TUYÊN NGÔN LẠC HỒNG
Nam quốc Mộc Tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao.
Trần Đông Chấn

Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát - La Meurtrissure

Search This Blog

Saturday, November 6, 2010

“Lũ bùn đỏ” xảy ra ở Cao Bằng, dân hoảng sợ

SGTT.VN - "Cơn lũ bùn đỏ" bất ngờ ập đến, vùi lấp hàng chục ha ruộng lúa, hoa màu và tràn vào làm ngập một số nhà dân tại thị xã Cao Bằng khiến dân hoang mang lo sợ.

Sáng 6.11, theo TTXVN, tại hiện trường, con đường vào xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng) bị ách tắc, hàng chục người và xe máy dồn tắc vì không qua được dòng suối nhỏ đã bị bùn đỏ đặc quánh ngập quá đầu gối. Cạnh đó, một chiếc máy xúc đang cố gắng dùng gàu gạt dòng bùn đỏ quặch, đặc sánh để thông đường cho dân đi lại.

Dọc hai bên bờ suối dài khoảng 2km, bùn đỏ đã tràn ngập khắp những cánh đồng lúa và hoa màu, vùi lấp nhiều giếng nước của người dân. Người dân lo ngại đây không phải là bùn thải thông thường, nó là bùn do chất thải công nghiệp tạo ra nên chứa rất nhiều chất độc hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người và đồng ruộng canh tác.

Theo TTXVN, đêm 5.11.2010, hàng trăm hộ dân ở xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng hoang mang lo sợ vì "cơn lũ bùn đỏ" bất ngờ ập đến, vùi lấp hàng chục ha ruộng lúa, hoa màu và tràn vào làm ngập một số nhà dân.

Lũ bùn xuất hiện do sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng.

Chị Mã Thị Bạch, xóm Nà Kéo kể: "Tối hôm qua, khi tôi đang đi họp tổ dân phố thì nghe có tiếng người hét gọi Bạch ơi về ngay, nhà mày ngập hết rồi! Tôi vội chạy về thì thấy bùn từ đâu tràn về ngập vào đầy nhà. Tôi hoảng hồn chỉ kịp bê cái tivi và mấy bộ quần áo, chăn màn chạy lên đường. Một lúc sau, bùn đỏ đã ngập quá đùi, không thể sơ tán được gì nữa, đồ đạc vẫn nguyên trong nhà, hơn 20 con gà mắc kẹt trong lồng cũng không kịp sơ tán, chết cả."

Ngoài nhà chị Bạch còn nhiều nhà dân khác tại xóm Nà Kéo cũng bị bùn đỏ tràn vào nhà, hoặc vùi lấp chuồng trại của gia súc, ao vườn…nhưng rất may không có thiệt hại về người.

Hiện nay, người dân và chính quyền địa phương đang khẩn trương dùng mọi phương tiện để thoát nước và đưa số bùn đất ra khỏi nhà dân và thông đường. Tuy nhiên, đến nay điều mà người dân lo ngại nhất là đây không phải là bùn thải thông thường, nó là bùn do chất thải công nghiệp tạo ra nên chứa rất nhiều chất độc hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người và đồng ruộng canh tác.

Ông Lê Ngọc Quang, phó chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng cho biết: "Đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra". Hiện nay, chính quyền thị xã đã yêu cầu xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng phải có trách nhiệm phối hợp với người dân để sớm khắc phục hậu quả do cơn lũ bùn này gây ra.

"Trước mắt là giải phóng một số lượng lớn bùn đất tràn vào các hộ dân, sau đó phải khẩn trương bơm nước tẩy rửa lượng bùn tràn vào đồng ruộng. Về lâu dài, xí nghiệp này cũng phải có biện pháp khử độc do bùn thải công nghiệp gây ra, đồng thời có chính sách bồi thường cho các gia đình bị thiệt hại".

Các cơ quan chức năng đang tiến hành thanh tra nhằm tìm ra nguyên nhân của vụ vỡ đập trên.

T.H

Friday, November 5, 2010

Trần Đăng Tuấn và bài thơ sau ngày từ chức 1

– Ngay sau khi nhận được quyết định thôi giữ chức Phó TGĐ VTV, ông Trần Đăng Tuấn đã ngẫu hứng sáng tác một bài thơ tâm sự nỗi lòng ngay trên điện thoại của mình.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif


Bài thơ có tên "Có một ngày" được ông Trần Đăng Tuấn sáng tác ngay trong đêm 3/11, cách thời điểm thủ tướng ký quyết định để ông thôi giữ chức Phó TGĐ thường trực VTV vài giờ đồng hồ và được nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo giới thiệu trên trang web của ông.

Bài thơ vẻn vẹn chỉ có 15 câu nhưng chứa chất những nỗi lòng nặng trĩu, như một tiếng thở dài đầy não nuột, trong đó có những câu như "Tôi rẽ vào ngả đời/Gập ghềnh hơn mà thanh thản hơn!/ Tết này có ai cho rượu ngoại?/ Càng thấu tình men lá rượu ngô trong/ Xuân này thôi họp hành lễ lạt…/Cha loay hoay tìm việc để nuôi con…

Mô tả ảnh.
Ông Trần Đăng Tuấn (Ảnh: VietNamNet)

Trước đó, ngày 24/8/2010, ông Trần Đăng Tuấn gửi đơn xin thôi việc lên Thủ tướng. Sau đó, Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn của ông Tuấn đến Đài Truyền hình Việt Nam và Bộ Nội vụ để tiến hành các thủ tục theo đúng quy định hiện hành, trình Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định.

Ngày 3/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định để ông Trần Đăng Tuấn thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc VTV.

