Pusan (Hàn Quốc) có một số vấn đề đáng lo ngại.

TIN LIÊN QUAN

Đặc biệt là việc phó cơ trưởng Kim Tae Hun (quốc tịch Hàn Quốc) người thực hiện hạ cánh lần 1 không thành - đã tự ý bỏ việc khi được yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh kinh nghiệm và giờ bay thực tế. "Đây là sự việc chưa từng có trong "lịch sử" thuê phi công của các hãng hàng không Việt Nam và đặt ra nhiều nghi vấn về khả năng có sai sót, phi công không đủ tiêu chuẩn, điều kiện bay, sử dụng bằng lái giả" - một nguồn tin cho biết.

VNA ký hợp đồng với ông Kim Tae Hun cách đây hơn một năm, thông qua một công ty cung cấp nguồn nhân lực của Indonesia. Ông Hồ Minh Tấn, Trưởng Phòng Tiêu chuẩn An toàn bay - Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, cho biết theo quy định của Việt Nam, các hãng hàng không nội địa được phép tự ban hành quy trình thuê phi công theo yêu cầu phát triển của hãng. Khi ký hợp đồng thuê phi công, hãng hàng không phải có đủ thông tin để bảo đảm độ tin cậy về nhân thân, bằng cấp cũng như kinh nghiệm của người được thuê.

Thời gian bay thực tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trình độ của phi công và thỏa thuận mức lương. Trong hồ sơ gốc lưu tại Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, cơ phó Kim Tae Hun được xác nhận là đã có 680 giờ bay trên loại tàu bay A320/321.

Hãng hàng không có trách nhiệm bảo lãnh đối với người được thuê khi trình Cục Hàng không dân dụng Việt Nam làm thủ tục xin cấp chứng chỉ cho phép phi công bay. Trên cơ sở đề xuất của hãng, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam tiến hành kiểm tra lý thuyết cùng với bay thực tế trên mô hình giả định và cấp phép nếu phi công đó vượt qua các kỳ kiểm tra.

Theo tờ Chosun Ilbo (Hàn Quốc) ra ngày 17-10, ngày 26-4, máy bay A320 của VNA chở 160 khách từ TPHCM đi Pusan cố gắng hạ cánh tại sân bay GimHae (Pusan) nhưng không thể bay đúng đường bay thông thường. Sau đó, chiếc máy bay này đã phải hạ cánh một lần nữa mới thành công.
 
Cũng theo báo này, trong quá trình làm rõ sự việc, VNA đã phát hiện ông Kim Tae Hun giả mạo chữ ký và con dấu để làm giả giấy tờ. Trong khi đó, theo điều tra của nhà chức trách, ông Kim Tae Hun đã lấy bằng lái ở một nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, ông này đã nói dối về kinh nghiệm làm việc của mình là 680 giờ bay máy bay A320, trong khi chỉ có 1 giờ bay loại máy bay này._
 
(Theo NLD)

Cty tổ chức Live show Chế Linh bị phạt 15 triệu đồng


05/11/2011 18:12:03
Chiều 4/11, ông Lại Đình Ngọc, PGĐ Sở VH -TT&DL Hải Phòng cho biết, Sở vừa quyết định xử phạt 15 triệu đối với Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc, đơn vị tổ chức đêm nhạc Chế Linh tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) tối 5/11, vì đã vi phạm pháp lệnh về quảng cáo tại Hải Phòng. 

Đó là treo bandroll quảng cáo quá số lượng cho phép, nội dung quảng cáo trên bandroll sai so với giấy phép.

Trước đó, Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội cũng đã ký quyết định chính thức thu hồi giấy phép biểu diễn liveshow ca sỹ Chế Linh 30 năm tái ngộ tại Hà Nội của Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc (Thanh Hóa) vì đã có nhiều sai phạm trong việc tổ chức biểu diễn. Theo đó, Cty sẽ không được tiếp tục tổ chức chương trình Liveshow ca sỹ Chế Linh vào ngày 12/11 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia – Mỹ Đình – Hà Nội. 

1
Poster quảng cáo của chương trình.

Theo Giấy tiếp nhận biểu diễn nghệ thuật thì Sở VHTTDL Hà Nội chỉ cấp giấy phép tên chương trình là Liveshow ca sĩ Chế Linh chứ không phải là Chế Linh 30 năm tái ngộ như nội dung trên băng rôn quảng cáo.

Ngoài ra, Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc còn cho treo nhiều băng rôn và phướn để quảng cáo, giới thiệu chương trình không đúng quy định, gây phản cảm và làm mất mỹ quan đường phố.

Sai phạm tiếp theo là ngày 24/10, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng đã có công văn về việc Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc chưa thực hiện bản quyền tác giả đối với chương trình liveshow Chế Linh 30 năm hội ngộ. 

Bắc Lưu (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Một người Việt cao niên đã "SÁNG MẮT" viết về VN hiện tại.


1. Tài chánh
6. Y tế
2. Tình nghĩa đng bào
7. An ninh
3. Anh em, bà con, Con cháu
8. Môi trường
4. Thi tiết
9. Lut pháp
5. Thc ăn
10. Chính tr

