Trong tuần lễ vừa qua, hackers đã cài mã độc tự động mở (turn on) web cam của máy tính (computer) của bạn đọc access vào các trang mạng lề trái và WEB CAM sẽ thâu hình người ngồi trước máy và gửi về cho hackers có thể là công an . |
TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG |
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure
Search This Blog
Saturday, September 3, 2011
Báo động đỏ hackers cấy mã mở WEB CAM thâu hình tự động gửi về cho công an .
Hàng chục nghìn mỹ phẩm giả, nhập lậu bị thu giữ
Chỉ trong tháng 8, quản lý thị trường TP HCM đã tạm giữ gần 35.000 mỹ phẩm giả, khoảng 1.750 sản phẩm nhập lậu vào Việt Nam.Báo cáo tổng kết tháng 8 của Chi cục quản lý thị trường TP HCM cho thấy tình trạng hàng giả, lậu mỹ phẩm đang tràn lan trên thị trường. 27 trường hợp, phần lớn là cửa hàng kinh doanh cố định trên đường phố, trong chợ bị phát hiện bán hàng giả. Gần 35.000 mỹ phẩm giả, trong đó chủ yếu là dầu massage và sữa dưỡng thể được một cơ sở trong nội thành sản xuất giả xuất xứ nước ngoài. 1.748 mỹ phẩm ngoại nhập lậu bị phát hiện, 70.000 sản phẩm ngoại ghi nhãn không đủ nội dung bắt buộc.
Ngoài mỹ phẩm, quản lý thị trường cũng phát hiện nhiều vi phạm ở ngành hàng tiêu dùng. Theo đó, gần 4.400 kg dược liệu, khoảng 270 kg bột ngọt, hàng trăm nghìn cái khăn lông xuất xứ Trung Quốc; gần 1.200 kg đường cát Thái Lan, hàng loạt điện thoại di động... bị tạm giữ vì không có hóa đơn chứng từ. Đánh giá về tình hình trong tháng, quản lý thị trường thành phố cho rằng buôn bán hàng ngoại nhập lậu tiếp tục diễn biến phức tạp. Hàng nhập lậu xuất xứ Trung Quốc phần lớn vận chuyển bằng đường bộ từ miền Bắc đưa vào Nam. Số còn lại là hàng nhập khẩu chính ngạch do chủ hàng gian lận hải quan, hàng phi mậu dịch hoặc xách tay qua đường hàng không, đường thủy... Kiên Cường |
Mỗi ngày các chuyến tàu Bắc - Nam xả xuống đường ray tới 4 tấn phân tươi và 60 ngàn lít nước tiểu
Người dân sống dọc hai bên đường ray chịu khổ vì ô nhiễm do các đoàn tàu gây ra - ảnh: Ngọc Thắng |
Phân dội thẳng xuống đường
Có mặt trên một số đoàn tàu, chúng tôi ghi nhận không ít NVS trên các toa không có giấy vệ sinh, các khay đựng xà phòng phục vụ hành khách rửa tay cũng trống trơn. Tại các buồng rửa mặt, rửa tay phía ngoài, mặc dù đã lắp đặt chỗ để xà phòng nhưng cũng không hề có một cục xà phòng nào cả. Khu rửa mặt vốn đã nhỏ hẹp lại càng thêm chật chội khi người ta đã đặt thêm vào đó chiếc thùng đựng rác và cả những chồng ghế nhựa.
Mỗi ngày các chuyến tàu Bắc - Nam xả xuống đường ray tới 4 tấn phân tươi và 60 ngàn lít nước tiểu | ||
TS Phạm Quốc Cường Trưởng phòng Khoa học công nghệ (Cục Đường sắt VN) | ||
TS Phạm Quốc Cường - Trưởng phòng Khoa học công nghệ (Cục Đường sắt VN) cung cấp một thông tin "độc": mỗi ngày các chuyến tàu Bắc - Nam xả xuống đường ray tới 4 tấn phân tươi và 60 ngàn lít nước tiểu.