Ngày 4/11, trao đổi với VietNamNet xung quanh dự định công việc sắp tới, ông Trần Đăng Tuấn cho hay trước mắt ông vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại Đài truyền hình Việt Nam và nhiệm vụ cụ thể của ông sẽ do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phân công. Điều này cũng đã bác bỏ hoàn toàn tin đồn cho rằng sau khi thôi giữ chức Phó TGĐ VTV, ông Tuấn sẽ đầu quân cho Công ty cổ phần Nghe nhìn toàn cầu AVG.

Ông Trần Đăng Tuấn (1957) là tiến sĩ chuyên ngành truyền hình đầu tiên của Việt Nam, được đào tào tại trường ĐH Tổng hợp Lomonosov và Viện Hàn lâm khoa học ở Liên Xô cũ.

Sau khi về nước, ông đã có thời gian dài công tác tại trường Tuyên giáo Trung ương (nay là Học viện báo chí Tuyên truyền).

Ông đã có thời gian công tác tại Đài truyền hình Việt Nam hơn 20 năm và được biết đến là người đặt nền móng, xây dựng các chiến lược phát triển choVTV giai đoạn từ 1996 đến nay.

CÓ MỘT NGÀY

Có một ngày
Rời chậu cảnh, cây ra ngoài đất bãi
Đất cằn hơn và bãi rộng hơn
Có một ngày
Không vui sướng cũng không ngần ngại
Tôi rẽ vào ngả đời
Gập ghềnh hơn mà thanh thản hơn!
Tết này có ai cho rượu ngoại?
Càng thấu tình men lá rượu ngô trong
Xuân này thôi họp hành lễ lạt
Cha dắt con đi chơi non biếc nắng hồng
Giờ như bao chú cô bác khác
Cha loay hoay tìm việc để nuôi con
Chút gian khó CỦA đời cha sẽ nếm
Để gần hơn bao thân phận mất còn!

Trần Đăng Tuấn
Hà Nội, 3-11-2010

  • Đức Tâm (tổng hợp)

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị tạm giữ

Ông Cù Huy Hà Vũ. Ảnh: Pha Lê

Rạng sáng 5/11, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bị tạm giữ tại một khách sạn ở TP HCM. Chiều cùng ngày, nhà riêng ông Vũ ở Hà Nội đã bị lực lượng chức năng khám xét.
> Bác đơn kiện quyết định của Thủ tướng về quy hoạch bô xít/ Ông Cù Huy Hà Vũ nộp đơn ứng cử chức Bộ trưởng

Theo Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, ông Vũ bị tạm giữ tại một khách sạn ở phường 11, quận 6, TP HCM với lý do "vi phạm quy định hành chính". Tại nơi ông Vũ bị lập biên bản, cơ quan công an thu giữ máy tính xách tay và một số tài liệu được cho là quan trọng.

Chiều cùng ngày, tại biệt thự của ông Vũ ở số 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, cơ quan công an đã thực hiện lệnh khám xét. Lực lượng chức năng được bố trí chốt chặn 2 cửa ra vào căn biệt thự kiểu Pháp. Mọi chi tiết khám xét không được tiết lộ.

Nhà riêng của ông Vũ có đề biển "Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ". Ảnh: Tuấn Anh.

Trao đổi với VnExpress.net, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà (vợ ông Cù Huy Hà Vũ) cho biết, theo lệnh khám xét, chồng bà bị bắt vì được cho là phạm một tội trong Bộ luật Hình sự.

Ông Cù Huy Hà Vũ, 53 tuổi, là con trai của nhà thơ Huy Cận, con nuôi thi sĩ Xuân Diệu. Ông có bằng thạc sĩ văn chương, tiến sĩ luật tại Pháp; đồng thời tốt nghiệp Học viện Quốc tế hành chính công của Pháp. Mặc dù chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư nhưng ông Vũ từng tham gia bào chữa nhiều vụ án.

Nhóm phóng viên

Vợ Chồng Tổng Thống Obama mới xin được con nuôi ???

http://vietcongonline.files.wordpress.com/2010/11/11.jpg

Lại Văn Sâm từng một thời thất nghiệp

Source: http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/Guong-mat-Nghe-sy/2005/08/3B9E1956/

"Sau 12 năm du học ở Liên Xô, năm 1987 tôi về nước với tấm bằng nghiên cứu tiếng Hindu. Có lẽ vì không "hợp thời" nên tôi khá vất vả trong việc chọn cho mình một công việc phù hợp. Không có đất dụng võ, tôi đành phải ra phụ bán hàng với mẹ vợ ở chợ Đồng Xuân", nhà báo Lại Văn Sâm tâm sự.

Nhà báo Lại Văn Sâm.

Đang rầu lòng về cảnh thất nghiệp thì gặp ông bạn cũ (anh Vũ Đức Khuynh - hiện là trưởng phòng Show games 2). Tôi hỏi: "Khuynh đang làm ở đâu?", Khuynh bảo: "Đang làm ở Đài truyền hình Việt Nam". "Ở đó có việc gì làm không?", anh ấy nói: "Bên thể thao đang cần người đấy...". Nghe nói thế, lại sẵn lòng đam mê thể thao nên mặc dù không được đào tạo chuyên ngành báo chí, tôi vẫn đánh liều đến gặp anh Vũ Huy Hùng - Trưởng phòng Thể thao lúc đó và xin thử việc.

Công việc đầu tiên tôi được giao khi bước chân vào đài truyền hình là dịch một bản tin thể thao (dài 30 phút) từ đài Hoa Sen của Liên Xô sang tiếng Việt. Bản dịch đầu tiên, tôi bị anh Hùng sửa lại một vài chỗ. Mặc dù không bằng lòng lắm (vì nội dung của bản dịch vốn đã là như thế) nhưng tôi cũng phải thừa nhận, cách dịch của mình hơi "Tây". Có lẽ, 12 năm sống ở nước ngoài đã làm tôi suýt quên mất đối tượng mình phục vụ chính là người Việt. Đó cũng là cú vấp đầu tiên của tôi...