Cách đây 12 năm, lúc tôi được 49 tuổi, đã xa đất nước VN được 24 năm, khi nghe tin chính phủ Cộng sản đổi mới chính sách, quên hết hận thù, gọi Việt kiều ngoại là khúc ruột ngàn dặm, bỏ qua quá khứ, hướng về tương lai, đoàn kết một nhà (!)…Lúc đó tôi cũng như rất nhiều người Việt tha hương so sánh một vài điều về tài chánh, về vật giá, về tình ruột thịt, bà con giữa xứ Mỹ và xứ mình, nên cũng rất là "hồ hỡi"…nhưng quên đi mất nhiều chi tiết quan trọng mà mình ở đất Mỹ không thấy được những cái sự việc khác rất thực tế đang xảy ra ở VN. Sau 2 lần về thăm lại VN năm 2000 và năm 2007 cùng với nhiều tin tức về vô số vấn đề …nhưng chỉ ghi nhận trung thực trong 10 vấn đề nêu trên thì thấy phần lớn là xấu, nhất là vấn đề y tế, an ninh, luật pháp, nên: Tôi đã bỏ hẳn ý định về VN để nghỉ hưu.
Đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn biết có người bạn cùng khóa 23 ở bên Mỹ nhưng đang có vợ ở VN , một người bạn ở Texas cũng dự tính về VN để dưỡng gìà, một bạn Việt kiều rất già có vợ trẻ, cứ sáu tháng ở VN, vài tuần về Mỹ… Một số Việt kiều dự tính về VN để sống luôn …Số còn lại mấy chục năm trước họ nhớ VN tha thiết, nhớ quay quắt, nói có về VN sống thì "ăn đất, ăn cát cũng chịu"… sau đó họ về xây vài ba căn nhà ở VN. Bây giờ đa số họ không còn có cái tình cảm "nóng sốt" như những ngày xưa, bắt đầu âm thầm bán dần tài sản nhà cửa ở VN và chỉ về VN thăm viếng mà thôi, và quyết định sẽ chết ở Mỹ…
Tôi nêu lên dưới đây là những câu chuyện rất thật mà tôi đã theo dõi trên 20 năm và phỏng vấn họ nhiều giai đoạn, từ lúc họ nhỏ những giọt nước mắt nhớ về quê hương, lúc họ gởi tiền về VN xây nhà, cho đến lúc họ gặp tôi chấp tay xá xá lia lịa vì sợ, rất sợ cái gọi là đất nước Việt Nam của Cộng sản. Như chị Gẫm nói với tôi rằng " Chú Nam đừng phổ biến những tin nầy sợ người ta hiểu lầm cho rằng anh chị là người vong bản quên đi đất nước quê hương của mình mà lại còn nói cái xấu nữa". Những người bạn Việt kiều của tôi đang ở VN hay dự tính về VN tôi sẽ lần lượt phỏng vấn họ, hy vọng họ cho tôi biết những sự thật bây giờ và tương lai, bởi vì họ quan niệm "người ta sống được thì mình sống được, đừng có hù nhé, về VN thì sống mấy đời cũng không hết tiền, vật giá thì quá rẻ, bên Mỹ nầy cực quá, mình về VN có nhà lớn hơn, có kẻ hầu người hạ, có tình bà con đậm đà thắm thiết, vui gấp ngàn lần ở Mỹ, mình đừng làm chính trị chống chế độ thì đâu có ai khó dễ gì được …"
Tôi không dám nói nhiều vì cũng ngại các người bạn nầy sẽ ghét mình, thành thử cứ để thời gian và thực tế sẽ phơi bày trắng đen, biết đâu họ lại sống được như những người khác, làm bạn với Công an hiền lành, thương dân…vì thế tôi cố gắng thật khách quan khi viết bài nầy, nhưng có thể còn rất nhiều thiếu sót, nếu vô tình đụng chạm thì xin người đọc miển thứ cho và chỉ giáo thêm trong tinh thần xây dựng.
 
 
 
Sau đây là chi tiết 10 điều căn bản :

1. Tài chánh: Không có gì khó khăn khi so sánh lợi tức ở Mỹ hay ở ngoại quốc đối với lợi tức đầu người ở VN. Về VN sống thì có người giúp việc, có người nấu ăn, tiền hưu bổng xài cả đời không hết ….Trước năm 2010 có thể nói rằng vật giá ở VN còn rẻ so với ngoại quốc, nhưng bây giờ thì..! Anh Thu ở xóm tôi mới về VN, trở qua Mỹ đầu tháng 4/2011 nói rằng vật giá ở VN bây giờ rất cao, thí dụ: một tô mì vit tiềm trong một tiệm ăn trung bình giá khoảng 75.000 VN, tức khoảng 3 đô la rưởi...ăn một tô phở ở một tiệm tương đối sạch sẽ không có người ăn xin đứng chờ với hai bàn tay cùi hay ghẻ lỡ thì cũng xấp xỉ 4, 5 đô.!!

2. Tình người
: Nếu Việt kiều về thăm viếng một thời gian ngắn thì thấy ai ai cũng đối xử với mình trong tình cảm đậm đà thân thiện hết. Người VN mình tình cảm đậm đà nhưng không dễ gì bị "người dưng nước lã" gạt, nhưng đau nhất trên đời là bị thân nhân bà con ruột thịt của mình gạt ngon ơ đau đớn lắm! Cô Nữ, Chị Hà người Tuy Hòa, về VN xây nhà, lựa mấy đứa cháu ngoan hiền đứng tên. Một thời gian sau chúng nó đem cầm sổ ĐỎ phải bỏ tiền ra chuộc tức muốn ói máu…Vợ chồng ông Điều, dân Quảng Bình di cư, bị cô em vợ sang đoạt hết mấy căn nhà ở VN tức muốn đứng tim …Dì dượng bên bà xã của tôi ởSan Diego, về VN cưới thằng chồng VN cho con gái bên Mỹ, sang đây cao thủ đánh cắp hơn USD 60.000, ông bà tức quá, bây giờ chỉ cầu xin Chúa và đức Mẹ mà thôi…
Ngày 18-4-2011, trên Việt báo online tình mẹ con bà cháu ruột thịt tiêu tan chỉ vì tranh dành mảnh đất ở Thủ Thiêm …Cũng trên tờ Vietbao online, mục blog chuyện thật "Bà già ngu" bỏ tiền xây nhà ở VN, không ngờ mấy đứa em đem bán sạch, ở Mỹ một ổ bánh mì mà không có tiền mua, đấm ngực kêu trời …Còn nhiều lắm chỉ toàn là những trường hợp bị những người ruột thịt của mình gạt gẩm mà thôi ….ai cũng nói "Không biết mấy người bất lương đó ra sao, chứ anh hay chị hay cháu, hay (…) của tôi không như tụi đó đâu, gia đình tôi gia giáo, lễ nghĩa không lẽ họ dứt tình ruột thịt hay sao ….. Xin thưa rằng những người bị gạt là những người trong đầu đã có sạn, những con cáo già, không dễ có người xa lạ nào gạt được họ đâu, nhưng mọi người nên nhớ là sau vài chục năm xa cách Cộng Sản đã biến cải người dân, những người ruột thịt của mình thành những tay cao thủ "những quái chiêu lường gạt"!! Việt kiều bây giờ đối với khúc ruột ngàn dậm là những con cừu non mà thôi.