Chúng tôi có một lần từ TP.HCM đi Nha Trang trên một đoàn tàu thế hệ mới, nội thất cao cấp, máy điều hòa cực lạnh, mỗi buồng đều có màn hình LCD, NVS khá sạch sẽ, lavabo bóng loáng, bàn cầu giống như trên máy bay... Nhưng khi về tới ga Nha Trang lúc tờ mờ sáng, vừa bước xuống tàu nhìn thấy nước thải từ NVS ở các toa chảy ròng ròng xuống đường ray, ngay trước mắt hành khách. Sau một đêm trên tàu, ai nấy cũng phải tranh thủ đi vệ sinh trước khi rời khỏi tàu, cho nên mới có cảnh tượng không đẹp này.
Tình trạng vệ sinh trên tàu du lịch biển cũng tương tự. Ông Phan Xuân Anh, giám đốc một công ty du lịch tàu biển cho biết, chuyện các tàu chở khách trên vịnh Nha Trang, có NVS nhưng lại xả thẳng xuống biển ai cũng biết, vì đã tồn tại như điều hiển nhiên từ nhiều năm qua. Hiện trên vịnh Nha Trang có khoảng 250 tàu du lịch, hầu hết có NVS nhưng không khép kín. Tour trên vịnh phổ biến nhất là chương trình tham quan 4 đảo, thời gian mất 1 ngày. Du khách sẽ ăn uống trên tàu và mọi rác thải sinh hoạt đều tống hết xuống biển trong 1 ngày đó.
Dân lãnh đủ
Chị Nguyễn Thị Hồng Thu (ở thôn Mỹ Điền, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, Bình Định): "Cứ khoảng nửa đêm về sáng, họ lại quăng rác xuống" - Ảnh: Trần Thị Duyên |
Nhiều người dân sống cạnh đường sắt Bắc - Nam rất bức xúc trước việc xả rác vô tội vạ của những đoàn tàu. Bà Đoàn Thị Hồng (70 tuổi, ở thôn Mỹ Điền, thị trấn Tuy Phước, H.Tuy Phước, Bình Định) cho biết: "Ngày nào nó (tàu lửa) chẳng chạy qua đây rồi vứt rác xuống. Chủ yếu là hộp xốp đựng cơm, bao bì. Còn lại là đủ kiểu rác như đồ ăn thức uống thừa. Có hôm tui đang nấu ăn, nó ném cả một bì nôn ói xuống văng ra tùm lum…".
Một điểm nóng khác về tệ xả rác từ tàu hỏa là đoạn đường tàu nằm ngay nút chắn với QL19 và QL1A, gần cầu Bà Di (xã Phước Lộc, H.Tuy Phước, Bình Định). Ông Võ Xuân Thường (79 tuổi) bày tỏ: "Tôi và nhiều hộ dân ở đây chỉ mong mấy đoàn tàu đi ngang qua chỗ này đừng ị xuống đường ray, bốc mùi hôi thối không chịu nổi. Rác như hộp xốp, bì nhựa còn dễ dọn chứ cái "của nợ" kia thì ai mà đi hốt hoài?". Nhiều tiểu thương buôn bán cạnh cầu Bà Di cho biết, đoạn nào đông dân, có thanh tra thường xuyên thì đường ray mới sạch một chút. Còn lại, chỗ nào thưa nhà, vắng người thì người trên tàu cứ ném rác vô tư xuống ruộng rẫy của dân.