Công việc cũng dần ổn định khi tôi được giao phụ trách biên tập và bình luận các chương trình thể thao của Liên Xô và thế giới hàng tuần. Nhưng chỉ được vài tháng, tôi đâm ra chán. Chán bởi vì chẳng có ai... chê. Anh Hùng vốn là người kín đáo, kiệm lời khen, chê, nên chẳng mấy khi anh ấy nhận xét tôi là tốt hay là dở. Thành thử, tôi cứ làm mà chẳng biết mình làm thế có tốt không? Tương lai của mình sẽ như thế nào? (Lúc ấy tôi mới chỉ là anh thử việc)... Tôi dò hỏi chị Nguyên Hạnh (vợ anh Huy Hùng), chị bảo: "Anh Hùng khen và bảo Sâm có triển vọng". Nhưng lời khen nhận được từ một người khác, dẫu là người cận kề nhất với anh Hùng, vẫn không thể động viên tôi tiếp tục ở lại. Thế là đầu năm 1988, tôi quyết định quay về... phụ mẹ vợ bán hàng.

"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ". Có lẽ tôi có duyên với truyền hình nên khi Giải vô địch bóng đá châu Âu diễn ra tại Đức (tháng 6/1988), Đài cần người để tường thuật - tổng kết các sự kiện, tôi lại một lần nữa quay lại với thể thao. Thời gian này, điều kiện cơ sở vật chất của Đài đang còn thiếu thốn. Các chương trình bình luận bóng đá lúc bấy giờ thường chỉ là chương trình phát lại. Công việc bình luận cũng khá vất vả vì chủ yếu chỉ có anh Trần Tiến Đức, anh Vũ Huy Hùng và tôi đảm nhiệm.

Cũng trong năm 1988, chúng tôi được giao nhiệm vụ tường thuật trực tiếp các trận đấu của Olympic Seoul. Đó cũng là năm đầu tiên Đài truyền hình VN tường thuật trực tiếp một sự kiện thể thao nên anh em vất vả lắm. Khi ấy, việc tiếp cận thông tin về các đội bóng còn rất khó khăn. Hầu như bình luận viên không có thông tin gì trước trận đấu về những đội tham gia mà phải tường thuật. May trời phú cho trí nhớ tốt nên tôi có khả năng nắm bắt tên cầu thủ rất nhanh... Tôi học được nhiều từ những ngày ấy.

Với quyết tâm "trụ lại bằng được" (lúc đó tôi vẫn chỉ là anh thử việc) nên ở đâu có việc là tôi "chạy sô" sang "thử" ngay. Tôi vẫn nhớ, khi ấy, anh Nguyễn Hữu Nam (Phó Tổng biên tập VTV từ 1988 đến 1991) có nói với tôi: "Con đường vào Đài ngắn nhất của cậu bây giờ là... làm thư ký cho tôi". Nghe bùi tai, tôi quyết định theo "sếp" Nam làm chân chạy việc. Nhưng được đúng một tuần, công việc nhàn quá, tôi đành xin sếp cho nghỉ vì "công việc này không hợp với em lắm".

Không thể đi con đường "ngắn nhất", tôi đành phải tìm con đường khác. Tôi bắt đầu thử dịch kịch bản phim. Xong mỗi kịch bản như thế, thù lao mà tôi nhận được chỉ đủ trả... một bát phở. Thế là khi nghe các anh chị trong phòng Đạo diễn bảo: "Nghe giọng Sâm là lạ, hay là Sâm chuyển sang làm thuyết minh luôn đi", tôi liền kiêm luôn cả dịch cả thuyết minh phim. Mãi đến khi chương trình VKT ra đời, tôi mới gần như "yên phận" không còn kiêm nhiều chức năng nữa…

Gần 20 năm làm trong ngành truyền hình, chuyện nhớ, chuyện quên nhưng có những kỷ niệm mà đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Tính tôi thích sáng tạo, thích làm những cái mới, cái lạ nên hồi còn làm bình luận thể thao, thấy ở nước ngoài có kiểu bình luận "trò chuyện", hai người cùng dẫn, tôi mạnh dạn đem áp dụng thử. Hai lần tôi "phá cách" bình luận thông thường bằng việc mời thêm một người dẫn cùng cũng là hai lần đầu tiên kiểu bình luận ấy được áp dụng ở Việt Nam. Lần đầu tiên, tôi mời anh Trần Bình Minh.

Rất may, hai anh em lại khá ăn ý với nhau trong việc nhận định trận đấu nên mọi việc diễn ra suôn sẻ. Lần thứ hai, tôi mời anh Trần Tiến Đức, một người mà tôi rất ngưỡng mộ trong lĩnh vực thể thao. Chính vì lý do này mà tôi trở nên thụ động trong vai trò là người bình luận chính. Suốt trận đấu, hầu như tôi chỉ "dạ", "vâng", "tôi cũng nghĩ thế"... với các nhận định của anh Đức. Ngay sau trận đấu, tôi nhận được rất nhiều sự phản đối từ phía mọi người, đặc biệt là cố nhà báo Trường Phước. Sáng hôm sau, anh Trường Phước đã tìm tôi bằng mọi cách chỉ để "hỏi" tôi một câu: "Chú là Lại Văn Sâm?".

Tôi chia tay với công việc bình luận thể thao vào năm 1992. Bây giờ, mặc dù bận bịu trong vai trò của người làm quản lý, tôi vẫn dành thời gian cho niềm đam mê thể thao của mình. Những lần cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam tại SEA Games, tôi cũng vẽ lên mặt những lá cờ, cũng hò reo hết mình và hoà vào không khí sôi động của khán đài. Vài ngày sau đó, khi có thông tin đưa ra những nghi vấn về việc bán độ của cầu thủ, tôi rất thất vọng. Mặc dù không rõ thực hư thế nào nhưng tôi vẫn cảm thấy như mình vừa đánh mất một cái gì đấy.