3. Con cháu:
 Người già ở ngoại quốc thì nhớ VN, còn về VN thì lại nhớ con cháu ở ngoại quốc. Anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, 12 năm về trước nhất định về già sẽ về VN để sống, có nghèo cũng chịu. Bây giờ có 3 đứa cháu ngoại, 4 đứa cháu nội, tất cả đều ở Mỹ,…thương quá xá, xa một ngày cũng nhớ, thành ra cũng là một lý do bỏ luôn cái vụ việc về VN để ở …
Tôi có quen với một người bạn trẻ trên dưới 50 tuổi dự trù tương lai sẽ về VN về vùng quê để dưỡng già. "Người ta sống được thì mình sống được …" nhưng người bạn đó chưa nghĩ tới đứa con trai một của mình ở bên Mỹ mà vợ chồng cưng nhất trên đời, nếu họ có vài đứa cháu nội không biết họ có dứt khoát bỏ con cháu bên Mỹ nầy mà về VN ở luôn hay không, chưa kể còn nhiều vấn đề khác nữa như vấn đề sức khỏe, an ninh …

4. Thời tiết 
: Quá nóng ở VN so với nơi cư ngụ của mình ở Mỹ. Bà mẹ của người bạn trong sở , tuổi gần 80, mấy năm về trước lúc nào cũng đòi về VN để sống. Mùa Đông năm 2010 bà về thăm VN để sửa sọan về ở luôn, tôi gặp bà trở về Mỹ…Bà bảo tôi rằng sẽ chết ở bên Mỹ, không về VN nữa…Hỏi mãi bà chỉ hé ra một chi tiết nhỏ thôi: "trời quá nóng, chịu không nổi...".

5. Thức ăn:
 Đồ ăn có thể ngon miệng hơn, rẽ tiền hơn …Gần đây tin tức hàng ngày thực phẩm ở VN đầy ngập những chất độc trong thức ăn khỏi cần thí dụ...

6. Y tế
: Ở VN tiền thuốc thang bệnh viện quá rẽ so với nước Mỹ nhưng kỹ thuật, vệ sinh thì quá tồi tệ…(trừ việc đi trồng răng. Trồng răng bên VN rất rẽ…khoảng USD 100/cái so với Mỹ khoảng USD 1.000/cái). Nhưng anh Tư, chị Gẫm về VN bị bệnh, trong lúc chờ mổ ở Nha Trang thấy ông bác sĩ còn bận đồ ngủ pyjama, mổ bệnh nhân dao kéo mổ xẻ máu me đầy chậu, ruồi nhặng bu đầy, dùng nước lạnh trong vòi rửa xong mổ tiếp cho bệnh nhân thứ hai !…
Tôi về VN lần đầu, chỉ có 3 tuần thôi mà bị hai thứ bệnh : tiêu chảy vì ăn cây kem và ho vì ngủ dưới bốn cây quạt trần …Khi bị bệnh thì việc đầu tiên là tôi muốn bay trở về Mỹ lập tức vi thuốc ở VN không trị nổi. Rất nhiều người già về VN chơi bị bệnh, con cháu gởi phi cơ cho họ trở về Mỹ liền ngay, như những người còn trẻ cũng đổi vé phi cơ trở về Mỹ khi biết bệnh của mình hơi bị nặng …

7. An ninh:
 Quá tệ, cướp giật ở thành thị, trộm cướp ở thôn quê. Cô em vợ vượt biên lúc 14 tuổi, sang Pháp lập gia đình, về VN thăm lúc 34 tuổi cứ tưởng xả hội VN giống bên Pháp, bị cướp giựt xách tay ngay chợ Bến Thành, mất hết giấy tờ làm việc với Công An sợ quá bây giờ không dám về VN …Cũng anh Tư, chị Gẫm mê xóm Bóng, Nha Trang, về xây nhà ở Thành, lúc về thăm VN bị trộm, bị cướp vài lần, nhà cửa giao cho đứa em xây bất hợp pháp, bây giờ cho không chánh quyền để đở tốn tiền thuê nhân công phá bỏ….

8. Môi trường 
Từ không khí, nước sông, nước hồ ô nhiểm đầy bệnh truyền nhiểm như hepatitis, bệnh lao, bệnh lãi …Nếu sống ở ngoại quốc với những điều kiện vệ sinh khi đã quen thì về VN mà tính ở luôn thì thì cũng phải là một người không bao giờ sợ bệnh, không sợ dơ và thật sự thương xứ VN lắm đó …

9. Luật pháp:
 Luật rừng, hối lộ là qua được hết, làm ăn lớn mà chi không đủ thì cũng có ngày bỏ của chạy lấy người …Công an là vua, bỏ tù bất cứ ai chống chế độ một cách hợp pháp, ai ai cũng biết chẳng cần thí dụ …

10. Chính trị:
 Quá tệ đảng CS tàn ác độc tôn, bỏ tù thủ tiêu những người yêu đất nước, thương dân tộc, nói ra sự thật, kể cả những đãng viên lâu đời …Dân chúng sợ sệt, không có dân chủ , nếu sống quen ở nước tự do thì không biết có chịu nổi cảnh sống nầy hay không… Chắc ai cũng biết, không cần thí dụ …

Để kết luận, tôi mượn lời của ông Khánh Hưng:  "Ở trên trái đất nầy, không hề có thiên đàng. Điều mà anh và tôi tìm kiếm không phải là một xã hội hoàn hảo, mà là một xã hội ít có sự bất công hơn, ít có sự lừa dối hơn, và ít có cái xấu hơn. Trong ý nghĩa nầy, thì nước Mỹ là một mô hình tốt hơn vạn lần so với cái xã hội Việt Nam Cộng Sản, nơi mà sự ác, sự bất công, và sự lừa dối đang thống trị xã hội…"
Nói như nhà thơ Trần trung Đạo:
" Việt nam nay để thương, để nhớ, chớ không phải để ở.. "  
Thấy cũng chẳng có gì để mà "phải thuơng phải nhớ" cả !
 

Dầu gội trẻ em của Johnson & Johnson có độc: Người tiêu dùng hoang mang

Có hay không việc bán ốc bươu vàng qua Trung Quốc?


04/11/2011 09:02:35

Ngày 3/11, ông Nguyễn Thế Tử - Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang - khẳng định không có chuyện người dân bắt ốc bươu vàng bán qua Trung Quốc giá cao như một số thông tin phản ánh.

Ông Tử cho biết trên báo Tuổi trẻ, người dân bắt ốc bươu vàng chủ yếu bán cho các chủ nuôi cá trê lai, cá rô, cá lóc... làm thức ăn. Hiện giá 1kg ốc thịt khoảng 3.000-4.000 đồng, với giá này người bắt ốc không thu lợi được bao nhiêu. 

Bà Trần Hồng Tim, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Vị Thủy, cho biết, qua xác minh có thể khẳng định lượng ốc bươu vàng trên địa bàn không đủ làm thức ăn cho các loại cá nuôi, làm sao đủ xuất qua Trung Quốc.