Tại người dân?! Ô nhiễm là vậy nhưng TS Lê Trọng Tuấn - Phó trưởng ban Khoa học công nghệ, Thường trực Ban chỉ đạo bảo vệ môi trường đường sắt lại cho rằng, nếu người dân không tự ý biến hành lang an toàn của đường sắt thành nhà ở, nơi buôn bán thì vấn đề xả thải chất vệ sinh trên tàu thẳng xuống đường ray cũng không quá đáng lo ngại. "Hành lang an toàn giao thông đường sắt rộng tối thiểu là 15m và cốt nền của đường sắt luôn có sự đàn hồi nên thoát nước nhanh, dưới ánh nắng mặt trời, chất thải vệ sinh sẽ bị phân hủy nhanh và như thế sẽ không để lại nhiều ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe người dân", ông Tuấn giải thích. |
Việc xả thẳng chất thải xuống đường khiến nhiều người bị ám ảnh bởi nỗi lo dịch bệnh lây lan. Theo quan sát của chúng tôi, ngoài việc mở hàng quán kinh doanh, nhiều dải đất nằm kề sát hai mép đường ray xe lửa trên địa bàn H.Thanh Trì (Hà Nội) và rất nhiều địa phương khác nữa còn được bà con tận dụng để trồng rau xanh. Và với việc các NVS trên tàu đều xả thẳng xuống đường ray, ai dám chắc những luống rau xanh kia sẽ không bị bón phân tươi, nước tiểu. Và chuyện dịch bệnh lây lan từ đây là điều không thể tránh khỏi.
Ông Đặng Văn Khoa, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM bức xúc: "Đây là câu chuyện của lịch sử để lại và câu chuyện này phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia, vào vấn đề dân trí và "quan trí" nữa. Cho đến bây giờ, đại đa số chất thải của hành khách đi vệ sinh trên tàu đều thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, rải khắp nơi ngang dọc trên đường ray, sông ngòi là chuyện không thể chấp nhận. Không nên để tiếp tục như vậy. Tôi biết ngành đường sắt cũng đã có nhận thức điều này và đã có bước đi đúng đắn khi cho lắp đặt NVS khép kín trên một số đoàn tàu. Đây là hành động tốt đẹp cho môi trường, nhưng việc triển khai quá trễ". Ông Phạm Văn Sơn - Phó tổng giám đốc Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, thì cho rằng, ngành đường sắt cũng muốn lắp đặt NVS khép kín trên tất cả các toa tàu, nhưng... "nhà nghèo" nên không có vốn đầu tư. Nhưng theo ông Đặng Văn Khoa, lắp đặt NVS khép kín dù tốn kém nhưng không phải chuyện quá lớn đối với đất nước ta. Điều này nằm trong tầm tay, vấn đề là có muốn làm hay không mà thôi.
Nhóm PVKT
ĐDi chợ.... vừa sợ, vừa run
Chặt, chém "thượng đế"
Tại Hà Nội, có thể điểm mặt rất nhiều khu chợ nổi tiếng "chặt, chém" khách: Đồng Xuân, Hôm - Đức Viên, Mơ... nhưng "tai tiếng" nhất vẫn là chợ Ngã Tư Sở. Với những chị em yếu bóng vía, vào một lần không dám quay lại. Nguyễn Thanh Tâm (sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội) kể: "Có lần, tôi mua giày ở chợ Ngã Tư Sở. Vừa gặp khách, cô bán hàng đã đon đả mời chào, giới thiệu hàng xịn rồi "hét" giá 500.000 đồng/đôi. Thấy đắt, tôi bỏ qua hàng khác, ngay lập tức, cô ta thay đổi thái độ, lên giọng "chợ búa", tay châm lửa "đốt vía" ép phải mua. Không muốn dây dưa, chị em tôi đành phải mua với giá 200.000 đồng/đôi. Vừa bị mất tiền, vừa bị đối xử chẳng ra gì. Đi chợ mà phải căng thẳng thần kinh, đấu trí với người bán hàng thì thà mua ở siêu thị đắt, nhưng ít ra còn được thư giãn và tôn trọng".