Trong mắt tôi, những cầu thủ như Ba Đẻn, Trọng Giáp... thực sự là những cầu thủ "vàng" của bóng đá Việt Nam. Với lứa cầu thủ này, đội Thể Công của mình mạnh lắm, từng chiến thắng trên sân nhà của Bát Nhất (đội bóng mạnh nhất Trung Quốc lúc bấy giờ). Ngày ấy, thậm chí, một số đội bóng đến từ Đông Âu cũng gặp phải khó khăn khi đối đầu với Thể Công...

(Theo VTV)

Wednesday, November 3, 2010

Bạn Trẻ Vietnam Lên Tiếng

Thật đáng sợ là trên Google Earth, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta đều được ghi chú của Trung Quốc bằng tiếng Anh, tiếng Trung. Không thấy ghi chú nào có sự hiện diện của Việt Nam ở đó cả. Đây là một âm mưu thâm độc của bọn bành trướng. Nhà cung cấp Google vô tình hoặc cố ý ghi chú như vậy? http://maps.google.com/maps?hl=en&tab=wl

 

        Đây là một bài viết của 1 bạn đã gởi cho tôi khi tôi đang đọc những trang bàn luận về vụ biển đông của Việt Nam. Thật đau lòng cho một dân tộc có dư dòng máu anh hùng mà giờ này vẫn ngồi im thinh cho trung quốc tha hồ mà tác oai tác quái trên vùng biển mà vốn dĩ bao đời cha ông ta đã đi lại đánh bắt trên đó,và nó cũng là niềm hảnh diện của dân tộc Việt trước bao nước bạn vì đã giữ vững được vùng biển biên cương.

      Nói đến đây chúng ta hãy quay đầu về điều kiện lịch sử của dân tộc ta bao đời trước,với phương tiện thô sơ,có khi chỉ có mái chèo trên tay và chỉ vài chiếc áo không đủ che ấm,nhưng biên cương của lãnh thổ vẫn được phân định rõ ràng,và đã làm cho bao cường quốc không ít lần chảy nước miếng thèm thuồng.

     Thế nhưng đến đời chúng ta hiện giờ,với một cổ máy quản lý nhà nước với nhiều phương tiện,với các chú bác được đi du mục trên các nước phát triển mạnh,được đeo trên mình có đến 2 bằng tiến sĩ trên mình,đó là chưa kể đến các lon mà các đồng chí nhà ta đeo nặng cả ngực,vậy mà cũng ngậm đắng nuốt cay ngậm ngùi nhượng bộ cho bọn giặc tàu hoành hành trên biển đông,nếu không nói là cướp trắng.Nhiều lần tôi phải giật mình vì sự vô tư của các bác lãnh đạo nhà ta,và đau lòng vô cùng khi các ngư dân của ta đi đánh bắt trên lãnh thổ của mình,nhưng lại bị người ta bắt đánh đập và đòi bồi thường chuộc than,nếu muốn sống.Đau lòng hơn nữa là đến lúc các ngư dân khi mạng sống tựa sợi chỉ mành treo trước gió,thì cán bộ lãnh đạo nhà nước mình,nhất là nhà ngoại giao từ tốn phát biểu rằng< chúng tôi kiêu gọi trung quốc binh tỉnh để giữ hòa bình trên biển đông> mà không giám lớn tiếng nói rằng bọn giặc tàu chúng bay hãy thôi đi cái kiểu an cướp cạn đó đi,tội ác của chúng bây đã gây ra trên đất nước chung tau quá nhiều rôi,hãy thôi đi cái lòng tham lam và ích kỷ của chúng mày……vv..vv,có quá nhiều từ để nói cho một dân tộc,và để đáp lại lòng kỳ vọng của bao lớp trẻ đang mõi mòn mông đợi,và rồi tất cả đều thất vọng bẻ bàng khi các nhà lãnh đạo của đảng không dám nói mạnh tiếng,vì sợ nước bạn lại ho ra máu rồi vang trúng mình.

    Nói đến đây người viết xin chia sẻ với cộng đồng chúng ta rằng,đối với lớp trẻ của Việt Nam sau này,2 hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta chỉ là một truyền thuyết,vì các mạng lớn đã điền vào cái bảng đồ điện tử tên cua trung quốc rồi,với thời đại thông tin phát triển mạnh mẽ,rồi tương lai người ta sẽ nhìn và căn cứ trên bản đồ điện tử để khẳng định lãnh thổ,lãnh quyền. Vậy thì các bác lãnh đạo đảng ơi,sao lại ngồi yên trên ghế hưởng thụ danh lợi,đi xe cao cấp,ngồi nhà máy lạnh,có khi nào nghĩ đến ngày các bác không thể rời xa cái ghế đó khi bọn giặc tàu tấn công vào,khi dân tộc Việt Nam lại thêm lần nữa chịu cảnh áp đặt của bọn xâm lươc,và khi đó các bác cũng sẽ ngồi và chết cứng trên đó,hoặc mắc kẹt trên đó đến khi đói phải tìm kiếm cái ăn,và nói đến nổi phải ăn lại chính cái đồ phóng uế mà các bác đã phóng ra trước đó…vv.vv.

      Hãy tỉnh thức khi mọi chuyện còn chưa muộn,khi lòng căm phẩn của dân tộc chưa dâng lên cao,và hãy mạnh dạn cho chính sự trường tồn của bản thân các bác,và cho lớp trẻ muốn đấu tranh cho dân tộc các bác nhe!!!