Sơ chế ốc bươu vàng tại cơ sở ông Nguyễn Ngọc Ấm (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang). Ảnh: Dân Việt
Sơ chế ốc bươu vàng tại cơ sở ông Nguyễn Ngọc Ấm (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang). Ảnh: Dân Việt

Ông Trần Quang Củi, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cũng cho biết chưa nắm được tình hình thương lái Trung Quốc mua ốc bươu vàng.

Trước đó, một số tờ báo phán ánh, trong thời gian gần đây, nhiều thương lái đổ về vùng nông thôn các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, An Giang… để mua ốc bươu vàng xuất sang Trung Quốc làm thức ăn gia súc.

Thịt ốc được mua với giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg. Một chủ cơ sở thu mua ốc bươu vàng ở xã Long Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang, cho biết: Mỗi ngày cơ sở mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, sau đó sơ chế để giao cho doanh nghiệp bên tỉnh Kiên Giang xuất sang Trung Quốc".

Việc mua ốc bươu vàng của thương lái giúp cho nông dân nghèo có thu nhập từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Nhưng theo nhiều nông dân, việc thu mua này chẳng khác nào khuyến khích việc nuôi, dưỡng ốc bươu vàng để bán.

Ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985. Thiệt hại ghi nhận đầu tiên vào năm 1994 tại Kiên Giang và TP.HCM. Đến nay, OBV đã lan tràn và gây hại nặng trên các vùng trồng lúa cả nước và cơ quan chức năng đã cấm nuôi OBV.

Bắc Lưu (Tổng hợp)

Dùng “bom bẩn” dằn mặt giám đốc


05/11/2011 07:16:57

Ngày 4/11, bà Lê Thị Thư (trú thôn Tân Trang, xã Cam Thành, H.Cam Lộ, Quảng Trị), Quản đốc của nhà máy chế biến cao su Tân Lâm (thôn Tân Xuân 2, xã Cam Thành) cho hay, nhiều ngày qua bà và giám đốc Công ty cổ phần nông sản Tân Lâm Phạm Tường Lân (trú P.3, TP.Đông Hà) đã bị một nhóm côn đồ hăm dọa và tấn công bằng "bom bẩn" (gồm sơn, nước mắm, rác rưởi…).

Theo bà Thư, trước đó, ngày 5/10, có 4 thanh niên đã xông thẳng vào nhà bà để hăm dọa bằng những lời lẽ tục tĩu. Sau đó, liên tiếp trong hai ngày 29/10 và 2/11, vào khoảng 21h, có một nhóm thanh niên ném "bom bẩn" vào nhà bà và ông Lân.

Sau khi bà Thư trình báo, Công an H. Cam Lộ đã bắt giữ Nguyễn Đắc Trường (SN 1998, người địa phương) vì hành vi "ném bom" vào nhà bà Thư vào đêm 2/11 (hai đối tượng khác đi trên xe ô tô đã chạy thoát).

Những vết tích mà bọn ném "bom bẩn" để lại tại nhà bà Thư

Theo bà Thư thì từ khi được thành lập, đơn vị có mở một con đường nhỏ đi ngang qua nhà máy để người dân đi lại bằng phương tiện nhỏ lên vườn cao su. Mới đây, có một hộ tên là H. (trú TP Đông Hà) mua lô cao su 10 ha và đưa rầm rộ máy móc đi trên con đường này, gây nhiều phức tạp, hư hỏng nên nhà máy đã không đồng ý, dẫn đến việc hai bên có nhiều gây hấn… "Phía công ty đang bàn với xã Cam Thành để hỗ trợ mở một con đường dân sinh khác chứ không thể để xe múc, xe tải chạy qua nhà máy", bà Thư nói.

Trung tá Nguyễn Thanh Hải (Đội trưởng đội điều tra, Công an H.Cam Lộ) cho hay: "Chúng tôi đã nhận được đơn trình bày của bà Thư, dù vụ việc không lớn nhưng lại có dấu hiệu đe dọa đến tính mạng, tài sản của người khác làm những nạn nhân rất hoang mang nên chúng tôi sẽ quyết làm rõ. Hiện chúng tôi đã khoanh vùng được các đối tượng…".

(Theo TNO)

Xung đột ở biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào


Tranh chấp chủ quyền Biển Đông còn gọi là Biển Nam Trung Hoa có thể trở thành xung đột toàn diện.

Ông Đặng Đình Qúy giám đốc Học viện Ngoại giao phát biểu như vậy trong dịp khai mạc hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 3 vào sáng nay 4/11 tại Hà Nội.
Về nguy cơ xung đột hiện hữu ở Biển Đông, ông Qúy cho rằng có những lúc cộng đồng khu vực và quốc tế phải nín thở bởi tình hình quá nóng. Nhà ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng, Biển Đông  vẫn tiềm ẩn những bất ổn mà nếu không có sự kiềm chế, sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế của các bên liên quan, nếu không có những nỗ lực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế thì xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào.  
Tự do hàng hải ở Biển Đông là sống còn, các học giả nước ngoài dự Hội thảo cùng khẳng định tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông đối với hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới. Các học giả kêu gọi sự đồng thuận một cơ chế quản lý xung đột trên Biển Đông.
Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ ba qui tụ 180 đại biểu là những học giả, nhà khoa học đến từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy cùng đại diện ngoại giao đoàn tại Hà Nội và các học giả nhà nghiên cứu của Việt Nam.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Người tố tham nhũng và thân nhân phải được bảo vệ


Cần bảo vệ người tố cáo tham nhũng và bảo vệ cả thân nhân của họ ngay từ ban đầu. Đây là ý kiến đề xuất được nêu ra trong cuộc hội thảo quốc tế về chống tham nhũng tổ chức hôm 3/11 tại Hà Nội.

Theo Vietnam Net, phúc trình của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP và Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho thấy tâm lý sợ bị trả thù phần nào làm hạn chế sự tích cực của người dân, cán bộ công chức trong việc tố cáo các biểu hiện tiêu cực tham nhũng.
Phát biểu tại cuộc hội thảo, ông Lê Văn Lân, Phó chánh văn phòng  Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng nhìn nhận là nhiều người vì tố cáo tham nhũng mà bị trả thù với nhiều hình thức tàn bạo và tinh vi. Theo đó nhiều người vì tố cáo bị đánh trọng thương, hoặc bị sa thải đuổi việc. Có người bỗng nhiên nhận được vòng hoa tang ở nhà hoặc nơi làm việc hoặc có cả trường hợp nhà của người tố cáo bị đặt mìn. Đặc biệt nhiều trường hợp thân nhân của người tố cáo bị đe dọa đến lâm vào tình trạng hoảng loạn tâm thần thậm chí bị thiệt mạng.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Lãi suất cho vay giữa các ngân hàng tăng kỷ lục


Lãi suất cho vay thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam đã đạt mức 27% lãi suất năm vào ngày 3/11.