Khách hàng rất sợ mặc cả khi đi chợ - Ảnh: D.Đ.Minh |
Kiểu hành xử "côn đồ" của nhiều nhân viên bán hàng, có thể gặp bất cứ nơi đâu tại các chợ ở Hà Nội. Các nhân viên bán hàng thường "bắt nạt" sinh viên, người ngoại tỉnh và nhất là khách du lịch. Không ít khách du lịch đến Hà Nội ngán ngẩm không dám đi mua hàng một mình nếu không có bạn bè hoặc hướng dẫn viên đi cùng. Anh Bùi Minh Giang (hướng dẫn viên du lịch) bức xúc: "Tại chợ đêm Đồng Xuân, tôi và một người bạn nước ngoài tận mắt chứng kiến hai người bán hàng xông vào túm tóc, tạt tai một cô gái trẻ chỉ vì "dám" trả giá rẻ. Anh bạn đi cùng rất phẫn nộ, còn tôi buồn và xấu hổ vì cách hành xử thiếu văn hóa của những người bán hàng".
Đáng sợ đến mức, nhiều người khi đi chợ phải tránh đi vào buổi sáng, hạn chế đi vào những ngày đầu tháng, ngày rằm vì sợ người bán hàng cho "ăn chửi" với đủ thứ bậy bạ trên đời. Ông Nguyễn Đức Hải, Phó ban quản lý (BQL) chợ Ngã Tư Sở thừa nhận, những năm trước, chuyện mắng chửi khách xảy ra thường xuyên. Gần đây, hiện tượng này có giảm, nhưng vẫn có những trường hợp BQL phải đứng ra giải quyết. Thậm chí, có vụ hành hung khách, công an phải vào cuộc. "Thực ra, nhận thức của những người bán hàng không đồng đều, ý thức, nhận thức kém cộng với việc buôn bán ở chợ ế ẩm nên mới xảy ra những cuộc cãi vã giữa người bán và người mua", ông Hải nói.
''Đi chợ mà phải căng thẳng thần kinh, đấu trí với người bán hàng thì thà mua ở siêu thị đắt, nhưng ít ra còn được thư giãn và tôn trọng'' - Một khách hàng |
Không niêm yết vì... ế ?
Theo bà Mai Thu Hà, Phó BQL chợ Ngã Tư Sở, việc niêm yết giá đã có quy định từ lâu. Thực hiện văn minh thương mại, BQL cũng đã tuyên truyền, nhắc nhở, kèm theo bảng nội quy dán công khai. Nhưng các tiểu thương kêu hàng niêm yết, bán không được. Xét thấy chợ ế ẩm, vắng khách nên BQL cũng chỉ nhắc nhở không xử phạt. Một tiểu thương bán vải tại chợ Hôm - Đức Viên trần tình: "Nếu hàng hóa bán chạy, chúng tôi sẵn sàng niêm yết giá. Nhưng với tình hình buôn bán ế ẩm như hiện nay, có khi ngồi cả ngày không có khách vào mua hàng. Trong khi tiền chỗ ngồi, tiền thuế, vệ sinh, bảo vệ… vẫn phải đóng, điều đó buộc chúng tôi phải nói thách để bù lại".
Tuy nhiên, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, những lý do đưa ra chỉ là ngụy biện. Những mặt hàng như vải vóc, quần áo, giày dép, hàng gia dụng… rất dễ thực hiện niêm yết giá. Chủ trương đề ra hoàn toàn đúng đắn, nhưng nhiều nơi chỉ "phát" chứ không động. Lỗi này trước hết là từ BQL chợ và lực lượng quản lý thị trường không có sự kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở, buông lỏng quản lý, dần dần những quy định bị lãng quên. Với cung cách bán hàng "chặt, chém" và cách hành xử thiếu văn hóa như nói trên, chợ ngày càng mất dẫn chỗ đứng khi người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.
Ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó chi cục trưởng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, ngoài Chỉ thị 02 của Bộ Công thương, mới đây Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho lực lượng QLTT thực hiện đảm bảo giá thị trường, kiểm tra niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại và một số cửa hàng trên các tuyến phố thực hiện việc này rất nghiêm túc. Còn đối với các chợ truyền thống, do quy mô, đối tượng hoạt động khác nhau, việc quản lý chưa chặt chẽ nên vẫn xảy ra tình trạng nhiều hộ kinh doanh không chấp hành tốt quy định niêm yết đúng giá. QLTT chủ yếu nhắc nhở là chính chứ không xử phạt. Theo quan điểm của ông Bảo, những chợ "vồ", chợ "cóc" có thể khó quản lý, nhưng tới đây, với những chợ lớn sẽ chuyển đổi mô hình thành trung tâm thương mại, thì chắc chắn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Về tình trạng ép khách, ông Nguyễn Đức Hải, Phó BQL chợ Ngã Tư Sở cho rằng, với những hộ kinh doanh vi phạm, BQL chỉ có thể niêm phong quầy, dừng kinh doanh tối đa 1 tuần, yêu cầu ký cam kết không tái phạm. Chế tài xử phạt hành chính với những hành vi ép khách, hành hung khách theo quy định chỉ phải nộp phạt 200.000 đồng, quá nhẹ nên không đủ sức răn đe. Vì vậy, cần nâng mức xử phạt lên cao hơn nữa để hạn chế tối đa tình trạng này.
Văn hóa chợ truyền thống đang cần một sự lột xác thật sự mà bắt đầu bằng việc thực hiện nghiêm túc quy định niêm yết giá bán như Chính phủ và Bộ Công thương đã đề ra.
Thu Hằng
Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không (ĐH Bách khoa TP.HCM) chỉ bày tỏ lo ngại khi xây sân golf trong sân bay !!!
Máy bay hạ độ cao để về sân bay TSN lượn sát trên đầu nhà dân rất nguy hiểm - Ảnh: Diệp Đức Minh |
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không (ĐH Bách khoa TP.HCM) - bày tỏ lo ngại trước việc cho xây các chướng ngại vật cao tầng trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (TSN). Theo ông Tống, khu vực quanh sân bay hiện còn tồn tại nhiều trường hợp vi phạm tĩnh không sân bay. Điều này vốn dĩ đã tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho máy bay. Vậy mà các cơ quan chức năng lại còn tính tới việc đặt thêm chướng ngại vật cao tầng ngay sát đường băng sân bay thì đúng là một việc làm ngược đời!
Việc xây nhà cao tầng sát khu vực cất - hạ cánh của máy bay là lối tư duy phản khoa học, đặt lợi ích kinh doanh lên trên sự an toàn tính mạng con người | ||
TS Trần Đình Bá | ||
Với kinh nghiệm hơn 30 năm lái máy bay, ông Nguyễn Văn Tôn - nguyên Giám đốc Công ty bay dịch vụ hàng không Vasco, nhận xét, trong quá trình bay, cái khó nhất với phi công chính là giai đoạn cất - hạ cánh. Người phi công vốn chịu rất nhiều áp lực, bởi sự an toàn tính mạng của hàng trăm hành khách đều đặt cả vào họ. Do đó, nếu tăng thêm áp lực cho người cầm lái bằng cách xây thêm các chướng ngại vật trong vùng cất - hạ cánh, cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn tăng cao. Sẽ thế nào nếu trong thời điểm chuẩn bị hạ cánh, phi công nhìn thấy bên dưới họ là cả một trung tâm dịch vụ đông đúc người, còn ngay sát máy bay là khu nhà cao tầng? Chưa kể, khi chuẩn bị cất - hạ cánh, phi công phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của đài chỉ huy để tránh các va chạm, nếu xây chướng ngại vật ngay trong sân bay có thể hạn chế hoạt động của đài chỉ huy hoặc tín hiệu từ radar khí tượng.
"Năm 1960, khi tôi lái máy bay từ sân bay Gia Lâm đi Lào đã gặp tai nạn do vướng dây điện khi cất cánh, rất may chỉ bị thương. Lấy ví dụ như vậy để thấy rằng, chính các chướng ngại vật là mối đe dọa số một cho an toàn bay. Đó là thời xưa sử dụng máy bay nhỏ, còn hiện nay với máy bay loại lớn chở hàng trăm người, nếu xảy ra sự cố thì hậu quả thật khó lường", ông Tôn nói.