( Bai Viet cua mot ban tre tu` Vietnam)

  

2010-2020: Dành hơn 2.312 tỷ đồng phát triển trường chuyên

(Dân trí) - Theo đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020, hơn 2.312 tỷ đồng sẽ được sử dụng để nâng cấp và xây dựng mới hệ thống trường chuyên. Bộ GD-ĐT sẽ mời chuyên gia trong nước và nước ngoài tư vấn về cách thức tuyển sinh.
Trao đổi với phóng viên bên lề hội nghị triển khai thực hiện "Đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020" tổ chức tại Hà Nội ngày 2/11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, trưởng ban điều hành Đề án, cho biết: các hoạt động chính trong kế hoạch triển khai thực hiện đề án là rà soát, hoàn thiện các văn bản đã ban hành và xây dựng các văn bản liên quan đến trường THPT chuyên; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường THPT chuyên; phát triển chương trình, tài liệu và đánh giá hiệu quả giáo dục. Đề án sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1 (2010-2015) sẽ tập trung vào những công việc nhằm tạo cơ sở, nền tảng phát triển hệ thống trường THPT chuyên. Giai đoạn 2 (2015-2020) thực hiện những việc với mục đích phát triển hệ thống trường THPT chuyên một cách vững chắc.
 
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.

Thưa Thứ trưởng, hệ thống trường chuyên hiện nay trong cả nước phát triển không đều, thiếu quy hoạch, thậm chí có tỉnh còn không có trường chuyên. Với Đề án phát triển trường chuyên lên tới hơn 2.300 tỷ đồng, để nâng cấp và xây dựng mới hệ thống trường chuyên. Vậy Đề án trên có lộ trình bài bản không thưa ông?

Đúng là có thực trạng đó. Trong xã hội hiện nay cơ bản thống nhất mục tiêu đào tạo và mục đích phát triển trường chuyên, mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau do hạn chế của hệ thống trường chuyên trước để lại. Do đó, cần phát triển trường chuyên theo Đề án mới, thúc đẩy, phát hiện, tạo nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi cho đất nước, định hướng đúng cho trường chuyên phát triển đúng với ý nghĩa, giá trị của trường chuyên.

Với kinh phí của Đề án lớn như vậy, tại sao Bộ không xây dựng hệ thống trường chuyên từ cấp THCS vì như thế tạo cho học sinh có quá trình đào tạo dài hơn, vững chắc hơn. Bằng chứng là hiện nay có rất nhiều trường THCS vẫn tồn tại lớp chuyên, lớp chọn?

Luật Giáo dục đã quy định rồi, không có hệ thống trường chuyên lớp chọn từ cấp THCS mà chỉ có cấp THPT. Trước đây đã có địa phương có trường chuyên ở bậc THCS, thậm chí ở bậc tiểu học, điều đó làm cho việc phát triển toàn diện học sinh bị hạn chế, hạn chế cả năng khiếu của các em đi không đúng hướng.

Việc phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh có ở tất cả các cấp học, tuy nhiên năng khiếu muốn phát triển được cần có thời gian phát hiện đúng, hơn nữa cần phát triển con người toàn diện, trên cơ sở đó mới phát triển năng khiếu riêng.

Bộ GĐ- ĐT có ý định tham mưu sửa đổi Luật giáo dục để xây dựng trường chuyên ở bậc THCS?

Luật giáo dục quy định đã rất đúng, Bộ không có chủ trương tham mưu sửa đổi.

Mục tiêu của đề án đặt ra giai đoạn 2010-2020 mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có ít nhất một trường THPT chuyên, tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2% số học sinh phổ thông của từng tỉnh, thành phố. Đến năm 2015, có 100% trường THPT chuyên đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 15 trường trọng điểm chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng đội ngũ giáo viên dạy chuyên hiện nay đang thiếu trầm trọng và sẽ không đáp ứng kịp yêu cầu mà Bộ đề ra?

Trước mắt chúng tôi sẽ cho 200 giáo viên đi đào tạo thạc sỹ ở nước ngoài, đồng thời cử đi học ở nước ngoài 730 giáo viên để có thể về dạy các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Tin học bằng tiếng Anh. Bộ cũng sẽ đào tạo thạc sỹ trong nước cho 500 giáo viên và bồi dưỡng, đào tạo tiếng Anh, tin học cho 1.560 cán bộ quản lý. Dự kiến kinh phí để phát triển đội ngũ giáo viên khoảng 624 tỷ đồng.

Được biết, sắp tới Bộ sẽ thay đổi cách thức thi vào lớp chuyên như ngoài việc việc kiểm tra kiến thức cơ bản còn có kiểm tra năng khiếu, chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc và chỉ số đạo đức... Vậy cách thay đổi này sẽ được thực hiện như thế nào thưa thứ trưởng?

Ý tưởng này có rồi, nhưng làm thế nào thì phải suy nghĩ thêm, không chỉ dừng ở việc đánh giá môn văn hoá như hiện nay, dần dần sẽ đưa vào quy chế của trường chuyên.

Thưa thứ trưởng, việc thay đổi cách thức tuyển sinh mới như vậy có vượt quá khả năng của chúng ta hiện nay không? Có cần phải mời chuyên gia nước ngoài không?

Chắc chắn là vượt quá khả năng của chúng ta, rất khó. Có thể sẽ mời chuyên gia trong và ngoài nước tư vấn về tuyển sinh. Tuy nhiên, khó thì làm được đến đâu tốt đến đấy.

Xin cám ơn Thứ trưởng!

Hồng Hạnh (ghi)

Monday, November 1, 2010

Vụ Vinashin: Yêu cầu bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ

- "Căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức QH, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên ChÍnh phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin. Cuối kỳ họp QH sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên Chính phủ liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị QH tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan", ĐB Nguyễn Minh Thuyết đề xuất.

Phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng nay (1/11) trở thành cuộc "truy" trách nhiệm quyết liệt, dồn dập của các ĐBQH.

Lập ủy ban điều tra lâm thời

Đề xuất của ĐB Thuyết nhận được sự tán đồng của các ĐB như Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan, Huỳnh Ngọc Đáng... Thậm chí ĐB Lê Thị Nga (Thái Nguyên) dành hẳn 7 phút để phân tích khía cạnh pháp lý của việc thí điểm mô hình tập đoàn. Nhiều ĐB thẳng thắn chỉ rõ trách nhiệm "liên đới" của chính Quốc hội vì đã dung dưỡng tình trạng sai phạm quá lâu và không kịp thời "lấp" lỗ hổng pháp lý.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Hoàng Long

Luôn phát biểu gần như cuối cùng ở rất nhiều phiên thảo luận các kỳ họp trước đó, nhưng riêng lần này, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đã bấm nút khá sớm và đề xuất của ông ngay sau đó đã nhận được sự cộng hưởng của nhiều đại biểu khác.

Vị Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng QH nói thẳng: "Tập đoàn kinh tế Vinashin đã thực sự sụp đổ cho dù ta dùng những từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình".

Theo ông Thuyết, Vinashin sụp đổ đã trút lên vai đồng bào mình món nợ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh có thu khoảng 1.000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, không ăn uống, xây dựng gì trong suốt một thế kỷ mới có thể trả nợ được. Còn với đồng bào nhiều nơi, nhất là tỉnh nghèo thì để trả món nợ này có nghĩa là chậm làm đường, xây cầu, công trình, xây trường học, bệnh viện, những nhu cầu rất thiết yếu trong cuộc sống.

Sai phạm trong chỉ đạo điều hành đã rõ nhưng có một câu hỏi đến nay vẫn chưa có câu trả lơi đó là ngoài lãnh đạo Vinashin còn có ai có trách nhiệm

Theo ông, "các thành viên chính phủ cũng phải nghiêm túc kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội là cơ quan đại diện của người dân bầu ra mình chứ không thể nhận trách nhiệm một cách chung chung và tuyên bố là đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm".

Nhắc lại vụ án Lã Thị Kim Oanh vì thất thoát 100 tỷ đồng mà 1 vị Bộ trưởng đang rất được lòng dân đã phải xin từ chức và 2 vị Thứ trưởng đã phải ra trước vành móng ngựa, ông Thuyết kết luận: "Vinashin là một kiểu Lã Thị Kim Oanh như vậy nhưng phóng đại gấp 1.000 lần".

Ủy ban Tư pháp nói có dấu hiệu bao che, nhưng ai bao che, bao che thế nào, nhằm mục đích gì và phải chịu trách nhiệm gì thì ủy ban tư pháp chưa có điều kiện kết luận. Nếu QH không làm rõ được điều này thì không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng trước dân.

Ông Thuyết đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên CHÍnh phủ, trên cơ sở đó bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên liên quan.

Đồng tình với đề xuất này, ĐB QH Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) khẳng định, mọi chuyện phải được giải quyết dứt điểm ngay kỳ họp QH này. Ông Cuông nhẩm tính, mỗi người dân VN phải gánh cho Vinashin 1,5 triệu đồng trả nợ.

Mô tả ảnh.
Ảnh: Lê Anh Dũng

ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cũng cho rằng lấy lý do Vinashin hoạt động trong tình trạng chưa có khuôn khổ pháp lý là chưa hợp lẽ vì mọi thể chế đều do con người đặt ra. "Chúng tôi quan tâm đến hậu Vinashin và tân Vinashin. Khắc phục sai phạm như thế nào, những cá nhân và tập thể có liên quan sẽ bị truy cứu trách nhiệm ra sao? Đề nghị QH có nghị quyết chuyên đề về vấn đề này".

ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) tiếp tục "truy", Thủ tướng đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn, các tổng công ty 90, 91, "bận trăm công nghìn việc nhưng sao Thủ tướng vẫn cứ phải quản lý các DN lớn như vậy".

Cũng theo ĐB Loan, sự cố Vinashin đã được cảnh báo sớm nhưng không kiểm toán, thanh tra được vì ngáng trở. Mọi sai phạm đổ hết cho lãnh đạo tập đoàn là không sòng phẳng.

"Ai đã cho Vinashin vay vượt hạn mức 15% vốn điều lệ, cho phát hành trái phiếu, đặc biệt 11 đoàn kiểm tra vào mà không phát hiện sai. QH đưa Vinashin vào danh sách giám sát đặc biệt nhưng CP lại nói để Thanh tra vào cuộc, nên kiểm toán nhà nước vẫn chưa vào cuộc được. Vậy trách nhiệm ở đâu, của ai", bà Loan nói.

Theo ĐB Loan những người làm sai cần phải có lời xin lỗi với nhân dân, nên có văn hóa từ chức để nhân dân còn có niềm tin.

Thiếu điện: EVN phải giải trình trước QH

Từ Vinashin, các ĐB tiếp tục đặt câu hỏi về điều hành, quản lý các tập đoàn kinh tế hiện nay, đặc biệt EVN.

Theo ĐB Huỳnh Ngọc Đáng: Hơn 10 năm qua năm nào cũng thiếu điện, điện đang là bức tranh ảm đạm, nay ngành điện đã phải cung cấp điện giữa mùa mưa, cử tri nói các vị đừng tranh luận nữa mà hãy làm đi cho dân nhờ. "Kỳ họp này nên yêu cầu lãnh đạo EVN phải đến báo cáo và giải trình trước QH để tìm giải pháp", ông Đáng nói.