Như vậy lãi suất các khoản vay giữa các ngân hàng với nhau đã cao gần gấp đôi lãi suất huy động trên thị trường dân cư.
Nếu trứơc đây thị trường liên ngân hàng chỉ cho vay qua đêm hoặc kỳ hạn ngắn là một vài tuần, thì nay đã được triển khai các kỳ hạn 3 tháng 6 tháng. 
Trong diễn biến khác hôm nay tỷ giá ngoại hối ở ngân hàng đã vượt thị trường ngoài 100 đồng đạt mức 21.600 đồng đổi 1 USD. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nhập khẩu và tăng giá hàng hóa gây áp lực lạm phát. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Những khó khăn của Đại học ngoài công lập


2011-11-04

Mới đây Sở Nội vụ tỉnh Nam Định đã ra văn thư cho biết nhà nước sẽ không thu nhận những sinh viên tốt nghiệp tại chức hay từ các đại học tư nhân vào làm việc theo biên chế nhà nước.

Hoasen.edu

Trường Đại học Tư thục Hoa Sen


Quyết định này gây tranh cãi trong dư luận và phe bênh vực thì cho rằng do chất lượng của các trường tư nhân kém không đào tạo được lớp sinh viên ra trường có đầy đủ khả năng để làm việc. 

Đại học Tư thục Hoa Sen

Mặc Lâm phỏng vấn TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Tư thục Hoa Sen để biết thêm chi tiết của một ngôi trường đang được đánh giá cao trong hệ thống đại học tư tại Việt Nam, trước tiên TS Phượng cho biết về công tác tuyển sinh của đại học Hoa Sen như sau:
TS Bùi Trân Phượng : Theo tôi thì kế hoạch tuyển sinh của tôi không có gặp trở ngại gì. Riêng năm nay thì trường cũng tuyển đủ chỉ tiêu theo như Bộ giao và với điểm chuẩn của nhiều ngành cao hơn là năm ngoái. Tôi cho là điều đó có được là do cái uy tín vững chắc mà trường Hoa Sen đã xác lập cho mình từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, trên bình diện chung thì tôi vẫn nghĩ rằng kỳ thì ba chung nó có nhiều những ràng buộc không đáng có và nó gây khó khăn không phải chỉ riêng trường ngoài công lập mà cho chung rất nhiều trường, kể cả trường lớn lẫn trường nhỏ, kể cả trường có đông thí sinh và trường có ít thí sinh, kể cả trường tuyển sinh dễ và trường tuyển sinh khó, nó vẫn chứa nhiều ràng buộc mà tôi nghĩ là không đáng có.
trên bình diện chung thì tôi vẫn nghĩ rằng kỳ thi ba chung nó có nhiều những ràng buộc không đáng có và nó gây khó khăn không phải chỉ riêng trường ngoài công lập mà cho chung rất nhiều trường, kể cả trường lớn lẫn trường nhỏ
Mặc Lâm : Thưa Bà chính Bộ trưởng BGD&ĐT Phạm Vũ Luận hồi gần đây cho biết là nhiều trường tư thục 
TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Tư thục Hoa Sen
TS Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Tư thục Hoa Sen.Source hoasen.edu.vn
không cung ứng đủ giảng viên cơ hữu mà họ phải mời các giảng viên từ các trường công đắp vào chỗ trống 
của giảng viên. Đại học Hoa Sen có đáp ứng được yêu cầu quan trọng này hay không, thưa Bà?
TS Bùi Trân Phượng: Tôi nghĩ là trong tất cả các chương trình chúng tôi đều đạt tỷ lệ giảng viên cơ hữu mà Bộ Giáo Dục yêu cầu. Đối với chúng tôi thì chúng tôi cũng tự yêu cầu mình, vì nó làm cho nhà trường bảo đảm được tính ổn định của giảng viên, kiểm soát được chất lượng cũng như làm cho việc tổ chức học tập không gặp những trở ngại. Chúng tôi đang thực hiện học chế tín chỉ mà theo tôi là với mô hình khá gần với mô hình chung của thế giới. Và với cách học tín chỉ thì anh biết rằng những sinh viên ngồi trong cùng một lớp không học theo cùng một chuyên ngành giống nhau, cho nên nếu như họ bị xáo trộn thời khóa biểu của họ, thấy giáo không đến chẳng hạn, thì nó sẽ gây những trở ngại rất lớn. Chúng tôi cố gắng hạn chế điều đó bằng cách có đội ngũ giảng viên cơ hữu phù hợp.
Mặc Lâm : Trong chương trình giảng dạy của Đại học Hoa Sen ngoài việc theo chương trình khung của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đưa ra thì nhà trường có một chương trình nào khác nhằm đào tạo cho sinh viên ra trường có một khả năng làm việc cao hơn so với các trường khác hay không ạ?
TS Bùi Trân Phượng: Thật ra thì chương trình khung của Bộ Giáo Dục cũng như chính Bộ Giáo Dục nói, nó chỉ chi phối khoảng 60% nội dung của từng ngành nghề mà thôi. Cũng có một số ngành mới thì Bộ cũng chưa ra được chương trình khung. Trường Hoa Sen bên cạnh chương trình khung của Bộ vì đó là bắt buộc, Trường có những phần riêng của nhà trường, hoặc là trong nội dung của các chuyên ngành thì khi chúng tôi xây dựng một ngành học chúng tôi vừa tham khảo các chương trình của các trường đại học trên thế giới, vừa có nghiên cứu cụ thể thực trạng của Việt Nam, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp tức là chủ sử dụng lao động sau này. 
Đối với tất cả các chương trình đào tạo thì trường Hoa Sen có chương trình gọi là chương trình giáo dục tổng quát, lấy cảm hứng -không phải là sự sao chép nguyên xi- mà lấy cảm hứng từ "liberal arts" của đại học Mỹ, từ những chương trình nhằm cung cấp cho sinh viên dù học bất cứ chuyên ngành nào thì những năng lực tư duy cần thiết cũng như những kỹ năng mà cuộc sống nghề nghiệp đòi hỏi. Và một điều khác nữa là trường Hoa Sen rất chú trọng vào việc trang bị ngoại ngữ cho sinh viên. Tất cả sinh viên của Trường đều phải học
Trường Đại học Tư thục Hoa Sen
Trường Đại học Tư thục Hoa Sen. Source vietbao.com
tiếng Anh và có chuẩn đầu ra, tức là có một mức tối thiểu được yêu cầu đối với sinh viên bất kể là ở ngành học nào. 
Đối với tất cả các chương trình đào tạo thì trường Hoa Sen có chương trình gọi là chương trình giáo dục tổng quát, lấy cảm hứng -không phải là sự sao chép nguyên xi- mà lấy cảm hứng từ "liberal arts" của đại học Mỹ
Ngoài ra kể từ khóa vào Trường năm 2009 thì chúng tôi có cho sinh viên chọn lựa là trong một số ngành học của Trường thì họ được chọn học bằng tiếng Anh hoàn toàn các môn chuyên ngành của họ kể từ năm thứ ba, tức là trong 2 năm cuối. Tất cả những điều này nhằm mục đich là biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai của đa số sinh viên có thể, bên cạnh đó thì chúng tôi vẫn khuyến khích việc đa ngôn ngữ, đa văn hóa, có nghĩa là sinh viên được phép chọn học thêm một ngoại ngữ thứ hai.