TS Trần Đình Bá - Hội Khoa học kinh tế VN, cho rằng, việc xây nhà cao tầng sát khu vực cất - hạ cánh của máy bay là lối tư duy phản khoa học, đặt lợi ích kinh doanh lên trên sự an toàn tính mạng con người. Do đó, cần rà soát, xem xét lại toàn bộ dự án. Nếu chủ đầu tư và cơ quan cấp phép không thể chứng minh được tính khả thi và an toàn của dự án, nhất thiết phải dừng dự án lại trước khi quá muộn.
Xây sân golf ở sân bay Gia Lâm còn nguy hiểm hơn!
Ngoài dự án sân golf TSN, Công ty CP đầu tư Long Biên cũng là chủ đầu tư dự án sân golf và dịch vụ tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), với quy mô 117 ha (gồm cả khách sạn, biệt thự, căn hộ và các dịch vụ kèm theo), dự kiến hoàn thành năm 2015. Từng công tác tại sân bay Gia Lâm từ năm 1955 - 1962 trong vai trò kiểm soát viên không lưu, ông Lê Trọng Sành khẳng định việc xây dựng khu sân golf - dịch vụ tại sân bay Gia Lâm sẽ gây nguy hiểm lớn cho hoạt động bay, thậm chí nguy cơ mất an toàn còn lớn hơn ở sân bay TSN. Theo quy hoạch tổng thể đến 2015, định hướng đến 2025, sân bay Gia Lâm sẽ được đầu tư gần 300 tỉ đồng để phục vụ hoạt động của các máy bay loại nhỏ và vừa (dưới 100 chỗ). Dự kiến đến 2015, sân bay Gia Lâm có khả năng tiếp nhận 162.000 lượt hành khách/năm, đến năm 2025 là 290.000 lượt hành khách/năm.
Theo ông Sành, với chủ trương khôi phục sân bay Gia Lâm như trên, nếu cho xây khu dịch vụ sân golf bên trong sân bay là cực kỳ nguy hiểm. Bởi sân bay Gia Lâm hiện đã có nhiều chướng ngại vật, một bên là bờ đê sông Hồng cao 2m, một bên là đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Trong khi đó, đường băng cất - hạ cánh ở đây vừa hẹp lại vừa ngắn. Khi hạ cánh, phi công vừa phải giữ độ cao nhất định để tránh bờ đê, vừa phải đảm bảo hạ gấp xuống đường băng để tránh va vào đường sắt - nghĩa là áp lực chướng ngại vật vốn đã rất lớn. Chưa kể, thời tiết ở đây thường có gió mùa đông bắc, trần mây thấp, tầm nhìn hạn chế... Thực tế, tại sân bay Gia Lâm từng xảy ra một số vụ tai nạn máy bay do va chạm chướng ngại vật và thời tiết xấu, nếu xây thêm cao ốc tại đây sẽ cực kỳ nguy hiểm.
"Chưa kể đến chuyện lấy hơn 40 ha đất nông nghiệp trồng lúa 2 vụ của người dân làm sân golf là đi ngược chỉ đạo của Thủ tướng, việc xây chướng ngại vật cao tầng trong sân bay Gia Lâm sẽ khiến hoạt động bay tại đây mất an toàn cao độ, nhất là khi chúng ta đang có chủ trương khôi phục hoạt động bay và thu hút người dân đi lại tại đây", ông Sành bức xúc.
Phương Thanh
Lê Duẩn và Trung Quốc
Friday, September 2, 2011
Chỉ bổ sung hồ sơ thế là tất cả lao động TQ đã trở thành hợp pháp hết !!!
Lao động Trung Quốc tại Cà Mau đã hoàn tất hồ sơ
TTO - Sau hơn 1 tháng vụ lao động Trung Quốc (TQ) không phép làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Cà Mau bị ngành chức năng phát hiện, đến lần bổ sung thứ 2 (31-8), phía nhà thầu TQ mới hoàn tất 600 hồ sơ theo quy định cho ngành chức năng Cà Mau.