Từng chất vấn quyết liệt chuyện thiếu điện, lần này, ĐB Lê Văn Cuông tiếp tục nêu kiến nghị, EVN là DN độc quyền sản xuát, nhiều năm qua là con cưng của nền kinh tế, khi có thành tích thì vơ vào, thử hỏi vai trò đầu tàu của nhà nước ở đâu khi mà thiếu điện triền miên nhưng cứ hứa tới hứa lui.

"Để thiếu điện nhiều năm liên tục, ai là người chịu trách nhiệm chính, cần báo cáo trước QH để có gì vướng mắc thì cùng tháo gỡ", ông Cuông nói. Tiếp theo đó, ĐB Phạm Thị Loan cũng khẩn thiết yêu cầu làm rõ trách nhiệm của EVN khi họ có tiền để đầu tư chứng khoán, tài chính, có hàng ngàn tỷ đồng thưởng Tết nhân viên, hà cớ gì không có tiền đầu tư các dự án điện và liên tục đòi tăng giá.

Phía dưới hội trường, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng ngồi chống cằm trầm ngâm.

Phiên thảo luận sẽ còn tiếp tục sau giờ giải lao.

  • Lê Nhung

Sunday, October 31, 2010

MC Lại Văn Sâm dịch sai tại liên hoan phim



Liên hoan phim quốc tế VN ghi dấu sự khác biệt Dù lễ bế mạc LHP Quốc Tế Việt Nam đã kết thúc được vài ngày, thế nhưng cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn bàn đi tán lại về sai sót đáng tiếc của Lại Văn Sâm trong buổi tối hôm đó.

Thậm chí, nhiều dân mạng còn cắt riêng đoạn MC kỳ cựu này làm phiên dịch cho ngôi sao điện ảnh Ngô Ngạn Tổ và phát tán rộng rãi trên mạng.

Ngô Ngạn Tổ: Good evening lady and gentlemen. I just want to say what a pleasure and honor I have been to take part, take place in the first Vietnam international film festival in this beatiful city of Hanoi on its 1000th birthday.

Lại Văn Sâm: Vâng, Ngô Ngạn Tổ có... gửi tới lời chào tới tất cả n...hững người biết anh, hâm mộ anh qua những tiếng reo hò khi anh xuất hiện. Cảm ơn tất cả mọi người đã chào đón anh ở thủ đô Hà Nội, nơi mà anh cũng biết rất nhiều qua báo, đài...

Ngô Ngạn Tổ: I think this week has been full of new and interesting challenges for everyone, but what true is passion of film is very much alive here.

Lại Văn Sâm: Và anh ấy cũng rất phấn khởi khi được mời tới dự liên hoan phim quốc tế lần đâu tiên tổ chức tại Việt Nam và anh ấy tin tưởng rằng với đà này thì điẹn ảnh Việt Nam sẽ có tương lai rất sáng.

Ngô Ngạn Tổ: I think the goal of any film festival is not only to bring world cinema to local audiences but also bring local cinema to world audiences and I think that’s certainly’s been achieved here.

Lại Văn Sâm: Và anh ấy nói rằng  ở Hà Nội trong những ngày qua thì anh ấy cũng được chứng kiến những dòng người đổ đến các rạp để xem các phim trình chiếu trong liên hoan phim quốc tế như thế nào. Xin cảm ơn! Thank you very much!

Ngô Ngạn Tổ: Thank you!

Hiện, nhà báo Lại Văn Sâm tạm thời vẫn chưa lên tiếng sau sự cố này. Và dù đã dày dạn kinh nghiệm trong vai trò người dẫn chương trình, thế nhưng với MC của "Ai là triệu phú" thì chắc hẳn, đây vẫn là một bài học không thể nào quên.

Về cơ bản, chúng ta rất mất dạy

'Anh Sâm nói đúng đến 90%'
,

- "Về cơ bản, ứng xử của anh Sâm hôm đó là cũng được, đặc biệt là với khán giả xem truyền hình, những người am hiểu tiếng Anh sâu... Anh Sâm can thiệp và nói cũng đúng đến 80, 90%", ông Lê Ngọc Minh – Cục phó Cục Điện ảnh, đại diện BTC Liên hoan phim Quốc tế VN lần 1, nói về sự cố dịch sai của MC Lại Văn Sâm trên VTC News.

TIN BÀI KHÁC

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

"Anh Sâm can thiệp và nói cũng đúng đến 80, 90%"

Mô tả ảnh.
Ông Lê Ngọc Minh, Cục phó Cục Điện ảnh, đại diện BTC Liên hoan phim Quốc tế VN lần 1 (Ảnh: VTC News).
"Sự cố" của MC Lại Văn Sâm trong đêm bế mạc LHP vẫn đang được nhiều người bàn luận sôi nổi. Hiện có 2 luồng dư luận về việc MC Lại Văn Sâm dịch sai: Người thì bày tỏ sự đồng cảm, cảm thông và chia sẻ với sai sót đáng tiếc này; kẻ thì chỉ trích gay gắt rằng: khó có thể chấp nhận được lỗi sơ đẳng của một MC kì cựu như Lại Văn Sâm, không thể tin nổi "hạt sạn lớn" trong chương trình như vậy, thật nực cười…

Đánh giá về cách ứng xử của MC Lại Văn Sâm trong đêm bế mạc LHP, ông Lê Ngọc Minh nói: "Tôi nghĩ ứng xử của anh Sâm hôm đó về cơ bản là cũng được, đặc biệt là với khán giả xem truyền hình, những người am hiểu tiếng Anh sâu. Tình huống ấy, người MC nhanh nhạy bắt buộc phải ứng xử như vậy. Tất nhiên sẽ có cái được và cái chưa được trong chuyện này... Anh Sâm can thiệp và nói cũng đúng đến 80, 90%. Tôi nghĩ cũng không cần ầm ĩ quá sự cố này".

Nhà tâm lý Đinh Đoàn, Công ty TNHH Tư vấn Tâm lý, đào tạo Phát triển cá nhân và Cộng đồng, trong 1 bài phát biểu trên VTC News cũng đánh giá cao cách ứng xử của MC Lại Văn Sâm trong đêm MC Lại Văn Sâm. "Tôi có xem đoạn dịch sai đó của MC Lại Văn Sâm. Tôi cho rằng Lại Văn Sâm là người bị đẩy vào thế bí. Trong một chương trình truyền hình trực tiếp, nếu lúc đó, MC này, vì không hiểu những lời diễn viên Ngô Ngạn Tổ nói, cũng đứng im giữa sân khấu, hoặc nhắc nhở MC Ngô Mỹ Uyên dịch, thì khi đó chương trình sẽ vô duyên như thế nào? Không chỉ là lời nói, mà còn cả không khí của chương trình, sẽ bị ảnh hưởng", nhà tâm lý Đinh Đoàn nói.
Phát biểu trên VTC News, người đẹp Ngô Mỹ Uyên (người cùng dẫn với Lại Văn Sâm trong đêm bế mạc liên hoan phim Quốc tế tại Việt Nam) cho biết, chị biết chính xác MC Lại Văn Sâm vì muốn "chữa cháy" cho chương trình mà dịch sai lời Ngô Ngạn Tổ.

"...lẽ ra MC tiếng Anh phải nhảy vào cuộc ngay"

Trong sự cố dịch sai, dịch "ngẫu hứng toàn phần" lời diễn viên Ngô Ngạn Tổ của MC Lại Văn Sâm, nhiều người cho rằng lỗi phần nhiều thuộc về Ban tổ chức vì phần phát biểu của Ngô Ngạn Tổ đã không có trong kịch bản và phiên dịch đã đứng im không dịch.

Lên tiếng về việc này, ông Lê Ngọc Minh cho biết trên VTC News như sau: "Sự cố về phiên dịch đêm bế mạc cũng nằm ngoài sự kiểm soát của chúng tôi. Chúng tôi đã cẩn thận chọn ba phiên dịch. Trong đó có cả một người lấy chồng người ngoại quốc và đã sống ở nước ngoài hai chục năm. Nhưng lúc đứng trên sân khấu, cần được bộc lộ thì họ không thể bật ra được và thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình. Đó là do tâm lý và hoàn toàn bất khả kháng. Lẽ ra người MC tiếng Anh phải vào cuộc ngay nhưng lại cứ nhường nhau.

Ngô Mỹ Uyên và Lại Văn Sâm trong đêm "sự cố".

...Tôi ngồi đó cũng không làm được gì vì đang truyền hình trực tiếp. Tôi cũng đã nói những lời Ngô Ngạn Tổ phát biểu là giản dị, thông thường chứ không phải là văn bản gì. Ví dụ, diễn viên Ngô Ngạn Tổ sẽ nói về Hà Nội thế này rồi tôi nhận xét về khán giả thế kia. Mấy câu nói như vậy thì cứ dịch đi. Thế mà 3 người đứng cầm míc đứng im như thế. Bất khả kháng thôi vì chúng tôi tin là đã mời được những người giỏi".

Ông Minh cho rằng trong tình huống như thế "... lẽ ra MC tiếng Anh phải nhảy vào cuộc ngay..., với những câu nói đời thường giản dị như vậy thì đáng ra Ngô Mỹ Uyên phải xử lý nhanh tình huống chứ không để anh Sâm dịch".

TIN LIÊN QUAN
Tuy nhiên, ông Minh cũng nhìn nhận rằng: "Nhưng có lẽ, Ngô Mỹ Uyên thấy anh Sâm nói nên cũng tôn trọng".

Còn người đẹp Ngô Mỹ Uyên cũng đã phân trần trên VTC News rằng vì anh Sâm dịch lời diễn viên Ngô Ngạn Tổ quá nhanh khiến chị không kịp xoay xở.

"Tôi hoàn toàn bất ngờ khi anh Sâm cất lời dịch phần phát biểu của diễn viên Ngô Ngạn Tổ bởi anh ấy phụ trách phần dẫn chương trình bằng tiếng Việt. Và trong tình thế đó, tôi không thể cắt ngang lời anh ấy", Ngô Mỹ Uyên giãi bày.

Trong 1 bài trả lời phỏng vấn trên VTC News về sự cố này, MC Thanh Bạch cho rằng, người chịu trách nhiệm cao nhất ở đây phải là đạo diễn chương trình, chứ không phải hai MC. "1001 sự cố trên sân khấu, thì chỉ có người dẫn chương trình là đưa mặt ra để chịu, có bao giờ người ta để ý đến trách nhiệm đạo diễn. Chẳng lẽ một chương trình lớn như bế mạc LHP Quốc tế Việt Nam lại không có đạo diễn!", MC Thanh Bạch nói.

Nhà tâm lý Lê Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm tư vấn Người bạn tri kỷ, phát biểu trên VTC News cũng cho rằng: "Người đứng đầu chương trình này cần phải chịu trách nhiệm về sự cố này".

Được biết, kịch bản chương trình đêm bế mạc LHP đã được Cục Điện ảnh, Đài Truyền hình Việt Nam, công ty BDH kiểm duyệt khá kỹ lưỡng. Phần kịch bản tiếng Anh của Ngô Mỹ Uyên còn phải được Bộ Ngoại giao thông qua.

  • Thu Minh (Tổng hợp)

Vìdeo trực tiếp từ Paltalk: Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ

Video#2 : DienDan ChinhTri TranhLuan DanCHu - Live from PalTalk

Log In Paltalk: DienDan_ChinhTri_TranhLuan_DanChu

Liberty