Có việc khi ra trường mới là điểm cần quan tâm

Mặc Lâm : Theo chúng tôi được biết thì Đại học Hoa Sen có cả ba cấp gồm Trung Cấp, Cao Đẳng và Đại Học toàn phần. Xin được hỏi bà mục tiêu của trường Cao Đẳng có nhắm vào việc cho sinh viên theo học tiếp đại học toàn phần qua liên thông hay không, hay là tạo cho họ có một nghề nghiệp nhất định sau khi ra trường?
TS Bùi Trân Phượng: Tôi nhớ trường Hoa Sen ra đời cách đây 20 năm, lúc trường Hoa Sen ra đời thì bậc học 2 năm sau Tú Tài chưa hề được định hình một cách hợp lý. Bậc cao đẳng thì trước đó hầu hết các trường cao đẳng chỉ là cao đẳng sư phạm mà thôi. Còn việc trường cao đẳng nhiều ngành nghề như hiện tại hay một số ngành cao đẳng rất là chuyên biệt và thường thường các trường cao đẳng đó do các Bộ khác chủ quản chứ không phải do Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. 
Bây giờ thì nó nở rộ về số lượng rất là nhiều chương trình trong bậc học cao đẳng và bậc học trung cấp. Những chương trình đó, theo tôi, nó chưa được định hình một cách rõ ràng và hợp lý như là trong các hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ hay là của Châu Âu, thành ra trường Hoa Sen cũng không thể là một ngoại lệ hoàn toàn. Trong các chương trình cao đẳng của chúng tôi nó có những chương trình mà định hướng cho sinh viên ra trường là chủ yếu để đi làm chứ không phải để học lên, và tôi cho là cái đó mới là điều mà nền giáo dục Việt Nam cần phải quan tâm.
Trong các chương trình cao đẳng của chúng tôi nó có những chương trình mà định hướng cho sinh viên ra trường là chủ yếu để đi làm chứ không phải để học lên, và tôi cho là cái đó mới là điều mà nền giáo dục Việt Nam cần phải quan tâm.
Mặc Lâm : Hiện nay rất nhiều trường chủ trương giảng dạy theo hệ thống liên thông rất khác với chủ trương của đại học Hoa Sen, bà có ý kiến gì về chủ trương này, thưa bà?
Trường Đại Học Saigon. RFA
Trường Đại Học Saigon. RFA
TS Bùi Trân Phượng:
 Tình trạng này theo tôi là đáng buồn ở Việt Nam, nó đang đi vào hướng đó, tức là tất cả các bậc học rốt cuộc thì đều nhằm cho người ta liên thông lên đại học, còn trường Hoa Sen thì cố gắng đào tạo sinh viên cao đẳng của mình. Chúng tôi cũng đo cái tỷ lệ sinh viên. Đây là đặc trưng riêng của trường Hoa Sen là từ khi thành lập đến giờ chúng tôi luôn luôn đo một cách chính xác nhứt có thể và công bố công khai vào mỗi dịp trao bằng. Tỷ lệ sinh viên có việc làm vào đúng cái thời điểm nhận bằng. Đối với bậc học cao đẳng từ khi nở rộ sự liên thông như vậy thì số sinh viên đi học tiếp theo nhiều hơn là cách đây 10 năm hay cách đây 15 năm chẳng hạn. Cái đó có thể coi là tốt mà cũng có thể coi là không tốt. Nó có mặt này mặt kia. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kiên trì đeo đuổi việc công bố tỷ lệ sinh viên đi làm sau khi tốt nghiệp từng bậc học của họ, bởi vì tôi cho rằng sinh viên tốt nghiệp một bậc học mà không có khả năng hội nhập vào thị trường lao động, sau khi tốt nghiệp, thì điều đó chứng tỏ sự thiếu hiệu quả.
Mặc Lâm : Theo như bà nói thì nhà trường rất chú trọng đến việc hướng dẫn cho sinh viên có những liên hệ nhất định với doanh nghiệp nhằm tạo cho họ có khả năng thực tập cũng như làm quen với cách làm việc thực thụ sau khi ra trường, xin bà cho biết sinh viên có cơ hội thực tập vào lúc nào của khoảng thời gian mà họ theo học chuyên ngành?
TS Bùi Trân Phượng: Thực ra thì đây là quan tâm của Trường từ khi thành lập trường đến bây giờ. Tất nhiên là với sự phát triển thì từ khi còn là một trường đào tạo 2 năm cho đến khi trở thành trường đại học hoàn toàn như bây giờ thì nhiều điều nó đã thay đổi và phát triển; tuy nhiên cái ổn định mà trường Hoa Sen vẫn duy trì là một cái mối quan hệ, theo tôi, là ngoài chiều rộng thì nó còn có chiều sâu với doanh nghiệp. Quan hệ với doanh nghiệp ở trường Hoa Sen nó không phải chỉ đến gần khi sinh viên mình gần tốt nghiệp rồi thì lúc đó mình mới "ới, ới các doanh nghiệp" là "đến sử dụng người của chúng tôi đi", mà thực ra thì doanh nghiệp có mặt với nhà trường từ khi khai sinh ngành học mới trong quá trình đào tạo.
Quan hệ với doanh nghiệp ở trường Hoa Sen nó không phải chỉ đến gần khi sinh viên mình gần tốt nghiệp rồi thì lúc đó mình mới "ới, ới các doanh nghiệp" là "đến sử dụng người của chúng tôi đi", mà thực ra thì doanh nghiệp có mặt với nhà trường từ khi khai sinh ngành học mới trong quá trình đào tạo.
Người của doanh nghiệp tham gia đào tạo ở trường Đại Học Hoa Sen không phải là ít, và nhất là qua những kỳ thực tập của sinh viên. Những hội đồng mà chúng tôi hình thành đối với một số ngành học, nhứt là những ngành học chuyên biệt, để doanh nghiệp được tham gia vào quá trình đào tạo trong suốt chiều dài, cho nên điều đó bảo đảm cho chúng tôi là khi sinh viên ra trường thì phần lớn là có những năng lực mà doanh nghiệp cần ở họ. Cho nên tỷ lệ sinh viên có việc làm cao được giải thích bằng cả một quá trình dài trong cái đào tạo của nhà trường chứ không phải là chỉ có mối quan hệ vào giai đoạn cuối.
Mặc Lâm : Xin được hỏi bà một câu hỏi cuối. Điều gì mà Đại học Hoa Sen cần nhà nước chú ý và tiếp sức nhất hiện nay, thưa bà?
TS Bùi Trân Phượng: Cần thì nhiều cái cần lắm. Cái cần quan trọng là đất để xây trường tại vì trường không thể xây trên mây được. Mà đất để xây trường thì không thể mua theo giá thương mại. Nói chung là sự hỗ trợ thứ nhứt mà chúng tôi cần, mà cụ thể "sờ mó ngó thấy" được là đất để xây trường. Nó quan trọng có khi đến sinh mạng của một trường đại học, theo cái nghĩa là trường đại học còn giữ được tính chất đại học của nó hay là không là do cái cơ chế quản lý mà Bộ Giáo Dục hiện nay cũng đang nói rất nhiều đến cái việc là "đột phá đổi mới giáo dục phải là đổi mới quản lý". Chúng tôi đang chờ để thấy những điều diễn ra chứ không phải chỉ những điều người ta nói.
Mặc Lâm : Xin cám ơn TS Bùi Trân Phượng đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này.
TS Bùi Trân Phượng: Dạ. Cảm ơn anh.