Lao động Trung Quốc ở công trường Nhà máy Đạm Cà Mau. 1.051/1.728 người không có giấy phép lao động - Ảnh: C.Q. |
Cuối giờ chiều 1-9, bà Chung Ngọc Nhãn - giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau - cho biết nhà thầu TQ đã bổ sung đủ số hồ sơ, giấy bảo lãnh lao động… theo yêu cầu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Tổ lao động nước ngoài trực thuộc sở đang khẩn trương cấp giấy phép hợp pháp theo đơn bảo lãnh của nhà thầu cho toàn bộ số lao động nêu trên.
Dù có trễ nãi nhưng sự hợp tác của nhà thầu TQ là chấp nhận được. Trong tuần tới, tổ lao động nước ngoài của sở kết hợp ngành chức năng liên quan tiếp tục kiểm tra tình hình lao động nước ngoài trên công trường Nhà máy đạm Cà Mau. Việc kiểm tra sẽ được duy trì thường xuyên cho đến khi công trình xây dựng Nhà máy đạm Cà Mau hoàn thành, vận hành, tạo mọi điều kiện để nhà thầu TQ thực hiện nghiêm quy định về lao động của pháp luật Việt Nam - bà Nhãn nói.
Trong 2 ngày 29 và 30-8, có 14 lao động TQ làm việc trên công trường Nhà máy đạm Cà Mau khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau - bác sĩ Lưu Anh Tài cho biết.
Trước đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau phát hiện trên 1.000 lao động TQ không phép làm việc trên công trường Nhà máy đạm Cà Mau. Ngành chức năng tỉnh này sau đó họp, buộc nhà thầu TQ bổ sung toàn bộ số hồ sơ đối với lao động không phép, chậm nhất là vào ngày 19-8 nhưng đến hạn mà nhà thầu TQ không hoàn thành, lại xin gia hạn thêm 2 tháng. Ngày 25-8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chủ trì cuộc họp các ngành chức năng liên quan, hạn lần sau cùng là ngày 31-9, nhà thầu TQ phải hoàn tất hồ sơ lao động theo quy định.
ĐÔNG TRIỀU
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
>> Các nhà thầu thiếu thiện chí khắc phục
>> Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép
>> Phần lớn không có bằng cấp
>> Kiến nghị trục xuất nếu không đủ hồ sơ
>> Vụ lao động TQ không phép: Pháp luật chưa được thực thi
>> "Công nhân kỹ thuật" làm việc phổ thông
>> Sẽ có biện pháp giải quyết triệt để
>> Xử nghiêm lao động nước ngoài không phép
>> Lao động TQ không phép ở Cà Mau: Vẫn chưa có báo cáo xử lý
Thursday, September 1, 2011
Việt Nam : Nhiều văn nghệ sĩ từ chối giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh
Đợt xét trao giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh 2011 tại Việt Nam đã xẩy ra nhiều sự cố. Trong tháng 6 và tháng 7, một loạt các nhạc sĩ, nghệ sĩ trong lĩnh vực điện ảnh, mỹ thuật đã có đơn khiếu nại về danh sách đề cử nhận hai giải thưởng nói trên.
Giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh là hai giải thưởng danh giá, được truy tặng theo định kỳ 2 và 5 năm một lần vào các dịp Quốc khánh (2/9) cho những người có nhiều công lao đóng góp đối với xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.
Sự việc xảy ra trong giới văn nghệ sĩ lần này gây xôn xao trong dư luận tại Việt Nam khiến không ít người đặt câu hỏi về giá trị và uy tín của giải thưởng cũng như hình thức xét duyệt trao giải.
Để hiểu thêm thông tin, RFI phỏng vấn nhà thơ Thanh Thảo, tại Quảng Ngãi, người đã nhận giải thưởng Nhà nước năm 2000 và lần này cũng có tên trong danh sách để xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.