Theo dòng thời sự:

Vai trò của Đài Loan tại Biển Đông


2011-11-04

Vấn đề Biển Đông xuất hiện một ẩn số mới khi Đài Loan tỏ cho thế giới thấy đảo quốc này dự tính ký một hòa ước với Trung Hoa đại lục và những tuyên bố gần đây của một tướng lãnh cao cấp của Đài Loan có thể khiến cục diện Biển Đông trở nên nguy hiểm hơn.

AFP

Đài Loan tác xạ thử nghiệm các loại hỏa tiễn Hawk từ căn cứ quân sự Pingtung . 2011


Trước những lý lẽ cứng rắn của Philippines hồi gần đây khi Trung Quốc xâm phạm vùng biển Bãi Cỏ Rong mà Philippines đòi hỏi chủ quyền, đã làm thế giới lo ngại và nhìn vấn đề này như một điểm nóng trong khu vực, nóng hơn những khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. 
Sở dĩ nóng hơn vì Việt Nam hiện không có một đồng minh quân sự thân cận nào nhằm cân bằng thế trận với Trung Quốc, trong khi Philippines luôn được Mỹ lên tiếng xác nhận sẽ bảo vệ Manila dựa vào một hiệp ước được ký giữa hai nước từ năm 1951.
Tuy nhiên vụ việc không đi đến mức nghiêm trọng sau khi Tổng thống Benigno Aquino III của Philippines công du Trung Quốc và những thỏa thuận kinh tế đạt được giữa hai phía đã phần nào làm dịu tình hình.

Đài Loan, nhân tố mới trong ván cờ Biển Đông

Thế nhưng một động thái khác diễn ra khiến cho giới quan sát chính trị chú ý một cách đặc biệt đó là sự lên tiếng của Đài Loan mới đây.
Đảo quốc này được tách rời ra từ Trung Hoa lục địa và luôn coi Trung quốc là mối họa cần phải chú tâm đối phó liên tục trong hơn 60 năm qua. Đài Loan được vận hành trong một thể chế dân chủ đích thực đã nhìn thấy rất rõ chính sách của Trung Quốc là muốn gom mảnh đất nhỏ bé nhưng giàu có của họ đứng chung dưới ngọn cờ cộng sản tức là phải từ bỏ những gì mà người dân và chính phủ Đài Bắc xây dựng trong nhiều chục năm qua.
"Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục".
Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên
Sự việc đã xoay chiều khi trang Người Đưa Tin.vn, tờ báo điện tử của Báo Đời sống và Pháp luật loan tin 
An ninh hải quân Hoa Kỳ canh gác hàng không mẫu hạm USS Nimitz trong chuyến ghé thăm Hong Kong tháng, 2010. AFP
An ninh hải quân Hoa Kỳ canh gác hàng không mẫu hạm USS Nimitz trong chuyến ghé thăm Hong Kong tháng, 2010. AFP
Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên, lãnh đạo hải quân Đài Loan khẳng định "Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục".
Lời tuyên bố này khiến các nước trong khu vực phải xem xét lại toàn bộ chính sách đối ngoại của mình khi một viên chức cao cấp của Đài Loan công khai quan điểm của họ. Tướng Doãn Thịnh Tiên còn tuyên bố một cách chi tiết hơn khi nói rằng Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết sẽ không giúp đỡ quân đội Philippines, vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Hoa Đại lục cũng nên giúp đỡ cho Đài Loan.

Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Trên một khía cạnh nào đó người ta nhận ra ngay đây là phương án mới mà Đài Bắc bắn tiếng với Bắc Kinh rằng dù sao thì "một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã". Kế hoạch sống chung hòa bình của Đài Loan rất dễ được Hoa Lục chấp nhận vì Đại lục nhận thấy việc để Đài Loan như hiện trạng là giải pháp tốt nhất. Kéo Đài Loan về mình chẳng những không có một chút di hại nào mà cái lợi trước mắt là sẽ phân hóa chút tình hàng xóm của Đài Loan đối với các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Việc phân chia chiến tuyến này không làm cho Hoa kỳ ngạc nhiên khi mới đây Tổng thống Mã Anh Cửu của Đài Loan đã công khai phát biểu là có thể đảo quốc sẽ xem xét ký một hòa ước với Trung Quốc. Hòa ước này có thể làm dịu tình hình giữa hai nước là điều mà Hoa Kỳ khó từ chối. 
đây là phương án mới mà Đài Bắc bắn tiếng với Bắc Kinh rằng dù sao thì "một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã". Kế hoạch sống chung hòa bình của Đài Loan rất dễ được Hoa Lục chấp nhận vì Đại lục nhận thấy việc để Đài Loan như hiện trạng là giải pháp tốt nhất.
Hoa kỳ ngay từ đầu đã là chỗ dựa cho đảo quốc và từ đó đến nay, sau bao đời chủ nhân của Nhà Trắng thì Đài Loan vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương đối với chính sách của Mỹ. Eo biển Đài Loan được Mỹ bảo vệ và tất cả sức mạnh quân sự hiện nay của Đài Bắc đều do Mỹ cung cấp. Giải pháp một hòa ước hòa bình với Trung Quốc của Đài Loan khiến Mỹ yên tâm hơn bất kể hai nước điều đình cách nào để đạt được hòa ước đó. 
Đài Loan không thể đứng bên ngoài các diễn tiến tại Biển Đông vì đảo quốc cũng có phần tranh chấp lãnh thổ với các nước khác. Đài Loan chiếm cứ đảo Ba Bình, một hòn đảo lớn nhất nằm trong quần đảo Trường Sa của 
Buổi lễ trao tặng hai con gấu Panda của Trung Quốc cho Đài Loan để tỏ sự thân thiết năm 2008. AFP
Buổi lễ trao tặng hai con gấu Panda của Trung Quốc cho Đài Loan để tỏ sự thân thiết năm 2008. AFP
Việt Nam vào năm 1946 sau khi người Nhật đầu hàng và thay vì trả hòn đảo mà họ chiếm từ tay người Pháp lại đem trả cho Đài Loan theo hiệp định Cairo vào năm 1943.
Từ khi nhận được món quà này Đài Loan ra sức tạo cho thế giới cảm giác là hòn đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của họ bằng cách xây dựng một sân bay được xem là lớn nhất trên Biển Đông bất kể sự phản đối của nhiều nước trong đó có Việt Nam.

Thách thức đối với Việt Nam

Điều mà nhà nước Việt Nam phải lo ngại nhất khi tờ báo Người Đưa Tin trích lời tướng Doãn Thịnh Tiên nói rằng hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn, chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cần thiết cho quân Trung Quốc.
Qua tuyên bố này viễn ảnh hòn đảo Ba Bình sẽ được Đài Loan trao tay cho Trung Quốc nhằm khống chế tất cả thế lực quân sự tại Biển Đông để đổi lại sự yên thân của đảo quốc không phải là không thể xảy ra. Những phát biểu thẳng thắng này được ông Lê Ngọc Thống, Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, một cây bình bút quân sự có nhiều bài viết giá trị trên trang VietStudies cho biết ý kiến  của ông như sau: 
hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn, chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc
tướng Doãn Thịnh Tiên
-Theo quan điểm cá nhân tôi thì việc này sẽ xảy ra bởi vì có mấy lý do, thứ nhất cái tình dân tộc của người Châu Á nó khác, thí dụ như người Trung Quốc Đài Loan và Trung Quốc đại lục chủ nghĩa dân tộc nó khác.
Thứ hai nữa theo dấu hiệu mà tôi nhìn thầy từ trước tới nay Trung Hoa đại lục và Đài Loan mối quan hệ nó đã khác hẳn. Xu hướng chung là hai nước này có thể thống nhất với nhau. Từ trước tới nay mức cao nhất là Trung Quốc chỉ đe dọa thôi chứ chưa bao giờ sử dung vũ lực. Người Trung Quốc không bao giờ đánh người Trung Quốc phải khẳng định như thế. Thứ ba nữa vừa rồi theo đài tiếng nói Hoa Kỳ có đưa tin ông tổng thống Đài Loan nói rằng sẵn sàng ký một hòa ước với Trung Quốc.
Tất nhiên việc ký hòa ước này thì ông Tổng thống Đài Loan bảo là sẽ hỏi ý kiến người dân. Tuy nhiên cái thế 
Tàu ngầm hiện đại của Đài Loan mang tên Hải Long. Source china-defense
Tàu ngầm hiện đại của Đài Loan mang tên Hải Long. Source china-defense
ký đó thì Đài loan là thế yếu, thế của người sang bắt quàng làm họ. Cái thế này là xin được ký hòa ước. Tuy nhiên nếu Trung Quốc chấp nhận ký hòa ước thì phải có cái giá của nó và tôi nghĩ rằng cái giá đó không gì ngoài cái đảo Ba Bình.
Từ trước tới nay mức cao nhất là Trung Quốc chỉ đe dọa thôi chứ chưa bao giờ sử dung vũ lực. Người Trung Quốc không bao giờ đánh người Trung Quốc phải khẳng định như thế. Thứ ba nữa vừa rồi theo đài tiếng nói Hoa Kỳ có đưa tin ông tổng thống Đài Loan nói rằng sẵn sàng ký một hòa ước với Trung Quốc.
ông Lê Ngọc Thống
Đảo Ba Bình trong thời gian vừa qua Đài Loan đã tăng cường tiềm lực quân sự với tinh thần cân bằng quân sự giữa Đài Loan và Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng việc làm này chẳng qua là một vở kịch mà thôi cho nên cái đảo Ba Bình này sớm muộn gì cũng thuộc về Trung Quốc bằng một màn kịch.
Nếu vở kịch này kéo màn lên thì cảnh diễn đầu tiên là gì, nếu không phải là một thách đố lớn lao đối với khả năng phòng thủ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hiện nay? ông Lê Ngọc Thống cho biết:
-Đài Loan nhường đảo Ba Bình cho Trung Quốc là việc người Trung Hoa với nhau việc đó họ có thể làm. Khi việc đó xảy ra thì quần đảo Trường Sa của Việt Nam sẽ càng phức tạp hơn bởi vì trên mặt trận họ có điểm đứng chân. Nếu như họ có ý đồ đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam thì điều kiện rất thuận lợi với họ vì có điểm đứng chân và triển khai lực lượng lại càng nguy hiểm cho Việt Nam hơn.
Sàng ngày 4 tháng 11 tại Hà Nội một cuộc hội thảo hai ngày về Biển Đông do Học Viện Ngoại Giao chủ trì đã khai mạc. Nghị trình làm việc của cuộc hội thảo này cho thấy quy tụ rất nhiều học giả tên tuổi của thế giới với nhiều bản tham luận được nêu lên. Rất tiếc vẫn chưa có đánh giá chính thức nào về những tuyên bố của tướng Doãn Thịnh Tiên vì nếu phân tích kỹ thì hành động của Đài Loan mới là một ẩn số mà cuộc hội thảo cần phải giải mã.

Theo dòng thời sự:

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty